1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt

53 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN (7)
    • I. Giới thiệu chung về tình hình kinh tế vĩ mô (7)
      • 1. Môi trường kinh tế (7)
      • 2. Môi trường chính trị - pháp luật (10)
      • 3. Môi trường công nghệ (10)
      • 4. Môi trường văn hóa – xã hội (11)
      • 5. Môi trường nhân khẩu học (11)
      • 6. Môi trường tự nhiên (11)
    • II. Khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT (FPT TELECOM) (12)
      • 1. Giới thiệu chung (12)
      • 2. Lịch sử hình thành và phát triển (13)
      • 3. Tầm nhìn của FPT TELECOM (16)
      • 4. Chiến lược “Vì công dân điện tử” (16)
      • 5. Giá Trị Cst Lti FPT Telecom (16)
      • 6. Ngành nghề kinh doanh (17)
      • 7. Vị thế công ty và đsi thủ cạnh tranh trực tiếp (17)
      • 8. Đặc điểm của ngành viễn thông (18)
  • PHẦN II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT (20)
    • I. Phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2019 – 2022 (20)
      • 1. Phân tích bảng cân đsi kế toán (20)
      • 2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (29)
      • 3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (33)
    • II. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính (37)
      • 1. Phân tích nhóm tỷ ss hiệu quả hoạt động (37)
      • 2. Phân tích nhóm tỷ ss tỷ suất sinh lời (41)
      • 3. Phân tích nhóm tỷ ss khả năng thanh toán (42)
      • 4. Phân tích nhóm tỷ ss cấu trúc tài chính (44)
      • 5. Phân tích báo cáo tài chính bằng phương pháp Dupont (48)
    • I. Kết luận (51)
    • II. Giải pháp (52)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (53)

Nội dung

Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty phải xétđến trong môi trường kinh tế như: GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp,tỷ giá hối đoái...Vàđể tìm hiểu rõ hơn sự tác động

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

Giới thiệu chung về tình hình kinh tế vĩ mô

Thực trạng của nền kinh tế và xu hướng phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động doanh nghiệp hiện nay Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty phải xét đến trong môi trường kinh tế như: GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp,tỷ giá hối đoái Và để tìm hiểu rõ hơn sự tác động của môi trường này lên hoạt động của ngành viễn thông trong giai đoạn 2020-2022 như thế nào cần phân tích từng yếu tố một.

Giai đoạn 2020-2022 được xem là giai đoạn của những khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch covid-19 Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP năm 2020 là 2,91% (Qúy I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), giảm 4,11% so với GDP 2019 là 7,02%.

Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăng trưởng GDP là 2,58%, thấp hơn năm 2020, cũng so với mục tiêu đặt ra là 6,5% Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây

Theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2022 phục hồi tích cực với những tiến triển tốt và đồng đều trên cả 3 khu vực, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,36%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; dịch vụ tăng 9,99%.

GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước,s đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 do nền kinh tế khôi phục trở lại.

Hình 1.1 Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022

Dịch covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn Trong nước,thiên tai,dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt, hiệu quả trong phòng chống dịch , kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng.

Năm 2020 là năm đại dịch Covid-19 có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Năm 2020, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam tăng nhẹ 2,31% so với bình quân 2019 Điều này đã đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%

Trong năm 2021-2022, mặc dù chịu ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine và những nút thắt cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng CPI bình quân 2021 của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt với mức 1,84%, thấp nhất trong 6 năm qua.

Năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng 3,15% Việt Nam nằm trong số ít những quốc gia có mức lạm phát trung bình 4-6%.

Nhìn chung, những năm trở lại đây, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn được kiểm soát ổn định. Điều này cho thấy những nỗ lực đáng kể của Chính phủ và các nhà điều hành kinh tế vĩ mô, đã chỉ đạo đúng đắn và kịp thời để Việt Nam tăng trưởng tích cực hơn với những chỉ số vĩ mô được đảm bảo.

Do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam là rất lớn Các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh ở phạm vi rộng và phần đông là người lao động, người dân và doanh nghiệp đều mong muốn tiếp cận được nguồn vay rẻ để duy trì sản xuất - kinh doanh

Năm 2020 ngân hàng nhà nước đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất, tổng mức giảm 1,5-2% /năm đối với lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng nhà nước với chi phí thấp hơn,qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ

Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022 có diễn biến giảm đáng kể, góp phần phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã không thực hiện cắt giảm lãi suất điều hành như đã làm trong năm 2020, dẫn đến khả năng phục hồi kinh tế chậm lại.

Mặc dù vậy thì mặt bằng lãi suất cho vay giảm đã góp phần giảm bớt khó khăn, tăng khả năng tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp và người dân trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đây có thể coi là một lợi thế cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn đầu tư, tăng cường mở rộng thị trường.

2 Môi trường chính trị - pháp luật:

Việt Nam là một đất nước có hệ thống chính trị ổn định, dưới sự lãnh đạo và thống nhất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Điều đó đã tạo nên sự ổn định về kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển về nhiều lĩnh vực Cùng với sự ổn định về chính trị thì hệ thống pháp luật cũng không ngừng thay đổi và bổ sung, có nhiều chính sách đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước có khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông.

Ngày 6/4/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật Viễn thông Sau khi thực hiện Luật Viễn thông đã có kết quả như sau: tạo điều kiện và mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh viễn thông,đặc biệt là đối với lĩnh vực thiết lập hạ tầng mạng viễn thông Trong bộ luật nêu rõ quyền hạn của các doanh nghiệp với nhau và lợi ích của người tiêu dùng Quy định xử phạt nghiêm với bên vi phạm.

Nhà nước ban hành bộ luật nhằm đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông, duy trì hoạt động và tăng cường sự phát triển, góp phần vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông trong nước.

Khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT (FPT TELECOM)

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT - Tên giao dịch: FPT TELECOM

- Người đại diện: Ông Hoàng Việt Anh - Thành lập: 31/01/1997

- Trụ sở chính: Tầng 9, Block A, tòa nhà FPT, Số 10 Phạm Văn Bạch, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

- Điện thoại: 024 7300 2222- Website: https://fpt.vn/vi - Mã chứng khoán: FOX

2 Lịch sử hình thành và phát triển:

II.1 Lịch sử hình thành:

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (tên gọi tắt là FPT Telecom) là thành viên thuộc Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam FPT, hiện là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông và Internet hàng đầu khu vực.

Thành lập ngày 31/01/1997, khởi nguồn từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”, sản phẩm được coi là đặt nền móng cho sự phát triển của Internet tại Việt Nam Năm 2005, Trung tâm Dữ liệu trực tuyến FPT chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)

II.2 Quá trình phát triển:

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT bắt đầu mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông liên tỉnh và cổng kết nối quốc tế Đặc biệt, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đã trở thành thành viên chính thức của Liên minh AAG (Asia America Gateway – nhóm các công ty viễn thông hai bên bờ Thái Bình Dương).

Tập đoàn FPT Telecom, tiền thân là Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, là nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang băng rộng (FTTH) đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2006 Với sự kiện này, FPT Telecom đã chính thức có đường kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kông, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành viễn thông Việt Nam.

Tháng 2/2009, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đã triển khai thành công dự án thử nghiệm công nghệ WiMAX di động với tần số 2,3 Ghz tại trụ sở Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Kết quả này đã mở ra cho FPT Telecom nhiều cơ hội trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ WiMAX di động.

Cũng trong năm 2009, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đã đạt mốc doanh thu 100 triệu đô la Mỹ

Tháng 3/2010, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT tiên phong cung cấp dịch vụ FTTC (Fiber To The Curb/Cabinet) tại Việt Nam Dịch vụ FTTC có hiệu năng cao với chi phí hợp lý, tiết kiệm, đường truyền ổn định và bảo mật thông tin Với khả năng cung cấp băng thông đối xứng từ 15Mbps đến 20Mbps, FTTC cho phép có thể sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ tại cùng một thời điểm nhưng vẫn đảm bảo tốc độ truy cập và độ ổn định cao, trong đó có dịch vụ Hosting Server riêng, VPN (Mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (Truyền hình tương tác), VOD (Xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (Hội nghị truyền hình), IP Camera…

Tính đến cuối tháng 9/2010, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đã mở rộng vùng phủ với 36 chi nhánh các tỉnh thành trên toàn quốc

Mở văn phòng đại diện tại Campuchia, một bước ngoặt quan trọng trong việc vươn rộng hoạt động ra ngoài lãnh thổ Việt Nam

Nửa đầu năm 2012, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đã đẩy mạnh mở rộng vùng phủ bằng việc mở 6 chi nhánh mới, nâng sự hiện diện lên con số 45 tỉnh thành trên toàn quốc.

Năm 2012 là năm khẳng định uy tín của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT trên thị trường khi liên tiếp nhận các giải thưởng: Giải thưởng Sao khuê 2012 dành cho các sản phẩm:

Dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL; Dịch vụ Internet cáp quang (FTTH); Dịch vụFPT Telecom - Trung tâm dữ liệu (Data Center); Dịch vụ FPT Telecom - Tên miền/Lưu trữ (Domain/Hosting); Huy chương vàng Đơn vị Viễn thông, Internet 2012, Top 500Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; Đạt chỉ tiêu chất lượng đo lường ADSL 2012; Dịch vụ viễn thông, truyền hình cáp của FPT Telecom đã được người tiêu dùng bình chọn dịch vụ được hài lòng nhất.

Có mặt trên cả nước với gần 200 văn phòng giao dịch, chính thức được cấp phép kinh doanh tại Myanmar, đạt doanh thu hơn 5,500 tỷ đồng và là một trong những đơn vị dẫn đầu trong triển khai chuyển đổi giao thức liên mạng IPv6

Khai trương Trung tâm Dữ liệu FPT Telecom mở rộng chuẩn Uptime TIER III với quy mô lớn nhất miền Nam; được cấp phép triển khai thử nghiệm mạng 4G tại Việt Nam

Ra mắt gói Internet tốc độ nhanh nhất Việt Nam SOC - 1Gbps cũng như bản nâng cấp hệ thống Ftv Lucas Onca của truyền hình FPT Năm 2017, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT cũng vinh dự lọt Top Doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam.

Hoàn thành quang hóa trên phạm vi toàn quốc Ra mắt Voice Remote của FPT Play Box, đặt chân vào lĩnh vực thanh toán online.

Năm đầu tiên áp dụng OKRs đẩy mạnh năng suất làm việc và phát triển con số kinh doanh Ra mắt hàng loạt các sản phẩm dịch vụ nổi bật: FPT Camera, iHome, HBO GO, Foxy,

FPT ra mắt hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số đa dạng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Nổi bật với Ví điện tử Foxpay tiện lợi, giải pháp bảo mật F.Safe, nền tảng làm việc trực tuyến F.Work, dịch vụ lưu trữ trực tuyến F.Drive, Bộ giải mã truyền hình FPT TV 4K FX6 hiện đại, chương trình khách hàng thân thiết Fox.Gold ưu đãi cùng nhiều giải pháp trực tuyến khác, FPT mang đến trải nghiệm toàn diện trong kỷ nguyên số.

Với sứ mệnh tiên phong mang Internet, mang kết nối đến với người dân Việt Nam cùng mong muốn lớn lao mỗi gia đình Việt Nam đều sử dụng ít nhất một dịch vụ của Công ty, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đang nỗ lực thực thi Chiến lược “Mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng” trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa cốt lõi “Lấy khách hàng làm trọng tâm” và nền tảng sức mạnh công nghệ FPT, từ đó tiên phong trở thành Nhà cung cấp dịch vụ số có trải nghiệm khách hàng vượt trội, tốt nhất tại Việt Nam Hiện tại, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT nằm trong Top 10 Doanh nghiệp Hạ tầng số xuất sắc Việt Nam, Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ thông tin Việt Nam và Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu ASIA/ ASIA Typical Enterprise.

3 Tầm nhìn của FPT TELECOM:

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT

Phân tích báo cáo tài chính giai đoạn 2019 – 2022

1 Phân tích bảng cân đsi kế toán:

1.1 Phân tích tình hình tài sản: Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: SM liệu tính từ các BCTC giai đoạn 2019 – 2022)

Trong giai đoạn 2019 – 2022 ta thấy rõ tổng tài sản của công ty Cổ phần Viễn thông FPT lớn và không đều Giai đoạn 2019 – 2021 tổng tài sản tăng, tuy nhiên sang năm 2022 tổng tài sản lại giảm xuống Cụ thể, năm 2020 tổng tài sản tăng 20,63% so với năm 2019 (từ 13.331 tỷ đồng lên 16.081 tỷ đồng, tăng 2.750 tỷ đồng) Năm 2021, tổng tài sản tiếp tục tăng lên là 21.049 tỷ đồng, tăng 4.968 tỷ đồng tương đương với 30,89% so với năm 2020 Tuy nhiên, đến năm 2022 tổng tài

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng tài sản

18.425 Biểu đồ thể hiện tình hình tài sản của CTCP Viễn thông FPT giai đoạn 2019 - 2022

2019 2020 2021 2022Biểu đồ 1 Thể hiện tình hình tài sản của CTCP Viễn thông FPT giai đoạn 2019 - 2022 sản giảm xuống còn 18.425 tỷ đồng, giảm 2.624 tỷ đồng tương ứng với 12,47% so với năm 2021.

Bảng 1 Sự biến động tài sản giai đoạn 2019 - 2022 của CTCP Viễn Thông FPT Đơn vị tính: đồng

Tiền và các khoản tương đương tiền 552.339.512.408 4,14 630.611.012.001 3,92 374.929.561.927 1,78 1.418.670.415.325 7,70 Đầu tư tài chính ngắn hạn 4.173.210.173.033 31,30 6.608.557.368.342 41,10 11.238.439.412.400 53,39 5.856.787.648.379 31,79

Các khoản phải thu ngắn hạn 987.901.715.337 7,41 1.001.733.911.616 6,23 1.208.969.329.415 5,74 1.357.716.256.717 7,37

Tài sản ngắn hạn khác 563.835.142.257 4,23 481.596.804.114 2,99 160.007.109.025 0,76 348.449.294.881 1,89

Các khoản phải thu dài hạn 25.876.472.143 0,19 31.521.714.902 0,20 34.079.359.935 0,16 35.094.259.284 0,19

Tài sản dở dang dài hạn 128.114.918.230 0,96 307.445.010.561 1,91 480.691.804.821 2,28 359.405.443.556 1,95 Đầu tư tài chính dài hạn 6.000.000.000 0,05 6.200.000.000 0,04 6.200.000.000 0,03 6.200.000.000 0,03

Tài sản dài hạn khác 1.445.147.884.673 10,84 1.491.299.266.797 9,27 1.948.434.671.747 9,26 2.315.249.821.300 12,57

(Nguồn: SM liệu tính từ các BCTC giai đoạn 2019 – 2022)

Quy mô TSNH có sự biến động Năm 2020, TSNH tăng 2.416.378.461.971 đồng, tương ứng với 34,85% so với năm 2019 (tăng từ 6.934.016.769.710 đồng lên 9.350.395.231.681 đồng).

