Nêu quan điểm của anh, chị về vai trò của hoạt động thẩm định thẩm traBÀI LÀMTrong quá trình soạn thảo để ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật sẽ có những trường hợp mắc lỗi trong
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
HỌ VÀ TÊN :
LỚP :
Hà Nôi, 2022
Trang 2MỤC LỤC
Y
BÀI LÀM 1
I Nội dung của hoạt động thẩm định trong xây dựng VBQPPL 1
II Nội dung của hoạt động thẩm tra trong xây dựng VBQPPL 4
III Vai trò của hoạt động thẩm định và thẩm tra 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật
HTPL: Hệ thống pháp luật
CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 4Đề bài: Phân tích nội dung của hoạt động thẩm định và thẩm tra trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật Nêu quan điểm của anh, chị về vai trò của hoạt động thẩm định thẩm tra
BÀI LÀM
Trong quá trình soạn thảo để ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật sẽ
có những trường hợp mắc lỗi trong văn bản, những lỗi đó dù nhỏ nhưng cũng có thể gây ra hậu quả khó lường trong thực tiễn áp dụng Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót đó, đồng thời hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Luật ban hành VBQPPL đã quy định về việc thẩm tra, thẩm định VBQPPL Đây là việc cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét toàn diện dự thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL
I Nội dung của hoạt động thẩm định trong xây dựng VBQPPL
Thẩm định có nghĩa là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó, hoạt động này do tổ chức hoặc cá nhân
có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện
Thẩm định VBQPPL là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh giá về nội dung
và hình thức, kỹ thuật soạn thảo đối với dự thảo Luật theo nội dung, trình tự, thủ tục do luật định nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và đồng bộ của các văn bản Luật trong HTPL
Thẩm định là khâu bắt buộc trong quy trình soạn thảo, ban hành VBQPPL Căn cứ theo khoản 3 Điều 58 Luật ban hành VBQPPL thì nội dung việc thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:
sự phù hợp của nội dung VBQPPL với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng luật đã được thông qua Về khía1
1 Điểm a Khoản 3 Điều 58 Luật ban hành VBQPPL
1
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5cạnh này, cơ quan thẩm định cần phải căn cứ vào ý kiến thông qua đề nghị xây dựng văn bản để so sánh, đối chiếu giữa quy định của dự thảo văn bản với các chính sách đã được thông qua
sự phù hợp của nội dung VBQPPL với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của
dự thảo văn bản với HTPL; tính tương thích của dự thảo văn bản với điều ước quốc
tế có liên quan mà CHXHCNVN là thành viên Về sự phù hợp của nội dung2
VBQPPL với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước thì xem xét nội dung của VBQPPL đó có phù hợp với các văn kiện của Đảng không? Có đảm bảo thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách được hiện trong văn kiện Đảng hay chưa? Và văn bản có nội dung gì không phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước hay không? 3
Về tính hợp hiến và hợp pháp Một trong những nội dung quan trọng của việc thẩm định là nhằm bảo đảm cho các quy định của VBQPPL tuân thur với các quy định của hiến pháp và phù hợp với tinh thần của Hiến Pháp Xét về tính hợp hiến thì xem xét đến sự phù hợp giữa các quy định của văn bản với quy định cụ thể, nguyên tắc, tinh thần của Hiến pháp về bản chất của Nhà nước về chế độ kinh tế, về Q&NV vụ cơ bản của công dân và về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước Còn đối với tính hợp pháp thì đánh giá về sự phù hợp giữa hình thức, nội dung văn bản với thẩm quyền của chủ thể ban hành văn bản; Sự phù hợp giữa nội dung văn bản với quy định của VBQPPL hiện hành có giá trị pháp lý cao hơn…
2 Điểm b Khoản 3 Điều 58 Luật ban hành VBQPPL (Sửa đổi bổ sung 2020)
3 Thẩm định dư thảo VBQPPL
( http://sotuphap.phutho.gov.vn/Chuyenmuctin/Chitiettin/tabid/92/title/2727/ctitle/209/Default.aspx )
2
Trang 6Về tính thống nhất, tính đồng bộ của VBQPPL đối với HTPL cần đánh giá sự thống nhất giữa quy định của văn bản đó với các quy định của văn bản hiện hành khác do cùng cấp có thẩm quyền ban hành về cùng một vấn đề
Về tính tương thích của dự thảo, dự án văn bản với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, báo cáo TD phải đánh giá về các vấn đề như: Mức độ chuyển hoá các quy định của điều ước quốc tế vào các quy định của dự thảo; những cản trở, khó khăn mà quy định của dự thảo, dự án có thể gây ra đối với việc thực hiện điều ước quốc tế và đề xuất hướng giải quyết; sự phù hợp giữa quy định của dự thảo, dự án với quy định của các điều ước quốc tế có liên quan; sự phù hợp giữa nội dung dự thảo, dự án với các điều ước quốc tế mà VN đã có kế hoạch tham gia…
sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các TTHC trong VBQPPL, nếu trong văn bản QPPL có quy định TTHC Về sự cần thiết của một4
TTHC cần xem xét một số khía cạnh như: Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực nhất định; bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; …
Còn đối với tính hợp lý của một TTHC được đánh giá theo nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như: tính rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn, chính xác và thống nhất của tên TTHC; tính rõ ràng, cụ thể và phù hợp về thời gian, quy trình, cách thức thực hiện TTHC, về thời hạn giải quyết TTHC, về đối tượng thực hiện TTHC, về thẩm quyền thực hiện TTHC, về phí, lệ phí và các khoản chi trả khác (nếu có)…
Về chi phí tuân TTHC được đánh giá trên cơ sở xem xét tổng chi phí thấp nhất của TTHC đó trong một năm
điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành VBQPPL.5 Điều kiện bảo đảm nguồn nhân lực như: chi phí thay đổi, sắp xếp lại tổ
4 Điểm c Khoản 3 Điều 58 Luật ban hành VBQPPL năm 2015
5 Điểm d Khoản 3 Điều 58 Luật ban hành VBQPPL năm 2015
3
Trang 7chức, bộ máy để thực hiện văn bản…Còn về điều kiện bảo đảm nguồn tài chính như: chi phí tuân thủ văn bản, chi phí xây dựng cơ sở, vật chất, trang thiết bị phục
vụ tổ chức thực hiện văn bản, chi phí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật…
việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo, dự án văn bản, nếu trong dự thảo, dự án văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới ;6
người TD cần xem xét một số khía cạnh như xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết vấn đề giới; việc bảo đảm các nguyên tắc về bình đẳng giới việc tuân thủ quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo, dự án văn bản nhằm loại bỏ giải pháp gây bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới
ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản Trong nội7
dung TD về vấn đề này cần phải đánh giá được tính hợp lý, khoa học trong bố cục của dự thảo về kỹ thuật sắp xếp, bố cục phần, chương, mục, điều, khoản, điểm… của văn bản; Việc sử dụng nhất quán các thuật ngữ chuyên môn trong hệ thống VBPL hiện hành Tại Điều 8 Luật BHVBQPPL có quy định cụ thể một số nội dung trực tiếp liên quan đến kỹ thuật soạn thảo và ngôn ngữ pháp lý sử dụng trong VBQPPLi
Như vậy, có thể thấy nội dung TD là khá toàn diện từ các khía cạnh pháp lý Việc xác định đúng và chi tiết những nội dung này là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính toàn diện, hiệu quả của hoạt động TD dự thảo Luật
II Nội dung của hoạt động thẩm tra trong xây dựng VBQPPL
Theo Từ điển Luật học, thẩm tra
6 Điểm đ Khoản 3 Điều 58 Luật ban hành VBQPPL năm 2015
7 Điểm e Khoản 3 Điều 58 Luật ban hành VBQPPL năm 2015
4
Trang 8Như vậy có thể hiểu, thẩm tra được hiểu là xem xét, đánh giá nội dung, chính sách pháp luật, hình thức của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và kỹ thuật pháp lý, nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi của dự thảo văn bản Hoạt động này được tiến hành trước khi dự thảo văn bản QPPL được trình lên chủ thể có thẩm quyền xem xét, thông qua
Căn cứ theo điều 65 Luật ban hành VBQPPL 2015, về nội dung thẩm tra tập trung vào các vấn đề sau đây:
phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản Thẩm tra về phạm vi, đối tượng
điều chỉnh văn bản nhằm đánh giá về các vấn đề có liên quan đến đối tượng, phạm
vi điều chỉnh của văn bản đó ở các góc độ: sự phù hợp giữa đối tượng với phạm vi điều chỉnh của dự án, dự thảo; sự phù hợp giữa đối tượng, phạm vi điều chỉnh của
dự án, dự thảo với chính sách cơ bản của dự án, dự thảo; sự phù hợp giữa đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự án, dự thảo với các quy định cụ thể của dự án, dự thảo
nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; việc giao và chuẩn bị văn bản quy định chi tiết (nếu có)
sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với chủ trương, đường lối của Đảng; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản
5
Trang 9điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật
Việc bảo đảm chính sách dân tộc, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề dân tộc, bình đẳng giới Đây là một quy định mới, nội dung thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới bao gồm: Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo; Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo; Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo; Tính khả thi của các quy định trong dự án, dự thảo để bảo đảm bình đẳng giới
Bảy là, ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản
Quy định về nội dung thẩm tra dự án, dự thảo trong Luật 2015 được thiết kế theo hướng giảm dần từ văn bản của Quốc hội, UBTVQH đến văn bản của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Điều này sẽ hợp lý nếu như một số nội dung chỉ phù hợp với văn bản của trung ương mà không phù hợp với văn bản của địa phương
III Vai trò của hoạt động thẩm định và thẩm tra
Thẩm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trong quá trình xây dựng văn bản đây đều là những hoạt động nhằm đánh giá góp phần hoàn thiện cả về hình thức và nội dung của dự thảo VBQPPL Bởi nó là một giai đoạn quan trọng, không thể thiếu trong quá trình ban hành VBQPPL, đồng thời đây còn
là cơ sở, căn cứ để đánh giá VBQPPL Do đó, Để công tác thẩm tra, thẩm định đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo phát huy tốt sự quản lí của Nhà nước thì việc quy định trách nhiệm cho các chủ thể thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định nhiệm vụ rất quan trọng, có thể coi gần như là trọng tâm của việc xây dựng văn bản pháp luật Hoạt động thẩm tra là căn cứ để đánh giá dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đảm bảo chất lượng của văn bản Thông qua kết quả của hoạt động thẩm
6
Trang 10tra, các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản
sẽ có thêm cơ sở để xem xét và quyết định thông qua, ban hành văn bản Với tư cách là một giai đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa là căn cứ, cơ sở chuẩn mực cho mối quan hệ giữa chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật với đối tượng thực hiện văn bản đó Nếu không có hoạt động này thì đối tượng ban hành sẽ khó tiếp nhận được những thông tin khách quan về tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của dự thảo văn bản Mặt khác, với tư cách là những đánh giá, xem xét và đưa ra nhận xét nên ý nghĩa của thẩm định, thẩm tra là định hướng, chỉ dẫn và cung cấp các thông tin cần thiết cho chủ thể ban hành dự thảo Ngoài ra, thẩm định, thẩm tra còn có làm cho mối quan hệ giữa chủ thể soạn thảo với người ký (cơ quan có thẩm quyền ký, công bố) nắm được cách thức, trình
tự thực hiện các dự thảo đó sau khi được ban hành
Thông qua hoạt động thẩm định, thẩm tra của cơ quan, người có thẩm quyền giúp đánh giá những mặt được, chưa được của dự thảo, từ đó đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng dự thảo Chẳng hạn, khi tiến hành xây dựng VBQPPL trong tình trạng nước ta còn có hiện tượng giao các dự thảo cho các bộ, ngành chủ trì nội dung thì việc xem xét, đánh giá theo một quy trình nhất định nhằm đảm bảo chất lượng là việc làm không thể thiếu được Thông thường, việc xây dựng dự thảo đôi khi chỉ khai thác những mặt có lợi cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình mà khó có cái nhìn tổng thể Do đó, điều quan trọng là từ những ý tưởng ban đầu ấy, nhiệm vụ của người làm công tác thẩm định là nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện để làm cho các ý tưởng đó trở thành phổ biến, bảo đảm lợi ích chung của đất nước
Ngoài ra, thẩm định, thẩm tra còn mang một số giá trị sau: buộc chủ thể soạn thảo hoặc ban hành dự thảo phải tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định; có quyền
7
Trang 11phủ quyết một phần hoặc toàn bộ nội dung của dự thảo; đưa ra kiến nghị, đề nghị
cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định và tạo ra cơ chế phối hợp giải quyết công việc có tính chất liên ngành giữa chủ thể soạn thảo hoặc ban hành dự thảo với
cơ quan, tổ chức hữu quan; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành hoặc ban hành mới dự thảo
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật ban hành VBQPPL năm 2015 ( sửa đổi bổ sung năm 2020)
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, , Nxb
Tư pháp
3 Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp(2006), Nxb, Từ điển
Trịnh Hồng Lê (2018),
, Luận văn thạc sĩ Luật học
4 TS Hoàng Thị Ngân,
( http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208720)
8