TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHBÁO CÁO NHÓM MÔN “THỐNG KÊ ỨNG DỤNG”Đề tài nghiên cứu:“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên.
- Xác định mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao kết quả học tập của sinh viên.
- Từ những mục tiêu nghiên cứu ở trên, có thể phát biểu dưới dạng câu hỏi nghiên cứu như sau:
+ Những nhân tố nào ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên?
+ Những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập bị chi phối bởi các yếu tố nào? + Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới kết quả học tập của sinh viên như thế nào? + Có tồn tại mối tương quan giữa các nhân tố này hay không?
+ Nhân tố nào có ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả học tập của sinh viên?
+ Cần đưa ra giải pháp gì để kết quả học tập của sinh viên được tốt hơn?
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả của sinh viên nhưng nhóm chỉ tập trung vào 7 yếu tố chính:
Thái độ học tập của sinh viên Định hướng học tập của sinh viên
Chất lượng giảng dạy của giảng viên
Cơ sở vật chất của trường học
- Phạm vi nghiên cứu: Các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2023.
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên các năm đang theo học hệ Đại học chính quy.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên các năm đang theo học tại các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM.
Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu.
Bước 3: Xác định phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Bước 4: Xác định phương pháp phỏng vấn: Bằng bảng câu hỏi điện tử.
Bước 5: Thiết kế nghiên cứu:
Mô hình: Nghiên cứu giải thích
Phạm vi nghiên cứu/Giới hạn nghiên cứu: Khảo sát được thực hiện từ ngày 10/11/2023-17/11/2023
Nêu các giả thuyết, các biến cố
Phương pháp nghiên cứu: định tính, định lượng
Phương pháp chọn mẫu: phi xác xuất - thuận tiện
Phương pháp thu thập số liệu: xây dựng bảng câu hỏi điện tử
Bước 6: Tiến hành phỏng vấn
Bước 7: Thu thập, xử lý, phân tích và giải thích dữ liệu
GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Giả thuyết
• Thái độ học tập của sinh viên có quan hệ thuận chiều với kết quả học tập.
• Định hướng học tập của sinh viên
• Chất lượng giảng dạy của giảng viên
• Cơ sở vật chất của trường học
Mô hình đề nghị
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu định tính
Theo Cheng và Tam (1997) định nghĩa: “chất lượng đào tạo là đặc trưng của một loạt yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra của hệ thống giáo dục đào tạo mà nó cung cấp các dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu người học và nhu cầu xã hội về đào tạo.”
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chất lượng đào tạo được xem xét ở khía cạnh sinh viên, bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- Chất lượng giảng dạy của giảng viên: là yếu tố quan trọng hàng đầu trong bối cảnh giáo dục đại học đang thực hiện tự chủ và đối diện những thay đổi liên tục Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng về chất lượng giảng dạy và làm cách nào để đo lường và đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Trên thế giới, việc đánh giá chất lượng giảng dạy đã được một số quốc gia nghiên cứu và triển khai khá thành công thông qua các mô hình và hệ thống tiêu chí đánh giá Thường tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi trong lĩnh vực giảng dạy như kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, khả năng hiểu và hỗ trợ người học, thành tựu giảng dạy, sự cống hiến cho giáo dục và xã hội nói chung Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá sẽ thay đổi linh động tùy theo bối cảnh và mục tiêu của các trường đại học.
(theo Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP.HCM)
- Cơ sở vật chất (CSVC): là toàn bộ những phương tiện được dùng cho mục đích giảng dạy, học tập cũng như các hoạt động liên quan đến việc bồi dưỡng và đào tạo tại trường.
Bao gồm ký túc xá, phòng học, giảng đường, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng y tế, sân thể thao, wifi, nhà xe… liên quan đến việc giảng dạy và học tập.
1.1.2 Sự nỗ lực bản thân
- Thái độ học tập (TĐHT): được hiểu là những suy nghĩ, biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành động của sinh viên đối với việc học như chú ý nghe giảng bài, học và làm bài đầy đủ, giữ gìn tài liệu cẩn thận Thái độ học tập không tự nhiên hình thành mà được tích lũy, rèn luyện trong quá trình học tập.
- Định hướng học tập (ĐHHT): là việc xác định mục tiêu, đề ra kế hoạch học tập, nghiên cứu và chủ động tham gia vào quá trình học để tìm ra phương pháp học tập phù hợp, đạt
1.1.3 Hoàn cảnh gia đình (HCGĐ): được hiểu đơn giản là xuất thân, khả năng tài chính, kinh tế, môi trường sống của một gia đình.
1.1.4 Ảnh hưởng từ bạn bè: ảnh hưởng từ những thói quen, phong cách học tập của bạn bè đồng trang lứa, giúp đỡ nhau trong học tập.
1.1.5 Công việc làm thêm (CVLT): là việc làm bán thời gian bên cạnh việc học giúp kiếm thêm kinh phí và trải nghiệm nhưng đôi khi lại là thứ cản trở việc học của sinh viên.
1.2 Xác định loại nghiên cứu: định tính, định lượng
1.4 Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu vào mẫu:
Lấy mẫu phi xác suất - thuận tiện
Sinh viên các năm đang theo học tại các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM năm 2023
1.5 Thiết kế bảng câu hỏi định tính: Phụ lục 1
Thiết kế nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện qua 2 bước:
-Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành trên mẫu 7 sinh viên theo cách lấy mẫu thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót của bản câu hỏi.
-Bước 2: Nghiên cứu chính thức được tiến hành ngay khi bản câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả của nghiên cứu sơ bộ Quy mô mẫu là 250 sinh viên các năm đang theo học hệ Đại học chính quy của các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.2 Phương pháp chọn mẫu: Theo phương pháp phi xác suất - thuận tiện
2.3 Phương pháp phỏng vấn: Bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến
2.4 Thiết kế bảng câu hỏi định lượng: Phụ lục 2
2.5 Phương pháp xử lí dữ liệu: Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Excel
Thang đo dùng được trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 điểm, các tập biến quan sát cụ thể thay đổi từ 1= Hoàn toàn không đồng ý đến 5= Hoàn toàn đồng ý Thang đánh giá cho các biến tiềm ẩn được đo bằng thang đo khoảng bắt đầu từ 1= kém/ thấp đến 5 cao/tốt.
* Thang đo chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo bao gồm chất lượng giảng dạy của giảng viên và cơ sở vật chất. Khái niệm gồm 8 biến đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và cơ sở vật chất theo ý kiến của sinh viên đang theo học hệ Đại học chính quy của các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM. Đánh giá về chất lượng giảng dạy của giảng viên: gồm 4 biến (từ câu 9 đến câu 12 trong BCH định lượng) Đánh giá về cơ sở vật chất: gồm 4 biến (từ câu 13 đến câu 16 trong BCH định lượng)
* Thang đo sự nỗ lực của bản thân
Sự nỗ lực bản thân là sự tự đánh giá của bản thân của sinh viên trên 2 khía cạnh là thái độ học tập và định hướng học tập Khái niệm này gồm 8 biến dùng để đánh giá về thái độ học tập và định hướng học tập của sinh viên đang theo học hệ Đại học chính quy của các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM. Đánh giá về thái độ học tập: gồm 4 biến (từ câu 1 đến câu 4 trong BCH định lượng) Đánh giá về định hướng học tập: gồm 4 biến (từ câu 5 đến câu 8 trong BCH định lượng)
* Thang đo hoàn cảnh gia đình
Khái niệm này gồm 4 biến dùng để đánh giá về hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng đến kết quả học tập (từ câu 17 đến câu 20 trong BCH định lượng)
* Thang đo sự ảnh hưởng từ bạn bè
Khái niệm này gồm 4 biến dùng để đánh giá về bạn bè ảnh hưởng đến kết quả học tập (từ câu 21 đến câu 24 trong BCH định lượng)
* Thang đo sự ảnh hưởng của công việc làm thêm
Khái niệm này gồm 4 biến dùng để đánh giá về công việc làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập (từ câu 25 đến 28 trong BCH định lượng)
2.5.2 Rút trích nhân tố Để đánh giá tính nhất quán nội tại của các khái niệm nghiên cứu “chất lượng đào tạo”,
“sự nổ lực của bản thân”, “hoàn cảnh gia đình”, “bạn bè” và “công việc làm thêm”, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu gọn cách biến quan sát và phương pháp hệ số tin cậy cronbach alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0.6 trở lên, các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại.
Bảng 1: Phân tích nhân tố của khái niệm “chất lượng đào tạo”
F1 Chất lượng giảng dạy của giảng viên
CL_1 Giảng viên có chuyên môn cao sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên
CL_2 Giảng viên có liên hệ thực tế giúp sinh viên hứng thú với việc học
CL_3 Giảng viên luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của sinh viên khi cần
CL_4 Chất lượng giảng dạy của giảng viên là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
CL_5 Phòng học, các trang thiết bị dạy và học đáp ứng đầy đủ nhu cầu và có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên
CL_6 Tài liệu học tập và hệ thống thư viện đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sinh viên
CL_7 Các phòng chức năng và các yếu tố khác như ký túc xá, y tế, nhà để xe, khu vực vệ sinh, thang máy, hệ thống wifi đầy đủ, tiện nghi đáp ứng được nhu cầu và giúp sinh viên thoải mái hơn khi đến trường
CL_8 Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên
Bảng 2: Phân tích nhân tố của khái niệm “sự nỗ lực của bản thân”
NL_1 Thái độ học tập phụ thuộc rất lớn vào chính bản thân mỗi sinh viên
NL_2 Thái độ học tập tích cực sẽ giúp sinh viên phát triển quá trình nhận thức và năng lực của bản thân trong học tập
NL_3 Bản thân mỗi sinh viên cần giữ cho mình một thái độ học tập thật nghiêm túc
NL_4 Thái độ học tập là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên
NL_5 Định hướng học tập tốt giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập
NL_6 Có định hướng học tập ngay từ ban đầu sẽ giúp cho sinh viên tập trung vào mục tiêu của mình, không bị sao nhãng bởi những thứ xung quanh
NL_7 Mỗi sinh viên cần phải có định hướng học tập rõ ràng, nghiêm túc, cụ thể NL_8 Định hướng học tập là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên
VII KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Với quy mô mẫu là 250, số mẫu thu về đạt 250 và sau khi lọc sạch dữ liệu đạt yêu cầu sử dụng là 241.
Sinh viên Tần số Tần số tương đối
Mẫu khảo sát được thực hiện với tổng số 241 bạn sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, trong đó sinh viên năm hai chiếm tỷ lệ cao nhất 65.1% tương đương với 157 bạn, còn lại là số sinh viên rải đều cho năm nhất, năm ba và năm tư với tỷ lệ lần lượt là 10%, 10.8% và 14.1%.
Từ kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên năm hai có xu hướng quan tâm nhiều nhất đến đề tài khảo sát “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn TP,Hồ Chí Minh.”
Trường Tần số Tần số tương đối
Trường Đại học Mở TP.HCM 132 0,55
Từ kết quả khảo sát cho thấy, có 55% sinh viên tham gia khảo sát đến từ Đại Học Mở TP.HCM, 45% còn lại là sinh viến từ các trường đại học trên địa bàn thành phố như ĐH Kinh Tế TP.HCM, ĐH Công Nghiệp TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH FPT, ĐH Ngoại Ngữ và Tin Học, ĐH Văn Lang, ĐH Nguyễn Tất Thành.
Giới tính Tần số Tần số tương đối
Trong tổng số 241 sinh viên tham gia khảo sát có 82 bạn sinh viên nam chiếm tỷ lệ 34% và còn lại là sinh viên nữ chiếm tỷ lệ 66%.
Câu 4: Điểm trung bình Số lượng sinh viên
3.60- 4.00 36 Điểm học tập trung bình Tần số Tần số tương đối
Từ kết quả khảo sát ta thấy số sinh viên tham gia khảo sát đạt điểm học tập trung bình ở mức tương đối, cụ thể:
-2.00-2.49: có 13 bạn chiếm tỷ lệ 5%
-2.50-3.19: có 95 bạn chiếm tỷ lệ 39%
-3.20-3.59: có 97 bạn chiếm tỷ lệ 40%
-3.60-4.00: có 36 bạn chiếm tỷ lệ 15%
Kết quả trên cho thấy phần lớn sinh viên đạt điểm trung bình từ 2.50 trở lên và có 36 trên tổng số 241 sinh viên tham gia khảo sát đạt điểm suất sắc 3.60-4.00, số sinh viên đạt 2.00-2.49 chiếm tỷ lệ rất nhỏ 5%.
Hài lòng về kết quả học tập Tần số Tần số tương đối
Theo kết quả khảo sát, có 130 sinh viên (tương đương 53,9%) cho biết họ hài lòng với kết quả học tập của mình Trong khi đó, có 111 sinh viên (tương đương 46,1%) cho biết rằng họ không hài lòng với kết quả học tập.
Khảo sát này cung cấp thông tin quan trọng về cảm nhận của sinh viên về kết quả học tập Mức độ hài lòng của sinh viên có ảnh hưởng đáng kể đến động lực và sự tiến bộ trong quá trình học tập của họ Dựa trên tỷ lệ phản hồi từ sinh viên, có thể thấy rằng tỷ lệ sinh viên hài lòng và không hài lòng tương đối cân bằng, tức là không có một tỷ lệ rõ rệt chiếm ưu thế
Trung bình thời gian tự học mỗi ngày (giờ) Tần số Tần số tương đương
Dựa trên số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy phân phối thời gian tự học của sinh viên vào các khoảng thời gian khác nhau như sau: