Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty CP TCT may Bắc Giang BGG Tên công ty: Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG Địa chỉ: Số 349, đường Giáp Hải, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CÔNG TY CP TCT MAY BẮC GIANG BGG
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Lớp: K57E3
Mã sinh viên: 21D130004
HÀ NỘI - 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này em đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của quý thầy cô đã và đang công tác tại trường Đại học Thương mại, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế và kinh doanh Quốc tế
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy ThS Trương Quang Minh đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này
Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn tới anh chị và cô chú làm việc tại Công ty
CP TCT May Bắc Giang BGG đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em về mặt thời gian cũng như giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đơn vị
Trong phạm vi hạn chế của một khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP TCT MAY BẮC GIANG BGG1 1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty CP TCT may Bắc Giang BGG 1
1.2 Lĩnh vực kinh doanh 2
1.3 Cơ cấu tổ chức 2
1.4 Tình hình nhân sự 3
1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật 4
1.6 Tình hình tài sản nguồn vốn 4
CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA 10
CÔNG TY CP TCT MAY BẮC GIANG BGG 10
2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ chốt của Công ty 10
2.1.1 Hoạt động kinh doanh chủ chốt của Công ty 10
2.1.2 Tình hình doanh thu của Công ty 10
2.1.3 Thị trường xuất khẩu và đối tác của Công ty 13
2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty 13
2.2.1 Cơ hội 13
2.2.2 Thách thức 13
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ 15
NGHIÊN CỨU 15
3.1 Tồn tại hạn chế, nguyên nhân, giải pháp khắc phục 15
3.2 Đề xuất vấn đề nghiên cứu 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
PHỤ LỤC 18
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức của Công ty 2
Bảng 1.1 Tình hình nhân sự của Công ty giai đoạn 2021 – 2023 3
Bảng 1.2 Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2021-2023 5
Bảng 1.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2021-2023 8
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 12
Trang 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP TCT MAY BẮC GIANG BGG 1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty CP TCT may Bắc Giang BGG
Tên công ty: Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG
Địa chỉ: Số 349, đường Giáp Hải, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
Điện thoại: 02040 3 558 402
Email: info@bgg.vn
Công ty Cổ phần Tổng Công ty may Bắc Giang BGG tiền thân là Xí nghiệp may Hà Bắc được thành lập năm 1972 với qui mô nhỏ và chủ yếu là gia công may mặc hàng Quân Nhu phục vụ cho bộ đội
Đến tháng 05/1997: Theo quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang đổi tên thành “Công ty may Bắc Giang” là doanh nghiệp Nhà nước
Đến tháng 04/2005: Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Công ty may Bắc Giang chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần
và đổi tên thành “Công ty Cổ phần may Bắc Giang” với số vốn điều lệ là 8.200.000.000 đồng
Tháng 11/2014: Công ty cổ phần May Bắc Giang chính thức chuyển sang mô hình Tổng công ty và đổi tên thành “Công ty cổ phần tổng Công ty may Bắc Giang” Vốn điều lệ của Công ty là 300.309.600.000 đồng
Tháng 7/2018: Công ty cổ phần Tổng Công ty may Bắc Giang chia tách doanh nghiệp và đổi tên thành Công ty cổ phần Tổng Công ty may Bắc Giang BGG với vốn Điều lệ: 143 tỷ đồng
Năm 2024 đến nay: Công ty đã có trụ sở chính tại số 349, đường Giáp Hải, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang và 1 chi nhánh tại xã Phi
Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Công ty là đơn vị dẫn đầu ngành may mặc trong tỉnh về quy mô phát triển, năng suất lao động, doanh thu ngoại tệ cho tỉnh, bảo đảm chỉ tiêu nộp ngân sách cho Nhà nước, đào tạo thu hút giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho hơn 2000 lao động Hiện nay, Công ty là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế và an
Trang 71.2 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG là nhà sản xuất các sản phẩm may mặc hàng đầu tại Việt Nam gồm các sản phẩm chính như: áo bông, áo dán Seam, áo Jacket, áo Lông vũ, áo nỉ, áo phông, quần, váy…
Công ty cung cấp dịch vụ xuất khẩu – CMT là dịch vụ mà khách hàng cung cấp cho Công ty toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể và công ty chỉ cần thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm
Ngoài ra, công ty cung cấp dịch vụ xuất khẩu trực tiếp – FOB là dịch vụ mà công ty sẽ chủ động tham gia vào quá trình sản xuất và tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, từ việc mua nguyên liệu cho đến ra sản phẩm cuối cùng và chỉ chịu trách nhiệm đến khâu vận chuyển ra cảng biển và chuyển lên tàu còn mẫu mã là do khách hàng tự cung cấp cho công ty sản xuất
1.3 Cơ cấu tổ chức
Công ty CP TCT May Bắc Giang BGG là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực may mặc Bộ máy tổ chức của Công ty hoạt động khá hiệu quả và được thiết kế theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban nhằm đảm bảo hiệu quả về tiến độ cũng như công việc của mỗi bộ phận
Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức của Công ty
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Trang 81.4 Tình hình nhân sự
Ở bất kì doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh thì nguồn lao động luôn đóng
vị trí quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp Thông qua tình hình lao động của doanh nghiệp có thể phần nào đánh giá được hiện nay tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị như thế nào đồng thời phản ánh quy mô lao động tại doanh nghiệp
Bảng 1.1 Tình hình nhân sự của Công ty giai đoạn 2021 – 2023
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 So sánh (%)
SL CC SL CC SL CC 22/21 23/22 BQ Tổng 1.955 100,00 1.885 100,00 1.870 100,00 96,42 99,20 97,80
Kỹ thuật và vật tư 152 7,77 152 8,06 160 8,56 100,00 105,26 102,60 Sản xuất 1739 88,95 1666 88,38 1643 87,86 95,80 98,62 97,20
IV Trình độ
Cao đẳng 89 4,55 81 4,30 79 4,22 91,01 97,53 94,21 Đại học - Trên đại học 103 5,27 96 5,09 91 4,87 93,20 94,79 93,99 Lao động phổ thông 1.763 90,18 1.708 90,61 1.700 90,91 96,88 99,53 98,20
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Qua giai đoạn 2021-2023 số lượng lao động tại Công ty có xu hướng giảm qua các năm tương ứng giảm 2,20% Số lượng lao động năm 2022 là 1.885 lao động giảm 3,58% lao động so với năm 2021, năm 2023 số lượng lao dộng tiếp tục giảm Nguyên nhân dẫn tới số lượng lao động giảm qua các năm là do hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị những năm gần đây gặp khó khăn Đặc biệt là sau đại dịch Covid 19 và nền kinh tế bị suy thoái vì vậy để cắt giảm chi phí quản lý doanh
Trang 9nghiệp đơn vị đã cắt giảm lao động Lao động được cắt giảm chủ yếu là lao động có trình độ thấp Số lượng lao động nam giai đoạn 2021-2023 chiếm tỉ trọng thấp chiếm khoảng 20% lao động so với tổng số lao động của công ty do đặc thù kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực ngành may Lao động công ty chủ yếu là lao động trẻ chủ yếu là lao động mới học xong THPT Lực lượng lao động trẻ tuy có ít kinh nghiệm tuy nhiên có sức khỏe và đáp ứng được áp lực công việc vào thời kì cao điểm Lao động của công ty chủ yếu là lao động có trình độ thấp đây là cách công ty cắt giảm chi phí lao động và chủ yếu làm việc tại bộ phận sản xuất
1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong bối cảnh bùng nổ cách mạng công nghiệp 4.0, Công ty đã tiến hành hiện đại hóa mọi quy trình, đảm bảo 2 mục tiêu quan trọng: Vừa đạt năng suất cao, vừa đảm bảo chất lượng và sự hài lòng của khách hàng Hiện nay, công ty đang sở hữu hệ thống thiết bị hiện đại như: Máy nhồi lông vũ tự động, máy lập trình, máy trần tự động, máy cắt tự động, máy dán đường may tự động với các loại vải chống thấm nước Với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kết hợp với máy móc hiện đại, con người năng động, chuyên nghiệp, Công ty đã và đang chinh phục những khách hàng khó tính nhất
1.6 Tình hình tài sản nguồn vốn
Tổng tài sản của Công ty giảm giai đoạn 2021-2023 cho thấy Công ty đang ngày càng thu hẹp quy mô về tài sản Năm 2022 tổng tài sản là 111.737.191.218 đồng, giảm 7.423.468.276 đồng so với năm 2021 tương ứng giảm 6,23%; năm 2023 tổng tài sản là 108.425.088.043 đồng giảm 3.312.103.175 đồng tương ứng giảm 2,96% so với năm 2022 Tổng tài sản giai đoạn này giảm chủ yếu là do tài sản ngắn hạn giảm Để thấy rõ nguyên nhân cũng như sự biến động tình hình tài sản, ta phân tích chi tiết từng khoản mục cấu thành tài sản
Tài sản ngắn hạn: Giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty có xu hướng giảm
giai đoạn 2021-2023 Năm 2021 là 117.696.656.526 đồng chiếm 98,77% tổng tài sản So sánh giữa năm 2022 và năm 2021 có thể thấy tài sản ngắn hạn giảm 8.370.988.055 đồng hay giảm 7,11% Năm 2023 giảm 4.457.311.939 đồng so với năm 2022 tương ứng giảm 4,08% cho thấy giai đoạn này doanh nghiệp chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn
Trang 10Bảng 1.2 Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2021-2023
Tiêu chí
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 So sánh
GT (Đồng) CC (%) GT (Đồng) CC (%) GT (Đồng) CC (%)
22/21 23/22 BQ (+/-) (%) (+/-) (%) (%)
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 117.696.656.526 98,77 109.325.668.471 97,84 104.868.356.532 96,72 (8.370.988.055) 92,89 (4.457.311.939) 95,92 94,39
I Tiền và các khoản tương đương tiền 1.512.666.833 1,27 1.181.442.386 1,06 5.276.651.473 4,87 (331.224.447) 78,10 (4.095.209.087) 446,63 186,77
II Các khoản phải thu ngắn hạn 105.498.581.332 88,53 97.335.826.946 87,11 91.152.540.098 84,07 (8.162.754.386) 92,26 (6.183.286.848) 93,65 92,95
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 34.343.843.692 28,82 47.330.121.139 42,36 17.636.815.434 16,27 12.986.277.447 137,81 (29.693.305.705) 37,26 71,66
2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 554.737.640 0,47 405.705.807 0,36 115.724.664 0,11 (149.031.833) 73,13 -289.981.143 28,52 45,67
Trang 11- Tiền và các khoản tương đương tiền: Nhìn chung tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty có sự biến động giai đoạn 2021-2023, tuy nhiên nhìn chung gia đoạn này thì tiền và các khoản tương đương tiền tăng 86,77% Năm 2021 là 1.512.666.833 đồng nhưng đến năm 2022 tiền và các khoản tương đương tiền đã giảm xuống còn 1.181.442.386 đồng tương ứng với mức giảm là 21,9% Năm 2023 tiền của Công ty tăng 4.095.209.087 đồng so với 2022 tương ứng giảm 346,63% Lượng tiền của Công ty tăng giai đoạn 2021-2023 chủ yếu do thu được tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ngoài ra Công ty dự trữ tiền mặt để thanh toán nhanh các khoản phát sinh Điều này giúp cho Công ty chủ động hơn trong khả năng thanh toán, tận dụng nguồn tiền để thanh toán sớm cho các nhà cung cấp để hưởng chiết khấu cũng như dễ dàng ứng phó với những bất thường có thể xảy ra
- Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là khoản mục có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản của đơn vị sau vốn bằng tiền Qua bảng phân tích
ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn tăng giai đoạn 2021-2023 có xu hướng giảm tương ứng giảm 7,05% Năm 2022 khoản mục này giảm 8.162.754.386 đồng (tức giảm 7,74%) so với năm 2021 Sang năm 2023, khoản mục này tiếp tục giảm 6.183.286.848 đồng tương ứng với mức giảm 6,35% so với năm 2022 Nguyên nhân dẫn đến sự giảm mạnh các khoản phải thu ngắn hạn giai đoạn 2021-2023 là do Công ty đã thực hiện nghiêm các chính sách tín dụng để thu hồi các khoản nợ Từ bảng phân tích, có thể thấy khoản phải ngắn hạn khác luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong mục các khoản phải thu ngắn hạn Điều này cho thấy Công ty đang bị chiếm dụng vốn khá cao, chính sách tín dụng nới lỏng giúp Công ty tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng Tuy nhiên nếu để khách hàng nợ quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng quay vòng vốn, có thể dẫn tới rủi ro không thu hồi được vốn, nhất là trong tình hình khó khăn về vốn như hiện nay Vì vậy Công ty cần duy trì và tiếp tục cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng để đem lại lợi ích cao nhất mà vẫn đảm bảo được an toàn tài chính
- Hàng tồn kho: Trong giai đoạn 2021-2023 hàng tồn kho giảm mạnh tương ứng giảm 15,95% Năm 2022 hàng tồn kho giảm mạnh còn 9.903.568.231 đồng tương ứng giảm 1,44% là do trong năm Công ty không nhập thêm hàng hóa và doanh thu bán hàng tăng do công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất Qua năm 2023,
Trang 12hàng tồn kho tiếp tục giảm còn 7.097.858.619 đồng tương ứng giảm 28,33% so với năm 2022
Tài sản dài hạn: giá trị tài sản dài hạn của Công ty có xu hướng tăng giai
đoạn 2021-2023 Tỷ trọng cơ cấu của tài sản dài hạn trong tổng tài sản có xu hướng tăng Năm 2021 tài sản dài hạn chiếm 1,23% trong tổng tài sản Năm 2022 con số này tăng lên chiếm 2,16% tổng tài sản Sang năm 2023 khoản mục này tiếp tục tăng chiếm 3,28% So sánh với năm 2021 năm 2022 tăng 267.483.743 đồng tương ứng giảm 41,97% Đến năm 2023 tài sản dài hạn khác tiếp tục tăng lên 1.341.306.342 đồng tương ứng tăng 48,24%
- Tài sản cố định: Giai đoạn 2021-2023 tình hình tài sản cố định có xu hướng tăng qua các năm Năm 2022, tài sản cố định của Công ty tăng 947.519.779 đồng tương ứng tăng 64,72% so với năm 2021 Nguyên nhân là do Công ty xem xét tình hình thực tế sử dụng TSCĐ, tiến hành phân tích nhu cầu cần thiết đối với từng loại TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty
Nhìn chung, qua phân tích ta thấy tình hình tài sản của Công ty giảm giai đoạn 2021-2023, chủ yếu là giảm mạnh của tài sản ngắn hạn Tỷ trọng tài sản ngắn hạn qua ba năm là giảm chủ yếu đến từ khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho Công ty cũng áp dụng nhiều hơn các chính sách tín dụng thương mại đối với các đối tác nhằm thu hồi vốn dẫn đến khoản mục phải thu khách hàng giảm mạnh
Tổng nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2021-2023 giảm mạnh qua các năm bình quân giai đoạn này giảm 2,96 Năm 2022 tổng nguồn vốn là 111.737.191.218 đồng so với năm 2021 là 119.160.659.494 đồng giảm 7.423.468.276 đồng tương ứng với mức giảm là 6,23% Đến năm 2023 tổng nguồn vốn là 108.425.088.043 đồng giảm 3.312.103.175 đồng so với năm 2022 hay giảm 2,96% Tổng nguồn vốn giảm giai đoạn 2021-2023 cho thấy Công ty chưa thực sự làm tốt công tác huy động vốn cho quá trình hoạt động Nguyên nhân giảm tổng nguồn vốn là do nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu giảm mạnh giai đoạn này
Trang 13Bảng 1.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2021-2023
Trang 14Nợ phải trả: Nợ phải trả giai đoạn 2021-2023 của công ty giảm 39,14% Nợ
phải trả năm 2021 là 18.330.970.059 đồng giảm còn 10.592.116.161 đồng năm
2022 tương ứng mức giảm 42,22% Năm 2023 khoản mục này tiếp tục giảm còn 6.788.895.770 đồng tương ứng giảm 35,91% Nợ phải trả của Công ty chủ yếu từ các khoản nợ ngắn hạn cụ thể là khoản phải trả người bán ngắn hạn Cụ thể:
- Nợ ngắn hạn: giai đoạn 2021-2023 công ty chỉ tồn tại các khoản nợ ngắn hạn không có khoản nợ dài hạn Để tiết kiệm chi phí cũng như phù hợp với đặc thù của ngành nghề kinh doanh, Công ty thường đi vay trong ngắn hạn Năm 2022 nợ ngắn hạn giảm còn 10.592.116.161 đồng tương ứng mức giảm 42,22% so với năm
2021 Năm 2023 nợ ngắn hạn tiếp tục giảm còn 6.788.895.770 đồng tương ứng mức giảm 35,91% Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu do Công ty đã chủ động được nguồn vốn lưu động vì thế đã cắt giảm các khoản vay ngắn hạn Nợ ngắn hạn giảm cho thấy Công ty đang chủ động về nguồn vốn trong kinh doanh
+ Phải trả người bán ngắn hạn giai đoạn 2021-2023 có xu hướng giảm Năm
2022 khoản mục này giảm mạnh 33,09% so với năm 2021; năm 2023 giảm 35,91% các khoản phải trả người bán ngắn hạn giai đoạn này do Công ty cung cấp dịch vụ
và thu tiền ngay nên doanh thu thu về nhanh
+ Người mua trả tiền trước ngắn hạn: Khoản mục này năm 2021 là 2.500.000.000 đồng tuy nhiên năm 2022-2023 khoản mục này không còn Khoản mục này giảm do Công ty chưa đưa ra các ưu đãi và chính sách chiết khấu giá cho những khách hàng thanh toán tiền sớm nên chưa khuyến khích được khách hàng trả tiền trước
Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất
quyết định tính tự chủ của đơn vị trong hoạt động kinh doanh Vốn chủ sở hữu đều tăng giai đoạn 2021-2023: năm 2022 tăng 315.385.622 đồng tương ứng với tốc độ tăng 0,31% so với năm 2021 Sang năm 2023 vốn chủ sở hữu tăng 491.117.216 đồng so với năm 2022 tương ứng tăng 0,49% Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiểm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu Năm 2023 nền kinh tế vẫn khó khăn làm cho Công ty tuy đã chủ động hơn về nguồn vốn nhưng vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do đó Công ty vẫn đi vay ngắn hạn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động