Năm 2021, TSNH tiếp tục tăng lên là 13.672.033.834.001 đồng (tăng 4.321.638.602.320 đồng,tương ứng với 46,22% so với năm 2020) Tính tới quý IV năm 2022, TSNH giảm xuống còn

10.099.244.269.282 đồng, giảm 3.572.789.564.719 đồng tương ứng với 26,13% so với năm 2021 Giai đoạn 2019 - 2022, TSNH của công ty tăng giảm không ổn định và cao nhất vào năm 2021 khi TSNH đạt mức 13.672.033.834.001 Điều này có thể lý giải là do sự tăng lên của các khoản mục TSNH Cụ thể:

- Tiền và các khoản tương đương tiền:

Tiền và các khoản tương đương tiền cao nhất ở năm 2022 với 1.418.670.415.325 đồng và thấp nhất ở năm 2021 với 374.929.561.927 đồng Giai đoạn 2019-2020, số dư tiền có xu hướng tăng (năm 2020 tăng 14,17% so với năm 2019) nhưng lại giảm vào năm 2021

Nguyên do là năm 2021, làn sóng Covid-19 tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Nhiều người lao động mất việc, nhiều doanh nghiệp đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động Công ty Cổ phần Viễn thông FPT cũng không khỏi bị chịu ảnh hưởng

Năm 2020 là 630.611.012.001 đồng nhưng tới năm 2021 giảm xuống còn 374.929.561.927 đồng, giảm 255,681,450,074 đồng tương ứng với 40,55% so với năm 2020 Trong khi đó khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2021 tăng 70,06% tương ứng hơn 4.6 nghìn tỷ đồng so với năm 2020 Vậy có thể nói doanh nghiệp đã dùng tiền và các khoản tương đương tiền để tài trợ cho hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Đầu tư tài chính ngắn hạn:

Có xu hướng tăng dần nhưng không ổn định Cụ thể, năm 2020 tăng hơn 2 nghìn tỷ đồng, tương đương với hơn 58,35% so với năm 2019 Sang năm 2021, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tiếp tục tăng đạt mức 11.238.439.412.400 đồng và là mức cao nhất trong giai đoạn 2019 - 2022. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng đẩy mạnh về khoản đầu tư tài chính Đây không phải là hoạt động chính của doanh nghiệp, tuy nhiên hoạt động tài chính này cũng đem lại một mức lợi nhuận không hề nhỏ

Năm 2021, biến động phức tạp của dịch bệnh khiến nhiều ngành nghề hoạt động hạn chế, thúc đẩy tăng cường đầu tư tài chính Tuy nhiên, đến quý IV/2022, đầu tư tài chính ngắn hạn đã giảm mạnh so với năm 2021, chỉ còn 5.856.787.648.379 đồng, giảm gần 5,4 nghìn tỷ đồng, tương đương 47,89%.

- Các khoản phải thu ngắn hạn:

Tiếp đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng dần qua các năm; cao nhất vào năm 2022 với hơn 1.357 tỷ đồng và thấp nhất vào năm 2019 với gần 988 tỷ đồng Năm 2020, các khoản phải thu ngắn hạn tăng hơn 1,3 tỷ đồng tương ứng với hơn 1,4% so với năm 2019 Năm 2021, các khoản phải thu ngắn hạn tiếp tục tăng lên với hơn 1.208 tỷ đồng Tính đến quý IV năm 2022, tài sản ngắn hạn vẫn tăng và đạt mức hơn 1.357 tỷ đồng Điều này cho thấy trong giai đoạn 2019 – 2022 doanh nghiệp không có thay đổi gì nhiều về chính sách bán chịu

Lượng hàng tồn kho cao nhất ở năm 2022 với 1.117.620.653.980 đồng và thấp nhất ở năm 2020 với 627.896.135.608 đồng Từ năm 2019 đến năm 2020 dù tình hình dịch bệnh Covid 19 khó khăn nhưng lượng hàng tồn kho đã giảm xuống với tỷ lệ 4,39% ứng với 28.834.091.067 đồng Tuy nhiên, sang năm 2021 lượng hàng tồn kho tăng 61.792.285.626 đồng tương đương với 9,84% so với năm 2020 Tính tới quý IV năm 2022, lượng hàng tồn kho đã tăng nhiều so với năm 2021 với tỷ lệ 62,05% ứng với 427,932,232,746 đồng Điều này có thể cho thấy công ty chưa có các chính sách giảm giá hàng bán, xuất hàng bán lẻ các mặt hàng bị ứ giúp công ty đỡ tốn các chi phí phát sinh, dự trữ.

