1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khoa học quản lý: Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp Trường Đào tạo Cán bộ FPT – Công ty Cổ phần FPT)

129 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô hình Đào tạo trong Doanh nghiệp
Tác giả Nguyen Thao Nhi
Người hướng dẫn Ts. Nguyen Thi Kim Chi
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Khoa học Quản lý
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 48,4 MB

Nội dung

Một số bài học kinh nghiệm trong việc triển khai, dp dụng mô hình đào tao trong doanh nghiệp doi với Trường Đào tạo Cán bộ FPT — Công ty Cổ phan FPT..... Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG DAI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THẢO NHI

MO HINH DAO TAO TRONG DOANH NGHIEP

(NGHIEN CUU TRUONG HOP TRUONG DAO TAO

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC QUAN LY

Hà Nội — 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THẢO NHI

MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ

Mã số: 8340401.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Kim Chỉ

Hà Nội - 2024

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập do tôi

thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Kim Chi — Khoa Khoa học Quản

lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Các

số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chính xác; cácthông tin trong luận văn được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực và khách quan của các

số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn Nếu phát hiện sai sót trong quá trình tracứu thông tin, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn và

nha trường.

Tat cả các số liệu, tài liệu được trích dẫn trong khóa luận hoàn toàn được tác

giả khảo sát và hỏi ý kiến từ bộ phận Thu hút tài năng, khối Phát triển con người

của Công ty Cô phần NTQ Solution cùng các thành viên trong công ty Tôi xin camđoan các số liệu, tài liệu trong khóa luận là chính xác, không bia đặt nếu phát hiện

sai sot trong quá trình tra cứu thông tin tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội

đồng Khóa luận

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên Trường Đại họcKhoa học xã hội và Nhân văn và các thầy cô tham gia giảng dạy chương trình caohọc Khoa học Quản lý đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên trong suốt quá trìnhđào tạo tại trường Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên TS.Nguyễn Thi Kim Chi mặc dù công việc bận rộn nhưng cô vẫn dành thời gian đề chỉ

bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh nhất Tôi

cũng xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới các anh, chị làm việc tai Trường Đào tạo Can

bộ FPT — Công ty Cô phần FPT đã tạo một môi trường nghiên cứu khoa học, khách

quan cũng như hỗ trợ tôi trong quá trình làm việc, hoàn thành luận văn tại Trường.

Học viên: Nguyễn Thảo Nhi

Trang 4

MỤC LỤC

MUC LỤC << << << HH HH 00000090 2

DANH MỤC CÁC BANG BIEU 5° 52s sSssssSssesseEseEssesssrserssrsee 4

PHAN MỞ DAU ossssssssssssssssssssssssssssssssssssscsssssssssssssssesssssnscsssssssssssssssssssssnessssssnsosssssses 7

CHUONG 1 CƠ SO LY LUẬN VE MÔ HÌNH ĐÀO TAO TRONG

DOANH NGGHIIỆ: PP << << << 11000 04.0004 010.40408080006 21

1.1 Khai niệm đào tạo và mô hình đào tạo trong doanh nghiỆp «« 21

1.1.1 Khái niệm đào tạo va mô hình đào fạO 5-55 S5 <s S22 c+zsseeeezeeee 21

1.1.2 Khái niệm mô hình dao tạo trong doanh nghiỆp - 55 <++<<<<+2 23

1.2 Đặc điểm mô hình đào tạo trong doanh nghiệp và những yếu tố cấu thành mô

hình đào tao trong doqHhi HgiỆN) chen, 26

1.2.1 Đặc điểm mô hình dao tạo trong doanh nghiệp -22 552: 26

1.2.2 Những yếu tố cau thành mô hình dao tạo trong doanh nghiệp 29

1.3 Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của mô hình đào tạo trong

Aoanh NGHEEP 0 <5 SH lọ Ọ T0 00 00 000000 0000 009100 33

1.3.1 Lịch sử hình thành :-¿- 2 x+2x++E++E++EE£EEtEEEEEEEEEEEECEEEEEkerkrrkrrrrerrees 33

1.3.2 Các giai đoạn phát triỂn - ¿- + £+k+SE9EE+EEEEE2EE2E2E71217111 111.1 re 36

1.4 Vai trò của mô hình đào tạo trong doanh HgÌÍỆD ce-cs<ceessesseeseeseesees 40

1.4.1 Vai trò của mô hình đào tạo trong doanh nghiệp đối với doanh nghiệp 401.4.2 Vai trò của mô hình đào tạo trong doanh nghiệp đối với người lao động 421.4.3 Vai trò của mô hình dao tạo trong doanh nghiệp đối với xã hội 44TIỂU KẾT CHƯNG << s°©s©s££SsESs£EseEseEvEEeEseEserrsersersersser 45

CHƯƠNG 2 KET QUÁ TRIEN KHAI MÔ HÌNH ĐÀO TẠO 47

TRONG DOANH NGHIỆP TẠI TRUONG ĐÀO TẠO CÁN BỘ FPT (CONG

TY CO PHAN 0201 47

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phan FPT và Trường Đào tạo Cán bộ FPT 47

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần FPT -2- 22 +¿2++x++zx++zx+zx+zrxzeex 412.1.2 Tổng quan về Trường Dao tạo Cán bộ FPT - 2s s+x+zxzzzzzxze: 58

Trang 5

2.2 Kết quả thực tiễn triển khai mô hình đào tạo trong doanh nghiệp tại Trường

Đào tạo Cán bộ FPT — Công ty C6 phân FˆPT -o-s-csecsessessessesseseesse 61

2.2.1 Kết quả thực tiễn triển khai mô hình đào tạo trong doanh nghiệp tạiTrường Dao tạo Cán bộ FPT — Công ty C6 phan FPT - 2-2 s22 z+xezsz2.2.2 Đánh giá kết quả thực tiễn triển khai mô hình đào tạo trong doanh nghiệptại Trường Dao tao Cán bộ FPT — Công ty Cổ phần FPT -:-

TIỂU KET CHƯNG 2 2 22s°EEveeseettrrrrrretttrrkrrrrtrrrrrrrriie 96CHUONG 3 MOT SO BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TRIEN KHAI,

ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP NÓI CHUNG

VÀ DOI VỚI TRUONG HỢP NGHIÊN CỨU NÓI RIÊNG 983.1 Một số bài học kinh nghiệm trong việc triển khai, áp dụng mô hình đào tạo

trong doanh nghiép NOU CÍHHE, tt rà 98

3.2 Một số bài học kinh nghiệm trong việc triển khai, dp dụng mô hình đào tao trong

doanh nghiệp doi với Trường Đào tạo Cán bộ FPT — Công ty Cổ phan FPT 100

TIỂU KET CHƯNG 3 s 2°e<+eeSE+AeESExeEorkeeotkreoorsreoorke 108

0009000757 109

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5° 2s se ss5ssessessessse 111

PHU LỤC 55-5 5< < << HH II 008006808 600080 109

Trang 6

DANH MỤC CAC BANG BIEU

Biéu do

Biểu đồ 1.1 Lich sử hình thành của mô hình đào tạo trong doanh nghiệp 34

Biểu đồ 1.2 Các giai đoạn phát triển của mô hình đào tạo trong doanh nghiệp 36

Biểu đồ 2.1 Lịch sử hình thành và phát trién của Công ty Cổ phần FPT 47

Biéu đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty C6 phần FPT : 54

Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện quy mô tăng trưởng nhân lực của Công ty Cổ phan 7 Ẽ 55 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thé hiện Quy mô nhân lực của Công ty Cổ phần FPT theo các khối Kinh doanh - ¿2s S©E2E£+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEE22171711211211 717112111110 56 Biểu đồ 2.5 Biểu đồ thé hiện Cơ cấu nhân lực theo giới tính của Công ty Cé phan 17 5= 56

Biéu đồ 2.6 Biéu đồ thé hiện ty lệ độ tuổi của nhân lực tại Công ty Cổ phần FPT.57 Biểu đồ 2.7 Biéu đồ thé hiện ty lệ trình độ học van tại Công ty Cổ phần FPT 57

Biểu đồ 2.8 Tiến trình trải nghiệm nhân viên tại FPT 2-5-5 s2 s+£s2 s2 75 Bảng Bang 1.1 8 đặc điểm của mô hình đào tạo trong doanh nghiệp - 26

Bảng 1.2 Yếu tô cầu thành mô hình đảo tao trong doanh nghiệp theo BCG Group29 Bang 1.3 Yếu tố cau thành mô hình đào tạo trong doanh nghiệp 30

Bảng 2.1 Một số khóa đào tạo ngành dọc triển khai trong năm 2023 tại FPT 69

Bảng 2.2 Phân bổ hình thức dao tạo cho các chương trình dao tạo của Trường Đào tạo 0.0001 82

Hình ảnh Hình 1.1 Hình minh họa tổ chức học tập (learning organization) - 42

Hình 2.1 Logo Công ty Cổ phần FPT - 2-2 2 E+EE+2E+£EE£EEtEEEEErExrrkrrkerex 48 Hình 2.2 Ba chương trình hành động của FPT trong tầm nhìn chiến lược 50

Trang 7

Hình 2.3 FPT công bố mục tiêu xây dựng tổ chức hạnh phúc trong Báo cáo thường

MIEN NAM 2022 Ẻ010181 51

Hình 2.4 Giá trị cốt lõi của FPT ¿2 + 5x2xt2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrkerrerrrree 51

Hinh 2.5 Hé sinh thai san pham, dịch vụ của FPT oo cccceessceeceeesssseeeeeseseeee 52

Hình 2.6 Logo của Trường Đào tạo Cán bộ FP Ï, cv reeseesee 59

Hình 2.7 Cơ cau tô chức của Trường Dao tạo Cán bộ FPT .: -:-5+ 60

Hình 2.8 Các chương trình do Trường Dao tạo Cán bộ FPT nhằm hiện thực hóa

chiến lược Kiến tạo Hạnh phúc của Tập đoàn - S St sseireirerirrsrrses 62Hình 2.9 Một số hình thức dao tạo tại Trường Dao tạo Cán bộ FPT 64Hình 2.10 Hình ảnh truyền thông Cuộc thi tìm hiểu FPT — FQ (FPT Question) 67Hình 2.11 Hình ảnh Lễ Tổng kết chương trình đào tạo MiniMBA năm 2023 69

Hình 2.12 Hình ảnh Chương trình 72h trải nghiệm — Hành trình đi dé IU năm 2022

¬ Ă 70

Hình 2.13 Hình anh Vong thi Tranh biện nằm trong Ky thi Trạng FPT 2023 72

Hình 2.14 Khung năng lực cốt lõi FPT ¿2 + E+EE+EE+E£+E£E£EerEerxerxersrree 76Hình 2.15 Giao diện Hệ thống quản lý thông tin học tập của FPT 77Hình 2.16 Cơ sở vật chất của Trường Dao tạo Cán bộ FPT tại FPT Tower 79

Hình 2.17 Mô hình ADDIE trong hoạt động đảo tạo - c 55c sScsssserseeress 80

Hinh 2.18 Hinh anh truyén thong chuong trinh dao tao trén nén tang Workplace 83Hình 2.19 Một số ứng dụng công nghệ của Trường Đào tạo Cán bộ FPT vào hoạt

GONG dd tO wee 85

Hình 2.20 Một số nền tảng học tập trực tuyến "— 86Hình 2.21 Giao diện hệ thống FPT e-learning -2 -¿- 5¿©+22s++zx++zxczxesrsz 87Hình 2.22 Giao diện của nền tang AI Mentorship cc.cccccscssssseeseeseeseesessessessesseeee 88Hình 2.23 Giao diện trang chủ nền tảng EduNext -:2¿©5¿csz+cxz2s+ecs+ 89

Hop

Hộp 2.1 Kết qua khảo sát về kha năng đáp ứng nhu cầu hoc tập của Truong 63

Trang 8

Hộp 2 3 Kết quả khảo sát về Chất lượng khâu tổ chức của các khóa học của

học của TTƯỜNG - - Ác <1 HH HH HH HH 84

Hộp 2.6 Kết quả khảo sát về Tài liệu đào tạo của các khóa học của Truong 84Hộp 2.7 Kết quả khảo sát về Trải nghiệm học tập của học viên tham gia các khóa

HOC CUA u07 91

Hộp 2.8 Kết quả khảo sát về tiêu chí Kiểm tra đánh giá của các khóa học của

Trang 9

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài1.1 Tinh cấp thiết của đề tàiHiện nay, chuyển đôi số không chỉ còn là một sự lựa chọn, mà đã trở thànhmột yêu cầu tat yếu đối với sự tồn tai và phát triển của mỗi doanh nghiệp Trong đó,phát triển kinh tế số và xã hội số là một trong những trọng tâm của chuyên đôi số

Dựa trên dữ liệu lớn (big data), internet van vật (internet of thing), trí tuệ nhân tao

(artificial intelligence) , chuyén đôi số đã tạo nên các mô hình, triết lý kinh doanh,

cơ cấu tổ chức, công nghệ, cách thức vận hành mới và hết sức đa dạng cho doanhnghiệp Đồng thời, chuyển đổi số còn khiến cho nguồn lực của doanh nghiệp hoàn

toàn thay đổi, trong đó có nguồn nhân lực số Nguồn nhân lực số (digital workforce)

là nguồn nhân lực có năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ số trong quá trìnhtương tác của các hoạt động kinh tế; có khả năng thích ứng nhanh chóng với môitrường lao động và với tiễn bộ khoa học công nghệ mới; có khả năng tư duy sángtạo, đột phá trong công việc [11,103] Đây là nguồn lực quan trọng và cốt yếu,

quyết định sự thành bại cũng như kha năng phát triển bền vững của doanh nghiệp;

là ưu thé cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khác

Dé hội nhập va phát triển nguồn nhân lực, cũng như dé phát triển một cáchbền vững, tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng không thé không tự chủ đàotạo Trong bối cảnh đó, triết lý tự chủ đào tạo trong doanh nghiệp ra đời Triết lýnày không chỉ có vai trò to lớn đối với bản thân mỗi doanh nghiệp, mà còn đem lạilợi ích đối với người lao động và xã hội Tứ nhát, triết lý tự chủ dao tạo giúp chodoanh nghiệp không lệ thuộc vào cơ sở đảo tạo truyền thống, chủ động nâng caochất lượng nguồn nhân lực Đồng thời, triết lý tự chủ đào tạo trong doanh nghiệpcòn xây dựng được bộ Gene doanh nghiệp, duy trì và phat triển văn hóa tô chức;phát triển tiềm năng của nhân viên, là một trong những điều kiện tiên quyết giúpdoanh nghiệp thu hút và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao Bên cạnh đó, triết lý

Trang 10

học thông qua làm (training on job), học từ người hướng dan (mentoring,coaching), học từ đồng nghiệp (peer learning), luân chuyển công việc (job

rotation) Từ đó giúp doanh nghiệp không chỉ duy trì mà còn phát triển năng lực

cạnh tranh trong thị trường ngày càng phức tạp và đòi hỏi sự linh hoạt; hỗ trợ việc

chuyền đổi doanh nghiệp và tạo ra những giá trị mới Thứ hai, triết ly tự chủ đảo tạotrong doanh nghiệp còn đem lại giá trị cho chính người lao động khi giúp họ lấp đầykhoảng trống giữa kiến thức, kỹ năng được học ở trường và thực tế công việc; từ đó

nâng cao chất lượng, giá trị bản thân Việc tự chủ đào tạo với các khóa học và tài

liệu học tập đa dạng, thực té sẽ tạo cho mỗi cá nhân cơ hội học tập linh hoạt, cơ hộikhám phá và phát huy những tiềm năng mới của bản thân Thứ ba, triết lý tự chủđào tạo trong doanh nghiệp còn đáp ứng nhu cầu của xã hội khi xây dựng được

nguồn nhân lực chất lượng cao, được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết

dé đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội, nâng cao năng lực học tập suốt đời

Nhận thức được tự chủ đào tạo là một hoạt động quan trọng, là kim chỉ nam

nhằm duy trì sự phát triển và trường tồn của doanh nghiệp; trong bối cảnh đó, môhình đào tao trong doanh nghiệp (Corporate University Model) ra đời — đánh dau sự

trưởng thành của đảo tạo và phát triển trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực Trên

thực tế, không phải tất cả doanh nghiệp đều thành lập mô hình đảo tạo, bởi sự tồntại của các mô hình này thường xuất hiện ở những doanh nghiệp chủ động địnhhướng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự của mình và cao hơn là xây dựng vănhóa học tập, tô chức học tập Ở Việt Nam đã có một số doanh nghiệp xây dựng môhình đào tạo trong doanh nghiệp điển hình như như: Tập Doan Công Nghiệp - ViễnThông Quân Đội (Viettel) có Học viện Viettel, Công ty Cổ phần Hàng không

VietJet có Học viện Hàng không Vietjet, Ngân hang TMCP Ngoại thương Việt

Nam (Vietcombank) có Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lựcVietcombank; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có Viện

nghiên cứu và đào tạo cán bộ BIDV

Công ty Cổ phần FPT ra đời từ năm 1988, là doanh nghiệp tiên phong trong

lĩnh vực chuyên đôi sô và dân đâu trong lĩnh vực tư vân, cung câp, triên khai các

Trang 11

dịch vụ, giải pháp công nghệ, viễn thông và giáo dục Trải qua hành trình 35 năm

hình thành và phát triển với hơn 60.000 nhân sự, hiện diện trên 29 quốc gia và vùnglãnh thổ trên toàn cầu, Công ty Cổ phần FPT có 8 công ty con được chia ra làm 3khối: Công nghệ (FPT Software, FPT Information System, FPT Digital, FPT SmartCloud), Viễn thông (FPT Telecom, FPT Online), Giáo duc, đầu tư và khác (FPTEducation, FPT Investment) Ngoài ra, công ty còn bao gồm 3 công ty liên kết:Synnex FPT, FPT Retail, FPT Capital Theo công bố top 100 “Thương hiệu giá trinhất Việt Nam 2023” của Brand Finance, FPT được vinh danh là “Thương hiệucông nghệ giá trị nhất Việt Nam” và top 2 “Thương hiệu tăng trưởng nhanh nhấtViệt Nam” Để đạt được những thành tựu trên, FPT luôn coi con người là tàinguyên quý giá, là giá trị cốt lõi và nền tảng vững chắc nhất tạo nên thành công và

sự trường tồn của tổ chức Ban Lãnh đạo công ty nhìn nhận học tập, dao tạo đóng

vai trò vô cùng quan trọng và tập trung nhiều cho hoạt động này

Năm 2010, Ban Lãnh đạo công ty thành lập mô hình đào tạo trong doanh

nghiệp mang tên Học viện Lãnh đạo FPT (tiền thân của Trường Đào tạo Cán bộFPT hiện nay) ra đời, đánh dau sự trưởng thành của đào tạo và phát triển trong lĩnh

vực quản lý nguồn nhân lực Trường Đào tạo Cán bộ FPT, nay là Học viện FPT

được xem là một mô hình, một don vi riêng trong cơ cau tô chức của Công ty Côphần FPT, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến học tập, dao tao dé phattrién nguồn nhân lực cho chính FPT Tính đến thời điểm hiện tại, mô hình đào tạonày đã trưởng thành song hành với sự phát triển của doanh nghiệp khi đều cùng cóchung nhiệm vụ chiến lược là giúp FPT đạt được sứ mệnh, mục tiêu kinh doanh

Dé hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình dao tạo trong doanh nghiệp; cũng

như phân tích, đánh giá mô hình và kết quả thực tiễn triển khai mô hình thông quanghiên cứu trường hợp Trường Dao tạo Cán bộ FPT — Công ty Cô phần FPT từ năm

2020 đến nay; tác giả lựa chọn “Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp (Nghiêncứu trường hợp Trường Đào tạo Cán bộ FPT - Công ty Cổ phần FPT)” là tên

đề tài luận văn ngành Khoa học Quản lý của mình

Trang 12

1.2.1 Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình đào tạo trong doanh nghiệp bao gồm:

khái niệm, đặc điểm; những yếu tố cau thành mô hình; lịch sử hình thành, các giaiđoạn phát triển; vai trò của mô hình đảo tạo trong doanh nghiệp

1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứuPhân tích kết quả và đánh giá kết quả thực tiễn triển khai mô hình đào tạo

trong doanh nghiệp thông qua nghiên cứu trường hợp Trường Dao tạo Cán bộ FPT

— Công ty Cổ phần FPT từ năm 2020 đến nay và rút ra một số bài học trong việctriển khai, áp dụng mô hình đảo tạo trong doanh nghiệp nói chung và đối với trườnghợp nghiên cứu Trường Đào tao Cán bộ FPT — Công ty Cổ phần FPT nói riêng

2 Tống quan tình hình nghiên cứu2.1 Những công trình nghiên cứu về mô hình đào tạo trong doanh nghiệptrên thế giới

Thuật ngữ mô hình dao tạo trong doanh nghiệp (Corporate University Model)

xuất hiện từ trong chính quá trình phát triển của xã hội công nghiệp Trong báo cáo

về mối quan tâm của các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ XIX đều thê hiện sựbất cập khi hệ thống giáo dục lúc bấy giờ không thé cung cấp nguồn nhân lực đápứng nhu cầu của doanh nghiệp về cả kỹ năng lẫn thái độ, khiến cho các doanh

nghiệp này gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô kinh doanh Từ đó, mô hình

đào tạo trong doanh nghiệp xuất hiện nhằm khắc phục tình trạng trên Tuy nhiên,đến năm 1983, thuật ngữ “mô hình đào tạo trong doanh nghiệp” chính thức ra đờikhi được nhắc đến trong tác phẩm Sự xuất hiện của các mô hình đào tạo trong

doanh nghiệp — The Emergence of Corporate Colleges của Elizabeth M Hawthorne,

Patricica A Libby va Nancy S Nash Kê từ đó tới nay đặc biệt là bước sang nhữngnăm dau thé ky XXI, hàng loạt các công trình nghiên cứu về mô hình dao tao trongdoanh nghiệp ra đời và thể hiện thông qua các bài báo, các cuốn sách của các nhà

nghiên cứu như: Eurich năm 1985; Meister Jeanne năm 1998; Thompson Gordon

năm 2000; Mark Allen năm 2002; Maike Andresen va Bianka Lichtenberger năm

Trang 13

2007; Gilberto Antonelli, Giuseppe Cappiello và Giulio Pedrini năm 2013; Rabia

Ishrat va Wali Rahman năm 2020 và nhiều công trình nghiên cứu khác

Các công trình nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về mô hình đàotạo trong doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của mô hình trên đối với mỗidoanh nghiệp Trong tác phẩm The Emergence of Corporate Colleges, Elizabeth M.Hawthorne, Patricica A Libby và Nancy S Nash đã đưa ra khái niệm đầu tiên về

mô hình đào tạo trong doanh nghiệp: “Mô hình dao tạo trong doanh nghiệp là một

tổ chức được thành lập với mục tiêu đào tạo, giáo dục có thể vì lợi nhuận hoặckhông vì lợi nhuận; tổ chức này có chức năng đơn giản là đào tạo, cung cấp cácchứng chỉ nghề do doanh nghiệp yêu cau” [20, trang 3]

Hay Mark Allen đã đề cập trong tác pham The Corporate University

Handbook Designing, managing, and growing a successful program: “Mô hình dao

tạo trong doanh nghiệp là một sáng kiến mới trong chiến lược đào tạo của doanh

nghiệp, là một mô hình đào tạo lớn, phức tạp và khác biệt so với các mô hình trước

đó; đồng thời, mô hình này luôn có gắng nâng cao tiêu chuẩn, kỳ vọng và mức ảnhhưởng của hoạt động đào tạo và phát triển ” [18, trang 6]

Có thể thấy, thuật ngữ mô hình đào tạo trong doanh nghiệp không còn quá mới

mẻ trong giới học thuật Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu nhắc đếnthuật ngữ này, phần nào định nghĩa được mô hình đào tạo trong doanh nghiệp cũngnhư khăng định vai trò của mô hình trên đối với mỗi doanh nghiệp Tuy nhiên cácnghiên cứu trước đó mới chỉ đưa ra được những đặc trưng nổi bật, nội dung chungnhất của mô hình mà chưa phân tích được mô hình này khi gắn với một tô chức cụ

thé, cũng như kha năng triển khai, nhân rộng mô hình đối với các tổ chức khác nhau.

2.2 Những công trình nghiên cứu về mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

tại Việt Nam

Theo Tạp chí Tự động hóa ngày nay, trên cả nước có gần 200 tô chức áp dụngtriển khai mô hình đào tạo trong doanh nghiệp [9, trang 1] trên tổng số gần 150.000doanh nghiệp [10, trang 40] vào năm 2020 Đa số các mô hình đào tạo này là do

Trang 14

thể thấy mô hình đào tạo trong doanh nghiệp còn là một thuật ngữ mới tại Việt Nam

và chưa có nhiều tác phẩm, sách, báo, công trình nghiên cứu hay chương trình đào

tạo về mô hình này

Thuật ngữ mô hình đào tạo trong doanh nghiệp được GS TS Nguyễn Hữu

Đức dé cập trong trong hội đàm “Hướng tới mô hình đại học UniWood” trongkhuôn khổ lễ khai mạc Diễn đàn công nghệ Việt Nam 2013: “M6 hình dao tạotrong doanh nghiệp là một thực thể giáo dục được thiết lập dé hỗ trợ việc thực hiệnchiến lược gan kết mục tiêu học tập, phát triển tri thức và chất xám chung của cả cánhân và tổ chức, gắn kết quá trình đào tạo với nhu cẩu tri thức của công ty” [12,

lực của cá nhân và tổ chức ” [2, trang 297] Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn gợi mở

bốn giai đoạn phát triển, trưởng thành của một mô hình đào tạo trong doanh nghiệp,gồm “Hình thành — Tích lũy — Làm Chủ — Sáng tao”, song song với bén cấp độ này

là bốn yếu tố hay tiêu chí nhận diện cấp độ phát triển gồm “Chiến lược — người học

— Vận hành — Ứng dụng công nghệ”

Cùng với đó, trong bài báo Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp giai đoạn

chuyển đổi số của tác giả và các đồng tác giả cũng đã đề cập đến thuật ngữ mô hình

đào tạo trong doanh nghiệp Trong đó làm rõ lịch sử hình thành, đặc điểm chung,cấu trúc cũng như vai trò của mô hình đào tạo đối với doanh nghiệp Bài báo cũng

đã phân tích mô hình gắn với trường hợp nghiên cứu cụ thé là Trường Đào tạo Cán

bộ FPT - Công ty Cổ phần FPT nhăm cung cấp luận chứng thực tiễn về tính cầnthiết, tính khả thi và hiệu quả của mô hình đào tạo trong doanh nghiệp Trong suốttác phẩm, các tác giả đã thống nhất đưa ra quan điểm: “Mô hình trường, viện, học

Trang 15

viện trong doanh nghiệp ra đời đánh dấu sự trưởng thành của đào tạo và phát triểntrong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực Đây là một trong những giải pháp giúp

doanh nghiệp tự chủ đào tạo, phát triển để nâng cao chất lượng nguôn nhân lực.Khi doanh nghiệp nhận thức phát triển năng lực đội ngũ là quan trọng, doanhnghiệp sẽ đầu tư nguồn lực, xây dựng cơ chế thúc day phát triển hoạt động hoc tập,đào tạo nhằm thực hiện các chiến lược, mục tiêu của doanh nghiệp Việc thành lập

ra các mô hình đào tạo trong doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu thực tiễn pháttriển của chính doanh nghiệp cũng như của nhu câu học tập và đào tạo của ngườilao động” [15, trang 3] Tuy nhiên, trong khuôn khổ của bài báo nghiên cứu, nhóm

tác giả mới chỉ ra được mô hình đào tạo trong doanh nghiệp là một xu hướng đào

tạo, phát triển nguồn nhân lực mới, có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp mà

chưa phân tích cụ thé yếu tố cấu thành, khả năng triển khai, nhân rộng mô hình đối

với các doanh nghiệp khác.

Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số doanh nghiệp xây dựng mô hình đào tạotrong doanh nghiệp điển hình như như: Tập đoàn Samsung có Tổ hợp Đảo tạo vàPhát triển Nguồn nhân lực Samsung, Tập Đoàn Công Nghiệp - Viễn Thông Quân Đội

(Viettel) có Học viện Viettel, Công ty Cổ phần Hang không VietJet có Học viện

Hàng không Vietjet, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có

Trường Đào tạo va Phát triển Nguồn nhân lực Vietcombank; Ngân hàng TMCP Đầu

tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có Viện nghiên cứu và đào tạo cán bộ BIDV Các mô hình này được triển khai với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho chínhdoanh nghiệp đó Đồng thời, mô hình đào tạo trong doanh nghiệp thường song hành

với sự phát triển của doanh nghiệp bởi cùng có chung nhiệm vụ chiến lược là giúp

doanh nghiệp đạt được sứ mệnh, mục tiêu kinh doanh.

Cùng với sự xuất hiện của mô hình đào tạo trong doanh nghiệp tại các doanhnghiệp, tập đoàn lớn, mô hình này còn phát triển thành tô chức hỗ trợ, tư vấn xây

dựng mô hình đào tạo trong doanh nghiệp Ví dụ như Học viện Doanh nhân MVV

cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng khung năng lực và mô hình học tập; thiết kế và

Trang 16

nghệ phục vụ chuyên đổi số trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;giảng dạy và đào tạo cho giảng viên nội bộ Tuy nhiên, giữa thực tế triển khai mô

hình đào tạo trong doanh nghiệp với cơ sở lý luận về mô hình đào tạo trong doanh

nghiệp còn chưa được học giả nào nghiên cứu, phân tích và đánh giá.

Từ đó có thé thay, mô hình dao tạo trong doanh nghiệp là một chủ đề có nhiềukhoảng trống để nghiên cứu Vì vậy, đề tài “Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

(Nghiên cứu trường hợp Trường Đào tạo Cán bộ FPT — Công ty Cổ phan FPT)”

là nghiên cứu có tính mới mẻ, thiết thực

3 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình đào tạo trong doanh nghiệp qua đóphân tích, đánh giá kết quả thực tiễn triển khai mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

thông qua nghiên cứu trường hợp Trường Dao tạo Cán bộ FPT — Công ty Cé phần

FPT từ năm 2020 đến nay nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong việc triển khai, ápdụng mô hình đảo tạo trong doanh nghiệp nói chung và đối với trường hợp nghiêncứu Trường Đảo tạo Cán bộ FPT — Công ty Cổ phần FPT nói riêng

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình đào tạo trong doanh nghiệp bao gồm

nội dung: nêu và phân tích khái niệm, đặc điểm; những yếu tố cau thành mô hình;lịch sử hình thành, các giai đoạn phát triển; vai trò của mô hình đảo tạo trong doanh

nghiệp.

- Phân tích, đánh giá kết quả thực tiễn triển khai mô hình đào tạo trong doanhnghiệp thông qua nghiên cứu trường hợp Trường Dao tạo Cán bộ FPT - Công ty Côphần FPT từ năm 2020 đến nay

- Rút ra bài học kinh nghiệm trong việc triển khai, áp dụng mô hình đào tạotrong doanh nghiệp nói chung và đối với trường hợp nghiên cứu Trường Dao tạoCán bộ FPT — Công ty Cổ phần FPT nói riêng

5 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 17

Mô hình đảo tạo trong doanh nghiệp và kết quả thực tiễn triển khai mô hình thôngqua nghiên cứu trường hợp Trường Dao tạo Cán bộ FPT — Công ty Cô phần FPT.

5.2 Phạm vi nghiên cứu

5.2.1 Phạm vi không gian

Trụ sở chính Trường Đào tạo Cán bộ FPT và Công ty Cô phần FPT (FPT Tower,

số 10 Phạm Văn Bạch, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).

5.2.2 Pham vi thời gian

Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp và kết quả thực tiễn triển khai mô hình tạiTrường Đào tạo Cán bộ FPT — Công ty Cổ phần FPT từ năm 2020 đến nay

5.2.3 Pham vi nội dung

- Cac ly luan về mô hình dao tạo trong doanh nghiệp, bao gồm: khái niệm, đặc

điểm; những yếu tố cầu thành mô hình; lịch sử hình thành, các giai đoạn phát trién;

vai trò của mô hình đào tao trong doanh nghiệp.

- Phân tích, đánh giá mô hình và kết quả thực tiễn triển khai mô hình đảo tạo

trong doanh nghiệp thông qua nghiên cứu trường hợp Trường Dao tạo Cán bộ FPT

— Công ty Cô phần FPT từ năm 2020 đến nay

- Rút ra bài học kinh nghiệm trong việc triển khai, áp dụng mô hình đảo tạotrong doanh nghiệp nói chung và đối với trường hợp nghiên cứu Trường Đào tạoCán bộ FPT — Công ty Cổ phần FPT nói riêng

6 Mẫu khảo sát

6.1 Khách thể nghiên cứu

Công ty Cổ phần FPT

6.2 Mẫu khảo sátNghiên cứu thực hiện lấy mẫu khảo sát từ các nhóm đối tượng liên quan đếnhoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Trường Dao tạo Cán bộ FPT,

trong đó:

- Phương pháp chọn mẫu: đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

- Kích thước mẫu và tiêu chuẩn lay mẫu phục vụ nghiên cứu:

Trang 18

+ Đối với phương pháp quan sát: tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu gồm 30 lớphọc do Trường Dao tạo Cán bộ FPT triển khai; 50 giảng viên tham gia chương trình

đào tạo của Trường Đảo tạo Cán bộ FPT; 300 học viên tham gia chương trình đào

tạo của Trường Dao tạo Cán bộ FPT.

+ Đối với phương pháp phỏng vấn: tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu gồm 20

học viên tham dự các chương trình đào tạo của Trường Dao tạo Cán bộ FPT; 05 cán

bộ phụ trách công tác dao tạo thuộc Trường Dao tạo Cán bộ FPT; 05 giảng viên

tham gia các chương trình dao tạo của Trường Dao tạo Cán bộ FPT và 03 đối tác

đào tạo.

+ Đối với phương pháp điều tra bảng hỏi: tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu

gồm 150 học viên tham dự các chương trình đào tạo của Trường Đào tạo Cán bộ FPT

7 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1 Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp là gi, mô hình này có đặc

điểm như thé nao, được cau thành bởi những yếu tố gi?

- Câu hỏi 2 Từ năm 2020 đến nay, kết quả thực tiễn triển khai mô hình đào

tạo trong doanh nghiệp thông qua nghiên cứu trường hợp Trường Đào tạo Cán bộ

FPT - Công ty Cổ phần FPT như thé nào; kết quả thực tiễn triển khai mô hình được

đánh giá ra sao?

- Câu hỏi 3 Có thé rút ra bài học kinh nghiệm gi trong việc triển khai, áp dụng

mô hình đào tạo trong doanh nghiệp nói chung và đối với trường hợp nghiên cứuTrường Dao tạo Cán bộ FPT — Công ty Cé phần FPT nói riêng?

8 Gia thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết 1 Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp là một mô hình tồn tại dưới

dạng một bộ phận hoặc một đơn vi thuộc doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ dao

tạo và phát triển nguồn nhân lực trong chính doanh nghiệp đó nhằm hỗ trợ doanhnghiệp đạt được sứ mệnh, mục tiêu chung Mô hình này bao gồm 8 đặc điểm và 4 yếu

tố cấu thành

- Giả thuyết 2 Kết quả thực tiễn triển khai mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

thông qua nghiên cứu trường hợp Trường Dao tạo Cán bộ FPT — Công ty Cé phần

Trang 19

FPT được phân tích dựa trên 4 yêu tố (chiến lược, người học, vận hành và ứng dụng

công nghệ), từ đó thể hiện mô hình đang ở giai đoạn phát triển thứ hai — tích lũy.

- Giả thuyết 3 Có thể rút ra 6 bài học kinh nghiệm trong việc triển khai, áp

dụng mô hình đào tạo trong doanh nghiệp nói chung và 4 bài học kinh nghiệm trong

việc triển khai, áp dụng mô hình đào tạo trong doanh nghiệp đối với trường hợpnghiên cứu Trường Đào tao Cán bộ FPT — Công ty Cổ phan FPT nói riêng

9 Phương pháp nghiên cứu

9.1 Phương pháp phân tích và tổng hợpPhương pháp này được tác giả luận văn sử dung nhăm thu thập các thông tin dé

hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình đào tạo trong doanh nghiệp; cùng với đó làphân tích, đánh giá mô hình và kết quả thực tiễn triển khai mô hình đào tạo trong

doanh nghiệp thông qua nghiên cứu trường hợp Trường Đảo tạo Cán bộ FPT — Công

ty Cổ phần FPT từ năm 2020 đến nay Những thông tin thu thập bao gồm: những lý

luận liên quan đến mô hình đảo tạo trong doanh nghiệp đã được nghiên cứu trước đó,

thông tin hoạt động đảo tạo, kết quả hoạt động dao tạo từ năm 2020 đến nay củaTrường Đảo tạo Cán bộ FPT nói riêng và Công ty Cổ phần FPT nói chung Các tài

liệu được sử dụng đến từ hai nguồn, thứ nhất là các công trình nghiên cứu khoa học

như: các tài liệu và báo cáo của cơ quan ban ngành; các sách chuyên khảo, bài báo,

tạo chí trong nước và quốc tế; các giáo trình, bài giảng; các luận văn, luận án khoahọc có liên quan Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nguồn tài liệu từ Công ty Cổ phần

FPT nói chung va Trường Dao tạo Cán bộ FPT nói riêng như: tài liệu được công khai

trong Hội nghị chiến lược và Báo cáo thường niên; Kế hoạch và Báo cáo ngành dọcnhân sự; Kế hoạch và Báo cáo dao tạo năm, quý Phương pháp này được áp dụng ở

chương 1, chương 2, chương 3 của luận văn.

9.2 Phương pháp quan sat

Phương pháp này được tác giả luận văn sử dụng nhằm thu thập dữ liệu một cáchkhách quan về mô hình đào tạo trong doanh nghiệp qua trường hợp nghiên cứu làTrường Dao tao Cán bộ FPT — Công ty Cổ phần FPT Mẫu quan sát tác giả luận văn

Trang 20

- 30 lớp học do Trường Đảo tạo Cán bộ FPT triển khai;

- 50 giảng viên tham gia chương trình dao tạo cua Trường Dao tạo Cán bộ

FPT, trong đó có 15 giảng viên nội bộ va 35 giảng viên mời ngoài;

- 300 học viên tham gia chương trình dao tạo của Trường Dao tạo Cán bộ FPT;

- Quy trình triển khai, vận hành, quản ly Trường Dao tạo Cán bộ FPT

Phương tiện dé thực hiện phương pháp này bao gồm trực tiếp xem, nghe cũng

như sử dụng các phương tiện ghi âm, ghi hình Phương pháp này được áp dụng ở

chương 2 của luận văn.

9.3 Phương pháp phỏng vanPhương pháp này được tác giả luận văn sử dụng nhằm khai thác thêm thông tin,

đặc biệt là các thông tin chưa được công bố hay văn bản hóa về mô hình đảo tạo

trong doanh nghiệp Tác giả luận văn lựa chọn đối tượng phỏng vấn bao gồm 06 cán

bộ nhân viên thuộc nhóm quản lý cấp trung và nhân viên của Trường Phương phápphỏng vấn tác giả lựa chọn là phỏng vấn không cấu trúc, phương pháp này không cókịch ban câu hỏi cố định, cho phép đối tượng phỏng van tự do phản héi mà không bịgiới hạn bởi các câu hỏi cụ thể Nội dung phỏng vấn bao gồm những câu hỏi vềnhững thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng triển khai mô hình đào tạo trongdoanh nghiệp tại Trường Đào tạo Cán bộ FPT — Công ty Cổ phần FPT từ năm 2020đến nay; từ đó làm căn cứ phân tích, đánh giá cũng như rút ra bài học kinh nghiệmtrong việc triển khai, áp dụng mô hình Câu hỏi phỏng vấn ở Phụ lục 1 Phương pháp

này được áp dụng ở chương 2 của luận văn.

9.4 Phương pháp điều tra bảng hỏiPhương pháp này được tác giả luận văn sử dung dé phân tích, đánh giá kết quả

thực tiễn triển khai mô hình đào tạo trong doanh nghiệp thông qua trường hợpnghiên cứu Trường Đào tạo Cán bộ FPT — Công ty Cổ phần FPT Tác giả luận văn

thực hiện khảo sát trên 150 mẫu — tương đương 150 học viên tham dự các chương

trình đào tạo của Trường Đào tạo Cán bộ FPT Tác giả xây dựng bảng hỏi bao gồm

sự kết hợp của cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở có nội dung khảo sát về trải nghiệmhọc tập, về chất lượng giảng viên, khâu tổ chức lớp học, khâu kiểm tra đánh giá

Trang 21

cũng như về thương hiệu dao tạo của Trường Dao tạo Cán bộ FPT Hình thức khảosát trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian cũng như xử lý thông tin khảo sát một cách

nhanh chóng và chính xác nhất Mẫu bảng hỏi ở Phụ lục 2 Phương pháp này được

áp dụng ở chương 2 của luận văn.

9.5 Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê được tác giả luận văn sử dụng nhằm thu thập, xử lý vàkhai thác dit liệu nhằm hệ thong hóa cơ sở lý luận về mô hình đào tạo trong doanhnghiệp; cùng với đó là phân tích, đánh giá mô hình và kết quả thực tiễn triển khai

mô hình đào tạo trong doanh nghiệp thông qua nghiên cứu trường hợp Trường Đảo

tạo Cán bộ FPT — Công ty Cô phần FPT từ năm 2020 đến nay Sau khi thập dit liệu,tác giả luận văn thực hiện kiểm tra dữ liệu dé đảm bảo tính toàn vẹn và chính xác

của đữ liệu thu thập được bằng cách kiểm tra xem dit liệu có trùng lặp, so sánh dữ

liệu thu thập được với nguồn dữ liệu gốc, kiểm tra tính hợp lệ của đữ liệu Từ đó,sắp xếp và điều chỉnh đữ liệu, phân tích đữ liệu và lý giải nguyên nhân dẫn đến kết

quả phân tích Phương pháp này được áp dụng ở cả chương 1, chương 2 và chương

3 của luận văn.

9.6 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được tác giả luận văn sử dụng nhằm đối chiếu, tìm rađiểm tương đồng và khác biệt của mô hình dao tạo trong doanh nghiệp thông qua

nghiên cứu trường hợp Trường Dao tạo Cán bộ FPT so với mô hình của các doanh

nghiệp khác như Tập đoàn Samsung, Tập Đoàn Công Nghiệp - Viễn Thông Quân

Đội (Viettel), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Phương

pháp so sánh được sử dụng bao gồm cả định lượng (quy mô nhân lực, độ phủ dao tao,

số giờ đào tạo trong năm, ngân sách chi cho dao tạo ) và định tính (phương phápđào tạo, nội dung đảo tạo, hiệu quả sau đào tạo, tương tác và kết nối ) Đề thực hiệnphương pháp này, tác giả luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là Trường Đào tạoCán bộ FPT và đối tượng so sánh là mô hình đào tạo trong các doanh nghiệp khác.Tiếp theo là chọn tiêu chí so sánh bao gồm 4 tiêu chí chính tương ứng với 4 yếu tố

Trang 22

và tong hợp, tác giả phân tích, đánh giá kết quả thực tiễn triển khai mô hình tại

Trường Dao tạo Can bộ FPT; từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm trong quá trình áp dụng và vận hành mô hình Phương pháp này được áp dụng ở chương 2 và chương 3

của luận văn.

9.7 Phương pháp chuyên gia

Tác giả luận văn sử dụng phương pháp này dựa trên ý kiến và kiến thức củađội ngũ chuyên trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng vàquản lý nguồn nhân lực nói chung Dé thực hiện phương pháp này, tác giả luận văncần lựa chọn nhóm chuyên gia đáp ứng các tiêu chí: có trình độ chuyên môn và kinhnghiệm sâu rộng trong lĩnh vực của đề tài luận văn; am hiểu về xu hướng, sự pháttriển của các hình thức đào tạo trong doanh nghiệp; có ý thức độc lập suy nghĩnhưng vẫn tiếp thu ý kiến từ người khác; có năng lực phân tích và tổng hợp Tiếp

đó, tác giả luận văn tô chức lấy ý kiến của các chuyên gia thông qua một số phương

pháp như phỏng van, điều tra bảng hỏi Từ đó những thông tin thu thập sẽ được thu

thập một cách nhanh chóng, hiệu quả cũng như có tính chính xác cao Phương pháp

này được áp dụng ở chương 2 của luận văn.

10 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tải liệu tham khảo, mục lục và

phục lục, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:

- Chương 1 Cơ sở lý luận về mô hình dao tạo trong doanh nghiệp

- Chương 2 Kết quả thực tiễn triển khai mô hình đào tạo trong doanh nghiệptại Trường Dao tạo Cán bộ FPT (Công ty Cổ phan FPT)

- Chương 3 Một số bài học kinh nghiệm trong việc triển khai, áp dụng mô hình

đào tạo trong doanh nghiệp nói chung và đối với trường hợp nghiên cứu nói riêng

Trang 23

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1 Khai niệm đào tạo và mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

1.1.1 Khát niệm đào tạo và mô hình đào tạo

* Khái niệm đào tạo

Theo Tir điển tiếng Việt — NXB Thanh niên, “đào tạo” được hiéu là động từ “làmcho trở thành người có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất

định” [16, trang 131].

Theo Giáo trình Quản lý nguôn nhân lực của PGS TS Hoàng Văn Luân, TS.Nguyễn Thi Kim Chi (2022): “Đào tạo và phát triển nhân lực là quá trình cung cấpcho người lao động kiến thức, kỹ năng, phâm chất và thái độ nghề nghiệp nhằm đáp

ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc cả ở hiện tại và tương lai” [7, trang

124] Khái niệm này nhấn mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ là

một quá trình ngắn hạn, dap ứng nhu cầu công việc hiện tại của người lao động, màcòn cần khám phá và phát triển những tiềm năng chưa được phát hiện của người lao

động để giúp họ có những khả năng hoàn thành công việc ở tương lai, phát triển

nghề nghiệp tương lai của minh góp phan thực hiện mục tiêu chung của tổ chức

Theo Giáo trinh Quan trị Nhân lực Đại học Kinh té Quốc dân cua PGS.TS

Nguyễn Ngọc Quân và ThS Nguyễn Văn Điểm (2012): “Đào tạo được hiểu là cáchoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơnchức năng, nhiệm vụ của mình Đó là quá trình học tập làm cho người lao động nắm

vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động để nâng cao trình độ, kỹ năng

của người lao động thể thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn Đào tạo là

điều kiện quyết định dé các tổ chức có thé dé dàng đứng vững và thắng lợi trong

môi trường cạnh tranh” [13, trang 153] Khái niệm tập trung thé hiện vai trò của đàotạo nguồn nhân lực đối với tô chức, khi dao tao được đội ngũ nhân sự chất lượng

cao, đáp ứng các yêu cầu và kỹ năng, kiến thức trong việc, doanh nghiệp đó có thé

Trang 24

Theo Giáo trình Quan trị Nhân lực của TS Hoàng Văn Hai va Ths Vũ Thùy

Dương (2010), “Đào tạo nhân lực được hiểu là một quá trình cung cấp kiến thức,

hoàn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao độngtrong doanh nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc củangười lao động” [6, trang 82] Qua khái niệm trên có thé thấy, đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực là một trong những nội dung cốt lõi của quản lý nguồn nhân lực;hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có mục tiêu phát triển đội ngũ nhân

sự chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết dé thực hiện công việc nhưkiến thức, kỹ năng, thái độ Thông qua quá trình đào tạo, người lao động sẽ đượccập nhật những kiến thức mới và thực tế, được rèn luyện kỹ năng trở thành người cókinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, từ đó vận dụng kiến thức, kỹ năng vào quá

trình thực hiện công việc một cách linh hoạt và sáng tạo.

Trong luận văn, tác giả đưa ra khái niệm dao tạo là quá trình cung cấp chongười lao động kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và thái độ nghề nghiệp nhằm đápứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc cả ở hiện tại và tương lai, gắn liénvới mục tiêu phát triển của tổ chức Trong khái niệm này, tác giả bỗ sung về mục

tiêu tổng quan của hoạt động đào tạo đó là mục tiêu đảo tạo cần gắn liền, song hành

với mục tiêu của tổ chức, có như thé thì hoạt động đào tạo mới được thiết kế vàtriển khai đáp ứng nhu cầu thực tế của người lao động cũng như doanh nghiệp

* Khái niệm mô hình đào tạo

Theo Tir điển tiếng Việt - NXB Thanh niên, “mô hình” là sự khái quát, thê hiện

một cách trừu tượng của một hệ thống, hiện tượng hoặc quá trình [16, trang 284] Kết

hợp với khái niệm dao tạo, mô hình dao tạo được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động

đào tạo, giáo dục liên quan Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm mô hình

đào tạo là một hệ thống, tổ chức có chức năng chính là cung cấp dịch vụ học tập vàđào tạo, nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và thái độ của người học

Mô hình này có thé ton tại dưới dạng trường học, trung tâm đào tạo, viện đào tạo

hoặc tổ chức chuyên nghiệp — nơi có cơ sở vật chất và nguồn lực cần thiết để thực

hiện qua trình đào tạo.

Trang 25

Mô hình đào tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển sựnghiệp của mỗi cá nhân nói riêng, mà còn có vai trò thúc đây đây sự phát triển, tiễn

bộ, văn minh của xã hội nói chung Mục tiêu của mô hình đào tạo bao gồm việc đào

tạo người học trở thành người có khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường công

việc, cũng như phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề Ngoài ra, môhình đào tạo cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chuyên giao tri thức giữa

các thé hệ

1.1.2 Khát niệm mô hình đào tạo trong doanh nghiệp Thuật ngữ mô hình dao tạo trong doanh nghiệp (Corporate University Model)

xuất hiện từ trong chính quá trình phát triển của xã hội công nghiệp Trong báo cáo

về mối quan tâm của các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ XIX đều thê hiện sựbất cập khi hệ thống giáo dục lúc bấy giờ không thé cung cấp nguồn nhân lực đápứng nhu cầu của doanh nghiệp về cả kỹ năng lẫn thái độ, khiến cho các doanh

nghiệp nay gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô kinh doanh Từ đó, mô hình

đào tạo trong doanh nghiệp xuất hiện nhằm khắc phục tình trạng trên Tuy nhiênđến năm 1983, thuật ngữ “mô hình dao tạo trong doanh nghiệp” chính thức ra đờikhi được nhắc đến trong tác phẩm Sự xuất hiện của mô hình đào tạo trong doanh

nghiệp — The Emergence of Corporate Colleges của Elizabeth M Hawthorne và các

cộng sự Trong tác phẩm nay, mô hình đào tạo trong doanh nghiệp được định nghĩa:

“là một mô hình tổ chức được thành lập với mục tiêu đảo tạo, giáo dục có thể vì lợinhuận hoặc không vì lợi nhuận; tô chức này có chức năng đảo tạo, cung cấp cácchứng chỉ nghề do doanh nghiệp yêu cầu” [20, trang 3] Như vậy, mô hình đào tạotrong doanh nghiệp bước đầu được hiểu là một tô chức được thành lập với mục tiêuđào tạo, cung cấp các kiến thức, kĩ năng cần có trong quá trình làm việc do doanhnghiệp yêu cầu

Ngoài ra, thuật ngữ trên còn được Meister, J C định nghĩa trong tác phẩm

Corporate universities: Lessons in building a world-class work force (1998): “Mô

hinh dao tao trong doanh nghiép cung cap dich vu giáo dục, do đó mục tiêu cua tổ

Trang 26

Đối với định nghĩa này, mục tiêu giáo dục của mô hình đảo tạo trong doanh nghiệpmột lần nữa được nhấn mạnh Tuy nhiên, định nghĩa này còn có phần gây hiểunhằm khi chưa làm rõ từ “university”, khiến người đọc liên tưởng đến mô hình daotạo phổ thông, chú trọng việc nghiên cứu và sản xuất tri thức thay vì mục đích ban

đầu là chuyển giao tri thức

Gan đây hon, Mark Allen đã dé cập trong tác phẩm The corporate university

handbook Designing, managing, and growing a successful program (2007): “M6

hình dao tạo trong doanh nghiệp là một tô chức giáo dục được thiết kế như mộtcông cụ chiến lược dé hỗ trợ tổ chức mẹ của nó trong việc đạt được sứ mệnh, bằngcách tiễn hành các hoạt động trau déi kiến thức và trí tuệ của cả cá nhân và tổ chức”[18, trang 8] Trong định nghĩa này, quan điểm sự kết hợp giữa học tập của cá nhân

và tô chức được thé hiện rõ ràng; nhấn mục tiêu của tổ chức giáo dục đặt trong

chiến lược chung của tổ chức mẹ

Đối với các nghiên cứu trong nước, mô hình đảo tạo trong doanh nghiệp còn là

một thuật ngữ mới tại Việt Nam và chưa có nhiều tác phẩm, sách, báo, công trình

nghiên cứu hay chương trình đào tạo về mô hình này Một trong số ít các nghiên cứunhắc tới thuật ngữ này đó là Sách chuyên khảo Phát triển năng lực kiến tạo tương lai:Đào tạo và Học tập trong doanh nghiệp hiện đại do TS Bùi Quang Tuyến làm chủbiên Trong tác phẩm này, nhóm tác giả đã đưa ra được về định nghĩa mô hình đàotạo trong doanh nghiệp: “Là một mô hình có thé tồn tại dưới dạng một bộ phận, một

đơn vi trong bộ máy doanh nghiệp, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan tới

học tập, đào tạo để phát triển nguồn lực nhân sự cho chính doanh nghiệp đó Mô hình

đào tạo trong doanh nghiệp thường song hành với sự phát triển của doanh nghiệp bởicùng có chung nhiệm vụ chiến lược là giúp doanh nghiệp đạt được sứ mệnh, mục tiêukinh doanh” [2; trang 297] Trong định nghĩa trên, TS Bùi Quang Tuyến và các cộng

sự đã thể hiện được cơ cấu tô chức của mô hình đào tạo trong doanh nghiệp là một

đơn vị nằm trong chính bộ máy doanh nghiệp; có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp đạt

được sứ mệnh, mục tiêu kinh doanh thông qua đảo tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Trang 27

Hay theo doanh nhân Nguyễn Dinh Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty

cô phần Tập đoàn EDX): “Mô hình đào tao trong doanh nghiệp là một mô hình tổ

chức giáo dục trực thuộc một đơn vị doanh nghiệp, được xây dựng nhằm thực hiệncác hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực (kỹ năng, kiến thức, phẩm chất) của các

cá nhân, tô chức trong doanh nghiệp đó, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh

doanh của mình.”

Cùng với đó, trong bài báo Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp giai đoạn

chuyển đổi số của tác giả và các đồng tác giả cũng đã đề cập đến thuật ngữ mô hình

đào tạo trong doanh nghiệp: “Mô hình trường, viện, học viện trong doanh nghiệp ra

đời đánh dấu sự trưởng thành của đào tạo và phát triển trong lĩnh vực quản lý nguồn

nhân lực Day là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tự chủ dao tạo, phát

triển để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việc thành lập ra các mô hình đảo tạo

trong doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển của chính doanh nghiệpcũng như của nhu cầu học tập và đào tạo của người lao động” [15, trang 3] Tuynhiên, trong khuôn khổ của bài báo nghiên cứu, nhóm tác giả chưa nghiên cứu cụthể về khái niệm mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

Trong khuôn khổ của luận văn này, theo tác gia mô hình dao tạo trong doanhnghiệp là một mô hình tôn tại dưới dạng một bộ phận hoặc một đơn vị thuộc doanhnghiệp có chức năng, nhiệm vụ đào tao và phát triển nguồn nhân lực trong chínhdoanh nghiệp đó nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đạt được sứ mệnh, mục tiêu chung Trong

đó thé hiện cơ cấu của mô hình là một bộ phận, đơn vị thuộc doanh nghiệp, một tổ

chức kinh doanh hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận Do

đó, mô hình đảo tạo trong doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến học tập,

đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp; nhưng sự phát triển của nguồnlực nhân sự luôn đi song hành với sự phát triển của doanh nghiệp, cùng chung nhiệm

vụ chiến lược là giúp doanh nghiệp đạt được sứ mệnh, mục tiêu kinh doanh

Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp có thé được thé hiện dưới các dạng như:

Trung tâm Dao tạo Doanh nghiệp (Enterprise Training Center), Bộ phận Dao tạo va

Trang 28

Dao tạo Doanh nghiệp (Enterprise Training Department), Cơ sở Dao tạo và Phat

triển Nội bộ (In-House Training and Development Facility)

1.2 Đặc điểm mô hình đào tạo trong doanh nghiệp và những yếu to cau

thành mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

1.2.1 Đặc điểm mô hình đào tạo trong doanh nghiệpTrong luận văn, tác giả đề cấp đến 8 đặc điểm của mô hình đào tạo trong

doanh nghiệp.

Bảng 1.1 8 đặc điểm của mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

Ge Pham vi mô hình

Mỗi quan hệ với doanh nghiệp

Ge Đội ngũ quan tri

Dich vu dao tao

Ge Đôi tượng người học

Đội ngũ giảng viên

me Ứng dụng công nghệ vào trong đào tạo

[Nguon: Tác giả sơ đô hóa]

Thứ nhất, về phạm vi mô hình, mô hình đào tạo trong doanh nghiệp có phạm

vi hoạt động chu yếu trong nội bộ tổ chức, được tổ chức mẹ trực thuộc quan Ly

Mô hình có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ đảo tạo và phát triển nguồn nhân lực

cho đội ngũ nhân sự trong nội bộ tổ chức Tuy nhiên, đối với một số mô hình đã đạtđến cấp độ sáng tạo, ngoài vai trò dẫn dắt hoạt động đảo tạo nội bộ, mô hình còn

cung cấp dịch vụ dao tao ra bên ngoài Sự mở rộng phạm vi hoạt động của mô hình

dao tạo trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp khang định vị thế đứng đầu và vaitrò dẫn dắt trong một số lĩnh vực nhất định trên thị trường Đồng thời, điều nàycũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, góp phần vào sự

phát triển bền vững của các doanh nghiệp và xã hội

Trang 29

Thứ hai, moi quan hệ giữa mô hình đào tao trong doanh nghiệp và doanh

nghiệp là một mối quan hệ chiến lược, thể hiện ở cả hai chiều từ trên xuống va từ

dưới lên.

Trong mối quan hệ chiến lược từ trên xuống, mô hình đảo tạo trong doanhnghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyền đổi và thực thi chiến lược doanhnghiệp Từ việc xác định chiến lược tổng thé của doanh nghiệp, mô hình đảo tạo cónhiệm vụ phân tích yêu cau, sau đó phát triển và triển khai các chương trình đào tạophù hợp cho nhân viên dé thực thi chiến lược này Mối quan hệ chiến lược từ dướilên thé hiện ở việc chuyền đổi các ý tưởng đổi mới nảy sinh trong quá trình học tậpsang những định hướng chiến lược mới Điều này chỉ có thê thực hiện khi mô hìnhđào tạo trong doanh nghiệp tạo điều kiện, môi trường cho sự đổi mới và sáng tạo;khuyến khích đội ngũ nhân viên tham gia vào quá trình định hình chiến lược mớihoặc cải thiện chiến lược hiện tại của tổ chức

Thứ ba, về hệ thong quản trị, đội ngũ quản trị của mô hình đào tao trongdoanh nghiệp thường là những người đứng dau doanh nghiệp như Chủ tịch Hộidong Quản trị hoặc Tổng Giám đốc

Họ là những người định hướng rõ rang mục tiêu hoạt động của mô hình dao

tạo trong doanh nghiệp dé đảm bảo nó phù hợp và đóng góp vào mục tiêu chung

của doanh nghiệp Ngoài ra, đội ngũ quản tri của mô hình này còn là trưởng bộ

phận Nhân sự, do đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một nhánh không thểthiếu trong hoạt động quản lý nhân sự

Thứ tư, về đối tượng người học chủ yếu của mô hình đào tạo trong doanh

nghiệp là toàn bộ can bộ, nhân viên của doanh nghiệp.

Đề phục vụ việc xây dựng, thiết kế các khóa học đáp ứng chính xác nhu cầucủa người học mà đối tượng này còn được tiếp tục phân chia theo chức danh côngviệc (nhân viên, chuyên gia, quản lý, lãnh đạo), theo thâm niên, theo thế hệ (gen X,

gen Y, gen Z), theo chuyên môn sự nghiệp (nhân sự, công nghệ, kinh doanh, đảm

bảo chất lượng, truyền thông)

Trang 30

Thứ năm, đội ngũ giảng viên đến từ cả bên trong (giảng viên nội bộ) và cả bên

ngoài (giảng viên mời ngoài) doanh nghiệp.

Giảng viên nội bộ là chính lãnh đạo, quản lý và chuyên gia cao cấp trongdoanh nghiệp Giảng viên nội bộ là những người vừa có kiến thức chuyên môn sâurộng, vừa có kinh nghiệm thực chiến trong doanh nghiệp, từ đó sẽ đem đến các nộidung thiết thực và chắt lọc nhất cho học viên Đồng thời, giảng viên nội bộ còn cóthể là đội ngũ giảng viên cơ hữu thuộc mô hình đảo tạo trong doanh nghiệp, côngviệc chính của họ là thiết kế, xây dựng cũng như chia sẻ bài giảng; thay vì kiểm

nghiệm các hoạt động quản lý, lãnh đạo như trên Ngoài ra, mô hình đảo tạo trong

doanh nghiệp còn sử dụng đội ngũ giảng viên mời ngoài là những người có kiến

thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực cụ thé, có nghiệp vụ sư phạm.

Thứ sáu, mô hình đào tạo trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo vớinội dung đào tạo sát với yêu cau thực tiễn của doanh nghiệp

Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo đáp ứng yêu

cầu về kiến thức, kỹ năng của người học nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinhdoanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp Chương trình, hình thức và

phương pháp đào tạo được thiết kế và triển khai một cách linh hoạt Những chương

trình đào tạo trong mô hình đảo tạo trong doanh nghiệp được thiết kế hướng đếntừng đối tượng người học cụ thể, phân chia theo nhiều tiêu chí (chức danh côngviệc, thâm niên, thế hệ ) Nội dung đảo tạo được phân cấp và áp dụng các hìnhthức, phương pháp triển khai đào tạo linh hoạt Có thé kế đến một số phương phápnhư: học tập trực tiếp tại cơ sở đào tạo (offline learning), học tập trực tuyến (onlinelearning), học tập kết hợp (blended learning), khóa học mở trực tuyến đại chúng(MOOC — massive open online course) Nguồn học liệu và dữ liệu đào tạo đượcthiết kế riêng cho doanh nghiệp Do khác với các mô hình đào tạo truyền thôngkhác, đối tượng người học của mô hình đảo tạo trong doanh nghiệp thường lànhững cán bộ, nhân viên đã đi làm nên thời gian học tập của họ không cố định Nên

nguồn học liệu và dữ liệu đào tạo thường được chắc lọc trước khi đưa vào chươngtrình; cũng như đưa vào các bài học kinh nghiệm, ví dụ minh hoạt thực tế trong

Trang 31

chính doanh nghiệp mình đang làm Đồng thời, nguồn học liệu và dữ liệu đào tạo

còn được số hóa đáp ứng nhu cầu học tập mọi lúc, mọi nơi của người học

Thứ bảy, với lợi thế trực thuộc doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính nên mô hìnhđào tạo trong doanh nghiệp có thể ứng dụng nhiễu công nghệ vào trong đào tạo

Các công cụ có thể ứng dụng như: hệ thống e-learning: công nghệ thực tế ảonhập vai (Immersive Technology) giúp cá thé hóa việc học tập va gia tăng giá trịhọc tập sao cho linh hoạt nhất Dựa trên dữ liệu trên các nền tảng, công cụ này,người học có thé tham gia vào việc thiết kế chương trình đào tạo cho chính mìnhsao cho phù hợp nhất

Thứ tám, về chế độ đánh giá và báo cáo, mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

do lường kết quả đào tạo thông qua kha năng áp dụng kiến thức và kỹ năng củangười học vào thực té cong viéc

Khi đánh giá hiệu quả dao tạo, mô hình dao tao cần đặt ra các câu hỏi quan

trọng như: Những kiến thức và kỹ năng mới được áp dụng trong công việc thế nào?

Mức độ cải thiện trong hiệu suất công việc sau đào tạo như thế nào? Và nhìn tổng

thé, liệu hoạt động đào tạo trên có đóng góp gì cho sự phát triển và đổi mới của

doanh nghiệp?

1.2.2 Những yếu tố cấu thành mô hình đào tao trong doanh nghiệpTheo Báo cáo năm 2013 của BCG Group với nhan đề Mô hình đào tạo trong

doanh nghiệp — Động cơ cho nguồn nhân lực [31, trang 6] đã dé cập đến sáu yêu tố

cầu thành nên một mô hình đào tạo trong doanh nghiệp, bao gồm: tham vọng và mục tiêu; phạm vi hoạt động; đối tượng mục tiêu và nội dung; mô hình phân phối; quản trị

và cơ cấu; xây dựng thương hiệu và hợp tác Cụ thé được thé hiện qua bảng sau:

Bang 1.2 Yếu tố cấu thành mô hình dao tạo trong doanh nghiệp theo BCG Group

Trang 32

Tham vọng và mục tiêu

2) Phạm vi hoạt động

3), ca áp l5 `) Đối tượng Nội dung &) Ties TD (5) Quan tri Cấu trúc Thương hiệu

đào tạo

Ban Chiến lược/ Chia sẻ Tổ chức Tập trun: Thương hiệu

Điều hành Giá trịcốtồi kinh nghiệm độc lập ap rung nội bộ

Lãnh đạo Năng lực Lãnh đạo

cấp cao lãnh đạo làm gương Trung tâm

-Pan Tap trung va fo np

Năng lực Người quản „ PhẾCHãng an tan, phan Dot tác

Người quản lý on ` (trong bộ phận hu chién luge

cá nhân làm gương = R quyền tại các A

quan trị nguôn chính

ˆ khu vực

of : ` nhân lực)

Nhân viên Kiên thức Đào tạo

chuyên môn trực tuyến

mm Các ky năng Đào tạo qua Mạng lưới Phân tán/ ˆ `

bm20120/6n cơ bản môi trường ảo nội bộ Phân quyền Ý

[31, trang 6]

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả lựa chọn 4 yếu tố cầu thành mô hình đào tạotrong doanh nghiệp bao gồm: Chiến lược, Người học, Vận hành, Ứng dụng Công nghệ

Bảng 1.3 Yếu tổ cấu thành mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

Người học

Thứ nhất, yếu tô chiến lược

Vận hành

công nghệ

[Nguồn: Tac giả sơ đô hóa]

Chiên lược là yêu tô then chôt, chi phôi các yêu tô câu thành còn lại của mô

hình đào tạo trong doanh nghiệp Trước đây, mô hình đào tạo truyền thống thường

tập trung vảo việc thiết kế và cung cấp dịch vụ đảo tạo Tuy nhiên, mô hình đào tạo

trong doanh nghiệp còn mở rộng vai trò trong việc hỗ trợ xây dựng chiến lược và

phát triển văn hóa doanh nghiệp Cụ thể là xác định rõ ràng triết lý, hệ thống quan

điểm và mục tiêu đào tạo trong từng giai đoạn của doanh nghiệp, luôn liên quanchặt chẽ đến mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Điều này đảm bảo rằng kết quảđào tạo luôn phục vụ mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và tránh những sự

không đồng nhất không mong muốn

Trang 33

Thứ hai, yếu tổ về người hoc

Dé làm rõ yếu tố người học, mô hình đào tạo trong doanh nghiệp cần xác định

đối tượng mục tiêu va nội dung dao tao dựa trên phạm vi dao tạo của mô Về cơ

bản, đối tượng sẽ phủ cả năm cấp: ban điều hành; lãnh đạo cấp cao; quản lý; nhân

viên; cộng tác viên.

- Ban điều hành: Nội dung đào tạo tập trung xây dựng tầm nhìn và chiến lược

cho tổ chức Những khóa học cho ban điều hành có thê bao gồm việc phát triển chiến

lược kinh doanh, quản lý thay đôi tổ chức, và xác định giá trị cốt lõi của tổ chức

- Lãnh đạo cấp cao: Tập trung đào tạo phát triển năng lực lãnh đạo Nội dungdao tạo có thé bao gồm quan lý đội ngũ lãnh đạo, phát triển kỹ năng lãnh đạo chiếnlược và khả năng đưa ra quyết định chiến lược

- Quan lý: Tập trung phát triển năng lực cá nhân, năng lực quản lý Nội dung dao

tạo có thể liên quan đến kỹ năng quản lý nhóm, giao tiếp hiệu quả và quản lý dự án

- Nhân viên: Nội dung đảo tạo là kiến thức chuyên môn Nội dung đào tạo cóthể liên quan đến công việc cụ thể của họ, như cập nhật kiến thức kỹ thuật mới,nâng cao hiểu biết về sản phẩm hoặc dịch vụ và phát triển kỹ năng cần thiết cho vai

trò công việc của họ.

- Cộng tác viên: Đối tượng này thường là những người làm việc từ xa hoặckhông thuộc đội ngũ nhân sự cơ hữu của tổ chức Nội dung đào tạo là các kỹ năng

cơ bản như quản lý thời gian, giao tiếp và làm việc trong môi trường ảo

đó là đội ngũ nhân sự làm đào tạo có chuyên môn, kinh nghiệm trong việc thiết kế

và xây dựng chương trình đào tạo;

- Vật lực bao gồm hệ thống cơ sở vật chất, hạ tang kỹ thuật hiện đại, đáp ứng

Trang 34

- Quy trình, chính sách dao tạo được chuẩn hóa, ban hành nội bộ và ban hành

đến thành viên trong doanh nghiệp;

- Hình thức, phương pháp đào tạo hiện đại như học trực tuyến (onlinelearning), học qua trò chơi (gamification), học bằng video (video-based learning),

học từ kinh nghiệm (experiential learning)

Trong đó, việc lựa chọn phương thức vận hành thích hợp là quyết định chiến

lược, có tác động lớn đến việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho từng đối tượng

cụ thể Dưới đây là những phương pháp vận hành, triển khai đào tạo tương ứng vớinăm đối tượng chính trong mô hình đào tạo trong doanh nghiệp:

- Ban điều hành: Đội ngũ ban điều hành của doanh nghiệp thường đối mặt vớimột thực tế đó là họ không có nhiều thời gian và luôn phải tận dụng tối đa thời gian củamình cho nhiều công việc khác nhau Do đó, phương pháp đào tạo hữu hiệu nhất đốivới ban điều hành là chia sẻ kinh nghiệm Phương pháp này có thê lồng ghép trong cácbuổi họp, các buổi trò chuyện giữa đội ngũ ban điều hành với nhau, từ đó họ có thê họchỏi những bài học thực chiến và cốt lõi nhất dé áp dụng trong doanh nghiệp

- Lãnh đạo cấp cao: Đối với lãnh đạo cấp cao, phương pháp dao tạo được lựa

chọn là lãnh đạo làm gương Bởi vì đây cũng là một trong những tiêu chí khi lựa

chọn lãnh đạo Các lãnh đạo cấp cao phải thể hiện sự mẫu mực trong việc thực thichiến lược và giám sát hoạt động tô chức

- Quản lý: Tương tự với phương pháp đào tạo của lãnh đạo cấp cao, khi triểnkhai chương trình đào tạo với đối tượng là nhà quản lý sẽ lựa chọn phương phápquản lý làm gương, truyền nghề và đào tạo thông qua khóa học quản lý

- Nhân viên: Đối với nhân viên, đào tạo trực tuyến thường là phương pháp đượclựa chọn do phương pháp này không chỉ nhanh chóng cung cấp kiến thức và kỹ năng

mà nhân viên cần, đồng thời cung cấp tính linh hoạt trong việc học tập theo thời gian

của họ.

- Cộng tác viên: Các cộng tác viên thường được đào tạo thông qua môi trường

ảo Phương pháp này cung cấp môi trường tương tác trực tiếp và trải nghiệm thực tế

mà không cân họ phải có mặt tại vi trí công việc cụ thê Điêu này đặc biệt quan

Trang 35

trọng đối với những người làm việc từ xa hoặc cộng tác viên không thuộc đội ngũ

nhân viên cơ hữu của doanh nghiệp.

Thứ tư, yễu tô ứng dụng công nghệCông nghệ ngày nay mở ra những thay đổi đột phá về cách thức tiếp cận trithức Đối với một mô hình dao tạo trong doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ không

chỉ dừng lại ở việc truyền thụ và tiếp nhận tri thức, mà còn mở rộng sang hoạt động

giải trí, sáng tạo trên môi trường này Do vậy, việc đầu tư vào công nghệ dao tạo làrất cần thiết Trong đó bao gồm phần mềm, ứng dụng dành cho người học với cáctính năng như xây dựng nền tảng quản lý học tập trực tuyến, phân tích tự động nhucầu người học và gợi ý nội dung theo từng đối tượng người học; xây dựng nền tảngtrải nghiệm học tập số hóa thu hút và tạo sự hứng thú cho người học; ứng dụngcông nghệ nhằm cá nhân hóa trải nghiệm học tập, đảm bảo các tiêu chí nhanh, chínhxác khi người học có nhu cầu học tập Bên cạnh đó là phần mềm quản lý dao tao

dành cho cán bộ phụ trách công tác đào tạo với các công nghệ như ứng dụng trí tuệ

nhân tạo nhăm thay thế một số công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại khiến tiêu tốnnguồn nhân lực như điêm danh, quan lý trang thái học tập Cùng với đó là ứng dụngtrí tuệ nhân tạo trong việc thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo và triển khai đào

tạo một cách chủ động, thu hút đối tượng người học.

Yếu tố ứng dụng công nghệ trong đào tạo cần đảm bảo tính cạnh tranh, tínhcập nhật nhưng cũng cần di cùng với tính lâu dài và 6n định sao cho vòng đời côngnghệ ứng dụng trong đào tạo có thời gian để triển khai và đánh giá hiệu quả, nhưngcũng không quá lâu dẫn đến sự lạc hậu về công nghệ

1.3 Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của mô hình đào tạo

trong doanh nghiệp

1.3.1 Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành của mô hình dao tạo trong doanh nghiệp có thé được chia

ra làm 3 giai đoạn:

Trang 36

Biểu đô 1.1 Lịch sử hình thành của mô hình đào tao trong doanh nghiệp

1950 - 1980

1914 - 1950 7 ’ 2000 - nay

“ Mô hình đào tạo ‹< :

Sự xuât hiện của mô hình = Mô hình đào tạo

’ trong doanh nghiép =

đào tạo trong : : ) trong doanh nghiép

được công nhận tư cach doanh nghiệp

—< pháp nhân và nhân rộng

[Nguồn: Tac giả sơ đô hóa]

* Giai đoạn 1 (1914 — 1950): Sự xuất hiện cúa mô hình đào tạo trong

doanh nghiệp

Cũng như nhiều mô hình khác, mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

(Corporate University) xuất hiện từ trong chính quá trình phát triển của xã hội công

nghiệp Trong báo cáo về mối quan tâm của các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào giữa thế

kỷ XIX đều thé hiện sự bất cập khi hệ thống giáo dục lúc bấy giờ không thể cungcấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về cả kỹ năng lẫn thái độ,khiến cho các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô kinh

doanh Từ đó, vào khoảng giữa thế kỷ XIX, mô hình đảo tạo trong doanh nghiệp

xuất hiện nhằm khắc phục tình trạng trên Tuy nhiên, sự phát triển của mô hình này

bị hạn chế bởi những cải cách trong nên giáo dục truyền thống lúc bây giờ khi nhànước ưu tiên cho sự phát triển của các cơ sở truyền thống hơn, thay vì mô hình đàotạo trong doanh nghiệp Đây cũng là thời điểm mà các khoa, trường giảng dạy vềlĩnh vực kinh doanh, thương mại xuất hiện

* Giai đoạn 2 (1950 — 1980): Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp được

công nhận tư cách pháp nhân và nhân rộng

Đến giữa thế kỷ XX, các nhà quản lý của các tập đoàn lớn như Disney,McDonald’s hay Motorola một lần nữa nhận thức được khoảng trống về kiến thức

và kỹ năng, cũng như tố chất của những nhân viên được tuyên từ cơ sở giáo dụctruyền thống Từ đó, họ đã thiết lập các điều khoản mới trong tô chức tập trung hơn

Trang 37

vào hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đến cuối những năm 1980, mô

hình đào tạo trong doanh nghiệp mới chính thức có tư cách pháp nhân va di vào

hoạt động Một số doanh nghiệp lớn đã thành lập mô hình đảo tạo trong doanhnghiệp vào thời gian này bao gồm:

- Học viện lãnh đạo Crotonville (The Crotonville leadership institute): General

Electric (GE) được cho là công ty đầu tiên áp dụng mô hình dao tạo trong doanh

nghiệp khi thành lập Học viện lãnh đạo Crotonville vào năm 1956 Học viện được

thành lập với mục tiêu trở thành trung tâm của sự đôi mới, ý tưởng và học tập; kếtnối cá nhân và tổ chức thông qua văn hóa GE; thúc day các cá nhân khám phá, trảlời câu hỏi “bạn là ai”, “làm thế nào để tự làm chủ cuộc đời mình”

- Đại hoc Hamburger (Hamburger University): Dai học Hamburger do tập

doan McDonald’s thanh lap vao nam 1961 M6 hinh dao tao trong doanh nghiép

nay tập trung đào tao các kỹ năng liên quan đến quản tri kinh doanh, nghệ thuật

lãnh đạo và đặc biệt chú trọng đến đào tạo chất lượng nhân viên hiểu được những

yêu cầu cần thiết khi làm việc trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống.

- Học viện Disney (Disney Institute): La tổ chức dao tao va phat trién chuyén

nghiệp cua tập đoàn Walt Disney, Học viện Disney được thành lập vào năm 1973

với mục tiêu giúp nhân viên tìm hiểu và áp dụng các nguyên tắc kinh doanh nổitiếng của Disney Trong đó, học viện thiết kế các khóa học hướng tới xây dựng trảinghiệm khách hạng xuất sắc; tăng sự gắn bó, gắn kết giữa nhân viên và tô chức;phát triển khả năng lãnh đạo

- Đại học Motorola (Motorola University): Từ cuối thập kỷ 1980, Motorola đãsáng lập Đại học Motorola nhằm cung cấp các khóa đào tạo về công nghệ và sảnphẩm của doanh nghiệp, cũng như đảo tạo và lựa chọn đội ngũ quản lý, lãnh đạotiềm năng Đây là một trong mô hình đào tạo trong doanh nghiệp đầu tiên thuộc vực

công nghệ và điện tử.

* Giai đoạn 3 (2000 — nay): Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp phát triển

toàn cau

Trang 38

Đến thời điểm hiện tại, mô hình đào tạo trong doanh nghiệp đã phát triển trên

quy mô toàn cầu Được thành lập từ năm 1961, đến nay, Đại học Hamburger có hơn

5,000 sinh viên ghi danh theo học mỗi năm, có hơn 90,000 quản lý nha hang, chủ

cửa hàng tốt nghiệp từ ngôi trường này Bên cạnh đó, còn có thể ké đến sự ra đời

của Trường Dai hoc Apple (Apple University) do Steve Jobs sáng lập vào năm

2008 Bên cạnh việc giảng dạy những bài học, kiến thức như trong trường đại học

chính quy, Trường Đại học Apple còn tập trung vào công nghệ và văn hóa doanh

nghiệp của Apple.

Có thé thấy, mô hình đào tạo trong doanh nghiệp ngày càng được ứng dụngphô biến bởi tính tiện lợi và tập trung về nội dung đào tạo theo nhu cầu của doanhnghiệp Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp là công cụ thực thi cả chiến lược quản

lý nhân tài và chiến lược học tập của doanh nghiệp, giúp tìm ra giải pháp cho các

van đề về vốn nhân lực của doanh nghiệp bang cách xác định nhu cầu đào tạo, bám

sát các xu hướng học tập, từ đó đáp ứng nhu cầu đào tạo, khám phá năng lực trong

tương lai.

1.3.2 Các giai đoạn phát triển

Trong luận văn này, tác giả gợi mở bốn giai đoạn phát triển, trưởng thành của

mô hình đảo tao trong doanh nghiệp gồm: hình thành, tích lũy, làm chủ và sáng tạo;song song với bốn cấp độ này là bốn yếu tô cấu thành mô hình đào tạo trong doanhnghiệp, bao gồm: chiến lược, người hoc, vận hành và ứng dụng công nghệ — đâycũng là bốn tiêu chí chính dé nhận diện cấp độ phát triển của mô hình đào tạo trong

doanh nghiệp.

Biểu đ 1.2 Các giai đoạn phát triển của mô hình đào tạo trong doanh nghiệp

Giai đoạn 1: Giai đoạn 2: Giai đoạn 3: Giai đoạn 4:

[Nguôn: Tác giả sơ đồ hóa]

Trang 39

* Giai đoạn I — Giai đoạn hình thành

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã nhận thức rằng việc học tập, đào tạo là cầnthiết khi nhận thức được sự không đồng nhất về chất lượng nhân lực khi thực hiệnmột nội dung công việc cụ thể Vào thời điểm này, mô hình đang được thiết lập vàvẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu, chưa hoàn chỉnh Các khóa học thường đượcthiết kế ngắn với nội dung đơn giản với mục đích nhằm bù dap, bổ sung kịp thờinhững kiến thức, kỹ năng mà người lao động còn thiếu và đáp ứng nhanh chóng nhucầu công việc Nội dung đào tạo được tham khảo từ các tô chức bên ngoài, cũng

như giảng viên giảng dạy được mời ngoài.

- Yếu tố chiến lược: Đặc điểm của yếu tố chiến lược trong giai đoạn hình

thành đó là mặc dù lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức việc đào tạo là quan trọng

nhưng chưa đầu tư mạnh cho hoạt động này; đồng thời, lãnh đạo doanh nghiệp chưatuyên bố được tầm nhìn, chiến lược về hoạt động dao tạo; cũng như chưa định

hướng, xây dựng được chương trình đào tạo cụ thể

- Yếu tô người học: Đôi tượng người học là những người làm nghiệp vụ trựctiếp, tiếp xúc với khách hàng, số ít là cán bộ quản lý cấp cơ sở; người học còn thiếu

hầu hết năng lực cơ bản, tiếp cận dao tạo căn bản theo hình thức cam tay chỉ việc

- Yếu tố vận hành: Cơ sở hạ tầng phục vụ đảo tạo còn hạn chế Các hoạt độngđào tạo được triển khai dựa trên kinh nghiệm, thiếu quy trình, hướng dẫn thực hiện.Năng lực của nhân sự làm đảo tạo còn yếu, thiếu hiểu biết về nhu cầu đảo tạo Hoạtđộng dao tạo cơ bản diễn ra theo hình thức trực tiếp (offline)

- Yếu tô ứng dụng công nghệ: Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp ít quan tâmtới ứng dụng công nghệ dé hỗ trợ giảng dạy, học tập và quản lý theo đào tạo Việcứng dụng công nghệ đơn thuần là làm cho bài giảng sinh động hơn để thu hút sựchú ý của người học Đồng thời, mô hình đảo tạo còn thiếu công cụ, hệ thống hỗ trợ

học tập trực tuyến dé người học chủ động nâng cao năng lực

* Giai đoạn 2 — Giai đoạn tích lũy

Trong giai đoạn này, sau một thời gian hoạt động và tích lũy kinh nghiệm thực

Trang 40

nhóm đối tượng nhân sự nhất định, chủ động hơn khi đưa ra quyết định đào tạo có

tầm ảnh hưởng đến định hướng học tập của cán bộ, nhân viên trong một số lĩnh vực

nhất định Trong các hoạt động đào tạo hàng ngày, mô hình đào tạo trong doanhnghiệp chú trọng nhiều hơn đến xây dựng mối quan hệ tương tác với người học

- Yếu tô chiến lược: Trong giai đoạn nay, lãnh đạo doanh nghiệp bắt đầu đưa

ra tầm nhìn và hoạch định hoạt động đảo tạo; định hướng, chỉ đạo xây dựng đượcchương trình đảo tạo cốt lõi dành cho nhiều đối tượng nhân sự Đặc biệt, lãnh đạoquan tâm đầu tư cho hoạt động đảo tạo nhiều hơn, do đó người học được tiếp cậnnhiều nguồn kiến thức khác nhau

- Yếu t6 người học: Đối tượng người học được mở rộng ra nhiều vị trí chức

danh khác nhau; họ được mô hình đào tạo quan tâm và hiểu rõ hơn về nhu cầu học

tập; bên cạnh đó, người học được tham gia tiếp cận nhiều nội dung với hình thức

mới từ môi trường hoc tập SỐ

- Yến to vận hành: Cơ sở hạ tang của mô hình đào tạo trong doanh nghiệp cơban đáp ứng nhu cầu đào tạo trong ngắn hạn Các hoạt động đào tạo được triển khai

cơ bản dựa trên quy trình hướng dẫn thực hiện Năng lực của nhân sự làm đảo tạođược nâng cao, đặc biệt là hiểu biết phong cách học của người đi làm dé thiết kế

chương trình, nội dung học tập phù hợp với từng đối tượng Cùng với đó, mô hìnhđào tạo kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến được quan tâm nhiều hơn

- Yếu tô ứng dụng công nghệ: Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp quan tâmnhiều hơn việc ứng dụng công nghệ dé hỗ trợ giảng dạy, học tập và quan lý đào tạo

Hệ thống E-learning được đưa vào ứng dụng như một công cụ làm thay đổi cách

thức đào tạo của doanh nghiệp, hỗ trợ người học chủ động hơn trong việc nâng cao

năng lực.

* Giai đoạn 3 — Giai đoạn làm chủ

Ở giai đoạn này, mô hình đào tạo trong doanh nghiệp đã phát triển và chủđộng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo nội bộ doanh nghiệp Các hoạt động đào tạođược quy trình hóa, đảm bảo tính thống nhất và xuyên suốt Mô hình đào tạo đạt

Ngày đăng: 08/10/2024, 00:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN