1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tài chính công ty cổ phần hàng tiêu dùng masan (masan consumer)

22 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tài chính công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer)
Tác giả Vũ Thu Thủy
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung, ThS. Phạm Thế Thành
Trường học Trường Đại học Kinh tế Khoa Tài chính – Ngân hàng
Chuyên ngành Định giá Doanh nghiệp
Thể loại Bài tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 344,94 KB

Nội dung

Lĩnh vực kinh doanh chính MCH là doanh nghiệp dẫn đầu ngành tiêu dùng tại Việt Nam với danh mục sản phẩm đadạng với doanh thu của 06 mảng kinh doanh chính bao gồm 1 Gia vị; 2 Thực phẩm t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô PGS.TS Nguyễn Thị Nhung và thầy ThS Phạm Thế Thành – đã giảng dạy bộ môn Định giá Doanh nghiệp cho chúng em Trong suốt quá trình học tập, thầy cô đã luôn tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất cho sinh viên chúng em.

Trong quá trình làm bài tiểu luận, em đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhất bài tiểu luận này, tuy nhiên do năng lực và trải nghiệm thực tế của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Vậy nên, em rất mong có được sự góp

ý quý báu của thầy và cô để bài tiểu luận của em có thể hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin kính chúc thầy cô có thật nhiều sức khỏe và luôn thành công trên con đường sự nghiệp của mình!

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Vũ Thu Thủy

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

I THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP 4

1.1 Thông tin chung 4

1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4

1.3 Lĩnh vực kinh doanh chính 4

1.4 Cơ cấu tổ chức và cổ đông Error! Bookmark not defined 1.5 Các kế hoạch và dự định phát hành cổ phiếu 4

II PHÂN TÍCH NGÀNH 5

2.1 Khái quát ngành 5

2.2 Triển vọng phát triển của ngành 5

2.3 Vòng đời phát triển của ngành 6

2.4 Vị thế doanh nghiệp trong ngành 6

III PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 6

3.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 6

3.2 Doanh thu thuần Error! Bookmark not defined 3.3 Chỉ tiêu Khả năng thanh toán 10

3.4 Chỉ tiêu Hiệu quả hoạt động 11

3.5 Chỉ tiêu Khả năng sinh lời 12

3.6 Chỉ tiêu Đòn bẩy tài chính 12

IV DỰ PHÓNG 14

4.1 Đánh giá giai đoạn tăng trưởng 14

4.2 Giả định và dự phóng 17

V ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 20

VI KẾT LUẬN VÀ NHẬN ĐỊNH Error! Bookmark not defined.

Trang 4

I THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1.1. Thông tin chung

- Tên đầy đủ: Công Ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan (Masan Consumer)

ty tập trung vào lĩnh vực thực phẩm và đã trở thành một trong những nhà sản xuất và phân phốithực phẩm hàng đầu tại Việt Nam

Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) hiện được đánh giá là một trongnhững công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam Công ty bắt đầu đi vào hoạt động trong năm

2000 và từ đó đã phát triển thành công danh mục sản phẩm và hệ thống phân phối để thiết lập vịthế hàng đầu của mình trên thị trường hàng thực phẩm và đồ uống có thương hiệu ở Việt Nam.Masan Consumer đã tạo nên các thương hiệu được yêu thích và tin dùng hàng đầu tại Việt Namnhư Chin-su, Omachi, Kokomi, Nam Ngư…

1.3. Lĩnh vực kinh doanh chính

MCH là doanh nghiệp dẫn đầu ngành tiêu dùng tại Việt Nam với danh mục sản phẩm đadạng với doanh thu của 06 mảng kinh doanh chính bao gồm (1) Gia vị; (2) Thực phẩm tiện lợi; (3)Thịt chế biến; (4) Café và thức ăn uống dinh dưỡng; (5) Đồ uống & nước giải khát; (6) Chăm sóc

cá nhân và gia đình

1.4. Các kế hoạch và dự định phát hành cổ phiếu

Trong giai đoạn 2022-2025, MCH có 3 mục tiêu chính là:

- Thứ nhất, tập trung đưa các sản phẩm thế mạnh đứng số 1 trên thị trường, tập trung xâydựng thương hiệu mạnh, nâng cao chất lượng R&D sản phẩm với tôn chỉ 3A “ngon, bổ,

Trang 5

rẻ”, và đưa đến hình ảnh sản phẩm quen thuộc và thân thiện trên khắp cả nước với hệ thốngphân phối lớn.

- Thứ hai, đưa tăng trưởng trên 20% mỗi năm MCH thực hiện khuyến khích người tiêu dùngchuyển từ các sản phẩm phân khúc sơ cấp, trung cấp sang phân khúc cao cấp Ngoài ra,MCH đẩy mạnh các sản phẩm thực phẩm tiện lợi, đồ uống, thịt chế biến và chăm sóc cánhân & gia đình, đưa lợi nhuận trở lên cân bằng (50/50) và đạt mức thâm nhập thị trườngnhư ngành Gia vị

- Thứ ba, trở thành 01 trong 03 nơi làm việc được yêu thích nhất Việt Nam Với tôn chỉ “Đặtcon người là trọng tâm trong mọi hoạt động của công ty, con người là tài sản quý giá nhấtđối với doanh nghiệp”, MCH thực hiện các chiến lược trở thành nhà tuyển dụng hàng đầuđối với bồi dưỡng nhân tài, đầu tư mạnh mẽ vào con người (chất lượng làm việc) để qua

đó giúp cho hiệu quả công việc cũng như giá trị mà nhân viên cống hiến cho doanh nghiệpngày càng tăng cao

II PHÂN TÍCH NGÀNH

2.1. Khái quát ngành

Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào.Masan Consumer thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), cụ thể là ngành thực phẩm và đồuống Có thể nói đây là mảnh đất màu mỡ cho cho sản phẩm Việt có thể phát triển mạnh mẽ hơn

Cụ thể, tại Việt Nam, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã trở lại bình thường Đây làtín hiệu tích cực cho sự khởi sắc của nền kinh tế Theo dữ liệu của NIQ, năm 2022, tốc độ tăngtrưởng của ngành FMCG chạm mốc 9,6%, vượt qua mức trước COVID của năm 2019 So với năm

2021, ngành này đã có mức tăng trưởng vượt trội khi chạm mốc 17,5% Có thể thấy sự tăng trưởng

và triển vọng của ngành này đối với thị trường tiêu dùng là rất lớn Sự gia tăng nhu cầu đối vớicác sản phẩm liên quan đến sức khỏe và vệ sinh cũng như các sản phẩm thiết yếu hàng ngày đãđóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của ngành FMCG Rõ ràng, sự tăng trưởng này cho thấy khảnăng phục hồi nhanh chóng trong việc thích ứng với những sự thay đổi trong hành vi cũng như sựquan tâm của người tiêu dung của ngành hàng tiêu dùng nhanh

2.2. Triển vọng phát triển của ngành

Ngành hàng tiêu dùng là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của bất kỳ quốcgia nào Ngành này cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày củangười dân, bao gồm thực phẩm, đồ uống, hàng hóa chăm sóc cá nhân, hàng gia dụng, v.v Chính

vì thế, ngành hàng này đang chiếm vị thế lớn trên thị trường Điều đó được thể hiện qua nhữngtiêu chí cụ thể như sau:

- Tỷ trọng đóng góp vào GDP: Ngành hàng tiêu dùng thường chiếm tỷ trọng lớn trong GDPcủa một quốc gia Theo báo cáo của Euromonitor International, ngành hàng tiêu dùngchiếm khoảng 20% GDP của Việt Nam năm 2022

- Tốc độ tăng trưởng: Ngành hàng tiêu dùng thường có tốc độ tăng trưởng ổn định, ít chịutác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô Theo báo cáo của Nielsen, ngành hàng tiêu dùngViệt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 10-12% trong giai đoạn 2022-2025

Trang 6

- Số lượng doanh nghiệp: Ngành hàng tiêu dùng có số lượng doanh nghiệp tham gia lớn, baogồm cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Theo thống kê của Bộ Công Thương,Việt Nam hiện có khoảng 100.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh hàng tiêu dùng.

- Mức độ phổ biến: Ngành hàng tiêu dùng có mức độ phổ biến rộng, tác động đến nhiềungành nghề khác trong nền kinh tế

Trên cơ sở các tiêu chí trên, có thể thấy, ngành hàng tiêu dùng có vị thế quan trọng trên thịtrường Việt Nam Ngành này đóng góp đáng kể vào GDP, tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy sựphát triển của các ngành nghề khác Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, ngành hàng tiêu dùngViệt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới

2.3. Vòng đời phát triển của ngành

Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào.Ngành FMCG của Việt Nam hiện là một trong số những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanhnhất trong khu vực ASEAN Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Duy Bình - Giám đốc EconomicaViệt Nam cho biết, đặc thù của ngành là sản phẩm thường có vòng đời ngắn, giá trị trên từng đơn

vị sản phẩm nhỏ nhưng tỷ lệ tiêu thụ lớn Hệ thống phân phối của ngành hàng cũng có đặc thù,cách tổ chức khác nhau để đáp ứng đặc tính riêng Cũng theo ông Bình, với triển vọng tăng trưởngkinh tế tích cực, thị hiếu, yêu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa sẽ thay đổi, đòi hỏi sản phẩmchất lượng, tốt cho sức khỏe Nhận thức, ý thức của người tiêu dùng cũng được cải thiện, theo xuhướng quan tâm đến trách nhiệm xã hội trong sản phẩm, từ đó đòi hỏi những mặt hàng thân thiệnmôi trường, có tiêu chuẩn về mặt sản xuất Ngoài ra, sản phẩm muốn tiêu thụ tốt cũng cần gắn vớicác xu thế của người tiêu dùng

2.4. Vị thế doanh nghiệp trong ngành

MCH là công ty con của Tập đoàn Masan (MSN), đồng thời là một công ty với vị thế dẫnđầu trong ngành hàng tiêu dùng MCH sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng và đặc biệt được hưởnglợi nhờ hệ sinh thái rộng của Tập đoàn Từ khi thành lập đến nay, MCH đã xây dựng được một danhmục sản phẩm đa dạng, cộng hưởng với mạng lưới phân phối lớn từ Tập đoàn và là doanh nghiệp dẫnđầu thị trường, có độ nhận diện thương hiệu cao và mạng lưới phân phối rộng khắp Việt Nam.Theo Kantar Worldpanel, có đến 98% hộ gia đình Việt Nam có ít nhất một sản phẩm của Masan.Điều này chứng tỏ người tiêu dùng Việt Nam nói riêng rất ưa chuộng và tin tưởng sản phẩm củaMCH, điều này cũng khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trong ngành

III PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

3.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh thu thuần

Có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2018 đến hết 9 tháng đầu năm 2023, tình hình sản xuất

và kinh doanh của MCH có

Trang 7

tín hiệu tích cực.

Nguồn: Báo cáo tài chính MCH 2018-2022

Xét về quy mô doanh thu, nhìn chung doanh thu thuần của MCH trong giai đoạn này đang

có xu hướng tăng Đặc biệt, trong năm 2021 doanh thu của MCH đạt 27,774 tỷ động, tăng trưởng19% so với năm 2020 Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do sự thay đổi trong thói quen của ngườitiêu dùng đã thay đổi rõ rệt từ khi dịch Covid-19 bùng phát khiến xã hội phải giãn cách, số lượngngười lao động phải làm việc tại nhà tăng lên, sức khỏe, an toàn thực phẩm và sự tiện lợi là mốiquan tâm hàng đầu của các hộ gia đình Do đó, nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và tích trữlương thực tăng cao, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của MCH

Doanh thu thuần năm 2022 ghi nhận có sự chững lại so với 2021 (giảm 2,9%) đạt 26.977

tỷ đồng so với 27.774 tỷ đồng của năm 2021 Có thể nói, sự biến động trong doanh thu là do cáctác nhân bên ngoài tác động đến, không chỉ do ảnh hưởng từ 2 ngành hàng thiết yếu Gia vị & thựcphẩm tiện lợi do sức tiêu thụ chậm lại mà còn do các biến động rủi ro địa chính trị trên toàn thếgiới (xung đột Nga-Ukraine), tình trạng lạm phát cao kỷ lục và các thảm họa liên quan đến khí hậudẫn đến nhiều hệ lụy chi phối nền kinh tế trên toàn thế giới, gây nên việc đứt gãy chuỗi cung ứngtoàn cầu hay sự tăng vọt của giá cả hàng hóa đầu Trước tình hình kinh tế toàn cầu và trong nước,đặc biệt đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh, do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vì lạm phát,Masan Consumer đã điều chỉnh chiến lược sản xuất và phân phối hàng hóa một cách chặt chẽ hơn

Doanh Thu Thuần

Trang 8

Năm 2023, doanh thu thuần của MCH đã ghi nhận đạt hơn 7.233 tỷ đồng trong quý 3 và19.747 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 2% so với quý 3/2022 và tăng 4% so với cùng kỳ nămtrước Trong đó, ngành hàng Gia vị, Thực phẩm tiện lợi và HPC (Sản phẩm chăm sóc cá nhân vàgia đình) ghi nhận tăng trưởng cao lần lượt là 21,0%, 8,3% và 39,4% trong 9 tháng đầu năm 2023

so với cùng kỳ Đạt được mức tăng trưởng này là do doanh nghiệp áp dụng hiệu quả chiến lượctập trung vào các cơ hội đầu tư có thể mang lại biên lợi nhuận gộp hơn 30%, tạo điều kiện chocông ty xây dựng thương hiệu mạnh và tạo ra những sản phẩm độc đáo thu hút người tiêu dùng.Điều này là 1 tín hiệu tích cực báo hiệu rằng doanh nghiệp đang hoạt động, sản xuất hiệu quả mặc

dù nền kinh tế thị trường đang gặp tình trạng suy thoái

Cơ cấu doanh thu

Cơ cấu doanh thu của MCH từ năm 2018-2022 có sự đóng góp từ 6 mảng kinh doanhchính: gia vị; thực phẩm tiện lợi; thịt chế biến; cà phê và thức ăn uống dinh dưỡng; đồ uống &nước giải khát; hóa mỹ phẩm chăm sóc cá nhân vàgia đình

Có thể thấy rằng, ngành hàng gia vị luôn là động lực tăng trưởng chính thúc đẩy doanh

thu toàn hệ thống của doanh nghiệp trong giai đoạn 2018-2022 và tăng trưởng khá ổn định trongkhoảng 30.9%-41% Đặc biệt, doanh thu năm 2018 của ngành hàng gia vị tăng 35% so với năm

Cơ cấu doanh thu

Ngành gia vị Ngành thực phẩm tiện lợi Ngành đồ uống & nước giải khát Ngành cà phê & ngũ cốc Ngành thịt chế biến Ngành chăm sóc cá nhân & gia đình

Trang 9

2017, chiếm 40.91% trên doanh thu thuần của MCH Điều này đạt được là do doanh nghiệp chútrọng đầu tư tăng trưởng sản lượng của các thương hiệu chủ chốt (Chin-su, Nam ngư) và đưa rasản phẩm cao cấp mới, trong đó các sản phẩm này đóng góp khoảng 10% doanh thu thuần củangành hàng trong năm 2018, giúp tăng giá bán bình quân toàn ngành gia vị trong năm 2018 tănglên khoảng 7% so với năm 2017 Và cho đến cuối năm 2022, MCH đã sở hữu 5 thương hiệu vớidoanh thu trên 2.000 tỷ đồng, trong đó, ngành hàng gia vị bao gồm Chin-su, Nam ngư dẫn đầu thịphần với tỷ suất lợi nhuận vượt trội, chiếm 37.17% tổng doanh thu thuần, đồng thời doanh nghiệpcũng liên tục cho ra mắt nhiều sản phẩm mới để thúc đẩy tiêu dùng, tăng trưởng doanh thu.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu doanh thu của MCH là ngành thực phẩm tiện lợi.

Với 2 thương hiệu chủ chốt Omachi và Kokomi đã giúp MCH có những bước tăng trưởng đáng

kể, cụ thể là trong giai đoạn 2020-2022 Năm 2020, doanh thu thuần của ngành hàng thực phẩmtiện lợi Masan Consumer đạt 6.882 tỷ đồng, tăng trưởng 38,5% so với năm 2019 Năm 2021, doanhthu thuần của ngành hàng thực phẩm tiện lợi Masan Consumer đạt 8.629 tỷ đồng, tăng trưởng25,4% so với năm 2020 Lý do cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do ảnh hưởng bởi đại dịchCOVID-19, trong thời gian giãn cách xã hội, nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm tiện lợi tăng caohơn trên toàn quốc và trên tất cả các phân khúc giá, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ hơn trongngành hàng thực phẩm tiện lợi, điều này được thể hiện qua doanh số bán hàng đạt mức tăng trưởngcao ở cả thị trường thành thị và nông thôn

Tại mảng kinh doanh ngành hàng đồ uống bao gồm các nhóm ngành nhỏ như đồ uống đóngchai (nước tăng lực, nước uống đóng chai) và cà phê, thức uống dinh dưỡng Doanh nghiệp tronggiai đoạn này đã không ngừng phát triển thêm những sản phẩm mới để tăng doanh thu, trong đóphải kể đến nước tăng lực vị cà phê Wakeup 247- nắm giữ 10% thị phần toàn quốc

Với ngành thịt chế biến và Hóa mỹ phẩm chăm sóc cá nhân & gia đình, doanh nghiệp cũng

đã xây dựng được chỗ đứng trong lòng người tiêu dụng với các sản phẩm nổi trội như Heo caobồi, Ponnie, phân phối rộng khắp trên toàn quốc Năm 2022, ngành hàng thịt chế biến đóng góp1.974 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng đột phá với 57,4% so với năm 2021 nhờ sự đổi mới và pháttriển không ngừng trong việc sản xuất thêm sản phẩm mới

Ngành chăm sóc cá nhân và gia đình (HPC) mà Masan mới đặt chân vào thị trường thông

qua việc mua lại Công ty Cổ phần Bột giặt NET vào đầu năm 2020 Trong năm 2022 ngành này

Trang 10

đóng góp 1.569 tỷ đồng doanh thu thuần với sự chiếm lĩnh thị phần với hơn 30% của nước giặtChanté ra mắt vào tháng 9 năm 2022.

