Các nhân tố tác động đến quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế --- 19 2.4.1... Chính vì thế, trong quá trình thực tập t
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nền kinh tế thế giới đã và đang bước vào kỷ nguyên của hội nhập và phát triển Tại Việt Nam, trong quá trình hội nhập với thế giới thì nhu cầu XNK hàng hóa ngày càng lớn Nhưng nhắc đến hoạt động XNK hàng hóa chúng ta không thể không nói đến dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế So với thời kỳ trước đây, ngành dịch vụ giao nhận Việt Nam đã có bước trưởng thành đáng kể về số lượng các doanh nghiệp tham gia cũng như tính chuyên nghiệp của những nhà cung cấp dịch vụ Tính hết năm 2023, Việt Nam hiện có trên 5.000 doanh nghiệp logistics hoạt động chuyên nghiệp có mạng lưới kết nối quốc tế - dịch vụ logistics 3PL Đây là dịch vụ tiểm năng với quy mô từ 40-42 tỷ USD/năm, tốc độ phát triển những năm gần đây đạt khoảng 14-16%
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, mặc dù giao nhận, logistics đang trở thành ngành dịch vụ quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế nhưng năng lực cạnh tranh của các công ty giao nhận ở Việt Nam còn yếu, chưa cạnh tranh được với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo thời gian, ngành giao nhận đang ngày một phát triển, tính cạnh tranh trên thị trường ngày một tăng cao, song doanh nghiệp thì nhiều nhưng khối lượng công việc thì có giới hạn Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần có nhiều chiến lược cạnh tranh hơn, và yếu tố thành công quan trọng nhất chính là làm sao để hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa của mình hiệu quả hơn và ít xảy ra sai sót nhất
Chính vì thế, trong quá trình thực tập tại phòng XNK của công ty FSC HN, nhận thức tầm quan trọng của công tác giao nhận hàng hóa, đặc biệt là dịch vụ nhập khẩu chiếm phần lớn doanh thu của công ty và thực trạng những khiếm khuyết cần khắc phục, hoàn thiện trong quy trình, cùng với những kiến thức đã học tại trường, kết hợp với thời gian tìm hiểu tại công ty, em quyết định đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài
“Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Công tác giao nhận hàng hóa là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
Cụ thể Hoàng Thị Nguyệt Anh (2020) đã nghiên cứu về các giải pháp để nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý vận tải SaFi Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu số liệu qua các năm Sau khi phân tích thực trạng tại công ty tác giả đã đề xuất giải pháp (1) Cân đối cơ cấu giao nhận; (2) Đầu tư thêm phương tiện vận tải; (3) Phân công lại công việc; (4) Tăng cường công tác marketing, mở rộng thị trường; (5) Nghiên cứu, áp dụng chuỗi cung ứng Logistics trong giao nhận để có thể nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa của công ty này
Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Phụng (2021) đã sử dụng phương pháp thống kê, thu thập số liệu, khảo sát thực tế và phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa XNK bằng container đường biển tại công ty TNHH International Freight Bridge Việt Nam Tác giả đã đề xuất: (1) Nâng cao và phát triển trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn và công tác đào tạo đội ngũ nhân viên; (2) Cải thiện trong khâu chào giá với khách hàng; (3) Hạn chế rủi ro do sai sót của nhân viên; (4) Hoàn thiện cơ sở vật chất và kỹ thuật của công ty TNHH International Freight Bridge Việt Nam
Tác giả Phạm Thị Hồng Hạnh (2020) lại tập trung vào nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theo phương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics Trong nghiên cứu của mình tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Sau khi nghiên cứu quy trình hoạt động XNK bằng đường biển tại doanh nghiệp này, tác giả đã đề xuất các giải pháp: (1) Lập chi nhánh nước ngoài ở những nước có quan hệ mậu dịch thương mại mạnh với Việt Nam; (2) Nâng cao chất lượng toàn diện trong
“sợi mắt xích” giao nhận Door to Door; (3) Cải thiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin; (4) Đẩy mạnh hoạt động Marketing, thu hút khách hàng; (5) Đa dạng hóa
3 các loại hình dịch vụ và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty Interlogistics trong thời gian tới
Tác giả Nguyễn Hữu Tú (2019) đã tiếp cận và sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp kết hợp với phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp xử lý số liệu gồm thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp để đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ vận tải biển tại công ty cổ phần giao nhận kho vận Mê Linh đồng thời đưa ra một số các giải pháp: (1) Giải pháp về tổ chức quản lý; (2) Giải pháp về thị trường; (3) Giải pháp về loại hình dịch vụ; (4) Giải pháp về con người; (5) Giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật để phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty cổ phần giao nhận kho vận Mê Linh
Nhìn chung các nghiên cứu trên đã đạt được những thành tựu nhất định như: (1) Khái quát hóa được hệ thống cơ sở lý luận về công tác giao nhận hàng hóa trong lĩnh vực Logistics tại các doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam; (2) Phân tích được thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp mà mình nghiên cứu; và (3) Đưa ra được một số giải pháp mang tính thực tiễn giúp doanh nghiệp hoàn thiện hoặc nâng cao được hiệu quả trong quá trình giao nhận hàng hóa quốc tế
Tuy nhiên, trong các công trình trên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và cập nhật về quy trình giao nhận nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển cụ thể tại một công ty logistics 3PL tại thị trường miền Bắc Việt Nam Bên cạnh đó, các công trình trên đều được thực hiện đã lâu, chưa thực sự được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự thay đổi của hoạt động logistics nói riêng và hoạt động ngoại thương nói chung Những biện pháp được nêu ra chưa thực sự cụ thể và gắn liền với quy trình giao nhận mà chỉ nêu về giải pháp hoàn thiện quy trình liên quan đến logistics nói chung cũng như về nâng cao doanh thu liên quan đến cung cấp các dịch vụ logistics
Chính vì vậy, đề tài “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà Nội” là duy
4 nhất, không trùng lặp với các công trình đã công bố trong vòng 3 năm gần đây Việc nghiên cứu đề tài này quan trọng và cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa được những lý thuyết liên quan đến hoạt động cũng như quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế và những nội dung liên quan đến bộ chứng từ đầy đủ trong nhập khẩu hàng hóa
Nắm được sơ nét về hiệu quả hoạt động của công ty, thấy được sự ảnh hưởng quan trọng của các yếu tố trong quy trình giao nhận đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ, đặt biệt là liên quan đến hình thức vận tải đường biển của công ty, từ đó giải pháp hoản thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển nói riêng và hoạt động công ty nói chung
Mục tiêu cụ thể đối với đề tài này là: đánh giá thực trạng về quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty FSC HN từ đó xác định những điểm hoàn thiện, chưa hoàn thiện và các nguyên nhân Tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty FSC HN giai đoạn 2021-2023 Từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn với nghiệp vụ giao nhận hàng hóa của công ty giai đoạn này Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty FSC HN.
Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu: Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà
Nội, chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải trong nước và quốc tế
5 Đối tượng nghiên cứu: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Công ty FSC HN với thị trường giao nhận của công ty
Thời gian: Nghiên cứu thực tế quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển và lấy số liệu tình hình hoạt động, kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây là 2021, 2022 và 2023
Nội dung: Lý thuyết về nghiệp vụ giao nhận, giao nhận hàng hóa bằng đường biển, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển, các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.
Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu a) Dữ liệu thứ cấp
Nguồn: ba nguồn chính là: dữ liệu tại thư viện tại trường Đại học Thương Mại gồm các giáo trình, luận văn; dữ liệu trên internet gồm các trang web về vận tải,
XNK, hải quan, luật và nghị định.; tài liệu công ty FSC HN gồm cơ cấu nhân sự, thủ tục kiểm soát, các chứng từ và báo cáo tài chính 3 năm 2021, 2022, 2023
Mục đích tìm kiếm: Xây dựng đúng kết cấu của bài khóa luận Nghiên cứu, tổng kết và tóm tắt lại về lý thuyết, cơ sở lý luận của bài khóa luận Tìm kiếm số liệu thống kê, tổng quát tình hình kinh doanh, thực tế đường đi của các chứng và các bước thực tế thực hiện b) Dữ liệu sơ cấp
Nguồn: được thu thập từ các phương pháp Quan sát gồm hoạt động thường ngày ở doanh nghiệp, cách thức luân chuyển thông tin, xử lý chứng từ, cách thức tiếp cận và làm việc với khách hàng và các đối tác Thảo luận trực tiếp và hỏi đáp thắc mắc gồm hoạt động họp và thảo luận trực tiếp, hỏi đáp vướng mắc Cuối cùng là, phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Nội dung phỏng vấn (Câu hỏi phỏng vấn – Phụ lục 1): Phỏng vấn xoay quanh phương hướng và mục tiêu kinh doanh cũng như quan điểm về hoàn thiện quy trình giai đoạn 2024-2029 Đối tượng phỏng vấn: Ông Bùi Văn Thắng - Giám đốc Công ty FSC HN Thời gian phỏng vấn: ngày 10/04/2024
Mục đích tìm kiếm: Chủ yếu phục vụ cho việc nghiên cứu về thực tế của đề tài
Trong đó gồm hai phần chính là thông tin về môi trường kinh doanh hoạt động, các nhân tố chủ yếu tác động và thông tin về quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển cũng như quy trình luân chuyển chứng từ tại các bộ phận trong công ty Đây là sẽ là những dữ liệu quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài
1.6.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để đánh giá thực trạng về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty FCS Hà Nội thông qua các tài liệu nội bộ mà công ty cung cấp từ năm 2021 đến nay
Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tư duy logic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tài liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian phân tích nhằm đánh giá sự hợp lý và không hợp lý của các dữ liệu này
Phương pháp so sánh: Tiêu chuẩn so sánh trong khóa luận là các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả quản lý chi phí và kết quả đạt được của mỗi kỳ kinh doanh đã qua của công ty FCS Hà Nội
Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này sử dụng nhằm tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ra nhận xét và đánh giá về thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty FCS Hà Nội, từ đó đưa ra các giải
7 pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty.
Kết cấu khóa luận
Ngoài phần tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và kết luận, Luận văn được kết cấu 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế
Chương 3: Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà Nội
Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà Nội
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂNTẠI DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Khái quát về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Theo quy tắc mẫu về dịch vụ giao nhận vận tải của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) thì giao nhận vận tải được định nghĩa như sau "Giao nhận vận tải là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”
Tại Việt Nam, dịch vụ giao nhận lần đầu tiên được đề cập tại điều 163 Luật Thương mại 1997 với nội dung tương tự như khái niệm của FIATA: "Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác"
Khái niệm “Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là quá trình sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển để vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường cố định hoặc không cố định từ nước này tới nước khác, được tiến hành thông qua các doanh nghiệp, tổ chức chuyên ngành thực hiện”
Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là hành vi thương mại, người giao nhận (freight forwarder) sẽ có nhiệm vụ nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và làm các dịch vụ thủ tục khác có liên quan để giao hàng đến cho người nhận theo chỉ định của khách hàng, người vận tải hay người giao nhận khác Giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển được cảng tiến hành dựa trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng với người mà chủ hàng ủy thác
Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội Tỉ trọng đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế Ngoài ra giao nhận hàng hóa gắn liền, liên quan mật thiết và tác động tới hoạt động ngoại thương và vận tải đối ngoại Đây là một loại hình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng mang lại một nguồn lợi tương đối chắc chắn và ổn định
Về kinh tế: Vận chuyển đường biển là nền tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành, mở ra thị trường lớn Đồng thời, nó tạo điều kiện hình thành và phát triển những ngành mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khố mỗi quốc gia, nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào lãnh hải của nước đó
Về xã hội: Mở ra cơ hội việc làm, đáp ứng nhu cầu tìm việc của nhiều người trong thời gian vừa qua Từ đó, giải quyết được các vấn đề nhức nhối của xã hội như thất nghiệp, đói nghèo, tạo xu hướng mới trong học tập và làm việc
Về đối ngoại - đối nội: Tạo dựng con đường giao thương thuận lợi với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ nhằm tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia
Về chính trị: Là cầu nối chính trị giữa các nước trên thế giới, là phương tiện đánh giá, thăm dò hiệu quả động thái của các quốc gia
• Đối với doanh nghiệp nhập khẩu
Dịch vụ giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm mà không cần có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận hàng Bên cạnh đó hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho các nhà XNK có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh của họ góp phần giảm giá hàng hóa XNK Ngoài ra,
10 giao nhận cũng giúp các nhà XNK giảm bớt các chi phí không cần thiết như: Chi phí xây dựng kho cảng, bến bãi nhờ vào việc sử dụng kho cảng, bến bãi của người giao nhận, chi phí đào tạo nhân công
• Đối với doanh nghiệp giao nhận
Doanh thu từ dịch vụ giao nhận là một phần quan trọng của nguồn thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp Bằng cách cung cấp các dịch vụ giao nhận chất lượng và hiệu quả, doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu và lợi nhuận ổn định từ các hợp đồng dài hạn với khách hàng Hoạt động giao nhận giúp xây dựng và tăng cường danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Việc cung cấp dịch vụ chất lượng và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì khách hàng, cũng như tạo ra một hình ảnh tích cực trong cộng đồng kinh doanh Hoạt động giao nhận cung cấp cơ hội cho doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ hợp tác và liên kết với các đối tác khác trong ngành công nghiệp Điều này có thể bao gồm việc hợp tác với các nhà cung cấp vận chuyển, các đối tác địa phương và quốc tế, và các tổ chức và cơ quan quản lý Bằng cách phát triển và cung cấp các dịch vụ giao nhận tốt nhất có thể, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong ngành công nghiệp Điều này giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn, cũng như duy trì và mở rộng cơ sở khách hàng hiện có
Tại các công ty Logistics với đặc điểm của các dòng hàng hóa chu chuyển theo tuyến đường biển, dịch vụ này mang một số đặc điểm khác biệt với những dịch vụ khác như sau:
Phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài: Là một bộ phận của giao nhận hàng hóa quốc tế cho nên giao nhận vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan bên ngoài như là sự chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu của người gửi hàng, phương tiện vận tải quốc tế của người chuyên chở, pháp luật thương mại đặc
11 biệt là luật hàng hải, hải quan của các nước, điều kiện tự nhiên Cho nên các công ty dịch vụ không thể hoàn toàn chủ động được
Tính thời vụ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường xuất nhập khẩu: Chỉ khi nào hoạt động XNK diễn ra mạnh mẽ thì dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế mới có điều kiện phát triển mà hoạt động XNK lại mang nặng tính thời vụ có thời điểm diễn ra mạnh song có thời điểm hoạt động ít
Phụ thuộc vào cơ sở vật chất kĩ thuật và kinh nghiệm, nghiệp vụ của người kinh doanh giao nhận: Tiến hành kinh doanh dịch vụ giao nhận thì phải có các phương tiện chuyên chở, các đội tàu, phương tiện quản lý liên lạc, phương tiện lưu giữ hàng hoá để tiến hành kinh doanh các dịch vụ liên quan như: Gom hàng, vận chuyển, bốc xếp, nhận hàng Yêu cầu của các dịch vụ đó còn đòi hỏi người kinh doanh dịch vụ giao nhận phải có trình độ, bản lĩnh kinh doanh và kinh nghiệm
Chính vì thế, dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế
nghiệp giao nhận vận tải quốc tế
Hình 2 2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển
Nguồn: Bài giảng Quản trị giao nhận - Đại học Thương Mại, Hà Nội 2017
2.2.1 Nắm tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải
Người giao nhận cần phối hợp người nhận hàng (người nhập khẩu) nắm tình hình hàng hoá của chủ hàng, phương tiện vận tải hoặc tiến hành lưu cước, đăng ký chuyến phương tiện vận tải Ở bước này, người giao nhận cần liên hệ với khách hàng để nắm được tình hình phương tiện vận tải để lưu cước, đăng kí chuyển phương tiện vận tải Với trường hợp đã có hợp đồng với người chuyên chở, người giao nhận cần liên lạc với hãng vận chuyển để nắm rõ lịch trình của phương tiện vận chuyển
2.2.2 Chuẩn bị chứng từ để nhận hàng
Người giao nhận nhận pre-alert và bản chụp chứng từ từ đại lý nước ngoài, in chứng từ ra, kiểm tra đối chiếu giữa MBL và HBL xem các chi tiết có khớp nhau không (POL, POD, Seal, Shipping mark, Description of goods, G.W, Measurement)
Nếu có sự khác nhau giữa MBL và HBL cần báo ngay cho đại lý, yêu cầu họ kiểm tra xem chi tiết trên MBL đúng hay HBL(s) đúng và chỉnh sửa bill để nộp Manifest
Lưu ý Place of Delivery có thể khác nhau giữa HBL & MBL, khi đó công ty giao
16 nhận sẽ giúp phụ trách chuyển hàng từ Place of Delivery trên MBL đến Place of Delivery trên HBL
Trước ngày tàu đến hãng tàu hoặc Co-loader sẽ gửi giấy báo hàng đến (Arrival notice), Trên AN mà hãng tàu hay Co-loader gửi thường có thông báo số cước và các không Dựa trên AN của hãng vận chuyển để gửi A/N cho khách hàng Local charges phải nộp Kiểm tra xem tiền cước Collect có khớp với Pre-alert của đại lý Nắm tình hình hoặc thay mặt chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng (D/O) và đóng lệ phí Người nhập khẩu chuẩn bị các chứng từ phục vụ cho việc khai báo và thông quan hải quan như hợp đồng, hóa đơn, phiếu đóng gói, vận đơn gốc, chứng nhận hun trùng, chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận xuất xứ,…
Trường hợp thanh toán bằng hình hình thức chuyển khoản thì bộ chứng từ hàng hóa, gồm vận đơn được gửi trực tiếp từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu Trường hợp thanh toán bằng hình thức nhờ thu hoặc thư tín dụng, bộ chứng từ được gửi về qua ngân hàng Người nhập khẩu cần hoàn thành các nghĩa vụ thành chính (thanh toán tiền) để được giải phóng bộ chứng từ Lưu ý, với vận đơn theo lệnh cần yêu cầu ngân hàng ký hậu vào vận đơn mới lấy được hàng hóa
2.2.3 Nhận hàng hóa tại địa điểm quy định
Sau khi thực hiện các thủ tục để nhận hàng, người giao nhận tiến hành nhận hàng hóa tại điểm quy định Người giao nhận phối hợp cùng người nhận hàng/người nhập khẩu để thực hiện các công việc: Khai báo hải quan và thông quan hàng hoá xuất khẩu Người giao nhận có thể khai báo dưới tên của chủ hàng hoặc dưới tên của chính mình (đại lý khai báo hải quan) Nếu hàng hoá bị phân vào luồng đỏ cần phối hợp với cán bộ hải quan để kiểm tra thực tế hàng hoá Tiến hành kiểm nghiệm, giám định, nếu cần và lấy chứng nhận hay biên bản thích hợp Nhận hàng nhập khẩu từ người vận chuyển thực tế Đối với mỗi loại hàng nhất định thì có những công việc và giấy tờ riêng: FCL/FCL, LCL/LCL, hàng rời, Phần này sẽ được phân tích chi tiết
17 trong quy trình giao nhận nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của Công ty FSC
Sau khi giao nhận hàng hoá, người giao nhận quyết toán chi phí với các nhà cung cấp và người nhập khẩu các chi phí như cước vận chuyển (nếu có), local charge tại đầu nhập khẩu, phí hoa hồng cho đại lí nước ngoài và các chi phí khác Thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và việc thống nhất gửi hoá đơn tuỳ thuộc vào thống nhất giữa người giao nhận với các nhà cung cấp và người nhập khẩu Ngoài ra, ần tập hợp các chứng từ cần thiết tiến hành khiếu nại các cơ quan về tổn thất hàng hoá (nếu có), và theo dõi kết quả khiếu nại của mình.
Các chứng từ cần trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
2.3.1 Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)
Khái niệm: Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading/ Marine Bill of Lading hay viết tắt là B/L) là chúng từ chuyên chở hàng hóa (Transport document) bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng (shipper), theo yêu cầu của người gửi hàng, sau khi đã xếp hàng lên tàu (shipped on board) hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp (received for shipment)
Chức năng: là biên lai nhận hàng, là bằng chúng của hợp đồng chuyên chở, là bằng chứng sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn
2.3.2 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List – P/L)
Khái niệm: Packing list hay phiếu đóng gói hàng hóa sẽ mô tả chi tiết những thông tin về lô hàng cần XNK Tất cả các thông tin được mô tả trong phiếu sẽ giúp người mua biết được người bán đã bán mặt hàng gì cho mình, số lượng bao nhiêu từ đó dễ dàng đối chiếu và kiểm tra một cách nhanh chóng nhất
Nội dung: bao gồm thông tin shipper-consignee; thông tin về hàng hóa: Tên, khối lượng, mô tả đóng gói (Packing): số lượng thùng, hộp, kiện đóng gói; cảng bốc/dỡ; số và ngày phát hành, xác nhận, đóng dấu
2.3.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Khái niệm: Hóa đơn thương mại là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể
Chức năng: invoice là chứng từ không thể thiếu trong vấn đề giao hàng; chứng từ quan trọng để xác lập việc thanh toán với đối tác; là căn cứ quan trọng để xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu
2.3.4 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)
Khái niệm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – C/O) là một văn bản pháp lý hoặc các hình thức có giá trị tương đương được cấp phép bởi các cơ quan thuộc một nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ nhằm mục đích xác nhận hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc công đoạn chế biến, lắp ghép cuối cùng được thực hiện tại quốc gia đó
Vai trò: thống kê thương mại; hưởng ưu đãi thuế quan (lợi thế cho nhà nhập khẩu); chống bán phá giá, đội giá; thúc đẩy thương mại giữa các nước…
2.3.5 Giấy thông báo hàng đến (Arrival Note – A/N)
Khái niệm: Người vận chuyển hoặc đại lý giao nhận sẽ gửi thông báo hàng đến đến nhà nhập khẩu (hoặc bên được thông báo, nếu có) để báo về các thông tin của lô hàng, số lượng kiện hàng, mô tả hàng hóa, trọng lượng, phí (nếu có)
Nội dung: bao gồm những thông tin quan trọng phải kể đến như ngày dự kiến tàu đến, tên tàu, số chuyến, cảng dỡ hàng, kho xếp dỡ…
2.3.6 Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O)
Khái niệm: Chứng từ mà người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên chở ký cấp cho chủ hàng để làm bằng chứng đến nhận hàng tại bãi container hay kho cảng Muốn nhận được lệnh giao hàng, người nhận hàng phải xuất trình vận đơn đường biển hợp lệ cho người chuyên chở
Nội dung: bao gồm tên tàu, hành trình, số vận đơn, ngày hàng đến, thông tin hàng hóa…
Các nhân tố tác động đến quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế
Các yếu tố kinh tế chính bao gồm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, kim ngạch XNK, tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng,… ảnh hưởng đến quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển theo nhiều cách khác nhau Khi nền kinh tế tăng trưởng, tốc độ sản xuất và khối lượng hàng hóa được phân phối sẽ tăng lên, từ đó thúc đẩy hoạt động giao nhận phát triển Điển hình là trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin kéo theo nhu cầu giao thương quốc tế giữa các doanh nghiệp Sự gia tăng GDP bình quân đầu người tại các quốc gia tăng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo, đặc biệt là các sản phẩm mang tính địa phương hóa cao đã tạo điều kiện cho hoạt động giao nhận phát triển mạnh mẽ
Trái lại khi bối cảnh kinh tế suy thoái sẽ khiến cho nhu cầu XNK giảm sút Minh chứng cụ thể nhất cho điều này chính là sự biến động của nền kinh tế toàn cầu xảy ra bởi đại dịch Covid - 19 Điều này đã dẫn tới việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu Hàng loạt nền kinh tế phải đóng cửa để thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội kéo theo sự gián đoạn của hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế Các yếu tố
20 như tỷ giá ngoại tệ, lạm phát, giá xăng dầu tăng cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến dịch vụ giao nhận hàng hóa Giá xăng dầu tăng làm cho doanh nghiệp phải chi nhiều tiền hơn cho hoạt động vận chuyển Bên cạnh đó, do các giao dịch thực hiện với các đối tác nước ngoài nên tỷ giá ngoại tệ cũng tác động lớn đến doanh nghiệp, không chỉ vậy mà khi lạm phát tăng cao dẫn đến giá cả hàng hóa leo thang, ngành dịch vụ giao nhận cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng
2.4.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển liên quan đến rất nhiều các quốc gia khác nhau Những biến động trong môi trường chính trị ở các quốc gia sẽ có ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển Nếu một quốc gia nào xảy ra chiến tranh, xung đột thì sẽ rất khó để có thể tiến hành nhận hàng, cơ quan hải quan sẽ tổ chức kiểm soát hàng hóa lưu thông nghiêm ngặt hơn khiến cho việc đi qua vùng lãnh thổ của quốc gia đó mang lại nhiều rủi ro hơn, khiến cho người giao nhận phải thay đổi lộ trình và thường cũng dẫn tới việc kéo dài thời gian hàng đến tay người nhận
Ngược lại, khi môi trường chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển Không chỉ thế mà bất kỳ thay đổi nào trong luật pháp hay việc ban hành, phê duyệt hay thực hiện một chính sách nào đó của các quốc gia cũng sẽ gây tác động đến hoạt động nhận hàng nhập khẩu, có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực
Ví dụ điển hình là chiến tranh Nga - Ukraine kéo theo các lệnh trừng phạt quốc tế đã làm gia tăng bất ổn đối với nền kinh tế thế giới thế giới nói chung và thị trường giao nhận hàng hóa nói riêng khi nền kinh tế còn đang gượng dậy sau “chấn thương” kinh tế bởi đại dịch Covid - 19 Xung đột là nguyên nhân làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt, dầu mỏ Khi giá dầu tăng cao, giá trị nhập khẩu ròng cũng sẽ tăng theo khiến tăng chi phí vận chuyển, buộc dừng giao dịch nhập khẩu đầu vào với Nga Giá cước vận tải tiếp tục tăng cao cùng với sự chậm trễ trong vận chuyển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
21 thương mại hàng hóa, thêm nữa việc cấm vận hàng không cũng khiến cho các hãng hàng không phải lựa chọn đường bay dài hơn, khiến cho chi phí tăng, áp lực gia tăng chi phí hậu cần logistics lên hệ thống vận chuyển toàn cầu cũng như Việt Nam
Những năm trở lại đây, khi ngành logistics phát triển mạnh mẽ thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này Điều đó đã đặt ra một áp lực cạnh tranh gay gắt hơn, yêu cầu doanh nghiệp cần cải tiến không ngừng Các doanh nghiệp trong nước có nguồn vốn nhỏ, mối quan hệ với hệ thống đại lý quốc tế chưa cao, chưa có cơ sở hoạt động tại các khu vực trên thế giới khiến áp lực về lượng và cách thức kinh doanh đè nặng, đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài lại đe dọa về quy mô và mức độ hoạt động chuyên nghiệp cũng như mạng lưới chi nhánh rộng khiến cho nhiều doanh nghiệp logistics gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ lớn
Không chỉ như vậy mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có được mối quan hệ tốt với các hãng tàu, hãng bay khiến cho khó cạnh tranh về mặt giá cả, thêm nữa là kinh nghiệm đối với các đơn hàng yêu cầu các điều kiện Incoterms phức tạp còn yếu Tất cả những điều này đều tạo áp lực lớn đối với các doanh nghiệp logistics, yêu cầu các doanh nghiệp liên tục học hỏi và đổi mới để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
Việc khách hàng vận chuyển mặt hàng nào, khối lượng bao nhiêu, địa điểm ở đâu, thời hạn giao nhận hàng trong hợp đồng… tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình giao nhận của doanh nghiệp Đối với dịch vụ giao nhận thì khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển khách hàng nhận thấy vai trò đại lý môi giới của người giao nhận trở nên hạn chế rất nhiều, đặc biệt là việc các đại lý giao nhận không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong quá trình chuyên chở Khách hàng mong muốn có người thu xếp toàn bộ quá trình chuyên chở cũng như dịch vụ khác có liên quan như gom hàng và mua bảo hiểm, thuê phương tiện vận tải…hoàn toàn chịu trách nhiệm trong quá
22 trình chuyên chở đó để khách hàng tránh phải khiếu nại khi có tổn thất xảy ra Do vậy mà người giao nhận phải cung cấp các dịch vụ liên quan theo yêu cầu của khách hàng, phải phát triển dịch vụ giao nhận theo nhiều mặt, nhiều hướng
2.4.1.5 Môi trường tự nhiên Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến việc giao nhận hàng hóa cũng như quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào các vị trí của cảng biển và điều kiện thời tiết trên biển Các yếu tố thời tiết có thể sẽ gây thiệt hại hoặc làm chậm trễ thời gian giao hàng, làm phát sinh hậu quả về mặt kinh tế cho các bên Và những tác động do thời tiết gây ra sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa và cũng chí là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp giữa các bên, tuy nhiên đây là trường hợp bất khả kháng và người giao nhận được miễn trách nhiệm
2.4.2.1 Nguồn nhân lực của công ty
Yếu tố này là một nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp Quy trình giao nhận hàng hóa có diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất để đưa hàng hóa đến người nhận hay không phụ thuốc rất nhiều vào trình độ tổ chức, sắp xếp và thực hiện quy trình của đội ngũ nhân sự Nếu nhân sự có sự am hiểu chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm dày dặn để xử lý thông tin nhanh tin nhanh nhất thì hoạt động giao nhận tại công ty sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả Không những thế chất lượng của các mặt hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt sẽ được đảm bảo nhờ vào đội ngũ nhân sự đã có kinh nghiệm làm hàng và xử lý nhanh công việc Vì thế nên đây chính là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu và mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như nâng cao uy tín cho doanh nghiệp
2.4.2.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quyết định tới quy mô và chất lượng của hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển Vì thế nên để tham gia vào thị trường này, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận cần phải đầu tư phương tiện hệ thống với các trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị, kiểm tra và thực hiện giao nhận hàng hóa, từ đó đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng Một vài yếu tố cần phải có như văn phòng, các phương tiện chuyên chở, phương tiện bốc xếp dỡ, kho chứa, ngoài ra với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, doanh nghiệp cũng cần trang bị hệ thống máy tính và mạng lưới Internet Hiện nay, phần lớn các công ty giao nhận của Việt Nam, đặc biệt là các công ty nhỏ đều gặp khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phương tiện kỹ thuật, chủ yếu phải đi thuê ngoài Điều này làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài cũng như giảm một phần lớn lợi nhuận của công ty
Nguồn tài chính cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của dịch vụ, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện hoạt động quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu Có một nguồn tài chính ổn định, doanh nghiệp sẽ có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho dịch vụ của công ty Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ cần nguồn tiền lớn để duy trì hoạt động doanh nghiệp, thực hiện hợp đồng với các bên đối tác và sử dụng nguồn vốn trong các hoạt động khác như thuê phương tiện vận chuyển, làm thủ tục hải quan, nộp thuế cho Nhà nước, Một doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định cũng sẽ tạo được lòng tin với khách hàng nhờ có thể chủ động trong nghiệp vụ thanh toán, hay dễ dàng trong việc chuyển đổi cơ cấu, áp dụng các ứng dụng khoa học vào quá trình quản trị và có thể giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ công việc
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI TIÊU ĐIỂM TẠI HÀ NỘI (FSC HN)
Giới thiệu về Công ty FSC HN
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
3.1.1.1 Thông tin đăng ký doanh nghiệp
Hình 3 1 Logo Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm
- Tên công ty: Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: Focus Shipping Corporation – Hanoi Branch
- Tên viết tắt: Focusship Corp - Hanoi (FSC HN)
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần ngoài Nhà Nước
- Số lượng nhân viên: khoảng 30 người
- Người đại diện pháp luật: Ông Bùi Văn Thắng (Chức danh: Giám đốc)
- Địa chỉ: Tầng 5 số 1A-A1 phố Thái Thịnh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Email: Hanoi@focusshipping.com.vn
- Web: http://focusshipping.com.vn
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm là công ty chuyên về lĩnh vực giao nhận đường biển đối với hàng hóa XNK giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới Công ty được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số
4103006544 ngày 27/04/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh Trụ sở chính đặt tại Hồ Chí Minh và có 06 chi nhánh trong và ngoài nước (tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và Campuchia) Công ty đã gia nhập vào nhóm WCA là mạng lưới các nhà vận tải hàng hóa độc lập và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới với hơn 12.227 văn phòng thành viên tại 197 quốc gia trên toàn thế giới kể từ tháng 12/2007
Sau 1 năm hình thành, để đáp ứng sự đòi hỏi của thị trường ngành, năm 2008, Công ty đã quyết định thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại
Hà Nội, giám đốc là Ông Bùi Văn Thắng Hoạt động độc lập với trụ sở chính tại Hồ Chí Minh, đến năm 2009 Công ty dần đi vào ổn định, hình thành mạng lưới khách hàng và cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú Trong thời kỳ mới thành lập, FSC HN gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt từ sự tham gia của nhiều công ty trong ngành Tuy nhiên với sức trẻ, sự năng động và kiên trì nỗ lực không ngừng, Công ty đã vượt qua được quy luật đào thải và tạo được chỗ đứng nhất định trong ngành Logistics Khi đã thành lập được một thời gian, Công ty dần lớn mạnh về tiềm lực, có thể làm chủ các kỹ thuật đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa XNK, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK FSC HN đã cung cấp dịch vụ hàng hải và giao tiếp vận cho nhiều khách hàng nội địa và quốc tế như: AAFI CO., LTD; A.N.C CO., LTD; INTERLINK HOCHIMINH CITY; SEA & AIR FREIGHT INTERNATIONAL(SAFI); VINAFREIGHT; T&M Forwarding LTD; VNC LTD SAMSUNG, NIPPON, Canadian Solar,… và rất nhiều khách hàng tiềm năng khác
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động
Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị- kinh tế của cả nước, có vị trí địa lý thuận lợi khi nằm ở cửa ngõ Đông Dương và biển Đông, quan trọng trong cả đối nội và đối ngoại Nhận ra tiềm năng nơi đây, FSC HN được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường với các chức năng: Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô, đường thủy nội địa, đường biển; Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng bằng ô tô; Đại lý giao nhận hàng hóa đường biển và hàng không nội địa và quốc tế; Các dịch vụ khai báo Hải quan, đóng gói bao bì và các dịch vụ liên quan
FSC Hà Nội tự tin khẳng định: Là thương hiệu uy tín trên thị trường Việt Nam và Khu vực; Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có nghiệp vụ chuyên môn cao; Kết nối chặt chẽ với Chính phủ, chính quyền địa phương và Bộ Thương mại; Kênh phân phối lớn; Tình hình tài chính vững chắc; Mạnh về cơ sở vật chất và kho bãi
Công ty cam kết tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, tổ chức thực hiện kinh doanh phù hợp với pháp luật Việt Nam và với đối tác quốc tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và các cơ quan chức năng ban ngành như: Chi cục Hải quan, Chi cục Thuế, Sẵn sàng chịu trách nhiệm với khách hàng và Pháp luật về dịch vụ cung ứng
Cung cấp các dịch vụ quốc tế chất lượng cao cho khách hàng trong nước và dịch vụ phục vụ khách quốc tế đảm bảo dịch vụ uy tín, an toàn Đảm bảo duy trì và phát triển bền vững các nguồn lực của công ty, dung hòa được lợi ích giữa các cổ đông, người lao động và lợi ích xã hội Luôn đề cao uy tín và sự tin tưởng đối với khách hàng để xây dựng mối quan hệ lâu dài, nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng tốt nhất trong khả năng đồng thời tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới
Ban lãnh đạo công ty chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực trong công ty bằng việc đào tạo, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên Đồng thời cũng quan tâm, tổ chức các hoạt động ngoài giờ nhằm gắn
31 kết quan hệ giữa các nhân viên và nâng cao hiệu quả lao động Xây dựng văn hóa công ty, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh, khuyến khích người lao động
3.1.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Công ty Logistics FSC HN cung cấp dịch vụ xuất khẩu trong nước và trên toàn thế giới, kết hợp tất cả các loại hình vận tải bao gồm: đường bộ, đường biển và đường hàng không FSC HN cung cấp chủ yếu các dịch vụ như sau: đại lý vận tải đường hàng không, đại lý vận tải đường biển, đại lý vận tải đường bộ, vận tải đa phương thức, dịch vụ tư vấn Hải quan…
Cụ thể những công việc mà Công ty sẽ làm cho từng loại dịch vụ chính là:
Với Đại lý vận tải đường biển: Vận tải hàng nguyên container (FCL), vận tải hàng lẻ (LCL); Dịch vụ cho thuê tàu; Dịch vụ môi giới hàng hải; Dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi
Với Đại lý vận tải đường hàng không: Dịch vụ giao nhận từ sân bay đến sân bay; Dịch vụ trọn gói; Dịch vụ thông quan; Dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi
Dịch vụ thủ tục Hải Quan: Thủ tục hải quan hàng hóa XNK; XNK tạm thời; Tính thuế và áp mã số thuế; Thủ tục thông quan hàng hóa tại cảng…
Ngoài ra, công ty còn có các dịch vụ khác như: Xin cấp phép xuất xứ hàng hóa, tư vấn thủ tục hải quan, thông quan, áp mã thuế, tính thuế XNK xin cấp phép hun trùng, hợp quy, khai báo hóa chất, giao nhận vận chuyển hàng triển lãm…
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 3 2 Cơ cấu tổ chức của Công ty FSC- Chi nhánh Hà Nội
Nguồn: Phòng Nhân sự FSC Hà Nội, 2024
Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty
3.2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023
Sự thành công của công ty được thể hiện qua mức doanh thu phục hồi trong năm 2023 so với năm 2022 bất chấp sự bấp bênh của nền kinh tế thế giới trong năm
Bảng 3 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của FSC HN giai đoạn 2021-2023
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1 Doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ 428.703.979.110 285.985.288.436 312.057.392.514
3 Lợi nhuận gộp về cung cấp dịch vụ 60.430.470.516 54.377.176.337 57.237.056.260
4 Doanh thu hoạt động tài chính 15.346.460.418 21.626.632.418 24.809.148.342
6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25.798.564.352 22.649.483.294 19.922.847.202
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11 Tổng lợi nhuận trước thuế 43.126.868.791 39.671.827.602 42.258.108.793
Nguồn: Phòng kế toán FSC HN, 2024
Thứ nhất, về doanh thu Tổng doanh thu năm 2021 đạt 444.391 tỷ VND, đến năm 2023 còn 337.328 tỷ VND, tỷ lệ doanh thu giảm mạnh hơn 24% Trong đó, tổng doanh thu của công ty FSC qua các năm đều đến từ nguồn chủ yếu từ hoạt động cung cấp dịch vụ Doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác có biến đổi trong giai đoạn này nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và không ảnh hưởng rõ rệt đến doanh thu công ty Năm 2021 chứng kiến sự gia tăng đột biến của doanh thu thuần từ cung ứng dịch vụ khi lên tới hơn 428.703 tỷ VND, cao nhất trong 3 năm trở lại đây Nguyên nhân là do thị trường vận tải biển quốc tế diễn biến căng thẳng do COVID-19 tại châu
40 Á hay sự cố ở kênh đào Suez khiến cước vận tải hàng hóa gia tăng liên tục, không thể kiểm soát Ghi nhận vào đầu tháng 7/2021, chỉ số giá cước vận tải container của 8 tuyến đường chính trên toàn cầu (Drewry World Container Index - WCI) đã lên đến mức 8.399 USD (tăng 346% so với cùng thời điểm năm trước) Sang năm 2022, tình hình thị trường vận tải nhìn chung trở nên ổn định hơn khiến cho doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ có chiều hướng giảm Sang đến năm 2023, những xung đột chiến tranh giữa Nga-Ukraine hay liên tiếp những vụ tấn công tại Biển Đỏ trong những tháng cuối năm đã khiến cho giá cước thuê phương tiện vận tải tăng trở lại, từ đó doanh thu thuần cũng có xu hướng hướng gia tăng
Thứ hai, về chi phí Chi phí của công ty biến động trong giai đoạn 2021-2023
Vào năm 2022 và năm 2023 có sự tăng lên mạnh do việc thay đổi tỷ giá USD/VND đã ảnh hưởng đến chi phí tài chính, đặc biệt khi có biến động lớn trong thị trường tài chính quốc tế như chiến tranh hay các sự kiện địa chính trị quan trọng (Nga – Ukraine) Sự tăng giá trị đồng USD so với đồng VND có thể làm tăng giá trị các khoản nợ ngoại tệ và từ đó tăng chi phí tài chính của công ty Bên cạnh đó, việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có thể gây ra sự gia tăng các hoạt động tài chính liên quan đến việc mua sắm thiết bị, vật liệu, vốn lưu động và các giao dịch khác, tạo ra một lượng tài chính lớn hơn được cần thiết và từ đó làm tăng chi phí tài chính
Thứ ba, về lợi nhuận sau thuế Mặc dù chỉ tiêu doanh thu và chi phí của công ty
FSC HN có xu hướng giảm mạnh mè, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế vẫn ổn định và có chiều hướng hồi phục trở lại Lợi nhuận sau thuế của công ty chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2021-2022: Lợi nhuận có xu hướng sụt giảm mạnh, xuống còn 35.704 tỷ VND năm 2022, giảm hơn 8% Việc giảm này xuất phát từ năm 2021, công ty FSC
HN đã tận dụng tình hình thị trường biến động để tăng giá cước phương tiện vận tải, từ đó thu về mức lợi nhuận gộp cung cấp dịch vụ khá ấn tượng Trong khi đó năm
2022, khi thị trường đã bình ổn trở lại, công ty không còn tăng giá cước được nhiều như năm 2021 Ngoài ra, năm 2022, do sai sót trong quá trình xử lý hàng hóa, công ty FSC HN đã làm hỏng hàng và phải bồi thường cho khách giá trị của toàn bộ lô
41 hàng đó, dẫn đến việc trong năm này, công ty gần như không được hưởng lợi nhuận từ các nguồn thu khác trước thuế
Giai đoạn 2022-2023: Lợi nhuận giai đoạn này có xu hướng hồi phục trở lại, lợi nhuận năm 2023 gần như bằng với hai năm trước đó Sự tăng trưởng trở lại về lợi nhuận đã cho thấy các chính sách và biện pháp hợp lý, linh hoạt của nhà quản trị Các lãnh đạo của công ty trong giai đoạn này đã tích cực đầu tư vào các hoạt động liên doanh liên kết mang về nguồn doanh thu lớn Bên cạnh đó, việc quản lý doanh nghiệp được tận dụng giản lược hỏa, giảm bớt các chi phí phát sinh khiến nguồn chỉ từ hoạt động quản lý giảm
3.2.1.2 Hoạt động thương mại quốc tế của công ty a Doanh thu theo loại hình dịch vụ
Bảng 3 4 Doanh thu và tỷ trọng tính theo loại hình dịch vụ của Công ty FSC
(Đơn vị tính: tỷ VND)
Dịch vụ vận tải hàng hóa XNK 363,974 84,9 253,517 88,65 280,46 89,87
Dịch vụ thủ tục hải quan 49,66 11,58 24,77 8,66 25,09 8,04
Dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa 8,435 1,97 5,629 1,97 3,214 1,03
Nguồn: Phòng kế toán FSC HN, 2024
Dịch vụ vận tải hàng hóa XNK vẫn là dịch vụ chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của công ty, có tỷ trọng trong tổng doanh thu rất lớn và hầu như không đổi nhiều qua các năm luôn trên 84% trong tổng doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ Doanh thu được dịch vụ vận tải hàng hóa mang về cho FSC HN tương đối ổn định qua các năm Điều ngạc nhiên hơn là trong giai đoạn 2021-2023 doanh thu của dịch vụ này tăng trưởng đều từ 84,9% năm 2021 lên đến gần 90% trong năm 2023 Điều này cũng dễ hiểu khi đây chính là mục tiêu sứ mệnh mà một doanh nghiệp logictics 3PL như FSC HN muốn mang lại
Các nhóm kinh doanh còn lại như kinh doanh thủ tục hải quan, kho bãi, phân phối hàng hóa, dịch vụ khác như đóng gói, hun trùng,… đều chiếm tỷ trọng nhỏ, thông thường sẽ được khách hàng yêu cầu thực hiện trọn gói cùng với vận tải quốc tế chính lô hàng đó Tuy những dịch vụ này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tiềm năng phát triển về lượng là rất lớn, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay khi các công ty thường có xu hướng thuê ngoài –outsourcing Chính vì thế đây cũng chính là một trong những hướng phát triển bền vững, cần được chú trọng của công ty a Doanh thu theo phương thức vận tải
Bảng 3 5 Doanh thu và tỷ trọng tính theo phương thức vận tải của Công ty
(Đơn vị tính: tỷ VND)
43 Đường hàng không 113,76 26,54 78,321 27,39 87,02 27,89 Đường bộ 18,44 4,3 14,442 5,05 14,38 4,61 Đa phương thức 27,556 6,43 21,797 7,62 18,93 6,06
Nguồn: Phòng kế toán FSC HN, 2024
Giao nhận bằng đường biển là hoạt động chính của FSC HN và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp Doanh thu hàng năm dịch vụ giao nhận đường biển mang về chiếm khoảng 55-65% tổng doanh thu của công ty Cụ thể, năm 2021 chiếm 62,73%, doanh thu đạt 268,944 tỷ VND, đến năm 2023, dịch vụ giao nhận đường biển mang đến hơn 61% doanh thu cho doanh nghiệp Trong giai đoạn 2021-2023, giá trị giao nhận đường biển biến đổi theo diễn biến của nền kinh tế thế giới và cùng chiều với sự biến động của Tổng doanh thu hàng năm Đây cũng là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng doanh thu, khả năng sinh lời cao nhất trong cơ cấu dịch vụ đang cung cấp của công ty Điều này cũng phù hợp với thực tế giao nhận hàng hóa ở Việt Nam với các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, bởi vì trong chuyên chở hàng quá quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất Vận tải đường biển chiếm tỷ trọng cao bởi nó có ưu điểm là khả năng chuyên chở rất lớn, có thể chạy nhiều chuyến tàu trên cùng một tuyến đường trong cùng một khoảng thời gian Vận tải đường biển đáp ứng gần như tất cả các loại hàng hóa, đặc biêt thích hợp vận chuyển các loại hàng hóa rời, có khối lượng lớn mà các phương thức vận tải khác hầu như không đảm bảo được Mặt khác, trong đa số các trường hợp thì phương thức vận tải biển có giá thành khá thấp so với các phương thức vận chuyển còn lại
3.2.2 Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
3.2.2.1 Giá trị hàng hóa nhập khẩu đường biển của công ty giai đoạn 2021-2023
Bảng 3 6 Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển của hàng xuất và nhập của
Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà Nội
(Đơn vị tính: tỷ VND)
Nguồn: Phòng kế toán FSC HN, 2024
Từ Bảng 3.6, có thể thấy qua 3 năm thì doanh thu hàng xuất khẩu luôn lớn hơn hàng nhập khẩu, hàng xuất chiếm từ 70-80% Qua năm 2023 thì tỉ lệ giữa hàng xuất và hàng nhập đã có sự cải thiện, tuy không nhiều nhưng cho thấy sự tiến bộ của Công ty Giá trị hàng nhập khẩu trong giai đoạn 2021-2023 dao động từ 30 đến 60 tỷ VND, tương đương 20-30% giá trị hàng hóa giao nhận bằng đường biển Nếu đẩy mạnh được cả hàng nhập khẩu, doanh thu của Công ty sẽ tăng đáng kể
Chính vì thế công ty cần hoàn thiện hơn nữa quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của mình để cho khách hàng thấy sự hiệu quả, linh hoạt, nhanh chóng, tiện lợi của bộ máy, từ đó thu hút được lượng khách hàng mới, giữ chân lâu dài khách hàng cũ Công ty hướng tới mục tiêu dài hạn hơn tới năm 2030 sẽ có bước tiến mạnh mẽ trong hoạt động giao nhận đặc trưng này
3.2.2.2 Thị trường giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển của công ty
Bảng 3 7 Cơ cấu doanh thu dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển qua các thị trường của FSC HN giai đoạn 2021-2023
Nguồn: Phòng kế toán FSC HN, 2024
Trong các thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển, có thể thấy FSC HN tập trung khai thác các tuyến: châu Á, châu Mỹ, châu Âu Trong đó, thị trường châu Á là thị trường đem về doanh thu lớn nhất đối với công ty, chiếm hơn 50% trong giai đoạn 2021-2023) Doanh thu này chủ yếu đến từ việc giao nhận với thị trường Trung Quốc – quốc gia vốn là thị trường giao thương chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu XNK của nước ta Nguyên nhân chủ yếu là do những chính sách mở cửa cũng như những hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa Châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng Xếp sau châu Á là thị trường châu
Mỹ với tuyến khai thác chính là Bắc Mỹ với các bang phía Bắc Hoa Kỳ và Canada Ngược lại với cơ cấu doanh thu từ thị trường châu Á có dấu hiệu giảm, cơ cấu doanh thu từ thị trường châu Mỹ lại có dấu hiệu tăng từ 26,75% năm 2021 lên 28,58% vào năm 2023 Nguyên nhân là do giai đoạn này chứng kiến nhiều biến động của ngành giao nhận vận tải, khi giá cước biển các tuyến đều đồng loạt tăng đáng kể Các tuyến ngắn như châu Á giá cước biển tăng 3-4 lần so với trước đại dịch, trong khi các tuyến châu Mỹ tăng lên 6-7 lần Bên cạnh đó, cơ cấu doanh thu từ thị trường châu Mỹ tăng là do khách hàng lớn của FSC HN là công ty Gốm Đất Việt có thêm các đơn hàng xuất khẩu mới tại thị trường Mỹ và Brazil Tỷ trọng doanh thu tại thị trường châu Âu
Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty FSC HN (sản phẩm khớp nối mềm cao su)
Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty FSC HN cũng được hình thành trên quy trình chuẩn 4 bước đã được đề cập đến trong phần 2.2 của khóa luận: Nắm tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải → Chuẩn bị chứng từ để nhận hàng → Nhận hàng hóa tại địa điểm quy định → Quyết toán chi phí Để từ đó xây dựng lên quy trình nhập khẩu chi tiết như hiện nay:
Hình 3 3 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển thực tế của Công ty FSC HN
Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty FSC HN, 2024
Từ sơ đồ trên, tác giả phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển chi tiết tại Công ty FSC HN như sau:
3.3.1 Nắm tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải
FSC HN phối hợp người nhận hàng (người nhập khẩu - Consignee) nắm tình hình phương tiện vận tải hoặc tiến hành lưu cước, đăng ký chuyến phương tiện vận tải
- Trường hợp đã có hợp đồng với người chuyên chở thực tế, FSC HN cần liên lạc với hãng vận chuyển để biết lịch trình của phương tiện vận chuyển có thay đổi gì không
- Trường hợp cần lưu cước (Booking note) với hãng tàu chợ hoặc hãng hàng không do người nhập khẩu là người chịu trách nhiệm vận chuyển quốc tế (Incoterms nhóm E và F), FSC theo sự ủy thác của chủ hàng lo việc vận chuyển hàng hóa quốc tế theo các bước sau:
+ Bước 1: (1) Nhận thông tin về yêu cầu vận chuyển của khách hàng
Thông tin về hàng hóa (shipment details) bao gồm các thông tin như: hàng hóa (Product Category); ngành hàng (Industry Vertical), ví dụ nông sản, máy móc, may mặc; loại hàng hóa, ví dụ hàng thông thường hay hàng quá khổ quá tải (Oversized Cargo); loại hình thương mại, ví dụ như xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất ; tần xuất chuyên chở (Frequency)
Thông tin chi tiết về bao gói hàng hóa (Packing Details) bao gồm các thông tin như: Loại hình bao gói (Packing Type), ví dụ FCL/LCL/hàng rời/hàng không; Loại container (nếu gửi hàng theo phương thức FCL), ví dụ loại container 20'DC, 20'HC, 40'DC, 20'FR,40' FR ; Tổng trọng lượng hàng hóa (Gross weight); Kích thước (các) thùng hàng (Dimension); Các lưu ý khác về việc đóng gói như nhiệt độ (temperature), thông gió (Ventilation)
Thông tin về tuyến đường (Route Information) bao gồm các thông tin như: cảng bốc hàng (POL/AOL); cảng dỡ hàng (POD/AOD); địa chỉ nhận hàng nơi đi (Pick-up Address); địa chỉ giao hàng nơi đến (Place of Delivery); ngày khởi hành dự kiến (ETD); ngày đến dự kiến (ETA)
Việc tiếp nhận các thông tin về lô hàng hóa cảng chi tiết, càng giúp người giao nhận vận chuyển hiểu rõ hơn yêu cầu dịch vụ của khách hàng, từ đó đưa ra được phương án vận chuyển phù hợp nhất với khách hàng
+ Bước 2: Sắp xếp phương án vận chuyển và (2) hỏi giá đại lý bên nước chủ hàng
FSC HN kiểm tra lịch trình và chi phí với người vận chuyển Dựa trên nhu cầu của consignee, người giao nhận nghiên cứu lịch trình phương tiện được người vận chuyển thực tế công bố, FSC HN lựa chọn tuyến đường, người chuyên chở phù hợp nhất với chi phí hợp lý nhất
FSC HN liên hệ các đại lý của mình bên đầu xuất khẩu để có được để hỏi giá vận chuyển Thường FSC HN sẽ hỏi giá bên đại lý luôn chứ không thông qua hãng tàu, do mối quan hệ làm ăn lâu năm sẽ giúp bên giao nhận có mức giá tốt nhất, thường rẻ hơn book trực tiếp với hãng tàu, tạo lợi thế cạnh tranh
+ Bước 3:(3) Xây dựng và gửi báo giá vận chuyển cho khách hàng
Dựa trên lịch trình phương tiện vận tải, giá từ hãng vận chuyển báo về và lượng hàng theo nhu cầu của khách hàng, FSC HN xây dựng báo giá gửi khách hàng trong đó đảm bảo phần lợi nhuận mà mình mong muốn Cần lưu ý xem khách hàng quan tâm đến giá hay chất lượng dịch vụ để xây dưng báo giá phù hợp với từng đối tượng khách hàng Những nội dung cần trong báo giá: Giá vận chuyển lô hàng từ điểm xuất phát đến điểm đến; Thời gian vận chuyển hàng; Địa điểm trung chuyển (nếu có); Lịch tàu; Phụ phí liên quan: LSS, LSF, EIS, Local Charge như THC, CFS, TSC, CIC, D/O fee,…
+ Bước 4: Ký hợp đồng vận chuyển
(4) Consignee đồng ý với phương án giá do FSC đưa ra và gửi thông tin liên hệ của Shipper cho FSC (5) FSC gửi thông tin sang cho Agent nước ngoài để (6) xác nhận thông tin hàng hóa, ngày hàng xong của Shipper để triển khai công việc tiếp
51 theo Đồng thời, FSC có thể tự mình hoặc theo sự ủy thác của chủ hàng đứng ra ký hợp đồng vận tải
(7) Đại lý nước ngoài FSC sẽ booking trên web hãng tàu hoặc booking bằng email (8) Hãng tàu bên đầu cảng POL kiểm tra dung lượng còn trống trên tàu và gừi lại Agent xác nhận đặt chỗ (Booking Confirmation) (9) Agent gửi Booking Confirmation đến cho Shipper/FSC HN: Agent sắp xếp phương viện vận tải đến lấy Container rỗng để đóng hàng, đồng thời nhận Hóa đơn thương mại (Commercial invoice), Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) để làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại đầu nước ngoài Agent gửi Vận đơn phụ (House Bill of Lading – HBL) cho Shipper/ FSC HN để kiểm tra thông tin → Thông quan hàng hóa → Lên đường vận chuyển về Việt Nam b Phát sinh và biện pháp khắc phục: Công ty FSC HN đã phát đối mặt với:
Phát sinh Biện pháp khắc phục
Thiếu thông tin chính xác về hàng hóa:
Khi không có thông tin chi tiết và chính xác về hàng hóa như kích thước, trọng lượng, tính chất của hàng hóa, có thể dẫn đến việc chọn sai phương tiện vận chuyển hoặc không thể tối ưu hóa quá trình vận chuyển
Tăng cường giao tiếp với đối tác và khách hàng để thu thập thông tin chính xác về hàng hóa Hoàn thiện quy trình chuẩn về khai thác thông tin hàng hóa theo đầu mục để tránh thiếu sót trong quá trình thu thập
Đánh giá thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty FSC HN
Thứ nhất, doanh thu của Công ty có được mức tăng trưởng qua các năm Doanh thu từ giao nhận nhập khẩu đường biển và các dịch vụ liên quan cũng tăng dần qua các năm Đối với những vấn đề như sự mất cân đối tỷ lệ hàng xuất và hàng nhập, thời gian giao hàng, đều được Công ty chú tâm và ban đầu đang có tín hiệu cải thiện thể hiện qua các chỉ số và doanh thu Cơ cấu mặt hàng XNK cũng rất đa dạng, phong phú cho thấy năng lực của FSC, có thể đảm nhận và thực hiện giao nhận hàng hóa XNK ở mọi lĩnh vực như: máy móc, thiết bị, nông sản, dệt may,,
Thứ hai, số lượng dịch vụ do Công ty cung cấp ngày càng đa dạng Ban đầu,
FSC HN thường chỉ KDDV vận tải đường biển hàng nguyên công FCL/FCL, sau này do nhu cầu từ khách hàng và thị trường mà mở rộng ra thêm các dịch vụ như: LCL/LCL, FCL/LCL, LCL/FCL, hàng rời, xin cấp phép hun trùng, vận chuyển hàng triển lãm, dịch vụ kho bãi, Dù quy mô nhỏ nhưng FSC HN luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu khách hàng từ nguồn lực sẵn có Việc nắm bắt nhạy bén nhu cầu khách hàng và đề nghị họ sử dụng dịch vụ, Công ty đang ngày càng thu hút khách hàng tiềm năng mới Đi đôi với số lượng là chất lượng, song song với đa dạng dịch vụ thì Công ty luôn cố gắng đảm bảo chất lượng ở mỗi khâu, sao cho mọi thứ hoàn hảo Hiện nay, các dịch vụ GNHH đường biển do công ty cung cấp là những dịch vụ cơ bản như: Dịch vụ hải quan, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ kho bãi
Thứ ba, chất lượng dịch vụ của FSC HN được Khách hàng đánh giá là nhanh, độ an toàn cao Thành lập từ năm 2008, đến nay Công ty FSC HN đã hoạt động kinh doanh được 15 năm, đã có thâm niên trong ngành nên có thể nói mọi quy trình giao nhận hàng hóa XNK của Công ty luôn được thực hiện một cách chuyên nghiệp, chính xác Chất lượng dịch vụ GNHH đường biển của Công ty được đánh giá khá tốt: thời gian giao hàng nhanh, độ chính xác về thời gian giao hàng cao nhằm tối thiểu hóa thời gian giao nhận, đạt được sự kỳ vọng của khách hàng Công ty giữ được mối quan hệ kinh doanh lâu dài, tốt đẹp với khách hàng lớn lâu năm như Công ty CP Viglacera
Hạ Long, Gốm Đất Việt, Công ty CP Phốt pho VN, Công ty Nhựa Vinson, Công ty TNHH XNK gạch ngói Đông Dương, Công ty CP CMC, và với các hãng vận tải lớn như: Maersk, OOCL, WANHAI, cho thấy chất lượng dịch vụ cũng như sự uy tín của công ty với khách hàng Ngành Logistic đang là ngành có tốc độ phát triển cao, do vậy ngoài cạnh tranh với các đối thủ lớn như Viettrans, DHL, Sotrans, Công ty còn chịu áp lực từ các doanh nghiệp mới gia nhập nếu không nâng cao được chất lượng dịch vụ Việc FSC vẫn giữ được sự tăng trưởng lợi nhuận hàng năm là dấu hiệu tốt cho thấy đường lối kinh doanh đúng đắn của ban quản trị Nhờ chất lượng dịch vụ càng ngày càng được cải thiện tốt, FSC HN đã trở thành thành viên chính thức của WCA, WCA ECommerce và IATA và nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ thành viên
Thứ tư, Công ty đã thực hiện hiệu quả nội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển Trong khâu tìm kiếm và thu hút khách hàng, NVKD đã thực hiện tốt và mang lại nhiều khách hàng mới cho Công ty cũng như vẫn duy trì được lượng khách hàng thân quen Quá trình đàm phán ký kết hợp đồng được Công ty thực hiện chặt chẽ, do đó bất đồng trong thời gian thực hiện hợp đồng xảy ra không nhiều Thời gian giao hàng cũng được cải thiện, tỷ lệ mất mát hàng hóa ngày càng giảm, và doanh thu, khối lượng hàng hóa XNK tăng đều qua từng năm cho thấy hiệu quả trong việc thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh KDDV giao nhận hàng hóa XNK đường biển
Thứ nhất, có sự mất cân bằng trong cơ cấu doanh thu hàng nhập và hàng xuất
Doanh thu từ hàng xuất khẩu đường biển luôn chiếm tỉ lệ áp đảo so với hàng nhập khẩu đường biển Sự mất cân đối này thể hiện rằng FSC HN còn gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý và tìm kiếm khách hàng nhập khẩu Nếu đẩy mạnh được cả hàng nhập khẩu, doanh thu từ vận tải hàng hóa XNK của Công ty sẽ gia tăng đáng kể, nhất là trong giai đoạn Việt Nam mở cửa hiện nay khi mà hàng nhập khẩu vào Việt Nam đang được hưởng nhiều mức ưu đãi
Thứ hai, chi phí vận tải biển của Công ty FSC HN còn cao So với các công ty cùng ngành thì chi phí vận tải biển cũng như thủ tục hải quan của Công ty còn cao và chưa đáp ứng được yêu cầu về giá cả mong muốn của khách hàng Công ty tuy đã tự chủ được một số phương tiện chuyên chở và vận tải nhưng số lượng vẫn chưa đủ để đáp ứng vào những giai đoạn cao điểm trong năm, còn lại đều đi thuê ngoài Điều này làm tăng thêm chi phí trung gian và kéo dài thêm thời gian thực hiện hoạt động vận chuyển dẫn đến chậm trễ cho những nghiệp vụ theo sau và khó lòng đáp ứng với những khách hàng yêu cầu thời gian nhanh
Thứ ba, doanh thu tăng trưởng chậm và không ổn định Doanh thu tăng mạnh đến đầu năm 2021 nhưng lại giảm rất sâu năm 2022 và dần hồi phục lại năm 2023
Thứ tư, chất lượng dịch vụ Công ty được đánh giá là tốt nhưng chưa có sự ổn định Đối với những lô hàng lớn, yêu cầu thủ tục kê khai phức tạp thì, đôi khi công ty vẫn gặp sai sót trong việc kê khai hải quan ví dụ như mã số thuế, số liệu tờ khai, đặc biệt với nhân viên ít kinh nghiệm Tuy sai sót không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng nó cũng khiến hoạt động giao nhận hàng hóa diễn ra chậm hơn Về thời gian giao hàng chưa tối ưu Cùng với đó chất lượng chăm sóc khách hàng của CBNV đôi khi vẫn chưa tốt
Thứ năm, số lượng khách hàng mới gia tăng ít Lượng khách hàng của Công ty chủ yếu đến từ khách hàng lâu năm, khách hàng cũ và một bộ phận khách hàng đến từ mối quan hệ cá nhân Tuy FSC HN đã thành lập và hoạt động được hơn 12 năm nhưng khâu Marketing vẫn chưa được chú trọng, chủ yếu hoạt động này đến từ Bộ phận Kinh doanh chứ chưa có phòng Marketing riêng đảm nhận quảng bá thương hiệu Công ty chưa có biện pháp cụ thể để quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ do Công ty cung ứng
Thứ nhất, về nguồn nhân lực của Công ty: Do quy mô bé nên nguồn vốn cũng như nhân lực của Công ty đang bị hạn chế Độ tuổi trung bình của nguồn nhân lực là khá trẻ Nhân viên từ bộ phận Kinh doanh chủ yếu là sinh viên mới ra trường, còn rất trẻ và thiếu kinh nghiệm Do đặc thù ngành khá phức tạp và lượng kiến thức nhiều nên nếu là nhân viên trẻ thì chuyên môn còn yếu, không có nhiều kinh nghiệm xử lí tình huống Do đó, trong nhiều tình huống thực tế thì thiếu sự nhanh nhạy để xử lí và gây ra sai sót, giảm sự hài lòng của khách hàng
Thứ hai, về nguồn vốn: Nguồn vốn của FSC vẫn ở mức thấp so với yêu cầu ngành và so với doanh nghiệp cùng ngành Logistic Nguồn vốn nhỏ nên hoạt động kinh doanh của FSC HN bị hạn chế rất nhiều, không thể đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vận tải đường biển
Thứ ba, về biện pháp tìm kiếm và thu hút khách hàng Công ty chưa thực sự đầu tư về mảng Marketing dẫn đến nguồn khách hàng mới là rất ít Trang Web sơ sài, không cập nhập thường xuyên, rất khó để Khách hàng mới tìm hiểu thông tin cụ thể về FSC HN Hơn nữa quy mô Công ty còn nhỏ và chưa có độ nhận diện thương hiệu cao nên khách hàng biết đến Công ty là không nhiều
Thứ tư, cơ sở vật chất của FSC HN còn lạc hậu và yếu kém, chưa áp dụng được hệ thống CNTT hiện đại áp dụng vào các hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển Hiện nay, chủ yếu mới áp dụng trong hoạt động khai báo hải quan và theo dõi, giám sát phương tiện vận chuyển Phương tiện vận chuyển phải thuê ngoài hầu hết cũng làm tăng chi phí, thời gian và giảm mức độ hài lòng của khách hàng
Thứ nhất, do tính chất thời vụ của hoạt động giao nhận đường biển Hoạt động
KDDV Logistic thường không ổn định, khối lượng công việc thay đổi theo thời điểm hàng hóa XNK trong năm Sự ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến nhiều doanh nghiệp XNK, do đó tác động đến doanh nghiệp Logistic
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG
Định hướng phát triển của công ty
4.1.1 Dự báo xu hướng phát triển ngành giao nhận vận tải biển 2024-2029
Phân tích thị trường giao nhận vận tải đường biển
Quy mô Thị trường Giao nhận Vận tải Đường biển ước tính đạt 75,21 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 96,86 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 5,19% trong giai đoạn dự báo (2024-2029)
Thị trường giao nhận vận tải đường biển toàn cầu đang bùng nổ nhờ sự thâm nhập internet ngày càng tăng, sức mua tương đương ngày càng tăng và sự phát triển về cơ sở hạ tầng và dịch vụ được thiết kế đặc biệt cho ngành thương mại điện tử Giao nhận vận tải đường biển đã nổi lên như một phương thức ưa thích trong một số ngành công nghiệp của người dùng cuối và một số quan hệ đối tác chiến lược cũng có khả năng thúc đẩy sự phát triển của giao nhận vận tải đường biển trong giai đoạn dự báo Thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới toàn cầu đang phát triển đang thúc đẩy khối lượng LCL và đang tác động tích cực đến tăng trưởng thị trường giao nhận vận tải đường biển
Ngày nay, tàu vận chuyển các mặt hàng quan trọng như than, dầu và khí đốt, hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu Quan trọng hơn, khoảng 85% hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, chủ yếu bằng tàu container Theo các chủ tàu và nhà phân tích, giá cước vận chuyển dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong thời gian còn lại của năm 2024 và có dấu hiệu khởi sắc từ năm 2025 Theo dự kiến, với việc một số tàu mới sẽ đi vào hoạt động trong hai năm tới, mức tăng trưởng ròng về quy mô đội tàu dự kiến sẽ đạt hơn 12% từ năm 2024 đến năm 2029
Hình 4 1 Quy mô thị trường giao nhận vận tải biển dự kiên giai đoạn 2024-
Tăng khối lượng vận tải thương mại đường biển
Sự phát triển của thương mại đường biển mang lại lợi ích cho khách hàng trên toàn thế giới bằng cách giảm chi phí vận chuyển Triển vọng tăng trưởng liên tục của ngành vẫn thuận lợi do hiệu quả vận chuyển ngày càng tăng như một phương thức vận tải và tự do hóa kinh tế hơn nữa
Bất chấp hoàn cảnh hiện tại, triển vọng dài hạn của ngành vẫn rất thuận lợi Dân số thế giới vẫn đang tăng lên và các quốc gia đang phát triển sẽ tiếp tục cần nhiều hàng hóa và nguyên liệu thô để vận chuyển một cách an toàn và hiệu quả Khối lượng thương mại quốc tế được thực hiện bằng đường biển gần đây đã bắt đầu tăng đều đặn một lần nữa Thực tế là vận tải biển là phương thức vận tải thương mại thân thiện với
67 môi trường và tiết kiệm chi phí nhất cuối cùng sẽ dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ thương mại thế giới được vận chuyển bằng đường biển
4.1.2 Định hướng phát triển của công ty
Về phương hướng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công FSC HN giai đoạn 2024-2029:
Giai đoạn tiếp theo được dự đoán vẫn chịu nhiều biến động từ nền kinh tế, đặc biệt cuộc chiến thương mai Mỹ-Trung vẫn chưa ngã ngũ, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và sự biến động trong chuỗi cung ứng quốc tế chắc chắn sẽ tác động lớn đến ngành Logistic đường biển Trong thời gian tới, Công ty FSC HN có định hướng sẽ tiếp tục mở rộng quy mô Công ty cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tới nhiều lĩnh vực, cụ thể là:
Công ty vẫn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực Logistic và vận tải biển với phương châm đặt sự hài lòng của khách hàng lên đầu, phát triển con người và xã hội để tiến tới mục tiêu trở thành những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành Logistics Đẩy mạnh hoạt động KDDV, năng lực cạnh tranh, phát huy thế mạnh của mình Thu hút khách hàng bằng sự chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ đa dạng và tác phong phục vụ chu đáo, niềm nở Tăng cường mở rộng mối quan hệ đại lý với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực vận tải đường biển quốc tế Đẩy mạnh hơn nữa công tác đại lý khai thuê hải quan, tiến tới mở rộng kinh doanh dịch vụ kho bãi Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyên môn nhân viên Tuyển dụng, chiêu mộ thêm người lao động có trình độ để đáp ứng yêu cầu mở rộng hoạt động của công ty
Về mục tiêu hoạt động kinh doanh dịch vu giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty FSC HN giai đoạn 2024-2029:
Dựa trên phương hướng đặt ra, FSC HN đã đề ra những mục tiêu cụ thể để thực hiện Mục tiêu giai đoạn 2024-2029 của FSC HN: Doanh thu vượt mức trên 500 tỷ VND mỗi năm, mức tăng trưởng doanh thu hàng năm là trên 15% Tuyển dụng thêm nhân viên hiện trường và nhân viên kinh doanh Cố gắng tối thiểu hóa và duy trì mức chi phí là 80% để nâng cao lợi nhuận
Mục tiêu đến năm 2029: Tăng số lượng nhân viên trong Công ty lên 80 nhân viên Về cơ sở vật chất: Xây dựng hệ thống kho bãi rộng lớn hiện đại, tự chủ được một số phương tiện vận tài và mở rộng văn phòng làm việc Cùng với đó, Công ty nỗ lực để tìm kiếm khách hàng với chiến lược tìm kiếm thị trường mới và cải thiện năng lực, chất lượng nhân sự Tập trung vào mảng Sale-Marketing Mở rộng thị trường chuyên nghiệp sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, và mở rộng thêm nhiều tuyến vận tải đường biển sang châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông,
4.1.3 Quan điểm của công ty FSC HN về hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Theo phiếu phỏng vấn ở Phụ lục 1, ban lãnh đạo công ty cho biết: “Giai đoạn sắp tới là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế, đối mặt với rất nhiều thách thức và đặc biệt là trong ngành dịch vụ logictics phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ hội nhập của đất nước Chính vì thế, để chuỗi cung ứng toàn cầu được diễn ra hiệu quả, nhanh chóng thì hoạt động giao nhận của công ty cần liên tục hoàn thiện, đổi mới Nhất là trong dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển đang có tỷ trọng tương đối thấp so với hàng xuất khẩu trong khi nhu cầu nhập khẩu để sản xuất trong nước đang rất mạnh mẽ như hiện nay Nếu cải thiện được tỷ trọng của nhập khẩu, tăng về lượng và chất chắc chắn công ty sẽ đạt được thành công vô cùng to lớn” Để hoàn thiện được quy trình giao nhận, tất cả những phòng ban của công ty cần đóng góp ý kiến, xây dựng, cùng nhau đưa ra giải pháp Bên cạnh đó, phải không ngừng đổi mới, học hỏi các doanh nghiệp logistics lớn mạnh nhất trong ngành và gần nhất là những doanh nghiệp đối thủ của mình trong ngành
Giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty FSC HN
4.2.1 Giải pháp trong việc kiểm tra và áp mã HS hàng hóa
Một vấn đề khó khăn mà FSC HN đang gặp phải trong việc giao hàng cho kịp tiến độ là vấn đề áp mã HS Mặc dù đã có sự chuẩn bị và nghiên cứu rất kỹ về mã HS của hàng hóa mình nhập khẩu, nhưng phía Hải quan muốn áp mã hàng hóa ở mức thuế suất cao còn khách hàng thì muốn áp mã HS ở mức thuế suất thấp
Trước khi tiến hành làm thủ tục hải quan, nhân viên giao nhận cần chuẩn bị các hồ sơ cần thiết như catalogue, tài liệu kỹ thuật, đồng thời nắm rõ hình dạng, đặc tính, cấu tạo, công dụng của hàng hóa thực tế nhằm tạo thuận lợi cho việc giải trình với cán bộ HQ Công ty cần phải có những nhân viên giàu kinh nghiệm về áp mã H.S hàng hóa Để áp mã hàng hóa (mã HS) chính xác, cần nắm rõ về công dụng, tính năng, mục đích sử dụng, nguyên lý hoạt động, cấu tạo, chất liệu của hàng hóa Điều này đòi hỏi nhân viên chứng từ phải có kiến thức tổng quát về các loại hàng hóa cũng như cơ cấu của biểu thuế NK Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất trên tờ khai vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền thuế NK và thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước
Những quy định hiện hành: Thông tư số 26/2015/TT - BTC hướng dẫn nội dung về thuế GTGT, quản lý thuế và hóa đơn; Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về Thuế; Thông tư số 72/2015/TT- BTC quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp
Giảm thời gian việc tranh luận mã HS, giảm chi phí “thống nhất” mã HS giữa hài quan và người giao nhận Quy trình hoạt động đúng tiến độ kịp thời giao hàng cho khách hàng Chi phí giao nhận giảm giúp cho khách hàng giảm chi phí đầu vào hàng hóa, giả thành hàng hóa thấp hơn một số đối thủ cạnh tranh của họ dễ dàng tiêu thụ hàng hóa
4.2.2 Khắc phục sai sót trong việc chuẩn bị và kiểm tra bộ hồ sơ chứng từ (1) Nguyên nhân:
Hiện nay tại FSC HN, chỉ có 2 nhân viên chuyên sâu về chứng từ gồm 1 xuất khẩu và 1 nhập khẩu mà lượng công việc lại quá nhiều khiến cho dễ xảy ra quá tải, sai sót trong quá trình làm việc Công ty đã tuyển thêm những nhân viên thử việc hỗ trợ mảng này nhưng do còn thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức nên chưa thể khắc phục nhanh chóng việc sai sót trong bộ chứng từ
Cần phải chuyên môn hóa ở bộ phận chuẩn bị và kiểm tra chứng tử Phòng XNK nên bố trí tăng cường thêm đội ngũ nhân viên để mỗi người sẽ đảm nhiệm riêng cho từng mảng công việc cụ thể Sau khi nhân viên phụ trách hoàn thành việc chuẩn bị chứng tử, trưởng phòng nên dành thời gian để kiểm tra lại sự đồng bộ của chứng từ Nhân viên chứng từ điền đầy đủ và chính xác các tiêu thức trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu Và khi làm việc luôn phải cẩn thận, tập trung cao độ khi rà soát chứng từ nhập khẩu
Kiểm tra kỹ lưỡng các vấn đề môi trường, xuất xứ, thuần phong mỹ tục, hạn ngạch nhập khẩu, để tránh hàng vi phạm quy định nhập khẩu của pháp luật Luôn luôn không ngừng cập nhập các thay đổi Pháp luật về thuế, biến động của ngành và đặc điểm của các hãng tàu, yêu cầu của khách hàng để đáp ứng đúng nhu cầu của họ
71 Đào tạo trình độ nhân viên trong việc sử dụng thành thạo các phần mềm khai báo hải quan
Phát hiện được sự sai sót của bộ chứng từ làm thủ tục hải quan, kịp thời hiệu chỉnh trước khi hải quan phát hiện Mang đến lòng tin và sự yên tâm cho người sử dụng dịch vụ của công ty Giảm thời gian và chi phí khi thực hiện công việc
4.2.3 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Hiện trạng, tại FSC HN, các khâu trong quá trình thực hiện nội dung KDDV giao nhận hàng hóa còn chưa hiệu quả cho thấy sự phối hợp làm việc giữa các bộ phận còn chưa cao Tuy số lượng nhân viên trình độ tốt nghiệp đại học cao nhưng số người tốt nghiệp chuyên ngành về XNK và Logistic thấp, chỉ chiếm khoảng 40% Nhân viên chưa có chuyên môn ban đầu về xuất nhập khẩu và logistic nên khi làm việc với các hãng tàu, hãng hàng không có các dịch vụ khác nhau và đối với chính sách ngoại thương thay đổi từng ngày thì sẽ gặp khó khăn trong thích ứng và xử lý vấn đề
Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao đào tạo những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng cho cán bộ công nhân, viên chức và đội ngũ trực tiếp phục vụ khách hàng, tài trợ cho các cán bộ công nhân viên có năng lực tham gia các khóa học ở nước ngoài để nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Bố trí nhân viên tham gia triển lãm tại nước ngoài, thực hiện các nghiệp vụ mua bảo hiểm hàng hóa, hàng hóa thâm nhập nước ngoài, giải quyết tranh chấp
Nâng cao ý thức cạnh tranh cho cán bộ công nhân viên để tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc, đồng thời có mức lương, thưởng hấp dẫn để thu hút nhân
72 lực có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm Khi bố trí nhân viên cần chú ý đến các yếu tố hình thành nên phẩm chất và trình độ chuyên môn của nhân viên bởi vì việc bố trí đúng người, đúng việc sẽ tạo ra sự yêu thích lao động và sự say mê trong công việc, từ đó tạo hiệu quả làm việc cao
Chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực trẻ bởi nguồn nhân lực trẻ có lợi thế được tiếp cận với tri thức mới, có khả năng nhạy bén với ngoại ngữ, công nghệ thông tin…Công ty có thể tuyển chọn, đầu tư ngay cho các sinh viên đang theo học các chuyên ngành ngoại thương, thương mại, vận tải biển, quản trị kinh doanh tại các trường đại học thông qua việc tổ chức ngày hội việc làm tại các trường, buổi tham quan thực tế tại công ty hay tuyển thực tập sinh để đào tạo những nhân viêntiềm năng, khơi gợi niềm đam mê với ngành Logistics cho các sinh viên này
Công ty có được nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực tiềm năng lớn trong tương lai Nâng cao thương hiệu của công ty Tuy công ty phải bỏ ra các chi phí đào tạo nhưng sau đó hàng năm công ty có thể có được lượng nhân lực dồi dào chất lượng cao Đặc biệt không phải mất chi phí đào tạo lại với các TTS được tuyển dụng chính thức (thường là 3% lợi nhuận công ty cho việc tuyển chọn, đào tạo nhân sự)
4.2.4 Đầu tư vào sơ sở vật chất và kỹ thuật
Có những giai đoạn, nhu cầu của khách hàng tăng cao như tầm tháng 7 hàng năm nhưng hệ thống phương tiện chuyên chở và vận tải tại FSC HN lại không đủ khả năng đáp ứng dẫn đến việc công ty bỏ lỡ nhiều mối kinh doanh tiềm năng Hơn nữa, với việc công ty ngày càng mở rộng thì việc đầu tư vào trang thiết bị là cần thiết và hữu ích Chi phí thuê kho ngoài thường rất cao, nếu đầu tư được vào kho bãi, mỗi năm Công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn, từ đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận Hệ thống máy móc kỹ thuật còn lạc hậu, không đáp ứng kịp sự hiện đại từ ngành, do chưa có sự đầu tư đồng bộ trong 15 năm qua
Các kiến nghị
4.3.1 Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện bộ máy pháp luật đồng bộ và nhất quán để loại bỏ các kẽ hở trong luật pháp, đảm bảo lợi ích doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục làm chứng tờ để giúp giảm thiểu thời gian và giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình XNK hàng hóa Tăng cường các chính sách hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Thực hiện nhiều chính sách về mở cửa hội nhập để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và thúc đẩy nền kinh tế Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình vận tải nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động GNHH ở nhiều phương thức Khai thác các cảng biển mới và mở rộng hệ thống cảng biển vốn có để tiếp nhận được những tàu có trọng tải lớn, đầu tư thêm các thiết bị nâng hạ, xếp dỡ tại cảng biển để phục vụ cho hoạt động bốc xếp hàng hóa tại cảng
Có biện pháp cứng rắn đối với những doanh nghiệp vi phạm pháp luật Hiện nay, tình trạng tham nhũng và tham ô còn phá phổ biến ở một vài cơ quan ban ngành và hải quan Công ty nào đi phong bì thì sẽ được ưu tiên đẩy nhanh thời gian hoàn thành chứng từ Điều này gây ra bất công cho các doanh nghiệp nhỏ và tăng sự cạnh tranh theo hướng tiêu cực với các doanh nghiệp ngành Logistic Do đó, cần có chính sách để hạn chế những trường hợp tham nhũng và đi cửa sau
4.3.2 Kiến nghị với các ban ngành liên quan
Hiện nay dịch vụ Logistics liên quan tới vận tải biển chịu sự tác động của các điều ước quốc tế như Công ước Brussel (1924), Nghị định thư Visby (1968), Công
77 ước Hamburg (1978), Liên quan tới vận tải hàng không có công ước Vacsava (1929), Nghị định thư Hague (1955), Nghị định thư Montreal (1975), Công ước Montreal (1999) Bên cạnh đó còn có công ước thống nhất thủ tục Hải quan Kyoto (1973), Công ước quốc tế vận tải đa phương thức (1980), công ước quốc tế về vận tải hàng hóa bằng đường sắt (1951), Quy tắc của UNCTAD/ICC về chứng từ vận tải đa phương thức (1992) Và khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, dịch vụ Logistics còn chịu tác động của các thỏa thuận tại khu vực như Hiệp định vận tải qua biên giới (1999), Hiệp định tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (1968), Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN (2005) Trong quá trình kinh doanh dịch vụ Logistics, các doanh nghiệp cũng phải thực hiện các tập quán quốc tế, chẳng hạn như điều kiện giao nhận hàng (Incoterms), quy tắc thực hiện tín dụng chứng từ, bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, giao nhận
Và tại Việt Nam cũng sử dụng Luật thương mại năm 2005 thay thế Luật thương mại 1997; Luật Hàng hải năm 2005 sửa đổi thay cho bộ luật hàng hải năm 1990 Năm
2006 Việt Nam chính thức công nhận Công ước tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển ra vào cảng biển (FAL-65), đồng thời các luật hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, luật hải quan, luật các tổ chức tín dụng, luật bảo hiểm cũng ra đời Năm 2017 đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách liên quan tới Logistics Từ việc chính phủ ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm
2025 cho đến việc sửa đổi và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương, thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành
Tóm lại: Do phải chịu nhiều loại luật trong và ngoài nước; đôi khi do không hiểu rõ, hoặc các điều luật bị chồng chéo, thiếu tính thống nhất đã làm cho việc áp dụng luật tại các doanh nghiệp ngành Logistics gặp rất nhiều khó khăn Do vậy tác giả kiến nghị cơ quan luật nên có các văn bản luật, văn bản dưới luật, hướng dẫn luật cụ thể, cập nhật sớm tại một địa chỉ thống nhất để các doanh nghiệp dễ dàng tra cứu, áp dụng
4.3.2.2 Các cơ quan lãnh đạo nhà nước
Các Bộ ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến Logistics, đặc biệt là thủ tục kiểm tra chuyên ngành
Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm… theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả Trú trọng bảo dưỡng các công trình hạ tầng Logistics trọng điểm (cảng Lạch Huyện, đường cao tốc Hải Phòng- Quảng Ninh, sân bay Long Thành, sân bay Vân Đồn- Quảng Ninh, trung tâm Logistics cấp I tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,…)
Lồng ghép các hoạt động hội nhập và hợp tác trong khu vực với việc mở cửa thị trường, tiếp cận nguồn hàng từ các nước láng giềng, đồng thời với việc nâng cao chất lượng và chuẩn hóa dịch vụ Logistics Mở rộng mạng lưới đào tạo về Logistics đẩymạnh tuyên truyền về Logistics cho các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh Tiếp tục hoàn thiện khung thể chế và bộ máy quản lý nhà nước hỗ trợ dịch vụ Logistics phát triển Đa dạng hóa nguồn vốn phát triển hạ tầng Logistics dưới các hình thức khác nhau Cần quản lý chặt chẽ hơn việc thành lập công ty giao nhận nhằm tránh tình trạng phát triển nhỏ lẻ, manh mún, chụp giật và hạ giá vô tội trong ngành công nghiệp còn non trẻ này của Việt Nam để tạo nên thế cân bằng, cùng nhau cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm năng về vốn, công nghệ, kinh nghiệm và con người
4.3.3 Kiến nghị với Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam – Vietnam Logistics Business Association (VLA), tiền thân là Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giao hàng, nhận hàng, kho hàng và tổ chức chuyên chở hàng hóa XNK của Việt Nam
Mục tiêu hoạt động của Hiệp hội là:
“Bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị và nâng cao địa vị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động giao nhận kho vận quốc tế cũng như quyền lợi của các hội viên; Kiến tạo mối quan hệ hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau giữa các đơn vị hội viên thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong ngành; Góp phần nâng cao trình độ tác nghiệp, hình thức hoạt động nghiệp vụ, cải tiến chất lượng hoạt động kinh doanh để góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư với doanh nghiệp nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam”
Kiến nghị với Hiệp hội Giao nhận Việt Nam:
Tăng cường hợp tác với cơ quan ban ngành để bảo vệ và giúp hội viên nâng cao chất lượng hoạt động trong lĩnh vực GNHH quốc tế bằng đường biển nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực này của các khách hàng trong và ngoài nước
Bổ sung và hoàn thiện các điều lệ của Hiệp hội để nhằm thu hút doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, giúp đỡ hội viên trong quá trình đào tạo, bổ túc, nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên trong ngành Theo sát tình hình phát triển của ngành vận tải đường biển, những khó khăn mà hội viên gặp phải để có kiến nghị với Nhà nước, tháo gỡ khúc mắc và giúp môi trường kinh doanh thuận lợi hơn Theo dõi và phát hiện kịp thời những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh để tác động và giải quyết kịp thời, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp