Việc thay đổi một nhà cung ứng khácsẽ phải tốn nhiều thời gian và công sức, các biến cố có thể xảy ra khiến cho quytrình hoạt động của doanh nghiệp bị gián đoạn trong khoảng thời gian ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
oooooooooo0oooooooooo
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN QUẢN TRỊ HỌC PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG NGHÀNH LÊN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SAIGON CO.OP
Họ và tên: Bùi Đức Anh
MSSV: 2214510003
Lớp tín chỉ: QTR303(HK1-2324)2.1
Giáo viên hướng dẫn: ThS-Đỗ Thị Thanh Hương
Hà Nội, ngày 22/11/2023
Trang 2Mục lục
Phần 1: Lời mở đầu 1
I Lý do chọn đề tài 1
II Mục tiêu 1
III Đối tượng nghiên cứu 1
Phần 2: Nội dung 2
I Cơ sở lý luận 2
1 Doanh nghiệp 2
2 Môi trường ngành ( Môi trường tác nghiệp ) 2
2.1 Khách hàng 2
2.2 Các nhà cung cấấp 2
2.3 Các đốấi th c nh tranhủ ạ 3
2.4 Nhóm cống chúng t o s c épạ ứ 3
II Tổng quan về thị trường bán lẻ hiện nay 3
III Phân tích các yếu tố môi trường nghành ảnh hưởng đến công tác quản trị doanh nghiệp của Saigon coop 4
1 Tổng quan về Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh 4
2 Thương hiệu Saigon Coop 5
3 Thực trạng tại Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh 6
4 Các yếu tố trong nghành ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của Saigon Co.op 6
IV Đề xuất biện pháp giải quyết 9
Trang 3Phần 1: Lời mở đầu
I Lý do chọn đề tài
Cho đến nay, nền kinh tế của đất nước ta đang ngày càng đổi mới và phát triển, theo đó là những yêu cầu ngày càng tăng về quản lý kinh tế Môi trường cạnh tranh ngày càng được mở rộng ra khu vực và thế giới, khiến cho áp lực cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng Các công ty nếu muốn gia tăng hay giữ vững vị thế, tất yếu phải chủ động trước những biến động của thị trường, liên tục tìm kiếm, nghiên cứu các giải pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả, xây dựng kế hoạch để phát triển bền vững Chính từ tính cấp thiết của các yêu cầu trên đòi hỏi các nhà quản trị phải nghiên cứu và đề ra các kế hoạch, các biện pháp để không bị
bỏ lại phía sau bởi các đối thủ cạnh tranh
Để giải quyết được những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt, nghiên cứu sự tác động của môi trường nghành lên các hoạt động của doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu Việc tìm hiểu sẽ giúp cho mọi người đánh giá được tiềm năng thị trường, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển lâu dài Từ các thông tin thu thập được sẽ có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà quản trị, giúp đưa ra các quyết định đúng đắn, ít rủi ro cho doanh nghiệp
II Mục tiêu
Nghiên cứu các yếu tố có tác động đến hoạt động quản trị của tập đoàn Liên hiệp hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đưa ra được cách khắc phục chúng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn
III Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích các yếu tố của môi trường nghành làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp liên hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 4Phần 2: Nội dung
I Cơ sở lý luận
1 Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức có tên tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh
2 Môi trường ngành ( Môi trường tác nghiệp )
2.1 Khách hàng
Các doanh nghiệp thành lập ra là để phục vụ khách hàng bởi vì đây là những người sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng sản phẩm của công ty Các nhà quản trị không thể tự quyết định những người sử dụng sản phẩm của mình muốn gì, nếu làm như vậy sẽ chỉ mang lại thiệt hại cho công ty Một trong những thất bại to lớn trong việc hiểu sai mong muốn của khách hàng là chiến dịch “Real beauty – Vẻ đẹp thực sự” được thực hiện bới Dove Dove muốn cho mọi phụ nữ thấy được vẻ đẹp của chính bản thân họ, muốn họ thấy được mọi hình dáng cơ thể đều đẹp, tôn vinh sự đa dạng Họ đã sản xuất ra các chai sữa tắm với sáu vỏ chai mang tính biểu tượng của
sự đa dạng về hình dạng và kích cỡ Dove muốn truyền tải rằng tất cả vẻ đẹp đều hoàn hảo, vậy nhưng điều này đã hoàn toàn khác với kỳ vọng của doanh nghiệp Người tiêu dùng cho rằng hãng đang nhắc nhở mình về hình dàng cơ thể trong khi
đó là một vấn đề nhạy cảm mà không một người nào muốn bàn tán đến Chiến dịch
đã hoàn toàn thất bại, nhận được nhiều sự chỉ trích từ nhiều phương tiên truyền thông, Dove đã phải thu hồi các chai phiên bản giới hạn và không đạt được thành công như mong đợi
Khách hàng không chỉ là một người, một doanh nghiệp muốn thành công phải tìm được phân đoạn thị trường mục tiêu của mình Mỗi nhóm khách hàng sẽ có hành vi, quyết định mua sắm khác nhau do đó doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ để có thể đáp ứng họ một cách tốt nhất Bất kỳ sự thay đổi về mong muốn, về quyết định mua sắm của khách hàng đều khiến cho doanh nghiệp phải xem xét lại các quyết định của mình
2.2 Các nhà cung cấp
Để có thể tiến hành kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cấn phải sản xuất ra các loại hàng hóa hoặc dịch vụ, tiêu thụ các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, máy móc,… Những sự biến đổi trên như giá cả, chất lượng, số lượng, cơ cấu,… đều có tầm ảnh hưởng nhất định đến quyết định của nhà quản trị, đó có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực cho công ty Ví dụ, khi có sự phát triển của công nghệ trong việc sản xuất các nguyên vật liệu sẽ giúp cho chất lượng, hiệu năng tốt hơn, tạo thuận lợi cho công ty
Sản phẩm của nhà cung ứng có sự khác biệt so với các nhà cung cấp khác, khả năng thay thế của các nhà cung cấp Nguồn sữa của Vinamilk chủ yếu đến từ trang trại mà công ty tự phát triển và các hộ nông dân nhỏ lẻ Họ chưa có kỹ thuật chăm sóc tốt, chủ yếu là tự phát, nghiệp dư nên chất lượng sữa thường thay đổi thất thường, khiến họ gặp nhiều bất lợi Do đó quyền chủ động thường thuộc về phía của doanh nghiệp Hơn nữa, về các nguyên vật liệu và nguồn sữa bột thì Vinamilk nhập
Trang 5khẩu chủ yếu từ nước ngoài bởi các thương hiệu lớn hàng đầu trên thế giới Đối với các nhà cung cấp này, Vinamilk lại không có mấy thuận lợi trong quyền thương lượng và phải chịu nhiều áp lực nhưng lại yên tâm về mặt chất lượng của nguyên liệu đầu vào
Chi phí để chuyển sang nhà cung cấp khác là khá cao Cho dù có thể xuất hiện một nhà cung cấp khác với mức giá rẻ hơn và chất lượng, nhà quản trị cũng sẽ phải cân nhắc rất nhiều nếu muốn chuyển đổi Việc thay đổi một nhà cung ứng khác
sẽ phải tốn nhiều thời gian và công sức, các biến cố có thể xảy ra khiến cho quy trình hoạt động của doanh nghiệp bị gián đoạn trong khoảng thời gian chuyển đổi Với thị trường cạnh trang ngày càng cao, các sản phẩm thay thế ngày càng nhiều, các công ty sẽ sử dụng chiến lược phí hủy cao và khó khăn để có sản phẩm, dịch vụ tương tự Dù cho công ty có tăng giá hàng năm cũng vẫn yên tâm rằng khách hàng
sẽ không tìm các lựa chọn tốt hơn với cùng chức năng và đặc điểm
2.3 Các đối thủ cạnh tranh
Khi các công ty hoạt động ở trên thị trường, dù ở trong một nghách thị trường duy nhất, cũng có thể gặp phải các đối thủ cạnh tranh Điều này là điều không thể tránh khỏi bởi vì quy mô thị trường không phải là bất tận, các doanh nghiệp luôn phải đưa ra ý tưởng, hàng hóa mới để có thể tranh giành khách hàng Cũng vì lẽ đó nếu không đưa ra các điểm nhấn mới cho doanh nghiệp thì khách hàng sẽ có thể chuyển sang lựa chọn các sản phẩm của đối thủ Trong tình thế bị đe dọa bởi các đối thủ, các công ty trước hết phải có hiểu biết về công ty có khả năng tạo mối đe dọa, giám sát và kịp thời có các quyết sách từ các biến đổi từ phía đối thủ.Công ty Vinamilk hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh tương đối cao từ không chỉ các thương hiệu trong nước, mà còn có sự xuất hiện của mặt hàng nước ngoài như: TH True Milk, Nestle, Mead Johnson, Abbott,
Đối với các mặt hàng sữa nước, Vinamilk đang phải cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu sữa lớn như Cô gái Hà Lan, Mộc Châu, TH True Milk, Trong những năm gần đây, TH True Milk nổi lên một cách đáng kinh ngạc khiến cho tất cả các thương hiệu đã tồn tại lâu trong ngành cũng đều phải dè chừng
2.4 Nhóm công chúng tạo sức ép
Ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp còn nhiều công chúng trực tiếp khác mà các nhà quản trị không thể không quan tâm đến Những lực lượng này
có thể gây sức ép đến các công ty hoặc có thể tỏ ra quan tâm, ủng hộ,… Tùy thuộc vào các công ty mà các nhóm công chúng này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến công ty Có thể hiểu một cách đơn giản đây là một nhóm hoặc tổ chức có lợi ích đặc biệt ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp,tùy vào tình huống nhất định có thể buộc doanh nghiệp phải thay đổi chính sách
II Tổng quan về thị trường bán lẻ hiện nay
Vào thời buổi hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, các doanh
nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn , đặc biệt là những doanh nghiệp trong thị trường bán lẻ Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay là một miếng mồi lớn để các công ty nước ngoài nhắm tới, điều này sở dĩ bởi Việt Nam có mức quy mô dân số tương đối cao, tỷ lệ nhà bán lẻ gia nhập thị trường này
Trang 6cũng còn ít, chỉ vào khoảng 20% Hơn thế nữa, các nhà bán lẻ Việt Nam cũng còn nhỏ lẻ, rời rạc và không có nhiều nhà bán lẻ quy mô lớn nên cũng chưa thể tạo nguồn lực để phát triển
Nếu các doanh nghiệp trong nước không sớm phát triển và bắt kịp theo xu hướng, phù hợp với sự thay đổi không ngừng của văn hóa và thói quen mua sắm của khách hàng sẽ dần dần lép vế so với các công ty nước ngoài Sự sụt giảm trong mua sắm của nghành bán lẻ cũng là những biểu hiện cho thấy rào cản mà các doanh nghiệp phải vượt qua Cùng với đó là sự giúp đỡ từ phía nhà nước
Việc giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% khiến các công ty bán lẻ phải nhanh chóng điều chỉnh mặt bằng giá mới phù hợp với cầu của thị trường Vì vẫn còn nhỏ lẻ và kém hơn so với doanh nghiệp ngoại, cần phải cạnh tranh bằng các thế mạnh riêng, phân khúc thị trường, mô hình triển khai tốt nhất, tránh dùng cách bán phá giá, đối đầu tài chính
Toàn cầu hóa thế giới hiện nay đang trở thành xu hướng ở trên toàn thế giới, kinh tế, văn hóa dần dần được du nhập và hòa nhập giữa các nước Hơn nữa sự gia tăng nhanh chóng về công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại có tác động mạnh đến
sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng, những mong muốn của con người ngày càng tăng và đa dạng Ngoài ra những yếu tố về độ tuổi trung bình, sức khỏe y tế,… cũng có thể gây tác động đến ngành bán lẻ
Có thể thấy sự tác động của sự già hóa dân số đến Nhật Bản, sự gia tăng số lượng người cao tuổi đã tăng cao hơn so với trước kia, điều này có ảnh hưởng đến nghành bán lẻ Việc số lượng người cao tuổi trong nước chiếm tỷ trọng cao buộc các công ty Nhật Bản phải nghiên cứu và tạo ra nhiều dịch vụ y tế Các loại robot đã được tạo ra để phục vụ quá trình trị liệu, hỗ trợ cho người già, các công ty cung cấp thiết bị điện tử sẽ có cơ hội để phát triển và sản xuất Hiện nay các dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực y tế cũng đang phát triển khá tốt nên các doanh nghiệp sẽ không gặp phải vấn đề khó khăn khi tìm tệp khách hàng Vệ sinh cá nhân được người Nhật Bản đặc biệt quan quan tâm, vậy nên người già thường sử dụng tã giấy như 1 phương pháp để giải quyết vấn đề này
Các doanh nghiệp bán lẻ trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay sẽ không chỉ cần mua và bán lại một mặt hàng, mà còn phải chú trọng đến cả những yếu tố tác động giúp tăng trải nghiệm của người tiêu dùng Có thể sử dụng đến một số các biện pháp như mở thêm các kênh bán hàng trên mạng, giao hàng nhanh chóng, hỗ trợ với chuyển đổi, trả hàng, thanh toán qua trực tuyến thuận tiện,… Đây chỉ là một trong số ít những sự đổi mới để doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh
và thích ứng với những sự đổi mới về công nghệ
III Phân tích các yếu tố môi trường nghành ảnh hưởng đến công tác quản trị doanh nghiệp của Saigon coop.
1 Tổng quan về Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh
Kể từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ hệ thống bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các công ty nước ngoài bắt đầu đầu tư vào Việt Nam, đòi hỏi các công ty phải năng động, sáng tạo Sự đổi mới có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh Trước thị trường đầy thách thức và cạnh tranh như vậy, Sài Gòn Co.op cho rằng mô hình bán lẻ truyền thống với mạng lưới bán lẻ nhỏ lẻ chưa
Trang 7Discover more
from:
QTR69420
Document continues below
Quản Trị Học
Trường Đại học…
742 documents
Go to course
Quản Trị Học - Giáo Trình
Quản Trị
Học 100% (59)
184
Phân tích thực trạng hoạt động tuyển…
Quản Trị
Học 100% (18)
23
Trắc nghiệm QTH
Quản Trị
Học 100% (9)
25
TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG CỦA Vingroup
Quản Trị
Học 100% (9)
20
Đáp án 222 câu QUẢN TRỊ HỌC
Quản Trị
Học 100% (6)
18
Trang 8đủ mạnh để phát triển, tôi nhận ra rằng không thể Vì vậy, Hợp tác xã Sài Gòn quyết định hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, tăng cường nguồn lực phát triển
Nhờ sự hỗ trợ tận tình của phong trào hợp tác xã quốc tế từ Nhật Bản, Singapore và Thụy Điển, Sài Gòn Co.op đã vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại ban đầu trong việc thành lập doanh nghiệp bán lẻ Một loại siêu thị kiểu tự chọn mới cung cấp nhiều lựa chọn nhu yếu phẩm hàng ngày với giá cả ổn định và phục
vụ nhiều đối tượng khách hàng
Siêu thị đầu tiên trong hệ thống siêu thị Co.opmart đánh dấu chặng đường mới của Sài Gòn Co.op đó là Co.opmart Cống Quỳnh, ra đời vào ngày 09/02/1996
Từ một siêu thị đầu tiên, Co.opmart đã nhanh chóng phát triển và lan tỏa, trở thành nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng thành phố Đến nay, hệ thống siêu thị này đã có hơn 100 chi nhánh phủ khắp trên cả nước
Saigon Coop nhận được thành tích là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và thuộc Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương Bên cạnh chức năng chính
là phát triển độc quyền hệ thống chuỗi siêu thị Co-opmart, còn tập trung vào các lĩnh vực khác như lĩnh vực đầu tư, xây dựng và quản lý khu phức hợp, trung tâm thương mại
2 Thương hiệu Saigon Coop
- Tầm nhìn: Trên cơ sở phát triển nhanh và bền vững của chuỗi siêu thị
Co.opmart, phấn đấu giữ vững vị thế nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, phấn đấu đa dạng hóa các mô hình bán lẻ văn minh, hiện đại Đồng thời, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với người tiêu dùng và cộng đồng địa phương
Sẽ xây dựng Sài Gòn Co.op thành một tổ chức hợp tác có quy mô và phạm vi điển hình, hoạt động trên toàn quốc và từng bước mở rộng ra khu vực, luôn được khách hàng, đối tác tin tưởng và yêu mến
- Sứ mệnh: Lấy khách hàng là trung tâm, Saigon Coop muốn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của các khách hàng, nâng cao trải nghiệm tiêu dùng bằng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng thêm Doanh nghiệp sẽ có thể góp phần nâng cao đời sống của người dân và đem nghành bán lẻ Việt Nam từng bước phát triển hơn
- Giá trị cốt lõi: Saigon Co.op đã hiểu rằng khi lòng tin được củng cố, tất yếu
sẽ thúc đẩy tiêu dùng của khách hang Biết được rằng người Việt Nam dù ở bất kỳ đâu cũng luôn muốn tiêu dùng với tâm trí người Việt dùng hàng Việt nên ngay từ những ngày đầu thành lập, doanh nghiệp vẫn luôn làm cầu nối và là người bạn đồng hành của hàng Việt với người tiêu dùng Việt Saigon Coop dù trải qua nhiều sự tiến
bộ vẫn mang trong mình trách nhiệm là nhà phân phối thuần Việt, phát triển “ nội địa hóa” nhằm giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam quảng bá và đem sản phẩm tới khách hàng trong và ngoài nước Công ty không theo đuổi lợi nhuận mà luôn tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đảm bảo sản phẩm chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng và giá cả hợp lý Sài Gòn Co.op ngày càng củng cố giá trị cốt lõi này và đạt được các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cũng như giá cả Việt Nam cho sản phẩm của mình, giảm thiểu khâu trung gian
222 câu trắc nghiệm Quản trị học có đáp…
Quản Trị Học 93% (14)
18
Trang 93 Thực trạng tại Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh Thương hiệu bán lẻ thuần Việt "Saigon Co.op – Niềm tin gắn kết" có quy mô lên tới hàng trăm chuỗi phân phối với nhiều hình thức khác nhau và đạt doanh thu trên 1 nghìn tỷ đồng mỗi tuần vào thời kỳ đỉnh cao Doanh nghiệp sẽ cần có những chiến lược phát triển mới để tồn tại trong sự cạnh tranh gay gắt ngày nay
Thị trường nghành bán lẻ hiện nay đã có thêm nhiều mặt hàng của cả khối nội và khối ngoại hiện hữu trên các mô hình bán lẻ của Việt Nam hiện nay Để có thể giữ vững được danh hiệu là nhà bán lẻ tiêu dùng hàng đầu, Saigon Co.op đã phải bỏ ra nhiều công sức để chinh phục mở rộng địa bàn hoạt động Doanh nghiệp cũng phải đối đầu với các đối thủ nước ngoài với những thế mạnh vượt trội hơn nhiều về tiềm lực tài chính, hệ thống quản trị chuyên nghiệp, bộ phận marketing lâu năm,… Đây là một rào cản rất lớn mà Saigon Co.op đang phải đối mặt, một thử thách lớn buộc phải vượt qua để đứng vững trong thị trường cạnh tranh
4 Các yếu tố trong nghành ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của Saigon Co.op
- Khách hàng:
Người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ, có sự thay đổi tiêu dùng rất nhanh chóng, thói quen tiêu dùng có thể biến đổi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn Họ cũng đòi hỏi sự tiện lợi và chuyên biệt hơn trong quá trình mua sắm Các của hàng của Co-opmart tuy có nắm bắt được tâm lý của khách nhưng tiến trình cập nhật các loại sản phẩm mới vẫn còn chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh Khách hàng rất thích mua theo xu hướng nên đôi khi điều này có thể tạo bất lợi cho cửa hàng
Một điểm yếu nữa của Saigon Co.op là vẫn còn yếu thế về công nghệ, chưa tận dụng hiệu quả sự phát triển của Internet So với các đối thủ hiện có ở trên thị trường như Winmart hay Topmarket, Co.opmart vẫn chưa thực sự triển khai hiệu quả hình thức mua hàng online và các hình thức thanh toán linh động
Người mua luôn nhạy cảm với giá Với mỗi sự biến động tăng lên về giá đều khiến người mua có sự đắn đo hơn trước quyết định mua hàng của mình Một khi
họ nhận thấy giá cả ở nơi khác cạnh tranh với cùng một sản phẩm như thế, họ sẵn sàng thay đổi để đảm bảo sự chi tiêu hợp lý cho bản thân
Nhà sản xuất và người tiêu dùng luôn muốn làm lợi cho mình Trong khi lợi ích của họ lại trái ngược với nhau: nếu nhà sản xuất được lợi thì khách hàng sẽ mất bớt lợi ích Siêu thị Co-op đóng vai trò là nhà phân phối, trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng, chính vì vậy siêu thị cần có những sự thương lượng hợp lý để cân bằng áp lực giữa đôi bên
- Đối thủ cạnh tranh:
Trang 10Ở 5-6 năm về trước, khi số lượng các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini chỉ có
ít, chỉ có vài chuỗi siêu thị đáng chú ý như Co.op Mart, Big C, Nhưng trong vài năm trở lại đây, thị trường đã xuất hiện thêm các gương mặt mới đã gia nhập thị trường bán lẻ như Vingroup, Aeon Mall, Thế giới di động Thị trường bán lẻ đã diễn
ra sự cạnh tranh khốc liệt, nhiều thương hiệu bán lẻ đã phải rút khỏi thị trường như Trần Anh, Shop&Go, Fivimart Có 2 cái tên đã có thể vượt qua được rào cản thị trường và ngày càng mở rộng về quy mô là Winmart và Thế giới di động
Vingroup chính thức tham gia thị trường bán lẻ siêu thị từ cuối năm 2014 thông qua việc mua lại hệ thống siêu thị Ocean Mart Với tiềm lực tài chính mạnh cũng như M&A để rút ngắn thời gian, VinCommerce – công ty phụ trách mảng bán
lẻ tổng hợp của Vingroup đã nhanh chóng mở rộng chuỗi siêu thị VinMart và siêu thị mini VinMart+ trên phạm vi toàn quốc Sau đó tập đoàn Masan đã mua lại cổ phần công ty VinCommerce từ Vingroup và đổi tên thương hiện thành WinMart Cho đến hiện nay, Winmart đang là chuỗi có số lượng cửa hàng lớn nhất Việt Nam với 130 siêu thị WinMart và 3.268 cửa hàng WinMart+,với độ phủ 58 trên 63 tỉnh thành khắp cả nước Mặc dù sau khi được chuyển giao cho Masan, lỗ trước thuế là
có ( lỗ năm 2020 hơn 4.000 tỷ đồng và gần 1.000 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2021) song đây vẫn là hướng đi đúng đắn Bởi vì đây chỉ là những áp lực tạm thời và chấp nhận được so với sau này, thị phần là chỉ tiêu được ưu tiên đối với các doanh nghiệp bán lẻ do nghành bán lẻ có lợi thế về quy mô Khi mà chiếm được nhiều thị hơn sẽ làm tăng thêm hiệu quả hoạt động Ngoài ra chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm của các chuỗi bán lẻ sẽ giảm bởi 2 lý do: Sức mạnh đàm phán với nhà cung cấp tăng thêm khi mua hàng nhiều hơn làm tăng biên gô ‹p; Chi phí vâ ‹n chuyển, kho bãi/đơn
vị sẽ giảm khi sản lượng tăng
Với những lợi thế mà Winmart đang dần đạt được qua từng năm, Saigon Co.op sẽ bắt buộc phải chú ý đến các sự biến đổi của đối thủ để giữ vững vị trí nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam Đặc biệt khi mà Saigon Co.op điểm lép vế hơn so với Winmart trong mặt công nghệ, khi mà Masan đã và đang làm tốt việc mở rộng mạng lưới cửa hàng, xây dựng chương trình hội viên, chính sách giá cạnh tranh và ứng dụng công nghệ, dữ liệu người dùng để tối ưu trải nghiệm mua sắm Trong báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022, doanh thu thuần của các cửa hàng Winmart và Winmart+ ghi nhân đạt 29.369 tỷ đồng và với Saigon Co.op, tổng giám đốc đạt báo cáo đạt doanh số 30.888 tỷ đồng Với con số công bố có thể thấy rằng Saigon Co.op vẫn dành được vị trí dẫn đầu trong nhóm các doanh nghiệp nội địa trong nghành Tuy nhiên dự định vào năm 2023, theo lời ông Nguyễn Anh Đức, mục tiêu doanh thu sẽ vào khoảng 32.278 tỷ đồng khiêm tốn hơn so với Masan khi họ dự kiến sẽ có được doanh số trong khoảng 36.000 tỷ đồng và 40.5000 tỷ đồng với sự tăng trưởng
là mở thêm cửa hàng và tăng doanh thu cấp cửa hàng
- Nhà cung cấp:
Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) trong khoảng thời gian gần đây đã tổ chức đối thoại cùng 600 nhà cung cấp nhằm xây dựng chiến lược phát triển trong thời gian tới Để mang doanh nghiệp phát triển thêm trong khoảng thời gian sắp tới Saigon Co.op đặt mục tiêu đến năm 2025, Saigon Co.op đạt 1.000 điểm bán, tạo sự thỏa mãn cho khách hàng với trải nghiệm mua sắm mới lạ, hiện đại Saigon Co.op mong muốn đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh và