Trong cuốn “Các nguyên tắc thống nhất về nhờ thu” Bản sửa đổi 1995, có hiệu lực 1/1/1996, số 522 của phòng TMQT, ICC soạn thảo, viết tắt URC 522 có định nghĩa về chứng từ như sau: “Chứn
Lý thuyết về chứng từ xuất nhập khẩu
Khái niệm chung
Trong thương mại QT hiện nay, căn cứ vào các nguồn luật khác nhau có nhiều cách phân loại chứng từ Trong cuốn “Các nguyên tắc thống nhất về nhờ thu” ( Bản sửa đổi 1995, có hiệu lực 1/1/1996, số 522 của phòng TMQT, ICC soạn thảo), viết tắt URC 522 có định nghĩa về chứng từ như sau: “Chứng từ bao gồm chứng từ tài chính và chứng từ thương mại… ”
Chứng từ xuất nhập khẩu thuộc phần chứng từ thương mại, chủ yếu dùng trong các hoạt động ngoại thương, là một phần không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu – logistics, đóng vai trò quyết định về tất cả việc liên quan đến mua bán, vận chuyển, thanh toán,…
Chứng từ xuất nhập khẩu là những chứng từ liên quan tới hàng hóa gồm chứng từ vận tải, chứng từ theo hàng, chứng từ liên quan tới thanh toán được 2 bên mua bán chuẩn bị xuất trình cho cơ quan chức năng khi thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tầm quan trọng
Việc sử dụng chứng từ trong xnk là 1 việc vô cùng quan trọng Bởi vì xuất phát từ đặc điểm của TMQT là các bên mua bán thường ở các QG khác nhau, do đó các giao dịch mua bán, thực hiện hợp đồng, vận tải, bảo hiểm, thanh toán,….thường dựa trên cơ sở các chứng từ Chứng từ trong TMQT là những văn bản chứa đựng đầy đủ các thông tin để chứng minh 1 sự việc, để nhận hàng, để thanh toán, để khiếu nại đòi bồi thường,… Các chứng từ này là những bằng chứng có giá trị pháp lí, làm cơ sở cho việc giải quyết mọi vấn để liên quan tới QH thương mại cũng như QH thanh toán quốc tế.
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu
Bộ chứng từ xuất khẩu Bộ chứng từ Nhập khẩu
Bản gốc Tờ khai hải quan xuất khẩu Bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương
Bản gốc Hoá đơn thương mại (nếu hàng thuộc đối tượng chịu thuế)
Bản gốc Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu
Bản sao Hợp đồng ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương
Bản chính Hoá đơn thương mại
Vận đơn ( Bản gốc đối với thanh toán chuyển tiền bằng điện - TTR, Nhờ thu - D/P và Bản sao đối với thanh toán bằng L/C)
Chứng từ bổ sung trong một số trường hợp
Bản gốc Phiếu đóng gói hàng hóa (đối với hàng hoá đóng gói không đồng nhất)
Văn bản cho phép XK của cơ quan có thẩm quyền đối với hàng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện
Bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - C/O
Bản sao Hợp đồng uỷ thác XK (nếu hàng xuất khẩu uỷ thác)
Bản sao Thư tín dụng trong
Phiếu đóng gói hàng hóa (đối với hàng hoá đóng gói không đồng nhất)
Văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có chức năng đối với hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện
Bản sao Thư tín dụng (nếu Hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C) trường hợp hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C
Giấy chứng nhận vệ sinh Giấy kiểm định hàng hoá
Bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O)
Bản sao Hợp đồng uỷ thác NK (nếu hàng nhập khẩu uỷ thác)
Chứng từ phải xuất trình
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh XNK, sẽ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục hải quan cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan
Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh XNK (bản sao hoặc bản chính)
Chứng từ trong giao hàng xuất khẩu
Tờ khai hải quan
Về khái niê ̣m, tờ khai hải quan là văn bản mà ở đó, chủ hàng hoă ̣c chủ phương tiê ̣n phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng hoă ̣c phương tiê ̣n khi tiến hành xuất khẩu, nhâ ̣p khẩu ra vào lãnh thổ 1 quốc gia
Khi một doanh nghiê ̣p có nhu cầu nhâ ̣p khẩu hay xuất khẩu các lô hàng của mình, lên tờ khai hải quan là mô ̣t trong những bước mắt buô ̣c phải thực hiê ̣n
Trải qua nhiều giai đoa ̣n khác nhau, tờ khai hải quan đã có những sự thay đổi nhất đi ̣nh
Theo đó, từ tháng 4 năm 2014 trở về trước, các doanh nghiê ̣p xuất nhâ ̣p khẩu phải sử du ̣ng tờ khai hải quan điê ̣n tử được in theo mẫu trực tiếp từ phần mềm hải quan
Cò n ở thời điểm hiê ̣n ta ̣i, viê ̣c khai báo hải quan sẽ thông qua phần mềm VNACCS Tờ khai hải quan đã có mẫu mới và các doanh nghiê ̣p xuất nhâ ̣p khẩu sẽ làm theo mẫu này
Sau khi truyền tờ khai hải quan, Hải quan sẽ trả kết quả phân luồng, doanh nghiệp sẽ in tờ khai này và kèm theo bộ chứng từ làm Thủ tục hải quan để tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hóa
TKHQ là chứng từ quan trọng, nó quyết định:
Mức thuế suất áp dụng đối với lô hàng;
Số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp
Hình thức kiểm tra áp dụng đối với lô hàng XNK
Chế độ kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa
Phân luồng tờ khai hải quan
Luồng xanh: Cách doanh nghiệp đều mong muốn được vào tờ khai luồng xanh Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa
Luồng vàng: Hải quan kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa Theo quy định, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư trong và ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định
Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng
Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: Được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm
Kiểm tra thực tế 10% lô hàng : hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Trước đây doanh nghiệp XNK phải nộp giấy phép kinh doanh XNK loại 7 chữ số do Bộ Thương mại cấp Hiện giờ theo Thông tư số 20/2001/TT-BTM ngày 17/8/2001 Thương nhân Việt Nam được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trừ ngành hàng thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và hàng hóa có điều kiện c) Giấy chứng nhận xuất xứ
1.Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
C/O (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay còn được kí hiệu là C/O tiếng anh là Certificate of Origin đây là một loại giấy tờ, chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó Đây là giấy chứng nhận được tiến hành cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại quốc gia đó Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc đó là tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước xuất khẩu hàng hóa đó, ngoài ra cũng phải và tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ
Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng)
Những ưu đãi đặc biệt của giấy chứng nhận xuất xứ C/O
Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu Có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, giảm lượng lớn số tiền thuế Vì vậy, khi làm Thủ tục Hải quan cho các lô hàng có khai kèm C/O, bạn cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có (Về Form của C/O, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hóa …)
Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài Nếu bạn là người xuất khẩu thì vài trò của C/O cũng không to tát lắm, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục
Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó
- C/O ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…
Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development )
Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ
Có nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (Loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) Hiện phổ biến có những loại sau đây:
C/O Form A Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
C/O Form B Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi
C/O Form D hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT
C/O Form E hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc
C/O Form AK (ASEAN – Hàn Quốc) hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc
C/O Form AJ (ASEAN – Nhật Bản)
C/O Form AI (ASEAN – Ấn Độ)
C/O Form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)
C/O Form VJ (Việt Nam – Nhật Bản) Hàng xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Nhật Bản
+ C/O riêng Việt Nam với các nước nhập/xuất khẩu:
C/O Form VC (Việt Nam – Chile)
C/O Form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP)
C/O Form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU
C/O Form Mexico: (thường gọi là Anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico
C/O Form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela
C/O Form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.
Các nội dung có trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Với mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó nên trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông thường sẽ có đầy đủ những thông tin sau đây:
(1) Loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa : hiện nay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hai loại trực tiếp và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng Trong loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp thì được cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ hoặc cũng có thể là nước xuất khẩu Trong loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng thì được cấp trực tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ
(2) Loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: nội dung này thể hiện giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được cấp theo một biểu mẫu cụ thể và tương ứng đã có quy định riêng (3) Thông tin của các bên bao gồm tên người xuất khẩu, nhập khẩu, địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu
(4) Thông tin về phương tiện vận chuyển hàng hóa đó, nơi xếp hàng hóa, dỡ hàng hóa, vận tải đơn…
(5) Thông tin về loại hàng hóa vận chuyển bao gồm các thông tin như tên hàng hóa, loại mẫu bao gì hàng hóa, nhãn mác của loại hàng hóa, trọng lượng cụ thể của hàng hóa, số lượng hàng hóa vận chuyển, giá trị hàng hóa vận chuyển
(6) Thông tin về xuất xứ hàng hóa bao gồm thông tin xác định nơi xuất xứ, địa điểm xuất xứ hàng hóa, quốc gia xuất xứ hàng hóa
(7) Có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xuất khẩu d) Hóa đơn lãnh sự là gì?
Hóa đơn lãnh sự (CONSULAR INVOICE) là chứng thực bởi lãnh sự hay viên chức chính phủ bảo đảm việc vận chuyển hàng hóa quốc tế Hóa đơn lãnh sự, được cấp bởi lãnh sự quán nước nhập khẩu tại điểm vận chuyển, bảo đảm các giấy tờ mậu dịch của nhà xuất khẩu có trong danh mục, và hàng hóa được vận chuyển không phạm luật hay các ràng buộc thương mại Thuế tính theo giá trị hay thuế quan nhập khẩu khác được xác định theo hóa đơn lãnh sự
Mục đích của nó là nhằm: Làm chứng từ để khai hải quan, làm thủ tục nhập khẩu làm chứng từ để ghi giấy phép ngoại tệ (nếu có), xin giấy phép xuất khẩu làm chứng từ kê khai hàng hóa nhập vào một nước để trưng bày triển lãm, hội chợ làm chứng từ gửi kèm với hàng hóa bán theo phương thức đại lý, gửi bán ở nước ngoài thay cho một đơn chào hàng e) Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: (Phytosanitary Certificate): Là chứng từ do Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật là không có bệnh dịch, nấm độc,…có thể gây ra dịch bệnh cho cây cối ở nơi đường đi của hàng hóa hoặc ở nơi hàng đến
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật: (Veterinary Certificate) Là chứng từ do Cơ quan thú y cấp cho chủ hàng để chứng nhận hàng hóa không có vi trùng gây dịch bệnh hoặc đã tiêm chủng phòng bệnh
Giấy chứng nhận vệ sinh: (Sanitary Certificate) Là chứng từ xác nhận tình trạng không độc hại của hàng hóa đối với người tiêu thụ do cơ quan y tế cấp hoặc do cơ quan kiểm nghiệm và giám định hàng hóa cấp
II - Chứng từ hàng hóa:
Hóa đơn thương mại (Commerce Invoice)
Tổng quan về hóa đơn thương mại:
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa Chứng từ này sẽ chỉ ra số tiền nhà nhập khẩu phải thanh toán và là chứng từ bắt buộc trong mua - bán hàng hóa quốc tế
Tổng quan về hóa đơn thương mại
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là hóa đơn do người bán làm ra, ghi rõ số tiền mà người mua phải thanh toán Người mua sẽ thực hiện việc thanh toán theo số tiền ghi trên hóa đơn
Số lượng bản gốc – bản copy thường quy định:
Nếu không có thỏa thuận gì khác, thông thường người bán ký phát 1 bộ ba bản gốc: “in triplicate” (02 bản gốc là “in duplicate”)
Thời điểm lập hoá đơn
Nguyên tắc lập hoá đơn là phải lập lúc làm hàng xong, đóng hàng xong mới biết được số lượng chính xác
Tuy nhiên, đối với những đơn đặt hàng đều đặn, lặp lại, số lượng giá cả và các nội dung thường không thay đổi, nhân viên nghiệp vụ có thể lập sẵn hoá đơn trước khi đóng hàng
Hơn nữa, trong trường hợp người mua thanh toán sớm, phải có hoá đơn cho họ thực hiện việc chuyển tiền.
Nội dung của một hoá đơn thương mại và cách lập
Nội dung của hóa đơn bán hàng xuất khẩu thông thường gồm các phần:
Invoice hoặc Commercial Invoice Số hoá đơn:
Ghi số của hoá đơn theo thông lệ lưu chứng từ của công ty: No 123/EX/[tên khách hàng]
Dẫn chiếu số của hợp đồng hoặc số của L/C: Under Contract No XYZ or Under L/C No
Ngày hoá đơn: Phải trước hoặc bằng với ngày ký B/L Trường hợp thanh toán trả trước, ngày hóa đơn có thể trước ngày giao hàng
Nếu Seller là người xuất khẩu trực tiếp thì họ cũng chính là người Exporter hay Shipper trên B/L Mục này ghi: Seller/Shipper/Exporter: [tên cùng một công ty]
Nếu Seller là một Trader, không có giấy phép xuất khẩu, không xuất khẩu trực tiếp được, người đứng tên trên B/L và các chứng từ khác của lô hàng là Shipper/Exporter, chứ không phải Seller Trong hóa đơn mà Seller xuất cho Buyer, nếu Buyer có yêu cầu, thì ghi thành
+ Shipper/Exporter [tên của Supplier/Shipper/Exporter, người có giấy phép xuất khẩu trực tiếp]
Ghi đủ tên, địa chỉ, số điện thoại và số fax
Nếu Buyer là người nhập khẩu trực tiếp thì họ cũng chính là người Exporter hay Consignee trên B/L Mục này ghi: Buyer/Consignee/Importer: [tên cùng một công ty]
Nếu Buyer không có giấy phép nhập khẩu, không nhập khẩu trực tiếp được (hoặc Buyer là một trader bán hàng lại cho một người khác), người đứng tên trên B/L và các chứng từ khác của lô hàng là Consignee/Importer chứ không phải Buyer Trong hóa đơn xuất cho Buyer, nếu Buyer có yêu cầu, thì ghi thành 02 dòng:
+ Buyer [tên của người mua hàng trên hợp đồng]
+ Consignee/Importer [tên của người nhập khẩu trực tiếp]
Ghi đủ tên, địa chỉ, số điện thoại và số fax
Notify party: Ghi giống như trên B/L Ghi đủ tên, địa chỉ, số điện thoại và số fax ngành xuất nhập khẩu Tên tàu, số chuyến, cảng đi, cảng đến (Nơi pick-up hàng, nơi giao hàng cuối cùng, pre- carriage, on-carriage nếu có): giống như trên B/L đề cập
Tên hàng, số lượng hàng, đơn giá, tổng trị giá
Mô tả hàng hoá = Description of goods:
Ghi đúng tên hàng trên hợp đồng và khớp với các chứng từ khác học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Số lượng hàng = Quantity/Weight Là số lượng ghi trên hợp đồng;
Là số lượng, trọng lượng net của hàng;
Số lượng, trọng lượng trên hoá đơn không có dung sai
Số lượng, trọng lượng phải có đơn vị tính phù hợp với đơn vị tính đã nêu trong hợp đồng
Trong trường hợp hàng là loại dễ hao hụt trong vận chuyển, hai bên thống nhất trong hợp đồng sẽ dùng số lượng ở nơi đến làm số lượng cuối cùng, thì số lượng ghi trên hoá đơn sẽ là số lượng ở nơi đến Đơn giá: = Unit price Phải đầy đủ mức giá, đơn vị tính, đồng tiền thanh toán và điều kiện bán hàng Tổng trị giá = Total amount
Bằng số và bằng chữ Trong trường hợp, sau khi hợp đồng đã được ký, lại phát sinh khoản giảm trừ do người mua yêu cầu như:
Giảm số lượng: gửi bù hàng, hàng khuyến mãi…
Giảm đơn giá bán: giảm giá theo giá thị trường, giảm giá cho sản phẩm kém chất lượng của lô hàng trước…
Người bán có thể giải quyết theo hai cách, để phát hành hoá đơn cho phù hợp:
Cách thứ nhất là hai bên điều chỉnh lại hợp đồng bằng cách làm thêm một bản phụ lục
Annex với giá mới và/hoặc lượng mới Khi đó, giá và/hoặc lượng trên hoá đơn sẽ thay đổi theo như Annex này Các chứng từ làm ra cũng sẽ phù hợp theo Annex
Cách thứ hai là vẫn giữ lại lượng và/hoặc giá của hợp đồng Không có Annex nào được làm ra Lúc đó trên hoá đơn, người bán trình bày tách phần giảm trừ ra
Phương thức thanh toán (Payment term):
Ghi ngắn gọn phương thức thanh toán Thông tin ngân hàng của người thụ hưởng: học phân tích báo cáo tài chính - Tên ngân hàng = Bank’s name
- Ghi đầy đủ tên ngân hàng, tên viết tắt và tên chi nhánh
- Địa chỉ ngân hàng = Banks’s address - SWIFT code
- Tên người thụ hưởng = Beneficiary’s name: Ghi tên của công ty người bán - Địa chỉ của người thụ hưởng = Beneficiary’s Address: Địa chỉ công ty người thụ hưởng
- Số tài khoản ngân hàng = Banking account: Đóng dấu ký tên của người ký phát hoá đơn
Bản hoá đơn không ký tên, có con dấu vẫn hợp lệ
Trong trường hợp buôn bán ba bên:
Trader (T) ở VN mua hàng của Supplier (S) ở VN để bán cho customer (C) ở Singapore
T không có giấy phép xuất khẩu và không thể xuất trực tiếp cho C Trên vận đơn, Shipper là T, Consignee là C
Trong bộ chứng từ gửi T gửi cho C, tất cả đều thể hiện Shipper là S Nhưng hoá đơn lại thể hiện người tên của T Dẫn đến việc hải quan một số nước nhập khẩu không chấp nhận chứng từ có mâu thuẫn như vậy.Lúc này, để hợp thức hoá chứng từ, bên cạnh Commercial Invoice mà B gửi cho C với tên người bán là B + giá bán mới trên hoá đơn, theo đúng hợp đồng để C thanh toán tiền hàng cho B, thì B phải chuẩn bị thêm một Hoá đơn nữa, cũng đặt tên là Commercial Invoice nhưng đổi tên người bán lại là tên của Supplier + giá bán mới trên hoá đơn này b Phiếu đóng gói (Packing List)
Tổng quan về phiếu đóng gói:
Packing List - phiếu đóng gói hàng hóa là một chứng từ kèm theo không thể thiếu trong bộ xuất nhập khẩu vì nó thể hiện danh mục hàng hóa đối chiếu hợp đồng và thực tế, giúp người gửi hàng, người nhận hàng hay cơ quan thẩm quyền kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa dễ dàng
Packing List - Phiếu đóng gói là bảng kê danh mục hàng hóa như thỏa thuận của Hợp đồng, thông tin trên bảng kê tương tự như hóa đơn nhưng không cần có các thông tin liên quan đến thanh toán hay đơn giá hoặc trị giá hoặc đồng tiền thanh toán Điều quan trọng là cần có quy cách đóng gói, trọng lượng và kích thước
Packing list thường có 3 loại:
1 Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list) nếu nó có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết
2 Phiếu đóng gói trung lập (Neutrai packing list) nếu nội dung của nó không chỉ ra tên người bán
3 Phiếu đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng (Packing and Weight list)
Nội dung chi tiết của phiếu đóng gói hàng hóa Phiếu danh sách đóng gói là chứng từ thể hiện hoạt động mua bán của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, gồm có những nội dung sau:
- Thông tin cơ bản: Số hiệu, ngày tháng lập danh sách đóng gói - Thông tin người bán: Tên, địa chỉ, mã số thuế, Tel, Fax, Email
- Thông tin người mua: Tên, địa chỉ, mã số thuế, Tel, Fax, Email
- Số tham chiếu: Thông tin về số lượng bao nhiêu đơn hàng hoặc những phần ghi chú về Notify Party thường sử dụng để thanh toán L/C thì mới cần ghi thêm thông tin này để thông báo khi hàng đến
- Port of Lading: Cảng bốc hàng - Port of Destination: Cảng dỡ hàng - Vessel Name: Số hiệu, chuyến và tên tàu vận chuyển - Estimated Time Delivery: Dự kiến thời gian tàu khởi chạy - Thông tin hàng hóa:
+ Mark & Number: Ký hiệu hàng hóa + Quantities & Description: Số lượng và mô tả hàng hóa + Gross Net: Trọng lượng (bao gồm cả bao bì)
+ Net Weight: Trọng lượng (không bao gồm bao bì) + Mearsurement: Thể tích
+ Total: Tổng Nếu lô hàng gồm nhiều container hay có hình thức đóng gói phức tạp thì cần phải cung cấp thêm Detailed Packing List, được hiểu là bảng kê chi tiết và được gửi cùng phiếu đóng gói để kiểm tra số lượng thực tế hàng khi bốc dỡ và nhập kho
Vai trò của Packing List: giúp chúng ta nhìn tổng quan về hóa, lô hàng, chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa Nghĩa là khi nhìn vào đó, bạn hiểu được lô hàng được đóng gói như thế nào Điều này sẽ giúp tính toán được:
- Số lượng và trọng lượng của danh sách đóng gói hàng hóa cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ
Ví dụ cần 1 container 40’ để xếp hàng hóa
- Số kiện hàng và số pallet cụ thể, để dễ dàng tiến hành tìm mặt hàng cụ thể, vị trí tại pallet nào khi hàng thuộc luồng đỏ cần phải kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan
- Phương thức dỡ hàng: Xếp dỡ hàng bằng công nhân, hay phải dùng thiết bị chuyên dùng như xe nâng, cẩu
Khái niệm
C/O (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay còn được kí hiệu là C/O tiếng anh là Certificate of Origin đây là một loại giấy tờ, chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó Đây là giấy chứng nhận được tiến hành cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại quốc gia đó Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc đó là tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước xuất khẩu hàng hóa đó, ngoài ra cũng phải và tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ
Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng)
Những ưu đãi đặc biệt của giấy chứng nhận xuất xứ C/O
Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu Có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, giảm lượng lớn số tiền thuế Vì vậy, khi làm Thủ tục Hải quan cho các lô hàng có khai kèm C/O, bạn cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có (Về Form của C/O, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hóa …)
Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài Nếu bạn là người xuất khẩu thì vài trò của C/O cũng không to tát lắm, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục
Còn xét về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại & duy trì hệ thống hạn ngạch,.…
2 Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó
- C/O ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…
Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development )
Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ
Có nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (Loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) Hiện phổ biến có những loại sau đây:
C/O Form A Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
C/O Form B Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi
C/O Form D hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT
C/O Form E hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc
C/O Form AK (ASEAN – Hàn Quốc) hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc
C/O Form AJ (ASEAN – Nhật Bản)
C/O Form AI (ASEAN – Ấn Độ)
C/O Form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)
C/O Form VJ (Việt Nam – Nhật Bản) Hàng xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Nhật Bản
+ C/O riêng Việt Nam với các nước nhập/xuất khẩu:
C/O Form VC (Việt Nam – Chile)
C/O Form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP)
C/O Form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU
C/O Form Mexico: (thường gọi là Anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico
C/O Form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela
C/O Form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru
3 Các nội dung có trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Với mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó nên trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông thường sẽ có đầy đủ những thông tin sau đây:
(1) Loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa : hiện nay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hai loại trực tiếp và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng Trong loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp thì được cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ hoặc cũng có thể là nước xuất khẩu Trong loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng thì được cấp trực tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ
(2) Loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: nội dung này thể hiện giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được cấp theo một biểu mẫu cụ thể và tương ứng đã có quy định riêng (3) Thông tin của các bên bao gồm tên người xuất khẩu, nhập khẩu, địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu
(4) Thông tin về phương tiện vận chuyển hàng hóa đó, nơi xếp hàng hóa, dỡ hàng hóa, vận tải đơn…
(5) Thông tin về loại hàng hóa vận chuyển bao gồm các thông tin như tên hàng hóa, loại mẫu bao gì hàng hóa, nhãn mác của loại hàng hóa, trọng lượng cụ thể của hàng hóa, số lượng hàng hóa vận chuyển, giá trị hàng hóa vận chuyển
(6) Thông tin về xuất xứ hàng hóa bao gồm thông tin xác định nơi xuất xứ, địa điểm xuất xứ hàng hóa, quốc gia xuất xứ hàng hóa
(7) Có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xuất khẩu d) Hóa đơn lãnh sự là gì?
Hóa đơn lãnh sự (CONSULAR INVOICE) là chứng thực bởi lãnh sự hay viên chức chính phủ bảo đảm việc vận chuyển hàng hóa quốc tế Hóa đơn lãnh sự, được cấp bởi lãnh sự quán nước nhập khẩu tại điểm vận chuyển, bảo đảm các giấy tờ mậu dịch của nhà xuất khẩu có trong danh mục, và hàng hóa được vận chuyển không phạm luật hay các ràng buộc thương mại Thuế tính theo giá trị hay thuế quan nhập khẩu khác được xác định theo hóa đơn lãnh sự
Mục đích của nó là nhằm: Làm chứng từ để khai hải quan, làm thủ tục nhập khẩu làm chứng từ để ghi giấy phép ngoại tệ (nếu có), xin giấy phép xuất khẩu làm chứng từ kê khai hàng hóa nhập vào một nước để trưng bày triển lãm, hội chợ làm chứng từ gửi kèm với hàng hóa bán theo phương thức đại lý, gửi bán ở nước ngoài thay cho một đơn chào hàng e) Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: (Phytosanitary Certificate): Là chứng từ do Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật là không có bệnh dịch, nấm độc,…có thể gây ra dịch bệnh cho cây cối ở nơi đường đi của hàng hóa hoặc ở nơi hàng đến
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật: (Veterinary Certificate) Là chứng từ do Cơ quan thú y cấp cho chủ hàng để chứng nhận hàng hóa không có vi trùng gây dịch bệnh hoặc đã tiêm chủng phòng bệnh
Phân loại
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm:
+ Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này Đơn bảo hiểm gồm có: Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm; Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng, ) và việc tính toán phí bảo hiểm
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận
Ngoài ra còn có phiếu bảo hiểm (Cover note) là chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp trong khi chờ lập chứng từ bảo hiểm Đây là chứng từ mang tính chất tạm thời không có giá trị lưu thông và không có giá trị để giải quyết tranh chấp tổn thất xảy ra nên Ngân hàng từ chối tiếp nhận phiếu bảo hiểm
LC thể yêu cầu xuất trình Đơn bảo hiểm (insurance policy), Giấy chứng nhận bảo hiểm (Giấy chứng nhận bảo hiểm) nhưng hầu như không bao giờ yêu cầu xuất trình phiếu bảo hiểm (cover note) Thực tế cho thấy mẫu yêu cầu phát hành LC của các ngân hàng thường in sẵn yêu cầu chứng từ bảo hiểm như sau “Insurance policy/certificate…” Nếu chọn mẫu này, thì Đơn bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm xuất trình đều được chấp nhận
Lưu ý rằng Đơn bảo hiểm có thể được chấp nhận thay cho Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờ khai theo bảo hiểm bao Tuy nhiên, nếu LC yêu cầu xuất trình Đơn bảo hiểm thì việc xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao thay cho Đơn bảo hiểm không được chấp nhận Tương tự, việc xuất trình Phiếu bảo hiểm (cover note) không được chấp nhận.
Chức năng
- Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế
- Giải quyết phần nào thiệt hại xả ra trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên tắc số đông
- Là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm khi có tranh chấp, kiện tụng.
Nội dung
(1) Tên và địa chỉ của công ty bảo hiểm: được ghi ở đầu trang của đơn bảo hiểm (2) Tiêu đề: Đơn bảo hiểm phải ghi tiêu đề là INSURANCE POLICY được in với cỡ chữ to nhằm phân biệt đơn bảo hiểm với các chứng từ khác đang lưu thông trên thị trường (3) Ngày tháng lập chứng từ bảo hiểm:
Ngày lập chứng từ được ghi ở góc dưới bên phải phía sau từ “on” trong cụm từ “Issued in…on” hoặc trước cụm từ “Date of issue”
Ngày lập chứng từ không được muộn hơn ngày giao hàng trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao hàng
(4) Số chứng từ bảo hiểm: là số chứng từ do người ký phát đơn bảo hiểm ghi ngay dưới tiêu đề trên đơn bảo hiểm
(5) Người được bảo hiểm: Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm nếu L/C không có quy định gì thì đó là tên và địa chỉ của người gửi hàng (nhà xuất khẩu)
(6) Tên con tàu và số hiệu con tàu: Tên, số hiệu con tàu hoặc phương tiện vận chuyển khác: được ghi sau chữ “Name of Vessel or No.of flight” hoặc “Name and/or No, of Vessel/Flight” Tên con tàu hay phương tiện vận chuyển khác phải đồng nhất với L/C hay các chứng từ khác
(7) Giao hàng từ … đến….: Trong hợp đồng bảo hiểm ghi rõ nơi khởi hành “From:”, nơi đến “To:” và nơi chuyển tải nếu có “Transhipment”
(8) Điều kiện bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là điều kiện đã được thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm ghi theo yêu cầu của người được bảo hiểm đúng như ghi trong L/C, không thêm bớt nếu thanh toán bằng L/C Điều kiện bảo hiểm được ghi sau chữ “Condition or special coverage”,
“condition of insurance” Trong hợp đồng bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm (A, B, C…)
(9) Chữ ký: Chứng từ bảo hiểm phải được ký theo quy định, phải thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý bảo hoặc của người người được ủy quyền của họ ký và phát hành Chữ ký của đại lý hoặc người được ủy quyền phải chỉ rõ là đại lý hoặc người được ủy quyền đã ký thay hoặc là thay mặt cho công ty bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ký.
Những lưu ý khi sử dụng chứng từ bảo hiểm
Tính chuyển nhượng Trong thương mại quốc tế, người mua bảo hiểm có thể là một người còn người thụ hưởng bảo hiểm lại là người khác; để làm được điều này, chứng từ bảo hiểm phải yêu cầu được lập là chuyển nhượng được
Khi chứng từ bảo hiểm thuộc loại chuyển nhượng được, thì người mua bảo hiểm nhất thiết phải ký hậu có như vậy thì mới đủ cơ sở pháp lý để người được chuyển nhượng đòi tiền bồi thường
Chứng từ bảo hiểm đích danh: không thể chuyển nhượng được nên không linh hoạt, do đó nó được dùng hạn chế
Chứng từ bảo hiểm theo lệnh: rất linh hoạt, phù hợp với tính chất thương mại quốc tế nên được dùng phổ biến
Chứng từ bảo hiểm vô danh: là loại linh hoạt nhất, nghĩa là bất cứ ai nắm giữa nó đều trở thành người hưởng lợi bảo hiểm do đó nó dễ bị lạm dụng, nếu dùng thì phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tất cả các chứng từ bảo hiểm gốc
Số tiền bảo hiểm: (Theo quy định của UCP) Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và phải cùng loại tiền với L/C Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 110% của giá trị CIF, CIP hay giá trị hóa đơn Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn, do các bên thỏa thuận, số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm cũng càng cao
Xuất trình bản gốc: Tất cả các bản gốc chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình Về cơ bản, bản gốc chứng từ bảo hiểm cũng giống như bản gốc vận đơn đường biển là có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau
Loại tiền và số tiền bảo hiểm phải thích ứng và đầy đủ
Mô tả hàng hóa trên chứng từ bảo hiểm phải đúng với thực tế hàng hóa được bảo hiểm Bên và nơi khiếu nại đòi tiền bảo hiểm phải được người bảo hiểm chấp nhận.
Định nghĩa
Chứng từ vận tải là những giấy tờ do chủ phương tiện vận chuyển cấp cho khách hàng để xác minh việc đã nhận được hàng hóa Nói cách khác, chứng từ vận tải có vai trò xác nhận việc hàng hoá đã được xếp lên phương tiện vận tải
Chứng từ vận tải đường biển trong xuất khẩu hàng hoá
Trong vận tải đường biển, thông thường các phương tiện chuyên chở hàng hóa chủ yếu đó là tàu thuyền
Và các chứng từ này được sử dụng trong vận tải đường biển đó là:
- Chứng từ này liên quan đến việc gửi hàng được cấp cho các chủ hàng hoặc người gửi hàng xác nhận tàu thuyền đã nhận xong hàng hóa (thuyền phó là người phụ trách) Khi chứng từ biên lai này được cấp tức là hàng hóa đã được nhận và cấp xuống tàu Trường hợp bao bì của hàng hóa không chắc chắn, thuyền phó cần ghi rõ ràng biên lai đó Dựa vào biên lai, thuyền trưởng và thuyền phó ký vào vận đơn đường biển để xác nhận đã nhận hàng
Trong biên lai thuyền phó, người ta ghi kết quả của việc kiểm nhận hàng hoá mà các nhân viên kiểm kiện của tàu (Ships tallymen) đã tiến hành trong khi hàng hoá được bốc lên tàu
Biên lai thuyền phó không phải là chứng chỉ sở hữu hàng hoá vì thế người ta thường phải đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển, trừ trường hợp điều kiện của hợp đồng mua bán cho phép
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, biên lai thuyền phó ghi kết quả của việc kiểm nhận hàng hóa mà các nhân viên kiểm kiện của tàu đã tiến hành trong khi hàng hóa được bốc lên tàu Thực chất người thuyền phó là người được chủ hàng ủy quyền định đoạt, áp tải hàng hóa trên tàu Thuyền phó thay mặt chủ hàng phải chịu trách nhiệm cứu hàng và chịu trách nhiệm trên hợp đồng vận chuyển đối với hàng hóa khi tàu gặp nạn
- Là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằ ng đường biển do người chuyên chở hoặc đa ̣i diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp lên tàu
Vận đơn đường biển là một chứng từ rất quan tro ̣ng, cơ bản về hoa ̣t động nghiệp vu ̣ giữa người gửi hàng và người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng Nó có tác du ̣ng như là một bằng chứ ng về giao di ̣ch hàng hoá, là bằ ng chứng có hợp đồng chuyên chở
Theo Điều 81 Bộ Luật hàng hải, vận đơn có 3 chức năng chính sau đây:
- Thư ́ nhất: Vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng” Thực hiện chứ c năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có
“tình tra ̣ng bên ngoài thích hợp” (In apperent good order and condition) Điều này cũng có nghĩa là người bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng
Thứ hai: “Vận đơn gốc là chứng từ có giá tri ̣, dùng để đi ̣nh đoạt và nhận hàng” hay nó i cách khác vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được Việc mua, bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi giao hàng Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy đi ̣nh trong vận đơn ta ̣i cảng đến
Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết
Trong trường hợp thuê tầu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tầu và người cho thuê tầ u đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tầu chuyến (charter party) Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tầu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.
Trong trường hợp thuê tầu chợ thì không có sự ký kết trước một hợp đồng thuê tầu như thuê tầu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tầu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tâù Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, go ̣i là giấy lưu cước (booking note) Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn.
Vận đơn đường biển có những tác du ̣ng chủ yếu sau đây:
- Thư ́ nhất: Vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở.
- Thư ́ hai: Vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tu ̣c xuất nhập khẩu hàng hoá.
- Thư ́ ba: Vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác đi ̣nh số lượng hàng hoá người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đă hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy đi ̣nh trong hợp đồng mua bán ngoa ̣i thương (vận đơn).
- Thư ́ tư: Vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.
- Thư ́ năm: Vận đơn là chứng từ quan tro ̣ng trong bộ chứng từ khiếu na ̣i người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan…
- Thư ́ sáu: Vận đơn còn được sử du ̣ng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn…
Vận đơn đường biển rất đa da ̣ng, phong phú, được sử du ̣ng vào những công việc khác nhau tuỳ theo nội dung thể hiện trên vận đơn Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, có rất nhiều căn cứ để phân loa ̣i vận đơn, cu ̣ thể như sau:
- Căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá, vận đơn được chia thành 2 loại:
Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board bill of lading): Là loa ̣i vận đơn thuyền trưởng cấp khi hàng hoá đã xếp lên tàu Trên vận đơn ghi rõ ngày, giờ hàng hoá xếp lên tàu; ngày, giờ hàng hoá đến cảng tiếp theo Vận đơn này được Ngân hàng chấp nhận thanh toán.
Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment bill of lading): Là vận đơn thuyền trưởng cấp khi nhận hàng hoá để xếp lên tàu.