1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập nhóm nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu đề tài nghiệp vụ thuê tàu

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

-o0o -

BÀI TẬP NHÓM: NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Đề tài: Nghiệp vụ thuê tàu

Giảng viên hướng dẫn: TS Đặng Thị Thúy Hồng

Hà Nội, tháng 8 năm 2023

Trang 2

2 Đặc điểm của tàu chợ 6

3 Ưu và nhược điểm của phương thức thuê tàu chợ 6

4 Phương thức thuê tàu chợ 7

5 Vận đơn tàu chợ 9

II,Thuê tàu chuyến 10

1.Khái niệm 10

2.Đặc điểm 10

3 Ưu và nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyến 11

4 Các hình thức thuê tàu chuyến: 11

5 Cách thức thực hiện việc thuê tàu chuyến 11

6 Hợp đồng thuê tàu chuyến: 13

III Thuê tàu định hạn 17

1.Khái niệm 17

2.Đặc điểm 17

3.Các hình thức thuê tàu định hạn 18

4.Hợp đồng thuê tàu định hạn (Time Charter Party) 19

5 Các mẫu hợp đồng thuê tàu định hạn 20

6 Quy định pháp lý Việt Nam về thuê tàu định hạn 21

PHẦN C: VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (B/L) 25

1.Khái niệm: 25

2 Chức năng của vận đơn: 25

3 Các loại vận đơn đường biển: 26

d) Nội dung của vận đơn: 32

Danh mục tài liệu tham khảo: 43

Trang 3

PHẦN A : BẢN CHẤT CỦA NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU

2, Khi nào cần thuê tàu

- Vận tải biển là phương thức vận tải quốc tế chủ yếu, đảm bảo trên 90% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế

- Các tổ chức kinh doanh ngoại thương là người có hàng, nhưng lại không có phương tiện vận tải để chuyên chở Theo Incoterms 1990 người xuất khẩu phải thuê tàu khi bán hàng theo điều kiện của nhóm C và D, trong một số trường hợp đặc biệt bán theo điều kiện FOB, người bán phải thuê tàu khi trong hợp đồng quy định nhưng cước phí do người mua chịu Còn các nhà nhập khẩu thuê tàu trả cước phí khi nhập khẩu theo điều kiện FOB, EXW, FAS Khi người mua hoặc người bán giành được quyền chủ động thuê tàu, thì tính linh hoạt trong kinh doanh cao hơn và hiệu quả kinh tế tốt hơn, bởi vì người thuê tàu chủ động lựa chọn được người chuyên chở, thị trường giá cước thuê tàu và điều kiện thuê tàu có lợi nhất

- Các tổ chức ngoại thương phải đi thuê tàu của các tổ chức vận tải biển để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu Mối quan hệ giữa các tổ chức kinh doanh ngoại thương với các tổ chức vận tải biển trong việc thuê và cho thuê tàu biển gọi là "nghiệp vụ thuê tàu"

- Nghiệp vụ thuê tàu là chủ hàng tự mình đứng ra hoặc thông qua người thứ ba - người môi giới (Broker) - liên hệ với chủ tàu (Shipowner S) hoặc người chuyên chở đường biển (Carrier) thuê một phần hay cả chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ một hay nhiều cảnh này đến một hay nhiều cảng khác - Trong nghiệp vụ thuê tàu gồm có:

Trang 4

(1) Thuê tàu trong nước:

Các tổ chức ngoại thương của bất kỳ nước nào cũng phải ưu tiên khối lượng hàng hóa XNK do mình tự chuyên chở cho đội tàu buôn trong nước Đó là những nguyên tắc cơ bản trong chính sách hàng của mỗi nước Việc thuê tàu trong nước để chuyên chở hàng hóa XNK được tiến hành theo những thể thức, luật lệ của từng nước quy định

(2) Thuê tàu nước ngoài:

Thuê tàu nước ngoài để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu là nghiệp vụ nhập khẩu sản phẩm vận tải

(3) Cho nước ngoài thuê tàu:

Là nghiệp vụ xuất khẩu sản phẩm vận tải đường biển Cho nước ngoài thuê tàu hoặc đi thuê tàu của nước ngoài thực chất là XNK sản phẩm vận tải -sản phẩm vô hình Đó là nguồn thu chi ngoại tệ rất lớn Có ảnh hưởng rất lớn đến cán cân mậu dịch và thanh toán quốc tế

- Nghiệp vụ thuê tàu gắn liền với hoạt động ngoại thương Tùy tình hình phát triển của đội tàu buôn mà nghiệp vụ thuê tàu nước ngoài là chủ yếu hay nghiệp vụ cho nước ngoài thuê tàu là chủ yếu đối với từng nước, ở nước ta đội tàu buôn chưa phát triển tương xứng với nhu cầu chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường biển Do đó hàng năm ta phải bắt buộc chi phí một số lượng ngoại tệ khá lớn để thuê tàu nước ngoài để phục vụ nhu cầu chuyên chở hàng hóa XNK - Cùng với sự phát triển ngoại thương, nghiệp vụ thuê tàu của nước ta ngày càng được mở rộng và phát triển Các doanh nghiệp ngoại thương đã có nhiều cố gắng đàm phán giành lấy quyền về thuê tàu để tự đảm nhiệm việc thuê tàu Thực tế chứng minh rằng nghiệp vụ thuê tàu đã đóng góp một phần đáng kể vào thành tích chung của hoạt động ngoại thương nước ta

Trang 5

PHẦN B: CÁC HÌNH THỨC THUÊ TÀU I Thuê tàu chợ

1.Khái niệm

a Tàu chợ là gì?

- Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng quy định và theo một lịch trình định trước Do vậy chủ hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian giao hàng lên tàu

- Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tàu định tuyến Lịch tàu chạy thường được các hãng tàu công bố trên phương tiện thông tin đại chúng để thuận lợi cho khách hàng

- Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tàu định tuyến Lịch tàu chạy thường được các hãng tàu công bố trên phương tiện thông tin đại chúng để thuận lợi cho khách hàng

b Thuê tàu chợ là gì?

- Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ (liner booking) Nghĩa là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chủ tàu (ship owner) để mua một chỗ trên tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng đi đến cảng đích

- Hãng tàu sẽ giao containers rỗng cho chủ hàng/ người xuất khẩu đóng hàng vào containers, sau đó hãng tàu bắt đầu vận chuyển containers

- Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thì tàu chợ cũng giống như xe bus vậy Xe bus chỉ ghé đúng trạm, đúng giờ Ai muốn đi thì phải ra đúng giờ, đúng trạm Xe bus thì đi theo tuyến, mỗi hãng xe bus có thể chạy nhiều tuyến Trên chuyến xe bus này có nhiều người, không chỉ mình bạn Mỗi người chỉ ngồi 1 chỗ, muốn đi thì cần mua vé trước

Trang 6

2 Đặc điểm của tàu chợ

- Tàu chạy giữa các cảng theo một lịch trình định trước Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong thuê tàu là vận đơn đường biển

- Khi thuê tàu chủ hàng phải mặc nhiên chấp hành các điều kiện, điều khoản do hãng tàu đặt ra giá cước tàu chợ do các hãng tàu quy định và được công bố sẵn trên biểu cước

- Các chủ tàu thường cùng nhau thành lập các hội chợ tàu (liner conference) hay công hội cước phí (freight conference) để khống chế thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh

- Căn cứ vào cách thức hoạt động của tàu chợ thì có một số đặc điểm cơ bản như sau:

+ Các hàng hóa mà tàu chợ chuyên chở chủ yếu là các hàng bách hóa, hàng hóa có khối lượng nhỏ

+ Tốc độ tàu đi tương đối nhanh, khoảng 18-20 hải lý/giờ + Tàu chợ có cấu tạo phức tạp hơn so với các loại tàu khác + Có trang thiết bị xếp dỡ riêng

+ Tàu chạy theo một lịch trình đã được quy định sẵn và công bố trước

3 Ưu và nhược điểm của phương thức thuê tàu chợ a Ưu điểm

- Số lượng hàng hóa không hạn chế

- Việc bốc dỡ thường do chủ tàu đảm nhận cho nên đơn giản được thủ tục - Việc tính toán điều kiện giao nhận trong mua bán dễ dàng, vì tàu chạy theo

một lịch trình đã định trước

- Thuận tiện cho chủ hàng trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh: vì căn cứ vào biểu cước có thể tính toán được tiền cước trước

- Chủ hàng sẽ rất chủ động trong việc lưu cước

- Thủ tục thuê tàu đơn giản, nhanh chóng (có thể đặt trước chỗ thuê tàu qua điện thoại hoặc internet)

b Nhược điểm

Trang 7

- Cước thuê tàu trên một đơn vị hàng hóa chuyên chở thường cao hơn cước thuê tàu chuyến: do đã tính cả chi phí xếp dỡ và do tàu chợ thường không tận dụng hết trọng tải (tương đương 75%) nên phải tính luôn cả phần tàu chạy không hàng

- Về mặt pháp lý người thuê tàu chợ thường ở thế yếu vì không được tự do thỏa thuận các điều kiện chuyên chở mà phải chấp nhận các điều kiện in sẵn trong vận đơn

- Phương thức này không linh hoạt trong việc tổ chức chuyên chở nếu như cảng xếp hoặc dỡ nằm ngoài hành trình quy định của tàu

4 Phương thức thuê tàu chợ

- Quy trình thuê tàu chợ sẽ được chia thành 2 hình thức đó là thuê tàu chợ trực tiếp và thuê tàu chợ gián tiếp:

a Hình thức thuê tàu chợ trực tiếp:

- Bước 1: Tập trung số lượng hàng hóa cho đủ theo quy định

- Bước 2: Cập nhật lịch trình tàu chạy trên các bài báo Sau đó chọn một hãng tàu uy tín và có cước phí phù hợp

- Bước 3: Chủ tàu sẽ lập một bảng kê khai hàng hóa và ủy thác cho đại lý vận tải để giữ chỗ trên tàu Chủ tàu phải ký đơn xin lưu khoang với hãng đại lý Sau khi hãng tàu đồng ý vận chuyển thì đóng cước phí

- Bước 4: Tập kết hàng hóa để giao lên tàu Nếu hàng hóa vận chuyển bằng container thì làm thủ tục mượn container rồi xếp hàng vào trong Sau đó giao cho bãi container

- Bước 5: Lấy vận đơn (Bill of Lading)

- Bước 6: Thông báo cho người nhận về kết quả giao hàng cho tàu

b Hình thức thuê tàu chợ gián tiếp:

Trang 8

- Bước 1: Chủ hàng nhờ người môi giới tìm tàu để chuyên chở hàng hóa - Bước 2: Sau khi tìm được tàu, người môi giới sẽ gửi giấy lưu cước tàu chợ

(Liner Booking Note)

+ Giấy lưu cước thông thường sẽ được in sẵn thành mẫu Trên đó sẽ có các thông tin cần thiết để điền vào Việc lưu cước tàu chợ có thể xảy ra cho 1 lô hàng lẻ và cũng có thể cho 1 lô hàng lớn thường xuyên được gửi Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý hoặc cả năm với hợp đồng lưu cước đối với hãng tàu

- Bước 3: Người môi giới và chủ tàu sẽ thỏa thuận một số điều khoản trong quy trình xếp dỡ và vận chuyển

- Bước 4: Sau khi thỏa thuận, người môi giới sẽ thông báo kết quả lưu cước cho chủ hàng

- Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu và vận chuyển hàng hóa ra cảng để giao lên tàu

- Bước 6: Chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu cấp cho chủ hàng bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng sau khi hàng hóa đã được xếp xong lên tàu

- Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ, chúng ta thấy trong phương thức thuê tàu chợ không ký hợp đồng thuê tàu Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn cho người gửi hàng Vận đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng

Trang 9

5 Vận đơn tàu chợ

- Tàu chợ (Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và theo một lịch trình đã định trước Như vậy, khi hàng hóa được gửi theo tàu chợ, người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một vận đơn, gọi là vận đơn tàu chợ

- Khác với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, trên mặt sau vận đơn tàu chợ in sẵn các điều khoản và điều kiện về chuyên chở hàng hóa, còn mặt trước vận đơn có chữ ký của người chuyên chở Khi có tranh chấp xảy ra, người ta dùng vận đơn (các điều khoản ghi ở mặt sau) hoặc Công ước quốc tế để giải quyết - Như vậy, vận đơn tàu chợ có giá trị không những là chứng từ sở hữu hàng hóa,

mà còn có giá trị pháp lý đầy đủ như một hợp đồng chuyên chở

- Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu trên biên lai thuyền phó

- Mặt thứ hai của vận đơn Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó

Trang 10

- Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở

- Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

II,Thuê tàu chuyến

2.Đặc điểm

- Chạy theo yêu cầu của chủ hàng

- Thường vận chuyển đầy tàu 1 hoặc vài loại hàng có khối lượng lớn, tính chất hàng tương đối thuần nhất

- Tàu thường không có trang thiết bị xếp dỡ riêng

- Quan hệ của chủ hàng và chủ tàu được điều chỉnh bởi Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter – C/P)

- Quan hệ giữa người chuyên chở và người cầm vận đơn được điều chỉnh bởi Vận đơn đường biển (B/L)

- Người thuê tàu có thể thỏa thuận, mặc cả về các điều kiện chuyên chở và giá cước trong trường hợp đồng thuê tàu

- Giá cước bao gồm chi phí xếp dỡ hoặc không do thỏa thuận của hai bên - Người chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc người thuê tàu

Trang 11

3 Ưu và nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyến a Ưu điểm:

- Chủ hàng có thể chủ động trong việc lựa chọn thời gian và cảng xếp hàng - Giá cước thuê tàu thấp hơn so với chi phí cước tàu chợ

- Có thể thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng - Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh

b Nhược điểm:

- Không kinh tế khi chở hàng nhỏ

- Kỹ thuật và nghiệp vụ thuê tàu phức tạp - Giá cước biến động

4 Các hình thức thuê tàu chuyến:

- Thuê chuyến một (Single Trip): chủ hàng thuê tàu chở hàng từ một cảng đến cảng khác Hợp đồng chấm dứt khi việc dỡ hàng tại cảng đến đã hoàn thành - Thuê tàu khứ hồi (Round Trip): thuê tàu chở hàng đến một cảng rồi chở hàng

5 Cách thức thực hiện việc thuê tàu chuyến

- Ngoài trường hợp người thuê tàu có thể chủ động liên hệ với bên thuê tàu, chúng ta tìm hiểu về trường hợp người thuê tàu cần thêm bên thứ ba trong phương thức này

- Để thực hiện thuê tàu chuyến, phương thức cho thuê tàu chuyến thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Người thuê liên hệ với bên thứ ba để thuê tàu

Trang 12

+ Người thuê tàu thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hoá cho mình

+ Ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người môi giới tất cả các thông tin về hàng hoá như: tên hàng, bao bì đóng gói, số lượng hàng, hành trình của hàng… để người môi giới có cơ sở tìm tàu

Bước 2: Bên thứ ba tìm kiếm chủ tàu phù hợp

+ Trên cơ sở những thông tin về hàng hóa do người thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuê cho phù hợp với nhu cầu chuyên chở hàng hoá

Bước 3: Bên thứ ba thay mặt người thuê tàu đàm phán với chủ tàu

+ Sau khi tìm được chủ tàu phù hợp, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi xếp dỡ…

Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu:

+ Sau khi có kết quả đàm phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết quả đàm phán cho người thuê tàu để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu

Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng

+ Trước khi ký kết hợp đồng người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của hợp đồng Hai bên sẽ trực tiếp chỉnh sửa và bổ sung những điều đã thỏa thuận cho phù hợp vì thuê tàu chuyến, hợp đồng mẫu mới chỉ nêu những nét chung

Bước 6: Thực hiện hợp đồng

Trang 13

+ Sau khi hợp đồng đã được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực hiện

+ Người thuê tàu vận chuyển hàng hoá ra cảng để xếp lên tàu Khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại lý của tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê tàu, vận đơn này được gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (bill of lading to charter party)

6 Hợp đồng thuê tàu chuyến:

a Khái niệm về hợp đồng thuê tàu chuyến

- Hợp đồng thuê tàu chuyến là một dạng của hợp đồng chuyên chở Chúng ta có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng thuê tàu chuyến như sau:

- Hợp đồng thuê tàu chuyến là một loại hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một hay nhiều cảng này và giao cho người nhận ở một hay nhiều cảng khác, còn người đi thuê tàu cam kết trả tiền cước thuê tàu đúng như hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng

- Như vậy, hợp đồng thuê tàu chuyến là một văn bản cam kết giữa người đi thuê và người cho thuê tàu Sự cam kết đó là kết quả của một quá trình hai bên tự do, tự nguyện thoả thuận Do vậy hợp đồng thuê tàu chuyến là văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở và người thuê chở

- Người chuyên chở (Carrier) trong hợp đồng thuê tàu có thể là chủ tàu (Shipowner) hoặc người kinh doanh chuyên chở bằng tàu thuê của người khác Còn người đi thuê tàu có thể là người xuất khẩu hoặc là người nhập khẩu tuỳ thuộc điều kiện cơ sở giao hàng đã quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương

b Nội dung hợp đồng

*) Chủ thể của hợp đồng

- Chủ thể của hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm: chủ tàu (hoặc người chuyên chở) và người thuê tàu (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu)

Trang 14

- Trong hợp đồng thuê tàu phải ghi rõ tê, địa chỉ của các bên Những đại lý hoặc người môi giới là người được uỷ thác để ký hợp đồng thì cuối hợp đồng phải ghi chữ “chỉ là đại lý –as agent only” với mục đích để xác định tư cách người ký hợp đồng

*) Điều khoản về tàu (Vessel)

- Tàu là công cụ để chuyên chở hàng hoá nên ở điều khoản này người ta quy định cụ thể các đặc trưng cơ bản của con tàu mà hai bên đã thoả thuận như: tên tàu, quốc tịch tàu, chất lượng, động cơ, trọng tải, dung tích

- Chủ tàu chỉ được quyền thay thế tàu khác nếu trong hợp đồng quy định “Substitute”

*) Điều khoản về thời gian tàu đến cảng xếp hàng (Time of arrival - Layday)

- Là thời gian tàu phải đến cảng xếp hàng nhận hàng để chuyên chở theo quy định

- Trường hợp tàu đến trước thời gian quy định, người thuê tàu không nhất thiết phải giao hàng, nhưng nếu giao hàng thì thời gian sẽ tính vào thời gian làm hàng, ngược lại tàu đến mà chưa có hàng để giao thì số ngày tàu chờ đợi sẽ tính vào thời gian làm hàng

- Thời gian tàu đến cảng xếp hàng có thể: + Fixed: Cố định trong 1 thời gian nhất định

+ About (From to ): Trong một khoảng thời gian nào đó

- Tuy nhiên, trước khi tàu đến cảng xếp hàng, Chủ tàu phải thông báo cho người thuê tàu biết dự kiến thời gian tàu đến cảng xếp hàng (Extimated Time of Arrival-ETA)

*) Điều khoản về hàng hóa

- Mô tả hàng hoá rõ ràng, chính xác về tên hàng, loại bao bì, số lượng, trọng lượng và khối lượng cũng như là đơn vị hàng hoá

Trang 15

- Trong thực tế, rất ít khi người ta quy định chính xác về số lượng hàng hoá thuê chuyên chở, mà thường ghi kèm theo tỷ lệ hơn kém (More or less (+/-), Min/Max, From to ) Khi gửi thông báo đã sẵn sàng xếp hàng, thuyền trưởng mới tuyên bố chính thức số lượng hàng hoá

- Người thuê tàu có trách nhiệm xếp đầy đủ toàn bộ lượng hàng đã được thông báo (Full and complete cargo)

- Nếu giao và xếp lên tàu ít hơn số lượng quy định, người chuyên chở sẽ thu tiền cước khống (Dead Freight) Ngược lại, người chuyên chở không nhận hết số lượng quy định thì người thuê tàu có quyền lợi đòi bồi thường những chi phí liên quan đến việc tàu bỏ lại hàng

*) Điều khoản về cước phí:

- Mức cước (Rate of Freight): là tiền cước tính cho mỗi đơn vị cước (Freight Unit) Đơn vị tính cước có thể là đơn vị trọng lượng, hay thể tích

- Thời gian thanh toán cước phí:

+ Cước phí thanh toán tại cảng bốc hàng (Freight payable at port of loading): là toàn bộ chi phí phải thanh toán khi ký vận đơn (on signing of loading) hoặc sau khi ký vận đơn vài ngày

+ Cước phí thanh toán tại cảng dỡ hàng (Freight payable at the port of destination hay Freight to collect)

+ Cước phí trả trước khi dỡ hàng (Freight payable before breaking bulk)

+ Cước phí trả sau khi đã dỡ hàng xong (Freight payable after complete of discharge)

+ Cước phải trả cùng với việc bốc dỡ hàng trong mỗi ngày (Freight payable concurrent with discharge)

- Ngoài ra, trong điều khoản cước phí hai bên còn thoả thuận về địa điểm thanh toán, tỷ giá hối đoái, phương thức thanh toán…

*) Điều khoản về chi phí bốc dỡ

Trang 16

- Theo điều kiện miễn chi phí xếp hàng (Free in = FI), tức là chủ tàu được miễn chi phí xếp hàng lên tàu, nhưng chịu chi phí bốc dỡ hàng khỏi tàu - Theo điều kiện miễn chi phí dỡ hàng (Free out = FO), tức là chủ tàu được

miễn chi phí dỡ hàng khỏi tàu, nhưng phải chịu chi phí bốc hàng lên tàu - Theo điều kiện miễn cả chi phí xếp dỡ hàng (Free in and out = FIO), tức là

chủ tàu được miễn chi phí bốc dỡ hàng lên tàu, lẫn chi phí dỡ hàng khỏi tàu

*) Điều khoản thưởng phạt

- Thời gian phạt không được kéo dài quá 14 ngày, sau đó sẽ bị phạt lưu tàu - Once on demurrage, always on demurrage (“khi bị phạt thì liên tục bị phạt”):

tức là một khi đã phạt thì những ngày tiếp theo kể cả ngày lễ, chủ nhật, ngày xấu trời đều bị phạt

- Tiền thưởng lại quy định theo 2 trường hợp: thưởng cho tất cả thời gian tiết kiệm được (all time saved) hoặc chỉ thưởng cho thời gian làm việc tiết kiệm được (working time saved)

*) Khái niệm “ngày” trong hợp đồng

- Ngày (days) là ngày theo lịch

- Ngày liên tục (Runing days): là những ngày kế tiếp nhau trên lịch kể cả ngày lễ, chủ nhật

- Ngày làm việc (working days): là những ngày làm việc chính thức tại các cảng do luật pháp của từng nước quy định

- Ngày làm việc 24 giờ (working days of 24 consecutive hours) là ngày làm việc 24 giờ, chứ không phải là ngày làm việc 8 giờ

- Ngày làm việc tốt trời (Weather working days) là những ngày thời tiết tốt cho phép tiến hành công việc bốc hoặc dỡ hàng Ngày mưa, gió bão là thời tiết xấu không thể tiến hành công việc bốc dỡ hàng nên không tính

- Ngày chủ nhật và ngày lễ là những ngày thường nghỉ làm việc, nhưng cũng có thể tiến hành bốc dỡ được, tuỳ theo quy định của hợp đồng.)

c Các mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến

Trang 17

- Mặc dù hợp đồng thuê tàu chuyến là kết quả của một quá trình thương lượng thỏa thuận giữa hai bên rồi sau đó được ghi chép lại, xong để tiết kiệm thời gian đàm phán và có cơ sở khi đàm phán, các tổ chức hàng hải quốc gia, quốc tế đã soạn thảo các hợp đồng mẫu (Standard Charter Party) và khuyến cáo các nhà kinh doanh nên dùng các mẫu này trong thuê tàu chuyến

- Trong kinh doanh hàng hải, việc tiêu chuẩn hóa và thống nhất mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến vẫn đang tiếp tục theo hai hướng:

+ Thống nhất nội dung hợp đồng trên phạm vi thế giới

+ Đơn giản hóa nội dung hợp đồng

- Hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu thường rất phong phú và đa dạng, do đó tùy thuộc vào từng mặt hàng cụ thể mà người đi thuê tàu có thể chọn mẫu hợp đồng cho phù hợp Mỗi mẫu hợp đồng đều có các điều khoản riêng Vì vậy người thuê tàu cần phải tính toán kỹ từng điều khoản, không nên bỏ qua một điều khoản nào Có như vậy quá trình thực hiện hợp đồng mới hạn chế được những tranh chấp phát sinh tránh được những tổn thất do sơ suất về nghiệp vụ gây ra

1.Khái niệm

- Thuê tàu định hạn trong tiếng Anh là Time charter

- Thuê tàu định hạn là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu, có thể gồm cả một thuyền bộ (thuyền trưởng và tập thể thủy thủ) hoặc không, để kinh doanh chuyên chở hàng hóa trong một thời gian nhất định, còn người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu và các chi phí hoạt động của con tàu

2.Đặc điểm

- Người thuê tàu được quyền quản lí và sử dụng con tàu trong một thời gian nhất định Người thuê tàu phải tìm hàng hóa để chở và có thể chở nhiều chuyến trong thời gian thuê

Trang 18

- Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu là hợp đồng định hạn (Time Charter Party)

- Người thuê tàu phải trả cho chủ tàu tiền thuê (Hire) chứ không phải tiền cước (Freight) Tiền thuê tàu được tính theo ngày hoặc tháng cho toàn bộ tàu hoặc theo một đơn vị trọng tải hay dung tích của tàu

- Ngoài tiền thuê tàu, người thuê tàu còn phải chịu các chi phí hoạt động của con tàu (Operation Cost) như: nhiên liệu, nước ngọt, cảng phí, đại lí phí, hoa hồng môi giới, vật liệu chèn lót…

- Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở Khi đi chở thuê theo chuyến thì người thuê tàu (Time Charter) sẽ đóng vai trò là người chuyên chở chứ không phải chủ tàu

- Với những đặc điểm trên, người thuê tàu thường sử dụng phương thức thuê tàu định hạn khi thị trường thuê tàu nhộn nhịp, giá cước có xu hướng tăng, việc thuê tàu chuyến khó khăn

Trang 19

4.Hợp đồng thuê tàu định hạn (Time Charter Party) a Khái niệm

- Hợp đồng thuê tàu định hạn là văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu định hạn

- Hợp đồng thuê tàu định hạn mang tính chất là một hợp đồng thuê tài sản được ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, quy định những nội dung trên: tên chủ tàu, người thuê tàu, tên tàu, trọng tải, dung tích đăng ký, dung tích chứa hàng, khả năng đi biển của tàu, thời gian và địa điểm giao tàu, trả tàu, thời gian thuê, vùng biển được phép kinh doanh, tiền thuê, phân chia một số chi phí hoạt động của tàu như: nhiên liệu, nước ngọt…

- Từ định nghĩa trên ta thấy, trong thời hạn thuê quyền sử dụng con tàu được chuyển sang người thuê, còn quyền sở hữu chiếc tàu vẫn thuộc chủ tàu Chính vì vậy, quyền lợi và nghĩa vụ của chủ tàu và người thuê tàu trong hợp đồng thuê tàu định hạn có nhiều đặc điểm khác so với hợp đồng thuê tàu chuyến

b Nội dung của hợp đồng

- Điều khoản về tàu (Ship Clause): hai bên phải thỏa thuận và qui định chi tiết về chiếc tàu thuê và cho thuê như: tên tàu, các đặc trưng kinh tế kĩ thuật của tàu, thời gian và địa điểm giao và nhận tàu, kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tàu khi giao và nhận tàu Trên cơ sở những quy định đó, người thuê tàu có thể tính toán được việc khai thác tàu trong thời gian thuê như thế nào là có lợi nhất

- Điều khoản về tiền thuê tàu (Hire): tiền cước thuê tàu định hạn thường được tính theo DWT/một tháng 30 ngày; GRT/một tháng 30 ngày hoặc bao cả tàu/một ngày…

- Tiền cước thuê tàu định hạn có thể thanh toán theo định kỳ hàng tháng Chủ tàu có quyền hủy hợp đồng và rút tàu không cho thuê, nếu người đi thuê không thanh toán tiền cước đầy đủ và đúng thời hạn quy định

- Trong thời gian tàu phải lên đà để sửa chữa định kỳ hoặc máy móc bị hỏng do lỗi của chủ tàu tàu không kinh doanh chuyên chở được gọi là thời gian ngừng thuê (Off Hire)

Trang 20

- Trong thời gian ngừng thuê, người đi thuê được quyền khấu trừ tiền cước thuê tàu

- Điều khoản về phân chia chi phí khai thác tàu: đây là một trong những điều khoản quan trọng trong hợp đồng thuê tàu định hạn

c Các loại chi phí

*) Chi phí do người chủ tàu chịu:

- Lương và các khoản phụ cấp của sĩ quan thủy thủ làm việc trên tàu, (trừ trường hợp thuê theo hình thức Bareboat Charter)

- Cung cấp lương thực, thực phẩm (Provisions)

- Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ (Maintenance and Repairs) - Cung ứng phụ tùng, vật tư, thiết bị cho tàu (Stories, Supplies and

Equipment)

- Khấu hao con tàu (Depreciation)

- Bảo hiểm tàu trong thời gian cho thuê (Insurance of Ship) - Chi phí văn phòng (Overhead Charges)

- Chi phí kiểm tra tàu (Survey Charges)

- Chi phí hoa hồng môi giới (Brokerage), nếu có *) Chi phí do người thuê tàu chịu

- Dầu máy chạy (FO, DO) - Cảng phí (Port Charges)

- Chi phí xếp dỡ (Stevedoring Charges) - Chi phí quét dọn hầm tàu (Cleaning Holds) - Chi phí vật liệu chèn lót (Dunnage)

Ngoài ra, trong hợp đồng thuê tàu định hạn còn có các điều khoản khác như: điều khoản về cho thuê lại, điều khoản về điều hành của thuyền trưởng, điều khoản về hủy hợp đồng, điều khoản về khiếu nại và trọng tài

5 Các mẫu hợp đồng thuê tàu định hạn 5.1 Mẫu Time Charter 1902 - Timo

Trang 21

- Hợp đồng mẫu “TIME CHARTER 1902 – TIMON” do Phòng hàng hải Anh soạn thảo và ban hành năm 1902

5.2, Mau Oil Tanker

- Hợp đồng mẫu “OIL TANKER” do nước Anh ban hành để sử dụng riêng trong nghiệp vụ thuê tàu định hạn chuyên chở dầu mỏ

5.3 Mẫu Uniform Time Charter - Baltime 1909

- Hợp đồng mẫu “UNIFORM TIME CHARTER – BALTIME” do Công hội hàng hải quốc tế và Baltic (BIMCO) ban hành năm 1909, được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến

6 Quy định pháp lý Việt Nam về thuê tàu định hạn 6.1 Thuê tàu trần

Ngày đăng: 12/07/2024, 10:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w