- Tài sản ngắn hạn khác:

Giai đoạn 2019 – 2021 quy mô tài sản ngắn hạn khác giảm dần qua các năm nhưng lại tăng ở năm 2022 Cụ thể, năm 2020 tài sản ngắn hạn khác giảm 82,238,338,143 đồng tương ứng với 14,59% so với năm 2019 Năm 2021, tài sản ngắn hạn khác tiếp tục giảm xuống còn 160.007.109.025 đồng Tuy nhiên, đến năm 2022, tài sản ngắn hạn khác tăng 188,442,185,856 đồng so với năm 2021

Quy mô tài sản dài hạn của CTCP Viễn thông FPT tăng đều qua các năm Năm 2020, tài sản dài hạn tăng 333.635.962.357 đồng tương đương với 5,22% so với năm 2019 Đến năm 2021, tài sản dài hạn tiếp tục tăng với tỷ lệ 9,61% tương đương với 646.800.585.176 đồng so với năm 2020 Năm 2022, tài sản dài hạn tiếp tục tăng lên 12,86% tương ứng với 948.945.013.568 đồng so với năm 2021.

- Các khoản phải thu dài hạn:

Các khoản phải thu dài hạn của doanh nghiệp thể hiện xu hướng tăng đều đặn từ năm 2019 đến 2022 Trong đó, năm 2020 chứng kiến mức tăng đột phá, đạt 5.645.242.759 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,82% so với năm 2019 Tính đến quý IV năm 2022, các khoản phải thu dài hạn tiếp tục tăng lên mức 35.094.259.284 đồng, tăng 2,98% so với năm 2021, tương đương với 1.014.899.349 đồng.

Quy mô tài sản cố định của CTCP Viễn thông FPT cũng tăng dần qua các năm Năm 2020, tài sản cố định tăng 102.309.245.143 đồng ứng với tỷ lệ 2,14% so với năm 2019 Sang năm 2021, tài sản cố định tiếp tục tăng, từ 4.894.107.754.939 đồng lên 4.907.968.495.872 đồng, tức là tăng 13.860.740.933 đồng so với năm 2020 Tính đến quý IV năm 2022, tài sản cố định tăng đạt mức 5.610.369.821.803 đồng, tức là tăng 8,88% so với năm 2021 Điều này cho thấy trong suốt giai đoạn 2019 – 2022 công ty đã mua thêm cái trang thiết bị, máy móc và sở hữu những tài sản dài hạn ổn định mang giá trị cao giúp gia tăng năng suất, hiệu quả hoạt động của công ty.

- Tài sản dở dang dài hạn:

Tài sản dở dang dài hạn tăng trong giai đoạn 2019 – 2021 và giảm vào năm 2022 Năm 2020, tài sản dở dang dài hạn tăng 179.330.092.331 đồng so với năm 2019 Năm 2021, tài sản dở dang dài hạn tiếp tục tăng 173.246.794.260 đồng tương đương với 56,35% so với năm 2020 Sang năm 2022, tài sản dở dang dài hạn giảm còn 359.405.443.556 đồng, tức là giảm 121.286.361.265 đồng tương đương 25,23% so với năm 2021 Điều này có thể cho thấy giá trị chi phí sản xuất kinh doanh đang dở dang của CTCP Viễn thông FPT đã giảm. Đầu tư tài chính dài hạn của CTCP Viễn thông FPT năm 2019 là 6.000.000.000 đồng và trong giai đoạn 2020 – 2022 giữ mức ổn định với 6.200.000.000 đồng Điều này chứng tỏ có thể công ty cổ phần Viễn thông FPT chú trọng đầu tư vào một lĩnh vực nào đó trong một khoảng thời gian kéo dài để hướng đến mục đích cuối cùng là kiếm lời.

- Tài sản dài hạn khác:

Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính

1 Phân tích nhóm tỷ ss hiệu quả hoạt động:

1.1 Tỷ sM vòng quay tổng tài sản:

Tỷ số vòng quay tổng tài sản = doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân

Bảng 5 Tỷ số vòng quay tổng tài sản Đơn vị tính: đồng

Tổng tài sản đầu kì 11.723.840.565.41

Tổng tài sản cusi kì 13.330.954.554.55

Tổng tài sản bình quân

Tỷ ss vòng quay tổng tài sản 0,8300548224 0,7796942761 0,6833443248 0,7462778705

(Nguồn: sM liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2019-2022)

Hệ số vòng quay tổng tài sản của FPT có xu hướng biến động qua các năm Tổng tài sản và doanh thu thuần đều tăng theo thời gian, nhưng năm 2021 tỷ số giảm, cho thấy FPT chưa sử dụng hiệu quả tài sản Năm 2022, chỉ số tăng lên 0,75 lần, tức mỗi đồng tài sản đầu tư thu về 0,75 đồng doanh thu thuần, cho thấy FPT đã sử dụng tài sản hiệu quả hơn trong giai đoạn này.

1.2 Tỷ sM quay vòng tài sản cM định:

Tỷ số vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần / Giá trị tài sản cố định

Bảng 6 Tỷ số vòng quay tài sản cố định giai đoạn 2019 – 2022 Đơn vị tính: đồng

Tài sản cs định đầu kỳ 4.089.813.421.798 4.791.798.509.796 4.894.107.754.939 4.907.968.495.872

Tài sản cs định cusi kỳ 4.791.798.509.796 4.894.107.754.939 4.907.968.495.872 5.610.369.821.803

Giá trị tài sản cs định 4.440.805.965.797 4.842.953.132.368 4.901.038.125.406 5.259.169.158.838

Tỷ ss vòng quay tài sản cs định 2,341562959 2,367595535 2,588516132 2,800755879

(Nguồn: SM liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2019-2022) Đối với số liệu này thì Công ty Cổ phần viễn thông FPT đang có xu hướng tăng dần chỉ số qua các năm Qua đó ta thấy được rằng công ty đang bắt đầu mở rộng quy mô đầu tư sản xuất.

Từ năm 2019 chỉ số vòng quay tài sản cố định là 2,34 Đến năm 2022 chỉ số đã tăng lên 0,46 lần.

Trong khoảng thời gian này thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Cổ phần viễn thông FPT đã đạt mức tối ưu.

1.3 Tỷ sM vòng quay hàng tồn kho:

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Số hàng tồn kho bình quân trong kì

Bảng 7 Tỷ số vòng quay hàng tổn kho giai đoạn 2019 – 2020 Đơn vị tính: đồng

Hàng tồn kho đầu kì 840.230.882.411 656.730.226.675 627.896.135.608 689.688.421.234

Hàng tồn kho cusi kì 656.730.226.675 627.896.135.608 689.688.421.234 1.117.620.653.980

Ss hàng tồn kho bình quân trong kì 748.480.554.543 642.313.181.142 658.792.278.421 903.654.537.607

Tỷ ss vòng quay HTK 7,137650634 8,938136544 10,0155021 8,302401121

(Nguồn: SM liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2019-2022)

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho trong 4 năm biến động qua các năm Năm 2019 tỷ số hàng tồn kho chỉ ở mức 7,14 nhưng đến năm 2021 tăng mạnh lên 10,01 Tuy nhiên sang năm 2022 chỉ số bắt đầu giảm 1,71 chỉ còn 8,30 Giai đoạn này lợi nhuận công ty sụt giảm, lượng hàng hóa dự trữ trong kho tăng.

1.4 Tỷ sM vòng quay các khoản thu:

Tỷ số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Khoản phải thu bình quân

Bảng 8 Tỷ số vòng quay các khoản phải thu giai đoạn 2019 – 2022 Đơn vị tính: đồng

Phải thu ngắn hạn đầu kì 984.461.439.852 987.901.715.337 1.001.733.911.616 1.208.969.329.415

Phải thu ngắn hạn cusi kì 987.901.715.337 1.001.733.911.616 1.208.969.329.415 1.357.716.256.717

Khoản phải thu bình quân 986.181.577.595 994.817.813.477 1.105.351.620.516 1.283.342.793.066

Tỷ ss vòng quay khoản phải thu 10,54413 11,52588349 11,47726752 11,47756392

(Nguồn: SM liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2019-2022)

Tỷ số vòng quay khoản phải thu của Công ty Cổ phần viễn thông FPT trong 4 năm vừa qua luôn có sự biến động nhưng không đáng kể Năm 2019 đến năm 2020 chỉ số tăng 1,0 Từ đó thấy được rằng công ty đã có chính sách bán hàng tối ưu hơn và khả năng thu hồi công nợ từ các khách hàng là tốt Tới năm 2021 và 2022 sự giảm xuống của tỷ số vòng quay diễn ra tuy nhiên không đáng kể Nguyên nhân gây ra là sự gia tăng các khoản phải thu khi hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát và năm 2022 có xu hướng chỉ số tăng lên.

2 Phân tích nhóm tỷ ss tỷ suất sinh lời:

Bảng 9 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời giai đoạn 2019 - 2022 Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tỷ suất sinh lời trên DT (ROS) 14,07 14,51 15,10 15,33

Tỷ suất sinh lời trên tổng TS ( ROA) 10,79 10,71 9,8 10,9

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) 29,56 31,19 32,02 30,27

(Nguồn: SM liệu tính từ các Báo cáo tài chính)

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) cho thấy hiệu quả kiểm soát chi phí hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh Từ năm 2019 đến 2022, doanh nghiệp có ROS liên tục tăng từ 14,07% lên 15,33% Sự gia tăng này phản ánh lợi nhuận sau thuế tăng, cho thấy công ty đang kinh doanh có lãi và phát triển đúng hướng.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giai đoạn 2019 - 2022 biến động qua các năm.

Năm 2019, tỷ suất này đạt 10,79%, tức là cứ 100 đồng tài sản được đầu tư thì công ty thu về 10,79 đồng lợi nhuận ròng Năm 2020, 2021 tỷ suất này giảm lần lượt còn 10,71% và 9,8% Tuy nhiên trong năm 2022, tỷ suất này bắt đầu tăng lên 10,9% do lợi nhuận sau thuế tăng và tài sản tăng Tỷ suất này tăng chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản của công ty có hiệu quả, công ty tiếp tục phát huy và nâng cao chính sách hiện hành.

Tỷ suất sinh lời trên vsn chủ sở hữu (ROE) phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Năm 2019, tỷ suất này đạt 29,56% hay cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty tạo ra 29,56 đồng lợi nhuận sau thuế Trong 2 năm tiếp theo tỷ suất này tăng nhanh Cụ thể, năm 2020 tăng lên thành 31,19% Năm 2021, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty thu về 32,02 đồng lợi nhuận sau thuế Qua năm 2022, tỷ suất này giảm mạnh xuống còn 30,27% do lợi nhuận sau thuế giảm mạnh trong khi vốn chủ sở hữu vẫn tiếp tục tăng Tỷ số ROE chưa ổn định qua các năm cho thấy công ty còn chưa cân đối được vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn phục vụ cho mục đích lớn nhất là mở rộng sản xuất kinh doanh.

3 Phân tích nhóm tỷ ss khả năng thanh toán:

Bảng 10 Phân tích chỉ số khả năng thanh toán tại giai đoạn 2019 - 2022 Đơn vị tính: %

Hệ ss khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0.87 0.88 0.98 0.97

Hệ ss khả năng thanh toán nhanh 0.79 0.81 0.93 0.89

Hệ ss khả năng thanh toán tức thời 0.07 0.06 0.03 0.14

(Nguồn: SM liệu từ các Báo cáo tài chính)

Khả năng thanh toán của công ty tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công ty Vì vậy để đánh giá tình hình tài chính của công ty không thể không đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của công ty Và khả năng thanh toán thể hiện qua các chỉ tiêu: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh khả năng thanh toán tức thời…

3.1 Hệ sM khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho ta biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà công ty đang giữ thì có bao nhiêu đồng TSNH có thể sử dụng để thanh toán Như năm 2019, với 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0,87 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo Tương tự, năm 2020 số tài sản ngắn hạn đảm bảo cho nợ ngắn hạn tăng lên 0,88 đồng do tài sản ngắn hạn tăng lên 34,85% và nợ ngắn hạn cũng tăng lên 34,51% so với năm trước Năm 2021 hệ số này tăng lên 0,98 đồng do tài sản ngắn hạn tăng lên 46,22% và nợ ngắn hạn đồng thời tăng lên 23,27% so với năm 2020 Đến năm 2022, 1 đồng nợ ngắn hạn tương đương 0,97 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo.

Dù có sự biến động nhưng trong cả 4 năm hệ số này của công ty vẫn nhỏ hơn 1 đã chứng tỏ công ty chưa đạt mức an toàn trong thanh toán nợ ngắn hạn.

3.2 Hệ sM khả năng thanh toán nhanh: Đo lường mức thanh khoản của công ty rõ ràng hơn chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn vì hàng tồn kho được loại trừ (hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp) Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các khoản tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu và các tài sản lưu động khác.

Trong 4 năm, hệ số này luôn thấp hơn 1 Năm 2019 và năm 2020 chỉ khoảng 0,8 lần (năm 2019 là 0,79 lần, năm 2020 tăng lên 0,81 lần) cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty còn yếu Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do hàng tồn kho luôn chiếm giá trị lớn trong tài sản ngắn hạn của công ty Năm 2019, hàng tồn kho chiếm 9,47% tổng tài sản; năm 2020 hàng tồn kho chiếm 6,72% tổng tài sản Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, hệ số này có sự chuyển biến rõ rệt, cụ thể 2021 là 0,98 và 2022 là 0,97, điều này cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang khá tốt, tính thanh khoản cao

Vì vậy, trong giai đoạn tới, công ty cần tiếp tục duy trì, chủ yếu là xem xét lại chính sách quản lý hàng tồn kho để tránh trường hợp bị gây sức ép từ phía các chủ nợ và đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính.

3.3 Hệ sM khả năng thanh toán tức thời:

Là hệ số có liên quan trực tiếp tới tiền và các khoản tương đương tiền của công ty, nó phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong một khoảng thời gian rất ngắn Qua bảng số liệu, ta thấy hệ số này của công ty rất thấp (năm 2019 là 0,07 lần, năm 2020 là 0,06 lần và năm 2021 là 0,03 lần, năm 2022 là 0,14 lần) Điều này cho thấy công ty luôn tận dùng cơ hội để đầu tư sinh lời bằng vốn tiền mặt, không để tiền nhàn rỗi Tuy nhiên nếu không đảm bảo được khả năng tài chính công ty không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán khi phát sinh và sẽ gặp áp lực về rủi ro thanh toán.

4 Phân tích nhóm tỷ ss cấu trúc tài chính:

4.1 Hệ sM nợ tổng quát:

Hệ số nợ tổng quát phản ánh mức độ tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ Hệ số nợ thấp có thể biểu thị sử dụng nợ kém hiệu quả Mặt khác, hệ số nợ cao chỉ ra gánh nặng nợ lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Hệ sM nợ tổng quát: Tổng nợ / Tổng tài sản.

Bảng 11 Hệ số nợ tổng quát giai đoạn 2019 – 2022 Đơn vị tính: đồng

Hệ ss nợ tổng quát 0,62 0,68 0,70 0,57

(Nguồn: SM liệu từ các Báo cáo tài chính)

Biểu đồ 3: Hệ số nợ tổng quát 2019 – 2022

Hệ ss nợ tổng quát

Hệ số nợ tổng quát

Kết luận

Với sự phát triển của cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động tài chính đóng một vai trò quan trọng, ngày càng phát triển và khẳng định mình Qua phân tích thực trạng tài chính của công ty giúp ta hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của công ty điều này mang lại ý nghĩa lớn cho doanh nghiệp Nếu phân tích tài chính chính xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý Giúp cho công ty sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn và nắm được những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải Giúp chúng ta đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp so với các công ty đối thủ.

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT sau 26 năm hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và trực tuyến, bỏ qua những khó khăn ban đầu trong quá trình hoàn thiện và phát triển của mình thì công ty đã có những bước nhảy vọt đáng kể Mặc dù ra đời sau VNPT hay Viettel nhưng Công ty Cổ phần Viễn thông FPT ngày càng khẳng định được vị tế của mình đối với thị trường viễn thông và dịch vụ trực tuyến ở trong nước.

Bằng sự nỗ lực, ngày càng cố gắng hoàn thiện về chất lượng sản phẩm, cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng được nâng cao tinh thần làm việc nhân viên đã đem lại cho công ty một lượng khách hàng đáng kể Chúng ta có thể thấy điều này qua quá trình phân tích báo cáo tài chính và báo cáo kinh doanh của công ty.

Năm 2020 - 2021, công ty sử dụng hiệu quả những nguồn vốn với lãi suất thấp nhằm gia tăng những thu nhập tài chính Năm 2022, Công ty sử dụng một phần của tài sản ngắn hạn để thanh toán có các khoản nợ vay nhằm giảm thiểu các rủi ro tài chính Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng dần đều qua các năm phản ánh công ty tập trung đầu tư vào tài dản dài hạn nhằm hướng đến sự phát triển ổn định, bền vững và lâu dài.

Giải pháp

Việt Nam đang trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, đem lại cơ hội vàng cho các doanh nghiệp viễn thông, trong đó có FPT Telecom Để đón đầu thời đại mới, doanh nghiệp cần cải tiến dịch vụ, tối ưu dòng tiền và nâng cao tinh thần đoàn kết trong toàn thể nhân viên Những điều chỉnh linh hoạt này sẽ giúp FPT Telecom phát triển mạnh mẽ, đảm bảo đời sống người lao động và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong tương lai.

Về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Công ty cần đưa ra kế hoạch chi tiết và cụ thể cho việc sử dụng vốn một cách hợp lý và bền vững Đồng thời, công ty cần xem xét thực hiện các chiến lược đầu tư mới để tăng lợi nhuận và giảm rủi ro.

Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm mới đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp Tuy nhiên, chi phí đầu tư phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo dự án đem lại hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, cần nâng cao năng lực thu nợ: Doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý công nợ khách hàng hiệu quả để đảm bảo tính thanh khoản và việc thu hồi tiền diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

Và tăng tỷ suất lợi nhuận: Công ty FPT có thể tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ mang lại lợi nhuận cao hơn, đồng thời cải thiện quản lý rủi ro và tăng cường quản trị tài chính.

Ngày đăng: 23/05/2024, 11:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt
Hình 1.1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022 (Trang 8)
Hình 1.2. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ 2010-2022 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt
Hình 1.2. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ 2010-2022 (Trang 9)
Bảng cơ cấu nguồn vốn trên đây cho thấy cái nhìn khái quát về nguồn vốn của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT giai đoạn 2019 - 2022. - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt
Bảng c ơ cấu nguồn vốn trên đây cho thấy cái nhìn khái quát về nguồn vốn của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT giai đoạn 2019 - 2022 (Trang 25)
Bảng 3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt
Bảng 3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 29)
Bảng 5. Tỷ số vòng quay tổng tài sản - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt
Bảng 5. Tỷ số vòng quay tổng tài sản (Trang 37)
Bảng 6. Tỷ số vòng quay tài sản cố định giai đoạn 2019 – 2022 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt
Bảng 6. Tỷ số vòng quay tài sản cố định giai đoạn 2019 – 2022 (Trang 38)
Bảng 7. Tỷ số vòng quay hàng tổn kho giai đoạn 2019 – 2020                                                                                                          Đơn vị tính: đồng - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt
Bảng 7. Tỷ số vòng quay hàng tổn kho giai đoạn 2019 – 2020 Đơn vị tính: đồng (Trang 39)
Bảng 8. Tỷ số vòng quay các khoản phải thu giai đoạn 2019 – 2022                                                                                                      Đơn vị tính: đồng - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt
Bảng 8. Tỷ số vòng quay các khoản phải thu giai đoạn 2019 – 2022 Đơn vị tính: đồng (Trang 40)
Bảng 9. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời giai đoạn 2019 - 2022 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt
Bảng 9. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời giai đoạn 2019 - 2022 (Trang 41)
Bảng 10. Phân tích chỉ số khả năng thanh toán tại giai đoạn 2019 - 2022 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt
Bảng 10. Phân tích chỉ số khả năng thanh toán tại giai đoạn 2019 - 2022 (Trang 42)
Bảng 12. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2019 – 2022 - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt
Bảng 12. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2019 – 2022 (Trang 47)
Bảng 13. Phân tích báo cáo tài chính bằng phương pháp Dupont - tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông fpt
Bảng 13. Phân tích báo cáo tài chính bằng phương pháp Dupont (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w