BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Trang 2Điểm kết luận của bài
Họ, tên và chữ ký của giảng viênthu bài thi
Phú Thọ, ngày…tháng…năm…
Giảng viên
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xăng là một loại dung dịch nhẹ được chưng cất từ dầu mỏ có chứa hydrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy đồng thời là một loại nhiên liệu hữu hiệu với rất nhiều tính năng và công dụng như trong việc sử dụng làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong cũng như dùng trong sinh hoạt hàng ngày, dùng làm dung môi hòa tan một số chất, dùng để tẩy một số vết bẩn bám trên vải, kim loại, kính, nhựa; có trong một số loại vũ khí như súng phun lửa, bom, mìn.
Trong nền kinh tế hiện nay thì nguồn năng lượng xăng là không thể thiếu, nó chiểm tỷ lệ sử dụng khoảng 40% trong tất cả các nguồn năng lượng trên thế giới.Tuy nhiên nguồn năng lượng này lại có giới hạn, nó không được tái tạo thêm mà ngược lại nó lại được sử dụng ngày càng nhiều Theo dự đoán thì nguồn năng lượng này chỉ có thể đáp ứng trong vài chục năm nữa Vì vậy giá cả của nó ngày càng tăng lên là điều khó tránh khỏi Khi giá xăng dầu tăng thì nó ảnh hưởng rất lớn đến một số ngành nghề sử dụng nhiều xăng để hoạt động cũng như đời sống của người dân.
Trang 4Việc tăng giá xăng liên tục trong nhưng năm gần dây tác động lớn đến nền kinh tế, ảnh hường rất nhiều đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân Mà nhất là tăng giá xăng cũng bộc lộ nhiều " vấn đề" trong thị trường xăng vốn đã rất nhạy cảm như cơ chế quản lý của Nhà nước, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh xăng liên tục " đòi" tăng giá theo giá thị trường thể giới tuy nhiên lại không giảm theo khi giá thể giới giảm Sự "bất ổn" của thị trường xăng dầu trong thời gian gần đây gây nhiều bức xúc tới người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp.
Tp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh tiêu thụ lượng xăng lớn mỗi năm Đặc biệt tại Tp.Hà Nội nói chung và tại Tỉnh Phú Thọ nói riêng đang trên đà phát triển mạnh có nền kinh tế mang tầm ảnh hưởng mạnh mẽ lên lượng xăng tiêu thụ tại địa bàn xung quanh Tp.Hà Nội Hơn nữa, trong môi trường kinh tế như hiện nay, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu thụ xăng tại các tỉnh lân cận và trong số đó điển hình là của tỉnh Phú Thọ.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng cũng như nắm được tính hiệu quả khi sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân
Trang 5tích mối quan hệ của các biến số và đánh giá được nhân tố nào ảnh hưởng nhiều và quan trọng nhất trong các nhân tố có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc của mô hình nên em xin chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ xăng ở tỉnh Phú Thọ ” làm đề tài tiểu luận.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, dù đã rất cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi sự sai sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy về bài tiểu luận này Em xin trân thành cảm ơn
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng xăng tiêu thụ xăng ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005-2022.
2.2.Mục tiêu cụ thể
Bài nghiên cứu được thực hiện để đánh giá một cách chi tiết và toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu thụ xăng ở tỉnh Phú Thọ Từ đó, thấy được yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, yếu tố nào ảnh hưởng ít nhất đến hoạt động tiêu thụ xăng ở tỉnh Phú Thọ Qua đó, có những điều chỉnh biến
Trang 6số phù hợp với mục đích kinh tế khi xảy ra những bất ổn trong lượng tiêu thụ xăng tại tỉnh Phú Thọ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp phân tích dữ liệu
Các bước để phân tích dữ liệu lượng xăng tiêu thụ bao gồm:
1 Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu về lượng xăng tiêu thụ và các yếu tố khác như tốc độ lái xe, tải trọng xe, độ cao đường, điều kiện thời tiết, độ dốc đường, loại động cơ, loại nhiên liệu, và nhiều yếu tố khác
Trang 72 Chuẩn bị dữ liệu: Chuẩn bị dữ liệu bằng cách loại bỏ các giá trị ngoại lệ và các giá trị bị thiếu.
3 Phân tích dữ liệu: Sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu như phân tích đa biến để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến lượng xăng tiêu thụ
4 Đưa ra kết luận: Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng xăng tiêu thụ và đề xuất các giải pháp để tối ưu hóa lượng xăng tiêu thụ
5 Kiểm tra và cải thiện: Kiểm tra và cải thiện các giải pháp được đề xuất để tối ưu hóa lượng xăng tiêu thụ
5: Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu theo 4 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận
CHƯƠNG 2: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 3: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 4: Kết luận
Trang 8PHẦN NỘI DUNGPHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu
5 Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận1.1.Xăng và nguồn gốc
1.1.1.Khái niệm:
Xăng là hợp chất của Hydro và Cacbon dễ bốc cháy, dễ bay hơi Trong tiếng Anh, xăng được gọi là gasonline có nguồn gốc từ gas nghĩa là thể khí, sau khi đốt xăng được cháy toàn bộ Và trong quá trình bốc cháy, xăng tiết ra
Trang 9một nhiệt lượng nhiều hơn bất cứ loại nhiên liệu thể lỏng nào có cùng thể tích Xăng được dùng như một loại nhiên liệu làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong kiểu bộ chế hòa khí(động cơ xăng) Xăng còn dùng trong sinh hoạt như đun nấu, bật lửa… Ngoài ra xăng còn làm dung môi hòa tan một số chất, dùng để tẩy rửa vết bẩn bám trên các kim loại, kính, nhựa, vải.
1.1.2.Nguồn gốc:
Xăng có nguồn gốc từ dầu mỏ có trong thiên nhiên được lấy ra từ mỏ dầu dưới lòng đất Dầu mỏ lấy về đựng vào trong một cái bồn chứa lớn gọi là bồn chưng cất, trong dầu mỏ chứa những hợp chất cacbon-nước nên có điểm sôi rất thấp, và khi đun nóng ở nhiệt độ 200 độ C đã có thể làm một lượng dầu mỏ biến thành hơi Dầu mỏ bốc hơi đi qua hệ thống ống dẫn được làm lạnh từ bên ngoài và chuyển sang thể lỏng Qua các công nghệ chưng cất vài lần như vậy, người ta đã tách ra và thu được xăng nguyên chất
Theo quá trình phát triển của ngành động cơ đốt trong, xăng cũng dần được cải tiến thành phần hợp chất để phù hợp với các loại động cơ khác nhau Và “Mogas” là từ viết tắt cho Motor Gasonline, có nghĩa là xăng thương mại được sử dụng cho các loại động cơ Xăng được phân chia theo 4 loại sau:
Trang 10+ Xăng Mogas 95 (M95) : Màu vàng, có mùi thường được sử dụng cho các phương tiện có tỷ số nén trên 9,5:1 và có chỉ số Octan là 95
+ Xăng Mogas 92 (M92) : Màu xanh lá, có mùi đặc trưng thường được sử dụng cho các phương tiện có tỷ số nén dưới dưới 9,5:1 và có chỉ số Octan là 92.
+ Xăng Mogas 83 (M83) : Màu vàng, có mùi đặc trưng thường được sử dụng cho các phương tiện có tỉ số nén là 8:1 và có chỉ số Octan là 83 Hiện tại xăng này không được sử dụng ở thị trường Việt Nam (vì Xăng Mogas 83 chỉ dùng cho các động cơ có tỷ số nén thấp như máy nổ, máy bơm, và các phương tiện sản xuất theo theo công nghệ cũ của những năm 90 Ngoài ra Mogas 83 chứa nhiều lưu huỳnh và tạp chất nên khi sử dụng phương tiện sẽ thải ra rất nhiều khi S02 gây ô nhiễm môi trường)
+ Xăng sinh học E5 : Là loại xăng được pha từ Mogas 92 với 5% cồn Ethanol (được điều chế từ các hợp chất có từ nguồn gốc từ động thực vật như chất béo, ngũ cốc, chất thải nông nghiệp là rơm, rạ) Vì chỉ số của cồn ethanol là 109 nên khi pha vào xăng Mogas 92 thì sẽ làm tăng chỉ số của hợp chất này
Trang 11lên 1 đến 2 chỉ số và Xăng E5 sẽ có chỉ số Octan tương đương xăng A93 và A94
1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng xăng tiêu thụ tại Phú Thọ giaiđoạn 2005-2022
1.2.1.Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có thể ảnh hưởng đến lượng xăng tiêu thụ Khi kinh tế phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và di chuyển của người dân cũng tăng lên, dẫn đến tăng lượng xe cơ giới trên đường và tăng lượng xăng tiêu thụ Tuy nhiên, nếu có các chính sách hỗ trợ sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc các phương tiện sử dụng năng lượng thấp hơn, lượng xăng tiêu thụ có thể giảm xuống.
1.2.2.Giá xăng
Giá xăng có ảnh hưởng lớn đến lượng xăng tiêu thụ Khi giá xăng tăng, người tiêu dùng sẽ cố gắng tiết kiệm xăng bằng cách giảm tốc độ lái xe, sử dụng phương tiện công cộng hoặc chọn các loại xe tiết kiệm nhiên liệu Ngược lại, khi giá xăng giảm, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng nhiều hơn và lái xe nhanh hơn Tuy nhiên, giá xăng không phải là yếu tố duy nhất
Trang 12ảnh hưởng đến lượng xăng tiêu thụ, các yếu tố khác như tình trạng kinh tế, thời tiết, địa hình và phong cách lái xe cũng có thể ảnh hưởng đến lượng xăng tiêu thụ.
1.2.3.Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng giao thông cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ xăng Nếu hạ tầng giao thông được phát triển tốt, các phương tiện di chuyển sẽ di chuyển một cách suôn sẻ và tiết kiệm nhiên liệu hơn Điều này có thể đạt được thông qua việc xây dựng các tuyến đường thông thoáng, đường cao tốc, đường sắt và các phương tiện công cộng hiệu quả Ngoài ra, các chính sách khuyến khích sử dụng các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu như xe điện.
1.2.4 Thói quen sử dụng phương tiện
Thói quen sử dụng phương tiện cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ xăng Nếu người sử dụng phương tiện có thói quen lái xe an toàn, tuân thủ tốc độ giới hạn và tránh lái xe quá nhanh, thì lượng tiêu thụ xăng sẽ giảm Ngoài ra, việc bảo dưỡng định kỳ và thay thế các bộ
Trang 13phận của xe cũng có thể giúp tăng hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu Các chính sách khuyến khích sử dụng các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu như xe điện.
- Khuyến khích sử dụng các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu bằng cách cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính hoặc giảm thuế
- Đầu tư vào các công nghệ tiết kiệm nhiên liệu và phát triển các phương tiện sử dụng năng lượng tái tạo
- Thúc đẩy sử dụng các phương tiện công cộng, xe buýt, tàu hỏa, và các phương tiện khác để giảm lượng xe cá nhân trên đường
- Tăng cường giám sát và xử lý các phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải
Tất cả các chính sách này đều nhằm mục đích giảm lượng tiêu thụ xăng và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Trang 141.3.Giải pháp
Một số giải pháp khác để giảm lượng tiêu thụ xăng, bao gồm:
1 Thay đổi thói quen lái xe, bao gồm giảm tốc độ, duy trì khoảng cách an toàn với xe trước và tránh đánh ga và phanh quá nhiều.
2.Bảo dưỡng định kỳ và thay thế các bộ phận của xe để đảm bảo hiệu suất tối ưu và tiết kiệm nhiên liệu.
3 Sử dụng các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu, bao gồm các chất phụ gia và các sản phẩm làm sạch động cơ.
4 Chọn các tuyến đường ngắn nhất và tránh các tuyến đường có nhiều đoạn đường dốc hoặc đường vòng.
Tất cả các giải pháp này đều có thể giúp giảm lượng tiêu thụ xăng và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng xe.
Trang 15CHƯƠNG 2: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu
2.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Tác giả xây dựng mô hình gồm biến phụ thuộc với 3 biến độc lập
- x4: lượng xe máy trên địa bàn ( chiếc )
2.2 Dự đoán kỳ vọng giữa các biến
Các giả thiết:
β2 âm: khi giá xăng tăng lên 1 đơn vị sẽ dẫn đến lượng tiêu thụ xăng giảm đi
β3 dương: khi dân số tăng lên sẽ dẫn tới lượng tiêu thụ xăng tăng lên
Trang 16 β4 dương: khi lượng xe máy trên địa bàn tăng lên sẽ dẫn tới lượng tiêu thụ xăng tăng lên
2.3 Mô tả số liệu
- Số liệu bao gồm: TT: Lượng xăng tiêu thụ ( Lít ) G : Giá xăng ( nghìn đồng ) S: Dân số ( người )
XM: Lượng xe máy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ( chiếc )
- Số liệu được thu thập bằng cách lấy số liệu từ cục thống kê tỉnh Phú Thọ.
Trang 17Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Xác định mô hình hồi quy và đọc ý nghĩa các hệ số
Để nghiên cứu ảnh hưởng của 3 nhân tố đồng thời đến sản lượng xăng tại tỉnh Phú Thọ, em sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS để ước lượng các hệ số, xây dựng mô hình hồi quy bội giữa biến phụ thuộc là sản lượng tỉnh Phú Thọ với các biến độc lập là giá xăng, dân số và số lượng xe máy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Kết quả chạy từ phần mềm
Trang 19TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Số liệu thống kê tại Cổng thông tin điện tử Phú Thọ (2005_2022)
Trang 202 Niên giám thống kê- Cục thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2022
3 https://baophutho.vn/