Đối tượng: Các nhân tố tác động đến ý định mua sắm ngành hàng mỹ phẩm trựctuyến của người tiêu dùng thế hệ Z trên sàn TMĐT Shopee Về nội dung:... Đối với thị trường Việt Nam, các nhân tố
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TE - ĐẠI HOC QUOC GIA HA NỘI
KHOA KINH TE CHÍNH TRI
NGHIEN CUU HANH VI MUA SAM MAT HANG MY PHAM TREN SAN THUONG MAI DIEN TU SHOPEE CUA GENZ TREN DIA BAN
THANH PHO HA NOI
GIÁO VIÊN HƯỚNG DÂN : TS NGUYEN THUY ANHSINH VIÊN THUC HIỆN : NGUYEN HÀ TÂY
MÃ SINH VIÊN :19050238
5 : QH-2019-E KINH TE CLC 3
: CHAT LƯỢNG CAO
Hà Nội, Tháng 5 Năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC KINH TE - ĐẠI HOC QUOC GIA HA NỘI
KHOA KINH TE CHÍNH TRI
NGHIEN CUU HANH VI MUA SAM MAT HANG MY PHAM TRENSÀN THUONG MẠI ĐIỆN TU SHOPEE CUA GENZ TREN DIA BAN
THANH PHO HA NOI
GIAO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS NGUYEN THUY ANH
SINH VIÊN THUC HIEN =: NGUYEN HA TAY
MA SINH VIEN :19050238LOP : QH-2019-E KINH TE CLC 3
HE : CHAT LƯỢNG CAO
Hà Nội, Tháng 5 Năm 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠNTrong quá trình học tập tại Khoa Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế -Đại học Quốc gia Hà Nội em may man nhận được sự dẫn dắt va giúp đỡ từ rấtnhiều giảng viên và chuyên viên của khoa Những điều này đã góp phan rấtlớn giúp bản thân em phát triển trong suốt thời gian qua và còn định hướng
em trong tương lai.
Khóa luận này đánh dấu sự hoàn thành chương trình đại học của em, vàcũng là đề tài nghiên cứu mang ý nghĩa rất lớn đối với cá nhân em Trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn người giảng
viên đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài TS Nguyễn Thuỳ Anh Cô làngười vô cùng tâm huyết trong từng định hướng và chỉ bảo cho em trong suốtquá trình làm khoá luận Những sự hướng dẫn và hỗ trợ của cô, kế cả từnhững chỉ tiết nhỏ nhất đều đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp em hoànthành khóa luận tốt nghiệp này
Cuối cùng, em xin cảm ơn tất cả giảng viên và chuyên viên Khoa Kinh tếchính trị đã đồng hành và hỗ trợ em trong quá trình học tập tại Khoa
Em xin chân thành cảm ơn.
Chữ ký giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hà Tây
Trang 409)809) 090007 1DANH MỤC TU VIET TẮTT - 5< << se sEseSs£SeEseSeEseEsesersessrs 4/.9);8/10/90.79121777 5
DANH MỤC HÌNH . <5 5£ 5£ Ss£Ss€SsEsSEseEsEsEEsessessesrserssree 6
0/6987 7
1 Tính cấp thiẾt 5 << se s se sEsEEEsEsEEEsEsesersesesersesesee 7
2 Mục tiêu nghiÊn CỨU <5 << << 2 %9 5 991.99 91.9 94 6895 886 8
3 Đối tượng và phạm Vi nghiÊn CỨU do 5< << 5 55s s s55 9599 95 9
Doll, LiòI (| * s cs244x659190651999991599433995693459963693193539356395593399999639324139%955 9
43.2 Phạm VÌ: 0G G5 0 5 99999 9990 0990093 080868094496968896096 9
4 Cấu trúc bài nghiên cứu . s- ° sec < scsesscsesesseseseseesesess 10
CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ
LUẬN VE Ý ĐỊNH MUA SAM MAT HÀNG MỸ PHAM TREN SÀN
THUONG MẠI ĐIỆN RU SHOPEE CUA GEN Z -5-<- 11
1.1 Tổng quan tinh hình nghiên cứu .ccccscscssscscssesesesssseseseeseeeseees 11
1.1.1 Nghiên cứu về ý định mua sắm trực tuyến - 111.1.2 Nghiên cứu về ý định mua sắm của gen Z -s 141.2 Cơ sở lý luận về lý thuyết ý định mua sắm mỹ phẩm trực của gen Z
trên SHOPel o5 G0 G999 9.9 0.0 0000 000004 00004.050086980 16
1.2.1 Các khai niệm liên quan đến việc mua sắm mỹ phẩm trực của
gen Z trên ShODDC có 0G G9 968999999 89999996 8989946688899499688969996 16
1.2.2 Các mô hình lý thuyết liên quan ý định mua sắm 181.2.3 Đặc điểm tiêu dùng của thế hệ Z 5 - 5 scs<sesese<s 22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 25
2.1 Mô tả mô hình và giả thuyết nghiên cứu -° <-ses<<s 25
2.1.1 Nhận thức sự hữu ÍCHh œ5 5 << 55 s9 9S 955895585 685% 26
2.1.2 Niềm tin CAM nhận - << << sesese se =s=seseseseseeses 26
MDs CA TAT PUL 1G vái2cs64606616642119242615603141964293120339119314020433930651934464142 27
Trang 52.1.4 Chuẩn chủ quan -.- 5-5 s52 sss£sesEseEsEseEseseesesersesse 282.1.5 Chất lượng thiết kế của trang web s-s-scseseses<c<es 29
2.2 Lựa chon mẫu nghiên cứu và thang đo nghiên cứu 29
2.3 Quy trình thực hiện nghiên CỨU 5 «5< «5< << s59 se se ss9 33
2.3.1 Nghiên cứu sơ ĐỘ o0 0G G5 5 5 099999 09990099 0888809656088860 33 2.3.2 Nghiên cứu chính (ỨC << <6 5S S 5999995 99596699559655568 33
CHUONG 3: THUC TRANG MUA SAM MAT HÀNG MỸ PHAM
TREN SÀN THUONG MAI ĐIỆN RU SHOPEE CUA GEN Z 35
3.1 Thực trạng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam - - 353.2 Thực trạng mua sắm trực tuyến của ngành hàng mỹ phẩm trên sàn
thương mại điện tử SHOpPee œ- <5 << 5 55 5S 91 9S 8906 895688956 39
CHƯƠNG 4: KIEM ĐỊNH VÀ PHAN TÍCH KET QUA NGHIÊN CỨU
43
4.1 Thống kê mô f - 5£ £ £ < sEs SE E9 s£SeEeEeEsssesesee 43
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang ỞO co G555 5 s55 95 99 955 44
4.3 Kết qua phân tích nhân tố khám phá (EFA) 5-5 - 45
4.4 Phân tích tương quan giữa các biến 5-5 < 5 ss<<seses 474.5 Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 49CHƯƠNG 5: HAM Ý QUAN TRI - 5-5-2 55s ssssssess=sesessese 53
00090075757 56TÀI LIEU THAM KHẢO .- 2-2 5° 5£ 2s s£s£Ss£S££s£Ss£sesseseEses 57
Trang 6DANH MỤC TỪ VIET TAT
STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1 TMĐT Thương mại điện tử
2 eWOM Truyền miệng điện tử
3 Gen Z Thé hé Z
4 TRA Thuyết hành động hop lý
5 TPB Thuyết Hành vi dự định
6 TPR Thuyết nhận thức rủi ro
Trang 7DANH MỤC BANG
STT | Bảng Nội dung Trang
1 2.1 Thang đo các nhân tô được mã hóa 32
2 3.1 Quy mô thi trường thương mại điện tử Việt Nam, 38
2019 - 2022
3 4.1 Thông kê mô ta 45
4 4.2 Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha 47
5 4.3 Kết quả phân tích nhân tô khám phá EFA của 48
biến độc lập
6 4.4 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 49
7 4.5 Kết quả phân tích hôi quy 51
Trang 8DANH MỤC HÌNH
STT | Hình Nội dung Trang
1 1.1 Các yêu tô tác động lên hành vi mua của người 19
tiêu dùng
2 1.2 Ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng 20
3 1.3 Yếu tô tác động đến hành vi mua hàng 22
4 1.4 Yếu tô tác động đến hành vi mua hàng 22
8 3.3 Giá trị hàng hóa mua sam trực tuyến của một 39
người trong năm
9 3.4 Các trở ngại khi mua hàng trực tuyến của người 40
tiêu dùng
10 3.5 Năm ngành hàng bán chạy nhất năm 2022 trên 41
san Shopee
11 3.6 Các thương hiệu nôi bat theo từng nhóm hàng 42
năm 2022 trên sàn Shoppe
12 3.7 | Thị phân doanh thu theo kiều shop năm 2022 trên 43
sàn Shoppe
13 3.8 Doanh thu ngành Làm đẹp năm 2022 trên sàn 44
Shoppe
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Chăm sóc sắc đẹp luôn là một nhu cầu cần thiết của con người từ xaxưa đến nay, và dé đáp ứng nhu cầu đó của con người, ngành công nghiệp mỹphẩm đã ra đời Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp mỹ phẩm tạiViệt Nam đã phát triển rất nhanh chóng bắt kịp xu hướng trên thế giới về pháttriển ngành công nghiệp này Cùng với việc mức sống ngày càng được nângcao nhiều người Việt cũng ngày càng sử dụng các sản phâm mỹ phẩm vớimức chi cũng ngày càng “mạnh tay” Quy mô thị trường mỹ phẩm của ViệtNam ước tính đạt khoảng 2,35 tỷ USD vào năm 2022 Trong đó, đối tượng
khách hàng chính mà ngành công nghiệp mỹ pham hướng tới chính là phụ nữ
với hang ngàn loại sản phẩm với da dạng các mức giá Thị trường mỹ phamdành cho nam giới mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng đã có những bướctiễn vượt bậc!
Hiện nay, cùng với việc phát triển của công nghệ thông tin khi mà
internet phủ sóng ở khắp mọi nơi thì hình thức mua sắm trực tuyến càng trở
nên phô biến Nhhững người tiêu dùng Việt cũng đang quen dan với việc muahàng qua mạng thay vì mua hang trực tiếp, họ cũng đã biết đến những cái tênnổi bật trong việc cung cấp sản phẩm va dich vụ bằng hình thức mua hangtrực tuyến như Ebay, Amazon, Lazada, Shopee, Người tiêu dùng Việt đãtang chỉ tiêu cho mua sắm trực tuyến từ 54.89 USD/năm (khoảng 1.27 triệu
VND) năm 2019 tăng lên mức 222USD/năm vào năm 2022 Tỉ lệ người dùng tham gia giao dịch online năm 2022 ở mức đáng ngạc với 78,7%, gia tri mua
săm hàng hoá chiếm 8% tổng giá trị bán lẻ tại Việt Nam Năm 2018, có 49triệu người dùng tham gia mua sắm trực tuyến, đạt 76% so với số lượng người
1 Số liệu Statista: https://www.statista.com/outlook/cmo/beauty-personal-care/vietnam
7
Trang 10dùng Internet” Trong những năm trở lại đây Shopee là một trong những
doanh nghiệp đi đầu trong kinh doanh ở lĩnh vực thương mại điện tử, với thịphần bán hàng luôn dẫn đầu
Trong quá khứ, các chiến dịch tiếp thị của các thương hiệu mỹ phamthường tập trung vào nhóm khách hàng phụ nữ trung niên nhưng hiện nay thế
hệ Gen Z mới là tệp khách hang mục tiêu mà họ hướng đến Tại Việt Nam,
thế hệ Z chiếm 19% số lượng dân số trong độ tuổi lao động của 19% tươngđương hơn 13 triệu người, tập trung chủ yếu ở 2 thành phố trung tâm của là
Hà Nội và Hồ Chí Minh Quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến nói chung và
ngành công nghiệp mỹ phẩm nói riêng, theo như khảo sát của Q&Me vào
tháng 1/2022, nhóm khách hàng tiềm năng nhất hiện nay là độ tudi từ 16 đến
22 — thuộc Gen Z Mặc dù là đối tượng khách hàng chính của tương lai, tuy
nhiên tại Việt Nam các nghiên cứu về ý định mua sắm của thế hệ Z vẫn còn
chưa nhiều, đặc biệt là rất ít nghiên cứu viết về ý định mua sam của thế hệ Ztrong ngành mỹ pham va cụ thé ở trên một sàn thương mại điện tử nhất định
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, về mặt lý luận, khoá luận thu thập, tổng hợp và thống kê các
mô hình và các nghiên cứu đã tồn tại liên quan ý định mua sắm trực tuyến của
người tiêu dung đặc biệt là gen Z Trên cơ sở đó, xây dựng khung nghiên cứu
2 Số liệu Statista: https://www.statista.com/outlook/cmo/beauty-personal-care/vietnam
3 https://www.pwc.com/vn/en/publications/202 1/pwe-vietnam-digital-readiness-genz-en.pdf
4 https://qandme.net/vi/baibaocao/bao-cao-phan-tich-viec-su-dung-mi-pham-o-vietnam-2022.html
8
Trang 11cụ thể, xác định sơ bộ và đề xuất mô hình nghiên cứu về các yếu tố đến ý địnhmua sắm mặt hàng mỹ phẩm trên sàn TMĐT Shopee của Gen Z trên địa ban
Hà Nội.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu phân tích thực trạng phát triểncủa thương mại điện tử nói chung và sàn TMĐT Shopee nói riêng Đồng thời,phân tích thực trạng mua sắm mặt hàng mỹ phẩm trên sàn Shopee Dựa vào
mô hình và đữ liệu nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết đã đề ra, đưa ra kếtquả và định hướng sử dụng kết quả
Thứ ba, về hàm ý quản trị Khoá luận giúp các doanh nghiệp bán mỹphẩm trực tuyến đặc biệt là có cung cấp sản phẩm trên Shopee cũng nhưShopee thấy được những yếu tô tác động trực tiếp đến ý định mua hàng dé nắmbắt tâm lý khách hàng, nâng cao uy tín và kết quả kinh doanh cho Shopee
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng:
Các nhân tố tác động đến ý định mua sắm ngành hàng mỹ phẩm trựctuyến của người tiêu dùng thế hệ Z trên sàn TMĐT Shopee
Về nội dung:
Trang 12Đề tài tập trung nghiên cứu vào các nhân tô ảnh hưởng đến ý định muasắm trực tuyến mặt hang mỹ phâm của gen Z trên sàn TMĐT Shopee: rủi ro
về đữ liệu; các thông tin nhạy cảm; khả năng kiểm soát thông tin; chính sáchbảo mật thông tin và các yêu tô khách quan
4 Cau trúc bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu gồm
5 chương như sau:
Chương 1: Tông quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về ý định
mua sắm mặt hàng mỹ phẩm trên san thương mại điện tử Shopee của Gen Z
trên địa bàn Hà Nội.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Chương 3: Thực trạng mua sắm mặt hàng mỹ phẩm trên sàn thương
mại điện tử Shopee cua Gen Z.
Chương 4: Kiém định va phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Hàm ý quản tri.
10
Trang 13CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ
LUẬN VE Ý ĐỊNH MUA SAM MAT HÀNG MỸ PHAM TREN SÀN
THUONG MẠI ĐIỆN RU SHOPEE CUA GEN Z
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về ý định mua sắm trực tuyến
Khi mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến thì việc biết được các nhân tố
tác động đến ý định mua sắm trực tuyến cảng trở nên quan trọng Chủ đề này
đã thu hút sự quan tâm không chỉ của những nhà nghiên cứu và các doanh
nghiệp mà cả các nhà quản lý trên thế giới và tại Việt Nam Các nghiên cứu
về chủ đề này rất đa dạng về các nhân tố ảnh hưởng, mô hình lý thuyết cũngnhư địa điểm và đối tượng nghiên cứu có thé kế đến một số nghiên cứu tiêubiểu như nghiên cứu về ý định chấp nhận và sử dụng hình thức mua hang hoá
trực tuyến.
Các nghiên cứu về ý định mua săm đều chỉ ra rằng, người tiêu dùngthường có xu hướng tìm kiếm và kiểm tra các thông tin về sản phẩm và gianhàng thông qua nhận xét của khách hàng cũ trước khi mua hàng Số lượng
thông điệp có nội dung giống nhau sẽ tăng độ tin cậy của thông tin đó, ngoài
ra mối quan hệ giữa người nhận thông tin và người truyền thông tin cũng ảnhhưởng đến sự tin cậy của nguồn thông tin (Bickart and Schindler, 2001;
Kumar va Benbasat, 2006; Zhang va cong su, 2010; Pitta va Fowler, 2005).
Trong bối cảnh bùng no của mạng xã hội với sự mở rộng của influencer
marketing, thì thái độ của khách hàng đối với một thương hiệu cụ thê tác độngmạnh mẽ đến ý định mua hàng của họ (Pradhan, Duraipandian, & Sethi,2016) Nghiên cứu của Kudeshia va Kumar (2017) nhấn mạnh rằng số lượngtruyền miệng điện tử có tác động đến ý định mua hàng của người tiêu dùng.Tại Việt Nam việc gia tăng sử dụng Internet kéo theo sự phổ biến của eWOM
Truyên miệng điện tử đã trở thành một công cụ marketing hiệu quả việc xúc
11
Trang 14tiến thương mại v a thúc đây quá trình mua sắm của người tiêu dùng Nghiên
cứu của Pham Văn Tuan (2020) đã xác định truyền miệng điện tử (eWOM) có
tác động đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại
trực tuyến.
Kamtarin (2012) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc hình
thành ý định thông qua một cách hoàn toàn mới, mặc dù vẫn sử dụng mô hình
cấu trúc tuyến tính (SEM) nhưng không kế thừa những mô hình nền tảngtrước đó Kết quả chỉ ra rằng sự hình thành ý định mua sắm trực tuyến bị ảnhhưởng bởi truyền miệng (eWOM), sự tin cậy va giá trị cảm nhận với tương
quan dương Sự tin cậy là khả năng tin tưởng (Fogg và Tseng, 1999) Sự tin
cậy của sàn TMĐT được nhận diện giống độ uy tín của doanh nghiệp phụthuộc vào các yếu tố tên, biểu tượng, thiết kế và các dấu hiệu dé nhận biết sảnphẩm giữa các nhà cung cấp khác nhau Ngoài ra sự tin cậy của các website
TMDT còn phụ thuộc vào các đánh giá, cảm nhận của những người tiêu dung
đã mua hang và sử dụng dịch vụ Những nghiên cứu thực nghiệm trong quá
khứ đều chỉ ra rằng người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng vào các sàn
TMĐT nếu khách hàng cảm nhận doanh nghiệp sự có uy tín tốt (Lin và cộng
sự, 2010) Độ tin cậy của trang web, dịch vụ khách hàng cũng như tính bảo
mật hoặc quyền riêng tư của trang web là những tính năng hấp dẫn ảnh hưởngtích cực đến nhận thức của người tiêu dùng trực tuyến (Shergill &Chen, 2005,
Liang and Lai, 2000, Reibstein, 2001, Zhang, Dran, Small, và Barcellos 999).
Đối với thị trường Việt Nam, các nhân tố có: nhận thức sự hữu ích, nhậnthức tính sử dụng, mong đợi về giá, sự tin cậy, kinh nghiệm của khách hàng
và truyền miệng điện tử (eWOM) có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắmtrực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam (Nguyễn Lê Phương Thanh, 2013)
Jarvenpaa và cộng sự (2000) đã thử nghiệm mô hình nghiên cứu thái độ
của người tiêu dùng đôi với website của các cửa hàng Kêt quả cho thây nhận
12
Trang 15thức về danh tiếng và quy mô của cửa hàng sẽ các tác động tích cực đến lòngtin của người tiêu dùng đối với các nhà bán lẻ Đồng thời, Vellido và cộng sự(2000) chỉ ra răng nhận thức rủi ro của người dùng là yếu tố phân biệt chínhgiữa những người mua trực tuyến và những người không mua trực tuyến.Brynjolfsson và Smith (2000) cũng chỉ ra rằng thương hiệu và lòng tin vẫn lànhững nguồn quan trọng tạo nên sự không đồng nhất giữa các gian hàng bán
lẻ trực tuyến Mặc dù Corbett (2001) nhận thấy mua sắm trực tuyến tốn nhiềuthời gian nhưng nhận giúp loại bỏ thời gian đi lại và những phiền phức khiđến cửa hàng truyền thống (Rohm và Swaminathans, 2004; Morganosky vàCude,2000) Nghiên cứu của Nghiên cứu của Kamariah và Salwani (2005) về
ý định mua săm hang trực có chỉ ra rằng thái độ đối với mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng sẽ tốt hơn nếu chất lượng trang web cao Liu Xiao (2014)
đã nghiên cứu ý định mua sách trực tuyến của sinh viên tại Singapore thôngqua đã sử dụng mô hình TAM Kết quả chỉ ra rằng nhận thức về rủi ro có ảnhhưởng tiêu cực đến ý định mua săm sách trực tuyến trong khi nhận thức sự
hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng và nhận thức giá trị có ảnh hưởng tích cực.
Hossein Rezaee Dolat Abadi và cộng sự (2011) thông qua mô hình TAM
nghiên cứu về giá những yếu tố quan trọng tác động đến ý định mua hàng trựctuyến của sinh viên Iran đã khám phá ra răng , ảnh hưởng của sự tin tưởng lànhân tố dự báo mạnh nhất Ngoài ra nhận thức tính hữu ích, danh tiếng công
ty, nhận thức sự thích thú và ảnh hưởng xã hội đều có ảnh hưởng tích cực đếntác động đến ý định mua hàng trực tuyến của sinh viên Iran Nhận thức rủi ro
là nhân tố đem lại ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua săm trực tuyến Hà
Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016) dựa trên lý thuyết ý định có hoạchđịnh đánh giá các yếu tô tác động đến ý định mua trực tuyến của người tiêu
dùng Việt Nam Kêt quả của nghiên cứu cho thây rủi ro cảm nhận có ảnh
13
Trang 16hưởng tiêu cực trong khi thái độ và nhận thức kiểm soát có ảnh hưởng tiêucực đến ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam.
Bên cạnh nhận thức rủi ro, chất lượng thiết kế của trang web cũng ảnhhưởng rất lớn đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng AdiSantoso và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu để tìm ra những yêu tốảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người dân tại Indonesia thông
qua lý thuyết hành động hợp lý và thuyết ý định dự định Kết quả chỉ ra rằng
động lực hưởng thụ, nhân tố tin tưởng và thiết kế, chất lượng website có anhhưởng tích cực đến ý định mua sắm của người tiêu dùng Bùi Thanh Tráng và
Hồ Xuân Tiến (2020) băng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia
đã thực hiện một nghiên cứu định tính dé tìm hiểu các nhân tố tác động đến
hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam Kết quả nghiêncứu chỉ ra rằng nhận thức về lợi ích; động cơ thích thú; thiết kế trang web(bao gồm thâm mỹ và nội dung); yếu tố tâm lý và cảm nhận về rủi ro có ảnh
hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến, với mức độ tác động khác nhau Diệp
Thị Kim Tuyền và Đàm Trí Cường (2021) khi phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến ý định mua sắm mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng tại Tp Hồ Chí
Minh đã chỉ ra rằng chất lượng thiết kế trang web, Nhận thức hữu ích, Nhận
thức dé sử dụng và Chuẩn chủ quan có tương quan dương
1.1.2 Nghiên cứu về ý định mua sam của gen Z
Thế hệ Z có những đặc điểm khác biệt so với các thé hệ đi trước nên ý
định và hành vi tiêu dùng cũng có sự bất tương đồng Đây cũng là tệp kháchhàng lớn mạnh và có sự gia tăng cả chất và lượng của thị trường mua sắm trựctuyến nên việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm củagen Z là vô cùng cần thiết Trong nghiên cứu về "Xu hướng và Đổi mới" củangười tiêu dùng Thế hệ Z, Wood (2013) đã xác định tập trung vào đôi mới, ưu
tiên sự tiện lợi, có mong muôn tiêm ân về an ninh và thường có xu hướng
14
Trang 17thoát ly là những xu hướng đặc trưng cho Thế hệ Z Anna Hidvégi và AnikóKelemen-Erdés (2016) thực hiện nghiên cứu dé khám pha thói quen mua sắm
và thái độ của các cá nhân từ Thế hệ Z về mua sắm trực tuyến Nghiên cứu
cho thấy thanh niên thế hệ Z chủ yếu dựa vào trên kinh nghiệm cá nhân vàxem xét chất lượng và giá cả khi lựa chọn những gì để mua, hầu như khôngquan tâm đến ý kiến của người khác Tuy nhiên, mặc dù internet là nguồnthông tin chính của họ, họ vẫn tìm kiếm thông tin đầu vào từ những ngườikhác trong hầu hết các trường hợp trước khi đưa ra các quyết định liên quanđến mua hàng Một phần ba thanh niên thích mua sắm trực tuyến; Tuy nhiên,
do tuổi tác và thu nhập tùy ý của họ, những phát hiện hiện chỉ áp dụng chomột số ít phần của phân khúc này Khomson Tunsakul (2020) Nghiên cứu nàynhằm điều tra xem liệu ý định mua sắm trực tuyến của Gen Z có bị ảnh hưởngbởi sự độc lập đó hay không các biến như động cơ khoái lạc, động cơ đơngiản và động cơ tốt Ngoài ra, thái độ đối với mua sắm trực tuyến đã được đưa
ra giả thuyết để làm trung gian cho mối quan hệ giữa các biến độc lập và ýđịnh mua sắm trực tuyến Sử dụng phần mềm Structural Mô hình hóa phương
trình để phân tích cho thấy động cơ khoái lạc và lợi ích có ảnh hưởng lớn đến
thái độ đối với mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Hơn nữa, thái độ đốivới mua sắm trực tuyến đã có một tác động dang kề đến ý định mua sm trựctuyến Tuy nhiên, động cơ đơn giản không có một ý nghĩa đáng ké tác độngđến thái độ đối với mua sắm trực tuyến Những phát hiện đã đóng góp đáng
kể cho tiếp thị thực hành trong thế giới kết nối kỹ thuật sé
Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Hoài Tú Nguyên và Nguyễn Thị Bích
Ngọc (2021) chi ra răng giá cả, sản pham, xúc tiến bán hàng, thương hiệu,
thái độ và nhóm tham khảo có tương quan dương với ý định mua hang của
người mua khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩmcủa khách hàng nữ thuộc thế hệ Z sống ở khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh
15
Trang 18Tạ Văn Thành và Đặng Xuân Ơn (2021) đã sử dụng thuyết ý định có kế hoạch
dé định lượng và đánh giá tác động của các yếu tố then chốt đến ý định muasăm trực tuyến của Thế hệ Z đồng thời đưa ra các kết luận và kiến nghị dé cải
thiện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại điện tử.
1.2 Cơ sở lý luận về lý thuyết ý định mua sắm mỹ phẩm trực của gen Z
tương lai (Huang, Wu, Wang, & Boulanger, 2011) Ngoài ra, ý định mua hàng
cũng là xu hướng hành động cá nhân liên quan đến thương hiệu (Bagozzi vàcộng sự, 1979) Tuy nhiên định nghĩa về hành vi thường bị nhằm lẫn với thái
độ Ý định thể hiện “động cơ của một người theo nghĩa của họ kế hoạch có ýthức dé nỗ lực thực hiện một hành vi” trng khi đồ thái độ là tập hợp nhữnghành vi đánh giá tóm tắt về sự vật, sự việc (Eagly và Chaiken 1993) Mộtcách dễ hiểu, ý định mua hàng được định nghĩa là ý thức của một cá nhân lên
kế hoạch nỗ lực để mua một thương hiệu
16
Trang 19Các tổ chức quốc tế và các quốc gia đã đưa nhiều định nghĩa khác nhau
về mỹ phẩm, tuy nhiên trong khuôn khổ khóa luận sẽ sử dụng định nghĩa theovăn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam Theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm, Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chếphẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể conngười (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục
ngoai) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là dé làm sạch, làm
thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thé, bảo vệ cơ thể hoặcgiữ cơ thể trong điều kiện tốt
Thế hệ Z có tên gọi khác là the iGeneration hay Post Millennials, hoặcthe Homeland Generation là đoàn hệ nhân khẩu học sau The Millennials.Không có ngày chính xác nào khi nhóm này bắt đầu hoặc kết thúc, một số nhànhân khẩu học cho rằng thế hệ Z sinh ra trong giai đoạn giữa những năm 1990đến đầu những năm 2000, một số khác cho rang Thế hệ Z đầu bắt đầu từ năm
1995 Tuy nhiên định nghĩa thông dụng nhất của người thuộc Thế hệ Z là
những người sinh trong khoảng thời gian 1995- 2012 (Bassiouni và Hackley,
2014).
17
Trang 201.2.2 Các mô hình lý thuyết liên quan ý định mua sam.
1.2.2.1 Thuyết hành động hợp lý - Theory of Reasoned Action (TRA)
Niềm tin đối với
thuộc tính sản phâm
Do lường niềm tin
đôi với thuộc tính
sản phâm
Xu hướng hành vi
Hình 1.1: Các yếu té tác động lên hành vi mua của người tiêu dùng
Nguồn: Theo tác giả Fishbein và Ajen (1975)
và Ajzen đề xuất và phát triển vào năm 1975 với nội dung tập trung chủ yếu
về mỗi quan hệ giữa hành vi của một người sẽ với ý định thực hiện hành vicủa người đó Thuyết hành động hợp lí đề cập đến hành vi của người tiêudùng và xác định yếu tố ảnh hưởng đến khuynh hướng hành vi của họ, cụ théthái độ và chuẩn chủ quan có ảnh hướng một phan tới khuynh hướng hành vi
của người tiêu dung (Fishbein & Ajzen, 1975) Thái độ được định nghĩa là
việc thực hiện hành vi của khách hàng, trong khi đó phạm trù chuân mực chủ
quan là dé cập đến niềm tin quy chuẩn (Ajzen va Madden, 1986) Qua nhiéu
nghiên cứu có thê thấy rang lý thuyết hành động hop ly có thé tiên đoán và
giải thích xu hướng dé thực hiện hành vi bằng thái độ hướng đến hành vi của
18
Trang 21người tiêu dùng tốt hơn là thái độ của người tiêu dùng hướng đến sản pham
hay dịch vụ (Mitra Karami, 2006).
1.2.2.2 Thuyết Hành vi dự định (Theory of Planned Behavior — TPB)
soát hành vi
Hình 1.2: Ý định mua sắm trực tuyén của người tiêu dùng
Nguồn: Thei Ajzen (1985)Thuyết Hành vi dự định là lý thuyết được cải tiến và mở rộng từ thuyếtHành động hợp lý vào năm 1985 bởi chính tác giả Thei Ajzen Lý thuyết nàyđược tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa vào năm 1991, 2002, dựa trên những giớihạn của mô hình ban đầu trong việc dự đoán những hành vi ma con người
không có khả năng kiểm soát hoàn toàn Lý thuyết này kế thừa hai nhân tổchính từ lý thuyết Hành động hợp lý là chuẩn chủ quan và thái độ đối với
hành vi, đồng thời tác giả bổ sung vào mô hình một nhân tố mới mang tênnhận thức kiểm soát hành vi Nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi liên quanđến nhận thức của cá nhân về mức độ thực hiện hành vi dễ dàng hay khó khăn(Ajzen, 1991) Nội dung rhuyét hành vi dự định chi ra rang ý định thực hiệnhành vi là sự kết hợp giữa thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và nhận
thức kiểm soát hành vi (Ajzen, 2002)
19
Trang 221.2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ - Technology Acceptance Model
(TAM)
Mô hình chấp nhận công nghệ TAM sử dụng với mục đích mô hình hóacác nhân tô tác động đến sự chấp nhận công nghệ mới của người sử dụng.Trong mô hình TAM thì yếu tố “thái độ” được đo lường với 2 biến là “sự hữu
ích cảm nhận được” va “su dễ sử dung cảm nhận được” Tính hữu ích và tính
dễ sử dụng được cảm nhận tương ứng là sự đánh giá chủ quan của mọi người
về hiệu suất và nỗ lực và không nhất thiết phản ánh thực tế khách quan Trong
đó, nhận thức hữu ích được hiểu là mức độ mà một người tin rằng việc sudụng một hệ thống sẽ cải thiện hiệu suất thực hiện của bản thân còn tính hữuích được nhận thức đề cập đến việc thực hiện như một kết quả sử dụng (Deci,1975) Mặc dù động lực nội tại đã được nghiên cứu trong việc thiết kế các tròchơi máy tính (ví dụ, Malone, 1981), nhưng nó mới chỉ bắt đầu được côngnhận là một cơ chế tiềm năng cơ ban dé người dùng chấp nhận các hệ thốngcủa người dùng cuối(Carroll và Thomas, 1988) Các nghiên cứu sử dụng môhình này về mức độ hữu ích và dễ sử dụng đôi khi bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố bên ngoài có thể kiểm soát khác nhau, chăng hạn như các đặc điểm chức
năng và giao diện của hệ thống (Benbasat và Dexter, 1986; Bewley, và cộng
sự, 1983; Dickson và cộng sự, 1986), phương pháp luận phát triển
(Alavi,1984), dao tạo va giáo dục (Nelson và Chenery, 1987), va sự tham gia
của người dùng vào thiết kế (Baroudi, et al 1986; Franz và Robey, 1986)
20
Trang 23Nhận thức
hữu ích
Biến bên Thái độ đối
ngoài VỚI VIỆC SỬ
Lý thuyết nhân thức rủi ro TPR được đề xuất bởi Bauer năm 1960 décập đến việc nhận thức rủi ro ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêudùng Lý thuyết nhận thức rủi ro yếu tố nhận thức rủi ro liên quan đến giao
dịch trực tuyến và nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm, dịch vụ có ảnh
hưởng trực tiếp đến hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin
Nhận thức rủi ro liên quan đến
Cu thé, nhận thức rủi ro liên quan đến sản pham/dich vu dé cap đến các
dạng nhận thức rủi ro về mat tài chính, mat tinh năng, tốn thời gian, mất cơhội và tat cả nhận thức rủi ro toàn bộ với sản phâm/dịch vụ) Mặt khác, nhận
thức rủi ro liên quan đên giao dịch trực tuyên đê cập đên các rủi ro có thê xảy
21
Trang 24ra khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch thương mại điện tử trên các
phương tiện — thiết bị điện tử bao gồm sự bí mật, không khước từ, sự an toàn
-chứng thực và nhận thức rủi ro toàn bộ về giao dịch trực tuyến.
1.2.3 Đặc điểm tiêu dùng của thế hệ Z
Nghiện công nghệ va tốc độ, tự do, chủ nghĩa cá nhân và dựa dẫm lànhững thuật ngữ đặc biệt có thể được sử dụng để định nghĩa Thế hệ Z(Berkup, 2014) Gen Z có những hành vi cốt lõi: Tự lập và chủ động, có niềmtin mạnh mẽ răng đối thoại có thể giải quyết xung đột và cải thiện thế giới, coitrọng cá nhân và tránh xa các “nhãn dán” và quyết định dựa trên các phântích, tính thực dung cao được coi là khác biệt so với các thế hệ trước
(McKinsey&Company, 2018).
1.2.3.1 Tái định nghĩa khái niệm tiêu dùng: Từ sở hữu đến tiếp cận
Thế hệ Z ngày càng trở nên thực tế và thực dụng hơn, và để đưa raquyết định mua, họ cần tiếp cận, tìm hiểu và đánh giá rất nhiều thông tin, baogồm cả sản phẩm và hoạt động tiêu dùng Do đó, khái niệm tiêu dùng có ýnghĩa mới đối với thế hệ này Người tiêu dùng thế hệ Z hiểu rằng "tiêu dùng"
không chỉ đơn giản là việc sở hữu sản phẩm, mà còn bao gồm quyền truy cập
vào các sản phẩm va dịch vụ mà không cần phải sở hữu chúng Trong nềnkinh tế phát triển theo hướng mở, quyền truy cập trở thành một hình thức tiêu
dùng mới, va việc truy cập không giới hạn vao các hang hóa và dịch vụ (như
dịch vụ lái xe, video streaming, đăng ký theo goi) sé tạo ra giá tri Sản phẩm
sẽ trở thành dịch vụ, và dịch vụ sẽ kết nối người tiêu dùng Khi xu hướng tiêudùng thay đổi, "nền kinh tế Gig" (Gig economy - nền kinh tế thay vì doanhnghiệp thuê những nhân viên toàn thời gian, người lao động có thể làm việcbán thời gian hoặc tạm thời, làm việc độc lập và tự do) trở nên phổ biến
22
Trang 251.2.3.2 Tiêu dùng thể hiện bản sắc cá nhân
Điểm khác biệt của thế hệ Z là muốn thé hiện cá tính cá nhân moi lúcmoi nơi, do đó việc tiêu dùng trở thành một cách dé thể hiện bản thân Thế hệ
Z và những người tiêu dùng ở các thế hệ khác được lãnh đạo bởi thế hệ Z đềuyêu thích các sản phẩm được cá nhân hóa và sẵn sàng chỉ tiêu nhiều hơn chonhững sản phẩm giúp họ tỏa sáng cá tính của mình Trong đó, 58% người tiêusẵn sàng trả nhiều hơn cho các dịch vụ mang tính cá nhân hóa và 70% ngườitiêu dùng sẵn sàng chỉ tiền cho các sản phẩm từ các thương hiệu giúp định
danh người tiêu dùng (McKinsey&Company, 2018) Ngoài ra, khảo sát cũng
cho thấy thế hệ Z có xu hướng tôn trọng các thương hiệu không phân biệt giới
tính hơn so với các thế hệ khác
Mặc dù thế hệ người tiêu dùng hiện nay mong muốn được cá nhân hóa,tuy nhiên hầu hết họ không cảm thấy thoải mái khi phải chia sẻ thông tin cá nhâncủa mình với các doanh nghiệp, cụ thé: chỉ 10-15% số người được hỏi chấp nhậnchia sẻ thông tin cá nhân, con số này sẽ tăng lên 35% nếu có một bản sao rõ ràng
giữa doanh nghiệp và người chia sẻ thông (McKinsey&Company, 2018) Việc
thu thập thông tin khách hàng đã trở thành một yếu tố chiến lược quan trọng
trong hoạt động kinh doanh và trong một số trường hợp, chính thông tin này tạo
ra giá tri Do đó, các doanh nghiệp hang đầu cần có một chiến lược dữ liệu rõràng dé tìm hiểu thông tin khách hàng và đồng thời đảm bảo bảo mật dữ liệu
người tiêu dùng.
1.2.3.3 Tiêu dùng gan liên với các quan điểm về đạo đức
Thế hệ Z có xu hướng mong đợi tính chính trực của thương hiệu hơn sovới những thế hệ trước đó Do đó, mặc dù các doanh nghiệp có thể khônghiện quan điểm chính trị, tuy nhiên họ cần phải có những chủ đề riêng có ý
nghĩa với thương hiệu và người tiêu dùng trong việc vận hành hoạt động kinh
doanh, dong thời thê hiện quan điêm rõ ràng vê những van đê đó Vì vậy, các
23
Trang 26quyết định của doanh nghiệp phải phù hợp với triết lý thương hiệu và phảiđược thống nhất trong toàn bộ hệ thống và các bên liên quan.
Trong thời đại mà thế hệ Z tiếp cận và được giáo dục về các thươnghiệu và thực tế đằng sau chúng thông qua mạng xã hội, thế hệ này rất thôngthạo việc tìm kiếm thông tin và có khả năng hình thành quan điểm riêng vềthương hiệu Họ nhanh chóng phát hiện ra sự thiếu da dang trong cách tổ chức
và hoạt động của thương hiệu, mặc dù các thương hiệu có quảng cáo về giá trị
đa dạng Da phần người tiêu dung ưu tiên mua sản pham từ các công ty mà họcho là có đạo đức với khoảng 70% sỐ người được hỏi đồng tình, 80% ngườitiêu dung nhớ ít nhất một scandal hay tranh cãi liên quan đến một công ty,
hơn 80% từ chối mua hàng từ các công ty liên quan đến các vụ bê bối và 63%
người tiêu dùng cho răng đề xuất từ bạn bè là nguồn thông tin đáng tin cậynhất về sản pham và thương hiệu Tuy nhiên, người tiêu dùng thuộc thé hệ Zcũng được xem là bao dung hơn đối với các thương hiệu sửa chữa lỗi lầm mà
họ gây ra so với các thế hệ khác
24
Trang 27CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mô tả mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Trong khoá luận tác giả đã kế thừa từ các nghiên cứu trước đó đưa racác nhân tô bao gồm là nhận thức sự hữu ích của TMĐT, niềm tin cảm nhận,cảm nhận rủi ro, chuẩn chủ quan và chất lượng thiết kế của trang web để đánhgiá và đo lường mức độ ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của ngườitiêu dùng Thế hệ Z tại Hà Nội Các nhân tố được coi là có tác động thúc day
người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến xuất phát từ sự tiện lợi, thông
tin phong phú, dé dàng truy cập và dé dang mua sắm, sự lựa chon sản phẩm
và dịch vụ, thích thú khám phá Kỳ vọng, duy nhất nhân tố cảm nhận rủi rođược xác định cản trở ý định mua săm trực tuyến mặt hàng mỹ phẩm củangười tiêu dùng Thế hệ Z trên Shopee tại Hà Nội
Trang 282.1.1 Nhận thức sự hữu ích
Có rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về “nhận thức sự hữuích” Nhận thức sự hữu ích là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụngcông nghệ sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả hành động của họ đối với mộtcông việc cụ thé (Davis,1989) Ngoài ra, nhận thức hữu ich con được định
nghĩa là mức độ hiệu qua va gia tri mà người tiêu dùng cảm nhận khi họ sử
dụng trang web dé mua sắm trực tuyến (Hu et al., 2009; Lai & Wang, 2012).Trong khóa luận sẽ sử dụng định nghĩa "nhận thức hữu ích" là các yếu tố
nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng mà khách hàng trực tuyến có thê trải nghiệm
theo nghiên cứu của Racherla & Friske (2012) Các nghiên cứu thực nghiệm
trong quá khứ đã chỉ ra răng tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian là các yếu tô
chủ yếu thúc day người tiêu dùng chọn mua hàng trực tuyến Bằng cách sửdụng Internet nói chung và các trang web thương mại điện tử cụ thé dé tìmkiếm sản phẩm và dich vụ, người dùng có thể tiết kiệm thời gian và chi phíđáng kể Người dùng có thé dé dàng khám phá các sản phẩm và thương hiệukhác nhau cùng lúc, đây là một điểm khác biệt so với mua sắm truyền thống
(Tunsakul, 2020) Do đó nghiên cứu đề xuất giả thuyết
Giả thuyết 1 (HI): Nhận thức về tính hữu ích ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng gen Z trên sàn TMĐTShopee trên địa bàn thành pho Ha Noi
2.1.2 Niềm tin cảm nhận
Niềm tin cảm nhận của người tiêu dùng là người mua tin rằng nhânviên bán hàng công ty sẽ cung cấp các sản phẩm và thực hiện nghĩa vụ củamình theo cách hiểu của người mua (Plank et al.,1999) Do vay, đối với hành
vi mua sắm trên các sàn TMĐT sẽ ảnh hưởng trực tiếp bởi mức độ uy tín củangười bán hàng trực tuyến và trang web TMĐT Mức độ uy tín ảnh hưởng bởidanh tiếng của một thương hiệu và các đánh giá, cảm nhận của khách hàng
26
Trang 29đối với người bán hàng hay các trang web TMĐT Nghiên cứu thực nghiệm
đã chứng minh, người tiêu dùng tin tưởng vào các website bán lẻ trực tuyếnnếu người tiêu dùng cảm nhận doanh nghiệp đó có danh tiếng tốt, có sự uy tínđối với đại chúng (Lin và cộng sự, 2010) Ngoài ra, với đặc điểm là được giáodục tốt về thương hiệu nên người tiêu dùng thế hệ Z biết cách tiếp cận thôngtin và phát triển quan điểm một cách nhanh chóng Vì vậy, nghiên đưa ra giảthuyết:
Giá thuyết 2 (H2): Niém tin cảm nhận ảnh hưởng tích cực đến ý định mua
sắm mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng gen Z trên sàn TMĐT Shopeetrên địa bàn thành phố Hà Nội
2.1.3 Cảm nhận rủi ro
Theo định nghĩa của Racherla và Friske (2012), "cảm nhận rủi ro"
trong mua sắm trực tuyến có nghĩa là mức độ không chắc chắn của người tiêudùng về kết quả của quyết định mua hàng Điều này đặc biệt quan trọng đốivới người mới tham gia hoặc mới tìm hiểu về mua sắm trực tuyến, bởi vìthông thường họ không có đủ kiến thức và kinh nghiệm để giúp họ tránh
những quyết định sai lầm Featherman và Pavlou (2002) cũng xác định cảm
nhận rủi ro là sự không chắc chắn mà người tiêu dùng gặp phải khi mua hàngtrực tuyến, và thông thường, không thể tránh khỏi Người tiêu dùng rất quantâm đến các rủi ro liên quan đến sự không trung thực của người bán hàng,thanh toán, vận chuyền và đổi trả hàng trong quá trình mua sắm trực tuyến.Dai Forsythe và Kwon (2014) cho rằng, kiến thức và kinh nghiệm trước đócủa người tiêu dùng về mua sắm trực tuyến có thể giúp họ tránh được nhữngquyết định sai lầm và giảm thiểu cảm giác rủi ro khi mua hàng trực tuyến.Tuy nhiên, việc người mua không thé kiểm tra va thử nghiệm chất lượng sản
phẩm trước khi mua vẫn là một rủi ro lớn trong mua săm trực tuyến, đặc biệt
là đôi với những người mới tham gia hoặc mới tìm hiêu vê mua săm trực
27
Trang 30tuyến (Hsu và cộng sự, 2013) Bên cạnh đó, khi mua săm trực tuyến còn tiềm
an còn nguy cơ mat tiền, không được giao hàng, giao hàng sai Những rủi ronày có tác động tiêu cực đến ý định hành vi mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng (Lin và cộng sự,2010) Ngoài ra, tính an toan cua trang web TMĐT
trong vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, bảo mật thông tin thẻ tài khoản ngânhàng khi mua sắm trực tuyến cũng là một khía cạnh đáng lo của người tiêudùng Giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
Giá thuyết 3 (H3): Cảm nhận độ rủi ro khi mua sắm trực tuyến tác động
ngược chiêu đến y định mua sắm mỹ phẩm trực tuyển của người tiêu dùng gen
Z trên sàn TMĐT Shopee trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.1.4 Chuẩn chủ quan
Ban đầu trong lý thuyết hành động hợp lý của Ajaen và Fishbein năm
1975, chuẩn chủ quan hay ảnh hưởng từ xã hội được định nghĩa là là nhậnthức của con người về áp lực xã hội dé thể hiện hay không thé hiện hành vi.Sau đó trong nghiên cứu của Ajzen năm 2022, chuẩn chủ quan được địnhnghĩa là nhận thức của cá nhân về việc phải ứng xử sao cho phù hợp với
chuẩn mực xã hội Thực chất, các áp lực xã hội của chuẩn chủ quan thường
xuất phát từ phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, phương tiện truyền thông vànhững yếu tố này có ảnh hưởng rất đối với ý định của người tiêu dùng Cụthể, néu các áp lực từ xã hội chỉ ra dịch vụ mua săm trực tuyến mang lại nhiềulợi ích sẽ thúc đây ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Tại Việt
Nam, Phạm Văn Tuan (2020) chỉ sự chấp nhận truyền miệng điện tử có tác
động đến ý định mua sắm thông qua thái độ chuẩn chủ quan và nhận thứckiểm soát hành vi Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:
Giá thuyết 4 (H4): Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định muasắm mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng gen Z trên sàn TMĐT Shopeetrên dia bàn thành pho Hà Nội
28
Trang 312.1.5 Chất lượng thiết kế của trang web
Thiết kế của website trở thành yếu tố quyết định sự thành công đặc biệt
là khi người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn trong thị trường mua săm trựctuyến hiện nay (Kim và cộng sự, 2003) Trang web được coi là là cầu nốichính giữa người tiêu dung và doanh nghiệp, do đó thiết kế website trở thànhnhân tô thiết yếu (Kim và cộng sự, 2003) Đề đánh giá chất lượng thiết kế củamột website, người ta phân tích qua các yếu tố như tính hấp dẫn, nội dunghữu ích và dễ điều hướng ( Al-Qeisi et al., 2014) Theo nghiên cứu của
Aladwani (2006) ý định mua hàng trên website bi ảnh hưởng bởi nhận thức
của người mua về chất lượng trang web, do đó việc doanh nghiệp sở hữu mộttrang web với thiết kế hap dẫn và nội dung hữu ích sẽ dé dang thu hút kháchhàng hơn Nghiên cứu đề xuất giả thuyết:
Giá thuyết 5 (H5): Chat lượng thiết kế của trang web có tác động cùng chiéuđến ý định mua sắm mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng gen Z trên sànTMPT Shopee trên dia bàn thành phố Hà Nội
2.2 Lựa chọn mẫu nghiên cứu và thang đo nghiên cứu
Bài nghiên cứu thực hiện khảo sát những tác động ảnh hưởng tới việc
mua sắm trực tuyến của ngành hàng làm đẹp trên sàn thương mại điện tử
Shopp của những người tiêu dùng gen Z trên toàn Việt Nam Thang đo của bài nghiên cứu được xây dựng dựa trên thang đo của Xu và Chen (2013);
Nuno và Paulo (2016); từ các thang đo tham khảo trên, em cũng đề xuấtthêm và điều chỉnh một số thang đo dé phù hợp với dé tài nghiên cứu ở ViệtNam Thang đo được do lường theo mức độ từ 1 đến 5 theo thang do Likert(1= hoàn toàn không đồng ý, 2= không đồng ý, 3= trung lập ý kiến, 4= đồng
ý, 5= hoàn toàn đồng ý) Bài nghiên cứu gồm 6 cấu phan bao gồm: Nhận thức
sự hữu ích, niềm tin cảm nhận, rủi ro cảm nhận, chuẩn chủ quan, chất lượngthiết kế trang web và ý định và ý định mua sắm trực tuyến
29
Trang 32Bảng 2.1: Thang đo các nhân tố được mã hóa
Tôi tin tưởng vào những thông tin va sản| Meghna
phẩm mà Shopee cung cấp có uy tín trên thi] Nilesh
Trang 33Tôi chọn lựa mua sắm trực tuyến tại Shopee
vi có uy tín trên thị trường
Lo ngại thông tin cá nhân bị đánh cắp trong
quá trình giao dịch
Mua sam trực tuyên nhiêu rủi ro vì có thé giao
sai mã hàng, không được chủ động thời gian
nhận hàng và có thể không nhận được hàng
được thử khi mua trực tuyến
Sản phẩm khi mua sắm trực tuyến có thể
không đáp ứng được mong đợi của tôi về chất
lượng, về hình thức do hình ảnh quảng cáo
trên Shopee với sản phẩm thật khác nhau
Gia đình, bạn bẻ, người quen giới thiệu và
khuyên khích tôi mua sắm trực tuyến
Các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng
Trang 34Tôi đã đọc nhiều thông tin, đánh giá trên
Shopee, trên các diễn đàn, mạng xã hội trước
khi tham gia mua sắm trực tuyến
Thái độ phản hồi của các nhà bán hàng và
những ý kiến bình luận của khách hàng khác
trên Shopee ảnh hưởng đến quyết định mua
săm trực tuyên của tôi.
Tôc độ tìm kiêm thông tin vê sản phâm và
truy cập Shopee khá nhanh và chính xác
Chất lượng hình anh và video được đăng trên
Shopee khá hap dẫn và lôi cuốn người xem
Những nội dung trên Shopee (những thông tin
chi tiết về sản phẩm) được liệt kê đầy đủ và rõ
ràng
phẩm như chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm
làm đẹp, giải trí, khá hữu ích và thú vi
Tôi dự định sẽ mua các sản phâm làm đẹp
trong thời gian tới trên Shopee.
Trang 35MUA Tôi sẵn sàng giới thiệu cho người khác mua | (2006)
SAM các sản phẩm mỹ pham trên Shopee Shirin &
2.3 Quy trình thực hiện nghiên cứu
Dé làm rõ các van đề cần nghiên cứu, tác giả thực hiện nghiên cứu
thông qua hai giai đoạn chính bao gồm: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức
2.3.I Nghiên cứu sơ bộ
Ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, cần tiến hành xác định và làm rõ vấn đề
nghiên cứu Tác giả thực hiện việc lựa chọn mô hình nghiên cứu dựa trên các
cơ sở lý thuyết và các kết quả của các nghiên cứu trước, đồng thời điều chỉnh
mô hình nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu cụ thể và đưa racác giả thuyết về môi quan hệ giữa các khái niệm cần nghiên cứu trong môhình Dé thiết lập thang đo cho các biến có trong mô hình, tác giả cũng thừa
kế từ những nghiên cứu trước va điều chỉnh hợp với đề tài nghiên cứu này.Sau đó, tác giả tạo bảng hỏi thử nghiệm dé phuc vu viéc diéu tra thu thập dữliệu thực nghiệm của nghiên cứu Việc kết hợp việc phỏng vấn thử với số mẫunhỏ gồm 10 người và thảo luận, tác giả đã có những điều chỉnh thích hợp đểđưa ra thang đo và bảng hỏi phù hợp hơn với mô hình và thực tế
2.3.2 Nghiên cứu chính thức
Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, Hair và cộng sự (1998) đã
đưa ra rằng kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 - 150 Bên cạnh đó, theo
33