1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế chính trị: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

94 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Bạch Kiều Ly
Người hướng dẫn TS. Hoàng Triều Hoa, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 53,34 MB

Nội dung

DANH MUC CAC TU VIET TATChir viét tat Chương trình mục tiêu quốc gia Công nghiệp hóa Giao thông nông thôn Hiện đại hóa Hội đồng nhân dân Nông thôn mới Ngân sách nhà nước Phát triển kinh

Trang 1

TRƯỜNG DAI HỌC KINH TEKHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆPQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Sinh viên thực hiện : Bạch Kiều Ly

Mã sinh viên : 19050158

Lớp : QH-2019-E Kinh tế CLC 2

Hệ : Chính quy

Hà Nội - 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKHOA KINH TE CHÍNH TRI

KHOA LUAN TOT NGHIEPQUAN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DUNG NONG THÔN MỚI

HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Giảng viên hướng dẫn : TS Hoàng Triều Hoa

Giảng viên phản biện : PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài

Sinh viên thực hiện : Bạch Kiều Ly

Mã sinh viên : 19050158

Lop : QH-2019-E Kinh té CLC 2

Hệ : Chính quy

Hà Nội - 2023

Trang 3

LOI CAM ON 0000008988 1LOT CAM ĐÓAN 55: 255tt 2222222 22211122 t2 kg 2

002710088888 3

1 Tính cấp thiết của đề tai cecececcescccesessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessesseeseess 3

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghién CỨU - - 5 6+ E2 E11 E*E+EEEEsEseksrkrskeereere 5

2.1 Mục tiêu nghiên CỨU - -ó «<1 HH TH TH ng Hư 5 2.2 NWiSM Vu N_HIEN CUU 8 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiÊn CỨU - - 5 <6 1113118911311 91 19 111v vn 5

3.1 Đối tượng nghiên CỨU -¿ - 2 2 t+SE+SE£EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrree 5

3.2 Phạm vi nghiÊn CỨU - 5 2< 1119911191019 11 910 191 91H vn HH 5

4 Phương pháp nghiên cứu của để tài - ¿+ ¿+ +xSE£EE££EeEEEEEeEEeEEerkerkerkerkerkee 6

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 2-2-2 +£++£+z++£x+zx+zrxerxezrxee 64.2 Phương pháp xử lý tài liệu, $6 liệu - ¿2 +++£+£++£E+EE+rxrzrxzrxerxrrxee 6

5 Kết cấu của khóa luận - - St k9StSk+EEEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEETkrErkrkrree 6CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUCTIEN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DUNG NÔNG THÔN MỚI Ở CAP HUYỆN 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở

1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số huyện và bài

học rút ra cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái NguyêÊn 5 25 + *+*vsseeseeerses 32

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số huyện

Trang 4

CHUONG 2: THỰC TRANG QUAN LÝ NHÀ NUOC VE XÂY DỰNG NONG THÔN MỚI

Ở HUYỆN VÕ NHAI, TINH THÁI NGUYEN osccscsssssesssssessessessessessessessessessecsessessessecseess 37

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên 37

2.1.1 Dae diém ty an 37

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhainn ceccecccccssessecsecsessessesseeseeseese 37

2.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của huyện Võ

Nhai, tinh Thái NguyÊn - G1 121191111 11 11H TH HH HH ng 38

2.2.1 Thực trạng ban hành văn bản chính sách về xây dựng nông thôn mới tại huyện

VO Nhai, tinh Thai NQuy6n oe 38

2.2.2 Thực trạng tô chức bộ máy quan lý, xây dựng đội ngũ công chức quan lý

chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyén 41

2.2.3 Thực trang quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại

huyện Võ Nhai, tỉnh Thái NguyÊn - G5 1119 ng ng gệp 45

2.2.4 Thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện

2.2.5 Thực trang quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại huyện

Võ Nhai, tỉnh Thái ÌNguyÊn G2 G 119210119111 911 91119 11 nh ng ng 50

2.2.6 Thực trạng tổ chức các hoạt động tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tại

huyện Võ Nhai, tỉnh Thái NguyÊn 5 3191211191 21191 111 g1 ri, 59

2.2.7 Thực trạng kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng

nông thôn mới tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái NÑguyên - -. 25c 61

2.3 Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Võ Nhai,

Trang 5

CHUONG 3: ĐỊNH HUONG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIEN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VEXÂY DỰNG NONG THON MỚI TẠI HUYỆN VÕ NHAI, TINH THÁI NGUYÊN 69

3.1 Bối cảnh mới tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện

Võ Nhai, tỉnh Thái ÌNguyÊn - G1 192111291 1311 9101911 ng HH nh 69

3.1.1 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Võ Nhai giai đoạn 2022 - 2025

3.1.2 Nhiệm vụ trọng tâm hoàn thiện quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn

mới tại huyện Võ Nhai giai đoạn 2023 - 2025 - - SSc S3 re 71

3.2 Định hướng hoàn thiện quan lý nha nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Võ

Nhai, tinh Thái NguyÊn Gà Q21 HT TH HH HH ng 73

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa

bàn huyện Võ Nhai, tinh Thái NguyÊn - c2 3 SE 3 rệt 74

3.3.1 Giải pháp ban hành văn bản, chính sách về xây dựng nông thôn mới 743.3.2 Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng đội ngũ công chức quản lý

chương trình xây dựng nông thôn mỚII -.- - ¿2 + +2 E3 E+*EE+EEseeeereeereereseres 74

3.3.3 Giải pháp về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới 753.3.4 Giải pháp về huy động va sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới 783.3.5 Giải pháp về quan lý thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới 803.3.6 Giải pháp về tổ chức các hoạt động tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới

NONG thON MOT 0011021217 .Ỏ 82

KET LUAN vissessesssssssssssessessessessessessessessessessessessessessessessessessessecsessessessessessessessecsessesseeseeses 86DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO eessssssesssesssesssesssesssesssssssessscssssssssssscsscssicsseesseess 86

Trang 6

DANH MỤC BANG VÀ SƠ DO

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy của UBND huyện Võ Nhai 2-52-5252 S2‡E£EzEcxerxeei 43Bảng 2.1 Kết quả nông thôn Huyện Võ Nhai theo Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM 52

Bảng 2.2 Hệ thống đường giao thông Huyện Võ Nhai theo tiêu chí NTM 54

Bang 2.3 Hiện trạng cơ sở vat chất văn hóa tại các xã trên địa bàn huyện 55Bảng 2.4 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định trên địa bàn các xã của huyện

Võ Nhai, tỉnh Thái NguyÊn G21 112311 1111911 91119 1111 HH ng ng rh 57

Bảng 2.5 Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn

MOI CUA DUYED 08A" e 59

Trang 7

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Chir viét tat

Chương trình mục tiêu quốc gia

Công nghiệp hóa

Giao thông nông thôn

Hiện đại hóa

Hội đồng nhân dân

Nông thôn mới

Ngân sách nhà nước

Phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý nhà nước

Ủy ban nhân dân

Xây dựng nông thôn mới

Xây dựng cơ bản

Trang 8

LOI CAM ON

Dé có thé hoàn thành bài khóa luận “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thônmới huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cácquý thầy cô giảng viên trong khoa Kinh Tế Chính Trị trường Đại học Kinh Tế -ĐHQGHN Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Triều

Hoa đã hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá trình làm khóa luận lời cảm ơn chân thành

nhất

Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với các cô thành viên trong ban hộiđồng bảo vệ khóa luận, bao gồm PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, TS.Hoàng Thị Hương,TS.Phạm Thị Linh đã dành thời gian quý báu dé giúp em chỉ ra những thiếu sót, sát sao

và tận tình chỉ bảo em trong việc sửa đổi, bỗ sung và hoàn thiện sản pham của mình Em

vô cùng biệt ơn sự hướng dan tận tinh của các cô.

Ngoài ra, em xin chân thành cảm ơn một số cán bộ, kế toán của Trung tâm Vănhóa, Thể thao và Truyền thông huyện Võ Nhai, chánh văn phòng HĐND&UBND huyện

Võ Nhai đã dành thời gian dé trao đổi và cung cấp cho em những thông tin và tài liệu mà

em cân đê có thê hoàn thành bài khóa luận.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị khóa trên và bạn bè đãnhiệt tình giúp đỡ em để em có thể hoàn thành được khóa luận này Trong quá trình làmkhóa luận, em đã tiếp thu và nắm được rất nhiều những kiến thức thực tế bồ ích dé có thểhoàn thành tốt hơn cho những bài luận tiếp theo và trong công việc sau này

Tuy nhiên, bài khóa luận của em còn nhiêu hạn chê và thiêu sót Em rât mong sự

góp ý chân thành từ thầy cô và mọi người dé hoàn thành xuất sắc bài khóa luận này

Em xin chân thành cảm on!

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng em và những

nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực.

Những số liệu, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích và dẫn dắt đề tài này được

thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau được ghi chú trong mục tài liệu tham khảo hoặcchú thích ngay bên dưới các bảng biểu

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệpCNH, HĐH dat nước Chính vì vậy từ xưa đến nay Dang va Nhà nước luôn quan tâm chútrọng đến phát triển nông thôn Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008của Ban chấp hành Trung ương đã chỉ ra nhưng quan điểm cơ bản về vấn đề nông nghiệp,nông dân, nông thôn Dé triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã banhành quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu xây dựng và pháttriển nông thôn theo mô hình mới nhằm thay đôi diện mạo của khu vực nông thôn, nângcao đời sống mọi mặt của người nông dân

Xây dựng nông thôn mới có kết cau hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ

cau kinh tế và các hình thức t6 chức sản xuất hợp ly, gan nông nghiệp với phát trién nhanhcông nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nôngthôn dân chủ, ôn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ;

an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càngđược nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu chung mà cả hệ thống chính

trị nước ta đang thực hiện.

Về thực chất, xây dựng nông thôn mới là một quá trình cải biến kinh tế, văn hoá

-xã hội, môi trường nhằm tạo ra những giá trị mới phù hợp với nhu cau -xã hội trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa dat nước Dé công tác xây dựng nông thôn mới đạt được

hiệu quả cao thì cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân

dân và toàn xã hội; trong đó, công tác quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng, làyêu tô quyết định đến sự thành công hay thất bại của chương trình

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được huyện Võ Nhai triểnkhai bắt đầu từ năm 2010 Qua 12 năm triển khai thực hiện, đến nay toàn huyện đã có6/14 xã được công nhân “xd nông thôn mới” và xã Liên Minh vừa về đích nông thôn mớivào đầu năm 2023 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được lãnhđạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam Huyện Võ Nhai rất quan tâm và chú trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý

Với vị trí là một huyện nông nghiệp, có 14 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc

Trang 11

gia xây dựng nông thôn mới, nguồn thu ngân sách hạn chế nên việc huy động nguồn lựcđầu tư xây đựng cơ sở hạ tầng thời gian đầu xây dựng nông thôn mới tại địa phương gặpnhiều khó khăn, phô biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng

nông thôn mới đến với mọi người dân dé người dân nắm bắt, thấu hiểu và cùng với Nhà

nước chung sức thực hiện Hiện nay, huyện còn 7 xã chưa hoàn thành việc xây dựng nông

thôn mới, trong đó có 6 xã miền núi chỉ đạt từ 11-13 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Với nguồn lực còn hạn ché, dé các xã phía bắc xây dựng thành công nông thôn mới,huyện Võ Nhai đề xuất tăng cường các nguồn lực hỗ trợ huyện đây mạnh xây dựng cơ sở

hạ tầng và đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý thực hiện chương trình xây dựng nông

thôn mới trên địa bàn các xã đã chưa đạt nông thôn mới, sau đó hoàn thiện và chú trọng

hơn dé giúp các xã đã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới có thể đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

nâng cao.

Mặc dù kết quả xây dựng nông thôn mới tại các xã còn đạt thấp nhưng quá trình

thực hiện bảo đảm đúng lộ trình, tiến độ đề ra Để đạt được mục tiêu trở thành huyện

nông thôn mới, nhân dân và cán bộ của huyện luôn ý thức việc xây dựng nông thôn mới

là phải thay đôi căn bản từ suy nghĩ đến việc làm, đến thay đổi bộ mặt nông thôn Thựchiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp dần thành

sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, giúp nâng cao đời sống nhân dân.

Việc tìm hiểu thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện VõNhai có thé đưa ra những bài học, những kinh nghiệm và giải pháp dé cải thiện hoạt động

quản lý nhà nước tại các vùng nông thôn khác trên toàn quôc.

Việc nghiên cứu đề tài này có tính thực tiễn cao, thuận lợi cho việc quản lý và pháttriển nông thôn, nâng cao đời sống người dân tại Võ Nhai và các địa phương khác tại ViệtNam Thiếu thông tin về thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại địaphương: Hiện nay, thông tin về thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

ở Võ Nhai còn khá hạn chế, chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này Vì vậy, nghiên cứu

đề tài này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin và kiến thức mới, giúptăng cường quản lý và phát triển nông thôn tại địa phương

Xuất phát từ những van dé đã nêu ở trên, tôi chọn Đề tài: “Quan lý nhà nước về xây

dựng nông thôn mới Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu cho khóa luận.

Việc thực hiện đề tài này không chỉ giúp sinh viên có được những kiến thức hữu ích về

lĩnh vực quan lý nhà nước, mà còn đóng góp vao việc phat triên kinh tê - xã hội dia

Trang 12

phương và cả nước, đồng thời là nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này

Câu hỏi nghiên cứu: “Chính quyền huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cần phải làm

gi dé hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện?”

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, hoàn

thiện giải pháp quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xây dựng nông thônmới ở cấp huyện

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại

huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông

thôn mới tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động quản lý của chính quyền UBNDhuyện Võ Nhai về xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

- Pham vi nghiên cứu:

+ Pham vi không gian: Tai huyện Võ Nhai, tinh Thái Nguyên.

+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông

thôn mới tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010-2022

+ Về nội dung: phân tích thực trạng triển khai chương trình xây dựng nông thônmới tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên bao gồm các nội dung: Ban hành văn bản,chính sách về XDNTM; Tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng đội ngũ công chức quản lý

chương trình XDNTM; Quy hoạch và thực hiện quy hoạch XDNTM; Huy động và sử

Trang 13

dụng nguồn lực XDNTM; Quản lý thực hiện các tiêu chí XDNTM; Tổ chức các hoạtđộng tuyên truyền về XDNTM; Kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước vềXDNTM, từ đó chỉ ra những hạn chế trong công tác thực hiện nông thôn mới và đề xuấtmột số giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại

đây.

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Phương pháp thứ cấp: tác giả tiễn hành thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các

cơ quan trong huyện và các xã trên địa bàn huyện; Chi cục thống kê huyện; Ban chỉ đạo

xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai; các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các

websites chuyên ngành.

4.2 Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu

- Phương pháp thống kê - mô tả: toàn bộ số liệu thu thập được tổng hop lại,đưa vào phần mềm Excel đề tiến hành các thống kê, lọc những dữ liệu cần thiết cho bài

làm

- Phương pháp phân tích: dựa trên những thông tin đã thu thập được dé tiến

hành phân tích thực trạng hiện nay, chỉ ra các điểm nổi bật, điểm tốt, điểm cần khắc phục.

Các số liệu thu thập được lưu trữ và xử lí bằng phần mềm Excel

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm

3 Chương cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhànước về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở Huyện Võ

Nhai, Tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng

nông thôn mới tại Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên.

Trang 14

CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VA

THUC TIEN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE XÂY DỰNG NÔNG THON MỚI Ở

dén:

Bài nghiên cứu "Việc đây mạnh chương trình XDNTM tai Võ Nhai, Hà Nội" của

Khoa Điều tra - Phân tích, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội năm 2017, đãđánh giá tình hình triển khai chương trình XDNTM tại huyện Võ Nhai, thời kỳ 2010-

2015 và đề xuất các giải pháp nhằm đây mạnh chương trình này Bài viết sử dụng phương

pháp nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp các cán bộ địa phương và các hộ dân trên địa bànhuyện Võ Nhai Kết quả nghiên cứu cho thấy, chương trình XDNTM tại đây đã phát triểnđáng ké và đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời kỳ 2010-2015 Tuy nhiên, vẫn còn

nhiều hạn chế và khó khăn trong việc triển khai chương trình này, đặc biệt là về khía cạnh

von đầu tư, quản lý và điều hành, kiến thức chuyên môn của các cán bộ chủ chốt Vớimục đích đây mạnh chương trình XDNTM tại huyện Võ Nhai, công trình này đề xuấtmột số giải pháp như tăng cường đầu tư vốn, nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng môhình NTM mẫu dé nhân rộng, tăng cường quản lý và điều hành chương trình, tăng cường

tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức của cộng dong.

Bài nghiên cứu "Phân tích tình hình và đánh giá chương trình xây dựng nông thôn

mới tại huyện Võ Nhai" của Nguyễn Thị Phương Thao và Lê Thị Hồng Luận năm 2021cũng tiến hành phân tích tình hình triển khai chương trình XDNTM tại huyện Võ Nhai.Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu gián tiếp, đánh giá và phân tích các tài liệuchính thức, báo cáo tài chính và báo cáo tiễn độ của chương trình XDNTM tại huyện Võ

Trang 15

lý và điều hành chương trình, tăng cường tuyên truyền và nâng cao ý thức của cộng đồng.

Tiếp theo là bài nghiên cứu “Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam:thực trạng và giải pháp”, tác giả Dương Thị Bích Diệp đã tiễn hành phân tích thực trạngtriển khai chương trình XDNTM tại 11 điểm do Trung ương chi đạo; từ đó chỉ ra nguyênnhân dẫn tới hạn chế, bất cập bao gồm: Các văn bản hướng dẫn về NTM của các bộ,ngành Trung ương chậm, thiếu hoặc chưa đồng bộ, thậm chí một số chính sách ban hànhcòn nhiều nội dung xa thực tiễn, khó thực hiện; Năng lực, trình độ của một bộ phận cán

bộ lãnh hạn chế, một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân chưa nhận thức đầy đủ vềtầm quan trọng của Chương trình XDNTM; Nhu cầu vốn cho XDNTM rất lớn, nhưngđầu tư từ ngân sách và sự đóng góp của nhân dân có hạn Từ những nguyên nhân trên,tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương XDNTMtrên cả nước: tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, đồng thời tiến hànhchi dao cụ thé liên tục, đồng bộ: kết hợp với đa dạng hóa nguồn huy động nguồn lực đểXDNTM.

Bài nghiên cứu “Sự tham gia chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới của hộ gia đình ở Quảng Ngạn, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế” của tác giảNguyễn Thái Phan và Lê Anh Quý đã dựa vào số liệu điều tra từ 68 chủ hộ phân tích môhình Probit có tác động đến xác suất của việc tham gia “Chương trình mục tiêu quốc gia

về xây dựng nông thôn mới” ở xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.Nghiên cứu cho thấy, các yếu tố: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp, Kinh nghiệm trongsản xuất và Nghề nghiệp đánh bắt có ảnh hưởng thuận chiều đến sự tham gia vào chươngtrình NTM Ngược lại, có hai yếu tố có tác động nghịch là Số thành viên trong gia đình

có bảo hiểm và Sự hài lòng về điện Từ đó, nhóm tác giả đưa ra đề xuất cho tỉnh ThừaThiên Huế cần tập trung truyền đạt thông tin về chương trình đến người nông dân sản

Trang 16

xuât lâu năm và quy hoạch lại diện tích đât sản xuât nông nghiệp của từng hộ sản xuât

thông qua việc tăng diện tích sản xuât của môi hộ.

Ngoài ra, còn công trình khác có thé kế đến như: Nguyễn Thị Anh Hong (2017)với đề tài "Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh QuảngNgãi"; Nguyễn Việt Triều (2013) với đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thônmới ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau”; Nguyễn Thị Bích Lệ (2016) với đề tài “Quản lý nhànước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”; Định Thị Thanh Hà(2017) với đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Tam Dương

tỉnh Vĩnh Phúc”.

Một số các báo của ngành và địa phương đăng bài phản ánh công tác xây dựng nôngthôn mới như: Bài viết về kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở xã Đông Lỗ, Ứng Hòa,

Hà Nội đó là để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã thành công tiên quyết là từ cách

làm minh bạch, công khai, thông qua ý kiến toàn dân Bất cứ một nội dung nào liên quan

tới xây dựng nông thôn mới được triển khai tại xã, chính quyền địa phương đều có khảosát đánh giá, xây dựng kế hoạch đầu tư từng giai đoạn; việc chọn lựa cái nào làm trước,cái nào làm sau đều được công khai, lay ý kiến rộng rãi

Từ các nghiên cứu và bài viết trên, chúng ta có thé thấy được những yếu tố ảnhhưởng lớn đến việc QLNN XDNTM, bao gồm: cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý; kếhoạch đầu tư từng giai đoạn; khảo sát đánh giá công trình; việc chọn lựa các hoạt động

làm trước hoặc sau; sự minh bạch và công khai thông tin; cùng với các giải pháp, phương

hướng dé nâng cao hiệu quả QLNN về XDNTM

1.1.2 Khoảng trắng nghiên cứu

Các bài nghiên cứu trên đã tiến hành chỉ ra thực trạng triển khai chương trình XDNTM tại các tỉnh thành khác nhau trên cả nước, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến

XDNTM như: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm trong sản xuất và nghềnghiệp đánh bat, Từ đó đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình như: tập trungtruyền đạt thông tin, nâng cao ngân sách

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về QLNN về

XDNTM trên địa bàn huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2022 Vì vậy,

việc tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên” là rất cần thiết và có ý nghĩa về lý luận cũng như

Trang 17

thực tiễn tại địa phương Chủ đề nghiên cứu này sẽ giúp đánh giá thực trạng QLNN vềXDNTM tai huyện Võ Nhai, đồng thời đưa ra các giải pháp dé nâng cao hiệu quả QLNN

về XDNTM tại địa phương này

1.2 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện

1.2.1 Các khái niệm

1.2.1.1 Nông thôn

Theo Từ điển tiếng Việt, nông thôn là “khu vực dân cư tập trung chủ yếu làmnghề nông; phân biệt với thành thị”

Ở góc độ QLNN, khái niệm thông thôn được thống nhất với quy định tại Thông

tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, cụ thé: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phó,

thị xã, thị tran được quản lí bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”.

Như vậy, nông thôn là các vùng tập trung phát triển nông nghiệp của đất nước.Trong đó, các điều kiện trong kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng chưa pháttriển Cả nước cần có được đồng bộ và tiềm lực dé tham gia vào xây dựng thế mạnh kinh

tế chung

Do đó, chủ chương của Chính phủ được thực hiện trong phong trào XDNTM Qua

đó mang đến điều kiện và tác động dé nông thôn có điều kiện phát triển, được khai thác

tiềm năng kinh tế, xã hội tốt nhất Qua đó cũng giúp đất nước có được điều kiện phát triển

đồng đều

1.2.1.2 Nông thôn mới

Khái niệm nông thôn mới

Đề cập lần đầu tiên trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấphành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn, nông thôn mới được định nghĩa là nông thôn tiến bộ, cơ sở hạ tầng đồng bộ,

đời sống văn hóa phong phú Song song với đó, NTM cũng phải giữ được tính truyềnthống, những nét đặc trưng nhất, bản sắc nhất của từng vùng, từng dân tộc và nâng caogiá trị đoàn kết của cộng đồng, mức sống của người dân

NTM mới trước hết là một vùng nông thôn vẫn còn mang những nét vốn có củacảnh quan truyền thống, truyền thống cả về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, hìnhthức bên trong và bên ngoài Cơ sở hạ tầng, quy hoạch mặt bằng nhà ở, hình thức nhà ở,

Trang 18

đường phố, ngõ xóm và mối quan hệ giữa hàng xóm, lối sống của dan cư nông thôn vẫngiữ nét truyền thống Đó là nền nông nghiệp hiện đại sử dung các công nghệ kỹ thuật hiệnđại vào sản xuất nông nghiệp Ngoài sản xuất nông nghiệp, nông thôn còn phải phát triển

mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ, du lịch Bên

cạnh những chuyền biến tích cực về kinh tế ở NTM, đời sống văn hóa tinh thần của ngườidân cũng ngày càng được cải thiện Quyền tự do dân chủ của nhân dân là nhân dân đượctham gia vào quá trình xây dựng, xây dựng kế hoạch, đóng góp ý kiến xây dựng và pháttriển địa phương Nhận thức đầy đủ về khái niệm này ở mỗi giai đoạn phát triển của nềnsản xuất xã hội cả về lý luận và thực tiễn Không ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹthuật và công nghệ trong sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, cải thiện và hoàn thiện tổchức sản xuất và tổ chức đời sống nông thôn, từ đó tạo ra trình độ sản xuất ngày càng

cao, đời sông ngày cảng văn minh, tiên bộ.

Các tiêu chí nông thôn mới

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Binh Minh đã ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM

nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM có 19 tiêu chí Cụ thể, nhóm Quy hoạch

có 1 tiêu chí (1- Quy hoạch); nhóm Hạ tang kinh tế - xã hội có 8 tiêu chí (2- Giao thông; 3- Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 4- Điện; 5- Trường học; 6- Cơ sở vật chất văn hóa;

7- Co sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8- Thông tin và truyền thong; 9- Nhà ở dân cư);nhóm Kinh tế và tô chức sản xuất có 4 tiêu chí (10- Thu nhập; 11- Nghéo đa chiều; 12-Lao động; 13- Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn); nhóm Văn hóa - Xã hội

- Môi trường có 6 tiêu chí (14- Giáo dục và Dao tạo; 15- Y tế; 16- Văn hóa; 17- Môitrường va an toàn thực phẩm; 18- Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19- Quốc

phòng và an ninh).

Với mỗi tiêu chí, Quyết định quy định cụ thể chỉ tiêu chung cũng như chỉ tiêu theotừng vùng: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên

hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó, tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai có các nội dung: Tỷ lệ diệntích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên; đảm

Trang 19

bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ

Về thu nhập bình quân đầu người: chỉ tiêu chung là từ 48 triệu đồng/người trở lên;còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 39 triệuđồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng là từ 53 triệu đồng/người trở lên; vùng

Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 44 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông

Nam Bộ là từ 62 triệu đồng/người trở lên; Đồng bằng sông Cửu Long là từ 53 triệuđồng/người trở lên

Tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn gồm các nội dung: Xã có

hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã; xã có mô hình

liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững; thực hiện truy xuấtnguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gan với xây dựng vùng nguyên liệu va đượcchứng nhận VietGAP hoặc tương đương: có kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, pháttriển làng nghề, làng nghề truyền thống (nếu có) gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường;

có tô khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả

Tiêu chí về y tế có 4 nội dung: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụngdat cho cả nam và nit); xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; ty lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinhdưỡng thé thấp còi (chiều cao theo tuổi); tỷ lệ dân số có số khám chữa bệnh điện tử

Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm gồm các nội dung: Tỷ lệ cơ sở sản xuất

- kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường;cảnh quan, không gian xanh - sạch - dep, an toàn; không dé xảy ra tồn đọng nước thaisinh hoạt tại các khu dân cư tập trung; đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cưnông thôn; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn đượcthu gom, xử lý theo quy định; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩmtuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm; tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trênđịa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử ly theo quy định

Quyết định cũng quy định cu thé xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025:

1- Là xã đạt chuẩn NTM (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộtiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025)

2- Dat 19 tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, gồm: 1- Quy hoạch;

Trang 20

2- Giao thông; 3- Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 4- Điện; 5- Giáo dục; 6- Văn hóa;7- Cơ sở hạ tang thương mại nông thôn; 8- Thông tin và Truyền thông; 9- Nhà ở dân cư;

10 -Thu nhập; 11- Nghèo đa chiều; 12- Lao động; 13- Tổ chức sản xuất và phát triển kinh

tế nông thôn; 14- Y tế; 15- Hành chính công; 16- Tiếp cận pháp luật; 17- Môi trường;

18-Chất lượng môi trường sống; 19- Quốc phòng và An ninh

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 320/QĐ-TTg năm 2022 Bộ tiêu chíquốc gia về huyện NTM; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm

vụ XDNTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 Theo

- Có 100% số thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh

- Ty lệ hài long của người dân trên địa bàn đối với kết quả XDNTM của huyệnđạt từ 90% trở lên (trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả

thực hiện từng nội dung XDNTM đạt từ 80% trở lên).

1.2.1.3 Xây dựng nông thôn mới

XDNTM là “nhăm tạo ra những giá trị mới, những “cái mới” cho nông thôn Việt

Nam Đó là một nông thôn hiện đại có diện mạo mới”.

Như vậy, việc XDNTM là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn hướng

đến xây dựng thôn, xã, gia đình khang trang, sạch đẹp Mang đến điều kiện phát trién,hiện đại và đáp ứng nhu cầu sông ngày càng cao Đồng thời, phát triển sản xuất toàn diện

về nông - công nghiệp và dịch vụ Đây là các ngành còn chưa đủ điều kiện, cơ sở và tiềmnăng phát triển tại khu vực này XDNTM giúp người dân được đảm bảo, thu nhập và đờisống vật chất - tinh than

1.2.1.4 Quản ly nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Trang 21

Khái niệm quản lý nhà nước

QLNN là một hình thức quản lý đất nước, được thực hiện bởi Chính phủ và các

cơ quan QLNN Mục tiêu của QLNN là đảm bao sự ổn định trong quá trình phát triển

kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước.

QLNN được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng: QLNN là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước(lập pháp, hành pháp và tư pháp) dé thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản

quy phạm pháp luật.

Theo nghĩa hẹp: QLNN là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quannhà nước tiến hành đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyềnlực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung củacộng đồng, duy trì ôn định, an ninh trật tự và thúc đây xã hội phát triển theo định hướngthống nhất của nhà nước

Các hoạt động QLNN bao gồm việc lập các chính sách và quy định, tổ chức thực

thi các luật pháp, thu thập thuế và phí ngân sách nhà nước, quản lý cơ sở hạ tầng, tàinguyên và môi trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, ân cần đối tác quốc tế và nâng

cao các dịch vụ cộng đồng.

Vai trò của QLNN là đảm bao sự ồn định, bảo vệ lợi ích quốc gia, tao co sở vững

chắc cho sự phát triển và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Một số mục tiêuchính của QLNN bao gồm: Dam bảo sự cân đối và phát triển bền vững của kinh tế, xãhội và chính trị đất nước; Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triên, thu hút đầu tư vàphát triển các ngành kinh tế; Bảo vệ quyền và lợi ích của các nhóm dân cư khác nhau,đảm bảo sự khác biệt giữa các tầng lớp trong xã hội; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môitrường và nâng cao chat lượng cuộc sông cho người dân; Thúc day hòa bình, 6n định và

hợp tác giữa các quôc gia, bảo vệ lợi ích quôc gia và cộng đông quôc tê.

Quản lý nhà nước về nông thôn

Quan lí nhà nước về nông thôn là sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyềnlực Nhà nước thông qua bộ máy quản lí tác động lên các quá trình, các hoạt động kinh tế

- xã hội ở nông thôn nhằm dat được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đã

dé ra.

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Trang 22

XDNTM là một chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra sự đồng bộ và kếtnối giữa các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm thúc đây sự phát triểnbền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn XDNTM gồm cáchoạt động như cải tạo hạ tầng, phân hoá kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế địa phương,cải cách hành chính và đời sống xã hội Trong đó, hoạt động XDNTM là một hoạt độngcủa chính quyền huyện và được thực hiện thông qua các kế hoạch, chương trình, dự án

và các biện pháp quản lí đối với những công trình XDNTM Quản lí việc XDNTM cũngbao gồm quản lí các tài nguyên, quản lí chất lượng và tiễn độ các công trình xây dựng,đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, đồng thời đảm bảo tínhđồng bộ, kết nói và phát triển bền vững của nông thôn

QLNN về XDNTM là một trong những bộ phận của hoạt động QLNN, là tổng hợpcác hoạt động quản lý và điều hành của cơ quan nhà nước, bằng công cụ chính sách, phápluật, thông qua bộ máy nhà nước tác động vào nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhằm

mục đích hướng đến phát triển nông thôn theo hướng hiện đại hóa, kinh tế nông nghiệp

phát triển bền vững và đảm bảo cho cuộc sống vật chat và tinh than của người nông dânngày càng được nâng cao, 4m no, hạnh phúc, từ đó tạo ra sự phát triển 6n định, giàu mạnhcủa đất nước

Mục tiêu QLNN về xây dựng nông thôn đúng hướng và đảm bảo hiệu quả bao

gồm: Tạo điều kiện dé các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thé tham gia XDNTM,đồng thời tăng cường giám sát và quản lý dé đảm bảo sự phát triển theo đúng hướng: tăngcường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng nông thôn về tầm quantrọng của NTM và tác động tích cực của nó đến cuộc sống của họ; tăng cường đầu tư vàocác lĩnh vực phát triển NTM như cơ sở hạ tang, giáo dục, y tế và các dịch vụ cộng đồngkhác dé nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại nông thôn

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện

QLNN về XDNTM là một dạng của hoạt động QLNN, có đối tượng là hoạt độngXDNTM, chủ thể thực thi là hệ thống các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức được traoquyền tác động quản lý thông qua các cơ chế, chính sách nhằm khai thác, huy động, sửdụng hiệu quả các nguồn lực của các thành phan kinh tế tham gia XDNTM theo quanđiểm, chủ trương của Đảng và mục tiêu thống nhất chung của cả nước

Quan lý về XDNTM là một trong những công việc mà Nhà nước tham gia dé thực

hiện vai trò, chức năng quản lý của nhà nước về kinh tê - xã hội ở nông thôn.

Trang 23

XDNTM là chương trình tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, anninh Đề triển khai thực hiện chương trình XDNTM, Chính phủ, Ban Chỉ đạo và các bộ,ngành ở Trung ương đã ban hành nhiều văn ban, làm cơ sở dé các tỉnh chỉ đạo XDNTMtại địa phương Theo đó, nội dung hoạt động QLNN XDNTM cấp huyện tập trung chủyếu vào các công việc sau:

1.2.2.1 Ban hành văn bản, chính sách về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Nhận thấy nông nghiệp, nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệpCNH, HĐH đất nước, CTMTQG XDNTM đã hình thành trên cơ sở lồng ghép nhiềuCTMTQG vào một chương trình và triển khai đồng bộ tat cả các nội dung dé phát triểnnông thôn một cách toàn diện, bền vững Chính vì thế, Đảng và Nhà nước đã quan tâm

xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động

XDNTM nhằm chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương căn cứ thực hiện, như: Nghị quyết NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghịquyết 24/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành độngthực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông dân,nông thôn; Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ

26-về việc Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia 26-về NTM; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về

XDNTM, giai đoạn 2010-2021 Bên cạnh đó, các Bộ, ngành liên quan ở Trung ương và

địa phương cũng đã ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành; đồngthời dé tiết kiệm nguồn vốn hiện có, Nhà nước đã triển khai việc nối tiếp một số chương

trình từ giai đoạn trước va trong giai đoạn 2006-2010.

Việc ban hành văn bản và chính sách về XDNTM trên địa bàn huyện ở Việt Namthường được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý và các nguyên tắc chung nham đảm bảohiệu quả và thúc đây sự phát triển bền vững của nông thôn Dưới đây là một số yếu tố và

lý thuyết nội dung thường có trong quá trình ban hành văn bản và chính sách về XDNTM

trên địa bàn huyện ở Việt Nam:

Định hướng và mục tiêu: Văn bản và chính sách về XDNTM phải xác định rõ địnhhướng và mục tiêu cụ thé dé phát triển nông thôn trong huyện Mục tiêu này có thé bao

gôm cải thiện hạ tâng, nâng cao chât lượng cuộc sông của người dân nông thôn, tăng

Trang 24

cường sản xuât nông nghiệp và nông dân, đảm bảo an sinh xã hội, và thu hẹp khoảng

cách phát triển giữa nông thôn và thành phó

Quy trình và phương pháp triển khai: Văn bản và chính sách cần đề ra quy trình

và phương pháp cụ thé dé triển khai XDNTM trên địa bàn huyện Điều này có thé baogồm việc xác định các giai đoạn, công việc và trách nhiệm của các đơn vi chủ tri, co quanchức năng, và cộng đồng địa phương Quy trình và phương pháp này cần linh hoạt và phùhợp với điều kiện địa phương

Phân công và phối hợp chức năng: Văn bản và chính sách cần quy định rõ vai trò

và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vi, và cá nhân có liên quan trong quá trình XDNTM.

Điều này bao gồm sự phân công rõ ràng các nhiệm vụ, chức năng và quyên han của các

cơ quan chức năng như chính quyền địa phương, cơ quan nông nghiệp, cơ quan quản lý

đô thị và hạ tầng, và cộng đồng dân cư

Tài chính và nguồn lực: Văn bản và chính sách cần xác định các nguồn tài chính

và nguôn lực dé triển khai XDNTM trên địa bàn huyện Điều này có thể bao gồm nguồn

tài trợ từ ngân sách nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn, sự đóng góp của các tổchức đối tác và cộng đồng dân cư Cần có sự đảm bảo rõ ràng và hiệu quả về việc sử dụng

và quản lý tài chính và nguôn lực này.

Đánh giá và giám sát: Văn bản và chính sách cần xác định cơ chế đánh giá và giámsát để đảm bảo việc thực hiện XDNTM đạt được hiệu quả Điều này có thé bao gồm việcthiết lập hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá và cơ chế báo cáo Cần có sự tham gia củacác cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, và cộng đồng dân cư trong quá trình

đánh giá và giám sát này.

Những yếu tố và lý thuyết trên chỉ mang tính chất tổng quan và thường được ápdụng trong quá trình ban hành văn bản và chính sách về XDNTM trên địa bàn huyện ởViệt Nam Tuy nhiên, cụ thé và chi tiết hơn về các văn bản và chính sách này có thé thayđổi theo thời gian và theo từng địa phương cụ thể

1.2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lí, xây dựng đội ngũ công chức quản lý chương trình xây

dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Trang 25

Khi dé cập đến hoạt động QLNN về XDNTM, một trong những nhân tố quan trọng

có tính chất quyết định là van đề tổ chức bộ máy quản lý XDNTM Đó là một chính thégồm các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, được bố trí thành từngcấp, từng khâu đề thực hiện chức năng quản lý theo mục tiêu đã xác định Bộ máy QLNN

về XDNTM thực hiện QLNN về XDNTM tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước

Con người chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống QLNN, quyết định hiệu quả củahoạt động này Do là đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ QLNN, những người trực tiếpđiều hành các hoạt động XDNTM Đội ngũ này được cập nhật các kiến thức liên quanđến hoạt động XDNTM và các hiểu biết về XDNTM không chỉ có những tiêu chuẩnchung cũng như là kinh nghiệm quản lý, kiến thức chuyên môn mà cần có những kinh

nghiệm thực tế trong quá trình XDNTM.

Ngày 01/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1013/QĐ-TTg

về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương CTMTQG XDNTM, giai đoạn 2010-2021,trên cơ sở đó Ban Chỉ đạo TW tiếp tục xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai

CTMTQG XDNTM, giai đoạn 2010-2021, trong đó nêu rõ việc thành lập BCD - cơ quan

tham mưu giúp việc trong QLNN về XDNTM ở cấp huyện và cap xã như sau:

Cấp huyện, thị xã (gọi chung là huyện): BCD của huyện do Chủ tịch UBND dânhuyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND là Phó Trưởng ban Thành viên gồm lãnhđạo các phòng, ban có liên quan của địa phương; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn (hoặc Phòng Kinh tế) là cơ quan thường trực điều phối, giúp BCD huyện thực hiện

Chương trình trên địa bàn.

Cấp xã: thành lập Ban Quản lý XDNTM xã do Chủ tịch UBND xã làm Trưởngban; Phó Chủ tịch UBND xã là Phó Trưởng ban Thành viên là một số đại diện cơ quan

chuyên môn và đại diện một sô Ban, ngành, đoàn thê chính trị xã.

Đi đôi với thành lập bộ máy giúp việc, cần tổ chức, quản lý hoạt động dao tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực, xây dựng chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức, đặc biệt là cán bộ chuyên trách về NTM Kinh nghiệm thành công trong

XDNTM chỉ ra rằng, một tập thể lãnh đạo có năng lực, có trách nhiệm chính là điều kiện

quan trọng quyết định thành công Chính vì vậy, công tác đào tạo cán bộ cơ sở được coitrọng, bởi đây là lực lượng trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của

Trang 26

Đảng và Nhà nước về XDNTM Sự năng động và tinh thần trách nhiệm của họ đã dẫndắt và khơi dậy tính sáng tạo của nông dân

Công tác dao tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực QLNN về XDNTM có vị trí đặc biệt

quan trọng, đóng vai trò thúc đây, tạo bước chuyên mạnh mẽ về năng lực, trình độ độingũ này, nên co quan nhà nước các cấp phải thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác

XDNTM Nội dung của công tác này bao gồm: Từng bước xây dựng đội ngũ có đủ nănglực điều hành, năng động và sáng tạo; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chínhsách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ QLNN và XDNTM; Có chính sáchdao tao phát triển nguồn nhân lực QLNN về XDNTM thông qua chương trình đào tạomới và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có; Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt

dé thu hút nhân tài tham gia vào đội ngũ QLNN về XDNTM; Tổ chức các lớp tập huấn

nội dung QLNN về XDNTM cho đội ngũ nhân lực phụ trách XDNTM tại địa phương.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

Chính quyền địa phương: Chính quyền huyện là cơ quan chủ trì quản lý chươngtrình XDNTM trên địa bàn huyện Họ có trách nhiệm lập kế hoạch, điều phối và giám sát

các hoạt động XDNTM.

Ban Quản lý dự án (BQLDA): BQLDA được thành lập dé dam bao quản lý chuyên

môn, quản lý tài chính, và giám sát triển khai chương trình XDNTM Ban này có thé bao

gôm các thành viên từ chính quyên địa phương và các đơn vi liên quan.

Các đơn vị chức năng: Ngoài chính quyền địa phương và BQLDA, các đơn vị chứcnăng như cơ quan quản lý đô thị, cơ quan nông nghiệp, cơ quan xây dựng và hạ tầng, cơquan tài chính và các đơn vị khác có thé tham gia vào tổ chức bộ máy quản lý chương

trình XDNTM.

Xây dựng đội ngũ công chức:

Tuyển dụng và đào tạo: Để xây dựng đội ngũ công chức quan lý chương trìnhXDNTM, cần tiễn hành quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên có kiến thức, kỹ năng

và kinh nghiệm liên quan đến quản lý nông thôn, phát triển nông nghiệp, quản lý dự án

và các lĩnh vực tương đông.

Trang 27

Điều phối và phân công công việc: Công việc trong quá trình XDNTM trên địabàn huyện được phân công cho các công chức có trình độ và năng lực phù hợp Cần xácđịnh rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong đội ngũ công chức

Đào tạo và nâng cao năng lực: Đội ngũ công chức quản lý chương trình XDNTM

cần được dao tao và nâng cao năng lực dé tiếp cận và ứng phó với các van đề phát sinhtrong quá trình triển khai Đào tạo có thé bao gồm các khóa học, chương trình huấn luyện,

hội thảo và trao đôi kinh nghiệm.

Sự phôi hợp và giao tiêp: Đội ngũ công chức cân có kha năng phôi hợp và giao

tiếp với các đối tác liên quan và cộng đồng dân cư để tạo sự đồng thuận và sự hỗ trợ trong

quá trình XDNTM.

Đối với từng huyện va vùng dia lý cụ thé, tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũcông chức quản lý chương trình XDNTM có thé có những điều chỉnh và biến thé tùythuộc vào các đặc điểm địa phương và yêu cầu cụ thể của chương trình

1.2.2.3 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

XDNTM cần có kế hoạch tổng thé dé dẫn đường, chi đạo di đúng hướng ngay từbước đầu, đảm bảo các công việc được triển khai thống nhất theo đúng trình tự Mỗi địaphương căn cứ vào tình hình thực tế dé xây dựng kế hoạch phát triển cho riêng mình, xácđịnh rõ bối cảnh và các bước thực hiện dé trên cơ sở đó phát triển NTM theo đúng kế

hoạch đã định.

Quy hoạch XDNTM là một trong những nội dung cơ bản và là bước đi đầu tiên,

quan trọng trong tổng thể nhiệm vụ XDNTM nói chung Quy hoạch NTM là điều kiện

tiên quyết, là co sở cho đầu tư xây dung các công trình, chỉnh trang, phát triển nông thôn.Quy hoạch là bồ trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bànxã: khu phát triển dân cư; hạ tầng KT-XH, các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ theo chuẩn NTM theo thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốcgia về NTM

Do đó, để thực hiện thành công, chủ động trong XDNTM thì công tác lập quyhoạch cần được quan tâm đặc biệt Quy hoạch đúng mức tạo ra sự thong nhat gitra tong

thê PT KT-XH, quy hoạch xây dung cơ sở hạ tang, sử dung dat, gắn chặt với quy hoạch

Trang 28

PT KH-XH vùng, ngành, dia phương, là công cụ quan ly XDNTM theo hướng văn minh,

hiện đại Sự chính xác trong quy hoạch sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch XDNTM ở cấp huyện của Việt Nam đòi hỏi sự

cân nhắc, lập kế hoạch và triển khai một quy trình chặt chẽ Quy hoạch và thực hiện quy

hoạch NTM ở cấp huyện đòi hỏi sự tương tác giữa các cơ quan chức năng, chính quyềnđịa phương, và cộng đồng dân cư Sự hợp tác và phối hợp giữa các bên là quan trọng déđạt được sự đồng thuận và hiệu quả trong việc XDNTM trên địa bàn huyện

Quy hoạch NTM:

Dinh hình mục tiêu: Quy hoạch NTM cần định hình mục tiêu cụ thé dựa trên tình

hình hiện tại, tiềm năng và yêu cầu phát triển của huyện Mục tiêu này có thê liên quan

đến cải thiện hạ tang, nâng cao chất lượng cuộc sông, tăng cường sản xuất nông nghiệp

và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Phân tích tình hình hiện tại: Quy hoạch NTM yêu cầu phân tích tình hình hiện tại

của huyện, bao gồm các chỉ số kinh tế, xã hội, địa lý, và môi trường Điều này giúp định

rõ các thế mạnh, yếu tố hạn chế và cơ hội dé xác định các phương hướng phát triển

Đề xuất các giải pháp và biện pháp: Dựa trên mục tiêu và phân tích tình hình hiệntại, quy hoạch NTM cần đề xuất các giải pháp và biện pháp cụ thé dé dat được mục tiêu

Điều này có thê bao gồm đề xuất phân khu, phát triển hạ tầng, cải thiện sản xuất nông

nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội, và quản lý tài nguyên môi trường.

Thâm định và phê duyệt: Quy hoạch NTM cần được thẩm định và phê duyệt bởicác cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các bên liên quan khác dé đảm bảotính khả thi và đồng thuận trong quy hoạch

Thực hiện quy hoạch NTM:

Lập kế hoạch triển khai: Sau khi quy hoạch NTM được phê duyệt, cần lập kế hoạch

chỉ tiết dé triển khai các hoạt động theo từng giai đoạn và định hướng Kế hoạch này cầnxác định các công việc, thời gian, nguồn lực và trách nhiệm của các don vi liên quan

Đảm bảo nguồn tài chính và nguồn lực: Thực hiện quy hoạch NTM yêu cầu nguồntài chính và nguồn lực đủ dé triển khai các hoạt động Điều này có thé bao gồm nguôn tàitrợ từ ngân sách nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn, đầu tư từ các tổ chức đối tác

và cộng đồng dân cư

Giám sát và đánh giá: Quá trình thực hiện quy hoạch NTM cần được giám sát và

đánh giá dé dam bảo việc thực hiện đúng theo kế hoạch và dat được kết quả mong muốn.Điều này có thể bao gồm thiết lập hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá và cơ chế báo cáo

Trang 29

Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương va cộng đồng dân cư có thé tham gia

vào quá trình giám sát và đánh giá này.

1.2.2.4 Huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Ngay từ khi bắt đầu có những văn bản đầu tiên về chương trình XDNTM, huyđộng nguồn lực thực hiện là vấn đề rất được quan tâm Theo Quyết định số 800/QĐ-TTgngày 04/6/2010 phê duyệt CTMTQG XDNTM giai đoạn 2010-2021, nguồn vốn ngânsách chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40% tổng nguồn vốn thực hiện CTMTQG XDNTM,tiếp đến là vốn tín dụng (khoảng 30%), vốn từ các doanh nghiệp và các tô chức kinh tếkhác (khoảng 20%) và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%) Tổngnguồn vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình này trong giai đoạn 2011-2019 là trên 411

tỷ đồng Giai đoạn 2016-2020, huyện Võ Nhai đã huy động các cơ quan, đơn vị, lực lượng

vũ trang, các trường học đóng trên địa bàn huyện hàng năm ủng hộ quỹ XDNTM mỗi

người 3 ngày lương/năm, đến nay đã huy động được trên 3,3 tỷ đồng Các doanh nghiệp

hỗ trợ xây dựng 10 nhà văn hóa xóm, 01 trường học, 01 khu thể thao với số tiền là gần 7

tỷ đồng Vốn nhân dân đóng góp XDNTM là trên 113 tỷ đồng

Trong QLNN về XDNTM tại huyện Võ Nhai có co chế huy động được thực hiệntheo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn thông qua: Lồng ghép các nguồn vốn của cácCTMTQG, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động tối đa nguồn

lực của địa phương; kêu gọi sự đóng góp của nhân dân; các khoản viện trợ không hoàn

lại của các doanh nghiệp, tô chức, cá nhân trong và ngoai nước cho các dự án đầu tư; các

nguôn vôn tín dụng; các nguôn vôn hợp pháp khác.

Việc xác định nguồn lực và cơ chế huy động nguồn lực tài chính cho XDNTM đòihỏi phải bao quát tương đối đầy đủ các nguồn lực trong xã hội Các hình thức và chínhsách huy động phải đa dạng, linh hoạt, góp phần nâng cao hiệu quả huy động Đặc biệttrong bối cảnh nguồn lực có hạn, nhu cầu vốn dé thực hiện rất lớn, do vậy nâng cao hiệuqua huy động vốn đầu tư thông qua các chính sách huy động nguồn lực và lồng ghép các

nguôn von là yêu câu cap thiệt.

Huy động và quản lý các nguồn lực đầu tư XDNTM luôn được triển khai để đảmbảo tính cân đối phù hợp, tính hiệu quả trong huy động nguồn lực XDNTM nói riêng và

thu ngân sách ở địa phương nói chung Vai trò của Nhà nước ở đây là tạo lập, huy động

mọi nguồn vốn dau tư, mở rộng hệ thống quỹ tín dụng dé phát triển nông nghiệp, nông

Trang 30

thôn, xây dựng các quỹ phòng chống thiên tai, quỹ xóa đói giảm nghèo, dé thúc đâyquá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đáp ứng các tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốcgia về XDNTM

Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới vai trò của các tổ chức đoàn thé trong huy độngnguồn lực XDNTM Quan tâm thu hút sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngoài thông qua việcxây dựng công khai, kế hoạch về các dự án cụ thé theo từng năm dé huy động nguồn lực

cho xây dựng Chương trình NTM.

Xác định nguồn lực:

Ngân sách nhà nước: bao gồm các nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếpcho chương trình; ngân sách tỉnh hỗ trợ (bao gồm hỗ trợ trực tiếp từ nguồn chi cho sự

nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách hàng năm; hỗ trợ qua cơ chế dé lại số thu tại xã

dé XDNTM; hỗ trợ qua cơ chế để lại số thu tiền sử dụng đất cho các xã XDNTM ).Ngân sách nhà nước là một nguồn lực chính dé hỗ trợ XDNTM cấp huyện Chính phủcung cấp nguồn tài chính đề đầu tư vào hạ tầng, dịch vụ công, phát triển kinh tế, giáo dục,

y tế và các lĩnh vực khác liên quan đến NTM

Quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn: Có các quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn do chínhphủ hoặc các tổ chức quốc tế thành lập dé cung cấp nguồn tài chính bồ sung cho XDNTMcấp huyện Các quỹ này thường tập trung vào việc cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượngcuộc sống và phát triển nông nghiệp

Đóng góp từ các tổ chức đối tác: Các tổ chức đối tác như tô chức phi chính phủ,

tổ chức xã hội, tô chức nông nghiệp và các doanh nghiệp có thé đóng góp nguồn lực tàichính, chuyên môn, và kỹ thuật đề hỗ trợ XDNTM cấp huyện Vốn huy động từ doanhnghiệp được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức hỗ trợ tiền mặt hoặc sản phẩm của

doanh nghiệp (vi dụ như xi măng, sắt thép, gạch, ngói ), tham gia đầu tư trực tiếp Huy

động từ cộng đồng bao gồm tiền mặt, hiện vật (như đất đai, hoa màu và các tài sản ganliền với dat ), ngày công lao động va các hình thức xã hội hóa khác

Quản lý và sử dụng nguồn lực:

Lập kế hoạch: Việc huy động và sử dụng nguồn lực trong XDNTM cap huyện cần

được lập kế hoạch cụ thé Kế hoạch này phải xác định mục tiêu sử dụng nguồn lực, phân

bô nguồn lực cho các hoạt động ưu tiên và xác định trách nhiệm của từng đơn vi trongquá trình thực hiện Theo quy định của Luật NSNN về việc lập dự toán NSNN hàng năm,

căn cứ vào tiên độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đâu tư lập kê hoạch vôn đâu tư của

Trang 31

dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên; thời gian lập, trình, duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tưtheo quy định của Luật NSNN Điều kiện dé các dự án nhận được vốn đầu tư của Nhànước: có thiết kế, có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch, có dự toán và tổng dự

toán được duyệt theo quy định.

Tăng cường quản lý tài chính: Quản lý tài chính hiệu quả là một yếu tố quan trọngtrong việc sử dụng nguồn lực Cần thiết lập các quy trình, quy định và cơ chế kiểm soáttài chính để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và tránh lãng phí

Xây dựng đối tác và hợp tác: Hop tác với các tổ chức đối tác và xây dựng mốiquan hệ đối tác là cách tốt nhất dé huy động và sử dụng nguồn lực Sự hợp tác giữa chínhquyền địa phương, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư là quan trọng

dé chia sẻ nguồn lực, kỹ thuật và kinh nghiệm

Đánh giá và giám sát: Quá trình sử dụng nguồn lực cần được đánh giá và giám sát

để đảm bảo tính hiệu quả và đúng mục tiêu Cần thiết lập cơ chế đánh giá, báo cáo vàgiám sát dé dam bảo việc sử dụng nguồn lực đạt được kết quả theo kế hoạch

Huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả trong quá trình XDNTM cap huyện đóngvai trò quan trọng để đảm bảo sự thành công của chương trình và tạo ra sự phát triển bền

vững trong nông thôn.

1.2.2.5 Quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Dé có thé quản lí thực hiện các tiêu chí XDNTM, mỗi cá nhân phải có hiểu biết rõràng và chính xác được các tiêu chí quy định và thực hiện các hoạt động đánh giá nhằmnhận định, xác định giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vu, chất lượng hiệuquả công việc; xem xét trình độ phát triển cùng những kinh nghiệm và bài học được hìnhthành ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu hay những tiêu chuẩn đã thành lậptrước đó Đó là một quá trình thu thập xử lí thông tin để định lượng hóa từ đó có cái nhìntổng quan về tình hình và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch quyết định vàhành động có hiệu quả Chính vì vậy, Bộ tiêu chí quốc gia về NTM đã ra đời Theo đó bộtiêu chí mới nhất bao gồm 19 tiêu chí đánh giá về XDNTM bao gồm: 1-Quy hoạch; 2-Giao thông; 3- Thủy lợi; 4-Điện; 5- Trường học; 6-Cơ sở vật chất văn hóa; 7-Cơ sở hạ tầng

thương mại nông thôn; 8-Thông tin; 9-Nha ở dân cư; 10- Thu nhập; 11-H6 nghèo; 12-Lao

động có việc làm; 13-T6 chức sản xuất; 14-Giáo duc và dao tạo; 15-Y tế; 16-Văn hóa;17-Môi trường; 18-Hé thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19-Quốc phòng và An ninh

Trang 32

Trong khi hiệu lực của hoạt động QLNN là hoàn thành đúng chức năng, nhiệm vụ,

thâm quyền quy định và hiệu quả là mối tương quan giữa kết quả thu được và chỉ phí thực

hiệu sao cho ít nhât.

Như vậy, QLNN đối với việc thực hiện các tiêu chí XDNTM bao gồm công việcđánh giá các nội dung quản lý cùng những việc nhà nước tiến hành Cụ thé:

Đánh giá hiệu quả quản lí đối với quá trình phát triển kinh tế của huyện: đánh giáxem nhà nước đã đưa ra quy hoạch và kế hoạch phát triển NTM như thế nào và chínhquyền huyện Võ Nhai đã triển khai những quy hoạch, kế hoạch đó trong quản lí sản xuấtnông nghiệp, thương mại, du lịch, như thế nào, đã có những chính sách nào, biện pháp

nào, đã hợp lí chưa,

Đánh giá hoạt động quản lý xã hội, an ninh quốc phòng ở nông thôn: đánh giá thực

trạng, việc quản lí xã hội, an ninh quốc phòng, ở nông thôn hiện nay của nhà nước và

chính quyên huyện, với những vân đê liên quan như y tê, giáo dục,

Đánh giá việc quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường và các hành vì xâm hại tới

môi trường, quản lí chặt chẽ các hoạt động phòng chống thiên tai của nhà nước

Đánh giá thực trạng ban hành và tô chức thực hiện chính sách pháp luật; về việc

tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, giám sát đối với hoạt động NTM

Đối với các công việc nhà nước phải thực thi dé XDNTM, chủ yếu dựa vào thựctrạng ban hành và tô chức thực hiện chính sách, pháp luật; dựa vào tổ chức bộ máy déthực hiện chính sách, pháp luật; đồng thời nhằm kiểm tra giám sát cụ thé những thành tựu

nhà nước đã làm được và hạn chê của nhà nước đê từ đó khắc phục và hoàn thiện.

1.2.2.6 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới

Tuyên truyền, vận động là yêu cầu cần thiết dé đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn

viên, hội viên và nhân dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu phương pháp,

cách làm XDNTM, từ đó tự giác, chủ động tham gia với nhà nước XDNTM là chủ trương

lớn, phức tạp lần đầu tiên được thực hiện ở nước ta, do vậy các cấp ủy Đảng, chính quyềnphải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân và các thành phần kinh tế cùng

tham gia Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây

dựng nóng thôn mới”, nhiều bộ, ngành và tỉnh, thành đã hưởng ứng, cụ thể hóa thành

Trang 33

hiện bằng cách: khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư

xây dựng và kinh doanh kết cau hạ tang nông thôn; kêu gọi sự đóng góp của nhân dân;các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước cho các dự án đầu tư các nguồn vốn tín dụng: các nguồn vốn hợp pháp khác Khuyến

khích, vinh danh các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhiều đóng góp cho xây

dựng kết cấu hạ tầng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân

tộc

Công tác tuyên truyền, vận động giúp cán bộ, nhân dân nhận thức đúng đắn về

chương trình, từ đó thay đổi nếp nghĩ, khắc phục tư tưởng trông chờ, y lại vào nhà nước,

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tao dé biến chương trình thành phong trào rộng

lớn trong cả nước.

Xác định đối tượng tuyên truyền:

Cộng đồng dân cư: Tuyên truyền về NTM cần nhắm đến cộng đồng dân cư tronghuyện, bao gồm các hộ gia đình, nông dân, cán bộ địa phương và những người có liênquan Đối tượng tuyên truyền có thể được phân chia theo độ tuổi, nghề nghiệp, và vị trítrong cộng đồng dé đảm bảo thông tin được lan truyền một cách hiệu quả

Lựa chọn phương tiện và hình thức tuyên truyền:

Phương tiện truyền thông: Sử dụng các phương tiện truyền thông như truyền hình,radio, báo chí, trang web và mạng xã hội dé tuyên truyền với quy mô rộng hơn Các thôngđiệp về NTM có thể được chia sẻ thông qua các chương trình truyền hình, đài phát thanh,bài viết báo chí, và các nền tảng trực tuyến

Tổ chức hội thảo và buổi gặp mặt: Tổ chức hội thảo, buổi gặp mặt và các sự kiệncông cộng là cách tốt dé truyền tải thông tin, chia sẻ kinh nghiệm va tạo ra sự tương tácgiữa người dân và các chuyên gia, cán bộ địa phương Các hoạt động này có thé tập trungvào việc giải đáp thắc mắc, trình bày các thành công và thách thức trong quá trình NTM

Văn bản và tài liệu tuyên truyền: Tao ra các văn bản, tài liệu, bích ngân, poster vàban tin dé truyền tải thông tin về NTM Các tài liệu này có thé được phân phát tại cáctrung tâm dịch vụ công, trường học, trạm y tế và các điểm tiếp xúc khác trong cộng đồng

Trang 34

Nội dung tuyên truyền:

Giới thiệu về NTM: Cung cấp thông tin tổng quan về NTM, mục tiêu, lợi ích vàvai trò của NTM đối với phát triển nông thôn

Các chính sách và biện pháp NTM: Giải thích các chính sách, quy định và biện

pháp mà chính phủ và chính quyền địa phương đã và đang triển khai trong quá trình

NTM Chia sẻ những thành công và kinh nghiệm từ các dự án NTM đã được thực hiện.

Các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ: Tuyên truyền về các hoạt động, dịch vụ hỗ trợnhư tài chính, kỹ thuật, dao tạo nghề, phát triển ha tang, y tế và giáo dục trong khuôn khổ

NTM.

Tham gia va đóng góp: Khuyến khích cộng đồng dân cu tham gia va dong góp ý

kiến, ý tưởng và sự chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình NTM

Quá trình tuyên truyền về NTM cấp huyện đòi hỏi sự phối hợp giữa các cơ quanchức năng, chính quyền địa phương và các tô chức xã hội dé đảm bảo thông điệp được

lan truyền rộng rãi và hiệu quả đến cộng đồng dân cư.

1.2.2.7 Kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Kiểm tra, giám sát là chức năng cơ bản và quan trọng trong hoạt động QLNN nóichung, trong đó có QLNN về XDNTM QLNN đối với nội dung này chính là việc cácban chỉ đạo, cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương tiến hành kiểm tra, giám sát déđánh giá tính hiệu quả, tính thực tế của đường lỗi, chủ trương, chính sách đề ra Nếu thựchiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, sẽ giúp phát hiện những khó khăn, vướng mắc trongquá trình thực hiện và kịp thời đề xuất biện pháp dé điều chỉnh, sửa chữa những sai sótXDNTM theo chương trình, kế hoạch Kiểm tra, giám sát thường xuyên còn giúp tránhviệc xu hướng các địa phương chạy theo bệnh thành tích, nôn nóng, làm vội, làm au hoặc

đề ra nhiệm vụ, chỉ tiêu vượt quá khả năng, không phù hợp với lộ trình phấn đấu

Kiểm tra, giám sát các hoạt động XDNTM là việc Nhà nước xem xét, đánh giátình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về XDNTM; đảm bảo việc tuân thủ những quyđịnh của pháp luật trong tô chức triển khai thực hiện XDNTM theo các quy định, tiêu chí

đã đề ra Đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ cần thiết để giám sát việc thựchiện đường lối, chính sách, các thể chế quản lý của nhà nước, kịp thời phát hiện nhữngsai sót và ngăn chặn, chấn chỉnh các sai phạm, kiểm soát các sai lầm, lệch lạc; xử lý các

vi phạm đồng thời điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của địa

phương.

Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện quá trình XDNTM cần tiễn hành:

Trang 35

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các

cơ quan nhà nước trong quá trình QLNN về XDNTM

Đi đôi với kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để kịp thời

tháo gỡ khó khăn, nhân rộng những kinh nghiệm, cách làm hay và những điền hình trong XDNTM; biéu dương khen thưởng các tập thé, cá nhân điển hình, tạo động lực cho phong

trào thi đua chung sức XDNTM.

1.2.3 Các nhân tô ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở cấp

huyện

1.2.3.1 Nhân tổ bên ngoài

Thứ nhất là hệ thống chính trị Hệ thống chính trị đóng vai trò cực kỳ quan trọng

trong QLNN về XDNTM cấp huyện Trong đó là hệ thống bộ máy QLNN, bao gồm các

cơ quan chính trị, tổ chức chính phủ, và các cơ quan liên quan, cung cấp các chính sách,

quy định, hướng dẫn và hỗ trợ cho quá trình triển khai NTM Chính phủ, thông qua các

bộ, ngành và cơ quan chức năng, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách,

quy hoạch va phân bồ nguồn lực cho NTM Các chính sách và quy định liên quan đến tàichính, hạ tang, dat đai, va phát triển kinh tế xã hội được đưa ra dé tạo điều kiện thuận lợicho quá trình NTM tại cấp huyện Ngoài ra, các tổ chức chính trị như Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong quátrình tuyên truyền, hỗ trợ và đôn déc triển khai XDNTM Các tổ chức này tham gia vàoviệc xây dựng chính sách, tuyên truyền với cộng đồng dân cư và cung cấp hỗ trợ về kiến

thức, kỹ thuật và tài chính.

Thứ hai là điều kiện kinh tế xã hội Việc quản lý XDNTM đòi hỏi sự phù hợp và

linh hoạt trong việc điều chỉnh và thích ứng với điều kiện kinh tế xã hội cụ thé của từng

địa phương Kinh tế địa phương là một yếu tố quan trọng đề xác định nguồn lực, đầu tư

và phát triển hạ tầng trong quá trình XDNTM Sự phát triển kinh tế vững mạnh và ồn

định tạo điêu kiện thuận lợi cho việc cung câp nguôn lực tài chính, đảo tạo nghê, công

Trang 36

nghệ và hạ tầng cần thiết cho XDNTM Ngoài ra, sự gia tăng thu nhập và cải thiện điềukiện sống của người dân cũng tạo động lực dé tham gia và hưởng ứng với chương trìnhXDNTM Thành công của XDNTM cũng phụ thuộc vào sự phát triển xã hội, bao gồmgiáo dục, y tế, văn hóa và công tác xã hội Điều kiện kinh tế xã hội tốt sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho việc cải thiện dịch vụ công cộng, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chấtlượng giáo dục và y tế, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của NTM Đồng thời,điều kiện kinh tế xã hội cũng tạo ra các thách thức đối với quản lý XDNTM Các vấn đềnhư mất cân đối phát triển kinh tế, chênh lệch địa giới, tình trạng nghèo đói và sự bất bìnhđăng có thé ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình XDNTM Do đó, cần có các biện pháp đồng

bộ, linh hoạt và đa chiều dé thích ứng và giải quyết những thách thức này trong quá trìnhquản lý NTM ở cấp huyện

Thứ ba là hệ thống pháp luật Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xâydựng nói chung và XDNTM nói riêng phải được thé chế hoá Các văn bản quy phạm pháp

luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động XDNTM Hệ thống các chính sách

pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động XDNTM và do vậy có ảnhhưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động XDNTM Hệ thống chính sách pháp luật vừathiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng

thất thoát, lãng phí trong chi XDNTM Hệ thống chính pháp pháp luật đầy đủ nhưng

không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và

do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động XDNTM Các văn bản quy phạmpháp luật nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật về XDNTM được xây dựng nhằmđiều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Do vậy các chính sách pháp luậtcũng cần được bồ sung sửa đổi khi mà bản thân nó không còn đáp ứng được yêu cầu trong

tình hình mới đã thay đổi Dé có thé quản lý chi XDNTM được tốt, nhà nước phải luôn

luôn cập nhật sự thay đổi của tình hình XDNTM dé từ đó bổ sung sửa đổi hệ thống chính

sách pháp luật về XDNTM cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động chỉXDNTM.

Thứ tu là các chính sách kinh tế Day là nhóm nhân tổ tác động mạnh mẽ đến công

tác quản lý chi XDNTM Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh

tế như: chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư, và các chínhsách làm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hoặc vi mô Các chính sách kinh tế tác động đếnviệc quan lý vốn đầu tư góp phan tạo ra một cơ cau kinh tế hợp lý hay không hợp lý, tạo

Trang 37

điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tưđược sử dụng có hiệu quả cao hay thấp Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vựcđầu tư góp phần tạo ra một số cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở đề hình thành cơ cấu kinh

tế hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó

mà vôn đâu tư được sử dụng có hiệu quả hoặc kém hiệu quả.

1.2.3.2 Nhân tô bên trong

Thứ nhất là bộ máy quản lý cấp huyện Bộ máy quản lý cấp huyện có vaitrò trung tâm trong việc thực hiện NTM Chính quyền địa phương, với quyền lực và chứctrách của mình, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực và thực hiện các biệnpháp nhằm đạt được mục tiêu XDNTM Họ đảm bảo rằng các chính sách và quy định về

XDNTM của chính phủ cấp quốc gia được thực hiện đúng dan và có hiệu quả Tương tác

và phối hợp giữa các cấp quản lý cũng đóng vai trò quan trọng Cấp huyện phải tuân thủcác chỉ đạo, quy định và chính sách của cấp trên, đồng thời phối hợp và hỗ trợ cấp dướitrong việc triển khai XDNTM Sự đồng thuận va sự phối hợp nay đảm bảo rằng thôngđiệp về NTM được lan truyền rộng rãi và hiệu quả đến cộng đồng dân cư, đồng thời tạođiều kiện thuận lợi cho việc tham gia và đóng góp của cả cộng đồng trong quá trìnhXDNTM Tóm lại, bộ máy QLNN ở cấp huyện có vai trò quyết định trong QLNN về

XDNTM ở Việt Nam Sự phối hợp, tương tac và trách nhiệm giữa các cơ quan chính trị,

tổ chức chính phủ, và cấp huyện là yếu tố quan trọng đề đạt được mục tiêu XDNTM hiệuquả và bền vững

Thứ hai là năng lực cán bộ Cán bộ là những người có trách nhiệm lãnh đạo, quản

lý và triển khai các hoạt động liên quan đến XDNTM, đóng góp quan trọng vào sự thànhcông của quá trình này Năng lực chuyên môn và kiến thức của cán bộ ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả quản lý XDNTM Các cán bộ cần nắm vững kiến thức về quản lý công

trình, phát triển nông thôn, kinh tế xã hội và chính sách XDNTM để đưa ra các quyết định thông minh và đúng dan Năng lực chuyên môn cũng góp phan trong việc đảm bao

việc triển khai các tiến trình kỹ thuật và công nghệ phù hợp trong XDNTM Năng lực

lãnh đạo và quản lý của cán bộ là yếu tố quyết định sự thành công của XDNTM Cán bộ

cần có khả năng lãnh đạo, tạo động lực và hướng dẫn cộng đồng dân cư trong quá trìnhtham gia và đóng góp vào XDNTM Họ phải có khả năng quản lý tài nguyên, nguồn lực

và công việc dé đảm bảo tiến độ và chat lượng của các hoạt động NTM Đạo đức và tráchnhiệm của cán bộ cũng đóng vai trò quan trọng trong quản lý NTM Cán bộ cần có ý thức

Trang 38

về tác dụng và tầm quan trọng của NTM đối với sự phát triển bền vững của nông thôn

Họ phải đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu và thực hiện công việc với trách nhiệm, trungthực và tận tâm Cán bộ công chức cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là

thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân, thậm chí là sa sút về

phẩm chat đạo đức như đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận Tổngquát lại, năng lực cán bộ ảnh hưởng mạnh mẽ đến QLNN về XDNTM ở cấp huyện tại

Việt Nam Năng lực chuyên môn, lãnh đạo, quản lý và đạo đức của cán bộ đóng vai trò

quan trọng trong việc đạt được mục tiêu XDNTM và mang lại sự phát triển bền vững cho

nông thôn Việt Nam.

Thứ ba là năng lực tài chính Tài chính đóng góp quan trọng vào việc cung cấp

nguồn lực cần thiết dé triển khai các hoạt động NTM và đảm bảo sự phát triển bền vữngcủa nông thôn Năng lực tài chính quyết định đến khả năng đầu tư và phát triển hạ tầngtrong NTM Việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông, hệ thống thủy lợi, trường

học, bệnh viện và các cơ sở công cộng khác đòi hỏi nguồn lực tài chính đáng kể Năng

lực tài chính sẽ quyết định đến quy mô, chất lượng và tốc độ triển khai các dự án hạ tầng

liên quan đến NTM Năng lực tài chính còn ảnh hưởng đến việc hỗ trợ và khuyến khích

sự tham gia của cộng đồng trong quá trình NTM Tài chính hỗ trợ như vốn vay, hỗ trợ kỹ

thuật, chính sách khuyến khích và các chương trình giảm nghèo sẽ tạo động lực và thu

hút sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong XDNTM Năng lực tài chính càng

lớn, càng tạo điều kiện thuận lợi dé day mạnh quy mô và hiệu quả của NTM Ngoài ra,năng lực tài chính cũng ảnh hưởng đến khả năng quản lý và giám sát quá trình NTM Có

đủ nguồn lực tài chính cho việc tuyển dụng, đào tạo và trang bị cho cán bộ quản lý sẽnâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý NTM Năng lực tài chính cũng hỗtrợ việc kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động NTM, đảm bảo việc sử dụng tài

nguyên tài chính một cách minh bạch, hiệu quả và trung thực Tóm lại, năng lực tài chính

đóng vai trò quyết định đến QLNN về XDNTM ở cấp huyện tại Việt Nam Năng lực tàichính ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng và tốc độ triển khai NTM, sự tham gia của cộngđồng và khả năng quản lý và giám sát quá trình NTM

Thứ tư là tiềm lực kinh tế của địa phương Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đếnviệc huy động vốn cho việc thực hiện chương trình NTM Khi XDNTM trên cơ sở tiềmnăng, lợi thế của địa phương có sẵn thì việc huy động nguồn lực cho chương trình sẽ cónhiều thuận lợi hơn Chương trình NTM thực hiện tại các xã, nếu kinh tế chủ yêu dựa vàosản xuất nông nghiệp nhưng tiềm năng đất đai lại không thê phát triển các loại cây có giá

Trang 39

trị kinh tế cao thì đó là một hạn chế dé huy động nguồn lực cho chương trình Với mứcthu nhập thấp thì rất khó huy động được nguồn tài chính do dân đóng góp Về phía cácdoanh nghiệp đứng chân trên địa bàn, với số lượng ít, quy mô sản xuất nhỏ, lại trong điều

kiện kinh tế khó khăn chung như hiện nay, việc đóng góp của họ nếu có cũng sẽ rất hạn

chế Mà dé đạt tat cả tiêu chí NTM, nguồn lực tài chính cần cho mỗi xã phải tới 200 tỷđồng Nhân lên toàn huyện qua là một nguồn vốn không hề nhỏ Tuy nhiên với ý nghĩalớn lao về chính trị - kinh tế - xã hội của công cuộc XDNTM, tại các địa phương xác địnhphải huy động tối đa tiềm lực có thé, không trông chờ, y lại sự đầu tư của Nhà nước.Trước hết phải triển khai thật tốt công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyền biến sâu sắc

về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về sự nghiệp XDNTM.Đồng thời huy động chủ thể hộ gia đình, dòng họ, cộng đồng làng, xã phát huy tối đa vai

trò trong việc vận động toàn dân chung tay XDNTM.

1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số huyện và

bài học rút ra cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số huyện

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cao Lộc,

tinh Lang Sơn

Xác định chiến lược phát triển: Cao Lộc đã xác định chiến lược phát triển dựatrên nền tảng của tiềm năng tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội địa phương Việc xácđịnh rõ mục tiêu, ưu tiên và định hướng phát triển giúp định rõ hướng đi và tập trungnguồn lực vào những lĩnh vực quan trọng nhất

Quản lý tài nguyên đất đai: Cao Lộc đã thực hiện chính sách quản lý tài nguyênđất đai một cách hiệu quả Điều này bao gồm việc phân định rõ ranh giới sử dụng đắt,quan lý sử dụng đất theo mục đích, kiểm soát chặt chẽ việc chuyên đổi đất nông nghiệpsang đất xây dựng và bảo vệ đất đai từ các hoạt động gây hủy hoại môi trường

Đây mạnh phát triển hạ tầng: Cao Lộc đã đầu tư mạnh vào xây dựng và nângcấp hạ tầng giao thông, thủy lợi và điện lực Việc cải thiện đường giao thông kết nối nôngthôn với thành phó, xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và đảm bảocung cấp điện đều đặn đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển NTM

Khuyến khích đổi mới nông nghiệp: Huyện đã khuyến khích các hộ nông dân

áp dụng các phương pháp nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ và biến đổi cáchlàm việc truyền thông Điều này bao gồm việc đào tạo nông dân về kỹ thuật nông nghiệp,

Trang 40

sự đồng lòng của cộng đồng địa phương.

Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân: Cao Lộc đã chú trọng đến việc tạo

điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân tham gia XDNTM Điều này bao gồm việc cung cấp

hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, giống cây và phân bón, cũng như xây dựng các chính sách hỗ trợtrong lĩnh vực tài chính, tiếp cận thị trường và phát triển hợp tác xã Điều này giúp nângcao thu nhập va đời sống của người nông dân, góp phần thúc day quá trình phát triển

NTM.

Tổng hop lai, những kinh nghiệm QLNN về XDNTM tại huyện Cao Lộc, tinhLạng Sơn bao gồm việc xác định chiến lược phát triển, quản lý tài nguyên đất đai, đâymạnh phát triển hạ tầng, khuyến khích đổi mới nông nghiệp, tăng cường tuyên truyền và

giáo dục, cùng việc tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân.

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện huyện SơnĐộng, tỉnh Bắc Giang

Xác định chiến lược phát triển: Huyện Sơn Động đã đặt ra mục tiêu phát triểnNTM dựa trên tiềm năng và đặc thù địa phương Việc xác định rõ mục tiêu, ưu tiên vàhướng phát triển giúp tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực quan trọng như cơ sở hạ tầng,

nông nghiệp, giáo dục, y tế và phát triển kinh tế.

Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương: Huyện Sơn Động đã tăngcường vai trò lãnh đạo của chính quyền địa phương trong quá trình XDNTM Qua việcđây mạnh cơ quan quản lý và sự phối hợp giữa các ngành chức năng, chính quyền địaphương đã tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai các chính sách và dự án NTM

Day mạnh phát triển kinh tế da dang: Huyện Sơn Động đã khuyến khích pháttriển kinh tế đa dang dé tăng cường thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nôngthôn Điều này bao gồm việc đầu tư vào các nganh công nghiệp, thương mai và dịch vu,khuyến khích sự đổi mới trong nông nghiệp và chế biến nông sản, tạo điều kiện thuận lợicho doanh nghiệp và xúc tiến hợp tác kinh tế

Ngày đăng: 08/12/2024, 22:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN