1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch Để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế do tác động của đại dịch Covid – 19, trong chính sách tài khóa cần sử dụng và phối hợp các công cụ như thế nào? Liên hệ tình hình sử dụng các công cụ Chính sách tài khóa thời gian qua của Chính phủ và

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế do tác động của đại dịch Covid – 19, trong chính sách tài khóa cần sử dụng và phối hợp các công cụ như thế nào?
Thể loại Bài thu hoạch
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 38,05 KB

Nội dung

BÀI THU HOẠCH CHỦ ĐỀ 3: Theo đồng chí, để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế do tác động của đại dịch Covid – 19, trong chính sách tài khóa cần sử dụng và phối hợp các công cụ như thế nào? Liên hệ tình hình sử dụng các công cụ Chính sách tài khóa thời gian qua của Chính phủ và địa phương? Bài Làm I. MỞ ĐẦU Thời gian qua, tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố không thuận lợi, đặc biệt là sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã làm suy thoái kinh tế, suy giảm tăng trưởng, thương mại, đầu tư, sản xuất, việc làm, năng suất và thu nhập toàn cầu. Cùng với đó, Việt Nam là một quốc gia đang thực hiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập quốc tế nên chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến hoạt động thương mại và đầu tư, hàng loạt chuỗi cung ứng bị đứt gãy và hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động, thu hẹp quy mô. Nhiều lao động bị mất việc làm và thu nhập, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, mất mác, thiệt hại không chỉ của cải vật chất mà còn cướp đi một số tính mạng của con người không may khi bị nhiễm Covid-19… Mặc dù vậy, Việt Nam đã có những giải pháp hữu hiệu, những quyết sách đúng đắn, hợp tình, hợp lý để kiểm soát dịch bệnh một cách thích ứng, linh hoạt, hiệu quả góp phần khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế và đang trên đà tăng trưởng trở lại. Có được kết quả ấy, không thể không nhắc đến một chính sách góp phần tăng trưởng cho kinh tế, đó là chính sách tài khóa, nhờ có chính sách tài khóa mà Chính phủ và các địa phương đã sử dụng và phối hợp các công cụ một cách hiệu quả góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19 gây ra.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

I MỞ ĐẦU 1

II NỘI DUNG 1

1 Cơ sở lý luận 1

2 Sử dụng và phối hợp các công cụ trong chính sách tài khóa 2

3 Liên hệ tình hình sử dụng các công cụ chính sách tài khóa 4

III KẾT LUẬN 10

Trang 2

BÀI THU HOẠCH

CHỦ ĐỀ 3: Theo đồng chí, để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế do tác động của

đại dịch Covid – 19, trong chính sách tài khóa cần sử dụng và phối hợp các công cụ như thế nào? Liên hệ tình hình sử dụng các công cụ Chính sách tài khóa thời gian qua của Chính phủ và địa phương?

Bài Làm

I MỞ ĐẦU

Thời gian qua, tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp và có nhiều yếu

tố không thuận lợi, đặc biệt là sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã làm suy thoái kinh tế, suy giảm tăng trưởng, thương mại, đầu tư, sản xuất, việc làm, năng suất và thu nhập toàn cầu

Cùng với đó, Việt Nam là một quốc gia đang thực hiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập quốc tế nên chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến hoạt động thương mại và đầu tư, hàng loạt chuỗi cung ứng bị đứt gãy và hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực Nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động, thu hẹp quy mô Nhiều lao động bị mất việc làm và thu nhập, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, mất mác, thiệt hại không chỉ của cải vật chất mà còn cướp đi một số tính mạng của con người không may khi bị nhiễm Covid-19…

Mặc dù vậy, Việt Nam đã có những giải pháp hữu hiệu, những quyết sách đúng đắn, hợp tình, hợp lý để kiểm soát dịch bệnh một cách thích ứng, linh hoạt, hiệu quả góp phần khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế và đang trên đà tăng trưởng trở lại Có được kết quả ấy, không thể không nhắc đến một chính sách góp phần tăng trưởng cho kinh tế, đó là chính sách tài khóa, nhờ có chính sách tài khóa

mà Chính phủ và các địa phương đã sử dụng và phối hợp các công cụ một cách hiệu quả góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19 gây ra

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Trang 3

1.1 Một số khái niệm

Khái niệm chính sách: Chính sách là tổng hợp các hoạt động của chủ thể quản

lý trong khuôn khổ nguồn lực (bao gồm nhân lực, vật lực và thời gian) có hạn nhằm đạt được hệ thống mục tiêu đề ra

Khái niệm chính sách kinh tế vĩ mô: Chính sách kinh tế vĩ mô là một tập hợp

các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm sử dụng tiềm lực kinh tế mà nhà nước có thể chi phối để thay đổi trạng thái thị trường, qua đó điều tiết hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng, hướng họ thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà xã hội mong muốn

Hay nói cách khác, chính sách kinh tế vĩ mô, một mặt tuân theo quy luật kinh

tế thị trường, mặc khác nhà nước dùng biện pháp hành chính can thiệp vào nền kinh

tế khi tối cần thiết, cách làm như vậy là chính sách kinh tế vĩ mô

Khái niệm chính sách tài khóa: Chính sách tài khóa là các quyết định của

Chỉnh phủ về ngân sách nhà nước nhằm ổn định thị trường, phân phối công bằng và kích thích nền kinh tế phát triển bền vững

1.2 Đặc điểm của chính sách tài khóa

Thứ nhất, chủ thể của chính sách tài khóa là bộ máy quản lý ngân sách nhà

nước với cơ cấu và chế độ phân cấp phức tạp

Thứ hai, đối tượng tác động trực tiếp của chính sách tài khóa là tất cả các chủ

thể lỉên quan đến thuế và hưởng lợi từ chi ngân sách nhà nước nên rất đa dạng, trong một số trường hợp có lợi ích mâu thuẫn với nhau

Thứ ba, chính sách tài khóa là chính sách đa mục tiêu do chính tác động của

các công cụ của nó

1.3 Các công cụ của chính sách tài khóa

Thứ nhất, công cụ thuế.

Thứ hai, công cụ chi ngân sách nhà

nước Thứ ba, cân đối ngân sách nhà

nước.

2 Sử dụng và phối hợp các công cụ trong chính sách tài khóa để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19

Trang 4

Từ cơ sở lý luận nêu trên, để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế do tác động

Trang 5

của đại dịch Covid-19 cần sử dụng và phối hợp các công cụ chính sách tài khóa như sau:

Thứ nhất, đối với công cụ thuế: đại dịch Covid-19 đã làm cho nền kinh tế

nước ta bị suy thoái, tăng trưởng ở mức dưới 5% ( với 2,91% năm 2020 và 2,58% năm 2021), do đó đòi hỏi nhà nước sử dụng công cụ thuế để khắc phục tình trạng suy thoái, trì trệ Tức phải giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn hoặc ngành nghề nào đó truyền đi thông điệp khuyến khích đầu tư Bên cạnh

đó, khi nền kinh tế suy thoái, Chính phủ thường giảm thuế thu nhập cho dân cư, hoãn thu hoặc giảm thuế thu từ doanh nghiệp để kích thích tiêu dùng, khuyến khích đầu tư, kích hoạt quá trình hồi phục và tăng trưởng kinh tế

Ví dụ: Chính phủ đã có chính sách về giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp, giảm giá điện…

Thứ hai, đối với công cụ chi ngân sách nhà nước: Thường dùng hơn là chính

sách tăng chi tiêu của nhà nước nhằm kích cầu, kích cung khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, trì trệ thông qua các biện pháp như tăng tài trợ cho khu vực tư hoặc tăng đầu tư công Cơ quan nhà nước có thể tăng tài trợ nhằm bổ sung thu nhập cho các nhóm dân cư gặp khó khăn do tình trạng thất nghiệp cao hoặc tài trợ cho các doanh nghiệp, giúp họ vượt qua khó khăn

Ví dụ: Do ảnh hưởng của đại dịch covid-19, năm 2020 Chính phủ đã chi gói kích cầu 62 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn, sau đó tiếp tục chi 16 nghìn tỷ đồng thông qua hoạt động tín dụng Ngân hàng chính sách – xã hội Đến năm 2021, Chính phủ tiếp tục chi 26 nghìn tỷ cho đối tượng lao động bị yếu thế ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Thứ ba, cân đối ngân sách nhà nước: Khi nền kinh tế tăng trưởng, Chính phủ

các nước có xu hướng tăng chi cho phúc lợi xã hội nên phần ngân sách tiết kiệm được thường không nhiều Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng, Nhà nước bắt buộc phải chi tiêu lớn để hỗ trợ đầu tư tư nhân và bảo trợ xã hội Khoa học kinh tế đã chứng minh số nhân chi tiêu có tác động mạnh hơn số nhân thuế nên có thể sử dụng phương pháp thâm hụt ngân sách tích cực nhằm tăng chi đầu tư công, tạo điều kiện khuyến khích tăng đầu tư tư nhân, qua đó kích thích tăng trường kinh

Trang 6

tế ở mức độ cao, nuôi dưỡng nguồn thu, tạo nguồn thu cân bằng ngân sách trong dài hạn

Ngày nay, các cơ quan nhà nước thường sử dụng cân đối tích cực ngân sách nhà nước nhằm góp phần ổn định vĩ mô, kích thích tăng trưởng Công cụ chính của cân đối ngân sách tích cực là các kế hoạch vay nợ công và quản lý nợ công trong giới hạn an toàn tài chính công đi đôi với chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng cung cấp vốn cho đầu tư phát triển thông qua các tính toán cân bằng ngân sách trong dài hạn

3 Liên hệ tình hình sử dụng các công cụ chính sách tài khóa thời gian qua của Chính phủ và địa phương

3.1 Tình hình sử dụng các công cụ chính sách tài khóa thời gian qua của Chính phủ

Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, Nhà nước Việt Nam đã tích cực sử dụng chính sách tài khóa trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đặc biệt là trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI

Nhà nước Việt Nam đã tiến hành cải cách hệ thống thuế và xử lý các vấn đề chi tiêu ngân sách nhà nước phù hợp với cơ chế vận hành của thị trường, qua đó tạo điều kiện thực thi ngày càng tốt hơn chính sách tài khóa

Đặc biệt, trước tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước ta nói riêng và thế giới nói chung Tuy nhiên, Chính phủ đã điều chỉnh,

sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và người dân…và đạt một số kết quả như sau:

* Kết quả đạt được:

Thứ nhất, nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp các khoản thuế

và tiền thuê đất, phí, lệ phí Cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 Tổng giá trị hỗ trợ về thuế năm 2020 khoảng 129 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm khoảng 31,5 nghìn tỷ đồng Năm 2021, khoảng 118 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 115 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm trên 3 nghìn tỷ đồng

Trước tác động nghiêm trọng của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, Bộ Tài chính

Trang 7

đã đề xuất, trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 4 giải pháp

bổ sung về miễn, giảm thuế gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác trong các quý III và

IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại các địa bàn chịu tác động của dịch COVID-19; giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ trong nhiều ngành nghề; miễn tiền chậm nộp phát sinh đối với các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ năm 2020

Thứ hai, về thu ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã chỉ đạo quyết liệt quản

lý thu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phấn đấu tăng thu ở những địa bàn, lĩnh vực có điều kiện, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế Nhờ đà tăng trưởng của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lợi từ chính sách nới lỏng về tài khóa, tiền tệ như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước; tăng thu từ tăng giá dầu thô (bình quân 10 tháng đạt 65,6 USD/thùng, cao hơn 20,6 USD/thùng so với giá dự toán); tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu (đến nay, kim ngạch xuất, nhập khẩu vẫn duy trì đà tăng trưởng cao) Kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước 10 tháng đã đạt 90,9% dự toán và chúng tôi đang phấn đấu thu ngân sách nhà nước cả năm 2021 vượt dự toán

Thứ ba, về chi ngân sách nhà nước, để chủ động ưu tiên cân đối nguồn cho

phòng chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, kinh phí công tác trong

và ngoài nước, tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho phòng, chống dịch Covid-19 Các địa phương chủ động sử dụng nguồn dự phòng, dự trữ và nguồn lực hợp pháp khác (gồm tiền lương còn dư) để chi phòng, chống dịch Covid-19

Thứ tư, rất nhiều chủ trương, chính sách được ban hành và tổ chức thực hiện

Trang 8

một cách có hiệu quả đối với tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất trong năm 2021, Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19…Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 và các Thông tư số 03/2021/TT-NHNN, Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01, cụ thể:

Trong quý I năm 2020, nhằm giảm tác động gây suy thoái của đại dịch

Covid-19, Nhà nước Việt Nam đã chủ động đưa ra một số gói kích cầu như: gói 62.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn; gói 16.000 tỷ đồng thông qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội; gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 250.000 tỷ đồng Ngoài ra, Nhà nước còn cho phép các doanh nghiệp gặp khó khăn chậm nộp thuế, phí bảo hiếm, phí công đoàn, giảm 10% giá điện Đến năm 2021 tiếp tục chi gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tượng lao động tự do, yếu thế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19…

Đặc biệt, gần đây nhất Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, song với đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội, qua đó nhiều lĩnh vực được hỗ trợ về vốn, lãi suất, an sinh xã hội….với tổng gói kích cầu tới 350.000 tỷ đồng sẽ góp phần cho doanh nghiệp, người dân…tạo thu nhập, ổn định sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới

* Hạn chế:

Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt được thì việc sử dụng chính sách tài khóa của Chính phủ thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như:

Một là, tiến độ giải ngân các gói kích cầu khá chậm nên tác động kích thích

Trang 9

tiêu dùng và đầu tư không kịp thời Nhiều khoản chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước không hiệu quả, thể hiện ở các dự án thua lỗ Chi ngân sách nhà nước lớn, thu ngân sách nhà nước khó khăn đã dẫn đến tình trạng liên tục bội chi ngân sách nhà nước, một số năm tỷ lệ bội chi cao

Hai là, những khó khăn về thủ tục nên gói hỗ trợ cho vay 16.000 tỷ đồng lãi

suất 0% dành cho doanh nghiệp để trả lương cho người lao động mất việc vì COVID-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/QĐ-TTg từ năm 2020 gần như không có được kết quả bao nhiêu Hay gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vay theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/QĐ-TTg, số doanh nghiệp nộp hồ

sơ vay vốn trả lương cho người lao động rất ít so với nhu cầu mà lý do bởi các điều kiện doanh nghiệp khó đáp ứng được trong điều kiện bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh

3.2 Tình hình sử dụng các công cụ chính sách tài khóa thời gian qua ở tỉnh “C”

Thời gian qua, trước diễn biến của đại dịch Covid-19, “C” đã chịu tác động đến phát triển kinh tế nhưng nhờ sử dụng hiệu quả các công cụ chính sách tài khóa

và một số chính sách có liên quan nên tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng như: với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và sự phối hợp nhịp nhàng của các ngành, các cấp trong tỉnh, tính đến cuối năm 2021 ngành Thuế đã thu được 3.734 tỷ 086 triệu đồng, đạt 113,9% so với dự toán Trung ương giao và đạt 111,9% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước

Bên cạnh đó, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là từ khi bùng dịch sau đợt người dân từ thành phố Hồ chí Minh, Bình Dương…về quê đã bùng phát dịch nghiêm trọng nhưng với sự quyết tâm chính trị cao, các cấp, các ngành tiếp tục chủ động quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội, trong đó tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép “Vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, vừa phục hồi phát triển kinh tế”; đẩy mạnh triển khai thực hiện thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về ban hành quy định tạm

Trang 10

thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, tỉnh đã ban hành nhiều chính hỗ trợ cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, lao động tự do bị mất việc làm, người yếu thế như ban hành Quyết định 310/QĐ-UBND ngày 17/7/2021 về việc quy định đối tượng, mức chi chính sách liên quan đến hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, qua đó đã hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng nhằm giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống… song song với đó là hàng loạt các chính sách được miễn, giảm thuế được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất như triển khai thực hiện Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất trong năm 2021, Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19, ……Qua đó, giúp

“C” đạt mức tăng trường kinh tế kha tốt, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,05% so cùng kỳ, đứng thứ nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long

Mặc dù đạt được một số kết quả khá quan trọng nhưng cũng còn một số hạn chế nhất định, cụ thể:

Việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế

và hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Đặc biệt từ cuối tháng 4/2021, dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh và kéo dài đến cuối năm 2021 “C” phải thực hiện nhiều lần giãn cách và phong tỏa nhiều địa bàn trọng yếu để phòng chống dịch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nhiều hoạt động sản xuất

- kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, nhất là Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết và Nhà máy Bia là 2 đơn vị nộp ngân sách nhà nước trọng yếu của tỉnh Thêm vào đó, Trung ương có nhiều chính sách giãn, giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho

hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp và đây cũng là áp lực cho công tác thu ngân sách phải chịu tác động kép Cụ thể, Trung ương giao 3.277 tỷ đồng và HĐND tỉnh giao thêm 60 tỷ đồng, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trên diện rộng thì thật

Ngày đăng: 13/06/2024, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w