Các công cụ của chính sách tiền tệ được sử dụng nhằm nới lỏng các điều kiệntài chính, giảm bớt áp lực về thanh khoản, từ đó tạo dư địa tài khóa cho Chính phủđể hỗ trợ tháo gỡ khó khăn ch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING THƯƠNG MẠI
Giáo viên hướng dẫn:
Hà Nội, ngày tháng… năm…
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
I Cơ sở lý luận 4
1.1 Chính sách tài khóa 4
1.1.1 Khái niệm chính sách tài khóa 4
1.1.2 Mục tiêu chính sách tài khóa 4
1.1.3 Công cụ chính sách tài khóa 4
1.2 Chính sách tiền tệ 4
1.2.1 Khái niệm chính sách tiền tệ 4
1.2.2 Mục tiêu chính sách tiền tệ 5
1.2.3 Công cụ chính sách tiền tệ 5
II Tác động của Covid 19 đến doanh nghiệp Viêt Nam 9
2.1 Thực trạng 9
2.2 Kết luận 12
2.2.1 Tác động tích cực 12
2.2.2 Tác động tiêu cực 13
III Những chính sách (CSTK và CSTT) mà chính phủ đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp mùa Covid 15
3.1 Chính sách tài khóa 15
3.1.1.Chi tiêu chính phủ 15
3.1.2.Chính sách thuế 17
3.2 Chính sách tiền tệ 20
3.2.1 Hoạt động thị trường mở 21
3.2.2 Thay đổi lãi suất 22
3.2.3.Điều hành tỷ giá 24
3.2.4 Điều hành tín dụng 24
3.2.5 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 25
IV Kết luận 26
Trang 3nỗ lực đưa ra các chính sách nhằm khắc phục,hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khókhăn và giảm thấp nhất thiệt hại kinh tế có thể xảy ra Đặc biệt, việc áp dụng linhhoạt,triển khai kịp thời và phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sáchtiền tệ giúp ngăn ngừa tình trạng mất việc làm và thu nhập của người dân, cácdoanh nghiệp tránh được phá sản và tạo điều kiện để phục hồi nền kinh tế bềnvững Các công cụ của chính sách tiền tệ được sử dụng nhằm nới lỏng các điều kiệntài chính, giảm bớt áp lực về thanh khoản, từ đó tạo dư địa tài khóa cho Chính phủ
để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.Chính sách tài khóathực hiện tăng chi tiêu, giảm khoản thu (thông qua miễn thuế), trợ cấp thất nghiệp.Kết hợp hài hòa giữa hai chính sách, Việt Nam đã thể hiện được khả năng kiểmsoát dịch tốt và biến khủng hoảng thành cơ hội với bước đầu thực hiện được mụctiêu kép “ vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế ”
Trang 4I Cơ sở lý luận
1.1 Chính sách tài khóa
1.1.1 Khái niệm chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế và chi tiêu công để điềutiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế Chi tiêu công là bộ phận cấu thành nê tổngcầu của nền kinh tế Bên cạnh đó, thuế ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của các hộ giađình và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Do đó, quyết định về chi tiêu công vàthuế của Chính phủ có tác động đến chi tiêu chung của nền kinh tế
1.1.2 Mục tiêu chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa được sử dụng nhằm hướng nền kinh tế đạt tới những mụctiêu đã đề ra
- Trong ngắn hạn, những mục tiêu đó là tăng trưởng sản lượng, ổn định giá cả,giảm tỷ lệ thất nghiệp
- Trong dài hạn, có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn qua tác động đến cơ cấu đầu tư của nền kinh tế trong dài hạn
1.1.3 Công cụ chính sách tài khóa
Để thực hiện chính sách tài khóa, Chính phủ sử dụng hai công cụ là chi tiêu của Chính phủ và thuế
- Chi tiêu của Chính phủ (G): Sự thay đổi trong chi tiêu của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi tiêu của toàn xã hội
- Thuế (T): Là hình thức chủ yếu của thu ngân sách nhà nước Thuế là nguồn thu bắt buộc để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước
1.2 Chính sách tiền tệ
1.2.1 Khái niệm chính sách tiền tệ
Trang 5Chính sách tiền tệ là hệ thống các giải pháp và công cụ quản lý vĩ mô của nhànước về tiền tệ do ngân hàng Trung ương (NHTW) khởi thảo và thực thi nhằm ổnđịnh giá trị đồng tiền,hướng nền kinh tế vào sản lượng và việc làm mong muốn.Trong một khoảng thời gian nhất định, tuỳ theo điều kiện cụ thể của nền kinh
tế, Chính sách tiền tệ có thể được hoạch định theo hai hướng:
– Chính sách tiền tệ mở rộng: Trong trường hợp này, Chính sách tiền tệ nhằmchống suy thoái kinh tế và thất nghiệp, tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sảnxuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng – chính sách tiền tệ chốngthất nghiệp
– Chính sách tiền tệ thắt chặt: Trường hợp này, Chính sách tiền tệ nhằm chốnglạm phát kìm hãm sự phát triển “quá nóng” của nền kinh tế, giảm cung tiền, tăng lãisuất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng – chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền
1.2.2 Mục tiêu chính sách tiền tệ
Ổn định giá cả kiểm soát lạm phát
Tăng trưởng kinh tế
Cân bằng cán cân thanh toán
Tạo được nhiều việc làm hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp
Trang 6 NHTW tăng dự trữ bắt buộc =>các NHTM dự trữ nhiều hơn=>số tiền chovay ít hơn =>cung tiền giảm NHTW giảm dự trữ bắt buộc=>các NHTMphải dự trữ ít hơn=>số tiền cho vay nhiều hơn=>cung tiền tăng.
Ưu điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý của Nhà nước nên giúp
NHTW chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của
nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc làảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền)
Nhược điểm: Tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó
rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt độngkinh doanh của các NHTM
Chính sách chiết khấu
Chiết khấu là một trong những hình thức cho vay của NHTW đối với cácNHTM Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt NHTW đã làmtăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũngnhư khai thông được năng lực thanh toán của họ
NHTW tăng lãi suất chiết khấu NHTM phải trả giá cao hơn cho các khoảnvay từ NHTW=>hạn chế vay =>tăng dự trữ thực tế=>giảm cung tiền NHTWgiảm lãi suất chiết khấu NHTM phải trả giá thấp hơn cho các khoản vay từNHTW=>tích cưc vay=>giảm dự trữ thực tế=>tăng cung tiền
Ưu điểm: Chính sách tái chiết khấu giúp NHTW thực hiện vai trò là người
cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi các NHTM gặp khó khăn trongthanh toán, và có thế kiểm soát được hoạt động tín dụng của các NHTMđồng thời có thể tác động tới việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh
tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể
Trang 7 Nhược điểm: hiệu quả của công cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho
vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó,sai lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường
Hoạt động thị trường mở
Đây là biện pháp mà NHTW tuỳ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ củamình, có thể mua hoặc bán các giấy tờ có giá mà chủ yếu là tín phiếu kho bạcNhà nước trên thị trường mở để làm thay đổi lượng tiền cung ứng trong lưuthông
Muốn tăng tiền trong lưu thông thì NHTW mua một lượng trái phiếu nhấtđịnh Muốn giảm lượng tiền trong lưu thông thì NHTW bán ra một lượng tráiphiếu nhất định
Ưu điểm: thị trường chủ động không gây xáo trộn NHTM
Nhược điểm: không phát huy tác dụng nếu thị trường trái phiếu không phát
và NHTW có thể kiểm soát được mức cung tiền
Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo
7
Trang 8 Ưu điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục
tiêu của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điềukiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp
Nhược điểm: Dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì
thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từchính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế Mặt khác việc thay đổi quyđịnh điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạtđộng kinh doanh
Hạn mức tín dụng:
Quản lý hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại là việc NHTW quyđịnh tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng haymột tỷ lệ tăng trưởng nào đó trong một thời gian nhất định (thông thườngmột năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình
Cơ chế tác động: Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối vớilượng tiền cung ứng, việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng chonền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mụctiêu của NHTM
Ưu điểm: Giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi
các công cụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất caotrong những giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nềnkinh tế
Nhược điểm: Có thể triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM, làm
giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhiều hình thức tíndụng ngoài sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhucầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên
Trang 9II Tác động của Covid 19 đến doanh nghiệp Viêt Nam
2.1 Thực trạng
Tác động của dịch Covid-19 đến việc thành lập mới và tồn tại của doanh nghiệp
Do tác động của dịch bệnh Covid-19, tình hình sản xuất kinh doanh ở hầu hếtcác nhóm ngành đều gặp khó khăn, cùng với tâm lý e ngại, thận trọng của các nhàđầu tư khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên số lượng doanh nghiệp (DN) thành lậpmới giảm đáng kể, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm
2020 lần đầu tiên có sự sụt giảm so với các kỳ 4 tháng đầu năm trong giai đoạn2015-2020 (giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2019) Nhiều DN phải ngừng kinhdoanh hoặc giải thể Số lượng DN đã hoàn thành xong thủ tục giải thể trong 9 thángđầu năm 2020 là 12.089 DN Phần lớn là DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưutrú và ăn uống, lĩnh vực giáo dục và đào tạo, lĩnh vực dịch vụ việc làm và du lịch,kinh doanh bất động sản
Tác động của dịch Covid-19 đến các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp Việt Nam
Một số ngành có thể thấy ngay mức độ ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như:Ngành dịch vụ, du lịch, nhà hàng, tuy nhiên một số ngành bị ảnh hưởng gián tiếp
do thu nhập người dân giảm, giảm mua sắm như bất động sản, thời trang… Những
DN có nguồn vốn lớn có thể cầm cự được nhưng với những DN nhỏ và siêu nhỏ,
hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nguồn vốn còn hạn chế thì đây là khó khăn lớn Với nhữngtác động như:
Đầu vào nguyên vật liệu:
Nhiều lĩnh vực sản xuất của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên,nhiên liệu nhập khẩu, chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU Khidịch Covid-19 xảy ra, việc hạn chế đi lại, thông thương đã ảnh hưởng đến nguồn
Trang 10nguyên, vật liệu đầu vào của DN, bao gồm các DN sản xuất hoá chất nông nghiệpnhư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; các DN dệt may, da giầy, sản xuất giấy, sảnphẩm từ gỗ, sản xuất kinh doanh thép; các DN khai khoáng xây dựng
Các DN này thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào đã ảnh hưởng đến hoạt độngsản xuất kinh doanh, hoàn thành các đơn hàng đã đặt trước, từ đó ảnh hưởng đếndoanh thu và uy tín của DN
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ:
Dịch Covid-19 xảy ra và nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới làm sức muacủa nền kinh tế toàn cầu giảm, hoạt động giao thương hạn chế, dẫn đến việc giãn,huỷ, hoãn các đơn đặt hàng, gây sụt giảm kim ngạch xuất khẩu và làm giảm sảnlượng, doanh thu của DN Điều này ảnh hưởng đến nhiều DN ở nhiều ngành, lĩnhvực khác nhau
- Lĩnh vực nông-lâm nghiệp, thuỷ sản: Covid-19 hạn chế hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá của các DN trong lĩnh vực này Nhiều mặt hàng nông-thuỷ sản gặpkhó khăn khi xuất khẩu ra các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,
EU, ASEAN
Với các DN dệt may, da giầy, sản xuất giấy, sản phẩm từ gỗ thì đầu ra cho sảnphẩm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do sụt giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước vàquốc tế, nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU Nhiều DN của Mỹ,
EU đã tuyên bố tạm ngừng nhận các đơn hàng dệt may, đồ gỗ từ Việt Nam Các
DN Hàn Quốc dù không tuyên bố chính thức nhưng cũng đã chủ động tạm ngừngcác đơn hàng của các DN Việt Nam Trong khi, các DN dệt may chuyển hướngsang sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát thì một sốngành khác như da giày vẫn chưa tìm được sản phẩm thay thế
- Nhóm ngành dịch vụ như du lịch, vận tải, kho bãi, bán lẻ, tài chính ngânhàng bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo chịu ảnh
Trang 11hưởng mạnh do biến động về tổng cầu Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là ngành Du lịch(dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống và lữ hành) Do dịch bệnh lan rộng, nhiều quốcgia thực hiện các biện pháp phong toả, hạn chế đi lại, tăng cường kiểm dịch nênnhu cầu du lịch xuyên biên giới sụt giảm Nhu cầu du lịch trong nước cũng giảm do
lo ngại dịch bệnh và do thu nhập của người dân giảm Làn sóng dịch bệnh thứ 2 xảy
ra với diễn biến phức tạp đã tiếp tục gây ảnh hưởng đến các DN
Theo Hiệp hội DN Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), các DN ngành vận tảikho bãi cũng chịu tác động không nhỏ bởi dịch bệnh Các đường bay trong nước,quốc tế đóng cửa, doanh thu ngành vận tải hàng không, đường sắt, đường bộ giảmmạnh
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng chịu ảnh hưởng mạnh của đại dịchCovid-19, trong đó có lĩnh vực cho thuê mặt bằng thương mại, văn phòng cho thuê,khách sạn, căn hộ Nhân viên tại các sàn giao dịch bất động sản thiếu nguồn cung
để chào hàng và cả nguồn cầu để giao dịch, dẫn đến không có doanh thu Nhiều mặtbằng kinh doanh bị trả lại hoặc giảm giá thuê Nhiều DN bất động sản lâm vào tìnhtrạng phải tạm dừng hoạt động
Dòng tiền của doanh nghiệp:
Các DN chịu ảnh hưởng mạnh của đại dịch do gặp khó khăn trong tiêu thụ sảnphẩm nên DN chịu căng thẳng về dòng tiền Nhiều DN chỉ quan tâm đến các biệnpháp cắt giảm dòng tiền chi ra trong bối cảnh doanh thu hạn chế DN có nguy cơphá sản do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương cho người laođộng, chi trả tiền lãi vay ngân hàng, chi phí thuê mặt bằng, các khoản thuế, phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí khác, DN không cân đối được thuchi
Từ các tác động chung của Covid-19 đối với doanh nghiệp, giúp ta thấy được tác động tích cực và tiêu cực
Trang 122.2 Kết luận
2.2.1 Tác động tích cực
- Theo đánh giá của cộng đồng DN, đến thời điểm trung tuần tháng 9 năm
2020 có tới trên 80% doanh nghiệp đang chịu tác động tiêu cực do ảnhhưởng của đại dịch Tuy vậy, cũng có 3,3% số doanh nghiệp nhận được ảnhhưởng tích cực từ đại dịch, các doanh nghiệp này hoạt động trong nhữngngành như bảo hiểm, y tế, bưu chính và chuyển phát,
VD:
Lĩnh vực dịch vụ y tế: chịu tác động hai chiều nhưng tiêu cực nhiều hơn.
Điểm tích cực là đầu tư và chi ngân sách cho lĩnh vực này đã và đangtăng (+1,5% so với cùng kỳ năm 2019), tiềm năng phát triển lâu dài sángsủa
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, kết quả hoạtđộng của các doanh nghiệp bưu chính trong 6 tháng đầu năm về cơ bảnvẫn tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019, với doanh thu ước đạt 14.100
tỷ đồng, tăng 4%; sản lượng gói, kiện hơn 377 triệu, tăng 40%
- Tác động từ dịch Covid-19 tạo ra nhận thức mới, xu hướng chuyển dịchtrong thị hiếu tiêu dùng, giao dịch thương mại mới trên nguyên tắc từ xa, hạnchế tiếp xúc; xuất hiện các ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa trênkinh tế số,
- Tạo ra thay đổi về cầu đối với một số sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như chếbiến thực phẩm; y tế, hoá dược phẩm, chuyển đổi số, e-logistics…; đem lại
cơ hội thị trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để tái
cơ cấu sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị mới và phát triển bứt phá
- Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận, sát hạch lại năng lựcthực sự, sức chống chịu, thích ứng trước biến cố thị trường, an ninh phi
Trang 13truyền thống; rà soát, đánh giá, cơ cấu lại nguồn nguyên vật liệu, khách hàng
và tìm ra hướng đi mới chủ động hơn, xây dựng phương án đổi mới mô hìnhsản xuất, chiến lược kinh doanh mới nhanh chóng nắm bắt tín hiệu, nhu cầumới của thị trường
- Thời điểm này cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trungđổi mới trang thiết bị, công nghệ với chi phí rẻ hơn; đồng thời thúc đẩy liênkết, mạng lưới cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài, nâng caochất lượng, giảm giá sản phẩm dịch vụ để tận dụng cơ hội chiếm lĩnh và củng
cố thị phần Đồng thời, một số chính sách hội nhập quốc tế như các hiệp địnhthương mại tự do mới được ký kết và chính thức có hiệu lực sẽ tạo lợi thếcho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
2.2.2 Tác động tiêu cực
- Những ảnh hưởng chủ yếu là doanh nghiệp gặp trở ngại khi tiếp cận kháchhàng, chuỗi cung ứng đứt gãy, mất cân đối dòng tiền, khó khăn trong quản trịlao động Số lao động bị cho nghỉ việc xấp xỉ 30% tổng số lao động trongdoanh nghiệp và ảnh hưởng nhiều hơn đến các doanh nghiệp tư nhân quy mônhỏ, siêu nhỏ
- Theo kết quả khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 4 vừa qua cho thấy:
Khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 Cácdoanh nghiệp có quy mô càng lớn thì tỷ lệ chịu tác động tiêu cực từ dịchCovid-19 càng cao
Doanh thu quý I năm 2020 của các doanh nghiệp giảm mạnh xuống còn74,1% so với cùng kỳ năm Mặc dù doanh thu bị giảm mạnh so với kế hoạch
đề ra, các doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu các khoản chi phí hàng ngày như
Trang 14chi trả lương và các khoản chi phí liên quan cho người lao động, chi phí lãi vay, thuê mặt bằng…
Khó khăn về thị trường, nguồn thu, dòng tiền đã khiến nhiều doanh nghiệpbuộc phải sử dụng các biện pháp liên quan đến lao động: gần 30% doanhnghiệp áp dụng giải pháp cắt giảm lao động; trên 21% doanh nghiệp cho laođộng nghỉ không lương và gần 19% doanh nghiệp giảm lương lao động
Tiêu biểu là:
- Ngành nông sản diễn ra hàng loạt các cuộc giải cứu như: dưa hấu, thanhlong, sầu riêng Trong trường hợp cấm biên tiếp tục diễn ra, sản lượng xuấtkhẩu nông sản tiếp tục giảm mạnh Bên cạnh đó, một số lĩnh vực là đầu vàocho sản xuất nông nghiệp (như hóa chất nông nghiệp-gồm phân bón, thuốcbảo vệ thực vật) là các lĩnh vực chịu tác động gián tiếp khi nông nghiệp chịu ảnh hưởng
- Không chỉ nông sản mà việc xuất khẩu thủy hải sản, may mặc… sang cácthị trường Châu Âu, Hoa Kỳ cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề khi các nước nàyđang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch như phong tỏa, cấm biên giớicũng như cấm xuất nhập khẩu từ các nước khác
- Ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều chuyến bay bị hủy, số lượngkhách du lịch đên Việt Nam sụt giảm Cục hàng không ước tính doanhnghiệp hàng không thiệt hại khoảng 25000 tỷ đồng, ngành hàng không rơivào tình trạng “xấu nhất” trong lịch sử 60 năm phát triển, toàn bộ các đườngbay bị tạm dừng
- Cùng với đó việc đóng cửa biên giới, hạn chế tụ tập nới đông người cũngkhiến cho các ngành dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, xuất khẩu củanước ta ngưng trệ, khiến cho nên kinh tế trong nước sụt giảm trầm trọng