Hơn nữa, rất nhiều học sinh trên toàn thế giới trong quá trình giãn cách đã xuất hiện những vấn đề về tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ.. Region of residence: khu vực s
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- -
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM 7
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN GIÁO DỤC, ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN
Giảng viên bộ môn: ThS Nguyễn Văn Chức
Trang 2PHẦN TRĂM ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Trang 4MỤC LỤC
1 Tổng quan 5
1.1 Giới thiệu và lý do chọn đề tài 5
1.2 Mục tiêu phân tích 6
2 Cơ sở lý thuyết 6
2.1 Vai trò của dữ liệu 6
2.2 Giới thiệu về công cụ Tableau 7
3 Triển khai dự án bằng Tableau 7
3.1 Mô tả dữ liệu 7
3.2 Tiền xử lý dữ liệu 8
3.2.1 Kiểm tra dữ liệu trống 8
3.2.2 Thay thế dữ liệu sai 9
3.3 Phân tích dữ liệu 10
3.3.1 Đặc điểm nhân khẩu học 10
3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của giãn cách đến việc học trực tuyến của học sinh, sinh viên 12
4 Kết luận 16
5 Tài liệu tham khảo 16
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 51 Tổng quan
1.1 Giới thiệu và lý do chọn đề tài
Sự xuất hiện của dịch bệnh Virus Corona (Covid-19) đã khiến thế giới rơi vào mộtcuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng chưa từng có Các biện pháp khẩn cấp đã được triển khai ở Ấn Độ để kiểm soát sự lây lan của vi rút, dẫn đến việc hạn chế tất
cả các hoạt động di chuyển công cộng không thiết yếu Với việc đóng cửa các cơ sở giáo dục, nhu cầu chuyển đổi nhanh chóng từ học tập truyền thống sang học tập trực tuyến đã xuất hiện Học trực tuyến được coi là một giải pháp thay thế khả thi cho việchọc thông thường Các tổ chức giáo dục phải tuân thủ các hướng dẫn và khuyến nghị của các cơ quan chính phủ, đồng thời khuyến khích học sinh, sinh viên tiếp tục học tập từ xa trong môi trường khắc nghiệt này
Sự phát triển nhanh chóng ở quy mô lớn như vậy đã ảnh hưởng đến học sinh ở mọi lứa tuổi Sự lây lan liên tục của dịch bệnh, hạn chế đi lại và việc đóng cửa các cơ
sở giáo dục trên cả nước sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giáo dục, đời sống xã hội và sức khỏe tinh thần của học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hơn đã phải chịu những tác động tiêu cực lớn hơn do đợt bùng phát Covid-19 Thu nhập gia đình giảm, khả năng tiếp cận tài nguyên kỹ thuật số bị hạn chế và chi phí kếtnối internet cao đã làm gián đoạn đời sống học tập của sinh viên Hơn nữa, rất nhiều học sinh trên toàn thế giới trong quá trình giãn cách đã xuất hiện những vấn đề về tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ Những thay đổi trong thói quenhàng ngày bao gồm thiếu hoạt động ngoài trời, rối loạn giấc ngủ, giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của học sinh
Trang 6Chính vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện bài phân tích này với mong muốn chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu những tác động tiêu cực
do sự bùng phát của đại dịch đến giáo dục, đời sống xã hội và sức khỏe của học sinh, sinh viên Hơn nữa, chúng tôi mong muốn rằng nếu trong tương lai xuất hiện một đại dịch tương tự thì chính phủ sẽ có những biện pháp hỗ trợ kịp thời
1.2 Mục tiêu phân tích
Mục tiêu của phân tích này là điều tra tác động của đại dịch Covid-19 về giáo duc,sức khỏe và lối sống của học sinh, sinh viên ở các lứa tuổi khác nhau
Để đạt được mục tiêu này chúng tôi sẽ thực hiện phân tích các công việc sau:
- Đánh giá tác động của việc giãn cách đến việc học trực tuyến Chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá những khía cạnh khác nhau ảnh hưởng đến trải nghiệm học tập của họcsinh, sinh viên
- Đánh giá tác động của giãn cách xã hội đến tình trạng sức khỏe Chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá sự tương quan giữa các yếu tố như mối quan hệ xã hội, việc tận dụng thời gian trong quá trình giãn cách, cũng như các biện pháp giảm stress với tình trạng sức khỏe Từ đó có thể đề xuất những biện pháp phù hợp cho từng nhóm tuổi khác nhau
- Đánh giá tác động giữa giãn cách xã hội đến đời sống xã hội Chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội ở các độ tuổi khác nhau,xem xét các tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến các mối quan hệ gia đình, xã hội Do đó có thể giúp chính phủ đề xuất những chính sách quản lý mạng xã hội phù hợp
2 Cơ sở lý thuyết
- Giúp hiểu sâu về dữ liệu: việc phân tích dữ liệu giúp nắm bắt thông tin quan trọng trong dữ liệu và hiểu sâu hơn về nó Điều này giúp đưa ra các quyết định đúng đắn và có thể dự báo trong tương lai
- Tạo ra thông tin hữu ích: việc phân tích dữ liệu giúp tạo ra thông tin hữu ích từ
dữ liệu thô, giúp cải thiện những hiểu biết về những vấn đề hoặc tình huống cụ thể
Trang 7- Phát hiện kiến thức ẩn sâu trong dữ liệu: Dữ liệu có thể chứa những thông tin ẩn
mà không dễ dàng nhận biết bằng mắt thường Phân tích dữ liệu có thể giúp phát hiệncác mô hình, xu hướng mà khó có thể nắm bắt được nếu chỉ nhìn vào dữ liệu một cách tổng quan
- Dự đoán: Phân tích dữ liệu có thể được sử dụng dự đoán tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử và mô hình phân tích, giúp hỗ trợ trong việc ra quyết định và lập kế hoạch
- Tóm lại, phân tích dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi dữ liệu thành những thông tin hữu ích để hỗ trợ cho việc ra quyết định, tối ưu hóa quy trình
và phát triển chiến lược trong nhiều lĩnh vực khác nhau
- Tableau là phần mềm hỗ trợ phân tích và trực quan hóa dữ liệu (Data
Visualization), được dùng nhiều trong ngành BI (Business Intelligence) Cũng giống như Excel, Tableau giúp tổng hợp các dữ liệu nhưng ở một cấp độ cao hơn khi chuyển những liệu này từ các dãy số thành những hình ảnh, biểu đồ trực quan
- Tableau là một công cụ rất thân thiện với người dùng, giúp chúng ta dễ dàng làmviệc với dữ liệu lớn và giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến kinh doanh Nó cho phép chúng ta tạo các báo cáo và biểu đồ trực quan chỉ trong vài cú nhấp chuột
Sự kết hợp giữa dữ liệu trực quan đẹp mắt và giao diện người dùng dễ sử dụng làm cho Tableau trở thành một công cụ lý tưởng cho các nhà quản lý kinh doanh và những người muốn có thông tin hiển thị một cách rõ ràng trên nhiều thiết bị, bao gồm
cả điện thoại di động
3 Triển khai dự án bằng Tableau
- Link: impact-on-students
https://www.kaggle.com/datasets/kunal28chaturvedi/covid19-and-its Gồm 19 cột, 1182 dòng
- Bao gồm những thông tin sau:
ID: số thứ tự
Trang 8 Region of residence: khu vực sinh sống (trong và ngoài thành phố Delhi-Ấn Độ)
Age of Subject: tuổi
Time spent on Online Class: thời gian dành cho việc học online
Rating of Online Class experience: đánh giá trải nghiệm việc học online (Very Poor/Poor/Average/Good/Excellent/NA)
Medium for online class: Phương tiện cho lớp học trực tuyến (Laptop/Desktop,Smartphone, Smartphone or Laptop/Desktop, Tablet, Any Gadget (bất cứ phương tiện nào)
Time spent on self-study: thời gian cho tự học
Time spent on fitness: thời gian cho thể dục thể thao
Time spent on sleep: thời gian ngủ
Time spent on social media: thời gian cho mạng xã hội
Prefered social media platform: nền tảng mạng xã hội ưa thích (Facebook, Instagram, Whatsapp, Youtube, Linkedin, Twitter, Snapchat, Reddit, Talklife, Telegram, Elyment, Omegle, Quora, None)
Time spent on TV: thời gian xem TV
Number of meals per day: số bữa ăn trong ngày
Change in your weight: sự thay đổi về cân nặng (Increased, Descreased, Remain Constant)
Health issue during lockdown: vấn đề sức khỏe trong quá trình giãn cách xã hội (Yes/No)
Stress busters: Những điều có thể làm giảm bớt sự căng thẳng
Time utilized: Những điều có thể làm giảm bớt sự căng thẳng có hiệu quả không (Yes/No)
"Do you find yourself more connected with your family, close friends, relatives?": Có cảm thấy được kết nối với gia đình, bạn bè và người thân không? (Yes/No)
What you miss the most: Nhớ điều gì nhất trong thời gian giãn cách
3.2.1Kiểm tra dữ liệu trống
Sử dụng Tableau để kiểm tra dữ liệu trống ở các cột
Trang 93 Age of Subject 1182
5 Rating of Online Class experience 1182
18 Do you find yourself more connected with
your family, close friends, relatives ? 1182
Nhận xét: Không có giá trị Null
3.2.2Thay thế dữ liệu sai
- Cột What you miss the most: có chứa giá trị “.” nên thay thế bằng giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất đó là “School/college”
- Cột Time spent on TV: có chứa những giá trị “n” và “No tv” thay thế bằng giá trị 0
3.3.1 Đặc điểm nhân khẩu học
Hình 1: Khu vực khảo sát và Độ tuổi khảo sát
Trang 10Tổng cộng có 1182 người tham gia khảo sát, từ các cơ sở giáo dục khác nhau bao gồm trường học, các trường cao đẳng và đại học ở Vùng thủ đô quốc gia Delhi (NCR) và ngoài Delhi của Ấn Độ Chi tiết nhân khẩu học của những người tham gia được thể hiện trong hình 1 Cụ thể là độ tuổi trung bình khảo sát là 20,17 tuổi (Phạm
vi từ 7 – 59 tuổi ) Độ tuổi của những người tham gia được phân phối như sau : 7-17 tuổi ( 302 người chiếm 25,55%), 18-22 tuổi (696 người chiếm 58,88%), 23-59 tuổi ( 184 người chiếm 15,57%) Trong đó có 721 người (61%) đến từ Delhi – NCR và
461 người (39%) sinh sống bên ngoài Delhi-NCR trong thời gian dịch bệnh
Trang 11Hình 2: Thời gian dành cho các hoạt động theo phân bố độ tuổi khác nhau.
3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của giãn cách đến việc học trực tuyến của học sinh, sinh viên
Theo hình 2, thời gian trung bình dành cho các lớp học trực tuyến là 3,32 giờ/ ngày Tuy nhiên thời gian trung bình dành cho các lớp học trực tuyến của học sinh trong độ tuổi 7- 17 tuổi là 4,34 giờ/ngày và độ tuổi 18-22 tuổi là 2,82 giờ/ ngày, độ tuổi 23-59 là 2,8 giờ/ ngày Thời gian dành cho việc tự học không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm tuổi Nhìn chung 2,89 giờ/ngày là thời gian trung bình dành cho việc tự học
Trang 12Hình 3: Đánh giá mức độ hài lòng cho việc học trực tuyến
Theo đánh giá mức độ hài lòng trong tổng số người được khảo sát, 37,48% là có phản ứng tiêu cực với việc học trực tuyến ( 34,94 % Very poor; 2,54% Poor), 32,74
% coi là trung bình trong khi 27,75% là đánh giá tích cực ( 19,46% Good và 8,29% Excellent) Có thể thấy rằng số lượng lớn học sinh, sinh viên không thích thú với việchọc trực tuyến Vì vậy có thể nói rằng việc học trực tuyến không tốt bằng lớp học thực tế vì học sinh, sinh viên cần một môi trường nào đó để học tập tốt mà lớp học trực tuyến không thể đáp ứng được
Trang 13Hình 4: Đánh giá mức độ hài lòng cho việc học trực tuyến theo từng độ tuổi Thật đáng ngạc nhiên khi trong phân tích cho thấy mức độ hài lòng thay đổi đáng
kể theo độ tuổi khác nhau ở các nhóm ( Hình 4 ) Có 50,58% ( 47,56% Very Poor và 3,02% Poor ) đánh giá tiêu cực đến từ độ tuổi 18-22, trong khi đó 17,21% ( 15,89% Very Poor và 1,32% Poor) đánh giá tiêu cực đến từ độ tuổi 7-17 Mặc dù đối tượng trong nhóm 7-17 tuổi đã dành nhiều thời gian hơn cho lớp học trực tuyến ( Hình 2) nhưng mức độ đánh giá trải nghiệm lại tốt hơn so với nhóm tuổi 18-22 tuổi
Trang 14Hình 5: Thời gian dành cho việc tự học theo các nhóm tuổi
Mặc dù sinh viên đại học có trải nghiệm lớp học trực tuyến tồi tệ nhất nhưng
họ lại thích tập trung vào việc tự học hơn là lớp học trực tuyến, tuy nhiên chỉ có số ít sinh viên có tinh thần tự học rất cao còn phần lớn là thời gian tự học khá ít
Hình 6: Phương tiện học tập được sử dụng bởi các nhóm tuổi khác nhau
Trang 15Có đến 60,26% ở nhóm tuổi 7-17 sử dụng smartphone để học trực tuyến trong khi phần lớn sinh viên thuộc nhóm tuổi 18-22 ( 51,29% ) và nhóm tuổi 23-59 ( 58,7%) sửdụng Laptop/ Desktop để học trực tuyến (Hình 6)
Hình 7: Sự tương quan giữa mức độ hài lòng và phương tiện học tập
Tuy không có sự khác biệt quá nhiều giữa các thiết bị được sử dụng trong việc họctrực tuyến nhưng dường như những người sử dụng laptop/Desktop đưa ra đánh giá mức độ hài lòng tốt hơn so với những người sử dụng smartphone, có thể vì việc sử dụng máy tính sẽ giúp dễ tập trung, ghi chú, mức độ hiển thị nội dung tốt hơn dẫn đến trải nghiệm tốt hơn- hơn cả điện thoại thông minh
Do đó chính phủ cần có những chính sách để cải thiện phương tiện học tập trực tuyến đặc biệt đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Trang 16Hình 8: Ảnh hưởng của thời gian sử dụng mạng xã hội đến trải nghiệm học tậpNhìn chung những người ít hoạt động trên mạng xã hội đều có đánh giá trái chiều
về trải nghiệm học trực tuyến, nhưng các đánh giá trung bình và tốt cũng đến từ họ Điều đó có nghĩa là phần lớn học sinh thích lớp học tức là cho điểm trung bình trải nghiệm học trực tuyến tốt đang dành ít thời gian hơn trên mạng xã hội
Kết luận: Học nhiều hơn, ít dùng mạng xã hội sẽ có năng suất hơn
3.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của giãn cách đến sức khỏe của học sinh, sinh viên
Hình 9: Biểu đồ trực quan tỷ lệ có vấn đề sức khỏe, tận dụng thời gian và mối quan
hệ với gia đình, xã hội
Trang 17Hình 10: Sự thay đổi cân nặng trong quá trình giãn cách.
Trong số những người được khảo sát thì 13.62% (161 người) phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe trong quá trình giãn cách Khi được hỏi liệu có hài lòng với việc có tận dụng thời gian tốt hay không thì đa số người được hỏi (51,44% - 608 người) trả lời là “Không” và số còn lại (574 người) trả lời là “Có” Ngoài ra, 70,3% số người được hỏi (831 người) cho biết họ đã được kết nối xã hội với các thành viên trong gia đình họ (Hình 9)
Hơn nữa, 45,26% số người được hỏi nói rằng họ không tăng cân trong quá trình giãn cách, 37,06% nói rằng họ đã tăng cân và còn lại 17,68% người được hỏi đã giảmcân (Hình 10)
Trang 18Hình 11: Tương quan giữa vấn đề sức khỏe và sự kết nối với gia đình, xã hội.
(a) Không có vấn đề sức khỏe (b) Có vấn đề sức khỏe
Hình 12: Mức độ tương quan giữa vấn đề sức khỏe và việc tận dụng thời gian.Qua đánh giá thì thấy được những người mà không xây dựng được mối quan hệ tốt với gia đình, xã hội và không tận dụng tốt thời gian trong quá trình giãn cách đã ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng sức khỏe của họ ( với những người có vấn đề sức
Trang 19khỏe thì 63,35% trong đó đã không tận dụng tốt thời gian và với những người không
có vấn đề sức khỏe thì 71,69% cảm thấy có sự kết nối với gia đình và người thân) (Hình 11)
Do đó, trong quá trình giãn cách xã hội để duy trì trạng thái tinh thần tốt thì học sinh, sinh viên phải nâng cao mối liên kết với gia đình, xã hội và người thân và bên cạnh đó phải biết tận dụng thời gian trong thời gian giãn cách Ví dụ như trong thời giãn cách thì chúng ta có thể giúp bố mẹ việc nhà, tập thể dục thể thao nâng cao thể lực,
Hình 13: Cách để giải tỏa căng thẳng ở các nhóm tuổi khác nhau
Trong quá trình giãn cách thì nhiều người sẽ gặp phải vấn đề stress vì không được
ra ngoài, không được tiếp xúc với nhiều người, do đó họ sẽ dùng những phương phápkhác nhau để giảm căng thẳng Theo như khảo sát ở cả 3 nhóm tuổi thì nghe nhạc được sử dụng làm phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng Có lẽ vì lý do chính là
“Âm nhạc chữa lành tâm hồn và tinh thần của chúng ta” do đó mà hầu hết học sinh, sinh viên đều dựa vào âm nhạc để vượt qua căng thẳng.Trong thời kì đại dịch nhiều thể loại trò chơi trực tuyến cũng được phát triển mạnh mẽ như là PUBG, Among Us, nên rõ rãng nhiều học sinh đã sử dụng những trò chơi trực tuyến này để giảm căng thẳng Ở độ tuổi 7-17 có xu hướng nghe nhạc, chơi game và ngủ là cách để giải tỏa căng thẳng tốt nhất, ở độ tuổi 18-22 và 23-59 có xu hướng nhe nhạc, chơi game, xem phim và lướt mạng xã hội là cách để giải tỏa căng thẳng tốt nhất
Ngoài ra thì nhiều học sinh có một số sở thích như là vẽ, viết, phát thảo, nấu ăn, cũng có thể giúp họ vượt qua căng thẳng Vậy nên chúng tôi đề xuất lời khuyên cho