Bài tập nhóm học phần kinh tế công cộng 1 đề tài độc quyền

14 2 0
Bài tập nhóm học phần kinh tế công cộng 1 đề tài độc quyền

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

I.Nguyên nhân dẫn tới độc quyền 5

1 Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh 5

2 Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường 6

3 Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ 6

4 Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt 7

5 Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất 7

II.Phân loại độc quyền 7

1 Độc quyền thường (Regular monopoly) 7

2 Độc quyền tự nhiên( Natutal monopoly ) 8

III.Điều tiết chính phủ 10

1 Độc quyền thường 10

2 Độc quyền tự nhiên 12

KẾT LUẬN 14

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Độc quyền là một trong những vấn đề tồn tại ở rất nhiều nền kinh tế trên thế giới, và là điều không tránh khỏi Hơn thế nữa, độc quyền trong kinh doanh dù hình thành và tồn tại bằng cách nào cũng đều gây ra hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế Độc quyền trong kinh doanh dẫn đến hình thành giá cả độc quyền, giá cả lũng đoạn gây ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng Ở hầu hết các quốc gia đều tồn tại các loại độc quyền tự nhiên, độc quyền nhà nước Ở nước ta, với một xuất phát điểm thấp và một số đặc điểm nội tại của nền kinh tế - xã hội nên vẫn còn một số ngành và lĩnh vực tồn tại độc quyền nhà nước Tuy nhiên, nhà nước cũng đang dần hoàn thiện các cơ chế pháp luật, cũng như có các chính sách điều tiết nhằm hạn chế các hành vi lũng đoạn, lạm dụng vị trí độc quyền để tránh gây hậu quả xấu cho xã hội

Nhóm chúng em nhận thức được rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, chưa đạt yêu cầu của giảng viên Chúng em mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của cô để ngày càng hoàn thiện kiến thức của bản thân

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

NỘI DUNG I Khái niệm, đặc điểm

1 Khái niệm

Thất bại thị trường là một thuật ngữ kinh tế học miêu tả tình trạng thị trường cạnh

tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn gây nên

Thị trường vận hành không hiệu quả

• Nguyên nhân tồn tại những thất bại của thị trường là các tiền đề để cho cơ chế thị trường vận hành trơn tru không được thỏa mãn Các nguyên nhân hay thấy nhất là: độc quyền, ảnh hưởng ngoại lai, hàng hóa công cộng, tài nguyên thuộc sở hữu chung, thông tin phi đối xứng, chi phí giao dịch, vấn đề principle-agency,sức mạnh thị trường

• Thất bại của thị trường thể hiện dưới các dạng như: lựa chọn ngược, thất nghiệp, hiện tượng kẻ đi xe không trả tiền, rủi ro đạo đức, v.v

• Niềm tin rằng có sự tồn tại của thất bại thị trường là động lực của việc đề xuất nhà nước phải can thiệp vào thị trường tự do Tuy nhiên, có rất nhiều nhà kinh tế không tin rằng có sự tồn tại của thất bại thị trường và rằng sự can thiệp của nhà nước vào thị trường tự do chỉ dẫn tới cái gọi là thất bại của chính phủ Đã có nhiều phân tích về nguyên nhân dẫn tới thất bại của thị trường Cũng đã có nhiều đề xuất về các giải pháp khắc phục thất bại của thị trường mà không phải giải pháp nào cũng dẫn tới sự can thiệp của nhà nước

Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm

đó cho người mua mà không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác giữa người bán và người mua Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh Mặc dù trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp nào đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự không hiệu quả của lợi ích xã hội Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu chí: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền v.v

Trang 5

2 Đặc điểm

Nhà cung cấp duy nhất

Một thị trường độc quyền được điều tiết bởi một nhà cung cấp duy nhất Do đó, nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ là nhu cầu về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ do nhà cung cấp đó cung cấp

Rào cản gia nhập thị trường

Một đặc điểm khác của thị trường độc quyền là rào cản gia nhập Giấy phép của chính phủ, bằng sáng chế - bản quyền, quyền sở hữu tài nguyên, chi phí đầu tư rất lớn… chính là một số rào cản gia nhập thị trường độc quyền Khi một nhà cung cấp kiểm soát việc sản xuất và cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, các công ty khác khó mà có thể tham gia vào thị trường độc quyền Nếu chính phủ tin rằng sản phẩm hoặc dịch vụ do công ty độc quyền cung cấp là cần thiết cho phúc lợi của công chúng, chẳng hạn như công ty điện lực, viễn thông không được phép rút lui khỏi thị trường

Tối đa hóa lợi nhuận

Trong một thị trường độc quyền, công ty tối đa hóa lợi nhuận Họ có thể đặt giá cao hơn so với mức giá mà họ có thể có trong một thị trường cạnh tranh và kiếm được lợi nhuận cao hơn Do không có cạnh tranh nên mức giá do công ty độc quyền ấn định sẽ là giá thị trường

Sản phẩm duy nhất

Sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp là duy nhất Không có sản phẩm thay thế gần gũi có sẵn trên thị trường

Phân biệt giá cả

Một doanh nghiệp đang hoạt động trong cấu trúc thị trường này có thể thay đổi giá cả và số lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ Sự phân biệt về giá xảy ra khi doanh nghiệp bán cùng một sản phẩm cho những người mua khác nhau với các mức giá khác nhau

I Nguyên nhân dẫn tới độc quyền

1 Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh

Trang 6

Quá trình cạnh tranh làm cho những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả bị các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần, cuối cùng là bị đào thải Các doanh nghiệp này có lợi thế kiểm soát được nguồn lực then chốt của các mặt hàng là yếu tố đầu vào cơ bản, dùng để sản xuất các loại sản phẩm độc quyền Khi tất cả các doanh nghiệp đều bị một doanh nghiệp đánh bại thì doanh nghiệp đó đương nhiên trở thành độc quyền

2 Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường

Hiện nay có nhiều hãng trở thành độc quyền là nhờ được chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó (ví dụ các địa phương cho phép một công ty duy nhất cung cấp nước sạch, thực phẩm sạch trên địa bàn địa phương mình)

Những ngành chủ đạo quốc gia được tạo cơ hội tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước như quốc phòng, sản xuất vũ khí, vì nó liên quan đến an ninh đất nước buộc nhà nước phải nằm quyền hành (có 20 loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau được liệt kê chi tiết trong Nghị định 94/2017/NĐ-CP là độc quyền thuộc quyền kiểm soát của nhà nước)

Nhưng có nhiều ngành khác thì sự độc quyền của nhà nước lại không dễ thuyết phục đến như vậy Có thể thấy thực tế tồn tại trong ngành hàng không ở Việt Nam gần như chiếm độc quyền trong thị trường nội địa, trong khi nhiều nước khác nó lại có sự góp mặt của nhiều hãng lớn cạnh tranh gay gắt với nhau

3 Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ

Chế độ bản quyền được coi là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những nhà phát minh, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian và tiền của vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội Nhưng chính những qui định này đã tạo cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn Những người có các bản quyền này sẽ có khả năng tạo ra thị trường độc quyền trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào thời hạn giữ bản quyền đó theo quy định của nhà nước Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì khái niệm độc quyền rất quan trọng và có ý nghĩa riêng biệt đối với mỗi cá nhân và tổ chức

Ví dụ: Độc quyền thương hiệu (Logo, nhãn hiệu hàng hóa); Đăng ký độc quyền sáng chế/Giải pháp hữu ích; hay độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

Trang 7

4 Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt

Có thể thấy việc nắm giữ được một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó có đủ khả năng hỗ trợ trong việc độc quyền sản phẩm sẽ giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường một cách chắc chắn hơn Ví dụ trong việc khai thác mỏ kim cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi chính vì vậy quốc gia này gần như độc quyền về khai thác và

bán kim cương mà các quốc gia khác không thể có

5 Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất

Các doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thị trường thông qua tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng theo quy mô Có nghĩa là doanh nghiệp nào vào thị trường trước có thể sử dụng cách giảm giá liên tục khi mở rộng được quy mô sản xuất để không ngừng ngăn cản sự xâm nhập thị trường của các đối thủ khác Trường hợp này còn gọi là độc quyền tự nhiên

II Phân loại độc quyền

1 Độc quyền thường (Regular monopoly) a Khái niệm

Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người sản xuất và bán

ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi Mặc dù trên thực tế không có độc quyền thuần túy, vì các hàng hóa thực tế đều ít nhiều có sản phẩm thay thế, nhưng những gì phân tích cho mô hình độc quyền này sẽ giúp làm sáng tò tính phi hiệu quả của nó và sự cần thiết của các biện pháp can thiệp của chính phủ

b Tổn thất phúc lợi

Trang 8

Đồ thị thể hiện độc quyền thông thường, thông qua các đường chi phí biên MC, chi phí bình quân AC, và đường cầu D Không giống như cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu D dốc xuống khi thị trường là độc quyền Khi không có điều tiết của nhà nước, hãng độc quyền sẽ quyết định sản xuất tại mức sản lượng 𝑄1 và bán ở giá P₁, thu lợi nhuận siêu ngạch là diện tích hình chữ nhật tô đậm

Trong điều kiện cạnh tranh, chúng ta giả định có rất nhiều hãng tham gia thị trường, quy mô của hãng rất nhỏ so với quy mô thị trường, hãng phải chấp nhận giá, hành động của hãng không ảnh hưởng tới thị trường Vì vậy, đối với hãng cạnh tranh, đường cầu D là nằm ngang, hãng có thể bán tất cả lượng hàng hóa sản xuất ra ở mức giá thị trường Tuy nhiên, trong điều kiện độc quyền, hãng là đơn vị cung cấp hàng hóa duy nhất, đường cầu của thị trường cũng chính là đường cầu của hãng độc quyền, nó có chiều dốc xuống, phản ánh quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá và lượng, khi nhà độc quyền nâng giá thì cầu giảm và ngược lại

Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận trong độc quyền là hãng sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (MR = MC) thay vì tại P = MC như trong thị trường cạnh Hãng độc quyền có thể áp mức giá cao và mức sản lượng thấp vì hãng là đơn vị cung cấp duy nhất trên thị trường, từ đó thu được lợi nhuận siêu ngạch

Như vậy so sánh thị trường trong điều kiện cạnh tranh, độc quyền có khả năng gây tổn thất phúc lợi xã hội vì hành vi nâng giá của hãng Khi sản xuất tại mức 𝑄1 , hãng đã khiến xã hội bị tổn thất một mức lợi ích ròng là tam giác được chấm nhỏ ABC Người ta còn gọi diện

tích này là mất trắng hay tổn thất vô ích do độc quyền Do vậy chính phủ cần có chính

sách phù hợp để tăng cường tính cạnh tranh và hạn chế sự hình thành độc quyền trên thị trường Tuy nhiên, có một số trường hợp để độc quyền lại là trạng thái đáng mong muốn của xã hội, ví dụ ngành có cấu trúc chi phí ATC giảm dần khi quy mô tăng lên (hiệu quả kinh tế theo quy mô), hay độc quyền tự nhiên

2 Độc quyền tự nhiên (Natutal monopoly) a Khái niệm

Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất

Trang 9

Tình trạng độc quyền tự nhiên đến từ chính trong bản chất của thị trường, của ngành nghề cụ thể, dẫn đến việc chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp cung cấp trong ngành Đó có thể là:

• Lợi thế người dẫn đầu Doanh nghiệp bạn là người đi đầu tiên trong lĩnh vực ngành,

trong khu vực đó, khiến hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp đến sau khó vượt mặt bạn, dù sản phẩm họ tốt hơn Ví dụ, dịch vụ internet ở các chung cư, 1 chung cư chỉ có bạn cung cấp và 100% hộ dân đều dùng, bạn tính phí người dùng để vừa đủ có lợi nhuận Đối thủ đến sau sẽ phải xem xét nếu lợi thế cạnh tranh của họ không vượt xa bạn, việc đầu tư vốn và chi phí để giành khách hàng sẽ cao hơn người đi đầu(bạn) và doanh số ước tính chỉ khoảng 50% hộ dùng, cả hai doanh nghiệp sẽ lỗ nếu cạnh tranh cách này, chỉ người dùng được lợi

• Lợi thế quy mô Giả sử ban đầu 2 doanh nghiệp bằng nhau về vốn và công nghệ,

nhưng doanh nghiệp bạn làm tốt hơn một chút, khiến lợi nhuận bạn cao hơn, bạn tái đầu tư vào doanh nghiệp nhiều hơn đối thủ, việc tái đầu tư này, qua thời gian sẽ khiến bạn vượt mặt đối thủ bằng việc giảm giá thành, tăng doanh số bán Về lâu dài đối thủ không thể cạnh tranh lại bạn

b Sự phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên khi chưa bị điều tiết

K H

Trang 10

• Theo định nghĩa, đường chi phí trung bình AC của hãng độc quyền tự nhiên sẽ giảm dần khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó đường chi phí biên MC cũng đi xuống và luôn nằm xuống đường AC

• Nếu hãng độc quyền không tự nhiên không bị điều tiết , họ sẽ sản xuất tại Q1 với MR=MC, theo nguyên tắc thông thường và đặt giá tại Q1

• Lợi nhuận siêu ngạch mà hãng nhận được = P1.Q1- AC(Q1).Q1= SP1EGF • DWL= S△EKA

III Điều tiết chính phủ 1 Độc quyền thường

Mục tiêu: Giảm P (mức giá thị trường) tăng Q (sản lượng nhà độc quyền) đến mức sản lượng tối ưu cho toàn xã hội

Chính phủ thường can thiệp vào tình trạng độc quyền thường trong nền kinh tế với mục tiêu chính là bảo vệ lợi ích công bằng, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo rằng người tiêu dùng và xã hội nói chung đều hưởng lợi

Giải pháp:

a Kiểm soát giá cả

Quy định giá: Chính phủ có thể thiết lập các quy định về giá cả để ngăn chặn sự lạm dụng

độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá cả không hợp lý

Kiểm soát lợi nhuận: Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp để kiểm soát mức lợi nhuận

của các doanh nghiệp độc quyền thường • Ưu điểm:

o Bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá cả không hợp lý

o Giảm khả năng lạm dụng độc quyền và kiểm soát lợi nhuận của các doanh nghiệp độc quyền

• Nhược điểm:

o Có thể dẫn đến hiện tượng giảm chất lượng sản phẩm do giảm khả năng đầu tư vào nâng cao chất lượng

o Cần sự quản lý và giám sát kỹ thuật để đảm bảo rằng giá cả được kiểm soát một cách hiệu quả mà không gây hậu quả tiêu cực

Trang 11

b Đánh thuế

Thuế cao: Áp dụng thuế cao đối với các doanh nghiệp độc quyền thường có thể giúp giảm đi lợi ích kinh tế của họ và tăng nguồn thu ngân sách

Thuế chống độc quyền: Thiết lập thuế đặc biệt hoặc loại thuế mới nhằm ngăn chặn hoặc

giảm bớt tình trạng độc quyền thường • Ưu điểm:

o Tăng nguồn thu ngân sách và giảm lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp độc quyền o Có thể dùng thuế như một công cụ điều chỉnh để giảm độc quyền thường

• Nhược điểm:

o Có thể dẫn đến tăng giá cả hoặc giảm đầu tư nếu không được áp dụng một cách linh hoạt

o Cần thiết kế thuế một cách cẩn thận để tránh tác động tiêu cực không mong muốn

c Ban hành pháp luật và chính sách chống độc quyền

Antitrust laws (luật chống độc quyền): Chính phủ có thể đưa ra và thực thi các luật

antitrust để ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và giữ cho thị trường công bằng

Chính sách cạnh tranh: Phát triển và thực hiện các chính sách cạnh tranh để khuyến khích

sự cạnh tranh và ngăn chặn sự tập trung quá mức trong thị trường • Ưu điểm:

o Tăng cường cạnh tranh và giữ cho thị trường công bằng

o Ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và tăng tính minh bạch • Nhược điểm:

o Cần thời gian và nguồn lực để thiết lập và thực thi pháp luật

o Có thể đối mặt với sự khó khăn trong việc xác định và chứng minh hành vi độc quyền

d Sở hữu nhà nước

Quản lý nhà nước: Chính phủ có thể sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp các doanh nghiệp quan

trọng để đảm bảo rằng chúng hoạt động theo lợi ích cộng đồng và không lạm dụng độc quyền của mình

Ngày đăng: 06/04/2024, 15:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan