1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài thảo luận phân tích Ảnh hưởng của môi trường Đặc thù Đến hoạt Động quản trị của doanh nghiệp doanh nghiệp lựa chọn tổng công ty viễn thông mobifone

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 500,38 KB

Nội dung

Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm 08 chúng em chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của môi trường đặc thù đến hoạt động quản trị kinh doanh tại Tổng Công ty viễn thông MobiFone” làm bài

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA HTTTQL & TMĐT

- -BÀI THẢO LUẬNMÔN: QUẢN TRỊ HỌC

Đề tài thảo luận: Phân tích ảnh hưởng của môi trường đặc thù

đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp

Doanh nghiệp lựa chọn: Tổng công ty viễn thông Mobifone

Giảng viên hướng dẫn : Đào Hồng Hạnh

Nhóm thực hiện : 08

Lớp học phần : 232_BMGM0111_13

Hà Nội, tháng 04 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

BIÊN BẢN CUỘC HỌP LẦN 1 4

BIÊN BẢN CUỘC HỌP LẦN 2 5

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 6

LỜI CẢM ƠN 7

PHẦN A: MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài: 8

2 Mục đích nghiên cứu đề tài: 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 8

PHẦN B: NỘI DUNG 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10

1 Môi trường quản trị chung: 10

2 Môi trường đặc thù: 12

2.1 Khái niệm môi trường đặc thù: 12

2.2 Tác động của môi trường đặc thù: 12

2.3 Các yếu tố thuộc môi trường đặc thù: 12

3 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại: 14

3.1 Khái niệm: 14

3.2 Các loại môi trường kinh doanh: 14

3.3 Các đặc trưng cơ bản của môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp nước ta hiện nay: 14

3.3.4 Môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế 15

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE 16

2.1 Lịch sử hình thành của Công ty viễn thông MobiFone: 16

2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Công ty viễn thông MobiFone:18 2.2.1 Tầm nhìn: 18

2.2.2 Sứ mệnh: 19

2.2.3 Giá trị cốt lõi: 19

2.3 Bộ máy tổ chức của Công ty viễn thông MobiFone: 19

2.4 Tình hình kinh doanh những năm gần đây của Công ty viễn thông MobiFone: 21

2.4.1 Tình hình kinh doanh năm 2021 21

Trang 3

2.4.3 Tình hình kinh doanh năm 2023 22

2.5 Những thành tích đã đạt được của Công ty viễn thông MobiFone: 23

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẶC THÙ TỚI CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE 25

3.1 Phân tích yếu tố khách hàng ảnh hưởng tới việc quản trị của Công ty viễn thông MobiFone: 25

3.2 Phân tích yếu tố nhà cung ứng ảnh hưởng tới việc quản trị của Công ty viễn thông MobiFone: 26

3.3 Phân tích yếu tố đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng tới việc quản trị của tổng công ty viễn thông MobiFone: 27

3.3.1 Phân tích năng lực cạnh tranh của các đối thủ: 28

3.3.2 Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh tới việc quản trị của MobiFone: 29

3.4 Phân tích yếu tố các cơ quan hữu quan tới việc quản trị của doanh nghiệp MobiFone: 29

3.4.1 Xác định các cơ quan hữu quan: 29

3.4.2 Phân tích ảnh hưởng của các cơ quan hữu quan tới việc quản trị của MobiFone: 30

3.4.3 Giải pháp: 30

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG 31

4.1 Cơ hội và thách thức: 31

4.1.1 Điểm mạnh: 31

4.1.2 Điểm yếu: 32

4.1.3 Cơ hội: 33

4.1.4 Thách thức: 35

4.2 Giải pháp: 35

KẾT LUẬN 37

Tài liệu tham khảo: 38

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hình thức: Online qua Google Meet

Thời gian: từ 21h30 tới 22h30

Thành viên có mặt: đầy đủ các thành viên

Mục đích cuộc họp: Thảo luận, xác định hướng đi cho bài, phân chia công việc cụ thểNội dung công việc:

 Tìm hiểu tổng quan về môn học, phân tích rõ ràng bài thảo luận và bắtđầu phân chia công việc theo sự phân công của nhóm trưởng

 Nhóm trưởng gửi lại đề tài, phân tích các nội dung trọng tâm của bàithảo luận và phân chia công việc

 Các thành viên đưa ra ý kiến, xem xét thế mạnh, nguyện vọng của bảnthân ở phần nào để nhận phần đó

 Nhóm trưởng ghi nhận các ý kiến, qua phân tích lần nữa và đưa ra quyếtđịnh phân chia công việc một cách công bằng, minh bạch

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2024

Nguyễn Thị Thảo Yến Trần Tiến Thư

Trang 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hình thức: Online qua Google Meet

Thời gian: từ 21h30 tới 22h30

Thành viên có mặt: đầy đủ các thành viên

Nội dung cuộc họp: - Kiểm tra, chỉnh sửa lại nội dung bài thảo luận

- Các thành viên đóng góp ý kiến về bài thảo luận, nhóm trưởng

và các thành viên đánh giá điểm

Kết quả: diễn ra thành công tốt đẹp, các thành viên tham gia nắm rõ nội dung cuộc

Trang 6

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

76 Nguyễn Thanh Trúc -Chương 2 phần B

-Tài liệu tham khảo A

77 Trần Anh Tuấn -Phần A

- Chương 1 phần B A

78 Phạm Trí Tùng -Chương 3 và chương

79 Cao Minh Tú -Chương 2 phần B

-Tài liệu tham khảo A

80 Nguyễn Thị Thảo Yến -Chương 3 và chương

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của cả nhóm 08, chúng em đãnhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ, động viên từ phía gia đình, các cá nhânđoàn thể trong và ngoài nhà trường

Trước hết chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các thầy cô vàban giám hiệu trường Đại học Thương mại đã giúp em định hướng đúng đắn trong họctập và tu dưỡng đạo đức học tập

Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên là CôĐào Hồng Hạnh- người đã tận tình hướng dẫn, giúp chúng em trong quá trình hoànthành đề tài này

Cuối cùng em xin kính chúc thầy cô và các bạn luôn dồi dào sức khỏe và thànhcông trong công việc

Là công trình nghiên cứu đầu tay, do điều kiện còn hạn chế về kiến thức cũng nhưtài liệu nên khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết Vì vậy, chúng em rất mongnhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để nội dung của đề tài này đượchoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

PHẦN A: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

 Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trên thế giới đang diễn ra ngày

một sâu rộng trên tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Xu thế toàn cầu hóa vàhội nhập vào nền kinh tế thế giới đã và đang mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơhội mới để phát triển nhưng đồng thời cũng khiến các doanh nghiệp gặp phải không ítnhững thách thức, đặc biệt là đối với hoạt động quản trị của doanh nghiệp Trước thịtrường kinh tế mở các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì phải có chiến lượcđịnh hướng cụ thể xác định rõ mục tiêu cũng như đánh giá chính xác những tác độngcủa các yếu tố môi trường đến doanh nghiệp nói chung, môi trường đặc thù nói riêng

để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực củanhững nhân tố ảnh hưởng và nêu ra định hướng mới cho doanh nghiệp Xuất phát từ

những vấn đề trên, nhóm 08 chúng em chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của môi

trường đặc thù đến hoạt động quản trị kinh doanh tại Tổng Công ty viễn thông MobiFone” làm bài thảo luận của nhóm em.

      Trong bài thảo luận này, nhóm chúng em đã nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tốảnh hưởng của môi trường đặc thù tới hoạt động quản trị của Tổng Công tyMobiFone, đồng thời đưa ra một số giải pháp để giúp hoàn thiện hoạt động quản trịcủa công ty hơn trong tương lai

2 Mục đích nghiên cứu đề tài:

- Mục tiêu tổng quát:

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường kinhdoanh đặc thù, phân tích thực trạng các yếu tố môi trường đặc thù ảnh hưởng tới hoạtđộng quản trị tại Công ty viễn thông MobiFone để từ đó có những nhận định về thời

cơ và thách thức mà doanh nghiệp phải đương đầu Môi trường đặc thù bao gồm cácyếu tố như khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh và các cơ quan hữu quan.Việc nghiên cứu sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt thực trạng của doanh nghiệp, phát hiệnnguyên nhân và tác động của các yếu tố môi trường đặc thù tới hoạt động quản trị Từ

đó, họ có thể đề xuất giải pháp phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh của côngty

- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

+ Xác định ảnh hưởng của yếu tố môi trường quản trị tới hoạt động quản trị củaCông ty viễn thông MobiFone

+ Đánh giá chiều tác động của từng yếu tố môi trường đặc thù tới hoạt độngquản trị của MobiFone Từ đó đưa ra kiến nghị chính sách, giải pháp nhằm nâng caosức ảnh hưởng của doanh nghiệp tới người tiêu dùng 

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 9

Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đặc thù:

o Doanh nghiệp khởi nghiệp

o Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)

o Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao

o Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tập đoàn

o Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường quốc tế

o Môi trường kinh tế

o Môi trường chính trị - pháp luật

o Môi trường văn hóa - xã hội

o Môi trường công nghệ

o Môi trường cạnh tranh

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Mức độ ảnh hưởng của môi trường đặc thù đến từng hoạt động quản trị

o Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố môi trường đến từng hoạt động quảntrị

o Mức độ ảnh hưởng tổng thể của môi trường đặc thù đến hoạt động quản trị

Trang 10

PHẦN B: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẶCTHÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG

MOBIFONE

1 Môi trường quản trị chung:

 Quản trị là hoạt động gắn với một tổ chức, hướng vào việc thực hiện một hoặcmột số mục tiêu xác định; hay nói cách khác, quản trị là hoạt động mang tínhhướng đích

 Quản trị là hoàn thành công việc với và thông qua hoạt động, nỗ lực của nhữngngười khác nhằm đạt được mục tiêu Hay nói cách khác, quản trị là tác độngđến người khác, thông qua người khác, và sử dụng người khác nhằm hoànthành mục tiêu

 Quản trị hướng tới việc sử dụng, phối hợp các nguồn lực hữu hạn của tổ chứcnhằm đạt được mục tiêu xác định một cách có hiệu quả

 Sự phối hợp hoạt động của những người khác được thực hiện thông qua tiếntrình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực Đó chính làcác chức năng của quản trị

Từ tiến trình trong định nghĩa này nói lên rằng các công việc hoạch định, tổchức, lãnh đạo và kiểm soát phải được thực hiện theo một trình tự nhất định Kháiniệm trên cũng chỉ ra rằng tất cả những nhà quản trị phải thực hiện các hoạt động quảntrị nhằm đạt được mục tiêu mong đợi Những hoạt động này hay còn được gọi là cácchức năng quản trị bao gồm: 

và hạn chế rủi ro trong hoạt động của tổ chức

Với ý nghĩa đó hoạch định là chức năng đầu tiên, là chức năng nền tảng của các chức năng quản trị

b) Tổ chức:

Trang 11

Tổ chức là chức năng thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy, tổ chức công việc và phân quyền.

Chức năng này phải xuất phát từ yêu cầu của hoạch định và nhằm thực hiện chiến lược và kế hoạch đã đặt ra ở hoạch định dựa trên cơ sở các nguồn lực hiện có và

có thể huy động để thực hiện mục tiêu của tổ chức

Các nhiệm vụ của tổ chức bao gồm: xác định các việc phải làm, phân công cá nhân,

bộ phận nào làm và phối hợp hoạt động như thế nào với các cá nhân, bộ phận trong tổ chức Những bộ phận nào được hình thành, mối quan hệ giữa các chúng và hệ thống quyền hành trong tổ chức

Tổ chức phải tuân thủ nguyên lý là tạo môi trường thuận lợi, hài hoà cho các hoạt động của cá nhân và bộ phận trong tổ chức để đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đặt ra Không phải ngẫu nhiên nguồn gốc xuất xứ của từ “tổ chức" theo tiếng La tỉnh (Organon) có nghĩa là “hài hoà"

c) Lãnh đạo:

Lãnh đạo là gây ảnh hưởng, thúc đẩy, hướng dẫn và động viên người thừa hành thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở hiểu rõ động cơ, hành vi của họ bằng phong cách lãnh đạo thích hợp để đạt mục tiêu

Tổ chức là một nhóm người mà họ đến và gắn bó với nó vì những mục tiêu, nhu cầu và động cơ nhất định Những người trong tổ chức có nhu cầu, phẩm chất, điều kiện và vị trí khácnhau do đó để tác động đến họ, làm cho họ họ tích cực nỗ lực làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhà quản trị phải hiểu rõ nhu cầu và động cơ của họ trong công việc Và phải có nghệ thuật gây ảnh hưởng tới người dưới quyền bằng phong cách lãnh đạo thích hợp với mỗi tỉnh huống cụ thể

Lãnh đạo là hoạt động quan trọng, cần thiết trong thực hành quản trị vì khi đã cómục tiêu, kế hoạch hành động và tổ chức bộ máy thì không có nghĩa là mọi người, mọi bộ phận trong tổ chức sẽ hành động một cách tự giác, nhiệt tình, đúng định hướngvới hiệu suất cao, mà để có được điều đó nhà quản trị phái định hướng, động viên, khích lệ, thường phạt thích hợp đối với cá nhân, bộ phận trong tổ chức trong quá trình hoạt động Nói cách khác, nhà quản trị phải thực hiện các hoạt động lãnh đạo, họphải là một nhà lãnh đạo

d) Kiểm soát:

Kiểm soát là việc xác định thành quả (kết quả) đạt được trên thực tế so với mục tiêu đã đặt ra để phát hiện những sai lệch và nguyên nhân của chúng, từ đó thực hiện các hoạt động điều chính để đảm bảo tổ chức đạt được các mục tiêu đã đề ra

Hoạt động của tổ chức không phải lúc nào cũng đạt được kết quả mong muốn như kế hoạch đã vạch ra, điều đó do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan Trênthực tế, mục tiêu, kế hoạch của tổ chức được xác định trước, là kết quả của công tác

dự báo và sự mong muốn của nhà quản trị Song mục tiêu, kế hoạch được thực hiện trong môi trường luôn thay đổi, chứa đựng nhiều yếu tố bất định khiến dự báo có thể không chính xác, sau nữa sự chính xác của dự báo còn phụ thuộc nhiều yếu tố như sự chính xác của thông tin, phương pháp dự báo, năng lực của người dự báo do đó rất khó tránh khỏi sự sai lệch giữa mục tiêu đặt ra với kết quả đạt được trên thực tế, sau nữa kết quả thực hiện kế hoạch còn phụ thuộc vào năng lực quản trị điều hành, vào năng lực của nguồn nhân lực trong tổ chức Hoạt động kiểm soát sẽ giúp nhà quản trị

Trang 12

phát hiện được những sai lệch để nhà quản trị có những điều chỉnh đảm bảo sự phù hợp giữa hoạt động thực tiễn với mục tiêu đặt ra và tránh lãng phí nguồn lực.

Cũng như các chức năng trên, chức năng kiểm soát có mặt trong tất cả quá trình quản trị: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát vì khi thực hiện các chức năngnày các nhà quản trị đều phải đặt mục tiêu, tổ chức các hoạt động để đạt được chúng

Bốn chức năng trên là bốn chức năng phổ biến đối với hoạt động quản trị nói chung và các cấp quản trị, cũng như đối với các tổ chức khác nhau về tính chất (kinh

tế, xã hội, chính trị ), quy mô, loại hình Điểm khác nhau chỉ là ở chỗ quy mô, tính phức tạp, phương pháp triển khai thực hiện

Đứng xét ở góc độ chuyên môn, môi trường quản trị được hiểu là môi trườngkinh doanh của các công ty, doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanhcủa doanh nghiệp đó đều chịu sự ảnh hưởng, tác động thường xuyên từ cả yếu tố bênngoài lẫn bên trong hình thành nên bản chất môi trường quản trị

Các yếu tố của môi trường quản trị được chia thành 2 nhóm: 

 Môi trường bên ngoài gồm: Môi trường chung và môi trường vĩ mô

 Môi trường bên trong tổ chức

2 Môi trường đặc thù:

2.1 Khái niệm môi trường đặc thù:

Môi trường đặc thù đề cập đến môi trường bao gồm tất cả các tác nhân của môi trường trực tiếp của tổ chức có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của công ty

Môi trường đặc thù là môi trường hoạt động của doanh nghiệp Điều này là do hoạtđộng của môi trường đặc thù có ảnh hưởng trực tiếp và tức thì đến công ty Chúng liênkết với nhau nhiều hơn với công ty hơn là các yếu tố môi trường vĩ mô

2.2 Tác động của môi trường đặc thù:

-Ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, mức độ cạnh tranh, lợi nhuận giữa các doanhnghiệp trong ngành

-Tạo ra cơ hội hay nguy cơ cho doanh nghiệp

-Xác định phân khúc cạnh tranh của doanh nghiệp

-Tác động thay đổi theo thời gian và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, công nghệcủa từng ngành

2.3 Các yếu tố thuộc môi trường đặc thù:

a Khách hàng:

Trang 13

Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mức độ hiệu quả màdoanh nghiệp đó đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng Điều này mang lạilợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng cung cấp giá trị cho khách hàng Doanh nghiệpcần phải phân tích những gì khách hàng mong đợi từ sản phẩm và dịch vụ của họ để

từ đó đưa ra những định hướng, chi ến lược đáp ứng tốt nhất các mong đợi đó Doanhnghiệp cần phải hiểu rằng không có khách hàng thì không doanh nghiệp nào có thể tồntại lâu dài Vì vậy, mục tiêu chính của doanh nghiệp là tạo ra và giữ chân khách hàng,

để duy trì hoạt động của mình

Khách hàng ở đây sẽ là những tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng và nhữngngười tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể kháchhàng của doanh nghiệp sẽ chia ra thành các nhóm cố định như sau:

 Người tiêu dùng 

 Nhà trung gian phân phối

 Các tổ chức mua sản phẩm của doanh nghiệp để duy trì hoạt động hay thựchiện những mục tiêu cụ thể

Trong mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những đặc điểm rất riêng biệt và từ

đó hình thành lên những nhu cầu khác nhau về các sản phẩm và dịch vụ của doanhnghiệp Chính vì thế mỗi doanh nghiệp để đứng vững được cần phải có các phươngpháp, cách thức quản trị hiệu quả để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng nhóm. 

b Đối thủ cạnh tranh:

Cạnh tranh là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ Đối thủ cạnh tranh

là những đối thủ hoạt động trong cùng một ngành bao gồm đối thủ cạnh tranh trực tiếp(có cùng sản phẩm), gián tiếp (có sản phẩm có thể thay thế) và tiểm ẩn (có sản phẩmmới vào thị trường) Cần phải lưu ý rằng bản chất và cường độ cạnh tranh có ảnhhưởng lớn đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Sự khác biệt hóa sản phẩm

là điều giúp công ty vượt qua sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Để một công ty cóthể tồn tại trong cạnh tranh, cần phải theo dõi chặt chẽ các động thái và hành độngtrong tương lai của đối thủ cạnh tranh (cả hiện tại và tiềm năng), để chuẩn bị trước,cũng như dự đoán phản ứng của đối thủ cạnh tranh đối với các động thái của công ty.Hơn nữa, phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giúp duy trì hoặc cải thiện thị phần và vịthế

Ngoài yếu tố công nghệ, kỹ thuật thì yếu tố cơ bản quyết định năng lực cạnhtranh bền vững là dựa vào nguồn nhân lực với sự sáng tạo không ngừng để tạo ra sựkhác biệt, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ Để duy trì và nângcao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải thường xuyên nhận diện, xây dựng và duytrì các yếu tố năng lực cạnh tranh cốt lõi đồng thời, doanh nghiệp cần xác định mụctiêu, chiến lược, kế hoạch hành động

Cạnh tranh luôn tồn tại khách quan trong kinh tế thị trường, trong tư duy cạnhtranh ngày nay, cạnh tranh không chỉ “Để thương trường là chiến trường” mà còn vừacạnh tranh, vừa hợp tác

c Nhà cung ứng:

Trang 14

Nhà cung ứng là người cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, linhkiện, lao động và lượng hàng hóa dự trữ khác cho doanh nghiệp để thực hiện các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của mình Việc thiếu hụt hay chậm trễ trong công đoạncung cấp nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, qua đó gây khó khăn chodoanh nghiệp trong việc giao hàng đúng thời hạn Giá nguyên vật liệu tăng cũng làmtăng chi phí sản xuất, từ đó khiến doanh nghiệp phải suy xét tăng giá thành sản phẩmhoặc chịu thiệt hại về lợi nhuận Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp

là một phương trình quyền lực Cả hai đều phụ thuộc vào nhau để tồn tại Chính vìvậy, doanh nghiệp cần có quan hệ lành mạnh và hòa thuận với các nhà cung cấp củamình Đây là điều cần thiết để tổ chức hoạt động trơn tru Ví dụ, nếu công ty có bấtđồng với một nhà cung cấp nguyên liệu thô, nó có thể trì hoãn toàn bộ quá trình sảnxuất của họ nhiều ngày

d Cơ quan hữu quan:

Cơ quan hữu quan là các tổ chức có thể kiểm soát hoặc tác động tới hoạt độngcủa doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn chịu sự quản lý, tácđộng của các cơ quan hữu quan

Cơ quan hữu quan gồm 2 nhóm:

- Các cơ quan Chính phủ: là các cơ quan thực thi các nhiệm vụ theo quy định củapháp luật (chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý thị trường, hải quan, thuếvụ )

-Các nhóm lợi ích: là các tổ chức vừa có thể tạo lợi nhuận cho hoạt động của doanhnghiệp cũng có thể tạo ra áp lực mà doanh nghiệp phải tính đến trong quá trình hoạtđộng (tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chứcbảo vệ môi trường, cơ quan truyền thông đại chúng )

3 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại:

3.1 Khái niệm:

      Môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại vàphát triển Là tổng thể những yếu tố, nhân tố bên trong và bên ngoài vận động tươngtác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

3.2 Các loại môi trường kinh doanh:

*Xét theo cấp độ ngành và nền kinh tế quốc dân

 Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát): là môi trường của toàn nền kinh tếquốc dân Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả ngành kinh doanh, đến từngdoanh nghiệp, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định mà thuậnnghịch khác nhau đối với từng doanh nghiệp. 

Trang 15

 Môi trường vi mô (môi trường tác nghiệp): được xác định đối với một ngànhkinh doanh hoặc từng doanh nghiệp kinh doanh trong các mối quan hệ với cácđối tác hữu quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

 Môi trường nội bộ: là chúng ta đang nhắc đến các yếu tố như là các cổ đông,các lãnh đạo doanh nghiệp, người làm công, công đoàn, các nhà khoa học vàcác chuyên gia, các nhà tài trợ. 

*Xét theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong hoạt động kinh doanh

 Môi trường bên ngoài: đó là tổng thể các yếu tố và các quan hệ kinh tế, chínhtrị, xã hội, luật pháp, khoa học – công nghệ, tài nguyên… hình thành một cáchkhách quan và luôn ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thương mại

 Môi trường bên trong: bao gồm toàn bộ các yếu tố và quan hệ kinh tế, tổ chức,

kĩ thuật nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp thương mại sử dụng nguồn lực nội bộkết hợp với môi trường bên ngoài để đạt mục đích của hoạt động kinh doanh. 

3.3 Các đặc trưng cơ bản của môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh các

doanh nghiệp nước ta hiện nay:

3.3.1.Nền kinh tế nước ta đang xây dựng mang bản chất nền kinh tế thị trường

 Từ năm 1990 nước ta đã chính thức tuyên bố xây dựng nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN xây dựng mô hình kinh tế hỗn hợp, dựa trên nền tảng kinh

tế thị trường. 

 Thị trường mang bản chất là thị trường cạnh tranh: người mua và người báncạnh tranh với nhau trong mua và cung cấp hàng hóa Bản chất của thị trườngcạnh tranh là sự vận động của các quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu. 

 Sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường nước ta so với các nước khác: tính chấttác động của Nhà nước vào nền kinh tế

 

3.3.2 Các yếu tố thị trường ở nước ta đang được hình thành

  Tư duy quản lý kế hoạch hóa tập trung vẫn chưa chấm dứt mà được chuyểnsang quản lý nền kinh tế thị trường ngày nay

 Các thủ tục hành chính nặng nề tồn tại trong lĩnh vực quản lý nhà nước

3.3.3 Tư duy còn manh mún, truyền thống, cũ kỹ

 Kinh doanh với quy mô quá nhỏ bé

 Chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)

 Kinh doanh với quy mô nhỏ, dẫn đến chi phí kinh doanh cao, giảm nănglực cạnh tranh về giá

 Kinh doanh theo kiểu phong trào 

 Ở bất kì đâu, nếu thấy xuất hiện một nghề mới có vẻ trụ được thì nghề

đó sẽ lan tỏa. 

 Người kinh doanh không nắm vững các nhân tố, các điều kiện cần thiếtcủa nghề mình đang kinh doanh, dẫn đến thất bại. 

 Khả năng đổi mới thấp 

 Các doanh nghiệp nước ta đang kinh doanh ở trình độ ít khả năng đổimới, sáng tạo công nghệ, sản phẩm, thiết bị, vật liệu mới. 

Trang 16

 Các doanh nghiệp thường chỉ đang ở giai đoạn học hỏi kinh nghiệmnước ngoài, nhập công nghệ, thiết bị cũng như vật liệu để sản xuất sảnphẩm phổ biến là theo mẫu mã có sẵn, nhận gia công từ các đơn vị nướcngoài doanh thu và lợi nhuận thấp.

 Kinh doanh thiếu vắng hoặc hiểu sai tính phường hội 

 Bản chất: những người cùng kinh doanh biết bảo nhau trong mua bán đểkhỏi bị thiệt thòi. 

 Những người kinh doanh nhỏ biết liên kết, giúp đỡ nhau trong kinhdoanh. 

 Thiếu cái nhìn dài hạn về sự phát triển và lợi ích 

 Kinh doanh vì lợi nhuận, thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt; không

có cái nhìn dài hạn về lợi ích. 

 “Lấy ngắn nuôi dài”. 

3.3.4 Môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế 

Phạm vi kinh doanh hội nhập quốc tế 

Tính chất bất ổn của thị trường là rất rõ ràng và ngày càng mạnh mẽ

Trang 17

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE

2.1 Lịch sử hình thành của Công ty viễn thông MobiFone:

• Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I tại Hà Nội

• Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực II tại TP Hồ Chí Minh

• Ra mắt gói cước trả sau đầu tiên (tiền thân của MobiGold)

● 1995:

• Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III tại Đà Nẵng

• Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) kéo dài

10 năm với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển)

• Mở rộng vùng phủ sóng tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam với hơn 20 tỉnhthành

● 1996 – 1999:

• Thành lập Xí nghiệp Thiết kế trực thuộc Tổng công ty (năm 1997)

• Ra mắt dịch vụ trả trước đầu tiên tại Việt Nam với gói cước MobiCard

• Khai thác 21 trạm phát sóng phát triển mới

• Khai thác dịch vụ chuyển vùng quốc tế

Trang 18

• Cho ra mắt gói cước trả tiền trước dành riêng cho gửi và nhận SMS –MobiPlay.

● 2004:

• Trung tâm Thông tin di động III có số lượng thuê bao lớn nhất tại Đà Nẵng

và được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba

• Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V tại Hải Phòng

• Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng tại Hà Nội

• Cung cấp gói GPRS đầu tiên trên thị trường Việt Nam

• Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phầnthuê bao di động tại Việt Nam

● 2009:

• Thành lập Trung tâm Tính cước và Thanh khoản tại Hà Nội

• MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ dữ liệu 3G

● 2010:

• Chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sởhữu

● 2011:

• Thành lập Trung tâm Thông tin di động VI tại Đồng Nai

• Cung cấp dịch vụ Data Roaming cho thuê bao trả trước – là nhà mạng đầutiên cung cấp dịch vụ này

● 2013:

Trang 19

• Kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty Thông tin di động.

• Vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba giai đoạn 2008 – 2012

• Cơ cấu lại bộ máy tổ chức: 20 Ban, phòng chức năng và 20 đơn vị trực thuộc

• Kết nối giá trị - khơi dậy tiềm năng trở thành slogan của Tổng công ty

• Tất cả các thuê bao đầu 11 số của MobiFone đều sẽ được chuyển về đầu 10 sốmới theo quyết định của Bộ Thông Tin và Truyền Thông

• Kỷ niệm 25 năm thành lập Công ty Thông tin di động

● 2020:

• Tháng 12/2020: MobiFone công bố giới thiệu dịch vụ 5G thương mại

2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Công ty viễn thông

MobiFone:

2.2.1 Tầm nhìn:

Nhằm cụ thể hóa những nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế-xãhội giai đoạn 2021-2030, Chiến lược phát triển các doanh nghiệp thuộc Ủy banQuản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tầm nhìn phát triển đến năm 2030 củaMobiFone được thể hiện rõ nét trong thông điệp “Sáng tạo tương lai số”.MobiFone hướng đến phát triển thành nhà cung cấp hạ tầng và dịch vụ số hàngđầu tại Việt Nam và quốc tế MobiFone mang tới các nền tảng, công nghệ, giảipháp ưu việt giúp các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nhanh chóng chuyển đổi,hòa nhịp vào nền kinh tế số và góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia

số MobiFone xây dựng hệ sinh thái số hoàn chỉnh đáp ứng mọi nhu cầu, đánhthức mọi tiềm năng và đồng hành cùng khách hàng kiến tạo tương lai số Đếnnăm 2035, MobiFone phấn đấu trở thành Tập đoàn Công nghệ có hệ sinh thái

Ngày đăng: 06/12/2024, 12:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w