Thẩm định dự án đầu tư trên phương diện Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các dự án đầu tư được thực hiện hiệu quả, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA ĐẦU TƯ
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng Việc thu hút vốn đầu tư hiệu quả đòi hỏi cần phải có một hệ thống pháp lý và quy trình thẩm định dự án đầu tư chặt chẽ, minh bạch và hiệu quả Thẩm định dự án đầu tư trên phương diện Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các dự án đầu tư được thực hiện hiệu quả, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và môi trường
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy công tác thẩm định dự án đầu tư còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng một số dự án đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí nguồn vốn nhà nước, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, nhóm đã lựa chọn đề tài
“Thẩm định dự án đầu tư trên phương diện Nhà nước” với mục tiêu nghiên cứu, đánh
giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trên phương diện Nhà nước, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư Đây là một đề tài quan trọng và có tính cấp thiết trong thực tiễn Hy vọng rằng, đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp lý và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư trên phương diện Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trang 4NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Thẩm định dự án đầu tư1.1.1 Khái niệm thẩm định
Thẩm định là xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lí bằng văn bản về một vấn đề nào đó do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện Đây là hoạt động của một chủ thể được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá theo những tiêu chí nhất định.
Thẩm định dự án đầu tư: là quá trình xem xét, phân tích, đánh giá các nội dung của dự án làm cơ sở để quyết định đầu tư, cấp phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án
1.1.2 Những yêu cầu đối với cán bộ tham gia thẩm định dự án đầu tư
Để công tác thẩm định đạt chất lượng tốt, người làm công tác thẩm định cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Nhất là nắm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của ngành đầu tư,
của địa phương, các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.
Thứ hai, am hiểu về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình và trình
độ kinh tế chung của địa phương, đất nước và thế giới Nắm vững tình hình sản xuất – kinh doanh, các số liệu tài chính của doanh nghiệp, các quan hệ tài chính - kinh tế tín dụngcủa chủ đầu tư với ngân hàng và ngân sách Nhà nước.
Ba là, biết thu thập và xử lý thông tin thông qua việc khai thác số liệu trên thị trường;
các báo cáo tài chính của chủ đầu tư, số liệu của các dự án tương tự và thường xuyên thu thập, đúc kết xây dựng các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thẩm định.
Thứ tư, đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện nội dung dự án, có sự phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngoài ngành có liên quan đến dự án trong quá trình thẩm định.
Ngoài ra, một cán bộ tham gia thẩm định cần có những phẩm chất và kĩ năng quan trọng
khác như: Thẩm định kịp thời, tham gia ý kiến ngay từ khi nhận hồ sơ; thường xuyên hoàn thiện quy trình thẩm định, phối hợp và phát huy được trí tuệ tập thể; biết sắp xếp, tổ chức công việc, có trách nhiệm đối với công việc và đặc biệt là phải có đạo đức nghề nghiệp.
1.2.Thẩm định dự án đầu tư trên phương diện Nhà nước
Trang 51.2.1 Mục đích
Các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng; các Bộ quản lý chuyên ngành; UBND cấp tỉnh – thành phố trực thuộc là các cơ quan được Chính phủ ủy quyền thẩm định để quyết định đầu tư, cho phép đầu tư
Đối với các cơ quan này, thẩm định dự án đầu tư chính là xem xét các lợi ích kinh tế – xã hội mà dự án mang lại có phù hợp với các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của địa phương hay không Dự án cần được thẩm định trên nhiều phương diện như sự ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, mức đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm Từ đó có những kết luận về hiệu quả kinh tế – xã hội do dự án mang lại để ra quyết định có cấp giấy chứng nhận đầu tư hay không Đối với những dự án phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của Nhà nước thì việc thẩm định dự án là cơ sở để từ đó cơ quan quản lý xem xét các hình thức ưu đãi về lãi suất, đất đai và thuế.
Một mục đích hết sức quan trọng khác trong thẩm định dự án đó là đánh giá khả năng thực hiện của dự án Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có khả năng thực hiện Tất nhiên hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự án có thể thực hiện được Nhưng khả năng thực hiện của dự án còn phải xem xét đến các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án
1.2.2 Vai trò của Nhà nước trong thẩm định dự án đầu tư
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm định dự án đầu tư thông qua các hoạt động sau:
Ban hành quy định pháp luật: Nhà nước ban hành các luật, quy định về thẩm định dự án
đầu tư nhằm đảm bảo tính hợp pháp, minh bạch và hiệu quả của quá trình đầu tư Các quy định này bao gồm Luật Đầu tư, Nghị định về thẩm định dự án đầu tư, v.v.
Cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ: Nhà nước cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho các tổ chức,
cá nhân thực hiện thẩm định dự án đầu tư Các hướng dẫn này bao gồm hướng dẫn về thủ tục thẩm định, ví dụ như Bộ Xây dựng vừa có công văn 3660/BXD-HĐXD gửi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn thủ tục thẩm định dự án: Cải tạo, nâng cấp Bảo tàng lịch sử quốc gia tại số 1 Tràng Tiền; hướng dẫn nộp các bộ hồ sơ thẩm định hay hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng như Thông tư số 176/2011/TT-BTC
Tổ chức thẩm định dự án: Nhà nước tổ chức thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốnngân sách nhà nước hoặc vốn nhà nước theo quy định của pháp luật Việc thẩm định
được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Giám sát và kiểm tra: Nhà nước giám sát và kiểm tra việc thực hiện thẩm định dự án đầu
tư để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật Việc giám sát và đánh giá dự án đầu tư được quy định tại điều 70 Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:
Điều 70 Giám sát, đánh giá đầu tư
Trang 61 Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm: a) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư;
b) Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.
2 Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3 Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư bao gồm:
a) Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư;
b) Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ thực hiện, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
1.2.3 Nội dung thẩm định trên phương diện Nhà nước
Theo Khoản 4, 5, 6 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP thì nội dung thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng, bao gồm:
Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định; Sự phù hợp của dự án với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê
Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Đầu tư công;
Sự phù hợp giữa tổng mức đầu tư của dự án gắn với cân đối vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án; đánh giá các chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong quá trình khai thác dự án;
Tác động lan tỏa của dự án đến sự phát triển ngành, lĩnh vực, các vùng lãnh thổ và các địa phương; đến tạo thêm nguồn thu ngân sách, việc làm, thu nhập và đời sống người dân; các tác động đến môi trường và phát triển bền vững.
Trang 7Nội dung thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, các nội dung pháp luật xây dựng chưa quy định tại khoản 4 Điều 18 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư công với những nội dung quy định tại các khoản 4, 5 Điều 18, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định phải rà soát, đối chiếu với các quy định trong quyết định chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ tiêu về quy mô, tổng mức đầu tư của dự án, bao gồm cơ cấu vốn không được vượt quá mức đã quy định trong quyết định chủ trương đầu tư.
Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, phải thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật Đầu tư công và Điều 11 của Nghị định 40/2020/NĐ-CP.
1.2.4 Căn cứ thẩm định dự án
a Hồ sơ dự án
Hồ sơ dự án là tài liệu không thể thiếu khi thực hiện hoạt động thẩm định dự án đối với nhà nước, hồ sơ dự án bao gồm báo cáo nghiên cứu khả thi Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, theo luật đầu tư xây dựng, là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng Trong báo cáo nghiên cứu khả thi có bao gồm thuyết minh dự án và thuyết minh thiết kế cơ sở
Cụ thể, nội dung thuyết minh dự án là: Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu
thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất kinh doanh; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác Ngoài ra, nó cũng mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
Bên cạnh đó, thuyết minh thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù
hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, đảm bảo sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng Thiết kế cơ sở gồm tuyết minh và bản vẽ thể hiện các nội dung sau:
- Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng.
- Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
- Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;
- Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;
Trang 8- Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.
Ngoài ra, hồ sơ về các nhà đầu tư cũng được dùng làm căn cứ để thẩm định dự án Hồ sơ bao gồm hồ sơ pháp lý (Các tài liệu pháp lý để chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư khi tham gia vào dự án) và hồ sơ tài chính (Các tài liệu chứng minh năng lực tài chính và khả năng cân đối vốn cho dự án của nhà đầu tư)
b Căn cứ pháp lý
Các căn cứ pháp lý được sử dụng bao gồm: Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương; Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương, quy hoạch phát triển ngành; Chủ trương đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền quyết định và hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư của dự án bao gồm các văn bản pháp lý chung và văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp dự án Ngoài ra, Nhà nước cũng dựa vào những tiêu chuẩn, quy phạm, định mức trong từng lĩnh vực Cụ thể là: Quy phạm về sử dụng đất đai trong các khu đô thị, khu công nghiệp; Quy phạm về tĩnh không trong công trình cầu cống, hàng không; Tiêu chuẩn cấp công trình, các tiêu chuẩn thiết kế cụ thể đối với từng loại công trình; Tiêu chuẩn về môi trường; Tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật riêng của từng ngành Kết hợp với các quy ước và thông lệ quốc tế: Các quy ước quốc tế chung đã ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhà nước với nhà nước (về hàng hải, hàng không, đường biển, ); Quy định của các tổ chức tài trợ vốn (WB, IMF, ADB, JBIC, ), các quỹ tín dụng xuất khẩu các nước; các quy định về thương mại, tín dụng, bảo lãnh, bảo hiểm,
c Căn cứ vào kinh nghiệm và điều tra thực tiễn
Tất cả các số liệu trong dự án cần phải được kiểm tra tính xác thực Vì vậy, thông tin điều tra thực tế cùng với kinh nghiệm thực tiễn là một nguồn dữ liệu quan trọng để kiểm tra tính chính xác của các dữ liệu được phản ánh trong dự án.
1.2.5 Quy trình thẩm định
Quy trình tổ chức thẩm định dự án được tiến hành theo trình tự: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ dự án:
Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án (bao gồm cả phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở) đến người quyết định đầu tư ở đây là các cơ quan quản lý Nhà nước để tổ chức thẩm định Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định tiếp nhận hồ sơ dự án và lập kế hoạch thẩm định, tổ chức thẩm định.
Bước 2: Thực hiện công việc thẩm định:
Trang 9Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định phân tích đánh giá dự án theo yêu cầu và nội dung nói trên, đề xuất ý kiến trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở.
Bước 3: Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình: Báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình được lập theo mẫu.
Bước 4: Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình được gửi tới người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Chương 2: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư trên phương diện Nhà nước ở ViệtNam
2.1 Thực trạng chung hoạt động quản lý hoạt động đầu tư trên phương diện NN
Theo xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam được xem là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới bởi có nhiều tiềm năng phát triển, bình ổn về chính trị, chính sách thông thoáng, mở cửa của Đảng và Nhà Nước Thực trạng quản lý dự án hiện tại, có nhiều dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực như xây dựng, nông nghiệp, công nghệ, giáo dục Thực tế cho thấy, có nhiều dự án thành công đem lại sự phát triển cho xã hội, kinh tế khởi sắc Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai dự án Do đó nhiều dự án chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, khi có vấn đề phát sinh chưa có những giải pháp hiệu quả, việc xử lý còn lúng túng.
Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong năm 2022, có 70.679 dự án thực hiện đầu tư (cao hơn khá nhiều so với con số 69.011 dự án của năm 2021; 56.567 dự án của năm 2020; 51.947 dự án của năm 2017 và 45.147 dự án của năm 2019) Trong đó, có 32.120 dự án chuyển tiếp, chiếm 45,44%; 38.559 dự án khởi công mới, chiếm 54,55% (trong số này, có 73 dự án nhóm A, 976 dự án nhóm B và 37.510 dự án nhóm C).
Điều đáng chú ý là, trong năm 2020 có 31.799 dự án kết thúc đầu tư, được đưa vào khai thác sử dụng Tuy nhiên, trong số này, có 227 dự án có vấn đề kỹ thuật, không hiệu quả Các con số khác cũng rất đáng lưu tâm Đó là, theo số liệu được các bộ, ngành, địa phương báo cáo, năm 2020 có 1.867 dự án chậm tiến độ, chiếm 2,6% số dự án thực hiện trong kỳ Nguyên nhân chủ yếu là do công tác giải phóng mặt bằng (1.074 dự án); thủ tục đầu tư (407 dự án); bố trí vốn không kịp thời (219 dự án); năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu (157 dự án); do các nguyên nhân khác (591 dự án).
Dựa vào số liệu trên, ta có thể thấy những bất cập trong thực trạng quản lý dự án tại Việt Nam như nhiều dự án bị kéo dài thời gian thực hiện so với quy định ban đầu, ảnh hưởng đến kế hoạch, hiệu quả Những hồ sơ dự án còn chưa đúng, chưa tuân thủ quy định Pháp luật Một số dự án về xây dựng, chủ đầu tư không tập trung xây dựng hồ sơ chất lượng Việc phân bổ thời gian cho các giai đoạn còn chưa phù hợp cũng như việc phân công, phân cấp có chịu trách nhiệm liên quan chưa chính xác.
Trang 10Ngoài ra, thực trạng quản lý dự án của một số sản phẩm đặc biệt công trình xây dựng đang khai thác có những dấu hiệu xuống cấp do không quản lý dự án chặt chẽ khi triển khai Điều này dẫn tới những ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng thiệt hại người và tài sản.
Việc triển khai các dự án được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và các thủ tục khác nhau nên chưa có sự thống nhất, tạo nên sự rườm rà cho các bộ phận liên quan.
Ngoài ra thiếu những công cụ quản lý đầu vào nên việc thực hiện trở nên khó khăn hay những quy định về thủ tục hành chính chưa được hướng dẫn kịp thời mang lại mệt mỏi khi thực hiện Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính chậm, cửa quyền ảnh hưởng đến thực thi của dự án, Đồng thời ý thức chấp hành pháp luật chưa cao của một số đơn vị muốn “lách luật” để có lợi cho mình.
Thực trạng quản lý dự án của đội ngũ nhân sự còn yếu, chưa được đào tạo bài bản nên chưa có kiến thức đúng chuẩn khi triển khai dự án Cũng không được phổ cập những kiến thức cần thiết trong việc sử dụng các công cụ quản lý dự án.
Với thị trường biến động như hiện nay, thực trạng quản lý dự án của nhiều dự án phải tạm dừng triển khai vì bị gặp nhiều vấn đề như ngân sách thâm hụt, nhân sự thiếu, Tất cả những khó khăn mà các dự án gặp phải đều xuất phát từ kiến thức non về quản lý dự án.
2.2 Thực trạng thẩm định dự án đầu tư trên phương diện Nhà nước ở Việt Nam2.2.1 Thẩm định các dự án công
a Quy định thẩm định dự án đầu tư công
Hiện nay, các vấn đề liên quan đến thẩm định dự án đầu tư công như chi phí thẩm định, việc thành lập Hội đồng thẩm định; chủ thể có quyền thẩm định tương ứng với từng nhóm dự án đầu tư công được quy định cụ thể tại Luật Đầu tư công năm 2019 Bên cạnh đó, vấn đề về trình tự, thủ tục, hồ sơ và thời gian thẩm định được quy định tại Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật trên, những chủ thể có liên quan đến việc thẩm định dự án đầu tư công có thể biết được thủ tục thẩm định bao gồm những gì và những nội dung đó được thực hiện như thế nào.
b.-Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư công
Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP thì hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng được quy định bao gồm:
Tờ trình thẩm định dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư dự án; mục tiêu và những nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công;
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định tại Điều 44 của Luật Đầu tư công;
Trang 11 Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với các dự án theo quy định tại Điều 74 của Luật Đầu tư công;
Các tài liệu khác có liên quan phục vụ cho việc thẩm định dự án đầu tư công (nếu có).
Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, ý kiến của cộng đồng dân cư quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Số lượng hồ sơ thẩm định gửi Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định là 10 bộ
c.-Quy trình thẩm định dự án đầu tư công
Đối với dự án quan trọng quốc gia, đầu tiên, căn cứ vào chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, nhà đầu tư cần lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quan xem xét, trình Thủ tướng chính phủ Sau đó Bộ kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án Hội đồng thẩm định nhà nước sẽ thẩm định các nội dung của dự án theo quy định Rồi căn cứ vào ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản thông qua rồi gửi Hội đồng thẩm định cả nước Cuối cùng, Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án.
Quy trình thẩm định dự án trọng điểm quốc gia
Đối với các dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng, căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tình cấp