1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan Điểm của chủ nghĩa mác lênin về các quy luật kinh tế của thị trường, làm rõ tác Động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Ở việt nam

21 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác-Lênin Về Các Quy Luật Kinh Tế Của Thị Trường, Làm Rõ Tác Động Của Quy Luật Cạnh Tranh Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thuy Diệu, Huỳnh Ngọc Hà, Tống Thị Mỹ Nga, Lê Thị Mỹ Quý, Ngô Nguyễn Diệu Thảo, Lê Thị Phương Uyên
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Thị Hải
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KH XÃ HỘI & NHÂN VĂNBÀI TIỂU LUẬNMÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CỦA THỊ TRƯỜNG, LÀM RÕ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KH XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬNMÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CỦA THỊ TRƯỜNG, LÀM RÕ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.

GVHD: THS.NGUYỄN THỊ HẢI LÊN

LỚP: POS 151 C NHÓM : 8A TÊN THÀNH VIÊN NHÓM

2 Huỳnh Ngọc Hà : 6870

4 Lê Thị Mỹ Quý : 6377

5 Ngô Nguyễn Diệu Thảo: 3780

6 Lê Thị Phương Uyên: 2318

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Ý NGHĨA VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU:

Kinh tế chính trị là bộ môn khoa học cơ bản, cung cấp những nguyên lý

lý luận cho các bộ môn khoa học kinh tế khác Đồng thời, nó định hướng chocác hoạt động thực tiễn kinh tế Ý nghĩa thực tiễn và sức sống của kinh tế chính trị thể hiện ở chỗ các phạm trù, quy luật, nguyên lý của nó phản ánh sát thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước Cần có sự nhận thức đúng về sự giống nhau giữa kinh tế chính trị Mác- Lênin và kinh tế học Không ít người

đã đối lập một cách cực đoan hai môn khoa học này Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế cho thấy hai môn khoa học này có chung một nguồn gốc, hay nói khác, đều nằm trong dòng phát triển của lịch sử các học thuyết kinh

tế Trong dòng lịch sử đó, kinh tế học là một nhánh "phái sinh" của kinh tế chính trị tư sản, nên nó chịu ảnh hưởng của A Smith và D Ricardo và thích ứng với yêu cầu lịch sử cụ thể của chủ nghĩa tư bản

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để nhận thức hiện thực khách quan và tái hiện đối tượng nghiên cứu vào

tư duy, cấu thành một hệ thống những phạm trù và quy luật, khoa học kinh tếchính trị cũng sử dụng phép biện chứng duy vật và những phương pháp khoahọc chung như mô hình hoá các quá trình và hiện tượng nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết, tiến hành thử nghiệm, quan sát thống kê, trừu tượng hoá, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống Đó là những phương pháp được sử dụng cả trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Tuy nhiên, khác với các môn khoa học tự nhiên, kinh tế chính trị không thể tiến

Trang 3

hành các phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm mà chỉ có thể thử nghiệm trong đời sống hiện thực, trong các quan hệ xã hội hiện thực Các thử nghiệm về kinh tế đụng chạm đến lợi ích của con người, vì vậy kiểmtra những giải pháp, thử nghiệm cụ thể chỉ được tiến hành trong những phạm

vi rất hạn chế Do vậy, phương pháp quan trọng của kinh tế chính trị là trừu tượng hoá khoa học Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong

những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó Vấn

đề quan trọng hàng đầu trong phương pháp này là giới hạn của sự trừu tượnghoá Việc loại bỏ những cái cụ thể nằm trên bề mặt của cuộc sống phải bảo đảm tìm ra được mối quan hệ bản chất giữa các hiện tượng dưới dạng thuần tuý nhất của nó; đồng thời phải bảo đảm không làm mất nội dung hiện thực của các quan hệ được nghiên cứu; không được tuỳ tiện, loại bỏ cái không được phép loại bỏ, hoặc ngược lại, giữ lại cái đáng loại bỏ Giới hạn trừu tượng hoá cần thiết và đầy đủ này được quy định bởi chính đối tượng nghiêncứu Thí dụ, để vạch ra bản chất của chủ nghĩa tư bản hoàn toàn có thể và cần phải trừu tượng hoá sản xuất hàng hoá nhỏ, mặc dù nó thực sự tồn tại vớimức độ ít hoặc nhiều ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa, nhưng không được trừu tượng hoá bản thân quan hệ hàng hoá - tiền tệ, bởi vì tư bản lấy quan hệ hàng hoá - tiền tệ làm hình thái tồn tại của mình; hơn nữa, càng không được trừu tượng hoá việc chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá, bởi vì không

có hàng hoá - sức lao động thì chủ nghĩa tư bản không còn là chủ nghĩa tư bản nữa Trừu tượng hoá khoa học gắn liền với quá trình nghiên cứu đi từ cụ thể đến trừu tượng, nhờ đó nêu lên những khái niệm, phạm trù và vạch ra những mối quan hệ giữa chúng, phải được bổ sung bằng một quá trình ngượclại - đi từ trừu tượng đến cụ thể Cái cụ thể này không còn là những hiện

Trang 4

tượng hỗn độn, ngẫu nhiên mà là bức tranh có tính quy luật của đời sống xã hội Phương pháp trừu tượng hoá khoa học cũng đòi hỏi gắn liền với phươngpháp kết hợp lôgíc với lịch sử Bởi lẽ, lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy lôgíc cũng phải bắt đầu từ đó Theo cách nói của Ph Ăngghen, sự vận động tiếp tục của nó chẳng qua là sự phản ánh quá trình lịch sử dưới một hình thái trừu tượng và nhất quán về lý luận Nó là sự phản ánh đã được uốn nắn, nhưng uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử hiện thực đã cung cấp.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI

1.1 KINH TẾ HÀNG HÓA (SẢN XUẤT HÀNG HÓA)

1.1.1 Khái niệm Kinh tế Hàng hóa:

- Nền Kinh tế Hàng hóa: Là hệ thống kinh tế dựa trên sự phân công lao

động và trao đổi hàng hóa Ví dụ: A sản xuất gạo và B sản xuất rau, họ trao đổi gạo lấy rau

- Phát triển so với Kinh tế Tự cung tự cấp: Kinh tế hàng hóa phát triển

hơn nền kinh tế tự cung tự cấp vì nó dựa vào trao đổi hàng hóa, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển xã hội

1.1.2 Nhân tố Cấu thành Nền Kinh tế Hàng hóa:

- Hàng hóa: Là sản phẩm lao động có giá trị sử dụng và giá trị.

+ Giá trị sử dụng: Khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người.

+ Giá trị: Phản ánh lao động cần thiết để sản xuất hàng hóa.

- Quy luật giá trị: Quy định rằng giá trị hàng hóa phụ thuộc vào lượng lao

động xã hội cần thiết để sản xuất Quy luật này điều chỉnh sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế hàng hóa

- Lợi nhuận: Là động lực chính của nền kinh tế hàng hóa Các nhà sản xuất

tối ưu hóa chi phí và tìm kiếm lợi nhuận tối đa để phát triển

Trang 5

1.1.3 Mối quan hệ giữa Nền Kinh tế Hàng hóa và Nền Kinh tế Thị trường:

- Nền Kinh tế Thị trường: Là giai đoạn phát triển cao hơn của nền kinh tế

hàng hóa, nơi quan hệ cung-cầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cả và sản xuất

- Sự phát triển: Nền kinh tế thị trường ra đời từ nền kinh tế hàng hóa và tiếp

tục phát triển để đạt đến trình độ cao hơn Theo C Mác, nền kinh tế thị trường là giai đoạn cần thiết để tiến tới nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa

- Tình hình tại Việt Nam: Nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam vẫn còn hạn

chế, với nhiều thách thức trong việc xuất khẩu và xây dựng thương hiệu, ví

dụ như vấn đề thương hiệu của nông sản Việt Nam

1.2 THỊ TRƯỜNG, VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG

1.2.1 Thị trường:

- Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền

tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ Thị trường không phải là một địa điểm cụ thể, nó là sự kết hợp giữa người cung cấp và người có nhu cầu mua sản

phẩm

- Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ

1.2.2 Vai trò của thị trường:

- Thị trường có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế và sự phát triển

của đất nước Nó là một trong những cơ sở để đánh giá tình hình kinh tế của đất quốc gia đang phát triển như thế nào

- Thị trường cũng là điều kiện để thúc đầy sản xuất Sản xuất phát triển thì hàng hóa dịch vụ sẽ tăng, từ đó thị trường tiêu thụ cũng mở rộng hơn Sự mở

Trang 6

rộng của thị trường tiêu thụ cũng sẽ tác động trở lại sản xuất, kích thích gia tăng sản xuất.

- Thị trường là cầu nối giữa người tiêu dùng và người cung cấp Khi người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng sản phẩm gì, thì người cung cấp sẽ sản xuất và phân phối sản phẩm đó Vì vậy thị trường sẽ định hướng cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh

- Ngoài ra, thị trường còn có vai trò gắn kết các nền kinh tế trong nước và thế giới Hiện nay các hoạt động mua bán, trao đổi không còn bị thu hẹp trong một phạm vi nhất định mà được mở rộng ra phạm vi trên toàn thế giới Nhờ đó, nền kinh tế đất nước cũng được phát triển và gắn kết với nền kinh tế toàn cầu

1.3 CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CỦA THỊ TRƯỜNG

Quy luật giá trị

- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá,

nó quy định bản chất và là cơ sở của những quy luật khác liên quan tới sản xuất và trao đổi hàng hoá Đồng thời, cũng quy định mặt chất và sự vận động

về mặt lượng của giá trị hàng hoá, theo đó, việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết cũng như tuân thủ trao đổitheo nguyên tắc ngang giá

- Quy luật giá trị hay quy luật giá trị của hàng hoá được Các Mác lần đầu trình bày trong luận chiến Sự nghèo nàn của Triết học năm 1847, đề cập đến một nguyên tắc điều tiết về trao đổi kinh tế các sản phẩm lao động của con người, cụ thể là giá trị trao đổi tương đối của những sản phẩm đó trong

thương mại, thường được biểu thị bằng giá cả bằng tiền, tỷ lệ thuận với lượngthời gian lao động trung bình của con người hiện đang cần thiết về mặt xã hội

để sản xuất ra chúng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Trang 7

- Càng tốn nhiều lao động để tạo ra một sản phẩm thì nó càng có giá trị và ngược lại, càng tốn ít lao động để tạo ra một sản phẩm thì nó càng ít giá trị.

- Ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và ảnh hưởngcủa quy luật giá trị Quy luật giá trị sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động của cácchủ thể kinh tế trong sản xuất và trao đổi hàng hoá Trong nền kinh tế thị trường, chính giá cả của sản phẩm hàng hoá dịch vụ hay giá tiền của chúng thể hiện quy luật giá trị

Quy luật cung - cầu

- Có thể nói rằng quy luật cung cầu có tác động lớn đến hoạt động kinh

doanh, hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa và giá cả hàng hóa trên thị trường Theo đó thì cân bằng thị trường là một trạng thái được mong muốn bởi trạng thái cân bằng thị trường là trạng thái ở đó sản lượng giao dịch và giá cả có khả năng tự ổn định, không phải chịu áp lực thay đổi Cũng tự đó

mà có thể tạo ra sự hài lòng giữa người mua và người bán, và khi cân bằng thì sản lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng cung cấp bằng với sản lượng người mua sẵn lòng mua

- Cung = cầu: Khi mà hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường bằng với nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng thì hoạt động cung và cầu sẽ bằng nhau Theo

đó thì giá cả hàng hóa ở mức ổn định, thuận mua vừa bán giữa bên bán và bên mua với nhau Thị trường ở trạng thái cân bằng và ổn định

- Cung > cầu: Khi mà hoạt động sản xuất hàng hóa lớn, một cách tràn lan ra thị trường dẫn đến số lượng hàng hóa vượt mức so với nhu cầu của người tiêudùng thì dẫn đến là nhiều nhà sản xuất đã chấp nhận bán với mức giá thấp hơn giá trị hàng hóa sản phẩm để có thể đưa sản phẩm ra cạnh tranh trên thị trường Bởi vậy mà khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ giảm

- Cung < cầu: Ngược lại với cung tăng hơn cầu thì trong trường hợp mà cung

bé hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ tăng Nói cách khác là hoạt động sản xuất kinh doanh cung ứng hàng hóa đang không đủ để đáp ứng được nhu cầu của

Trang 8

những người tiêu dung Khi mà số lượng hàng hóa không đủ để cung cấp cho người tiêu dùng thì việc mà những nhà sản xuất họ thực hiện tăng giá là một điều dễ hiểu Khi đó thì người tiêu dùng họ sẽ phải chấp nhận chi một mức giá cao hơn so với bình thường để mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó.

Quy luật cạnh tranh

- Quy luật cạnh tranh là một nguyên tắc quan trọng trong kinh tế, miêu tả tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành công nghiệp hoặc trên thị trường Quy luật này đặt ra rằng khi có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực, sự cạnh tranh giữa chúng sẽ dẫn đến những tácđộng và hệ quả quan trọng

- Áp lực cạnh tranh: Quy luật cạnh tranh tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm giá cả, tăng tính đổi mới và tăng cường sự hài lòng của khách hàng Các doanh nghiệp phải thể hiện sự hiệu quả và sáng tạo để duy trì và mở rộng thị phần của mình

- Lợi ích cho người tiêu dùng: Cạnh tranh đem lại lợi ích cho người tiêu dùng bằng cách tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, cải thiện chất lượng và giá cả cạnh tranh Điều này thúc đẩy sự phát triển kinh tế

và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

- Động lực tăng trưởng và đổi mới: Sự cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất Điều này tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, cải tiến công nghệ và sự tiến

bộ trong ngành công nghiệp

- Phân chia thị phần: Quy luật cạnh tranh dẫn đến sự phân chia thị phần giữa các doanh nghiệp Các doanh nghiệp cạnh tranh phải cố gắng nắm bắt và duy trì thị phần của mình thông qua chiến lược marketing, chất lượng sản phẩm

và dịch vụ, và sự tương tác với khách hàng

Trang 9

Quy luật lưu thông tiền tệ

- Quy luật lưu thông tiền tệ là một nguyên tắc trong kinh tế về việc quản lý

và điều chỉnh sự lưu thông của tiền tệ trong một nền kinh tế Quy luật này áp dụng cho hầu hết các hệ thống tiền tệ, bao gồm cả hệ thống tiền tệ đồng tiêu chuẩn và hệ thống tiền tệ tự do

- Cung tiền tệ: Đại diện cho số lượng tiền tệ có sẵn trong nền kinh tế Sự

cung cấp tiền tệ phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, quyết định về lãi suất, mức độ tín dụng và hoạt động của hệthống ngân hàng

- Tốc độ lưu thông tiền tệ: Đại diện cho tốc độ mà tiền tệ được sử dụng

trong các giao dịch và hoạt động kinh tế Tốc độ lưu thông tiền tệ phụ thuộc vào sự đầu tư, tiêu dùng và hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế

Theo quy luật lưu thông tiền tệ, sự tương quan giữa cung tiền tệ và tốc độ lưuthông tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến mức độ lạm phát và hoạt động kinh tế Nếu cung tiền tệ tăng nhanh hơn tốc độ lưu thông tiền tệ, có thể gây ra lạm phát vàgiảm giá trị của tiền tệ Ngược lại, nếu tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh hơn cung tiền tệ, có thể dẫn đến deflation và khó khăn về tín dụng

Chính phủ và ngân hàng trung ương thường áp dụng các biện pháp quản lý tiền tệ nhằm duy trì sự cân đối giữa cung tiền tệ và tốc độ lưu thông tiền tệ, đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế và tiền tệ

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.1 Một số khái niệm

- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường

Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy

Trang 10

luật thị trường.Đây là một nền kinh tế được hình thành khách quan trong lịch sử.

- Cạnh tranh về cơ bản là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế với nhau nhằm

có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và từ đó thu được lợi ích tối đa Đây là một trong các quy luật của nền kinh tế thị trường, điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa

- Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh: thứ nhất là do sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu độc lập, tự do sản xuất kinh doanh; thứ hai là do người sản xuất, kinh doanh có những điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau

2.2 Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:

- Cạnh tranh là một quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cựcvừa có mặt hạn chế Nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội khi cạnh tranh lành mạnh Còn những mặt tiêu cực, những hạn chế của cạnh tranh rất

dễ dàng có thể nhận ra đến từ cạnh tranh không lành mạnh

2.2.1 Các tác động tích cực

- Cạnh tranh giúp thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất Trong một thị trường luôn có rất nhiều doanh nghiệp và các ngành kinh doanh thì việc một doanh nghiệp có nhiều đổi thủ là không tránh khỏi Khi đó, để có thể cạnh tranh thì chất lượng sản phẩm phải cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng,

Ngày đăng: 09/12/2024, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w