ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Tác động của các yếu tố tâm lý đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán: Trường hợp các nhà đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Tác động của các yếu tố tâm lý đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên
thị trường chứng khoán: Trường hợp các nhà đầu tư là “Dân văn phòng”
trên địa bàn thành phố Hà Nội
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đinh Thị Quỳnh Anh
Sinh viên thựchiện : Ngụy Huy Tú Lớp : QH-2019-E CLC 1
Mã sinh viên : 19050762
Hà Nội, tháng 5, năm 2023
Trang 2LOI CAM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được sự hướng dan, giúp đỡ và góp
ý nhiệt tình của Quý Thầy cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy cô Trường Đại học Kinh tế, đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho em trong quá trình học tập.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến giảng viên Đinh Thị Quỳnh Anh đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết giảng dạy, hướng dẫn em đầy đủ kiến thức để có thể hoàn thành
bài niên luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình nghiên cứu và làm bài, song có thể
còn có những mặt hạn chế, thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ
dẫn của các thầy cô để có thể hoàn thiện bài niên luận một cách chỉn chu nhất.
Em xin cảm on!
Hà Nội, tháng 5 năm 2023
Tú Nguy Huy Tú
Trang 3MỤC LỤC9201919000016) 5
1.1 Timh cap thiét ctia G6 ha 5
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên COU eeseesseesssecssecssesssesssecseesseesssecseecsseeseeestecseesseeeseeeseeeseesseeeneesseeeseees 6 1.2.1 U28, 215.00 e 6
1.2.2 NAiEM VU NGNIEN CUU nnn7 6
I-9 /80./7)8./i 2103.008666 6
1.3 Đối tượng và phạm Vi nghiên CứU vcccc++eecvxveterrtrttrrrrttrtrrttrrrritrrrrrrrrrrrrrrrke 6
1.3.1 DOI CUOTIG NGHIEN a0 Ề158®®® 6
I 214/88/1125 77 7
1.4 Phương pháp nghiên CỨUu -s«-++x+ccxkeEEktEExtEkrttr HH HH gà gà HH1 ren 7
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liỆU -. e5csceerrerrrirrrrrtrirrririirrirrirrirrrirrree 7
1.5 Dự kiến những đóng góp mới của đề tài ccthHHHHHHH rêu 7
1.6 Kt CAU na .ẽ 8
Chương II: CƠ SỞ LY LUẬN VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YEU TO ANH HUONG CUA TÂM LY HANH VI TỚI HIỆU QUA ĐẦU TU CUA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN “DÂN VAN
PHÒNG” TREN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN -cccc©ttttrtrrrrecevvvvvvrrrrrrrrrred 9
2.1 Tổng quan nghiên cứu về âm lý hành vi, kết quả đầu tư và ảnh hưởng của tâm lý
hành vi tới kết quả đầu tư của nha đầu tư trên thị trường chứng khoán 9
2.1.1 Tổng quan nghiên cứu NƯỚC GOAL cc ccccccscccrrterrrrrrkrrrttrriirrrrrrrirrrrrrrrrree 9
2.1.2 Tổng quan nghiên cứu trO'Q NƯỚC c-ccccecccccccrrcecveesrrrrrteerrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 10
2.1.3 Khoảng trống nghiÊn CỨU -. -xekSEkkihhHHHHHHHHHHH Hi, 10
2.2 Cơ sở lý luận về tâm lý hành vi, kết quả đầu tư và ảnh hưởng của tâm lý hành vi tới
kết quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán c -c.scecccvceccxs 11
2.2.1 KAGi MIGM CGM LY NAMA Vi 11
2.2.2 Lý thuyết về tài chính hành vi c -ccccceccccreerrrrrrteeerrrrrrrrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 12
2.2.3 Quan niệm về kết quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân -cce ccecee, 13
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân 14
Trang 42.2.4.1 SW QUG CW CU nh < 14
2.2.4.2 Khuynh hướng SGN CO srvsvvvsssssssssssssesssssssssssssssssssssssossssssssssssessssssssssssssssssssssssssssssssesssssssssssssssses 15
2.2.4.3 Tình huống điển Ninh evececssssssessssesescessssssecsssscsecsesseescessseeecessnseeseesssseeeeessnieeeessneteeseenneeesesens 15
2.2.4.4 Hiệu ứng đám đÔng, -«-©cc+cce+etrrtrtrtetktrtrirtkirtrirtrirtiriiriiirriirrrirrreii 16
2.2.4.5 Neo quyết định -cccccccctrtrrtthttrrhHH re, 16
2.2.5 Tác động của các yếu tố tâm lý hành vi tới kết quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán -«-+-<++xerrxetrrtrrtrirtrittrittrirrrirrriirrriiriiiiiiirririirriiriirrrrerrre 17
Chương II]: PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU -+++++ec2c222222EEEEEEEtttrrrrrrvrvvvvvrrrre 19
3.1 Quy trình nghiên cỨU -©-e<++xeEEkSEEEEEEHHHHHH HH Hà HH ng 19
3.2 Phát triển bảng hỏi và thu thập dữ liệu sơ cấp ccccccccrrvereeerrrrrrrrerrree 19
3.3 Phương pháp phân tích dữ liỆu -s ss+SxeErktEkthHh HH ggg 21
Chương IV: KẾT QUA NGHIÊN CỨU -.-2+++e5S2trrrevEEEtrrrvEEtrrrrvtrtrrrrrrrrrrrrrrrrre 23
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu - 2ccc+S tr HH HH re 23
4.2 (áo 5u nẽẽ 24
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang dO -cc<srrtErittEirtriirtirriiriiriirireriee 24
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA -c -c+e+vccvveveEvveterrvererrrerrtrrrrrrrrrrrrrrrrree 26
4.2.3 Phân tich tương Quam esseessesssssesssessesseseseesseesseecssesseesseeseecateeseesseesseesatesseesaeesseesseesatenseesaeeness 28
LÝ Na o0 0ì 29
Chương V: THẢO LUẬN KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ ::- 34
sàn (cai ma ae 34
sói n 34
5.2.1 Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước -ccccccccvxvtexrrrveretrrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 34
5.2.2 Kiến nghị đối với nhà đầu tư c cccccccrrvrekrtrrttrrirttrrirrtrriirrririiirrrrrrrrree 35
TÀI LIEU THAM KHẢO -VVVEVEEVEEVEEVEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE21121222772222.1 0 1 0 37
Trang 5DANH MỤC BANG
STT Tên bảng
1 Bảng 3.1: Tổng hợp số liệu đã được mã hóa
2 Bảng 4.1: Thống kê mô tả
3 Bảng 4.2: Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo
4 Bang 4.3: Bang KMO and Barlett’s test
5 Bang 4.4: Total Variance Explained
6 Bang 4.5: Rotated Component Matrix
7 Bang 4.6: KMO and Bartlett's Test
8 Bang 4.7: Component Matrix
Trang 6CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù trải qua hơn hai thập kỷ, thị trường chứng khoán Việt Nam với vai trò là
kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế và cũng là kênh đầu tư tiềm năng của công chúng, nhưng đây vẫn được nhìn nhận là một thị trường khá mới mẻ đối với người dân Việt Nam
khi chỉ chiếm khoản 4% dân số Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán với tư cách lànhững nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã bước qua bao thăng trầm kể từ ngày đi vào
hoạt động tới tận bây giờ Với một chiều dài đầy biến động từ khi VN-Index bắt đầu mở
cửa với 100 điểm và liên tục xác nhận những mốc đỉnh lịch sử quan trọng trong vòng 22năm qua đưa thị trường chứng khoán Việt lên những tầm cao mới Nhưng trải qua đó là
những thời kỳ khi mà VN-Index chứng kiến những chuỗi tụt dốc tệ hại đỉnh điểm là vào
ngày 24/2/2009 khi chạm “đáy” 234,66 điểm (giảm 80% trong vòng 2 năm), đây là mứcgiảm kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ ngày hoạt động Với những kỷ lụcliên tục phá vỡ kỷ lục thì chỉ số VN-Index đã có những thời gian đạt mốc 1,517.95 điểm
vào phiên ngày 04/01/2022 Nhưng hiện nay chỉ số này đang giao động ở mức 1,069.46
điểm tại ngày 11/04/2023 tương ứng với mức giảm 41.94%
Có thể thấy biên độ dao động của thị trường chứng khoán Việt Nam là rất lớn và có
phần quá mức trước những thông tin diễn ra trên thị trường Đứng trước những tác nhân
tác động đến yếu tố thị trường như những nhân tố vĩ mô trong và ngoài nước, kết quả hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thì một yếu tố nữa
là tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn tới các quyết định đầu tư trên thị trường Chính nhân tốtâm lý về niềm tin và sự kỳ vọng đã đẩy thị trường lên những mốc điểm lịch sử rồi lại làmột con dao hai lưỡi khiến cho thị trường sụt giảm một cách nghiêm trọng
Việc nắm bắt tâm lý sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng nắm bắt thị trường để ra những
quyết định đầu tư phù hợp Chính vì thế mà bên cạnh những phân tích kỹ thuật từ cơ bản
đến nâng cao thì việc phân tích những ảnh hưởng tới hành vi của nhà đầu tư là vô cùng
quan trọng và ngày càng được quan tâm hơn khi một phần nào đó góp phần lớn tới tâm lý
chung của thị trường và nhận định được xu hướng của thị trường.
Đối tượng “Dân văn phòng” chiếm một số lượng đông đảo thuộc nhiều ngành nghề,
bộ phận trong xã hội Đối với đầu tư chứng khoán thì có thể nói đó là một nghề tay trái của
họ khi có một công việc văn phòng ở nhiều ngành nghề khác nhau Họ là một bộ phận tri
Trang 7thức, có hiểu biết và kiến thức về đầu tư chứng khoán nhưng công việc khiến cho họ không
có nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng Do đó hành vi đầu tư chứng khoán
của họ sẽ dễ gặp rất nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Nhận thấy sự cấp thiết và quan trọng của vấn đề đó, chúng em xin triển khai vànghiên cứu đề tai:" Tác động của các yếu tố tâm lý đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư
trên thị trường chứng khoán: Trường hợp các nhà đầu tư là “Dân văn phòng” trên địa
bàn thành phố Hà Nội" để góp phần có những góc nhìn đa chiều hơn về thị trường chứng
khoán Việt Nam.
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nhiệm vụ trọng tâm của nghiên cứu là đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tốtác động đến quyết định của nhà đầu tư thuộc đối tượng “Dân văn phòng” Từ đó đưa ra
những khuyến nghị phù hợp với tình hình thực tiễn và giúp các nhà đầu tư nâng cao hiệu
quả trong quyết định đầu tư để đạt được hiệu quả tốt nhất
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tâm lý hành vi và kết quả đầu tư, tác động của các yếu tố
tâm lý hành vi tới kết quả đầu tư của nhà đầu tư.
- Xác định các yếu tố tâm lý hành vi và mức độ tác động của các yếu tố tâm lý hành vi tớikết quả đầu tư cá nhân là “Dân văn phòng” hiện đang sinh sống tại thành phố Hà Nội
- Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp giúp các nhà đầu tư cá nhân là “Dân văn phòng”tại thành phố Hà Nội có thể kiểm soát được tâm lý hành vi và có hiệu quả đầu tư tốt hơn
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố tâm lý hành vi nào ảnh hưởng tới kết quả đầu tư cá nhân là “Dân văn phòng”tại thành phố Hà Nội?
- Chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố tâm lý hành vi nào ảnh hưởng tới kết quảđầu tư cá nhân là “Dân văn phòng” tại thành phố Hà Nội như thế nào?
- Cần có giải pháp gì để nhà đầu tư cá nhân là “Dân văn phòng” tại thành phố Hà Nội có thểkiểm soát được tâm lý hành vi và có kết quả đầu tư tốt hơn?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là các nhân tốảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
Trang 81.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Bài nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu về hành vi của các nhà
đầu tư cá nhân thuộc đối tượng là “Dân văn phòng” đã và đang tham gia thị trường chứngkhoán Việt Nam và không phân biệt giới tính và độ tuổi
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện khảo sát các nhà đầu tư cá nhân là “Dân vănphòng” đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam - hiện tại đang sinh sống ở thànhphố Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng kết quả khảo sát nhà đầu tư cá nhân là “Dân văn
phòng” sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2023.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài này là phương pháp địnhlượng và định tính Thông qua hình thức phát bảng câu hỏi điều tra, hai phương phápnghiên cứu này được sử dụng để tính toán giá trị của các số liệu thu thập được và thực
hiện một số phép toán thống kê nhằm củng cố thêm tính chính xác của các kết quả đạt
được Cấu trúc của bảng câu hỏi điều tra tập trung chủ yếu vào các khía cạnh tâm lý và
cách thức phản ứng của nhà đầu tư trước những xung đột nội tâm Dựa trên số liệu thu
thập được từ bảng câu hỏi khảo sát, sẽ phân tích dữ liệu với SPSS.
1.5 Dự kiến những đóng góp mới của đề tài
Điểm mới của đề tài này là việc tập trung nghiên cứu đối tượng nhà đầu tư "Dânvăn phòng", một đối tượng đầu tư đang ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường chứngkhoán Những nhà đầu tư này thường không có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn về đầu
tư chứng khoán, do đó tâm lý và cách thức ra quyết định của họ có thể khác biệt so vớinhững nhà đầu tư chuyên nghiệp
Đề tài đóng góp việc nghiên cứu các yếu tố tâm lý cụ thể ảnh hưởng đến hiệu quảđầu tư của nhà đầu tư "Dân văn phòng" Nghiên cứu này có thể giúp cho các nhà đầu tư có
thể hiểu và giảm thiểu những yếu tố tâm lý tiêu cực trong quá trình ra quyết định đầu tư,
đồng thời tăng cường các yếu tố tâm lý tích cực để tăng cường hiệu quả đầu tư
Vì vậy, đề tài này đóng góp rất lớn cho việc nghiên cứu tâm lý đầu tư trên thị trường
chứng khoán và có thể ứng dụng trong thực tế để hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình ra
quyết định đầu tư Đề tài mang đến những góc nhìn đa chiều từ mặt nhận thức cho đến
Trang 9những tâm lý trái chiều trước những biến động của thị trường và những yếu tố tác độngtrực tiếp tới hành vi ra quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán.
1.6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần “Lời nói đầu” và “Kết luận”, niên luận gồm 4 chương:
CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YEU TO ANH
HUONG CUA TÂM LÝ HANH VI TỚI HIỆU QUA ĐẦU TƯ CUA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN
“DAN VĂN PHÒNG” TREN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOAN CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG IV: KẾT QUA NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIEN NGHỊ
Trang 10Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HUONG CUA TÂM LÝ HANH VI TỚI HIỆU QUA ĐẦU TƯ CUA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN
“DÂN VĂN PHÒNG” TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1 Tổng quan nghiên cứu về âm lý hành vi, kết quả đầu tư và ảnh hưởng của tâm
lý hành vi tới kết quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
2.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Abul (2019), nghiên cứu này nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tốtâm lý đối với hành vi của nhà đầu tư liên quan đến Sở giao dịch chứng khoán Kuwait(KSE) Những yếu tố tâm lý này, cụ thể là: lạc quan quá mức so với bi quan, hành vi bay
đàn và ham ăn rủi ro Nghiên cứu này phát hiện ra rằng các yếu tố tâm lý đóng một vai trò
quan trọng trong quyết định của các nhà đầu tư cá nhân liên quan đến KSE
Nghiên cứu của Bakar, Amelia (2016), trong nhiều năm, tài chính truyền thống luôn
cho rằng các nhà đầu tư hợp lý trong quá trình ra quyết định của họ trên thị trường chứng
khoán về việc đánh đổi lợi nhuận rủi ro và tối đa hóa tiện ích Tuy nhiên, các nghiên cứu
tài chính hành vi đã chỉ ra rằng con người không hành xử theo lý trí như các nhà kinh tế
học cho rằng các quyết định của họ đôi khi bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tâm lý của họ
Theo Akhtar, Thyagaraj, Niladri (2017), mối quan hệ giữa quan điểm đầu tư củamột nhà đầu tư cá nhân và hiệu quả đầu tư nhận thức được của anh ta Nó đề xuất mộtkhung khái niệm mới tích hợp ảnh hưởng xã hội (như một cấu trúc điều tiết) và vạch ra
vai trò của nhân cách trong việc xác định hiệu suất đầu tư được nhận thức trong quá trình
ra quyết định đầu tư
Nghiên cứu của Hoffmann, &Shefrin (2014), Lựa chon đầu tư được thực hiện bởi
các nhà đầu tư và nhà quản lý đầu tư Các nhà đầu tư thường thực hiện phân tích đầu tư
bằng cách sử dụng phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và phán đoán.
Elsayed, M M (2018), Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của các yếu tố tâm lýđối với quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán Ai Cập Tác giả sử dụng phươngpháp điều tra trực tiếp và phân tích hồi quy để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố tâm
lý và quyết định đầu tư Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố tâm lý như sự tự
tin, tâm lý đám đông và tâm lý rủi ro có tác động đáng kể đến quyết định đầu tư trên thị
trường chứng khoán Ai Cập.
Utama, S P (2019), tập trung vào tác động của các yếu tố tâm lý đến quyết địnhđầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia Tác giả sửdụng phương pháp điều tra trực tiếp và phân tích hồi quy để xác định mối quan hệ giữa
các yếu tố tâm lý và quyết định đầu tư Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố
Trang 11tâm lý như sự tự tin, sự đam mê và tâm lý rủi ro có tác động đáng kể đến quyết định đầu
tư của các nhà đầu tư cá nhân trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia
2.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Trần Thị Hải Lý, Phạm Lê Anh Tuấn (2012), nghiên cứu này nhằm
trả lời cho câu hỏi liệu có tồn tại hai nhân tố tâm lí là quá lạc quan và quá tự tin ở các nhàđầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán VN, và chúng có ảnh hưởng đến hoạt động
giao dịch của họ.
Nguyễn Hữu Thắng (2019), nghiên cứu này tập trung vào tác động của các yếu tố
tâm lý đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt
Nam Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp và phân tích hồi quy để xác địnhmối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý và quyết định đầu tư của nhà đầu tư Kết quả của nghiên
cứu cho thấy rằng các yếu tố tâm lý như sự tự tin, tâm lý đám đông và tâm lý rủi ro có tác
động đáng kể đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Nguyễn Thị Thu Hiền (2020), nghiên cứu này tập trung vào tác động của các yếu tố
tâm lý đến hiệu quả đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tác giả sử dụng phương
pháp điều tra trực tiếp và phân tích hồi quy để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố tâm
lý và hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố tâm
lý như sự tự tin, sự quan tâm đến thông tin và tâm lý rủi ro có tác động đáng kể đến hiệuquả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Nguyễn Thị Hồng Loan (2021), nghiên cứu này tập trung vào sự ảnh hưởng của các
yếu tố tâm lý đến đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tác giả sử dụng phươngpháp điều tra trực tiếp và phân tích hồi quy để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố tâm
lý và đầu tư của nhà đầu tư Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố tâm lý như
sự tự tin, sự quan tâm đến thông tin và tâm lý rủi ro có tác động đáng kể đến đầu tư củanhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Thị trường chứng khoán là thước đo sức mạnh và sự phát triển kinh tế của một
quốc gia Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Hà Nội vẫn có sự biến động giá khó lường,
đặc biệt trong các giai đoạn có nhiều sự kiện đan xen Hiểu biết về tâm lý hành vi của nhàđầu tư cá nhân đối với quyết định đầu tư của họ là rất hạn chế Mục đích của các nghiêncứu là khám phá các yếu tố tâm lý bao gồm cảm xúc, hành vi và nhận thức, đóng vai trò
quan trọng trong quyết định đầu tư Các nhà đầu tư thường tuân theo các quy tắc tài chính
cơ bản và đưa ra quyết định dựa trên khuyến nghị của chuyên gia Mức độ chấp nhận rủi
Trang 12ro của nhà đầu tư phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân và thái độ của họ đối với rủi ro Nghiên
cứu này sẽ tìm hiểu các yếu tố hành vi tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân
thuộc đối tượng văn phòng trên thị trường chứng khoán Hà Nội hiện tại Nghiên cứu vềtác động của các yếu tố tâm lý đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứngkhoán thường được thực hiện trên nhiều quốc gia khác nhau Tuy nhiên, cần thực hiện
nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về đặc thù của thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt
là trong bối cảnh kinh tế và xã hội đang phát triển rất nhanh chóng Đặc biệt, là đối tươngdân văn phòng là một thế hệ có/chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư và không có nhiềuthời gian để nghiên cứu đầu tư Nghiên cứu này có thể giúp các nhà đầu tư và công tychứng khoán đưa ra dự đoán và quyết định tốt hơn cho kinh doanh của họ
2.2 Cơ sở lý luận về tâm lý hành vi, kết quả đầu tư và ảnh hưởng của tâm lý hành vitới kết quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
2.2.1 Khái niệm tâm lý hành vi
Trong những năm 1990, một lĩnh vực Tài chính mới được gọi là tài chính hành vi
bắt đầu xuất hiện trên nhiều tạp chí học thuật, ấn phẩm kinh doanh và thậm chí cả báo chí.
Tuy nhiên, nền tảng của tài chính hành vi có thể được bắt nguồn từ vài năm Một số cuốn
sách gốc được viết trong những năm đầu đánh dấu sự khởi đầu của trường tài chính hành
vi Được xuất bản lần đầu vào năm 1841, "Những ảo tưởng phổ biến phi thường và sự điên
rồ của đám đông" của MacKay trình bày một dòng thời gian theo trình tự thời gian của các
hoảng loạn và âm mưu khác nhau trong suốt lịch sử Công trình này cho thấy cách hành vi
nhóm áp dụng cho thị trường tài chính ngày nay Tác phẩm của Le Bon, 'The Crowd: AStudy of the Popular Mind’, thảo luận về vai trò của 'đám đông' (còn được gọi là tâm lý
đám đông) và hành vi nhóm khi chúng áp dụng cho các lĩnh vực tài chính hành vi, tâm lý
học xã hội, xã hội học và lịch sử Cuốn sách của Selden, "Tâm lý học của thị trường chứngkhoán" là một trong những cuốn sách đầu tiên áp dụng lĩnh vực tâm lý học trực tiếp vàothị trường chứng khoán Tác phẩm kinh điển này thảo luận về các lực lượng cảm xúc và
tâm lý đang hoạt động trên các nhà đầu tư và thương nhân trên thị trường tài chính Ba
tác phẩm này cùng với một số tác phẩm khác tạo thành nền tảng áp dụng tâm lý học và xã
hội học vào lĩnh vực tài chính.
Tài chính hành vi là nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm lý học đối với hành vi của những người hành nghề tài chính và nghiên cứu về tác động tiếp theo của thị trường "Tài
chính hành vi là nghiên cứu về cách tâm lý học ảnh hưởng đến việc ra quyết định tài chính
và thị trường tài chính." Shefrin (2001) Phần lớn các lý thuyết kinh tế và tài chính cho
rằng các cá nhân hành động hợp lý và xem xét tất cả các thông tin có sẵn trong quá trình
Trang 13ra quyết định đầu tư Tài chính hành vi, làm sáng tỏ hơn lý do tại sao mọi người mua hoặc
bán cổ phiếu - và thậm chí tại sao họ không mua cổ phiếu
Kahneman và Tversky (1979) đã trình bày một bài phê bình về lý thuyết tiện ích
dự kiến được trình bày bởi Bernoulli (1954) như một mô hình mô tả về việc ra quyết địnhdưới rủi ro và phát triển một mô hình thay thế, mà họ gọi là lý thuyết triển vọng Họ tìm
thấy theo kinh nghiệm rằng những người thiếu cân kết quả chỉ đơn thuần là có thể xảy ra
so với kết quả thu được một cách chắc chắn Họ lưu ý rằng mọi người thường loại bỏ các
thành phần được chia sẻ bởi tất cả các khách hàng tiềm năng đang được xem xét Họ nhận
ra rằng theo lý thuyết triển vọng, giá trị được gán cho lãi và lỗ hơn là tài sản cuối cùng trong khi xác suất được thay thế bằng trọng số quyết định Hàm giá trị được xác định dựa
trên độ lệch so với điểm tham chiếu và thường lõm đối với lợi nhuận (ngụ ý ác cảm rủiro), thường lồi đối với tổn thất (tìm kiếm rủi ro) và thường dốc hơn đối với tổn thất so với
lãi (ác cảm mất mát) Lý thuyết, mà họ đã xác nhận bằng thí nghiệm, dự đoán một mô hình
đặc biệt gấp bốn lần về thái độ rủi ro: ác cảm rủi ro đối với lợi ích có xác suất trung bìnhđến cao và tổn thất xác suất thấp, tìm kiếm rủi ro cho lợi ích xác suất thấp và tổn thất xác
suất trung bình đến cao.
2.2.2 Lý thuyết về tài chính hành vi
Lý thuyết tài chính hành vi là một lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, tập trung vào việckhám phá và giải thích các hành vi đầu tư của các nhà đầu tư Theo lý thuyết này, các nhàđầu tư đưa ra quyết định đầu tư không chỉ dựa trên lý thuyết tài chính truyền thống, màcòn dựa trên các yếu tố tâm lý như cảm xúc, hành vi và nhận thức
Các nghiên cứu về tài chính hành vi bao gồm nhiều lĩnh vực, từ tâm lý học đến kinh
tế học và tài chính Daniel Kahneman và Amos Tversky đã đưa ra lý thuyết toán học về tâm
lý học quyết định, trong đó họ chỉ ra rằng các quyết định đầu tư thường dựa trên các bài
toán tâm lý học thay vì các bài toán tài chính truyền thống Một trong những nghiên cứuquan trọng về tài chính hành vi là "Các quyết định đầu tư và tài chính: Một cách tiếp cận
tích cực” của Richard Thaler Trong đó, ông Thaler đã nghiên cứu về các quyết định đầu
tư và tài chính của các nhà đầu tư và cho rằng các nhà đầu tư thường có các hành vi không hoàn toàn hợp lý Nghiên cứu khác của Terrance Odean cho thấy rằng những nhà đầu tư thường xuyên giao dịch thường thua lỗ hơn so với những nhà đầu tư ít giao dịch Nghiên cứu này cho thấy rằng các nhà đầu tư thường quá tin tưởng vào khả năng dự đoán của
mình và quá tự tin trong việc đưa ra quyết định đầu tư Robert Shiller đã xây dựng một chỉ
số giá cổ phiếu được gọi là PE10, dựa trên tỷ lệ giá cổ phiếu so với lợi nhuận trung bình
của công ty trong 10 năm qua, để đánh giá mức độ đắt đỏ của thị trường chứng khoán Chỉ
Trang 14số này cho thấy rằng thị trường chứng khoán có thể bị quá định giá trong thời gian dài vàcác nhà đầu tư cần phải cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư.
Tóm lại, lý thuyết tài chính hành vi và các nghiên cứu liên quan cho thấy rằng các
quyết định đầu tư của các nhà đầu tư thường không hoàn toàn hợp lý và dựa trên các yếu
tố tâm lý như cảm xúc, hành vi và nhận thức Các nhà đầu tư cần phải cẩn trọng trong việcđưa ra quyết định đầu tư và không nên quá tin tưởng vào khả năng dự đoán của mình
2.2.3 Quan niệm về kết quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân
Các nhà đầu tư cá nhân thường quan tâm thường chia làm hai kiểu: Đầu cơ và Đầu
tư.
Những nhà đầu tư cá nhân theo khuynh hướng đầu cơ thường mong muốn hiệuquả sinh lời khi đầu tư một cách nhanh chóng Là việc nhà giao dịch chứng khoán thu lợi
nhuận từ việc mua bán, tích lũy hay bán khống cổ phiếu Đây là hình thức diễn ra trong
ngắn hạn, kiếm lời nhờ sự biến động mạnh của thị trường và chênh lệch về giá Cụ thể, nếu
như nhu cầu thị trường cao tức là có nhiều người tham gia ở trạng thái mua nhiều dẫn đến
tăng giá và ngược lại nếu cung cao thì sẽ đẩy giá xuống, tùy theo vị thế người giao dịch mà
sự tăng giảm đó đem lại lợi nhuận cho họ Vì vậy, đầu cơ đem lại lợi nhuận rất cao nhưng
kèm với đó là rủi ro cao không kém.
Nhà đầu tư cá nhân theo khuynh hướng đầu tư thì coi khoản đầu tư của họ như
một khoản tích lũy cho tương lai Họ đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi của mình vào mỗi cổ phiếu với kỳ vọng hoạt động kinh doanh của công ty đó vẫn ổn định và mang lại lợi nhuận
trong tương lai Các khoản cổ tức nhận được từ lợi nhuận thặng dư của công ty sẽ đủ đểđảm bảo cho họ sự an toàn tài chính sau này Nhà đầu tư cá nhân chỉ nên coi việc đầu tư
là nắm giữ tiền chứ không phải để kiếm tiền Khi đó, họ sẽ nhận ra sự vô nghĩa của các dao
động đối với giá thị trường của cổ phiếu
Khả năng của các nhà đầu tư cá nhân có thể được đánh giá bằng một số khung năng lực
cốt lõi, bao gồm kiến thức, tâm lý đầu tư, khả năng giao dịch và quản lý vốn, và đặc biệt là
năng lực tài chính Cần:
- Kiến thức: Kiến thức bao gồm cả kiến thức vi mô và vi mô, những kiến thức về tàichính và khả năng phân tích, tư duy, đánh giá từ cơ bản đến nâng cao Đây là một năng lựcbao gồm các nền tảng kiến thức cuẩ toàn ngành tài chính, cũng như sự hiểu biết và vậndụng linh hoạt các sản phẩm của ngành tài chính
- Tâm lý đầu tư: Thể hiện khả năng kiểm tra và theo dõi các xu hướng tâm lý có thể
dẫn đến các quyết định đầu tư kém Sự tự tin thái quá (quá tự tin), sợ mất mát (sợ thua lỗ)
Trang 15và các hạn chế khác dẫn đến các hành động lừa đảo trong đầu tư là thường xuyên trong
lĩnh vực tài chính hành chính của Việt Nam.
- Khả năng giao dịch và quản lý vốn: khả năng quản lý vốn, kỹ thuật quản lý rủi ro:kiến thức và khả năng liên quan về phân bổ, đa dạng hóa tài sản và sử dụng đòn bẩy tàichính do các công ty chứng khoán cung cấp (vay ký quỹ), cũng như các chiến lược quản lý
danh mục đầu tư Để quản lý rủi ro hiệu quả cần phải duy trì một tính kỷ luật cao, xây dựng
danh mục đề phòng trước những rủi ro có thể xảy ra
- Năng lực tài chính: Yếu tố này có tính đến quy mô tài sản, mức độ phân bổ tài sản
và mức độ rủi ro đầu tư
- Hạn chế về kiến thức tài chính và chứng khoán: Đầu tư tài chính là các hành độngđược thực hiện trong lĩnh vực tài chính Chế độ về kiến thức tài chính và chứng khoán.Dựa trên cách tiếp cận của các nhà đầu tư, đòi hỏi chuyên môn đa dạng, vốn đòi hỏi mức
độ hiểu biết rất cao, mặc dù kiến thức kinh doanh va tài chính cơ bản vẫn rất quan trọng.
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân
2.2.4.1 Sự quá tự tin
Sự quá tự tin là một trong những yếu tố tâm lý hành vi quan trọng đóng vai trò
trong kết quả đầu tư của các nhà đầu tư Các nhà đầu tư quá tự tin thường đưa ra quyếtđịnh đầu tư dựa trên khả năng dự đoán của họ, mà không đánh giá đầy đủ các rủi ro và cơ
hội.
Một trong những nghiên cứu quan trọng liên quan đến sự quá tự tin là "Are
Investors Reluctant to Realize Their Losses?" của Terrance Odean Nghiên cứu này cho
thấy rằng các nha đầu tư thường quá tự tin với các quyết định đầu tư của minh và thường không muốn nhận thua lỗ Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy rằng các nhà đầu tư
thường mua quá nhiều cổ phiếu của các công ty mà họ quá tin tưởng và bán quá ít cổ phiếu
của các công ty mà họ không tin tưởng Nghiên cứu khác của Brad Barber và Terrance
Odean về hiệu quả của các nhà đầu tư cá nhân cũng cho thấy rằng các nhà đầu tư quá tự tin thường thua lỗ hơn so với những nhà đầu tư khác Nghiên cứu này cho thấy rằng các
nhà đầu tư quá tự tin thường giao dịch quá nhiều và không đánh giá đầy đủ các rủi ro va
cơ hội Ngoài ra, nghiên cứu của Nicholas Barberis và Richard Thaler về lý thuyết tài chính
hành vi cũng chỉ ra rằng sự quá tự tin ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của các nhà đầu tư
Họ cho rằng các nhà đầu tư có xu hướng quá tự tin với khả năng dự đoán của mình và
thường đánh giá thấp các rủi ro tiềm ẩn
Các nghiên cứu cho thấy sự quá tự tin ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của các nhàđầu tư Các nhà đầu tư quá tự tin thường đưa ra quyết định đầu tư mà không đánh giá đầy
Trang 16đủ các rủi ro và cơ hội, dẫn đến kết quả đầu tư kém hiệu quả hơn Các nhà đầu tư cần phải
cẩn trọng trong việc đánh giá các rủi ro và cơ hội của các quyết định đầu tư và tránh quá
tự tin.
2.2.4.2 Khuynh hướng sẵn có
Theo Shefrin và Statman (2000), khuynh hướng sẵn có xảy ra do các nhà đầu tư
dựa vào thông tin để đưa ra quyết định, nhưng không phải tất cả thông tin đều có sẵn Các
nhà đầu tư có xu hướng ưu tiên cho các thông tin có sẵn nhiều hơn và ít chú ý đến các thông tin được chú ý ít thường xuyên hơn Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư dễ dàng
nhớ lại các thông tin đã xuất hiện gần đây, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông
và các bản phát hành của công ty, do các khuyến nghị của nhà môi giới hoặc cố vấn của họ
rất mới mẻ trong bộ nhớ của họ Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khuynh hướng sẵn có
có thể có tác động tích cực đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân (Bakar & Yi,
2016).
2.2.4.3 Tình huống điển hình
Một tình huống điển hình ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của các nhà đầu tư là tìnhtrạng thị trường quá mua hoặc quá bán Khi thị trường quá mua, giá cổ phiếu cao hơn giátrị thực của chúng và khi thị trường quá bán, giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực của chúng.Trong cả hai trường hợp, các nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý kỳ vọng và sợ hãi,
dẫn đến các quyết định đầu tư không hợp lý.
Nghiên cứu của Robert Shiller về sự phân tán giá trị tài sản và tính kỳ vọng trong
thị trường chứng khoán cho thấy rằng các nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý kỳ
vọng trong thị trường quá mua hoặc quá bán Theo Shiller, các nhà đầu tư có xu hướngquá mua cổ phiếu vì họ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng cao hơn, trong khi khi thịtrường quá bán, các nhà đầu tư có xu hướng bán cổ phiếu vì họ sợ giá cổ phiếu sẽ tiếp tục
giảm thêm Nghiên cứu của Richard Thaler về lý thuyết tài chính hành vi cũng chỉ ra rằng tâm lý kỳ vọng và sợ hãi trong thị trường quá mua hoặc quá bán có thể dẫn đến các quyết
định đầu tư không hợp lý Theo Thaler, các nhà đầu tư có xu hướng quá mua cổ phiếu vì
họ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng và không muốn bỏ lỡ cơ hội tăng giá, trong khi khithị trường quá bán, các nhà đầu tư sợ mất tiền và bán cổ phiếu dù giá đang thấp
Tình trạng thị trường quá mua hoặc quá bán là một tình huống điển hình ảnhhưởng đến kết quả đầu tư của các nhà đầu tư, do tâm lý kỳ vọng và sợ hãi của họ Các nhàđầu tư cần hết sức cẩn trọng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư khi thị trường đang
ở trạng thái này để tránh các quyết định đầu tư không hợp lý
Trang 172.2.4.4 Hiệu ứng đám đông
Hiệu ứng đám đông là hiện tượng các nhà đầu tư theo đuổi các quyết định đầu tư
dựa trên hành động của những người khác thay vì dựa trên thông tin và phân tích của
chính họ Hiệu ứng này có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của các nhà đầu tư bằng cách
đẩy giá cổ phiếu lên hoặc xuống quá mức so với giá trị thực của chúng
Nghiên cứu của Charles Mackay (Extraordinary Popular Delusions and the
Madness of Crowds) đã chỉ ra rằng hiệu ứng đám đông đã tồn tại từ rất lâu và đã ảnh
hưởng đến các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trong lịch sử Nghiên cứu của Mackay
về các cuộc đợi vàng và sự suy giảm của kinh tế Hà Lan vào thế kỷ 17 là một ví dụ điểnhình về hiệu ứng đám đông Nghiên cứu của Andrei Shleifer và Robert Vishny về lý thuyết
tài chính hành vi cũng cho thấy rằng hiệu ứng đám đông ảnh hưởng đến kết quả đầu tư
của các nhà đầu tư Theo Shleifer và Vishny, các nhà đầu tư có xu hướng theo đuổi các
quyết định đầu tư của những người khác bởi vì họ cảm thấy an toàn và không muốn bỏ lỡ
cơ hội, dù có thể sẽ gây thiệt hại cho tài khoản đầu tư của họ Nghiên cứu của Brad Barber
và Terrance Odean về hiệu quả của các nhà đầu tư cá nhân cũng cho thấy rằng hiệu ứng
đám đông ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của các nhà đầu tư Theo Barber và Odean, các
nhà đầu tư có xu hướng mua cổ phiếu theo đuổi các quyết định đầu tư của những người
khác và bán cổ phiếu theo đuổi quyết định đầu tư của chính mình, dẫn đến kết quả đầu tư
kém hiệu quả.
Hiệu ứng đám đông là một hiện tượng phổ biến trong thị trường chứng khoán vàảnh hưởng đến kết quả đầu tư của các nhà đầu tư Các nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọngtrong việc đưa ra các quyết định đầu tư khi thị trường đang ở trạng thái này để tránh các
quyết định đầu tư không hợp lý.
2.2.4.5 Neo quyết định
Neo quyết định là hiện tượng các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư dựa trên cácyếu tố phi tài chính như cảm xúc, niềm tin, sự kỳ vọng và sự ảnh hưởng của môi trường xãhội thay vì dựa trên thông tin và phân tích tài chính Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến
kết quả đầu tư của các nhà đầu tư bằng cách đẩy giá cổ phiếu lên hoặc xuống quá mức so
với giá trị thực của chúng.
Nghiên cứu của Werner De Bondt và Richard Thaler về hiệu ứng trái ngược cho
thấy rằng các nhà đầu tư có xu hướng tiếp tục đầu tư vào các cổ phiếu đã giảm giá và bán
cổ phiếu đã tăng giá Theo De Bondt và Thaler, hiệu ứng này có thể là kết quả của neoquyết định, khi các nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc và sự kỳ vọng thay vìdựa trên thông tin tài chính Nghiên cứu của Brad Barber và Terrance Odean về hiệu quả
Trang 18của các nhà đầu tư cá nhân cũng cho thấy rằng neo quyết định ảnh hưởng đến kết quả đầu
tư của các nhà đầu tư Theo Barber và Odean, các nhà đầu tư có xu hướng mua cổ phiếu
của các công ty mà họ có sự quen thuộc, dẫn đến kết quả đầu tư kém hiệu quả Nghiên cứu của Meir Statman về lý thuyết tài chính hành vi cũng chỉ ra rằng neo quyết định ảnh hưởng
đến kết quả đầu tư của các nhà đầu tư Theo Statman, các nhà đầu tư có xu hướng đầu tưvào các công ty mà họ đánh giá cao về giá trị phi tài chính, như đạo đức kinh doanh và
trách nhiệm xã hội, dẫn đến kết quả đầu tư kém hiệu quả.
Neo quyết định là một hiện tượng phổ biến trong thị trường chứng khoán và ảnhhưởng đến kết quả đầu tư của các nhà đầu tư Các nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng trongviệc đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên các yếu tố phi tài chính như cảm xúc, niềm tin
và sự ảnh hưởng của môi trường xã hội.
2.2.5 Tác động của các yếu tố tâm lý hành vi tới kết quả đầu tư của nhà đầu tư trên
thị trường chứng khoán
Nodsinger (2014) tuyên bố rằng các nhà đầu tư phải thu thập và phân tích rất nhiều thông tin về các cổ phiếu thay thế khác nhau trên thị trường Các nguồn tài chính dễ tiếp cận cho các nhà đầu tư đã lỗi thời Việc sử dụng chúng không được khuyến khích để phân
tích và đánh giá thông tin và tài chính hành vi (Shiller, 2006) Theo Nodsinger (2014), tất
cả các nhà đầu tư đều bị ảnh hưởng bởi những thành kiến tâm lý Ricciardi và Simon
(2000) báo cáo rằng các nhà đầu cơ nên tuyên bố toàn bộ thị trường thay vì cố gắng vượt
qua thị trường Để thành công trong việc sở hữu thị trường, nhà đầu tư phải đối mặt với
nhiều khó khăn và rủi ro hơn để đưa ra những quyết định mạnh mẽ, hợp lý (Nguyễn & Nguyễn, 2020) Họ cần sự thừa nhận đặc biệt trong quá trình ra quyết định đầu tư (Nguyễn, 2020; Pattiruhu &; Paais, 2020; Nguyễn và cộng sự, 2020; Trần &; Nguyễn,
2020) Họ cần hợp lý hóa các giả định và thông tin, làm giảm sự phức tạp thực dụng Lợinhuận kỳ vọng của chứng khoán đòi hỏi họ phải chấp nhận những thách thức rủi ro Rủi
ro này bị ảnh hưởng bởi sự khó lường của dòng doanh thu trong tương lai không thể đa
dạng hóa Do đó, lý thuyết tài chính hiện đại nói rằng tài chính hành vi (thành kiến tâm lý
học và biến thị trường) có hai thành phần quan trọng để giải quyết lựa chọn liên doanh(Andrikopoulos, 2007; Hirshleifer, 2001) Theo tuyên bố của Barber và Odean (1999),nhiều chuyên gia tài chính có khuynh hướng đối với cổ phiếu của tổ chức, cổ phiếu địaphương và cổ phiếu blue-chip sẽ gây hại cho danh mục đầu tư của họ, trao đổi nhất quán
và thừa nhận thua lỗ (ác cảm không may) Mục tiêu chính của quỹ ứng xử là thừa nhận
cách các lựa chọn đầu cơ được thực hiện trong một thị trường da dạng (DeBondt et al.,
2010) Về hiệu suất cổ phiếu, Reinganum (1988) nhận định rằng cổ phiếu giá trị hoạt động
Trang 19tốt hơn cổ phiếu tăng trưởng Hiệu suất cổ phiếu được xác định bởi Levine và Zervos
(1998) là một khái niệm phức tạp bao gồm quy mô, tính thanh khoản, mức độ đồng hóa
quốc tế và biến động
Các cổ phiếu mà sở hữu cá nhân tăng lớn nhất có thể gánh chịu lợi nhuận tiêu cựcbất thường trong năm, trong khi các cổ phiếu giảm nhiều nhất sở hữu cá nhân có thể cólợi nhuận bất thường tích cực Nghiên cứu cũng tìm hiểu về hành vi mua bán và hiệu quảcủa các cổ phiếu được mua và bán trong quá khứ Các cổ phiếu có sự gia tăng đáng kể về
sở hữu cá nhân (cổ phiếu đã mua) thường là các cổ phiếu đã chiến thắng trong quá khứ.
Do đó, có giả thuyết rằng hiệu quả tích cực có liên quan đến tính toàn diện/hợp lý và chính
thức hóa trong quá trình ra quyết định đầu tư Tuy nhiên, mối quan hệ giữa quyết địnhđầu tư và hiệu quả của các nhà đầu tư cá nhân chưa được nhiều nghiên cứu thực nghiệm
chứng minh ở Việt Nam.
Trang 20CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được dựa theo các bước sau:
- _ Lựa chọn đề tài nghiên cứu
- _ Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
- _ Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu và xử ly dữ liệu
- _ Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
3.2 Phát triển bảng hỏi và thu thập dữ liệu sơ cấp
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi
- _ Giai đoạn 1: Xây dựng câu hỏi khảo sát dựa trên mô hình đề xuất và các thông tin
liên quan.
- _ Giai đoạn 2: Hoàn chỉnh bảng hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của giáo viên hướng
dẫn.
- _ Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng hỏi
Bước 2: Gửi mẫu khảo sát đến nhà đầu tư là “Dân văn phòng” tại địa bàn thành phố Hà Nội
Bước 3: Nhận kết quả trả lời
Bước 4: Thu nhận phản hồi từ nhà đầu tư
Bước 5: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ SPSS
Dữ liệu bảng câu hỏi được thiết kế như sau:
(1) Một số thông tin về khách hàng:
- _ Thời gian tham gia thị trường chứng khoán
- _ Vốn đầu tư chứng khoán
- Chiến lược đầu tư
- Su tác động của các nhân tố tâm lý đến tiến trình ra quyết định đầu tư
- Hiệu qua đầu tu của nhà đầu tư cá nhân là “Dân văn phòng”
(2) Cac nhân tố hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định đầu tư
Các nhân tố hành vi bao gồm: Sự quá tự tin, Khuynh hướng sẵn có, Tình huống điển hình,
Hiệu ứng đám đông, Neo quyết định, Quyết định đầu tư Các câu hỏi được mã hóa để đưavào công cụ SPSS để phân tích và đánh giá mức độ phụ thuộc
Trang 21Bảng 3.1: Tổng hợp số liệu được mã hóa
Giới tính
Độ tuổiTrình độ học vấn
Mức thu nhập cá nhân trung bình mỗi tháng
Oo} #2} WwW} NI] RP “| | mỊ s| © Bạn đầu tư bao nhiêu % tổng tài sản nhàn rỗi của mình vào chứng
khoán
Tính đến hiện tại, tỷ suất sinh lời trung bình của bạn là bao nhiêu
Thời gian tham gia thị trường chứng khoán
Số vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán
[| OC} IS c| <| 1| x< Nhóm nhà đầu tư
10 | "Có sự tác động của các yếu tố tâm lý đến tiến trình ra quyết định
đầu tư chứng khoán"
Sự quá tự tin (AB)
9 AB1 Bạn tự tin với kiến thức va kinh nghiệm của mình trước những phân
tích và dự báo về thị trường
10 AB2 Bạn có khả năng lường trước được các điểm đảo chiều trên thị
trường chứng khoán
Khuynh hướng sẵn có (AC)
11 AC1 Những thông tin về doanh nghiệp trên các trang báo lớn thường có
tính xác thực cao và được tin tưởng nhiều hơn
12 AC2 Bạn sẵn sàng nghe theo các thông tin mới của doanh nghiệp mà phớt
lờ những cảnh báo xấu trước kia về nó
Tình huống điển hình (AD)
13 AD1 Cổ phiếu đã có kết quả tăng trưởng tốt trong quá khứ (Trong ngắn
hạn khoảng 6 tháng) thường sẽ có sự tăng trưởng tốt trong tương lai
14 AD2 Bạn cho rằng việc đầu tư vào các cổ phiếu đang "hot" (Cổ phiếu
được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông) trên thị
trường dù có nhiều rủi ro nhưng là cách đầu tư mang lại hiệu quảsinh lời nhanh nhất
Hiệu ứng đám đông (AE)