3.2. Chỉ tiêu Khả năng thanh toán

Nhìn chung, Khả năng thanh toán hiện hành của MCH trong giai đoạn 2018 – 2020 còntương đối yếu (đều <1), điều này cho thấy MCH đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ trongngắn hạn do sự tăng từ các khoản vay ngắn hạn Cho đến năm 2021, tỷ số thanh toán ngắn hạn củaMCH đã tăng lên 1.9, chứng tỏ công ty đã trong thời kỳ khởi sắc, dần tăng cao và đạt 2.59 trongnăm 2022 Điều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt, có dòng tiền ổn

định và khả năng quản lý tài chính tốt Có thể lý giải rằng, nguyên nhân chính khiến cho tỷ số này

tăng mạnh là do tài sản ngắn hạn tăng mạnh, cho thấy doanh nghiệp có khả năng chi trả nhữngkhoản nợ ngắn hạn Cụ thể, năm 2021, khoản tiền và tương đương tiền của MCH tăng đột biếngấp 3,4 lần so với cùng kỳ đầu năm; các khoản phải thu cũng tăng cao so với 2020 Và cho đến

2022, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng mạnh, đặc biệt là ở các khoản đầu tư tài chính ngắnhạn tăng đột biến (hơn 1,403 tỷ đồng) vì trong năm này, doanh nghiệp đã đầu tư vào chứng khoánkinh doanh, cụ thể là trái phiếu

Chỉ số Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán nhanh

Trang 11

Xét về tỷ số khả năng thanh toán tức thời của MCH, có thể thấy doanh nghiệp đang có xuhướng giảm Điều này cho thấy có thể công ty đang có nguy cơ không đủ tiền mặt để thanh toán

nợ ngắn hạn một cách linh hoạt Cụ thể, tỷ số này đã tăng khá mạnh từ 0.37 vào năm 2020 lên1.10 vào năm 2021, tuy nhiên sau đó lại có sự giảm nhẹ xuống còn 0.56 vào năm 2022 Sự tăngmạnh đột biến của năm 2021 là do các tiền và các khoản tương đương tiền tăng cao, đạt hơn 13,013

tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với 2020 Mức tăng của năm này đến từ các dòng tiền hoạt động nhiều hơn,trong đó dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh dương qua các năm và tăng 24% so với nămtrước

Về khả năng thanh toán nhanh của MCH, có thể thấy tỷ số này đang có xu hướng tăngtrưởng ổn qua các năm trong giai đoạn 2018-2022, cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toáncho các khoản nợ ngắn hạn tốt Chỉ số này tăng dần qua từng năm và đạt 2.34 tại năm 2022

3.3. Chỉ tiêu Hiệu quả hoạt động

Có thể thấy vòng quay hàng tồn kho của MCH nhìn chung đang có dấu hiệu xu hướnggiảm, có sự tăng nhẹ từ giai đoạn 2018-2020, sau đó giảm dần trong các năm 2021, 2022 lần lượt

là 7.8 và 6.66 Điều này cho thấy rằng có tỷ lệ hàng tồn kho bị ứ đọng là khá lớn Có thể lý giảirằng trong chu kỳ 5 năm hoạt động này, nền kinh tế chung đã chịu ảnh hưởng ít nhiều từ đại dịch,các cuộc xung đột dẫn tới tiêu thụ chậm lại, giá cả nguyên vât liệu leo thang khiến cho giá thànhsản phẩm tăng, nền kinh tế suy thoái toàn cầu cũng khiến cho tỷ lệ hàng tồn kho của MCH ngàycàng lớn Sự giảm xuống trong vòng quay hàng tồn kho nhưng lại làm tăng kỳ tồn kho bình quân

8.43 8.84 8.92

7.8

6.66

2.23 1.85 1.97 2.84 2.25 4.01 4.49

4.95 5.12 5.06

0 2 4 6 8 10

Hiệu quả hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Ngày đăng: 09/04/2024, 13:48

w