Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, trong quá trình thực hiện chính sách đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần khắc phục, bao gồm những vướng mắc trong công tác rà soát và
Trang 1NGUYEN DIEM HÀNG
NHAN DIEN NHUNG VUONG MAC TRONG CHINH SACH VA THUC THI CHINH SACH
CHI TRA DICH VU MOI TRUONG RUNG
(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Son La)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học Quản lý
Mã số: 8340401.01
Hà Nội - 2023
Trang 2NGUYEN DIEM HANG
NHAN DIEN NHUNG VUONG MAC
TRONG CHINH SACH VA THUC THI CHINH SACH
CHI TRA DICH VU MOI TRUONG RUNG
(Nghiên cứu trường hợp tinh Son La)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Khoa học Quản lý
Mã số: 8340401.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Hoàng Văn Luân
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập cua
riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ côngtrình nao khác Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ rang,được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này
Hà Nôi, ngày tháng năm 2023
TÁC GIÁ
Nguyễn Diễm Hằng
Trang 4LỜI CẢM ƠNĐầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong
Khoa Khoa học quản lý - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức làm nền tảng cho quá
trình em nghiên cứu Luận văn của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Hoàng Văn Luân ngườitrực tiếp hướng dẫn đề tài đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em tìm ra hướngnghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, phân tích số liệu và đã tạo điều
kiện tốt nhất để em hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình.
Trong quá trình làm bài Luận văn, do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tiễn của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, emrất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô để bài viết của em
được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời kính chúc quý thay, cô có sức khỏe đồi dao và
thành công trong sự nghiép.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
Chương 1 CHÍNH SÁCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC THỰC
THI CHÍNH SÁCH CHI TRA DỊCH VU MOI TRƯỜNG RỪNG
1.1 Cơ sé lý luận về chính sách công và công tác quản lý việc thực thi
chính sách CÔNg << +99 599 999 99994.9994/9899989948999889988948894699688956
1.1.1 Khái niệm chính sách công - 5 ¿+55 ++++**++sk+ee+eeeseeexes
1.1.2 Công tác quan lý việc thực thi chính sách công
1.2 Chỉ trả dịch vụ môi trường rừng và chính sách chỉ trả dịch vụ
môi fFưÒINØ TÙTNỢ 5 << 5 9 9.9.9.9 0909.9009091 09091 8.0
1.2.1 Chi trả dich vụ môi trường rừỪng - «+ ss++x+sexseess
1.2.2 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 1.3 Công tác quản lý việc thực thi chính sách chỉ trả dich vụ môi
{TƯỜNG FỪNE (<5 5 << HH 0 0004000000 40000004000080400609 60080
1.3.1 Nội dung và vai trò của công tác quản lý việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường ring - ‹- «+ ssx+xsseeseesserss
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý việc thực thi chính
sách chi trả dịch vụ môi trường ring ‹ - «+ +ssss+sseeseeesserss
Tiểu kết Chương s-° 5° 5s ss£ se s sEssEssEseEsessessessesersersee
Chương 2 NHỮNG VUONG MAC TRONG CÔNG TAC QUAN LÝ
VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH CHI TRA DỊCH VU MOI
TRƯỜNG RUNG TẠI TINH SƠN LA -2 s-scscsscssessesse
2.1 Tổng quan về chính sách và kết quả thực thi chính sách chỉ trả
dịch vụ môi trường rừng tai tỉnh Sơn li s- < s55 5 55s ssses se
2.1.1 Tổng quan về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
tinh Sơn lUa - - 2G 2 3 3333553535355
Trang 62.1.2 Kết quả thực thi chính sách chỉ trả địch vụ môi trường rừng tại
tinh 0:8 PA" Á.ÁÁcÁ 2.2 Công tác quản lý việc thực thi chính sách chỉ trả dịch vụ môi
trường rừng tại tỉnh Sơn La o œ- 5 5< 5 5< s5 5S 9 9989555996 08955
2.2.1 Công tác lên kế hoạch thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng tại tinh Son La - - ¿5c 3+ 3+3 **EESeEEseeereerrrersrersrere
2.2.2 Công tác tô chức thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường
0) 580850010108; 0 1 ố 2.2.3 Công tác lãnh đạo thực thi chính sách chi trả dich vụ môi trường
rig tai tinh 01:08; 1
2.2.4 Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng tại tinh Sơn LLa - 5+ ++<+£+++++eex+eeesersss
2.3 Những vướng mắc và nguyên nhân của vướng mắc trong công
tác quản lý việc thực thi chính sách chỉ trả dịch vụ môi trường rừng
tại tỉnh Som lL/a - 5 << 5 5< 4 0.000 00000400008 600609 6088
2.3.1 Biéu hiện của vướng mắc trong công tác quản lý việc thực thi
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tinh Sơn La
2.3.2 Nguyên nhân của vướng mắc trong công tác quản lý việc thực
thi chính sách chi trả dich vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La
Tiểu kết Chương 2 s- 5° s° se ©ss©SsSs£SsEseEseEssEssEssExsexserserssrsssse Chương 3 GIẢI PHÁP THÁO GỠ VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ VIỆC THỰC THỊ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH
VỤ MOI TRUONG RUNG TẠI TINH SƠN LA
-. -5°-3.1 Quan điểm và định hướng phat triển chính sách chỉ trả dich vu
môi trUONY FÙỪT d ó5 G 5 9 9 9 999 99.99.8960 0900 0000609869089 9ø
3.1.1 Quan điểm và định hướng của Nhà nước - 2 c5 s2 5+: 3.1.2 Quan điểm và định hướng của tỉnh Sơn La -5¿5-
Trang 73.2 Các nhóm giải pháp tháo gỡ vướng mắc -e- 5 ssssese 74
3.2.1 Nhóm giải pháp sửa đồi b6 sung chính sách 74
3.2.2 Nhóm giải pháp thực thi chính sách - «++s<<+x<s+2 79 3.2.3 Nhóm giải pháp cho công tác quản lý việc thực thi chính sách 82
3.2.4 Giải pháp phát triển dich vụ môi trường rừng tiềm năng 83
3.3 Khuyến nghị về phạm vi trách nhiệm của các bên liên quan 85
3.3.1 Khuyến nghị về trách nhiệm đối với các cơ quan cấp trung ương 85
3.3.2 Khuyến nghị về trách nhiệm đối với các cơ quan tại tinh Sơn La 86 Tiểu kết Chương 3 s- << s2 s£©s£ s£ssES£Es£EseEsessessesevsersersee 88 KET LUAN 0077 89
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5- 5 s52 se se <sess 91
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
: CIFOR Center for International Forestry Research
Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tê
2 DVMTR Dịch vụ môi trường rừng
Luật Lâm nghiệp | Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ban hành
° 2017 ngay 16/11/2017
Nghi dinh s6 156/2018/ND-CP ngay 16/11/2018
4 | Nghị định số 156 | của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Lâm nghiệp
Nghị định số 99/2010/ND-CP ngày 24/09/2010
5 | Nghị định số 99 | của Chính phủ về chính sách chi trả dich vụ môi
trường rừng
6 UBND Uỷ ban nhân dân
7 VED Vietnam Forests and Deltas Program
Dự án Rừng va dong bằng Việt Nam
Trang 9DANH MỤC CÁC BANG, BIEU VA SƠ DO
Chi trả DVMTR trên thế giới - ¿©2222 s£s+zx+zxezsezCác DVMTR và đối tượng sử dụng - 2 2©scscssce2Tổng thu tiền DVMTR qua hệ thống Quỹ giai đoạn 2011-
Tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Sơn La
(giai đoạn 2009-22 Ï) - -ó- <1 vn ng ngư
Mức chi trả DVMTR tại 30 tỉnh
(2015-2019) Thu tiền DVMTR qua hệ thống Quỹ giai đoạn 201 1-2021
Su thay đổi trong số lượng các đơn vị tham gia chính sách
Cơ cấu số tiền thu DVMTR 5 tỉnh so với cả nước (tỷ đồng)
(giai đoạn 2009-2022 Ï) - - ¿5c +13 E*EEseesrererersrerrreeres
Cơ cấu nguồn thu DVMTR tại tinh Sơn La (ty đồng) (giai
đoạn 2009-2021) ĂG 1111311103111 1180211111 8211 111182211 xke
Sơ đồ tô chức Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
Sơ đồ bộ máy tô chức Quỹ Bảo vệ va phát triển rừng tỉnh
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài Chính sách chi trả DVMTR lần đầu được quy định tại Nghị định
99/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2010 Hiện
nay, chính sách được quy định tại Mục 4, Chương VI, Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIV thông qua tại kỳ họp thứ 4, ngày 15 tháng 11 năm 2017 Ngày 16 tháng
11 năm 2018, Chính phủ Việt Nam ban hành hướng dẫn thi hành chính sách
này tại Chương V, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP
Như vậy, chính sách chi trả DVMTR đã đưa vào thực hiện được hon 10
năm, đặc biệt có sự thay đôi từ khi Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156 ra đời.
Số lượng đối tượng tham gia chính sách và nguồn thu của chính sách ngày càng tăng mà Sơn La là một điển hình Trong quá trình thực hiện, tỉnh Sơn La luôn
là địa phương tiên phong, không chỉ về nguồn thu mà còn về đối tượng tham
gia chính sách Hiệu quả rõ rệt trong thực thi chính sách chi trả DVMTR tại
Sơn La được đánh giá là tạo nguồn thu lớn hỗ trợ ngành lâm nghiệp của tỉnh
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, trong quá trình thực hiện
chính sách đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần khắc phục, bao gồm những
vướng mắc trong công tác rà soát và xác định đối tượng phải chi trả tiền DVMTR,
tổ chức kí kết hợp đồng với những cơ sở kinh doanh du lịch trên địa ban, chi trả
nguồn tiền DVMTR cho đối tượng thụ hưởng của chính sách, sử dụng nguồn tiềnkinh phí quản lý tại quỹ tỉnh, xây dựng bộ máy tổ chức quỹ và kiểm soát chấtlượng rừng trong nghiệm thu chi Bởi vậy, cần có một nghiên cứu đánh giá nhữngvướng mắc của chính sách và thực thi chính sách làm căn cứ đề đề xuất nhữnggiải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách
Đề nhận diện những vướng mắc nêu trên và đề xuất một số giải pháp
tháo gỡ vướng mắc phục vụ cho việc sửa đôi, bô sung chính sách cũng như thực
Trang 11thi chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam trong thời gian tới, tác giả thực hiện
đề tài “Nhận diện những vướng mắc trong chính sách và thực thi chính sách
chi tra dịch vụ môi trường rừng (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Sơn La)” là luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Khoa học quản lý, Khoa Khoa học quản lý,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Rừng và tiếp cận bảo vệ môi trường rừng là một vấn đề thời sự và đượcnhiều học giả, chuyên gia trong giới hoạch định chính sách quan tâm Vì vậy,
đây là chủ đề thu hút được nhiều công trình nghiên cứu và báo cáo Sau đây là
một số công trình, báo cáo dién hình được công bố trong nước và quốc tế
- Công trình “Payments for Environmental services: Some nuts and
bolds” của Sven Wunder tai CIFOR Indonesia đề cap đến chính sách chi trảDVMTR như một phan của một mô hình bảo tồn mới mang tính trực tiếp hơn
về cầu nối các lợi ích của các bên liên quan Trên cơ sở xem xét tài liệu và quan
sát thực địa của các nghiên cứu tại châu Mỹ Latinh và châu Á, công trình đề
cập đến những lợi ích của DVMTR so với các phương pháp bảo tồn truyền
thống Bên cạnh việc đưa ra định nghĩa về DVMTR, công trình cung cấp các
gợi ý thực tế về cách thiết kế chi trả tiền DVMTR.
- Báo cáo “Background study prepared for the thirteenth session of the United Nations Forum on Forests” cua Michael Jenkins va Brian Schaap tai
Diễn dan Rừng do Liên Hop Quốc tô chức thang 4 năm 2018 dé cập đến các
dịch vụ và giá trị quan trọng và đa dạng mà hệ sinh thái rừng cung cấp cho xã
hội loài người, hỗ trợ duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học Hệ sinh thái rừng
lành mạnh tạo ra và bảo tồn đất cũng như ồn định dòng chảy, ngăn chặn suy
thoái đất và sa mạc hóa, đồng thời giảm rủi ro thiên tai như hạn hán, lũ lụt và
sạt lở đất Tuy nhiên, tình trạng mất rừng tác động tiêu cực đến sinh kế của
hàng triệu người trên thế giới và đặt ra những thách thức lớn đối với sự phát
Trang 12triển bền vững Báo cáo đề cập đến những cam kết và thỏa thuận được đưa ra
trong những năm gan đây như Tuyên bố New York về Rừng (NYDF), Thỏathuận Paris, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và các Mụctiêu phát trién bền vững (SDGs), Kế hoạch chiến lược của Liên hợp quốc vềrừng 2017-2030 (UNSPF) và các Mục tiêu rừng toàn cầu (GFGs), v.v Báocáo khuyến nghị các quốc gia phải thiết lập các quy định và khuyến khíchthừa nhận và giải thích đúng đắn các giá trị mà hệ sinh thái rừng mang lại cho
xã hội, đồng thời cung cấp đủ tài chính để bảo vệ các dịch vụ này trong dàihạn nhằm phát triển bền vững Các chính phủ đang bắt đầu xem xét lồng ghép
các dich vụ hệ sinh thái rừng vào các chính sách, trong đó có chính sách chi
trả DVMTR.
- Về đánh giá chính sách DVMTR tại Việt Nam đã có báo cáo chuyên
dé "Đề xuất sửa đồi, hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định, hướng dannhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dung và phát triển chỉ
trả dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2021-2030 ở Việt Nam” của VED Báo
cáo là những nhận định sắc nét của nhóm tác giả về những thành tựu và yếu điểm của chính sách trong suốt quá trình thực hiện Thông qua việc phân tích
bộ số liệu chỉ tiết trong hơn 10 năm hoạt động, tác giả đưa ra những đánh giá
và đề xuất phương án cho những điểm còn tồn tại của chính sách Đồng thời,
báo cáo còn dự đoán tương lai của chính sách trong 10 năm tới Báo cáo được thực hiện dưới góc nhìn của các chuyên gia trong lĩnh vực lâm nghiệp hoạt
động trong một tô chức phi chính phủ vì vậy mang nhiều góc nhìn quốc tế
- Về chỉ trả DVMTR tại Việt Nam có các bài viết:
+ Báo cáo chuyên đề “Vai tro của chỉ trả dịch vụ môi trường rừng trong
hỗ trợ tài chính cho ngành lâm nghiệp Việt Nam ” của Phạm Thu Thủy, Bùi Thị
Minh Nguyệt, Phạm Hồng Lượng, Nguyễn Văn Diễn, Đào Thị Linh Chi, HoàngTuấn Long đề cập đến nguồn tiền chi trả DVMTR như một nguồn thu mới
Trang 13nhưng lại có đóng góp đáng ké trong tổng các nguồn đầu tư vào ngành lâm nghiệp Tuy vậy ảnh hưởng của chính sách đến mỗi nhóm chủ rừng, mỗi khu
vực rừng là khác nhau Biện pháp dé mở rộng quy mô của chính sách phụ thuộcvào việc duy trì và tôi đa hoá nguồn thu, sử dụng nguồn thu hiệu qua và mởrộng đối tượng chỉ trả
+ Báo cáo chuyên đề “Chi trả dich vụ môi trường rừng tại Việt Nam
-Từ chính sách đến thực tiên” của Phạm Thu Thuỷ, Karen Bennet, Vũ Tấn
Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng và Nguyễn Đình Tiến tại tổ chức CIFOR
đề cập đến một hướng nghiên cứu mới nhằm mở rộng định nghĩa về chỉ trả
DVMTR và xoá bỏ những khoảng trống trong thể chế chính sách thông quaviệc nghiên cứu khái niệm DVMTR trên thế giới và cách thức nó được áp dụngtại Việt Nam Bài viết đưa ra những lập luận sắc bén về một cách tính toán, sửdụng nguồn tiền DVMTR khoa học và gắn với nhiều yếu tố lâm nghiệp hơn
(như loại rừng, độ che phu, ).
- Những báo cáo hằng năm của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn
La và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR Các báo cáo là cái nhìn tổng quan trong suốt một năm thực hiện trên cả nước và tại địa phương, cung cấp số liệu thu chi, tình hình sử
dụng nguồn tiền, đối tượng nhận tiền và diện tích được chỉ trả, tình hình bộmáy hoạt động tô chức tại các quỹ, công tác truyền thông, công tác kiểm tra
giám sát và kết quả Ngoài ra, các báo cáo còn chỉ ra khó khăn, vướng mắc gặp
phải trong năm, tình hình khắc phục những vướng mắc ấy và đề xuất kiến nghị
của địa phương Đây được coi là kho số liệu mang nhiều giá trị thực tiễn nhất
vì được thực hiện dưới góc nhìn của những người trực tiếp làm chính sách, làcái nhìn tổng quan trong suốt một năm thực hiện
Những công trình trên chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu tình hình
chi trả DVMTR trên thé giới va tại Việt Nam; nghiên cứu chính sách chi tra
Trang 14DVMITR tại Việt Nam bao gồm: thực trạng, tiềm năng, ton tại, hạn chế của
chính sách và đưa ra những đề xuất sửa đổi một số cơ chế chính sách Tuy nhiên
chưa có một nghiên cứu nào có cách tiếp cận từ những người trực tiếp thực thichính sách để nhận biết những khó khăn vướng mắc thực tế tại địa phương cụthé như Son La Dưới góc độ từ chủ thể thực thi chính sách, dé tài nghiên cứu
sẽ nhận diện những vướng mắc trong công tác quản lý quá trình thực thi chínhsách một cách toàn diện thông qua những số liệu, dữ kiện và trải nghiệm cụ thể
và trực tiếp.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứuMục tiêu: Nhận diện những vướng mắc trong chính sách và công tác
quản lý việc thực thi chính sách chi trả DVMTR ở Sơn La từ năm 2018 đến nay
và đề xuất giải pháp trong thời gian tới
Nhiệm vụ:
- Phân tích chính sách và công tác quản lý việc thực thi chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2018 đến nay
- Nhận diện và phân tích những vướng mắc trong công tác quản lý việc
thực thi chính sách chi trả dich vụ môi trường rừng tại tinh Sơn La từ năm 2018
đến nay
- Đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong công tác quản lý việc thực thi
chính sách chi trả dich vụ môi trường rừng tại tinh Sơn La trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Chính sách và công tác quản lý việc thực thi
chính sách chi trả DVMTR tại tinh Sơn La
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
1) Phạm vi về nội dung: Phân tích chính sách và công tác quản lý việc
thực thi chính sách chi trả DVMTR và tại tỉnh Sơn La từ sau khi Luật lâm
nghiệp 2017 và Nghị định số 156 có hiệu lực ( từ năm 2018 đến nay)
10
Trang 152) Phạm vi về thời gian: Sau khi Luật lâm nghiệp 2017 và Nghị định SỐ
156 có hiệu lực (từ năm 2018 đến nay).
3) Phạm vi không gian: Khao sát tại tinh Sơn La, đặc biệt tại một SỐ
huyện có thực hiện chính sách DVMTR như: TP-Mường La; Mai Sơn, Yên
Châu, Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Bắc Yên; Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu,
Quỳnh Nhai.
5 Mẫu khảo sát
1) Đối tượng khảo sát: 15 cán bộ thực hiện công tác quản lý việc thực thi
chính sách chi trả DVMTR tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tinh Son La và
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam.
2) Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên
3) Mô tả mẫu: Hệ thống Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng là bộ máy chuyêntrách quản lý việc thực thi chính sách chi trả DVMTR theo hình thức gián tiếp
Vì vậy, những cán bộ thuộc hệ thống quỹ là những người trực tiếp tham gia vàotừng công đoạn thực thi chính sách Họ là những người năm rõ nhất về nhiều
khía cạnh của chính sách trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ tại quỹ mình.
Quỹ Bảo vệ và phát triển từng tỉnh Sơn La là một trong những địa phương đầutiên trên cả nước thí điểm chính sách chi trả DVMTR Đến nay, Son La đã quahơn 10 năm vận hành chính sách và cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng
kể, đóng góp vào việc bảo vệ và phát triển rừng và xã hội hoá nghề rừng Do
đó, đây là nơi có thể cung cấp cái nhìn toàn diện, sâu rộng về những hạn chế
trong công tác quản lý việc thực thi chính sách.
6 Câu hỏi nghiên cứu
- Công tác quản lý việc thực thi chính sách chi trả DVMTR ở tỉnh Son
La từ năm 2018 đến nay bộc lộ những vướng mắc gì?
- Có những giải pháp nào dé tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả công
tác quản lý việc thực thi chính sách DVMTR ở tỉnh Sơn La trong thời gian tới?
II
Trang 167 Giả thuyết nghiên cứu
- Công tác quản lý việc thực thi chính sách chi trả DVMTR ở tinh Sơn
La hiện nay theo Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 156 đã bộc lộ 6 vướngmắc như sau: vướng mắc trong công tác rà soát và xác định đối tượng phải chỉtrả tiền DVMTR, tô chức kí kết hợp đồng với những cơ sở kinh doanh du lịchtrên địa bàn, chi trả nguồn tiền DVMTR cho đối tượng thụ hưởng của chínhsách, sử dụng nguồn tiền kinh phí quản lý tại quỹ tỉnh, xây dựng bộ máy tổ
chức quỹ và kiểm soát chất lượng rừng trong nghiệm thu chi Nguyên nhân đến
từ chính sách và việc chưa linh hoạt trong thực thi chính sách Cụ thể: nguyên nhân từ chính sách bao gồm nguyên nhân từ việc quy định đối tượng chỉ trả, quy định hình thức chỉ trả, quy định về quản lý và sử dụng tiền DVMTR.
Nguyên nhân từ sự chưa linh hoạt trong thực thi chính sách bao gồm: chưa linhhoạt trong xây dựng mô hình tô chức của các đơn vị thực hiện chính sách, trongviệc quản lý chất lượng rừng và sự cứng nhắc trong thực thi chính sách
- Đề hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc thực thi chínhsách chi trả DVMTR tại tinh Son La trong thời gian tới, cần có giải pháp như:
Sửa đôi bổ sung chính sách cho phù hợp; Kiện toàn địa vị pháp lý cho bộ máy
tổ chức của hệ thống Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và đơn vị hoạt động thay
trách nhiệm Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng; Chuyên môn hóa trong quản lý chat
lượng rừng; Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực thi chính sách;
Linh hoạt ứng phó theo đúng quy định hiện hành; Cải thiện công tác quản lý và
Tập trung phát triển các dịch vụ tiềm năng
8 Phương pháp nghiên cứu 1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập và đánh giá lựa chọn tài
liệu cũng như dựa trên các số liệu thống kê, phân tích và tổng hợp các công
trình nghiên cứu liên quan, luận văn kê thừa và sử dụng tài liệu, kêt quả nghiên
12
Trang 17cứu của các công trình đã được công bố có liên quan tới dé tài nghiên cứu dé
hệ thống hóa thành cơ sở lý luận của luận văn ở Chương 1
2) Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả tiễn hành phỏng van sâu 15 mẫubao gồm các cán bộ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La và Quỹ Bảo
vệ và Phát triển rừng Việt Nam Cơ cầu mẫu gồm 11 cán bộ tại Quỹ Bảo vệ vàPhát triển rừng tỉnh Sơn La vì đây là trường hợp nghiên cứu của luận văn và 04mẫu là cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam Kết quả của phương
pháp được tác giả sử dụng ở Chương 2 và Chương 3 của luận văn Cụ thể
phương pháp như sau:
- Cách thức chon mẫu: gồm 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 03 Lãnh đạo các phòng ban chức năng như Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế
hoach-Tai chính, Phòng Kỹ thuật-Kiểm tra Giám sát, và 06 cán bộ của 06 chinhánh huyện bao gồm (TP-Mường La; Mai Sơn-Yên Châu; Mộc Châu-VânHồ; Phù Yên-Bắc Yên; Sông Mã-Sốp Cộp; va Chi nhành Thuận Châu QuynhNhai) có bố sung phỏng van 04 cán bộ thuộc Quỹ Bảo vệ va Phát triển rừngViệt Nam là những người trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động theo quyđịnh của Nghị định 156 và Luật Lâm Nghiệp.
- Hình thức phỏng van: Phỏng van trực tuyến, qua điện thoại, phỏng van
băng bảng hỏi,
- Mục đích phỏng van: Đánh giá được công tác quản lý việc thực thi
chính sách chi trả DVMTR tại Sơn La (nguồn thu, số tiền thu, đối tượng tham
gia, công tác chi trả, diện tích chi trả, đối tượng thụ hưởng, hoạt động và cơ cấu
tổ chức của quỹ, khó khăn và vướng mắc).
- Câu hỏi phỏng van (9 câu) đính kèm tai Phu luc | va 2 của luận van
3) Phuong phap so sanh: So sanh số liệu tại tỉnh Son La và cả nước, so sánh số liệu Sơn La qua từng giai đoạn thực hiện chính sách.
4) Phương pháp thống kê: Thông kê số liệu tại tỉnh Sơn La và số liệu cả nước
13
Trang 185) Phương pháp quan sát: Quan sat cách thức quan ly của các cơ quan quản lý tại trung ương và cơ sở (Sơn La), quan sát thái độ và việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR của bên cung ứng và bên sử dụng DVMTR.
9 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 3 Chương:
Chương 1: Chính sách và công tác quản lý việc thực thi chính sách chỉ
trả dịch vụ môi trường rừng
Chương 2: Vướng mắc trong công tác quản lý việc thực thi chỉnh sách
chỉ trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La
Chương 3: Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong công tác quản lý việc
thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tinh
Sơn La
14
Trang 19Chương 1.
CHÍNH SÁCH VA CONG TAC QUAN LÝ VIỆC THUC THI
CHINH SACH CHI TRA DICH VU MOI TRUONG RUNG
1.1 Cơ sở lý luận về chính sách công và công tác quan lý việc thực thi
chính sách công
1.1.1 Khái niệm chính sách công
Trên thế giới có rất nhiều khái niệm về chính sách khác nhau Tuy nhiênđến nay vẫn chưa có một khái niệm nao thoả đáng về chính sách Mặc dù vậy,
vẫn có một số nội dung cơ bản của khái niệm này được công nhận Thứ nhất,
chính sách là những chiến lược, biện pháp, kế hoạch do chủ thể có quyền lực
ban hành và được thực thi bằng các công cụ, nguồn lực có tầm ảnh hưởng Thứ
hai, mọi chính sách đều có mục đích, mục tiêu rõ ràng dé giải quyết van dé nào
đó Thứ ba, chính sách thường sé tạo ra những sự lựa chọn ưu tiên về đối tượng.
Nghĩa là, qua chính sách, sẽ luôn có một nhóm đối tượng được ưu tiên hưởng
lợi và một nhóm chịu thiệt thòi Nếu định nghĩa khái niệm chính sách dựa vàocách tiếp cận [7, tr 18], thi ba yếu tố này cũng được bộc lộ rõ ràng Ví dụ:
a) Theo tiếp cận chính trị học thì chính sách là tập hợp biện pháp được
đưa ra dé định hướng xã hội bởi một chủ thể quyền lực nhăm thực hiện mục
tiêu chính trị [7, tr 19-20],
b) Theo tiếp cận xã hội học thì chính sách là tập hợp biện pháp được đưa
ra nhăm tạo lợi thế cho một nhóm xã hội, để thúc đây việc thực hiện một số
mục tiêu mà chủ thể quyền lực hướng tới [7, tr 20-21].
Các định nghĩa về chính sách này cho thấy không rõ ràng nhận ra sự khác
biệt giữa chính sách công và chính sách thông thường Khái niệm này chỉ trở
nên khác biệt khi phân tích mục tiêu, đối tượng, phạm vi tác động và chủ thể
của chính sách dé phân biệt với chính sách tư Tại Việt Nam, nhiều quan niệm
cho răng khi đê cập tới khái niệm chính sách là đê cập tới khái niệm chính sách
15
Trang 20công [11, tr 17] Chính sách công là chính sách được ban hành bởi Nhà nước,
có mục tiêu giải quyết một vấn đề trong xã hội hoặc dé làm cho xã hội tốt đẹp
hơn, và có đối tượng ưu tiên là một nhóm xã hội nào đó Khác biệt với nó, chínhsách tư có thé kế đến là chính sách của một tổ chức, doanh nghiệp, công ty nào
đó như chính sách khen thưởng của công ty, chính sách phạt khi đi làm mu6n,
do đơn vị đó tự đề ra Trong phạm vi bài luận tác gia đề cập tới một chính sách
do Nhà nước đề ra — một chính sách công
Hệ thống chính sách hiện nay mang một số đặc trưng chung Thứ nhất,
chính sách phải bao gồm một loạt các quyết định có liên quan với nhau Nói cách khác nó là một loạt các biện pháp dé giải quyết van đề chính sách, được đưa ra thông qua các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp có thâm quyền.
Vi dụ, năm 2010, Nhà nước đưa ra Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách
chi trả DVMTR, kéo theo đó là sự ra đời của một loạt các quyết định, thông tư,
nghị định, tiêu chuẩn, quy chuẩn hướng dẫn các biện pháp thực hiện chính sách
ở các cấp từ trung ương đến địa phương như các quyết định về đối tượng, cáchthức thực hiện, thành lập đơn vị thực hiện, cùng nhằm mục dich dé giải quyết
các vấn đề liên quan đã nêu trong chính sách Thứ hai, mọi chính sách đều bao gồm mục tiêu và biện pháp Nếu mục tiêu của chính sách dé trả lời câu hỏi dé
làm gì thì biện pháp là những phương tiện, công cụ, cách thức dé đạt được mụctiêu đó Thứ ba, van đề chính sách là van dé trong xã hội mà chính sách cần
phải giải quyết, tầm ảnh hưởng của vấn đề này đối với xã hội có thể nhìn thấy
rõ rệt Thứ tư, chính sách luôn tạo ra sự ưu tiên cho các nhóm đối tượng là các
nhóm xã hội Các nhóm đối tượng của chính sách bao gồm: nhóm được lợi,
nhóm chịu thiệt và nhóm vô can [7, tr 61-65] Một chính sách công là chính
sách được diễn đạt thành văn trong các văn bản quy phạm pháp luật
Ở Việt Nam, chính sách công trải qua chu trình khép kín gồm 5 giai đoạn
là hoạch định, xây dựng, ban hành, thực hiện và đánh giá Hoạch định chính
16
Trang 21sách công là khi một vấn đề xã hội xuất hiện trong chủ trương văn kiện của
Đảng, nó là cơ sở cho việc hình thành chính sách Xây dựng chính sách công
là các bên có thâm quyền hiện thực hoá chủ trương ấy thành một chính sách vàban hành chính sách ấy Thực hiện chính sách công là các cơ quan từ trungương đến địa phương thực hiện chính sách đã ban hành tuỳ theo nhiệm vụ, chứcnăng, vị trí và phân công của mình, bao gồm cả việc cấp đưới ban hành nhữngquy định, hướng dẫn phục vụ việc thực hiện chính sách chung Cuối cing, saumột thời gian thực hiện và có kết quả, phân tích chính sách công trên cơ sở mục
tiêu đề ra, dựa trên nhiều phương pháp và tiêu chí dé dẫn đến quyết định về tính hiệu quả và biện pháp tiếp theo cho chính sách.
Thực thi chính sách công là giai đoạn quan trọng và khó khăn bậc nhất
trong chu trình chính sách khi toàn bộ những phân tích, dự tính được đưa vào
thực tế Nói cách khác, nó chính là hiện thực hoá chính sách Thực thi chínhsách công là một loạt các hành động cần thiết để làm chính sách có hiệu lực.Đây được xem như là sự tương tác giữa việc thiết lập các mục tiêu và các hànhđộng nhằm đạt được chúng
1.1.2 Công tác quản lý việc thực thi chính sách công
Công tác quản lý việc thực thi chính sách công bao gồm nhiều chức năng
như chức năng lập kế hoạch, chức năng tô chức, chức năng lãnh đạo và chứcnăng kiểm tra Mỗi chức năng này đều có những vai trò nhất định góp phần
mang lại hiệu quả cao nhất cho tô chức hoặc công tác thực thi một công việc
nào đó Công tác quản lý việc thực thi chính sách công cũng mang đầy đủ những
thao tác này và có đóng góp quan trọng vào hiệu quả của chính sách.
Công tác quản lý việc thực thi chính sách công có thể bị tác động bởi
nhiều yếu tố, phải ké đến là yêu tố môi trường của chính sách, phương tiện thực
thi chính sách, đối tượng thực thi chính sách, và chính bản thân chính sách Cụthé Thứ nhất, quá trình này có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh
17
Trang 22như môi trường pháp lý, môi trường xã hội và môi trường quốc tế [7, tr
79-81] Chính sách và môi trường pháp lý có quan hệ tương tác qua lại: chính sách
không vượt khỏi những ràng buộc luật pháp và cũng tạo ra sự thay đổi luậtpháp Bởi vậy nếu môi trường pháp lý có mâu thuẫn với chính sách hoặc ngượclại thì chính sách sẽ thất bại Bên cạnh đó, môi trường xã hội bao gồm các yếu
tố kinh tế, chính trị, văn hóa, cũng ảnh hưởng đến thực thi chính sách Cụthé, xu thé thay đôi của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội cần phù hợp với sự
ra đời của chính sách mới Một chính sách đi ngược lại xu thế xã hội sẽ không
nhận được sự ủng hộ của các đối tượng thực thi Với nhu cầu hội nhập của mọi
quốc gia, việc thực thi chính sách còn bi chi phối bởi môi trường quốc tế Mộtchính sách đi ngược lại với những thiết chế, công ước quốc tế sẽ mang đếnnhững xung đột ngoài khuôn khổ quốc gia Một chính sách tốt không chỉ manglại lợi ích cho đất nước mình mà phải tránh việc phương hại tới quyền lợi củaquốc gia khác Thứ hai, phương tiện dé thực thi chính sách có day đủ, phù hop
và hiệu quả hay không cũng là yếu tố quan trọng Phương tiện có tác dụng thúc
đây hoặc kìm hãm việc thực hiện mục tiêu chính sách [7, tr.105] Phương tiện của chính sách có thé bao gồm các nguồn lực, công cụ, phương pháp thực thi.
Vi dụ: nguồn nhân lực, vật lực, tin lực, công cụ pháp lý, công cụ kinh tẾ,
phương pháp thực thi trực tiếp hay gián tiếp thông qua những cơ quan, đơn vịnào, Do đó, cần chuẩn bị kinh phí đầy đủ; đảm bảo nhân lực cả về số lượng
và chất lượng, đảm bảo nguồn thông tin, trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ
phục vụ việc hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra việc thực thi chính sách sao cho
khả thi và phù hợp với thực tế Thứ ba, chủ thé của chính sách là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp nhất đến quá trình quản lý việc thực thi chính sách Đặc biệt,trình độ nhận thức, năng lực, phẩm chất, thái độ ủng hộ hoặc không ủng hộ đốivới hính sách; cách thức tương tác, điều phối giữa các đối tượng với nhau;
đều quyết định việc thực thi diễn ra nhanh hay chậm, hiệu quả hay không hiệu
18
Trang 23quả, có phản hồi, điều chỉnh như thé nào, Ngoài ra, nếu chính sách có một
bộ máy chuyên trách đặc thù trong việc thực hiện thì vấn đề cơ chế tổ chức của
bộ máy này cũng vô cùng quan trọng Năng lực, phâm chat của đối tượng thựcthi chính sách càng cao thì sự am hiểu, nam vững chính sách càng lớn, tinh thầnđổi mới, sáng tạo, trách nhiệm với công việc sẽ được phát huy, tránh những saisót, nhằm lẫn trong thực thi Thái độ ủng hộ, hưởng ứng của các đối tượngkhông chỉ khiến quá trình thực thi đễ dàng, nhanh chóng mà còn hỗ trợ việc
đánh giá mục tiêu của chính sách Sự ủng hộ càng lớn thì chính sách càng thành
công Ngược lại, một chính sách vấp phải sự phản đối là một chính sách cần
được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp Bên cạnh đó, sự tương tác, điều phối
giữa các bên thực hiện chính sách, từ cấp có thâm quyền đến người dân giúp
kế hoạch thực thi được triển khai nhanh chóng, hợp tình, hợp lý, được điềuchỉnh kịp thời nếu cần thiết; tránh được những xung đột, chồng chéo Đối với
những chính sách được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách thực thi chính
sách với tô chức bộ máy và cơ chế vận hành rõ ràng, quy chuẩn hóa và đồng
bộ với tinh thần trách nhiệm cao thì quá trình thực thi càng bài bản, tiêu chuẩn
và đồng bộ Cuối cùng, công tác quản lý việc thực thi chính sách còn bị tác động bởi yếu tố tự thân chính sách Mỗi chính sách khi ra đời đều có mục đích
dé giải quyết một van dé nào day đang tồn tại trong xã hội Van đề chính sách
phức tạp hay đơn giản, sâu rộng hay hạn hẹp thì việc thực thi sẽ khó khăn hoặc
dễ dàng Vấn đề đó có thé có phạm vi tác động nhỏ hoặc lớn đến xã hội Một
chính sách với vấn đề rõ ràng và phạm vi thực hiện hẹp thì bao giờ cũng dễ
thực thi hơn một chính sách có vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và liên quan tới
quá nhiều đối tượng Van dé của chính sách có thé là vấn dé rõ ràng, dé thấy và
có thể được giải quyết một cách đơn giản hoặc cũng có thé là van dé trừu tượng,
khó diễn đạt và phải giải quyết thông qua những biện pháp gián tiếp Đó là lý
do moi chính sách đêu có mục tiêu công bô và mục tiêu ngâm định Bên cạnh
19
Trang 24đó, các yếu tô về chất lượng của chính sách như tinh đúng đắn, tính khả thi,
tính rõ rang, logic, càng cao thì thực thi càng dễ dàng và ngược lại Cụ thé,1) mot chinh sach dung đắn là một chính sách phù hợp với chuẩn mực đạo đức,quy luật phát triển và những quy định, quy chuẩn, luật pháp của xã hội Mộtchính sách đúng đắn đảm bảo sự đồng thuận của toàn xã hội nói chung và cácchủ thể chính sách nói riêng Ngược lai, một chính sách được coi là không đúngdan khi không phù hợp với các quy chuẩn đạo đức, lề thói xã hội, những quy
định của pháp luật và định hướng phát triển của xã hội Sự không đúng đắn của
chính sách gây nhiều phan ứng xã hội tiêu cực và khiến chính sách dé dang bị
đào thai 2) Một chính sách được cho là khả thi khi nó khả thi trên ba phương
diện là về kỹ thuật, tài chính và chính tri 3) Một chính sách được coi là rõ ràng
và logic khi mỗi quy định của chính sách đều phục vụ cho mục tiêu của chínhsách và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng tach bach và không chồng chéohoặc mâu thuẫn
Có thé nói, công tác quản lý việc thực thi chính sách công bao gồm nhiềucông việc như lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra giám sat kết quả củachính sách Quá trình thực hiện những chức năng này có thé bị tác động bởi
nhiều yếu tố Việc nam được những yếu tố này hỗ trợ quá trình nhận diện những
tồn tại và vướng mắc
1.2 Chi trả dịch vụ môi trường rừng và chính sách chỉ trả dịch vụ
môi trường rừng
1.2.1 Chi trả dich vụ môi trường rừng
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về khái niệm DVMTR từ những
năm đầu của thế kỷ 21 Ở nhiều quốc gia, khái niệm này còn được biết đến vớicái tên khác như dịch vụ hệ sinh thái của rừng, Theo tô chức Liên Hợp Quốc,dịch vụ hệ sinh thái của rừng bao gồm: đa dạng sinh học, các bon, dịch vụ đầu
nguôn, bảo vệ dat đai, gia trị văn hoá giải trí, lợi ích kinh tê xã hội va bảo tôn
20
Trang 25[15, tr 5] Theo một nghiên cứu khác của CIFOR, bốn loại DVMTR bao gồm: hấp thụ và lưu trữ các bon, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nước đầu nguon,
va cung cap vé dep canh quan [16, tr.2]
Tại Việt Nam, khái niệm DVMTR lần đầu được đưa vào văn ban quyphạm pháp luật năm 2010 tại Nghị định số 99/2010/ND-CP ngày 24 tháng 09
năm 2010 và được định nghĩa là “công việc cung ứng các giá trị sử dụng của
môi trường rừng dé đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân”
Có thé thay từ định nghĩa này, DVMTR tại Việt Nam là một hình thức đặc thù của dịch vụ hệ sinh thái đã xuất hiện trên thế giới, bao gồm 4 nhóm dịch vụ là
1) dịch vụ hỗ trợ, 2) dịch vụ cung cấp, 3) dịch vụ điều tiết, 4) dịch vụ văn hoá.
Tại Việt Nam, DVMTR được quy định gồm 5 dịch vụ chính thuộc 4 nhóm trên,
được liệt kê theo thứ tự như sau: 1) bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, hấp thụ cácbon; 2) cung cấp nguồn con giống, bãi đẻ, thức ăn; 3) điều tiết, duy trì nguồnnước; và 4) bảo tồn vẻ đẹp cảnh quan, đa dạng sinh học
Chi trả DVMTR là một cơ chế quản trị môi trường và tài nguyên thiênnhiên thực hiện trên nguyên tắc “người được hưởng lợi phải trả”, được coi làmột phương pháp bảo tồn mới, trực tiếp và hiệu quả dựa trên mục đích là tạo
ra lợi ích cho các cá nhân và cộng đồng băng cách bồi hoàn cho họ khoản chỉ
phí phát sinh trong quá trình họ quản lý khu rừng cung cấp dịch vụ Năm yếu
tô quan trọng nhất của mô hình chỉ trả này là giao dịch tự nguyện, dịch vụ được
cung cấp rõ ràng, có bên cung cấp dịch vụ, có bên sử dụng dich vu, và có điều
kiện là dịch vụ phải đảm bảo được cung cấp liên tục [18, tr 3]
Tại Việt Nam, năm 2008, bằng Quyết định số 380/QĐ-TTg, một chương
trình quốc gia về thí điểm chính sách chi trả DVMTR đã được thực hiện ở hai
địa phương là Sơn La và Lâm Đồng Theo đó định nghĩa chi trả DVMTR là
quan hệ kinh tế tiến hành bằng việc người sử dụng các DVMTR trả tiền cho
người cung ứng DVMTR theo quy định và thực hiện chi trả đối với 3 loại hình
21
Trang 26dich vụ là dịch vụ vê điều tiệt và cung ứng nguôn nước; dịch vụ về bảo vệ dat,
hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ; và dịch vụ về du lịch [3, tr 3] Đến
năm 2010, sau 2 năm thí điểm, định nghĩa về chi trả DVMTR được thay đổi
thành “quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định” [2, tr.2] Có
thé thay sự khác biệt lớn nhất giữa cơ chế chi trả tiền DVMTR tại Việt Nam so
với quôc tê là ở việc nhà nước trực tiêp quy định mức chi trả chứ không chỉ dựa
trên nguyên tắc giao dịch tự nguyện.
1.2.2 Chính sách chỉ trả dịch vụ môi trường rừng
Trên thế giới hiện nay, chi trả DVMTR được gọi với nhiều cái tên khác
nhau và được thực hiện ở nhiều quốc gia Dưới đây là bảng tông hợp về hoạt
động này ở 4 quốc gia: Costa Rica, Mexico, Trung Quốc va Ecuador:
Bảng 1.1 Chi trả DVMTR trên thế giới
Người Mú
Tên Tên Phạm am ; mc
ốc chươn i hoạt | Mục dich mua(M)/ chỉ tra Nguồn tir
u vi uc di u
b : th ` đô ; l Người bình 8ia rin on
8 pas ban(B) quan
Costa | (Pago por ` Che phủ | M: chính phủ | 1.5040 |, ;
; ¬ triệu ` va“ sô giao dịch tư
Rica Servicios rung B: chi rtng | 00đ/ha gs
634.000 Chi tra 2,2 lưu vực nghiệp nhà đ
Mexi dịch triệ img da Ỗ |exico dic vu riệu rừng âu nước) 846.000
môi trường ha nguôn bị | B: chủ rừng địh
a
suy thoái | cá nhân hoặc
cộng đồng)
Phí cấp nước quốc gia, trợ cấp chính phủ,
và các nhà tài
trợ
22
Trang 27Ch nag 470.000
wens | 12 | đổiđất | M: chính phủ
Trung trinh 1 Loas " d- Tro cap chinh
F 2 43 | triệu dôc làm | B: hộ gia đình ,
Quôc | chuyên đôi ha nương rã nông thôn 940.000 phủ
hầu hết đều tập trung vào van đề mở rộng, chuyền đổi và bảo vệ rừng.
Tại Việt Nam, khái niệm nay chính thức được định nghĩa là DVMTR tại
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 tại Quyết định
số 18/2007/QD ngày 5 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, nêu rõ DVMTR gop phan vào tăng trưởng giá tri sản xuất ngành lâm nghiệp.
Đề từng bước đưa chính sách này vào thực tế đời sống, ngày 14 tháng 01năm 2008, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 05/2008/NĐ-CP về Quỹ bảo
vệ phát triển rừng Đây được coi là cơ quan chuyên trách trong việc thực thi
chính sách chi trả DVMTR Song song với đó, ngày 10 tháng 4 năm 2008, Thủ
tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg về thực hiện thí
điểm chi trả DVMTR tại tỉnh Sơn La và tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn
2008-2010 nhằm mục đích tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách
chi trả DVMTR áp dụng trên phạm vi cả nước Sau hai năm thí điểm thànhcông, chính sách chi trả DVMTR được thể chế hoá trên phạm vi toan quốc bangNghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 Lần đầu tiên tại Việt
Nam, các dịch vụ của hệ sinh thái rừng được công nhận dựa trên cơ sở khoa
học, mối quan hệ kinh tế giữa bên cung cấp và bên sử dụng loại dịch vụ nàyđược hình thành Lợi ích từ mối quan hệ này là huy động một nguồn lực tài
23
Trang 28chính xã hội hoá bền vững phục vụ bảo vệ và phát triển rừng Đến nay, chỉ trảDVMTR được quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017; hướng dẫn chỉ tiết tạiNghị định số 156 ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiếtmột số điều của Luật Lâm nghiệp.
Nội dung của chính sách là việc bên sử dụng sẽ phải trả tiên cho bên cung ứng các loại hình dịch vụ sau đây:
Bảng 1.2 Các DVMTR và đối tượng sử dụng
STT Nội dung dịch vụ Đối tượng sử dụng Mức thu
1 | Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn va bôi | Cơ sở sản xuất thuỷ |36đ/kwh điện
lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối | điện thương phẩm
2 Điều tiết, duy trì nguồn nước cho |- Cơ sở sản xuất | - 52đ/m3 nước
sản xuất và đời sống xã hội nước sạch thương phẩm
- Cơ sở sản xuất công | - 50đ/m3 nghiệp có sử dụng
nước từ nguồn nước
3 Hấp thụ và lưu giữ các-bon của | Đơn vị phát thải lớn
rừng; giảm phát thải khí nhà kính
từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng
trưởng xanh
4 Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự | Cá nhân, tố chức |Tối thiểu 1%
nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ | kinh doanh du lịch doanh thu trong
sinh thái rừng cho kinh doanh dịch kỳ
vụ du lịch
5 Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, | Cơ sở nuôi trồng |Tối thiểu 1%
con giống tự nhiên, nguồn nước từ | thuỷ sản doanh thu trong
rừng và các yếu tố từ môi trường, kỳ
hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản
(Nguồn: Nghị định số 156 [1, tr.48-49 )
24
Trang 29Bên cung ứng DVMTR được định nghĩa gồm các đối tượng sau: Chủ
rừng được nhà nước quy định; các hộ gia đình, cá nhân cộng đồng nhận khoán
bảo vệ rừng: UBND cấp xã và tô chức khác được giao quản lý rừng theo quyđịnh của pháp luật Bên sử dụng DVMTR được định nghĩa gồm các đối tượngsau: cơ sở sản xuất thủy điện (chi trả tiền dich vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn
và bôi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước chosản xuất thủy điện); cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch (chi trả tiền dịch vụ
điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch); cơ sở sản xuất công
nghiệp (chi trả tiền dich vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất côngnghiệp); tô chức, cá nhân kinh doanh dich vụ du lịch (chi trả tiền dich vu bảo
vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái
rừng); tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhàkính lớn (chi trả tiền dich vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng); cơ sở nuôitrồng thủy sản (chi trả tiền dich vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống
tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôitrồng thủy sản); [12, tr 30]
Việc chỉ trả này có thê qua hai hình thức là trực tiếp hoặc gián tiếp theo
quy định Đối với hình thức trực tiếp thì bên sử dụng và bên cung ứng sẽ tự kí
kết hợp đồng va chi trả theo thoả thuận trong hợp đồng (hiện nay áp dụng đốivới bên sử dung là các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lich và cơ sở nuôi trồng
thuỷ sản) Đối với hình thức gián tiếp thì bên sử dung DVMTR sẽ kí hợp đồng
chỉ trả DVMTR với hệ thống Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (hiện nay áp dụng
đối với bên sử dụng là các cơ sở sản xuất thuỷ điện, nước sạch, sản xuất sử
dụng nước công nghiệp) Hệ thống Quỹ sẽ là đơn vị trung gian nhận uỷ thácnguôn tiền này và thực hiện chi trả lại cho bên cung ứng DVMTR theo đúng
quy định Việc sử dụng và chỉ trả nguồn tiền này được quy định tại các loại văn
bản quy phạm pháp luật.
25
Trang 30Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Việt Nam sau hơn 10
năm cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể Đến hết năm 2021, số lượng hợp
đồng chi trả DVMTR kí thông qua hệ thống Quỹ là 1.321 hợp đồng (trong đó:
544 nhà máy thủy điện, 303 nhà máy nước sạch, 20 đơn vị kinh doanh du lịch
và 454 nhà máy sản xuất công nghiệp) Điều này chứng tỏ mức độ ủng hộ đốivới chính sách ngày càng cao, nhận thức về chính sách trong xã hội ngày càng
sâu rộng (Hộp 1.1).
Hộp 1.1 Ý kiến của ông Nguyễn Hải B, Nam, 34 tuôi, Cán bộ Quỹ Bảo vệ
và Phát triển rừng Việt Nam:
“Mức độ ung hộ chính sách tại Việt Nam ngày càng cao Diéu nay thể hiện
ở sự gia tăng của những đối tượng tham gia chính sách Phan đông họtham gia một cách tự nguyện và chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp tiễn
của mình ”
Tổng số tiền bên sử dụng DVMTR chi trả cho bên cung ứng DVMTR qua
hệ thong Quỹ trong 10 năm là khoảng 19.778 tỷ đồng, nhìn chung tăng dan qua
mỗi năm Số tiền này đã được chi trả cho một số lượng bên cung ứng DVMTR lớn, bao gồm: 223 Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; 89 Công ty Lâm nghiệp; 1.577 UBND cấp xã; 977 chủ rừng khác là đơn vị công an, bộ đội,
doanh nghiệp va trung tâm nghiên cứu; 229.084 chủ rừng là cá nhân, hộ gia
đình, cộng đồng, thôn bản Diện tích rừng được sử dụng nguồn tiền này lên đến6,7 triệu ha, chiếm 45% tổng diện tích rừng toàn quốc năm 2021 (Quỹ Bảo vệ
và phát triển rừng Việt Nam)
26
Trang 31Bảng 1.3 Tổng thu tiền DVMTR qua hệ thống Quỹ giai đoạn 2011-2021
Năm Số tiên Năm số tiên
(Tỷ đông) (Ty dong)
(Nguồn: Quy Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam)
Có thê thấy, số tiền thu về hệ thống Quỹ tăng luỹ tiến theo thời gian.Tính đến năm 2021, số tiền thu trong năm đã tăng gấp ba lần những năm đầutiên Cụ thể mô tả trong biểu dé sau:
Biểu đồ 1.1 Thu tiền DVMTR qua hệ thống Quỹ giai đoạn 2011-2021
(Nguồn: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam)
Nguồn thu tăng đáng ké từ năm 2018 đến nay là do sự ra đời của Luật
Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 156 Với một thé chế vững vàng, số lượng
27
Trang 32đối tượng tham gia chính sách cũng tăng dần, đặc biệt là đối với các đối tượng mới như các cơ sở sản xuất công nghiệp Đánh giá số lượng các đối tượng tham
gia qua các giai đoạn thê hiện sự gia tăng đều của hai loại đối tượng là các nhàmáy thuỷ điện và nhà máy nước sạch (Biéu đồ 1.1) Tuy nhiên có sự thay đôiđáng ké đối với hai loại đối tượng là các đơn vị kinh doanh du lịch và cơ sở sảnxuất công nghiệp Từ năm 2018 khi Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số
156 quy định bắt buộc về hình thức chi trả tiền DVMTR đối với cơ sở kinh
doanh du lịch là chỉ trả trực tiếp thì rất nhiều đơn vị đang kí hợp đồng uỷ thác
với quỹ tinh không tìm được phương án kí trực tiếp với bên cung ứng (Biéu đồ
1.2) dẫn đến sự giảm sút trong nguồn thu từ đối tượng này.
Biểu đồ 1.2 Sự thay đổi trong số lượng các đơn vị tham gia chính sách
600 500 400 300
200
100 |
Bm Nhà máy thuỷ điện 324 432 544 Nhà máy nước sạch 88 159 303
Kinh doanh du lịch 59 73 20
Sản xuất công nghiệp 28 454
8 Nuôi trồng thuỷ sản 0 0 0
m Đơn vị phát thải 0 0 0
Nhà máy thuỷ điện m Nha máy nước sạch 8 Kinh doanh du lịch
8 Sản xuất công nghiệp Nuôi trồng thuỷ sản Don vị phát thải
(Nguồn: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam)
Trong sự so sánh với các quôc gia trên thê giới, nêu các quôc gia khác chủ yêu dựa vào nguon tài chính của quôc gia đê khắc phục các vân đê vê rừng
28
Trang 33thì ở trường hợp Việt Nam, việc huy động nguồn lực xã hội giúp giảm thiểu
gánh nặng kinh tế cho quốc gia Mô hình chỉ trả DVMTR ở nước ta có nhiềuđiểm tương đồng với mô hình ở Costa Rica và Mexico Quy mô thực hiện chínhsách tại nước ta cũng tương đối lớn, chỉ xếp sau Trung Quốc với 6,7 triệu harừng Tuy nhiên mức chỉ trả trung bình tại nước ta lại thấp nhất Điều này chothay DVMTR ở nước ta vẫn còn nhiều tiềm năng và giá thành dich vụ còn chưa
tương xứng với gia tri của rừng.
1.3 Công tác quản lý việc thực thi chính sách chỉ trả dịch vụ môi
chính sách.
Thứ nhất, /ép ké hoạch thực thi chính sách là quá trình xác định mục tiêu
và thiết kế phương án hành động với mục đích hiện thực hoá mục tiêu đó, bao
gồm việc xây dựng các hoạt động và ước đặt khung thời gian, nguồn lực hoặc
công cụ phù hợp cho từng hoạt động đó [14; tr 88] Chức năng lập kế hoạch
được cho là mang nhiều yếu tố chủ quan và đòi hỏi sự phù hợp với từng tổ
chức Trong quá trình thực thi chính sách chi trả DVMTR, việc lập kế hoạch
thực thi chính sách phụ thuộc nhiều vào tư duy, quan điểm, định hướng mỗi địa
phương cũng như đặc thù nguồn lực tại địa phương đó Trong trường hợp đó,vai trò lớn nhất của việc lập kế hoạch là giup tối da hoá hiệu quả công việc,giảm thiểu thời gian, nguồn lực và chi phí, lường trước được những rủi ro déphòng tránh trong quá trình thực hiện và làm căn cứ cho công tác kiểm tra sau
29
Trang 34này [14; tr 91,92] Đối với việc thực thi chính sách chi trả DVMTR, lập kế
hoạch bao gồm lập kế hoạch thu chi, lập kế hoạch kiểm tra, lập kế hoạch tuyển
dụng, Đây là bước thường được thực hiện hằng năm và là tiền dé dé thựchiện trong năm Ví dụ, việc lập kế hoạch thu chi tiền DVMTR căn cứ vào kếhoạch chi tiền DVMTR hang năm của các bên sử dụng DVMTR Căn cứ vào
kế hoạch của các đối tượng này mà Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thammưu cho UBND tỉnh một phương án kế hoạch phù hợp, hiệu quả UBND tỉnh
có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch năm và giám sát việc thực hiện cũng như
nghiệm thu kết quả thực hiện kế hoạch.
Thứ hai, cức năng tổ chức là quá trình thiết kế một bộ máy tô chức với mục đích thực thi công việc hiệu quả nhất có thé Đối với chính sách chi trả
DVMTR, thực hiện chức năng tổ chức chủ yếu tập trung vào bộ máy đơn vịchuyên trách cho nhiệm vụ thực thi chính sách, cụ thể là Quỹ Bảo vệ và Pháttriển rừng Trong đó bao gồm việc thiết kế cơ cấu tô chức cho quỹ, xác địnhcác nhiệm vụ và giao việc cho từng bộ phận phủ hợp với chức năng đã thiết kế,
và cuối cùng la giao quyén, giao nguồn lực dé thực hiện nhiệm vụ [14; tr 140] Chức năng tô chức phải đảm bảo nhiệm vụ thiết kế được một sơ đồ tô chức với một hệ thống cơ chế quản lý hợp lý và rõ ràng trong phân công công việc trên
cơ sở giao quyền, trao quyền cho từng thành viên của tổ chức căn cứ vào đúng
khả năng của họ Nói cách khác, chức năng đảm bảo nguồn lực cho thực thi
chính sách, bao gồm cả nhân lực, vật lực, tin lực, và quyền lực Với những đặc
điểm như vậy, chức năng quản lý góp phần xây dựng một cơ chế quản lý phủhợp cho việc thực hiện chính sách, đảm bảo mỗi bộ phận trong quỹ hoạt độnghiệu quả cao mà chi phí thấp, đảm bảo cung cấp đúng và đủ nguồn lực dé thựchiện mục tiêu, đồng thời đề cao sự tương tác, phối hợp trong tổ chức dé mỗi cánhân, phòng ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau vẫn có mối quan hệ hữu
cơ, phụ thuộc lẫn nhau, tương trợ nhau thực hiện mục tiêu chung Ngoài ra,
30
Trang 35việc tô chức thực thi chính sách giúp xác định rõ ràng chức vụ và chức năng gắn với quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan dé dé dàng cho chu
trình quan lý Hiện nay, dé đảm bảo hoạt động trong hệ thống quỹ, quỹ được
thành lập bởi Chủ tịch UBND tỉnh va do UBND tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp va
Phát triển nông thôn tỉnh phụ trách Sơ đồ bộ máy tổ chức quỹ được xây dựngtheo kết cấu sau:
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
Ban Kiểm soát quỹ Ban điều hành quỹ
Các phòng chuyên
môn
(Nguồn: Nghị định số 156 [1, tr 64])
Thứ ba, ngoài hai chức năng là lập kế hoạch và tổ chức thì chức năng
lãnh đạo cũng dong vai trò quan trong trong công tác quan lý việc thực thi
chính sách chi trả DVMTR Trong quản lý, lãnh đạo là tác động đến yếu tố con
người với mục đích thúc đây, khơi gợi sự nhiệt huyết và nỗ lực của họ trong
việc thực hiện những mục tiêu chung [14; tr 174] Băng chức năng này, cácnhà quản lý tại địa phương nâng cao được hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
trong tổ chức bộ máy quỹ, hình thành một văn hoá quản lý nhất định và hỗ trợ cho các chức năng khác [14; tr.177] Cốt lõi của quản lý nằm ở yếu tố con
31
Trang 36người Trong việc quản lý quá trình thực thi một chính sách cũng vậy vì đối
tượng của chính sách chính là con người Đối với chính sách chi tra DVMTR,
bên cạnh việc tạo động lực làm việc trong bộ máy quỹ, chức năng lãnh đạo bao
hàm việc nâng cao trình độ, nhận thức của đối tượng chính sách về chính sách
đề hỗ trợ việc thực hiện những chức năng khác
Cuối cùng, chức năng kiểm tra, giám sát là đo lường kết quả hoạt độngdựa trên một số tiêu chuẩn dé phát hiện những ưu, nhược điểm nhăm mục đích
tìm ra giải pháp phù hợp [14; tr 205] Trong thực thi chính sách, chức năng
giám sát được các nhà quản lý thực hiện nhằm đảm bảo chính sách được diễn
ra thuận lợi và không đi ngược với mục đích ban đầu, tránh những tác động âmtính của chính sách Trên thực tế, chức năng kiểm tra diễn ra trong toàn bộ quá
trình thực thi chính sách chi trả DVMTR và được xây dựng dựa trên nguyên
tắc tìm ra những điểm sai lệch trong mục tiêu đã đề ra Một đặc điểm khiếnchức năng kiểm tra khác biệt với những chức năng khác đó là tính phản hồi.Các nhà quản lý kiểm tra bằng hình thức thu nhận những phản hồi và lay những
phản hồi làm căn cứ cho việc đề đạt giải pháp Nhờ có chức năng kiểm tra, quyền hạn và trách nhiệm của nha quản lý được bộc lộ rõ nét Ngoài ra, kiểm tra giúp các nhà quản lý nắm được tiễn độ thực hiện chính sách theo kế hoạch, làm cơ sở đánh giá kế hoạch và quyết định quản lý và ứng phó với những thay
đổi từ yêu tố môi trường của chính sách [14; tr 215-217]
1.3.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến công tác quản lý việc thực thi chính
sách chỉ trả dịch vụ môi trường rừng
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý việc thực thi chính sách,
có thê nhận thay một số điểm như sau:
Thứ nhất, chính sách chi trả DVMTR nhìn chung đang được quản lý vàthực hiện trong một môi trường tương đối thuận lợi Chính sách sau hơn 10năm thực hiện nay đã được chính thức đưa vào thành một phần của Luật Lâm
32
Trang 37nghiệp năm 2017, điều này bước đầu thé hiện vị thé và tam quan trọng của
chính sách Với sự ra đời của Luật Lâm nghiệp, hàng loạt các quy định, nghị
định, thông tư hướng dẫn đã ra đời nhằm mục đích cung cấp một môi trườngpháp lý đầy đủ và vững chắc nhất cho việc thực hiện chính sách Bên cạnh đó,hàng loạt các bộ luật, các cam kết quốc tế như: Luật Bảo vệ môi trường sỐ72/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020, Nghịđịnh số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định sé
06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính và bảo vệ tang ô-dôn đã thiết lập cơ sở pháp ly mới cho
van đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam đều có những nội dung liên quan đến
chính sách chi trả DVMTR bao gồm việc thực hiện các hành động giảm phatthải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết vớicộng đồng quốc tế Về mặt xã hội, hướng tiếp cận theo định hướng thị trườngcủa chính sách nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là từ những người dân
vùng trung du và miền núi- nhóm đối tượng được hưởng lợi của chính sách.
Không những thế, hàng loạt các doanh nghiệp quan tâm đến những vấn đề bền
vững cũng đều ủng hộ và nghiêm túc trong thực hiện Về mặt quốc tế, từ lâu van đề phát triển bền vững ở những quốc gia đang phát trién như Việt Nam vẫn
luôn là mối quan tâm và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ thé giới Nhu cầu về môi
trường sống xanh, cải thiện về sức khoẻ, an sinh xã hội đang là xu thế toàn cầu.
Việt Nam cũng kí nhiều cam kết quốc tế về giảm phát thải, huy động các nguồn
tài chính đầu tư cho các hoạt động giảm nhẹ trong các lĩnh vực khác nhau, bao
gồm lâm nghiệp và sử dụng đất Tat cả những yếu tố đó đều thuận lợi cho quá
trình thực hiện một chính sách như chính sách chi trả DVMTR tại Việt Nam.
Thứ hai, công cụ dé quan ly việc thực hiện chính sách cũng tương đối
day đủ Ngoài hệ thống công cụ pháp lý tương đối chặt chẽ và day đủ như trên,
33
Trang 38những công cụ về mặt tài chính cũng được nhà nước hỗ trợ Trong những năm đầu thực hiện chính sách, nguồn ngân sách đề thực thi chính sách chỉ riêng tại
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam là hơn 100 tỷ Ngày nay, sau hơn 10năm phát triển, với nguồn thu từ chính sách, những công cụ như cơ sở vật chất,trang thiết bị máy móc, phần mém, đều được trang bị với tiêu chí hiện đại,tiếp cận với xu thé số hoá Việc chi trả qua tài khoản ngân hang, giao dịch điện
tử cũng được áp dụng trên phạm vi toàn quốc Đến năm 2019, số tiền DVMTR.giao dich bằng hình thức không dùng tiền mặt đã lên đến gần 80% |4; tr 35]
Đây là kết quả của sự phối hợp giữa hệ thống Quỹ và những hệ thống tài chính
khác như ngân hàng, Viettelpay,
Thứ ba, đối với những người trực tiếp thực thi chính sách: Hiện nay việc
thực thi chính sách chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy Quỹ Bảo vệ vàphát triển rừng trên toàn quốc Việc thực hiện tuyển dụng trong hệ thông Quỹđược tiến hành bai ban, đúng quy định của pháp luật 100% cán bộ Quỹ có bangđại học trở lên Số lượng cán bộ thuộc hệ thống 47 quỹ lên đến hàng nghìn conngười với trình độ nhận thức, trình độ học vấn và chuyên môn cao, có nhiều
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp hoặc các vi trí chuyên môn Tuy
nhiên, cơ chế vận hành và bộ máy tổ chức của hệ thống quỹ cũng còn nhiều van dé, chủ yếu là do thiếu những quy định rõ ràng và cụ thé do mô hình quỹ
còn mới mẻ và đặc thu Đây cũng là một trong những vướng mắc lớn nhất trong
công tác quản lý việc thực thi chính sách.
Thứ tư, tuy van dé của chính sách là đúng đắn và nhận được nhiều ủng
hộ, nhưng phạm vi của chính sách tương đối lớn, đặc biệt liên quan đến đối
tượng là người dân miền núi với trình độ nhận thức thấp, khó tiếp cận Ngoài
ra, nguồn thu và đối tượng của chính sách lớn nên dễ gây ra sự cạnh tranh.
Chính sách có mục tiêu cụ thể, rõ ràng là nhăm huy động nguồn tiền bên sửdụng DVMTR chi trả cho bên cung ứng DVMTR vào những mục đích bền
34
Trang 39vững liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng và cải thiện sinh kế cho người dân sống nhờ rừng Nhưng những quy định về đối tượng phải thực hiện chi trả còn
chưa logic, chặt chẽ, chồng chéo, gây nhiều lúng túng, tranh cãi trong thực hiện.Qua thời gian, với sự mở rộng về quy mô, những quy định về hình thức, cáchthức chỉ trả tiền và việc sử dụng tiền như thế nào cũng đứng trước những vấn
đề, những câu hỏi mới, yêu cầu cần có sự xem xét và bồ sung, cập nhật cho phủhợp với thực tế Việc những quy định cũ đã không còn phù hợp hoặc thiếu sót
là nguyên nhân quan trọng cản trở việc thực thi chính sách sâu rộng hơn Có
thé nói, tuy chính sách vẫn duy trì tính đúng đắn và nhận được sự ủng hộ trong toàn dân, nhưng tinh bao quát và sự rõ ràng, logic đã thiếu hụt, đặc biệt trong
những quy định liên quan tới đối tượng, hình thức thực hiện và việc quản lý sử
dụng tiền
35
Trang 40Tiểu kết Chương 1Khái niệm DVMTR và chi tra DVMTR đã xuất hiện trong nhiều nghiêncứu quốc tế với những tên gọi khác nhau, nhưng tương đối thống nhất về bảnchất Tại Việt Nam, chính sách chi trả DVMTR là một chính sách công đã đượcđưa vào thực hiện trên phạm vi toàn quốc va qua nhiều lần sửa đổi, b6 sungtrong suốt hơn 10 năm qua, mà lần gần đây nhất là tại Luật Lâm nghiệp 2017
và Nghị định số 156 Công tác quản lý việc thực thi chính sách bao gồm côngtác lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra giám sát bước đầu đã hiệu quả
và mang đến nhiều thành tựu, đóng góp cho công tác quản lý bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng người dân sống nhờ rừng Tuy nhiên, vẫn còn những yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác này, chủ yếu năm trong bản thân chính sách
và đối tượng chính sách (mà tiêu biểu là hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triểnrừng), là tác nhân chính gây nên những khó khăn, vướng mắc
36