1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận môn kinh tế họcđề tàithực trạng việc làm và thất nghiệp ở việt nam giaiđoạn 2019 2022

28 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Việc Làm Và Thất Nghiệp Ở Việt Nam Giai Đoạn 2019-2022
Tác giả Nguyễn Phạm Kiều Minh
Người hướng dẫn TS. Đoàn Ngọc Phúc
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính
Chuyên ngành Kinh Tế Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

Trang 2

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI

Trang 3

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS Đoàn Ngọc Phúc

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã phát triển vượt bậc, tạo ra những sự nhảy vọt đáng kể về mọi mặt và đưa nhân loại tiến bộ hơn Trong những năm gần đây, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, lương thực và thực phẩm Tuy nhiên, cùng với các thành tựu này là những vấn đề mà Đảng và Nhà nước cần quan tâm, bao gồm tệ nạn xã hội, lạm phát, việc làm và tình trạng thất nghiệp Trong số đó, vấn đề việc làm và tình trạng thất nghiệp hiện nay là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Trong thời gian gần đây, sự gia tăng nhanh chóng của dân số, sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế và cách thức hoạt động của các doanh nghiệp đang tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động Trong khi đó, chất lượng và số lượng việc làm còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người lao động, đặc biệt là người trẻ và người có trình độ cao Do đó, việc nghiên cứu về thực trạng việc làm và thất nghiệp tại Việt Nam hiện nay là rất cần thiết để đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng này và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước

Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua thực trạng về việc làm và thất nghiệp tại Việt Nam, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VIỆC VÀ THẤT NGHIỆP 1

1.1 Khái niệm việc làm và thất nghiệp 1

1.1.1 Khái niệm việc làm 1

1.1.2 Khái niệm thất nghiệp 2

1.2 Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động 2

1.3 Các chỉ tiêu đo lường thất nghiệp 3

1.3.1 Chỉ tiêu tuyệt đối 3

1.3.2 Chỉ tiêu tương đối 3

1.4 Các dạng thất nghiệp 4

1.4.1 Căn cứ vào nguyên nhân gây ra 4

1.4.2 Căn cứ vào tính chất 5

1.5 Tác hại của thất nghiệp 6

1.5.1 Đối với cá nhân người thất nghiệp 6

1.5.2 Đối với xã hội 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DẪN ĐẾN VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8

2.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp hiện nay 8

2.2 Thực trạng việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam năm giai đoạn 2019 - 2022 10

2.3 Tác động của việc thiếu việc làm và thất nghiệp đến xã hội và kinh tế Việt Nam.15 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 17

3.1 Đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường cơ cấu kinh tế 17

3.2 Cải thiện hệ thống giáo dục, đào tạo và nâng cao năng lực người lao động 18

3.3 Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp và công ty tư nhân phát triển và tạo ra việc

Trang 6

Mục lục hình

Hình 1.1 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 6 Hình 2.1 Cơ cấu lao động chia theo vùng và khu vực kinh tế, năm 2021 11 Hình 2.2 Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý, 2020 - 2022 13 Hình 2.3 Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng kinh tế - xã hội quý IV năm 2021, quý III và quý IV năm 2022 14

Mục lục biểu

Biểu 2.1 Cơ cấu lao động đang làm việc theo 3 khu vực ngành kinh tế, các quý giai đoạn 2019 - 2021 12

Trang 7

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VIỆC VÀ THẤT NGHIỆP

1.1.Khái niệm việc làm và thất nghiệp

1.1.1 Khái niệm việc làm

Việc làm là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó Trạng thái phù hợp được thể hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa chi phí ban đầu (C) như nhà xưởng, máy móc thiết bị nguyên vật liệu,… và chi phí về sức lao động (V) Quan hệ tỷ lệ biểu hiện sự kết hợp giữa C và V phải phù hợp với trình độ công nghệ của sản xuất

Khi trình độ kỹ thuật công nghệ thay đổi thì sự kết hợp đó cũng thay đổi theo hướng công nghệ sử dụng nhiều vốn hoặc công nghệ sử dụng nhiều sức lao động Chẳng hạn, trong điều kiện kỹ thuật thủ công một đơn vị chi phí ban đầu về tư liệu sản xuất có thể kết hợp với nhiều đơn vị sức lao động Còn trong điều kiện tự động hóa, sản xuất theo dây chuyền hiện đại thì chi phí về vốn, thiết bị, công nghệ cao nhưng chỉ đòi hỏi sức lao động với tỷ lệ rất thấp (công nghệ sử dụng nhiều vốn) Do đó, tùy từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn phương án phù hợp để có thể tạo việc làm cho người lao động.

Trong điều kiện của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất mạnh mẽ như hiện nay, quan hệ tỷ lệ giữa C và V thương xuyên biến đổi theo các dạng khác nhau:

- Sự phù hợp giữa chi phí ban đầu và sức lao động có nghĩa là mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có việc làm Nếu chỉ xem xét trên phương diện sử dụng hết thời gian lao động khi có việc làm thì việc làm đó là việc làm đầy đủ; còn trường hợp sự phù hợp của mối quan hệ này cho phép sử dụng triệt để tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất và sức lao động ta có khái niệm việc làm hợp lý.

- Sự không phù hợp giữa chi phí ban đầu và sức lao động sẽ dẫn đến thiếu nguồn nhân lực hoặc thừa nguồn nhân lực tức thiếu việc làm và thất nghiệp.

Trang 8

1.1.2 Khái niệm thất nghiệp

Thất nghiệp có nghĩa là người dân trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động những không có việc làm hoặc không tìm được việc làm Thất nghiệp bao gồm nhiều dạng, trong đó thất nghiệp tự nhiên là một hiện tượng phổ biến Tuy vậy, dù là thất nghiệp theo hình thức nào, nó cũng mang lại nhiều tác động đến kinh tế - xã hội.

Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2006.

Tuy nhiên, khái niệm trên chỉ mang tính chất tham khảo do Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã thay thế cho Luật Bảo hiểm xã hội 2006, không còn quy định về khái niệm này.

1.2.Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động

Tạo việc làm cho người lao động là cần thiết nhằm giảm thất nghiệp Công nghiệp hóa xu hướng tất yếu dối với các quốc gia muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, mức sống thấp sang nền kinh tế công nghiệp, năng suất cao Trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tất yếu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động Vì vậy, có nghề mới, hoạt động sản xuất mới ra đời, trong khi một số nghề cũ, hoạt động sản xuất cũ bị mất đi, thất nghiệp phát sinh.

Tạo việc làm cho người lao động đáp ứng quyền lợi của người lao động, quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của con người trong tuổi lao động, có khả năng lao động như Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ghi nhận Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, nâng cao vị thế của người lao động trong gia đình và ngoài xã hội Ngoài ra, tạo việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế các tiêu cực xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.

Nếu không có việc làm sẽ không có thu nhập và không có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần của người lao động, chất lượng cuộc sống giảm sút Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho phép không chỉ giải quyết các vấn đề kiknh tế mà cả các vấn đề xã

Trang 9

hội Có việc làm sẽ tạo điều kiện cho việc xóa đói giảm nghèo, có việc làm sẽ làm giảm các tệ nạn xã hội.

1.3.Các chỉ tiêu đo lường thất nghiệp

- Tỷ lệ thất nghiệp: Là tỷ lệ % của số người thất nghiệp chiếm trong lực lượng lao động.

- Lực lượng lao động: Tổng số người thất nghiệp và số người có việc làm

1.3.1 Chỉ tiêu tuyệt đối

Thông qua điều tra, người ta có thể thu nhập được số liệu về số lượng người thất nghiệp

1.3.2 Chỉ tiêu tương đối

Chỉ tiêu được sử dụng là tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm Tỷ lệ thất nghiệp =

Tỷ lệ thiếu việc làm =

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm được sử dụng phản ánh hiện tượng thất nghiệp, nhưng do có sự đánh giá khác nhau về người thất nghiệp và mục đích nghiên cứu ở mỗi quốc gia, nên các tỷ lệ này được đo lường không giống nhau Ngoài ra, có thể tính tỷ lệ thất nghiệp theo các đặc trưng khác nhau như:

- Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính: được tính bằng số người thất nghiệp nam hoặc nữ giới trên tổng dân số nam hoặc nữ hoạt động kinh tế.

- Tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi: được tính bằng số người thất nghiệp ở độ tuổi x hoặc nhóm tuổi (x, x+n) trên tổng dân số hoạt động kinh tế của tuổi hoặc nhóm tuổi đó.

- Tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: được tính bằng số người thất nghiệp của một trình độ chuyên môn kỹ thuật trên tổng dân số hoạt động kinh tế của trình độ chuyên môn kỹ thuật đó.

Trang 10

- Tỷ lệ thất nghiệp theo vùng: được tính bằng số người thất nghiệp của một vùng trên tổng dân số hoạt động kinh tế của vùng đó.

1.4.Các dạng thất nghiệp

1.4.1 Căn cứ vào nguyên nhân gây ra

Thất nghiệp tạm thời

Thất nghiệp tạm thời phát sinh do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các khu vực địa lý, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống Thất nghiệp tạm thời luôn tồn tại thậm chí ngay trong những nền kinh tế có đầy đủ công ăn việc làm, do vẫn luôn có một số chuyển động nào đó khi người ta đi tìm việc làm sau tốt nghiệp các trường, hoặc chuyến đến nơi ở mới, hoặc phụ nữ quay lại lực lượng lao động sau khi sinh con Thất nghiệp tạm thời thường do chuyển nơi làm việc hoặc tìm kiếm những công việc tốt hơn, thường là thất nghiệp tự nguyện.

Thất nghiệp do cơ cấu

Thất nghiệp cơ cấu gồm những người không có việc làm khi tay nghề hoặc kỹ năng làm việc của ho không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các ngành nghề đang cần lao động, tức là ngành nghề hoặc kỹ năng của họ không còn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng trên thị trường lao động nữa Theo lý thuyết kinh tế học của David Begg và các đồng tác giả Stanley Fischer, Rudiger Dombusch, thất nghiệp cơ cấu xuất hiện do không có sự đồng bộ giữa tay nghề và cơ hội có việc làm khi nhu cầu và sản xuất thay đổi Đây là loại hình thất nghiệp luôn làm nhiều người lao động lo lắng và chiếm nhiều thời gian thảo luận nhất của các nahf lập chính sách.

Thất nghiệp chu kỳ

Thất nghiệp theo chu kỳ gắn với chu kỳ của ngành và của nền kinh tế, gồm những người có nhu cầu làm việc với mức lương thịnh hành nhưng không tìm được việc do mức cầu chung về lao động của ngành và của nền kinh tế thấp Tình trạng thất nghiệp tăng lên ở hầu hết các vùng đều là dấu hiệu của thất nghiệp chu kỳ.

Trang 11

1.4.2 Căn cứ vào tính chất

Thất nghiệp tự nguyện

Thất nghiệp tự nguyện gồm những người có khả năng được tuyển dụng nhưng họ chỉ đi làm khi có mức lương cao hơn mức lương bình quân phổ biến của ngành nghề mà họ có năng lực trên thị trường lao động (mức lương đang thịnh hành) Một nền kinh tế có thể đang vận hành tốt nhưng vẫn tồn tại một lượng thất nghiệp nhất định Có nhiều nguyên nhân gây ra thất nghiệp tự nguyện, có thể do người lao động thích nghỉ ngơi hay tham gia những hoạt động khác hơn là làm việc tại mức lương hiện hành.

Thất nghiệp không tự nguyện

Thất nghiệp không tự nguyện gồm những người muốn làm việc với mức lương bình quân phố biến của ngành nghề mà họ có năng lực trên thị trường lao động nhưng họ không được tuyển dụng Điểm cơ bản của cách tiếp cận này là tiền lương không tự điều chỉnh được cân bằng thị trường lao động Tiền lương có xu hướng phản ứng chậm hơn với những biến động lớn Nếu tiền lương không điều chỉnh để cân bằng thị trường thì sẽ xuất hiện sự bất cập giữa những người tìm việc và những vị trí công việc còn trống Những bất cập này đưa đến hình thái thất nghiệp không tự nguyện.

Thất nghiệp tự nhiên (Un)

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tồn tại vì những nguyên nhân khách quan, như luôn tồn tại một lực lượng lao động, thực sự không muốn làm việc và có những lao động chấp nhận thất nghiệp tạm thời để tìm cơ hội có việc làm khác với mức lương cao hơn vì không hà lòng với thu nhập hiện tại; nhiều lao động không nâng cao tay nghề, bị đào thải, đang chờ xin việc khác hoặc phải học lại nghề; lao động đang chờ phân công do chuyển việc; lao động làm việc một phần thời gian; lao động thất nghiệp vào những thời điểm nông nhàn ở nông thôn.

Trên thực tế, nhóm thất nghiệp tự nhiên này cũng có những giá trị ở phương diện khác Họ là nguồn nhân lực dự trữ cho quốc gia khi cần phải sản xuất vượt tiềm năng vì lý do này hay khác; họ cũng là đối trọng để giữ cân bằng tiền lương, không làm lương bổng tăng vọt và bất hợp lý mỗi khi thị trường lao động khan hiếm.

Trang 12

Hình 1.1 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

1.5.Tác hại của thất nghiệp

1.5.1 Đối với cá nhân người thất nghiệp

Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trườgn lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…

1.5.2 Đối với xã hội

Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lêm như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ

Trang 13

của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị.

Đối với nền kinh tế

Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát.

Trang 14

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG DẪN ĐẾN VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ THẤTNGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp hiện nay

2.1.1 Sự chậm trễ trong sự phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế chưa hoàn thiện

Sự phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng để tạo ra các cơ hội việc làm cho người lao động Tuy nhiên, nếu sự phát triển kinh tế diễn ra chậm hoặc không đồng đều, các cơ hội việc làm sẽ bị hạn chế Điều này thường xảy ra ở các nước đang phát triển hoặc đang chuyển đổi từ kinh tế truyền thống sang kinh tế hiện đại Cơ cấu kinh tế bao gồm các ngành kinh tế và các ngành nghề sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp Nếu cơ cấu kinh tế chưa hoàn thiện, một số ngành nghề sẽ phát triển chậm hoặc bị suy thoái, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp Ví dụ, nếu một quốc gia chỉ tập trung vào sản xuất hàng hóa và ít đầu tư vào các ngành dịch vụ, thì số lượng việc làm trong ngành dịch vụ sẽ bị giảm.

Đầu tư là yếu tố quan trọng để tạo ra các cơ hội việc làm mới Nếu không có đầu tư đủ lớn, các doanh nghiệp sẽ không có đủ nguồn lực để mở rộng hoạt động và tuyển dụng thêm nhân sự Điều này thường xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi mà không có đủ vốn để đầu tư vào các dự án mới Với sự phát triển của công nghệ, nhiều công việc đã bị thay thế bởi các máy móc và tự động hóa, dẫn đến giảm số lượng công nhân cần tuyển dụng Điều này ảnh hưởng đến nhiều người lao động, đặc biệt là những người làm việc trong các công ty xí nghiệp, nhà máy,…

2.1.2 Hiệu ứng thế chân, kế thừa do chính sách giáo dục chưa đồng bộ

Hiệu ứng thế chân và kế thừa do chính sách giáo dục chưa đồng bộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp hiện nay Hiệu ứng thế chân là hiện tượng một số người có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận các nguồn lực và tiếp tục phát triển bản thân, trong khi những người khác không có cơ hội như vậy và bị bỏ lại phía sau Hiệu ứng này cũng áp dụng cho tình trạng việc làm, trong

Ngày đăng: 12/04/2024, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w