DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt 1 A/N Arrival Notice Giấy báo hàng đến 2 C/O Certificate Original Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa 3 D/O Delivery Order Lệ
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI TIÊU ĐIỂM TẠI HÀ NỘI (FOCUS SHIPPING HÀ NỘI)
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Focus Shipping Hà Nội
1.1.1 Thông tin đăng ký doanh nghiệp
Hình 1.1 Logo Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm
- Tên công ty: Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: Focus Shipping Corporation – Hanoi Branch
- Tên viết tắt: Focusship Corp - Hanoi (FCS Hà Nội)
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần ngoài Nhà Nước
- Số lượng nhân viên: khoảng 30 người
- Người đại diện pháp luật của công ty: Ông Bùi Văn Thắng (Chức danh: Giám đốc)
- Địa chỉ: Tầng 5 số 1A-A1 phố Thái Thịnh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Email: Hanoi@focusshipping.com.vn
- Web: http://focusshipping.com.vn
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm là công ty chuyên về lĩnh vực giao nhận đường biển và đường hàng không đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới Công ty được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 4103006544 ngày 27/04/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh Trụ sở chính đặt tại Hồ Chí Minh và có 06 chi nhánh trong và ngoài nước (tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và Campuchia)
Thành lập từ năm 2007, Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực GNHH nội địa và quốc tế, với các chi nhánh trên cả nước và đại lý quốc tế Công ty đã gia nhập vào nhóm WCA (Liên minh hàng hóa thế giới - World Cargo Alliance) là mạng lưới các nhà vận tải hàng hóa độc lập và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới với hơn 7141 văn phòng thành viên ở
191 nước trên toàn thế giới kể từ Tháng 12/2007 Công ty luôn tự hào về chất lượng dịch vụ và luôn nỗ lực cải thiện nhằm đáp ứng hoàn hảo yêu cầu của khách hàng
Trong thời kỳ đầu mới thành lập, FCS Hà Nội gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt từ sự tham gia của nhiều công ty trong ngành Tuy nhiên với sức trẻ, sự năng động và kiên trì nỗ lực không ngừng, Công ty đã vượt qua được quy luật đào thải và tạo được chỗ đứng nhất định trong ngành Logistics Trải qua nhiều năm, Tổng công ty ngày càng phát triển lớn mạnh và mở rộng thêm các công ty chi nhánh trải dài trên cả nước từ Hà Nội, Hải Phòng cho đến Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế Việc thành lập các văn phòng tại đây là tương đối hợp lý vì đều thuộc trung tâm kinh tế của cả nước, đặc biệt Hải Phòng và Đà Nẵng sát biển nên hoạt động giao nhận đường biển sẽ rất thuận lợi Ngoài ra, công ty còn vươn tầm quốc tế khi thành lập văn phòng chi nhánh tại Campuchia vào năm 2019
Ngày 28/05/2008, Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động Giám đốc là Ông Bùi Văn Thắng Hoạt động độc lập với trụ sở chính tại Hồ Chí Minh, đến năm 2009 Công ty dần đi vào ổn định, hình thành mạng lưới khách hàng và cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú
Khi đã thành lập được một thời gian, Công ty dần lớn mạnh về tiềm lực, có thể làm chủ các kỹ thuật đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa XNK, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK,… Để tạo dựng được niềm tin và chỗ đứng trong ngành, công ty luôn thực hiện phương châm: “Luôn tận tâm phục vụ khách hàng, luôn kịp thời và nhanh chóng cũng như luôn nâng cao hiệu quả dịch vụ, tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng” FCS Hà Nội đã cung cấp dịch vụ hàng hải và giao tiếp vận cho nhiều khách hàng nội địa và quốc tế như: AAFI CO., LTD; A.N.C CO., LTD; INTERLINK HOCHIMINH CITY; SEA & AIR FREIGHT INTERNATIONAL(SAFI); VINAFREIGHT; T&M Forwarding LTD; VNC LTD SAMSUNG, NIPPON, Canadian Solar,… và rất nhiều khách hàng tiềm năng khác
Focus Shipping Hà Nội luôn không ngừng cải thiện nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất và đạt được mục tiêu lợi nhuận kỳ vọng đặt ra.
Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động
Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị- kinh tế của cả nước, có vị trí địa lý thuận lợi khi nằm ở cửa ngõ Đông Dương và biển Đông, quan trọng trong cả đối nội và đối ngoại Nhận ra tiềm năng nơi đây, Focus Shipping được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường với các chức năng:
- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô, đường thủy nội địa, đường biển
- Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng bằng ô tô
- Đại lý giao nhận hàng hóa đường biển và hàng không nội địa và quốc tế
- Các dịch vụ khai báo Hải quan, đóng gói bao bì và các dịch vụ liên quan Focus Shipping Hà Nội tự tin khẳng định:
- Là thương hiệu uy tín trên thị trường Việt Nam và Khu vực
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có nghiệp vụ chuyên môn cao
- Kết nối chặt chẽ với Chính phủ, chính quyền địa phương và Bộ Thương mại
- Kênh phân phối lớn (Lực lượng bán hàng trực tiếp, đại lý, người đồng tải, người vận hành đa mô hình)
- Tình hình tài chính vững chắc
- Mạnh về cơ sở vật chất và kho bãi
Công ty cam kết tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, tổ chức thực hiện kinh doanh phù hợp với pháp luật Việt Nam và với đối tác quốc tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và các cơ quan chức năng ban ngành như: Chi cục Hải quan, Chi cục Thuế, Sẵn sàng chịu trách nhiệm với khách hàng và Pháp luật về dịch vụ cung ứng
Cung cấp các dịch vụ quốc tế chất lượng cao cho khách hàng trong nước và dịch vụ phục vụ khách quốc tế đảm bảo dịch vụ uy tín, an toàn
Mang lại lợi ích tối đa cho các cổ đông và đảm bảo Công ty phát triển bền vững, lâu dài Đảm bảo duy trì và phát triển bền vững các nguồn lực của công ty, dung hòa được lợi ích giữa các cổ đông, người lao động và lợi ích xã hội
Luôn đề cao uy tín và sự tin tưởng đối với khách hàng để xây dựng mối quan hệ lâu dài, nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng tốt nhất trong khả năng đồng thời tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới
Ban lãnh đạo công ty chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực trong công ty bằng việc đào tạo, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên Đồng thời cũng quan tâm, tổ chức các hoạt động ngoài giờ nhằm gắn kết quan hệ giữa các nhân viên và nâng cao hiệu quả lao động
Xây dựng văn hóa công ty, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh, khuyến khích người lao động
1.2.3 Lĩnh vực hoạt động và dịch vụ kinh doanh
Công ty Logistic FCS Hà Nội cung cấp dịch vụ xuất khẩu trong nước và trên toàn thế giới, kết hợp tất cả các loại hình vận tải bao gồm: đường bộ, đường biển và đường hàng không
FCS Hà Nội cung cấp chủ yếu các dịch vụ như sau:
+ Đại lý vận tải đường hàng không
+ Đại lý vận tải đường biển
+ Đại lý vận tải đường bộ
+ Vận tải đa phương thức
+ Dịch vụ tư vấn Hải quan
Cụ thể những công việc mà Công ty sẽ làm cho từng loại dịch vụ chính là:
Với Đại lý vận tải đường hàng không:
+ Dịch vụ giao nhận vận tải đường hàng không từ sân bay đến sân bay
+ Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng trọn gói
+ Dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi
Với vận tải đường biển:
+ Vận tải hàng nguyên container (FCL), vận tải hàng lẻ (LCL)
+ Dịch vụ cho thuê tàu
+ Dịch vụ môi giới hàng hải
+ Dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi
Dịch vụ thủ tục Hải Quan:
+ Thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
+ Thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu tạm thời
+ Tính thuế và áp mã số thuế
+ Thủ tục thông quan hàng hóa tại cảng
Ngoài ra, công ty còn có các dịch vụ khác như: Xin cấp phép xuất xứ hàng hóa, xin cấp phép hun trùng, hợp quy, khai báo hóa chất, giao nhận vận chuyển hàng triển lãm
Công ty thiết lập mối quan hệ với nhiều hãng vận chuyển để phục vụ nhu cầu vận chuyển đa dạng của khách Ví dụ như WANHAN cung cấp dịch vụ vận tải qua các khu vực Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Trung Đông OOCL cung cấp dịch vụ vận tải qua Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Địa Trung Hải, MOL là hãng vận tải đa phương thức chủ yếu cung cấp cả tàu chở than, quặng, gỗ, Hãng Vietnam Airlines chuyên chở hàng hóa từ hai thành phố lớn là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Bangkok China Southern Cargo- một mạng lưới máy bay vận tải có mặt tại 10 nhà ga nội địa và quốc tế, trong đó có Hồ Chí Minh và Hà Nội
Cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý
Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Focus Shipping - Chi nhánh Hà Nội
Nguồn: Phòng Nhân sự Focus Shipping Hà Nội, 2024
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận
- Giám Đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình
- Phân bổ các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên Quyết định các vấn đề về lương, thưởng, phụ cấp hay kỷ luật đối với nhân viên trong công ty
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng giám đốc Quản lý, điều hành hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc
- Thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các bộ phận Hỗ trợ các bộ phận, điều phối ngân sách, lập kế hoạch để đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ
- Bộ phận tham mưu và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc về công tác bản dịch vụ của công ty, công tác nghiên cứu, phát triển thị trường, công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng
- Thường xuyên cập nhập thông tin thị trường để xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh cho công ty theo các giai đoạn Giám sát chất lượng công việc của các bộ phận khác
- Bộ phận này có nhiệm vụ hỏi giá các hãng tàu( trường hợp không có hợp đồng của đại lý nước ngoài) hay các công ty dịch vụ khác trong trường hợp cần giá tốt hơn và báo giá trực tiếp cho khách hàng, và hỗ trợ bộ phận chứng từ cung cấp những thông tin khách hàng cần biết về một lô hàng được vận chuyển bằng đường biển hay hàng không, liên lạc với hãng tàu để đặt chỗ (còn gọi là booking)
- Chăm sóc khách hàng, giải đáp các thắc mắc và khiếu nại của khách
- Qua thông tin về khách hàng do bộ phận kinh doanh hay bộ phận giao nhận cung cấp, bộ phận chứng từ làm vận đơn và các chứng từ liên quan đến một lô hàng, xử lý những chứng từ liên quan đến lô hàng, cập nhập thông tin, số liệu
8 chính xác vào hệ thống cho các lô hàng xuất nhập khẩu, lưu trữ và bảo quản cẩn thận các chứng từ
- Theo dõi sát sao quá trình làm hàng để thực hiện công việc phù hợp với yêu cầu của khách hàng
- Thực hiện kê khai thủ tục hải quan
- Nhận yêu cầu của khách từ bộ phận kinh doanh để theo dõi quy trình làm hàng, đảm bảo hàng hóa thông quan kịp thời
- Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ hải quan hỗ trợ bộ phận hiện trường thông quan hàng hóa
- Tiếp nhận hồ sơ xuất- nhập khẩu để tiến hành nộp thuế
- Thực hiện công việc giám sát, thông quan hàng hóa và các thủ tục khác nếu cần thiết, đảm bảo được giao nhận theo đúng thời hạn yêu cầu
- Phối hợp với các bộ phận trong Công ty để: theo dõi thông tin nhân lực toàn công ty, đưa ra bảng mô tả công việc chuẩn hóa cho từng vị trí nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự
- Theo sát quá trình tuyển dụng Lập phương án phù hợp thu hút người tài cho công ty
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp cho người lao động
- Hướng dẫn, tư vấn cho các bộ phận khác về chính sách nhân sự của công ty và giữ nhiệm vụ đôn đốc các bộ phận khác thực hiện
- Xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn phù hợp với kế hoạch hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty
- Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, nợ phải trả; các hoạt động thu, chi tài chính và kết quả kinh doanh theo quy định nội bộ của Công ty, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh, kiểm soát sử dụng nguồn vốn hợp lý
Nguồn nhân lực
Độ tuổi trung bình của cán bộ nhân viên trong FCS HN khá trẻ và đồng đều Về trình độ học vấn của CBNV, có 100 % nhân viên có trình độ học vấn Đại học và Trên đại học (Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự FCS tại Hà Nội) Có thể thấy, đội ngũ nhân viên hiện tại của Công ty có trình độ chuyên môn khá cao
Dưới đây là bảng cơ cấu nhân lực của Công ty FCS Hà Nội tính hết năm 2023:
Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn nhân lực Công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn
Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự FCS Hà Nội, 2024
Về trình độ: Trong giai đoạn 2021 – 2023, tỷ lệ lao động trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng đều có xu hướng tăng ổn định Đối với chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà Nội, yêu cầu về trình độ học vấn đối với các vị trí nhân viên văn phòng trở lên trong công ty 100% là trình độ đại học, kể cả đối với cấp quản lý
Về giới tính: Công ty có tỷ lệ lao động nữ bình quân cao hơn so với lao động nam Giai đoạn 2021 – 2023, tỷ lệ lao động nữ đang giảm dần và tỷ lệ lao động nam
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ %
10 có xu hướng tăng Do đặc thù về lĩnh vực hoạt động, cơ cấu lao động khối nghiệp vụ và lao động chiếm ưu thế Yêu cầu công việc cần đến sự tỉ mỉ, thận trọng trong từng khâu giấy tờ cho khách hàng Do đó, cơ cấu lao động nữ sẽ luôn ở mức cao hơn
Về độ tuổi: Tỷ trọng lao động độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nhóm tuổi khác (76% năm 2021) và tăng 4% trong giai đoạn 2021-2023 Nhóm lao động này hạn chế về kinh nghiệm, tuy nhiên có lợi thế về sự nhanh nhạy tiếp thu và lĩnh hội ứng dụng công nghệ Chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là nhóm lao động với độ tuổi
30 – 40 (27% năm 2023) Đây là nhóm lao động đã có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn Riêng tỷ lệ lao động nhóm tuổi 40 – 50 có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn
Về phòng ban: Công ty có lực lượng nhân lực khá nhiều và phân bổ đều giữa các bộ phận Do đặc thù ngành cần nhiều chứng từ nên bộ phận chứng từ của Công ty có đến 4 nhân viên chuyên xử lý chứng từ xuất khẩu và nhập khẩu 5 nhân viên giao nhận sẽ phụ trách đưa giấy tờ tới cơ quan nhà nước để xin xác nhận và theo dõi, giám sát quá trình hàng xuất khẩu và nhập khẩu tại bến tàu Các nhân viên giữa các bộ phận luôn làm việc với nhau mọi lúc để đảm bảo quá trình làm hàng diễn ra thuận lợi.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Cơ sở vật chất là yếu tố vô cùng quan trọng đến sự phát triển của một công ty giao nhận, đặc biệt là với giao nhận bằng đường biển Cơ sở vật chất bao gồm là: hệ thống kho bãi, tàu chở hàng, container, xe tải, thiết bị bốc xếp hàng hóa, nâng hạ hàng hóa, thiết bị văn phòng,
Cơ sở vật chất tại Công ty Focus Shipping Hà Nội hiện đang khá yếu kém và thiếu thốn Do mới chỉ là chi nhánh nhỏ cộng với nguồn vốn hạn chế nên công ty chưa thể đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất Hiện tại, Công ty mới có thiết bị tại văn phòng và một số kho bãi Tuy nhiên các thiết bị vẫn chưa được hiện đại và còn nhiều thiếu thốn Còn các thiết bị khác như xe tải, container, hệ thống kho bãi rộng lớn, vẫn đang phải đi thuê Việc phải thuê ngoài nhiều đã phần nào khiến chi phí và giá
11 dịch vụ của FCS khá cao Chính vì thế lợi nhuận giảm đi khá nhiều và chưa đạt được sự hài lòng cao từ phía khách hàng Hơn nữa, việc thuê ngoài làm tốn thời gian, rắc rối và bất tiện hơn rất nhiều.
Tài chính FCS Hà Nội
Phần lớn doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistic ở Việt Nam còn nhỏ và thiếu sự liên kết Mặc dù nằm trong Công ty Focus Shipping nhưng FCS Hà Nội mới chỉ là văn phòng chi nhánh nhỏ nên nguồn vốn còn khá hạn chế Công ty mới chỉ tự chủ được một nguồn vốn nhỏ, còn lại là vốn vay ngân hàng Do nguồn vốn hạn chế nên Công ty không thể đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng chính đến hoạt động kinh doanh của Công ty
Bảng 1.2 Cơ cấu tài sản của Công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn
Nguồn: Phòng kế toán FCS Hà Nội, 2024
Nhận xét: Có thể thấy từ năm 2021 đến năm 2022, tổng tài sản tăng từ
58.035.615.558 VND lên 69.646.479.974 VND, tăng khoảng 20% Tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, từ năm 2022 đến năm 2023, tổng tài sản tăng thêm khoảng 14,7%
Dễ dàng nhận thấy, tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của công ty và có sự biến động không nhiều (95,9% - 99,6%) Năm 2021, tổng tài sản ngắn hạn chiếm tới 95,9% tổng tài sản của công ty và đến năm 2022 vẫn duy trì ở mức 99,6% Đồng thời, tỷ lệ tổng tài sản dài hạn cũng giữ được tỷ trọng một cách ổn định trong cơ cấu tài sản của công ty qua các năm
Từ Bảng 1.2 có thể thấy tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đã tăng lên khá nhiều Nguồn VCSH cũng chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng hơn 36% trong tổng vốn Dù con số này còn bé so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành nhưng nó thể hiện nỗ lực của Công ty Nguồn vốn càng cao thì Công ty sẽ có thêm nguồn lực để đầu tư vào cơ sở vật chất-kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí cho công ty.
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI TIÊU ĐIỂM CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2023
Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023
Sau hơn 15 năm hoạt động, chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại
Hà Nội luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, vượt kế hoạch song song đó doanh thu không ngừng tăng mang lại nhiều công ăn việc làm, tạo điều kiện phát triển đời sống vật chất, tinh thần cho nhân viên công ty Công ty luôn nỗ lực để hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, không giới hạn mình trong việc vận chuyển hàng hóa đơn thuần, công ty đã mở rộng, đa dạng ngành nghề kinh doanh, bao gồm: Cước vận tải quốc tế, xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ,…; Thủ tục hải quan, khai hải quan và đại lý thủ tục hải quan; Cung cấp dịch vụ liên quan đến chứng từ như C/O, Bill, giấy phép, Kiểm dịch,…; Vận tải nội địa; Dịch vụ kho bãi; Tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ…
Sự thành công của công ty được thể hiện qua mức doanh thu tăng liên tục trong giai đoạn 2021-2023 bất chấp sự bấp bênh của nền kinh tế thế giới trong năm 2023 vừa qua
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ST
1 Doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ 428.703.979.110 285.985.288.436 312.057.392.514
3 Lợi nhuận gộp về cung cấp dịch vụ 60.430.470.516 54.377.176.337 57.237.056.260
4 Doanh thu hoạt động tài chính 15.346.460.418 21.626.632.418 24.809.148.342
6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25.798.564.352 22.649.483.294 19.922.847.202
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11 Tổng lợi nhuận trước thuế 43.126.868.791 39.671.827.602 42.258.108.793
Nguồn: Phòng kế toán FCS Hà Nội, 2024
Nhận xét: Giai đoạn 2021-2023, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động Ta có thể thấy do tác động tiêu cực của bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực, doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ của công ty giảm mạnh trong năm 2021 đến năm 2022, giảm từ 428,7 tỷ VND xuống còn gần 285,99 tỷ VND, giảm khoảng 33,3% so với năm 2021 Do kinh tế toàn cầu năm 2022 đối mặt với những thách thức lớn, gồm xung đột chính trị giữa Nga-Ukraine, áp lực lạm phát kéo dài, lan rộng cùng với suy giảm kinh tế ở Trung Quốc do chính sách Zero COVID Những yếu tố này có tác động lớn, kéo dài tới tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn thế giới Đối diện với thách thức lớn như vậy, tính đến nay, Việt Nam tích cực tham gia đàm phán và ký kết thành công nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác thương mại song phương và đa phương , trong đó đã ký kết và thực thi 16 FTA, đang trong quá trình đàm phán và khởi động đàm phán là 3 FTA, là quốc gia duy nhất ký kết Hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Anh, Nga… Nhận thức được thời cơ, công ty FCS Hà Nội đã từng bước vực dậy mạnh mẽ và đem về tăng trưởng doanh thu thuần dương trong năm 2023, tăng lên đến 312,057 tỷ VND, tăng khoảng 8,4% so với năm 2022 Tuy tốc độ tăng trưởng không quá cao song kết quả mang lại vẫn chứng minh sự cố gắng của toàn bộ công ty FCS chi nhánh Hà Nội trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay
Chi phí của công ty biến động trong giai đoạn 2021-2023 Vào năm 2022 có sự tăng lên mạnh do việc thay đổi tỷ giá USD/VND đã ảnh hưởng đến chi phí tài chính, đặc biệt khi có biến động lớn trong thị trường tài chính quốc tế như chiến tranh hay các sự kiện địa chính trị quan trọng (Nga – Ukraine) Sự tăng giá trị đồng USD so với đồng VND có thể làm tăng giá trị các khoản nợ ngoại tệ và từ đó tăng chi phí tài chính của công ty Bên cạnh đó, việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có thể gây ra sự gia tăng các hoạt động tài chính liên quan đến việc mua sắm thiết bị, vật liệu, vốn lưu động và các giao dịch khác, tạo ra một lượng tài chính lớn hơn được cần thiết và từ đó làm tăng chi phí tài chính Đến hết năm 2023, công ty đã có những chính sách phù hợp, tích cực khiến chi phí duy trì ở mức độ ổn định, tối đa được chi phí quản lý doanh nghiệp và một số loại chi phí khác
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2021 đến năm 2022 xuất hiện dấu “-” do nền kinh tế chưa kịp phục hồi sau đại dịch, giảm khoảng 8,01 % Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế từ năm 2022 đến 2023 đã có bước đầu tiên phục hồi khởi sắc, tăng khoảng 6,52% Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thậm chí đóng cửa thì công ty vẫn có thể duy trì và phát triển mạnh mẽ nhờ lợi thế kinh nghiệm lâu năm, giá dịch vụ luôn duy trì ổn định Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ của công ty cũng được gia tăng đáng kể nhờ các chính sách đào tạo nhân lực kịp thời của Ban lãnh đạo
Với kinh nghiệm nhiều năm hоạt động trоng lĩnh vực giао nhận vận tải, có được mạng lưới đại lý tоàn cầu cùng với đội ngũ nhân viên năng động và nhiệt huyết, Công ty đảm bảо cung cấр chо khách hàng dịch vụ với chất lượng cао và ngày càng được hоàn thiện Không những vậy công ty cũng cần quan tâm và điều chỉnh chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ phù hợp với sự biến đổi của môi trường, xã hội, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty Focus Shipping Hà Nội
Bảng 2.2 Doanh thu và tỷ trọng tính theo loại hình dịch vụ của Công ty Focus
Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023
(Đơn vị tính: tỷ VND)
Tỷ trọng (%) Đại lý vận tải đường biển 218,744 51,02 149,43 52,25 171,73 55,03 Đại lý vận tải đường hàng không 103,46 24,13 77,321 27.04 81,02 25,96
16 Đại lý vận tải đường bộ 17,214 4.02 11,442 4 11,38 3,65
Vận tải đa phương thức 24,556 5,73 15,324 5,36 16,33 5,23
Dịch vụ thủ tục hải quan 49,66 11,58 24,77 8,66 25,09 8,04
Dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa 8,435 1,97 5,629 1,97 3,214 1,03 Dịch vụ khác 6,631 1,55 2,074 0,72 3,296 1,06
Nguồn: Phòng kế toán FCS Hà Nội, 2024
2.2.1 Dịch vụ vận tải đường biển
Vận tải bằng đường biển là hoạt động chính của FCS Hà Nội và mang lại doanh thu lớn nhất trong các loại dịch vụ Công ty đang cung cấp Doanh thu hàng năm vận tải đường biển mang về chiếm khoảng 50-55% tổng doanh thu của công ty Cụ thể, năm 2021 chiếm 51,02%, doanh thu đạt 218,744 tỷ VND, đến năm 2023, dịch vụ vận tải đường biển mang đến hơn 55,03% doanh thu cho doanh nghiệp Trong giai đoạn 2021-2023, giá trị vận tải đường biển biến đổi theo diễn biến của nền kinh tế thế giới và cùng chiều với sự biến động của Tổng doanh thu hàng năm Giá trị đạt năm 2021 là 218,744 tỷ VND, giảm 31,69% xuống còn 149,43 tỷ VND vào năm 2022, nhưng lại tăng trở lại vào hết năm 2023, tăng 14,92%
- Đối tác và thị trường chính:
FCS có mạng lưới đại lý rộng khắp và có mối quan hệ tốt với nhiều hãng vận chuyển lớn trên thế giới như: OOCL, Maersk, WANHAI, MOL, Hyundai Merchant
Marine Công ty nhận vận chuyển cả hàng FCL(hàng nguyên container) và LCL(hàng lẻ), bao gồm cả hàng quặng, than và hàng triển lãm như gốm sứ Dịch vụ của Công ty được đánh giá là nhanh, gọn, độ an toàn và chính xác cao Các hàng hóa được giao nhận bằng đường biển chủ yếu tại Công ty: linh kiện điện tử, mặt hàng dệt may, máy móc thiết bị, hàng nông sản và mặt hàng khác Hàng hóa chủ yếu vận chuyển qua Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, EU,
Bảng 2.3 Cơ cấu doanh thu dịch vụ vận tải biển qua các thị trường của Công ty Focus Shipping giai đoạn 2021-2023
(Đơn vị tính: tỷ VND)
Nguồn: Phòng kế toán FCS Hà Nội, 2024
Từ Bảng 2.7, có thể thấy cơ cấu doanh thu vận tải biển của Công ty chủ yếu đến từ thị trường nội địa, Trung Quốc, ASEAN, Thị trường nội địa chiếm cơ cấu doanh thu cao nhất, năm 2021 là 29,7%, năm 2022 là 25,9%, năm 2023 là 27,3% Doanh thu thị trường nội địa có xu hướng giảm dần cho thấy Công ty đang cố gắng mở rộng sang khai thác thị trường quốc tế Thị trường Trung Quốc có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi mà đến năm 2023 thì tỷ trọng doanh thu chiếm 22,9% gần bằng với thị trường nội địa là 27,3% Các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN tuy doanh thu lên xuống qua từng năm nhưng cũng đều là những thị trường hứa hẹn với FCS HN Công ty cũng đang cố gắng mở rộng thị trường giao nhận đến các quốc gia tiềm năng khác như Trung Đông, châu Mỹ, và kết quả vào năm 2022 thì doanh thu từ các thị trường khác tăng từ 30 tỷ VND năm 2021 lên hơn 34 tỷ VND cho thấy Công ty đang cố gắng mở rộng thị trường giao nhận của mình Nhìn chung, FCS HN đã khai thác được thị trường một cách đa dạng, tiếp cận được với nhiều thị trường tiềm năng hiện nay
Bảng 2.4 Cơ cấu doanh thu mặt hàng giao nhận đường biển tại Công ty Focus
Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023
(Đơn vị tính: tỷ VND)
Linh kiện điện tử 108,032 25,2 78,36 27,4 84,872 27,2 Hàng dệt may 84,88 19,8 40,325 14,1 48,68 15,6
Máy móc thiết bị 108,032 25,2 76,93 26,9 89,24 28,6 Nông sản 62,16 14,5 38,32 13,4 40,876 13,1 Mặt hàng khác 65,596 15,3 52,055 18,2 48,392 15,5
Nguồn: Phòng kế toán FCS Hà Nội, 2024
Từ Bảng 2.8, có thể thấy những mặt hàng chiếm phần lớn trong doanh thu từ vận tải biển của FCS HN là linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, dệt may, nông sản, Đặc biệt hàng linh kiện điện tử và máy móc có sự tăng trưởng doanh thu cao và ổn định Doanh thu từ mặt hàng linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất, doanh thu năm 2021 là 25,2%, năm 2022 là 27,4%, còn năm 2023 là 27,2% và là mặt hàng thế mạnh của Công ty Doanh thu từ mặt hàng dệt may và nông sản có xu hướng giảm dần từ 2021 đến 2023 Tỷ trọng từ máy móc thiết bị tăng, năm 2021 là 25,2%, năm 2023 chiếm 28,6% Doanh thu từ các mặt hàng khác cũng ổn định, không thay đổi quá nhiều Nhìn chung cơ cấu mặt hàng giao nhận của FCS Hà Nội phù hợp với xu hướng cơ cấu mặt hàng XNK của Việt Nam hiện nay với thế mạnh về hàng: dệt may, máy móc, nông sản,
2.2.2 Dịch vụ vận tải đường hàng không
FCS Hà Nội cung cấp dịch vụ vận chuyển Door to Airport, Door to Door tới mọi quốc gia trên thế giới Focus Shipping Hà Nội là đại lý cấp I của nhiều hãng hàng không quốc tế tại Việt Nam Dịch vụ và giá cước vận chuyển của công ty được đánh giá là tốt so với mặt bằng chung hiện nay Vận tải đường hàng không cũng là hoạt động mang về doanh thu và lợi nhuận lớn cho công ty, chiếm khoảng 25-30%
Cụ thể là năm 2021, doanh thu từ vận tải hàng không là tỷ 103,46 VNĐ, năm 2022 là 77,321 tỷ VNĐ còn năm 2023 là 81,02 tỷ VNĐ( Bảng 2.2) Trong đó, 75% là hàng xuất khẩu và 25% là hàng nhập khẩu
- Mặt hàng, đối tác và thị trường chính:
Các hàng hóa mà công ty giao nhận bằng tuyến đường này hầu hết là hàng có giá trị công nghệ cao, cần vận chuyển nhanh và có khối lượng không quá lớn Vì thế các doanh nghiệp lựa chọn máy bay- phương tiện vận tải cơ động cao để nhận được hàng hóa nhanh chóng và an toàn nhất, đáp ứng được nhu cầu của các nước nhập khẩu Với hệ thống đại lý các hãng bay lớn, rộng khắp nơi, khách hàng khi lựa chọn vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không sẽ được công ty đáp ứng một cách nhanh nhất về thông tin chuyến bay, hãng bay, tiến độ giao hàng và giá cả cạnh tranh Các chặng vận chuyển chính của công ty tới Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thailand, Trung Đông Trong đó, hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc chiếm gần 70% số chuyến bay, tiếp đó là các tuyến Hàn Quốc, Châu Âu Điều này có thể lý giải do Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy quan hệ đối tác với Việt Nam để đảm bảo nguồn cung cấp linh kiện ổn định và giá cả cạnh tranh Ở mỗi nước công ty đều cố gắng thiết lập mối quan hệ với ít nhất 2 đại lý trở lên để có thể so sánh mức giá, đàm phán giá cả với đại lý để có mức giá đầu vào tối ưu nhất Bên cạnh đó công ty cũng cung cấp dịch vụ mua bảo hiểm hàng hóa cho khách hàng xuất khẩu theo đường hàng không; đóng gói, dỡ hàng, giao nhận hàng hóa tại sân bay; lưu kho hàng hóa tại cảng hàng không nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng
2.2.3 Dịch vụ vận tải đường bộ
FCS Hà Nội cung cấp vận tải hàng hóa đường bộ trong lãnh thổ nội địa Việt Nam và sang các quốc gia lân cận: Trung Quốc, Lào, Campuchia Công ty giao nhận cả hàng nguyên container và thu gom hàng lẻ với dịch vụ vận chuyển đường dài và trọn gói Doanh thu từ hoạt động vận tải đường bộ mang lại chiếm khoảng 4% - 5% doanh thu hàng năm Cụ thể năm 2021, doanh thu là 17,214 tỷ VND , chiếm 4,05% tổng doanh thu, năm 2022 là 11,442 tỷ VNĐ, còn sang năm 2023 là 11,38 tỷ VND ( Bảng 2.2)
Dịch vụ vận tải nội địa, kho bãi của doanh nghiệp không phát triển mạnh và tỷ trọng doanh thu cũng rất khiêm tốn Dù vẫn cung cấp các dịch vụ vận tải nội địa, kho
21 bãi nhưng công ty chưa kiểm soát được mảng này, vẫn phụ thuộc vào chính sách và chi phí tại các kho ở cảng hàng không, cảng biển Đối với hoạt động này, Công ty có thuê các xe tải chuyên các tuyến tỉnh ven Hà Nội, Hải Phòng đến sân bay Nội Bài Công ty cung cấp dịch vụ vận tải nội địa với mức giá thấp để có thể dễ dàng tiếp cận và lấy lòng được khách hàng, qua đó dễ dàng để chào bán các dịch vụ khác với mức giá phù hợp với chất lượng của dịch vụ
2.2.4 Dịch vụ vận tải đa phương thức
FCS Hà Nội vận chuyển đa phương thức cả trong nội địa và quốc tế, kết hợp giữa các phương thức vận tải như đường biển – hàng không, hàng không đường bộ Công ty có thể kết hợp từ 2-3 loại phương tiện một cách thích hợp sao cho vừa bảo đảm thời gian vận chuyển nhanh vừa tiết kiệm được tối đa cước phí Với hệ thống đại lý rộng khắp trên toàn cầu, Công ty có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu vận chuyển tận nơi (Door to door) thông qua việc phối hợp nhiều hình thức vận tải khác nhau Năm
2021, doanh thu từ dịch vụ này mang lại là 24,556 tỷ VND, năm 2022 là 15,324 tỷ VNĐ còn năm 2023 là 16,33 tỷ VND Nhìn chung, doanh thu của từ dịch vụ vận tải đa phương thức chiếm 5% - 6% tổng doanh thu mỗi năm
2.2.5 Dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kho bãi, FCS Hà Nội luôn cung cấp dịch vụ mức giá cạnh tranh nhằm tiết kiệm nhất cho khách hàng
Do nguồn lực còn hạn chế nên số lượng kho bãi của công ty còn ít, tuy nhiên hệ thống kho bãi được đầu tư hiện đại, trang thiết bị tiện nghi, 100% hàng hóa được bảo hiểm an toàn, phòng cháy chữa cháy đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an ninh tốt Doanh thu năm 2021 là 8,435 tỷ VND, sang năm 2022 tăng lên là 5,629 tỷ VND và năm 2023 là 3,214 tỷ VND (Bảng 2.2)
2.2.6 Các loại hình dịch vụ khác
Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của Công ty Focus
2.3.1 Quy trình xuất khẩu hàng hóa
Hình 2.1 Quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty Focus Shipping Hà Nội
Nguồn: sinh viên tự tổng hợp
Bước 1: Tiếp nhận thông tin hàng hóa và đặt chỗ với hãng tàu
- NVKD sẽ tiếp nhận thông tin về lô hàng do khách hàng cung cấp để làm các thủ tục xuất khẩu hàng Những chứng từ cần có để xuất khẩu hàng hóa bao gồm: hóa đơn thương mại (Invoice), Phiếu đóng gói (Packing List), Booking Note Tiếp theo, giữa FCS HN và khách hàng sẽ thỏa thuận về phương thức vận chuyển hàng và địa điểm nhận hàng Về địa điểm, hàng hóa có thể được vận chuyển trực tiếp ra cảng hoặc mang về kho của công ty
- Đối với những lô hàng lẻ (LCL - Less than Container Load) thì FCS sẽ thực hiện đóng gói hàng hóa cho phù hợp với phương thức vận chuyển, tuyến đường vận chuyển Hàng hóa đòi hỏi phải phù hợp với hợp đồng mua bán ngoại thương Sau khi đã kiểm nhận chính xác, FCS có trách nhiệm bảo quản hàng hóa chờ giao cho người chuyên chở
23 Đặt booking với hãng tàu:
- Vì FCS HN phải thuê ngoài phương tiện vận chuyển nên khi tiếp nhận thông tin từ lô hàng, NVKD sẽ tiến hành đặt chỗ với hãng tàu (booking tàu) Tùy vào hàng FCL hay LCL mà đặt chỗ
- Sau đó sẽ nhận được booking confirmation từ hãng tàu để xác nhận việc đặt chỗ NVKD sẽ giao booking confirmation cho NV giao nhận kèm chi tiết lô hàng để theo dõi, lấy container rỗng và phối hợp đóng hàng và vận chuyển hàng đến cảng (đóng các phí phát sinh)
- NVKD phải thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình cho khách hàng để họ chuẩn bị hàng hóa và kịp thời đóng hàng
Bước 2: Làm C/O, thủ tục hải quan xuất khẩu
Bộ chứng từ đầy đủ để làm C/O Địa điểm làm C/O có thể tại: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI đối với Form A, B, Bộ Công thương đối với form C,
D, E, AI, , Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, Đối với những hàng hóa đặc biệt thì NV chứng từ còn cần làm một số giấy tờ bổ sung khác
Lên tờ khai hải quan điện tử là thủ tục bắt buộc, gồm các công việc chủ yếu sau: khai báo hải quan, xuất trình hàng hóa, thực hiện các quy định của hải quan Hiện tại FCS
Hà Nội sử dụng phần mềm ECUS để khai báo hải quan điện tử
Bước 3: Phát hành vận đơn cho khách (B/L)
NVKD yêu cầu người xuất khẩu gửi shipping instruction (SI), sau đó sẽ gửi SI cho hãng tàu để làm B/L bản nháp Sau đó, sẽ gửi bản nháp đó cho khách hàng check và yêu cầu khách hàng xác nhận các thông tin trên B/L nháp đó
Sau đó, nhân viên giao nhận xác nhận nội dung B/L và lấy B/L gốc khi tàu đã xuất phát
Bước 4: Tổ chức giao hàng cho tàu và thông báo cho đại lý nước ngoài
24 Đến ngày hẹn, NV giao nhận của FCS HN sẽ làm các thủ tục xuất khẩu, giám sát quá trình bốc dỡ hàng hóa và giao hàng cho tàu
Bước 5: Lưu hồ sơ, quyết toán
Nhân viên bộ phận chứng từ phải lưu lại các hồ sơ, chứng từ để tham khảo sau Sau khi hoàn tất các thủ tục xuất khẩu cho lô hàng, nhân viên phụ trách lô hàng đó sẽ tổng hợp tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình làm hàng và giao cho bộ phận kế toán quyết toán Nếu khách hàng có bất kỳ khiếu nại nào thì NVKD sẽ phải tiếp thu và phản hồi đầy đủ
2.3.1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa
Hình 2 2 Quy trình nhập khẩu hàng hóa của Công ty Focus Shipping Hà Nội
Nguồn: sinh viên tự tổng hợp
Bước 1: Chuẩn bị chứng từ, hồ sơ hải quan
Khách hàng sẽ gửi cho NVKD các thông tin về lô hàng như thông tin về tàu: tên tàu, quốc tịch, thời gian dự kiến tàu đến Các chứng từ như B/L gốc, Invoice, Packing list, các loại giấy phép Trên cơ sở đó, nhân viên bộ phận giao nhận sẽ tập hợp lại để lên tờ khai hải quan Nhân viên giao nhận phải kiểm tra cần thận các chi tiết vì nó giúp cho quá trình làm thủ tục hải quan thuận tiện và nhanh chóng hơn
Bước 2: Liên hệ agent xác nhận và lấy booking
Gửi thông tin cho agent, agent sẽ liên hệ với shipper để xác nhận lại, sau đó agent sẽ báo lại Sau khi xác nhận lại với khách hàng thì liên hệ đại lý để lấy booking Theo dõi quá trình xuất khẩu và quá trình vận chuyển hàng
Bước 3: Nhận giấy báo hàng đến (A/N) và lấy lệnh giao hàng (D/O)
Trước khi hàng đến khoảng 2 ngày, hãng tàu sẽ gửi giấy báo hàng đến (Arrival Note) cho FCS HN Trong đó sẽ có thông tin lô hàng, tên tàu, số chuyến, kho hàng về và giấy tờ mang theo và các loại phí phải đóng để đến lấy lệnh
Bước 4: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Nhân viên giao nhận của FCS HN sẽ tiến hành lập tờ khai, khai báo hải quan qua mạng hệ thống ECUS để lấy số tiếp nhận, tờ khai và phân luồng hàng hóa Nhận kết quả phân luồng từ hải quan sẽ có 3 trường hợp kết quả phân luồng: luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ lần lượt theo mức độ thuận lợi của hồ sơ
Bước 5: Nhận hàng và giao hàng cho khách
Nhân viên của FCS HN sẽ mang lệnh giao hàng đến kho để lấy hàng Nếu có phát hiện bất kỳ sự hỏng và mất mát của hàng hóa thì FCS sẽ mời nhân viên giám định Sau đó, cho xe hàng chở hàng đến địa điểm mà khách hàng yêu cầu Khi đến kho, tài xế đại diện cho công ty FCS Hà Nội sẽ giao các chứng từ và giấy tờ liên quan của lô hàng cho khách hàng
Do cơ cấu giữa hàng xuất và hàng nhập của Công ty phân bổ không đều nên khối lượng XNK giữa chúng có sự chênh lệch lớn NV chứng từ bộ phận xuất khẩu cũng có khối lượng công việc lớn hơn so với NV chứng từ nhập khẩu Tuy nhiên, bằng các biện pháp thu hút tìm kiếm các nhà nhập khẩu và sự cải thiện của nhân viên trong quá trình làm chứng từ đã giúp doanh thu hàng nhập tăng trưởng cao hơn qua từng năm
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU
Đánh giá chung
Thứ nhất, doanh thu của Công ty có được mức tăng trưởng qua các năm Đối với những vấn đề như sự mất cân đối tỷ lệ hàng xuất và hàng nhập, thời gian giao hàng, đều được Công ty chú tâm và ban đầu đang có tín hiệu cải thiện thể hiện qua các chỉ số và doanh thu Cơ cấu mặt hàng XNK cũng rất đa dạng, phong phú cho thấy năng lực của FCS, có thể đảm nhận và thực hiện giao nhận hàng hóa XNK ở mọi lĩnh vực như : máy móc, thiết bị, nông sản, dệt may
Thứ hai, số lượng dịch vụ do Công ty cung cấp ngày càng đa dạng Ban đầu,
Focus Shipping Hà Nội chỉ kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển và hàng không, sau này do nhu cầu từ khách hàng và thị trường mà mở rộng ra thêm các dịch vụ như: xin cấp phép hun trùng, vận chuyển hàng triển lãm, dịch vụ kho bãi, Dù quy mô nhỏ nhưng FCS Hà Nội luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu khách hàng từ nguồn lực sẵn có Việc nắm bắt nhạy bén nhu cầu khách hàng và đề nghị họ sử dụng dịch vụ, Công ty đang ngày càng thu hút khách hàng tiềm năng mới
Thứ ba, chất lượng dịch vụ của FCS Hà Nội được Khách hàng đánh giá là nhanh, độ an toàn cao Thành lập từ năm 2008, đến nay Công ty Focus Shipping Hà
Nội đã hoạt động kinh doanh được hơn 15 năm, đã có thâm niên trong ngành nên có thể nói mọi quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty luôn được thực hiện một cách chuyên nghiệp, chính xác Công ty giữ được mối quan hệ kinh doanh lâu dài, tốt đẹp với khách hàng lớn lâu năm như Công ty CP Viglacera Hạ Long, Gốm Đất Việt, Công ty CP Phốt pho VN, Công ty Nhựa Vinson, Công ty TNHH XNK gạch ngói Đông Dương, Công ty CP CMC, và với các hãng vận tải lớn như: Maersk, OOCL, WANHAI, cho thấy chất lượng dịch vụ cũng như sự uy tín của công ty với khách hàng Nhờ chất lượng dịch vụ càng ngày càng được cải thiện tốt, Focus Shipping Hà Nội đã trở thành thành viên chính thức của WCA, WCA ECommerce và IATA và nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ các thành viên trong hiệp hội
Thứ tư, Công ty đã thực hiện hiệu quả nội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa XNK Trong khâu tìm kiếm và thu hút khách hàng, NVKD đã thực hiện tốt và mang lại nhiều khách hàng mới cho Công ty cũng như vẫn duy trì được lượng khách hàng thân quen Quá trình đàm phán ký kết hợp đồng được Công ty thực hiện chặt chẽ, do đó bất đồng trong thời gian thực hiện hợp đồng xảy ra không nhiều Thời gian giao hàng cũng được cải thiện, tỷ lệ mất mát hàng hóa ngày càng giảm, và doanh thu, khối lượng hàng hóa XNK tăng đều qua từng năm cho thấy hiệu quả trong việc thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa
Thứ nhất, có sự mất cân bằng trong cơ cấu doanh thu hàng nhập và hàng xuất
Doanh thu từ hàng xuất khẩu luôn chiếm tỉ lệ áp đảo so với hàng nhập khẩu Sự mất cân đối này thể hiện rằng FCS Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý và tìm kiếm khách hàng nhập khẩu Nếu đẩy mạnh được cả hàng nhập khẩu, doanh thu từ vận tải hàng hóa XNK của Công ty sẽ gia tăng đáng kể, nhất là trong giai đoạn Việt Nam mở cửa hiện nay khi mà hàng nhập khẩu vào Việt Nam đang được hưởng nhiều mức ưu đãi
Thứ hai, chi phí vận tải của Công ty FCS Hà Nội còn cao So với các công ty cùng ngành thì chi phí vận tải cũng như thủ tục hải quan của Công ty còn cao và chưa đáp ứng được yêu cầu về giá cả mong muốn của khách hàng Công ty tuy đã tự chủ được một số phương tiện chuyên chở và vận tải nhưng số lượng vẫn chưa đủ để đáp ứng vào những giai đoạn cao điểm trong năm, còn lại đều đi thuê ngoài Điều này làm tăng thêm chi phí trung gian và kéo dài thêm thời gian thực hiện hoạt động vận chuyển dẫn đến chậm trễ cho những nghiệp vụ theo sau và khó lòng đáp ứng với những khách hàng yêu cầu thời gian nhanh
Thứ ba, doanh thu tăng trưởng chậm và không ổn định Doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ trong năm 2021 đến năm 2022 giảm khoảng 33,3% nhưng lại tăng 8,4% vào năm 2023
Thứ tư, chất lượng dịch vụ Công ty được đánh giá là tốt nhưng chưa có sự ổn định Đối với những lô hàng lớn, yêu cầu thủ tục kê khai phức tạp thì, đôi khi công ty vẫn gặp sai sót trong việc kê khai hải quan ví dụ như mã số thuế, số liệu tờ khai, đặc biệt với nhân viên ít kinh nghiệm Tuy sai sót không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng nó cũng khiến hoạt động giao nhận hàng hóa diễn ra chậm hơn Về thời gian giao hàng chưa tối ưu
Thứ năm, số lượng khách hàng mới gia tăng ít Lượng khách hàng của Công ty chủ yếu đến từ khách hàng lâu năm, khách hàng cũ và một bộ phận khách hàng đến từ mối quan hệ cá nhân Tuy FCS Hà Nội đã thành lập và hoạt động được hơn 15 năm nhưng khâu Marketing vẫn chưa được chú trọng, chủ yếu hoạt động này đến từ Bộ phận Kinh doanh chứ chưa có phòng Marketing riêng đảm nhận quảng bá thương hiệu Công ty chưa có biện pháp cụ thể để quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ do Công ty cung ứng.
Nguyên nhân của những tồn tại
Thứ nhất, về nguồn nhân lực của Công ty: Do quy mô bé nên nguồn vốn cũng như nhân lực của Công ty đang bị hạn chế Độ tuổi trung bình của nguồn nhân lực là khá trẻ Nhân viên từ bộ phận Kinh doanh chủ yếu là sinh viên mới ra trường, còn rất trẻ và thiếu kinh nghiệm Do đặc thù ngành khá phức tạp và lượng kiến thức nhiều nên nếu là nhân viên trẻ thì chuyên môn còn yếu, không có nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống Do đó, trong nhiều tình huống thực tế thì thiếu sự nhanh nhạy để xử lý và gây ra sai sót, giảm sự hài lòng của khách hàng
Thứ hai, về nguồn vốn: Nguồn vốn của FCS vẫn ở mức thấp so với yêu cầu ngành và so với doanh nghiệp cùng ngành Logistic Nguồn vốn nhỏ nên hoạt động kinh doanh của FCS HN bị hạn chế rất nhiều, không thể đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vận tải đường biển
Thứ ba, về biện pháp tìm kiếm và thu hút khách hàng Công ty chưa thực sự đầu tư về mảng Marketing dẫn đến nguồn khách hàng mới là rất ít Trang Web sơ sài, không cập nhập thường xuyên, rất khó để Khách hàng mới tìm hiểu thông tin cụ thể về FCS Hà Nội Hơn nữa quy mô Công ty còn nhỏ và chưa có độ nhận diện thương hiệu cao nên khách hàng biết đến Công ty là không nhiều
Thứ tư, cơ sở vật chất của FCS HN còn lạc hậu và yếu kém, chưa áp dụng được hệ thống CNTT hiện đại áp dụng vào các hoạt động giao nhận hàng hóa Hiện nay, chủ yếu mới áp dụng trong hoạt động khai báo hải quan và theo dõi, giám sát phương tiện vận chuyển Phương tiện vận chuyển phải thuê ngoài hầu hết cũng làm tăng chi phí, thời gian và giảm mức độ hài lòng của khách hàng
Thứ nhất, do tính chất thời vụ của hoạt động giao nhận đường biển Hoạt động
KDDV Logistic thường không ổn định, khối lượng công việc thay đổi theo thời điểm hàng hóa XNK trong năm Sự ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu, do đó tác động đến doanh nghiệp Logistic
Thứ hai, do cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam còn lạc hậu, yếu kém, chưa phát triển Điều này cản trở sự phát triển của ngành Logistic và FCS HN rất nhiều
Hệ thống cảng biển ở nước ta phần nhiều là nông, hệ thống cảng chật hẹp, trang thiết bị cảng lạc hậu, năng suất xếp dỡ kém, chưa thể tiếp nhận những tàu trọng tải lớn
Thứ ba, do sự cạnh tranh cao trong ngành: do tốc độ tăng trưởng nhanh nên đã có rất nhiều doanh nghiệp mới tham gia ngành Song song với đó là những công ty lớn ở nước ngoài cũng dốc vốn đầu từ nhằm đẩy mạnh hoạt động ở thị trường Việt Nam càng làm tăng thêm sự cạnh tranh khốc liệt cho FCS Hà Nội
Thứ tư, sự bất cập từ môi trường kinh doanh Theo Bộ Công Thương đánh giá chung về các Công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Việt Nam, "chi phí dịch vụ còn cao vì nhiều nguyên nhân như hạn chế về quy mô doanh nghiệp và vốn, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động, hạn chế về kết cấu hạ tầng giao nhận và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ
30 phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt, " điều này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh Công ty FCS Hà Nội
Thứ năm, Hệ thống pháp luật Việt Nam thiếu nhất quán và chưa đồng bộ Không chỉ riêng về vận tải biển và giao nhận, mà còn bao gồm tất cả các chính sách về xuất nhập khẩu nói chung Các chính sách hiện nay còn rắc rối, chồng chéo rất nhiều, gây tốn kém chi phí cho Công ty khi phải đối mặt với nhiều thủ tục hành chính cho hoạt động kinh doanh Logistic.
Đề xuất vấn đề nghiên cứu
Đề tài 1: Đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển của Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà Nội Đề tài 2: Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Chi nhánh Công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm tại Hà Nội