Đề tài mô hình dự phóng báo cáo tài chính và sử dụng fcf để định giá công ty cổ phẩn fpt (hose fpt)

25 0 0
Đề tài mô hình dự phóng báo cáo tài chính và sử dụng fcf để định giá công ty cổ phẩn fpt (hose fpt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bởi vì vậy,các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng có những bước phát triển mới, một trong số đólà Tập đồn cơng nghệ FPT.Và để nhìn nhận cụ thể hơn về thành công của Công ty cổ phần FPT

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH 🙞🙜🕮🙞🙜 BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ SỬ DỤNG FCF ĐỂ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẨN FPT (HOSE: FPT) Giảng viên hướng dẫn : TS Huỳnh Thị Cẩm Hà Đoàn Khánh Chi Sinh viên thực hiện : 31191027196 01/09/2001 Mã số sinh viên : 45 FI001 Ngày sinh : chidoan.31191027196@st.ueh.edu.vn 0854 855 246 Khóa : Lớp : Email : Số điện thoại : TP HỒ CHÍ MINH, 04/2022 MỤC LỤC PHỤ LỤC 3 CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU .4 A LỜI MỞ ĐẦU 4 1 Lý do chọn đề tài 4 2 Mục tiêu nghiên cứu 4 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4 Ý nghĩa đề tài 5 B GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT .5 1 Tổng quan ngành 5 2 Tổng quan công ty 7 CHƯƠNG II: PHẦN NỘI DUNG 10 A QUÁ TRÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 10 1 Thu thập số liệu quá khứ .10 2 Viết lại bảng cân đối kế toán .11 3 Xây dựng các tỷ số dự phóng 12 2 Dự phóng báo cáo thu nhập 20 3 Dự phóng bảng cân đối kế toán: 21 5 Định giá doanh nghiệp 22 A Kết quả định giá 24 B Đánh giá, nhận xét 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO .25 Hình 1 PHỤ LỤC Bảng 1 : Tổng doanh thu ngành Công nghệ thông tin 2016 – 2021 Bảng 2 : Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 3 : Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Bảng 4 : Bảng cân đối kế toán Bảng 5 : Bảng cân đối kế toán đã điều chỉnh Bảng 6 : Phân tích doanh thu Bảng 7 : Đánh giá sự tăng trưởng Bảng 8 : Phân tích các chỉ số theo điều chỉnh Bảng 9 : Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh Bảng 10 : Phân tích Tài sản cố định Bảng 11 : Tính khấu hao trung bình năm Bảng 12 : Tính toán tỷ lệ khấu hao Bảng 13 : Phân tích chi phí sử dụng nợ Bảng 14 : Phân tích tỷ lệ chi trả cổ tức Bảng 15 : Phân tích thuế Bảng 16 : Phân tích độ tăng trưởng dài hạn : Dữ liệu lịch sử 5 năm (2017 – 2021) của VN-Index của giá cổ phiểu Bảng 17 Bảng 18 FPT Bảng 19 : Mô hình CAPM Bảng 20 : Tính toán dự phóng WACC Bảng 21 : Hạng mục cân đối Bảng 22 : Dữ liệu lãi suất của 29 ngân hàng Bảng 23 : Dự phóng báo cáo thu nhập Bảng 24 : Dự phóng bảng cân đối kế toán Bảng 25 : Dự phóng dòng tiền Bảng 26 : Định giá bằng FCFF : Định giá bằng PE : Kết quả định giá CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU A LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã gây nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới, và hiện nay vẫn còn diễn biến khá phức tạp Nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái nghiêm trọng, nền kinh tế Việt Nam cũng đã gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề Nhiều ngành nghề rơi vào trạng thái đóng băng trong một thời gian dài, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động hay thậm chí là dẫn đến phá sản Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, vẫn có những doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội, tạo nên những bước đột phá và trở thành điểm sáng trong cơn khủng hoảng Đặc biệt, với lĩnh vực công nghệ thông tin đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong quá trình thực hiện chính sách giãn cách xã hội, đóng góp nhiều thành tựu cho cộng động Bởi vì vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng có những bước phát triển mới, một trong số đó là Tập đoàn công nghệ FPT Và để nhìn nhận cụ thể hơn về thành công của Công ty cổ phần FPT cũng như đưa ra những dự báo về tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới dựa vào báo cáo tài chính, em quyết định phân tích và đưa ra dự phóng báo cáo tài chính của công ty, từ đó có thể giúp nhà quản trị hay nhà phân tích, đầu tư nắm bắt được thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dựa vào đó để kiểm soát hay vạch ra các chiến lược trong tương lai 2 Mục tiêu nghiên cứu Khi thực hiện bài nghiên cứu với đề tài Dự phóng Báo cáo tài chính và sử dụng phương pháp FCF để định giá doanh nghiệp, những mục tiêu mà cá nhân em muốn hướng đến là: - Sử dụng được số liệu, thông tin của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời gian 5 năm, từ đó dự phóng Báo cáo thu nhập, Bảng cân đối kế toán và Dòng tiền của công ty - Sử dụng được phương pháp FCF (dòng tiền dự phóng) để định giá được công ty cổ phần FPT Và để thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu cần phải: - Nắm rõ các số liệu, thông tin của công ty trên các báo cáo thường niên, bảng cân đối kế toán - Dự phóng các thông số, hàm số trực tiếp hoặc gián tiếp theo doanh thu, lợi nhuận, chi phí của công ty - Xác định được hạng mục cân đối - Xác định tốc độ tăng trưởng và WACC để định giá công ty - Kết hợp được những thông tin, kiến thức kinh tế vi mô, vĩ mô, các thông tin ngành để hỗ trợ cho việc dự báo 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đến nay, đầu năm 2022 khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, cả nước đang trong trạng thái “bình thường mới”, khôi phục nền kinh tế quốc dân, ngành công nghệ thông tin được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều sự phát triển vượt bậc Và Công ty Cổ phần FPT (FPT) là một cái tên mang nhiều sự kỳ vọng trong lĩnh vực này Mẫu số liệu được thu thập từ Công ty Cổ phần FPT được niêm yết trên thị trường chứng khoán với mã cổ phiếu FTS Số liệu lịch sử dùng để quan sát kéo dài 5 năm từ năm 2017 đến cuối năm 2021 Dự phóng số liệu cho 5 năm tiếp theo trong tương lai (từ năm 2022 đến năm 2027) 4 Ý nghĩa đề tài Dựa vào những thông tin đã được công bố của doanh nghiệp cũng như những thông tin về ngành và những giả thiết hợp lý, các nhà quản trị, nhà đầu tư cũng có thể thiết lập những dự báo tài chính cho doanh nghiệp, từ đó có cái nhìn sâu hơn, khách quan hơn về năng lực hiện tại và tiềm năng, triển vọng của doanh nghiệp Bên cạnh đó, dựa vào những kết quả đã dự phóng để dự báo về tình hình cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp B GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 1 Tổng quan ngành Năm 2021 đánh dấu sự bùng phát của làn sóng dịch bệnh thứ 4, gây nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều bị ảnh hưởng trầm trọng, nhiều ngành nghề bị đóng băng và hàng ngàn doanh nghiệp buộc phải tuyên bố phá sản Tuy nhiên, ngành Công nghệ thông tin và viễn thông đã có những bước tiến mới, trở thành điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã biết nắm bắt cơ hội, vươn lên và phát triển bền vững Là “dây dẫn” cho Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bùng nổ, ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông từ những năm 1950 đã có những bước chuyển mình đáng kể và ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong đời sống hằng ngày Trong thời gian thực hiện chính sách giãn cách toàn xã hội, đã yêu cầu các ngành nghề thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ, đây chính là cơ hội cho lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông được đẩy mạnh Theo báo cáo của Bộ thông tin và truyền thông, tổng doanh thu của ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông Việt Nam năm 2020 đạt 120 tỷ USD, trong đó công nghiệp phần cứng đạt trên 107 tỷ USD; công nghiệp phần mềm đạt trên 5 tỷ USD; công nghiệp nội dung số đạt trên 900 triệu USD;… Trong 5 năm (2016 – 2021), công nghiệp công nghệ thông tin có tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,7%/năm, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu của ngành là 10%; công nghiệp phần mềm duy trì tốc độ tăng trưởng là 15%/năm; công nghiệp phần cứng, điện tử và viễn thông tăng trưởng 20,24%/năm; công nghiệp nội dung số tăng trưởng 7,74%/năm Việt Nam cũng đã vươn lên trở thành một trong những nước dẫn đầu về công nghiệp phần cứng, điện tử - viễn thông và đứng thứ hai về mảng linh kiện điện thoại Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng từ đầu năm 2021, tổng doanh thu toàn ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông Việt Nam đạt mức gần 65 tỷ USD, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2020 Trong đó, lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử đạt 57,6 tỷ đồng, chiếm gần 90% tổng doanh thu Giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử ước đạt 50,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 31,6% giá trị xuất khẩu cả nước, đưa giá trị suất siêu ước đạt gần 7,7 tỷ USD, gấp 5 lần giá trị suất siêu cả nước Ta có thể thấy rằng, đại dịch COVID-19 đã và đang thúc đẩy sự thay đổi công nghệ trong toàn nền kinh tế Hiện tại, khi Việt Nam đã triển khai tốt chính sách tiêm chủng vaccine COVID-19 toàn dân, đã góp phần bổ trợ cho nền kinh tế Việt Nam, từ đó kéo theo những diễn biến tích cực cho ngành công nghệ thông tin và những ngành nghề khác Năm 2021, các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông đã hưởng nhiều lợi ích từ những hoạt động chuyển đổi số ở Việt Nam và trên toàn thế giới Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đại dịch COVID-19 đưa ra nhiều thách thức, trở ngại cho các doanh nghiệp, song lại tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp bứt phá nếu các doanh nghiệp biết tận dụng các nền tảng công nghệ số hay thực hiện chuyển đổi số Hình 1 Tổng doanh thu ngành Công nghệ thông tin 2016 – 2021 (dvt: tỷ VND) (Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông) Bộ Thông tin và Truyền thông dự báo trong giai đoạn 2022 – 2025, ngành ICT sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng kép 2 chữ số và dự kiến đạt doanh thu từ 150 tỷ USD đến 240 tỷ USD Bên cạnh việc tận dụng tốt cơ hội, Chính phủ Việt Nam cũng dành một sự quan tâm đặc biệt cho ngành Công nghệ thông tin, Chính phủ đã sớm quan tâm đến việc thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số, coi đây là một giải pháp để thực hiện mục tiêu kép của quốc gia, mở ra một bức tranh toàn cảnh đầy triển vọng cho ngành công nghệ thông tin và viễn thông 2 Tổng quan công ty 2.1 Giới thiệu công ty Công ty Cổ phần FPT (Tập đoàn FPT) là một trong những Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam FPT là công ty tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số và dẫn đầu về tư vấn, cung cấp, triển khai các dịch vụ, giải pháp công nghệ - viễn thông FPT với hơn 30 năm kinh nghiệm và có mặt ở hơn 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đồng hành cùng các khách hàng hiện thực hóa chiến lược, mục tiêu phát triển kinh doanh dựa trên công nghệ Lịch sử hình thành và phát triển - Ngày 13/09/1988: FPT được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần chế biến Thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa - Ngày 27/10/1990: Công ty được đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ với hoạt động kinh doanh chính là công nghệ thông tin - Năm 2000: Trở thành công ty tin học đầu tiên của Đông Nam Á được cấp chứng nhận ISO 9001:1994 - Năm 2001: Cho ra mắt VnExpress – một trong những tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam - Tháng 04/2002: Thay đổi cơ cấu công ty từ Công ty Đầu tư và phát triển trở thành Công ty cổ phần - Năm 2004: FPT là công ty Việt Nam đầu tiên nhận chứng chỉ CMM 5 – mức cao nhất đánh giá năng lực quy trình sản xuất trong một tổ chức phát triển phần mềm – do Viện Công nghệ phần mềm Mỹ (SEI) cấp - Tháng 09/2006: Cho ra đời Đại học FPT – trường đại học đầu tiên của doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động - Ngày 13/12/2006: cổ phiếu FPT chính thức được niêm yến tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoản TP.HCM (nay là Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM – HOSE) với 60.810.230 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu Là công ty CNTT đầu tiên được niêm yết giá và nhanh chóng trở thành bluechip trên thị trường chứng khoán - Ngày 01/01/2007: FPT thành lập Công ty con là Công ty TNHH Bán lẻ FPT với mô hình Công ty TNHH một thành viên - Ngày 13/03/2007: Thành lập Công ty cổ phần Quảng cáo FPT (FPT Promo JSC) và Công ty phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt trụ sở chính ở Singapore - Năm 2014: FPT mua lại Công ty CNTT RWE IT Slovakia (đơn vị thành viên của Tập đoàn năng lượng Châu Âu, RWE) - Năm 2019: Đạt tổng doanh thu là 27.717 tỷ đồng, tăng trưởng 19,8% Mạng lưới hoạt động Với nguồn lực và mạng lưới văn phòng tại Việt Nam và hệ thống 48 văn phòng tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam, FPT là đối tác quan trọng cung cấp dịch vụ/giải pháp cho hàng trăm tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có trên 100 khách hàng thuộc danh sách Fortune Global 500 Đồng thời là đối tác công nghệ cấp cao của các hãng công nghệ hàng đầu như GE, Airbus, Siemens, Microsoft, Amazon Web Services, SAP… 7 công ty con trực thuộc - Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) - Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT ( FPT Information System) - Công ty cổ phần Viễn thông FPT ( FPT Telecom) - Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT ( FPT Online) - Công ty TNHH Giáo dục FPT ( FPT Education) - Công ty Đầu tư FPT ( FPT Investment) - Công ty TNHH FPT Smart Cloud ( FPT Smart Cloud) 4 công ty liên kết với FPT - Công ty cổ phần Chứng khoán FPT ( FPT Securities) - Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPt Capital) - Công ty cổ phần Synnex FPT ( Synnex FPT) - Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT ( FPT Retail) CHƯƠNG II: PHẦN NỘI DUNG A QUÁ TRÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 1 Thu thập số liệu quá khứ Dữ liệu được thu thập trong 5 năm từ năm 2017 đến năm 2021, bao gồm: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; - Bảng cân đối kế toán Số liệu được thu nhập từ Báo cáo tài chính thường niên của Tập đoàn FPT Bảng 1 Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2 Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Bảng 3 Bảng cân đối kế toán 2 Viết lại bảng cân đối kế toán Sử dụng các hạng mục có ý nghĩa theo tỷ trọng để dự phóng Trong Tài sản ngắn hạn, các mục chiếm tỷ trọng cao bao gồm: - Tiền và tương đương tiền; - Giá trị đầu tư thuần ngắn hạn; - Các khoản phải thu ngắn hạn; - Hàng tồn kho, ròng; - Tài sản ngắn hạn khác Trong Tài sản dài hạn, các mục chiếm tỷ trọng cao bao gồm: - Phải thu dài hạn; - Tài sản cố định, bao gồm: Nguyên giá và Khấu hao lũy kế; - Tài sản dở dang dài hạn; - Tài sản dài hạn khác Trong Nguồn vốn, các mục chiếm tỷ trọng cao bao gồm: - Nợ ngắn hạn; - Vốn chủ sở hữu (không bao gồm Lãi chưa phân phối); - Lãi chưa phân phối Bảng 4 Bảng cân đối kế toán đã điều chỉnh 3 Xây dựng các tỷ số dự phóng Bước 1: Ước tính tốc độ tăng trưởng doanh thu: Sử dụng số liệu của 5 năm quá khứ của các khoản mục trong bản kết quả kinh doanh (2017-2021) như doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, lợi nhuận để tính tổng doanh thu và tính tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm Sau đó tính trung bình của tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm để dự phóng tăng trưởng doanh thu cho 5 năm tương lai Bảng 5 Phân tích doanh thu Dữ liệu quá khứ cho thấy doanh thu giảm mạnh từ năm 2018, nguyên nhân được cho là do không còn sự đóng góp của FPT Trading và FPT Retail, tuy nhiên sau đó doanh thu ổn định và tăng trưởng đều ở 2 năm kế tiếp và tăng trưởng mạnh vào năm 2021 Ta có thể tự tin dự phóng doanh thu của FPT sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu chịu nhiều ảnh hưởng từ bối cảnh bên ngoài nên đôi khi sẽ không phản ánh chính xác được tốc độ tăng trưởng doanh thu trong tương lai Doanh thu sẽ được đánh giá lại thông qua việc loại bỏ biến ngoại lai và sử dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng kép 2017 đến 2021 để xác định tốc độ tăng trưởng doanh thu: Tốc độ tăng trưởng kép =( Tổng doanh thu năm 2018 Tổng doanh thu năm 2015 )14-1 Bảng 6 Đánh giá sự tăng trưởng Bên cạnh đó, tác giả sử dụng hàm SLOPE trong Excel để tính tốc độ tăng trưởng doanh thu cho 5 năm tiếp theo, qua đó thể hiện được mối quan hệ giữa doanh thu và các năm (khi số năm tăng thêm 1 thì doanh thu sẽ tăng lên bao nhiêu) Và việc sử dụng tốc độ tăng trưởng kép của doanh thu để dự phóng cho doanh thu của 5 năm tới là hợp lý nhất Bước 2: Ước tính tỷ lệ của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán so với doanh thu trong bảng cân đối kế toán (2017 - 2021) Phân tích các tỷ số điều chỉnh trực tiếp theo doanh thu: 1 2021 Tiền và tương đường tiền Tiền và tương đương tiền/Doanh thu =∑ n 2017 Doanh thu 1 2021 Giá trị thuần đầu tư ngắn hạn Giá trị thuần đầu tư ngắn hạn/Doanh thu = ∑ n 2017 Doanh thu 1 2021 Các khoản phải thu ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn/Doanh thu = ∑ n 2017 Doanh thu Hàng tồn kho ròng/Doanh thu 1 2021 Hàng tồn kho ròng =∑ n 2017 Doanh thu 1 2021 Tài sản ngắn hạn khác Tài sản ngắn hạn khác/Doanh thu =∑ n 2017 Doanh thu Phải thu dài hạn/Doanh thu 1 2021 Phải thu dài hạn =∑ n 2017 Doanh thu Nguyên giá tài sản cố định/Doanh thu 1 2021 Nguyên giá TSCĐ =∑ n 2017 Doanh thu 1 2021 Tài sản dài hạn khác Tài sản dài hạn khác/Doanh thu =∑ n 2017 Doanh thu 1 2021 Tài sản dở dang dài hạn Tài sản dở dang dài hạn/Doanh thu =∑ n 2017 Doanh thu Nợ ngắn hạn khác/Doanh thu 1 2021 Nợ ngắn hạn khác =∑ n 2017 Doanh thu Tiền mặt và CKTT/Doanh thu = Tiềnvà tương đương tiền Doanh thu + Giá trị đầu tư thuần ngắnhạn Doanhthu Tính toán các tỷ số của các yếu tố trong bảng cân đối kế toán như so với tổng doanh thu và sử dụng để dự phóng cho 5 năm tương lai với 1 tỷ lệ theo tổng doanh thu Sau đó, tính trung bình của các tỷ lệ trên qua các năm Các khoản mục được tính theo tổng doanh thu: Tiền mặt và chứng khoán thị trường, Giá trị thuần đàu tư ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho, Tài sản ngắn hạn khác, Phải thu dài hạn khác, Nguyên giá tài sản cố định, Tài sản dài hạn khác, Tài sản dở dang dài hạn, Nợ ngắn hạn khác, Tiền mặt và CKTT Bảng 7 Phân tích các chỉ số theo điều chỉnh Bước 3: Ước tính chi phí hoạt động: Sử dụng dữ liệu quá khứ của các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Giá vốn hàng bán, Chi phí tài chính (không gồm chi phí lãi vay), Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp để tính toán Chi phí hoạt động từng nằm cho doanh nghiệp là tổng của tất cả những chi phí trên Bảng 8 Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh Ta sử dụng Chi phí hoạt động này để tính toán tỷ lệ Chi phí hoạt động so với doanh thu cho từng năm quá khứ và sử dụng tỷ số trung bình để dự phóng Chi phí hoạt động của Doanh nghiệp theo doanh thu Bước 4: Ước tính tỷ lệ khấu hao Bảng 9 Phân tích Tài sản cố định Dựa vào thông tin Thuyết minh Báo cáo Tài chính của công ty, các thành phần có trong tài sản cố định của công ty bao gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc; - Máy móc và thiết bị; - Phương tiện vận tải, truyền dẫn; - Thiết bị, dụng cụ quản lý; - Phần mềm máy tính; - Tài sản cố định vô hình khác; - Quyền sử dụng đất Cũng dựa vào thông tin Thuyết minh của Báo cáo Tài chính, vòng đời TSCĐ được xác định rõ và trình bày trong bảng dưới đây Trong đó, quyền sử dụng đất được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn của quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất không có thời hạn được ghi nhận theo nguyên giá và không khấu hao Bảng 10 Tính khấu hao trung bình năm Từ đó, ta có thể tính tỷ trọng của từng loại tài sản cố định và sử dụng số liệu vòng đời của từng loại tài sản cố định trong phần thuyết minh báo cáo tài chính, sau đó tính toán ra tỷ lệ khấu hao mỗi năm của từng loại tài sản Bảng 11 Tính toán tỷ lệ khấu hao Sử dụng hàm SUMPRODUCT (phương pháp bình quân gia quyền) để tính toán tỷ lệ khấu hao tài sản cố định qua mỗi năm Và tính toán tỷ lệ trung bình để dự phóng tỷ lệ khấu hao cho mô hình Bước 5: Ước tính chi phí sử dụng nợ Tính toán tổng Nợ vay của của Doanh nghiệp từ Vay ngắn hạn và Vay dài hạn, tính toán Chi phí sử dụng nợ thông qua tỷ lệ lãi vay trên tổng nợ vay Sử dụng tỷ lệ trung bình cho dự phóng Bảng 12 Phân tích chi phí sử dụng nợ Bước 6: Ước tính tỷ lệ chi trả cổ tức Thay vì việc sử dụng tốc độ tăng trưởng cổ tức kép với lý do không có một sự đảm bảo về khả năng lời lỗ của doanh nghiệp trong tương lại, để phòng trường hợp trên nên tỉ lệ chi trả cổ tức trung bình sẽ được áp dụng trong phần này Bảng 13 Phân tích tỷ lệ chi trả cổ tức Bước 7: Ước tính tỷ lệ thu nhập doanh nghiệp Do thu nhập của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn khác nhau nên sẽ có nhiều mức thuế suất khác nhau và ở những mức thu nhập khác nhau cũng sẽ tồn tại những mức thuế khác nhau nên phải tính toán lại thuế suất cho từng năm ở quá khứ và dùng tỷ lệ thuế trung bình cho mô hình dự phóng Bảng 14 Phân tích thuế Nguyên nhân dẫn đến thuế suất của công ty thấp như vậy vì Theo giấy chứng nhận đầu tư số 561023000003, công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất 10% trong thời gian thực hiện dự án; công ty được miễn thuế trong 4 năm đầu khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo Năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018 là năm tài chính thứ 11 kể từ năm công ty hoạt động có lãi Công ty còn được giảm thuế đến năm 2020 đối với một sô thu nhập chịu thuế” (Trích trong Thuyết minh Báo cáo tài chính) Bước 8: Ước tính tốc độ tăng trưởng ổn định: Tốc độ tăng trưởng dài hạn là tốc độ tăng trưởng nhập của cổ đông và chủ nợ được tính bằng bình quân có trọng số của tốc độ tăng trưởng của nợ và tốc độ tăng trưởng của vốn cổ phần Bảng 15 Phân tích độ tăng trưởng dài hạn Bước 9: Ước tính WACC Tính toán chi phí sử dụng vốn theo mô hình định giá CAPM Bảng 16 Dữ liệu lịch sử 5 năm (2017 – 2021) của VN-Index của giá cổ phiểu FPT Sử dụng dữ liệu lịch sử theo ngày trong vòng 5 năm qua của chỉ số thị trường chung VN-Index và giá của cổ phiếu FPT để tính tỷ suất sinh lợi của 2 chỉ số trên Sử dụng hàm SLOPE của 2 tỷ suất sinh lợi để tính ra chỉ số Beta Lấy số liệu tỷ suất sinh lợi phi rủi ro từ lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm và tỷ suất sinh lợi thị trường tính theo tỷ suất sinh lợi trung bình của chỉ số VN-Index Sử dụng các số liệu vừa tính toán để tính ra tỷ lệ sử dụng vốn theo công thức của mô hình CAPM Bảng 17 Mô hình CAPM Bảng 18 Tính toán dự phóng WACC B DỰ PHÓNG VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 1 Hạng mục cân đối: Bảng 19 Hạng mục cân đối Một số dữ liệu được sử dụng trong suốt quá trình dự phóng và khoản mục Lãi từ tiền mặt và CKTT được tính từ việc lấy trung bình của lãi suất kỳ han 1 năm của 29 ngân hàng Việt Nam Bảng 20 Dữ liệu lãi suất của 29 ngân hàng 2 Dự phóng báo cáo thu nhập Bảng 21 Dự phóng báo cáo thu nhập - Doanh thu: Dự phóng dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu - Chi phí hoạt động: Dự phóng dựa theo tỷ lệ so với doanh thu - Lãi vay: Dự phóng theo tổng của bình quân 2 năm liền kề của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn với Lãi vay (Chi phí sử dụng nợ)

Ngày đăng: 14/03/2024, 22:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan