1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tác động của ví điện tử đến hành vi tiêu dùng ngẫu hứng của người dân ở độ tuổi 18 35 trên địa bàn tp hcm

34 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính vì đó, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu chủ đề: “Phân tích tác động của ví điện tử đến hành vi tiêu dùng ngẫu hứng của người dân ở độ tuổi 18-35 trên địa bàn thành phố Hồ Chí M

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH

-*** -

BÁO CÁO NHÓM

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH TẾ KINH DOANH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VÍ ĐIỆN TỬ ĐẾN

HÀNH VI TIÊU DÙNG NGẪU HỨNG CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỘ TUỔI 18-35 TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

HỌ VÀ TÊN: Mai Thị Thu Hiền MSSV: 2114113040

MÃ LỚP: ML51 KHÓA:K60

CÁN BỘ COI THI 1 CÁN BỘ COI THI 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH

-*** -

BÁO CÁO NHÓM

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH TẾ KINH DOANH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VÍ ĐIỆN TỬ ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG NGẪU HỨNG CỦA NGƯỜI DÂN

Ở ĐỘ TUỔI 18-35 TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

HỌ VÀ TÊN: Mai Thị Thu Hiền MSSV: 2114113040

MÃ LỚP: ML51 KHÓA:K60

CÁN BỘ COI THI 1 CÁN BỘ COI THI 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Trần Sỹ đã hỗ trợ và giảng dạy em bộ môn phương pháp nghiên cứu trong kinh tế kinh doanh Sự hướng dẫn và kiến thức mà thầy đã truyền đạt trong khóa học này đã giúp em có cơ hội phát triển trong lĩnh vực Kinh tế kinh doanh Những kiến thức này không chỉ giúp em trong học tập mà còn là nền tảng quan trọng cho sự thành công trong sự nghiệp tương lai của em Qua quá trình tiến hành làm bài nghiên cứu chắc chắn sẽ không thể bỏ qua những sai sót, em rất biết ơn khi nhận được những góp ý đánh giá từ thầy để bài nghiên cứu trong tương lai được tốt hơn

TP.HCM, tháng 1 năm 2024 Sinh viên thực hiện

Mai Thị Thu Hiền

Trang 7

i

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 8

MỤC LỤC i

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ TÊN RIÊNG VIẾT TẮT ii

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.Câu hỏi nghiên cứu 3

5.Nội dung nghiên cứu 3

6.Phương pháp nghiên cứu 3

7.Ý nghĩa nghiên cứu 4

B.PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

Trang 8

ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1 1: Mô hình S-O-R của người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến 11 Sơ đồ 1 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 16 Bảng 1 1 Bảng thiết kế thang đo 17

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ TÊN RIÊNG VIẾT TẮT

1 TAM Technology Acceptance Model

Mô hình Chấp nhận Công nghệ

2 UTAUT Unified Theory of Acceptance and Use of

Trang 9

1

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đã và đang từng bước tiến vào thời đại của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thời đại mà ở đó việc số hóa đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của đời sống hằng ngày Trong đó các công nghệ trao tự động hóa và đổi dữ liệu tiên tiến được áp dụng vào rộng rãi các ngành nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán điện tử Sự ra đời của các ví điện tử với tính năng nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, đã giúp cho trải nghiệm thanh toán điện tử của người dùng được nâng cao và tiết kiệm thời gian Điều này đã khiến cho số lượng người sử dụng ví điện tử ở Việt Nam tăng vọt Theo số liệu thống kê từ Robocash Group, trong bốn năm qua (từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 10 năm 2022), số lượng người dùng ví điện tử đã tăng một cách ấn tượng: từ 12,3 lên 41,3 triệu (tức là tăng mạnh tới 330%) Robocash ước tính đến tháng 7/2024, thị trường này sẽ có 50 triệu người dùng hoạt động, 100 triệu vào tháng 5/2026, và 150 triệu vào tháng 7/2030

