1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế chính trị: Các nhân tố thúc đẩy người bán hàng sử dụng Tiktok Shop trong khu vực Hà Nội

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Thúc Đẩy Người Bán Hàng Sử Dụng Tiktok Shop Trong Khu Vực Hà Nội
Tác giả Lờ Diệu Minh
Người hướng dẫn Th.S. Dộ Hoàng Phuong
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 44,03 MB

Nội dung

Ngoài ra dựa trên dữ liệu tìm kiếm được bởi tác giả thì đến nay các mô hình nghiên cứu tại về ý định sử dụng Tiktok Shop của người bán tại Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh do các đề tài này

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE KHOA KINH TE CHÍNH TRI

KHOA LUAN TOT NGHIEP

CAC NHAN TO THUC DAY NGUOI BAN HANG SU DUNG

TIKTOKSHOP TRONG KHU VUC HA NOI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN : Th.S Dé Hoàng Phuong SINH VIEN THUC HIEN : Lê Diệu Minh

LỚP : QH-2019-E Kinh Tế CLC6

HE : Chất lượng cao

Hà Nội - Tháng 05 năm 2023

Trang 2

DANH MỤC TU VIET TẮT mm TH nh ng te te tegtrerrertrertrsrtrsrtretrertrertreetreetrererere i

DANH MỤC BANG BIEU, SƠ DO, HINH VE c.sscssssssssssessssssesssesssessesssssssssssssscsssssssssessssssesssessneeses ii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DE TÀI NGHIÊN CỨU °°°++vese<+vvxssseeetee 1

1 Bối cảnh nghiên Cứu s se +s©+E+stoEA4eEEA4E923407294 02241 0981291eppxee 1

2 Tính cấp thiết của dé tài - << s se eveSeEeseeesevsersersee 2

3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên CỨU o5 s5 5s S559 95559 95 4

SN 8216, 218 nố.e.ố 4 3.2 92 1.21 4, 2.18 nn.ẻẦẦẦŠẦẦẻẦẦ.ea 4

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứU - s- s- << s£ s ssss£ se se sessessesssessee 44.1, DOi tuong NNIEN hnẶốẶcIỤ Ả 4

4.2 Pham Vi NQhidM CUU Lc ccccccccccccesssccecsenseeeeesssseeeeessneeeessesseesessesueesesesaeeeecseaeesessesuaesensaaas 4

5 Phương pháp nghiên CỨU d- <5 < 5 5 9 9 9 00 00.00000608 009 0806 5

Lo 7,006 186 nan.ốee.e 5 5.2 Phương pháp định WON ch HH ngu 5

6.Các nghiên cứu có LEN QUAN << 6 << «9< 699% 894 9899499999989998999489995669696968666 5

7 BO cuc Cita kKh6a WAN 0 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA DE TÀII - 2-22 ©<£s#S2£ESs£EsseEzssezsserssevrssrre 10

2.1 Một số khái niệm liên quan - <2 2s s s£SssssEssEss£ssessersezsezssrs 10

2.1.1 Thương mại đÏIỆN Hử, KH TH HH nh re 10 2.1.2 Bán hàng qua sàn thương mại đỆN FÚ, Ăn re I] PIN 0a), 0n he + 13

2.2 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố thúc day người bán hang sử dung sàn thương

MAL GiEN ẨÚL 7G G6 5 9 9 9 9 0 0 0 0 000.0 909.1 0009 0000400091 08 15

2.2.1 Mô hình chấp nhận công nghỆ - +: 5£ ©5£+S2+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkerree 152.2.2 Các nhân tổ anh hướng đến việc sử dung sàn thương mai điện tử của người bán

¬— 21

Trang 3

3.1 Phương pháp nghiÊn CỨU << 5< << 9% 99 5999.9096 99805895.0896806 066 28 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tÍNh - «s6 x1 E9 E#vEEseEseesekskerverse 28 3.1.2 Phương pháp nghiên cir Binh ÏƯỌTIB Sàn kh key 29

3.2 Quy trình nghiÊn CỨU dc 6 << 9 9894 995 9998994999 989958999989908990968696.8 29

3.2 Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu 2- s- s2 se se <sessese 30

3.3 ni l8 31

3.4 Xây dựng thang ỔO d << 6 5 6 9 99 9.8.4.9 09009 8096004 0809 8009406096 8.0 32

3.4.1 Mô hình nghiÊH CUU «5s xe 323.4.2 Giả thuyết nghiÏÊH CỨPH - 52-52 SSE‡SE$EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE21E1111111211211111 1111 e6 324.3.3 Thang do nghiÊH CỨI - + x9 kh TH nh nh nh nh ng 34

3.5 Phương pháp thu thập dif li << 5S 9 9 994 59595 595899598% 38 3.6 Phương pháp phân tich dif lIỆU << 5< S3 999 939 9589891 86 38 CHƯƠNG 4: PHAN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TÓ THÚC ĐÂY NGƯỜI BÁN HÀNG

SU DUNG TIKTOKSHOP TRONG KHU VUC HA NOU 5-55 G5 S55 eE se 42

4.1 Khái quát chung về tình hình bán hàng trên tiktokshop - 42

4.2 Phân tích các nhân tố thúc day người bán hang sử dụng Tiktokshop trong

khu vực Ha Nộii d << G S9 9 9 9.9.0 000.0000.004 0909.0809004 080094894006096.8 45

SN, 1g 5 0 nga ố ốố nốố 45

4.2.2 Thong kê mô tả các ĐÌẾN -:- + + + ©t+SE+EE+E‡EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrreei 464.2.3 Đánh giá độ tin cậy của NANG ỈO «<3 8E re 48

4.2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA + + +SềEEE+E+EEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrrrrees 49

4.2.5 Phân tích nhân tổ khăng định (CFA) 2 2+52+52+E+£E+£E+EE+E+Ee£kerkererrrees 54

4.2.5 Phân tích NO: QUy ccceccessessessssssessessessessessesssessessessessessesssessessessessessessesssseatessesseesees 584.2.6 Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học của mô hình nghiên cứu 594.3 Thảo luận kết quả nghiên €ứu 2- << 5° s£ << se se s£ssess£se£sessessese 60

CHƯƠNG 5: KET LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 2-2 se ©Ss£s2£Ss£SSs£ESsExseEsseEssezssvsserssersee 63

5.1 Hàm ý quản trị đối với Tiktokshop -s s- se se ssssssessessesseese=sess 635.1.1 Cảm nhận về tính hiữu ÍChh - - St SE SE+ESEEE+ESEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEESEEEEErkrrrrrrves 63

5.1.2 Cảm nhận dé sử dụg - - 5-5 SE ÉEEEEEEEEEEEEEEEE111111111111111 1111111 xe 63

Trang 4

5.1.3 Chất lượng Website cecccccccscecsessessssssessessessessesssssssssessessessessussussusssessessecsessessussseeseeses 64

S14 RUG 1O CAM NNN nh ốằeằeằằeốeeaấÁ ằằ nh 65

xi nang na 675.2 Kt nh 68

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO e- 2 2° s£©s£©S£9S£+#€Ss£Ese se EsSsSxzexerserserssosee 69

3:80 90113272757 2^£Ẽ” 71

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Viết tắt Nguyên nghĩa

CFA Confirmatory Factor Analysis

CL Chat luong website

DD Cam nhan vé tinh dé sir dung

DNVVN_ | Doanh nghiệp vừa và nhỏ

EFA Exploratory Factor Analysis

HI Nhận thức tinh hứu ich

KMO Kaiser-Meyer-Olkin

RR Rui ro cam nhan

TAM Technology Acceptance Model

TM Truyền miệng

TMĐT Thương mại điện tử

YD Ý định bán hàng qua Tiktok Shop

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU, SƠ DO, HINH VE

Bảng 3.1: Thang do cảm nhận sự hữu ÍCh - - - 55 <2 E + E+EESskESeekrsseeseeeree 34Bang 3.2: Thang đo cảm nhận về tính dé sử dụng 2-2-2 s2£+E2+£z+££zzxrxeei 35

Bảng 3.3: Thang đo Chất lượng websife 2-5552 222 2212121211211 36

Bảng 3.4: Thang do rủi ro cảm nhẬN óc 19318911 1 91 11 1 9v vn ng rưưt 36Bảng 3.5: Thang đo truyền miệng - 2 2 2 £+E£SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkrrrred 37Bảng 3.6: Thang đo ý định bán hàng qua Tiktokshop - - s5 «+ ++s<s+ss++exzsz 37Bảng 4.1: Đặc điểm người tham gia khảo sát ¿- 2 2 +SxexeExtzxczvrerrxerxees 45

Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả giá trị trung bình của các biến quan sát - 47

Bang 4.3: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha -2- 2 252 5+2 +z£zzs2 48Bang 4.3 Kiểm định KMO, 2-52 5c St 2121 2212121212111 2111111111111 11 1e re 51Bảng 4.4: Bảng kết qua thủ tục EFA với các nhân tố độc lập -s¿-: 51Bang 4.5: Kết qua ma trận xoay nhân tố các biến động lập - ¿2 2 22 s52 52Bang 4.6 Bảng kết qua EFA với các nhân tố ý định sử dụng Tiktokshop 53

Bang 4.7: Bang trọng số hồi quy Chuan h6a 2- 2 2 s2 E+£E£EE£+E2EEzEzExerxeei 55

Bang 4.8: Độ tin cậy và phương Sal trÍCH - - 5 5< E113 E119 1E vn ng rệt 56

Bảng 4.9: Hệ số tương quan của các khát niỆm - - + ++< £+++kk+sv+sseeeseseee 57Bang 4.11: Phân tích hồi quy - - 2£ 2 £+SE+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerrerg 59

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu dé xuất - ¿2© £+E£+E£+EE+EE£EEEEEEEEEEErEkrrkerreee 32Hình 4.1: Thống kê doanh thu Tiktokshop trong vòng một tháng - 43Hình 4.2: Chi tiết doanh thu - 2-5: ©5£©5£2S£2EE‡EE£EEEEEEEEEEEEE21211221 7171711211112 crxeeg 44

ii

Trang 7

CHUONG 1: GIỚI THIỆU DE TÀI NGHIÊN CỨU

1 Bối cảnh nghiên cứu

Internet đã và đang từng bước khẳng định vi trí là một phương tiện phổ biến trongviệc cung cấp và kinh doanh thông tin, hàng hóa cũng như dịch vụ Từ đó, thương mại

điện tử (TMĐT) đã trở thành một xu hướng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam ViệtNam được đánh giá là thị trường tiềm năng trong việc phát triển thương mại điện tử vàhiện được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanhnhất ở Đông Nam Á

Thương mại điện tử Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước chuyên biến

khá mạnh mẽ Việc đầu tư về ha tang công nghệ, hành lang pháp lý cũng như nhận thứccủa các doanh nghiệp về ứng dụng thương mại điện tử được nâng cao rõ rệt Tuy vậy,

doanh số từ hoạt động thương mại điện tử đặc biệt là hoạt động mua bán trực tuyến vẫnchưa tương xứng với tiềm năng, bởi người tiêu dùng vẫn còn e đè và tâm lý chưa sẵn

sàng trong việc mua sắm trực tuyến Bat chấp tiềm năng lớn, tăng trưởng thương mạiđiện tử ở Việt Nam đang bị kiềm chế bởi nhiều lý do chăng hạn như thói quen và niềm

tin mua bán hàng trên mạng cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến đã trở thànhthách thức chính khiến thương mại điện tử Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng

Tổng kết cả năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất

trong vòng 30 năm qua Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ

tăng trưởng 6n định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD năm 2021; tỷ trọng

doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu

dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020 Qua đó có thể nói, bán hàngthông qua các sàn thương mại điện tử hiện nay đang rất phát triển Tuy nhiên, có quánhiều sàn TMĐT khiến cho những người bán hàng khó có thể năm được những tiện ích

dé lựa chọn san phù hợp cho sản phẩm dịch vụ TMĐT

Việt Nam vẫn có rất nhiều tiềm năng dé thị trường tiếp tục tăng trưởng trong thờigian tới Năm 2022, thị trường TMĐT của Việt Nam đạt 14 ty USD và có thể đạt tới 32

Trang 8

tỷ USD vào năm 2025 Báo cáo e-Conomy SEA (nền kinh tế internet của Đông Nam Á)

của Google năm 2022 dự báo Việt Nam sẽ nam trong top 3 quốc gia thu hút nhiều nhà

đầu tư nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử AIA Insurance Inc, SBI Holdings vaAlibaba chỉ là một số ít tên tuổi lớn rót tiền vào các thị trường thương mại điện tử Tiki,

Lazada và Sendo của Việt Nam Hơn nữa, báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm

2022 của Bộ Công Thương ước tính rằng giá trị mua sắm trực tuyến tính trên mỗi ngườidùng cũng sẽ tiếp tục tăng Tại Việt Nam, thương mại điện tử đã vượt qua ngành bán lẻ

truyền thống như siêu thị và cửa hàng tiện ích Do đó, việc hãng McKinsey and Company

dự báo thị trường thương mại điện tử của Việt Nam có thê lớn ngang ngành bán lẻ truyền

thống vào năm 2025 cũng là điều dễ hiểu Đây là xu hướng không có ở các nước kháctrên thế giới

Là thị trường mới nỗi trong một khu vực năng động, Việt Nam là điểm đến hapdẫn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử và thương mại xã hội Tầng lớp trung lưu

ngày càng tăng, thế hệ trẻ tuổi đông đảo và thu nhập khả dụng ngày càng cao, tat cả cácyếu tô này sẽ làm nên sự bùng né chỉ tiêu, đặc biệt là trực tuyến

2 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 2022, thị trường thương mại điện tử (TMDT) Việt Nam đã có những sự cạnh

tranh quyết liệt Shopee dẫn đầu với doanh số 91.000 tỷ đồng sau 11 tháng, TikTok Shop

(một tính năng mua sắm trực tuyến được tích hợp trong ứng dụng mạng xã hội TikTok)

troi dậy ở giai đoạn cuối năm Theo thống kê của nền tang số liệu TMĐT Metric, chỉtính riêng trong tháng 11/2022, doanh số trên TikTok Shop đã đạt mức 1.698 tỷ đồng,với 13 triệu sản phẩm được bán ra và 32.000 nhà bán phát sinh đơn hàng Mức doanh sốnày đủ giúp TikTok Shop vượt qua Tiki (396 tỷ đồng), chỉ kém Lazada (2.603 tỷ đồng)

và Shopee (8.761 tỷ đồng) trên bảng xếp hạng các sàn TMĐT có doanh số lớn nhất thángtại Việt Nam Trung bình mỗi ngày, TikTok Shop đạt doanh thu 56,6 tỷ đồng và 434.000

sản phâm được bán ra, giá trị trung bình mỗi sản phẩm là 130.000 đồng

Trang 9

Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù Tiktok Shop là nền tảng TMĐT mời ra đời

nhưng đã trở thành một đối thủ cạnh tranh tích cực của nhiều sàn TMĐT lớn Sự phát

triển vượt bậc này là do những lợi thế cạnh tranh mà các nhà quản tri cua Tiktok Shoptạo ra cho nền tảng nay Cụ thé, tệp khách hang của tiktok có độ tuổi từ 12 đến 40 tuổi

Đây là độ tuổi có sức mua lớn, có kinh nghiệm trong việc mua hàng trên các sản thươngmại điện tử Tệp người dùng này có xu hướng phình to và tiếp tục trưởng thành nhanhchóng Bên cạnh đó, điểm đặc biệt trong thuật toán phân phối nội dung của tiktok là ưutiên phát triển nội dung Đối với người xem là tab “for you” trên giao diện, đối với ngườibán hàng và sáng tạo nội dung đó là cơ hội video “viral” và phủ sóng tới nhiều người

xem Khác với các nền tảng mạng xã hội và sàn TMĐT khác, tiktok phân phối thử nôidung cho một lượng người dùng nhất định dé kiểm chứng sau đó sẽ mở rộng sang tập

đối tượng được phân phối khi nhận được tín hiệu tốt từ các tập được phân phối thửnghiệm Điều này sẽ tạo nên sự bình đăng cho các shop bán hàng mới trong cơ hội phân

phối nội dung của mình Chỉ cần sáng tạo nội dung tốt và hay thì cơ hội được phân phối

sẽ có thé tới bat cứ lúc nào

Mặc dù hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều lý thuyết, cũng như mô hình

nghiên cứu nhằm giải thích các yếu tổ tac động đến ý định sử dụng TMĐT, nhưng việc

áp dụng một mô hình lý thuyết trên thế giới vào người bán hàng tại Việt Nam có thể

không phù hợp do các điều kiện đặc thù riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội Ngoài ra dựa

trên dữ liệu tìm kiếm được bởi tác giả thì đến nay các mô hình nghiên cứu tại về ý định

sử dụng Tiktok Shop của người bán tại Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh do các đề tài này

chỉ khảo sát một số nhân tố hay một số khía cạnh của TMĐT như nghiên cứu: Khảo sátmột số yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử (Lê Ngọc Đức, 2008)không khảo sát về giá, điều kiện thuận tiện và ảnh hưởng xã hội Các nhân tố ảnh hưởngđến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng TMĐT ở Việt Nam (Nguyễn Anh Mai, 2007)

không khảo sát về giá, ảnh hưởng xã hội cũng như các nhân tố chuyên sâu về TMĐT.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua

Trang 10

mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010) không khảo sát về các nhân tố chuyên sâu về Tiktok

Shop.

Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài: “Các nhân tổ thúc đẩyngười bán hàng sử dụng Tiktok Shop trong khu vực Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp

của mình.

3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trong khuôn khổ của đề tài này, mục tiêu nghiên cứu là:

e_ Xác định các nhân tô ảnh hưởng đến ý định sử dụng Tiktok Shop dé bán hang

tại Hà Nội.

e Do lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dung

Tiktok Shop để bán hàng tại Hà Nội

e Hàm ý quản trị cho người bán hàng cũng như cho Tiktok Shop trong quá trình

phát triển tại Việt Nam

3.2 Câu hoi nghiên cứu

e Những nhân tố nào thúc đây người bán hàng sử dung Tiktok Shop trong khu

vực Hà Nội?

© Mức độ tác động của các nhân tố đó tới ý định sử dụng Tiktok Shop trong khu

vực Hà Nội như thế nào?

e Các chính sách nào có thé giúp thúc đây mức độ phô biến của Tiktok Shop đối

với các nhà phân phối và bán hàng?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tương nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung vào ý định và quyết định sử dụng tiktok shop của

người bán hàng tại Hà Nội.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Trang 11

Phạm vi thời gian: Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn

2020-2023 Khảo sát được thực hiện từ 15/03/2023 — 15/04/2020-2023.

Phạm vi không gian: Dia ban Hà Nội.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp định tinh

Mục đích của phương pháp định tính là nhằm làm rõ ý nghĩa, hiệu chỉnh, b6 sung

các biến quan sát đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu Kết quả của nghiên

cứu sơ bộ là cơ sở dé xây dựng bang câu hỏi cho nghiên cứu định lượng Nghiên cứu sơ

bộ được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về

lý thuyết về nhận thức, ý định và TMĐT Tìm hiểu các mô hình đúc kết từ những nghiêncứu trước đây kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm nhằm thiết lập bảng câu hỏi để

sử dụng cho việc nghiên cứu chính thức tiếp theo

5.2 Phương phap định lượng

Khóa luận áp dụng phương pháp định lượng nhăm mục đích khảo sát các đánhgiá của người bán hàng qua Tiktok Shop tai Hà Nội về những nhân té anh hưởng đến ý

định sử dụng Tiktok Shop Cụ thể trong khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu

sau:

e Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic dé tổng hợp các số liệu,

dữ kiện nhằm xác định những kết qua phù hợp dé vận dung

e Phương pháp thảo luận nhóm dé tham khảo ý kiến nhận định những nhân tố tác

động và mức độ tác động của các nhân tổ này đối với ý định sử dụng Tiktok Shop

trong khu vực Hà Nội dé bán hàng

e Phương pháp phỏng van cá nhân (điều tra nghiên cứu với bảng câu hỏi thiết kế sẵn)

và xử lý số liệu với chương trình SPSS

6.Các nghiên cứu có liên quan

Otto và Chung (2000) cho rằng cùng với sự tăng trưởng theo cấp số nhân của các

hoạt động thương mại điện tử, thị trường thế giới dang trải qua quá trình chuyền đổi

Trang 12

nhanh chóng và bán lẻ là một trong những lĩnh vực chính của cuộc cách mạng này Trong

bài báo này, chúng tôi giới thiệu một khái niệm gọi là bán lẻ nâng cao trên mạng' Bán

lẻ tăng cường trên mạng là một mô hình kết hợp các lợi thế của thương mại điện tử vớicác lợi thế của bán lẻ vật lý truyền thống Bài báo giới thiệu một khuôn khổ so sánh và

đối chiếu những ưu điểm và nhược điểm chung của cả thương mại điện tử và bán lẻtruyền thống' truyền thống Dựa trên khuôn khổ này, chúng tôi phân tích các phươngpháp khả thi để áp dụng các kỹ thuật bán lẻ thương mại điện tử cho các hoạt động trọng

thương của người tiêu dùng trong lĩnh vực bán lẻ truyền thống Phân tích này dẫn đến

một cuộc thảo luận về một số kịch bản tiềm năng dé nang cao trải nghiệm bán lẻ truyền

thống bằng cách tích hợp các công nghệ thương mại điện tử

Scott Matthews và cộng sự (2001) chỉ ra rằng sự ra đời của Internet và thương

mại điện tử đã mang lại một phương thức tiếp thị và bán nhiều sản pham mới, bao gồm

cả sách Tác động toàn hệ thống của sự thay đổi bán lẻ này đối với chi phí và môi trường

vẫn chưa rõ ràng Mặc dù việc giảm hàng tồn kho và hàng trả lại giúp tiết kiệm đáng kể

về môi trường, nhưng một số mối quan tâm chính của các mô hình kinh doanh thương

mại điện tử mới là năng lượng và vật liệu đóng gói được sử dụng bởi mạng lưới hậu cần

dé thực hiện và giao san phẩm Nghiên cứu này phân tích các mạng lưới hậu cần khác

nhau và đánh giá tac động môi trường và chi phí của các hệ thống phân phối khác nhau

Định nghĩa về ranh giới hệ thống phân tích xác định đánh giá tong thé về tác động kinh

tế và môi trường của thương mại điện tử đối với bán lẻ sách Với tỷ lệ trả lại (phần cònlại) là 35 phần trăm cho những cuốn sách bán chạy nhất, hậu cần thương mại điện tử tốn

ít chi phí hơn và ít ảnh hưởng đến môi trường hơn, đặc biệt nếu bao gồm cả việc đi lạibang 6 tô riêng dé mua sắm Loại trừ nhu cầu trả lại sách, chi phí và tác động môi trường

có thé so sánh được đối với hai phương thức phân phối

Godwin và Gerald (2002) thực hiện một khảo sát liên quan đến 117 khách hàng

thương mại điện tử Mục đích của nghiên cứu là lấy mẫu ý kiến của người dùng web

thương mại đê xác định các yêu tô quan trọng ảnh hưởng đên hiệu quả của các trang web

Trang 13

thương mại điện tử Hiệu quả của trang web được đo bằng ý định của người dùng đề truy

cập lại trang web Tám yếu t6 thiết kế đã được thử nghiệm nhưng chỉ có bốn yếu tố được

phát hiện là có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả của trang web, đó là: thời gian tảixuống, điều hướng, sử dụng đồ họa và tính tương tác Bốn yếu té sau dường như không

có bat kỳ ảnh hưởng đáng ké nào: việc sử dụng khung hình, tính nhất quán, sự gắn kết

và số lượng quảng cáo Người dùng trang web thương mại điện tử đã xếp hạng thời giantải xuống là yêu tố quan trọng nhất, tiếp theo là khả năng điều hướng dé dàng, sử dụng

đồ họa và tính tương tác, theo thứ tự đó Hàm ý của những kết quả này là một số yếu tố

thiết kế ảnh hưởng đáng kê đến ý định truy cập lại trang web của người dùng Trên thực

tế, các trang web có thời gian tải xuống ngắn, điều hướng dễ dàng, đồ họa phù hợp vớingười dùng và mức độ tương tác cao có nhiều khả năng thu hút các lượt truy cập lặp lại

Với tốc độ nhanh chóng mà thương mại điện tử đang trở nên quan trọng trong môi trườngkinh doanh ngày nay, những phát hiện trong nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ cung cấp

những hướng dẫn hữu ích cho cả những người thực hành và các nhà nghiên cứu.

Strader và Ramaswami (2002) tin rằng trong thương mại điện tử giữa người tiêu

dùng với người tiêu dùng (C2C), những thị trường này đang ảnh hưởng đáng kể đến việcphân phối lợi nhuận trong các ngành sưu tập - như thé giao dịch thé thao - cũng như mộtloạt các ngành khác như sách, điện tử và vé sự kiện cá nhân có nhu cầu mua, bán, trao

đổi trực tiếp

Alam và cộng sự (2011) kiểm tra thực nghiệm các yếu tố quyết định việc áp dụng

Thương mại điện tử của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Malaysia Mô hình nghiên cứu

cho nghiên cứu này được rút ra từ các tài liệu về công nghệ thông tin và truyền thông,

Hệ thống thông tin và trao đôi dit liệu điện tử Nghiên cứu này đã thử nghiệm bay giảthuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thương mại điện tử với dit liệu thựcnghiệm từ một mẫu gồm 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia Các phát hiện cho

thay lợi thé tương đối, khả năng tương thích, sự sẵn sàng của tô chức, đặc điểm của ngườiquản lý và bảo mật có tác động đáng kể đến việc áp dụng thương mại điện tử Nghiên

Trang 14

cứu cung cấp một sự hiểu biết rõ ràng về nhận thức của người quản lý về việc áp dụng

thương mại điện tử trong doanh nghiệp của họ Nghiên cứu này rất quan trọng trong bối

cảnh toàn cau, vi các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia sẽ xuất khẩu sản phẩm của

họ trên thị trường toàn cau

Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân (2014) xác định các yếu tố ảnh hưởngđến việc ứng dụng thương mại điện tử tại các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVYV) tạiThành phố Cần Thơ Cỡ mẫu gồm 215 người được thu thập từ các DNNVV trên địa bànquận Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng, thành phố Cần Thơ theo phương pháp lay mẫungẫu nhiên Một số phương pháp được sử dụng trong bài báo này như: Thống kê mô tả,

Logistic nhị phân và phân tích phân biệt Kết quả cho thấy môi trường bên trong (tổ chức

và nhận thức của chủ sở hữu) và môi trường bên ngoài (chính phủ và thị trường) có ảnh

hưởng đến việc ứng dụng kinh doanh thương mại điện tử Trong đó hỗ trợ từ chính phủ

là yếu tố quan trọng nhất Chính phủ cần thiết lập môi trường pháp lý và chính sách tốt

dé thu hút công nghệ cao và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử

Nó cũng hỗ trợ tốt các dịch vụ công cho hoạt động thương mại điện tử

Như vậy, có thé thay rằng các nghiên cứu về bán lẻ trên sàn TMĐT được các nhànghiên cứu thực hiện khá nhiều Các nghiên cứu trước đây đa số đề có đối tượng khảosát hoặc phỏng vấn là người mua hoặc là người sử dụng ứng dụng TMĐT Bên cạnh đó,các nghiên cứu trước đây cũng chưa có nghiên cứu nào thực hiện tại khu vực Hà Nội.Hon nữa, chưa có nghiên cứu cụ thé đi sau vào các nhân tố ảnh hướng đến ý định bánhàng qua sàn TMĐT cụ thể là Tiktok Shop Do đó, nghiên cứu về ý định bán hàng quaTiktok Shop của người bán tại khu vực Hà Nội là vấn đề cấp thiết

7 Bố cục của khóa luận

Nội dung chính của khóa luận gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu dé tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trang 15

Chương 4: Phân tích thực trạng các nhân tố thúc đây người bán hàng sử dụng

Tiktok Shop trong khu vực Ha Nội

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 16

CHUONG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA ĐÈ TÀI

2.1 Một số khái niệm liên quan

2.1.1 Thương mai điện tử

Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại

điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại

không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business) Tuy

nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong

các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu Thương

mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện

điện tử và mạng viễn thông Các doanh nghiệp tiễn tới ứng dụng công nghệ thông tinvào mọi hoạt động của mình, từ ban hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất,

đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng khi đó thương mạiđiện tử phát triển thành kinh doanh điện tử và doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện

tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử Như vậy, có thé hiểu kinh doanh điện tử

là mô hình phát triển của doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao

và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp

(Nguyễn Văn Thoan, 2011, tr.14).

TMĐT là việc tiến hành một phan hoặc toàn bộ quy trình của thương mại bằng

phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các

mạng mở khác (Nghị định số 52/2013/NĐ-CP) TMĐT, hay còn gọi là commerce,

e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thong điện tu như Internet

va các mạng máy tính TMĐT là các giao dich thương mai về hàng hoá và dich vụ đượcthực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương,

1997, dan theo Trần Công Nghiệp, 2008) TMĐT là việc hoàn thành bat kỳ một giaodịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyên giao

quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Ky, 2000, dẫntheo Trần Công Nghiệp, 2008)

10

Trang 17

Thuong mai điện tử là phương tiện điện tử và internet dé giao dich voi hang héa

va dịch vụ Thuong mai điện tử đòi hỏi một công ty truy cập internet cũng như CNTT,

chăng hạn như trao đôi dữ liệu điện tử (EDI) Thương mại điện tử liên quan đến trangweb của nhà cung cấp internet, giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ cho người dùng trực

tiếp từ nền tảng Cổng sử dụng giỏ mua hàng không dây hoặc giỏ mua hang dé thanhtoán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc Chuyên khoản điện tử (EFT) Mô tả thêm nhưsau: Thông tin liên lạc điện tử và quy trình thông tin kỹ thuật số trong các giao dịch kinh

doanh được sử dụng dé tạo, sửa đổi và xác định lại các mối quan hệ tao ra giá tri giữa và

giữa các tổ chức và cá nhân

Tranh luận về TMĐT đã bắt đầu từ khoảng nửa thế kỷ trước trong cuộc không

vận Berlin 1 Thực tiễn này đã trở thành trao đổi đữ liệu điện tử (EDI), trao đôi giữa máytính với máy tính của giao dịch điện tử được tiêu chuẩn hóa các tài liệu Mặc dù cái màngày nay có thể được gọi là TMĐT truyền thống không chỉ giới hạn ở EDI và đã bao

gồm các hoạt động kinh doanh được xây dựng xung quanh việc truyền từ máy tính sang

máy tính của nhiều dạng tin nhắn, mã vạch và tệp, việc sử dụng EDI được cho là đã dẫnđến chuyền đổi tổ chức quan trọng nhất và sáng kiến thị trường Một số trường hợp điểnhình là Wal-Mart, Levi Strauss, General Motors và các công ty khác đã xây dựng cáckiêu quan hệ mới với các nhà cung cấp và khách hàng của họ thông qua các liên kết điện

tử Tích hợp điện tử, được hỗ trợ bởi EDI và các công nghệ thông tin khác, làm giảm

đáng ké thời gian và không gian đệm cho một công ty, nhưng điều đó cũng hạn chế các

cơ hội cạnh tranh của nó.

2.1.2 Bán hàng qua sàn thương mại điện tử

Bán hàng qua sàn TMĐT chưa được khái niệm hóa trong các hệ thống thông tin(IS), quan ly bán hàng hoặc tài liệu thương mại điện tử Do đó, một khái niệm về bánhang qua san TMĐT và khám phá cách thức bán hàng qua sàn TMDT có thể được thựchiện cân được phát triên.

lãi

Trang 18

Bán hàng qua sàn TMĐT là hoạt động của con người hoặc giống con người, trong

đó tương tác kỹ thuật số hướng đến việc tăng giá trị cho khách hàng bằng cách đảm bảotrao đôi kinh doanh vì lợi ích chung Bán hang qua sàn TMDT, với tư cách là một hoạt

động, bao gồm việc sử dụng tâm lý bán hàng tương tác giống con người bat kể mức độtương tác được làm trung gian, hỗ trợ hay hoàn toàn được thực hiện bởi máy tính Đương

nhiên, có những mức độ khác nhau mà hệ thống bán hàng qua sàn TMĐT có thể kết hợptâm lý con người Một định nghĩa đơn giản về bán hàng qua sàn TMĐT là “công việc

bán hàng qua sàn TMĐT có giá trị” bao gồm các quy trình bán hàng qua sàn TMĐT cơ

học, chăng hạn như nhận đơn đặt hàng, không sử dụng tâm lý tương tác hoặc trí thôngminh của con người Vì các quy trình như vậy trong chuỗi giá trị ngày càng có thể được

tự động hóa, chúng tôi chọn bán hàng qua sàn TMĐT dé mô tả nhu cầu sử dụng tâm lý

học trong các tương tác giống con người Các yếu tố khái niệm quan trọng của bán hàngqua sàn TMĐT là tính tương tác của con người, tính chủ đích, tính thuyết phục, tạo ra

giá trị và kết thúc Cùng với các nguyên tắc đạo đức đương đại trong bán hàng và quản

lý bán hàng, nắm bắt cơ hội để chiếm đoạt tiền của khách hàng mà không tạo ra bất kỳ

giá tri nào cho họ không phải là bán hàng, mà là gian lận.

