bài tập nhóm học phần kinh doanh thương mại đề tài phân tích thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp spotify

26 0 0
bài tập nhóm học phần kinh doanh thương mại đề tài phân tích thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp spotify

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qua đó, chúng em mong muốn hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh của Spotify, những chiến lược mà họ đã áp dụng để thành công, cũng như những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho các doanh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

-*🕮* -

BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN: KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Đề tài: Phân tích thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I, Tổng quan về Spotify 2

1 Thông tin doanh nghiệp 2

2 Lịch sử hình thành và phát triển của Spotify 3

3 Môi trường/lĩnh vực và hoạt động kinh doanh của Spotify 3

3.1 Môi trường, lĩnh vực của Spotify 3

3.2 Hoạt động kinh doanh của Spotify 3

4 Hoạt động của Spotify tại thị trường Việt Nam 4

II, Thực trạng kinh doanh của Spotify 5

1 Tình hình kinh doanh chung 5

1.1 Tổng quan về thị trường thế giới 5

1.2 Tình hình kinh doanh chung 6

2 Mô hình kinh doanh 6

2.1 Phân tích mô hình 6

2.2 Ưu điểm của mô hình 8

2.3 Nhược điểm của mô hình 9

3 Chiến lược kinh doanh 10

4 Phân tích tình hình kinh doanh giai đoạn 2018-2023 11

4.1 Doanh thu 11

4.2 Quy mô (thị phần và lượng người dùng) 12

4.3 Phân tích ảnh hưởng của dịch Covid 19 12

5 Thành tựu và hạn chế 14

5.1 Thành tựu 14

Trang 3

3.1 Spotify thử nghiệm video ngắn giống tiktok 17

3.2 Spotify thử nghiệm tính năng thu podcast trực tiếp 18

4 Bài học kinh nghiệm 18

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Từ thuở sơ khai, âm nhạc đã len lỏi vào đời sống con người như một phần không thể thiếu Âm nhạc gắn liền với mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc cất tiếng khóc chào đời đến khi giã từ cuộc sống Nó là tiếng lòng, là nguồn động viên, là niềm an ủi, là cầu nối cho con người xích lại gần nhau hơn Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần của con người ngày càng cao Mô hình kinh doanh số đang bùng nổ trong thời đại công nghệ 4.0, mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa hoạt động Spotify là một ví dụ điển hình cho sự thành công của mô hình kinh doanh số trong lĩnh vực âm nhạc Doanh nghiệp đã đem đến làn sóng mới, thay đổi hoàn toàn cách thức con người nghe nhạc, từ việc sở hữu nhạc sang thuê bao nghe nhạc trực tuyến Với kho tàng âm nhạc khổng lồ, đa dạng, cùng trải nghiệm nghe nhạc mượt mà, Spotify đã thu hút hàng triệu người dùng trên toàn thế giới Để giải mã thành công của Spotify, nhóm chúng em đã chọn đề tài "Phân tích thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp Spotify" để làm chủ đề thảo luận nhóm Qua đó, chúng em mong muốn hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh của Spotify, những chiến lược mà họ đã áp dụng để thành công, cũng như những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực âm nhạc và các lĩnh vực khác

Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ths Nguyễn Thanh Phong đã cung cấp cho chúng em những kiến thức thật bổ ích để tạo tiền đề cho chúng em hoàn thành bài tiểu luận này Do thời gian và kiến thức của nhóm còn hạn chế nên bài nghiên cứu vẫn còn những sai sót nhất định Vì vậy, nhóm chúng em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý từ thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn và từ đó rút kinh nghiệm cho những bài nghiên cứu tiếp theo

Trang 5

NỘI DUNG

I, Tổng quan về Spotify 1 Thông tin doanh nghiệp

Spotify là một nhà cung cấp phát thanh và dịch vụ truyền thông Thụy Điển được thành lập vào ngày 23 tháng 4 năm 2006 bởi Daniel Ek và Martin Lorentzon Đây là một trong những nhà cung cấp dịch vụ phát nhạc trực tuyến lớn nhất, với hơn 551 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, bao gồm 220 triệu người đăng ký trả phí, tính đến tháng 6 năm 2023

Spotify có mô hình tổ chức theo các tiểu đội , mỗi đội đó tập trung làm một chức năng khác nhau - ví dụ như chức năng radio - và những chức năng nhỏ hữu hiệu ở một sản phẩm, luôn đưa ra những bản cập nhật thường xuyên Những đội này, đều có không gian làm việc của riêng họ Điều này tạo nên một mô hình quản lý phẳng, mặc dù có những giám đốc sản phẩm, người làm nhiệm vụ kết nối các đội lại với nhau

Mô hình Spotify tập trung vào sự đơn giản Khi Spotify bắt đầu tổ chức xung quanh công việc của họ, họ đã xác định một số yếu tố quan trọng về cách cấu trúc đội ngũ:

• Squad: Squad là các nhóm đa chức năng, tự trị (thường là 6-12 cá nhân) tập trung vào một lĩnh vực tính năng Mỗi Squad có một Agile coach để hỗ trợ và một PO Các nhóm xác định phương pháp, agile framework nào sẽ được sử dụng

• Tribes: Khi nhiều Squad phối hợp với nhau trên cùng một số các tính năng, họ sẽ tạo thành một tribes Các tribes giúp xây dựng sự liên kết giữa các Squad và thường bao gồm 40 – 150 người Mỗi Tribes có một Tribes Lead, người chịu trách nhiệm giúp phối hợp giữa các Squad

• Chapter: Các chapter là tập hợp các thành viên cùng một vị trí, giúp duy trì các tiêu chuẩn kỹ thuật Chapters thường được dẫn dắt bởi một trưởng nhóm công nghệ, người này cũng có thể là người quản lý các thành viên trong nhóm trong Chapter đó

• Guild: Các thành viên trong nhóm đam mê một chủ đề có thể thành lập một Guild, về cơ bản là một cộng đồng cùng quan tâm Bất kỳ ai cũng có thể tham gia một Guild và họ hoàn toàn tự nguyện Trong khi các Chapter thuộc về một Tribes, các Guild có thể bao gồm các thành viên từ Tribes khác nhau Không có người lãnh đạo chính thức của một Guild Thay vào

Trang 6

đó, một người nào đó giơ tay để trở thành Guild Coordinator và giúp gắn kết mọi người lại với nhau

2 Lịch sử hình thành và phát triển của Spotify

- Tháng 7 năm 2006, Daniel Ek và Martin Lorentzon phát triển và thành lập Spotify tại Stockholm, Thụy Điển

- Tháng 10 năm 2008, Spotify ra mắt ở Scandinavia, Anh, Pháp và Tây Ban Nha

- Tháng 7 năm 2011, Spotify ra mắt tại Mỹ

- Tháng 3 năm 2012, Spotify thông báo người dùng ứng dụng của họ đã nghe 1.500 năm nhạc trong ba tháng

- Tháng 10 năm 2014, Gói Family Premium ra mắt

- Tháng 4 năm 2018, Spotify chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán bằng

- Tháng 7 năm 2019, Spotify Lite ra mắt tại 36 quốc gia

- Tháng 1 năm 2023, được thông báo vào quý 4 năm 2022, Spotify đã tăng số người đăng ký lên 205 triệu

3 Môi trường/lĩnh vực và hoạt động kinh doanh của Spotify 3.1 Môi trường, lĩnh vực của Spotify

Spotify hoạt động trong lĩnh vực của thị trường âm nhạc kỹ thuật số, nơi mà người dùng có thể truy cập vào âm nhạc qua internet thông qua các thiết bị di động, máy tính và các thiết bị kết nối mạng khác

Spotify cạnh tranh với các dịch vụ như Apple Music, Amazon Music, YouTube Music và các dịch vụ phát nhạc khác Các dịch vụ này cung cấp các mô hình kinh doanh và tính năng cạnh tranh như streaming nhạc trực tuyến, tạo playlist, và nền tảng phân tích và đề xuất âm nhạc cá nhân hóa

Spotify hoạt động trong môi trường công nghệ phức tạp, bao gồm việc phát triển và duy trì các ứng dụng di động và web, hệ thống phân phối âm nhạc, và các thuật toán phân tích dữ liệu để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

Spotify cung cấp một nền tảng cho các nghệ sĩ và nhãn hiệu để phát hành và tiếp cận người nghe, và do đó phải xây dựng và duy trì mối quan hệ với cộng đồng nghệ sĩ và ngành công nghiệp âm nhạc

Spotify cũng hoạt động trong một môi trường văn hóa và giải trí đa dạng, nơi mà sự cạnh tranh không chỉ đến từ các dịch vụ âm nhạc khác mà còn từ các phương tiện giải trí khác như phim ảnh, podcast, và nền tảng truyền thông xã hội

3.2 Hoạt động kinh doanh của Spotify

Trang 7

Spotify cung cấp dịch vụ trả phí (Spotify Premium) cho người dùng, cho phép họ truy cập vào âm nhạc không giới hạn mà không bị gián đoạn bởi quảng cáo Ngoài ra, Spotify cũng cung cấp dịch vụ miễn phí với quảng cáo, nhưng có giới hạn về chất lượng phát sóng và các tính năng khác

Spotify tạo ra thu nhập từ các hợp đồng quảng cáo với các nhãn hiệu và đối tác khác Các quảng cáo có thể xuất hiện giữa các bài hát hoặc trên giao diện người dùng Spotify hợp tác với các nhãn hiệu âm nhạc, hãng phim, và các đối tác khác để cung cấp nội dung đa dạng cho người nghe Điều này có thể bao gồm việc phát hành album, sản xuất podcast, và cung cấp nội dung video

Spotify sử dụng dữ liệu người dùng để phân tích và đưa ra các đề xuất âm nhạc cá nhân hóa cho người nghe Đồng thời, họ cũng sử dụng dữ liệu này để cung cấp các dịch vụ quảng cáo đích danh, giúp nhãn hiệu tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu

Spotify không chỉ hoạt động trong các thị trường phát triển như Bắc Mỹ và châu Âu, mà còn mở rộng ra các thị trường mới nhanh chóng, bao gồm các quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Đại Dương

4 Hoạt động của Spotify tại thị trường Việt Nam

Spotify chính thức gia nhập Việt Nam vào năm 2018 và trở thành một cơn sốt trong cộng đồng người nghe nhạc trực tuyến Tại Việt Nam, Spotify đã cung cấp dịch vụ phát nhạc trực tuyến tại Việt Nam, cho phép người dùng trải nghiệm hàng triệu bài hát từ các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế và tăng cường thư viện âm nhạc địa phương bằng cách cung cấp các bài hát, playlist và podcast từ nghệ sĩ và nền văn hóa Việt Nam Spotify đã tích hợp với các dịch vụ và nền tảng địa phương như Zalo, Mocha và nền tảng thanh toán điện tử để tăng cường sự tiện lợi và phạm vi truy cập của người dùng Tạo ra các chiến dịch và sự kiện nhằm tăng cường tương tác và thúc đẩy cộng đồng người dùng tại Việt Nam, bao gồm cả việc tổ chức các buổi hòa nhạc và chia sẻ nội dung Hiện tại, Spotify đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các dịch vụ phát nhạc địa phương như Zing MP3, NhacCuaTui và Mocha, cũng như các đối thủ toàn cầu như Apple Music và YouTube Music

Khi gia nhập thị trường Việt Nam, Spotify đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dịch vụ phát nhạc địa phương và quốc tế Để cạnh tranh hiệu quả, Spotify đã tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất thông qua nội dung địa phương hóa, tính tương tác và tính cá nhân hóa Spotify đã thiết lập các đối tác với các nghệ sĩ và nhãn hàng Việt Nam để cung cấp nội dung độc quyền và sự kiện tiếp thị Điều này giúp Spotify tăng cường sự hấp dẫn và sự chân thành đối với người dùng Việt Nam Triển khai các chiến dịch tiếp thị địa phương để tăng cường nhận thức thương hiệu và thu hút người dùng tại Việt Nam Các chiến dịch này bao gồm

Trang 8

quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội, sự kiện tại các trung tâm mua sắm và hỗ trợ các nghệ sĩ và sự kiện âm nhạc địa phương

Spotify không chỉ tập trung vào việc phát nhạc mà còn mở rộng sang lĩnh vực podcast và âm thanh địa phương Họ đã cung cấp nhiều podcast độc quyền và sản xuất nội dung podcast địa phương để thu hút người dùng và tăng cường sự đa dạng của nền tảng Để tăng cường tiện ích cho người dùng, Spotify đã tích hợp các phương thức thanh toán địa phương và cung cấp các gói dịch vụ tài chính phù hợp với thị trường Việt Nam

Trong tương lai, Spotify có thể tiếp tục mở rộng hoạt động của mình tại Việt Nam thông qua việc tăng cường tính tương tác và cá nhân hóa, phát triển nội dung địa phương đa dạng và tăng cường hợp tác với đối tác địa phương

II, Thực trạng kinh doanh của Spotify 1 Tình hình kinh doanh chung

1.1 Tổng quan về thị trường thế giới

- Spotify hiện đã có mặt tại 184 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới - Số người tích cực sử dụng Spotify mỗi tháng vượt quá 500 triệu người - Người dùng trung bình nghe Spotify trong 1,22 giờ (1 giờ 13 phút) mỗi

ngày

- Spotify đã kiếm được hơn 12 tỷ đô la doanh thu trong năm vừa qua - Với hơn 18 tỷ lượt phát trực tuyến nghệ sĩ được phát trực tuyến nhiều nhất

trên Spotify vào năm 2022 là Bad Bunny

- Spotify hiện có hơn 205 triệu người dùng trả tiền, gấp đôi so với một các đối thủ cạnh tranh

- Spotify hoạt động dựa trên mô hình freemium, có nghĩa là không phải tất cả người dùng của nó đều phải trả tiền cho dịch vụ có tới 205 triệu người dùng Premium và 295 triệu người dùng được quảng cáo hỗ trợ vào cuối năm

- Đối tượng mục tiêu của Spotify chủ yếu đến từ Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Mỹ Latinh Lục địa già là cơ sở thị trường lớn nhất của họ với 148 triệu người dùng đang hoạt động

- Spotify đã tạm dừng hoạt động tại Nga vào tháng 3 năm 2022 Hành động này dẫn đến việc mất đi lượng người nghe đáng kể trong mỗi quý của năm 2022 Hơn 2 triệu trong số những người đăng ký này là người dùng trả tiền

- Gen Z chiếm phần lớn người nghe Spotify:

Trang 9

Hình 1 Thống kê người dùng Spotify theo độ tuổi

- Spotify hiện đang có nhiều người dùng nữ hơn nam

1.2 Tình hình kinh doanh chung

Về kết quả kinh doanh, doanh thu của Spotify đã tăng trưởng đều đặn trong những năm gần đây Năm 2023 doanh thu là 14,4 tỷ - đánh dấu mức tăng trưởng mạnh mẽ 12,96% so với 11,72 tỷ của năm trước Trong quý IV/2023, Spotify đã vượt qua Apple để trở thành nhà cung cấp sách nói số 2 sau Audible, ước tính 6 triệu bản đã được bán hoặc phát trực tuyến tại Mỹ

Về lợi nhuận, kể từ khi ra mắt, Spotify chỉ thỉnh thoảng thông báo lợi nhuận hằng quý và thường xuyên báo lỗ hằng năm, cho dù lượng người đăng ký theo dõi tăng mạnh và có xuất phát điểm thuận lợi trước các đối thủ như Apple Music và Amazon Music Trong cả năm 2022, nền tảng này báo lỗ ròng 430 triệu euro (hơn 470 triệu USD), tăng hơn 12 lần so với khoản lỗ ròng 34 triệu euro của năm 2021 Spotify đã tiến hành tới ba đợt sa thải nhân viên trong năm 2023: 590 vị trí vào tháng 1, 200 vị trí vào tháng 6 và 1.500 vị trí khác vào tháng 12, nhằm tăng cường sử dụng công nghệ AI cho bộ phận podcasting và sách nói, qua đó kỳ vọng sẽ gia tăng lợi nhuận Spotify đã đầu tư hơn 1 tỷ USD để đẩy mạnh xây dựng hoạt động kinh doanh Podcast, với hy vọng mức độ tương tác cao hơn do định dạng này mang lại sẽ mang lại nhiều nhà quảng cáo hơn Đồng thời mở rộng sự hiện diện trên thị trường ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, với nỗ lực tiếp cận 1 tỷ người dùng vào năm 2030

Bên cạnh đó, công ty cũng đang niêm yết giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán New York Hoạt động đầu tư cũng có những điểm ấn tượng: Spotify đã huy động được hơn 2,1 tỷ USD qua 20 vòng gọi vốn Một số nhà đầu tư, bao gồm Horizons Ventures và Goldman Sachs, đã đóng góp thêm 50 triệu đô la và 11,6 euro triệu USD Nền tảng này cũng đã gây chú ý sau khi giành được độc quyền đối với hai trong số các podcast được nghe nhiều nhất – Joe Rogan Experience và Call Her Daddy Cái trước được bán với giá 200 triệu đô la và cái sau được bán với giá 60 triệu đô la

2 Mô hình kinh doanh 2.1 Phân tích mô hình

Trang 10

Mô hình kinh doanh của Spotify là Freemium Freemium là một mô hình kinh doanh trong đó các sản phẩm hoặc dịch vụ cơ bản được cung cấp miễn phí, nhưng các tính năng hoặc dịch vụ nâng cao có thể được truy cập với một khoản phí Cách thức hoạt động của mô hình Freemium:

• Cung cấp miễn phí các tính năng cơ bản • Hạn chế các tính năng nâng cao - Các quốc gia: Mỹ, Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Bắc bằng việc trao đi giá trị trước để nhận lại giá trị đối tác (được chèn vào dòng âm thanh của các

Trang 11

có thể dễ dàng trải nghiệm âm thanh miễn phí với nhiều tính năng, nhưng vẫn tồn tại một vài

- Quảng cáo: Các quảng cáo này được chèn vào giữa bài hát, đoạn nhạc từ lượng lớn, đa dạng chiều chủng loại, quốc gia, luôn phân phối,truyền tải thông tin, quảng bá

2.2 Ưu điểm của mô hình

- Tính năng cá nhân hóa danh sách phát người dùng là lợi thế cạnh tranh đặc biệt của Spotify:

• Thuật toán của Spotify áp dụng những công nghệ A.I, phân tích dữ liệu, dựa trên lịch sử nghe nhạc người dùng từ đó đề xuất các playlist Không chỉ đáp ứng thị hiếu người dùng, lôi cuốn họ sử dụng tiếp mà còn giúp

người dùng khám phá ra các nghệ sĩ mới

• Cũng như đã nói phần trên chính tính năng này là điểm đặc biệt, lợi thế cạnh tranh để Spotify có chiếm thị phần với các ứng dụng khác như Apple

Music,Napster,

- Giá cả phải chăng:

Trang 12

• Spotify là ứng dụng nghe nhạc miễn phí và bạn phải trả phí để có trải nghiệm không quảng cáo và các tính năng khác Cái hay là giá cả của Premium được điều chỉnh tùy theo thị trường mà Spotify thâm nhập từ đó mà tạo lợi thế về giá với các ứng dụng khác

- Xu hướng của mô hình “theo yêu cầu” :

• Người tiêu dùng ngày nay thích có sự chủ động trong lựa chọn giải trí,truyền thông Đăng ký cáp truyền thống và dạng đĩa có nhiều phương thức thanh toán, lắp đặt cùng vì thế các nền tảng như Netflix và Hulu phát triển mạnh mẽ khí đáp ứng thị hiếu “theo yêu cầu” này

• Spotify cũng làm điều tương tự với âm nhạc (tránh xa các tệp CD và MP3), các nghệ sĩ lượng khán giả tiếp cận dạng nền tảng này lớn như thế nào

- Càng có nhiều người đăng ký, Spotify càng có nhiều ảnh hưởng đến định hình kỳ vọng và trải nghiệm của người nghe:

• Với mỗi người dùng thêm mỗi ngày, Spotify càng có nhiều thị phần để ảnh hưởng đến cách người dùng nghe nhạc và lượng thông tin người dùng khổng lồ Vị thế dẫn đầu Spotify với lượng data người dùng khổng lồ đó giúp họ có thể xác định xu hướng giờ và dự đoán xu hướng phổ biến tiếp theo

2.3 Nhược điểm của mô hình

- Chi phi bản quyền cao:

• Ngoài chi phí hoạt động, Spotify còn phải trả tiền bản quyền cho các bài hát xuất hiện trên nền tảng của họ và những khoản đó thanh toán cho nhiều đối tượng khác nhau Việc sở hữu thư viện nhạc khổng lồ cũng đồng nghĩa Spotify phải chịu khoản chi phí khổng lồ

• Theo báo cáo của Statista, năm 2019, 74,54% doanh thu của Spotify được chi trả cho các khoản thanh toán bản quyền

- Yêu cầu Internet:

• Là một ứng dụng, dĩ nhiên Spotify cần Internet để hoạt động Người dùng có thể nghe nhạc không cần Wifi chi khi họ đã tải bài hát trước đó Thế nên, việc phụ thuộc vào Wifi sẽ gây trở ngại cho người dùng vào nhiều tính huống bất khả kháng

- Không khác nhiều với các ứng dụng nghe nhạc khác:

• Nếu loại trừ tính năng cá nhân hoá ra thì Spotify không khác nhiều với các ứng dụng nghe nhạc khác Tất cả đều có thư viện nhạc, phiên bản premium,

Trang 13

các tính năng phát ngẫu nhiên, Spotify đã phải chi gần 271,4 triệu đô để phát triển nội dung Podcast để tạo khác biệt với các ứng dụng khác

- Người tiêu dùng vẫn còn yêu thích “sự miễn phí” :

• Người Việt Nam vẫn luôn thường ngại phải chi trả các ứng dụng và họ vẫn thích dùng những trải nghiệm miễn phí Với nhiều người thì đơn giản “quảng cáo có thì tắt đi thôi”, hài lòng với trải nghiệm miễn phí hiện có

3 Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh của Spotify đã trải qua 4 số giai đoạn khác nhau từ khi ra mắt vào năm 2006:

- Giai đoạn khởi đầu (2006-2010):

• Tập trung vào sản phẩm cơ bản: Spotify tập trung vào việc phát triển nền tảng dịch vụ phát nhạc trực tuyến, bắt đầu từ thị trường châu Âu

• Mô hình kinh doanh Freemium: Spotify áp dụng mô hình kinh doanh Freemium, cung cấp dịch vụ miễn phí với quảng cáo và dịch vụ trả phí không quảng cáo

- Giai đoạn mở rộng (2011-2015):

• Mở rộng ra thị trường Mỹ và toàn cầu: Spotify mở rộng hoạt động của mình ra thị trường Mỹ và nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới, tăng cường vị thế toàn cầu

• Tăng cường nội dung và tính năng: Spotify đầu tư vào việc mở rộng thư viện âm nhạc và tính năng cá nhân hóa, bao gồm cả việc phát triển các playlist thông minh và tính năng gợi ý nội dung

- Giai đoạn cạnh tranh và đa dạng hóa (2016-2020):

• Cạnh tranh với các đối thủ lớn: Spotify phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn như Apple Music và Amazon Music • Đa dạng hóa nội dung: Đáp ứng với nhu cầu người dùng, Spotify

đa dạng hóa nội dung của mình bằng cách mở rộng sang podcast và âm thanh được tạo ra bởi người dùng

- Giai đoạn chuyển đổi và mở rộng (2021- nay):

• Tăng cường tính tương tác và cá nhân hóa: Spotify tập trung vào việc tăng cường tính tương tác và cá nhân hóa trong trải nghiệm người dùng, bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu người dùng

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan