1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long

231 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả Lê Thị Kim Loan
Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Thanh Trúc, TS. Dương Đăng Khoa
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 231
Dung lượng 5,11 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 GIỚI THIỆU (18)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (18)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (20)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (20)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (20)
    • 1.3 Câu hỏi và giả thuyết trong nghiên cứu (21)
      • 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu (21)
      • 1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu (21)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (21)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (21)
      • 1.4.2 Không gian nghiên cứu (22)
      • 1.4.3 Thời gian nghiên cứu (22)
    • 1.5 Những điểm mới của luận án (23)
      • 1.5.1 Về học thuật (23)
      • 1.5.2 Về thực tiễn (24)
    • 1.6 Cấu trúc của luận án (24)
  • Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (25)
    • 2.1 Khái niệm cơ bản (27)
      • 2.1.1 Xâm nhập mặn (27)
      • 2.1.2 Nghèo (29)
    • 2.2 Cơ sở lý thuyết (31)
      • 2.2.1 Lý thuyết về sinh kế bền vững (31)
      • 2.2.2 Lý thuyết về khung sinh kế nông thôn bền vững (34)
      • 2.2.3 Lý thuyết về sinh kế và nghèo (36)
      • 2.2.4 Lý thuyết về bẫy nghèo (38)
    • 2.3 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm (39)
      • 2.3.1 Nghiên cứu về sinh kế giảm nghèo (39)
      • 2.3.2 Nghiên cứu tác động của thiên tai đến sinh kế hộ nghèo (43)
      • 2.3.3 Nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế nghèo ở ĐBSCL (51)
      • 2.3.4 Khoảng trống nghiên cứu (53)
  • Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (25)
    • 3.1 Cách tiếp cận nghiên cứu (55)
      • 3.1.1 Khung phân tích (55)
      • 3.1.2 Tiến trình nghiên cứu (59)
    • 3.2 Phương pháp thu nhập dữ liệu (60)
      • 3.2.1 Địa bàn nghiên cứu (60)
      • 3.2.2 Dữ liệu thứ cấp (61)
      • 3.2.3 Dữ liệu sơ cấp (63)
    • 3.3 Phương pháp phân tích (65)
      • 3.3.1 Xây dựng hệ thống biến cho mô hình nghiên cứu thực nghiệm (66)
      • 3.3.2 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến nguồn vốn sinh kế: Phương pháp trọng số entropy (72)
      • 3.3.3 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến chiến lược sinh kế (78)
      • 3.3.4 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến thu nhập và tình trạng nghèo (87)
  • Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (25)
    • 4.1 Tác động của xâm nhập mặn đến vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn (92)
      • 4.1.1 Đặc điểm vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn ở các vùng bị xâm nhập mặn khác (92)
      • 4.1.2 Đo lường chỉ số vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn (101)
      • 4.1.3 So sánh vốn sinh kế của hộ gia đình ở vùng bị xâm nhập mặn khác nhau (104)
    • 4.2 Tác động của xâm nhập mặn đến chiến lược sinh kế hộ gia đình nông thôn (111)
      • 4.2.1 Đặc điểm chiến lược sinh kế của hộ gia đình nông thôn ở các vùng bị xâm nhập mặn khác nhau (111)
      • 4.2.2 So sánh chiến lược sinh kế của hộ gia đình ở các vùng bị xâm nhập mặn khác nhau (117)
      • 4.2.3 Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến chiến lược sinh kế của hộ gia đình nông thôn (132)
    • 4.3 Tác động của xâm nhập mặn đến thu nhập và tình trạng nghèo của hộ gia đình nông thôn (137)
      • 4.3.1 So sánh thu nhập của hộ gia đình ở vùng bị xâm nhập mặn khác nhau (137)
      • 4.3.2 Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đối với thu nhập của hộ nghèo và hộ không nghèo (140)
      • 4.3.3 Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn (143)
    • 4.4 Cơ chế tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình nông thôn (146)
      • 4.4.1 Nhận thức của hộ gia đình nông thôn về xâm nhập mặn (147)
      • 4.4.2 Cơ chế tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình nông thôn (149)
    • 4.5 Giải pháp (158)
      • 4.5.1 Giải pháp nâng cao năng lực vốn sinh kế của hộ nghèo (158)
      • 4.5.2 Giải pháp chuyển đổi hoạt động sinh kế thích ứng của hộ nghèo (162)
  • Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (25)
    • 5.1 Kết luận (165)
    • 5.2 Đề xuất (167)
      • 5.2.1 Đối với chính quyền địa phương (167)
      • 5.2.2 Đối với doanh nghiệp (169)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (171)
  • PHỤ LỤC (181)
    • Step 2: Test of balancing property of the propensity score ********************************************************** (0)
    • Step 1: Identification of the optimal number of blocks ****************************************************** 99% .9579035 .9758144 Kurtosis 4.38880395% .8763762 .9731679 Skewness 1.35773990% .6753047 .9615806 Variance .0430544 (0)

Nội dung

Nghiên cứu đã kiểm tra mối tương quan giữa xâm nhập mặn và sinh kế của hộ gia đình nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến kết luận cốt lõi trong nghiên cứu của luận án là: 1 Xâm nhập

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài

Các quốc gia trên thế giới đã và đang phải gánh chịu những thiệt hại kinh tế to lớn do thiên tai gây ra Trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, thế giới đã phải hứng chịu 7.348 thảm họa thiên nhiên lớn, với tổng dân số bị ảnh hưởng hơn 4,2 tỷ người và thiệt hại kinh tế toàn cầu khoảng 2,97 nghìn tỷ đô la Mỹ (UNDRR, 2020) Đặc biệt, do sự xuất hiện thường xuyên của các thảm họa khí hậu cực đoan bởi sự nóng lên toàn cầu, các hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện nay trên toàn thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng (IPCC, 2022) Những biến đổi này đã gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến sản xuất trồng trọt toàn cầu, cản trở sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp Theo Moore (2020) trong giai đoạn từ năm 1961 đến 2017, sự nóng lên toàn cầu đã làm giảm năng suất các loại cây lương thực chính như ngô, lúa mì, lúa gạo và hiệu ứng ròng tiêu cực là làm giảm 5,7% sản lượng toàn cầu của các loại cây trồng này Trong khi đó, người nghèo dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc bởi vì bất kỳ tác động nào đến tài sản hoặc mức tiêu dùng của họ đều đe dọa đến sinh kế và triển vọng dài hạn và họ có ít nguồn lực hơn để giảm thiểu rủi ro hoặc đối phó với các cú sốc khi nó xảy ra (Hallegatte et al.,

2020) Nghèo thường được coi là kết quả chính của tác động bởi các thảm họa tự nhiên đối với các cá nhân và hộ gia đình Nghèo do thiên tai luôn là thách thức to lớn để củng cố công cuộc giảm nghèo Người nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn không có thị trường hoạt động, phụ thuộc nhiều vào thu nhập nông nghiệp và hệ sinh thái, do đó họ dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai (Hallegatte et al., 2020) Các thảm họa do biến đổi khí hậu có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo và hình thành bẫy nghèo theo nhiều cách, đặc biệt là ở các nước và khu vực kém phát triển (Leichenko & Silva, 2014) Qua đó, thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trồng trọt và sinh kế của hộ gia đình nông thôn, đe dọa đến nguồn thu nhập và điều kiện sống của hộ dân, dễ đẩy hộ dân không nghèo vào cảnh nghèo và những người đã thoát nghèo lại tái nghèo

Việt Nam là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, tỷ lệ dân số nông thôn cao với nông nghiệp là nguồn thu nhập chính Trong 30 năm qua, tăng trưởng nông nghiệp mạnh mẽ đã làm thay đổi tình trạng kinh tế xã hội của Việt Nam như cải thiện an ninh lương thực, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, tạo sinh kế cho người dân Nhờ đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và được quốc tế công nhận, tỷ lệ người nghèo đã giảm mạnh từ 57% vào đầu những năm 90 xuống còn 5,2% vào năm 2020 (UNDP, 2021) Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn Việt Nam vẫn còn cao so với tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước Hơn nữa, Việt Nam cũng đang đối mặt với những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (Espagne et al., 2021) Ngành nông nghiệp của Việt Nam đang chịu nhiều tác động tiêu cực của sự biến đổi

2 thời tiết và các hiện tượng cực đoan do biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở hai đồng bằng và ven biển Vì vậy, những thành tựu của Việt Nam trong việc đưa hàng triệu người thoát nghèo hiện đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng bởi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gia tăng như mưa lũ, hạn hán và các thảm họa thiên tai khác do biến đổi khí hậu gây ra đang diễn ra dần dần như mực nước biển dâng hay nhiệt độ tăng lên (Oxfam,

2008) Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là một trong ba châu thổ trên thế giới chịu tổn thương nặng nề nhất bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu (IPCC, 2007) Trong những năm gần đây, ĐBSCL đã trải qua các đợt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua, đặc biệt là vào mùa khô năm 2015-2016 và nặng nề hơn vào mùa khô năm 2019-2020 Xâm nhập mặn do nước biển dâng và hạn hán nghiêm trọng trong thời gian qua đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường cho vùng ĐBSCL Đợt xâm nhập mặn xảy ra vào mùa khô 2015-

2016 làm cho 160 nghìn ha lúa bị ảnh hưởng, 800 nghìn người thiếu nước ngọt với tổng thiệt hại hơn 7.900 tỷ đồng (Tổng cục Khí tượng thủy văn, 2019) Độ mặn gia tăng đã ảnh hưởng đến 10 trên 13 tỉnh/thành ở ĐBSCL trong vụ mùa khô 2019-2020, ảnh hưởng đến 58.000 ha lúa, 6.650 ha cây ăn quả, 1.241 ha rau màu, 8.715 ha nuôi trồng thủy sản và có tới 96.000 hộ gia đình tương đương 430.000 người phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt (Espagne et al., 2021) Những tác động ngày càng sâu rộng của các thảm họa khí hậu thời gian qua làm cho hiệu quả của chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội tại Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức

Lý thuyết về bẫy nghèo từ tác động của các thảm họa thiên tai (Barbier, 2015) cho thấy rằng các thảm họa làm suy giảm nguồn vốn sinh kế và các kết quả sinh kế của hộ gia đình nông thôn, dẫn đến sự thay đổi trong chiến lược sinh kế của hộ gia đình để ứng phó với các cú sốc ấy Lý thuyết về khung sinh kế bền vững (DFID, 1999) dựa trên sự hiểu biết về khả năng tiếp cận của hộ gia đình đối với các nguồn vốn sinh kế được sử dụng rộng rãi và đã trở thành một mô hình kinh điển trong nghiên cứu sinh kế gia đình, được xem như là một công cụ nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người Bên cạnh đó, lý thuyết về khung sinh kế nông thôn (Scoones,

1998) chỉ ra rằng các cú sốc khí hậu dưới góc nhìn của khung sinh kế bền vững tác động đến các thành phần sinh kế hộ gia đình nông thôn như khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế (đặc biệt là nguồn vốn tự nhiên), các chiến lược sinh kế (khả năng đa dạng hóa) và cuối cùng là các kết quả sinh kế (năng suất và thu nhập) mà hộ gia đình hướng đến Các lý thuyết này đều cho thấy rằng thiên tai và các hiện tượng cực đoan tác động tiêu cực lên toàn bộ sinh kế của hộ gia đình, dẫn đến gia tăng nguy cơ nghèo Vì vậy, nghiên cứu về tác động cũng như mối quan hệ giữa các thảm họa thiên tai với các thành phần sinh kế của hộ gia đình nông thôn, đặc biệt hộ nghèo là vô cùng cần thiết

Mặc dù có nhiều báo cáo cho thấy rằng xâm nhập mặn có tác động tiêu cực đến sinh kế của hộ gia đình nông thôn ĐBSCL, đặc biệt các đối tượng dễ tổn thương như hộ nghèo (Anh và ctv., 2021) Tuy nhiên, các tài liệu hiện có xem xét tác động cụ thể của xâm nhập mặn lên sinh kế và tình trạng nghèo của hộ gia đình nông thôn ĐBSCL là

3 tương đối khan hiếm Các nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ gia đình thường tập trung vào phân tích kết quả sinh kế của hộ gia đình ở vùng bị mặn như thu nhập nông nghiệp (Anh và ctv., 2022; Rate et al., 2023), chi phí sản xuất nông nghiệp (Hải và ctv., 2021), hiệu quả sản xuất (Nguyệt & Trân, 2022) Trong khi đó, các tài liệu nghiên cứu về tác động của xâm nhập mặn đến nguồn vốn sinh kế và chiến lược sinh kế dường như còn bỏ ngỏ, phần lớn được lồng ghép bằng phương pháp mô tả khi phân tích về các kết quả sinh kế của hộ gia đình Các mô hình đa dạng hóa sinh kế được đề xuất để giúp hộ gia đình nông thôn trong vùng cải thiện thu nhập và ứng phó với xâm nhâp mặn (Tuấn và ctv., 2022) Tuy nhiên, việc phân tích các chiến lược đa dạng hóa sinh kế của hộ gia đình đặt trong bối cảnh tác động của xâm nhập mặn cũng như tác động của đa dạng hóa sinh kế đến việc cải hiện thu nhập và giảm nghèo còn dừng lại ở phương pháp định tính, thống kê mô tả (Quế và ctv., 2020; Đào, 2021) Tương tự, hầu hết các nghiên cứu về tác động của thiên tai nói chung đối với tình trạng nghèo của hộ gia đình nông thôn đều tập trung vào phân tích tác động lên sản xuất nông nghiệp và sau đó giải thích sự biến đổi tình trạng nghèo của nông dân dựa trên sự biến động của thu nhập nông nghiệp (Carter et al., 2007) Các nghiên cứu thường kết luận rằng thiên tai làm giảm thu nhập hoặc chi tiêu của nông dân Vì vậy, khoảng trống cho nghiên cứu về tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ gia đình nông thôn ĐBSCL, đặc biệt là hộ nghèo là khá lớn

Những tác động tiêu cực của xâm nhập mặn ảnh hưởng nặng nề hơn ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo vì sự phụ thuộc cao vào tài nguyên thiên nhiên và khả năng đối phó hạn chế, tuy nhiên việc điều tra mối quan hệ giữa xâm nhập mặn với sinh kế của hộ gia đình nói chung là phức tạp Chính vì vậy, nghiên cứu thực hiện “Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long” có ý nghĩa thiết thực nhằm đề xuất giải pháp giúp hộ gia đình áp dụng các chiến lược sinh kế phù hợp để ổn định sinh kế và giảm thiệt hại do xâm nhập mặn Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp chính quyền địa phương xây dựng các chương trình thích ứng và giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ dân trong vùng, góp phần đạt được thành tựu giảm nghèo bền vững.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn vùng ĐBSCL nhằm đề xuất giải pháp giúp hộ áp dụng các chiến lược sinh kế phù hợp để giảm thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung như trên, luận án tập trung thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:

(i) So sánh sự khác biệt sinh kế của hộ gia đình nông thôn giữa các vùng bị xâm nhập mặn khác nhau

(ii) Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn vùng ĐBSCL

(iii) Đề xuất giải pháp giúp hộ gia đình áp dụng các chiến lược sinh kế phù hợp để giảm thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững.

Câu hỏi và giả thuyết trong nghiên cứu

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

(i) Các nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế (thu nhập và tình trạng nghèo) của hộ gia đình nông thôn ở vùng bị xâm nhập mặn thường xuyên có khác biệt so với vùng còn lại hay không?

(ii) Tác động của xâm nhập mặn đến nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế (thu nhập) của hộ nghèo như thế nào?

(iii) Giải pháp giúp hộ gia đình áp dụng chiến lược sinh kế phù hợp để giảm thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững là gì?

Giả thuyết nghiên cứu của luận án này được xây dựng như sau:

(i) Các nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế (thu nhập và tình trạng nghèo) của hộ gia đình nông thôn ở vùng bị xâm nhập mặn thường xuyên có khác biệt so với vùng còn lại

(ii) Xâm nhập mặn tác động đến nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế (thu nhập) của hộ nghèo nặng nề hơn hộ không nghèo

(iii) Một số giải pháp về chiến lược sinh kế phù hợp sẽ giúp hộ gia đình giảm thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững.

Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này là phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn ĐBSCL Để thực hiện phân tích này, nghiên cứu thực hiện so sánh tác động của xâm nhập mặn đến nhóm hộ nghèo với nhóm đối chứng là các hộ không nghèo, nhằm tìm ra sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn giữa hai nhóm đối tượng này Việc phân tích bằng biện pháp so sánh với nhóm đối chứng giúp nghiên cứu tìm được những đặc điểm khác nhau mà hộ nghèo gặp phải trước biến cố sinh kế so với hộ không nghèo Ưu điểm của việc phân tích bằng phương pháp

5 so sánh, đối chiếu mức độ bị ảnh hưởng giữa nhóm hộ nghèo và nhóm hộ không nghèo giúp nghiên cứu có cái nhìn khách quan, đa chiều và toàn diện hơn so với việc chỉ phân tích tác động trong chính nhóm đối tượng hộ nghèo Đồng thời, nhờ việc lồng ghép với nhóm không nghèo mà các giải pháp đề xuất của nghiên cứu sẽ phù hợp và bao quát hơn, do sự ổn định sinh kế và giảm nghèo trong bối cảnh xâm nhập mặn bao gồm cả giảm nghèo ở các hộ đang nghèo, không rơi vào ngưỡng nghèo đối với các hộ không nghèo và hạn chế khả năng tái nghèo của các hộ đã thoát nghèo

Sinh kế của hộ gia đình nông thôn chịu sự tác động của xâm nhập mặn bao gồm nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế thể hiện thông qua thu nhập hộ gia đình Đặc biệt, nghiên cứu tập trung xem xét tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo so với hộ không nghèo trong vùng Từ đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp giúp hộ gia đình giảm thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững

Trên cơ sở đó, đối tượng khảo sát của luận án là hộ gia đình nông thôn ĐBSCL có sinh kế nông nghiệp để so sánh mức độ tác động của xâm nhập mặn đến hộ nghèo và hộ không nghèo ở khu vực nông thôn trong vùng

Dựa vào bản đồ xâm nhập mặn mùa khô năm 2015-2016 và trung bình nhiều năm của ranh mặn 4g/l, đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là các tỉnh có mức độ bị ảnh hưởng khác nhau bởi xâm nhập mặn, đồng thời trong mỗi tỉnh có vùng bị xâm nhập mặn thường xuyên và vùng bị xâm nhập mặn lần đầu hoặc vùng không bị xâm nhập mặn Các tỉnh được lựa chọn thể hiện được tác động của xâm nhập mặn từ bờ biển phía tây thông qua nhánh sông Cái Lớn và bờ biển phía đông thông qua nhánh sông Tiền và sông Hậu Vì vậy, vùng nghiên cứu phù hợp của luận án là vùng nông thôn của bốn tỉnh ở khu vực ĐBSCL, bao gồm: Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang và Sóc Trăng

1.4.3 Thời gian nghiên cứu Để so sánh tác động của xâm nhập mặn đến hộ gia đình bị mặn lần đầu và thường xuyên, đợt xâm nhập mặn lớn vào mùa khô năm 2015-2016 được dùng làm tác nhân để đo lường thay đổi trong sinh kế hộ gia đình trước và sau khi bị ảnh hưởng Dữ liệu bảng của các hộ gia đình nông thôn thuộc bốn tỉnh ĐBSCL được lấy từ Bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Household Living Standard Survey – VHLSS)năm 2014 (hai năm trước tác động) và năm 2018 (hai năm sau tác động) được sử dụng cho nghiên cứu này

Ngoài ra, ĐBSCL còn chịu tác động nghiêm trọng bởi xâm nhập mặn của mùa khô năm 2019-2020, để đảm bảo sự phù hợp, tính thời sự của nghiên cứu và để không bị nhiễu kết quả nghiên cứu do tác động của dịch bệnh COVID-19, nghiên cứu này tiếp tục sử dụng dữ liệu được khảo sát bổ sung năm 2022 của các hộ gia đình trên để kiểm chứng bằng phương pháp định tính đối với một số nội dung như sự thay đổi sinh kế

6 trong dài hạn, nhận thức của hộ gia đình nông thôn trong vùng về tác động của xâm nhập mặn cũng như các hành động thích ứng của hộ gia đình để đối phó với hiện tượng thiên tai này.

Những điểm mới của luận án

Sau khi tổng hợp những nghiên cứu trong nước và ngoài nước, tác giả nhận thấy rằng phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo nông thôn là một hướng nghiên cứu tương đối mới mẻ Các nghiên cứu trước đây về tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình thường rời rạc ở một khía cạnh cụ thể của sinh kế như một kết quả sinh kế cụ thể hoặc một chiến lược sinh kế điển hình Hơn nữa, các nghiên cứu về tác động của xâm nhập mặn chưa làm rõ yếu tố tác động là xâm nhập mặn mà chủ yếu phân tích đặc điểm sinh kế của hộ gia đình trong vùng chịu mặn Đồng thời, chưa có nghiên cứu nào kết hợp để phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ gia đình nông thôn bị xâm nhập mặn lần đầu và thường xuyên Mặc dù về học thuật và thực tiễn đều cho thấy sự cần thiết để phân tích tác động của xâm nhập mặn, nhưng tài liệu nghiên cứu của tác động toàn diện lên sinh kế và nghèo còn nhiều hạn chế Vì vậy, luận án này đã có những đóng góp tích cực cho lĩnh vực nghiên cứu, cụ thể:

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tác động của cú sốc thiên tai đến sinh kế và nghèo của hộ gia đình nông thôn Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định về việc hoàn thiện khung nghiên cứu về tác động của yếu tố thiên tai đến sinh kế và nghèo

Luận án này kế thừa thành quả của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về cách tiếp cận, phương pháp phân tích, nội dung phân tích và hàm ý chính sách về tác động của thiên tai đến sinh kế và nghèo của hộ gia đình nông thôn Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện luận án

Nghiên cứu đã sử dụng các mô hình nghiên cứu định lượng để tiến hành phân tích thực nghiệm, trình bày tác động cụ thể của xâm nhập mặn lên từng thành phần sinh kế của hộ gia đình, bao gồm tác động lên tính sẵn có và khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế, tác động lên các hoạt động sinh kế và khả năng đa dạng hóa sinh kế của hộ gia đình nông thôn và cuối cùng là tác động lên kết quả sinh kế chính của hộ gia đình là thu nhập

Việc phân tích tác động của xâm nhập mặn lên kết quả sinh kế thông qua thu nhập và tình trạng nghèo của hộ gia đình còn được nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng về mức độ tác động đến hộ bị xâm nhập mặn lần đầu và thường xuyên Đồng thời, nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp so sánh khác nhau để phân tích sự không đồng nhất trong tác động của xâm nhập mặn đến đối tượng hộ nghèo và không nghèo cũng như mức độ tác động của xâm nhập mặn đến tình trạng nghèo Các kết quả này cho thấy một góc nhìn cụ thể về ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế của đối tượng dễ tổn thương

7 là hộ nghèo Từ đó, nghiên cứu có đầy đủ cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp và các hàm ý chính sách nhằm ổn định sinh kế, giảm nghèo và giảm thiệt hại cho hộ gia đình nông thôn trong vùng ĐBSCL

1.5.2 Về thực tiễn ĐBSCL là đồng bằng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu và các hiện tượng thiên tai cực đoan, trong đó xâm nhập mặn là một hiện tượng thiên tai điển hình ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL trong thời gian qua cũng như dự báo về kịch bản xâm nhập mặn nghiêm trọng trong giai đoạn tới Mặc dù chính quyền các cấp đã và đang huy động các nguồn lực để thực thi các biện pháp về mặt hạ tầng, cơ sở vật chất quy mô lớn để giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn trong vùng, tuy nhiên vẫn để lại những khoảng trống trong việc giải quyết các nhu cầu của các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất Vì vậy, khi thực hiện đề tài sẽ có những đóng góp quan trọng về mặt thực tiễn để góp phần ổn định và cải thiện sinh kế cho hộ dân trong khu vực, hướng đến sinh kế bền vững trong bối cảnh tác động của xâm nhập mặn và góp phần giảm nghèo cho vùng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, kết quả phân tích sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về sinh kế của hộ gia đình nông thôn thuộc vùng chịu tác động của xâm nhập mặn Từ đó, thấy được những thuận lợi và khó khăn mà các hộ gia đình trong vùng bị xâm nhập mặn đang phải đối mặt trong việc thực hiện sinh kế của mình

Thực hai, các kết quả phân tích về tác động của xâm nhập mặn đến nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế hay kết quả sinh kế của hộ gia đình sẽ trình bày đầy đủ và chi tiết về khía cạnh tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ gia đình nông thôn bị xâm nhập mặn lần đầu và thường xuyên Từ đó, đề tài đề xuất các chính sách phù hợp với thực tế để giúp hộ gia đình trong vùng bị xâm nhập mặn ứng phó được các tác động tiêu cực của xâm nhập mặn cũng như vận dụng các lợi thế để cải thiện sinh kế

Thứ ba, ước lượng mối quan hệ giữa xâm nhập mặn và nghèo cũng như sự tác động không đồng nhất trong sinh kế của hộ nghèo và hộ không nghèo trước rủi ro xâm nhập mặn là vô cùng quan trọng để cung cấp các nhìn sâu sắc về khả năng chống chịu của các đối tượng hộ nghèo dễ tổn thương nhất trước cú sốc thiên tai Nhờ đó, các giải pháp đề xuất của nghiên cứu được tập trung cho nhóm đối tượng hộ nghèo vượt qua tổn thương do khí hậu.

Cấu trúc của luận án

Ngoài danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận án gồm

5 chương với nội dung cụ thể như sau:

Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của luận án và những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của luận án.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cách tiếp cận nghiên cứu

Xâm nhập mặn là một cú sốc thiên tai tác động đến các thành phần sinh kế của hộ gia đình nông thôn vùng ĐBSCL Vì vậy, để đáp ứng các mục tiêu của nghiên cứu, phương pháp tiếp cận chính của luận án là dựa vào lý thuyết sinh kế nông thôn của Scoones (1998), khung sinh kế bền vững của DFID (1999) và tiếp cận sinh kế nghèo của FAO (2005) và bẫy nghèo do thảm họa thiên tai của Barbier (2015) để phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ gia đình nông thôn nói chung và hộ nghèo nông thôn nói riêng ở ĐBSCL Trong đó, tác động trực tiếp của xâm nhập mặn đến nghèo thể hiện thông qua sự tác động vào kết quả sinh kế là thu nhập của hộ gia đình và tác động gián tiếp thông qua sự tác động đến tính sẵn có và khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế cũng như các chiến lược sinh kế khác nhau mà hộ gia đình nông thôn thực hiện

Khung phân tích về tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình được phỏng từ khung sinh kế bền vững của DFID (1999) và đặt trong bối cảnh khu vực nông thôn của khung sinh kế nông thôn bền vững của Scoones (1998), cung cấp một cái nhìn toàn diện về các quá trình mà hộ gia đình đạt được hoặc không đạt được khi thực hiện các chiến lược sinh kế nông thôn Sinh kế bao gồm khả năng của hộ gia đình, hoạt động tạo thu nhập và tài sản nắm giữ góp phần tạo nên phương tiện sinh sống (Ellis, 1998) Sinh kế sẽ được gọi là bền vững khi nó có thể tồn tại và phục hồi sau những cú sốc và căng thẳng, đồng thời phát huy khả năng và tài sản của mình, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên ở cả hiện tại và tương lai Khung nghiên cứu sinh kế bền vững giải thích sự kết hợp của các nguồn lực sinh kế (hoặc khả năng tiếp cận), chính sách, thiết lập thể chế và quy trình trong khả năng của một hộ gia đình trong việc quyết định loại chiến lược sinh kế nào để theo đuổi và kết quả có thể đạt được trong bối cảnh cụ thể của các xu hướng và cú sốc Bên cạnh đó, khung nghiên cứu của đề tài còn dựa vào cách tiếp cận sinh kế và nghèo của FAO (2005) và bẫy nghèo do thảm họa thiên tai của Barbier (2015) Cách tiếp cận sinh kế nghèo cho thấy thoát nghèo bền vững cần dựa vào nội tại sinh kế của hộ gia đình để đối phó các cú sốc sinh kế Bẫy nghèo cho thấy đặc điểm sinh kế ở nông thôn là thiếu nguồn vốn, phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và nhu cầu về nguồn

39 thu nhập đa dạng, người nghèo ở nông thôn dễ bị mắc bẫy nghèo (Barbier, 2015) Để có thể thực hiện chiến lược sinh kế phù hợp hướng đến thoát nghèo phụ thuộc rất lớn vào nội tại nguồn vốn sinh kế của các hộ nghèo

Tổng hợp từ cơ sở lý thuyết và thực nghiệm đã phân tích, nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết và khung phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế và nghèo của hộ gia đình nông thôn ĐBSCL với phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững và nghèo, để hiểu và phân tích các quy trình quản lý rủi ro do thiên tai ở cấp hộ gia đình, đặc biệt nhóm hộ nghèo trong môi trường dễ bị tổn thương ở khu vực nông thôn Hình 3.1 cung cấp khung lý thuyết của sinh kế trong bối cảnh tác động của xâm nhập mặn ở khu vực nông thôn

Hình 3.1: Khung lý thuyết của nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả Hình 3.1 hiển thị một khung lý thuyết đề xuất của nghiên cứu được điều chỉnh cho bối cảnh cụ thể của nghiên cứu này Trong nghiên cứu này tập trung vào tác động trực tiếp của xâm nhập mặn ở Hộp D đến sinh kế và nghèo của hộ gia đình nông thôn Như được trình bày trong Hình 3.1, chiến lược sinh kế của hộ gia đình để theo đuổi một hoạt động cụ thể hoặc đa dạng hóa các hoạt động được xác định bởi tính sở hữu nguồn vốn

A Nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình Vốn con người Vốn xã hội Vốn tự nhiên Vốn vật chất Vốn tài chính

Lao động, giáo dục, tuổi, giới tính

Mạng lưới liên kết và thông tin xã hội

Diện tích đất Chất lượng đất

Tài sản thuộc sở hữu hộ gia đình

Tín dụng, giá trị gia súc

E Hiệu ứng cố định của tỉnh

Hộ gia đình nông thôn

B Chiến lược sinh kế của hộ gia đình Nông nghiệp

(Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản)

(Buôn bán, may mặc, chế biến nông sản,…)

C Kết quả sinh kế của hộ gia đình

40 hoặc khả năng truy cập vào các loại nguồn vốn khác nhau (Hộp A) Hơn nữa, bối cảnh sinh kế là xâm nhập mặn (Hộp D) hoặc hiệu ứng cố định của địa phương (Hộp E) có thể có tác động đến chiến lược hoạt động Các tác động có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tác động của chúng đối với nguồn vốn sinh kế Các chiến lược sinh kế lần lượt tạo ra kết quả sinh kế như tăng hoặc giảm thu nhập và nghèo (Hộp C) Ngoài ra, kết quả sinh kế của các hộ gia đình cũng được quyết định dựa trên việc sở hữu hoặc tiếp cận các nguồn vốn sinh kế Do đó, nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình có cả tác động gián tiếp (thông qua tác động của nó đến chiến lược sinh kế) và tác động trực tiếp đến kết quả sinh kế Kết quả sinh kế ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo hoặc rơi vào nghèo khó của hộ gia đình trong bối cảnh xâm nhập mặn (bẫy nghèo - Hộp F) Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nhận thức rủi ro xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sinh kế của hộ gia đình giúp hộ xây dựng chiến lược thích ứng phù hợp nhằm giảm thiểu tác động, ổn định sinh kế và giảm nghèo

Khung phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ nghèo ở nông thôn vùng ĐBSCL được mô tả tại Hình 3.2 Với yếu tố tác động chính của nghiên cứu là xâm nhập mặn, bối cảnh cú sốc sinh kế xảy ra nghiêm trọng vào mùa khô 2015-2016 Xâm nhập mặn tác động đến đối tượng nghiên cứu là hộ nghèo ở nông thôn đặt trong mối quan hệ so sánh với hộ không nghèo ở các khía cạnh sinh kế gồm vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế Dữ liệu chính sử dụng cho nghiên cứu này là dữ liệu VHLSS 2018 (hai năm sau tác động) để so sánh khác biệt trong sinh kế của hộ gia đình ở vùng bị mặn thường xuyên và vùng còn lại Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng dữ liệu VHLSS 2014 để đối sánh mức độ tác động không đồng nhất giữa nhóm hộ lần đầu bị xâm nhập mặn vào mùa khô 2015-2016 với nhóm hộ không bị xâm nhập mặn và giữa nhóm hộ bị xâm nhập mặn thường xuyên với nhóm hộ không bị xâm nhập mặn Cuối cùng, dựa trên dữ liệu khảo sát năm 2022 (sáu năm sau đợt xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016 và hai năm sau đợt xâm nhập mặn mùa khô 2019-2020), nghiên cứu kiểm chứng bằng phương pháp định tính những cơ chế tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình nông thôn trong vùng thông qua đánh giá của từng hộ cũng như sự thay đổi sinh kế của hộ ở vùng bị xâm nhập mặn thường xuyên

Theo đó, nội dung nghiên cứu chính của luận án bao gồm: (1) Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn; (2) Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến chiến lược sinh kế của hộ gia đình nông thôn (bao gồm khả năng lực chọn sinh kế và kết hợp sinh kế); (3) Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế của hộ gia đình nông thôn (thông qua thu nhập và tình trạng nghèo đói); (4) Xây dựng cơ chế tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình nông thôn; và (5) Đề xuất các giải pháp phù hợp giúp ổn định sinh kế, giảm nghèo bền vững cho hộ gia đình nông thôn vùng ĐBSCL Các nội dung (1), (2), (3) được phân tích tập trung vào các hộ gia đình thường xuyên bị xâm nhập mặn, đồng thời kết hợp so sánh tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đối với hộ lần đầu bị xâm nhập mặn vào mùa khô 2015-2016 và hộ thường xuyên bị xâm nhập mặn

Hình 3.2: Khung phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ nghèo ở nông thôn

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Vùng bị mặn thường xuyên

Kiểm chứng về cơ chế tác động và sự thay đổi sinh kế trong dài hạn

So sánh khác biệt trong sinh kế Nhóm

Vùng bị mặn lần đầu

Nguồn vốn sinh kế Xâm nhập mặn

Vùng không bị mặn thường xuyên Đối tượng nghiên cứu

Yếu tố tác động Dữ liệu Phân vùng nghiên cứu Nội dung phân tích

Tác động khộng đồng nhất

Hộ không nghèo Mùa khô 2015-2016

Từ phương pháp tiếp cận và khung phân tích đã trình bày, đúc kết các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm có liên quan đến phân tích tác động của thảm họa thiên tai đến sinh kế và nghèo, đề tài phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở khu vực nông thôn được thực hiện nghiên cứu theo tiến trình nêu tại Hình 3.3

Hình 3.3: Tiến trình nghiên cứu Nguồn: Đề xuất của tác giả

Nhận biết vấn đề nghiên cứu

- Đánh giá về hiện trạng của vấn đề nghiên cứu

Xác định mục tiêu nghiên cứu

(i) So sánh sự khác biệt sinh kế của hộ gia đình nông thôn giữa các vùng bị xâm nhập mặn khác nhau

(ii) Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo

(iii) Đề xuất giải pháp giảm thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững

- Lý thuyết về sinh kế và nghèo

- Xây dựng khung nghiên cứu đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo nông thôn

Thu thập dữ liệu thứ cấp

- Dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014 và 2018 của Tổng cục Thống kê

- Báo cáo về xâm nhập mặn ở ĐBSCL

- Các nghiên cứu về tác động xâm nhập mặn đến sinh kế và nghèo

Thu thập dữ liệu sơ cấp

- Dữ liệu khảo sát bổ sung vào năm 2022 về cơ chế tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế, nhận thức và hành động thích ứng của hộ gia đình vùng bị mặn

- Dữ liệu phỏng vấn chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ địa phương về tác động của xâm nhập mặn đến hộ gia đình nông thôn

- Thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, phân tích định tính

- Mô hình hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp bình phương bé nhất và hiệu ứng cố định

- Phương pháp hồi quy logit (logit nhị thức, logit đa thức, probit đa biến, tobit đa biến, probit thứ bậc)

- Kỹ thuật đối sánh điểm xu hướng

- Phương pháp khác biệt kép

Tổng hợp phân tích và thảo luận

- So sánh sự khác biệt về vốn sinh kế, chiến lược sinh kế, thu nhập và tình trạng nghèo của hộ gia đình ở vùng bị mặn thường xuyên và vùng còn lại

- Phân tích tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến vốn sinh kế, chiến lược sinh kế, thu nhập của hộ gia đình bị xâm nhập mặn lần đầu và thường xuyên

- Phân tích tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ nghèo và hộ không nghèo

- Kiểm chứng cơ chế tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình nông thôn thông qua nhận thức của hộ bằng phương pháp định tính

Xây dựng cơ sở lý luận Đề xuất giải pháp để giảm thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững cho hộ gia đình nông thôn

Kết luận và đề xuất

Lựa chọn vấn đề nghiên cứu

Với tiến trình nghiên cứu này, đề tài tập trung làm rõ cường độ tác động của xâm nhập mặn đến các thành phần sinh kế của hộ gia đình nông thôn ĐBSCL Đồng thời, đề tài so sánh tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn giữa hộ bị xâm nhập mặn lần đầu và thường xuyên, giữa hộ nghèo và hộ không nghèo, cũng như kiểm chứng cơ chế của tác động này bằng phương pháp định tính Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng để tìm ra mối quan hệ giữa xâm nhập mặn và nghèo, nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp để thực thi hiệu quả chính sách giảm nghèo đối với khu vực bị xâm nhập mặn.

Phương pháp thu nhập dữ liệu

3.2.1 Địa bàn nghiên cứu ĐBSCL là đồng bằng lớn ở khu vực và trên thế giới, có tổng diện tích tự nhiên hơn 39.000 km 2 , chiếm 79% diện tích toàn châu thổ và bằng 5% diện tích toàn lưu vực sông

Mê Kông (Hong et al., 2021) ĐBSCL có hơn 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và

700 ngàn ha nuôi trồng thủy sản Trong đó, diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của vùng ĐBSCL lần lượt là 3.991 nghìn ha và 23.991,1 nghìn tấn chiếm 48,54% tổng diện tích cây lương thực có hạt cả nước và chiếm 50,7% tổng sản lượng cả nước trong năm 2020 Tổng diện tích lúa ở mức 3.963,7 nghìn ha chiếm 54,45% tổng diện tích gieo trồng lúa cả nước (Tổng cục Thống kê, 2021) Với tiềm năng nông nghiệp và thủy sản to lớn, trong những năm qua, ĐBSCL đóng góp hơn 50% sản lượng lúa của cả nước và 95% kim ngạch xuất khẩu gạo, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới Khu vực này cũng đóng góp 70% sản lượng trái cây, hơn 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước và 1/3 GDP nông nghiệp của Việt Nam

Hình 3.4: Bản đồ xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia (2021)

Tuy nhiên, ĐBSCL đang hứng chịu rất nhiều rủi ro từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là thảm họa xâm nhập mặn do tự nhiên và con người gây ra Nếu không có các biện pháp thích ứng, khoảng 45% diện tích ĐBSCL sẽ bị ngập mặn, với tổn thất khoảng 17 tỷ USD vào năm 2030 (Oxfam, 2008) Đối tượng chịu tác động nghiêm trọng nhất của tình trạng này là các hộ gia đình nghèo, bị thiếu nước và mất thu nhập do sản xuất bị gián đoạn làm giảm nhu cầu về lao động Ngoài ra, các rủi ro do các vấn đề vệ sinh và bệnh lây truyền qua nước gia tăng - đặc biệt đối với những người nghèo, phụ nữ và trẻ em gái - khi lượng mưa thiếu hụt trong mùa khô Từ ảnh hưởng tiêu cực của các loại thời tiết cực đoan này, người nông dân dần bị thu hẹp diện tích canh tác, năng suất cây trồng giảm khiến cho mùa vụ tổn thất nặng nề

Trong những năm gần đây, ĐBSCL đã trải qua các đợt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua - đặc biệt là vào mùa khô năm 2015-2016 và thậm chí nặng nề hơn vào mùa khô năm 2019-2020 (Hình 3.4) Mùa khô năm 2015-

2016 là đợt mặn nghiêm trọng đầu tiên mà ĐBSCL phải hướng chịu 10/13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL đã phải công bố thiên tai do hạn hán và xâm nhập mặn Tổng diện tích lúa bị ảnh hưởng màu khô năm 2015-2016 là 405.000 ha, tổng thiệt hại kinh tế lên đến 7.900 tỷ đồng Trong đó, khoảng 244.805 ha lúa ở ĐBSCL bị thiệt hại hoặc mất trắng - 8,6% tổng diện tích lúa, Cà Mau và Bến Tre bị thiệt hại nặng lần lượt khoảng 40,6% và 30,6% (Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, 2016) Đợt mặn vào mùa khô năm 2019-2020 diễn ra nghiêm trọng và kéo dài hơn, cao gấp 4 lần so với ngưỡng chịu mặn của các loại cây trồng chính, gây thiếu nước ngọt trên toàn vùng Phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn với ranh 4g/l là 1.688.600 ha chiếm 42,5% diện tích tự nhiên toàn vùng, so với năm 2015-2016 cao hơn 50.376 ha (Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, 2020)

Vì vậy, ĐBSCL được chọn là địa bàn nghiên cứu phù hợp để phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế và nghèo của hộ gia đình nông thôn Để phân tích tác động của xâm nhập mặn đến hộ bị xâm nhập mặn lần đầu và thường xuyên, nghiên cứu chọn đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng vào mùa khô năm 2015-2016 để làm cơ sở so sánh giữa vùng thường xuyên chịu tác động bởi xâm nhập mặn và vùng lần đầu bị tác động bởi xâm nhập mặn Trên cơ sở đó, đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là các tỉnh có mức độ bị ảnh hưởng khác nhau của xâm nhập mặn, đồng thời trong mỗi tỉnh có vùng chịu tác động xâm nhập mặn và vùng không hoặc ít chịu tác động của xâm nhập mặn Các tỉnh được lựa chọn thể hiện được tác động của xâm nhập mặn từ bờ biển phía tây thông qua nhánh sông Cái Lớn và bờ biển phía đông thông qua nhánh sông Tiền và sông Hậu Vì vậy, địa bàn nghiên cứu phù hợp của luận án là vùng nông thôn của bốn tỉnh ĐBSCL, bao gồm: Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang và Sóc Trăng

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hộ gia đình nông thôn có sinh kế nông nghiệp thuộc bốn tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang và Sóc Trăng từ Bộ dữ liệu VHLSS của Tổng

45 cục Thống kê thực hiện định kỳ mỗi hai năm Để so sánh tác động của xâm nhập mặn đến hộ bị xâm nhập mặn lần đầu và thường xuyên, đợt xâm nhập mặn lớn vào mùa khô năm 2015-2016 được dùng làm tác nhân để đo lường thay đổi của trong sinh kế hộ gia đình trước và sau khi bị ảnh hưởng Dữ liệu chính của nghiên cứu này là VHLSS 2018 được dùng để đánh giá về đặc điểm sinh kế, tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế và nghèo của hộ gia đình nông thôn Đồng thời, nghiên cứu tiến hành phân tích tác động của xâm nhập mặn đến hộ bị xâm nhập mặn lần đầu và thường xuyên bằng cách xây dựng một dữ liệu bảng để so sánh sự khác biệt sinh kế của hộ gia đình năm 2018 (hai năm sau tác động) với năm 2014 (hai năm trước tác động)

Hình 3.5: Quy trình lọc dữ liệu nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hình 3.5 mô tả quy trình lọc dữ liệu nghiên cứu từ các bộ dữ liệu VHLSS và khảo sát thực tế Đầu tiên, từ 2.115 hộ gia đình ở nông thôn của bốn tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang và Sóc Trăng trong bộ dữ liệu VHLSS 2018, nghiên cứu chọn ra các hộ gia đình có tham gia sinh kế nông nghiệp là 1.710 hộ, chiếm trên 80% tổng hộ trong vùng

Từ các hộ này, nghiên cứu tiếp tục chọn nhóm hộ gia đình có thực hiện khảo sát vào năm 2016, tương ứng 754 hộ Tiếp theo, nghiên cứu dùng bộ dữ liệu VHLSS 2016 của

754 hộ này để tiếp tục chọn ra nhóm hộ có thực hiện khảo sát vào năm 2014 Kết quả cho thấy có 353 hộ có thực hiện khảo sát trong năm 2014, nghĩa là các hộ này được khảo sát liên tiếp trong 3 kỳ là 2014, 2016 và 2018 Theo đó, bộ dữ liệu gồm có tất cả là 353 hộ gia đình nông thôn có sinh kế nông nghiệp bốn tỉnh nghiên cứu được khảo sát lặp lại trong năm 2014 và 2018 được tổng hợp để xây dựng dữ liệu bảng phục vụ cho nghiên cứu

Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án được thu thập từ các báo cáo và nghiên cứu về tác động của xâm nhập mặn đến tình hình kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL nói chung và sinh kế của hộ gia đình nông thôn nói riêng

Bảng 3.1: Tổng hợp nguồn thu thập số liệu thứ cấp

1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và tác động của xâm nhập mặn đến kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

Tổng cục Thống kê, các sở, ban ngành tại địa bàn nghiên cứu

2 Bản đồ xâm nhập mặn qua các năm và trung bình nhiều năm, bản đồ ranh xã khu vực ĐBSCL

Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam

3 Báo cáo kết quả đo độ mặn hàng năm của các trạm đo độ mặn tại ĐBSCL

Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam

4 Kich bản, báo cáo về tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phân Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, các cơ quan có liên quan

5 Các nghiên cứu về tác động của xâm nhập mặn

Các đề tài, bài báo khoa học đã được công bố, sách và một số website

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bộ dữ liệu VHLSS điều tra chi tiết về thông tin các cá nhân, hộ gia đình Phạm vi lấy mẫu rộng và phương pháp lấy mẫu khoa học đã giúp đảm bảo mẫu đại diện bằng cách thu thập thông tin cá nhân, chẳng hạn như ngày sinh, giới tính, tình trạng hôn nhân, đăng ký hộ khẩu, tình trạng sức khỏe cũng như thông tin hộ gia đình, chẳng hạn như thu nhập, chi tiêu, các hoạt động sinh kế và quy mô hộ gia đình Điều này cho phép nghiên cứu kiểm tra tác động của xâm nhập mặn đối với tình trạng nghèo của hộ gia đình nông thôn ĐBSCL bằng cách loại trừ dữ liệu từ các thành phố và các hộ gia đình không tham gia sinh kế nông nghiệp Tuy nhiên, các thông tin về yếu tố chính của nghiên cứu là xâm nhập mặn không được khảo sát trong VHLSS Để có thêm giá trị thực tiễn về xâm nhập mặn phục vụ cho nghiên cứu, đề tài tiến hành khảo sát bổ sung 353 hộ gia đình nêu trên về một số nội dung như nhận thức của hộ gia đình nông thôn trong vùng về rủi ro và các thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra cũng như hành động thích ứng của hộ gia đình để đối phó với hiện tượng thiên tai này (Phụ lục 1) Vì ĐBSCL tiếp tục chịu tác động nghiêm trọng bởi xâm nhập mặn của mùa khô năm 2019-2020, để đảm bảo sự phù hợp, tính thời sự của nghiên cứu và để không bị nhiễu kết quả nghiên cứu do tác động trực tiếp vào năm bị xâm nhập mặn và tác động từ dịch bệnh COVID-19, nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát bổ sung vào năm 2022 Từ dữ liệu 353 hộ gia đình nông thôn có sinh kế nông nghiệp thuộc địa bàn nghiên cứu từ Bộ dữ liệu VHLSS 2014 và 2018, kết quả khảo sát bổ sung giảm còn 344 hộ gia đình nông thôn do chủ hộ là người duy nhất trong hộ đã mất hoặc hộ đã di cư, không còn liên lạc và các phiếu trả lời bị lỗi không sử dụng được

Hình 3.6: Khu vực nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Từ mỗi tỉnh, các xã chịu tác động của xâm nhập mặn ở các mức độ khác nhau được lựa chọn bằng phương pháp chồng lắp bản đồ ranh mặn 4g/l của mùa khô năm 2015-

2016 và ranh mặn 4g/l của mùa khô trung bình nhiều năm với bản đồ ranh xã của ĐBSCL do Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cung cấp trong môi trường GIS Độ mặn 4g/l được sử dụng là cơ sở phân nhóm hộ gia đình vì đây là cấp độ rủi ro thiên tai của hiện tượng xâm nhập mặn theo quy định của Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ, 2021), đồng thời độ mặn 4g/l cũng là ngưỡng ngừng sinh trưởng của cây lúa và hầu hết các loại cây trồng khác (Tuấn, 2012)

Bảng 3.2: Phân bổ hộ gia đình nông thôn được chọn nghiên cứu

Bến Tre Trà Vinh Hậu Giang Sóc Trăng

Vùng không bị xâm nhập mặn 13 55 22 23 113

Vùng bị xâm nhập mặn lần đầu vào mùa khô 2015-2016

Vùng bị xâm nhập mặn thường xuyên

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ngày đăng: 28/10/2024, 16:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2: Sinh kế nông thôn bền vững - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Hình 2.2 Sinh kế nông thôn bền vững (Trang 35)
Hình 2.3: Khung sinh kế bền vững: Tiếp cận sinh kế và nghèo của FAO - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Hình 2.3 Khung sinh kế bền vững: Tiếp cận sinh kế và nghèo của FAO (Trang 37)
Hình 2.4: Bẫy nghèo và biến đổi khí hậu - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Hình 2.4 Bẫy nghèo và biến đổi khí hậu (Trang 38)
Hình 2.5: Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thiên tai - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Hình 2.5 Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thiên tai (Trang 45)
Hình 2.6: Các kênh tác động của biến đổi khí hậu đến nghèo  Nguồn: Tổng hợp từ Leichenko & O’Brien (2014) - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Hình 2.6 Các kênh tác động của biến đổi khí hậu đến nghèo Nguồn: Tổng hợp từ Leichenko & O’Brien (2014) (Trang 46)
Hình 3.1: Khung lý thuyết của nghiên cứu - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Hình 3.1 Khung lý thuyết của nghiên cứu (Trang 56)
Hình 3.2: Khung phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ nghèo ở nông thôn - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Hình 3.2 Khung phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ nghèo ở nông thôn (Trang 58)
Hình 3.3: Tiến trình nghiên cứu  Nguồn: Đề xuất của tác giả - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Hình 3.3 Tiến trình nghiên cứu Nguồn: Đề xuất của tác giả (Trang 59)
Hình 3.4: Bản đồ xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm  Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia (2021) - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Hình 3.4 Bản đồ xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia (2021) (Trang 60)
Hình 3.5: Quy trình lọc dữ liệu nghiên cứu  Nguồn: Tổng hợp của tác giả - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Hình 3.5 Quy trình lọc dữ liệu nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp của tác giả (Trang 62)
Hình 3.6: Khu vực nghiên cứu  Nguồn: Tổng hợp của tác giả - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Hình 3.6 Khu vực nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp của tác giả (Trang 64)
Bảng 3.3: Hệ thống chỉ báo đánh giá vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.3 Hệ thống chỉ báo đánh giá vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn (Trang 67)
Bảng 4.1: Đặc điểm vốn con người của hộ gia đình nông thôn - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.1 Đặc điểm vốn con người của hộ gia đình nông thôn (Trang 92)
Hình 4.3: Diện tích đất canh tác trung bình của hộ gia đình nông thôn - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Hình 4.3 Diện tích đất canh tác trung bình của hộ gia đình nông thôn (Trang 95)
Bảng 4.2: Đặc điểm vốn tự nhiên của hộ gia đình nông thôn - Phân tích tác Động của xâm nhập mặn Đến sinh kế của hộ nghèo Ở nông thôn vùng Đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.2 Đặc điểm vốn tự nhiên của hộ gia đình nông thôn (Trang 95)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w