1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Dịch Vụ Logistics Tại Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Hàng Hải Tiêu Điểm Tại Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thu Trang
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Huyền
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,88 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (8)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (8)
    • 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (9)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (12)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (13)
      • 1.5.1. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp (13)
      • 1.5.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp (14)
    • 1.6. Kết cấu khóa luận (15)
  • CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS (16)
    • 2.1. Khái quát về dịch vụ logistics (16)
      • 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của dịch vụ logistics (16)
      • 2.1.2. Các thành phần tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ logistics (21)
    • 2.2. Nội dung phát triển dịch vụ logistics tại doanh nghiệp (23)
      • 2.2.1. Cơ cấu dịch vụ logistics (23)
      • 2.2.2. Chất lượng dịch vụ logistics (24)
      • 2.2.3. Quy trình cung ứng dịch vụ logistics (26)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ logistics (30)
      • 2.3.1. Yếu tố vĩ mô (30)
      • 2.3.2. Yếu tố vi mô (31)
      • 2.3.3. Yếu tố thuộc doanh nghiệp (32)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG (34)
    • 3.1. Giới thiệu về chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội (34)
      • 3.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển (34)
      • 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh (34)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức (35)
    • 3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội (39)
      • 3.2.1. Yếu tố vĩ mô (39)
      • 3.2.2. Yếu tố vi mô (42)
      • 3.2.3. Yếu tố thuộc doanh nghiệp (44)
    • 3.3. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics của chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội (46)
      • 3.3.1. Cơ cấu dịch vụ logistics (46)
      • 3.3.2. Chất lượng dịch vụ logistics (52)
      • 3.3.3. Quy trình cung ứng dịch vụ logistics (58)
    • 3.4. Đánh giá sự phát triển dịch vụ logistics của chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội (62)
      • 3.4.1. Thành tựu (62)
      • 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân (63)
  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CP HÀNG HẢI TIÊU ĐIỂM HÀ NỘI (66)
    • 4.1. Dự báo thị trường và định hướng phát triển của chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội (66)
      • 4.1.1. Dự báo thị trường trong nước và quốc tế (66)
      • 4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ logistics của công ty (67)
    • 4.2. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội (68)
      • 4.2.1. Giải pháp về phát triển cơ cấu dịch vụ logistics (68)
      • 4.2.2. Giải pháp về phát triển chất lượng dịch vụ logistics (71)
      • 4.2.3. Giải pháp về phát triển quy trình cung ứng dịch vụ logistics (72)
    • 4.3. Kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội (74)
      • 4.3.1. Đối với nhà nước (74)
      • 4.3.2. Đối với ban bộ ngành, tổ chức liên quan (76)
    • 4.4. Đề xuất của sinh viên trong thời gian thực tập (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)
  • KẾT LUẬN (81)

Nội dung

Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics của Việt Nam hiện chỉ thực hiện được một phần nhỏ trong chuỗi các hoạt động nói trên, hoặc chỉ là nhà thầu phụ cho các nhà đầu tư logistics nước

TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng được đẩy mạnh, kéo theo những cơ hội phát triển kinh tế xã hội đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Hoạt động ngoại thương theo đó cũng được các quốc gia đặc biệt quan tâm và mở rộng Song song với đó, việc phát triển dịch vụ logistics - dịch vụ giao nhận vận chuyển và hậu cần là một mắt xích vô cùng quan trọng; có tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành và nền kinh tế quốc gia Theo báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi năm 2023 do Agility công bố, Việt Nam xếp hạng 10/50 thị trường giao nhận vận tải mới nổi, tăng 1 bậc so với năm trước Với tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hằng năm từ 14 - 16%, dịch vụ logistics là nhân tố đóng góp quan trọng trong việc gia tăng tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam Và thực tế cũng chứng minh rằng, với tiềm năng to lớn như vậy, ngành dịch vụ logistics thực sự là mảnh đất màu mỡ để các pháp nhân trong nền kinh tế tập trung đầu tư, phát triển

Thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho thấy, cả nước hiện có khoảng 4,000 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, trong đó chiếm 80% là các doanh nghiệp nội địa và 20% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Dù có quy mô nhỏ, nhưng thực tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại chiếm tới 70% thị phần thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam Đây đều là những tập đoàn lớn, không chỉ cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ từ vận tải quốc tế đến vận tải nội địa mà còn sở hữu mạng lưới rộng, tài chính mạnh cũng như hệ thống công nghệ thông tin hiện đại Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics của Việt Nam hiện chỉ thực hiện được một phần nhỏ trong chuỗi các hoạt động nói trên, hoặc chỉ là nhà thầu phụ cho các nhà đầu tư logistics nước ngoài với các dịch vụ cung ứng đơn lẻ như giao nhận hàng hóa, đóng gói, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, Thực tế này là do các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và năng lực còn hạn chế, bên cạnh đó tính hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp để tạo ra sức cạnh tranh lại chưa cao Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp logistics của Việt Nam cần phát triển dịch vụ logistics như thế nào để có thể tồn tại và giành được lợi thế trước áp lực

2 cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt như hiện nay

Trước tình hình đó, chi nhánh công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội cũng không tránh khỏi những trở ngại Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội được thành lập từ năm 2008, tính đến nay đã hơn 15 năm hoạt động Đây là một trong những doanh nghiệp sở hữu dịch vụ logistics cung ứng đa dạng và chất lượng Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, công ty đã tạo được ấn tượng tốt với khách hàng và đạt được một số thành tựu nổi bật Tuy nhiên nhìn vào thực tế, công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế về việc hoàn thiện và đảm bảo phát triển dịch vụ logistics trong dài hạn

Chính vì vậy, đề tài “Phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội” được lựa chọn làm đề tài cho chuyên đề thực tập để phân tích và đưa những giải pháp phù hợp nhằm giúp công ty nâng cao, cải thiện và phát triển dịch vụ logistics của mình.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như đề tài khoa học được thực hiện trong và ngoài nước Trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như:

Aloysius Lim (2011) trong Diễn đàn Logistics và Dịch vụ cảng biển Việt Nam đã trình bày nghiên cứu “An analysis of the logistics service provider (LSP) industry in a developing country: a focus on Indonesia” Trên cơ sở phân tích, đánh giá và nhận xét một cách toàn diện thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp tại Indonesia, đề tài đã đề xuất nhiều giải pháp kiến nghị liên quan đến chính sách về thuế, hỗ trợ tài chính và nhân lực trong lĩnh vực hàng hải, vận tải biển…đến các cơ quan hữu quan Việt Nam nhằm khuyến khích phát triển dịch vụ logistics tại thị trường tiềm năng này

Steven A Samaras (2000) đã tiến hành nghiên cứu yếu tố giúp cải thiện và nâng cao lợi thế cạnh tranh của dịch vụ logistics đầu vào Nghiên cứu này đã khảo sát 80 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics tại thời điểm nghiên cứu Kết quả định lượng trong nghiên cứu cho thấy, có tới 65 trong số 80 doanh nghiệp này (tương

3 đương 81,25% tổng số doanh nghiệp được khảo sát) đồng ý rằng chi phí, tốc độ giao hàng và lợi thế khách hàng có mối liên hệ mật thiết đến chất lượng dịch vụ logistics Trong đó 11% đến từ sự khác biệt về lợi thế chi phí; 4,81% sự khác biệt được ghi nhận về lợi thế khách hàng và 4,42% về tốc độ giao hàng Đề tài “Các yếu tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp logistics khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) đã tiến hành nghiên cứu định lượng, thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến đã chỉ rõ 4 yếu tố tác động đến phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh logistics tại Đồng bằng sông Cửu Long Kết quả khảo sát từ 331 doanh nghiệp logistics có hoạt động kinh doanh tại khu vực đã chỉ ra 4 nhóm yếu tố tác động như sau: (1) Yếu tố về chính sách của địa phương; (2) Yếu tố về môi trường kinh doanh; (3) Yếu tố về vốn; (4) Yếu tố về năng lực nội tại của doanh nghiệp Kết quả phân tích định lượng cho thấy, yếu tố môi trường kinh doanh và yếu tố chính sách của địa phương có tác động đáng kể lên khả năng phát triển của các doanh nghiệp Yếu tố năng lực nội tại và yếu tố về vốn lần lượt xếp vị trí thứ 3 và thứ 4 về mức độ tác động

Trong cùng phạm vi khu vực nghiên cứu, Vũ Thị Thanh Nhàn (2011) đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp tổng hợp và thống kê phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích ma trận SWOT để làm rõ đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên thị trường Miền Nam Việt Nam” Cụ thể, tác giả đã tập trung giới hạn tập trung nghiên cứu tại 4 tỉnh, thành phố trọng điểm: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai,

Bà Rịa – Vũng Tàu Thông qua việc phân tích thực tiễn vận dụng các chính sách định hướng phát triển kinh tế khu vực, luận văn đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên thị trường miền Nam Tuy nhiên, vì góc nhìn của tác giả là góc nhìn của thị trường nên các giải pháp mà luận văn đưa ra được đồng bộ cho cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước Ở một hướng tiếp cận khác, Bùi Đức Trung (2020) trong nghiên cứu “Phát triển dịch vụ logistics tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam” đã sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Tổng

4 công ty với 4 yếu tố: (1) Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ; (2) Thực trạng phát triển cấu trúc dịch vụ; (3) Thực trạng chính sách chất lượng dịch vụ; (4) Thực trạng phát triển liên kết chuỗi dịch vụ Luận văn đã chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển dịch vụ logistics của Tổng công ty, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển thích hợp Một trong những thành công của đề tài là tác giả đã cho thấy được mô hình logistics tiên tiến của doanh nghiệp lớn ở phạm vi nước ngoài (Công ty Maersk Logistics) và trong nước (Công ty Transimex), để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và gợi mở thêm một số giải pháp tích cực nhằm giúp cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tăng cường chất lượng dịch vụ logistics và khả năng cạnh tranh trên thị trường

Cùng phương pháp tiếp cận trên, Dương Thị Ngân (2020) cũng đã sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp qua bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia để phân tích tình hình dịch vụ logistics đường biển tại Công ty TNHH KJTT VINA; những ưu điểm, hạn chế cũng như nguyên nhân phát sinh trong dịch vụ logistics đường biển của công ty Trên cơ sở phân tích đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới: (1) Nâng cao cơ sở vật chất; (2) Áp dụng quy tắc 5S trong quản lý kho hàng; (3) Phát triển quan hệ với các đối tác vận tải khác; (4) Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật cung ứng dịch vụ logistics đường biển; (5) Hoàn thiện chính sách chất lượng dịch vụ logistics đường biển

Nguyễn Thị Phương Thảo (2016) đã nghiên cứu về các giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics của Công ty CP Giao Nhận Vận Tải Kepler theo phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Sau khi nghiên cứu tình hình hoàn thiện dịch vụ logistics tại công ty, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện như: (1) Mở rộng thị trường và khách hàng tiềm năng; (2) Nâng cao, đào tạo trình độ chuyên gia và nhân sự; (3) Hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng; (4) Tăng cường hoạt động Marketing; (5) Ứng dụng thông tin hiện đại Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất Do đó kết quả nghiên cứu phần nào mang tính chủ quan và thiếu khái quát

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá những công trình đã công bố, các nghiên cứu trên đã đạt được những thành tựu nhất định như: (1) Hệ thống khóa cơ sở lý luận về

5 phát triển dịch vụ logistics theo góc nhìn toàn ngành nói chung và một doanh nghiệp nói riêng; (2) Đánh giá được mức độ hoàn thiện, phát triển dịch vụ logistics tại khu vực hoặc một doanh nghiệp cụ thể thông qua các kết luận phân tích thực trạng, đánh giá khách quan ưu nhược điểm; (3) Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực tiễn, đề ra những giải pháp nhằm khắc phục một số vấn đề cấp bách và những giải pháp phát triển bền vững Đây là cơ sở để các đề tài sau tiếp tục kế thừa; nghiên cứu và phát triển các nhân tố mới

Tuy nhiên, trong các công trình trên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và cập nhật về vấn đề phát triển dịch vụ logistics tại một công ty logistics 3PL tại thị trường miền Bắc Việt Nam Bên cạnh đó, các công trình trên đều được thực hiện đã lâu, chưa thực sự được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự thay đổi của hoạt động logistics nói riêng và hoạt động ngoại thương nói chung như hiện nay

Chính vì vậy, đề tài “Phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty Cổ phần Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội” là duy nhất, không trùng lặp với các công trình đã công bố trong vòng 3 năm gần đây Việc nghiên cứu đề tài này quan trọng và cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp đồng thời sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ logistics tại công ty

Mục tiêu cụ thể Để đảm bảo đạt được mục tiêu chung vừa nêu, nghiên cứu cần đáp ứng được các mục tiêu cụ thể như: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ logistics tại doanh nghiệp; (2) Tìm hiểu thực trạng phát triển dịch vụ logistics của công ty CP Hàng hải Tiêu điểm

Hà Nội; (3) Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ logistics của công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội đến năm 2030

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội

Nội dung: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ logistics và phát triển dịch vụ logistics tại công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội Trong đó về tình hình phát triển dịch vụ logistics tại công ty trong giai đoạn 2021-2023, đề tài tập trung đánh giá dựa trên các nội dung: (1) Phát triển dịch vụ logistics (bao gồm về cơ cấu dịch vụ logistics, về chất lượng dịch vụ logistics, về quy trình cung ứng dịch vụ logistics) và (2) Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ của công ty (bao gồm nhóm yếu tố vi mô, yếu tố vĩ mô và yếu tố thuộc doanh nghiệp) Từ đó chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động phát triển dịch vụ logistics của công ty và đề xuất các giải pháp, kiến nghị giúp phát triển dịch vụ logistics tại công ty đến năm 2030

Thời gian: Dữ liệu về hoạt động kinh doanh và vấn đề nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics của công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội trong 3 năm trở lại đây (từ năm

2021 đến năm 2023) Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội đến năm 2030.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp

Loại hình và nguồn dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ dữ liệu nội bộ Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm

Hà Nội bao gồm: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo của phòng kinh doanh giai đoạn 2021-2023 và các văn bản, quy định khác của công ty Ngoài ra, đề tài cũng thu thập từ các nguồn tài liệu dưới dạng dạng in ấn và trực tuyến như: (1) Sách, báo, nghiên cứu khoa học (Giáo trình Quản trị logistics kinh doanh; Logistics - Những vấn đề cơ bản…); (2) Các tạp chí đề cập tới dịch vụ logistics (Tạp chí Vietnam logistics Review, Tạp chí Công Thương, Tạp chí Logistics Online…); (3) Các cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội Logistics Việt Nam, Tổng

Các dữ liệu được thu thập nhằm mục đích: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về dịch vụ logistics doanh nghiệp; (2) Xác định tình hình, bối cảnh, chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể đối với ngành logistics của Việt Nam; (3) Đánh giá và triển khai các dịch vụ logistics tại công ty, đánh giá vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics tại doanh nghiệp

Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp thống kê: Thu thập, thống kê từ nguồn dữ liệu thứ cấp; sau đó sàng lọc để lấy thông tin cần thiết; đối chiếu để có kết luận chính xác về thực trạng vấn đề nghiên cứu; tổng hợp và sắp xếp lại cho phù hợp

Phương pháp so sánh: Lập bảng biểu thống kê doanh thu, kim ngạch theo từng dịch vụ theo thời gian; từ đó chỉ ra sự thay đổi trong tình hình phát triển dịch vụ logistics của công ty qua các năm; so sánh kết quả đạt được với các chỉ tiêu đã đề ra để tìm ra những mặt tích cực, tiêu cực và hướng giải quyết của vấn đề nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sau khi đã thu thập số liệu, tiến hành chắt lọc thông tin, khái quát thành các bảng, biểu đồ, đồ thị theo trình tự thời gian; trên cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể để đưa ra những đánh giá chung nhất về tình hình hoạt động của công ty, những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển dịch vụ logistics của công ty và các định hướng phát triển

1.5.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp a) Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Nội dung phỏng vấn (Bút ký phỏng vấn – Phụ lục 1): Phỏng vấn xoay quanh khả năng cung ứng dịch vụ logistics, quy trình cung ứng dịch vụ logistics và định hướng phát triển dịch vụ logistics của công ty đến năm 2030 Đối tượng phỏng vấn: (Danh sách phỏng vấn – Phụ lục 2): Các cán bộ quản lý và một số nhân viên trực tiếp thực hiện cung ứng dịch vụ logistics tại công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội

Thời gian phỏng vấn: ngày 1/4/2024

8 b) Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Đối tượng khảo sát: Các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ logistics tại công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ của công ty

Nội dung phiếu khảo sát (Phiếu khảo sát – Phụ lục 3): Khảo sát được thực hiện với tổng cộng 4 nhóm tiêu chí đánh giá gồm 14 tiêu chí nhỏ với 2 phần chính:

- Phần 1: Thông tin về đối tượng khảo sát: thông tin chung về người làm khảo sát và doanh nghiệp khảo sát

- Phần 2: Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ logistics tại công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội với mức đánh giá từ 1-5 (thấp- cao) bao gồm các nhóm tiêu chí: sự tin cậy, khả năng đáp ứng, chất lượng nhân viên, phương tiện hữu hình

Xác định mẫu khảo sát (số lượng phiếu khảo sát): Số lượng mẫu khảo sát được gửi đi là 90 mẫu Đối tượng khảo sát là khách hàng doanh nghiệp đã và đang sử dụng dịch vụ logistics của công ty Sau khi tiến hành kiểm tra, sàng lọc, số phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích dữ liệu là 60 mẫu

Thời gian khảo sát: Thời gian được thực hiện từ 01/03/2024 đến 01/04/2024

Xử lý kết quả khảo sát: Kết quả sau khi thu được được tiến hành xử lý và tính toán trên phần mềm Excel.

Kết cấu khóa luận

Ngoài những nội dung cơ bản như: phần mở đầu, lời cảm ơn, danh mục bảng, hình ảnh, từ viết tắt; kết cấu chính của đề tài gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ logistics tại doanh nghiệp

Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS

Khái quát về dịch vụ logistics

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của dịch vụ logistics

Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (The Council of Logistics Management in USA, năm 1988) nêu rõ “Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu cuối cùng của khách hàng” Cùng với cách tiếp cận này, Trường Đại học Hàng hải Thế giới coi logistics là các hoạt động dịch vụ gắn liền với phân phối và lưu thông hàng hóa: “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển các tài nguyên hay các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua các nhà sản xuất, người bán”

Tại Việt Nam, theo quy định tại điều 233, Luật Thương mại 2005 của Việt Nam có đưa ra khái niệm, “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của khách hàng để hưởng thù lao”

Từ các quan điểm trên về dịch vụ logistics, có thể hiểu dịch vụ logistics theo hai nhóm Thứ nhất, theo nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005, coi dịch vụ logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa Theo nhóm này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ Thứ hai, nhóm định nghĩa về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng Theo nhóm này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu, đề tài tiếp cận định nghĩa dịch vụ logistics dựa theo Luật Thương mại 2005 Như vậy, có thể coi dịch vụ logistics là các sản phẩm

10 dịch vụ do các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp Theo đó thương nhân sẽ tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc khác nhau như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, Các dịch vụ này có thể là đơn nhất hay trọn gói tùy theo thỏa thuận với khách hàng

Bản chất của dịch vụ logistics là một loại hình dịch vụ nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ:

Thứ nhất, dịch vụ logistics có tính vô hình Dịch vụ logistics không có hình thức vật chất mà chỉ tồn tại dưới dạng các hoạt động quản lý, vận chuyển hàng hóa Người tiêu dùng không thể nhìn thấy hay chạm vào dịch vụ Giá trị của dịch vụ logistics chủ yếu nằm ở các lợi ích phi vật chất mà nó mang lại như tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển và đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng lịch trình Kết quả của dịch vụ logistics chỉ có thể được đánh giá qua hiệu quả hoạt động chung của chuỗi cung ứng hàng hóa chứ không thể đo lường trực tiếp được

Thứ hai, dịch vụ logistics có tính không tách rời Đặc tính này được thể hiện ở quá trình sản xuất và tiêu thụ của dịch vụ logistics được diễn ra cùng một lúc Khi khách hàng sử dụng dịch vụ logistics thì trong lúc đó công ty logistics cũng đồng thời cung cấp dịch vụ

Thứ ba, dịch vụ logistics có tính không lưu trữ được Dịch vụ logistics không thể được lưu trữ để bán hoặc sử dụng sau này Do tính chất vô hình và không thể tách rời giữa quá trình cung cấp và sản xuất, dịch vụ logistics không thể bảo quản, cất giữ trong kho như các loại hàng hóa thông thường mà chỉ được sản xuất và cung ứng khi có nhu cầu của khách hàng

Thứ tư, dịch vụ logistics có tính không đồng đều Nội dung này đề cập đến thực tế là chất lượng dịch vụ có thể thay đổi rất nhiều, tùy thuộc vào người cung cấp chúng, cung cấp khi nào, ở đâu và như thế nào Do tính chất thâm dụng lao động của dịch vụ, có rất nhiều sự khác biệt về chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung cấp khác nhau, hoặc thậm chí bởi cùng một nhà cung cấp tại các thời điểm khác nhau

Ngoài mang những đặc điểm chung của các loại hình dịch vụ thì dịch vụ logistics mang những đặc điểm riêng khác:

Thứ nhất, chủ thể tham gia dịch vụ logistics bao gồm: thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là bên có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ logistics; đảm bảo đáp ứng những điều kiện thiết bị, phương tiện, các công cụ cần thiết cho công việc, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho khách hàng, kỹ thuật hậu cần, có đủ nhân viên phục vụ theo quy mô dịch vụ Bên thứ hai là khách hàng, là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận; khách hàng có thể là thương nhân, không phải là thượng nhân, chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải chủ sở hữu hàng hóa

Thứ hai, dịch vụ logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp Dịch vụ logistics có thể hỗ trợ toàn bộ các khâu trong trong hoạt động doanh nghiệp, từ chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất đến khi sản phẩm được đưa ra khỏi doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp Dịch vụ logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý, lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp cũng như bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp

Thứ ba, dịch vụ logistics là sự phát triển cao hơn của dịch vụ vận tải giao nhận Quá trình phát triển của logistics đã làm thay đổi bản chất và đa dạng hóa chức năng của vận tải giao nhận truyền thống Từ việc chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ nhà máy đến nhà máy (Door to Door) Từ chỗ đóng vai trò là đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động giao nhận vận tải với khách hàng, chịu trách nhiệm trước luật pháp Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng công nghệ thông tin để theo dõi quản lý Như vậy, các nhà giao nhận vận tải đã trở thành người cung cấp dịch vụ logistics

Thứ tư, dịch vụ logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức Hàng hóa được vận chuyển theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với người người vận tải khác nhau nên xác suất rủi ro mất mát đối với người gửi hàng hóa là rất cao Cuộc cách mạng container trong ngành vận tải vào thập kỷ 70 thế kỷ XX đã góp phần đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển của vận tải đa phương thức Khi đó chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức Người này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù bản thân họ không phải là người chuyên chở thực tế Như vậy nhà cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức cũng chính là người cung cấp dịch vụ logistics

2.1.1.3 Vai trò a Đối với nền kinh tế

Thứ nhất, dịch vụ logistics góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế Logistics là một chuỗi các hoạt động xuyên suốt từ quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa đến phân phối hàng hóa, có quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau và tác động lên nền kinh tế Bởi vậy, dịch vụ logistics phát triển cũng kéo theo sự phát triển của nền kinh tế

Thứ hai, dịch vụ logistics góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của quốc gia Nền kinh tế toàn cầu đang trong quá trình hội nhập toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các nền sản xuất toàn cầu trở nên gay gắt khiến dịch vụ logistics trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh của các quốc gia Logistics hỗ trợ luồng chu chuyển kinh tế, chuỗi dịch vụ logistics phát triển liên tục giúp nền kinh tế phát triển nhịp nhàng, đồng bộ

Thứ ba, dịch vụ logistics mở rộng thị trường thương mại quốc tế Các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện được và mang lại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệ thống logistics chất lượng cao Hệ thống này giúp lưu thông mọi dòng hàng hóa từ quốc gia

13 này đến quốc gia khác nhờ việc cung ứng kịp thời, phân phối chính xác, chứng từ tiêu chuẩn, thông tin rõ ràng b Đối với doanh nghiệp

Nội dung phát triển dịch vụ logistics tại doanh nghiệp

2.2.1 Cơ cấu dịch vụ logistics Đây là tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển của dịch vụ logistics Cơ cấu dịch vụ logistics thay đổi phản ánh quy mô, sự phong phú, đa dạng loại hình dịch vụ của công ty cung ứng trên thị trường Dựa trên Luật Thương mại 2005, cơ cấu dịch vụ logistics gồm các danh mục dịch vụ khác nhau trong chuỗi và có thể được xét theo ba nhóm như sau:

Các dịch vụ logistics chủ yếu: dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics

Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: dịch vụ vận tải hàng hải, dịch vụ vận tải thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ vận tải đường sắt, dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ vận tải đường ống

Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; dịch vụ bưu chính; dịch vụ thương mại bán buôn; dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác

Một doanh nghiệp thường kinh doanh một số sản phẩm dịch vụ nhất định Chủng loại và số lượng dịch vụ ấy tạo thành danh mục sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp Các sản phẩm dịch vụ trong danh mục có thể quan hệ với nhau theo những kiểu khác nhau: quan hệ trong sản xuất, quan hệ trong tiêu dùng, các sản phẩm dịch vụ có thể thay thế nhau Chủng loại sản phẩm dịch vụ trong danh mục nhiều hay ít tùy thuộc vào chính sách sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp theo đuổi

Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, danh mục sản phẩm dịch vụ thường không cố định mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nhu cầu của thị trường và điều kiện kinh doanh Cụ thể hơn, danh mục dịch vụ được đánh giá theo các tiêu chí chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và mật độ dịch vụ Chiều rộng danh mục

17 dịch vụ thể hiện công ty có bao nhiêu dịch vụ khác nhau Chiều dài danh mục là tổng số dịch vụ của công ty Chiều sâu danh mục thể hiện có bao nhiêu phương án của mỗi sản phẩm trong một loại Mật độ của danh mục dịch vụ thể hiện mối quan hệ giữa các loại dịch vụ khác nhau xét theo cách thức tiêu dùng dịch vụ hay kênh phân phối dịch vụ đó Đánh giá các tiêu chí trên tạo nên những căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ của công ty Công ty có thể mở rộng danh mục dịch vụ bằng cách bổ sung những dịch vụ mới hay tăng giảm cơ cấu, tỷ trọng của loại dịch vụ tùy theo chiến lược Điều này thể hiện sự linh hoạt và nhạy bén của doanh nghiệp với sự thay đổi của thị trường và ngành dịch vụ logistics, tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh cao trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

2.2.2 Chất lượng dịch vụ logistics

Với đặc tính riêng có của dịch vụ là tính không hiện hữu và không ổn định, việc đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua độ thỏa mãn của khách hàng là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp

Năm 1988, Parasuraman và cộng sự đã xây dựng bộ thang đo SERVQUAL nhằm đo lường sự cảm nhận về dịch vụ thông qua năm thành phần chất lượng dịch vụ, bao gồm: (1) Tin cậy (reliability); (2) Đáp ứng (responsiveness); (3) Năng lực phục vụ (assurance); (4) Đồng cảm (empathy); (5) Phương tiện hữu hình (tangibles) Nhận thấy mô hình nghiên cứu của tác giả Parasuraman và cộng sự (1988) khá phù hợp và tương đồng với nội dung nghiên cứu mà tác giả đang thực hiện, đề tài nghiên cứu này xin được kế thừa các đề xuất của mô hình SERVQUAL để đánh giá chất lượng dịch vụ logistics của doanh nghiệp với cụ thể các nhân tố như sau: a Sự tin cậy:

Sự tin cậy được coi là yếu tố trung tâm làm nên chất lượng dịch vụ, đề cập đến khả năng của công ty trong việc thực hiện dịch vụ đã hứa một cách chính xác, phù họp, đúng thời hạn Một dịch vụ được coi là tốt chỉ khi đạt được sự tin cậy sử dụng của khách hàng Độ tin cậy thường được thể hiện qua một sô khia cạnh: Dao động thời gian giao hàng, độ chính xác và an toàn, thực hiện đúng cam kết hợp đồng Trong đó, dao động thời gian giao hàng là tinh ổn định vẻ thời gian giao hàng Việc cung ứng dịch vụ với

18 thời gian có sự giao động quá lớn (nhanh chậm thất thường) sẽ gây tổn thất đến chính khách hàng Do vậy nhà cung cấp cần đảm bảo sự ổn định giữa các lần giao hàng, đảm bảo các đơn hàng luôn được giao tới tay khách hàng một cách kịp thời để tăng chất lượng dịch vụ logistics của minh và nâng cao độ tin cậy cho khách hàng Thứ hai, về độ chính xác và an toàn Với một số loại hàng hóa đặc biệt, cần phải có những hình thức vận chuyển, bảo quản…đặc thù nhằm tối thiểu hóa mức tổn thất Hàng hóa vận chuyển phải được đảm bảo không mất mát, hư hỏng; giữ nguyên hình thức, hiện trạng so với ban đầu Thứ ba, về thực hiện đúng cam kết hợp đồng Hợp đồng là cơ sở pháp lý để các bên ràng buộc trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ Doanh nghiệp cần cung ứng dịch vụ đảm bảo chính xác, hiệu quả cho khách hàng cho khách hàng theo những ký kết đã quy định trong hợp đồng Đây là cơ sở quan trọng và là một trong những tiêu chỉ hàng đầu để khách hàng lựa chọn khi tiếp tục sử dụng dịch vụ logistics của các nhà cung cấp dịch vụ logistics b Khả năng đáp ứng

Khả năng đáp ứng để cập tới khả năng điều phối các nguồn lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu đa dạng và vấn đề phát sinh của khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời Khả năng đáp ứng cao giúp doanh nghiệp thỏa mãn tốt hơn hơn những đòi hỏi đặc biệt nào đó của khách hàng, khắc phục được các sự cô hay sự thất bại trong cung ung dịch vụ logistics Thời gian xử lý đơn hàng sai lệch nhanh hay chậm, quy trình xứ lý có khắc phục được rủi ro và kết quả khách hàng nhận được sau khi đoanh nghiệp xử lý đơn hàng có đạt theo yêu cầu ban đầu hay không tùy thuộc vào việc điều phối linh hoạt các nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với đơn hàng của khách hàng Khả năng đáp ứng đòi hỏi đoanh nghiệp phải nhận ra và giải quyết những yêu cầu khác nhau của khách hàng bằng nguồn lực hữu hạn của minh do vậy không dễ dàng tạo ra mức độ đáp ứng cao cho mọi khách hàng c Chất lượng nhân viên

Nhân viên là người trực làm việc và tiếp tiếp xúc với khách hàng, do vậy trình độ, thái độ làm việc của họ sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng Khách hàng thường quan tâm đến việc nhân viên phục vụ có hiểu biết, đồng cảm với hoàn cảnh của họ và giúp họ giải quyết vấn đề được hay không Vì vậy trong trường hợp nhân viên

19 cung ứng dịch vụ logistics là một người chuyên nghiệp, thấu và có tinh thần trách nhiệm thì khách hàng sẽ có đánh giá cao hơn về chất lượng dịch vụ logistics của công ty Có thể nói, nhận thức chất lượng dịch vụ sẽ được hình thành trong quá trình cung cấp dịch vụ và chất lượng nhân viên phục vụ là yếu tố quan trọng trong việc gây dựng nhận thức về chất lượng dịch vụ cho khách hàng d Phương tiện hữu hình

Phương tiện hữu hình là phần mà khách hàng có thể trông thấy được, chỉ các điều kiện vật chất, thiết bị của doanh nghiệp và hình thức bên ngoài của nhân viên phục vụ Chất lượng dịch vụ logistics mang yếu tố trừu tượng nên khách hàng thường tìm các dấu hiệu có thể nhận biết được liên quan đến chất lượng để đánh giá như con người, thông tin, phương tiện, thiết bị, Những yếu tố này được thể hiện qua phương tiện hữu hình Các yếu tố hữu hình như điều kiện vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ công ty Một công ty khó có thể cung cấp chất lượng dịch vụ tốt với cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu

2.2.3 Quy trình cung ứng dịch vụ logistics a Hệ thống cung ứng dịch vụ logistics

Hình 2.2: Hệ thống cung ứng dịch vụ logistics

Nguồn: An Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 2018

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ logistics

Thứ nhất, tình hình kinh tế Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ môi trường kinh doanh quốc tế cho đến các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics Cụ thể, tình hình kinh tế giao thương giữa các quốc gia sôi động sẽ làm gia tăng thêm nhu cầu vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics Mặt khác, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và các dịch vụ logistics là: tốc độ tăng trưởng của GDP; lãi suất tiền cho vay, tiền gửi ngân hàng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; cán cân thanh toán; chính sách tài chính; tín dụng Các yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Sự thay đổi của các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động doanh nghiệp Thậm chí còn có thể làm thay đổi cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp

Thứ hai, môi trường chính sách - pháp lý Muốn tham gia thành công trên thị trường, các doanh nghiệp không chỉ phải nắm vững luật pháp trong nước mà còn phải hiểu và nắm vững luật pháp quốc tế tại thị trường mà họ kinh doanh cung cấp dịch vụ logistics Môi trường chính sách - pháp luật đóng vai trò thúc đẩy, khuyến khích, ngăn chặn, … trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Cùng với các vấn đề liên quan đến luật pháp, yếu tố các thủ tục hải quan, kiểm định cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này Một quốc gia có quy trình thủ tục chồng chéo, thiếu hiện đại sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; gây mất thời gian và gia tăng chi phí, giảm uy tín đối với khách hàng của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với đối tác nước ngoài

Thứ ba, sự phát triển của khoa học công nghệ Trong thời đại phát triển công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics luôn nỗ lực nghiên cứu và áp dụng các công nghệ này vào hoạt động cung cấp dịch vụ và kinh doanh của mình Sự phát triển của khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics Các ứng dụng công nghệ giúp tối thiểu hóa các chi phí trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics, giúp đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp Ngoài ra, các ứng dụng công nghệ giúp hạn chế những rủi ro trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics, giúp tối ưu hóa quy tình trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics

Thứ tư, cơ sở hạ tầng logistics quốc gia Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải (đường, phương tiện, bến bãi ), hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng nhà kho, điện nước… Do đặc thù ngành dịch vụ logistics là ngành vận chuyển, giao nhận hàng hóa; các quy trình cung ứng dịch vụ đều được diễn ra phụ thuộc vào hệ thống cơ sở hạ tầng logistics Hệ thống cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics, đặc biệt là dịch vụ vận tải Ngược lại, hệ thống cơ sở giao thông kém, ách tắc, lạc hậu sẽ khiến cho ngành dịch vụ logistics tại quốc gia đó kém phát triển, hạn chế thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp dịch vụ logistics nước ngoài

Thứ năm, sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics Khi tính cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics ngày càng gay gắt sẽ tạo ra áp lực khiến nhà cung cấp dịch vụ logistics buộc phải tăng năng lực cạnh tranh của mình bằng cách đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ logistics cung cấp Ngoài ra, sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng trở nên gay gắt hơn khi hiện nay, không chỉ xuất hiện các doanh nghiệp logistics trong nước mà còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp logistics nước ngoài cạnh tranh trong cùng một lãnh thổ

Thứ nhất, khách hàng Khách hàng chính là khởi nguồn và cũng là điểm kết thúc của quy trình cung ứng dịch vụ logistics, là nhân tố quyết định tới mọi đặc điểm, loại hình mà dịch vụ logistics được cung cấp Sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi của dịch vụ logistics, họ cũng sẽ là người trực tiếp đánh giá kết quả chất lượng của dịch vụ và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh

25 nghiệp Bởi vậy, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics cần không ngừng nâng cao, hoàn thiện chất lượng cung ứng dịch vụ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ cung ứng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng

Thứ hai, nhà cung cấp Các nhà cung cấp như: hãng tàu, hãng hàng không, nhà cung ứng kho bãi, nhà cung ứng phương tiện vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp Các nhà cung cấp có uy tín sẽ giúp các hợp đồng được thực hiện một cách thuận lợi, thành công, đem lại uy tín cho doanh nghiệp Bởi vậy, lựa chọn nhà cung cấp cần phải được quan tâm, kiểm soát chặt chẽ nhằm tìm được những nhà cung ứng tốt nhất, bảo vệ uy tín của doanh nghiệp và đáp ứng được yêu cầu khách hàng đề ra

Thứ ba, đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ có ảnh hưởng tương đối tới tình hình kinh doanh của công ty Sự tăng giảm giá bán, sự vượt trội về chất lượng, sự khác biệt về dịch vụ, đều là những lợi thế để cạnh tranh cạnh tranh của đối thủ Doanh nghiệp có thể sẽ đối mặt với nguy cơ mất đi những khách hàng trung thành, và thậm chí là mất đi vị thế trên thị trường nếu bị đối thủ vượt mặt Vì vậy, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng gián tiếp đến mức độ chất lượng của dịch vụ

2.3.3 Yếu tố thuộc doanh nghiệp

Thứ nhất, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Tài chính là yếu tố có vai trò quan trọng đảm bảo cho việc duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ; có khả năng thực hiện tốt công tác bán hàng và dịch vụ sau bán tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm Thêm vào đó là sự linh động trong thời gian thanh toán Nếu như giá cước vận chuyển của công ty gần như ngang bằng với các đối thủ nhưng có sự ưu đãi về thời gian thanh toán thì có thể gây được sự chú ý của khách hàng

Thứ hai, cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp Cơ sở vật chất, trang thiết bị là công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh, đặc biệt là

26 trong ngành dịch vụ logistics Cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có thể bao gồm: phương tiện vận tải (xe đầu kéo, container, xe tải, xe nâng…) kho bãi, hệ thống công nghệ thông tin,…Cơ sở vật chất, trang thiết bị càng hiện đại sẽ càng làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp

Thứ ba, nguồn nhân lực của doanh nghiệp Để có thể vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng vào đúng thời gian như trong hợp đồng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và khả năng của những nhân sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình Nếu nhân sự của doanh nghiệp có kiến thức và kinh nghiệm thì quy trình sẽ được xử lý trong thời gian ngắn nhất Hơn nữa, chất lượng của hàng hóa sẽ được đảm bảo do kinh nghiệm làm việc với các loại hàng hóa khác nhau Nguồn nhân lực có trình độ không đảm bảo sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp do phải mất thêm thời gian đào tạo, tổ chức đào tạo gây tốn kém cả chi phí Vì vậy, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp và mang lại uy tín và niềm tin cho khách hàng của công ty

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG

Giới thiệu về chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội

3.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển

Công ty CP Hàng Hải Tiêu Điểm (Focus Shipping Corporation) được thành lập vào tháng 04 năm 2007 với văn phòng đầu tiên được đặt tại Hồ Chí Minh Với tầm nhìn dài hạn và nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ logistics tại khu vực miền Bắc, chỉ sau một năm hoạt động, vào ngày 03/05/2008, Công ty CP Hàng Hải Tiêu Điểm đã quyết định mở thêm chi nhánh tại số 1A-A1 phố Thái Thịnh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Ban lãnh đạo đã định hướng phát triển chi nhánh công ty trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ, giải pháp logistics và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Hà Nội nói riêng và toàn miền Bắc nói chung

Với phương châm hoạt động là "We bring the world to your demands" (Nghĩa là: Chúng tôi mang cả thế giới theo yêu cầu của bạn), công ty Focus Shipping Hà Nội không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng Ban đầu, chi nhánh chỉ có 6 nhân viên cốt cán, bao gồm cả ban lãnh đạo Tuy nhiên, với sự tăng trưởng và thành công liên tục, quy mô nhân sự của công ty đã mở rộng lên 35 người

Công ty Focus Shipping Hà Nội đã xác lập mối quan hệ đối tác đáng tin cậy với nhiều hãng tàu lớn trên thế giới như OOCL, Maersk, YangMing, ONE, và cùng với đó, hợp tác với nhiều hãng hàng không uy tín như Vietnam Airlines, American Airlines, Delta Airlines Ngoài ra, Focus Shipping Hà Nội hiện là thành viên của hiệp hội WCA, FIATA, VLA, từ đó càng khẳng định được vị thế và uy tín của công ty trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa nội địa và quốc tế Sự tham gia vào các hiệp hội này cung cấp cho Focus Shipping Hà Nội mạng lưới đối tác rộng lớn và cơ hội hợp tác chặt chẽ với các công ty logistics hàng đầu trên thế giới

Công ty Focus Shipping tại Hà Nội cung cấp đa dạng các dịch vụ logistics nhưng nổi bật nhất có thể kể đến:

Dịch vụ vận tải nội địa: Công ty Focus Shipping Hà Nội cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không trong phạm vi Việt Nam với các hình thức vận chuyển: vận chuyển từ kho đến kho (Door to Door) , vận chuyển từ cảng đến cảng (CY– CY), vận chuyển từ kho đến cảng (Door – CY), vận chuyển từ cảng về kho (CY-Door)

Dịch vụ vận tải quốc tế: Công ty Focus Shipping Hà Nội nhận vận chuyển hàng hóa từ các cảng lớn tại Việt Nam theo loại hình vận tải đường biển và đường hàng không với đa dạng mặt hàng: từ hàng nguyên container (FCL), hàng lẻ (LCL), hàng siêu trọng, hàng quá khổ

Dịch vụ thủ tục hải quan: Công ty Focus Shipping Hà Nội nhận khai thuê hải quan với đa dạng mặt hàng: từ hàng FCL/LCL, hàng hóa chất với các loại hình khác nhau: kinh doanh, tạm nhập - tái xuất, gia công, sản xuất xuất khẩu… Ngoài ra, để thực hiện thông quan thành công, Công ty Focus Shipping Hà Nội còn hỗ trợ chuẩn bị chứng từ liên quan như: giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ, chứng nhận hợp quy, kiểm dịch, hun trùng…

Dịch vụ kho bãi: Công ty Focus Shipping Hà Nội nhận cho thuê kho bãi nội địa đa dạng từ: kho lạnh, kho bách hóa để lưu trữ hàng hóa Đồng thời công ty cũng cung cấp dịch vụ đóng gói, đóng kiện hàng hóa (đóng kiện gỗ kín, kiện thưa, pallet gỗ, pallet nhựa, quấn màng PE,….)

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức công ty Focus Shipping Hà Nội

Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự Focus Shipping Hà Nội

Giám Đốc: Giám đốc là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty Đề ra các phương hướng phát triển và có quyền phân công, bổ nhiệm cán bộ cấp dưới, khen thưởng, kỷ luật đối với tất cả nhân viên công ty

Phó Giám đốc: Hỗ trợ giám đốc điều hành tốt công ty, phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty theo định kỳ quy định Thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các bộ phận Hỗ trợ các bộ phận, điều phối ngân sách, lập kế hoạch để đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ

Phòng kinh doanh: Tìm kiếm, thu hút khách hàng và chào giá các dịch vụ của công ty, giải đáp thắc mắc và duy trì mối quan hệ với khách hàng Phụ trách việc nghiên cứu thị trường, khảo sát nhu cầu khách hàng cũng như đánh giá các tác động trong và ngoài công ty ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh từ đó đưa ra hướng phát triển cho phù hợp

Phòng chứng từ: Thực hiện làm vận đơn và các chứng từ liên quan đến một lô hàng như: lấy Booking của hãng tàu, yêu cầu chủ tàu/đại lý cảng xếp cung cấp bộ chứng từ chính xác, kiểm tra chứng từ, sửa đổi chứng từ nếu cần, gửi thông báo tàu đến (A/N), phát hành lệnh giao hàng (D/O), phát hành vận đơn (B/L), khai Manifest, làm giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), khai báo và truyền tờ khai trên hệ thống VNACCS/VCIS…

Phòng hiện trường: Trực tiếp tiếp nhận xử lý các vấn đề liên quan đến hàng hóa tại kho, cảng, sân bay hoặc các cửa khẩu hải quan làm thủ tục như: sắp xếp và giám sát hàng hóa tại kho, cảng; giao nhận các chứng từ liên quan, nhằm đảm bảo hàng hóa được thông quan và giao nhận đúng thời hạn theo yêu cầu

Phòng kế toán: Thu thập, kiểm tra và ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty Theo dõi sổ sách, theo dõi công nợ khách hàng, theo dõi thu chi trả hộ, làm đề nghị thanh toán từng lô hàng; làm quyết toán và kiểm soát nguồn vốn và các khoản ngoại tệ

Phòng hành chính - nhân sự: Có chức năng tuyển dụng và đào tạo ứng viên mới, quản lý và đưa ra các chế độ thích hợp cho toàn bộ công ty Ngoài ra luôn phải nắm bắt rõ các thông tin, quy định về nhân sự để truyền tải một cách kịp thời, nhanh chóng

3.1.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2021-2023

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: tỷ VNĐ Năm

Doanh thu từ cung cấp dịch vụ 428,703 285,985 312,057 (142,718) 26,072

Doanh thu hoạt động tài chính 15.346 21,626 24,809 6,280 3,182 Thu nhập khác 0,34 0,563 0,46 0,222 (0,1)

Giá vốn cung cấp dịch vụ 368,273 231,608 254,820 (136,665) 254,072 Chi phí tài chính 7,069 13,904 20,029 6,835 6,124 Chi phí khác 25,921 22,990 20,221 (2,930) (2,790)

C Lợi nhuận 43,126 39,671 42,258 (3,455) 2,586 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2021, 2022, 2023 công ty Focus Shipping Hà Nội

Từ bảng khái quát kết quả kinh doanh trên, ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty Focus Shipping Hà Nội trong giai đoạn 2021-2023 có nhiều biến động Cụ thể:

Thứ nhất, về doanh thu Tổng doanh thu năm 2021 đạt 444,391 tỷ VND, đến năm

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội

Thứ nhất, tình hình kinh tế

Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nhờ vậy cũng thuận lợi hơn nhờ rào cản thuế quan, phi thuế quan được tháo gỡ Bên cạnh đó, với các Hiệp định FTA này, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Focus Shipping nói riêng cũng sẽ có cơ hội mở rộng thị trường và phát triển dịch vụ bằng việc tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực

Ngoài ra, sự mở cửa giao thương của Việt Nam đã làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ logistics Chỉ trong 13 năm từ 2009 đến 2021, kim ngạch xuất khẩu nhảy vọt tăng 279 tỷ đô, nhập khẩu tăng 262 tỷ đô Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt mức kỷ lục xấp xỉ 700 tỷ USD trong năm 2023 Mặt khác, theo thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2023, các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam bao gồm: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và

EU Trong khi Hoa Kỳ chiếm 29,5% kim ngạch xuất khẩu thì Việt Nam, 32,9% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam lại đến từ Trung Quốc Các thị trường này đều là các tuyến chính mà Focus Shipping cung cấp dịch vụ cho khách hàng; đặc biệt tuyến Việt Nam - Hoa Kỳ là thế mạnh của công ty với giá cả cạnh tranh và chất lượng dịch vụ đảm

33 bảo Do tập trung vào những thị trường xuất nhập khẩu mạnh như trên, Focus Shipping bước đầu đã có lợi thế trong việc tìm kiếm khách hàng lâu dài với quy mô lớn Song cũng vì thế, công ty cần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và giá cả của mình để biến nó thành lợi thế cạnh tranh cho công ty

Ngoài ra, một số chỉ tiêu thể hiện tình hình kinh tế vĩ mô như chỉ số lạm phát (CPI), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại Việt Nam những năm gần đây cũng cho thấy triển vọng về hồi phục và phát triển kinh tế Điều này càng kích thích việc đầu tư và mở rộng quy mô của các doanh nghiệp, khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics không ngừng tăng Đây là cơ hội cho phép Focus Shipping mở rộng quy mô, sản phẩm dịch vụ cũng như thị trường của mình

Thứ hai, môi trường chính sách - pháp lý

Hệ thống pháp luật, các chính sách, quyết định được nhà nước ban hành cũng như các thông lệ, tập toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoàn thiện và phát triển dịch vụ logistics đường biển của công ty Focus Shipping Nhân tố này đóng vai trò thúc đẩy, khuyến khích, ngăn chặn, … hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp Thực tế tại Việt Nam, về mặt luật pháp điều chỉnh các hoạt động logistics tại Việt Nam hiện nay tương đối đầy đủ, với: quy định dịch vụ logistics trong Luật Thương mại 2005, Luật Hàng hải, Luật Hàng Không Dân dụng, Luật Giao thông Đường bộ, Luật Đường sắt,… các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất định hướng như quy hoạch, chiến lược phát triển cho các thời kỳ như Quyết định 1601/QĐ-TTg; Quyết định 175/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ… Tuy vậy, qua thời gian hội nhập khu vực và quốc tế một số các quy định pháp luật về logistics hiện nay đã không còn phù hợp, thiếu cập nhật các định chế cần thiết trong lĩnh vực logistics quốc tế,… dẫn đến chưa tạo thị trường dịch vụ logistics minh bạch Tuy logistics được xem là yếu tố then chốt phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ khác, nhưng đến nay chưa được quản lý vào một đầu mối thống nhất, chưa có vị trí tương xứng trong bộ máy tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải cũng như Bộ Công Thương Cơ chế phân cấp quản lý theo ngành dọc như Bộ Giao thông Vận tải – cục Hàng hải quản lý vận tải biển, cục Hàng không dân dụng quản lý vận tải đường không, cục Đường bộ quản lý vận tải đường bộ tạo ra sự chuyên biệt

34 trong quản lý kinh doanh các dịch vụ logistics như là những lĩnh vực kinh doanh riêng rẽ Ngoài ra, việc các chính sách, các thông tư, nghị định mới chưa được phổ biến chặt chẽ, kịp thời tới doanh nghiệp cũng gây nên sự chậm trễ nhất định trong kinh doanh dịch vụ logistics của công ty Focus Shipping, nhất là trong khâu quản lý và chuẩn bị chứng từ cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Thứ ba, sự phát triển của khoa học công nghệ

Thời đại 4.0, công nghệ thông tin phát triển đã đánh dấu những bước ngoặt trong việc cải tiến chất lượng tại nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có nhóm ngành logistics Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản lý, tác nghiệp đã giúp nâng cao hiệu quả công việc Với hoạt động giao nhận hàng hóa, việc ứng dụng các trang thiết bị hiện đại phục vụ việc điều hành quá trình hoạt động giao nhận, giúp khả năng đáp ứng dịch vụ được nhanh chóng và chính xác hơn Công ty Focus Shipping cũng đã ứng dụng công nghệ vào hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của mình như ứng dụng công nghệ hiện đại hóa hải quan: khai hải quan điện tử trên phần mềm VNACCS; sử dụng phần mềm ePort, eDO đã giảm được thời gian giao dịch, chi phí giao dịch, tối ưu hóa hoạt động logistics của doanh nghiệp Ngoài ra, doanh nghiệp còn ứng dụng kho thông minh vào hệ thống kho bãi của doanh nghiệp mình để tối ưu hóa trong quá trình lưu kho, lưu bãi trước khi thực hiện thông quan hàng hóa Từ đó, môi trường công nghệ giúp tăng hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ logistics đường biển của công ty Focus Shipping

Thứ tư, cơ sở hạ tầng logistics quốc gia

Hệ thống giao thông của miền Bắc được đánh giá là phát triển rất đa dạng với đầy đủ các loại hình vận chuyển như đường sắt, đường bộ và đường hàng không Tuy nhiên, thực tế thì hạ tầng logistics, hệ thống kho hàng, bến bãi trên địa bàn thành phố Hà Nội và miền Bắc nói chung vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết, thiếu chuyên dụng (như kho lạnh, kho bảo quản hàng hóa đặc biệt…); việc giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án phát triển trung tâm logistics gặp khó khăn Về kết nối các loại hình giao thông; các cảng cạn mới chỉ sử dụng đường bộ, chưa nối liền được với đường sắt và đường sông Hiệu quả sử dụng cảng còn thấp, sử dụng công nghệ quản lý lạc hậu, năng suất xếp dỡ hạn chế (chỉ đạt 45 – 50% mức tiên tiến của thế giới) Do hiệu quả sử dụng cảng chưa cao

35 nên Focus Shipping thường xuyên phải chịu nhiều chi phí phát sinh khi hàng hóa tập kết tại cảng chờ bốc dỡ Đặc biệt vào mùa cao điểm, tình trạng tắc nghẽn đã làm tăng chi phí lưu xe và chi phí thuê nhân công, khiến cho tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty bị giảm sút

Thứ năm, sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics

Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành dịch vụ logistics sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cung cầu dịch vụ của doanh nghiệp, tốc độ bán cũng như tốc độ tiêu thụ dịch vụ Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), hiện tại Việt Nam có khoảng 4,000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics Trong số này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 20% cơ cấu nhưng lại chiếm đến hơn 70% thị phần ngành logistics Việt Nam Đây là các tập đoàn tên tuổi nước ngoài như: Kuehne + Nagel, Gemadept… có chi nhánh trên toàn thế giới với bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ, dịch vụ tốt, trình độ tổ chức quản lý cao Các doanh nghiệp này gây sức ép mạnh mẽ lên hoạt động kinh doanh của không chỉ Focus Shipping nói riêng mà còn là toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nói chung

Thứ nhất, khách hàng Khách hàng là nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động cung ứng và chất lượng cung ứng dịch vụ logistics đường biển của công ty Focus Shipping Khách hàng đem lại doanh thu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Những ý kiến, trải nghiệm dịch vụ của khách hàng góp phần hoàn thiện, nâng cao các sản phẩm dịch vụ, hoạt động cung ứng và chất cung ứng dịch vụ logistics của công ty

Vì vậy, công ty Focus Shipping rất chú trọng và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên để hoạt động cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện tốt nhất, làm hài lòng khách hàng và mang đến cho khách hàng giá trị cao nhất, giữ vững uy tín trong lòng khách hàng Một số khách hàng tiêu biểu của công ty có thể kể đến: Công ty CP Gốm Đất Việt, Công ty CP Viglacera, Công ty CP FECON, Công ty TNHH ANDRITZ Việt Nam `

Thứ hai, nhà cung cấp Là thành viên của nhiều hiệp hội logistics lớn như WCA, VLA, IATA, FIATA các đối tác của Focus Shipping đều được chọn lọc kỹ càng Việc lựa chọn đối tác là các hãng vận tải hàng không, hàng hải lớn, có uy tín, chất lượng dịch vụ tốt sẽ là một lợi thế cạnh tranh tốt, tạo sự tín nhiệm của khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cung cấp dịch vụ giao nhận vận chuyển đường biển, hàng không Với vận chuyển đường biển Ocean trans sử dụng dịch vụ của các hãng tàu như OOCL, Maersk, YangMing, ONE, hãng hàng không như HongKong Airline, Singapore Airlines, Jetstar Pacific hay điển hình nhất là Vietnam Airline Ngoài ra, công ty cũng thuê ngoài toàn bộ hệ thống kho và phương tiện vận tải nội địa; với hệ thống kho phân bổ trên khắp cả nước và đội xe từ công ty vận tải ACE Các bên thuê ngoài đều được đánh giá tốt, có nhiều năm kinh nghiệm và có đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho nhu cầu vận tải của công ty

Thứ ba, đối thủ cạnh tranh Xét về quy mô, năng lực, cơ sở vật chất ở cùng phân khúc với Focus Shipping tại thành phố Hà Nội, có thể kể đến một số đối thủ cạnh tranh chính như: công ty TNHH Nguyên Đăng, Công Ty CP Giao Nhận Và Vận Chuyển In Do Trần, Công Ty TNHH Tiếp Vận Thực – REAL Logistics, Đây là các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với Focus Shipping, làm giảm số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty Bởi vậy, công ty Focus Shipping muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng; hoàn thiện quy trình, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp Ngoài ra, công ty cần tìm hiểu, phân tích kỹ để hiểu biết về đối thủ cạnh tranh và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

3.2.3 Yếu tố thuộc doanh nghiệp

Thứ nhất, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp

Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán - phần tài sản và nguồn vốn (rút gọn) của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: tỷ VNĐ

C Nợ phải trả Nợ ngắn hạn 36,873 38,263 41,083

Thực trạng phát triển dịch vụ logistics của chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội

3.3.1 Cơ cấu dịch vụ logistics

Bảng 3.5: Doanh thu theo cơ cấu loại hình dịch vụ của công ty Focus Shipping Hà

Nội giai đoạn 2021-2023 Đơn vị:Doanh thu (tỷ VNĐ) – Tỷ trọng (%) Năm

Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng

Dịch vụ vận tải đường biển 195,347 45,57% 131,485 45,98% 149,093 47,78%

Dịch vụ vận tải đường hàng không 120,256 28,05% 72,302 25,28% 80,615 25,83%

Dịch vụ vận tải nội địa 59,643 13,91% 42,151 14,74% 46,244 14,82%

Dịch vụ thủ tục hải quan 33,157 7,73% 28,051 9,81% 27,100 8,68% Dịch vụ khác 20,300 4,74% 11,996 4,19% 9,005 2,89%

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Focus Shipping Hà Nội Nhìn vào cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ, có thể thấy công ty Focus Shipping đang cung cấp 4 dịch vụ chính là: dịch vụ vận tải đường biển, dịch vụ vận tải đường hàng không, dịch vụ vận tải nội địa, dịch vụ thủ tục hải quan Nhìn chung, doanh thu của công ty có nhiều biến động trong giai đoạn từ 2021-2023, tuy nhiên về cơ cấu doanh thu lại không có nhiều sự thay đổi rõ rệt Dịch vụ vận tải đường biển vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu công ty Dịch vụ vận tải đường hàng không có xu hướng giảm cả về doanh thu lẫn tỷ trọng Dịch vụ vận tải nội địa và dịch vụ thủ tục hải quan mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng có dấu hiệu phát triển tốt, tăng đều qua các năm với tỷ lệ gần 25% a Dịch vụ vận tải đường biển

Dịch vụ giao nhận đường biển chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp Trong cả ba năm, loại hình giao nhận này đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu của doanh nghiệp Cụ thể, năm 2021 chiếm 45% doanh thu, đạt 195,347 tỷ VND; năm 2022 chiếm hơn 46% với 131,485 tỷVND; năm 2023 đạt 149,093 tỷ VND, chiếm 48% cơ cấu doanh thu Đây cũng là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng doanh thu, khả năng sinh lời cao nhất trong cơ cấu dịch vụ đang cung cấp của công ty Điều này cũng

41 phù hợp với thực tế giao nhận hàng hóa ở Việt Nam, bởi vì trong chuyên chở hàng hóa quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất Vận tải đường biển chiếm tỷ trọng cao bởi nó có ưu điểm là các phương tiện vận tải là những tàu có khả năng chuyên chở rất lớn, có thể chạy nhiều chuyến tàu trên cùng một tuyến đường, trong cùng một khoảng thời gian Vận tải biển đáp ứng gần như tất cả các loại hàng hóa, đặc biệt thích hợp vận chuyển các loại hàng hóa rời, có khối lượng lớn Mặt khác, trong đa số các trường hợp thì phương thức vận tải biển có giá thành khá thấp so với vận tải bằng đường hàng không

Công ty hiện đang cung cấp cả hình thức vận chuyển nguyên container (FCL) và vận chuyển hàng lẻ (LCL) Trong đó, dịch vụ logistics cốt lõi mà công ty xác định phát triển trong những năm tới là tập trung phát triển dịch vụ giao nhận vận tải đường biển đối với lĩnh vực vận chuyển hàng nguyên container (FCL) Đối với vận tải đường biển, công ty sở hữu hệ thống đại lý phân bố rộng khắp các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Anh cùng mối quan hệ tốt với các hãng tàu lớn như Maersk Line, MSC, HPL, One, OOCL, Cosco,… Ở mỗi nước công ty đều cố gắng thiết lập mối quan hệ với ít nhất 2 đại lý trở lên để có thể so sánh mức giá, đàm phán giá cả với đại lý để có mức giá đầu vào tối ưu nhất Các tuyến vận tải chính mà công ty đang cung cấp hiện nay bao gồm bao gồm các quốc gia như: Mỹ, châu Âu và hầu hết các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, đặc biệt là Trung Quốc

Bảng 3.6: Doanh thu theo cơ cấu thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: Doanh thu (tỷ VNĐ) – Tỷ trọng (%) Năm

Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Châu Á 105,117 53,81% 68,427 52,04% 76,937 51,60% Châu Mỹ 52,256 26,75% 37,211 28,30% 42,615 28,58% Châu Âu 30,643 15,69% 21,635 16,45% 26,244 17,60% Châu lục khác 7,331 3,75% 4,212 3,20% 3,297 2,21% Tổng 195,347 100,00% 131,485 100,00% 149,093 100,00%

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Focus Shipping Hà Nội

Trong các thị trường kinh doanh dịch vụ theo hình thức vận tải biển, có thể thấy Focus Shipping tập trung khai thác các tuyến: châu Á, châu Mỹ, châu Âu Trong đó, thị trường châu Á là thị trường đem về doanh thu lớn nhất đối với công ty, chiếm hơn 50% trong giai đoạn 2021-2023 (lần lượt đạt 53,81%; 52,04% và 51,60%) Doanh thu này chủ yếu đến từ việc giao nhận với thị trường Trung Quốc – quốc gia vốn là thị trường giao thương chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta Xếp sau châu Á là thị trường châu Mỹ với tuyến khai thác chính là Bắc Mỹ với các bang phía Bắc Hoa Kỳ và Canada Ngược lại với cơ cấu doanh thu từ thị trường châu Á có dấu hiệu giảm, cơ cấu doanh thu từ thị trường châu Mỹ lại có dấu hiệu tăng từ 26,75% năm

2021 lên 28,58% vào năm 2023 Nguyên nhân là do giai đoạn này chứng kiến nhiều biến động của ngành giao nhận vận tải, khi giá cước biển các tuyến đều đồng loạt tăng đáng kể Các tuyến ngắn như châu Á giá cước biển tăng 3-4 lần so với trước đại dịch, trong khi các tuyến châu Mỹ tăng lên 6-7 lần Bên cạnh đó, cơ cấu doanh thu từ thị trường châu Mỹ tăng là do khách hàng lớn của Focus Shipping là công ty Gốm Đất Việt có thêm các đơn hàng xuất khẩu mới tại thị trường Mỹ và Brazil Tỷ trọng doanh thu tại thị trường châu Âu trên tổng doanh thu chiếm tỷ trọng thấp do đây không phải tuyến khai thác cạnh tranh của công ty, tuy nhiên cũng có xu hướng tăng nhẹ với mức tăng gần 2% vào cuối năm 2023 a Dịch vụ vận tải đường hàng không

Ngoài vận tải đường biển, giao nhận bằng đường hàng không cũng là một lĩnh vực dịch vụ đem về cho công ty khoản doanh thu đáng kể (luôn chiếm hơn 25% tổng doanh thu) trong giai đoạn trên Năm 2021, trước tình trạng thiếu container, tắc nghẽn cảng…hoạt động vận tải biển bị ảnh hưởng tương đối lớn, công ty đã đẩy mạnh phục vụ vận chuyển hàng không, nâng cơ cấu doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng không lên tới 28% Năm 2022, khi tình hình vận tải biển đã ổn định trở lại, cùng với sự sụt giảm của các chuyến hàng vận chuyển thiết bị y tế (mặt hàng làm xu hướng vận chuyển hàng không năm 2021 tăng vào năm trước đó) đã khiến cho cơ cấu doanh thu của giao nhận đường hàng không giảm xuống còn 25% vào giai đoạn sau đó

Focus Shipping Hà Nội cung cấp dịch vụ vận chuyển door to airport, door to door tới các quốc gia trên thế giới Các chặng vận chuyển chính của công ty tới Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thailand, Trung Đông Focus Shipping

Hà Nội là đại lý cấp I của nhiều hãng hàng không quốc tế tại Việt Nam nên giá cước vận chuyển của công ty được đánh giá là tốt so với mặt bằng chung hiện nay

Bảng 3.7: Doanh thu theo cơ cấu thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023 Đơn vị:Doanh thu (tỷ VNĐ) – Tỷ trọng (%) Năm

Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Châu Á 48,831 40,61% 30,023 41,52% 34,425 42,70% Châu Mỹ 23,453 19,50% 13,644 18,87% 14,303 17,74% Châu Âu 45,347 37,71% 27,365 37,85% 30,057 37,28% Châu lục khác 2,625 2,18% 1,270 1,76% 1,830 2,27%

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Focus Shipping Hà Nội Công ty hiện đang khai thác các tuyến vận tải hàng hóa hàng không đi và đến từ khắp châu Âu, châu Á, châu Mỹ nhưng chủ yếu cũng vẫn là châu Á Đối với các hãng bay nước ngoài, hiện tại công ty cũng đã ký kết hợp đồng vận chuyển với một số hãng hàng không lớn, có tần suất bay cao, tải trọng lớn như Singapore Airlines, Thai Airways, Quatar Airways, Japan Airlines, Korean Airlines, Garuda Indonesia Airways… nhằm đẩy mạnh quy mô về khách hàng, giá cả Bên cạnh đó, các thị trường lớn như Đức, Pháp, Anh, công ty vẫn có các đơn hàng đều đặn hàng tuần của các khách hàng đã hợp tác lâu dài, giúp cho tỷ trọng doanh thu tại thị trường này chiếm cơ cấu doanh thu thứ hai với tỷ lệ khoảng 37% qua các năm Hai tuyến vận tải châu Á, châu Âu chủ yếu sử dụng để vận chuyển các mặt hàng như: dụng cụ y tế; các thiết bị, linh kiện điện tử Dù khối lượng vận chuyển không quá lớn nhưng doanh thu các mặt hàng đem lại là tương đối cao Với thị trường châu Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ, tuy đây không phải là thị trường chính

44 của công ty, nhưng với những tác động khách quan, nhất là khi hiệp định BTA được nâng cấp thì đây là một thị trường tiềm năng để công ty có thể khai thác sâu hơn b Dịch vụ vận tải nội địa

Cơ cấu doanh thu từ dịch vụ vận tải nội địa từ năm 2021 đến năm 2023 không có sự biến chuyển lớn Tuy loại hình dịch vụ này của Focus Shipping chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng độ ổn định luôn được duy trì ở mức 14% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2023

Dịch vụ vận tải nội địa của công ty chủ yếu phục vụ cho khách hàng sử dụng dịch vụ giao nhận và vận tải quốc tế của công ty Công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ các cảng đến các khu công nghiệp, kho bãi, nhà máy của khách hàng và ngược lại Focus Shipping luôn cố gắng khai thác triệt để các tuyến vận tải, địa điểm giao nhận hàng hàng hóa trong nước bằng xe tải và xe container Thực tế, công ty không xây dựng đội xe riêng mà tiến hành thuê ngoài toàn bộ các phương tiện phục vụ cho việc giao nhận hàng hóa nội địa từ một công ty chuyên vận tải khác trong nước Đội xe thuê ngoài được đánh giá tốt, có nhiều năm kinh nghiệm và có đầy đủ phương tiện cần thiết phục vụ cho nhu cầu vận tải của công ty Vào các mùa cao điểm, Focus Shipping cũng huy động thêm phương tiện từ các đội xe khác ở các tỉnh thành mà khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải nội địa Do phải đi thuê ngoài hoàn toàn nên dịch vụ vận tải nội địa tồn tại một số khó khăn như cước phí vận chuyển bị đẩy lên cao, không chủ động được phương tiện vận chuyển trong mùa cao điểm Một số tuyến vận tải đường bộ nội địa hoạt động thường xuyên của công ty như: tuyến KCN Sông Công, Thái Nguyên - Hải Phòng và ngược lại; tuyến KCN Việt Trì, Phú Thọ - Hải ; tuyến KCN Đồng Văn, Hà Nam - Hải Phòng c Dịch vụ thủ tục hải quan Đây là loại hình dịch vụ mà công ty chú trọng và phát triển ngay từ khi thành lập

Đánh giá sự phát triển dịch vụ logistics của chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội

Nhìn chung dịch vụ logistics của công ty ngày càng được hoàn thiện và phát Công ty đã và đang không ngừng thay đổi, phấn đấu và cải thiện để mang đến quý khách hàng và đối tác những dịch vụ tốt nhất, uy tín nhất

Thứ nhất, về cơ cấu dịch vụ của công ty

Từ ngày đầu thành lập chỉ với vài nhân viên và cung cấp một số dịch vụ truyền thống như: đại lý vận tải, gom hàng lẻ Đến nay, Focus Shipping Hà Nội đã có 35 nhân viên, bước đầu cung cấp đa dạng hơn các loại hình dịch vụ logistics Trong từng giai đoạn cụ thể, công ty đã có những chiến lược phù hợp với xu hướng phát triển logistics hiện đại và không ngừng làm mới các loại hình dịch vụ logistics của mình Trong các dịch vụ mũi nhọn thì loại hình dịch vụ chiếm doanh thu và lợi nhuận lớn nhất là giao nhận quốc tế, thủ tục hải quan, vận tải nội địa Điều này khẳng định công ty đang có định hướng phát triển dịch vụ phù hợp, theo kịp với thị trường

Thông qua việc liên doanh, liên kết với các công ty logistics khắp các châu lục, Focus Shipping đã và đang có được mạng lưới cung cấp rộng khắp và hiệu quả cả trong và ngoài nước; đồng thời có thể học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của các doanh nghiệp logistics nước ngoài cũng như áp dụng công nghệ mới, phù hợp với nhiều thị trường khác nhau, mở rộng quy mô các dịch vụ, tăng lượng khách hàng, từ đó phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

Thứ hai, về chất lượng dịch vụ logistics của công ty

Nhìn chung, Focus Shipping đã gây dựng lòng tin với chất lượng dịch vụ logistics của công ty qua việc luôn nhất quán trong vận hành và cung ứng dịch vụ, thực hiện đúng và trung thực các cam kết trong hợp đồng, luôn đảm bảo an toàn trong quá trình giao

56 hàng để bưu kiện của khách hàng luôn được giao đến trong tình trạng tốt và không bị hư hỏng Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình và ngày càng được nâng lên về số lượng và chất lượng Công ty có quy định về khóa đào tạo đối với nhân viên mới nhằm đảm bảo chất lượng nhân viên Việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên cung ứng dịch vụ logistics được chú trọng, tạo cho nhiêu viên môi trường làm việc thân thiện và hiệu quả Công ty có kế hoạch đào tạo, nội dung đào tạo và các hình thức đào tạo phù hợp với nguồn ngân sách và nhu cầu

Thứ ba, về quy trình cung ứng dịch vụ logistics của công ty

Trong giai đoạn năm 2021-2023, với tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp và sự suy thoái của kinh tế sau dịch bệnh, quy trình cung ứng dịch vụ logitiscs của công ty vẫn vận hành ổn định mặc dù gặp rất nhiều khó khăn Bằng cách thực hiện phương pháp làm việc từ xa đối với khối văn phòng cũng như áp dụng hệ thống thông tin - kỹ thuật và phần mềm FMS giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí; tình hình kinh doanh của Focus Shipping Hà Nội nhìn chung vẫn khá khả quan với mức doanh thu năm 2023 từ hoạt động cung ứng dịch vụ logistics là hơn 300 tỷ VND

Công ty cũng thành công đã tối ưu hóa quá trình lưu kho, vận chuyển hàng hóa; từ đó giảm thời gian cung ứng và chi phí trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics đường biển bằng việc ứng dụng các thiết bị hiện đại trong kho và bốc dỡ hàng hóa như: hệ thống bảo vệ 24/24, thiết bị chiếu sáng, thông gió theo các tiêu chuẩn GSP, xe forklift, xe cẩu tự hành,

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đã đạt được, dù công ty Focus Shipping đã luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhất công việc song vẫn không tránh khỏi những tồn tại, vướng mắc phát sinh khi thực hiện:

Thứ nhất, về cơ cấu dịch vụ của công ty

Trong giai đoạn 2021 - 2023, vận tải bằng đường hàng không và dịch vụ thủ tục hải quan có sự sụt giảm qua từng năm Chứng tỏ công ty chưa khai thác tốt tiềm năng từ hai dịch vụ này, mặc dù đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Điều này có

57 thể lý giải do việc phân bổ, tập trung nguồn lực cho các dịch vụ logitiscs khác nhau là chưa hợp lý

Công ty có tiến hành mở rộng dịch vụ cung cấp như: kinh doanh kho bãi, gom hàng, đóng gói bao bì, kí hiệu hàng hóa nhưng chưa thực sự chú trọng vào khai thác các loại hình này do chưa chủ động trong việc quy trình hóa, mô hình hóa các loại hình dịch vụ này Việc chưa đẩy mạnh cung cấp được chuỗi logistics toàn diện có thể khiến công ty giảm lợi nhuận và làm tăng áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ logistics

Thứ hai, về chất lượng dịch vụ logistics của công ty

Do sự thiếu hụt về tài chính cũng như năng lực quản lý, hiện tại công ty chưa chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics, bao gồm kho bãi, phương tiện vận chuyển và công nghệ thông tin Việc phụ thuộc vào các bên vận chuyển thuê ngoài gây phát sinh thêm một số tình huống rủi ro mà công ty khó nắm bắt, kiểm soát, đặc biệt trong các mùa cao điểm như: hàng hóa bị ứ đọng tại kho, thiếu các phương tiện xếp dỡ chuyên nghiệp khiến thời gian giao hàng bị chậm trễ hơn dự kiến Ngoài ra, thời gian giao nhận vẫn còn chậm trễ có thể là do sự thiếu liên kết giữa công ty với hãng tàu hay hãng hàng không Các sai sót này không chỉ khiến Focus Shipping phải mất một khoản chi phí để bồi thường thiệt hại mà còn khiến chất lượng dịch vụ của công ty bị giảm sút trong mắt khách hàng

Tuy đội ngũ lao động tại công ty được tuyển chọn, đào tạo tương đồi kỹ lưỡng để đảm bảo vê kiển thức nghiệp vụ, tuy nhiên đôi khi nhân viên vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện các quy trình làm hàng XNK như sai sót trong việc kiểm tra và đối chiếu thông tin hàng hóa dẫn đền việc công ty có thể phải bồi thường, ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín công ty Hay việc nhân viên chưa nắm bắt được những thay đổi của môi trường quốc tế hay cập nhật về luật pháp các nước, kinh nghiệm xử lý tình huống chưa nhanh dẫn đến thiếu sót trong quá trình giao nhận, Tình trạng này đặc biệt còn xảy ra nhiều với nhân viên mới, khi họ chưa có đủ kinh nghiệm đề tư vấn và giải quyết các vấn đề phát sinh cho khách hàng

Thứ ba, về quy trình cung ứng dịch vụ của công ty

Quy trình cung ứng dịch vụ logistics của công ty vẫn khá kém linh hoạt đối với các sự thay đổi về lịch trình của tàu hoặc các yêu cầu phát sinh của khách hàng Sự thay đổi và điều chỉnh của khách hàng gây khó khăn cho công ty trong việc thực hiện các điều kiện của hợp đồng và đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng Nguyên nhân tồn tại hạn chế này là do quy trình cung ứng dịch vụ và thủ tục của Focus Shipping được thiết kế cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt dẫn đến khó thay đổi hoặc điều chỉnh Điều này khiến công ty gặp khó khăn trong việc thích ứng với các sự thay đổi phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách hàng Ngoài ra, vấn đề còn do nhân viên cấp dưới không đủ quyền hạn để đưa ra quyết định trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi có sự thay đổi dẫn đến việc chậm trễ trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Quy trình cung ứng dịch vụ vẫn còn tồn tại các điểm hạn chế về việc tìm kiếm thông tin khách hàng và quá trình đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng Khâu tìm kiếm khách hàng của công ty vẫn chưa có chiến lược cụ thể và hiệu quả Sự phát triển của công ty phụ thuộc rất nhiều vào lượng khách hàng thường xuyên, tuy nhiên lượng khách hàng thường xuyên này còn tương đối ít, tăng trưởng chậm Các hợp đồng của công ty hiện nay có tỷ lệ lớn là hợp đồng nhỏ, không ổn định, các hợp đồng uỷ thác theo kế hoạch dài hạn chưa nhiều, đã gây khó khăn cho công ty trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, cũng như xây dựng chiến lược phát triển dài hạn Công ty cũng chưa có những biện pháp hiệu quả để thu hút thêm các khách hàng mới cho mình

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CP HÀNG HẢI TIÊU ĐIỂM HÀ NỘI

Dự báo thị trường và định hướng phát triển của chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội

4.1.1 Dự báo thị trường trong nước và quốc tế

Hiện nay, Việt Nam đang phát triển kinh tế và mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành logistics Dự báo thị trường dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn của ngành logistics Với hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, Việt Nam nổi lên là địa điểm sản xuất quan trọng, thu hút vốn FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU Các lĩnh vực máy móc và thiết bị điện, dệt may, điện tử… sẽ tiếp tục đóng góp lớn vào hoạt động xuất khẩu

Ngoài ra, với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có hiệu các FTA mới như FTA với UAE – quốc gia có hoạt động thương mại rất sôi động ở khu vực Trung Đông; hoặc FTA với khu vực Mercosur bao gồm 6 quốc gia tại Nam Mỹ để mở rộng thị trường sang Brazil, Mexico và một số FTA song phương, đa phương khác sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều thuận lợi, giúp thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường chuỗi giá trị ở các lĩnh vực, đặc biệt là ngành dịch vụ logistics

Về giá cước vận tải, sau hơn hai năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-

19, tưởng chừng như giá cước tài biển đã dần trở lại bình thường, tuy nhiên trước tình hình xung đột ở khu vực Trung Đông có khả năng lan rộng, giá cước vận chuyển hàng container dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao, kèm theo sự thiếu hụt container rỗng cũng sẽ tác động trực tiếp đến khả năng tăng giá sắp tới Hàng loạt chuyến tàu chở hàng đi qua Biển Đỏ đang phải thay đổi hải trình do lo ngại về các cuộc tấn công của các phiến quân cục đoan khiến cho thời gian giao hàng bị chậm trễ Nhiều công ty có nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuyên lục địa đã chuyển sang sử dụng dịch vụ vận tải hàng không như một giải pháp thay thế, dẫn tới giá cước vận tải dường không tăng mạnh Dù giá cước vận tải hàng không vẫn chưa đạt đến mức cao như trong thời kỳ dịch bệnh nhưng tính chất đột

60 ngột của cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ khiến tốc độ tăng giá cước nhanh hơn Các bất ổn chính trị liên tục xảy ra làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng nói chung và góp phần gia tăng thêm sự biến động của giá cước vận tải quốc tế nói riêng

Trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng, triển khai các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đẩy mạnh việc hoàn thiện hạ tầng thương mại phục vụ lưu thông, trong đó có lưu thông hàng hóa Về đường bộ, đã hoàn thành đưa vào khai thác nhiều đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam

Về đường sắt, đưa thêm một số ga vào khai thác liên vận quốc tế như ga Kép (Bắc Giang), nghiên cứu ga liên vận quốc tế Cao Xá (Hải Dương) phục vụ kết nối với Trung Quốc,…

Về đường thủy nội địa, đã hoàn thành và đưa vào khai thác cụm công trình kênh nối sông Đáy với sông Ninh Cơ Về đường biển, đã nạo vét nhiều luồng hàng hải quan trọng Về đường hàng không, triển khai xây dựng sân bay Long Thành và nâng cấp cải tạo nhiều sân bay khác như Côn Đảo, Điện Biên,… Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông tăng trưởng, thuận lợi hóa cho ngành dịch vụ logistics nói chung

4.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ logistics của công ty

Nhìn chung, định hướng của công ty trong giai đoạn 2025-2030 là tiếp tục phát triển một cách ổn định, toàn diện và trở thành một trong những doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng đầu miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung, tiến tới vươn xa hơn trên trường quốc tế Dựa trên cơ sở từ buổi phỏng vấn với cán bộ quản lý công ty Focus Shipping Hà Nội về kế hoạch định hướng phát triển công ty trong giai đoạn tiếp theo (cụ thể ở phụ lục 2), có thể khái quát định hướng phát triển dịch vụ logistics của công ty như sau:

Thứ nhất, phát triển mạnh mẽ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ logistics; đa dạng hóa các mặt hành kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo cung ứng thường xuyên kịp thời, duy trì các mặt hàng, các loại hình kinh doanh truyền thống của công ty Trong đó, dịch vụ giao nhận vận tải đường vẫn là loại hình chủ đạo theo xu hướng trong những năm tới Focus Shipping định hướng phát triển có trọng điểm dịch vụ cốt lõi là dịch vụ giao nhận vận tải đường biển cho loại hàng nguyên container (FCL), cung ứng các dịch vụ gia tăng tiện ích trong chuỗi logistics đối với lĩnh vực vận tải biển nhằm đáp ứng tối

61 đa nhu cầu khách hàng Ngoài ra, công ty còn định hướng đẩy mạnh sản lượng hàng hóa vận chuyển đường hàng không việc giữ vững và phát triển quan hệ đại lý hàng hóa đối với các hãng hàng không, tiếp cận những hãng uy tín để mở rộng khả năng làm Tổng đại lý, mở rộng quan hệ với Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan hữu quan tại cảng hàng không;

Thứ hai, đầu tư thêm hệ thống văn phòng chi nhánh, văn phòng giao dịch, hệ thống kho bãi, thiết bị vận tải (xe tải, xe chuyên dùng, …), máy móc hiện đại (xe forklift, xe nâng, xe cẩu tự hành, …) tại khu vực miền Bắc Điều này nhằm mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở nhiều khu vực khác

Thứ ba là đẩy mạnh công tác xúc tiến, marketing, tiếp thị, giữ vững thị trường và các mối quan hệ với những khách hàng thân thiết, hường xuyên Đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường mới, tăng số lượng khách hàng, đó cũng là điều kiện cốt yếu để mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh

Thứ tư là tiếp tục thực hiện việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp logistics cả trong và ngoài nước, kết hợp với các tập đoàn logistics để triển khai cung cấp các dịch vụ 3PL đa dạng, hoàn hảo hơn nữa trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Đề xuất giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội

4.2.1 Giải pháp về phát triển cơ cấu dịch vụ logistics a Dịch vụ vận tải đường biển

Tăng cường hợp tác với các công ty vận tải đường biển Điều này bao gồm việc thiết lập mối quan hệ đối tác vững chắc với các công ty vận tải đường biển đáng tin cậy Qua đó, công ty có thể đảm bảo quy trình vận chuyển hàng hóa trơn tru và hiệu quả, từ việc đặt chỗ, theo dõi hàng hoá, đến việc xử lý vấn đề và cung cấp thông tin liên quan đến lịch trình và vị trí hàng hóa Ngoài ra, để thúc đẩy khai thác đa dạng các tuyến vận tải, công ty có thể tiến hành ký kết thêm các hợp đồng với hãng tàu như: SM Line, Namsung, NYK, Hamburg Sud từ đó tạo ra mạng lưới cung cấp dịch vụ vận chuyển toàn cầu

Cùng với đó, Focus Shipping cần tập trung phát triển thêm các dịch vụ gia tăng đổi với khách hàng: phát triển khối dịch vụ loigistics theo hướng vận tải đa phương thức và mở rộng mạng lưới dịch vụ bằng việc xây dựng hệ thống đại lý rộng khắp trong và ngoài nước nhăm tăng sức cạnh tranh Công ty có thể đa dạng hóa các dịch vụ kết hợp cùng với dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển để hạn chế rủi ro, tăng doanh thu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng trong tương lai Ví dụ như các loại hình dịch vụ: Thu gom hàng lẻ, tư vấn XNK, đại lý thủ tục hải quan, đại lý thủ tục cho các hãng tàu, gom hàng lẻ xuất khẩu và chia hàng lẻ nhập khẩu qua kho CFS

Sử dụng công nghệ thông tin: Áp dụng các hệ thống quản lý kho tự động và hệ thống theo dõi vị trí hàng hóa để tăng cường khả năng theo dõi và quản lý thông tin vận tải đường biển Điều này giúp công ty có thể nắm bắt và giám sát tình trạng hàng hóa một cách chính xác và kịp thời

Hiện tại, Focus Shipping đang có lợi thế về dịch vụ vận tải tuyến Mỹ do trực tiếp sở hữu FMC Để tận dụng tốt điểm mạnh này, công ty cần đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể bao gồm nhóm mặt hàng hướng tới, đối tượng khách hàng tiềm năng, kiến thức liên quan đến giao hàng xuất khẩu sang Mỹ (khác biệt về phụ phí, các quy định về khai manifest…) nhằm khai tác tốt dịch vụ vận tải đường biển tại thị trường này Ngoài ra, Focus Shipping cũng nên nghiên cứu thêm một số thị trường và mặt hàng khác có triển vọng trong tương lai nhờ các FTA mà Việt Nam đã ký kết như RCEP (thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng về công nghệ thông tin, dệt may, da giày, nông nghiệp, ô tô và viễn thông giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Australia) hay EVFTA (thúc đẩy xuất khẩu nông sản, giày dép, dệt may sang EU), từ đó giúp công ty xác định được nhóm đối tượng khách hàng cần hướng đến để xây dựng các chiến lược và mục tiêu kinh doanh trong tương lai b Dịch vụ vận tải đường hàng không

Vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng có giá trị cao như linh kiện điện tử, may mặc,… Tuy nhiên, với cước phí vận tải biển ngày càng gia tăng do căng thẳng Biển Đỏ trong thời gian gần đây, một số loại mặt hàng đặc thù có thời gian lưu trữ ngắn như: thủy hải sản,

63 trái cây cũng đã chuyển sang vận chuyển bằng đường hàng không Để nắm bắt thời cơ trong giai đoạn này, Focus Shipping cần tập trung xây dựng mối quan hệ đối tác vững chắc với các hãng bay nhằm đảm bảo dịch vụ vận chuyển được diễn ra nhanh chóng và tin cậy

Focus Shipping hiện đang là thành viên của VLA và IATA, đây là một điều kiện tốt để xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ với nhiều đại lý uy tín khác Qua đó, công ty có cơ hội thâm nhập vào thị trường mà họ đang khai thác, đồng thời qua đó học hỏi được những kinh nghiệm quản lý tiên tiến cũng như nâng cao trình độ giao nhận cho nhân viên và chất lượng dịch vụ giao nhận được nâng cao hơn Tránh được những sai lầm, bỡ ngỡ gây mất thêm chi phí Đồng thời nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng theo dõi và quản lý thông tin hàng hóa, công ty có thể sử dụng các hệ thống quản lý và theo dõi thông tin vận tải hàng không, bao gồm việc đặt chỗ, theo dõi lịch trình và thông báo về thay đổi nhằm quản lý thông tin vận tải hàng không một cách hiệu quả c Dịch vụ vận tải nội địa

Công ty cần thiết lập mối quan hệ đối tác vững chắc với các nhà vận chuyển nội địa để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm và thời gian Mạng lưới đối tác vận tải nội địa đáng tin cậy giúp công ty có thể đáp ứng nhanh chóng và đáng tin cậy yêu cầu của khách hàng

Ngoài ra, vì hiện tại công ty đang thuê ngoài toàn bộ đội xe vận tải Do vậy, đối với đơn vị vận tải thuê ngoài, việc theo dõi, đánh giá là hoàn toàn cần thiết để rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng dịch vụ hoặc lựa chọn dịch vụ vận tải khác phù hợp hơn Việc đánh giá nhà cung câp của công ty phải sử dụng các tiêu chí đánh giá rõ ràng và tính tổng điểm chính xác để đánh giá nhà cung cấp một cách công bằng và khách quan và thường được thực hiện theo chu kỳ 3 tháng Nhờ đó giúp công ty xác định và đề xuất các giải pháp kịp thời đến đúng nhà cung câp tốt Đối với nghiệp vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, chất lượng của loại dịch vụ này phụ thuộc khá nhiều vào hệ thống phương tiện vận chuyển Thực tế cho thấy rằng tại các điểm giao nhận hàng hóa tại kho với đường bộ thường xảy ra tình

64 trạng thiếu các hệ thống xe cẩu, xe nâng dẫn đến thời gian vận chuyển bị kéo dài và nếu như không kịp thông quan sẽ phát sinh chi phí lưu kho bãi Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng và đánh giá năng lực cung ứng không tốt Vậy nên để đảm bảo phát triển dịch vụ vận tải nội địa về lâu dài, công ty nên đầu tư các hệ thống xe vận tải nhằm đáp ứng thuận lợi nhu cầu khách hàng d Dịch vụ thủ tục hải quan

Công ty cần thiết lập mối quan hệ tốt với các cơ quan hải quan để đơn giản hóa và tăng tốc quy trình thông quan hàng hóa Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hải quan giúp công ty có được sự hỗ trợ và tư vấn trong việc xử lý giấy tờ, thanh toán thuế và tuân thủ các quy định hải quan

Xây dựng một hệ thống dữ liệu đồng bộ, các ban trong công ty đều có thể truy cập để các ban có thể biết rõ ban khác đang làm công đoạn nào, cần phải làm công đoạn nào đề đảm bảo công việc được thông suốt không bị gián đoạn Công ty có thể sử dụng các hệ thống quản lý thông tin hải quan để đơn giản hóa quy trình khai báo thông tin, xử lý giấy tờ và thanh toán thuế Điều này giúp giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa quy trình thông quan

Công tác thủ tục hải quan đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao từ phía nhân viên của công ty giao nhận Do vậy, nhân viên công ty cần hiểu rõ các đặc điểm của hàng hóa và sử dụng biểu thuế theo quy định của Bộ Tài chính để đối chiếu và tính toán mức thuế chính xác, vì độ chính xác trong việc áp thuế là rất quan trọng Nhân viên luôn phải cập nhật các thông tin, văn bản hướng dẫn như: thông tư 14/2015/TT- 34 BTC (quy định về hàng hóa cấm, hạn chế xuất nhập); nội dung hợp nhất thông tư 38/2015/TT-BTC và thông tư 39/2018/TT-BTC (quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế và quản lý thuế xuất nhập khẩu)

4.2.2 Giải pháp về phát triển chất lượng dịch vụ logistics Để đảm bảo thời gian giao hàng đúng như đã thỏa thuận, Focus Shipping cần phải xác định các tuyến đường cố định, phương tiện vận tái có thể lưu thông và kích thước của lô hàng Ngoài ra, công ty cần đầu tư thêm hệ thống xe tải chở hàng để chủ động hơn nhằm đảm bảo sự an toàn, thuận tiện và nhanh chóng trong quá trình vận chuyển

65 hàng hóa cho khách hàng Nguồn lực cơ sở vật chất (kho bãi, hãng xe, máy móc nâng hạ, ) là yếu tố cơ bản nhất để nâng cao chất lượng của doanh nghiệp nói riêng và phát triển dịch vụ logistics tổng thể nói chung Focus Shipping cần nhanh chóng lên kế hoạch đầu tư đội xe nhằm kiểm soát chi phí hiệu quả hơn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ công ty

Kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh Công ty CP Hàng hải Tiêu điểm Hà Nội

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về logistics

Rà soát các văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến logistics, sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics nói chung và từng ngành cụ thể (vận tải, kho bãi, giao nhận, giám định…), nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logistics Về chính sách, luật phát trong nước; cần sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến logistics trong Luật Thương mại, tạo nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò và vị trí của logistics - phân phối, lưu thông hàng hóa trong kinh tế thị trường Theo đó, cần rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý logistics, nhất là, chính sách phí, lệ phí, tháo gỡ các rào cản đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường Sửa đổi chính sách phí, lệ phí liên quan đến logistics, áp dụng phí dịch vụ sử dụng hạ tầng giao thông và phí tại cảng theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động logistics Ngoài ra, chính phủ cần rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics tại WTO, ASEAN và các FTA Kiến nghị các biện pháp đảm bảo tính tương

68 thích trong cam kết về logistics tại các diễn đàn quốc tế, giữa cam kết quốc tế về logistics với pháp luật trong nước Điều chỉnh bổ sung chính sách, pháp luật về logistics tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ logistics cũng như doanh nghiệp logistics trong nước

Thứ hai, hoàn thiện hạ tầng logistics theo hướng đồng bộ

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hạ tầng ngành logistics của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045; xây dựng các quy hoạch chi tiết về thiết lập, hiện đại hóa các hành lang vận tải quốc gia và quốc tế; quy hoạch hệ thống cảng biển, cảng cạn, cảng hàng không, đường sắt, đường bộ đồng bộ; quy hoạch các trung tâm logistics đồng bộ, gắn với quy hoạch chung, với các mục tiêu phát triển của địa phương, khu vực, vùng miền, quốc gia Phát triển đồng bộ 3 nhóm hạ tầng logistics: hạ tầng giao thông vận tải (gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không cùng với hệ thống công trình phụ trợ như đường sá, nhà ga, sân bay và các cảng biển), hạ tầng công nghệ (gồm hệ thống phần mềm và thiết bị điện tử phục vụ cho việc quản lý quy trình, quản lý vận chuyển, lưu kho và kiểm kê ) và hạ tầng kết nối (gồm các trung tâm logistics, cảng cạn/ICD) nhằm phục vụ tốt cho quy trình cung ứng dịch vụ logistics Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào hạ tầng logistics: Ban hành chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực logistics và phát triển kết cấu hạ tầng logistics; nới lỏng tỷ lệ vốn đầu tư vào logistics trên vốn đầu tư nước ngoài để không kìm hãm nguồn vốn FDI vào logistics Việt Nam; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về đất đai, thủ tục đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng logistics Đầu tư phát triển các khu công nghiệp logistics, cụm logistics, trung tâm logistics nhằm góp phần giảm áp lực quá tải lên đường bộ, đường hàng không, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, đặc biệt là giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp

Thứ ba, nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ

Ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp logistics, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển thị trường, đào tạo, tiếp cận thông tin; Hỗ trợ khởi nghiệp đối với các doanh nghiệp dịch

69 vụ logistics và các doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển công nghệ ứng dụng cho hoạt động logistics Ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển dịch vụ logistics Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics

Có cơ chế, chính sách để khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp logistics, doanh nghiêp vận tải biển chủ động liên doanh, liên kết với doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường bộ để cung cấp các dịch vụ vận tải đa phương thức, cũng như dịch vụ logistics trọn gói

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực logistics

Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics; nâng cao công tác đào tạo và tính hiệu quả

Ban hành và thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ logistics Thiết lập các chương trình quốc gia về nguồn nhân lực logistics

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics một cách bài bản, chuyên sâu để xây dựng đội ngũ nhân lực logistics có tác phong chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, ứng dụng tốt công nghệ thông tin vừa am hiểu hệ thống pháp luật, thông lệ của nước sở tại, hiểu pháp luật quốc tế và có mối quan hệ rộng khắp trên thế giới

4.3.2 Đối với ban bộ ngành, tổ chức liên quan

Thứ nhất, đơn giản hóa thủ tục hải quan theo hướng chuyên môn hóa hiện đại hóa giúp việc thông quan hàng hóa nhanh chóng Cơ quan hải quan cần tiến hành cải cách thủ tục hành chính trong ngành hải quan để tạo cơ chế thông thoáng, nhanh gọn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan

Thứ hai, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác khai báo hải quan điện tử Hải quan điện tử có rất nhiều ưu điểm nhưng hiện nay còn rất nhiều khâu chưa đồng bộ nên việc thực hiện còn nhiều trở ngại: đường truyền nối với hải quan điện

70 tử hay bị tắc nghẽn, lại chưa được kết nối với các ban, ngành liên quan (các tổ chức thương mại, cơ quan thuế, kho bạc, ngân hàng…) để có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho việc thông quan hàng hóa Mở rộng việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát hàng hóa tại cảng biển và sử dụng chữ ký số khi khai báo các thông tin liên quan đến hàng hoá nhập khẩu

Thứ ba, tăng cường đào tạo và chia sẻ thông tin

Ngành hải quan cần phải công khai tất cả các quy định, thủ tục hải quan, chính sách pháp luật cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến công tác thông quan hàng hóa nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Cơ quan Hải quan cần phải có hướng dẫn cụ thể, chỉ ra cái sai cho doanh nghiệp, theo từng trường hợp mà xử lý từ cảnh cáo đến phạt hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh và thực hiện đúng pháp luật

Nhà nước, hiệp hội logistics cần đẩy mạnh tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, chuyên đề về các chủ đề pháp lý, kỹ thuật nghiệp vụ giao nhận giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới nhằm tạo cơ hội trao đổi, hợp tác và học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế cho các hội viên.

Đề xuất của sinh viên trong thời gian thực tập

a Đề xuất của sinh viên đã được triển khai tại đơn vị thực tập

Trong thời gian thực tập tại công ty Focus Shipping với vị trí thực tập sinh kinh doanh, nhận thấy được một số bất cập trong quá trình thực tập, tác giả xin đề xuất một kiến nghị như sau:

Hiện tại, lượng khách hàng của nhân viên kinh doanh (nhân viên sales) đang đảm nhận phần lớn là những khách hàng cũ đã sử dụng dịch vụ; chỉ có một phần nhỏ là khách hàng mới, tuy nhiên đây đều là khách hàng do được người quen giới thiệu Đây là một tín hiệu tốt chứng minh uy tín và chất lượng dịch vụ của công ty Focus Shipping nhưng đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy sự thiếu chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng của nhân viên công ty Để khắc phục tình trạng này, Focus Shipping nên thiết lập KPI về việc số lượng khách hàng mới cần tìm kiếm và liên hệ mỗi tuần Ngoài ra, xét về đặc thù ngành kinh doanh dịch vụ; việc trao đổi, gặp mặt khách hàng trực tiếp là rất quan

71 trọng nhằm củng cố sự tin tưởng của khách hàng về dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp Vì vậy Focus Shipping cần khuyến khích việc gặp mặt trao đổi trực tiếp bằng cách hỗ trợ nhân viên kinh doanh chi phí, phương tiện đi lại và một số khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình gặp mặt và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng

Bên cạnh gặp mặt trực tiếp, việc trao đổi với khách hàng qua các nền tảng mạng xã hội đang dần trở thành xu hướng hàng đầu trong thời đại như hiện nay Trong đó, mạng xã hội Zalo là một trong những nền tảng phổ biến trong việc giữ mối liên kết giữa nhân viên sales và khách hàng Vì vậy, việc xây dựng một quy trình quảng bá là rất quan trọng với công ty Đây không chỉ là phương tiện để quảng bá, mà còn là phương thức để tạo ấn tượng với khách hàng Nhân viên sales của công ty có thể xây dựng thương hiệu cá nhân của mình qua mạng xã hội zalo bằng cách thường xuyên đăng bài cập nhật tin tức thị trường logistics, xen kẽ cùng với các bài đăng về các dự án nổi bật của công ty nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng Trong đó, đặc biệt chú ý một số quy chuẩn khi đăng bài như: chèn thông tin liên lạc gồm tên làm việc, tên công ty, số điện thoại, email, logo công ty vào mỗi bài đăng, ảnh mới; đăng bài đều đặn vào khung giờ cố định mỗi tuần

Công ty cần có định hướng chính sách và thời gian rõ ràng trong việc đào tạo các ứng viên thực tập Ngoài ra công ty cần tạo điều kiện đề các cán bộ phụ trách hướng dẫn có cơ hội và thời gian nhiều hơn trong việc giao lưu, trao đổi các kỹ năng nghiệp vụ cũng như là văn hóa công ty đến các ứng viên thực tập

Ngoài ra, để khuyến khích các thực tập sinh, công ty có thể tổ chức khen thưởng cho các ứng viên có thành tích tốt trong quá trình thực tập; cân nhắc các ứng viên có thái độ, chuyên môn tốt lên thử việc chính thức nhằm chiêu mộ các ứng viên tiềm năng cũng như rút ngắn thời gian tuyển dụng nhân sự mới cho công ty b Đề xuất của sinh viên đã được triển khai tại đơn vị thực tập

Trong quá trình học tập và rèn luyện, nhà trường nói chung và khoa nói riêng đã tạo nhiều điều kiện để sinh viên có thể rèn luyện các kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học, thuyết trình và làm việc nhóm Sau quá trình thực tập tại doanh nghiệp, nhận thấy chương trình đào tạo tại trường với những kiến thức chuyên môn được biên soạn khá sát

72 với thực tế; song, đề tài xin được đề xuất với nhà trường một số kiến nghị giúp sinh viên có thể tự tin hơn khi bước vào thị trường lao động như sau:

Nhà trường, khoa và bộ môn có thể tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc với doanh nghiệp trong mỗi môn học chuyên ngành nhằm giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế, làm quen với môi trường làm việc và hiểu rõ hơn những kiến thức đã học

Từ đó, sinh viên có thể sớm định hình được nghề nghiệp và tự tin hơn khi ra trường

Nhà trường, khoa và bộ môn có thể cân nhắc bổ sung lớp tiếng anh chuyên ngành sát với nghiệp vụ xuất nhập khẩu, logistics của sinh viên Cắt giảm các học phần đại cương không quá cần thiết; bổ sung thêm một số học phần chuyên ngành chi tiết mang tính thực tiễn cao với chương trình học dựa trên các chứng chỉ nghiệp vụ chuyên ngành nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh như hiện nay

Nhà trường, khoa và bộ môn chuyên ngành có thể cân nhắc thay đổi hình thức thi kết thúc bộ môn Thay vì kiểm tra giấy truyền thống, một số môn học có thể chuyển sang hình thức kiểm tra vấn đáp, thuyết trình và phản biện cá nhân nhằm tạo nên trải nghiệm học đa dạng và đánh giá xác thực dựa trên năng lực của sinh viên

Ngoài ra, khuyến khích nhà trường có thể bổ sung thêm các chương trình, hội thảo bàn luận về: quyền lợi liên quan đến lao động nói chung và lao động nữ nói riêng; quyền lợi liên quan đến tiền lương, tiền thưởng; quyền lợi trong thời gian thử việc; các chính sách bảo hiểm; thuế thu nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước nhằm trang bị tốt hơn kiến thức về thị trường lao động cũng như để bảo vệ quyền lợi của sinh viên khi bước vào thị trường lao động sắp tới

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1  Hình 2.1: Các thành phần tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
1 Hình 2.1: Các thành phần tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ (Trang 6)
Hình 2.1: Các thành phần tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ logistics  Nguồn: An Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 2018  Người gửi hàng (shipper): Là bên sở hữu hàng hóa và có nhu cầu vận chuyển  hàng hóa đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian xác đị - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Hình 2.1 Các thành phần tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ logistics Nguồn: An Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 2018 Người gửi hàng (shipper): Là bên sở hữu hàng hóa và có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian xác đị (Trang 21)
Hình 2.2: Hệ thống cung ứng dịch vụ logistics - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Hình 2.2 Hệ thống cung ứng dịch vụ logistics (Trang 26)
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức công ty Focus Shipping Hà Nội - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức công ty Focus Shipping Hà Nội (Trang 35)
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Focus Shipping Hà Nội giai  đoạn 2021 – 2023 - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023 (Trang 37)
Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán - phần tài sản và nguồn vốn (rút gọn) của công  ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023 - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Bảng 3.2 Bảng cân đối kế toán - phần tài sản và nguồn vốn (rút gọn) của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023 (Trang 44)
Bảng 3.3: Tổng hợp số lượng nhân lực theo phòng ban của công ty Focus  Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023 - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Bảng 3.3 Tổng hợp số lượng nhân lực theo phòng ban của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023 (Trang 45)
Bảng 3.4: Cơ cấu và tỷ trọng nhân lực theo các tiêu chí của công ty Focus  Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023 - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Bảng 3.4 Cơ cấu và tỷ trọng nhân lực theo các tiêu chí của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023 (Trang 46)
Bảng 3.5: Doanh thu theo cơ cấu loại hình dịch vụ của công ty Focus Shipping Hà  Nội giai đoạn 2021-2023 - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Bảng 3.5 Doanh thu theo cơ cấu loại hình dịch vụ của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023 (Trang 47)
Bảng 3.6: Doanh thu theo cơ cấu thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường  biển của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023 - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Bảng 3.6 Doanh thu theo cơ cấu thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023 (Trang 48)
Bảng 3.7: Doanh thu theo cơ cấu thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường  hàng không của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023 - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Bảng 3.7 Doanh thu theo cơ cấu thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của công ty Focus Shipping Hà Nội giai đoạn 2021-2023 (Trang 50)
Bảng 3.8. Bảng mô tả kết quả khảo sát về sự tin cậy - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Bảng 3.8. Bảng mô tả kết quả khảo sát về sự tin cậy (Trang 53)
Bảng 3.9. Bảng mô tả kết quả khảo sát về khả năng đáp ứng - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Bảng 3.9. Bảng mô tả kết quả khảo sát về khả năng đáp ứng (Trang 54)
Bảng 3.10. Bảng mô tả kết quả khảo sát về chất lượng nhân viên phục vụ - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Bảng 3.10. Bảng mô tả kết quả khảo sát về chất lượng nhân viên phục vụ (Trang 56)
Bảng 3.11. Bảng mô tả kết quả khảo sát về phương tiện hữu hình - phát triển dịch vụ logistics tại chi nhánh công ty cổ phần hàng hải tiêu điểm hà nội
Bảng 3.11. Bảng mô tả kết quả khảo sát về phương tiện hữu hình (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w