Mặc dù áp dụng rộng rãi IS dựa trên nền tảng web, di động và IS khác dé sử dụng

trong thị trường tiêu dùng, thương mại điện tử thực sự thiếu một định nghĩa được chấpnhận rộng rãi trong tài liệu học thuật Ngay cả OECD cũng gặp khó khăn khi định nghĩa

nó (Riggins và Rhee 1998) Bán hàng và bán hàng qua sàn TMĐT khác biệt về mặt kháiniệm với thương mại điện tử, bán lẻ qua mạng và tiếp thị điện tử Trong khi thuật ngữthương mại được liên kết với hiện tượng trao đổi kinh doanh chung, bán lẻ được liên kết

về mặt khái niệm với giao diện người tiêu dùng cuối Nó nhắn mạnh vào việc trình bàygiá cả, chất lượng, tính sẵn có và sự lựa chọn, và ở một mức độ ngày càng tăng, tính bền

vững (Holbrook 1999).

Tiếp thị có thé được coi là hoạt động chung, tập hợp các tổ chức và quy trình cógiá trị cho khách hàng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung Ở mức độ chung, điều

12

Trang 19

này bao gồm bán và bán lẻ Tiếp thị điện tử là một khái niệm phong phú, có nhiều định

nghĩa khác nhau; vi dụ, xem Shaltoni và West (2009) Đối với hầu hết các phần, các định

nghĩa chỉ khác nhau về công nghệ được sử dụng, nghĩa là Internet so với Internet ngangbang với một số công nghệ khác Nhưng họ dường như chia sẻ cách hiểu rằng tiếp thị

điện tử sử dụng các công nghệ tương tác đề tạo và làm trung gian cho cuộc đối thoại traođổi thông tin giữa công ty và khách hàng đã xác định (Brodie et al 2007)

Tiếp thị điện tử đã được khái niệm hóa dé bao gồm các lĩnh vực hoạt động bánhàng, quản lý và nghiên cứu quan hệ khách hàng, phân tích và lập kế hoạch (Brady et al.2002) Thương mại điện tử có thể được định nghĩa thông qua các giao dịch, ví dụ: "giao

dịch được thực hiện bởi người mua thực hiện tương tác trực tuyến với người bán và ø1ao

dịch qua các kênh điện tử” hoặc rộng hơn là "giao dịch được thực hiện bởi người mua

thực hiện tương tác trực tuyến với người bán và giao dịch cuối cùng của họ các quyếtđịnh bị ảnh hưởng tương ứng, bat ké cuối cùng họ chọn loại kênh nào dé giao dịch"(Chen và Jiang 2009) Mặt khác, một công ty có thể có một viễn cảnh thậm chí còn rộng

hơn đối với thương mại điện tử, kết hợp với nó việc điện hóa các luồng thông tin, hàng

hóa, dịch vụ và tiền tệ (Urban 2003) Khái niệm của chúng tôi về tiếp thị điện tử như

một phần của thương mại điện tử là khác so với các học giả tiếp thị, những người khái

niệm tiếp thị như một khái niệm tổng thể bao gồm mọi thứ mà một công ty làm(Gummesson 2008, Kotler 2010).

2.1.3 Tiktok Shop

TikTok Shop là chức năng mua sắm của ứng dụng TikTok Tại đây, người dùng

có thể bán hàng và mua sắm trực tuyến Đây là phương pháp Với sự phát triển của côngnghệ, Tiktok hiện đã bổ sung thêm chức năng mua sắm trực tuyến với tên gọi Tiktok

Shop Ứng dụng bỏ học Bytedance được công bồ là nền tảng có nhiều người dùng nhất,

với tổng số hơn 2 tỷ lượt tải xuống trên toàn thế giới trong ba tháng đầu năm nay Tiktok

ngày càng trở nên phô biến đối với nhiều người vì đây là một nền tảng đa chức năng vớicác tính năng thú vị Ngay từ cái tên, Tiktok Shop là một chức năng mua bán trực tuyến

13

Trang 20

Khách hàng có thể dễ dàng mua sắm khi truy cập ứng dụng TikTok Quá trình mua sắm

trong tính năng mới nhất này rất đơn giản Người dùng chỉ cần đảm bảo rằng ứng dụng

được tải xuống trên điện thoại của người dùng là phiên bản mới nhất và người dùng đã

có tài khoản đăng ky Không cần chuyển sang ứng dụng khác dé tiếp tục giao dịch, giúp

trải nghiệm mua sam dễ dàng hơn Tiktok Shop cũng cung cấp nhiều nhãn hiệu và sảnphẩm khác nhau từ MSMEs Khách hàng cũng có thé mua sắm trực tiếp và thực hiệnnhiều hoạt động khuyến mại khác nhau dé có cơ hội trúng những giải thưởng hap dẫn

TikTok Shop là một trong những nền tảng thương mại xã hội nơi người dùng cóthé tạo nội dung dé quảng cáo cũng như bán sản phẩm của ho ở đó giống như thương

mại điện tử với nhiều danh mục sản phẩm (Blog, 2022) và các phương thức thanh toán

trên Tik Tok Shop bằng chuyên khoản ngân hàng, OVO, Dana, Alfamart, GoPay (Blog,2021) Tiếp thị trong ứng dụng Tik Tok có một chiến lược khác, Tik Tok hiện có nhiềungười dùng nên nó mang lại những lợi ích nhất định trong phần giao dịch như một công

cụ quảng cáo Các nền tảng khác nhau trên Tik Tok sử dụng các video có thời lượng từ30-60 giây với các hiệu ứng đặc biệt, thú vị và hỗ trợ âm nhạc dé người dùng có thể tạo

ra các video thú vị nhất có thé dé thu hút khách hàng và có thé khuyến khích sự sáng tao

của người dùng (Raudah va cộng sự, 2021) Yunarti và cộng sự (2020) tuyên bố rằng

quảng cáo trực tuyến bang ứng dụng Tik Tok có thé ảnh hưởng đến mức doanh số bánhang trong đại dịch COVID-19.

Tik tok là một công cụ quảng cáo hiệu quả thông qua sự sáng tạo nội dung do

người bán tạo ra dé thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đối với hàng hóa được cung

cấp hoặc theo dõi hoạt động trực tiếp của họ khi cung cấp sản pham và đánh giá chúng

Ứng dụng Tik Tok có nhiều người dùng nên người dùng có lợi khi quảng bá sản phẩm

của họ trong cửa hàng Tik Tok Ưu điểm của cửa hàng Tik Tok, người tiêu dùng có thểcuộn FYP trong khi mua sắm, giao hàng miễn phí và khuyến mãi, tăng lượng khán giả

của cửa hàng, nội dung có thê được sử dụng làm phương tiện quảng cáo Hệ thống chấtlượng dựa trên Suhendro (2016, trong DeLone và McLean 1992) nói rằng hệ thống chất

14

Trang 21

lượng gồm phần cứng và phần mềm trong hệ thống thông tin Tuy nhiên, nó tập trung

vào hiệu suất của hệ thong đề cập đến khả năng của phần cứng, phần mềm, chính sách

và quy trình của hệ thống thông tin có thể cung cấp thông tin về nhu cầu của người dùng

tốt đến mức nào Hệ thống chất lượng Theo Widodo và cộng sự (2016), có 5 chỉ số đo

lường chất lượng của các hệ thống ứng dụng bao gồm: dễ sử dụng, thời gian đáp ứng, độtin cậy, tính linh hoạt, bảo mật Bản thân ý tưởng cơ bản về chất lượng không dựa trênnhững gì công ty đặt ra mà dựa trên những gì người tiêu dùng muốn (Widodo et al, 2016)nhưng khi chúng ta nói về chất lượng hệ thống, điều này không thé tách rời khỏi sự hỗtrợ của các nhà cung cấp dịch vụ (Rinaldi & Santoso, 2018) mặc dù hệ thống chất lượng

đề cập đến nhận thức của khách hàng về các trang web thương mại điện tử trong việc

tìm kiếm thông tin và giao dịch (Fang et al, 2011)

2.2 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố thúc day người bán hang sử dung sàn thương

mại điện tử

2.2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ

Lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model —TAM), Mô hình TAM đã được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về sử dụng công

nghệ, bao gồm các nghiên cứu về sử dụng phần mềm, sử dụng trang web, mua hàng trực

tuyến và các ứng dụng di động Các nhà quản lý và nhà phát trién công nghệ có thé sử

dụng mô hình này dé hiểu hành vi của khách hàng và tối ưu hóa thiết kế công nghệ để

đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Việc chấp nhận và sử dụng công nghệ thông tin có thé mang lại lợi ích trước mắt

và lâu dài ở cấp độ tô chức và cá nhân, chăng hạn như cải thiện hiệu suất, hiệu quả vềtài chính và thời gian và sự tiện lợi (Foley Curley, 1984; Sharda, Barr & McDonnell,1988) Tiềm năng mang lại lợi ích của công nghệ từ lâu đã thúc đây nghiên cứu quản lý

IS nhằm kiểm tra sự sẵn sàng của các cá nhân dé chấp nhận công nghệ đổi mới (Davis,

1989) Nghiên cứu về việc áp dụng công nghệ trở nên quan trọng hàng đầu vào nhữngnăm 1980, trùng hợp với sự phát triển của việc sử dụng máy tính cá nhân Tuy nhiên,

15

Trang 22

một trở ngại lớn trong quá trình phát triển nghiên cứu về việc áp dụng máy tính cá nhân

là thiếu hiéu biết thực nghiệm về phản ứng của người dùng đối với hiệu suất của hệ thốngthông tin.

Trước khi phát triển TAM, nhiều quan điểm công nghệ và tổ chức khác nhau đãnhằm mục đích thúc đây nghiên cứu liên quan đến IS (ví dụ: (Benbasat, Dexter & Todd,1986; Robey & Farrow, 1982; Franz & Robey, 1986)) Nghiên cứu đã nhắn mạnh tamquan trọng của các yêu tô như sự tham gia của người dùng trong thiết kế và triển khai hệthống thông tin (Robey & Farrow, 1982; Franz & Robey, 1986) Luồng nghiên cứu thứhai đã được củng cô bởi sự tập trung của những người thực hành vào việc phát triển các

hệ thống thông tin, đặc biệt là khi đánh giá va tinh chỉnh thiết kế và các đặc tính của hệthống (Gould & Lewis, 1985; Good et al., 1986)

Những nghiên cứu đó đã sử dung rộng rãi các thang do nhận thức hiệu suất chủquan nhưng lại bỏ qua việc xác nhận chất lượng của các biện pháp đó Kết quả là, mối

tương quan của những thước đo chủ quan đó với việc sử dụng thực tế đã không đủ quan

trọng để khăng định giá trị bên trong và bên ngoài của chúng (De Sanctis, 1983;Ginzberg, 1981; Schewe, 1976; Srinivasan, 1985) Do đó, cần phải phát triển các biện

pháp đáng tin cậy đề điều tra các yếu tô thái độ làm trung gian cho mối quan hệ giữa các

đặc điểm của IS và việc sử dụng hệ thống Lý thuyết về hành động hop lý (TRA), được

phát triển bởi Ajzen và Fishbein (Ajzen, 2011) đã được sử dung dé dự đoán nền tang thái

độ của các hành vi trên nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, bản chất chung của TRA đã kích thích

rất nhiều cuộc thảo luận về những hạn chế lý thuyết của việc áp dụng mô hình trong lĩnh

vực IS (Davis, Bagozzi & Warshaw, 1989; Bagozzi, 1981).

Mô hình không do lường các biến cụ thé đối với việc sử dung công nghệ Do đó,các nhà nghiên cứu phải xác định các yếu tô nổi bật đối với việc sử dụng công nghệ và

hệ thống thông tin Để giải quyết những hạn chế liên quan đến việc thiếu mô hình lý

thuyết và thang đo dé đo lường mức độ chấp nhận công nghệ, Davis (Davis, 1989) đãphát triển mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) dựa trên TRA Logic nền tảng của mô

16

Trang 23

hình là trong bối cảnh sử dụng công nghệ, ý định hành vi không được hình thành bởi thái

độ chung đối với ý định hành vi, mà là niềm tin cụ thé liên quan đến việc sử dụng côngnghệ Mục tiêu của TAM là trở thành khuôn khổ dé kiểm tra một loạt các hành vi củangười dùng công nghệ trong khi vẫn duy trì cách tiếp cận cần trọng (Davis, 1989)

Mục tiêu chính của TAM là làm sáng tỏ các quy trình làm cơ sở cho việc chấpnhận công nghệ, nhằm dự đoán hành vi và đưa ra lời giải thích lý thuyết cho việc triểnkhai thành công công nghệ Mục tiêu thực tế của TAM là thông báo cho các học viên về

các biện pháp mà họ có thể thực hiện trước khi triển khai các hệ thống Để hoàn thành

các mục tiêu của lý thuyết, một số bước đã được thực hiện (Davis, 1989; Davis, 1993).

Davis bắt tay vào phát triển mô hình chấp nhận công nghệ băng cách đóng khung các

quy trình làm trung gian cho mối quan hệ giữa các đặc điểm IS (yếu tổ bên ngoài) vaviệc sử dụng hệ thống thực tế Mô hình này dựa trên Lý thuyết Hành động Hợp lý, cungcấp một quan điểm tâm lý về hành vi của con người và không có trong tài liệu của ISvào thời điểm đó (Davis, 1989; Davis, 1993)

Bước thứ hai là xác định và xác định các biến và xác thực các biện pháp có tương

quan cao với việc sử dụng hệ thống Dựa trên các tài liệu thực nghiệm trước đây về hành

vi của con người và quản lý hệ thống thông tin, các thang đo đa mục về tính dễ sử dụng

và tính hữu dụng được cảm nhận đã được phát triển, thử nghiệm trước và xác nhận trong

một số nghiên cứu Người ta đưa ra giả thuyết rằng hai cấu trúc là yếu tố quyết định cơ

bản của sự chấp nhận của người dùng, do bằng chứng trong nghiên cứu trước đó (ví dụ:

(Johnson & Payne, 1985; Payne, 1982; Robey, 1979) Nghiên cứu cho rằng quyết định

thực hiện một hành vi của một cá nhân là kết quả phân tích lợi ích mà họ mong nhậnđược từ hành vi so với nỗ lực/chi phí họ bỏ ra dé thực hiện hành vi (Johnson & Payne,

1985; Payne, 1982) được xác định bằng cách đánh giá sự đánh đổi giữa tính hữu dụng

được cảm nhận của hệ thong va độ khó cảm nhận được khi sử dung nó (Davis, 1989)

hiệu suất Việc khái niệm hóa cấu trúc này bắt nguồn từ khái niệm đánh giá kết quả củaBandura, trong đó đề cập đến kỳ vọng của một cá nhân về một hành vi kích hoạt kết quả

17

Trang 24

tích cực (Bandura, 1982) (Robey, 1979) Nhận thức dễ sử dụng được định nghĩa là mức

độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể là không cần nỗ lực (Davis,

1989) Cấu trúc này bắt nguồn từ khái niệm tự tin vào năng lực bản thân, đề cập đến

niềm tin trong tình huống cụ thé về việc một người nào đó có thể thực hiện hành độngtốt như thế nào đối với nhiệm vụ sắp tới (Davis, 1989; Bandura, 1982)

Có ý kiến cho rằng sự tự tin vào năng lực bản thân có vai trò tiên đoán trong việc

ra quyết định về việc sử dụng công nghệ (Hill, Smith & Mann, 1987) Ngoài ra, tính dễ

sử dụng được nhận thức có điểm tương đồng với yếu tô phức tạp được lý thuyết hóa

trong tài liệu phổ biến đổi mới như một rào cản đối với việc áp dụng đôi mới Nó được

định nghĩa là mức độ mà các cá nhân cảm thấy khó hiểu và khó sử dụng đổi mới

(Mahajan, 2010) Tính hợp lệ và độ tin cậy của các cấu trúc được đánh giá bằng cáchkiểm tra tính ngẫu nhiên của việc sử dụng IS tự báo cáo về hai yêu tố được đề xuất trongbối cảnh tổ chức Các thang đo được phát triển cho thấy các thuộc tính tâm lý tuyệt vời

Mô hình đã được xác nhận thêm, bằng cách xác nhận các mối quan hệ quan trọng giữatính hữu dụng được cảm nhận, tính dễ sử dụng được cảm nhận, ý định và hành vi sử

dụng (Davis, 1989).

Theo TAM, sự chap nhận công nghệ là một quá trình gồm ba giai đoạn, theo đócác yếu tố bên ngoài (đặc điểm thiết kế hệ thống) kích hoạt các phản ứng nhận thức

(nhận thức được tính dé sử dụng và nhận thức được tính hữu ích), từ đó hình thành phản

ứng tình cảm (thái độ đối với việc sử dụng/ý định sử dụng công nghệ) ), ảnh hưởng đến

hành vi sử dung (Davis, 1989; Davis, 1993) TAM đại diện cho hành vi, như kết quả

được dự đoán bởi tính dé sử dụng được cảm nhận, tính hữu dụng được cảm nhận và ý

định hành vi (Hình 1) Tính dé sử dụng và tính hữu ích được cảm nhận nắm bắt được kỳvọng về kết quả hành vi tích cực và niềm tin rằng hành vi sẽ không tốn nhiều công sức(Davis, 1989) Theo một nghiên cứu tiếp theo, ý định hành vi có thé được thay thé bằng

thái độ đối với hành vi (Davis, 1993), là một đánh giá tinh cảm về hậu quả tiềm ẩn củahành vi (Ajzen, 2011) Phản ứng tình cảm càng cao thì khả năng hành vi đó sẽ diễn ra

18

Trang 25

cảng cao Tác động của tính hữu ích được cảm nhận đối với việc sử dụng thực tế có thể

là trực tiếp, điều này nhắn mạnh tầm quan trọng của biến số trong việc dự đoán hành vi

Mặc dù tính dễ sử dụng được cảm nhận không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng,nhưng nó củng cố anh hưởng của tính hữu dụng được cảm nhận (Davis, 1993) Mô hình

ngụ ý rằng nếu một ứng dung được kỳ vọng là dé sử dụng thì nó càng có nhiều khả năngđược coi là hữu ích cho người dùng và điều này càng có khả năng kích thích sự chấp

nhận công nghệ (Davis, 1989; Davis , 1993).

Việc xây dựng mô hình và các biện pháp tiếp nhận công nghệ đã có những đónggóp quan trọng về mặt lý luận và có giá trị thực tiễn to lớn Việc áp dụng mô hình dékiểm tra khả năng sử dụng IS đã giúp đánh giá động lực của người dùng dé áp dụng một

loạt công nghệ (Hwang, 2005; Gefen, Karahanna & Straub, 2003; AraúJo & Casais,

2020), điều chưa từng được thực hiện trước đây do thiếu các biện pháp chủ quan có giátrị Sự phát trién của các cau trúc có mỗi tương quan mạnh mẽ và có ý nghĩa với hành vi

sử dụng giúp hiểu được các yếu tố nhận thức và tình cảm làm trung gian cho tác độngcủa các đặc điểm hệ thống đối với việc chấp nhận công nghệ (Davis, 1989)

Theo TAM, hành vi sử dụng công nghệ của người dùng phụ thuộc vào hai yếu tố

chính:

Giá trị dự kiến (Perceived usefulness): Day là mức độ mà người dùng tin rằng

công nghệ sẽ mang lại lợi ích cho công việc hoặc nhu cầu của họ

Độ dé dàng sử dung dự kiến (Perceived ease of use): Day là mức độ mà người

dùng tin rằng việc sử dụng công nghệ sẽ dé dàng và không phúc tạp

Theo TAM, nếu người dùng tin rằng công nghệ sẽ mang lại giá trị cho công việchoặc nhu cầu của họ và sử dụng công nghệ là dễ dàng, họ sẽ có xu hướng sử dụng côngnghệ đó.

TAM cũng cho thấy rằng các yếu tố bên ngoài như kiến thức trước đó, hỗ trợ từ

đồng nghiệp, tâm lý cá nhân, kinh nghiệm và đặc điểm cá nhân có thể ảnh hưởng đến

hành vi sử dụng công nghệ của người dùng Mô hình TAM đã được áp dụng rộng rãi

19

Trang 26

trong nghiên cứu về sử dụng công nghệ và được coi là một trong những mô hình lý thuyết

hiệu quả để giải thích hành vi sử dụng công nghệ của người dùng Nhiều nghiên cứu đã

bổ sung và mở rộng mô hình TAM để giải thích các yếu tố khác và áp dụng cho nhiều

lĩnh vực khác nhau.

Với mối quan hệ đã được thiết lập giữa việc chấp nhận công nghệ trong các tổchức và năng suất của doanh nghiệp, việc khám phá sự chấp nhận công nghệ vẫn là trungtâm của chương trình nghiên cứu sau khi phát triển TAM ban dau (ví du: (Goodhue &Thompson, 1995; Davis, Bagozzi & Warshaw, 1992 )) Mặc dù ứng dụng rộng rãi củaTAM đã khăng định tính mạnh mẽ của lý thuyết (trung bình nó chiếm khoảng 40%

phương sai trong việc chấp nhận công nghệ), các tác giả của mô hình nhằm mục đíchtăng thêm sức mạnh dự đoán của nó Cơ sở lý luận để mở rộng mô hình là sự hiểu biết

hạn chế về các điều kiện làm nền tảng cho nhận thức của người dùng về việc sử dụngcông nghệ Nhận thức về tính hữu ich đã được xác nhận là yếu t6 dự báo mạnh nhất về

ý định sử dụng, với kích thước ảnh hưởng trung bình là 0,6 (Venkatesh & Davis, 2000).

Tuy nhiên, tài liệu thiếu bằng chứng về các yếu tố làm cơ sở cho nhận thức về tính hữu

ích của công nghệ Cần phải điều tra các tiền dé của nhận thức về tính hữu ich dé hiểu

được sự chấp nhận, cũng như cung cấp các hướng dẫn về phát triển hệ thông ngoài việc

gợi ý rằng nhận thức của người dùng về tính hữu ích và dễ sử dụng dự đoán ý định (ví

dụ: (Venkatesh & Davis, 1996)) Việc điều tra các tiền đề chính của tính hữu ích được

nhận thức nhăm mục đích cung cấp một khuôn khô toàn diện dé giải thích và dự đoán

sự chấp nhận công nghệ trong môi trường tổ chức (Venkatesh & Davis, 2000)

Các học giả đã thử nghiệm các mô hình chấp nhận công nghệ trong các bối cảnhkhác nhau và khám phá sự chấp nhận các công nghệ khác nhau, chăng hạn như ngânhàng di động, công nghệ viễn thông, thực tế ảo, hệ thống học trực tuyến, v.v (Adams,Nelson & Todd, 1992; Venkatesh & Davis , 1996; Wilson, 2004; Al-Gahtani, 2016).

Mặc dù tác động của tính hữu ich được cảm nhận gần như có ý nghĩa bat biến đối với tat

cả các loại công nghệ, nhưng những phát hiện về tác động của tính dễ sử dụng lại không

20

Trang 27

nhất quán Ví dụ: dé áp dung các công cụ khai thác văn bản, điều quan trọng là người

dùng phải cảm thay phần mềm đó vừa hữu ích vừa dé sử dụng (Demoulin & Coussement,

2020) Ngoài ra, sự đóng góp của các cấu trúc TAM đối với ý định hành vi là rất quan

trọng khi nghiên cứu sự chấp nhận của world wide web (Mathieson, 1991) Khi TAMđược điều chỉnh để kiểm tra mức độ chấp nhận thực tế ảo, ý định được dự đoán dựa trên

tính hữu dụng được cảm nhận, mặc dù tính dễ sử dụng được nhận thức không có ý nghĩa

quan trọng đối với người dùng tiềm năng (Singh, Sinha & Liébana-Cabanillas, 2020).Khi tiến hành kiểm tra TAM2 và TAM3, tác động của các yếu tố đối với tính hữu dụngđược cảm nhận và tính dé sử dụng được cảm nhận khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh và

công nghệ được nghiên cứu Chăng hạn, khi khám phá sự chấp nhận và triển khai họctrực tuyến của người dùng, vai trò của khả năng sử dụng khách quan được cho là không

đáng ké (Al-Gahtani, 2016), trong khi đối với việc sử dụng công nghệ hệ thống y tế, tácđộng của chuẩn mực chủ quan không đúng (Kummer, Schäfer & Todorova, 2013) KhiTAM2 được áp dụng dé khám phá việc áp dụng chính phủ điện tử, chỉ có hình anh va

chất lượng đầu ra được cho là góp phần vào nhận thức về tính hữu dụng của hệ thống

(Sang, Lee & Lee, 2009) Việc áp dụng TAM3 trong bối cảnh áp dụng công nghệ thanh

toán di động và thương mại di động thể hiện sức mạnh dự đoán yếu, với nhận thức của

người dùng về công nghệ chỉ bị ảnh hưởng bởi chất lượng đầu ra, hình ảnh, hiệu quả của

bản thân và khả năng kiểm soát bên ngoài (Faqih & Jaradat, 2015; Jaradat & Mashadba,

2014).

2.2.2 Các nhân tổ ảnh hướng đến việc sử dụng sàn thương mại điện tử của người

bán

2.2.2.1 Nhận thức về tính hữu ích

Tính hữu ích được cảm nhận là một yếu tố dự đoán quan trọng về ý định ban đầu

sử dụng hệ thống thông tin (Davis, 1989; Davis và cộng sự, 1989) và ý định tiếp tục sửdụng (Bhattacherjee, 2001) Theo Davis (1989), tính hữu dụng được cảm nhận được định nghĩa là mức độ mà người tiêu dùng tin rang việc sử dụng một trang web cụ thê sẽ làm

21

Trang 28

tăng hiệu suất mua hàng và tìm kiếm thông tin Mặc dù TAM thừa nhận răng tính dễ sử

dụng được cảm nhận là một yếu tố quyết định khác, Karahanna, Straub và Chervany

(1999) và Taylor và Todd (1995) nhận thấy rằng tính dé sử dụng được cảm nhận không

có anh hưởng đáng kê đến ý định hành vi sử dụng của người dùng CNTT có kinh nghiệm

Nhận thức dễ sử dụng thường được thé hiện như một yếu tố dự đoán quan trọng đối vớinhững người sử dụng hệ thống tiềm năng, bởi vì nó phản ánh mức độ tự hiệu quả củamáy tính của người dùng khi họ sử dụng một hệ thống mới (Davis, 1989) Người dùng

sử dụng hệ thống càng nhiều thì họ càng hiểu rõ hơn về hoạt động của hệ thống Khi

người dùng có được kinh nghiệm, ảnh hưởng của cảm nhận dễ sử dụng bị loại bỏ và

người dùng chú ý nhiều hơn đến hiệu suất công việc được nâng cao khi tiếp tục sử dụng(Karahanna et al., 1999) Quan điểm tương tự đã được Bhattacherjee (2001) áp dụng dé

phát trién một mô hình tiếp tục sau khi chấp nhận IS Khi chúng tôi khám phá hành vitiếp tục của người tiêu dùng trực tuyến có kinh nghiệm, chỉ cấu trúc tính hữu dụng đượccảm nhận mới được xem xét.

Salisbury và cộng sự (2001) ngay từ đầu đã đề xuất một mô hình phát triển từ các

nghiên cứu Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) trước đó của (Davis, 1989) với việc

bố sung mối liên hệ nhân quả mới điều tra ảnh hưởng của bảo mật web được nhận thứcđối với ý định mua hàng trên web Dựa trên mô hình của Salisbury et al (2001), nhận

thay rang mức độ bảo mật web được nhận thức tăng lên sẽ dẫn đến ý định mua sản pham

trên web nhiều hơn Nghiên cứu mô hình đề xuất được áp dụng từ Salisbury et al (2001),

đã tìm thấy các biến được đề xuất là tính dễ điều hướng được cảm nhận, tính hữu ích

được cảm nhận, bảo mật web (thay đổi thành bảo mật thanh toán điện tử) và ý định mua

hàng Venkatesh, Morris, Davis, & Davis (2003) đã định nghĩa tính hữu ich được cam

nhận là mức độ mà một cá nhân tin rằng một hệ thống cụ thể sẽ làm tăng hiệu suất công

việc của họ Khái niệm mô tả vai trò của công nghệ đối với việc thực hiện công việc,

mức độ thực hiện công việc trong một tô chức Ví dụ, thường được củng cố bởi số lượngtiền lương nhận được, khuyến mãi, khuyến khích và các giải thưởng khác Một hệ thống

22

Trang 29

có tính hữu ích nhận thức cao hơn được cho là có tác dụng tích cực trong hiệu suất công

việc Tính hữu ích được cảm nhận được chỉ ra là cấu trúc cơ bản và khác biệt có ảnh

hưởng đến các quyết định sử dụng công nghệ thông tin (Li, 2010) Tính hữu ích đượccảm nhận có tác động đến việc sử dụng hệ thống dựa trên công việc (Markus & Robey,

2008) Một hệ thống có tính hữu ích được cảm nhận cao hơn là một hệ thống mà ngườidùng tin vào sự ton tại của mối quan hệ hiệu suất sử dụng tích cực

Tính hữu dụng được cảm nhận có thể được định nghĩa là “sự đánh giá và nhận

thức tổng thể của một bộ phận người dùng di động về khả năng sử dụng của điện thoại

3G” (Amin et al., 2014) Hơn nữa, Davis và cộng sự (1989) đã định nghĩa tính hữu ích

được cảm nhận là “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽnâng cao hiệu suất công việc của họ” Do đó, có thể kết luận rằng trong nghiên cứu này,

tính hữu ích cảm nhận có thé được định nghĩa là sự đánh giá và nhận thức của người bánhàng qua Tiktok Shop rằng nó có mang lại cho họ giá trị gia tăng nào so với các nền tảngkhác.

2.2.2.2 Cảm nhận về tính dễ sử dụng

Nhận thức là quá trình hiểu biết của cá nhân về các đối tượng, hiện tượng và sựkiện dựa trên quan sát, kinh nghiệm và giám sát thu được thông qua diễn giải bang nămgiác quan Như vậy, tri giác là quá trình một cá nhân nhận biết, so sánh, phân loại và

diễn giải một đối tượng mà mình nhìn thấy và cảm nhận Theo Monisa (2012), nhận thức

dễ sử dụng là mức độ một người nào đó tin rằng việc sử dụng công nghệ chỉ cần một

chút nỗ lực Dễ dàng có nghĩa là không gặp khó khăn hoặc không cần nỗ lực nhiều khi

sử dụng công nghệ Nhận thức về tính dé sử dụng của công nghệ nay dé cập đến niềmtin cá nhân rằng các hệ thống công nghệ thông tin có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các

hoạt động của họ mà không cần nỗ lực nhiều.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Doshi (2018) cho thấy cảm nhận về tính dễ sử

dụng có mối tương quan tích cực với các dịch vụ thương mại điện tử vì các dịch vụ

thương mại điện tử đưới dạng trang web và ứng dụng rất dễ sử dụng Người dùng cảm

23

Trang 30

thấy dễ dàng dé họ trở nên thành thao trong việc vận hành nó Nếu hiểu và làm chủ được

nó, người dùng sẽ cảm thấy linh hoạt khi tương tác với nó Nghiên cứu được thực hiện

bởi Surendran (2012) cho thấy rằng tính dễ sử dụng được cảm nhận đã được sử dụng

rộng rãi dé giúp hiểu và giải thích hành vi của người dùng trong một hệ thống thông tin.Tính dễ sử dụng của hệ thống thông tin có ảnh hưởng đến người dùng sử dụng hệ thống.Nhận thức dễ sử dụng được định nghĩa là mức độ mà một người nào đó tin rằng viéc sudung một hệ thống cụ thể có thể cải thiện hiệu suất công việc của họ (Redzuan và cộng

sự, 2016) Trong bối cảnh tổ chức, một hệ thống được đánh giá cao về tính dễ sử dụng

là hệ thống mà người dùng tin rằng sẽ có tác dụng tích cực

Nhận thức về tính dễ sử dụng có thể được định nghĩa là “nhận thức của người

dùng về việc liệu việc thực hiện một nhiệm vụ kỹ thuật cụ thé có đòi hỏi nỗ lực tinh thần

từ phía họ hay không” (Ajzen &Fishbein, 1980; Rouibah và cộng sự, 2011; Amin và

cộng sự, 2014) Hơn nữa, Davis (1989) đã định nghĩa tính dé sử dụng được cảm nhận là

“mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một công nghệ cụ thể sẽ dễ đàng” Do đó,trong nghiên cứu này, cảm nhận về tinh dé sử dụng có thé được định nghĩa là sự đánh

giá của người bán hàng qua Tiktok Shop về mức độ nỗ lực mà họ nên bỏ ra dé học và sử

dụng Tiktok Shop.

2.2.2.3 Chất lượng website

Eduard et al (2007) đã điều tra chất lượng cảm nhận là cấu trúc đa chiều của thiết

kế trang web, dịch vụ khách hàng, đảm bảo và quản lý đơn hàng Họ cũng tuyên bố rằng

chất lượng cảm nhận ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự hài lòng ảnh hưởng đến lòng trung

thành của người tiêu dùng Phần lớn các nghiên cứu có liên quan về chất lượng cảm nhậntrên Internet đã tập trung vào các khía cạnh thiết kế Web Một số vấn đề về hiệu suấttrong thương mại điện tử đã được quan sát thấy do tải nặng hơn dự kiến và không có khảnăng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Điều này đã dẫn đến các nghiên cứu cô găng mô

tả hiệu suất của các máy chủ Web và các ứng dụng Internet Có thông tin cho rằng khảnăng sử dụng kém của Trang web dẫn đến hình ảnh công ty kém Chất lượng dịch vụ

24

Trang 31

của các Website thương mại điện tử có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của người

dùng Những khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ cao cấp sẽ truy cập trang web thương

mại điện tử đó nhiều lần và thành công tài chính của các công ty này sẽ được nâng caonhờ chất lượng dịch vụ cao (Kim và Lee, 2002; Fang và Holsapple, 2007) Các cá nhân

kinh doanh cần tập trung vào nhận thức của người dùng bằng cách cải thiện bảo mậttrang web dé duy trì mối quan hệ khách hàng lâu dài Khách hàng phụ thuộc vào Internet

dé thu thập thông tin sản phẩm, cũng như mua hàng điện tử và trở nên trung thành với

một tổ chức hoặc một nhãn hiệu sản phẩm cụ thể mà họ quan tâm (Yakov et al., 2005)

Sự hài long của khách hang là tiền thân của chất lượng dịch vu Một số nghiên cứu dé

cập răng chính chất lượng dịch vụ mang lại sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng

bao gồm độ tin cậy, tính linh hoạt, khả năng tích hợp, khả năng truy cập và tính kịp thời

của một hệ thống thương mại điện tử Chất lượng thông tin trực tuyến của các trang web

thương mại điện tử có thể được xem xét từ nhiều khía cạnh, chăng hạn như chất lượng

sản phâm, hệ thống như sản phẩm, chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp, chất lượng sản

pham phần mềm, thiết kế hệ thống, chất lượng tương tác giữa người và máy tính, v.v

Chất lượng website được coi là thước đo cần thiết cho sự thành công, khi đánh giá và

đánh giá việc sử dụng Website (Kuo và Chen, 2011) Laudon và Traver (2007) được xâydựng dựa trên vòng đời phát triển của hệ thống để xác định quy trình phát triển Trang

web thương mại điện tử Họ xác định năm giai đoạn trong quy trình: phân tích/lập kế

hoạch hệ thống, thiết kế hệ thống, xây dựng hệ thống, thử nghiệm và triển khai cung cấpdịch vụ.

2.2.2.4 Rui ro cảm nhận

25

Trang 32

Rủi ro là một cảm xúc và không thể đo lường một cách khách quan Tài liệu về

rủi ro tập trung vào nhận thức rủi ro của người dùng Nhận thức rủi ro đã được định

nghĩa khác nhau bởi các tác giả khác nhau Theo Bauer (1967), rủi ro là sự kết hợp của

sự không chắc chắn cộng với mức độ nghiêm trọng của kết quả liên quan Theo Peter vàRyan (1976), rủi ro là kỳ vọng về tốn thất liên quan đến việc mua hang và đóng vai trònhư một chất ức chế hành vi mua hàng Rủi ro được định nghĩa là niềm tin của người ủythác về khả năng lãi và lỗ (Mayer và cộng sự, 1995; Pavlou, 2003; Warkentin và cộng

sự, 2002).

Khi có rủi ro, sự tin tưởng là bắt buộc (Corritore và cộng sự, 2003; Pavlou, 2003,

Kim và cộng sự, 2016) Người ta thấy rằng rủi ro cảm nhận có mối quan hệ nghịch đảovới niềm tin, thái độ mua hàng trực tuyến và lòng trung thành của khách hàng

(Featherman và Pavlou, 2003; Ganesan, 1994; Grazioli và Jarvenpaa, 2000; Jarvenpaa

va cộng sự, 2000, Salam va cộng sự, 2003 & Bianchi, C., & Andrews, L 2012) Nhận

thức về rủi ro và chi phí chuyền đổi bố sung cho nhau dé tác động đến lòng trung thànhcủa khách hàng từ khi có được đến khi duy trì (Yung-Shen Yen 2011) Nhận thức rủi ro

có các khía cạnh khác nhau Các tác giả khác nhau đã định nghĩa các khía cạnh khác

nhau này theo những cách khác nhau Rủi ro nhận thức có thể được phân loại thành hai

loại tức là (a) hiệu suất và (b) tâm lý xã hội Ông đã chia rủi ro hiệu suất thành ba phần:

kinh tế, thời gian và nỗ lực, đồng thời chia rủi ro tâm lý xã hội thành hai phần tức là tâm

lý và xã hội Ông tiếp tục phân loại rủi ro nhận thức theo sáu khía cạnh sau: (1) hiệu suất,

(2) tài chính, (3) cơ hội/thời gian, (4) an toàn, (5) xã hội và (6) mat mát tâm lý

2.2.2.5 Truyén miệng

Truyền miệng là hình thức quảng bá hiệu quả nhất Khách hàng hài lòng sẽ làngười phát ngôn cho sản phẩm của công ty hiệu quả và thuyết phục hơn bat kỳ hình thứcquảng cáo nào Theo Kotler & Armstrong (2012) truyền miệng là một giao tiếp cá nhân

về sản phẩm giữa người mua và những người xung quanh họ Truyền miệng là hình thức

đôi thoại vê một sản phâm, giữa người này với người khác, trong đó có một thông điệp

26

Trang 33

mà người đưa thông tin hoặc người nhận thông tin đôi khi không nhận ra Nghiên cứucủa Thi và Tao (2017) cho thấy truyền miệng điện tử có tác động tích cực đến ý định

mua hàng Phân tích của họ cũng kết luận rằng truyền miệng điện tử có tác động gián

tiếp đến ý định mua hàng, hình ảnh thương hiệu và giá trị cảm nhận Một nghiên cứukhác của Lương (2017) cho thấy truyền thông truyền miệng điện tử ảnh hưởng lớn đếnhình ảnh thương hiệu và ý định của người tiêu dùng Việt Nam khi lựa chọn sản pham dulịch Có nghĩa là bat cứ khi nào khách hàng muốn tìm kiếm một thương hiệu hoặc có ý

định mua một sản phẩm nào đó, họ sẽ chú ý đến truyền miệng điện tử

Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện bởi Omer và cộng sự (2014) tại Hội

nghị Khoa học & Nghệ thuật Quốc tế: Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ đã kết luận rằng cómột mối tương quan tích cực đáng ké giữa truyền miệng điện tử về hình ảnh thương hiệu

và ý định mua hàng Nghiên cứu được thực hiện tại Đại hoc Ain Shams ở Ai Cập bởiElseidi và El-Baz (2016) đã kết luận răng eWOM có thé định hình tích cực hoặc tiêu cực

hình ảnh thương hiệu và thái độ trong suy nghĩ của người tiêu dùng Cuối cùng, ảnhhưởng của truyền thông điện tử truyền miệng đối với ý định mua hàng của người tiêu

dùng là rat lớn và có thé mang lại những thay đổi tích cực trong thái độ của người tiêu

dùng đối với thương hiệu khi họ nhận được thông tin từ các nguồn đáng tin cậy Những

phát hiện tương tự cũng thu được ở Anh.

Một giáo sư tại Đại học Newcastle Filieri (2015) trong một nghiên cứu về e-WOM

đã phát hiện ra rằng thông tin và những ảnh hưởng mang tính quy chuẩn đóng vai trò

quan trong trong việc xác định cách người tiêu dùng đánh giá chất lượng của sản phẩm

Nghiên cứu được thực hiện bởi Haijli và cộng sự (2014) cho thấy những người mua tiềmnăng tìm kiếm WOM trên mang xã hội cho các sản phẩm mới dựa trên thông tin donhững người tiêu dùng khác cung cấp thông qua đánh giá và xem xét

27

Trang 34

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp cả định tính

và định lượng.

Nghiên cứu theo phương pháp hỗn hợp đòi hỏi phải có sự kết hợp có mục đíchcủa các phương pháp trong việc thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và giải thích bằngchứng Từ khóa là 'hỗn hợp', vì một bước thiết yếu trong cách tiếp cận các phương pháp

hỗn hợp là liên kết dữ liệu hoặc tích hợp ở giai đoạn thích hợp trong quá trình nghiên

cứu Tích hợp dit liệu có mục đích cho phép các nhà nghiên cứu tìm kiếm cái nhìn toàn

cảnh hơn về bối cảnh nghiên cứu của họ, xem các hiện tượng từ các quan điểm khác

nhau và thông qua các lăng kính nghiên cứu đa dạng.

Nghiên cứu theo phương pháp hỗn hợp là một thiết kế nghiên cứu trong đó cácnhà nghiên cứu thu thập và phân tích dữ liệu định lượng và định tính trong một nghiên

cứu duy nhất dé trả lời câu hỏi nghiên cứu của họ Loại nghiên cứu này có thé giúp cungcấp một bức tranh toàn cảnh hơn so với nghiên cứu chỉ dựa vào nghiên cứu định lượng

hoặc định tính Điều này là do nó cho phép nhà nghiên cứu đạt được sự hiểu biết sâu vàrộng về một khái niệm cụ thể đồng thời khắc phục những điểm yếu cô hữu khi chi sửdụng một trong hai phương pháp.

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Khóa luận sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn dựa vào các

công bố khoa học, khóa luận có liên quan làm cơ sở lý luận nhằm có những định hướngcho đề tài cũng như tham khảo ý kiến nhận định của các chuyên gia, nhà quản lý trong

lĩnh vực ngân hàng Từ đó, làm cơ sở hình thành những nhân tố tác động đến ý định bán

hàng qua Tiktok Shop của người bán hàng tại khu vực Hà Nội.

(i) Trước tiên, là việc tra cứu tài liệu dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thông qua

các nghiên cứu đã công bố của các học giả (Việt Nam và Quốc tế) về các nhân tô ảnhhưởng đến ý định sử dụng sản phẩm, dich vụ của người tiêu dùng

28

Trang 35

(ii) Tiếp theo, thực hiện thảo luận nhóm với các chuyên gia, giáo viên hướng dan

dé xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định bán hàng qua các sàn TMĐT Từ đó

hình thành mô hình nghiên cứu lý thuyết

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Kết quả của nghiên cứu định tính sẽ làm cơ sở dé tiến hành nghiên cứu định lượng.Dựa trên thang đo nháp (được hình thành trong nghiên cứu định tính), ta tiền hành nghiêncứu định lượng, bao gồm nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu chính thức

(i) Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện băng phỏng vấn trực tiếp (thông

qua bang câu hỏi) Kết quả có được sẽ làm cơ sở dé kiểm định lại độ tin cậy của thang

đo trong mô hình nghiên cứu lý thuyết Phương pháp đánh giá thang đo được sử dụngcông cụ hệ số tin cậy (Cronbach's alpha), và phân tích yếu tố khám phá (EFA)

(ii) Kết quả của nghiên cứu định lượng sơ bộ ta có thang đo chính thức Việc thuthập dữ liệu sơ cấp được tiến hành thông qua điều tra ý kiến của các cá nhân sống và làm

việc tại 3 thành phố trực thuộc Trung Ương và các tỉnh khác bằng bảng câu hỏi (chínhthức) trực tiếp Quá trình xử lý đữ liệu điều tra sơ bộthông qua phần mềm SPSS và sử

dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic dé tổng hợp các số liệu,

dữ kiện nhằm xác định những kết quả phù hợp

3.2 Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

29

Trang 36

THONG KE MO TA

: : ] MO HÌNH VA THANG ĐÓ

DANHGIATHANG DO | ; PHU HOP

KIEM BỊNH MO HÌNH

3.2 Xây dung mô hình va gia thuyết nghiên cứu

Giả thuyết khoa học là mô hình giả định, dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên

cứu Một công trình khoa học về thực chất là chứng minh một giả thuyết khoa học Do

đó xây dựng giả thuyết là thao tác quan trọng, giúp ta đề xuất một hướng đi để khám

phá đối tượng nghiên cứu, đôi lúc tiên đoán được bản chất và cách thức vận động của sự

kiện, hiện tượng.

Giả thiết khoa học dù chỉ là giả định trên lý thuyết, nhưng vẫn cần tuân thủ các

quy tắc sau:

~ Giả thiết phải có khả năng giải thích được sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu

— Giả thiết phải đủ khả năng được kiểm chứng bằng thực nghiệm

30

Trang 37

Khi đã có một giả thiết phù hợp, tác giả kiểm chứng nó bang các dữ liệu thực tế,điều đó dẫn tới việc thực hiện các bước tiếp theo.

3.3 Mẫu khảo sát

Mẫu sẽ được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn

mẫu phi xác suất Kích thước mẫu cần thiết phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích dữ liệuđược sử dụng, yếu tổ tài chính và khả năng tiếp cận đối tượng thăm dò (Malhotra, 1999,

dẫn theo Nguyễn Thanh Hùng, 2009).

Dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tínhđòi hỏi kích thước mau lớn dé có được ước lượng tin cậy (Joreskog và Sorborn, 1996,dẫn theo Nguyễn Thanh Hùng, 2009) Tuy nhiên, kích thước bao nhiêu là phù hợp thìhiện nay chưa được xác định rõ ràng Nếu sử dụng phương pháp ước lượng Maximum

Likelihood thì kích thước mau tối thiêu từ 100 đến 150, cũng có nhà nghiên cứu cho răng

kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007;

Hair và cộng sự, 1998).

Cũng có nghiên cứu cho răng, số mẫu ít nhất phải gấp 5 lần số biến quan sát (Hair

và cộng sự, 1998).

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng trong nghiên cứu này Dữ liệu

trong nghiên cứu này có sử dụng phương pháp phân tích thống kê Theo Hair & Ctg

(1998), để có thé thực hiện phân tích khám phá nhân tố cần thu thập dữ liệu với kích

thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, tốt nhất trên 10 mẫu Tuy nhiên, nhằm

mục tiêu nâng cao chất lượng mẫu và sự phân bố mẫu hợp lý đảm bảo suy rộng Mô hình

nghiên cứu có số biến quan sát là 24 Nếu theo tiêu chuẩn 5 mẫu cho một biến quan sátthì kích thước mẫu cần thiết là n = 24x10 = 240 Vậy ta chọn kích cỡ mau là 330 dé đáp

ứng được cỡ mẫu cần thiết

Số lượng bảng câu hỏi được phát ra là 330 bảng, số lượng thu về được 319 bảng,

sau khi kiểm tra và chọn lọc thì chỉ có 314 bảng khảo sát hợp lệ Thông qua phần mềmSPSS dé phân tích và tổng hợp sau đó đưa ra kết quả khảo sát cho từng câu hỏi

31

Trang 38

3.4 Xây dựng thang đo

3.4.1 Mô hình nghiên cứu

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu được đề xuất bởi tác giả bao gồm năm thành phần: Nhận

thức về tính hữu ích; Cảm nhận về tính dễ sử dụng; Chất lượng website; Rủi ro cảm

nhận; Truyền miệng Mô hình này được xây dựng dựa trên sự tổng hop các nhân té củacác nghiên cứu trước dé từ đây xây dựng nên một mô hình tổng quát nhất Vì mô hìnhnày tông hợp các nhân té từ các nghiên cứu trước nên có thé không phù hợp với môi

trường thực tế vì vậy trong chương sau chúng ta sẽ thực hiện việc đo lường và kiểm tra

mô hình này.

3.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

3.4.2.1 Nhận thức về tính hữu ích

Trang web càng hữu ích trong việc cho phép người dùng hoàn thành nhiệm vụ

của họ thì nó càng có nhiều khả năng được sử dụng Đây là phản ứng hợp lý của ngườidùng khi họ chọn sử dụng một trang web (Gefen, 2003) Bhattacherjee (2001) chỉ ra rằngmối liên hệ giữa tính hữu ích và ý định ban đầu bắt nguồn từ bối cảnh chấp nhận van

32

Trang 39

đúng trong bối cảnh tiếp tục, bởi vì xu hướng của con người đối với việc theo đuổi các

hành vi công cụ trong tiềm thức là độc lập với thời gian hoặc giai đoạn của những hành

vi đó.

HI: Nhận thức về tính hữu ích có tác động tích cực đến Ý định bán hàng qua Tiktokshop

của người bán tại khu vực Hà Nội

3.4.2.2 Cảm nhận về tính dễ sử dụng

Nhận thức dé sử dung là một phan của các yếu tô tâm lý của người tiêu dùng dé

xác định mức độ tự tin của một người trong việc sử dụng một hệ thống, do đó anh ta

không cần phải làm việc chăm chỉ dé đưa ra quyết định (Peter và Ryan, 1976) Các khía

cạnh của tính dễ sử dụng được cảm nhận bao gồm 1) hệ thống ro ràng và dễ hiểu, 2) dễdàng và 3) hệ thống dễ sử dụng Các biến này bao gồm: 1) thuộc tính, 2) niềm tin, 3) tam

quan trọng, 4) chuẩn mực xã hội, 5) thái độ đối với hành động và đối tượng, và 6) kiểm

soát hành vi được nhận thức.

H2: Cảm nhận về tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến Ý định bán hàng qua

Tiktokshop của người bán tại khu vực Hà Nội

3.4.2.3 Chất lượng website

Chất lượng dịch vụ trang web được xác định bởi cảm nhận của người tiêu dùng

về mức độ dịch vụ của chúng tôi khi duyệt trang web, đặt hàng, thanh toán hoặc tương

tác với cửa hàng trực tuyến Chất lượng dich vụ cung cấp cho người tiêu dùng có thé ảnh

hưởng đến sự quan tâm mua lại của khách hàng Nếu chất lượng dịch vụ cung cấp chokhách hàng tốt thì khách hàng sẽ hài lòng và mua hàng sẽ tăng lên, còn nếu khách hànghài lòng với dịch vụ cung cấp thì khách hàng sẽ truyền miệng thông tin cho người thân,điều này có thể làm tăng lượng mua hàng thường xuyên và thông tin sẽ tiếp tục lan tỏađến mọi tầng lớp xã hội

H3: Chat lượng website có tác động tích cực đến Ý định bán hàng qua Tiktokshop cuangười bán tại khu vực Hà Nội

3.4.2.4 Rui ro cảm nhận

33

Trang 40

Về dịch vụ Tiktok Shop là đối tượng của nghiên cứu này, dựa trên kết quả nghiên

cứu từ một số nhà nghiên cứu, người ta kết luận răng người dùng sẽ sử dụng dịch vụthương mại điện tử Tiktok Shop sau khi nhận được đánh gia từ những người dùng khác.

Người bán hàng sẽ tin tưởng sử dụng Tiktok Shop nếu họ nhận được kết quả đánh giá

tốt từ người dùng trước đó

H4: Rui ro cảm nhận có tác động tích cực đến Ý định bán hàng qua Tiktokshop của

người bán tại khu vực Hà Nội

3.4.2.5 Truyền miệng

Tiếp thị truyền miệng rat quan trọng vì nó là một cách hiệu qua dé tăng doanhthu, quảng bá sản phẩm và dịch vụ, tăng nhận diện thương hiệu và xây dựng lòng trung

thành của khách hàng Nhiều công ty sử dụng các chiến lược khuyến khích khách hàng

giới thiệu dịch vụ và/hoặc sản phẩm của họ và chia sẻ những trải nghiệm tích cực

H5: Truyền miệng có tác động tích cực đến Ý định bán hàng qua Tiktokshop của ngườibán tại khu vực Hà Nội

4.3.3 Thang đo nghiên cứu

Nhận thức tính hữu ích được định nghĩa là mức độ cảm nhận sự hữu ích liên quan

đến việc sử dụng hệ thống, sản phẩm công nghệ thông tin Dựa vào mô hình hành vi

người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng (Hasslinger và các cộng sự, 2007), các yếu tố

tổ chức ảnh hưởng đến sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh nghiệp (Nguyễn Thanh

Hùng, 2009) nghiên cứu này đề xuất sử dụng các biến quan sát đo lường khái niệm

“Nhận thức tính hữu dụng”.

Bảng 3.1: Thang đo cảm nhận sự hữu ích

Phát biểu Nguồn

Sử dụng dịch vụ Tiktok Shop giúp tôi tiết kiệm thời gian Hasslinger

Sử dụng dịch vụ Tiktok Shop giúp tôi phân loại hàng hóa dễ dàng và các cộng

Sử dụng dịch vụ Tiktok Shop giúp cho tôi bán được nhiều hàng hơn sự, 2007

34

Ngày đăng: 08/12/2024, 22:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN