1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ Án môn học Đề Án tài chính tiền tệ Đ Ề tài thuế công cụ của chính sách tài khóa tại việt nam

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Thuyết Hối Tiếc
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Thúy Nga
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Học Hành Vi
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 507,41 KB

Nội dung

1.3 Lý thuyết hối tiếc: Nhiều nghiên cứu thần kinh và hành vi đã chứng minh rằng cảm xúc có vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi, không chỉ đơn thuần là những phản ứng sinh l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

 -BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC HÀNH VI

ĐỀ TÀI

LÝ THUYẾT HỐI TIẾC

Hà Nội, 11/2024

GV hướng dẫn : TS Hoàng Thị Thúy Nga

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

NỘI DUNG 1

CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT HỐI TIẾC 1

1.1 Lý thuyết lợi ích kỳ vọng: 1

1.2 Lý thuyết triển vọng: 1

1.3 Lý thuyết hối tiếc: 1

1.3.1 Cảm xúc hối tiếc: 2

1.3.2 Lý thuyết hối tiếc: 2

CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG MINH HỌA 3

2.1 Tình huống: 3

2.2 Phân tích: 3

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 4

KẾT LUẬN 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 7

Trang 3

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

LÝ THUYẾT HỐI TIẾC

1.1 Lý thuyết lợi ích kỳ vọng:

Trước khi lý thuyết hối tiếc xuất hiện, lý thuyết lợi ích kỳ vọng của Von Neumann

và Morgenstern được xem là mô hình phổ biến trong việc giải thích cách con người đưa

ra các quyết định kinh tế Theo lý thuyết này, người ra quyết định luôn tính toán một cách hợp lý các khả năng và lựa chọn phương án mang lại giá trị kỳ vọng cao nhất

Tuy nhiên, nghịch lý Allais (1953) đã thách thức lý thuyết lợi ích kỳ vọng khi cho thấy con người thường không hành xử theo các giả định lý trí Con người thường chọn phương án chắc chắn, ngay cả khi các phương án khác có lợi ích kỳ vọng cao hơn Điều này đặt ra câu hỏi về tính hợp lý của người ra quyết định

Trang 4

1.2 Lý thuyết triển vọng:

Lý thuyết triển vọng (Daniel Kahneman và Amos Tversky, 1979) là một bước tiến lớn trong việc thay đổi cách tiếp cận truyền thống Họ chỉ ra rằng con người có xu hướng

ra quyết định dựa trên cảm xúc và cảm nhận về tổn thất, thay vì chỉ dựa trên các tính toán

lý trí Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn tập trung chủ yếu vào tính toán lợi ích và tổn thất, chưa nhấn mạnh được ảnh hưởng của cảm xúc đến việc ra quyết định

1.3 Lý thuyết hối tiếc:

Nhiều nghiên cứu thần kinh và hành vi đã chứng minh rằng cảm xúc có vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi, không chỉ đơn thuần là những phản ứng sinh lý

mà còn là kết quả của quá trình nhận thức và đánh giá tình huống (Richard Lazarus và Susan Folkman, 1984) Quyết định của con người không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố

lý trí mà còn chịu tác động mạnh mẽ từ cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc hối tiếc (Loomes & Sugden, 1982)

Trang 5

1.3.1 Cảm xúc hối tiếc:

Cảm xúc hối tiếc là cảm giác không hài lòng khi nhận ra rằng một lựa chọn khác

có thể đã dẫn đến kết quả tốt hơn Hối tiếc thường xuất hiện khi có sự so sánh giữa kết quả thực tế với kết quả giả định của các lựa chọn không được chọn Đây là một cảm giác tiêu cực  thường dẫn đến những thay đổi trong hành vi ra quyết định nhằm tránh hối tiếc trong tương lai (Giorgio Coricelli và cộng sự, 2007)

Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc hối tiếc

Thứ nhất, tính khả thi của lựa chọn thay thế: nếu lựa chọn thay thế dễ dàng thực hiện, thì cảm giác hối tiếc sẽ mạnh hơn Thứ hai, tính đặc biệt của tình huống: trong những tình huống quan trọng cảm giác hối tiếc thường sâu sắc hơn Thứ ba, tính cách cá

nhân: 1 số người dễ cảm thấy hối tiếc hơn người khác

1.3.2 Lý thuyết hối tiếc:

Lý thuyết hối tiếc, được phát triển bởi Graham Loomes và Robert Sugden, cùng với nghiên cứu của David E Bell vào năm 1982 đã kết hợp cảm xúc vào các mô hình kinh

Trang 6

tế, nhằm nghiên cứu về cách con người đối phó và ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn, đặc biệt là khi họ phải đối mặt với thất bại hoặc kết quả không mong đợi

Lý thuyết hối tiếc cho rằng niềm vui của con người không chỉ xuất phát từ kết quả

mà họ đạt được mà còn bị ảnh hưởng bởi những gì có thể xảy ra nếu họ chọn một lựa chọn khác Nếu một cá nhân chọn một hành động nhưng biết rằng một lựa chọn khác sẽ đem lại kết quả tốt hơn, họ sẽ cảm thấy hối tiếc, làm giảm niềm vui từ lựa chọn hiện tại Ngược lại, nếu lựa chọn hiện tại tốt hơn lựa chọn không được chọn, cá nhân đó sẽ cảm thấy hài lòng hơn

Ngoài giá trị kỳ vọng tối ưu, khi ra quyết định trong điều kiện rủi ro, con người cũng phải đối mặt với yếu tố cảm xúc Lý thuyết hối tiếc là một trong những lý thuyết sớm nhất đưa cảm xúc vào phân tích hành vi kinh tế, đặc biệt là cảm giác hối tiếc – một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định trong những tình huống không chắc chắn Nhờ đó, lý thuyết này không chỉ giải thích được sự phi lý trong hành vi kinh tế mà còn khẳng định vai trò quan trọng của cảm xúc trong việc định hình quyết định của con người

Trang 7

CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG MINH HỌA

2.1 Tình huống:

Vào năm 1979, Trung Quốc chính thức áp dụng chính sách một con trong bối cảnh dân số nước này vượt ngưỡng 970 triệu người, gây áp lực lớn lên tài nguyên, giáo dục, và

y tế Đây là biện pháp kiểm soát dân số khắc nghiệt được thực hiện với các biện pháp cưỡng chế quyết liệt

Những gia đình sinh con thứ hai bị áp dụng các hình phạt như phạt tiền nặng, tước quyền lợi phúc lợi xã hội, hoặc sa thải công việc trong khu vực nhà nước Trong một số trường hợp nghiêm trọng, chính quyền địa phương thực hiện cưỡng chế triệt sản hoặc phá thai bắt buộc, kể cả khi thai đã ở giai đoạn muộn

Hệ quả của chính sách một con bắt đầu bộc lộ sau nhiều thập kỷ thực hiện Tỷ lệ sinh giảm mạnh dẫn đến dân số già hóa nhanh chóng, gây áp lực lớn lên hệ thống phúc lợi

và thiếu hụt lao động trầm trọng Đồng thời, tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng xảy ra do văn hóa trọng nam khinh nữ và tình trạng phá thai chọn lọc giới tính

Trang 8

Đến năm 2015, chính phủ Trung Quốc nhận thấy những hậu quả nghiêm trọng của chính sách này nên đã chính thức bãi bỏ và cho phép mỗi gia đình sinh hai con Tuy nhiên, điều này không cải thiện được tỷ lệ sinh do tâm lý ngại sinh con và áp lực kinh tế ngày càng cao Năm 2021, chính phủ tiếp tục mở rộng chính sách, cho phép sinh ba con và đưa

ra hàng loạt biện pháp hỗ trợ như giảm thuế, trợ cấp tiền mặt, mở rộng dịch vụ chăm sóc trẻ em, và cấp quyền đăng ký hộ khẩu cho những trẻ bị giấu diếm trước đây

2.2 Phân tích:

Hối tiếc về hậu quả: Chính phủ Trung Quốc ban đầu áp dụng chính sách một con

để kiểm soát sự bùng nổ dân số, giúp giảm áp lực lên tài nguyên và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Đây là 1 biện pháp quyết liệt và thích hợp vào thời điểm đó, nhưng sau này nó quá khắt khe và không còn phù hợp nữa Sau hàng thập kỷ, chính sách này đã gây ra các hệ quả tiêu cực như già hóa dân số nhanh chóng, tỷ lệ sinh thấp, thiếu hụt lao động trẻ và mất cân bằng giới tính nghiêm trọng Chính phủ Trung Quốc không hối tiếc vì đã thực hiện

Trang 9

chính sách này, mà hối tiếc vì không điều chỉnh kịp thời và dẫn đến những hệ quả không đáng có

Hối tiếc khi so sánh với lựa chọn khác: Cảm giác hối tiếc của chính phủ còn bắt nguồn từ việc so sánh kết quả hiện tại với những lựa chọn khác có thể đã mang lại kết quả tốt hơn Nếu chính phủ lựa chọn các biện pháp kiểm soát dân số mềm dẻo hơn vào thời điểm thích hợp, chẳng hạn như khuyến khích kế hoạch hóa gia đình, thay vì áp dụng chính sách cưỡng chế trong thời gian dài, họ có thể đã tránh được những hậu quả như sự thiếu hụt lao động trong tương lai và dân số già hóa

Hành vi điều chỉnh hối tiếc: Khi nhận ra những vấn đề nghiêm trọng do chính sách một con gây ra, nhằm tránh lặp lại sai lầm, chính phủ bắt đầu nới lỏng chính sách dân số vào năm 2015 bằng việc chính thức bãi bỏ chính sách một con và cho phép mỗi gia đình sinh hai con rồi tiếp tục mở rộng chính sách, cho phép sinh ba con và đưa ra hàng loạt biện pháp hỗ trợ vào năm 2021

Trang 10

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Để tránh hối tiếc trong tương lai sau khi ban hành chính sách, chính phủ Trung Quốc có thể xem xét các chính sách và kế hoạch dưới đây

Dự báo dài hạn và đánh giá tác động toàn diện: Chính phủ cần đầu tư vào

nghiên cứu và dự báo các kịch bản dài hạn để đánh giá kỹ các tác động tiềm năng của chính sách đối với dân số, kinh tế và xã hội Điều này sẽ giúp chính phủ hiểu rõ hơn về các

hệ quả có thể xảy ra và đưa ra các lựa chọn có cơ sở, hạn chế khả năng phải điều chỉnh muộn màng

Điều chỉnh chính sách dân số linh hoạt và kịp thời: Thay vì duy trì các chính

sách kiểm soát dân số cứng nhắc trong thời gian dài, chính phủ nên chú ý sớm tới các vấn

đề xã hội và áp dụng các biện pháp mềm dẻo hơn vào đúng thời điểm để tránh những hậu quả không mong muốn

Thử nghiệm chính sách quy mô nhỏ trước khi mở rộng: Chính phủ có thể triển

Trang 11

tác động thực tế và thu thập phản hồi Việc thử nghiệm trước giúp điều chỉnh chính sách nếu cần thiết trước khi áp dụng toàn diện, tránh được những sai lầm lớn và hạn chế hối tiếc sau này

Đầu tư vào các chương trình hỗ trợ gia đình: Để tăng tỉ lệ sinh trước tình hình

già hóa dân số, thiếu hụt lao động, chính phủ có thể cân nhắc phương án trợ cấp tài chính cho các gia đình có nhiều con, hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe và giáo dục miễn phí để khuyến khích sinh đẻ Điều này sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính cho các gia đình, và khuyến khích các gia đình sinh con

Tăng cường giáo dục và thúc đẩy bình đẳng giới: Tổ chức các chiến dịch giáo

dục về bình đẳng giới và xóa bỏ định kiến về việc sinh con trai, khuyến khích xã hội thay đổi cách nhìn nhận đối với các bé gái Khi không còn áp lực xã hội về giới tính, các gia đình sẽ có sự lựa chọn tự do hơn, giúp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính

Trang 12

KẾT LUẬN

Trong thực tế lý thuyết hối tiếc giúp chúng ta hiểu rõ hơn tại sao con người lại đưa

ra những quyết định không hoàn toàn hợp lý Đối với cá nhân lý thuyết hối tiếc cho rằng con người ra quyết định dựa trên cảm xúc thường quyết định dựa trên việc tránh cảm giác hối tiếc Điều này có thể dẫn đến việc họ chọn phương án an toàn hơn, ngay cả khi không phải là lựa chọn tối ưu, điều này giải thích được tại sao trong đầu tư, con người có thể chọn phương án có lợi suất thấp hơn nhưng an toàn hơn vì họ sợ hối tiếc nếu phương án rủi ro hơn thất bại Đối với doanh nghiệp việc áp dụng lý thuyết hối tiếc rất quan trọng đặc biệt trong chiến lược quảng cáo khi quảng cáo cho thấy khách hàng không mua ngay lập tức, họ có thể bỏ lỡ cơ hội tốt nhất và hối tiếc nhằm thúc đẩy quyết định mua hàng Trong đầu tư doanh nghiệp ra quyết định đầu tư thay vì chấp nhận rủi ro cao hơn để đạt lợi nhuận cao hơn, họ quyết định chọn phương án an toàn hơn để tránh những hối tiếc tiềm ẩn Đối với chính phủ việc sử dụng lý thuyết hối tiếc trong việc hoạch định chính sách để đạt được mục đích mong muốn Chọn phương án mang lại giá trị tốt nhất, chính phủ khi đưa

Trang 13

ra chính sách cần tìm cách cân bằng giữa việc tránh hối tiếc và thúc đẩy sự đổi mới Điều này đòi hỏi một khung phân tích rủi ro kỹ lưỡng, khả năng đối mặt với những hậu quả không mong muốn và một cơ chế đánh giá hiệu quả để rút kinh nghiệm từ những quyết định đã đưa ra

Trong khi lý thuyết lợi ích kỳ vọng tập trung vào tính toán một cách hợp lý các khả năng và lựa chọn phương án mang lại giá trị kỳ vọng cao nhất, lý thuyết hối tiếc đã đề cập đến tình trạng tâm lý của con người đó chính là cảm xúc hối tiếc khi đưa ra các quyết định, giải thích tại sao con người đưa ra những quyết định không lý tính theo quan điểm của lý thuyết lợi ích kỳ vọng Từ đó cho thấy cảm xúc cũng là nhân tố tác động đến việc đưa ra quyết định

Dựa trên lý thuyết hối tiếc, để tránh cảm giác hối tiếc, cần kiểm soát cảm xúc không để bị chi phối khi đưa ra các quyết định và đánh giá khách quan dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn Áp dụng lý thuyết hối tiếc giúp đưa ra những quyết định tốt hơn dựa trên hối tiếc trong quá khứ và giảm thiểu cảm giác hối tiếc trong tương lai

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tham khảo:

[1] Baddeley, M (2013) Behavioral Economics and Finance (pp 67-69) Routledge

Tài liệu online:

[1] Nga, H T T (2024) Chapter 5 Slide 35, 36 [PowerPoint slides] Behavioural

Economics National Economics University

[2] Finance Strategists (n.d.) Regret theory in investment management Retrieved

November 10, 2024, from

https://www.financestrategists.com/wealth-management/investment-management/ regret-theory/#what-is-regret-theory

Ngày đăng: 04/12/2024, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w