BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH công ty Công ty Cổ phần FPT Số 10 – Phố Phạm Văn Bạch – P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội, Việt Nam

60 29 2
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH công ty Công ty Cổ phần FPT Số 10 – Phố Phạm Văn Bạch – P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội, Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

- Trưởng nhóm: Trần Thúy Ngân

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

1.1 Thông tin chung về đơn vị

1.2 Quá trình hình thành và phát triển 1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BCTC CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán

2.2 Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh 2.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Số thứ tựKý hiệu từ viết tắtChữ viết đầy đủ

QLDN

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY1.1 Thông tin chung về đơn vị

Tên công ty: Công ty Cổ phần FPT.

Trụ sở chính: Số 10 – Phố Phạm Văn Bạch – P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, Tp Hà Nội, Việt Nam.

Ngày 13/9/1988: FPT được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần chế biến Thực phẩm, với 13 thành viên, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa.

Ngày 27/10/1990: Đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ với hoạt động kinh doanh cốt lõi là công nghệ thông tin.

Năm 1994: Bước chân vào lĩnh vực phân phối với mục tiêu mang sản phẩm công nghệ mới vào Việt Nam FPT tham gia hoạt động cung cấp máy tính ngay từ những ngày đầu thập niên 90 của thế kỷ XX và nhanh chóng trở thành một trong những nhà cung cấp lớn trên thị trường Việt Nam.

Năm 1999: Tiến ra thị trường nước ngoài với hướng đi chiến lược là xuất khẩu phần mềm Sau 21 năm, FPT đã trở thành công ty xuất khẩu phần mềm số 1

Trang 7

Việt Nam cả về quy mô nhân lực, doanh số và thuộc danh sách 100 Nhà cung cấp Dịch vụ Ủy thác toàn cầu (Top 100 Global Outsourcing) do IAOP đánh giá cùng với sự hiện diện tại 22 quốc gia trên toàn cầu.

Năm 2001: Ra mắt VnExpress – Một trong những báo điện tử đầu tiên và uy tin nhất của Việt Nam.

Tháng 4/2002: Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ trở thành Công ty Cổ phần.

Năm 2006: Mở trường Đại học FPT, gắn liền với thực tiễn và nhu cầu nhân lực của đất nước Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức tham gia giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM (nay là Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM – HOSE), với 60.810.230 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu FPT là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực CNTT niêm yết và ngay lập tức trở thành cổ phiếu lớn (bluechip) trên thị trường chứng khoán Trong ngày đầu tiên chào sàn, cổ phiếu của FPT được giao dịch với giá 400.000 đồng/cổ phiếu và là một trong những công ty niêm yết có giá trị thị trường cao nhất cho đến hiện nay Hiện nay, cổ phiếu FPT vẫn duy trì khối lượng giao dịch và thanh khoản ổn định, cổ tức được duy trì ở mức cao.

Ngày 1/1/2007: FPT thành lập Công ty TNHH Bán lẻ FPT với mô hình Công ty TNHH một thành viên.

Ngày 13/3/2007: Thành lập Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (FPT Promo JSC) và Công ty phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại Singapore.

Năm 2014: FPT mua lại Công ty CNTT RWE IT Slovakia (Đơn vị thành viên của Tập đoàn năng lượng Châu Âu, RWE).

Năm 2016: Tiên phong đồng hành cùng các tập đoàn hàng đầu thế giới nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới thay đổi phương thức hoạt động, mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số FPT là đối tác đầu tiên trong khu vực ASEAN của Tập đoàn General Electric (GE) về nền tảng GE Predix – nền tảng IioT hàng đầu trên thế giới cung cấp dưới hình thức Platform as a Service – PaaS (nền tảng được cung cấp như dịch vụ), hướng tới đối tượng chủ yếu là những ngành công nghiệp,

Trang 8

sản xuất, y tế hay dịch vụ công cộng Theo đó, FPT sẽ cùng hợp tác với GE Digital (đơn vị thành viên của GE, chuyên tập trung vào Digital), đưa IioT và nền tảng công nghệ GE Predix của GE vào các thị trường mang tính chiến lược.

Ngày 12/9/2017: FPT đã ký kết được thỏa thuận hợp tác với nhà đầu tư Synnex Technolgy International Corporation.

Năm 2018: FPT mua 90% cổ phần của Intellinet – Công ty tư vấn công nghệ hàng đầu của Mỹ, giúp cho tập đoàn nâng tầm vị thế, trở thành đối tác cung cấp dịch vụ công nghệ tổng thể với giá trị cao hơn và hoàn thiện hơn cho khách hàng, đặc biệt trong các dự án chuyển đổi số.

Năm 2019: Đạt tổng doanh thu 27.717 tỷ đồng, tăng 19,8% Cũng trong năm 2019, lần đầu tiên, FPT đã bán bản quyền sử dụng nền tảng tự động hóa quy trình doanh nghiệp bằng robot-akaBot, với tổng giá trị lên tới 6,5 triệu USD cho một công ty Nhật Bản trong vòng 5 năm.

Năm 2020: FPT nâng tầm vị thế trên toàn cầu Với nhiều sản phẩm, giải pháp Made by FPT như: akaBot, akaChain, Cloud MSP được đưa vào danh sách sản phẩm công nghệ uy tín nhất trên thế giới Gartner Peer Insights Đồng thời, akaBot còn được vinh danh Top 6 nền tảng tự động hóa quy trình doanh nghiệp (RPA) phổ biến trên thế giới Ngoài ra, là Tập đoàn đầu tiên tại Đông Nam Á trở thành đối tác chiến lược của Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới – Mila Vượt hàng trăm Công ty CNTT toàn cầu để tư vấn, triển khai chuyển đổi số toàn diện trị giá hàng trăm triệu USD cho các tập đoàn hàng đầu thế giới tại Mỹ, Nhật Bản, Malaysia Trong nước, FPT là đối tác tư vấn chiến lược chuyển đổi số toàn diện của hàng loạt các tổ chức, tập đoàn hàng đầu các ngành năng lượng, sản xuất, thủy sản, tài chính – ngân hàng, bất động sản,…

1.2.2 Các nhân tố tác động

Kinh tế

Phát triển bền vững giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn Nghĩa là sự phát triển mà góp phần giúp nền kinh tế tăng

Trang 9

trưởng và phát triển lành mạnh, nâng cao đời sống của người dân và tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ kinh tế trong tương lai.

Xã hội

Tính bền vững ở đây được thể hiện ở việc đảm bảo về sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và tạo cơ hội để mọi thành viên trong xã hội đều được bình đẳng ngang nhau Từ đó làm giảm nguy cơ xung đột xã hội hay chiến tranh.

Môi trường

Với yếu tố môi trường, thì việc phát triển bền vững nhằm mục đích khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các tác động tiêu cực nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống theo hướng tích cực Đảm bảo cho con người sống trong môi trường xanh – sạch – đẹp.

Nguồn lực

Tính đến 31/12/2021, nhân sự của FPT tăng 21,3% so với cùng kỳ lên tới 37.180 người Trong đó, Khối Công nghệ tiếp tục đóng vai trò nòng cốt với 24.068 nhân sự, chiếm 64,7% tổng lao động toàn Tập đoàn, tăng 28,5% so với cùng kỳ Đây được xem là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng trong việc mở rộng hệ sinh thái, giải pháp chuyển đổi số Made by FPT, giúp tạo động lực tăng trưởng mới cho Tập đoàn trong dài hạn Bên cạnh đó, số lượng nhân viên trong khối viễn thông xếp vị trí phía sau với 10.346 nhân sự, chiếm 27.8% tông nguồn nhân lực Và sau cùng là khối giáo dục, đầu tư và khác có tỉ số 7.4% tương đương 2.766 nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này.

1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt độngChức năng của công ty:

FPT là một công ty thương mại và chuyển giao công nghệ có chức năng nghiên cứu, triển khai, chuyển giao công nghệ, sản xuất các chương trình phần mềm, lắp đặt các thiết bị văn phòng, làm đại lý cho các nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới Là một đơn vị kinh tế quốc doanh, công ty luôn thực hiện các chức năng chủ yếu của mình thông qua các kế hoạch nhà nước đặt hàng, các hợp đồng

Trang 10

nghiên cứu và các chương trình nghiên cứu công nghệ của Nhà nước Trong quá trình thực hiện, công ty có thể thực hiện liên doanh với các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước để phát triển khoa học công nghệ, tạo dựng vốn, mở rộng thị trường FPT còn có chức năng tham gia vào việc đầu t theo chiều sâu để phát triển các hoạt động đa công nghệ tiên tiến vào phục vụ đời sống, xã hội cho các tài năng trẻ cũng như các hoạt động xã hội khác.

Nhiệm vụ chủ yếu của công ty:

Xây dựng và tổ chức các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về nghiên cứu, xuất nhập khẩu sản phẩm tin học, CGCN tin học để đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong các ngành theo đúng kinh doanh và mục đích thành lập công ty.

Bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước giao Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức dịch vụ để phát triển dịch vụ và phát triển đầu công nghệ.

Lĩnh vực hoạt động:

Công nghệ: bao gồm Tư vấn chuyển đổi số; Phát triển phần mềm; Tích hợp hệ thống; và Dịch vụ CNTT.

Viễn thông: bao gồm Dịch vụ viễn thông; [Truyền hình FPT] và Nội dung số Giáo dục: từ tiểu học đến sau đại học, liên kết quốc tế và đào tạo trực tuyến.

Tầm nhìn

Trong giai đoạn 2021 – 2023, FPT mong muốn trở thành đồng minh tin cậy của các doanh nghiệp, tổ chức đem lại những trải nghiệm số xuất sắc thông qua quản trị, vận hành dựa trên dữ liệu gần thời gian thực Để đạt được mục tiêu trên, FPT xây dựng các chương trình hành động cân bằng toàn diện ở cả ba khía cạnh kinh doanh, công nghệ và con người.

Trang 11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN FPT2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán

Trang 12

Tài sản ngắn hạn năm 2022 đã giảm 11.9% tương đương với khoảng 4.182.860 triệu đồng so với năm 2021 Đến năm 2023 thì tài sản ngắn hạn đã tăng trưởng trở lại với tỷ lệ tăng 18.67% so với năm 2020 Điều này chủ yếu là do hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty có sự biến đổi Mức giảm năm 2022

Trang 13

phản ánh sự chú ý đặc biệt vào thanh khoản, do công ty chuyển đầu tư từ tài sản ngắn hạn sang các dạng đầu tư khác hoặc để thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn.

BIỂU ĐỒ 1: BIỂU ĐỒ THỂ THỂ HIỆN CÁC KHOẢN THU NGẮNHẠN CỦA CÔNG TY FPT

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2022 tăng 1.02 nghìn tỷ đồng so với năm 2021 và năm 2023 cũng tăng 1.8 tỷ so với năm 2022 Trong khi đó thì các khoản phải thu ngắn hạn năm 2022 lại tăng 23.6% tương đương 1.6 nghìn tỷ so với năm 2021 và năm 2023 lại tăng 12.3% so với năm 2022 Như vậy doanh nghiệp Fpt đã sử dụng tiền và các khoản tiền tương đương cho các khoản phải thu ngắn hạn.

Năm 2021 là năm mà dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc tăng cường đầu tư tài chính là một phương án hiệu quả nó đã đem lại mức lợi nhuận không hề nhỏ là 20.7 nghìn tỷ đồng Khi dịch bệnh kết thúc thì phương án đầu tư tài chính đã kém hiệu quả minh chứng là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Fpt năm 2022 giảm  mạnh 37.12% so với năm 2021 tức giảm 7.6 nghìn tỷ đồng Sau đến

Trang 14

năm 2023 thì đầu tư ngắn hạn lại tăng trở lại 23.5% so với năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2021.

Tiếp theo các khoản phải thu ngắn hạn năm 2022 cũng tăng 23.65% tương đương với 1.62 nghìn tỷ đồng Năm 2023 tăng 1.02 nghìn tỷ đồng so với năm 202 Công ty đã có sự thay đổi về chính sách bán chịu khi khoản trả trước cho người bán cũng liên tục tăng trong 3 năm Các khoản phải thu chủ yếu là lãi từ tiền gửi, tiền cho vay…

Lượng hàng tồn kho của năm 2021 và năm 2023 không có sự thay đổi nhiều, vẫn giữ ở mức 1.5 nghìn tỷ đồng Tuy nhiên năm 2022 lại có sự biến đổi khi tăng 30.4% so với năm 2021 Điều này cho thấy công ty đã không kiểm soát tốt lượng hàng bán ra, các mặt hàng bị dồn ứ tại nhà kho dẫn đến các chi phí phát sinh cho việc lưu kho.

Các tài sản ngắn hạn khác liên tục tăng trong 3 năm ở mức 69.6% so với năm 2021 và năm 2023 tăng nhẹ 22.1% so với năm 2023. 

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp có xu hướng tăng qua từng năm (2021-2023) Năm 2022 doanh nghiệp có được 20.7 nghìn tỷ đồng tương đương với tăng 11.5% so với năm 2021 Năm 2023 thì tăng 13.9 % so với năm 2022 Lượng tài sản dài hạn tăng đều chủ yếu là do công ty đang tập trung đầu tư vào tài sản cố định, máy móc, thiết bị Điều này có thể phản ánh chiến lược của FPT để mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cấp công nghệ, hoặc đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như một biểu hiện của việc công ty đầu tư vào các dự án dài hạn để củng cố vị thế và nâng cao khả năng cạnh tranh Và sự tập trung vào tài sản cố định có thể liên quan đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như mở rộng quy mô kinh doanh vào các lĩnh vực mới.

Khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty mang lại lợi nhuận đáng kể và duy trì sự ổn định trong suốt 3 năm, không có sự chênh lệch lớn, nhưng vẫn tiếp tục tăng trưởng từng năm Lợi nhuận chủ yếu đến từ việc đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết như Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT và Công ty Cổ phần Synnex FPT Ngoài ra, còn có lợi nhuận đáng kể từ việc đầu tư vào các công ty góp vốn vào

Trang 15

các đơn vị khác Điều này chứng tỏ chiến lược đầu tư tài chính dài hạn của công ty không chỉ mang lại lợi nhuận ổn định mà còn tạo ra sự đa dạng hóa và ổn định trong nguồn thu nhập, giúp công ty duy trì sự bền vững và mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh.

BIỂU ĐỒ 2: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÀI SẢN NGẮN HẠN - TÀI SẢN DÀIHẠN CỦA CÔNG TY FPT

Sự sụt giảm mạnh của tài sản ngắn hạn đã làm anh hưởng đến tổng tài sản của công ty khiến tổng tài sản giảm 2.04 nghìn tỷ năm 2022 tương đương với 3.8% Tuy nhiên đến năm 2023 với những định hướng đúng đắn và không ngừng mở rộng việc sản xuất kinh doanh, đầu tư vào dự án mới, thực hiện các chiến lược tài chính có hiệu quả thì tổng tài sản của công ty đã phục hồi và tăng trưởng trở lại là đạt ngưỡng 60.3 nghìn tỷ Điều này cho thấy sự thành công của các định hướng và chiến lược công ty đang thực hiện.

B Tình hình nguồn vốn

Trang 16

BIỂU ĐỒ 3: BIỂU ĐỒ DOANH THU - VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TYFPT

Nợ phải trả của công ty FPT vào năm 2022 có xu hướng giảm mạnh 5.9 nghìn tỷ so với năm 2021 Việc giảm nợ phải trả này chủ yếu đến từ việc giảm nợ ngắn hạn của công ty, đặc biệt là các khoản vay dưới hình thức tín chấp và tín dụng từ ngân hàng Sự giảm nợ phải trả cũng có thể là kết quả của việc công ty quản lý tài chính hiệu quả hơn, thông qua tái cấu trúc nợ, đàm phán điều kiện vay lãi suất thấp hơn, hoặc tìm kiếm các nguồn tài chính thay thế Tuy nhiên đến năm 2023 thì khoản nợ ngắn hạn đã tăng ở mức 30.3 nghìn tỷ đồng tương đương với tăng 15.4% so với năm 2022 Với việc tỷ lệ nợ ngắn hạn tăng cao sẽ gây áp lực đến phía công ty về việc trả nợ bởi vì thời gian đáo hạn là rất ngắn Điều này đặt ra thách thức về khả năng thanh toán nhanh chóng và có thể yêu cầu công ty duy trì một mức thanh khoản cao.

Nợ dài hạn của công ty trong 3 năm liên tục giảm ở mức 2.4 nghìn tỷ xuống 1.7 nghìn tỷ và tới năm 2023 là còn 7069 tỷ đồng Trong đó vay và nợ thuê tài chính dài hạn đều có xu hướng giảm dần và chủ yếu là các khoản vay dài hạn

Trang 17

không quá 3 năm điều này cho thấy công ty có thể đã thực hiện chiến lược quản lý nợ hiệu quả hơn để giảm rủi ro tài chính và chi phí liên quan đến nợ.

Công ty FPT ghi nhận sự gia tăng ổn định về vốn chủ sở hữu trong suốt 3 năm gần đây Với tăng trưởng lần lượt là 18.3% năm 2022 và 18.7% năm 2023, điều này cho thấy một sự phát triển tích cực và sự tin tưởng từ nhà đầu tư Công ty có thể đang thực hiện chiến lược tài chính mạnh mẽ, bao gồm đầu tư vào các dự án mới và mở rộng kinh doanh Sự gia tăng vốn chủ sở hữu cũng có thể phản ánh khả năng tài chính và sẵn sàng đối mặt với thách thức trong tương lai.

Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán theo chiều dọc (ĐVT: triệu đồng)

III Tài sản dở dang dài hạn 1.292.046 1.260.823 1.315.270 2,4 2,4 2,2

IV Các khoản đầu tư tài chính

V Tài sản dài hạn khác 3.621.268 4.149.601 5.042.420 6,7 8,0 8,4

Tổng cộng tài sản 53.696.643 51.655.408 60.325.276 100, 100,0 100,0

Trang 19

BIỂU ĐỒ 4: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU TÀI SẢN NGẮN HẠN - TÀI SẢN DÀI HẠNCỦA CÔNG TY FPT

Cơ cấu tài sản của công ty bao gồm 2 thành phần là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Dựa vào biểu đồ cơ cấu tài sản của công ty ta thấy được rằng tài sản ngắn hạn chiếm nhiều hơn so với tài sản dài hạn Cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi qua 3 năm.

Tình hình tăng trưởng ổn định và liên tục của công ty FPT Tiền và các khoản tương đương tiền qua các năm (10.1% năm 2021, 12.5% năm 2022, và 13.7% năm 2023) có thể được xem là một dấu hiệu tích cực về mặt tài chính Các tỷ lệ tăng này thường thể hiện sự ổn định và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của công ty Tăng trưởng ổn định trong mức này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho công ty để đối mặt với các thách thức tài chính và đầu tư vào cơ hội mới.

Trang 20

Sự giảm tỷ trọng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty từ 38.6% năm 2021 xuống 25.2% năm 2022 và tăng lên 26.7% năm 2023 có thể phản ánh chiến lược quản lý, điều chỉnh đầu tư tài chính, hoặc thay đổi trong chiến lược quản lý rủi ro.

Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn của công ty thay đổi từ 12.8% năm 2021 lên 16.5% năm 2022 và sau đó giảm xuống còn 15.8% vào năm 2023 Sự biến động này chủ yếu được đánh giá là do chính sách bán chịu cho khách hàng Sự tăng lên năm 2022 có thể phản ánh việc công ty áp dụng các điều kiện thanh toán linh hoạt hơn để kích thích doanh số bán hàng, trong khi sự giảm năm 2023 có thể là kết quả của việc cải thiện quản lý nợ và tối ưu hóa chính sách thu chi.

Tỷ trọng thấp của hàng tồn kho trong tổng tài sản của công ty FPT (2.8% năm 2021, 3.8% năm 2022, và 2.6% năm 2023) có thể phản ánh đúng sự đặc trưng của hoạt động kinh doanh của công ty trong lĩnh vực công nghệ viễn thông Các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thường có xu hướng giảm thiểu tồn kho để tăng tính linh hoạt và giảm rủi ro của chuỗi cung ứng.

Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 34.6% trong năm 2021 và gần 40% trong cả năm 2022 và 2023 Điều này là minh chứng cho việc doanh nghiệp đang tích cực sử dụng tài sản dài hạn như máy móc và thiết bị để đặt điều kiện cho sự tăng trưởng doanh thu Trong số các tài sản ngắn hạn, khoản máy móc và thiết bị chiếm phần lớn, đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực công nghệ viễn thông, nơi sự hiện đại hóa của thiết bị công nghệ đóng vai trò quan trọng Việc duy trì và đầu tư vào máy móc và thiết bị hiện đại là một dấu hiệu tích cực, chứng tỏ công ty không chỉ đang phát triển mạnh mẽ mà còn không có dấu hiệu thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh.

Trang 21

BIỂU ĐỒ 6: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ TRỌNG NỢ NGẮN HẠN, NỢ DÀIHẠN VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY FPT

Tuy nhiên, trong cơ cấu của Nợ phải trả, nên lưu ý rằng đa số là nợ ngắn hạn, điều này có thể tạo áp lực cho nhà quản lý Việc sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua nợ ngắn hạn có thể mang lại lợi nhuận nhanh chóng, nhưng cũng đi kèm với những thách thức Thời gian trả nợ ngắn hạn ngắn có thể làm gia tăng áp lực tài chính, đặt ra thách thức về hiệu quả và sức chịu đựng tài chính của công ty.

2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh 

Bảng 2.3 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang (ĐVT: VNĐ) 

Trang 22

3Doanh thu thuần35.657.26344.009.52752.617.9008.352.26423,42% 8.608.37319,56%

Trang 23

Phân tích doanh thu: 

So sánh 3 năm (doanh thu tổng chi phí lợi nhuận):

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 tăng 23.41% so với năm 2021,tương ứng với số tiền là 8.351 tỷ đồng.Trong năm 2023 cũng tăng nhẹ so với với năm2022 với tỷ lệ tăng là 19.54% tương ứng với số tiền 8.602 tỷ đồng Qua đó, cho ta thấy được doanh nghiệp đang được vận hành và hoạt động hiệu quả Và ở dưới là biểu đồ doanh thu thuần.

BIỂU ĐỒ 7: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH THU THUẦN THEO NĂM CỦATẬP ĐOÀN FPT

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2022 so với năm 2021 tăng 25.93% tương ứng với số tiền hơn 727 tỷ đồng và doanh thu hoạt động tài chính năm 2023 so với năm 2022 là tăng 16.89% tương ứng với số tiền 337 tỷ đồng.

Trang 24

BIỂU ĐỒ 8: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH THU THUẦN VÀ LỢI NHUẬNSAU THUẾ THEO NĂM CỦA TẬP ĐOÀN FPT

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế đã tăng theo các năng với những con số rất đáng kinh ngạc càng làm cho doanh nghiệp vững vàng hơn trên vị trí là công ty công nghệ hàng đầu với lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng 21.35% so với 2021 với số tiền tương ứng là 1.142 tỷ đồng và năm 2023 cũng tăng 20.04% với số tiền tương ứng là 1.301 tỷ đồng Đây đều là mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử hoạt động của FPT.

Năm 2023 đạt được nhiều thành tựu to lớn chủ yếu do tăng trưởng của khối công nghệ Cụ thể, trong quý 4, khối công nghệ đạt doanh thu 8.932 tỷ đồng, tăng trưởng 13,9%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.033 tỷ đồng, tăng trưởng 33,1% so với cùng kỳ năm ngoái Doanh thu lợi nhuận thúc đẩy từ thị trường tăng trưởng khu vực Nhật Bản- Thái Bình Dương.

Cùng đi theo đó là sự giảm sút mạnh của lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết năm 2023 giảm đến 84,27% tương ứng với số tiền 407 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái và năm 2022 giảm 29,59% tương ứng với 203 tỷ đồng so với 2021 Sự giảm sút mạnh này cũng đã phần nào thể hiện được rằng FPT đang rất khốc liệt trên thị trường cuộc đua cạnh tranh về giá có thể nói từ đại dịch covid 19 đến hiện

Trang 25

tại việc lợi nhuận của FPT cứ giảm mà không tăng gây lên tình trạng đáng báo động.

Phân tích biến động chi phí:

BIỂU ĐỒ 9: BIỂU ĐỒ TRÒN THỂ HIỆN CÁC LOẠI CHI PHÍ CỦA CÁCNĂM 2021, 2022, 2023 CỦA TẬP ĐOÀN FPT

 

Trang 26

Nhìn chung, tình hình tổng chi phí của doanh nghiệp không có những biến động lớn trong 3 năm gần đây, chủ yếu tập trung vào chi phí giá vốn bán hàng Lợi nhuận sau thuế duy trì sự ổn định, cho thấy doanh nghiệp tự khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính.

Chi phí Quản lý Doanh nghiệp (QLDN) tăng 26.75% từ năm 2021 lên 2022, tương ứng với 1.233 tỷ đồng, và tăng thêm 16.68% lên 975 tỷ đồng vào năm 2023 Sự tăng giảm này không chỉ phản ánh sự ổn định của doanh nghiệp mà còn cho thấy khả năng điều chỉnh linh hoạt sau những thời kỳ khó khăn như đại dịch.

Ngoài ra, việc chi phí khác có sự mất cân bằng rõ rệt, đặc biệt là năm 2023 so với 2022 với tỷ lệ giảm là -1.23% Điều này thể hiện doanh nghiệp đang tập trung vào việc giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo duy trì mức lợi nhuận cao Sự gia tăng lớn về chi phí khác năm 2022 so với 2021 (354.30%) có thể là kết quả của các chiến lược đầu tư hay phát triển mới, đồng thời cũng là một dấu hiệu tích cực về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn đó.

Bảng 2.4 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc (ĐVT: tỷ đồng) 

Trang 28

toán trước thuế

BIỂU ĐỒ 10: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU LỢI NHUẬN GỘP -GIÁ VỐNTHEO NĂM CỦA TẬP ĐOÀN FPT

Trang 29

Dựa vào phân tích tỷ trọng của giá vốn bán hàng trong 3 năm 2021, 2022 và 2023, lần lượt là 61.77%, 60.99%, và 61.36%, ta có thể hiểu rằng trong mỗi 100 đồng doanh thu mà FPT thu được từ việc bán hàng và các giao dịch doanh nghiệp, có sự biến động nhỏ về tỷ trọng giá vốn Cụ thể, năm 2021 có tỷ trọng giá vốn là 61.77 đồng, năm 2022 giảm nhẹ xuống còn 60.99 đồng, và năm 2023 tăng lên 61.36 đồng.

Tóm lại, giá vốn của doanh nghiệp này đã trải qua sự giảm và tăng nhẹ qua các năm, nhưng biến động này là rất nhỏ Điều quan trọng là sự ổn định của doanh thu thuần, không có biến động đáng kể Điều này cho thấy doanh nghiệp đã tối ưu hóa cân bằng giữa giá vốn và doanh thu, không gặp phải những khó khăn đáng kể trong việc lỗ vốn Điểm hòa vốn ở những năm này được duy trì ổn định, đạt đến điểm hòa vốn lý tưởng.

Kết luận, doanh nghiệp này đã sử dụng phương pháp tối ưu giá vốn một cách hiệu quả, đồng thời duy trì được sự ổn định trong cân bằng giữa giá vốn và doanh thu, đặt họ ở một điểm hòa vốn lý tưởng.

Trang 30

BIỂU ĐỒ 11: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀICHÍNH THEO NĂM CỦA TẬP ĐOÀN FPT

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tài chính qua 3 năm 2021, 2022 và 2023 lần lượt là 3.56%, 4.54%, và 4.44% Điều này biểu thị rằng trong mỗi 100 đồng doanh thu thuần, có 3.56 đồng (năm 2021), tăng lên 4.54 đồng (năm 2022), và giảm xuống 4.44 đồng (năm 2023) đến từ hoạt động tài chính Mặc dù tỷ trọng này không lớn so với doanh thu thuần, nhưng với quy mô lớn của doanh nghiệp, giá trị doanh thu từ hoạt động tài chính là khá đáng kể.

Trong khi đó, tỷ trọng lợi nhuận từ công ty liên doanh và liên kết giảm từ 1.93% (năm 2021) xuống còn 1.1% (năm 2022) và thậm chí giảm rất đáng kể xuống mức 0.14% vào năm 2023 Điều này có thể là dấu hiệu cần chú ý về hiệu quả những hoạt động đầu tư từ những công ty liên doanh, liên kết Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu thuần nhưng cho ta thấy việc đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết cũng mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải điều chỉnh để phát triển và vững hơn về hoạt động này.

BIỂU ĐỒ 12: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ TRỌNG CỦA CHI PHÍ TÀICHÍNH SO VỚI DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH SO VỚI CHI

PHÍ LÃI VAY THEO NĂM CỦA TẬP ĐOÀN FPT

Ngày đăng: 01/04/2024, 21:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan