1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm học phần luật thương mại quốc tế đề tài hãy nêu những đặc trưng và tác động củanguyên tắc đối xử quốc gia (nt) tới thương mại quốc tế

26 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy nêu những đặc trưng và tác động của nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) tới thương mại quốc tế
Tác giả Vũ Thị Huy, Đoàn Phương Anh, Phạm Thị Minh Tâm, Lộ Yến Linh, Chu Thị Diễm Quỳnh, Tạ Thanh Huyền, Trần Thị Thu Huyền, Nguyễn Lê Định, Nguyễn Thị Lan Anh, Đặng Thế Hưng, Hoàng Tiến Dũng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Thương mại Quốc tế
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 379,19 KB

Nội dung

Khái niệm Nguyên tắc đối xử quốc gia National Treatment được hiểu là dựa trêncam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp củanước khác những ưu đãi không kém

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài: Hãy nêu những đặc trưng và tác động của nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) tới thương mại quốc tế

Thành viên NHÓM 6

1 Vũ Thị Huy – 20061113 – Nhóm trưởng

2 Đoàn Phương Anh – 20061005 3 Phạm Thị Minh Tâm – 20061248

4 Lộ Yến Linh – 20061146 5 Chu Thị Diễm Quỳnh – 20061236

6 Tạ Thanh Huyền – 20061121 7 Trần Thị Thu Huyền – 20061122

8 Nguyễn Lê Định – 20061064 9 Nguyễn Thị Lan Anh – 20061016

10 Đặng Thế Hưng – 20061124 11 Hoàng Tiến Dũng – 20061052

Hà Nội - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3

1.1 Nguồn gốc và khái niệm của nguyên tắc đối xử quốc gia 3

1.1.1 Nguồn gốc 3

1.1.2 Khái niệm 3

1.2 Đối tượng áp dụng 3

1.2.1 Thuế và lệ phí trong nước 3

1.2.2 Quy chế mua bán 4

1.2.3 Quy chế số lượng 4

1.3 Phạm vi áp dụng 5

1.3.1 Nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại hàng hoá 5

1.3.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ 7

1.3.3 Nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 9

1.3.4 Nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư 12

1.4 Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc 14

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 16

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA19 KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu hướng toàn cầu hoá, các nước trên thế giới đang hội nhập mạnh

mẽ vào nền kinh tế khu vực cũng như nền kinh tế thế giới trên cơ sở đa phươnghoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế Đặc biệt trong lĩnh vực thương mạiquốc tế, việc các nước tham gia phải xây dựng và áp dụng nghiêm túc hệ thốngcác nguyên tắc nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh là vô cùng cầnthiết Và nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) là một trong những nguyên tắc hết sứcquan trọng trong luật pháp quốc tế đối với nhiều chế độ hiệp ước Nhằm hiểu rõhơn về đặc trưng cũng như tác động, thực tiễn áp dụng nguyên tắc đối xử quốc

gia, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài: “Những đặc trưng và tác động của

nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) tới thương mại quốc tế” làm đề tài tiểu luận

cho môn học của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề

lý luận cơ bản về nguyên tắc Đối xử quốc gia như đặc trưng, nội dung, tác động

và những ngoại lệ của nó để đảm bảo cho sản phẩm nước ngoài và cả nhà cungcấp những sản phẩm đó được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu đãihơn so với sản phẩm nội địa và nhà cung cấp nội địa, từ đó có thể liên hệ thựctiễn áp dụng nguyên tắc này

3 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận dựa trên các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu, phântích, tổng hợp, so sánh để làm rõ những đặc trưng và tác động của nguyên tắc đối

xử quốc gia tới thương mại quốc tế

4 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt và danh mục tàiliệu tham khảo, nội dung của tiểu luận gồm:

Chương 1: Những đặc trưng của nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GATS Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ

GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

NT Nguyên tắc Đối xử quốc gia

TBT Hiệp định về Rào cản kỹ thuật trong Thương mại

TRIMs Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại củaquyền sở hữu trí tuệ

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1 Nguồn gốc và khái niệm của nguyên tắc đối xử quốc gia

1.1.1 Nguồn gốc

Nguyên tắc đối xử quốc gia được xây dựng tại Điều 3 của GATT năm

1947 (và được dẫn chiếu trong Hiệp định GATT 1994), Điều 17 của Hiệp địnhchung về Thương mại Dịch vụ (GATS) và tại Điều 3 của Hiệp định về các khíacạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) Mục đích chínhcủa quy tắc thương mại này là nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữacác nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài với nhà sản xuất kinh doanh trong nước

1.1.2 Khái niệm

Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment) được hiểu là dựa trêncam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp củanước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽdành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình

Điều này có nghĩa là nước nhập khẩu không được đối xử phân biệt giữasản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp trong nước với sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấpnước ngoài về thuế và các khoản lệ phí trong nước cũng như về điều kiện cạnhtranh Nguyên tắc này chỉ áp dụng khi các yếu tố trên đã gia nhập thị trườngnước sở tại

Nguyên tắc đối xử quốc gia là quy chế yêu cầu các quốc gia thực hiệnnhững biện pháp nhằm đảm bảo cho sản phẩm nước ngoài và cả nhà cung cấpnhững sản phẩm đó được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu đãi hơncác sản phẩm nội địa và nhà cung cấp nội địa

1.2 Đối tượng áp dụng

Khoản 1 Điều 3 GATT 1994 quy định về đối tượng áp dụng nguyên tắcđối xử quốc gia gồm có:

1.2.1 Thuế và lệ phí trong nước

Các nước thành viên không được phép đánh thuế và các lệ phí đối với sảnphẩm nhập khẩu cao hơn so với sản phẩm nội địa cùng loại Mặt khác, các nướcthành viên cũng không được phép áp dụng thuế và lệ phí trong nước đối với sảnphẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm nội địa theo phương pháp nào đó nhằm bảo hộcho sản xuất trong nước (khoản 2 Điều 3 GATT 1994)

Cụ thể, GATT áp dụng cho các sản phẩm hoặc hàng hóa xuất khẩu vànhập khẩu, bao gồm:

Trang 6

- Hàng hóa xuất khẩu: Đây là các sản phẩm được xuất khẩu từ một quốcgia thành viên GATT đến một quốc gia khác Quy tắc và cam kết của GATT liênquan đến việc áp dụng thuế quan và các biện pháp thương mại khác đối với hànghóa xuất khẩu.

- Hàng hóa nhập khẩu: Đây là các sản phẩm được nhập khẩu từ một quốcgia thành viên GATT vào quốc gia nhập khẩu khác GATT cũng quy định cácnguyên tắc về việc áp dụng thuế quan và các biện pháp thương mại đối với hànghóa nhập khẩu

GATT chú trọng đến việc giảm giới hạn thương mại qua việc giảm thuếquan Các quốc gia thành viên thực hiện cam kết giảm thuế quan trên hàng hóaqua các vòng đàm phán và thỏa thuận đa phương, chẳng hạn như Hiệp địnhGATT 1994 Cam kết này giúp giảm giá trị thuế quan và tạo điều kiện thuận lợicho thương mại

1.2.2 Quy chế mua bán

Theo khoản 4 Điều 3 GATT 1994: Pháp luật, quy định và các yêu cầukhác sảnh hưởng đến mua bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trongnước không được phép đối xử với sản phẩm nhập khẩu kém ưu đãi hơn so vớisản phẩm nội địa cùng loại Trong đó “ảnh hưởng” ở đây được hiểu theo nghĩarộng bao gồm cả các điều kiện cạnh tranh giữa sản phẩm nhập khẩu với sảnphầm nội địa cùng loại

1.2.3 Quy chế số lượng

Các nước thành viên không được phép đặt ra hoặc duy trì quy chế trongnước về số lượng liên quan đến sự pha trộn, chế biến hoặc sử dụng các sản phẩmtheo một số lượng hoặc tỉ lệ nhất định, trong đó yêu cầu rằng số lượng hoặc tỉ lệpha trộn của sản phẩm là đối tượng của quy chế này phải được cung cấp từ nguồntrong nước, hay áp dụng quy chế số lượng này theo cách thức nhằm bảo vệ sảnxuất trong nước (khoản 5 Điều 3)

Theo quy định trên thì các yêu cầu của chính phủ về chính sách nội địahoá, trong đó yêu cầu sản phẩm sản xuất ra phải sử dụng một tỉ lệ hoặc số lượngnhất định phụ tùng trong nước sẽ là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia Ví dụ:liên quan đến việc sản xuất ôtô, nếu nước thành viên quy định rằng sản phẩm đóphải bao gồm trong đó ít nhất là 10% phụ tùng nội địa thì có nghĩa là quy địnhnày có hiệu quả tương tự như với việc hạn chế nhập khẩu phụ tùng nước ngoài vàbiện pháp này có tác dụng bảo hộ đối với sản xuất trong nước Do đó, GATT đưa

ra các quy định nghiêm ngặt đối với vấn đề này.1

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Trang 7

1.3 Phạm vi áp dụng

1.3.1 Nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại hàng hoá

Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, nguyên tắc đối xử quốc gia được thể

hiện chủ yếu tại Điều 3 GATT 1994: “Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ

một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự” Nguyên tắc dựa

trên tinh thần sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vàolãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phầnthuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội

Về phạm vi áp dụng, Nguyên tắc NT được coi là quy tắc cư xử mà nước

sở tại phải tuân thủ khi hàng hóa, dịch vụ hay thương nhân nước ngoài đã vào sâutrong thị trường nội địa Vì vậy phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT chủ yếu làcác biện pháp nội địa.Theo đó, nguyên tắc được áp dụng như sau:

Theo thuế và lệ phí trong nước (Thuế quan): Khi nhập khẩu hàng hóa vàomột quốc gia, hàng hóa này phải chịu một mức thuế quan nhất định Nhưng nếumột quốc gia áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia, mức thuế quan này phải được

áp dụng đồng nhất cho cả hàng hóa nội địa và hàng hóa nhập khẩu Nghĩa là, Cácnước thành viên không được phép đánh thuế và các lệ phí đối với sản phẩm nhậpkhẩu cao hơn sản phẩm nội địa cùng loại; Các nước thành viên không được phép

áp dụng thuế và lệ phí trong nước đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩmnội địa theo phương pháp nào đó nhằm bảo hộ sản xuất trong nước Khi hàng hóanhập khẩu đã gia nhập thị trường thì chúng sẽ không phải chịu bất kỳ gánh nặngnào mà các sản phẩm nội địa mà chúng đang cạnh tranh không phải chịu; được

quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều III GATT 1994: “Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ

của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự.” Việt Nam

cũng đã tiếp thu tinh thần của GATT trong quy định tại Khoản 5 Điều 3 Pháp

lệnh số 41/2002/PL-UBTVQH10 “Đối xử quốc gia trong thương mại hàng hoá"

là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu so với hàng hóa tương tự trong nước” Từ đó có thể thấy rằng, GATT

không áp đặt bất kỳ chính sách chung nào đối với các Thành viên WTO mà đểmột cơ chế mở cho các thành viên được tự do xác định các chính sách tài chính,cạnh tranh, của mình theo bất kỳ cách nào họ cho là phù hợp

Theo quy chế mua bán: khoản 4 Điều III GATT quy định: “Sản phẩm

nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy

Trang 8

định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa Các quy định của khoản này sẽ không ngăn cản việc áp dụng các khoản thu phí vận tải khác biệt chỉ hoàn toàn dựa vào yếu

tố kinh tế trong khai thác kinh doanh các phương tiện vận tải và không dựa vào quốc tịch của hàng hoá” Nếu một quốc gia áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia,

các biện pháp này phải được áp dụng đồng nhất cho cả hàng hóa nội địa và hànghóa nhập khẩu Pháp luật, quy định và các yêu cầu khác ảnh hưởng đến mua bán,vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nước không được phép đối xử vớisản phẩm nhập khẩu kém hơn so với sản phẩm nội địa cùng loại Nguyên tắc đãbảo đảm sự công bằng về điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu vớisản phẩm nội địa cùng loại, tăng cường sự tin tưởng cũng như hợp tác giữa cácquốc gia, đóng góp vào sự phát triển của thương mại quốc tế

Theo quy chế số lượng: khoản 5 Điều III GATT quy định rằng: “Không

một bên ký kết nào sẽ áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội địa nào với pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ thể hay theo tỷ

lệ, trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi một khối lượng hay tỷ lệ nhất định của bất cứ một sản phẩm nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc đó phải được cung cấp từ nguồn nội địa” Các nước thành viên không được phép đặt ra hoặc duy trì quy

chế trong nước về số lượng liên quan đến sự pha trộn, chế biến hoặc sử dụng cácsản phẩm theo một số lượng hoặc tỉ lệ nhất định, trong đó yêu cầu rằng số lượnghoặc tỉ lệ pha trộn của sản phẩm là đối tượng của quy chế này phải được cungcấp từ nguồn trong nước, hay áp dụng quy chế số lượng này theo cách thức nhằmbảo vệ sản xuất trong nước Theo quy định này thì bất cứ tỷ lệ nội địa hóa nàocũng bị coi là vi phạm NT cho dù là 5% hay 50%

Ví dụ: Nước X cho sản phẩm ô tô nội địa phải đạt tối thiểu 30% linh kiệnlắp ráp nội địa và được hưởng ưu đãi về thuế trong nước nếu đạt 50% linh kiệnlắp ráp nội địa Đây là tỷ lệ nội địa hóa vi phạm nguyên tắc NT

Bên cạnh đó, nguyên tắc đối xử quốc gia còn được áp dụng trong các tiêuchuẩn kỹ thuật của hàng hóa a Khi sản xuất hàng hóa, các quốc gia có thể thiếtlập các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn và chất lượng sảnphẩm Hiệp định về Rào cản Kỹ thuật trong Thương mại (Hiệp định TBT –Agreement on Technical Barriers to Trade) trong khuôn khổ WTO là nhằm thừanhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện phápnày sao cho chúng được các nước thành viên WTO sử dụng đúng mục đích vàkhông trở thành công cụ bảo hộ Theo Hiệp định TBT, khi ban hành các quy định

về kỹ thuật đối với hàng hoá, mỗi nước thành viên WTO đều phải đảm bảo rằngviệc áp dụng các quy định này là:

- Tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế (nếu cóthể dùng các biện pháp khác ít hạn chế thương mại hơn);

Trang 9

- Không phân biệt đối xử;

- Hài hòa;

- Đảm bảo nguyên tắc tương đương và công nhận lẫn nhau (với các nướckhác);

- Minh bạch;

- Có tính đến các tiêu chuẩn quốc tế chung

Theo nguyên tắc không phân biệt đối xử được ghi nhận trong Hiệp định

TBT thì nước nhập khẩu là thành viên WTO có nghĩa vụ: Không đặt ra các biệnpháp kỹ thuật cho hàng hoá nước ngoài cao hơn biện pháp kỹ thuật áp dụng chohàng hóa tương tự nội địa của mình (Theo nguyên tắc đối xử quốc gia), Nhưvậy, về cơ bản, một nước không được đặt ra các biện pháp kỹ thuật khác nhaucho hàng hóa tương tự nhau

Cụ thể tại Khoản 2.1 Điều 2 Hiệp định TBT: “Các thành viên đảm bảo

rằng, đối với các quy định kỹ thuật, các sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất

cứ Thành viên nào đều được đối xử không kém phần ưu đãi hơn so với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước của thành viên đó và hàng hóa tương tự có xuất xứ từ bất kỳ nước nào khác”.

Điều này có nghĩa hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu sang một nước thànhviên WTO sẽ chỉ phải tuân thủ các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho hàng hóatương tự trong nội địa nước đó và hàng hóa tương tự nhập khẩu từ tất cả cácnguồn khác Ngược lại, Việt Nam cũng không thể ban hành và áp dụng các biệnpháp kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu ở mức cao hơn hoặc thấp hơn mức ápdụng cho hàng hóa nội địa.2

1.3.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong khuôn khổ của GATT/WTO, tại vòng đàm phán Uruguay diễn ra từnăm 1986 đến năm 1994, các nước thành viên của GATT đã thông qua Hiệp địnhchung về Thương mại dịch vụ (viết tắt là GATS) GATS là hiệp định đầu tiên vàduy nhất cho đến nay tập hợp những quy định pháp luật thương mại quốc tế đabiên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới Cụ thể, GATS đề ra những khuônkhổ mà các cặp hoặc nhóm quốc gia có thể tham gia vào các thỏa thuận tự do hoáthương mại đối với việc cung ứng các dịch vụ, mặc dù bản thân các thoả thuận

đó không đồng nghĩa với việc tự do hoá thương mại.3

Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thốngthương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không điều chỉnh một mìnhlĩnh vực thương mại hàng hoá như trước đó Thương mại là một ngành kinh tế

phát triển.

cập ngày 04/11/2023.

Trang 10

độc lập mà hoạt động của nó là mua, bán hàng hoá và dịch vụ Luật Thương mạiquốc tế lại coi hoạt động đầu tư, tín dụng và chuyển giao công nghệ cũng là hoạtđộng thương mại Và hoạt động thương mại dịch vụ nói chung phải theo nguyêntắc cơ bản của WTO đối với thương mại hàng hoá, nhưng có sự vận dụng linhhoạt đối với các nước đang phát triển và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng quốcgia trong đó bao gồm nguyên tắc đối xử quốc gia.4

Điều XVII GATS về đối xử quốc gia yêu cầu Thành viên không được đối

xử với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên khác kém thuận lợi hơn sựđối xử với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của mình, trừ những hạn chế đã được

liệt kê trong cột Hạn chế đối xử quốc gia của Biểu cam kết cụ thể.5Như vậy ĐiềuXVII đối xử quốc gia được thiết kế nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa dịch

vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài.6

Theo đó đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnhvực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào trong danh mục cam kết cụ thể củamình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.7

Khoản 3 Điều XVII GATS cũng quy định: “Sự đối xử tương tự hoặc khác

biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn nếu nó làm thay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên đó so với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ Thành viên nào khác”

Nội dung của nguyên tắc đối xử quốc gia không khác biệt mấy giữathương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ Tuy nhiên, cam kết đạt được giữacác nước thành viên WTO về mức độ thực hiện nguyên tắc này thì có sự khácnhau giữa hai nhóm Đặc biệt với thương mại dịch vụ, mức độ cam kết mở cửacòn dè dặt và có nhiều hạn chế trong từng ngành, phân ngành dịch vụ đối vớitừng nước thành viên Vì vậy, nguyên tắc NT áp dụng rất hạn chế, phân biệt đối

xử giữa nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với nhà cung cấp dịch vụ trong nướccòn tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau

Trong WTO nghĩa vụ đối xử quốc gia đòi hỏi một nước thành viên phải cóchính sách, quy định đối với các dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ từ các nướcthành viên khác bằng hoặc tốt hơn các chính sách, quy định áp dụng cho dịch vụ

và doanh nghiệp dịch vụ nội địa của mình Vì vậy, cam kết về đối xử quốc giatrong mỗi phân ngành dịch vụ thực chất là tập hợp các điều kiện, hạn chế mànước thành viên áp dụng đối với nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ nước ngoài

cập ngày 05/11/2023.

-Đối xử quốc gia trong GATS và lưu ý về thiết kế của biểu cam kết cụ thể.

https://trungtamwto.vn/chuyen-de/37-thuong-mai-dich-vu -mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien , truy cập ngày 04/11/2023.

Trang 11

(theo cách kém ưu đãi hơn, không bình đẳng với nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụtrong nước) - tức là các cam kết về ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử quốc gia.

Và căn cứ vào các nghĩa vụ chung và các cam kết cụ thể này, các Thành viên sẽban hành các quy định nội địa cụ thể cho từng ngành/phân ngành dịch vụ đã camkết.8

Về phạm vi áp dụng, nếu trong thương mại hàng hóa là cam kết chung thìtrong thương mại dịch vụ là cam kết cụ thể Nghĩa là, mỗi quốc gia sẽ có cam kết

cụ thể về đối xử quốc gia với từng phương thức cung cấp dịch vụ của từng phânngành dịch vụ Các quy định thuộc phạm vi áp dụng nguyên tắc NT trong thươngmại dịch vụ:

- Điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ muốn cung cấp dịch vụ tại nước

sở tại

Ví dụ: Điều kiện để ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại nước sở tại cógiống điều kiện để ngân hàng trong nước mở chi nhánh hay không, nếu giốngnhau thì nguyên tắc đối xử quốc gia được tuân thủ

- Phạm vi hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ khi đã được phép cung cấpdịch vụ tại nước sở tại

Ví dụ: Quyền nhận tiền gửi bằng Việt Nam đồng từ thể nhân Việt Nam củangân hàng nước ngoài có giống với ngân hàng VN hay không

Tại Việt Nam, khoản 6 Điều 3 Pháp lệnh số 41/2002/PL-UBTVQH10 vềđối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế có quy định:

“Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ" là đối xử không kém thuận lợi hơn

đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước”

Về ngoại lệ, trong thương mại dịch vụ, GATS không quy định các thànhviên chỉ được áp dụng ngoại lệ ở riêng lĩnh vực nào mà việc áp dụng hạn chế đối

xử quốc gia sẽ do nước sở tại quyết định và đạt được sự đồng thuận từ các nướcthành viên khác qua các vòng đàm phán Chính vì vậy có thể thấy cam kết vềnguyên tắc NT trong Biểu cam kết dịch vụ là kết ngược, tại đó các quốc gia nêu

ra các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc NT cho từng phương thức cung cấpdịch vụ cho từng phân ngành dịch vụ

1.3.3 Nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Theo dòng thác phát triển kinh tế - thương mại quốc tế, Tổ chức thươngmại thế giới (WTO) được thành lập năm 1995 với tư cách là thể chế pháp lý điềutiết các mối quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế mang tính toàn cầu WTO ngày

càng phát huy vai trò và hiệu quả của mình và trở thành một “sân chơi” quốc tế với những “luật chơi” trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, điều tiết ngày càng

Trang 12

sâu sắc quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụ, đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệgiữa các quốc gia.9 Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc cơ bản và quantrọng không chỉ được ghi nhận trong các Công ước quốc tế như Công ước Berne

1886, Công ước Rome, Hiệp định TRIPS mà còn được quy định trong rất nhiềuđiều ước quốc tế khác về sở hữu trí tuệ cũng như trong pháp luật của nhiều quốcgia trên thế giới

Hiệp định TRIPS là một điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong lĩnhvực sở hữu trí tuệ Hiệp định này có hiệu lực và bắt buộc đối với các thành viêntrong WTO phải tuân thủ và thực thi Hiệp định TRIPS có những quy định liênquan đến phạm vi các quyền sở hữu trí tuệ rộng hơn, bao quát hơn so với cáccông ước đã tồn tại Các vấn đề thương mại sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ WTOđược quy định trong Hiệp định TRIPS nhằm mục tiêu góp phần đẩy việc đổi mới,chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho ngườitạo ra và sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế vàtạo ra sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ

Nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định lần đầu tiên trong Công ướcParis (Điều 2) Tuy nhiên, hoạt động của nguyên tắc này theo Công ước Parislàm phát sinh những khác biệt về mức độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giữacác nước thành viên của Liên minh và hệ quả là tạo ra những rào cản cho xuấtkhẩu hàng hoá, dịch vụ mang đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ Nguyên tắcđối xử quốc gia trong Hiệp định TRIPS đòi hỏi mỗi nước thành viên WTO dành

sự bảo hộ cho công dân các nước thành viên khác “không kém thiện chí hơn” sựbảo hộ dành cho công dân của mình.10 Đây là nguyên tắc cơ sở của tất cả cácCông ước Quốc tế về sở hữu trí tuệ

Cụ thể tại Điều 3 Hiệp định TRIPS quy định về đãi ngộ quốc gia như sau:

“1 Mỗi thành viên phải chấp nhận cho các công dân của các thành viên

khác sự đối xử không kém thiện chí hơn so với sự đối xử của Thành viên đó đối với công dân của mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có lưu ý tới các ngoại lệ đã được quy định tương ứng trong Công ước Paris (1967), Công ước Berne (1971), Công ước Rome và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp Đối với những người biểu diễn, sản xuất ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình, nghĩa vụ này chỉ áp dụng với các quyền được quy định theo Hiệp định này Bất kỳ thành viên nào sử dụng các quy định tại Điều 6 Công ước Berne

và điểm b Khoản 1 Điều 16 Công ước Rome cũng phải thông báo như đã nêu trong các điều khoản nói trên Hội đồng TRIPS

2 Các thành viên chỉ có thể sử dụng các ngoại lệ nêu tại Khoản 1 liên quan đến các thủ tục xét xử và hành chính, kể cả việc chỉ định địa chỉ dịch vụ

truy cập ngày 05/11/2023.

Trang 13

hoặc bổ nhiệm đại diện trong phạm vi quyền hạn của một thành viên, nếu những ngoại lệ đó là cần thiết để đảm bảo thi hành đúng các luật và quy định không trái với các quy định của Hiệp định này và nếu cách tiến hành các hoạt động đó không là một hạn chế trá hành hoạt động thương mại.”

Nguyên tắc đối xử quốc gia trong công ước Berne 1886 là nguyên tắc cơbản và quan trọng không chỉ được ghi nhận trong Công ước Berne mà còn đượcquy định trong rất nhiều Điều ước quốc tế khác về sở hữu trí tuệ cũng như trongpháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới

Nguyên tắc đối xử quốc gia tạo ra sự bình đẳng pháp lý giữa công dân cácnước thành viên Liên hiệp với công dân nước sở tại trong lĩnh vực xác lập và bảo

hộ quyền tác giả khi đặt ra cho các quốc gia thành viên việc thực hiện bảo hộ tácphẩm nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác tương tự như sự bảo hộ tácphẩm của công dân quốc gia mình theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Công ước

Berne: “Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả được

hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp ngoại trừ quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy định”.

Nguyên tắc đặt ra cho mỗi quốc gia thành viên dành sự bảo hộ cho các tác phẩmvăn học, nghệ thuật khoa học có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên kháctương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân nước mình.11

Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả đượchưởng quyền tác giả ở các nước liên hiệp không phải là quốc gia gốc của tácphẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình trong hiệntại và trong tương lại cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy định

Đối xử quốc gia là nguyên tắc mang tính chất nền tảng trong việc bảo hộcác quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng, theo đó các tác giả

sẽ được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên công ước như tác phẩm của các tácgiả nội địa tại mỗi nước thành viên

Ví dụ: Tác phẩm của tác giả Việt Nam sẽ được bảo hộ tại Pháp như tácphẩm của công dân Pháp tại Pháp theo pháp luật Pháp (về việc xác lập quyền,thực hiện quyền, thời hạn bảo hộ, ), vì cả Pháp và Việt Nam đều là thành viêncủa công ước Berne

Để đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế cũng như thực hiện cáccam kết quốc tế khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các điềuước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam đã ban hành nhiều vănbản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động liên quan đếnquyền SHTT

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w