1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm môn học kinh tế khu vực tên đề tài hình thức liên kết khu vực mậu dịch tự do

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Thức Liên Kết: Khu Vực Mậu Dịch Tự Do
Tác giả Đặng Quý Nhi, Lê Thị Thảo Ngân, Phan Khánh Huyền, Trần Nguyễn Yến Nhi, Nguyễn Biện Diệu Uyển
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Tế Khu Vực
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 147,29 KB

Nội dung

Sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mạiGATT năm 1948 chính là đáp ứng xu thế chung này.Các nước tham gia GATT đã tiến hành nhiều đợt đàm phán đểký kết những thỏa thuận t

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC KINH TẾ KHU VỰC

Tên đề tài:

Hình thức liên kết: Khu vực mậu dịch tự do

Nhóm 1 Tên thành viên:

Đặng Quý Nhi

Lê Thị Thảo Ngân Phan Khánh Huyền Trần Nguyễn Yến Nhi Nguyễn Biện Diệu Uyển

Đà Nẵng, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO 1

1 Sự hình thành của khu vực mậu dịch tự do 1

2 Nội dung 2

a Khái niệm 2

b Ví dụ 2

c Nội dung cơ bản của FTA 2

3 Đặc điểm 4

4 Các ảnh hưởng, tác động 7

a Ảnh hưởng tích cực 7

b Ảnh hưởng tiêu cực 8

c Kết luận 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 10

Trang 3

KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO

1 SỰ HÌNH THÀNH CỦA KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO

Sự ra đời, phát triển của FTA gắn liền với quá trình phát triển của thương mại thế giới Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, nhìn chung buôn bán trên thế giới phát triển tự do Bối cảnh thế giới sau chiến tranh, nhất là sau cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933 và tiếp đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động mạnh đến hoạt động thương mại quốc tế

Để khôi phục nền kinh tế, nhiều quốc gia đã xác lập các hàng rào thuế để bảo vệ thị trường nội địa trước sự xâm nhập của hàng hóa bên ngoài có khả năng cạnh tranh cao hơn Các quốc gia gần gũi về địa lý thực hiện các thỏa thuận trong giao dịch thương mại, tạo các ưu đãi để thúc đẩy phát triển kinh tế

Trên thực tế, cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và

sự gia tăng nhu cầu mở rộng giao thương và đầu tư, các quốc gia đều mong muốn giảm thuế quan Cùng với các thỏa thuận ưu đãi riêng giữa hai hay một số quốc gia, nhu cầu về một dạng hình thỏa thuận có tính đa phương trong cắt giảm thuế quan cũng ngày càng gia tăng Sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1948 chính là đáp ứng xu thế chung này

Các nước tham gia GATT đã tiến hành nhiều đợt đàm phán để

ký kết những thỏa thuận thương mại ràng buộc các nước ký kết tiến hành cắt giảm thuế cũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi quan thuế khác đối với hàng hóa

Tuy nhiên, đến vòng đàm phán Đô-ha bế tắc xuất phát từ bất đồng về chính sách thương mại trong nông nghiệp giữa Mỹ và Ấn Độ, và kết quả là đàm phán bị hoãn vào năm 2008 Để đối phó với

sự bế tắc trong vòng đàm phán Đô-ha, các quốc gia có xu hướng thành lập khu vực mậu dịch tự do Việc thành lập này nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên dựa trên việc đồng ý ký kết để giảm bớt rào cản thương mại trong thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực khác giữa các quốc gia trong vùng lãnh thổ

Trang 4

Tóm lại, Có 2 lý do chính sau hình thành nên các FTA:

Thứ nhất là vòng đàm phán Doha kéo dài lâm vào bế tắc; trong khi đó các quốc gia ngày càng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tăng cường quan hệ ngoại giao,… nên họ muốn

ký với nhau FTA để thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hóa thương mại

Thứ hai là các quốc gia không tự nguyện đơn phương giảm các rào cản thương mại mà phải thỏa thuận cùng nhau cắt giảm các rào cản tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển Quá trình thúc đẩy tự do hóa thương mại này dẫn đến việc thành lập các FTA

2 NỘI DUNG

a Khái niệm

Khu vực mậu dịch tự do là khu vực bao gồm một khối thương mại mà các nước thành viên đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) Những thỏa thuận như vậy liên quan đến sự hợp tác giữa ít nhất hai quốc gia nhằm giảm bớt các rào cản thương mại, hạn ngạch

và thuế quan nhập khẩu, đồng thời tăng cường thương mại hàng hóa

và dịch vụ với nhau

Tuy nhiên các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực Nói cách khác, những thành viên của khu vực có thể duy trì những thuế quan riêng và những hàng rào thương mại khác đối với thế giới bên ngoài

Đây là hình thức liên kết kinh tế có tính thống nhất, sự chặt chẽ và ràng buộc giữa các thành viên trong khối FTA Vì đây là hình thức cho phép mỗi nước thực hiện tự do hoá thương mại với các nước trong liên kết, nhưng vẫn thực hiện được chính sách đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế

b Ví dụ

Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Hàn Quốc (KORUS): Là một hiệp định thương mại tự do giữa Hoa Kỳ và Hàn

Quốc Nó đã được ký kết vào năm 2012 và có hiệu lực vào năm

Trang 5

2012 KORUS đã loại bỏ hầu hết các rào cản thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc Điều này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc

Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam - EU (EVFTA): Là một hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) Hiệp định này đã được ký kết vào năm 2019 và có hiệu lực vào năm 2020 EVFTA là một hiệp định thương mại tự do toàn diện, bao gồm các quy định về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và cạnh tranh

c Nội dung cơ bản của FTA

(i) Nhóm các cam kết liên quan tới tự do hàng hóa (thương mại hàng hóa)

Nhóm này bao gồm các cam kết liên quan tới việc dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại hàng hóa giữa các Thành viên, cụ thể:

 Ưu đãi thuế quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu): Thường là một Danh mục liệt kê các dòng thuế được loại

bỏ và lộ trình loại bỏ thuế (loại bỏ ngay hay sau một số năm)

 Quy tắc xuất xứ: Bao gồm các cam kết về điều kiện xuất

xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan và thủ tục chứng nhận xuất xứ ni nè t thấy ý nhỏ cái t tìm mấy nội dung khác

 Loại bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan: Bao gồm các cam kết ràng buộc, hạn chế các biện pháp hạn chế/cắm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu, hàng rào

kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ

Ngoài ra, một số FTA giai đoạn sau này còn có thêm các cam kết về các vấn đề thúc đẩy, hỗ trợ cho thương mại hàng hóa, ví dụ:

 Hải quan và tạo thuận lợi thương mại: Bao gồm cam kết

về quy trình, thủ tục, minh bạch thông tin trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa

 Các nguyên tắc trong đối xử với hàng hóa nhập khẩu khi lưu thông trong thị trường nội địa

Trang 6

(ii) Nhóm các cam kết liên quan tới tự do dịch vụ (thương mại dịch vụ)

Không phải FTA nào cũng có các cam kết về thương mại dịch

vụ Thường thì các FTA được đàm phán ký kết ở giai đoạn sau này mới có các cam kết về vấn đề này, thường sẽ bao gồm:

 Mở cửa thị trường dịch vụ: Thường là một Danh mục các dịch vụ cam kết mở và các điều kiện mở cửa cụ thể

 Các nguyên tắc liên quan tới việc đối xử với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài

(iii) Nhóm các cam kết liên quan tới các vấn đề khác

Các FTA giai đoạn sau này thường có thêm các cam kết về một hoặc một số các lĩnh vực khác không phải thương mại hàng hóa, dịch vụ nhưng có vai trò quan trọng trong thương mại, đầu tư giữa các Thành viên như:

 Đầu tư (có thể là cam kết về đầu tư độc lập hoặc cam kết

về đầu tư gắn với mở cửa thị trường dịch vụ)

 Sở hữu trí tuệ

 Cạnh tranh

 Minh bạch, chống tham nhũng

 Môi trường

 Lao động

3 ĐẶC ĐIỂM

Khu vực mậu dịch tự do là một nhóm các quốc gia có ít hoặc không có rào cản thương mại theo hình thức thuế quan hoặc hạn ngạch với nhau Các khu vực mậu dịch tự do có xu hướng tăng khối lượng thương mại quốc tế giữa các quốc gia thành viên và cho phép

họ tăng chuyên môn hóa tương ứng với lợi thế so sánh của quốc gia

đó Dưới đây là một số đặc điểm chính của Khu vực mậu dịch tự do:

Trao đổi lợi ích

Thương mại tự do tạo ra chi phí và lợi ích Các khu vực mậu dịch tự do có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, những người

có thể có nhiều quyền tiếp cận được hàng hóa nước ngoài rẻ hơn và/ hoặc chất lượng cao hơn Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể nhận

Trang 7

thấy giá hàng nhập khẩu giảm khi chính phủ giảm hoặc loại bỏ thuế quan

Các nhà sản xuất có thể phải đấu tranh với sự gia tăng cạnh tranh, nhưng họ cũng có thể có được một thị trường mới rộng đáng

kể với các khách hàng hoặc nhà cung cấp tiềm năng Công nhân ở một số quốc gia và ngành công nghiệp sẽ mất việc làm và phải đối mặt với những khó khăn liên quan khi sản xuất chuyển sang các lĩnh vực có lợi thế so sánh, hoặc hiệu ứng thị trường nước nhà (Home market effect), làm cho các ngành đó hiệu quả hơn về mặt tổng thể Một số khoản đầu tư vào vốn hiện vật cố định và vốn nhân lực cuối cũng sẽ mất giá trị hoặc gia tăng chi phí chìm

Các khu vực mậu dịch tự do cũng có thể khuyến khích sự phát triển kinh tế ở các quốc gia nói chung, mang lại lợi ích cho người dân với mức sống tăng lên

Sự hiện diện của các quy định

FTA không có nghĩa là không có rào cản Thay vào đó, nó là sự kết hợp của những hạn chế và nới lỏng Thương mại tự do không tương ứng với tự do tuyệt đối và các chính phủ luôn có mức độ kiểm soát cụ thể

Để phát triển một khu vực mậu dịch tự do, các quốc gia thành viên phải xây dựng các quy tắc và cách mà khu vực mậu dịch tự do mới sẽ hoạt động

“Mỗi nước phải làm thủ tục hải quan nào? Thuế quan nào, nếu

có, sẽ được cho phép và phí sẽ là bao nhiêu? Các nước tham gia sẽ giải quyết tranh chấp thương mại như thế nào? Làm thế nào hàng hóa sẽ được vận chuyển cho thương mại? Quyền sở hữu trí tuệ sẽ được bảo vệ và quản lý như thế nào?”

Làm thế nào để những câu hỏi này được trả lời trong một hiệp định thương mại tự do cụ thể, dựa trên những ảnh hưởng chính trị và quan hệ quyền lực giữa các quốc gia Điều này hình thành nên phạm

vi và mức độ của giao dịch tự do trên thế giới Mục tiêu là tạo ra một chính sách thương mại mà tất cả các quốc gia trong khu vực mậu dịch tự do có thể đồng ý thực hiện được

Số lượng các bên tham gia

Trang 8

Số lượng bên tham gia trong một khu vực mậu dịch tự do có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hình khu vực đó và thỏa thuận cụ thể giữa các quốc gia hoặc khu vực tham gia Một số thỏa thuận thương mại tự do có thể liên quan đến hai hoặc nhiều quốc gia, trong khi những thỏa thuận khác có thể tập trung chỉ vào một nhóm quốc gia

cụ thể FTA có thể là đơn phương (một quốc gia loại bỏ các hạn chế đối với tất cả), song phương (hai quốc gia thúc đẩy thương mại lẫn nhau) và đa phương (nhiều hơn hai quốc gia, thường là hiệp hội các quốc gia ký kết hiệp định)

Ví dụ, Liên minh Châu Âu (EU) có một thị trường chung với nhiều quốc gia thành viên, nơi mậu dịch tự do diễn ra giữa các quốc gia trong liên minh mà không có các rào cản lớn Trong trường hợp này, số lượng bên tham gia là số lượng các quốc gia thành viên trong EU

Các hiệp định thương mại tự do cũng có thể được thiết lập giữa các quốc gia nằm ngoài một liên minh lớn như EU Số lượng bên tham gia trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào quốc gia hoặc khu vực tham gia thỏa thuận cụ thể đó

Tính độc quyền

FTA dành riêng cho các quốc gia tham gia thương mại; chỉ những bên đó mới có thể yêu cầu các lợi ích Vì vậy, nó không áp dụng cho các quốc gia khác

FTA loại bỏ các rào cản thương mại giữa các thành viên và mang lại khả năng tiếp cận thị trường ưu đãi trên cơ sở có đi có lại Ngoài thương mại hàng hóa, các FTA thường bao gồm thương mại dịch vụ và điều khoản đầu tư cũng như loại bỏ cả hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại Chúng cũng có thể bao gồm một loạt các điều khoản về hợp tác hải quan và tạo thuận lợi thương mại cũng như hài hòa hóa các tiêu chuẩn và khuyến khích hợp tác pháp lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau Có thể kể đến như sau:

Miễn thuế và quy định thuế ưu đãi: Khu vực mậu dịch

tự do thường áp dụng chính sách miễn thuế hoặc thuế ưu đãi đặc biệt để thu hút doanh nghiệp và đầu tư Những lợi

Trang 9

ích này có thể bao gồm miễn thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng (VAT), và các loại thuế khác

Tự do giao thương: Doanh nghiệp trong khu vực mậu dịch tự do thường được hưởng quyền tự do giao thương, tức là họ có thể nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa mà không phải tuân theo nhiều hạn chế và quy định hải quan

Quy định giảm nhẹ: Khu vực này thường có các quy định hải quan và quy định nhập khẩu xuất khẩu được giảm nhẹ so với các khu vực khác, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí

Tự do về nguồn nhân lực: Một số khu vực mậu dịch tự

do có chính sách giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thuê và quản lý lao động

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ: Khu vực mậu dịch tự

do thường có cơ sở hạ tầng hiện đại và các dịch vụ hỗ trợ như trung tâm logistics, kho bãi, và các tiện ích khác để

hỗ trợ hoạt động kinh doanh

Thuận lợi cho đầu tư nước ngoài: Khu vực này thường là nơi thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, với các chính sách khuyến khích và bảo vệ đầu tư

Tích hợp quốc tế: Khu vực mậu dịch tự do thường tạo điều kiện để tích hợp với kinh tế thế giới, thuận lợi cho việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng cường xuất khẩu

Mỗi FTA được các nước tham gia đàm phán và thống nhất riêng biệt Một quốc gia có thể là thành viên của nhiều FTA Quy tắc xuất

xứ ưu đãi được áp dụng nhằm ngăn chặn các nước bên thứ ba lợi dụng thuế quan ưu đãi theo FTA mà không mang lại lợi ích có đi có lại

Chuyển đổi xã hội

Khi các quốc gia ký kết FTA, không chỉ có các doanh nghiệp và người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc giảm thuế và tăng cường xuất nhập khẩu hàng hóa, mà cả xã hội cũng sẽ được chuyển đổi theo hướng tích cực Các đối tác thương mại cuối cùng sẽ đạt được

Trang 10

lợi ích của nhau dưới các hình thức cải cách xã hội, trao đổi ý tưởng

và văn hóa,

Một trong những lợi ích của FTA là tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và cải thiện quan hệ giữa các quốc gia Ngoài ra, nó còn

có thể thúc đẩy cải cách xã hội và hỗ trợ phát triển bền vững Điều này có thể xảy ra qua việc cải thiện điều kiện lao động, chia sẻ công nghệ và kỹ thuật, giao lưu văn hóa và giáo dục, và thúc đẩy bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế theo hướng bền vững Tất cả những yếu tố này đều góp phần vào sự phát triển tích cực của các quốc gia tham gia FTA

FTA góp phần thúc đẩy trao đổi ý tưởng và văn hóa giữa các quốc gia Khi các doanh nghiệp và công dân của các quốc gia khác nhau có cơ hội tiếp xúc và làm việc với nhau, họ sẽ có cơ hội hiểu biết và học hỏi từ nhau FTA thúc đẩy sự hợp tác và đoàn kết giữa các quốc gia Khi các quốc gia ký kết FTA, họ sẽ phải tuân thủ các quy định và cam kết chung, từ đó tạo ra một môi trường hợp tác và đoàn kết tích cực Điều này có thể giúp giảm bớt căng thẳng và tranh chấp giữa các quốc gia, đồng thời tăng cường sự ổn định và hòa bình trong khu vực

Thỏa thuận cụ thể hoặc chung

FTA có thể được thỏa thuận cho một nhóm hàng hóa cụ thể hoặc cụ thể từ các quốc gia hoặc về xuất nhập khẩu tổng thể giữa các quốc gia tham gia

Áp dụng cho nhóm hàng hóa cụ thể: Một FTA có thể tập trung vào việc giảm thuế quan hoặc loại bỏ các rào cản thương mại đặc biệt đối với một số loại hàng hóa cụ thể Điều này có thể giúp thúc đẩy thương mại và hợp tác trong lĩnh vực đó giữa các quốc gia tham gia

Xuất nhập khẩu tổng thể: Một FTA cũng có thể được thiết kế để áp dụng cho toàn bộ lĩnh vực xuất nhập khẩu giữa các quốc gia Điều này có thể bao gồm việc giảm thuế quan cho tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ, cũng

Ngày đăng: 07/05/2024, 11:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w