Mọi người có xu hướng sử dụng các ứng dụng mua sắm trực tuyến Nhiều báo cáo đã ủng hộ phát hiện này (Lo et al 2016) Một nghiên cứu khác, tuy nhiên, đã nêu một kết quả khác, cho rằng việc sử dụng các chỉ số giảm giá không ảnh hưởng mua sắm bốc đồng (Kusnawan và cộng sự 2019)(1) Người mua chọn mua sắm trực tuyến cho một số các nhân tố Thứ nhất, nhận thức của công chúng về lợi ích hoặc lợi ích của việc mua sắm trực tuyến cho người mua Theo Kim và cộng sự (2008)(2) nhận thức của công chúng về lợi ích của mua sắm trực tuyến do họ tin rằng hệ thống này tốt hơn so với mua sắm trực tiếp Việc sử dụng ví điện tử giúp mua sắm rộng rãi hơn lượng giao dịch từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn (Punwatkar và cộng sự, 2018)(3) Phương pháp này là một trong những dịch vụ thanh toán phổ biến nhất sử dụng một hệ thống điện tử bởi vì nó không phụ thuộc vào tiền mặt hoặc thẻ tín dụng Thứ hai, ví điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, việc sử dụng liên tục nó có cả tác động tiêu cực và tích cực đến những người dùng khác nhau Pollitt (2011) lưu ý một số tác động của loại giao dịch trực tuyến này liên quan đến việc bảo đảm an ninh và hiện nay có một số các vụ lừa đảo trên internet đang có nhiều đồn cảnh sát do việc sử dụng hệ thống

Qua nghiên cứu của nhóm tác giả về các bài nghiên cứu trước có nêu những quan sát và kết quả nghiên cứu cho rằng nhân khẩu học đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dân Những bài nghiên cứu nước ngoài chủ yếu được tiến hành trên B2C trong khi khảo sát trên đối tượng cá nhân còn hạn chế bởi chính cá nhân là những người tiêu dùng nhiều nhất Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về hành vi mua sắm ngẫu hứng và đặc biệt lại liên quan đến việc mua sắm thông qua ví điện tử Nhận thức được tầm quan

Trang 10

2

trọng của ngành chuyển đổi số nói chung và thương mại điện tử nói riêng, nhóm nghiên cứu mong muốn góp phần nghiên cứu để bổ sung một phần trong hệ thống nghiên cứu chung và đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn mô hình thanh toán online được an toàn, lành mạnh hơn Chính vì đó, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên

cứu chủ đề: “Phân tích tác động của ví điện tử đến hành vi tiêu dùng ngẫu hứng

của người dân ở độ tuổi 18-35 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”

2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu các tác động của ví điện tử đến hành vi tiêu dùng ngẫu hứng của người dân ở độ tuổi 18-35 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất nắm bắt được thực trạng sử dụng ví điện tử trong mua sắm ngẫu hứng hiện nay

Thứ hai tìm hiểu các tác động của ví điện tử ảnh hưởng đến mua sắm ngẫu hứng Thứ ba tìm hiểu và đề xuất các kiến nghị để việc sử dụng ví điện tử có xu hướng lành mạnh và tiện lợi hơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu hướng đến các đối tượng có độ tuổi từ 18 - 35 và đang sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Theo kết quả khảo sát, người tiêu dùng ngẫu hứng sử dụng ví điện tử chiếm tỷ lệ cao >55% ở độ tuổi 18 - 35 ( báo Tiền Phong, Cơ Quan Trung Ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh)(4) Nghiên cứu phạm vi độ tuổi trên đảm bảo phản mức độ ánh đúng xu hướng và quan điểm của người tiêu dùng ngẫu hứng

Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài xác định phạm vi nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất, trung tâm kinh tế, văn hóa của Việt Nam ( Văn phòng ủy ban thành phố Hồ Chí Minh) Với mức sống cao và là nơi của các khu đô thị mua sắm sầm uất sẽ là cơ hội thuận lợi cho nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu được dữ liệu có tính hiệu quả cao Người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh thu nhập bình quân cao có mức tiêu dùng và mua sắm nhiều, theo thông tin từ kênh pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh thu nhập và mức chi tiêu của người dân TP.HCM sẽ tiếp tục

Trang 11

3

tăng Trong đó, tính đến đầu năm 2023 doanh thu bán lẻ tăng 7,8%, dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 61%, dịch vụ du lịch lữ hành tăng 98,7%

Các dữ liệu thứ cấp và thông tin bổ trợ được thu thập thông qua các bài luận văn, báo cáo khoa học trong nước được nhóm tác giả chắt lọc tiếp thu vào bài nghiên cứu của mình Dữ liệu được thu thập qua form khảo sát bằng câu hỏi trực tuyến trên thời gian từ tháng 11 năm 2023 đến đầu tháng 1 năm 2024

4 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:

Thứ nhất, sử dụng ví điện tử có những tác động nào đến hành vi tiêu dùng ngẫu hứng của người dân từ 18-35 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?

Thứ hai, làm thế nào để sự phát triển của thị trường ví điện tử và các chính sách liên quan có thể tác động đến xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng ?

Thứ ba, người tiêu dùng nhận thức như thế nào về các chiến lược tiếp thị của các công ty ví điện tử và liệu nó có ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu ngẫu hứng của họ hay không ?

Thứ tư, giải pháp nào có thể giúp việc sử dụng ví điện tử có xu hướng lành mạnh và tiện lợi hơn trong mua sắm ngẫu hứng của người dân?

5 Nội dung nghiên cứu

Bài nghiên cứu gồm 3 phần:

Phần mở đầu: nhóm nghiên cứu trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung nghiên cứu: nhóm tác giả trình bày cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu, thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề ra giải pháp

Phần Kết luận - Kiến nghị: nhằm đưa ra tóm tắt kết quả nghiên cứu, điểm mới, những điểm còn tồn tại của nghiên cứu và hướng nghiên cứu mới Những đề nghị của đề tài và ứng dụng đề tài vào thực tiễn

6 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình S-O-R Từ tài liệu nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhóm tác đã xây dựng bảng hỏi trên thang đo 5 Likert, tiếp cận và thu thập 180 mẫu khảo sát với 180 đối tượng khác nhau từ độ tuổi 18-35 Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS với mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần, PLS - SEM

Trang 12

4

7 Ý nghĩa nghiên cứu

Ngày nay, việc mua sắm ngẫu hứng vẫn còn được thảo luận rộng rãi về việc sản phẩm nào là và không phải là mặt hàng ngẫu hứng ( Assel 1985, Bellenger et al 1978) Dưới ảnh hưởng của phương thức thanh toán ví điện tử đã tác động không ít đến hành vi người tiêu dùng nói riêng và cân đối chi tiêu xã hội nói chung Mức sống ngày càng cao việc chi tiêu càng nhiều, tuy vậy tiêu dùng ngẫu hứng để lại những hậu quả tiêu cực như chi tiêu không cần thiết, không phù hợp với nhu cầu Nghiên cứu thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam cho phép tác giả tận dụng nguồn lực tri thức về bộ môn phương pháp nghiên cứu kinh tế kinh doanh đã được học để phát triển, mở rộng hơn nhiều góc nhìn mới cho đề tài Cung cấp giải pháp để việc sử dụng ví điện tử ảnh hưởng tích cực cho chi tiêu ngẫu hứng cho người dân

Trang 13

5

B PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1 Cơ sở lý luận

1.1 Tổng quan nghiên cứu

Bài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của ví điện tử đến thói quen tiêu dùng tại Thành phố

Hồ Chí Minh / Effects of E-Wallets on Consumer Behavior in Ho Chi Minh City”

được thực hiện bởi nhóm tác giả Trần Nguyễn Minh Hải và cộng sự (2022) đã phân tích ảnh hưởng của ví điện tử (VĐT) đến thói quen tiêu dùng của người dân sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ trên 29 câu hỏi và thu thập trên 482 người dùng tại TP.HCM Bài nghiên cứu dựa trên các lý thuyết Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lý thuyết Thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) Kết quả cho thấy khả năng sử dụng công nghệ, nhận thức hữu ích, an toàn và bảo mật, đa dạng dịch vụ, ảnh hưởng xã hội tác động đến thói quen tiêu dùng người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong đó khả năng sử dụng công nghệ có tác động mạnh nhất Bài nghiên cứu trên thực hiện trên quy mô nhỏ, có sự giới hạn và không đồng đều giữa các nhóm trong tổng thể đối tượng nghiên cứu Vì vậy kết quả chưa mang tính bao quát chung cho việc sử dụng ví điện tử với các mục đích khác nhau cho cả khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khối ngành kinh

tế về dịch vụ thanh toán qua ví điện tử”(5) là đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả

Phạm Thị Huyền, Nguyễn Minh Loan, Nguyễn Thị Mai Hoa (2023) Tương tự như những nghiên cứu trước đó, bài nghiên cứu dựa trên thang đo thực tiễn ở Việt Nam, lấy mẫu online đối với sinh viên kinh tế, phương pháp thu thập số liệu thông qua lấy mẫu online, sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Bài nghiên cứu gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng: Hiệu quả công nghệ(TEC), Nhân thức về tính hữu ích ( PU), Nhận thức về tính dể sử dụng (PEU), Tính bảo mật (SEC), Sự tin tưởng (TR) Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến đều có ý nghĩa thực tiễn Trong đó 3 biến hiệu quả công nghệ, tính dể sử dụng và tính bảo mật có tác động tích cực đến sự hài lòng của sinh viên Về mặt hạn chế, bài nghiên cứu của nhóm tác giả với phương pháp lấy mẫu chưa phản ánh được sự khác biệt về khu vực và giữa các trường cũng như giữa đối tượng nam nữ

Bài nghiên cứu: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người

dân tại thành phố Cần Thơ: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM”

của Bùi Nhất Vương (2021) (6)được đăng trên Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ Nghiên cứu được thực hiện tại TP Cần Thơ với phương pháp chọn mẫu thuận tiện

Trang 14

6

và đối tượng là người dân tại TP này có hiểu biết về sử dụng ví điện tử với số phiếu được gửi đi khảo sát là 230 phiếu thông qua google form và phỏng vấn trực tiếp Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất một phần (PLSSEM) Với 5 giả thuyết Hiệu quả kỳ vọng (HQKV); Nỗ lực kỳ vọng (NLKV); Ảnh hưởng xã hội (AHXH); Điều kiện thuận lợi (ĐKTL); Nhận thức uy tín (NTUT) Bài nghiên cứu chỉ ra rằng NTUT là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân TP.Cần Thơ Tiếp đến là ĐKTL, HQKV, AHXH Nghiên cứu cũng cho thấy các biến tiền đề có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng chỉ có duy nhất biến ĐKTL có tác động trực tiếp lên người sử dụng dịch vụ công nghệ Về những hạn chế, bài nghiên cứu chưa phân tích được điểm khác biệt giữa các nhà cung cấp ví điện tử Thứ hai là chưa nghiên cứu trên đặc điểm nhân khẩu học của người tiêu dùng mà chỉ xem xét trên những tác động nói chung

