Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG là đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc; nguyên phụ liệu, thiết bị ngành dệt may… Công ty có nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CP TCT
MAY BẮC GIANG BGG
Lớp: K57E3
Mã sinh viên: 21D130004
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG” là một công trình nghiên cứu độc lập, được tiến hành công khai dựa trên sự nghiên cứu của bản thân
và dưới sự hướng dẫn của ThS Doãn Nguyên Minh cùng sự hỗ trợ từ phía Công ty
CP TCT May Bắc Giang BGG
Những số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, hoàn toàn không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Ngoài ra, trong luận văn có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Bộ môn, Khoa và Nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2024
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Thùy Linh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến các thầy cô trong Trường Đại học Thương Mại nói chung và các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng Thầy cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện tốt nhất để chúng em có thể học tập thật tốt các môn học của mình, từ đó có được nền tảng kiến thức vững vàng trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS Doãn Nguyên Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ em rất nhiệt tình trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG cùng toàn thể các anh chị trong công ty đã cho em cơ hội được làm việc và học hỏi trong môi trường chuyên nghiệp, cũng như truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý giá trong quá trình thực tập
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều
cố gắng nhưng do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn vẫn còn hạn chế nên khó có thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp từ thầy cô Đó là những hành trang không thể thiếu
để em tiếp tục bước đi trên con đường sự nghiệp sau này
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô thật nhiều sức khỏe và Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG ngày càng phát triển lớn mạnh
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu 5
1.7 Kết cấu của khóa luận 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 7
2.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu 7
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu 7
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu 7
2.2 Khái quát về quy trình xuất khẩu 9
2.2.1 Khái niệm quy trình xuất khẩu 9
2.2.2 Nội dung quy trình xuất khẩu 9
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình xuất khẩu 15
2.3.1 Các nhân tố chủ quan 15
2.3.2 Các nhân tố khách quan 18
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CP TCT MAY BẮC GIANG BGG 21
3.1 Tổng quan về Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG 21
Trang 53.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty CP TCT May Bắc Giang
BGG 30
3.2 Thực trạng quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG 35
3.2.1 Thực trạng chuẩn bị hàng xuất khẩu 35
3.2.2 Thực trạng kiểm tra hàng hóa xuất khẩu 37
3.2.3 Thực trạng thuê phương tiện vận tải 39
3.2.4 Thực trạng mua bảo hiểm hàng hóa 41
3.2.5 Thực trạng làm thủ tục hải quan xuất khẩu 43
3.2.6 Thực trạng tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải 45
3.2.7 Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu 46
3.3 Đánh giá quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG 51
3.3.1 Những kết quả đạt được 51
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân: 54
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CP TCT MAY BẮC GIANG BGG 61
4.1 Định hướng phát triển cho quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG 61
4.1.1 Định hướng phát triển chung 61
4.1.2 Định hướng phát triển nâng cao 62
4.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG 63
4.2.1 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu: 63
4.2.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm tra hàng hóa xuất khẩu: 64
4.2.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình thuê phương tiện vận tải: 65
4.2.4 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu: 66 4.2.5 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán hàng xuất khẩu: 67
4.2.6 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:68 4.3 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước và các hiệp hội ngành hàng 69
Trang 64.3.2 Đối với các hiệp hội ngành hàng liên quan: 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 9
Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức của Công ty 23
DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình nhân sự của Công ty giai đoạn 2021 – 2023 23
Bảng 3.2 Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2021-2023 25
Bảng 3.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2021-2023 28
Bảng 3.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 32
2021-2023 32
Bảng 3.5: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG theo thị trường giai đoạn 2021 – 2023 33
Bảng 3.6: Kết quả phân luồng hải quan của hàng hóa may mặc xuất khẩu của Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG giai đoạn 2021-2023 43
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 : Chi phí thu mua nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần TCT May Bắc Giang BGG giai đoạn 2021-2023 36
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ hàng hóa bị trả về sau của Công ty Cổ phần TCT May Bắc Giang BGG giai đoạn 2021-2023 39
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ sử dụng các phương thức thanh toán của Công ty Cổ phần TCT May Bắc Giang BGG giai đoạn 2021-2023 47
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt
CIF Cost - Insurance - Freight
Chi phí - Bảo hiểm - Cước
tàu FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do
VITAS Vietnam Textile and Apparel Association Hiệp hội Dệt may Việt Nam
VCOSA
Vietnam Cotton and Spinning
Association Hiệp hội Bông Việt Nam WMS Warehouse Management System Hệ thống Quản lý kho TMS Transportation Management System Hệ thống Quản lý vận tải QMS Quality Management System Hệ thống Quản lý chất lượng
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa hiện nay, hoạt động ngoại thương giữ vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia Trên thế giới, nhiều tổ chức và hiệp hội ra đời nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó xuất khẩu là hoạt động chính và đầu tiên của thương mại quốc tế, được thừa nhận như phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế Đối với nền kinh tế quốc gia, XK không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sản xuất trong nước, phát huy sáng tạo qua cạnh tranh quốc tế Với nền kinh tế Việt Nam, chỉ số kim ngạch xuất nhập khẩu thể hiện quy mô và tốc độ phát triển Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD năm 2019 và đạt trên 545 tỷ USD năm 2020 Đặc biệt, kim ngạch XK ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ từ 176,6 tỷ USD năm 2016 lên 282,7 tỷ USD năm 2020, tăng trung bình 11,9%/năm giai đoạn 2016-2020 Trong đó, ngành dệt may là ngành XK chủ lực, đưa Việt Nam trở thành quốc gia XK dệt may lớn thứ 2 thế giới, với kim ngạch đạt khoảng 35 tỷ USD năm
2020 và sản phẩm có mặt tại hơn 200 quốc gia, tăng mạnh từ con số 150 vào năm
2016 Ngành dệt may không chỉ đóng góp cho kinh tế mà còn tạo việc làm, ổn định
xã hội, cải thiện đời sống người lao động, đặc biệt là lao động từ nông thôn, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của đất nước
Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG là đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc; nguyên phụ liệu, thiết bị ngành dệt may… Công ty có nhiều loại hình kinh doanh như vậy được xem như là cơ hội và thách thức không hề nhỏ đối với công ty trong việc vận hành trơn tru bộ máy tổ chức Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG có nguồn lực dồi dào nhờ trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như nhà máy sợi, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy may và xí nghiệp cơ điện nên được đánh giá cao về mức độ đóng góp trong tổng tỷ trọng kim ngạch XNK ngành dệt may của nước ta Chính vì thế mà việc đánh giá quy trình XNK là vô cùng cần thiết để đảm bảo duy trì tốt mô hình kinh doanh đối với Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG
Xuất phát từ những lí do trên em quyết định thực hiện đề tài “Hoàn thiện
Trang 10đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu quy trình thực hiện xuất khẩu, đã có nhiều bài luận văn nghiên cứu, chứng tỏ đây không phải là một vấn đề mới nhưng vẫn rất được quan tâm, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu gần đây như:
- Đề tài “ Hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa nông sản tại Công ty
TNHH Tuấn Phát” (2019) của tác giả Lê Văn Cường đã làm rõ tầm quan trọng của
việc quản lý hiệu quả từng khâu trong quy trình xuất khẩu, từ thu mua, bảo quản sau thu hoạch, đến vận chuyển và làm thủ tục hải quan Vai trò của sự phối hợp giữa các bên liên quan, bao gồm nông dân, nhà sản xuất và nhà xuất khẩu, được nhấn mạnh là yếu tố then chốt giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và duy trì nguồn cung
ổn định Tuy nhiên, công ty cần đầu tư vào công nghệ và nâng cao kỹ năng cho các bên liên quan để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu khắt khe và cạnh tranh của thị trường quốc tế
- Đề tài “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường EU của Công ty TNHH Xuất khẩu Siuki Hair Việt Nam” (2023)
của tác giả Vũ Thị Ngọc Mai đã tiếp cận với một mặt hàng mới, tác giả cũng đã tập
trung vào việc mô tả và phân tích chi tiết về thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty Đề tài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ các đặc thù của mặt hàng tóc, từ yêu cầu chất lượng đến quy định nhập khẩu của thị trường EU Tuy nhiên, , về các giải pháp thì công ty cần chú trọng hơn vào việc xây dựng các mối quan hệ với đối tác nước ngoài, nâng cao chất lượng sản phẩm, và cải tiến quy trình nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và nhu cầu ngày
Trang 11thực nhằm hoàn thiện quy trình, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro
- Đề tài “Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng bao bì
nhựa PP sang thị trường Trung Quốc của công ty cổ phần Việt Thịnh”( 2021) của
tác giả Nguyễn Việt Bắc đã tiến hành phân tích hiện trạng thực hiện quy trình xuất khẩu của công ty, làm rõ những hạn chế cũng như những thành công đã đạt được Trên cơ sở những kết luận này, tác giả đã đề xuất một loạt các giải pháp nhằm cải thiện quy trình nhập khẩu Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế khi chưa tập trung vào việc chi tiết hóa từng bước cụ thể trong quá trình quản lý và thực hiện hợp đồng Phân tích của tác giả chủ yếu dừng lại ở mức độ lý thuyết, mà chưa đi sâu vào các khía cạnh thực tiễn và cụ thể của hoạt động kinh doanh
- Đề tài “Giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất tấm tăng cứng SUS LAMINATE của Công ty TNHH Precision Việt Nam” ( 2021) của tác giả Lê Thị Thu Hoài đã dựa trên cơ sở lý luận
về hợp đồng nhập khẩu và quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu để tiến hành phân tích và đánh giá kỹ lưỡng thực trạng quản trị quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tấm tăng cứng Sus Laminate tại công ty TNHH Precision Việt Nam Các thị trường nhập khẩu được tập trung phân tích bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, và Thái Lan, cùng với việc xem xét các yếu tố tác động đến quá trình này Từ những phân tích đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty, giúp tối ưu hóa hoạt động nhập khẩu và tăng cường khả năng cạnh tranh
trên thị trường
Kết luận và khoảng trống nghiên cứu:
Tổng quan các nghiên cứu trước đã cung cấp nhiều phân tích về việc hoàn thiện quy trình xuất nhập khẩu trong nhiều lĩnh vực, nhưng hầu hết vẫn còn thiếu sự phân tích chi tiết về từng bước cụ thể trong quy trình thực hiện hợp đồng, cũng như chưa làm rõ những yếu tố thực tiễn tác động đến quá trình này Nhiều nghiên cứu còn sử dụng số liệu cũ, làm giảm tính khả thi của các giải pháp trong bối cảnh hiện nay Bên cạnh đó, quy trình xuất khẩu tại mỗi doanh nghiệp có sự khác biệt về loại hàng hóa, thị trường xuất khẩu, phạm vi và thời gian nghiên cứu, cũng như số liệu
Trang 12dụng đồng bộ các kết quả nghiên cứu trước đây gặp nhiều hạn chế và thiếu tính khả thi trong thực tiễn
Do đó, đề tài “Hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty CP
TCT May Bắc Giang BGG” tập trung vào quy trình xuất khẩu của công ty, với sự
phân tích chi tiết về từng bước trong quy trình, từ quản lý đơn hàng, thủ tục hải quan đến vận chuyển quốc tế, trong bối cảnh thị trường may mặc toàn cầu đang ngày càng cạnh tranh Bên cạnh đó, đề tài còn chú trọng đến việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và giải quyết những thách thức liên quan đến biến động thị trường Nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp thực tiễn và cụ thể, giúp tối ưu hóa quy trình xuất khẩu, mở rộng thị trường toàn cầu, và nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Đây chính là tính mới của đề tài này
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty CP TCT
Trang 13Phạm vi thời gian: Số liệu trong quá trình nghiên cứu được thu thập trong
giai đoạn 2021-2023
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Nguồn dữ liệu nội bộ của công ty từ số liệu báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2021-2023
- Giáo trình, luận văn, tạp chí, sách báo liên quan tới hoạt động xuất khẩu và quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu
1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trước đó, đề tài xây dựng phương pháp phân tích định tính Từ những thông tin thu thập được và tình hình thực tế trên thị trường, để có thể xử lý dữ liệu và đưa ra những phân tích – đánh giá, bài luận sử dụng các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu sau:
- Phương pháp phân tích, thống kê: Thu thập các dữ liệu liên quan đến quá
trình nghiên cứu, phân loại chúng và sử dụng excel để thống kê các chỉ tiêu kết quả kinh doanh, sau đó tính phần trăm và so sánh với tình hình chung tổng thể để đưa ra các nhận xét và đánh giá
- Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp trọng tâm được sử dụng để
thu thập thông tin, số liệu về hoạt động kinh doanh và nhập khẩu của doanh nghiệp Tổng hợp những phân tích và so sánh để đưa ra nhận xét, đánh giá về quy trình xuất khẩu sản phẩm may mặc
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này đối chiếu các số liệu với nhau
theo một tiêu chí nhất định cùng với một đơn vị so sánh Có thể đối chiếu kết quả giữa các thời kì với nhau, giữa nhóm nghiên cứu này với nhóm nghiên cứu khác nhằm đưa ra kết quả đánh giá về ý nghĩa của số liệu đó đối với vấn đề nghiên cứu Trong đề tài này phương pháp được dùng để so sánh kết quả kinh doanh của 3 năm gần nhất để thấy được sự chênh lệch, biến động qua từng năm
1.7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và các mục danh mục bảng biểu, danh
Trang 14của bài nghiên cứu được chia thành 4 phần như sau:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình xuất khẩu hàng hóa
Chương 3 Thực trạng quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty
CP TCT May Bắc Giang BGG
Trang 15CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 2.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Khái niệm xuất khẩu ra đời khi kinh tế thị trường hình thành và phát triển, nó gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới Đã có nhiều định nghĩa về xuất khẩu như:
Theo Bùi Xuân Lưu (1997), “Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho
nước ngoài” (Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương, NXB Giáo dục, Hà Nội)
Còn Viện Khoa học Kinh tế Trung Quốc (1998) lại định nghĩa “Xuất khẩu là
sự luân chuyển hàng hóa ra nước ngoài theo những thỏa thuận giữa các đối tác với nhau về pháp lý, phong tục, điều kiện kinh tế (bao gồm: chất lượng, kỹ thuật…) và
thông lệ quốc tế mà đôi bên đã thỏa thuận” (Đại từ điển Kinh tế thị trường Trung
Quốc)
Trong Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học đưa ra khái niệm: “Xuất khẩu
là đưa hàng hóa hoặc thứ gì đó ra nước ngoài để buôn bán, kinh doanh”
Mặc dù các nhà kinh tế học đưa ra nhiều khái niệm khác nhau nhưng về quan điểm khá đồng nhất, đều thể hiện hoạt động bán hàng hóa hay dịch vụ ra khỏi biên giới của một quốc gia
Như vây, có thể hiểu : Xuất khẩu là quá trình bán hàng hóa và dịch vụ ra thị
trường quốc tế, thông qua việc trao đổi ngoại tệ và thực hiện các giao dịch dựa trên nguyên tắc thỏa thuận thương mại quốc tế
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu
- Xuất khẩu trực tiếp :
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc đặt mua của doanh nghiệp sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu sản phẩm này với danh nghĩa là hàng của mình cho khách hàng nước ngoài
Với hình thức xuất khẩu trực tiếp này, ưu điểm là mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp như quyền tự chủ trong việc tìm kiếm đối tác, quyết định giá cả, và lựa chọn phương thức thanh toán trong khuôn khổ chính sách của Nhà nước Hình thức này giúp doanh nghiệp tăng cường uy tín và tối ưu hóa lợi nhuận do không
Trang 16quan hệ tốt với đối tác, và am hiểu sâu rộng về ngoại thương Đây thường là lựa chọn của các doanh nghiệp có uy tín và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trong khi các doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn do hạn chế về vốn và kinh nghiệm trên thị trường quốc tế
- Xuất khẩu gián tiếp :
Đây là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện vai trò trung gian, giúp các đơn vị sản xuất hoàn thành các thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế Doanh nghiệp ngoại thương sẽ nhận một khoản phí dựa trên giá trị lô hàng xuất khẩu Nói cách khác, bên trung gian (bên nhận ủy thác) xuất khẩu hàng hóa dưới tên của mình và nhận tiền công theo thỏa thuận từ bên giao hàng (bên ủy thác)
Ưu điểm của hình thức này là giúp giảm thiểu rủi ro cho bên sản xuất, bởi trách nhiệm chính thuộc về bên trung gian Điều này cũng không đòi hỏi bên xuất khẩu phải có nhiều vốn ban đầu, do đó rủi ro tài chính được hạn chế Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp ngoại thương sẽ không cao, và bên sản xuất phải trả phí ủy thác, đồng thời không trực tiếp tiếp cận khách hàng nước ngoài hay nắm bắt thông tin thị trường, khiến khả năng tối ưu hóa sản phẩm bị hạn chế
- Xuất khẩu tại chỗ:
Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức kinh doanh mà sản phẩm không cần phải
di chuyển qua biên giới quốc gia, nhưng khách hàng vẫn có thể mua hàng ngay trong nước Với phương thức này, doanh nghiệp không cần phải đến nước ngoài để đàm phán trực tiếp với đối tác, vì khách hàng sẽ tự tìm đến doanh nghiệp, nhờ vậy tránh được các thủ tục phức tạp liên quan đến hải quan, cũng như không cần phải lo
về vận chuyển hay bảo hiểm hàng hóa Phương thức này thường được áp dụng ở những quốc gia có lợi thế về du lịch, nơi thu hút nhiều tổ chức nước ngoài đang hoạt động
- Gia công quốc tế:
Gia công quốc tế là một hình thức hợp tác sản xuất, trong đó bên đặt gia công từ nước ngoài cung cấp các thiết bị, máy móc, nguyên liệu hoặc bán thành phẩm để bên nhận gia công thực hiện quá trình sản xuất theo yêu cầu Sau khi
Trang 17bên đặt gia công và nhận được khoản thù lao đã thỏa thuận trước đó, thường gọi
là phí gia công
Hiện nay, gia công quốc tế rất phổ biến, nhưng chủ yếu diễn ra theo một chiều: các nước phát triển đóng vai trò là bên đặt gia công, trong khi các nước đang phát triển là bên nhận gia công Điều này phản ánh sự khác biệt về lợi thế so sánh giữa các quốc gia Các nước phát triển tìm kiếm lao động chi phí thấp ở nước ngoài
để giảm chi phí sản xuất, trong khi các nước nhận gia công tận dụng lao động dồi dào để tạo việc làm, thu nhập, và tiếp cận công nghệ tiên tiến
Các hình thức gia công quốc tế bao gồm gia công thuê, gia công mua đứt bán đoạn, và gia công kết hợp
2.2 Khái quát về quy trình xuất khẩu
2.2.1 Khái niệm quy trình xuất khẩu
Quy trình xuất khẩu là một chuỗi các bước nghiệp vụ và phương thức mà một tổ chức mà doanh nghiệp phải thực hiện nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ thị trường nội địa ra thị trường quốc tế
2.2.2 Nội dung quy trình xuất khẩu
Quy trình thực hiện xuất khẩu thường qua những bước như sau :
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Nguồn: Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế 2.2.2.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là đảm bảo hàng hóa được sắp xếp đúng tên
Chuẩn bị
hàng XK
Kiểm tra hàng hóa
XK
hiểm hàng hóa
Khiếu nại và
giải quyết
khiếu nại
Thanh toán hàng XK
Tổ chức giao nhận hàng với PTVT
Làm thủ tục hải quan XK
Trang 18giao đúng hạn theo quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế Quá trình này bao gồm các nội dung như sau:
- Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng: Việc tập trung hàng xuất
khẩu là quá trình chuẩn bị lô hàng đầy đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và đúng thời điểm, địa điểm, nhằm tối ưu hóa chi phí Các doanh nghiệp thường tìm kiếm nguồn hàng từ những nơi uy tín, có khả năng cung cấp liên tục và đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu Nhà quản lý cần quyết định về nguồn hàng, phương thức và thời gian tập trung để đảm bảo quá trình xuất khẩu diễn ra suôn sẻ, tùy theo đặc thù từng doanh nghiệp và sản phẩm
- Bao gói hàng hóa xuất khẩu: Doanh nghiệp cần dựa trên số lượng, tính chất
hàng hóa và các yêu cầu hợp đồng để lập kế hoạch cung ứng bao bì kịp thời và đầy
đủ Bao bì không chỉ quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm khỏi hư hỏng và mất mát trong quá trình vận chuyển, mà còn cần được lựa chọn cẩn thận về kiểu dáng, chất lượng, và số lượng
- Kẻ ký mã hiệu hàng hóa xuất khẩu: Ký mã hiệu là những ký hiệu chữ, số
hoặc hình vẽ được ghi trên bao bì nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình giao nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa Mã hiệu phải dễ đọc, dễ nhận biết, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và không làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa Nội dung cần bao gồm các thông tin về người gửi, người nhận, thông tin vận chuyển và các hướng dẫn bảo quản hàng hóa để quá trình vận chuyển diễn ra an toàn, hiệu quả
2.2.2.2 Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
Kiểm tra hàng xuất khẩu là một bước quan trọng trước khi giao hàng nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng và các yêu cầu bao bì theo đúng quy định hợp đồng
và tiêu chuẩn Đối với hàng hóa đặc biệt như động vật, thực vật hoặc thực phẩm, cần tiến hành kiểm định thêm về khả năng lây nhiễm bệnh hoặc an toàn vệ sinh thực phẩm
Việc kiểm tra hàng xuất khẩu có các tác dụng chính như đảm bảo trách nhiệm của nhà xuất khẩu theo hợp đồng, bảo vệ uy tín trong thương mại quốc tế, và tránh các hậu quả không mong muốn như hàng bị khuyết tật, phải đổi trả, hoặc làm
Trang 19Kiểm tra hàng xuất khẩu được thực hiện ở hai cấp: tại cơ sở sản xuất và tại cửa khẩu Tại cơ sở, quá trình này bao gồm việc kiểm tra chất lượng bao bì, số lượng và trọng lượng hàng hóa Tại cửa khẩu, hàng hóa có thể bị kiểm tra lại theo yêu cầu của Nhà nước hoặc người mua để đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định và tiêu chuẩn xuất khẩu
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp xuất khẩu phải mời các tổ chức giám định độc lập để kiểm tra hàng hóa và cấp giấy chứng nhận chất lượng Các cơ quan giám định sẽ căn cứ vào hợp đồng và L/C để tiến hành kiểm tra thực tế về số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu và chất lượng hàng hóa Chứng thư giám định là tài liệu quan trọng trong quá trình thanh toán và giải quyết các tranh chấp thương mại
2.2.2.3 Thuê phương tiện vận tải
Trong hợp đồng xuất nhập khẩu, việc thuê phương tiện vận tải phụ thuộc vào các điều kiện Incoterms được thỏa thuận Nếu áp dụng điều kiện thuộc nhóm C và
D như CFR, CIF, CPT, CIP , bên xuất khẩu sẽ chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải Ngược lại, nếu sử dụng điều kiện nhóm E và F như EXW, FCA, FAS, FOB, bên nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm này Phương tiện vận tải quốc tế có thể bao gồm đường biển, đường bộ, đường sắt, hàng không hoặc đường ống, và mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng Việc lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp cần xem xét dựa trên tính hiệu quả kinh tế và điều kiện của từng hợp đồng Khi thuê phương tiện, người quản lý phải cân nhắc loại phương tiện, hãng vận tải, thời điểm thuê và phương thức thuê sao cho tối ưu nhất
2.2.2.4 Mua bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa là một công cụ quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển quốc tế Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, hàng hóa thường phải di chuyển qua nhiều phương thức vận tải phức tạp, làm tăng nguy cơ tổn thất Do đó, việc mua bảo hiểm là cần thiết để đảm bảo an toàn cho hàng hóa
Theo Incoterms 2000, với các điều kiện như CIF, CIP, người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm với mức tối thiểu là giá trị CIF hoặc CIP cộng thêm 10% Đối với các điều kiện thuộc nhóm E, F, người nhập khẩu sẽ quyết định có mua bảo hiểm
Trang 20lựa chọn mua bảo hiểm Các quyết định liên quan đến bảo hiểm bao gồm có mua hay không, mua theo điều kiện nào, giá trị bảo hiểm bao nhiêu, chọn hãng bảo hiểm nào, và thời điểm mua bảo hiểm sao cho phù hợp với hợp đồng và tình hình thực tế
2.2.2.5 Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Doanh nghiệp có thể tự mình hoặc ủy quyền cho đại lý thực hiện thủ tục hải quan khi xuất nhập khẩu hàng hóa Nếu ủy quyền, doanh nghiệp cần cung cấp đầy
đủ chứng từ và thanh toán các chi phí liên quan Dịch vụ khai thuê hải quan hiện được nhiều doanh nghiệp sử dụng để tiết kiệm thời gian và đảm bảo hiệu quả
Theo quy định pháp luật Việt Nam, quy trình thủ tục hải quan bao gồm ba bước chính: khai và nộp tờ khai hải quan, xuất trình hàng hóa, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính
- Khai và nộp tờ khai hải quan: Trong quy trình xuất nhập khẩu, nhà xuất
khẩu phải thực hiện khai báo hải quan theo mẫu quy định, có thể lựa chọn giữa khai thủ công hoặc khai điện tử Khai thủ công là phương thức truyền thống, yêu cầu người khai trực tiếp đến cơ quan hải quan, tốn nhiều thời gian Ngược lại, khai điện
tử, thông qua internet, giúp rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả nếu hệ thống hải quan tích hợp công nghệ hiện đại và quản lý rủi ro tự động Hồ sơ hải quan bao gồm các chứng từ cần thiết theo quy định và sẽ được phân luồng kiểm tra dựa trên mức
độ rủi ro: luồng xanh, vàng, đỏ, trong đó luồng đỏ cần kiểm tra thực tế Để quá trình thông quan thuận lợi, nhà xuất khẩu cần khai báo chính xác số lượng, chủng loại hàng hóa, áp đúng mã HS, nộp đầy đủ thuế và chứng từ đúng hạn Những doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật hải quan sẽ được ưu tiên xử lý nhanh chóng, giảm thiểu thủ tục kiểm tra
- Xuất trình hàng hóa: Khi hồ sơ hải quan thuộc luồng đỏ, doanh nghiệp phải
xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra thực tế Tùy theo mức độ rủi ro, việc kiểm tra có thể bao gồm kiểm tra đại diện tối đa 10% lô hàng hoặc kiểm tra toàn bộ nếu có dấu hiệu vi phạm Doanh nghiệp cần phối hợp với cơ quan hải quan
về địa điểm, thời gian kiểm tra để đảm bảo tuân thủ quy định và tối ưu hóa chi phí Trong trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, doanh nghiệp có quyền yêu cầu giám định để xác minh mã số và chất lượng hàng hóa
Trang 21- Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính: Sau khi kiểm tra hồ sơ và hàng
hóa, hải quan sẽ đưa ra quyết định cho phép hàng hóa qua biên giới, yêu cầu sửa chữa và nộp thuế bổ sung, hoặc cấm xuất nhập khẩu Nếu doanh nghiệp không đồng
ý với kết quả, họ có thể yêu cầu xem xét lại hoặc khiếu kiện theo quy định pháp luật Trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật sau khi hàng hóa đã thông quan, hải quan có quyền kiểm tra lại trong vòng 5 năm kể từ thời điểm thông quan
2.2.2.6 Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải
Trong quá trình giao nhận hàng xuất khẩu, có nhiều phương thức vận tải khác nhau, mỗi phương thức có quy trình riêng:
- Giao hàng bằng tàu biển: Doanh nghiệp xuất khẩu phải lập bảng kê hàng
hoá (Cargo list), phối hợp với cơ quan điều độ cảng, giám sát việc bốc hàng lên tàu,
và sau khi hoàn thành giao nhận, đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển (B/L) Điều quan trọng là phải lấy được vận đơn sạch (Clean Bill of Lading)
- Giao hàng bằng container:
+ Giao đủ một container (FCL): Người xuất khẩu thuê container, làm thủ tục
hải quan, niêm phong container, sau đó giao cho bãi hoặc trạm container và đổi biên lai lấy vận đơn
+ Giao không đủ một container (LCL): Hàng được vận chuyển đến bãi
container của người chuyên chở, hoàn tất khi giao hàng cho người chuyên chở
- Giao hàng bằng đường sắt:
+ Khi hàng chiếm đủ một toa xe: Người xuất khẩu đăng ký toa xe với đường sắt, sau đó làm thủ tục hải quan, bốc hàng lên tàu, và niêm phong để nhận vận đơn đường sắt
+ Khi hàng không chiếm đủ một toa xe: Hàng được vận chuyển đến nơi tiếp nhận của đường sắt và nhận vận đơn
- Giao hàng bằng đường bộ: Người bán chịu trách nhiệm giao hàng tại cơ
sở của mình và bốc hàng lên xe do người mua chỉ định Việc giao hàng hoàn thành khi hàng được chuyển đến người chuyên chở
- Giao hàng bằng đường hàng không: Người xuất khẩu vận chuyển hàng
đến trạm giao nhận, làm thủ tục hải quan và nhận vận đơn hàng không
Trang 222.2.2.7 Thanh toán hàng xuất khẩu
Thanh toán là yếu tố quan trọng trong xuất nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh Nhà xuất khẩu cần đảm bảo nhận được tiền khi giao hàng, trong khi nhà nhập khẩu cần chắc chắn nhận được hàng đúng như thỏa thuận khi thanh toán Việc lựa chọn phương thức và điều kiện thanh toán thích hợp sẽ quyết định quá trình thực hiện hợp đồng Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau trong thương mại quốc tế, và các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng một số phương thức phổ biến như :
- Thanh toán bằng L/C : Khi thanh toán bằng phương thức L/C, sau khi thư
tín dụng có hiệu lực, nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng và chuẩn bị bộ chứng từ để yêu cầu thanh toán Đảm bảo bộ chứng từ tuân thủ chính xác các yêu cầu của L/C là bước quan trọng, vì chỉ khi bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp, ngân hàng mới thực hiện thanh toán Phương thức này mang lại sự an toàn cho cả hai bên, vì nhà xuất khẩu có thể chắc chắn nhận được tiền sau khi giao hàng đúng quy định, trong khi người mua yên tâm rằng việc thanh toán chỉ được thực hiện khi hàng hóa đã được giao và kiểm chứng qua chứng từ hợp lệ
- Thanh toán bằng phương thức nhờ thu (D/P hoặc D/A): Sau khi giao hàng,
nhà xuất khẩu lập và xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để yêu cầu thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ và nếu phù hợp, sẽ thanh toán để nhận chứng từ và hàng hóa Nếu chứng từ không phù hợp, nhà nhập khẩu có thể từ chối thanh toán và hai bên tự giải quyết tranh chấp
- Phương thức chuyển tiền (T/T hoặc M/T): Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ
phù hợp với hợp đồng và gửi cho nhà nhập khẩu sau khi giao hàng Nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ và nếu thấy đúng yêu cầu, sẽ yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho nhà xuất khẩu Nếu chứng từ không phù hợp, nhà nhập khẩu có quyền từ chối nhận
và thanh toán
- Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền: Theo thỏa thuận, nhà
nhập khẩu sẽ đến ngân hàng mở tài khoản ký quỹ khi đến hạn thanh toán Sau khi xác nhận tài khoản hoạt động và chứng từ hợp lệ, nhà xuất khẩu sẽ giao hàng và xuất trình chứng từ để nhận thanh toán Nếu ngân hàng xác minh bộ chứng từ đúng,
Trang 23tiền sẽ được thanh toán cho nhà xuất khẩu và chứng từ chuyển cho nhà nhập khẩu
để nhận hàng
2.2.2.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Khiếu nại trong hợp đồng xuất nhập khẩu là phương thức để các bên giải quyết tranh chấp khi có sự vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng Phương thức này giúp các bên tìm ra các giải pháp pháp lý thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền lợi
mà không làm mất uy tín của nhau, đồng thời giảm thiểu chi phí phát sinh
Người mua thường khiếu nại người bán khi các điều khoản về số lượng, chất lượng, bao bì, thời gian giao hàng không được thực hiện đúng như thỏa thuận trong hợp đồng Các trường hợp như giao hàng chậm, sai quy cách, hoặc không thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ như thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến khiếu nại
Ngược lại, người bán có quyền khiếu nại người mua khi người mua vi phạm các điều khoản liên quan đến thanh toán, như chậm thanh toán hoặc không thanh toán đúng hạn Ngoài ra, việc người mua không nhận hàng, hoặc đơn phương hủy
bỏ hợp đồng cũng là những tình huống có thể dẫn đến khiếu nại từ phía người bán
Bên cạnh đó, người bán hoặc người mua có thể khiếu nại người chuyên chở khi hàng hóa bị mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển do lỗi của người chuyên chở Nếu hàng hóa bị tổn thất bởi các rủi ro đã được bảo hiểm, các bên có thể khiếu nại công ty bảo hiểm để được bồi thường
Quy trình khiếu nại bao gồm việc lập hồ sơ khiếu nại với đầy đủ chứng từ liên quan Bên bị khiếu nại cần nhanh chóng xử lý hồ sơ, nghiên cứu các giải pháp hợp lý để giải quyết tranh chấp một cách công bằng và hiệu quả
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình xuất khẩu
2.3.1 Các nhân tố chủ quan
2.3.1.1 Nguồn lực tài chính:
Nguồn lực tài chính có vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến khả năng vận hành các bước quan trọng của quy trình xuất khẩu hàng hóa Một nền tảng tài chính vững mạnh giúp doanh nghiệp chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu một cách đầy đủ
và hiệu quả, bao gồm cả việc dự trữ nguyên vật liệu và đảm bảo sản xuất liên tục
Trang 24Nhờ có nguồn lực tài chính tốt, doanh nghiệp có thể đầu tư vào hệ thống kiểm tra chất lượng, đảm bảo hàng hóa đáp ứng các yêu cầu quốc tế trước khi xuất khẩu
Ngoài ra, tài chính ổn định cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa Việc có đủ khả năng tài chính giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương tiện vận tải chất lượng và phù hợp với yêu cầu vận chuyển quốc tế, đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn và đúng hạn Mua bảo hiểm cho hàng hóa là một bước cần thiết để giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển, giúp doanh nghiệp an tâm hơn về tài sản của mình khi đưa ra thị trường quốc tế
Cuối cùng, tài chính cũng tác động lớn đến khả năng thanh toán các chi phí liên quan đến xuất khẩu, từ phí vận tải, bảo hiểm cho đến các chi phí giao nhận hàng Khi doanh nghiệp có năng lực tài chính vững, họ có thể thanh toán đúng hạn
và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác trong chuỗi cung ứng Điều này giúp quy trình xuất khẩu được thực hiện nhanh chóng, ổn định, tạo sự tin tưởng và nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế
2.3.1.2 Nguồn nhân lực và tổ chức của doanh nghiệp:
Nguồn nhân lực và cách thức tổ chức trong doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả của quy trình xuất khẩu Đội ngũ nhân viên có trình độ cao và được đào tạo bài bản sẽ giúp cho các khâu như kiểm tra chất lượng
và làm thủ tục hải quan diễn ra một cách chính xác và nhanh chóng Nhờ kỹ năng chuyên môn vững vàng, nhân viên có thể nhận diện và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng, từ đó đảm bảo hàng hóa xuất khẩu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế
Bên cạnh đó, việc tổ chức doanh nghiệp hợp lý giúp tối ưu hóa sự phối hợp giữa các bộ phận, đặc biệt là trong khâu làm thủ tục hải quan và giao nhận hàng hóa Khi có sự phối hợp chặt chẽ, quá trình làm thủ tục xuất khẩu diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn, giúp hàng hóa được xuất khẩu đúng thời gian cam kết với khách hàng Hơn nữa, sự tổ chức hợp lý còn đảm bảo việc điều phối nhân sự hiệu quả, giúp đáp ứng kịp thời những yêu cầu đặc biệt từ khách hàng và nâng cao tính linh hoạt của toàn bộ quy trình xuất khẩu
Trang 25Cuối cùng, một đội ngũ nhân viên có năng lực không chỉ đóng vai trò trong việc thực hiện các tác vụ kỹ thuật, mà còn ảnh hưởng đến cách thức doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với các đối tác và khách hàng quốc tế Khả năng giao tiếp, đàm phán, và xử lý tình huống linh hoạt của nhân viên giúp doanh nghiệp duy trì sự tin tưởng từ phía khách hàng và đối tác, tạo tiền đề cho các giao dịch thuận lợi và
mở rộng thị trường xuất khẩu Chính vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao và tổ chức hiệu quả không chỉ là yếu tố đảm bảo quy trình xuất khẩu diễn ra suôn sẻ, mà còn là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
2.3.1.3 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp:
Cơ sở vật chất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quy trình xuất khẩu hàng hóa Nhà xưởng sản xuất hiện đại với thiết bị máy móc tiên tiến giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm ngay từ giai đoạn sản xuất, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng cường khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe Trang thiết bị tiên tiến còn giúp tăng năng suất lao động, đáp ứng được khối lượng đơn hàng lớn trong thời gian ngắn, đồng thời đảm bảo sự
ổn định trong chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Kho bãi và hệ thống lưu trữ đóng vai trò then chốt trong việc quản lý hàng hóa chờ xuất khẩu Khi doanh nghiệp có kho bãi rộng rãi, được tổ chức khoa học và trang bị đầy đủ phương tiện lưu kho hiện đại, quá trình quản lý hàng hóa sẽ diễn ra trơn tru, hạn chế tình trạng thất thoát, hư hỏng, hoặc chậm trễ trong việc giao nhận
Hệ thống kho bãi đạt chuẩn cũng đảm bảo rằng hàng hóa luôn trong tình trạng tốt nhất trước khi được vận chuyển đến khách hàng, góp phần quan trọng vào việc duy trì chất lượng sản phẩm
Không chỉ dừng lại ở sản xuất và lưu kho, cơ sở vật chất còn tác động mạnh
mẽ đến khả năng tổ chức vận chuyển và giao nhận hàng hóa Một hệ thống vận tải nội bộ hợp lý và được đầu tư bài bản sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc điều phối hàng hóa từ kho đến cảng xuất khẩu, đảm bảo giao nhận đúng thời hạn cam kết với khách hàng Cơ sở hạ tầng tốt cũng cho phép doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với những biến động về nhu cầu xuất khẩu, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Trang 262.3.2 Các nhân tố khách quan
2.3.2.1 Chế độ, chính sách trong nuớc và quốc tế:
Chế độ và chính sách thương mại, bao gồm cả trong nước và quốc tế, có ảnh hưởng sâu sắc đến quy trình xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Các chính sách thuế xuất khẩu, hạn ngạch, và các quy định về giấy phép là những yếu tố trực tiếp chi phối hoạt động chuẩn bị hàng hóa và làm thủ tục hải quan Nếu các chính sách thuế và hạn ngạch được xây dựng hợp lý, doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và xuất khẩu Ngược lại, các quy định phức tạp và hạn chế về thủ tục có thể làm gia tăng chi phí và thời gian, khiến quy trình xuất khẩu trở nên phức tạp và thiếu hiệu quả
Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện hoặc gây cản trở cho xuất khẩu hàng hóa Những hiệp định
tự do thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác có thể mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp, như giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa khi vào thị trường nước ngoài Điều này không chỉ giúp sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh hơn về giá
cả mà còn tạo ra nhiều cơ hội mới để mở rộng thị trường xuất khẩu Tuy nhiên, việc không tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định mà các hiệp định này yêu cầu có thể dẫn đến rủi ro như bị từ chối hàng hoặc phải chịu các biện pháp trừng phạt
Cuối cùng, các quy định về tiêu chuẩn sản phẩm, bao gồm tiêu chuẩn an toàn
và bảo vệ môi trường của các thị trường quốc tế, có ảnh hưởng đáng kể đến việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu Khi các yêu cầu này ngày càng khắt khe, doanh nghiệp buộc phải đầu tư vào công tác kiểm tra chất lượng và tuân thủ quy định trước khi xuất khẩu Điều này đảm bảo rằng hàng hóa không bị từ chối khi đến thị trường quốc tế, đồng thời giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các cam kết quốc tế về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường
2.3.2.2 Tỷ giá hối đoái và biến động kinh tế :
Tỷ giá hối đoái và sự biến động của nền kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng lớn đến quy trình xuất khẩu hàng hóa Khi tỷ giá hối đoái thay đổi, giá trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ cũng thay đổi, từ đó tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa xuất khẩu Nếu đồng nội tệ mất giá, hàng hóa xuất khẩu trở nên rẻ hơn đối với
Trang 27nhiên, đồng thời, chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào có thể tăng lên, khiến doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại chiến lược giá và kế hoạch sản xuất để đảm bảo lợi nhuận
Sự biến động kinh tế, đặc biệt là suy thoái hoặc tăng trưởng kinh tế, cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường và các điều kiện tài chính Khi nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa có thể giảm, dẫn đến sự suy giảm trong lượng đơn hàng xuất khẩu Điều này buộc doanh nghiệp phải có kế hoạch linh hoạt trong việc điều chỉnh quy mô sản xuất và lưu trữ hàng hóa xuất khẩu để tránh tình trạng tồn kho quá nhiều hoặc gặp phải rủi ro về thanh khoản
Ngoài ra, biến động kinh tế còn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán giữa doanh nghiệp và các đối tác quốc tế Khi tỷ giá biến động mạnh, chi phí thanh toán, phí vận chuyển hoặc thậm chí là phí bảo hiểm hàng hóa cũng thay đổi, dẫn đến sự không ổn định trong quá trình giao dịch và thanh toán Việc không kiểm soát tốt tỷ giá có thể làm gia tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, gây ra gián đoạn trong quy trình thanh toán hàng xuất khẩu, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình xuất khẩu và mối quan hệ với khách hàng quốc tế
2.3.2.3 Điều kiện vận tải và rủi ro logistics:
Điều kiện vận tải và các rủi ro trong logistics có tác động quan trọng đến quy trình xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt trong việc tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải Một hệ thống vận tải thuận lợi và đáng tin cậy giúp đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được giao nhận đúng thời hạn, đúng địa điểm, đồng thời giảm thiểu rủi ro
hư hỏng hay thất thoát trong quá trình vận chuyển Tuy nhiên, nếu điều kiện vận tải không đảm bảo, như thiếu phương tiện vận tải phù hợp, cơ sở hạ tầng yếu kém, hoặc tình trạng tắc nghẽn tại cảng biển, quá trình giao nhận có thể bị gián đoạn và làm chậm tiến độ xuất khẩu
Ngoài ra, rủi ro logistics như hư hỏng hàng hóa do điều kiện bảo quản không tốt, mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, hoặc trục trặc kỹ thuật của phương tiện vận tải cũng có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình xuất khẩu Các rủi ro này làm gia tăng chi phí bồi thường, chi phí bảo hiểm, và đôi khi là chi phí vận chuyển lại, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quy trình xuất khẩu Đặc biệt,
Trang 28khách hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
Cuối cùng, các yếu tố liên quan đến logistics cũng ảnh hưởng đến khả năng
dự đoán và lập kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp Khi hệ thống logistics thiếu
ổn định hoặc gặp nhiều rủi ro, việc lập kế hoạch giao nhận hàng hóa gặp khó khăn, từ đó gây ra những vấn đề trong việc đảm bảo tiến độ và chất lượng hàng hóa xuất khẩu Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận mà còn có tác động đến toàn bộ quy trình xuất khẩu, gây tổn thất về tài chính và uy tín của doanh nghiệp
Trang 29CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA
CÔNG TY CP TCT MAY BẮC GIANG BGG 3.1 Tổng quan về Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG
3.1.1 Giới thiệu về Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG
3.1.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty CP TCT may Bắc Giang BGG
Tên công ty: Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG
Địa chỉ: Số 349, đường Giáp Hải, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
Điện thoại: 02040 3 558 402
Email: info@bgg.vn
Công ty Cổ phần Tổng Công ty may Bắc Giang BGG tiền thân là Xí nghiệp may Hà Bắc được thành lập năm 1972 với qui mô nhỏ và chủ yếu là gia công may mặc hàng Quân Nhu phục vụ cho bộ đội
Đến tháng 05/1997: Theo quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang đổi tên thành “Công ty may Bắc Giang” là doanh nghiệp Nhà nước
Đến tháng 04/2005: Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Công ty may Bắc Giang chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần
và đổi tên thành “Công ty Cổ phần may Bắc Giang” với số vốn điều lệ là 8.200.000.000 đồng
Tháng 11/2014: Công ty cổ phần May Bắc Giang chính thức chuyển sang mô hình Tổng công ty và đổi tên thành “Công ty cổ phần tổng Công ty may Bắc Giang” Vốn điều lệ của Công ty là 300.309.600.000 đồng
Tháng 7/2018: Công ty cổ phần Tổng Công ty may Bắc Giang chia tách doanh nghiệp và đổi tên thành Công ty cổ phần Tổng Công ty may Bắc Giang BGG với vốn Điều lệ: 143 tỷ đồng
Năm 2024 đến nay: Công ty đã có trụ sở chính tại số 349, đường Giáp Hải, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang và 1 chi nhánh tại xã Phi
Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Công ty là đơn vị dẫn đầu ngành may mặc trong tỉnh về quy mô phát triển, năng suất lao động, doanh thu ngoại tệ cho tỉnh,
Trang 30cải thiện đời sống cho hơn 2000 lao động Hiện nay, Công ty là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế và an sinh xã hội của tỉnh
3.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG là nhà sản xuất các sản phẩm may mặc hàng đầu tại Việt Nam gồm các sản phẩm chính như: áo bông, áo dán Seam, áo Jacket, áo Lông vũ, áo nỉ, áo phông, quần, váy…
Công ty cung cấp dịch vụ xuất khẩu – CMT là dịch vụ mà khách hàng cung cấp cho Công ty toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể và công ty chỉ cần thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm
Ngoài ra, công ty cung cấp dịch vụ xuất khẩu trực tiếp – FOB là dịch vụ mà công ty sẽ chủ động tham gia vào quá trình sản xuất và tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, từ việc mua nguyên liệu cho đến ra sản phẩm cuối cùng và chỉ chịu trách nhiệm đến khâu vận chuyển ra cảng biển và chuyển lên tàu còn mẫu mã là do khách hàng tự cung cấp cho công ty sản xuất
3.1.1.3 Cơ cấu tổ chức
Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực may mặc Bộ máy tổ chức của Công ty hoạt động khá hiệu quả và được thiết kế theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban nhằm đảm bảo hiệu quả về tiến độ cũng như công việc của mỗi bộ phận
Trang 31Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức của Công ty
(Nguồn: Phòng nhân sự) 3.1.1.4 Tình hình nhân sự
Ở bất kì doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh thì nguồn lao động luôn đóng
vị trí quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp Thông qua tình hình lao động của doanh nghiệp có thể phần nào đánh giá được hiện nay tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị như thế nào đồng thời phản ánh quy mô lao động tại doanh nghiệp
Bảng 3.1 Tình hình nhân sự của Công ty giai đoạn 2021 – 2023
Trang 323.1.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong bối cảnh bùng nổ cách mạng công nghiệp 4.0, Công ty đã tiến hành hiện đại hóa mọi quy trình, đảm bảo 2 mục tiêu quan trọng: Vừa đạt năng suất cao, vừa đảm bảo chất lượng và sự hài lòng của khách hàng Hiện nay, công ty đang sở hữu hệ thống thiết bị hiện đại như: Máy nhồi lông vũ tự động, máy lập trình, máy trần tự động, máy cắt tự động, máy dán đường may tự động với các loại vải chống thấm nước Với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kết hợp với máy móc hiện đại, con người năng động, chuyên nghiệp, Công ty đã và đang chinh phục những khách hàng
Trang 333.1.1.6 Tình hình tài sản nguồn vốn
Tổng tài sản của Công ty giảm giai đoạn 2021-2023 cho thấy Công ty đang ngày càng thu hẹp quy mô về tài sản Năm 2022 tổng tài sản là 111.737.191.218 đồng, giảm 7.423.468.276 đồng so với năm 2021 tương ứng giảm 6,23%; năm 2023 tổng tài sản là 108.425.088.043 đồng giảm 3.312.103.175 đồng tương ứng giảm 2,96% so với năm 2022 Tổng tài sản giai đoạn này giảm chủ yếu là do tài sản ngắn hạn giảm Để thấy rõ nguyên nhân cũng như sự biến động tình hình tài sản, ta phân tích chi tiết từng khoản mục cấu thành tài sản
Tài sản ngắn hạn: Giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty có xu hướng giảm
giai đoạn 2021-2023 Năm 2021 là 117.696.656.526 đồng chiếm 98,77% tổng tài sản So sánh giữa năm 2022 và năm 2021 có thể thấy tài sản ngắn hạn giảm 8.370.988.055 đồng hay giảm 7,11% Năm 2023 giảm 4.457.311.939 đồng so với năm 2022 tương ứng giảm 4,08% cho thấy giai đoạn này doanh nghiệp chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn
Bảng 3.2 Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2021-2023
Trang 35- Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản của đơn vị sau vốn bằng tiền Qua bảng phân tích
ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn tăng giai đoạn 2021-2023 có xu hướng giảm tương ứng giảm 7,05% Năm 2022 khoản mục này giảm 8.162.754.386 đồng (tức giảm 7,74%) so với năm 2021 Sang năm 2023, khoản mục này tiếp tục giảm 6.183.286.848 đồng tương ứng với mức giảm 6,35% so với năm 2022 Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm mạnh các khoản phải thu ngắn hạn giai đoạn 2021-
2023 là do Công ty thực hiện nghiêm ngặt các chính sách tín dụng để thu hồi nợ Từ bảng phân tích, có thể thấy khoản phải thu ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng cao nhất, cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn lớn Chính sách tín dụng nới lỏng giúp duy trì quan hệ tốt với khách hàng, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro không thu hồi được vốn, nhất
là trong bối cảnh khó khăn về vốn hiện nay Do đó, Công ty cần duy trì sự cân nhắc
kỹ lưỡng khi cấp tín dụng để đảm bảo lợi ích và an toàn tài chính
- Hàng tồn kho: Trong giai đoạn 2021-2023 hàng tồn kho giảm mạnh tương ứng giảm 15,95% Năm 2022 hàng tồn kho giảm mạnh còn 9.903.568.231 đồng tương ứng giảm 1,44% là do trong năm Công ty không nhập thêm hàng hóa và doanh thu bán hàng tăng do công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất Qua năm 2023, hàng tồn kho tiếp tục giảm còn 7.097.858.619 đồng tương ứng giảm 28,33% so với năm 2022
Tài sản dài hạn: giá trị tài sản dài hạn của Công ty có xu hướng tăng giai
đoạn 2021-2023 Tỷ trọng cơ cấu của tài sản dài hạn trong tổng tài sản có xu hướng tăng Năm 2021 tài sản dài hạn chiếm 1,23% trong tổng tài sản Năm 2022 con số này tăng lên chiếm 2,16% tổng tài sản Sang năm 2023 khoản mục này tiếp tục tăng chiếm 3,28% So sánh với năm 2021 năm 2022 tăng 267.483.743 đồng tương ứng giảm 41,97% Đến năm 2023 tài sản dài hạn khác tiếp tục tăng lên 1.341.306.342 đồng tương ứng tăng 48,24%
- Tài sản cố định: Giai đoạn 2021-2023 tình hình tài sản cố định có xu hướng tăng qua các năm Năm 2022, tài sản cố định của Công ty tăng 947.519.779 đồng tương ứng tăng 64,72% so với năm 2021 Nguyên nhân là do Công ty xem xét tình hình thực tế sử dụng TSCĐ, tiến hành phân tích nhu cầu cần thiết đối với từng loại
Trang 36Nhìn chung, qua phân tích ta thấy tình hình tài sản của Công ty giảm giai đoạn 2021-2023, chủ yếu là giảm mạnh của tài sản ngắn hạn Tỷ trọng tài sản ngắn hạn qua ba năm là giảm chủ yếu đến từ khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho Công ty cũng áp dụng nhiều hơn các chính sách tín dụng thương mại đối với các đối tác nhằm thu hồi vốn dẫn đến khoản mục phải thu khách hàng giảm mạnh
Tổng nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2021-2023 giảm mạnh qua các năm bình quân giai đoạn này giảm 2,96 Năm 2022 tổng nguồn vốn là 111.737.191.218 đồng so với năm 2021 là 119.160.659.494 đồng giảm 7.423.468.276 đồng tương ứng với mức giảm là 6,23% Đến năm 2023 tổng nguồn vốn là 108.425.088.043 đồng giảm 3.312.103.175 đồng so với năm 2022 hay giảm 2,96% Tổng nguồn vốn giảm giai đoạn 2021-2023 cho thấy Công ty chưa thực sự làm tốt công tác huy động vốn cho quá trình hoạt động Nguyên nhân giảm tổng nguồn vốn là do nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu giảm mạnh giai đoạn này
Bảng 3.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2021-2023
Trang 37I Vốn chủ sở
hữu 100.829.689.435 84,62 101.145.075.057 90,52 101.636.192.273 93,74
1 Vốn chủ của
chủ sở hữu 100.000.000.000 83,92 100.000.000.000 89,50 100.000.000.000 92,23
2 Lợi nhuận sau
thuế chưa phân
Nợ phải trả: Nợ phải trả giai đoạn 2021-2023 của công ty giảm 39,14% Nợ
phải trả năm 2021 là 18.330.970.059 đồng giảm còn 10.592.116.161 đồng năm
2022 tương ứng mức giảm 42,22% Năm 2023 khoản mục này tiếp tục giảm còn 6.788.895.770 đồng tương ứng giảm 35,91% Nợ phải trả của Công ty chủ yếu từ các khoản nợ ngắn hạn cụ thể là khoản phải trả người bán ngắn hạn Cụ thể:
- Nợ ngắn hạn: giai đoạn 2021-2023 công ty chỉ tồn tại các khoản nợ ngắn hạn không có khoản nợ dài hạn Để tiết kiệm chi phí cũng như phù hợp với đặc thù của ngành nghề kinh doanh, Công ty thường đi vay trong ngắn hạn Năm 2022 nợ ngắn hạn giảm còn 10.592.116.161 đồng tương ứng mức giảm 42,22% so với năm
2021 Năm 2023 nợ ngắn hạn tiếp tục giảm còn 6.788.895.770 đồng tương ứng mức giảm 35,91% Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu do Công ty đã chủ động được nguồn vốn lưu động vì thế đã cắt giảm các khoản vay ngắn hạn Nợ ngắn hạn giảm cho thấy Công ty đang chủ động về nguồn vốn trong kinh doanh
+ Phải trả người bán ngắn hạn giai đoạn 2021-2023 có xu hướng giảm Năm
2022 khoản mục này giảm mạnh 33,09% so với năm 2021; năm 2023 giảm 35,91% các khoản phải trả người bán ngắn hạn giai đoạn này do Công ty cung cấp dịch vụ
và thu tiền ngay nên doanh thu thu về nhanh
+ Người mua trả tiền trước ngắn hạn: Khoản mục này năm 2021 là 2.500.000.000 đồng tuy nhiên năm 2022-2023 khoản mục này không còn Khoản
Trang 38những khách hàng thanh toán tiền sớm nên chưa khuyến khích được khách hàng trả tiền trước
Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất
quyết định tính tự chủ của đơn vị trong hoạt động kinh doanh Vốn chủ sở hữu đều tăng giai đoạn 2021-2023: năm 2022 tăng 315.385.622 đồng tương ứng với tốc độ tăng 0,31% so với năm 2021 Sang năm 2023 vốn chủ sở hữu tăng 491.117.216 đồng so với năm 2022 tương ứng tăng 0,49% Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiểm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu Năm 2023 nền kinh tế vẫn khó khăn làm cho Công ty tuy đã chủ động hơn về nguồn vốn nhưng vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do đó Công ty vẫn đi vay ngắn hạn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động
3.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG
3.1.2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023
Công ty CP TCT May Bắc Giang (BGG) là đơn vị hàng đầu trong sản xuất các sản phẩm may mặc tại Việt Nam, với danh mục sản phẩm đa dạng như áo bông,
áo Seam, áo Jacket, áo lông vũ, áo nỉ, áo phông, quần, và váy, phục vụ cả thị trường trong và ngoài nước
BGG hiện vận hành 137 dây chuyền sản xuất, với hơn 6.500 nhân viên tay nghề cao, trong đó có 5 xí nghiệp chính: BGG Bắc Giang (40 dây chuyền, 2.000 nhân viên, sản lượng 3-4 triệu sản phẩm/năm), BGG Lạng Giang (48 dây chuyền, 2.000 nhân viên, sản lượng 3-4 triệu sản phẩm/năm), BGG Yên Thế (24 dây
chuyền, 1.500 nhân viên, sản lượng 2 triệu sản phẩm/năm), BGG Tân Yên (15 dây chuyền, 500 nhân viên, sản lượng 2-3 triệu sản phẩm/năm), và BGG Phi Mô (10 dây chuyền, 500 nhân viên, sản lượng 1 triệu sản phẩm/năm)
Ngoài ra, BGG tiếp tục mở rộng quy mô với Nhà máy may BGG Hương Sơn (Hà Tĩnh), giai đoạn 1 sản xuất 30.000 sản phẩm/tháng, xuất khẩu đến Mỹ, Ý, Hàn Quốc và tạo việc làm cho hơn 200 lao động địa phương, với nhu cầu tuyển dụng thêm 600-700 lao động để đáp ứng kế hoạch sản xuất
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Do công ty không có các
Trang 39chính là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Qua ba năm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng là do Công ty đã có những thay đổi về chính sách thu hút khách hàng nhằm giữ chân khách hàng Doanh thu thuần năm 2023 tăng mạnh 57,61% so với năm 2022 do trong năm 2022 là năm suy thoái nặng nề về kinh tế nên hoạt động kinh doanh của công ty cũng chịu ảnh hưởng
Giá vốn hàng bán: Cùng với việc tăng lên của doanh thu bán hàng thì giá vốn hàng bán cũng giai đoạn 2021-2023 từ 121.057.437.844 đồng năm 2021 tăng lên 165.113.721.321 đồng năm 2023 tương ứng giai đoạn này tăng 16,79% Nguyên nhân là do năm 2023 do ảnh hưởng của nền kinh tế nên giá nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến giá vốn tăng Qua đó Công ty cần phải tìm hiểu kĩ về nhà cung cấp để
có thể giảm được phần chi phí giá vốn và kinh doanh hiệu quả hơn
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Ta thấy lợi nhuận thuần qua ba năm tăng nổi bật nhất là năm 2023 tăng 291.063.273 đồng so với năm 2022 Lợi nhuận gộp năm 2023 tăng mạnh so với năm 2022 Điều này cho thấy công tác quản
lý chi phí của Công ty đã được cải thiện, lợi nhuận thuần của Công ty tăng lên cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang có tiến triển tốt
Lợi nhuận kế toán trước thuế: Qua ba năm lợi nhuận kế toán trước thuế tăng qua các năm Nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên của chỉ tiêu này là do Công ty đã có những chính sách nhằm quản lý chi phí chặt chẽ hơn nên lợi nhuận của Công ty tăng giai đoạn này Cho thấy giai đoạn này Công ty sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên Công ty nên có chính sách hợp lý hơn về giá vốn hàng bán đề giảm tối đa chi phí và có những khoản đầu tư thông minh hơn để nâng cao doanh thu hoạt động tài chính trong thời gian tới
Lợi nhuận sau thuế: Nhìn chung lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2021-2023 tăng qua các năm, giai đoạn này tăng tương ứng 33,05% Vì vậy, có thể thấy trong nền kinh tế khó khăn nhất là năm 2022 ảnh hưởng của nền kinh tế sau đại dịch Covid19 tuy nhiên công ty đã dần khắc phục được khó khăn và đem lại loại nhuận dương qua các năm cho thấy Công ty đã tích cực đưa ra các biện pháp nhằm tăng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ để gia tăng lợi nhuận bên cạnh đó việc cắt giảm các chi phí không cần thiết cũng giúp Công ty đạt được kết quả kinh doanh
Trang 40Bảng 3.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn
3 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 126.528.203.991 109.108.966.873 171.971.279.626
4 Giá vốn hàng bán 121.057.437.844 104.117.725.400 165.113.721.321
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 5.470.766.147 4.991.241.473 6.857.558.305
6 Doanh thu hoạt động tài chính 4.874.060 5.554.966 5.952.841
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.983.047.503 4.415.909.222 5.991.560.656
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
9 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 492.592.704 580.887.217 871.950.490
10 Chi phí thuế TNDN hiện hành 98.518.541 116.177.443 174.390.098
11 Lợi nhuận sau thuế thu nhập
(Nguồn: Phòng kế toán) 3.1.2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của công ty
BGG hiện là đơn vị sản xuất hàng may mặc chất lượng cao, đặc biệt tập
trung vào các dòng sản phẩm áo khoác chần bông (down jacket), áo khoác seam, quần thể thao, và thời trang cao cấp Trong đó, sản xuất CM chiếm khoảng 80% tổng khối lượng, còn lại 20% là sản xuất FOB BGG đang hợp tác với nhiều đối tác quốc tế, và sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng: