1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại - công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế Thăng Long

34 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN AVC VIỆT NAM (6)
    • 1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty (6)
      • 1.1.1. Sơ lược về doanh nghiệp (6)
      • 1.1.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển (7)
    • 1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường (8)
      • 1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh và hoạt động logistics trong doanh nghiệp (8)
      • 1.2.2. Đặc điểm thị trường (10)
    • 1.3 Cơ cấu tổ chức (11)
    • 1.4. Các nguồn lực của công ty (13)
      • 1.4.1 Nguồn lực tài chính (13)
      • 1.4.2. Mạng lưới tài sản và các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật (14)
      • 1.4.3. Nguồn nhân lực (14)
    • 1.5 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu (16)
    • 1.6 Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập (17)
  • CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY (19)
    • 2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô/ngành ảnh hưởng đến hoạt động logistics/quản lý chuỗi cung ứng của công ty (19)
      • 2.1.1. Sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới hoạt động logistics và quản lý chuỗi (19)
      • 2.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ngành tới hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công ty (21)
    • 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty (22)
      • 2.3.1 Thực trạng chuỗi cung ứng của công ty (24)
      • 2.3.2. Thực trạng hoạt động logistics của công ty (25)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (30)
    • 3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công ty (30)
      • 3.3.1. Thành công (30)
      • 3.3.2. Hạn chế (30)
      • 3.3.3. Nguyên nhân (31)
      • 3.3.4. Đề xuất định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra đối với công ty (31)
    • 3.2. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại - công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế Thăng Long Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại - công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế Thăng Long Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại - công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế Thăng LongBáo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại - công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế Thăng LongBáo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại - công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế Thăng Long

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN AVC VIỆT NAM

Sự hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Sơ lược về doanh nghiệp

Công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam được thành lập vào ngày 20/01/2015, do ông Phùng Anh Vũ làm đại diện pháp luật Được thành lập bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, trải qua hơn 8 năm hoạt động và không ngừng phát triển, hiện nay AVC đã từng bước định hình vị trí của mình trong thị trường giao nhận vận chuyển quốc tế tại Việt Nam

Bảng 1.1 Giới thiệu công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam

Tên công ty Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tiếp vận AVC Việt Nam Tên tiếng anh AVC Viet Nam Logistics Company Limited Địa chỉ

Trụ sở chính: Tổ 3, Nghĩa Phủ, Phường Trung Hưng, Thị Xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam

Gồm 4 văn phòng chi nhánh:

• Văn phòng đại diện: Tầng 7, Số 10 Đào Tấn, Phường Cống vị, Quận Ba Đình, Hà Nội

• Văn phòng Nội Bài: Tầng 4, Tòa nhà NTS, Sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội

• Văn phòng Hải Phòng: Phòng 302, Số 337 Đường Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng

• Văn phòng Hà Nam: Tầng 2, Ban Quản lý Khu công nghiệp Đồng Văn I, Duy Tiên, Hà Nam

Vốn điều lệ 6.000.000.000 (sáu tỷ đồng)

Người đại diện pháp lý Ông Phùng Anh Vũ – Giám đốc

Ngành nghề chính Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

(Nguồn: Hồ sơ công ty)

Hình 1.1 Logo công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam Nguồn: Công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam

Slogan: “Adding values to clients” – Gia tăng giá trị cho khách hàng

1.1.2 Sơ lược sự hình thành và phát triển

Công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam được thành lập vào ngày 20/01/2015 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển (hàng lẻ/hàng nguyên container), khai thuê hải quan, vận tải nội địa, hàng dự án, vận tải hàng quá cảnh qua Lào và Campuchia, dịch vụ kho bãi - phân phối và giao nhận hàng hóa

Thời gian đầu khi mới thành lập, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành cũng như các vấn đề về nhân sự Sau một quá trình không ngừng nỗ lực, công ty đã phát triển và thực hiện đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ và mở rộng quy mô của mình Công ty luôn cố gắng đem đến cho khách hàng dịch vụ hiệu quả, an toàn và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước

• 2015 - 2021: Công ty phát triển trọng tâm chủ yếu vào kinh doanh hàng chỉ định từ các đại lý và các dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không

• 2021 - nay: Công ty chú trọng phát triển thêm kinh doanh các dịch vụ vận chuyển đường biển, vận chuyển nội địa và thủ tục hải quan

Sứ mệnh của công ty là tích hợp các dịch vụ giá trị gia tăng và tối ưu hóa các khâu trong chuỗi cung ứng, mang lại giá trị kinh tế cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics của AVC LOGISTICS Với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp Logistics Việt Nam có uy tín và thương hiệu trong khu vực ASEAN, công ty tập trung vào các giá trị cốt lõi: tận tâm - uy tín, chính xác và kịp thời, phát triển - bền vững, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa, tập thể đoàn kết Cộng thêm cơ cấu vững chắc và kinh nghiệm chuyên môn dày dặn trong lĩnh vực logistics, AVC đang ngày càng phát triển, khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực logistics Được quản lý bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm và làm việc chuyên nghiệp trong ngành, dịch vụ đa dạng, hệ thống đại lý toàn cầu, bên cạnh đó là sự liên kết chặt chẽ và hợp tác lâu dài với các đối tác uy tín như Maersk, Mitsui O.S.K Lines, Namsung, Hanjin Shipping,… AVC có khả năng cung cấp các giải pháp phù hợp với mức giá hợp lí, đáp ứng nhu cầu đặc biệt của mọi cá nhân, khách hàng Doanh số của công ty không chỉ đến từ các doanh nghiệp mà còn đến từ các khách hàng cá nhân nhờ vào khả năng cung ứng dịch vụ một cách nhanh chóng, chất lượng cao mà giá cả lại có sự cạnh tranh so với một số doanh nghiệp khác.

Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường

1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh và hoạt động logistics trong doanh nghiệp

Công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam kinh doanh chủ yếu trong hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Với vai trò là một công ty fowarder, các hoạt động logistics của công ty được thực hiện thông qua các dịch vụ chính mà công ty đang cung cấp hiện nay:

Dịch vụ vận chuyển hàng không: Là một trong những hoạt động chính của công ty, AVC hiện đang là đại lý cấp một của nhiều hãng hàng không như Vietnam Airlines (VN), Hong Kong Airlines (HX), Korean Air (KE) và Asiana Airlines (OZ) AVC LOGISTICS được hưởng những ưu đãi, quyền lợi về dịch vụ cũng như về giá cả, từ đó cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa tốt nhất với giá ưu đãi nhất

6 tới cho khách hàng dành cho tất cả các chuyến bay từ Việt Nam đi khắp mọi nơi trên thế giới trong châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi

Dịch vụ vận chuyển đường biển: Là một trong những hoạt động chính của công ty, AVC LOGISTICS cung cấp cho khách hàng dịch vụ gửi hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới và ngược lại (hàng nguyên container FCL và hàng lẻ LCL)

Dịch vụ vận chuyển hàng dự án: Với đội ngũ công nhân chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng dự án, AVC LOGISTICS cung cấp các dịch vụ rút ruột và vận chuyển các container flat-rack, open top, các lô hàng quá khổ - quá tải, siêu trường - siêu trọng tại các cảng khu vực Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ đi các tỉnh thành và ngược lại

Dịch vụ vận chuyển đa phương thức: AVC Logistics cung cấp các dịch vụ vận chuyển trọn gói cho khách hàng, từ vận chuyển nội địa bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không và vận chuyển quốc tế Sử dụng kết hợp các phương thức vận chuyển để đem lại cho khách hàng dịch vụ vận chuyển tối ưu nhất, tiết kiệm nhất, phù hợp với quãng đường vận chuyển mà khách hàng yêu cầu

Dịch vụ khai báo hải quan: Làm thủ tục hải quan cho hàng hóa, tư vấn về thông quan hàng hóa, về thuế và các chính sách khác liên quan tới thuế và thuế nhập khẩu, tư vấn về thủ tục hải quan và việc khai hải quan tại các nước khác ngoài Việt Nam, thực hiện truyền dữ liệu điện tử, phân tích biểu thuế xuất nhập khẩu

Dịch vụ kho bãi:Công ty có hệ thống các nhà kho được đặt tại các cảng và sân bay chính ở Việt Nam do đó khách hàng có thể được hưởng lợi một dịch vụ hiệu quả trong việc quản lý hàng tồn kho và dịch vụ AVC cung cấp các dịch vụ: gom hàng, quản lý hàng tồn kho, lấy và đóng gói hàng hóa, dán nhãn hàng hóa, quản lý đơn hàng xuất, kho ngoại quan

Bảng 1.2 Các ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam

4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hoá

5221 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ

5222 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Nguồn: https://masothue.com/0106755297-cong-ty-tnhh-tiep-van-avc-viet-nam

Những năm gần đây, AVC đang không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động và thị trường kinh doanh của mình bằng việc tăng cường hợp tác với nhiều đối tác và đa dạng hóa dịch vụ hơn

Bảng 1.3 Thị trường mục tiêu của công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam

Dịch vụ Thị trường mục tiêu

DV vận chuyển đường biển

Tập trung vào thị trường xuất khẩu từ Việt Nam do có nguồn lực săn có và vẫn còn bị hạn chế nguồn lực ở đầu nước ngoài Chủ yếu là các quốc gia khu vực châu Á, châu Mỹ và châu Âu

DV vận chuyển đường hàng không

Tập trung vào thị trường xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức và một số quốc gia thuộc EU

DV vận chuyển hàng dự án

Tập trung tại các cảng khu vực Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Hướng tới cả thị trường xuất khẩu và nhập khẩu ở đầu Việt Nam Đặc biệt tập trung ở khu vực miền Bắc do có nhân lực và mối quan hệ tốt với các cơ sở, hải quan, bộ, ngành ở khu vực miền Bắc

DV kho bãi Thị trường nội địa và ở khu vực miền Bắc, thị trường quốc tế ở Đức do có sẵn cơ sở vật chất và nguồn nhân lực

Tùy thuộc và mục tiêu phát triển các dịch vụ khác nhau mà AVC cũng hướng tới các thị trường và khách hàng mục tiêu khác nhau Một số dịch vụ được chú trọng phát triển để trở thành hoạt động kinh doanh chính, mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho công ty như: dịch vụ vận chuyển bằng đường biển và dịch vụ vận chuyển đường hàng không Tuy nhiên, một số dịch vụ khác được phát triển nhằm đa dạng hóa và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh chính của công ty Các dịch vụ này được phát triển nhằm đem lại cho khách hàng một trải nhiệm dịch vụ trọn gói, cụ thể là dịch vụ hải quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận chuyển nội địa.

Cơ cấu tổ chức

Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam)

Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết lập theo cơ cấu tổ chức theo chức năng Mỗi phòng ban thực hiện từng chức năng tương ứng để đạt được mục tiêu chung Mô

9 hình này giúp chuyên môn hóa sâu sắc hơn, cho phép các thành viên tập trung vào chuyên môn của họ Đồng thời giúp giám đốc có thể giám sát và điều hành công ty một cách hiệu quả

- Chức trách các bộ phận trong bộ máy của công ty:

Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty, thực hiện các quyền và nghĩa vụ đảm nhiệm Giám đốc có quyền và nghĩa vụ phê duyệt các kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư, quy chế quản lý nội bộ của công ty; Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty

Phó giám đốc: Thực hiện hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp, chịu toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp trước Giám đốc Bên cạnh đó, Phó Giám đốc cũng xây dựng chính sách, mục tiêu làm việc cho cả doanh nghiệp và cho từng bộ phận riêng lẻ, Trong trường hợp Giám đốc vắng mặt, Phó giám đốc sẽ là người thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty

Phòng kinh doanh: Thực hiện tìm kiếm, tư vấn và thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng các dịch vụ logistics mà công ty cung cấp, đồng thời cũng thực hiện các nhiệm vụ marketing theo dự án kinh doanh được phê duyệt Bên cạnh đó, phối hợp với phòng kế toán xây dựng giá thành hợp lí và đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Ngoài ra, phòng kinh doanh còn phối hợp với phòng hỗ trợ kinh doanh để cập nhật tình trạng lô hàng với khách hàng, lên kế hoạch và điều phối giao nhận hàng hóa

Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm ghi chép, quản lý toàn bộ nguồn thu-chi tài chính của công ty theo đúng pháp luật hiện hành, lập chứng từ về sự lưu chuyển của các loại tài sản Tham mưu trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các công tác tài chính kế toàn của doanh nghiệp Cập nhật các thủ tục hành chính và văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, phản ánh sự biến động tài sản và nguồn vốn đến lãnh đạo Tinh toán, chi trả lương và chế độ đãi ngộ tới công nhân viên trong công ty

Phòng nhân sự: Chức năng của phòng nhân sự là tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn diễn ra liên tục, hiệu quả Đồng thời phòng nhân sự còn phụ trách việc chăm lo cho đời sống của toàn bộ nhân viên trong công ty Xây dựng và quản lý các chế độ phúc lợi, đãi ngộ đối với đội ngũ nhân sự trong công ty

Phòng hỗ trợ kinh doanh: Gồm hai bộ phận là chứng từ và kho bãi Bộ phận chứng từ thực hiện các công việc đặt chỗ cho lô hàng, chịu trách nhiệm về mặt chứng

10 từ của lô hàng với hãng tàu, hãng hàng không, hải quan và các bên liên quan Còn nhân viên bộ phận kho bãi sẽ tiến hành nhập kho, gom hàng, đóng gói, lưu trữ và bảo quản, xuất kho đối với các lô hàng.

Các nguồn lực của công ty

Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 6.000.000.000 vnđ (sáu tỷ đồng) Sau 8 năm hoạt động công ty đã không ngừng phát triển và gia tăng nguồn vốn của mình

Bảng 1.4 Nguồn vốn của công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam (2021-2023)

(Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam)

Có thể thấy, tổng vốn của công ty tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn

2021 - 2023 Tuy nhiên, trong năm 2022 có sự biến đổi về nguồn vốn chủ sở hữu, và vốn vay, trong khi vốn chủ sở hữu giảm thì vốn vay lại gia tăng so với năm 2021 Nguyên nhân đến từ ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, bùng phát mạnh mẽ vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022 khiến các hoạt động kinh tế bị gián đoạn, thị trường có nhiều biến động, giãn cách xã hội đã làm gia tăng thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa Tuy nhiên, sang đến năm 2023, khi dịch bệnh đã được kiểm soát và nên kinh tế bắt đầu đi vào phục hồi và phát triển trở lại, công ty đã tăng cường huy động vốn đầu tư và đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ logistics Cụ thể, năm 2023 cả vốn chủ sở hữu và vốn vay đều tăng so với năm 2022, từ đó kéo theo tổng vốn đầu tư tăng mạnh, tạo điều kiện cho việc phục hồi, ổn định trở lại và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty

1.4.2 Mạng lưới tài sản và các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật

Nhìn chung điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoat động logistics của AVC khá đầy đủ, đáp ứng cho quá trình kinh doanh, tác nghiệp của công ty mặc dù so với các công ty khác trên thị trường quy mô này vẫn còn khá nhỏ

Các cơ sở của công ty bao gồm:

Trụ sở chính: Tổ 3, Nghĩa Phủ, Phường Trung Hưng, Thị Xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam

Gồm 4 văn phòng chi nhánh:

• Văn phòng đại diện: Tầng 7, Số 10 Đào Tấn, Phường Cống vị, Quận Ba Đình,

• Văn phòng Nội Bài: Tầng 4, Tòa nhà NTS, Sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội

• Văn phòng Hải Phòng: Phòng 302, Số 337 Đường Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng

• Văn phòng Hà Nam: Tầng 2, Ban Quản lý Khu công nghiệp Đồng Văn I, Duy Tiên, Hà Nam

Tại các văn phòng làm việc, công ty trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị kỹ thuật như: hệ thống máy tính, điện thoại bàn, máy in, máy photo,hệ thống mạng, hệ thống bàn ghế, giá kệ để lưu trữ chứng từ,… Ngoài ra, một số thiết bị phục vụ đời sống của nhân viên cũng được trang bị như: bình nước, tủ lạnh, điều hòa, lò vi sóng, quạt cây,…

Mạng lưới nhà kho: Hiện nay, công ty có 3 nhà kho gồm: kho Cầu Giấy, kho Chùa Láng và kho Đại Nam với diện tích mỗi kho khoảng 300m2 Các nhà kho này đều được trang bị các thiết bị phục vụ cho việc xếp dỡ, lưu trữ và bảo quản hàng hóa

Phương tiện vận tải & bốc dỡ: Để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, công ty đã đầu tư các trang thiết bị để tối ưu hóa quy trình Cụ thể, AVC Logistics đang sở hữu: 4 xe chuyên chở và 10 xe đẩy hàng 4 bánh

Thiết bị phục vụ bán hàng: Công ty trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thiết yếu cho các hoạt động hàng ngày của nhân viên Hệ thống máy vi tính đồng bộ, đều sử dụng bộ vi xử lý tốc độ cao và đều được kết nối internet Mỗi phòng ban đều được đặt 1 máy in mini có thể photo giấy bản A4

Thiết bị kho, dự trữ: pallet gỗ, máy đo độ ẩm, quạt thông gió,

Hiện nay, tổng số lượng nhân viên của công ty là 47 người, trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm đa số Đây cũng là một trong những kế hoạch trong công tác tuyển

12 dụng của công ty, với mục tiêu hướng tới nguồn lao động trẻ tuổi được đào tạo bài bản từ các chuyên ngành liên quan đến logistics, xuất nhập khẩu tại các trường Đại học, Cao đẳng Đây là lực lượng năng động, sáng tạo, nhiệt huyết trong công việc, khả năng học hỏi nhanh nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo và phát triển hơn trong tương lai Dựa vào bảng ta có thể thấy nhân viên có trình độ đại học là chủ yếu và có tỉ lệ cao nhất, chiếm khoảng 78% Cơ cấu nhân sự của công ty cũng có sự thay đổi qua các năm trong giai đoạn 2021 – 2023, tùy thuộc vào các giai đoạn, hoạt động kinh doanh và định hướng của công ty Nhìn chung, số lượng nhân lực của công ty đều tăng qua các năm, cao nhất là năm 2022 (42 người) khi bắt đầu từ năm 2021 công ty định hướng phát triển mạnh về lĩnh vực vận chuyển đường biển và cung cấp thêm đa dạng hóa các loại dịch vụ cho khách hàng

Bảng 1.5 Cơ cấu nhân lực Công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam (2021-2023)

STT Tiêu chí Số lượng 2021

Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam

Một số kết quả kinh doanh chủ yếu

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam đạt kết quả tốt trong giai đoạn 2021 – 2023 với doanh thu tăng dần qua từng năm Dưới đây là một số kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty:

Bảng 1.6 Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 (Đơn vị tính: VNĐ)

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam

Năm 2021, chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid 19, ngành logistics và chuỗi cung ứng gặp nhiều biến động, mặc dù giãn cách xã hội diễn ra trong thời gian dài nhưng dịch vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu và các thiết bị y tế vẫn được duy trì, tuy nhiên chi phí logistics lại gia tăng đột biến Trước tình tình đó, doanh thu năm

2021 tăng trưởng 6,24%, chi phí tăng 10,03%, kéo theo lợi nhuận tăng trưởng ở mức thấp 9,76% Trong khi đó, năm 2022 ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với

14 năm 2021, bởi lúc này tình hình dịch bệnh đã dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất bắt đầu hồi phục trở lại, cùng với đó là sự nhộn nhịp trở lại của dịch vụ giao nhận vận chuyển quốc tế Đến năm 2023, doanh thu của AVC Logistics tăng trưởng ở mức thấp (5,79%), lợi nhuận giảm 8,45% so với năm 2022 Nguyên nhân có thể kể đến chính là do lạm phát tăng cao đã khiến chi phí vận tải, đặc biệt là chi phí nhiên liệu tăng mạnh, chiến tranh Nga - Ukraine đã gây ra nhiều gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến giá cước vận tải tăng cao và thời gian vận chuyển bị kéo dài, bên cạnh đó lãi suất tăng đã khiến chi phí vốn của AVC Logistics tăng lên.

Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập

Vị trí thực tập của sinh viên: Nhân viên kinh doanh tại Phòng kinh doanh của công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam, em đã được các anh chị phòng kinh doanh hướng dẫn và giao cho một số công việc, nhiệm vụ cụ thể của một nhân viên kinh doanh có liên quan đến chuyên ngành đào tạo Tại đây, em được phân công đảm nhận trong lĩnh vực vận chuyển đường hàng không chuyên tuyến Việt – Đức/EU cùng với 4 anh chị khác trong team Tại vị trí này, em sẽ tiếp nhận thông tin về đơn hàng từ khách hàng, tiến hành tạo mã khách hàng tích hợp với thông tin vừa tiếp nhận Trường hợp khách tự vận chuyển hàng đến kho, lưu ý với khách về thông tin mã khách hàng cần được ghi rõ trên kiện hàng để tiện theo dõi và phân luồng vận chuyển Nếu khách gửi hàng tới kho thông qua các đơn vị chuyển phát, yêu cầu khách ghi thông tin người nhận là mã khách hàng và địa chỉ kho của công ty, đồng thời thông báo với bộ phận kho để nhân viên kho sẵn sàng tiếp nhận và xử lý hàng hóa

Thực hiện tiếp nhận và quản lý thông tin hàng hóa đã nhập kho, cập nhật thông tin về danh sách các kiện hàng xuất để bộ phận chứng từ chuẩn bị hồ sơ, chứng từ và các thủ tục liên quan cần thiết để thông quan hàng hóa

Sau khi bộ phận kho đã làm hàng xong, tiến hành lập bảng kê chi tiết từng khoản cước phí, gửi ảnh cân sau làm hàng và bảng cước cho khách hàng kiểm tra và yêu cầu thanh toán Kiểm tra lại với kế toán đã nhận tiền thì báo lại với bộ phận kho để sẵn sàng cho kiện hàng hóa xuất kho

Hàng hóa sau khi được thông quan và vận chuyển đến kho ở Đức sẽ được phân luồng và tiến hành vận chuyển nội địa, ngay sau đó thực hiện tiếp nhận và cập nhật

15 mã tracking nội địa với khách hàng để cùng theo dõi hành trình đơn hàng đến khi người nhận nhận được hàng, đồng thời phối hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết các khiếu nại nếu có

Là một nhân viên kinh doanh, em cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác, kiểm tra và đảm bảo độ chính xác của những dữ liệu đầu vào và ra, tránh xảy ra những sai xót để quá trình tư vấn, tiếp nhận, xử lí và vận chuyển hàng hóa được nhanh chóng, hiệu quả và thuận lợi nhất, từ đó đem lại trải nghiệm sử dụng dịch vụ logistics tốt nhất cho khách hàng, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY

Các yếu tố môi trường vĩ mô/ngành ảnh hưởng đến hoạt động logistics/quản lý chuỗi cung ứng của công ty

lý chuỗi cung ứng của công ty

2.1.1 Sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công ty a Môi trường kinh tế

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP của Việt Nam năm 2023 tăng 5,05% so với 2022, cao hơn tốc độ tăng của năm 2020 và 2021 - thời điểm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 Điều này dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao, tạo cơ hội cho công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận Bên cạnh đó xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2023 ước tính đạt 370 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm trước Điều này cũng dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu tăng cao, tạo cơ hội cho AVC Logistics có thể mở rộng thị trường sang các nước mới

Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2023 của Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng đầu năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt 1.686,2 triệu tấn hàng hóa, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 24,4%) và luân chuyển 359,8 tỷ tấn/km, tăng 12,5% (cùng kỳ năm trước tăng 31%) Có thể thấy hoạt động vận tải hàng hóa đang tăng trưởng trở lại sau đại dịch Covid 19 Đây cũng chính là một trong những điều kiện thuận lợi để công ty có thể tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ logistics đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từng bước định vị vị trí của mình trên thị trường

Có thể thấy tình hình kinh tế nước ta đã dần ổn định sau những ảnh hưởng to lớn của đại dịch Covid để lại, cùng với đó là những cố gắng trong chính sách quản lý và khắc phục kinh tế của chính phủ, các dự án xây dựng công trình xã hội, công trình cầu đường, công trình công ích, đang được đầu tư mạnh mẽ là cơ hội cho doanh nghiệp có thể nâng cao doanh thu, lợi nhuận và nâng cao thị phần của mình trên thị trường b Chính trị và pháp luật

Môi trường chính trị pháp luật là một yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu Nó bao gồm các quy định, luật lệ, chính sách và thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp phải tuân thủ khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định, thu hút đầu tư Điều này tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt

17 động kinh doanh nói chung và hoạt động logistics nói riêng Bên cạnh đó, nước ta cũng đang tích cực hội nhập quốc tế, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp logistics trong đó có AVC Logistics Chính phủ Việt Nam cũng đang có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành logistic, các chính sách này giúp các forwarder giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh

Tuy nhiên, một số quy định pháp luật của nước ta hiện nay còn chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động logistics Điều này gây khó khăn cho các forwarder như AVC Logistics trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý Tình hình an ninh, chính trị khu vực còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển hàng hóa của các đơn vị vận tải, kéo theo đó là tác động đến mức độ cung ứng dịch vụ của AVC Logistics cũng như các forwarder khác trên thị trường giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế

Không chỉ tuân thủ những quy định pháp luật của Việt Nam, đối với hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, AVC Logistics còn phải quan tâm và tuân thủ luật pháp, quy định của các nước, các khu vực khác trên thế giới Do các quốc gia đều có những quy định và luật lệ khác nhau nên cần phải cẩn trọng trong hoạt động logistics và chuỗi cung ứng trên thị trường quốc tế của mình c Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố như khí hậu, địa hình, có những tác động đáng kể đến hoạt động của các forwarder Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều ở Việt Nam gây một số khó khăn cho công tác dự trữ, bảo quản hàng hóa, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng Địa hình cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty Nước ta là một quốc gia có địa hình đa dạng, với nhiều núi, có thể gây khó khăn cho hoạt động vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là các loại hàng hóa cồng kềnh và khối lượng lớn Chính vì vậy, AVC Logistics cần tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các phương tiện vận tải, kho bãi, nâng cao năng lực quản lý rủi ro để có thể ứng phó kịp thời với những biến động của môi trường tự nhiên, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động d Khoa học công nghệ

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật, các hoạt động logistics hiện nay gần như đều có sự tác động công nghệ Công ty có thể rút ngắn được thời gian giao hàng, giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, quản lý, Ngoài ra, có thể tăng được độ chính xác trong việc lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi quá trình vận chuyển Khoa học công nghệ giúp các forwarder nâng cao năng lực cạnh tranh,

18 nhưng đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh trong ngành logistics Việc ứng dụng khoa học công nghệ đòi hỏi AVC Logistics cũng như các forwarder khác phải đầu tư chi phí cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực,

2.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ngành tới hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công ty a Khách hàng

Hiện nay, khách hàng mong muốn ngày càng nhiều hơn từ các dịch vụ, sản phẩm Họ đòi hỏi sự linh hoạt, tiện lợi và nhanh chóng trong việc nhận hàng Điều này thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ vận chuyển nhanh và linh hoạt trong ngành logistics Tập khách hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất và các khách hàng cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế Để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, AVC Logistics cần phải thấu hiểu mong muốn của khách hàng, cân đối các nguồn lực hiện có để cải tiến quy trình dịch vụ logistic theo định hướng khách hàng để có thể gia tăng sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ mà công ty cung ứng b Nhà cung cấp

Nhà cung cấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng của công ty Các nhà cung cấp của AVC Logistics là các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải (hãng tàu, hãng hàng không), kho bãi, bảo hiểm Công ty không trực tiếp cung cấp các dịch vụ này mà chỉ là đơn vị trung gian kết nối các nhà cung cấp này với nhau để tạo thành một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh cho khách hàng Chất lượng dịch vụ và thời gian giao hàng của các nhà cung cấp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng dịch vụ của công ty, bên cạnh đó nếu chi phí của nhà cung cấp cao AVC Logistics sẽ phải tăng giá dịch vụ của mình để có thể bù đắp chi phí Vì vậy, công ty cần lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, có chất lượng dịch vụ tốt, thời gian giao hàng nhanh chóng, chi phí hợp lý và đảm bảo an toàn cho hàng hóa c Đối thủ cạnh tranh

Trong thị trường giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với AVC Logistics, có thể kể đến như: Infinity Logistics, Happy Trans Logistics, Interlink, Bee Logistics, MOL Logistics, Bách Việt, Các công ty này đều có những thế mạnh riêng tạo nên những lợi thế cạnh tranh với công ty Các forwarder thường cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ để thu hút cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Nhận diện đối thủ cạnh tranh, phát huy điểm mạnh là điều mà công ty luôn hướng tới để trở thành một doanh

19 nghiệp có vị thế cao trên thị trường, có được nhiều khách hàng trung thành và thân thiết với công ty Nhìn chung, các đối thủ cạnh tranh là một yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động logistics của công ty AVC Logistics cần nhận thức rõ những tác động này để có thể có những kế hoạch và giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty

Trên thực tế AVC Logistics đang cung ứng đa dạng dịch vụ, tuy nhiên dịch vụ vận chuyển đường biển và dịch vụ vận chuyển đường hàng không là dịch vụ kinh doanh chính yếu, mang lại hiệu quả kinh doanh cao, nên nguồn lực của công ty cũng được tập trung vào hai loại hình dịch vụ chính này

Bảng 2.1 Cơ cấu doanh thu từng loại dịch vụ của công ty TNHH Tiếp vận AVC

Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 (ĐVT: VNĐ)

Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng

Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam

Tỷ trọng doanh thu các loại dịch vụ đều có sự thay đổi qua từng năm tùy thuộc vào giai đoạn, tình hình kinh doanh chung của toàn thế giới và công ty Qua bảng trên, có thể thấy doanh thu dịch vụ vận chuyển tăng dần theo các năm trong giai đoạn

2021 -2023 và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu từng loại dịch vụ của công ty, tiếp theo đó là dịch vụ kho bãi và dịch vụ hải quan Dịch vụ vận chuyển chính là thế mạnh và trọng tâm mà AVC Logistics hướng đến, trong đó vận chuyển hàng hóa quốc tế được công ty tập trung nguồn lực mở rộng quy mô và phát triển sang các thị trường mới Đây cũng chính là dịch vụ đem lại nguồn doanh thu và lợi

20 nhuận lớn nhất cho công ty, chiếm khoảng 70 – 75% doanh thu và lợi nhuận của AVC Logistics

Bảng 2.2 Cơ cấu chi phí từng loại dịch vụ của công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt

Nam giai đoạn 2021 – 2023 (ĐVT: VNĐ)

Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam

Trước tác động của đại dịch Covid 19, chi phí cho hoạt động logistics gia tăng, AVC Logistics cũng phải chi nhiều khoản hơn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình Qua bảng trên có thể thấy, dịch vụ vận chuyển tiêu tốn nhiều chi phí và chiếm tỷ trọng lớn nhất (71 – 74%) trong cơ cấu tổng chi phí của công ty giai đoạn 2021 –

2023 So với các dịch vụ khác, chi phí cho dịch vụ vận chuyển tăng dần qua các năm, tăng nhiều nhất vào năm 2022, khi các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trở lại, hoạt động giao nhận vận chuyển được tăng cường, tuy nhiên chi phí cho hoạt động logistics vẫn đang ở mức cao và chưa thực sự hạ nhiệt Đến năm 2023, do lạm phát tăng cao đã khiến chi phí vận tải, đặc biệt là chi phí nhiên liệu tăng mạnh, chiến tranh Nga - Ukraine đã gây ra nhiều gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến giá cước vận tải tăng cao và thời gian vận chuyển bị kéo dài, cộng thêm lãi suất tăng đã khiến chi phí vốn của AVC Logistics tăng lên

2.3 Thực trạng quản trị logistics và chuỗi cung ứng của công ty

2.3.1 Thực trạng chuỗi cung ứng của công ty

Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng của công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam

Sơ đồ trên là sơ đồ chuỗi cung ứng dịch vụ của công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam, chuỗi cung ứng của công ty gồm nhiều thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng dịch vụ, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khách hàng Các thành viên chuỗi cung ứng bao gồm 3 thành phần chính là nhà cung cấp (hãng vận tải và đơn vị cho thuê kho bãi), AVC Logistics và khách hàng của doanh nghiệp, cụ thể:

Nhà cung cấp: AVC Logistics là một công ty kinh doanh dịch vụ, phần lớn các dịch vụ mà AVC cung cấp cho khách hàng là từ những nhà cung cấp khác Vì AVC Logistics chưa có đủ nguồn lực để tự cung cấp dịch vụ cho khách hàng Các nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu của AVC bao gồm: hãng tàu, hãng hàng không, nhà xe, đơn vị cho thuê kho bãi Đây chính là khởi nguồn của chuỗi cung ứng dịch vụ

AVC Logistics: Trong chuỗi cung ứng này, AVC Logistics đóng vai trò là doanh nghiệp trung tâm, có thể cung cấp một dịch vụ đơn lẻ hoặc cung cấp dịch vụ trọn gói tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng Khi AVC Logistics đóng vai trò là trung gian giữa nhà cung cấp và khách hàng công ty phải thêm vào các giá trị gia tăng và đảm bảo một phần về chất lượng dịch vụ cho khách hàng

Khách hàng: Phía cuối chuỗi cung ứng là khách hàng của doanh nghiệp, đây là thành phần vô cùng quan trọng và là động lực của toàn bộ chuỗi cũng ứng Ở đây mọi thông tin để đặt dịch vụ đều phải lấy từ khách hàng (loại hàng, sản lượng, khối lượng, ) sau đó chạy dọc theo chuỗi cung ứng để các nhà cung cấp nắm được thông tin Các thông tin về đơn hàng (lịch trình, trạng thái đơn hàng, ) cũng phải được cập nhật đến cho khách hàng Trong chuỗi cung ứng dịch vụ này của AVC Logistics, khách hàng có thể là người gửi hàng (shipper) hoặc người nhận hàng (consignee), miễn họ là người trực tiếp mua dịch vụ của AVC Logistics

Cấu trúc chuỗi cung ứng cần phải đảm bảo tính hệ thống đồng bộ với hạ tầng cơ sở và nhất quán với các quy trình và các ứng dụng giữa các thành viên nhằm tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn bộ chuỗi cung ứng

Hãng vận tải: hãng tàu, hãng hàng không, nhà xe Đơn vị cho thuê kho bãi

Với chiến lược quản lý chuỗi cung ứng hiện tại, AVC Logistics có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình hoạt động của chuỗi, giảm thời gian luân chuyển hàng hóa và tối ưu hóa hiệu quả của chuỗi Xét về mức độ liên kết thành viên trong chuỗi cung ứng thì AVC Logistics và các hãng hàng không đang có mối liên kết vô cùng chặt chẽ, vì đã hợp tác lâu dài Còn đối với hãng tàu cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ kho bãi đang dừng lại ở mức quan hệ cung – cầu Bởi lẽ, dịch vụ vận chuyển đường biển mới được công ty triển khai vào năm 2021 và khi không đáp ứng được lượng hàng lớn công ty mới thuê ngoài dịch vụ kho bãi Về khách hàng, quan hệ giữa công ty và khách hàng là quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp Công ty vẫn luôn duy trì mối quan hệ hợp tác, mật thiết với các khách hàng lâu năm và có sản lượng hàng vận chuyển lớn

2.3.2 Thực trạng hoạt động logistics của công ty

- Thực trạng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động logistics/chuỗi cung ứng của công ty:

AVC Logistics luôn đưa ra các mục tiêu, kế hoạch dài và ngắn hạn một cách cụ thể hợp lý để công ty có mục tiêu phấn đấu, đồng thời lấy đó làm tiền đề để tổ chức triển khai các hoạt động logistics của công ty

Sứ mệnh của công ty là tích hợp các dịch vụ giá trị gia tăng và tối ưu hóa các khâu trong chuỗi cung ứng, mang lại giá trị kinh tế cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics của AVC LOGISTICS Với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp Logistics Việt Nam có uy tín và thương hiệu trong khu vực ASEAN, công ty tập trung vào các giá trị cốt lõi: tận tâm - uy tín, chính xác và kịp thời, phát triển - bền vững, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa, tập thể đoàn kết

Mục tiêu, kế hoạch của hoạt động logistics với các dịch vụ của công ty

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa là dịch vụ kinh doanh chính của công ty, mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho công ty Kế hoạch phát triển cho dịch vụ vận chuyển cần phải phù hợp với nguồn lực, mạng lưới sẵn có của doanh nghiệp thì mới mang tính khả thi Xuất phát từ hai nhóm mục tiêu căn bản của logistics là chi phí và dịch vụ khách hàng, phải xác lập được các mục tiêu cụ thể và đưa ra được các chỉ tiêu để lượng hóa và đánh giá được nỗ lực vận chuyển trong chiến lược cho dịch vụ vận chuyển

+ Tối ưu chi phí: Đây luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của logistics nói chung và của toàn thể công ty AVC Logistics nói riêng Vì chi phí thấp sẽ giúp công ty tăng được lợi nhuận, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty trên

23 thị trường Vì thế AVC Logistics luôn xem trọng, cân nhắc và đưa ra các kế hoạch sao cho chi phí vận chuyển ở mức tối ưu nhất

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đánh giá về thực trạng hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công ty

Từ việc phân tích thực trạng kinh doanh cũng như hoạt động logistics tại công ty ở trên, có thể thấy AVC Logistics đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của mình

Công ty cung cấp đa dạng hóa các dịch vụ của mình, đủ để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, nhờ đó tăng doanh thu và mở rộng thị trường của mình hơn

Công ty có mối quan hệ tốt và có mạng lưới đối tác khá rộng lớn, góp phần giúp công ty thực hiện được các hoạt động logistics ở ngay cả những khu vực nguồn lực còn hạn chế

Về nguồn nhân lực, công ty có nguồn nhân lực trẻ tuổi, năng động, phần lớn được đào tạo bài bản từ các trường Đại học, Cao đẳng có danh tiếng, có khả năng thích nghi và học hỏi cái mới tốt Bên cạnh đó, một số nhân viên tác nghiệp và các cán bộ cấp cao trong công ty có kinh nghiệm trong nghề Đồng thời, AVC Logistics có môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng, tập thể nhân viên đoàn kết, các phòng ban sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc Các nhân viên làm việc với một thái độ nhiệt tình, chuyên nghiệp, kỉ luật và tận tâm cống hiến

Ban quản trị của công ty có năng lực lập kế hoạch và lãnh đạo tốt, đưa ra các mục tiêu, định hướng rõ ràng để tổ chức và triển khai các hoạt động logistics ở công ty một cách linh hoạt và hiệu quả, thích ứng nhanh với các điều kiện thay đổi của môi trường vĩ mô và môi trường ngành

Cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng thông tin và trang thiết bị của công ty vẫn còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng đủ để phục vụ cho các hoạt động logistics Công ty vẫn phải tiến hành thuê ngoài khá nhiều khâu trong hoạt động kinh doanh của mình, điều đó sẽ khiến công ty giảm tính chủ động và chịu chi phí hoạt động cao hơn không đạt được lợi thế kinh tế về lâu dài Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải đường biển, AVC Logistics vẫn còn chưa thực sự cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành, quy trình giao nhận, cung ứng vẫn còn chưa được hoàn thiện

Hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không chỉ có thế mạnh ở một số khu vực, chưa thực sự mở rộng ra thị trường quốc tế

Các hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải nội địa, thủ tục hải quan và kho bãi chưa được chú trọng phát triển để cung cấp riêng lẻ, và đang bị giới hạn ở khu vực miền Bắc

Mối quan hệ với các nhà cung cấp đặc biệt là các hãng tàu và các công ty giao nhận trong nước chưa thực sự sâu sắc Vì thế chưa đạt được mức độ hợp tác chiến lược lâu dài

Còn hạn chế trong hoạt động tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, hoạt động dịch vụ khách hàng để giữ chân khách hàng trung thành vẫn chưa được Đội ngũ nhân viên của AVC Logistics trẻ và phần đông là sinh viên mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nên không thể tránh khỏi những sai sót không đáng có trong quá trình làm việc, vì vậy mà lộ trình đào tạo cần được xây dựng và thực hiện một cách bài bản

Nguyên nhân chủ quan: Quy mô của công ty còn nhỏ, nguồn lực bị hạn chế dẫn đến việc thiếu nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật, mạng lưới và nhân lực Công ty mới xây dựng và phát triển chưa được lâu, chưa có lượng khách hàng và sản lượng ổn định, dẫn đến khó đạt được quyền lực lớn hơn trong quá trình đàm phán với các nhà cung cấp và đối tác Công ty xây dựng kế hoạch phát triển với từng loại dịch vụ chưa thực sự phù hợp và hiệu quả, chưa chú trọng tới việc hoàn thiện các thiếu sót còn tồn đọng trong quy trình cung cấp dịch vụ logistics Về nguồn nhân lực, bên cạnh nguồn nhân lực trẻ công ty còn đang thiếu nhân viên có kinh nghiệm lâu năm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực vận tải đường biển

Nguyên nhân khách quan: Mức độ cạnh tranh trên thị trường khá lớn Không chỉ đối mặt với những doanh nghiệp có tên tuổi trong nước như: Infinity Logistics, Happy Trans Logistics, Interlink, Bee Logistics, Bách Việt, Dolphin mà AVC Logistics còn phải cạnh tranh với cả các doanh nghiệp nước ngoài Cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật logistics ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế và chưa hoàn thiện Bên cạnh đó là những tác động của đại dịch Covid 19, chiến tranh Nga – Ukraine ảnh hưởng chung đến ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu

3.3.4 Đề xuất định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra đối với công ty

- Không ngừng tăng cường công tác đào tạo nhân lực trẻ và tuyển dụng thêm các nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực từ đó giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty

- Xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài với các nhà cung cấp và khách hàng, đặc biệt cần liên kết chặt chẽ hơn nữa với các hãng tàu, hãng hàng không để đảm bảo nguồn cung ổn định khi có những đơn đặt hàng lớn hoặc biến động của thị trường, từ đó có được giá cả và dịch vụ cạnh tranh nhất

- Cập nhật liên tục và tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật để tối ưu hóa được quy trình vận chuyển, giảm thiểu thời gian và tổng chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và trải nghiệm sử dụng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

- Đẩy mạnh hoạt động marketing và điều chỉnh chiến lược tìm kiếm, tiếp cận khách hàng, nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng, tạo tối quan hệ tốt với những đối tác tiềm năng Tập trung hướng tới tập khách hàng là doanh nghiệp sản xuất, chủ hàng trực tiếp Tìm hiểu và mở rộng thêm thị trường và tập khách hàng tiềm năng

Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp

Sau thời gian thực tập, từ thực tiễn hoạt động cung ứng các dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam, cũng như những khó khăn còn tồn tại mà công ty đang gặp phải Em xin đề xuất định hướng 3 đề tài khóa luận tốt nghiệp với nội dung như sau: Định hướng 1 : Quản trị quan hệ nhà cung cấp – “Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam” Định hướng 2: Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics – “Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường hàng không tại công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam” Định hướng 3: Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics – “Hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển tại công ty TNHH Tiếp vận AVC Việt Nam”

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN