Hiện nay chiến lược đa dạng hóa đang được các doanh nghiệp áp dụng để kịpthời nắm bắt được xu thể của thời đại và phù hợp với nền kinh tế toàn cầu.Trong hàng loạt những doanh nghiệp như
Trang 1ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN BÀI TẬP NHÓM
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
TÊN ĐỀ TÀI:
Chiến lược đa dạng hóa
Phân tích chiến lược đa dạng hóa của
Tp Hồ Chí Minh 5/2023
Trang 3CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, lý luận và thực tiễn quản trị có những sự thay đổilớn Trong sự thay đổi đó, quản trị chiến lực đã và đang nhận được một sự chú
ý đặc biệt của tất cả các nhà lý luận và các nhà quản trị trong thực tiễn
Và trong thời điểm hiện tại, với sự suy thoái của nền kinh tế từ cuối năm 2022
và dự đoán sẽ kéo dài trong năm 2023 đã buộc các doanh nghiệp phải thay đổicác chiến lược kinh doanh Trong Marketing, các chiến lược liên quan đến sảnphẩm luôn được chú trọng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh
doanh và sự chú ý của khách hàng, trong đó nổi bật nhất là chiến lược đa
dạng hóa.
Chiến lược đa dạng hóa được hiểu là cách tạo ra sự khác biệt, đa dạng tronglĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia Chiến lượcnày có thể nói là rất phù hợp trong tình hình kinh tế hiện nay
Chính những lợi ích hấp dẫn và mà doanh nghiệp có thể đạt được, cũng nhưnhững vai trò quan trọng của nó trong thời đại kinh tế hiện nay đã kích thích
sự hiếu kỳ, khiến chúng tôi phải bắt tay nghiên cứu và phân tích đề tài
“Chiến lược đa dạng hóa” này.
2 Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu về đa dạng hóa và chiến lược da dạng hóa là mục tiêu chính mànhóm tôi hướng đến khi nghiên cứu đề tài này Đa dạng hóa hiện nay khôngcòn là cụm từ xa lạ đối với nền kinh thế giới nói chung và nền kinh tế ViệtNam nói riêng
Đa dạng hóa là một cách để doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tăngcường khả năng cạnh tranh, giảm phụ thuộc vào một ngành nghề hay một sảnphẩm duy nhất Đa dạng hóa cũng giúp doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và
xu hướng của khách hàng, đồng thời tận dụng được các nguồn lực và năng lực
Trang 4có sẵn Trong một số trường hợp, đa dạng hóa còn là một biện pháp để doanhnghiệp thoát khỏi tình trạng suy thoái ngành hay bão hòa thị trường Trongbối cảnh này, có thể nói rằng đa dạng hóa là một chiến lược để tối ưu hóa lợiích của doanh nghiệp
Từ những lợi ích mà chiến lược đa dạng hóa mang lại, nhóm chúng tôi có thểnhận thấy được sự cần thiết của chiến lược này trong thời điểm nhạy cảm hiệntại của nền kinh tế Và đương nhiên bất cứ chiến lược hay hoạt động nào đượctriển khai cũng sẽ tồn tại cả ưu và nhược điểm Nhằm tối ưu hóa lợi ích cũngnhư hạn chế được những nhược điểm mà chiến lược này gây ra, bất cứ doanhnghiệp nào cũng cần phải nghiên cứu kĩ càng từ bước lên kế hoạch và triểnkhai Do đó chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu chi tiết về đề tài này là mộtviệc quan trọng cần thực hiện
Hiện nay chiến lược đa dạng hóa đang được các doanh nghiệp áp dụng để kịpthời nắm bắt được xu thể của thời đại và phù hợp với nền kinh tế toàn cầu.Trong hàng loạt những doanh nghiệp như vậy, Công ty Cổ Phẩn FPT là mộttrong những công ty đã và đang áp dụng thành công chiến lược này Do đónhóm chúng tôi đã quyết định chọn FPT trở thành một phần của đề tài nghiêncứu này Việc tìm hiểu về cách Công ty triển khai, những mặt lợi ích và hạnchế trong quá trình thực hiện chiến lược đa dạng hóa của công ty, chúng tôi sẽthông qua bài tiểu luận nghiên cứu này mà rút ra bài học
3 Phương pháp thực hiện
Thảo luận nhóm
Tìm hiểu giáo trình của các trường Đại học
Từ bài giảng của Giảng viên hướng dẫn
Tìm tài liệu trên internet, báo chí
Trang 5CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HÓA
1 Lý thuyết
1.1 Khái niệm chiến lược đa dạng hóa (Diversification Strategies)
Khái niệm đa dạng hóa được hiểu là quá trình trong đó một địa phương, mộtcông ty hoặc cá nhân tìm cách tăng thêm lĩnh vực hoạt động hoặc mặt hàngsản xuất kinh doanh để giảm bớt rủi ro gắn liền với việc chuyên môn hóa quámức
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm/ thị trường là chiến lược cho phép doanhnghiệp gia nhập vào thị trường hoặc ngành mới hoặc chưa khai thác với cácdòng sản phẩm – dịch vụ mới, bằng cách phát triển năng lực nội bộ hay thôngqua mua bán sát nhập, dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc, hệ thống quảntrị và có thể hình thành quy trình quản lý khác trước đó (Ramanujan vàVaradarajan 1989, trang 523- 551) Chiến lược này lần đầu được Ansoff(1957) đề cập và đưa vào là lựa chọn cuối đa dạng hóa trong ma trận pháttriển sản phẩm – thị trường hay ma trận Ansoff của tác giả
1.2 Tại sao phải thực hiện chiến lược đa dạng hóa?
Các chiến lược đa dạng hóa hay mở rộng hoạt động cho phép một doanhnghiệp có thể tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa nhờ kinh doanh thêm nhữngsản phẩm hay dịch vụ mới, đồng thời tránh phụ thuộc vào một ngành, qua đóphân tán bớt rủi ro Tuy nhiên, khi mở rộng hoạt động, việc quản lý cùng lúcnhiều hoạt động kinh doanh khác nhau trở nên khó khăn Michael Porter nhậnxét: “Bộ phận quản lý cảm thấy họ không thể nắm được quái vật” Vì thế, một
số doanh nghiệp đang bán đi hoặc đóng cửa các bộ phận kinh doanh ít lợinhuận hay nhiều rủi ro để tập trung vào ngành kinh doanh mà họ có truyềnthống, thế mạnh
Có ba lý do chính giải thích tại sao doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa sảnphẩm/thị trường:
Trang 6- Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả mong muốn khi áp dụng các nguồnlực và năng lực hiện tại tại các thị trường và sản phẩm dịch mới thông quahiệu quả kinh tế đa dạng hóa (economies of scope) Hiệu ứng này gắn liền vớilợi ích sức mạnh tổng hợp (benefits of synergy), đạt được khi các hoạt động
và quy trình bổ trợ cho nhau và mang lại giá trị cao hơn là tổng của từng hoạtđộng, quy trình độc lập (Campbell và Luchs, 1992)
- Thứ hai, doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả khi áp dụng năng lực quản lý(corporate managerial capabilities) tại các thị trường và sản phẩm dịch vụmới, các kỹ năng đã được hình thành cho phép quản lý một tập hợp các sảnphẩm dịch vụ mà không phải chia sẻ hay bổ sung nguồn lực Các kỹ năng nàyđược Prahalad và Bettis (1986) miêu tả là logic quản lý tổng hợp mạnh(dominant general management logic hoặc dominant logic): các nhà quản lýcấp công ty vẫn tạo ra giá trị tại các đơn vị kinh doanh khác với kỹ năng hiệntại hoặc tương tự đang có
- Thứ ba, đa dạng hóa với một danh mục các sản phẩm dịch vụ cho phépdoanh nghiệp tăng quyền lực thị trường (Market Power) Với nhiều mặt hàng,doanh nghiệp có thể bù trừ lỗ lãi từ các sản phẩm cho nhau để đạt lợi thế cạnhtranh, chiếm lĩnh thị phần, xua đuổi các đối thủ cạnh tranh, để giành sự độcquyền sẽ mang lại lợi nhuận cao trong tương lai
1.3 Những lợi ích khi doanh nghiệp xây dựng chiến lược đa dạng hóa
Chiến lược đa dạng hóa mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về phân tánrủi ro và cả tài chính, phi tài chính, cụ thể như sau:
Giảm thiểu rủi ro
Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, suy thoái ngành là hiện trạng xảy ra vôcùng phổ biến, không thể tránh khỏi Khi áp dụng chiến lược đa dạng hóa,doanh nghiệp sẽ giảm được những rủi ro về tài chính nếu suy thoái ngànhxuất hiện
Trang 7Nếu doanh nghiệp tạo ra khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm hiệuquả, mục đích sử dụng sản phẩm từ đây cũng được mở rộng theo Việc nàygiúp giảm bớt những rủi ro tiềm ẩn từ tình trạng suy thoái ngành khi kinhdoanh.
Duy trì sự ổn định
Đa phần các doanh nghiệp áp dụng chiến lược đa dạng hóa như mộtphương thức phòng thủ riêng Chiến lược đa dạng sẽ giúp doanh nghiệp ngănđược hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ của đối thủ cạnh tranh trực tiếp.Khi gia tăng được sự đa dạng của sản phẩm, doanh nghiệp có khả năngduy trì được sự ổn định của mình trên thị trường Bên cạnh đó, đây cũng như
“tấm khiên” bảo vệ doanh nghiệp trước các xu thế cạnh tranh khốc liệt hiệnnay
Củng cố vị thế thương hiệu
Đa dạng hóa cũng như một chiến lược định vị thương hiệu, tăng khảnăng nhận diện thị trường Có thể nói, chiến lược đa dạng hóa là một trongnhững giải pháp tốt nhất để củng cố vị thế doanh nghiệp
Chiến lược này sẽ tạo ra nhiều cơ hội để khách hàng ghi nhớ tên thươnghiệu của bạn Theo thông thường, người tiêu dùng sẽ để tâm đến các doanhnghiệp cung cấp đa dạng sản phẩm mà họ tìm kiếm Vậy nên đây chính là cơhội tuyệt vời để công ty tăng được lòng trung thành của khách hàng, gia tănglợi nhuận
Tăng doanh thu
Doanh thu tăng trưởng, lợi nhuận cao là mong muốn của tất cả doanhnghiệp, chiến lược đa dạng sẽ giúp bạn thực hiện điều này Chiến lược đadạng giúp tối ưu nguồn lực hiện có, phát triển thêm nhiều nguồn lực mới vàtăng khả năng chinh phục khách hàng
1.4 Phân loại các chiến lược đa dạng hóa
Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm (Concentric Diversification)
Trang 8Là định hướng tăng trưởng bằng cách hướng tới các thị trường mới với cácsản phẩm mới nhưng có liên quan đến công nghệ hiện tại Chìa khóa mấuchốt của chiến lược này là tận dụng được lợi thế có sẵn.
Chiến lược này được thực hiện khi một doanh nghiệp nhận định rằng nếuthêm vào những sản phẩm mới nhưng có liên quan đến công nghệ hiện tại sẽlàm tăng doanh thu nói chung, tăng lợi nhuận sản phẩm hiện tại nhờ chia sẻchi phí Đôi khi các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp đang ở giai đoạn suythoái cũng buộc doanh nghiệp phải tính đến sản phẩm mới Trường hợp doanhnghiệp dư vốn, có đội ngũ quản trị mạnh cũng là động lực để doanh nghiệpthực hiện chiến lược này
Ưu điểm của chiến lược đa dạng hóa đồng tâm:
Tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện tại: Một trong những lợi thếchính của chiến lược đa dạng hóa đồng tâm là nó cho phép các công ty tậndụng cơ sở hạ tầng hiện có của họ Khi mở rộng sang các thị trường mới,các công ty có thể sử dụng các nhà máy, mạng lưới phân phối và kênh bánhàng hiện có Điều này có thể giúp các công ty tiết kiệm chi phí và thâmnhập thị trường mới một cách nhanh chóng
Phân tán rủi ro: Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm cũng có thể làmột cách tốt để các công ty giảm thiểu rủi ro Bằng cách đa dạng hóa cácdịch vụ sản phẩm và cơ sở khách hàng của họ, các công ty có thể bù đắptổn thất tiềm ẩn từ hoạt động kinh doanh hiện tại Ngoài ra, chiến lược đadạng hóa đồng tâm cho phép các công ty phòng ngừa rủi ro trước sự biếnđộng của thị trường
Tiếp cận thị trường mới: Đa dạng hóa đồng tâm cũng cho phép cáccông ty tiếp cận với các thị trường mới Khi mở rộng các dòng sản phẩmcủa mình, các công ty có thể thâm nhập thị trường mới và khai thác cácphân khúc khách hàng mới Ngoài ra, chiến lược đa dạng hóa đồng tâmcũng có thể giúp các công ty cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ lớn hơn
Nhược điểm của chiến lược đa dạng hóa đồng tâm:
Trang 9 Tính rủi ro cao: Một trong những nhược điểm chính của chiến lược
đa dạng hóa đồng tâm là tính rủi ro Khi đa dạng thêm sản phẩm mới, luôn
có khả năng thất bại Ngoài ra, nếu một công ty không có đủ nguồn lựchoặc chuyên môn cần thiết để thâm nhập thành công vào một thị trườngmới, việc này có thể gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh hiện tại
Tiềm năng tăng trưởng không chắc chắn: Một nhược điểm khác củachiến lược đa dạng hóa đồng tâm là nó có thể có tiềm năng tăng trưởnghạn chế Mặc dù đa dạng hóa đồng tâm có thể giúp các công ty phát triểnkinh doanh của họ, nhưng nó có thể không cung cấp mức độ tăng trưởngtương tự như các chiến lược tăng trưởng khác, chẳng hạn như mở rộng thịtrường hoặc mua lại
Yêu cầu trình độ chuyên môn cao: Đa dạng hóa đồng tâm cũng đòihỏi một trình độ chuyên môn nhất định Khi mở rộng các dòng sản phẩmcủa mình, các công ty cần có đủ nguồn lực và chuyên môn cần thiết đểthâm nhập thành công vào các thị trường mới Nếu không có chuyên mônnày, đa dạng hóa đồng tâm có thể là một chiến lược rủi ro
Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang (Horizontal diversification)
Là định hướng tăng trưởng bằng cách hướng vào thị trường hiện tại vớinhững sản phẩm mới nhưng không liên hệ gì về công nghệ với sản phẩm đangsản xuất
Chiến lược này phù hợp khi một doanh nghiệp cho rằng hệ thống phânphối hiện tại của doanh nghiệp có thể sử dụng để tiêu thụ sản phẩm mới chonhững khách hàng hiện có, doanh thu từ những sản phẩm hiện tại của doanhnghiệp sẽ tăng lên do thêm vào những sản phẩm mới
Về bản chất, các công ty giới thiệu sản xuất các sản phẩm mới dựa trên bíquyết, kinh nghiệm và khả năng kinh tế kĩ thuật của công ty
Những sản phẩm này thường dựa trên các công nghệ liên quan, đáp ứngcác nhu cầu khác nhau của người mua hoặc các nhu cầu tương tự theo nhữngcách khác nhau Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang cũng cho phép sử
Trang 10dụng thương hiệu và hệ thống phân phối hiện có trong lĩnh vực hoạt độngmới.
Đặc trưng của chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang
Chiến lược đa dạng hóa chiều ngang cho phép công ty kiểm soátcạnh tranh Nó hướng tới việc làm giảm áp lực cạnh tranh
Chiến lược này đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp thị trường ngườitiêu dùng đang suy giảm, nó cho phép công ty đạt được vị trí thống trịtrong ngành
Đa dạng hóa chiều ngang là phương thức tăng trưởng bằng cáchtham gia vào những hoạt động mới không có liên quan gì đến hoạt độngsản xuất kinh doanh sản phẩm hiện tại, nhằm phục vụ cho những kháchhàng hiện có của doanh nghiệp Nghĩa là tìm cách cung cấp thêm nhiềuloại sản phẩm và dịch vụ mới cho những nhu cầu của khách hàng quenthuộc của doanh nghiệp
Chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa chiều ngang có thểthực hiện được bằng cách mua lại doanh nghiệp khác để tiến hành sản xuấtsản phẩm mới, hoặc bỏ vốn đầu tư trang bị và xây dựng cơ sở sản xuấtmới
Tuy nhiên, trước khi theo đuổi chiến lược tăng trưởng theo chiềungang, cần xem xét khả năng cần thiết của doanh nghiệp bao gồm cácnguồn lực vật chất, nhân sự, năng lực trong lĩnh vực marketing để sảnxuất sản phẩm mới, nếu không sẽ thất bại trong quá trình thực hiện chiếnlược này
Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp (Conglomerate diversification)
Là định hướng tăng trưởng bằng cách hướng vào thị trường mới vớinhững sản phẩm mới nhưng không liên hệ gì về công nghệ với sản phẩm đangsản xuất
Trang 11Khi doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành có doanh thu và lợi nhuậnsuy giảm hoặc thị trường sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp bị bão hòa thìchiến lược này là phù hợp.
Chiến lược này được sử dụng để khắc phục những khiếm khuyết nhưtính thời vụ, thiếu tiền vốn, trình độ không tương xứng hoặc không có cơ hộihấp dẫn doanh nghiệp Đôi khi có doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạnghóa hỗn hợp khi họ có nguồn tài chính dồi dào
Đa dạng hóa hỗn hợp có thể thực hiện bằng cách mua lại các cơ sở sảnxuất sản phẩm đang có ưu thế trên thị trường hoặc là đầu tư xây dựng cơ sởmới Đây là hai cách đang được các doanh nghiệp áp dụng khi thực hiện chiếnlược này
Khi thực hiện các chiến lược đa dạng hóa, doanh nghiệp thường gặp phảikhó khăn về khả năng của chính mình về trình độ quản lí, do vậy cần phảitính toán kĩ lưỡng, nếu không sẽ rủi ro lớn
Yêu cầu đối với đa dạng hóa hỗn hợp
Để đảm báo sự thành công của chiến lược này doanh nghiệp phải đáp ứng cácđiều kiện sau đây:
Một là ban giám đốc quán triệt được tầm quan trọng của chiến lược
đa dạng hóa
Hai là, đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện chiến lược
Ba là, phải đánh giá đúng qui mô thị trường, phản ánh của kháchhàng và của các đối thủ cạnh tranh, khả năng xâm nhập vào ngành mới đó
và các vấn đề liên quan đến sản xuất
1.5 6 Phương pháp đa dạng hóa sản phẩm nổi bật nhất
Có rất nhiều cách để xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm Tùy theođặc điểm, mục tiêu kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn
1 trong 6 giải pháp sau:
Đổi tên sản phẩm