Khái niệm về dự báo nhu cầu sản phẩm Dự báo là việc suy luận về những gì có thể xảy ra trong tương lai trên cơ sở sử dụng các số liệu, dữ liệu đã xảy ra trong quá khứ và được thực hiện
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
QUẢN TR Ị VẬ N HÀNH
NHÓM: 05
2.PHẠ M NH T TUY T NGÂN Ậ Ế
3.TRẦN ÁNH DƯƠNG
5.NGUYỄN TÚ ANH
GVHD: TS NGUYỄN KIM NAM
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quy trình dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm 1
1.1 Khái niệm về dự báo nhu cầu sản phẩm 1
1.2 Vai trò của dự báo nhu cầu sản phẩm 1
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu sản phẩm 1
a Các nhân tố khách quan 1
b Các nhân tố chủ quan 2
1.4 Các phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm 2
a Phương pháp bình quân đơn giản 2
b Phương pháp hoạch định theo xu hướng 3
Chương 2: Thực trạng quy trình dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm của Cocoon 3 2.1 Giới thiệu sơ lược về Cocoon 3
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Cocoon 3
2.2 Phân tích thực trạng quy trình dự báo nhu cầu sản phẩm 5
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu sản phẩm 5
2.2.2 Dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm 10
Chương 3: Kết luận và bài học kinh nghiệm 12
3.1 Kết luận 12
3.2 Bài học kinh nghiệm 14
3.2.1 Thu thập dữ liệu chính xác và đầy đủ 14
3.2.2 Sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu phù hợp 14
3.2.3 Xây dựng và theo dõi mô hình dự báo liên tục 14
3.2.4 Ứng dụng công nghệ và sử dụng mô hình học máy để dự báo nhu cầu 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 31
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quy trình dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm
1.1 Khái niệm về dự báo nhu cầu sản phẩm
Dự báo là việc suy luận về những gì có thể xảy ra trong tương lai trên cơ sở sử dụng các số liệu, dữ liệu đã xảy ra trong quá khứ và được thực hiện bằng những phương pháp thực hiện bằng những phương pháp tích hợp
Dự báo còn được hiểu là dự tính và báo trước các sự việc sẽ diễn ra trong tương lai một cách có cơ sở
Dự báo là một khoa học và là nghệ thuật tiên đoán các sự việc xảy ra trong tương lai
Dự báo nhu cầu sản phẩm là dự đoán lượng sản phẩm mà doanh nghiệp phải chuẩn bị
để đáp ứng nhu cầu tương lai,là dự đoán khả năng tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai
1.2 Vai trò của dự báo nhu cầu sản phẩm
Dự báo nhu cầu là một công việc rất quan trọng trong quản trị sản xuất vì các lý do sau:
Giúp doanh nghiệp xác định được chủng loại và số lượng sản phẩm và số lượng sản phẩm cần có trong tương lai
Là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định công suất và công nghệ sản xuất kinh doanh, lựa chọn trang thiết bị phục vụ sản xuất, hoạch định các nguồn lực cần thiết để triển khai kế hoạch Giúp nhà quản trị sản xuất nằm thế chủ động trước những thay đổi của môi trường, không bỏ sót các cơ hội kinh doanh và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường
Dự báo nói chung và dự báo nhu cầu sản phẩm nói riêng trong doanh nghiệp là hoạt động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Do vậy, kết quả dự báo không hoàn toàn chính xác và mang tính tương đối, thậm chí có thể sai sót Đảm bảo độ chính xác nhất định, việc dự báo cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
Æ Lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp
Æ Thu nhập đầy đủ và xử lý chính xác các dữ liệu
Æ Giám sát dự báo theo giới hạn và phù hợp với từng loại nhu cầu cần dự báo
Æ Lựa chọn, đào tạo, huấn luyện cán bộ làm công tác dự báo
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu sản phẩm
a Các nhân tố khách quan
Trang 42
Chu kỳ, xu hướng hiện trạng của nền kinh tế vĩ mô
Xu hướng và sự thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
Chu kỳ sống của sản phẩm
Giá cả và sự biến động của quan hệ cung - cầu sản phẩm trên thị trường
b Các nhân tố chủ quan
Sự nỗ lực trong nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Các ràng buộc về nguồn lực (nhân lực, tài chính, công nghệ - kỹ thuật, )
Các yếu tố khác (năng lực marketing và bán hàng, sự phù hợp của chất lượng và giá
cả sản phẩm, thương hiệu sản phẩm, tín dụng khách hàng, uy tín của khách hàng…)
1.4 Các phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm
Các bước của quy trình dự báo
Bước 1: Xác định mục đích của dự báo
Bước 2: Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cần dự báo
Bước 3: Xác định thời gian dự báo
Bước 4: Chọn phương pháp dự báo
Bước 5: Tổ chức thu nhập dữ liệu và thông tin
Bước 6: Phân tích và xử lý dữ liệu và thông tin
Bước 7: Thực hiện dự báo
Bước 8: Kiểm soát sai số dự báo
Nhóm lựa chọn 2 phương pháp để dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương lai bao gồm:
a Phương pháp bình quân đơn giản
Bình quân di động (MA-Moving Average) là phương pháp dự báo được xác định bằng cách tính trung bình một số dữ liệu của những kỳ gần nhất trong chuỗi thời gian, trong đó mức cầu của các thời kỳ trước đều có trọng số như nhau
Phương pháp này thường được áp dụng khi nhu cầu biến động ít
Công thức tổng quát:
𝐹!=𝐴!"1+ %𝐴!"2+ +%𝐴!"#
∑# 𝐴!"$
$%1
𝑛
Trang 53
Trong đó:
𝐹!: Nhu cầu dự báo chu kỳ t
𝐴!"#: Nhu cầu thực tế chu kỳ thứ t-i
𝑛: Số n chu kỳ sử dụng cho dịch chuyển trung bình
b Phương pháp hoạch định theo xu hướng
Là phương ph p giá úp doanh nghi p dệ ự báo nhu c u s n phầ ả ẩm trong tương lai dựa trên một tập h p cợ ác dữ liệu có xu h ng trong quướ á khứ, nói cách kh c lá à nghiên c u sứ ử biến đ ng ộ
củ dãa y số theo th i gian đờ ể tìm xu h ng phướ át triển nhu c u trong tầ ương lai
Nếu các dữ liệu quá khứ có xu hướng rõ ràng, khi đó nhu cầu được xem là một hàm theo thời gian Nghĩa là theo thời gian, cầu tăng/giảm theo một quy luật nào đó thì hoạch định theo xu hướng có thể được sử dụng để dự báo Dạng phương trình được sử dụng đơn giản nhất là dạng đường thẳng:
𝑌!= 𝑎 + 𝑏 𝑡 Với 𝑎 = 𝑡- − 𝑏 𝑡-
𝑏 =𝛴𝑡𝑦 − 𝑛 𝑡- 𝑦1
𝛴𝑥2− 𝑛 (𝑡-)2
Trong đó:
𝑡: Là biến độc lập chỉ thứ tự kỳ dự báo
𝑌: Là nhu cầu thực tế
𝑛: Là số kỳ dự báo
Chương 2: Thực trạng quy trình dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm của Cocoon 2.1 Giới thiệu sơ lược về Cocoon
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Cocoon
Cocoon là một thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên nổi bật tại Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc da và tóc từ các nguyên liệu tự nhiên, an toàn và thân thiện với môi trường Cocoon được biết đến với cam kết về chất lượng và tính bền vững, mang lại cho khách hàng những trải nghiệm chăm sóc sắc đẹp tốt nhất Trong mỗi sản phẩm của Cocoon đều thể hiện rõ tinh thần Việt với nguồn nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên từ cà phê Đắk Lắk đến dừa Bến Tre; từ bơ ca cao Tiền Giang đến hoa hồng Cao Bằng Rồi các nguyên liệu từ tự nhiên như bưởi, rau má, sachi, bí đao…Thành công của Cocoon không chỉ từ khía cạnh câu
Trang 64
chuyện đẹp mà còn nhờ sự cam kết rõ ràng từ thương hiệu về chất lượng sản phẩm đều đáp ứng các tiêu chí CGMP của Bộ Y Tế, minh bạch về thông tin
Năm thành lập: 2013
Trực thuộc: Công ty TNHH mỹ phẩm NATURE STORY
Địa chỉ: 118/15 Trần Quang Diệu, P.14, Quận 3, TP HCM
Fanpage: https://www.facebook.com/CocoonVietnamOfficial
Hotline: 0283 832 8228
Website: http://cocoonvietnam.com/
Ý nghĩa thương hiệu: Tên gọi "Cocoon" gợi nhớ đến hình ảnh của những kén tằm,
biểu tượng cho sự bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tự nhiên Thương hiệu này hướng đến việc cung cấp các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp giống như việc bảo vệ và nuôi dưỡng của kén tằm, giúp khách hàng có được làn da và mái tóc khỏe mạnh một cách tự nhiên
Chứng nhận thương hiệu: Cocoon đã đạt được nhiều chứng nhận quan trọng như:
-Chứng nhận từ PETA (People for the Ethical Treatment of Animals):Đảm bảo các sản phẩm không thử nghiệm trên động vật
-Chứng nhận hữu cơ: Được cấp bởi các tổ chức uy tín, đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu tự nhiên và quy trình sản xuất không sử dụng hóa chất độc hại
Sứ mệnh: Mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp từ thiên
nhiên, an toàn và hiệu quả, đồng thời bảo vệ môi trường và động vật
Tầm nhìn: Trở thành thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên hàng đầu tại Việt Nam và mở
rộng ra thị trường quốc tế, được biết đến không chỉ bởi chất lượng sản phẩm mà còn bởi sự cam kết với môi trường và xã hội
Mục tiêu: Không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, mở rộng mạng
lưới phân phối, và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên
Giá trị cốt lõi :Chất lượng và an toàn: Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao về chất
lượng và an toàn cho người sử dụng
Tự nhiên và bền vững: Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường
Trang 75
Trách nhiệm xã hội: Cam kết không thử nghiệm trên động vật và đóng góp vào các hoạt động bảo vệ môi trường
Đổi mới và sáng tạo: Không ngừng nghiên cứu và cải tiến để mang đến những sản phẩm mới, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
Khách hàng là trung tâm: Luôn lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng
Khách hàng mục tiêu
Cocoon hướng đến các khách hàng yêu thích sản phẩm chăm sóc sắc đẹp từ thiên nhiên, bao gồm:
- Phụ nữ:từ 18 đến 45 tuổi, quan tâm đến sức khỏe và vẻ đẹp tự nhiên
- Những người tiêu dùng có ý thức về môi trường và quan tâm đến các sản phẩm bền vững, không thử nghiệm trên động vật
- Khách hàng có làn da nhạy cảm hoặc gặp vấn đề về da, tìm kiếm các sản phẩm an toàn và không chứa hóa chất độc hại
- Người tiêu dùng quốc tế muốn trải nghiệm các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp từ thiên nhiên của Việt Nam
2.2 Phân tích thực trạng quy trình dự báo nhu cầu sản phẩm
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu sản phẩm
a Quy mô thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam
Hiện nay Việt Nam đang có 100 triệu người đứng thứ 12 trên thế giới về dân số, vì vậy đối với các nhà sản xuất và phân phối mỹ phẩm thì Việt Nam là một trong những thị trường đáng để kinh doanh và đầu tư với nhiều yếu tố hấp dẫn cùng tiềm năng tăng trưởng trong tương lai Theo một số bài báo cáo, nghiên cứu nhằm đưa ra những con số về quy mô thị trường Việt Nam hiện nay và trong tương lai đang trên đà phát triển
Qua đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, đưa ra số liệu trong tương lai quy mô thị trường Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, giá trị hiện nay của ngành mỹ phẩm Việt Nam đạt 2,63 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 3,32% Bên cạnh đó, dự kiến vào năm 2027 giá trị của thị trường mỹ phẩm Việt Nam sẽ đạt 3,2 tỷ USD
Công ty thị trường AMR đã đưa ra số liệu quy mô thị trường sản phẩm chăm sóc da tại Việt Nam năm 2021 là 989,7 triệu USD, họ còn dự báo con số ở năm 2027 thì thị trường
Trang 86
Việt Nam sẽ đạt giá trị là 1,922 tỷ USD cùng với tốc độ tăng trưởng năm kép CAGR 11,7%
từ năm 2021 đến 2027
b Tăng trưởng thị trường mỹ phẩm Việt Nam
Thị trường mỹ phẩm và chăm sóc làn da hiện nay tại Việt Nam đang có xu hướng phát triển khá là tích cực, theo những nghiên cứu được tổng hợp thì doanh thu thị trường chăm sóc
da năm 2021 đã đạt được 2,29 triệu USD, dự kiến từ năm 2021 2025 sẽ tiếp tục tăng- trưởng với tỷ lệ 6,2% theo như CAGR
Qua đó thấy rằng thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trên đà phát triển khá vượt bậc, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu thì theo báo cáo từ cơ quan thống vào tháng 7/2022 ước tính tổng giá trị xuất khẩu là 30,32 tỷ USD, tăng 8,9% nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước trong khi đó thì tổng giá trị nhập khẩu là 30,3 tỷ USD, tăng 3,4% Theo báo Tuổi trẻ, đưa ra số liệu
là tỷ lệ phụ nữ Việt Nam sử sản phẩm làm đẹp tăng cao từ 76% lên 86% trong năm 2020 đến
2023 Điều này đã chứng minh được Việt Nam đang có dấu hiệu tích cực trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, cho thấy sự cạnh tranh và phát triển không chỉ là trong nước mà còn cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường quốc tế
Thị trường Việt Nam ngày càng tăng trưởng bởi nhu cầu của mỗi cá nhân càng ngày càng đa dạng hóa về việc sử dụng mỹ phẩm không chỉ là việc trang điểm và chăm sóc làn da hằng ngày, mà còn chú trọng đến việc nuôi dưỡng mái tóc, chăm sóc cơ thể và làm đẹp tổng thể cho bản thân họ Hiện nay ai cũng muốn ngày một ngày có thể yêu thương chăm sóc vẻ đẹp của bản thân từ bên trong lẫn bề ngoài hiểu được mong muốn của khách hàng điều này giúp cho các công ty ngày càng mở rộng dòng sản phẩm để phục vụ một phạm vị khách hàng rộng hơn, và các sản phẩm nội địa ngày một ngày phát triển để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và có thể đa dạng hóa về giá cả lẫn mẫu mã cho các dòng sản phẩm để phục vụ mong muốn của khách hàng
Vì vậy, việc phân phối mỹ phẩm đang dần có sự thay đổi rõ rệt Ngoài những cửa hàng truyền thống như các siêu thị hay chuỗi cửa hàng mỹ phẩm, thì khách hàng ngày nay còn có thể dễ dàng mua các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, Tik Tok Shop, Điều này đã tạo ra sự thuận lợi cho người tiêu dùng và mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh có thể mua bán sản phẩm mà không bị khoảng cách địa lý ngăn cách.Báo cáo của nền tảng dữ liệu thương mại điện tử Metric cho thấy doanh thu các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân trên nền tảng thương mại điện tử đạt 22,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2023, tăng 74% so với năm 2022
Trang 97
Ngoài ra, các công ty mỹ phẩm ngày càng đầu tư mạnh vào hoạt động quảng cáo và tiếp cận người tiêu dùng thông qua các chiến dịch truyền thông, marketing trực tuyến và sự kết hợp với các ngôi sao, influencers trên mạng xã hội Điều này giúp tăng cường nhận thức hướng tới những điều tích cực và tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng
c Xu hướng làm đẹp tại Việt Nam
Khi con người ngày một phát triển thì đi kèm theo đó là nhận thức của họ ngày một nâng cao, họ bắt đầu quan tâm đến mọi thứ về thế giới quan của họ vạn vật xung quanh đang thay đổi Đặc biệt sau đại dịch COVID-19, người tiêu dùng trên thế giới họ bắt đầu biết lắng nghe đứa trẻ bên trong nhiều hơn và dường như bắt đầu có những sự quan tâm về việc lựa chọn lối sống lành mạnh,với những phẩm xanh, an toàn và bảo vệ môi trường Thị trường chăm sóc sắc đẹp Việt Nam có thể tìm thấy cơ hội tăng trưởng nhờ xu hướng làm đẹp bền vững
Các sản phẩm có các thành phần từ thiên nhiên mang yếu tố an toàn, lành tính, mỹ phẩm xanh được dự đoán sẽ chiếm ưu thế trong thời gian tới nhờ Gen Z nhóm khách hàng - đang nắm giữ tương lai tiêu dùng Theo báo cáo ESG hàng năm của Ulta công bố vào tháng 4/2023, hơn 50% Gen Z xem xét kỹ các thành phần trong các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc
cá nhân trước khi mua hàng Một báo cáo khác từ hãng nghiên cứu thị trường Circana cho thấy, hơn 65% người tiêu dùng tìm kiếm các thành phần lành và sạch để bảo vệ sức khỏe làn
da
Theo dữ liệu từ Statista đã được ra những báo trong tương lai thị trường mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ sẽ đạt 15,7 tỷ USD vào năm 2025, điều này sẽ đánh dấu cho một cột mốc phát triển trong ngành làm đẹp Tính riêng tại Hoa Kỳ thì các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên
và hữu cơ đã chiếm hơn 40% doanh thu, là minh chứng rõ ràng cho tiềm năng của thị trường này Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam lại là một nước có nguồn nguyên liệu thiên nhiên khá phong phú, và có nhiều công dụng tốt như:dừa, tinh dầu bưởi, hà thủ ô, nha đam, gấc, nghệ, bồ kết, keo ong, sả, chanh, Những nguyên liệu này đã được khoa học công nhận về tính hiệu quả trong việc chăm sóc cá nhân và làm đẹp, thân thiện với người tiêu dùng, nhận được nhiều phản hồi tích cực cả về tính an toàn và hiệu quả Điều này mở ra nhiều cơ hội tạo
ra một lợi thế cho các nhà kinh doanh Việt Nam lựa chọn mảng sản xuất mỹ phẩm chăm sóc
da và làm đẹp, tạo ra dấu ấn riêng đậm chất Việt Nam
Một khảo sát được thực hiện bởi Q&Me vào đầu năm 2020 cho thấy số tiền trung bình mỗi tháng mà phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm chăm sóc da là 436.000VNĐ/tháng Tuy
Trang 108
nhiên, những nhu cầu chưa phổ biến với tất cả người dùng ở các sản phẩm thiên nhiên như là chống mụn 10.2%, tẩy trang 9,3%, tẩy tế bào chết 8,1% Nhận thấy được tiềm năng cho tẩy
tế bào chết của thương hiệu Cocoon Thương hiệu Cocoon - ra mắt năm 2013 cũng đã nỗ - lực tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều nguyên liệu đa dạng như cà phê (Đắk Lắk), hoa hồng hữu
cơ (Cao Bằng), nghệ (Hưng Yên), đường thốt nốt (An Giang), dầu dừa (Bến Tre)
d Chân dung khách hàng theo từng phân khúc
– Theo độ tuổi:
Æ 18-22 tuổi: Độ tuổi học sinh sinh viên => thích khám phá, trải nghiệm thử nhiều loại mỹ phẩm đa dạng mẫu mã
Æ 22-30 tuổi: Đã có công việc ổn định => Nhu cầu làm việc ổn định cần sử dụng
mỹ phẩm để chăm sóc và yêu thương bản thân
Æ Trên 30 tuổi: Đã có công việc ổn định, có thể đã kết hôn hoặc chưa => Bận rộn
có nhiều việc phải lo hơn ít có thời gian để chăm sóc cho bản thân hơn hai nhóm
độ tuổi trên
– Theo thu nhập:
Æ Dưới 5.000.000 VNĐ/tháng: đa số là nhóm học sinh sinh viên, chưa thể tự chủ -tài chính do còn phụ thuộc gia đình Do thu nhập trung bình nên sử dụng những sản phẩm bình dân phù hợp với túi tiền
Æ 5.000.000 10.000.000 VNĐ/tháng: Tài chính ổn định nên có nhu cầu làm đẹp - cao để phục vụ cho công việc và quan hệ xã hội Nhóm này sử dụng những sản phẩm phù hợp, sản phẩm có chất lượng tốt
Æ Trên 10.000.000 VNĐ/tháng: Thu nhập cao nên họ sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm cao cấp, chất lượng, giá thành đắt tiền
– Theo hành vi mua:
Æ Mua cho nhu cầu công việc: những người đi làm cần những sản phẩm dưỡng
da hiệu quả và an toàn vì họ thường xuyên phải trang điểm
Æ Mua vì ủng hộ sản phẩm hữu cơ (Organic): ý thức về bảo vệ môi trường đã dẫn đến những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Họ ngày càng muốn sử dụng những sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với môi trường hơn
Æ Mua vì KOL (key opinion leader) giới thiệu: Khách hàng tin tưởng sự giới thiệu đến từ các KOL bởi vì họ sẽ sử dụng sản phẩm trực tiếp rồi đăng lên mạng xã