1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích chiến lược của tổng công ty viễn thông mobifone

41 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 562,48 KB

Nội dung

Giới thiệu chung Tên đầy đủ: Tổng Công Ty Viễn Thông MobiFone Tên viết tắt: MOBIFONE Trụ sở giao dịch: Số 811A, đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Lĩnh vực hoạt động: Thông tin viễn

Trang 1

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

KHOA KINH TẾ

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG

MOBIFONE

Kon Tum, tháng 11 năm 2024

Trang 2

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG

Kon Tum, tháng 11 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE 8

1.1 Giới thiệu chung về tổng công ty viễn thông MobiFone 8

1.1.1 Giới thiệu chung 8

1.1.2 Lịch sự hình thành và phát triển 8

1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi 9

1.1.4 Cơ cấu tổ chức 10

1.1.5 Mục tiêu hoạt động 10

1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG VIỆT NAM 13

2.1 Phân tích môi trường bên ngoài 13

2.1.1 Môi trường vi mô 13

2.1.2 Môi trường vĩ mô 16

2.1.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE 20

2.2 Phân tích môi trường bên trong (môi trường nội bộ) 22

2.2.1 Sản phẩm chính của Mobifone 22

2.2.2 Về công tác Marketing 22

2.2.3 Tình hình tài chính 23

2.2.4 Nguồn nhân lực 23

2.2.5 Cơ sở hạ tầng tổ chức và công nghệ 23

2.2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE 23

2.3 Ma trận SWOT 25

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE 27

3.1 Quan điểm phát triển của MobiFone 27

3.1 Chiến lược cấp công ty 27

3.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh 29

Trang 4

3.3 Chiến lược cấp chức năng 32

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 38

4.1 Giải pháp 38

4.1.1 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ 38

4.1.2 Giải pháp phát triển bền vững và CSR (Trách nhiệm xã hội) 38

4.2 Kiến nghị 38

4.2.1 Đối với Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan 38

4.2.2 Đối với Tổng Công Ty Viễn thông MobiFone 39

4.3 Đề xuất 39

4.3.1 Đề xuất về chuyển đổi số và đa dạng hóa dịch vụ 39

4.3.2 Đề xuất hợp tác chiến lược và mở rộng thị trường 39

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Sơ dồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Viễn thông MobiFone 10 Hình 2: Biểu đồ tốc độ tăng GDP các tháng năm 2023 17

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng lịch sử hình thành và phát triển của MobiFone 8

Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của MobiFone giai đoạn 2021-2023 11

Bảng 3: Phân tích chu kì phát triẻn trong ngành viễn thông của MobiFone .16 Bảng 4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE 20

Bảng 5: Danh mục các gói cước, sản phẩm chính của MobiFone 22

Bảng 6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE 24

Bảng 7: Phân tích danh mục đầu tư qua ma trận BCG 28

Bảng 8: Mức giá các gói cước của MobiFone và Viettel 29

Trang 7

MỞ ĐẦU

Trong kỷ nguyên số, thông tin và kết nối đã trở thành hai yếu tố không thể thiếutrong cuộc sống của con người Ngày nay, khi thế giới không ngừng chuyển động và thayđổi, nhu cầu kết nối mọi lúc mọi nơi đã trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết Ngành côngnghệ viễn thông, đặc biệt là viễn thông di động, không chỉ đơn thuần là một phương tiệnliên lạc mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.Tổng Công ty Viễn Thông MobiFone là doanh nghiệp nhà nước hạng một, đơn vịhạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT ) đượcthành lập vào ngày 16 tháng 4 năm 1993 Công ty là một trong những đơn vị kinh doanhđầu tiên dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, sau nhiều năm phát triển mạng lướithông tin của công ty ngày càng phát triển và có vùng phủ sóng toàn quốc Song hiện naythị trường thông tin di động tại Việt Nam đã có rất nhiều các mạng khác cùng kinh doanh

và khai thác lĩnh vực thông tin di động như Viettel, S-fone, HT- Mobile sự ra đời củacác mạng này đã làm cho thị trường thông tin di động ngày càng sôi động đồng thời nócũng dẫn đến tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị phần và chất lượng thông tincủa các mạng các mạng luôn đưa ra các hình thức khuyến mại hấp dẫn và đưa ra cácquảng cáo hay, lôi cốn khách hàng nhằm phát triển và mở rộng thị trường Vì vậy, việchoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sựtồn tại và phát triển của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone Vì vậy, nhóm đã quyếtđịnh chọn đề tài “Phân tích chiến lược của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone” Qua

đó, chúng ta sẽ thấy rõ hơn vì sao viễn thông di động được xem là xương sống của cuộccách mạng công nghệ 4.0, tạo ra những thay đổi sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày củamỗi người

Mục tiêu nghiên cứu:

- Giới thiệu Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

- Nghiên cứu và phân tích các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài của công ty

- Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty công ty thông tin di động MobiFone

- Đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện môitrường luôn thay đổi

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

- Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

- Thời gian nghiên cứu: 2021-2023

- Nội dung: Tập trung đánh giá các chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Viễnthông MobiFone và đưa ra những giải pháp

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG

MOBIFONE1.1 Giới thiệu chung về tổng công ty viễn thông MobiFone

1.1.1 Giới thiệu chung

Tên đầy đủ: Tổng Công Ty Viễn Thông MobiFone

Tên viết tắt: MOBIFONE

Trụ sở giao dịch: Số 811A, đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Lĩnh vực hoạt động: Thông tin viễn thông

Lĩnh vực hoạt động chính: là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới vàtriển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiệnđại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800 trên toàn quốc

Là mạng viễn thông di động đầu tiên tại Việt Nam, MobiFone được thành lập ngày16/04/1993 với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động (VMS) Ngày 01/12/2014,MobiFone được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, thuộc Bộ Thôngtin và Truyền thông

Tại Việt Nam, MobiFone là một trong số các doanh nghiệp Viễn thông – Công nghệthông tin – Nội dung số lớn nhất, là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên, vớihơn 30% thị phần (theo https://www.mobifone.vn/ ) MobiFone là thương hiệu đượckhách hàng yêu thích lựa chọn, nhận được nhiều giải thưởng, xếp hạng danh giá trongnước và quốc tế MobiFone đang chuyển đổi hướng đến phát triển thành tập đoàn côngnghệ hàng đầu Việt Nam

MobiFone là nhà mạng di động đầu tiên tại Việt Nam với slogan

“Mọi lúc – Mọi nơi

Giám đốc Công ty: Ông Đinh Văn Phước

1995 Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III tại Đà Nẵng

Trang 9

Mở rộng vùng phủ sóng tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam vớihơn 20 tỉnh thành.

2002 Được cấp Chứng chỉ tiêu chuẩn hệ thống chất lượng quản lý chất

lượng ISO 9001:2000 về chất lượng mạng lưới

2010 Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ

sở hữu

2014 Ngày 01/12: Nhận quyết định thành lập Tổng công ty Viễn Thông

MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên

Thông tin di động

Sở hữu 15.500 trạm 3G

2018 Tổng công ty Viễn thông MobiFone được Bộ Thông tin và truyền

thông bàn giao về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệplàm đại diện chủ sở hữu

Kỷ niệm 25 năm thành lập Công ty Thông tin di động

2020- nay MobiFone đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, đầu tư vào các công

nghệ mới như 5G, IoT, AI để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng vàtrải nghiệm số hóa toàn diện cho khách hàng

Mở rộng các dịch vụ số, tham gia vào các lĩnh vực mới như thanhtoán điện tử, dịch vụ tài chính

1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Tầm nhìn chiến lược : MOBIFONE ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH TẬP

ĐOÀN CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cùng với việc đi đầu trong cung cấp hạ tầng công nghệ, MobiFone tạo khôngngừng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp để giúp khách hàng nâng tầm trảinghiệm, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất kinh doanh, cùng đóng góp vào sự pháttriển của xã hội Việt Nam

Sứ mệnh:

MobiFone không ngừng sáng tạo, đổi mới, kiến tạo hệ sinh thái số mạnh mẽ vàhoàn chỉnh, nâng tầm cuộc sống của người Việt và góp phần đưa Việt Nam trở thànhquốc gia số

Giá trị cốt lõi: ĐỔI MỚI- THẦN TỐC– CHUYÊN NGHIỆP – HIỆU QUẢ.

Đổi mới: MobiFone luôn không ngừng tìm kiếm và ứng dụng những công nghệmới, những ý tưởng sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả hoạtđộng

Thần tốc: MobiFone cam kết thực hiện mọi công việc nhanh chóng, hiệu quả, đápứng kịp thời nhu cầu của khách hàng

Chuyên nghiệp: MobiFone luôn hướng tới sự hoàn hảo trong mọi hoạt động, từ quytrình làm việc đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Hiệu quả: MobiFone luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu để đạt được hiệu quả caonhất trong mọi hoạt động

Trang 10

1.1.4 Cơ cấu tổ chức

Hình 1: Sơ dồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Nguồn: MobiFone Services

1.1.5 Mục tiêu hoạt động

MobiFone, với tư cách là nhà mạng di động hàng đầu Việt Nam, luôn đặt ra nhữngmục tiêu hoạt động rõ ràng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng vàđóng góp vào sự phát triển chung của đất nước

Mục tiêu chung

Trở thành doanh nghiệp số hàng đầu: MobiFone hướng tới xây dựng một hệ sinhthái số toàn diện, cung cấp đa dạng các dịch vụ và giải pháp công nghệ, đáp ứng mọi nhucầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.Đóng góp vào sự phát triển kinh tế số:MobiFone đóng vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ViệtNam, tạo ra một nền kinh tế số năng động và hiện đại

Nâng cao chất lượng cuộc sống: MobiFone cam kết mang đến những trải nghiệm sốtốt nhất, giúp mọi người kết nối dễ dàng hơn và tận hưởng cuộc sống tiện nghi hơn

1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

MobiFone đã có một giai đoạn chuyển mình đáng chú ý từ năm 2021-2023 với sựtập trung vào công nghệ 5G, chuyển đổi số và nỗ lực nâng cao trải nghiệm khách hàng.Tuy nhiên, công ty vẫn phải đối mặt với thách thức trong việc duy trì và gia tăng thị phầntrong thị trường viễn thông đầy cạnh tranh

Trang 11

Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của MobiFone giai đoạn 2021-2023

Nguồn:Kết quả hoạt động kinh doanh của MobiFone

9 Chi phí quản lýdoanh nghiệp 955.236.606.098 738.259.573.363 15.352.493.941

10 Lợi nhuận thuầntừ hoạt động

kinh doanh

(2.075.057.976.898) 3.207.201.118.039 25.367.469.916

11 Thu nhập khác 241.234.685.687 50.890.736.086 69.781.878

12 Chi phí khác 15.570.638.420 24.061.133.108 37.796

13 Lợi nhuận khác 225.664.047.267 26.829.602.978 69.744.08214

Tổng lợi nhuận

kế toán trước

thuế

(1.849.393.929.631) 3.234.030.721.017 25.437.213.99815

Chi phí thuế thu

1.331.390.583.388

17 Lợi nhuận sauthuế thu nhập

doanh nghiệp

(1.442.748.036.340) 1.885.235.832.659 20.300.998.781

18 Lợi nhuận sau

thuế của công ty (1.472.632.624.796) 1.855.811.935.837

Trang 12

Cạnh tranh khốc liệt: Thị trường viễn thông Việt Nam ngày càng cạnh tranh khốcliệt, đặc biệt là giữa MobiFone, Viettel và VinaPhone Điều này khiến MobiFone phải đốimặt với nhiều áp lực trong việc giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới.

Chuyển đổi số: MobiFone đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số để nâng cao trảinghiệm khách hàng và tạo ra các dịch vụ mới Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi nhiều thờigian và đầu tư

Ảnh hưởng của dịch bệnh: Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tếnói chung và ngành viễn thông nói riêng, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh củaMobiFone

Trang 13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA

TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG VIỆT NAM2.1 Phân tích môi trường bên ngoài

2.1.1 Môi trường vi mô

* Phân tích ngành

a Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

Nguy cơ xâm nhập của đối thủ tiềm tàng

Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ tiềm tàng vào thị trường của Mobifone trongnăm 2023 là tương đối thấp, chủ yếu do các rào cản gia nhập cao và các yếu tố cạnh tranhđặc thù của ngành viễn thông Tuy nhiên, có một số lĩnh vực dịch vụ và xu hướng côngnghệ mới có thể tạo cơ hội cho đối thủ tiềm tàng gia nhập và gây áp lực cạnh tranh choMobifone

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông, đặc biệt là 5G, đòi hỏi nguồn vốn rất lớn Cácnhà mạng phải xây dựng hệ thống trạm phát sóng, cơ sở truyền dẫn và hệ thống kỹ thuật

để đảm bảo chất lượng dịch vụ Các công ty mới gia nhập sẽ phải đầu tư hàng chục nghìn

tỷ đồng vào việc xây dựng hạ tầng viễn thông và mở rộng vùng phủ sóng để có thể cạnhtranh với các nhà mạng lớn như Mobifone, Viettel và Vinaphone Điều này tạo ra rào cảntài chính lớn, hạn chế khả năng xâm nhập của các đối thủ mới

Viettel, Vinaphone, và Mobifone đều là những nhà mạng có thị phần lớn và uy tínlâu năm Sự gắn bó của khách hàng với các nhà mạng này, cùng với các gói cước linhhoạt và dịch vụ hậu mãi tốt, khiến việc lôi kéo khách hàng chuyển sang một nhà mạngmới trở nên khó khăn Các nhà mạng hiện có cũng chiếm lĩnh thị phần lớn, liên tục đầu tưmạnh mẽ vào hạ tầng và cải tiến dịch vụ, tạo ra rào cản lớn cho các đối thủ mới muốntham gia vào thị trường

Dù ngành viễn thông truyền thống có rào cản cao, các dịch vụ kỹ thuật số và IoT(Internet of thing) lại là thị trường tiềm năng mà các đối thủ mới có thể xâm nhập Cáccông ty công nghệ, startup về viễn thông hoặc các công ty quốc tế có thể tham gia cungcấp dịch vụ OTT (Over The Top), giải pháp IoT, và dịch vụ tài chính số để cạnh tranhvới Mobifone Điều này có thể đe dọa doanh thu của Mobifone từ các dịch vụ truyềnthống như thoại và SMS, buộc họ phải đầu tư vào các dịch vụ số và cung cấp các sảnphẩm giá trị gia tăng để giữ chân khách hàng

Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành

Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, Viettel là nhà mạng chiếmthị phần lớn nhất với khoảng 50% thị phần, Vinaphone chiếm khoảng 30%, cònMobifone chiếm khoảng 15-20% Điều này cho thấy Mobifone đang đứng thứ ba trongthị trường, tuy có một số khách hàng trung thành nhưng thị phần không thể sánh vớiViettel và Vinaphone Sự chênh lệch về thị phần đã gây áp lực lớn cho Mobifone trongviệc thu hút và giữ chân khách hàng, buộc công ty phải liên tục cải tiến dịch vụ và đưa racác ưu đãi để cạnh tranh

Trang 14

Năm 2023, Viettel dẫn đầu về tốc độ triển khai 5G với gần 100.000 trạm phát sóngtrên toàn quốc Trong khi đó, Vinaphone và Mobifone cũng tích cực mở rộng vùng phủsóng 5G, nhưng số trạm phát sóng của Mobifone chỉ đạt khoảng 20.000 trạm Với tốc độtriển khai 5G nhanh chóng, Viettel đã có lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụInternet tốc độ cao, đặc biệt ở các khu vực thành thị Mobifone cần tăng cường đầu tưvào hạ tầng 5G để thu hẹp khoảng cách và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngườidùng về tốc độ mạng.

Viettel đạt doanh thu lớn nhất trong ngành viễn thông tại Việt Nam, với doanh thunăm 2023 ước đạt khoảng 260.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 45.000 tỷđồng

Trong khi đó, Mobifone đạt doanh thu khoảng 37.000 tỷ đồng, thấp hơn nhiều sovới Viettel, và lợi nhuận trước thuế chỉ khoảng 5.000 tỷ đồng Vinaphone cũng có doanhthu và lợi nhuận cao hơn Mobifone, nhờ vào mạng lưới rộng khắp và sự hậu thuẫn từVNPT Sự chênh lệch này làm nổi bật sức mạnh tài chính của Viettel và Vinaphone, giúp

họ có khả năng đầu tư mạnh mẽ hơn vào hạ tầng, công nghệ và các chương trình ưu đãikhách hàng

Các báo cáo từ Tổng cục Thống kê và các cuộc khảo sát thị trường cho thấy kháchhàng đánh giá cao dịch vụ chăm sóc khách hàng của Viettel và Vinaphone Mặc dùMobifone cũng nỗ lực cải thiện dịch vụ khách hàng, nhưng mạng lưới chăm sóc kháchhàng và dịch vụ hậu mãi vẫn còn yếu hơn so với hai đối thủ lớn Trong khi đó, các tiêuchí về chất lượng mạng, đặc biệt là tốc độ 5G, mức độ phủ sóng và tính ổn định của kếtnối, Viettel vẫn là nhà mạng dẫn đầu Điều này khiến Mobifone phải tập trung cải tiến hạtầng kỹ thuật để nâng cao trải nghiệm người dùng

Sức mạnh thương lượng của người mua

Sức mạnh thương lượng của người mua đối với MobiFone cho đến thời điểm hiệnnay đang ngày càng tăng lên, thể hiện qua:

Người mua có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ viễn thông: Khách hàng hiệnnay có nhiều sự lựa chọn các nhà mạng lớn như Viettel, Vinaphone và các nhà cung cấpdịch vụ khác Do đó khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các nhà mạng nếu cảmthấy không hài lòng với giá cước hay dịch vụ… => MobiFone phải liên tục đưa ra các góicước linh hoạt khuyến mãi hấp dẫn và dịch vụ khách hàng tốt hơn để giữ chân kháchhàng

Ngày nay sự phổ biến về dịch vụ internet và OTT (Over The Top): Dịch vụ gọi vànhắn tin qua các ứng dụng OTT như Zalo, FB, Messenger và WhatsApp đang trở nên cực

kỳ phổ biến, tạo ra một sự lựa chọn thay thế tiện lợi và tiết kiệm cho người tiêu dùng.Điều này làm giảm nhu cầu sử dụng các dịch vụ thoại và SMS truyền thống củaMobifone, buộc họ phải chuyển hướng sang các dịch vụ Internet tốc độ cao và các giảipháp giá trị gia tăng Bên cạnh đó khách hàng càng có quyền đàm phán cao về chất lượng

và tốc độ Internet, đặc biệt khi 5G đang dần triển khai tại Việt Nam

Trang 15

Người dùng Việt Nam đặc biệt là nhóm người trẻ có thu nhập trung bình rất nhạycảm với giá cước Từ sức ép của các đối thủ cạnh tranh buộc Mobifone phải thườngxuyên điều chỉnh giá cả và tung ra nhiều chương tình khuyến mãi hấp dẫn nhằm đáp ứngnhu cầu của khách hàng…

Sức mạnh thương lượng của các nhà cung cấp

Hiện nay, do chưa thể tự sản xuất nên hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ TTDĐđều nhập khẩu thiết bị viễn thông từ nhà cung cấp trên thế giới, có thể kể đến như:Huawei, Nokia, Samsung, Ericsson,… đặc biệt là công nghệ 5G Các nhà cung cấp này

có quyền lực thương lượng cao, do họ nắm giữ công nghệ tiên tiến mà MobiFone cần để

mở rộng mạng lưới và nâng cấp chất lượng dịch vụ

Trong các dịch vụ kỹ thuật số và giá trị gia tăng, Mobifone cũng phụ thuộc vào cácnhà cung cấp phần mềm, giải pháp thanh toán và dịch vụ số khác Do số lượng nhà cungcấp chất lượng cao và có uy tín trong lĩnh vực này tại Việt Nam còn hạn chế, nên các nhàcung cấp có thể đặt ra các điều khoản hợp đồng có lợi cho họ bao gồm cả giá và các điềukiện kỹ thuật

Các biến động địa chính trị, đặc biệt là các lệnh cấm vận công nghệ hoặc hạn chếhợp tác với một số công ty viễn thông có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thiết bị vàcông nghệ cho Mobifone

Đe doạ của sản phẩm thay thế

Xu hướng người dùng chuyển từ các dịch vụ thoại và SMS của nhà mạng sang cácdịch vụ OTT là một mối đe dọa lớn, vì Mobifone không chỉ mất doanh thu từ các dịch vụnày mà còn phải tăng cường đầu tư vào hạ tầng Internet để duy trì chất lượng kết nối chongười dùng Đối với thế hệ trẻ và người dùng có xu hướng sử dụng mạng xã hội thườngxuyên, việc liên lạc qua mạng xã hội thay thế gần như hoàn toàn các cuộc gọi và tin nhắntruyền thống của Mobifone

Các nền tảng giải trí số như YouTube, Netflix, Spotify, và các dịch vụ xem phim,nghe nhạc trực tuyến khác cũng là một mối đe dọa gián tiếp Chúng làm gia tăng nhu cầu

về kết nối Internet tốc độ cao nhưng không yêu cầu dịch vụ thoại và SMS, khiếnMobifone cần tập trung cung cấp dịch vụ data hơn là các dịch vụ truyền thống

Công nghệ VoIP (âm thanh được truyền qua giao thức Internet) cho phép thực hiệncuộc gọi qua Internet và ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong môi trường làm việc

từ xa và hội họp trực tuyến Các nền tảng như Zoom, Microsoft Teams và Google Meetkhông chỉ được sử dụng cho công việc mà còn phổ biến trong liên lạc cá nhân, ảnh hưởngđến dịch vụ thoại truyền thống của Mobifone

Sự phổ biến của các mạng Wi-Fi công cộng và các nhà cung cấp dịch vụ Internetkhông dây đã làm giảm sự phụ thuộc của người dùng vào mạng di động Với Wi-Fi,người dùng có thể sử dụng các ứng dụng liên lạc OTT và các dịch vụ kỹ thuật số khác màkhông cần đến kết nối data từ nhà mạng Điều này cũng đặt ra một thách thức lớn khiMobifone cần phải cung cấp các gói data hấp dẫn để người dùng vẫn lựa chọn sử dụngdịch vụ Internet di động

Trang 16

b Phân tích chu kỳ phát triển của ngành viễn thông

Tăng trưởng nhanh chóng: Nhờ vào việc đáp ứng nhu cầu kết nối ngàycàng tăng của người dùng, MobiFone đã đạt được mức tăng trưởngdoanh thu và số lượng thuê bao ấn tượng

Mở rộng dịch vụ: Bên cạnh dịch vụ thoại và tin nhắn, MobiFone đãkhông ngừng mở rộng danh mục dịch vụ của mình, bao gồm 3G, 4G,dịch vụ giá trị gia tăng, và các dịch vụ số

Chuyển đổi số: MobiFone đã nhận ra tầm quan trọng của việc chuyểnđổi số để thích ứng với sự thay đổi của thị trường và nhu cầu củakhách hàng Công ty đã đầu tư mạnh vào việc phát triển các dịch vụ số,nền tảng kỹ thuật số và nâng cao trải nghiệm khách hàng

Đa dạng hóa dịch vụ: MobiFone đã mở rộng sang các lĩnh vực mớinhư dịch vụ tài chính, giải trí, và thương mại điện tử

Năm 2023, ngành viễn thông đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh và bắt đầu tái tổchức để thích ứng với sự phát triển của 5G và các ứng dụng liên quan Trong những nămtới, các công ty viễn thông cần phải chuẩn bị cho giai đoạn bão hòa, tối ưu hóa dịch vụhiện tại và phát triển các ứng dụng mới để tiếp tục duy trì vị thế và sẵn sàng cho sựchuyển dịch sang công nghệ mới như 6G trong tương lai

2.1.2 Môi trường vĩ mô

*Môi trường kinh tế

Trong năm 2023, MobiFone ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ nhờ chiến lược mở rộngvào "không gian mới," bao gồm các lĩnh vực như hạ tầng số, dịch vụ nền tảng số, và nộidung số Nhà mạng này đã đạt mức tăng trưởng doanh thu khoảng 35% nhờ vào việc đadạng hóa các sản phẩm số như nền tảng học tập mobiEdu, nền tảng nông nghiệp thôngminh mobiArgi, và dịch vụ họp trực tuyến MEET Ngoài ra, các sản phẩm "Make inMobiFone" đã giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng dịch vụ và gia tăng hiệu quả kinhdoanh, đặc biệt là trong bối cảnh thương mại hóa 5G đang được triển khai

Việc tăng trưởng GDP giảm trong năm 2023 (5,05%) có thể ảnh hưởng đến sứcmua của người tiêu dùng, từ đó gây khó khăn cho các dịch vụ của MobiFone, đặc biệt lànhững dịch vụ phi truyền thống như nội dung số và nền tảng học tập trực tuyến, vốn yêucầu người dùng sẵn sàng chi tiêu

Trang 17

Chính phủ cũng đang tập trung vào đầu tư công và hạ tầng kỹ thuật số, có thể giúpMobiFone mở rộng hệ thống 4G, 5G và phát triển hạ tầng dữ liệu Bên cạnh đó, các biệnpháp kích thích kinh tế của chính phủ, chẳng hạn như giảm lãi suất và thúc đẩy đầu tưcông, cũng hỗ trợ môi trường kinh doanh, giúp MobiFone có điều kiện mở rộng thị phần

và đa dạng hóa sản phẩm

Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát khi CPI tháng12/2023 tăng 3,58% so với tháng 12/2022 Điều đó giúp duy trì sức mua của người tiêudùng, Mobifone có điều kiện duy trì và tăng trưởng doanh thu MobiFone có thể điềuchỉnh giá dịch vụ một cách linh hoạt hơn mà không lo ngại sẽ mất khách hàng Điều nàycho phép công ty duy trì biên lợi nhuận tốt trong khi vẫn giữ chân được người tiêu dùng

Hình 2: Biểu đồ tốc độ tăng CPI các tháng năm 2023

so với cùng kỳ năm trước

Nguồn: congthuong.vn

*Môi trường văn hoá- xã hội

Theo số liệu của cục Thống Kê, dân số Việt Nam hiện nay khoảng 101 triệu người.Người lao động Việt Nam được đánh giá cao nhờ sự chăm chỉ và khả năng tiếp thu họchỏi nhanh, chính vì thế thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam ngắn hơn so vớicác quốc gia khác trong khu vực Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu

tư trong và ngoài nước Nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng tay nghề ngày càng caocũng góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp

Việt Nam đang trải qua sự chuyển đổi số mạnh mẽ, với tỷ lệ sử dụng smartphone vàinternet ngày càng cao Văn hóa tiêu dùng công nghệ thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụviễn thông và nội dung số, tạo cơ hội cho MobiFone mở rộng dịch vụ như di động,internet, và các dịch vụ giá trị gia tăng

Về sự chuyển đổi số tại Việt Nam:

Tỷ lệ sử dụng smartphone và internet: Các báo cáo của các tổ chức nghiên cứu thịtrường như GfK, Nielsen, We Are Social đều cho thấy tỷ lệ người dùng smartphone vàinternet tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là ở cácnhóm đối tượng trẻ tuổi

Trang 18

Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông và nội dung số: Sự gia tăng của các nền tảngmạng xã hội, ứng dụng OTT, dịch vụ streaming video/audio đã thúc đẩy nhu cầu sử dụngdata và các dịch vụ giá trị gia tăng.

Về cơ hội của MobiFone:

Mở rộng thị trường: Với sự tăng trưởng của nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông vànội dung số, MobiFone có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường, thu hút thêm khách hàngmới

Phát triển các dịch vụ mới: MobiFone có thể phát triển các dịch vụ giá trị gia tăngnhư thanh toán điện tử, thương mại điện tử, dịch vụ đám mây để đáp ứng nhu cầu đadạng của khách hàng

Cải thiện chất lượng dịch vụ: Để cạnh tranh với các đối thủ, MobiFone cần khôngngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao tốc độ internet, mở rộng vùng phủ sóng.Đầu tư vào công nghệ: MobiFone cần đầu tư vào các công nghệ mới như 5G, AI,IoT để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao trải nghiệm khách hàng

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng các dịch vụ tiện ích và sáng tạo.MobiFone có thể tận dụng xu hướng này để phát triển các ứng dụng và dịch vụ mới, nhưngân hàng di động, giải trí trực tuyến, và các sản phẩm liên quan đến giáo dục

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khách hàng ngày càng yêu cầu cao hơn về tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp MobiFone cần phải tham gia vào các hoạt động xã hội vàbảo vệ môi trường để phù hợp với nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng

*Môi trường công nghệ- kỹ thuật

Sự phát triển của mạng 4G và triển khai mạng 5G tại Việt Nam đã mở ra nhiều cơhội cho các nhà mạng như MobiFone trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao hơn.Với công nghệ 5G, MobiFone có thể cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu nhanh hơn, giảm độtrễ và tăng cường trải nghiệm người dùng, từ đó thu hút khách hàng mới và giữ chânkhách hàng hiện tại Việt Nam đang đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin và hạ tầng số,tạo điều kiện thuận lợi cho MobiFone trong việc nâng cấp hạ tầng và tối ưu hóa quy trìnhkinh doanh Điều này giúp MobiFone cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm chi phí

Sự xuất hiện của các dịch vụ OTT (như Zalo, Viber, WhatsApp) đã tạo ra áp lực lớnđối với các nhà mạng truyền thống Người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng các dịch

vụ này thay vì các gói dịch vụ viễn thông truyền thống, dẫn đến doanh thu của MobiFone

bị ảnh hưởng Để duy trì tính cạnh tranh và phát triển các dịch vụ mới, MobiFone cầnphải đầu tư vào công nghệ mới, điều này có thể đòi hỏi một khoản chi phí lớn Trong bốicảnh kinh tế không ổn định, việc huy động vốn cho các dự án công nghệ có thể gặp khókhăn Với sự gia tăng của các dịch vụ trực tuyến, MobiFone cũng phải đối mặt với cácvấn đề liên quan đến an ninh mạng Các cuộc tấn công mạng có thể ảnh hưởng đến sự tintưởng của khách hàng và gây thiệt hại cho thương hiệu

* Môi trường toàn cầu

Việt Nam đã gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), như CPTPP vàEVFTA, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty như MobiFone mở rộng hoạt động kinh

Trang 19

doanh ra thị trường quốc tế Điều này không chỉ giúp tăng trưởng doanh thu mà còn giúpMobiFone tiếp cận công nghệ và dịch vụ mới từ các nước phát triển Xu hướng chuyểnđổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông

và công nghệ số MobiFone có thể tận dụng xu hướng này để phát triển các sản phẩm vàdịch vụ mới, như dịch vụ số hóa, IoT (Internet of Things), và các ứng dụng thông minh,đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Sự gia tăng cạnh tranh từ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế có thể gây áplực lớn đối với MobiFone Các công ty lớn từ nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ với giá

rẻ hơn hoặc có công nghệ tiên tiến hơn, đe dọa thị phần của MobiFone Các yếu tố nhưsuy thoái kinh tế, lạm phát và khủng hoảng năng lượng toàn cầu có thể ảnh hưởng đếnnhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông Trong thời kỳ khó khăn, người tiêu dùng có thể cắtgiảm chi tiêu cho các dịch vụ không cần thiết, ảnh hưởng đến doanh thu của MobiFone

* Môi trường tự nhiên

Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm cả nguồn nănglượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió Điều này tạo điều kiện cho MobiFone cóthể đầu tư vào các giải pháp năng lượng sạch để giảm chi phí vận hành và nâng cao hìnhảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng và nhà đầu tư Địa hình phong phú của ViệtNam giúp MobiFone có thể phát triển mạng lưới viễn thông đến nhiều vùng miền khácnhau, bao gồm cả khu vực nông thôn và miền núi Sự hiện diện ở nhiều khu vực khácnhau giúp MobiFone mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khíhậu, với hiện tượng như lũ lụt, bão và hạn hán gia tăng Những thiên tai này có thể gâythiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng viễn thông, bao gồm cả trạm phát sóng và hệ thống cáp.Chi phí khắc phục và bảo trì có thể gia tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của MobiFone Ônhiễm không khí và nước là một vấn đề nghiêm trọng tại nhiều thành phố lớn của ViệtNam Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và nhu cầu sử dụngdịch vụ viễn thông Hơn nữa, các quy định về môi trường ngày càng chặt chẽ có thể tạo

ra áp lực đối với MobiFone trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

* Môi trường chính sách, luật pháp

Môi trường chính trị, pháp luật tại Việt Nam được đánh giá là một trong nhữngnước có tình hình chính trị ổn định nhất trên thế giới, điều này có tác động lớn đến hoạtđộng của các doanh nghiệp viễn thông, trong đó có Mobifone Trong những năm gần đây,với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và nhu cầu tăng cao của người dân đối với cácdịch vụ viễn thông, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi về quy định và chínhsách nhằm thúc đẩy cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và phát triển hạ tầng kỹ thuật số.Chính phủ Việt Nam coi công nghệ 5G là yếu tố chiến lược để phát triển kinh tế sô,

do đó các chính sách liên quan đến việc cấp phép và triển khai 5G được thực hiện với sựgiám sát chặt chẽ

Luật an ninh mạng (2019) yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải tuân theo thủquy định về lưu trữ dữ liệu người dùng trong nước và bảo mật thông tin Đây là một

Trang 20

thách thức cho Mobifone trong việc đầu tư vào hệ thống lưu trữ và đảm bảo an ninhmạng lưới để tuân thủ các quy định mới.

Nhà nước ban hành quy định chống độc quyền và yêu cầu minh bạch về giá cước,thúc đẩy MobiFone nâng cao chất lượng dịch vụ MobiFone được khuyến khích pháttriển dịch vụ công nghệ số và đa dạng hóa dịch vụ, đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số quốcgia Các doanh nghiệp viễn thông phải tuân thủ các quy định về thuế và đóng góp vàoQuỹ dịch vụ viễn thông công ích của Chính phủ Điều này tạo thêm áp lực tài chính choMobiFone.Bên cạnh đó Chính phủ khuyến khích phát triển bền vững, yêu cầu MobiFonetối ưu hóa sử dụng năng lượng và giảm tác động môi trường Bên cạnh đó có những nềntảng pháp lý sau:

Luật Viễn thông: Đây là luật chuyên ngành trực tiếp điều chỉnh hoạt động kinhdoanh viễn thông, bao gồm cấp phép, xây dựng mạng lưới, cung cấp dịch vụ, bảo vệthông tin và các vấn đề liên quan khác

Luật Doanh nghiệp: MobiFone, với tư cách là một công ty, phải tuân thủ các quyđịnh của Luật Doanh nghiệp về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và phá sản

Luật Thương mại: Các hoạt động mua bán, cung cấp dịch vụ, thanh toán củaMobiFone đều phải tuân thủ các quy định của Luật Thương mại

Luật Bảo vệ Người tiêu dùng: MobiFone có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của kháchhàng, cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch và giải quyết khiếu nại của khách hàng theoquy định của pháp luật

2.1.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE

Nguồn: : Tham khảo ý kiến chuyên gia và tổng hợp của tác giả

Bảng 4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE

STT Các yếu tố bên

ngoài

Mứcquantrọng

Phân loại Số điểm

quan trọng

Chú thích

1 Suy thoái kinh tế thế

giới ảnh hưởng tới

Ngày đăng: 18/11/2024, 14:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w