Bài nghiên cứu: “The Effect of Online Shopping and E-Wallet on Consumer

Impulse Buying” (Tạm dịch là: Tác động của mua sắm online và ví điện tử đến hành

vi mua sắm ngẫu hứng của người tiêu dùng) của nhóm tác giả Risca Kurnia Sari, Satria Putra Utama, Anisa Zairinac (2021) tại Indonesia(7) Bài nghiên cứu đã phân tích các tác động đến hành vi mua sắm ngẫu hứng của người dân Indonesia qua mua sắm online và sử dụng ví điện tử Nghiên cứu cũng sử dụng số liệu sơ cấp thông qua khảo sát bằng lấy mẫu có mục đích tại các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm với tổng khảng 220 người đóng góp trả lời Độ tuổi của những người được chọn rơi vào 17-55 tuổi Phương pháp định lượng với bảng câu hỏi đường kẻ Yếu tố Online Shopping nhóm tác giả bài này sử dụng 5 yếu tố dự đoán: đa dạng sự lựa chọn, mức giá, cảm quan, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa khoái lạc Trong khi đó ví điện tử gồm 8 yếu tố: hiệu quả của dịch vụ tính năng, quảng cáo, nhận thức về lợi ích , nhận thức tính hữu ích, thái độ của người tiêu dùng, bảo mật, rủi ro và chiết khấu Nghiên cứu này đã thử nghiệm ba giả thuyết chính bao gồm (1) H1 Mua sắm trực tuyến có tác động đáng kể đến việc mua hàng ngẫu hứng một phần, (2) Ví điện tử H2 có ảnh hưởng đáng kể ảnh hưởng đến việc mua ngẫu hứng một phần, (3) H3 Mua sắm trực tuyến và ví điện tử có một tác động đáng kể đến việc mua hàng ngẫu hứng đồng thời Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các chỉ số mua sắm trực tuyến và ví điện tử có tác động đồng thời tới mua sắm bốc đồng trong ngành công nghiệp cách mạng thời đại 4.0; do đó H1, H2, H3 được chấp nhận Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng mẫu câu hỏi sơ cấp đã chỉ ra nhiều nhìn nhận mới về ảnh hưởng của mua sắm online và ví điện tử với hành vi mua sắm của người tiêu dùng Tuy nhiên bài nghiên cứu với mẫu tiếp nhận còn hạn chế, chưa xác định được phạm vi toàn nước Indonesia hay một khu vực thành phố cụ thể

Trang 15

7

“The impact of e-wallet towards consumer behavior in Indonesia moderated by

consumers aged 15-30” ( Tạm dịch là: Tác động của ví điện tử tới hành vi người tiêu

dùng ở Indonesia được kiểm duyệt bởi người tiêu dùng ở độ tuổi 15-30) của Alya Agustin1, Dhammamitta Marvella1, and Holly Deviarti1 (2023)(8) Nhóm tác giả kiểm duyệt những người ở độ tuổi 15-30 ở Indonesia Dữ liệu của nghiên cứu này được thu thập bằng Google Biểu mẫu và được gửi tới khách hàng trong độ tuổi 15-30 ở Indonesia, mang lại tổng cộng trong số 143 phản hồi Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng dữ liệu với dữ liệu là thang chỉ số bao gồm sáu tùy chọn phản hồi, cụ thể là Rất đồng ý (SA), Đồng ý (A), Hơi đồng ý (UA), Hơi không đồng ý (DA), Không đồng ý (D) và Rất không đồng ý, Không đồng ý (SD) Mô hình giả thuyết xây dựng gồm 5 yếu tố chính: H1: Cảm nhận về tính dễ sử dụng tác động đến thái độ của người dùng Hướng tới sử dụng ví điện tử; H2: Nhận thức về tính hữu ích tác động đến thái độ của người dùng Hướng tới sử dụng ví điện tử; H3: Nhận thức về tính hữu ích tác động đến Hành vi của người dùng Ý định sử dụng ví điện tử; H4: Thái độ của người dùng đối với việc sử dụng ví điện tử tác động Ý định hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng; H5: Ý định hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng tác động Thực tế sử dụng ví điện tử Dựa trên kết quả, nghiên cứu chỉ ra rằng cả năm giả thuyết đều được hỗ trợ Có ba kết quả kích thước hiệu ứng, khác nhau từ nhỏ đến trung bình đến lớn Trong số năm giả thuyết đã được thử nghiệm, hai có kích thước tác động nhỏ: tính hữu ích được cảm nhận và thái độ đối với việc sử dụng ví điện tử, cũng như thái độ đối với việc sử dụng và ý định hành vi sử dụng ví điện tử Một giả thuyết khác có mức độ ảnh hưởng lớn là ý định hành vi sử dụng và việc sử dụng ví điện tử thực tế Tương tư, bài nghiên cứu sử dụng mẫu hỏi với số lượng còn hạn chế và câu hỏi được thắc mắc sẽ là áp dụng đối với đối tượng mua sắm ngành hàng nào, ở khu vực nào

Bài nghiên cứu: “Do E-wallets trigger impulse purchases? An analysis of Malaysian

Gen-Y and Gen-Z consumers” ( Tạm dịch là: Ví điện tử có kích hoạt mua hàng ngẫu

hứng không? Phân tích người tiêu dùng Gen-Y và Gen-Z của Malaysia) của Yi Yong Lee, Chin Lay Gan, Tze Wei Liew (2022)(9) Nghiên cứu này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và cảm nhận của Thế hệ Y và Z khi sử dụng Ví điện tử Bài viết này đánh giá thêm liệu người tiêu dùng cảm nhận được sự thích thú và hài lòng khi sử dụng Ví điện tử có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi mua hàng bốc đồng của họ hay không PLS-SEM được tiến hành dựa trên 201 phản hồi hợp lệ từ những người dùng Ví điện tử đang hoạt động được thu thập thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến Kết quả cho thấy rằng tính tương tác nhận thức và chuẩn mực chủ quan có tác động tích cực đến cảm nhận sự thích thú và sự hài lòng khi sử dụng Ví điện tử Rủi ro nhận thức không có tác động đáng kể đến sự thích thú và hài lòng với Ví điện tử, trong khi sự hấp dẫn về mặt hình ảnh ảnh hưởng tích cực đến sự thích thú, nhận thức nhưng không ảnh hưởng

Trang 16

8

đến sự hài lòng Nghiên cứu này đóng góp những hiểu biết sâu sắc về xu hướng này bằng cách kiểm tra xem liệu phản ứng nhận thức (sự hài lòng) và phản ứng tình cảm (sự thích thú được nhận thức) có dẫn đến hành vi mua hàng ngẫu hứng ở Malaysia hay không Đến cuối cùng, nghiên cứu hiện tại đã xác nhận mối quan hệ giữa cảm giác thích thú và hành vi mua sắm ngẫu hứng, mặc dù nó không xác nhận mối quan hệ giữa sự hài lòng và hành vi mua hàng ngẫu hứng

1.2 Khung lý thuyết 1.2.1 Các khái niệm

Hành vi mua hàng ngẫu hứng

Trong nghiên cứu “Tầm quan trọng của hành vi mua sắm ngẫu hứng ngày nay” (1962) của tác giả Hawkins Stern(10), khái niệm mua sắm ngẫu hứng được đề cập như sau “nó mô tả bất cứ hành vi mua sắm nào được thực hiện bởi người mua mà không được lên kế hoạch từ trước” Về sau, các nghiên cứu khác đã mở rộng khái niệm này, trong đó, yếu tố cảm xúc và sự thôi thúc mua hàng được bổ sung Cụ thể trong nghiên cứu “ Xung lực mua” (1987)(11), Rook đã cho rằng: “Mua sắm ngẫu hứng xuất hiện khi một khách hàng trải nghiệm một sự thôi thúc bất chợt, thường mạnh mẽ và liên tục, để mua một thứ gì đó ngay lập tức Sự thúc đẩy này là khoái lạc phức tạp và có thể kích thích xung đột về mặt cảm xúc Ngoài ra, mua sắm ngẫu hứng sẽ dễ xuất hiện khi người mua có ít sự nhận thức về hậu quả của nó.” Vậy có thể nói rằng hành vi mua hàng ngẫu hứng có các đặc điểm sau: một là hành vi không có kế hoạch từ trước, hai là xuất hiện khi người mua trải nghiệm một sự thôi thúc bất chợt, liên tục để mua hàng, cuối cùng là mang tính cảm tính hơn là lý tính

Sự ảnh hưởng của ví điện tử (E-wallet) đến hành vi mua hàng ngẫu hứng

Ví điện tử là một ứng dụng hoặc dịch vụ web cho phép người dùng lưu trữ và quản lý thông tin mua sắm trực tuyến của họ, như thông tin đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ và thông tin trên thẻ tín dụng, trong một nơi thống nhất (Uddin và cộng tác, 2014)(12) Ví điện tử đóng vai trò như một ví vật lý cho phép người sử dụng nạp tiền từ các dịch vụ ngân hàng điện tử (Kasirye & Mahmudul 2021) Ví điện tử giúp tiết kiệm thời gian tiết kiệm thời gian bởi người dùng không cần phải thực hiện đăng nhập liên tục như khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử (Junadi & Sfenrianto 2015)

Thanh toán không dùng tiền mặt được cho là đã ảnh hưởng tới hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng Cụ thể, Badgaiyan & Verma (2015) đã chỉ ra rằng những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện thuận lợi cho những giao dịch trực tiếp và những giao dịch ngẫu hứng Nghiên cứu của Handayani & Rahyuda (2020) cũng đã phát hiện các ví điện tử có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi mua sắm

Trang 17

9

ngẫu hứng của người tiêu dùng ở Indonesia Tương tự, ví điện tử, một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển ở Malaysia (Hassan và cộng sự 2021), thúc đẩy hành vi mua sắm ngẫu hứng (Handayani & Rahyuda 2020)

Độ tuổi sử dụng ví điện tử

Theo Parasuraman và cộng sự (1988) người dùng trẻ tuổi có động lực thực hiện các giao dịch bằng ví điện tử hơn vì họ quen thuộc với công nghệ hơn so với những người dùng lớn tuổi Trong nghiên cứu của Singh và cộng sự (2018), yếu tố tuổi tác được phát hiện là có sự ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người dùng và tần suất mà họ sử dụng ví điện tử Ngoài ra, những người dùng ví điện tử trẻ tuổi cư xử khác với những người dùng lớn tuổi Cụ thể, trang báo điện tử Forbes chỉ ra rằng ở Mỹ, thế hệ Z (Gen Z), thuộc độ tuổi từ 18 đến 26, là nhóm dễ chấp nhận sử dụng ví điện tử như là phương thức thanh toán chính cho việc mua sắm nhất (91%) Trên thực tế, 78% Gen Z cho biết họ sẽ ngừng mua sắm tại một cửa hàng không chấp nhận ví điện tử Ngoài ra trong số những người thuộc thế hệ Millennials được hỏi, độ tuổi 27 - 42, có 59% người sử dụng ví điện tử nhiều hơn các phương thức truyền thống Tương tự, theo thông tin từ trang báo điện tử Thanh Niên, Sàn Thương mại Điện tử Shopee nhận định rằng ở Việt Nam, 80% tổng số giao dịch mua sắm sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện bởi người dùng trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 34

Dựa trên các nghiên cứu và các bài báo trước, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành xem xét sự ảnh hưởng của ví điện tử đến hành vi mua sắm ngẫu hứng của người dân Thành phố Hồ Chí Minh trong độ tuổi từ 18 - 35

1.2.2 Các lý thuyết

Mô hình Stimulus - Organism - Response (S-O-R)

Mô hình S-O-R từ lâu đã được sử dụng để nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng (Do và cộng sự, 2020)(13) Stimulus được hiểu là tác nhân kích thích người mua thực hiện hành vi mua sắm ngẫu hứng (Do và cộng sự, 2020) Organism (chủ thể) trong nghiên cứu này là trạng thái cảm xúc của người mua (phản ứng nhận thức và phản ứng cảm xúc) bao gồm quá trình suy nghĩ, cảm xúc và nhận thức Cuối cùng là Response (phản ứng), hiểu một cách sơ khai nhất là mong muốn né tránh hoặc tiếp cận một hành vi cụ thể (Bigne và cộng sự, 2020)(14), mà ở đây là né tránh hoặc chấp nhận hành vi mua sắm ngẫu hứng Mô hình S-O-R đã được công nhận là một trong những mô hình phù hợp nhất để nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, vì mô hình cho phép các nhà nghiên cứu giải thích và đưa vào các yếu tố dự đoán dành riêng cho từng trường hợp khác nhau cũng như kiểm tra ảnh hưởng tổng thể của chúng đến trạng thái cảm xúc của người dùng (Chopdar và Balakrishnan 2020)

Ngày đăng: 10/04/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w