Bài tập nhóm google văn hóa doanh nghiệp yếu tố hình thành phong cách văn hóa doanh nghiệp

48 0 0
Bài tập nhóm google   văn hóa doanh nghiệp  yếu tố hình thành phong cách văn hóa doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Tên môn học: Quản trị đại cương

Giáo viên giảng dạy: ThS GVC Trần Minh ThưLớp: Chuyển đổi Khóa 21 năm 2021

Tên bài tập nhóm: Google - Văn hóa Doanh nghiệp

Nguyễn Văn Lê Nhân31721001

Tp HCM, ngày 13 tháng 9 năm 2021

Trang 3

3.4 QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI SÁNG LẬP 23

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Bách Khoa đã tạođiều kiện để nhóm được tham gia học chuyển đổi trong điều kiện dịch bệnh khó khănhiện nay Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên chính mônQuản trị Đại Cương-ThS Trần Minh Thư đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiếnthức, kinh nghiệm quý báu trong mỗi giờ lên lớp vừa qua Tuy học online nhưng nhómluôn nhận được đầy đủ thông tin từ bài học và mỗi ngày lên lớp đều háo hức, sôiđộng, không nhàm chán Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức nền tảng quý báu, làhành trang để nhóm tiếp tục con đường Quản trị kinh doanh của mỗi người.

Quản trị đại cương là môn học vô cùng thú vị, bổ ích và có tính thực tế cao, cung cấpkhá nhiều lượng kiến thức cơ bản, gắn liền với nhu cầu thực tiễn Tuy nhiên, do vốnkiến thức còn nhiều hạn chế và quá trình tiếp thu còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù đã cốgắng hết sức nhưng có thể trong kết quả thu được sẽ khó tránh khỏi những thiếu sótvà những chỗ còn chưa chính xác, mong rằng cô sẽ góp ý thêm để bài tập của nhómđược hoàn thiện hơn

Chân thành cảm ơn!

Trang 5

ĐỀ BÀI

1 Nhóm tự chọn một công ty và mô tả hình ảnh phong cách/văn hóa của công tyấy (dựa vào nội dung của “7 ĐẶC TÍNH thể hiện văn hóa/phong cách doanh nghiệp”và “6 YẾU TỐ hình thành văn hóa/phong cách doanh nghiệp”, phân tích và dẫn

chứng cụ thể để minh họa cho từng ĐẶC TÍNH và từng YẾU TỐ tương ứng.

2 Từ kết quả phân tích về văn hóa/phong cách doanh nghiệp của công ty đã chọn(ở câu 1) Nhóm hãy đề xuất KIẾN NGHỊ CÁC THAY ĐỔI CẦN THIẾT để côngty của bạn hướng tới đạt được một VĂN HÓA/PHONG CÁCH DOANH NGHIỆP

MẠNH VÀ TÍCH CỰC.

Trang 6

PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN

Hiện nay trên thị trường Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, có rất nhiều công ty đa dạng về ngành nghề về văn hóa Mỗi doanh nghiệp đều có nét độc đáo riêng tạo nên thị trường đầy màu sắc khác biệt Việc lựa chọn một công ty để nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp cũng là 1 thách thức lớn đối với người mới chập chững bước vào con đường Quản trị kinh doanh Qua tìm hiểu và tổng hợp từ nhiều ý

kiến trong nhóm, chúng tôi quyết định chọn Công ty Google Inc (tên viết tắt Google)

là công ty để nghiên cứu về văn hóa

Văn hóa doanh nghiệp là chuẩn mực, giá trị và quy phạm hành động của con người trong một doanh nghiệp nhất định đã được nâng lên thành phong cách chung của mọi thành viên Có thể thấy, văn hóa doanh nghiệp của Công ty Google Inc đã trở thành “huyền thoại” trên toàn thế giới, mọi người đều muốn làm việc tại Google Các đặc quyền và lợi ích nhân viên của họ từ lâu đã trở thành chủ đề của nhiều câu chuyện về văn hóa nơi làm việc của doanh nghiệp và nhân viên của họ đã trở thành “niềm ghen tị” của những người lao động khác trên toàn thế giới Tạp chí Forbes đã nói rằng Google được mệnh danh là công ty công nghệ có văn hóa doanh nghiệp tốt nhất Hoặc như Entrepreneur cho rằng Google là công ty xếp hạng cao nhất trong danh sách các công ty tốt nhất để làm việc của Fortune và cũng luôn nằm trong danh sách “những nơi tốt nhất để làm việc” hàng năm của Glassdoor.

Vậy điều gì đã làm cho Google trở nên cuốn hút như thế Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và lật mở qua từng Chương bên dưới.

Trang 7

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

STTNội dung thực hiệnThời gian thực hiện (ngày)

1 Tìm hiểu, lựa chọn công ty, phân công công việc

4 Nghiên cứu và phân tích về 6 yếu tố văn hóa của Google (Chương III- Yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp) 5 Chương IV-Kết luận 6 Đánh giá, bổ sung, thống

nhất kết quả thực hiện và nộp bài

Trang 8

CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1.1 GIỚI THIỆU

1.1.1 Giới thiệu công ty

Tên Công ty: Công ty cổ phần Google Tên giao dịch: GOOG

Tên viết tắt: Google

Trụ sở chính: Mountain View, California, California, Hoa Kỳ

Sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.

1.1.4 Giá trị cốt lõi

● Focus on the user and all else will follow (Tập trung vào khách hàng và thực hiện mọi điều để đạt mục tiêu này).

● It’s best to do one thing really, really well (Tốt nhất là tập trung làm một sản phẩm thật tốt).

● Fast is better than slow (Nhanh bao giờ cũng tốt hơn chậm).

● Democracy on the web works (Bình đẳng trong công việc).

● You don’t need to be at your desk to need an answer (Không nhất thiết phải ngồi tại bàn làm việc).

● You can make money without doing evil (Bạn có thể kiếm nhiều tiền mà không cần làm việc xấu).

● There’s always more information out there (Thế giới luôn luôn có nguồn thông

Trang 9

● The need for information crosses all borders (Hãy để mong muốn khám phá của bạn vượt ra ngoài mọi biên giới).

● You can be serious without a suit (Bạn vẫn có thể rất chững chạc mà không cần mặc 1 bộ vest).

● Great just isn’t good enough (Chỉ tuyệt vời thôi là chưa đủ tốt).

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Với tuổi đời hơn 20 năm, Google có rất nhiều cột mốc trong quá trình phát triển, thâu tóm các công ty khác, nhóm chỉ tóm tắt một số cột mốc quan trọng như sau:

- 01/1996, Google ban đầu là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai nghiên cứu sinh có bằng tiến sĩ tại trường Đại học Stanford, California.

- 04/09/1998, Google trở thành một công ty tư nhân được thành lập bởi Larry Page và Sergey Brin.

- 06/2000, Google đã trở thành nhà cung cấp công cụ tìm kiếm mặc định cho Yahoo!.

- Năm 2004, Google mua lại Keyhole, Inc Sản phẩm cùng tên của Keyhole sau đó được đổi tên thành Google Earth.

- 19/08/2004, Google chào bán cổ phiếu công khai (IPO).

- 10/2006, Google đã thông báo rằng họ đã mua trang web chia sẻ video YouTube với giá 1,65 tỷ đô la cổ phiếu Google và thỏa thuận đã được hoàn tất vào ngày 13 tháng 11 năm 2006.

- 05/2011, lần đầu tiên số lượng khách truy cập duy nhất vào Google đã vượt qua một tỷ lần, tăng 8.4% so với tháng 5 năm 2010 (931 triệu).

- 10/08/2015, Alphabet được thành lập với danh nghĩa là công ty mẹ của Google Sundar Pichai trở thành CEO của Google, thay thế Larry Page, người trở thành CEO của Alphabet.

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Nếu xét theo phương thức hình thành các bộ phận thì cơ cấu tổ chức của tập đoàn Google là cơ cấu ma trận, là sự kết hợp của 2 mô hình chính là mô hình cơ cấu theo chức năng và mô hình cơ cấu theo nhóm.

Trang 10

Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Google

Cơ cấu ma trận là sự kết hợp của mô hình cơ cấu theo chức năng và cơ cấu theo nhóm là chủ yếu:

- Cơ cấu theo chức năng: Ban giám đốc (GĐ) hiện nay gồm GĐ điều hành Larry Page, người đồng sáng lập Sergey Brin, Chủ tịch điều hành Eric E Schmidt và một số thành viên ban GĐ khác; cơ cấu tương đối ổn định trong những năm gần đây; có chức năng giám sát hoạt động của các phòng ban Các phòng ban được phân chia theo từng mảng hoạt động, Google hiện nay có 8 mảng hoạt động chủ yếu Và được lãnh đạo bởi 8 Phó GĐ cấp cao tương ứng, các nhân viên dưới quyền hoạt động linh hoạt.

- Cơ cấu theo nhóm: phân chia thành nhiều nhóm làm việc, được sự hướng dẫn chỉ đạo của các Phó GĐ cấp cao có liên quan Quá trình phát triển một sản phẩm mới qua nhiều bước.

Trang 11

Còn nếu xét theo số cấp quản lý, mô hình mà tập đoàn Google đang tổ chức là mô hình cơ cấu nằm ngang.

1.4 CÁC SẢN PHẨM CHÍNH

Google hiện nay đã phát triển nhiều dịch vụ và công cụ cho cộng đồng chung cũng như trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các ứng dụng Web, mạng lưới Quảng cáo và giải pháp kinh doanh…

● Blogger: Dịch vụ blog miễn phí của Google ● Gmail: Dịch vụ thư điện tử

● Google Docs: Công cụ soạn thảo văn bản, bảng tính và trình chiếu trực tuyến ● Google Images Search: Tìm kiếm hình ảnh

● Google Maps: Bản đồ, chỉ hướng, hình từ vệ tinh toàn thế giới ● Google Mobile: Sử dụng Google trên điện thoại di động

● Google Translate: Công cụ dịch thuật trực tuyến hỗ trợ 108 ngôn ngữ khác nhau (tính đến 02/2020)

● YouTube: Đăng tải video và ứng dụng xã hội với video

● Google Adwords: Chương trình quảng cáo dành cho các doanh nghiệp muốn quảng cáo trên Google và các trang đối tác

● Google Chrome: Trình duyệt web.

● Google Cloud Platform (GCP): chính là một nền tảng của kỹ thuật điện toán đám mây cho phép các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, các cơ quan có thể xây dựng, phát triển, và hoạt động các ứng dụng của mình trên hệ thống phần mềm do Google tạo ra.

1.5 BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG

Giá trị vốn hoá của Google hiện nay hơn 1.935 tỷ USD.

Trang 12

Hình 2 Biểu đồ tăng trưởng giá cổ phiếu Google từ năm 2014 đến nay

1.6 ĐỊA ĐIỂM VĂN PHÒNG TRỤ SỞ

● Trụ sở chính của Google có tên là Googleplex nằm tại Mountain View, California, Mỹ

● Địa chỉ maps của Google: 1600 Amphitheatre Pkwy, Mountain View, CA 94043.

● Danh sách trụ sở ở các nước:

1 Zurich – Thụy Sĩ 9 Jakarta – Indonesia 2 Toronto – Canada 10 Tel Aviv, Israel

3 Los Angeles – Mỹ 11 Kuala Lumpur – Malaysia 4 Munich – Đức 12 Düsseldorf – Đức

5 Stockholm – Thụy Điển 13 Pittsburgh – Mỹ 6 St Petersburg – Nga 14 Milan – Ý 7 Singapore 15 Haifa – Israel 8 Dublin – Ireland 16 Wroclaw – Ba Lan

Trang 13

CHƯƠNG II - ĐẶC TÍNH VĂN HÓA

Văn hóa của doanh nghiệp thường được thể hiện qua nhiều đặc tính, với giới hạn của bài tập này, chúng tôi chọn ra 7 đặc tính để phân tích gồm: Mức độ tự quản cá nhân, Mức độ tiêu chuẩn hóa, Yểm trợ, Sự đồng nhất hóa với tổ chức, Thưởng phạt, Mức độ chấp nhận xung đột, Mức độ chấp nhận may rủi Và với Google thì 7 đặc tính đó được thể hiện như sau:

2.1 SỰ TỰ QUẢN CÁ NHÂN

Google là một trong những nhà tuyển dụng tốt nhất và thậm chí còn nằm trong danh sách “100 Doanh Nghiệp Tốt Nhất Để Làm Việc” của tạp chí Fortune nổi tiếng Một

trong những nét độc đáo của văn hóa Google là sự tự quản của mỗi cá nhân trong

công việc ở Google được đẩy lên mức cao nhất có thể, thậm chí có nhiều điều mà ở

các công ty khác, lãnh đạo ở đó khó có thể chấp nhận được vì họ cho rằng không thể kiểm soát được công việc của nhân viên, tạo thói vô kỷ luật, v.v… Tuy nhiên, sự tự do cá nhân ở mức cao như vậy lại giúp Google có đội ngũ nhân viên luôn ở trạng thái vui vẻ, tràn đầy năng lượng, luôn mang tinh thần cống hiến hết mình cho công việc dẫn đến năng suất công việc cao khiến nhiều công ty chỉ dám mơ ước:

Làm việc ở bất cứ chỗ nào họ muốn: mọi người có thể thoải mái làm việc ở bất kì

đâu mình thích mà không nhất thiết ngồi trước máy tính của bàn làm việc Điều này tạo nên tâm lý thoải mái và tự do nhất để các nhân viên của hãng có thể đưa ra ý tưởng sáng tạo mới.

Thư giãn bất cứ khi nào mình muốn: ở Google luôn có những đồ ăn ngon, máy pha

café, nước hoa quả hoàn toàn miễn phí tại nhiều nơi trong khuôn viên công ty thậm chí còn có cả phòng ngủ, và hiển nhiên, nhân viên hoàn toàn có thể ăn uống, nghỉ ngơi bất cứ khi nào họ muốn

Được mang thú cưng vào công sở: Một cựu nhân viên đã miêu tả sự phấn khích

trước quy định này: "Mặc dù mang cún đến buổi họp cũng hơi bất tiện, nhưng “cô bé” bên cạnh khiến tôi có thể tái tạo năng lượng sau vài giờ làm việc Thêm vào đó, chú chó mang lại nhiều niềm vui chẳng ngờ cho những đồng nghiệp của tôi Nhiều người

Trang 14

thỉnh thoảng nhìn ra cửa sổ và bắt gặp 'cô bé' chạy đuổi theo quả bóng tennis, và họ nói rằng mình cảm thấy ấm lòng Cuối cùng, chú chó là cầu nối kỳ lạ kéo tôi đến với nhiều người có lẽ tôi sẽ chẳng có cơ hội gặp gỡ nếu không có nó Lợi ích của việc mang thú nuôi đến công ty áp đảo hoàn toàn các bất lợi.”

Tính tự quản cá nhân của Google ở mức cao vì các nhà quản lý ở Google tin rằng,mỗi cá nhân bước chân vào công ty cần có tinh thần của người sáng lập(Founder) và họ trao quyền cho bất kỳ ai được phát biểu ý kiến của mình về bấtkỳ vấn đề gì Họ gọi đây là tiếng nói (Voice) Phần lớn các dự án của Google đều

được phát triển từ những cá nhân chủ động, tự phát hiện ra ý tưởng và phát triển ý tưởng thành các dự án "con gà đẻ trứng vàng" hàng tỷ đô la cho tập đoàn Nhờ vào xây

dựng văn hóa tôn trọng từng cá nhân, trao họ quyền tự quản, sắp xếp công việc của

đội nhóm một cách trong suốt, đo lường rõ ràng và tập trung vào những điều quan trọng nhất một cách hiệu quả mỗi ngày, mỗi tuần để hướng về mục tiêu chung đem lại giá trị cho toàn thế giới, Google đã trở thành Google mà chúng ta biết ngày nay, chỉ trong vòng 20 năm.

2.2 MỨC ĐỘ TIÊU CHUẨN HÓA

Google là nơi mọi người có thể tự do đóng góp ý kiến và quan điểm để tạo ra môi trường làm việc thoải mái và thân thiện hơn Tuy nhiên cũng có một số điều quan trọng cần nhớ với một Googler khi giao tiếp gồm: một là có trách nhiệm với lời nói, hành động; hai là đóng góp ý kiến bằng chính lời nói của mình nên cần nói lời hữu ích; ba là phải thận trọng suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu những ý kiến có thể khiến người khác nhận định không chính xác Bên cạnh đó, Google khá cởi mở trong việc thể hiện sự tôn trọng đồng phục, văn hóa dân tộc của từng nhân viên và cho họ quyền mặc trang phục truyền thống

Điểm nổi bật trong phong cách làm việc bên trong văn phòng của Google là mọi người có thể thoải mái làm việc ở bất kỳ đâu mình thích, mà không nhất thiết phải luôn ngồi trước máy vi tính của bàn làm việc Điều này tạo ra tâm lý thoải mái và tự do nhất để các nhân viên của hãng có thể đưa ra ý tưởng sáng tạo mới Từng nhân viên trong Google có thể thông qua cuộc họp vào thứ Sáu hàng tuần chất vấn mọi chủ đề CEO

Trang 15

của họ và được CEO cập nhật tình hình tiến độ của các dự án Họ tiếp cận tới mọi mục tiêu của từng cá nhân, từ cấp CEO đến cấp thấp nhất

Tất cả công việc của mọi người trong tổ chức đều rõ ràng, minh bạch, không dấu diếm Nhờ vào xây dựng văn hóa tôn trọng từng cá nhân, trao họ quyền tự quản, sắp xếp công việc của đội nhóm một cách trong suốt, đo lường rõ ràng và tập trung vào những điều quan trọng nhất một cách hiệu quả mỗi ngày, mỗi tuần để hướng về mục tiêu chung đem lại giá trị cho toàn thế giới, Google đã trở thành Google mà chúng ta biết ngày nay.

Do đó có thể nói Google là một nơi làm việc với văn hóa cởi mở, mức độ cơ chếhóa không cao.

2.3 SỰ HỖ TRỢ

Khi làm việc ở Google, cộng tác là chìa khóa quan trọng - đến mức các nhân viên

được khuyến khích huấn luyện lẫn nhau trong chương trình “từ nhân viên của Google đến nhân viên của Google - Googler to Googler” Điều này bao gồm các kỹ năng kinh doanh chính như thuyết trình trước đám đông, quản lý và định hướng cũng như các hoạt động ngoại khóa như kickboxing

Bên cạnh đó, việc xây dựng ý thức cộng đồng là một trong những bước đầu tiên để

tạo ra một văn hóa công ty tích cực hơn Nhiều nhà bếp siêu nhỏ rải rác xung quanh khuôn viên Google là một cách mà công ty gắn kết mọi người với nhau hoặc một không gian phá cách mang đến cho mọi người một chỗ để ăn trưa cùng nhau Điều này không chỉ xây dựng cộng đồng mà còn thúc đẩy hiệu quả (nhân viên không rời khỏi tòa nhà hoặc dành thời gian quyết định quán cà phê nào sẽ đến) và tạo ra nhiều cơ hội hơn để đổi mới Theo Bock, các cuộc trò chuyện trong các khu vực đột phá thường là về công việc - sản phẩm, người dùng và ý tưởng mới.

Với những điều trên, có thể chứng tỏ rằng: mức độ hỗ trợ thể hiện văn hóadoanh nghiệp của Google rất cao.

2.4 SỰ ĐỒNG NHẤT HÓA VỚI TỔ CHỨC

Ở Google, sứ mệnh của mỗi nhân viên gắn liền với sứ mệnh của công ty đó là “sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người” Để đạt được sứ mệnh to lớn đó cần sự sáng tạo, lao động năng suất

Trang 16

của tất cả nhân viên và Google hiểu rõ điều đó nên đã xây dựng một nền văn hóa làm việc sáng tạo và thú vị làm các nhân viên hạnh phúc hơn và duy trì năng suất lao động Google chứng tỏ rằng họ quan tâm đến trải nghiệm của nhân viên bằng cách đảm bảo rằng nơi làm việc phù hợp với nhu cầu của họ Ngoài việc đảm bảo thức ăn luôn có sẵn, dịch vụ mát-xa và cầu tuột lắp đặt ngay tại sảnh cũng như các trò chơi, phòng tập thể thao để phục vụ nhu cầu giải trí, sức khỏe của nhân viên

Mỗi nhân viên Google là một cá thể riêng biệt, nhưng cùng chung sống trong ngôi nhà chung Google, được nêu lên tiếng nói của mình dù ở vị trí nào, Google đánh giá cao suy nghĩ và ý kiến của nhân viên, khuyến khích đổi mới và tiếp nhận những ý tưởng mới Các cá nhân, các đơn vị phối hợp với nhau như các bộ phận trong cơ thể, cùng nhau làm việc vì mục đích chung, sứ mệnh chung của công ty.

Vì vậy, có thể thấy mức độ sự đồng nhất hóa với tổ chức của Google cao

2.5 THƯỞNG PHẠT

Nhiều năm liền nằm trong top các công ty có môi trường làm việc tốt nhất, Google nổi tiếng với mức thu nhập hấp dẫn cho nhân viên Ví dụ với vị trí kỹ sư phần mềm, tổng thu nhập sẽ được chia thành năm thành phần là lương cơ bản, thưởng gia nhập công ty, thưởng cổ phiếu, thưởng theo năng suất, và cổ tức [7].

Để thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, ngoài mức thu nhập hấp dẫn thì Google còn đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ và phúc lợi rất hấp dẫn như:

● Chế độ nghỉ thai sản và nghỉ chăm sóc cha mẹ; ● Tài khoản tiết kiệm hưu trí;

● Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe tại mọi thời điểm;

● Tập luyện thể thao ngay tại nơi làm việc với trang thiết bị hiện đại; ● Cung cấp miễn phí bữa ăn và thức uống cho toàn thể nhân viên;

● Cân bằng giữa công việc và cuộc sống với các kỳ nghỉ, hoặc linh hoạt giờ giấc làm việc;

● Cung cấp dịch vụ tài chính cao cấp cho nhân viên khi có nhu cầu;

● Hỗ trợ tối đa việc phát triển bản thân không giới hạn là học lập trình ngay tại trụ sở, học nấu ăn, cho tới đăng ký học lấy bằng cấp hoặc các lớp hợp nghệ thuật như ghi-ta.

Trang 17

Đánh giá và khen thưởng tại Google được vận hành dựa trên OKR, là viết tắt của cụmtừ Objectives and Key Results - Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt.

OKR là kết quả của việc kết hợp các phương pháp thiết lập mục tiêu và quản lý như MBO (Management by Objectives) và SMART Objectives Nhà đầu tư nổi tiếng John Doerr đã đưa OKR vào áp dụng tại Google và vẫn được gã khổng lồ tìm kiếm sử dụng

cho đến ngày nay

Ví dụ tại Google, OKR được tổng kết hàng quý với thang điểm từ 0 đến 1 Nhân viên của không nhất thiết phải đạt điểm số tối đa mà Google tin rằng chỉ cần đạt điểm số từ 0,6 đến 0,7 nghĩa là cá nhân đó đang tiến bộ trong công việc.

Do đó, với chế độ thưởng phạt rõ ràng, khoa học đã đóng góp không nhỏ cho sự thành công của Google, và trở thành hình mẫu xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên thế giới Theo thang đo 7 đặc tính văn hoá doanh nghiệp thì Google đang ở mức thưởng phạt cao.

2.6 CHỊU ĐỰNG NHỮNG XUNG ĐỘT

Google đã ban hành bộ quy tắc ứng xử, trong đó có quy định về việc ứng phó với các

xung đột lợi ích, áp dụng cho nhân viên và ban quản trị công ty Trong đó, công ty hướng đến việc tránh vướng vào xung đột hoặc tạo ra xung đột nếu có thể Bộ quy tắc còn liệt kê một số vùng xung đột thường thấy nhất mà mọi thành viên Google cần tránh:

● Các khoảng đầu tư cá nhân có thể gây bất lợi cho Google

● Công việc phụ, vị trí tư vấn, thành viên ban quản trị công ty khác hoặc khởi nghiệp mà các quyết định, ảnh hưởng có thể gây phương hại tới lợi ích công ty ● Cơ hội kinh doanh trong thời gian làm việc tại Google là sở hữu của Google, chỉ có ngoại lệ khi Google cho phép

● Phát minh, sáng chế hoặc hỗ trợ trong việc phát minh, sáng chế không đúng quy trình

● Các mối quan hệ tại nơi làm việc nằm ngoài phạm vi cho phép theo quy định của Google

● Nhận các món quà, chương trình giải trí, hoặc ưu đãi kinh doanh ngoài quy định và không báo cho cấp quản lý

Trang 18

● Sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của Google cho mục đích cá nhân hoặc lợi ích khác mà có thể tạo sự khác biệt với bất cứ khách hàng nào của Google

Google thành lập ban chuyên trách thụ lý các trường hợp vi phạm và xử lý với các điều luật chặt chẽ Ban này đã đảm bảo vận hành tốt môi trường làm việc hơn 100,000 nhân viên trên khắp thế giới rất hiệu quả.Việc này cho thấy Google có yếu tố chịu đựng xung đột cao

2.7 CHẤP NHẬN NHỮNG MAY RỦI

Laszlo Bock - Giám đốc Bộ phận Nhân sự tại Google là người đặt nền móng hoạch định chiến lược chính sách về “Hoạt động của con người” là sự kết hợp giữa khoa học và nguồn nhân lực Google thu thập và sử dụng dữ liệu để đánh giá nhân viên, giúp họ cải thiện hiệu quả công việc, không ngừng thử nghiệm và đổi mới để tìm ra cách tốt nhất làm hài lòng nhân viên và giúp họ làm việc hiệu quả Việc chú ý đến cách nhân viên làm việc, khoan dung với những sai lầm và giúp họ sửa lỗi là rất quan trọng, thay vì chỉ ra thiệt hại và đổ lỗi cho một người đã gây ra lỗi, Google đã quan tâm đến nguyên nhân của vấn đề là gì và làm thế nào để khắc phục nó nhanh nhất và hiệu quả nhất

Google hiểu rằng nếu muốn tạo ra đột phá ở nơi làm việc cần phải có thử nghiệm, thất bại và thử nghiệm lại, vì vậy sai lầm và thất bại không phải là điều khủng khiếp ở Google Nhân viên có quyền sai và có cơ hội vượt qua thất bại trong sự hỗ trợ của cấp trên và đồng nghiệp, những ý tưởng hay luôn được khuyến khích Một công ty tuyệt vời cần những người tuyệt vời, một cách để thu hút và giữ chân những người như vậy là làm cho công việc của họ trở nên thú vị Tuy nhiên, trước khi một ý tưởng được thực hiện và đưa vào sử dụng, cần có một thủ tục rõ ràng để xác nhận đó có phải là ý tưởng mới thực sự và có tính thực tiễn hay không.

Với những điều như trên, chúng tôi nhận thấy rằng mức độ Chấp nhận những may

rủi tại Google ở mức cao (Xem Chi tiết công bố các quy định về ứng xử ở Phụ lục 1 trang 31)

Trang 19

CHƯƠNG III - YẾU TỐ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Ngoài những đặc tính đã được nêu ở Chương II-Đặc tính văn hóa thì các yếu tố sau đây cũng góp phần hình thành nên phong cách Văn hóa doanh nghiệp của Google:

3.1 HỆ THỐNG QUẢN LÝ, TỔ CHỨC

Hệ thống quản lý, tổ chức là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến các đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp, thông qua cơ cấu tổ chức mà ta biết được nhân viên trong công ty được quyền quyết định công việc của mình tới mức độ nào, thông qua nội quy sẽ biết được doanh nghiệp đó có mức độ tiêu chuẩn hóa nhiều hay ít cũng như sự đồng nhất hóa giữa các thành viên, khả năng xảy ra xung đột và mức độ chấp nhận xung đột,v.v… Thông qua cơ cấu tổ chức sẽ biết được từng chức năng, trách nhiệm của mỗi người trong công ty, giúp nhân viên không quá mất thời gian để có thể liên hệ đúng người, đúng việc trong thời gian sớm nhất Ngoài ra, việc hành xử của mỗi cá nhân cũng là điều quan trọng, để mọi hành vi của nhân viên đều chuẩn mực, ít gây khó chịu cho người khác, mỗi công ty đều có nội quy riêng cùng chính sách thưởng phạt và tất nhiên phải tuân theo pháp luật.

Chính sách lương, thưởng cụ thể của Google không được công bố công khai và mọi quyết định thưởng đều dựa trên kết quả mà mỗi nhân viên cống hiến cho công ty Một trong 8 quy tắc nổi tiếng của Google: Đừng trở nên siêng năng, hãy làm việc hiệu quả và hướng tới kết quả (Don't be a sissy: Be productive and results-oriented) Các hành vi không được phép ở Google như: quấy rối tình dục, phân biệt đối xử, trả thù cá nhân,

… Đều được nêu rõ trong “chính sách về quấy rối, phân biệt đối xử, trả thù, tiêu

chuẩn ứng xử và các mối quan tâm nơi làm việc” (Xem chi tiết ở Phụ lục 2 trang 34)

Hệ thống quản lý của Google cơ bản ảnh hưởng tới các đặc tính văn hóa của Google như sau:

Tính tự quản cá nhân: Hoạt động theo từng nhóm từ nhóm nhỏ đến nhóm lớn

giúp cho nhân viên nâng cao khả năng sáng tạo và phát triển, thúc đẩy đổi mới từ dưới lên và loại bỏ chậm trễ khi quyết định Hơn nữa, kèm với chính sách thưởng dựa trên

Trang 20

kết quả, giúp tạo động lực cho nhân viên tự quản lý công việc của mình một cách tốt nhất để hướng tới kết quả công việc là tốt nhất.

Mức độ tiêu chuẩn hóa: Thông qua chính sách về quấy rối, phân biệt đối xử,

trả thù, tiêu chuẩn ứng xử và các mối quan tâm nơi làm việc”, các cá nhân được tôn

trọng tối đa về việc họ ăn mặc thế nào, đi làm ra sao (thậm chí có thể mang theo thú cưng đến công sở),… miễn không làm ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh Điều này khiến Google là một môi trường làm việc nhiều sắc màu đến từ các chủng tộc, quốc gia, tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới.

Sự giúp đỡ từ đồng đội: Việc làm việc theo từng nhóm với các thành viên đến

từ các bộ phận khác nhau giúp nhân viên Google nhận được sự giúp đỡ tối đa từ đồng nghiệp, ngoài ra họ còn được quyền truy nhập vào các mã code từ bất kỳ ai, bất kỳ dự án nào để hoàn thành công việc mà không cần sự đồng ý của cấp trên.

Sự đồng nhất hóa: Sẽ có sự không thống nhất ý kiến của các nhà quản lý cũng

như nhân viên Phân bổ nhân lực từ các bộ phận chức năng sang các nhóm có thể có sự không đồng đều và thiếu trọng tâm.

Thưởng, phạt: Tuy Google không công bố chính sách thưởng cụ thể nhưng

thông qua việc các nhân viên Google thường gắn bó với công ty ta cũng có thể thấy được chính sách thưởng của Google hoàn toàn có thể làm vừa lòng hầu hết các nhân viên Về việc phạt, ở Google thay vì chỉ ra thiệt hại và đổ lỗi cho một người đã gây ra lỗi và phạt, công ty sẽ quan tâm đến nguyên nhân của vấn đề là gì và làm thế nào để khắc phục nó nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Mức độ chấp nhận xung đột: Trong cùng một nhóm thiếu hệ thống thứ bậc do

quyền hạn và trách nhiệm trùng lặp nên các công việc có thể không như mong đợi Việc tự do ý kiến đóng góp của từng cá nhân có thể sẽ dẫn đến các cuộc cãi vã giữa các thành viên Tuy nhiên, các cuộc cãi vả này nhằm giúp công việc chung có kết quả tốt hơn cũng là điều tốt, miễn đừng đi lệch hướng phát triển của công ty.

Mức độ chấp nhận rủi ro: Với đặc tính tự do cao của từng cá nhân, các quản lý

của Google cũng trao quyền cho nhân viên tự do sáng tạo, thực hiện công việc của mình kèm với văn hóa khoan dung với các lỗi xảy ra, điều đó cho phép các nhân viên có quyền thỏa sức sáng tạo, làm thử và sai rồi cùng nhau tìm kiếm nguyên nhân, khắc phục rồi lại thử cho tới khi ra kết quả mong muốn.

Trang 21

3.2 CÁC PHONG TRÀO VÀ NGÀY KỶ NIỆM CỦA CÔNG TY

Ở các công ty, phong trào kỷ niệm các sự kiện, các ngày đáng nhớ, ngày lễ, nhất là ngày thành lập công ty/ngành là một hoạt động bổ ích nhằm đưa mọi người xích lại gần nhau hơn, gắn bó tình cảm hơn sau những ngày căng thẳng làm việc, chạy tiến độ dự án Qua đó nhân viên trong công ty có thể nhìn lại chặng đường đã qua, càng thêm tự hào và dần dà hình thành sự quyết tâm đồng lòng, gắn bó bền chặt với công ty qua nhiều năm tháng, và các phong trào này cũng ảnh hưởng đến tính đồng nhất hóa với tổ chức của mỗi cá nhân trong công ty.

Ở Google cũng thế, cũng có kỷ niệm ngày thành lập công ty Google Inc Tuy nhiên Google kỷ niệm theo cách riêng của họ, là sử dụng một hình ảnh Doodle trên trang web nhân ngày 27/9 cứ mỗi 4 năm 1 lần Biểu tượng Google Doodle đầu tiên được công bố đến người dùng vào năm 1998 Kể từ năm này, hình ảnh Doodle xuất hiện như một hiện tượng của Google, khiến cho người dùng cực kỳ thích thú, tạo ra thói quen mong chờ các Google Doodle “xem hôm nay có gì mới” Và chắc hẳn các Googler và toàn thế giới cũng phải nhìn nhận rằng: nhìn lại chặng đường 23 năm phát triển đầy rực rỡ của Google, ít ai biết được đằng sau đó là một câu chuyện về lòng đam mê, những nỗ lực hết mình, muốn được cống hiến của hai nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin, khi ấy còn đang theo học tại trường Stanford (Mỹ) Đó là niềm tự hào và là cũng là cách để Google và nhân viên của họ luôn cố gắng nỗ lực bằng tất cả tài năng để phát triển Google được như hôm nay.

3.3 QUAN NIỆM KINH DOANH

“Sứ mệnh của chúng tôi là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trởnên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.”

Mặc dù phương châm không chính thức của Google “Don't be evil” (Đừng làm điều xấu) vừa dễ hiểu và tương đối dễ đạt được, nhưng sứ mệnh công ty chính thức của nó là “sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và có thể truy cập được trên toàn cầu” lại ít như vậy hơn Tuy nhiên, đó là thách thức hấp dẫn Hầu hết các nhân viên đều nói rằng chính sứ mệnh này, chứ không phải đặc quyền, đã giúp họ gắn bó và có động lực

Trang 22

Theo cách nói của Laszlo Bock - Giám đốc Bộ phận Nhân sự tại Google, “Thật hiếm khi tìm thấy một nơi mà mọi người đều thực sự biết về sứ mệnh Và sau đó họ thực sự tin vào điều đó” Bởi vì mục tiêu là “cao cả” và “truyền cảm hứng”, nó tạo được tiếng vang đối với nhân viên Bock cũng giải thích rằng “điều thực sự khiến (Google) đánh dấu là sự tập trung to lớn vào dữ liệu, sự sẵn sàng thử nghiệm to lớn này, sự tập trung to lớn vào người dùng và sự tập hợp tài năng khó tin này: khi bạn kết hợp nó lại với nhau sẽ tạo ra một môi trường nơi mọi người không ngừng thử thách bản thân để đến với những điều mới mẻ, thú vị”.

Với các quan niệm kinh doanh của Google như trên, đã cơ bản ảnh hưởng tới các đặc tính văn hóa của Google như sau:

Sự đồng nhất hóa: Một nơi làm việc mà tất cả người lao động đều cùng hiểu

biết, và hoạt động hướng tới sứ mệnh của công ty.

Mức độ chấp nhận rủi ro: Với đặc tính tiên phong trong việc xử lý dữ liệu,

cộng với việc sử dụng tài năng xuất chúng, các quản lý của Google cũng hiểu rằng để đạt được những gì chưa từng có, thì thử thách và chấp nhận rủi ro khi thử nghiệm là điều hiển nhiên phải đối mặt.

3.4 QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI SÁNG LẬP

Tư duy cởi mở và coi trọng sự phản biện

Lúc mới gặp gỡ, hai nhà sáng lập Google đã tranh luận hầu như về tất cả mọi vấn đề Người nào cũng có những định kiến rất rõ rệt và rất khác biệt Nhưng sau cùng thì cả hai cũng có chung một mục tiêu, đó là giải quyết một vấn đề rất lớn lớn bấy giờ: làm sao tìm được tin tức cần thiết trong một biển cả mênh mông của thông tin, dữ kiện Từ đó, văn hóa cởi mở và phản biện được xây dựng thành nền tảng tại Google, nơi nhân viên có thể tranh luận về các vấn đề trong công việc ở mọi cấp độ.

Không ngại mạo hiểm

Google ra đời là kết quả của tinh thần không ngại mạo hiểm và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn của Sergey Brin và Larry Page Năm 1996, Page và Grin cùng nhau xây dựng công cụ tìm kiếm thô sơ có tên là BackRub Sau đó, từ nguồn vốn cá nhân và tài trợ của một số quỹ đầu tư mạo hiểm, tổng cộng 1 triệu USD, Google ra đời và đặt trụ

Trang 23

Sergey Grin chỉ có khát vọng mạnh mẽ về ý tưởng dùng Google để thúc đẩy chia sẻ kiến thức trên phạm vi toàn cầu Và 15 năm sau, công cụ tìm kiếm mà họ xây dựng đã thực sự thay đổi cách hàng tỷ người tìm kiếm và chia sẻ thông tin Google thể hiện tính mạo hiểm thông qua lối việc thành lập GoogleX, một công ty con phát triển các sản phẩm đột phá và mang tính cách mạng.

Đề cao khả năng sáng tạo và sự cống hiến

Google là một trong những công ty có văn hoá làm việc sáng tạo nhất Theo Larry Page, ông luôn muốn tạo dựng một môi trường làm việc tương tự như một trường đại học Điều này có nghĩa là công ty sẽ khuyến khích thành viên phát huy tối đa tính sáng tạo, đề cao sự cống hiến hơn lợi ích tiền bạc Và như vậy, nhân viên luôn làm việc với câu hỏi: Công việc, dự án của mình đem lại lợi ích gì cho cuộc sống, giải quyết được vấn đề gì trong hiện tại và tương lai?

Nỗ lực không ngừng

Hai nhà sáng luật Google trong mắt đồng nghiệp được coi là những người làm việc điên cuồng Cả hai có những ngày làm việc thâu đêm để hoàn thiện các thuật toán và không bao giờ thỏa mãn với điều đạt được, luôn hướng đến việc hiện thực hoá "điều không thể" Cho tới nay, Google vẫn không ngừng nỗ lực phát triển nhiều sản phẩm đột phá, mang tính cách mạng như Google Glass, Máy tính lượng tử.

3.5 QUY PHẠM HÀNH ĐỘNG THÁNG NGÀY

Google đã đi tiên phong trong việc cho phép nhân viên tự do khám phá cách họ muốn làm việc Google hiểu rằng để cải thiện tính sáng tạo và năng suất của nhân viên, họ nên được tự do lựa chọn, có lịch trình linh hoạt, không gian và cơ hội làm việc theo ý muốn của họ Tổ chức cấu trúc phẳng tại Google khuyến khích tất cả nhân viên lên tiếng Nói cách khác, Google đánh giá cao suy nghĩ và ý kiến của nhân viên, khuyến khích đổi mới và tiếp nhận những ý tưởng mới.

Nhân viên của họ luôn có thể rời khỏi văn phòng và tương tác nhiều hơn với nhau Nhân viên được cung cấp nhiều loại hình giải trí, như leo núi trong nhà, bóng chuyền bãi biển hoặc bowling, và nhiều đồ ăn tại nhà hàng, bếp mini hoặc quán cà phê ngay tại trụ sở.

Chìa khóa cho một nền văn hóa làm việc sáng tạo và thú vị là tập hợp một nhóm người thông minh, khiêm nhường và cho họ không gian để thử nghiệm, cho phép nhân viên

Trang 24

làm quen với nhau Khi các nhân viên hạnh phúc, năng suất sẽ tăng cao hơn và giảm bớt tỷ lệ nghỉ việc dẫn đến tăng lợi nhuận và mang lại thành công lớn hơn cho Google Với các quy phạm hành động của Google như trên, đã cơ bản ảnh hưởng tới các đặc tính văn hóa của Google như sau:

Tính tự quản cá nhân: Mỗi cá nhân được tự do hoạt động giúp cho nhân viên

nâng cao khả năng sáng tạo và phát triển, hạnh phúc từ đó nâng cao năng suất lao động của mỗi cá nhân

Mức độ chấp nhận rủi ro: Với đặc tính tự do cao của từng cá nhân, cho phép

nhân viên khám phá cách họ tự làm việc, đánh giá cao suy nghĩ và ý kiến của nhân viên, dễ dẫn đến tình trạng mỗi người một giải pháp, giải pháp có thể sai nhưng vẫn được phép và nhân viên có thể thử lại giải pháp khác đến khi đạt được mục đích cuối cùng

3.6 MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

Môi trường xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến đặc điểm văn hóa công ty ở điểm: cơ chế hóa, hỗ trợ, đồng nhất hoá, phần thưởng thực hiện, chịu đựng những xung đột, chấp nhận rủi ro

Từ khi lần đầu tiên ra mắt Google vào ngày 4 tháng 9 năm 1998, tập trung vào tìm kiếm, Google.com chỉ đơn giản là một trang web trắng tinh với hình ảnh biểu trưng Google đầy màu sắc và một khung nhập dữ liệu tìm kiếm ở giữa màn hình, một nút để tìm kiếm và nút còn lại là “Tôi cảm thấy may mắn” khi dẫn người dùng đến một trang web ngẫu nhiên của Google

Kể từ đó, Google mở rộng phạm vi hoạt động, lấn sân sang hệ điều hành di động, cung cấp dịch vụ bản đồ và ứng dụng điện toán đám mây, tung ra phần cứng của riêng mình và gia nhập thị trường thiết bị đeo cá nhân để bắt kịp xu hướng của người dùng và xu hướng phát triển của xã hội đòi hỏi đội ngũ nhân viên Google liên tục sáng tạo không ngừng Ảnh hưởng đến văn hóa cốt lõi của Google tập trung vào người dùng nên rất linh hoạt (nhân viên được khuyến khích làm việc khi họ thích và theo cách họ thích), vui vẻ (văn phòng có các khu ngủ trưa, trò chơi điện tử và bóng bàn) và dựa trên sự tin tưởng Google luôn phải cập nhật, cải tiến theo những tiêu chuẩn mới

Ngày đăng: 16/04/2024, 19:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan