1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý công tác nội trú của tăng ni sinh tại các trường trung cấp phật học khu vực tây nam bộ

163 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 8,58 MB

Nội dung

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ .... Mục đích nghiên cứu Trên

Trang 1

-o0o -

NGUYỄN HOÀNG VINH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC NỘI TRÚ CỦA TĂNG NI SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC

KHU VỰC TÂY NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, năm 2024

Trang 2

-o0o -

NGUYỄN HOÀNG VINH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC NỘI TRÚ CỦA TĂNG NI SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC

KHU VỰC TÂY NAM BỘ

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.140.114

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Hồ Thị Thúy Hằng

Đà Nẵng, năm 2024

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài 4

8 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC NỘI TRÚ CỦA TĂNG NI SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước 6

1.2 Các khái niệm chính 9

1.2.1 Quản lý, quản lý công tác nội trú và quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh 9

1.2.2 Quản lý nhà trường 10

1.2.3 Công tác nội trú của Tăng Ni sinh 11

1.2.4 Quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học 12

1.3 Lý luận về công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học 14 1.3.1 Khái quát về các trường Trường Trung cấp Phật học 14

1.3.2 Vị trí, tầm quan trọng của công tác nội trú Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học 16

1.3.3 Mục tiêu công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học 17

1.3.4 Nội dung công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học 17

Trang 7

1.3.5 Các điều kiện đảm bảo công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường

Trung cấp Phật học 20

1.3.6 Đánh giá công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học 21

1.4 Quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học 23

1.4.1 Quản lý việc tiếp nhận Tăng Ni sinh vào ở nội trú 23

1.4.2 Quản lý công tác nội trú của Tăng ni sinh 24

1.4.3 Quản lý công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú 25

1.4.4 Quản lý các hoạt động hỗ trợ cho Tăng Ni sinh nội trú 25

1.4.5 Quản lý công tác phối hợp của các tổ chức, đoàn thể 26

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học 26

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 26

1.5.2 Các yếu tố khách quan 28

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC NỘI TRÚ CỦA TĂNG NI SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC KHU VỰC TÂY NAM BỘ 32

2.1 Khái quát quá trình khảo sát 32

2.1.1 Mục tiêu khảo sát 32

2.1.2 Nội dung khảo sát 32

2.1.3 Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát 32

2.1.4 Phương pháp khảo sát 32

2.1.5 Xử lí kết quả khảo sát 34

2.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế- xã hội, giáo dục khu vực Tây Nam Bộ 35

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 35

2.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội 36

2.2.3 Các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ 38

2.3 Thực trạng công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ 40

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, Tăng Ni sinh về tầm quan trọng của công tác nội trú 40

2.3.2 Thực trạng việc tiếp nhận Tăng Ni sinh vào ở nội trú 43

2.3.3 Thực trạng công tác quản lý Tăng Ni sinh nội trú 45

Trang 8

2.3.4 Thực trạng công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng chống dịch

bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú 48

2.3.5 Thực trạng các hoạt động hỗ trợ cho Tăng Ni sinh nội trú 50

2.3.6 Thực trạng công tác phối hợp của các tổ chức, đoàn thể 52

2.3.7 Thực trạng các điều kiện đảm bảo công tác nội trú của Tăng Ni sinh 54

2.4 Thực trạng quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học 56

2.4.1 Thực trạng quản lý việc tiếp nhận Tăng Ni sinh vào ở nội trú 56

2.4.2 Thực trạng quản lý công tác quản lý Tăng Ni sinh ở nội trú 58

2.4.3 Thực trạng quản lý công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú 60

2.4.4 Thực trạng quản lý các hoạt động hỗ trợ cho Tăng Ni sinh ở nội trú 62

2.4.5 Thực trạng quản lý công tác phối hợp của các tổ chức, đoàn thể 64

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ 67

2.6 Đánh giá chung thực trạng quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ 69

2.6.1 Những ưu điểm 69

2.6.2 Những hạn chế 70

2.6.3 Nguyên nhân 70

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 72

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC NỘI TRÚ CỦA TĂNG NI SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC KHU VỰC TÂY NAM BỘ 73

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 73

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 73

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 73

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 73

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi 74

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 74

3.2 Biện pháp quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ 74

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ 74

3.2.2 Cải tiến công tác tiếp nhận, bố trí Tăng Ni sinh nội trú 76

Trang 9

3.2.3 Đổi mới công tác quản lý chế độ sinh hoạt hàng ngày của Tăng Ni sinh

tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ 78

3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chức nội trú 80

3.2.5 Phối hợp với các tổ, bộ phận có liên quan trong nhà trường, các tổ chức xã hội để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nội trú 83

3.2.6 Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho Tăng ni sinh 84

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 86

3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 86

3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 86

3.3.3 Đối tượng khảo nghiệm 86

3.3.4 Phương pháp khảo nghiệm 86

3.3.5 Kết quả khảo nghiệm 87

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 90

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI 96 PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 11

2 2

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện việc tiếp nhận Tăng Ni sinh vào ở nội trú tại các trường Trung cấp Phật học khu vực TNB

43

2 3 Bảng đánh giá thực trạng và mức độ thực hiện công tác

2 4

Nhận xét của Tăng Ni sinh về công tác đảm bảo an ninh trật

tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú

48

2 5

Đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho Tăng

Ni sinh nội trú ở các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

51

2 6

Đánh giá mức độ thực hiện công tác phối hợp của các tổ chức, đoàn thể ở các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

52

2 7

Bảng đánh giá mức độ kết quả thực hiện các điều kiện hoạt động nội trú cho Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

54

2 8

Đánh giá mức độ thực hiện việc tiếp nhận Tăng Ni sinh vào

ở nội trú tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

56

2 9

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản

lý nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

59

Trang 12

2 11

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản

lý các hoạt động hỗ trợ cho Tăng Ni sinh nội trú tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

63

2 12

Đánh giá mức độ thực hiện công tác phối hợp của các tổ chức, đoàn thể ở các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

64

2 13

Bảng kết quả đánh giá các yếu tố hưởng đến quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

68

3 1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp 87

3 2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 88

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

2.1: Sơ đồ đánh giá thực trạng công tác nội trú của Tăng Ni sinh

tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ 552.2:

Biểu đồ đánh giá thực trạng quản lý công tác nội trú của Tăng

Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam

Bộ

67

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước nhằm nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển Thực hiện các chính sách ưu đãi phát triển giáo dục, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi dân tộc ít người

Hiện nay, trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đất nước theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW), trong các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, Đảng ta đã đưa ra giải pháp thứ hai là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”

Trong quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ, để đạt mục đích nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội thì ngoài việc quản lý hiệu quả các mặt về người dạy, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất thì không thể không quan tâm đến đối tượng người học Bởi vì người học chính là nhân vật trung tâm và sẽ là sản phẩm, là thương hiệu của một nhà trường Tất cả các hoạt động của nhà trường đều phải hướng tới người học, vì quyền lợi của người học Xung quanh yếu tố người học có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, trong đó có vấn đề quản lý người học trong quá trình học tập

và sinh hoạt tại các cơ sở nội trú, các ký túc xá

Trong những năm gần đây, quy mô đào tạo của các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ tăng gấp nhiều lần so với trước đây Trong khi đó việc xây dựng

bổ sung thêm nhà ở, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế Do vậy hiện nay KTX của các trường không thể đáp ứng được nhu cầu ở nội trú của số lượng lớn Tăng Ni sinh Hệ thống văn bản pháp lý, các văn bản hướng dẫn đối với loại hình này gần như chưa được chú ý đúng mức Các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn trong giai đoạn “vừa học, vừa làm” Những quy định về hồ sơ – sổ sách cũng như qui định về cơ sở vật chất vẫn chưa được chặt chẽ, rõ ràng và đồng bộ ở tất cả các trường

Do đặc thù trường nội trú là các Tăng Ni sinh học tập và sinh hoạt tại trường nên công tác giảng dạy và sinh hoạt tại trường đang hết sức được chú trọng, đảm bảo cho các Tăng Ni sinh có sức khỏe tốt, phát triển đều cả về trí lực và thể lực Chính vì vậy công tác quản lí, giảng dạy và sinh hoạt của các Tăng Ni sinh nội trú tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ đang là một trong những nhiệm vụ

Trang 15

quan trọng góp phần to lớn trong việc duy trì số lượng, nâng cao tỷ lệ chuyên cần và chất lượng giáo dục toàn diện cho các Tăng Ni sinh

Thực tiễn hiện nay các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ có tổ chức nội trú cho các Tăng Ni sinh nhưng chưa thống nhất được cách làm, cơ quan thẩm quyền chưa thể quản lý được chất lượng của các trường này Các điều kiện đảm bảo chất lượng như về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ việc ăn ở cho các Tăng Ni sinh nội trú, các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, các hoạt động giáo dục

về kỹ năng sống, về giáo dục nhân cách, công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, việc phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường vẫn còn những bất cập, hạn chế

Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ” làm đề tài

luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý Giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý công tác nội trú của Tăng

Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ nhằm đề xuất các biện pháp quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ đáp ứng xu thế phát triển trong công tác quản lý nội trú giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

4 Giả thuyết khoa học

Việc quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ trong thời gian qua rất được quan tâm và có những kết quả tích cực trong công tác quản lý, song vẫn còn bất cập, hạn chế Nếu nghiên cứu xây dựng được cơ sở lý luận và khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lí công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ phù hợp với điều kiện, đặc điểm nhà trường thì có thể nâng cao chất lượng công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

Trang 16

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

- Đánh giá thực trạng quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ trên các mảng:

+ Quản lý việc tiếp nhận Tăng Ni sinh vào ở nội trú

+ Quản lý công tác quản lý Tăng Ni sinh ở nội trú

+ Quản lý công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú

+ Quản lý các hoạt động hỗ trợ cho Tăng Ni sinh ở nội trú

+ Quản lý công tác phối hợp của các tổ chức, đoàn thể

- Đề xuất các biện pháp quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Về lý luận: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác nội trú của Tăng

Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

Về không gian: Việc nghiên cứu được tiến hành tại 6/11 trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ bao gồm: Trung cấp Phật học Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, và Cần Thơ

Về thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2023

Đối tượng khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát 300 đối tượng đó là các cán bộ quản lý, giáo viên, Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam

Bộ

Số liệu thống kê nghiên cứu: đề tài sử dụng các số liệu thống kê từ năm học 2019- 2020, 2020 – 2021, 2021- 2022 để phân tích và nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các nguồn tài liệu, các thao tác phân tích - tổng hợp để hệ thống hóa các vấn đề về quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học, làm căn cứ cho việc xây dựng các vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ

sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

Trang 17

- Phương pháp điều tra bằng an két: Sử dụng phiếu điều tra thực trạng trên các đối tượng cán bộ quản lý, giảng sư và Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: hồ sơ quản lý công tác nội trú, một số hoạt động về nội trú tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xây dựng nội dung để phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia là người đứng đầu đơn vị quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các cán bộ quản lý, giáo viên, Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ về thực trạng công tác nội trú của Tăng Ni sinh và biện pháp quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

6.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lí định lượng số liệu điều tra thực trạng (SPSS 2.0, phần mềm exel …)

7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài

Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

Đánh giá được thực trạng quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

Đề xuất các biện pháp quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

Chương 3: Một số biện pháp quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC NỘI TRÚ CỦA TĂNG NI SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Ở nước ngoài, các nghiên cứu về vấn đề nội trú của HSSV đã được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu

Đầu tiên phải kể đến Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố công trình Equity and Quality in Education: Supporting Disadvantaged Students and Schools năm 2012 Cuốn sách đã đưa ra bằng chứng về các đòn bẩy chính sách có thể giúp khắc phục thất bại ở trường học và giảm bất bình đẳng trong hệ thống giáo dục OECD Trong đó việc quan tâm đến công tác nội trú cho học sinh cũng là một biện pháp được cuốn sách nghiên cứu trong các biện pháp giảm thiểu sự bất công trong môi trường giáo dục [16]

Tiếp đến là bài viết The Effect of Teacher-Family Communication on Student Engagement: Evidence from a Randomized Field Experiment của tác giả Matthew A Kraft Shaun & M Dougherty, Harvard Graduate School of Education (2012) Nhóm tác giả đã đánh giá hiệu quả của giao tiếp giữa giáo viên với phụ huynh và học sinh Qua nghiên cứu thực tiễn nhóm học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, nhóm tác giả đã phân tích được vai trò rất quan trọng trong sự kết nối giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh nội trú [18]

Đề tài “Topic of measures to manage boarding students” by Harold Koontz, Cyrill O donnell Heinz Weihrich (2013), đã đưa ra một số hoạt động đặc thù của

SV trong KTX, những yêu cầu và nội dung quản lý đời sống SV trong KTX, đồng thời đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý đời sống SVNT tại trường học [9]

Tiếp đến là luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục The Influence of Household Chores on Girls’ Academic Performance in Secondary Schools in Morogoro Rural của Lydia Emmanuel (2015) Nghiên cứu đề cập đến ba mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu các loại công việc gia đình và thời gian thực hiện các hoạt động của trẻ em gái ở trường trung học; đánh giá kết quả học tập của trẻ em gái ở trường trung học và xác định mức độ thời gian dành cho công việc gia đình ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh Từ đó, tác giả đã đề xuất biện pháp là xây dựng môi trường nội trú cho các học sinh gái tại trường Morogoro để giảm thiểu sự áp lực của công việc gia đình tác động lên kết quả học tập của các học sinh [19]

Đề tài “Measures to enhance management of residential student life” by Cronin

JJ and MK Brady (2003), đã đưa ra một số hoạt động đặc thù của SV trong KTX,

Trang 19

những yêu cầu và nội dung quản lý đời sống SV trong KTX, đồng thời đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý đời sống SVNT tại trường học

Công trình “Measures to strengthen management of boarding students” by Andaleeb, S.S & Conway, S (2016) Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục đã đánh giá thực trạng công tác QLSV nội trú và đề xuất một số giải pháp thích hợp nâng cao biện pháp QLSV nội trú Những nghiên cứu trên đã tìm hiểu thực trạng công tác QLSV trong đó có QLSV nội trú và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể áp dụng trong những môi trường cụ thể, của từng trường trong khi

đó công tác QLSV nội trú lại phụ thuộc vào đặc thù của từng nhà trường

Các công trình kể trên mới dừng lại ở việc phân tích hoạt động nội trú cho học sinh là một biện pháp trong các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục chứ chưa đi vào phân tích, làm rõ những nội dung, phương pháp, cách thức quản lý hoạt động nội trú cụ thể

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước

Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người, được thực hiện một cách tự giác, vượt qua ngưỡng “tập tính” của các giống loài động vật bậc thấp khác Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, sự ra đời của hoạt động giáo dục gắn liền với sự ra đời của hoạt động quản lý giáo dục và từ đó cũng xuất hiện khoa học về QLGD Người học vừa là đối tượng đào tạo, vừa là mục tiêu đào tạo Để nâng cao chất lượng đào tạo ngoài việc xem xét các yếu tố người dạy, nội dung, chương trình, cơ sở vật chất thì không thể không nghiên cứu trực tiếp là đối tượng người học Xung quanh vấn đề người học có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu trong đó có vấn đề người học trong quá trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục ở trong KNT

Để phù hợp với mục tiêu đào tạo trong tình hình mới, ngày 18 tháng 10 năm

2002, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định số 41/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc sửa đổi bổ xung công tác HSSV nội trú

Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, quy chế về công tác HSSV của

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày

13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy chế về QLHS nội trú, ngoại trú; Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HS, các văn bản về việc thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đối với HS diện đối tượng chính sách, chế độ miễn giảm học phí

Để thực hiện những văn bản quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề QLSV nội trú Cụ thể như:

Đề tài “Các biện pháp tăng cường quản lý đời sống sinh viên nội trú Đại học Quốc gia Hà Nội” của Đinh Thị Tuyết Mai, Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục, năm

Trang 20

2003, đã đưa ra một số hoạt động đặc thù của SV trong KTX, những yêu cầu và nội dung quản lý đời sống SV trong KTX, đồng thời đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý đời sống SVNT Đại học Quốc gia Hà Nội

Đề tài “Các biện pháp quản lý sinh viên nội trú ở trường CĐSP Yên Bái” của Bùi Sĩ Đức, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, năm 2007 đã đánh giá thực trạng công tác QLSV nội trú của Trường CĐSP Yên Bái và đề xuất một số giải pháp thích hợp nâng cao biện pháp QLSV nội trú

Đề tài “Biện pháp quản lý nề nếp sinh hoạt của HSNT ở các trường PTDTNT” của Lý Quang Vịnh, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, năm 2011, cơ sở lý luận đã nêu lên được nội dung công tác quản lý HSNT, đồng thời đề xuất một số biện pháp quản lý nề nếp sinh hoạt của HSNT các trường PTDTNT”

Luận văn thạc sĩ QLGD: “Biện pháp quản lý CTSV tại Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội” của tác giả Nguyễn Huyền Trang năm 2012 đề cập đến một số biện pháp hoàn thiện công tác QLSV tại Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội Một số nghiên cứu trên đã tìm hiểu thực trạng công tác QLSV trên nhiều lĩnh vực của các Nhà trường và

đề xuất các biện pháp quản lý, góp phần vận dụng những hiểu biết về quản lý, quản lý giáo dục vào công tác QLSV trong các Trường ĐH, cao đẳng để từng bước nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước

Đề tài “Biện pháp quản lý học sinh nội trú ở Trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp

vụ Hải Phòng” của Nguyễn Thị Xuân, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, năm 2011 đã đánh giá thực trạng công tác quản lý học sinh nội trú tại Trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp thích hợp nâng cao công tác quản lý đối với SV nội trú

Đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội” của Phạm Đình Việt, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, năm 2012 đã đánh giá thực trạng công tác QLSV nội trú của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội và đề xuất một số giải pháp thích hợp nâng cao biện pháp QLSV nội trú

Đề tài “Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Thủy, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, năm 2013 đã đánh giá thực trạng công tác QLSV nội trú của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và

đề xuất một số giải pháp thích hợp nâng cao biện pháp QLSV nội trú

Đề tài “Quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay” của Nguyễn Việt Hùng, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, năm 2014 đã đánh giá thực trạng công tác QLSV nội trú của Trung tâm Hỗ

Trang 21

trợ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội và đề xuất một số giải pháp thích hợp nâng cao biện pháp QLSV nội trú

Đề tài “Các biện pháp tăng cường quản lý sinh viên nội trú Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc” của Nguyễn Thị Thư, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, năm 2015 đã đánh giá thực trạng công tác QLSV nội trú của Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc và đề xuất một số giải pháp thích hợp nâng cao biện pháp QLSV nội trú Những nghiên cứu trên

đã tìm hiểu thực trạng công tác QLSV trong đó có QLSV nội trú và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể áp dụng trong những môi trường cụ thể, của từng trường trong khi đó công tác QLSV nội trú lại phụ thuộc vào đặc thù của từng nhà trường

Đề tài luận văn thạc sỹ QLGD: “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự học của học sinh trường Dự bị đại học dân tộc Trung ương - Việt Trì - Phú Thọ” của

Lê Trọng Tuấn năm 2011 Luận văn đã đánh giá thực trạng năng lực tự học của học sinh trường Dự bị Đại học Dân tộc trung ương và đề xuất một số giải pháp thích hợp nâng cao năng lực tự học của học sinh [22]

Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác như: Đề tài luận văn thạc sỹ

QLGD: “Biện pháp quản lý học sinh nội trú ở Trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ

Hải Phòng” của Nguyễn Thị Xuân năm 2011 đã đánh giá thực trạng công tác quản lý

học sinh nội trú tại Trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp thích hợp nâng cao công tác quản lý đối với SV nội trú; Đối với đề tài nghiên cứu việc QLSV nội trú vùng miền núi phía bắc có công trình nghiên cứu của Nguyễn

Thanh Bình: “Biện pháp QLSV nội trú ở Trường CĐSP Yên Bái” năm 2012 đã đánh

giá thực trạng công tác quản lý SV nội trú của Trường CĐSP Hòa Bình và đề xuất một

số giải pháp thích hợp nâng cao biện pháp quản lý SV nội trú

1.1.3 Nhận xét chung về tổng quan tình hình và khoảng trống cần nghiên cứu

Công tác học sinh, SV là một trong những nội dung quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Nhà trường Muốn phát triển kinh tế - xã hội thì trước hết phải xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển toàn diện con người Ở Việt Nam hiện nay, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống vật chất của dân

ta được cải thiện và ngày càng được nâng cao, nhân cách của con người đã có những biến đổi, bên cạnh mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực, có ảnh hưởng đến công tác giáo dục trong Nhà trường Tình trạng suy thoái về lối sống, đạo đức của một bộ phận HS, ảnh hưởng của lối sống thực dụng, chán học, hay bỏ học, động cơ học tập chưa rõ ràng, các tệ nạn xã hội len lỏi vào Nhà trường, đây cũng là một trong những vấn đề xã hội trong thời gian gần đây

Trang 22

Những nghiên cứu trên đã tìm hiểu thực trạng công tác QLSV trong đó có QLSV nội trú và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý Tuy nhiên những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu công tác QL SVNT mà chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về Quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ, chưa đánh giá được thực trạng cũng như đề xuất được các giải pháp thiết thực cho đề tài nghiên cứu Xuất phát từ lý do đó nên tác giả chọn đề tài: “Quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học khu vực Tây Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu mà không trùng lặp với các đề tài nêu trên

- Theo Bùi Sĩ Đức, Quản lý đóng vai trò là một động từ và được định nghĩa như sau: “Quản lý là quá trình trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [1]

- Để kết hợp các yếu tố con người, công cụ, phương tiện, tài chính nhằm đạt mục tiêu đã định trước, cần phải có sự tổ chức, điều hành chung, đó chính là quản lý

Có nhiều định nghĩa khái nhiệm quản lý theo các quan điểm khác nhau

+ Theo quan điểm kinh tế, F Taylor (1856 - 1915) cho rằng “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [10, tr.24]

+ Theo quan điểm xã hội, tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế… bằng một

hệ thống các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [2]

Trang 23

+ Theo quan điểm hệ thống: Thế giới đang tồn tại, mọi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể, thống nhất Quản lý với tư cách là những tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đã

đề ra Như vậy “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trường” [10]

1.2.1.2 Quản lý công tác nội trú

Từ các khái niệm của các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc:

“Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thế quản lý (người quản lý) đến khách thế quản lý (người bị quản lý), trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” Cũng theo đó các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý: “Là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [6, tr 11] Và của Nhà lý luận Xô Viết Mechti-Zade đã chỉ rõ: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, phương pháp cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính…) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [10, tr.34] Như vậy qua các khái niệm của các tác giả trên, tác giả rút ra khái niệm quản lý công tác nội trú như sau:

Quản lý công tác nội trú là tổ chức, quản lý toàn diện các hoạt động trong khu Ký túc xá như: Quản lý, điều hành, phục vụ nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt, an ninh trật tự, học tập

và rèn luyện của SV nội trú, góp phần rèn luyện nhân cách SV trong hệ thống giáo dục

và đào tạo chung của nhà trường; tổ chức, quản lý và điều hành các dịch vụ vui chơi giải trí

1.2.2 Quản lý nhà trường

Nhà trường là thiết chế xã hội, là một tổ chức chuyên biệt trong xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội bằng các con đường giáo dục cơ bản

Quản lý nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt liên quan đến hoạt động giáo dục trong phạm vi nhà trường Đó là một hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục để đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra trong từng giai đoạn phát triển của đất nước

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và từng học sinh” [10, tr 22]

Trang 24

Nói cách khác quản lý nhà trường chính là quá trình tổ chức giáo dục và đào tạo nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của học sinh một cách khoa học, có hiệu quả, đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

1.2.3 Công tác nội trú của Tăng Ni sinh

Công tác nội trú của Tăng Ni sinh là việc thực hiện các quy định về nội trú theo Quy chế nhà trường

Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Trường và chùa nội trú

Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với công an, chính quyền địa phương và Bổn sư/ Y chỉ sư Tăng Ni sinh kịp thời giải quyết các

vụ việc có liên quan đến Tăng Ni sinh và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, văn hoá trong khu nội trú

Khu nội trú hoặc ký túc xá (sau đây gọi chung là khu nội trú) phải có các điều kiện, tiện nghi tối thiểu bảo đảm nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt và tu học của Tăng Ni sinh nội trú; có không gian để sinh hoạt tụng kinh, hành thiền,… thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường

Hệ thống tổ chức, quản lý công tác Tăng Ni sinh nội trú của trường gồm có Hiệu trưởng, phòng (ban) công tác Tăng Ni sinh, Ban (bộ phận) quản lý khu nội trú, cán bộ làm công tác quản lý khu nội trú (quản chúng)

Theo (điều 3) Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam quy định về khu nội trú

Khu nội trú là nơi để người học tạm trú trong thời gian học tại trường, do nhà trường tổ chức quản lý

Khu nội trú phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi và địa chỉ đầy đủ bằng tiếng Việt

Khu nội trú phải có nội quy đặt ở nơi dễ quan sát; có phòng trực, văn phòng làm việc của Ban quản lý khu nội trú; có các phương tiện để phục vụ thông tin, phát thanh tuyên truyền cho người học trong khu nội trú

Nhà, phòng ở, phòng sinh hoạt chung phải có biển tên nhà, số phòng, biển tên các phòng sinh hoạt chung

Có khu trông, giữ các phương tiện giao thông của người học, bảo đảm an toàn, thuận tiện

Có các loại hình dịch vụ và các điều kiện đảm bảo sinh hoạt của người học nội trú

Trang 25

1.2.4 Quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

Công tác quản lý nội trú của Tăng Ni sinh phụ thuộc vào Thanh quy thiền đường và nội quy của nhà chùa, điểm nội trú Bên cạnh đó, các trường Trung cấp Phật học cũng thực hiện theo thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm các nội dung cơ bản

1) Công tác tổ chức hành chính:

Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Ban Giáo dục Phật giáo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp; chỉ định ban cán sự lớp lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khóa học; Tổ chức tiếp nhận Tăng Ni sinh vào ở nội trú; Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của Tăng Ni sinh; Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho Tăng Ni sinh; Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho Tăng Ni sinh

2) Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và tu học của Tăng Ni sinh: Theo dõi, đánh giá ý thức tu học, rèn luyện của Tăng Ni sinh; phân loại, xếp loại Tăng Ni sinh cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khóa học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với Tăng Ni sinh vi phạm thanh quy, nội quy; Tổ chức cho Tăng Ni sinh tham gia các hoạt động nghiên cứu thi Tăng Ni sinh giỏi, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác; Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng giáo lý Phật giáo, Giới luật, lối sống cho Tăng Ni sinh; tổ chức cho Tăng Ni sinh tham gia các hoạt động văn hóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với Tăng Ni sinh; đoàn thể trong trường; phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của Tăng Ni sinh, tạo điều kiện cho Tăng Ni sinh có môi trường rèn luyện, phấn đấu

Chúng ta thấy rằng tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời đức Phật đã dạy trong kinh điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sinh Đồng thời để cho tâm

và khẩu được hợp nhất vào câu kinh, tiếng Pháp của Phật

Theo giáo lý đạo Phật thì tụng kinh là để cầu an và cầu siêu Do đó, tụng bộ kinh nào cũng được vì kinh Phật nào cũng có tác dụng phá trừ mê mờ, khai mở tâm trí sáng suốt cho chúng sinh, nếu chúng ta chí thành đọc tụng

Nhưng vì căn cơ của chúng sinh không đều nên chúng ta phải lựa những bộ kinh nào thích hợp với căn cơ và sở nguyện của mình mà tụng đọc

Thông thường, ở nước ta từ xuất gia cho đến tại gia đều trì tụng những kinh như: Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Dược Sư, Địa Tạng, Kim Cang, Lăng Nghiêm, Pháp hoa…

Trang 26

Tuy nhiên nhiều người lại có quan niệm chọn bộ kinh cho thích hợp với mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp để tụng như: cầu siêu thì tụng kinh Di Đà, Vu lan… cầu an thì tụng kinh Phổ Môn, Dược Sư… cầu sám hối thì tụng kinh Lương Hoàng Sám, Thủy Sám…

Các quan niệm chọn lựa như thế có phần hay là làm cho tâm chuyên nhất, sẽ được hiệu nghiệm hơn Nhưng chúng ta không nên quên về mặt giáo lý cũng như về mặt công đức, bất luận một bộ kinh nào, nếu chí tâm trì tụng thì kết quả đều được viên mãn như nhau

Như thế, tụng kinh nào cũng có lợi ích nhưng điều quan trọng nhất là phải thể nhập được những nghĩa lý trong kinh mà ứng dụng thực hành mới có kết quả Ngược lại, tụng kinh mà không phá trừ kiêu mạn, thực hành hạnh khiêm cung thì mất rất nhiều công đức

Mùa Vu Lan báo hiếu, Phật tử tụng kinh Vu Lan để cầu siêu

3) Công tác y tế, thể thao:

Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khỏe cho Tăng

Ni sinh khi vào nhập học; chăm sóc, phòng chống dịch, bệnh và khám sức khỏe định

kỳ cho Tăng Ni sinh trong thời gian học tập theo quy định; xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để học tập; tạo điều kiện cơ sở vật chất cho Tăng Ni sinh luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho Tăng Ni sinh tham gia các hoạt động thể dục, thể thao; tổ chức nhà ăn tập thể cho Tăng Ni sinh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

4) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với Tăng ni sinh:

Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước và của Giáo hội quy định đối với Tăng Ni sinh về học bổng, học phí và các chế độ khác có liên quan đến Tăng Ni sinh

5) Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm

và các tệ nạn xã hội:

Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn nơi trường đóng, khu vực có Tăng Ni sinh ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho Tăng Ni sinh; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến Tăng Ni sinh; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy và các hoạt động khác có liên quan đến Tăng Ni sinh; hướng dẫn Tăng Ni sinh chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế; tư vấn pháp lý, tâm

lý, xã hội cho Tăng Ni sinh

6) Thực hiện công tác quản lý Tăng Ni sinh NT

Trang 27

Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý Tăng Ni sinh NT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [3, tr 3-5]

Với nền giáo dục Phật giáo nói chung, giáo dục và đào tạo Tăng Ni sinh Phật giáo nói riêng hướng đến sự toàn diện Một nền giáo dục đề cao tri thức, sự hiểu biết

đa dạng của Tăng Ni sinh, một nền giáo dục nhập thế gắn với thực tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội Đó cũng là nền giáo dục và đào tạo không trọng bằng cấp, mà luôn đề cao năng lực người học, giáo dục mở, không câu nệ tuổi tác, giới tính Nền giáo dục ấy định hướng cho người học tinh thần tự giác, tự học Đồng thời đó cũng là nền giáo dục

và đào tạo phát huy trí lực, tuệ lực và pháp lực của người dạy - các bậc giảng sư trực tiếp tham gia vào vào những khâu thiết yếu trong chu trình đào tạo ấy Để đáp ứng được những mục tiêu, yêu cầu của nền giáo dục và đào tạo Tăng Ni sinh Phật giáo, đòi hỏi phải có phương hướng và giải pháp nhằm phát huy một cách tốt nhất mọi nguồn lực trong mỗi bậc học, cấp học

Ở mỗi bậc học, Tăng Ni sinh được trang bị cho mình những quy chuẩn và kiến thức không chỉ về Phật học mà còn cả về thế học Đó là quá trình đào tạo nối tiếp nhau, liên tục và không ngừng có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển của Giáo hội và của xã hội Trong hệ thống giáo dục và đào tạo đó, hệ trung cấp Phật học

là bậc đào tạo trung gian, có vai trò quan trọng và nền tảng, vừa là sự kế tiếp, nâng cao

so với hệ sơ cấp, nhưng đồng thời cũng là sự chuẩn bị hành trang và những tri thức căn bản nhất có tính nền tảng cho các hệ đào tạo tiếp theo ở bậc Cao Đẳng, Đại học và Sau đại học Phật học

1.3 Lý luận về công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

1.3.1 Khái quát về các trường Trường Trung cấp Phật học

Giáo dục và đào tạo Tăng Ni sinh Phật giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Với định hướng đó, nền giáo dục Phật giáo nói chung, giáo dục và đào tạo Tăng Ni sinh Phật giáo nói riêng hướng đến sự toàn diện Một nền giáo dục đề cao tri thức, sự hiểu biết đa dạng của Tăng Ni sinh, một nền giáo dục nhập thế gắn với thực tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội Đó cũng là nền giáo dục và đào tạo không trọng bằng cấp, mà luôn đề cao năng lực người học, giáo dục

mở, không câu nệ tuổi tác Nền giáo dục ấy định hướng cho người học tinh thần tự giác, tự học Đồng thời đó cũng là nền giáo dục và đào tạo phát huy trí lực, tuệ lực và pháp lực của người dạy - các bậc giảng sư, giáo thọ sư trực tiếp tham gia vào vào những khâu thiết yếu trong chu trình đào tạo ấy Để đáp ứng được những mục tiêu, yêu cầu của nền giáo dục và đào tạo Tăng Ni sinh Phật giáo, đòi hỏi phải có phương hướng

và giải pháp nhằm phát huy một cách tốt nhất mọi nguồn lực trong mỗi bậc học, cấp

Trang 28

học Chính vì lẽ đó, hệ thống giáo dục và đào tạo Tăng Ni sinh Phật giáo mà hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hoàn thiện đầy đủ các bậc học từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và cử nhân Phật học, riêng Học viện Phật giáo Việt Nam Hồ Chí Minh còn đào tạo Thạc sỹ Phật học và Tiến Sỹ Phật học

Ở mỗi bậc học, Tăng Ni sinh được trang bị cho mình những quy chuẩn và kiến thức không chỉ về Phật học mà còn cả về thế học Đó là quá trình đào tạo nối tiếp nhau, liên tục và không ngừng có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển của Giáo hội và của xã hội Trong hệ thống giáo dục và đào tạo đó, hệ trung cấp Phật học

là bậc đào tạo trung gian, có vai trò quan trọng và nền tảng, vừa là sự kế tiếp, nâng cao

so với hệ sơ cấp, nhưng đồng thời cũng là sự chuẩn bị hành trang và những tri thức căn bản nhất có tính nền tảng cho các hệ đào tạo tiếp theo ở bậc Cao Đẳng, Đại học và Sau đại học Phật học

Trong những năm qua, hệ Trung cấp Phật học được mở rộng đào tạo ở nhiều tỉnh thành trong cả nước Hiện có hàng chục trường Trung cấp phật học trên hầu hết cả tỉnh thành trong cả nước Những thành tựu, đóng góp quan trọng của các trường Trung cấp Phật học đào tạo nhân sự cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam là không nhỏ

Trường Trung cấp Phật học, trước đây được gọi là Trường Cơ bản Phật học với

ý nghĩa là cấp học trang bị cho tăng ni những kiến thức cơ bản về Phật học Đây là một cấp học do Ban Trị sự Phật giáo các địa phương, trên cơ sở điều kiện thực tế về số lượng tăng ni, nhu cầu học học tập, cơ sở vật chất… xin thành lập

Trước đây, do chưa có quy định cụ thể thống nhất cấp học Trung cấp Phật học nên thời gian đào tạo ở các Trường có khác nhau Có địa phương cấp học Trung cấp Phật học kéo dài 7 năm chia làm 2 hệ: Hệ trung cấp Phật học I, kéo dài 4 năm và hệ Trung cấp Phật học II kéo dài 3 năm Có địa phương chia cấp học Trung cấp Phật học làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 3 năm Hiện nay, theo quy định của Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương cấp học Trung cấp Phật học đào tạo trong 3 năm Chương trình, nội dung, giáo trình… do Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương biên soạn theo các

bộ môn kinh, luật, luận, sử học và văn học Phật giáo… Chương trình học của hệ Trung cấp gồm hai phần nội điển và ngoại điển Nội điển là phần cung cấp kiến thức về giáo

lý của đạo Phật qua kinh, luận, luật Ngoại điển là những phần kiến thức xã hội bổ trợ như: văn học, lịch sử, triết học, xã hội học, ngoại ngữ… Đội ngũ giảng sư do Trường

đề nghị và được sự hỗ trợ từ Ban Trị sự Phật giáo ở địa phương và Ban Giáo dục Phật Giáo Trung ương

Theo quy định trước đây đối với hệ Trung cấp Phật học, tuổi tối thiểu để vào học giai đoạn 1 là 12 tuổi Những vị xuất gia dưới 12 tuổi cần hành điệu một thời gian trước khi được vào học Trình độ văn hóa phải qua cấp Tiểu học (cấp 1) Tuổi tối thiểu

Trang 29

để vào học giai đoạn 2 là 16 tuổi Trình độ văn hóa phải qua cấp Trung học cơ sở (cấp II) Theo quy định mới của Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương, hệ Trung cấp chỉ còn một giai đoạn và đào tạo trong thời gian 3 năm, điều kiện với đối tượng tăng ni dự học tương đương hệ Trung cấp Phật học giai đoạn 2 Trong quá trình học tập tại Trường Trung cấp Phật học, các tăng ni sinh phải đồng thời học các môn bổ túc văn hóa theo theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nếu chưa hoàn thành trình độ văn hóa theo yêu cầu Tăng ni sinh tốt nghiệp Trung cấp Phật học được cấp văn bằng chứng chỉ của Trưường và đủ điều kiện để học tiếp lên các trình độ Phật học cao hơn

1.3.2 Vị trí, tầm quan trọng của công tác nội trú Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

CTNT là một trong những công tác trọng tâm của Nhà trường Trường chăm lo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tăng Ni sinh trong học tập, nghiên cứu và sinh hoạt, nhằm thực hiện mục tiêu là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và ý thức tu học cao, sớm có khả năng đáp ứng, thích nghi với yêu cầu và thực tiễn hoằng pháp lợi sanh

CTNT phải thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của GHPGVN, Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương và các quy định khác của Trường

CTNT phải đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ trong các khâu có liên quan đến Tăng Ni sinh

Trong số những người được giáo dục - đào tạo để có thể đủ sức gánh vác công tác Phật sự sau này thì Tăng Ni sinh là người tiêu biểu, là những người đang được đầu

tư, đang được đào tạo trong Nhà trường một cách có hệ thống Đó là nguồn lực con người lao động có chất lượng và trình độ cao, có chuyên môn sâu, là lực lượng ưu tú về học vấn trong thế hệ kế thừa Phật giáo, được Giáo hội và cộng đồng Phật tử đặt nhiều hy vọng

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung và trong các trường Trung cấp Phật học thì công tác quản lý Tăng Ni sinh góp phần hỗ trợ tích cực cho giảng dạy (giảng sư) và học tập (Tăng Ni sinh), cũng như đảm nhận mọi mặt của công tác quản

lý Quản lý Tăng Ni sinh từ các khâu hành chính, giáo vụ, đến giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục tư tưởng nhập thế, đạo đức và tổ chức phong trào Tăng Ni sinh, kết hợp Hội Cựu Tăng Ni sinh sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện về vật chất và tinh thần học tập để Tăng Ni sinh rèn luyện trở thành nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao Công tác quản lý Tăng Ni sinh có ý nghĩa quyết định trong việc đổi mới và phát triển bền vững yếu tố con người về chất lượng nhận thức, tri thức và hành động Quản lý Tăng

Ni sinh là mảng công tác trọng tâm thiết yếu của nền giáo dục phổ thông trong việc

Trang 30

đảm bảo kỷ cương giới luật Phật giáo, nôi quy nhà Nhà trường và rèn luyện Tăng Ni sinh Công tác này do Ban giáo hiệu kết hợp với chùa, nơi đặt điểm trường phụ trách

1.3.3 Mục tiêu công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

Trong tất cả các cơ sở đào tạo thì mục tiêu cuối cùng của công tác NTHS nói chung và công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học nói riêng

là tạo cho người học có môi trường và được tham gia các hoạt động bổ ích nhằm phục

vụ tốt cho quá trình tu học và rèn luyện để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường

Điều này được thể hiện trong Quy chế công tác nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 với những quy định cụ thể về: quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (HSSV) nội trú; nội dung công tác HSSV nội trú; hệ thống tổ chức, quản lý, thì công tác NT của Tăng Ni sinh trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhằm mục tiêu:

+ Góp phần rèn luyện Tăng Ni sinh nội trú thực hiện nhiệm vụ của người học theo quy định của luật Phật giáo, thanh quy thiền đường, điều lệ nhà trường và nội quy

cụ thể của từng trường

+ Xây dựng nề nếp kỷ cương trong việc quản lý Tăng Ni sinh nội trú: bảo đảm nắm bắt kịp thời thực trạng Tăng Ni sinh nội trú để từ đó có có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hướng Tăng Ni sinh vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ của người học

+ Ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong Tăng Ni sinh nội trú, đặc biệt là các tệ nạn xã hội Tăng Ni sinh nội trú xuất thân

từ các địa phương khác nhau, có những em ở thành thị, nông thôn, miền núi khi đến

ở khu nội trú có môi trường rất khác biệt, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, môi trường sống phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của những mặt trái của nền kinh tế thị trường, do vậy nguy cơ bị nhiễm các tệ nạn xã hội và có những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong nội trú là không thể tránh khỏi Vì vậy, công tác quản lý nội trú của Tăng Ni sinh phải nhằm mục đích là ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực không lành mạnh trong nội trú của Tăng Ni sinh đặc biệt là các tệ nạn xã hội

1.3.4 Nội dung công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

Thứ nhất: Tiếp nhận Tăng Ni sinh vào ở nội trú;

- Tăng Ni sinh là nhữn vị đã xuất gia, có giấy phát nguyện xuất gia do bổn sư và Ban trị sự Phật giáo cấp huyện phê duyệt

Trang 31

Điều kiện và hồ sơ nhập học

1 Điều kiện nhập học

a) Tăng Ni sinh đã xuất gia, có sức khỏe tốt và có giấy giới thiệu của Ban trị huyện (nếu có danh bộ trong tỉnh), giấy giới thiệu của Ban trị sự tỉnh (nếu danh bộ ngoài tỉnh)

b) Trong độ tuổi quy định

2 Hồ sơ nhập học

a) Đơn đăng ký nhập học (theo mẫu)

b) Sơ yếu lý lịch Tăng Ni (có xác nhận của chính quyền)

c) Giấy giới thiệu của Ban trị sự GHPGVN cấp tỉnh/thành nơi cư trú tu học d) Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân

e) Chứng điệp thọ giới cao nhất hoặc giấy xuất gia

f) Bằng tốt nghiệp: Trung học Phổ thông hoặc Trung học cơ sở

g) Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế chứng nhận

h) Hình thẻ 3 x 4

Thứ hai: Công tác quản lý Tăng Ni sinh nội trú;

(Theo điều 21 Thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT Quy chế hoạt động trường phổ thông dân tộc nội trú) thì:

Trường Trung cấp Phật học thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục tương ứng được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, ngoài ra còn thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục đặc thù sau:

1 Trường Trung cấp Phật học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Căn cứ chương trình giáo dục và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng Tăng Ni sinh

2 Tổ chức, quản lý công tác nuôi dưỡng và chăm sóc Tăng Ni sinh nội trú gồm: a) Tổ chức bếp ăn tập thể cho Tăng Ni sinh đảm bảo dinh dưỡng theo đúng chế

độ học bổng được cấp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định Hoạt động nuôi dưỡng được thực hiện công khai, dân chủ, tôn trọng phong tục tập quán tiến bộ của các dân tộc

b) Chăm sóc sức khỏe Tăng Ni sinh nội trú và giáo dục Tăng Ni sinh biết tự chăm sóc bản thân

c) Tổ chức và quản lý Tăng Ni sinh trong khu nội trú của trường; tự học của Tăng Ni sinh ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo Giáo dục Tăng Ni sinh sống trên nguyên tắc lục hòa cộng trụ và thanh quy thiền đường, giữ gìn vệ sinh

và bảo vệ môi trường

Trang 32

3 Hoạt động chấp tác, văn hóa, thể thao gồm:

a) Chấp tác, trồng rau sạch, tự làm thực phẩm chay để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của Tăng Ni sinh

b) Hoạt động văn hóa, thể thao: thể dục thể thao, hoạt động theo chủ đề trong khuôn khổ thanh quy, chủ điểm, tham quan du lịch, lễ hội, tết dân tộc; giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm giáo dục lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách Tăng Ni sinh

Thứ ba: Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh

và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú;

Điều 10 Công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú

Có kế hoạch định kỳ kiểm tra, kịp thời nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các công trình

hạ tầng cơ sở, công trình phục vụ sinh hoạt của Tăng Ni sinh và các thiết bị khác trong KNT

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý và đội tự quản trong công tác an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong khu vực nội trú

Phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường, các hoạt động tự quản của Tăng Ni sinh trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong KNT

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn Tăng Ni sinh bảo đảm an ninh, trật

tự, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác

Định kỳ phun thuốc về phòng dịch bệnh trong KNT Khi phát hiện dấu hiệu dịch bệnh phải báo ngay cho cơ quan y tế địa phương áp dụng các biện pháp sử lý kịp thời

Có cán bộ y tế thường trực để thực hiện sơ cấp cứu ban đầu kịp thời cho Tăng

Ni sinh nội trú

Thứ tư: Các hoạt động hỗ trợ cho Tăng Ni sinh nội trú;

Điều 11 Các hoạt động hỗ trợ cho Tăng Ni sinh nội trú

1 Tổ chức các dịch vụ trông giữ xe, điện thoại công cộng, internet, khu vui chơi, giải trí, thể thao trong KNT phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầu chính đáng của Tăng Ni sinh để tạo sân chơi lành mạnh, góp phần giáo dục toàn diện cho Tăng Ni sinh nội trú

2 Tổ chức các phòng học tự học, đọc báo, xem tivi, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ phục vụ Tăng Ni sinh nội trú

Trang 33

3 Tổ chức nhà ăn, trung tâm dịch vụ, căng tin phục vụ cho Tăng Ni sinh nội trú thuận tiện, phù hợp với điều kiện kinh tế của Tăng Ni sinh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

4 Tổ chức các hoạt động tư vấn về tâm lý, sức khoẻ, kỹ năng sống, học tập cho Tăng Ni sinh trong KNT

5 Xây dựng quy định cụ thể về các hoạt động dịch vụ để phục vụ Tăng Ni sinh trong KNT

Thứ năm: Công tác phối hợp của các tổ chức, đoàn thể

Chủ động phối hợp với các cơ quan công an, chính quyền địa phương để thực hiện có hiệu quả các biện pháp, phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn KNT, xử lý kịp thời các vụ việc liên quan xảy ra trong KNT Phối hợp với Hội Cựu Tăng Ni Sinh và các tổ chức đoàn thể khác trong Trường để tổ chức các hoạt động rèn luyện cho Tăng Ni sinh nội trú, thực hiện nếp sống văn minh trong KNT

1.3.5 Các điều kiện đảm bảo công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

Cơ sở vật chất và thiết bị của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học có

cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều lệ các trường Trung cấp Phật học, ngoài

ra còn có các hạng mục sau:

1 Khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 6m2/Tăng ni sinh

2 Phòng ở nội trú, nhà ăn cho Tăng ni sinh và các trang thiết bị kèm theo

3 Nhà công vụ cho giảng sư

4 Nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo

5 Phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương

Như vậy, sau đội ngũ GVQN nội trú, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nội trú cũng là một vấn đề khẳng định “thương hiệu” của một trường nội trú Như tác giả Luận văn đã trình bày ở phần trên, đa phần những trường nội trú chưa có những cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nội trú một cách quy cũ, chuyên nghiệp Có trường thuê sân bãi rồi xây dựng cơ sở vật chất để hình thành trường nội trú Có trường lại phát triển cơ sở vật chất nội trú trên nền tảng của những nhà kho, nhà thuê, khách sạn cũ kỹ rồi trùng tu lại Nên hiện nay, việc hoàn thiện một môi trường nội trú đạt chuẩn cho HS nội trú là một vấn đề cần bàn luận một cách nghiêm túc và trách nhiệm

Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Giáo hội PGVN cần:

Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với công an, chính quyền địa phương và gia đình Tăng Ni sinh kịp thời giải quyết các vụ việc có

Trang 34

liên quan đến Tăng Ni sinh và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, văn hoá trong khu nội trú

Khu nội trú hoặc ký túc xá (sau đây gọi chung là khu nội trú) phải có các điều kiện, tiện nghi tối thiểu bảo đảm nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt của Tăng Ni sinh nội trú; thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường

Khu nội trú là nơi để Tăng Ni sinh tạm trú trong thời gian học tại trường, do nhà trường tổ chức quản lý; Khu nội trú phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên

đó ghi rõ tên gọi và địa chỉ đầy đủ bằng tiếng Việt; khu nội trú phải có nội quy đặt ở nơi dễ quan sát; có phòng trực, văn phòng làm việc của Ban quản lý khu nội trú; có các phương tiện để phục vụ thông tin, phát thanh tuyên truyền cho Tăng Ni sinh trong khu nội trú; Nhà, phòng ở, phòng sinh hoạt chung phải có biển tên nhà, số phòng, biển tên các phòng sinh hoạt chung; Không được tổ chức hoạt động mê tín, dị đoan; Có khu trông, giữ các phương tiện giao thông của Tăng Ni sinh, bảo đảm an toàn, thuận tiện;

Có các loại hình dịch vụ và các điều kiện đảm bảo sinh hoạt của Tăng Ni sinh nội trú

1.3.6 Đánh giá công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

Kiểm tra đánh giá được tiến hành trong cả quá trình quản lý hoạt động giáo dục nói chung và công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học nói riêng Kiểm tra thường đi liền với đánh giá Với từng cá nhân, từng bộ phận đánh giá

để họ tự nhận thấy khả năng của mình, khắc phục những hạn chế để vươn lên hoàn thành nhiệm vụ như mục tiêu đã đề ra Chỉ có thông qua kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì mới có thể thu nhận được thông tin đầy đủ, chính xác, từ đó Hiệu trưởng mới có những quyết định chính xác, kịp thời đảm bảo thực hiện kế hoạch và mục tiêu của nhà trường Những yêu cầu và nội dung cụ thể của kiểm tra đánh giá công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học cần bám sát mục tiêu hoạt động nội trú đã đề ra, bao gồm:

* Kiểm tra, đánh giá công tác nội trú của GVQN

Để kiểm tra, đánh giá công tác nội trú của GVQN, Hiệu trưởng phải:

- Xây dựng được tiêu chí đánh giá

- Xác định được hình thức kiểm tra: đọc báo cáo, nghe báo cáo, kiểm tra hoạt động quản lý Tăng ni sinh của GVQN, kiểm tra hồ sơ GVQN; trực tiếp phỏng vấn đối tượng được kiểm tra; kiểm tra, đánh giá cá nhân trong và ngoài nhà trường từ nhiều kênh thông tin khác nhau

- Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, góp ý sửa sai kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra

* Kiểm tra đánh giá Tăng ni sinh nội trú

Trang 35

Kiểm tra đánh giá Tăng ni sinh nội trú sẽ giúp nhà trường, giáo viên thu được những thông tin ngược từ Tăng ni sinh, là cơ sở thực tế để GVQN tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, giúp giáo viên tự điều chỉnh; giúp Hiệu trưởng đánh giá một cách chính xác chất lượng hoạt động nội trú cho Tăng ni sinh của nhà trường, trên cơ sở đó có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo, uốn nắn kịp thời Đây là cơ sở

để các cấp quản lý đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường

Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, Hiệu trưởng cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp

và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học Sau mỗi đợt kiểm tra đánh giá, Hiệu trưởng chỉ đạo biểu dương những điển hình trong công tác quản lý hoạt động nội trú, đồng thời động viên, nhắc nhở những cá nhân thực hiện chưa tốt

Các sở giáo dục và đào tạo, các cơ quan có liên quan và các nhà trường theo thẩm quyền tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác Tăng

Ni sinh nội trú

Tăng Ni sinh nội trú vi phạm thanh quy thiền đường hoặc nôi quy của nhà trường, tùy theo mức độ sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu

vi phạm lần 1, cảnh cáo nếu vi phạm lần thứ 2 trở lên hoặc bị xem xét, cho thôi học

Các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý Tăng Ni sinh nội trú được xem xét khen thưởng theo quy định

Kiểm tra, đánh giá là chức năng cuối cùng của quản lý Kiểm tra là một chức năng có liên quan đến mọi cấp quản lý để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động so với các mục tiêu và

kế hoạch đã định, có kế hoạch tiếp tục hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu và kiểm tra xác định xem chúng hoạt động có phù hợp với mục tiêu

và kế hoạch hay không

Mục đích của kiểm tra nhằm đảm bảo cho kế hoạch thành công, phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót

đó Quá trình kiểm tra phổ biến cho mọi hệ thống gồm 3 bước:

- Bước 1: Xây dựng các chỉ tiêu

- Bước 2: Đo lường việc thực hiện nhiệm vụ theo các chỉ tiêu

- Bước 1: Đánh giá các chỉ tiêu so với kế hoạch

Kiểm tra việc thực hiện việc QL CT Tăng Ni sinh NT nhằm cung cấp cho nhà trường và địa phương các thông tin cần thiết để đánh giá đúng tình hình của Tăng Ni sinh nội trú và kết quả hoạt động của bộ máy quản lý Tăng Ni sinh NT, đồng thời dự kiến quyết định bước phát triển mới cho công tác quản lý Tăng Ni sinh NT

Trang 36

Việc đánh giá QL CT Tăng Ni sinh NT cũng cần có quan điểm toàn diện, nghĩa

là phải xem xét trên tất cả các mặt của công tác quản lý Mỗi biện pháp quản lý thường đưa đến kết quả trên nhiều mặt và biểu hiện qua những khoảng thời gian nhất định Do

đó, phải tìm ra quan hệ bản chất của các kết quả QL CT Tăng Ni sinh NT đang thực hiện với các biện pháp trước đó

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện QL CT Tăng Ni sinh NT phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường Muốn thực hiện tốt công việc này rất cần phải có kế hoạch cụ thể và quyết tâm cao của các nhà trường

1.4 Quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

1.4.1 Quản lý việc tiếp nhận Tăng Ni sinh vào ở nội trú

Công tác Quản lý việc tiếp nhận Tăng Ni sinh vào ở nội trú đặt dưới sự chỉ đạo

và quản lý thống nhất của Hiệu trưởng nhà trường: Hiệu trưởng có trách nhiệm chỉ đạo công tác quản lý Tăng Ni sinh vào ở nội trú theo đúng pháp luật hiện hành và theo đúng quy chế công tác quản lý Tăng Ni sinh nội trú, cụ thể theo điều 8, Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT:

Điều 8 Tiếp nhận Tăng ni sinh vào ở nội trú

Căn cứ đơn xin ở nội trú của HSSV viết theo mẫu của nhà trường; đối tượng ưu tiên theo quy định tại Điều 4 có xác nhận hợp lệ kèm theo và điều kiện của khu nội trú, nhà trường xem xét, ký hợp đồng sắp xếp chỗ ở nội trú với Tăng ni sinh

Tiếp theo nhà trường thực hiện nội dung công tác chủ yếu sau đây:

1 Bổ nhiệm và miễn nhiệm Trưởng và Phó Trưởng ban quản chúng của trường

2 Ban hành Nội quy KNT phù hợp với Quy chế công tác quản lý Tăng Ni sinh nội trú và đặc điểm, điều kiện của trường

3 Xét duyệt kế hoạch phân phối và sử dụng các nguồn thu của KNT; kế hoạch xây dựng, tu bổ, nâng cấp, sửa chữa nhà ở, nhà ăn, các công trình hạ tầng của KNT

4 Quy định mức phí nội trú thích hợp chất lượng phòng ở và điều kiện phục vụ (diện tích bình quân tính theo đầu người, khả năng cung cấp điện, nước, chất lượng công trình phụ, trang bị bàn ghế ) Phí nội trú được sử dụng để tu bổ, sửa chữa, cải thiện điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, trả tiền điện nước và bảo đảm các khâu phục vụ, trên nguyên tắc không nhằm mục đích kinh doanh

5 Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức ăn, ở, tự học, sinh hoạt cho Tăng Ni sinh nội trú Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức các hoạt động phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần cho Tăng Ni sinh nội trú Phối hợp với chính quyền địa phương sở tại tổ chức các hoạt động đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn trong KNT và các biện pháp xử lý các vụ việc liên quan

Trang 37

6 Hàng năm công bố công khai số chỗ có thể tiếp nhận Tăng Ni sinh vào ở nội trú đối với từng khoá tuyển sinh

Ngoài ra xây dựng kế hoạch còn là quá trình ấn định những nhiệm vụ, những mục tiêu và phương pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đó

Kế hoạch là văn bản trong đó xác định mục tiêu, mục đích của một tổ chức, cá nhân và những con đường, các biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích

đó Chức năng kế hoạch hoá trong QL CT Tăng Ni sinh NT có nội dung cơ bản là:

- Xác định, hình thành mục tiêu cho việc QL CT Tăng Ni sinh NT

- Xác định và đảm bảo các nguồn lực để QL CT Tăng Ni sinh NT nhằm đạt được mục tiêu quản lý Tăng Ni sinh NT

- Hoạch định những hoạt động cần thiết QL CT Tăng Ni sinh NT đạt được các mục tiêu đó

- Tiếp nhận Tăng Ni sinh vào ở nội trú

- Công tác quản lý Tăng Ni sinh nôị trú

- Công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú

- Các hoạt động hỗ trợ cho Tăng Ni sinh nội trú

- Công tác phối hợp

Ở mỗi công tác trên đều có những nội dung, yêu cầu cụ thể với nhũng mục tiêu, công việc cụ thể theo thời gian, không gian, yêu cầu sản phẩm, người thực hiện

1.4.2 Quản lý công tác nội trú của Tăng ni sinh

Điều 9 Công tác quản lý Tăng Ni Sinh nội trú

Phổ biến các quy định của Ban giáo dục Phật giáo và nội quy của nhà trường về công tác quản lý Tăng Ni Sinh nội trú

Làm thủ tục đăng ký tạm trú cho Tăng Ni Sinh ở nội trú với công an xã, (phường, thị trấn) hoặc hướng dẫn Tăng Ni Sinh làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định hiện hành của pháp luật

Lập sơ đồ các phòng ở và lập sổ theo dõi Tăng Ni Sinh nội trú theo mẫu quy định, cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi chỗ ở của Tăng Ni Sinh nội trú

Phân công quản chúng trong khu nội trú 24/24 giờ trong ngày để giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy của Tăng Ni Sinh trong khu nội trú và xử lý các vi phạm

Tổ chức các hoạt động tự quản của Tăng Ni Sinh để phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm với bản thân và tôn trọng tập thể của Tăng Ni Sinh nội trú

Hàng quý tổ chức đối thoại giữa Ban giám hiệu nhà trường và Tăng Ni Sinh nội trú để kịp thời phát hiện, giải quyết nguyện vọng chính đáng của Tăng Ni Sinh nội trú

Trang 38

Xây dựng tiêu chí thi đua giữa các nhà, các phòng trong khu nội trú về bảo đảm

an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan trong phòng ở của khu nội trú

1.4.3 Quản lý công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú

Có kế hoạch định kỳ kiểm tra, kịp thời nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các công trình

hạ tầng cơ sở, công trình phục vụ sinh hoạt của Tăng Ni Sinh và các thiết bị khác trong khu nội trú

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý và đội tự quản trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong khu nội trú

Phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các hoạt động tự quản của Tăng Ni Sinh trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong khu nội trú

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn Tăng Ni Sinh bảo đảm an ninh, trật

tự, phòng chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác

Định kỳ phun thuốc đề phòng dịch bệnh trong khu nội trú Khi phát hiện dấu hiệu dịch bệnh phải báo ngay cho cơ quan y tế địa phương áp dụng các biện pháp

xử lý kịp thời

Có cán bộ y tế thường trực để thực hiện sơ cấp cứu ban đầu kịp thời cho Tăng

Ni Sinh nội trú

1.4.4 Quản lý các hoạt động hỗ trợ cho Tăng Ni sinh nội trú

Tổ chức các dịch vụ trông giữ xe, điện thoại công cộng, internet, khu vui chơi, giải trí, thể thao trong KNT phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầu chính đáng của Tăng Ni sinh để tạo sân chơi lành mạnh, góp phần giáo dục toàn diện cho Tăng Ni sinh nội trú

Tổ chức các phòng học tự học, đọc báo, xem tivi, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ phục vụ Tăng Ni sinh nội trú

Tổ chức nhà ăn, trung tâm dịch vụ, căng tin phục vụ cho Tăng Ni sinh nội trú thuận tiện, phù hợp với điều kiện kinh tế của Tăng Ni sinh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Tuỳ điều kiện từng Trường có thể tổ chức các khu vực hoặc phòng tự nấu ăn chung cho Tăng Ni sinh trong KNT

Xây dựng quy định cụ thể về các hoạt động dịch vụ để phục vụ Tăng Ni sinh trong KNT

Tổ chức thực hiện kế hoạch sắp xếp và phân phối các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, là sự sắp đặt một cách khoa học cho con người, công việc một cách hợp lý, là sự phối hợp các tác động bộ phận tạo nên một tác động tích hợp mà

Trang 39

hiệu quả của nó lớn hơn nhiều so với tổng số các hiệu quả của các tác động thành phần

Tổ chức thực hiện các hoạt động của Tăng Ni sinh NT là thu hút mọi người liên quan đến quản lý Tăng Ni sinh NT triển khai công việc quản lý Tăng Ni sinh NT Thực hiện chức năng này có nghĩa là phải xác lập bộ máy quản lý Tăng Ni sinh NT và phân công phối hợp các lực lượng trong công tác quản lý Tăng Ni sinh NT Công tác tổ chức các hoạt động được thực hiện hiệu quả bằng cách phối hợp nguồn lực, vật lực trong hoạt động hỗ trợ học sinh bao gồm việc sắp xếp nhân sự cho từng bước thực hiện

để đạt được hiệu quả cao nhất theo kế hoạch đề ra

1.4.5 Quản lý công tác phối hợp của các tổ chức, đoàn thể

Chủ động phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để thực hiện

có hiệu quả các biện pháp, phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn khu nội trú, xử lý kịp thời các vụ việc liên quan xảy ra trong khu nội trú

Phối hợp với Hội Cựu Tăng Ni sinh trường và các tổ chức đoàn thể khác trong trường để tổ chức các hoạt động rèn luyện cho Tăng Ni sinh nội trú, thực hiện nếp sống văn minh trong khu nội trú

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác nội trú của Tăng Ni sinh tại các trường Trung cấp Phật học

1.5.1 Các yếu tố chủ quan

Một là: Nhận thức và năng lực, phẩm chất của lực lượng tham gia

Nhận thức của các lực lượng tham gia công tác quản lý Tăng Ni sinh được đánh giá bởi các vấn đề: Nhận thức của lãnh đạo, CBQL, Giảng sư về sự cần thiết của công tác quản lý Tăng Ni sinh; CBQL hiểu thế nào về công tác QL; ý nghĩa, vai trò của công tác quản lý Tăng Ni sinh trong bối cảnh hiện nay; vai trò của Hội Tăng Ni sinh các trường; vai trò trách nhiệm của gia đình và xã hội; mối quan hệ giữa bổn sư - nhà trường - xã hội

Bên cạnh việc nhận thức thì vấn đề năng lực và phẩm chất của lực lượng tham gia quản lý công tác Tăng Ni sinh NT có tính quyết định chính đến thành công của các hoạt động QL CT Tăng Ni sinh NT

Trước tiên là năng lực và phẩm chất quản lý của đội ngũ lãnh đạo nhà trường, của cán bộ quản lý khu nội trú, cán bộ quản lý các đơn vị có liên quan được thể hiện ở việc nắm vững các nội dung, phương pháp công tác Tăng Ni sinh nội trú và khả năng xây dựng kế hoạch, khả năng tổ chức, khả năng chỉ đạo và kiểm tra đánh giá các hoạt động theo các nội dung của công tác Tăng Ni sinh nội trú Bên cạnh đó những nhà quản lý này phải có phạm hạnh vững vàng, lối sống đạo đức trong sáng, lành mạnh, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong mọi công việc

Trang 40

Tiếp theo đó là năng lực và phẩm chất của đội ngũ giảng sư, nhân viên, đặc biệt

là nhân viên trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ ở BQL NT phải có chuyên môn sâu, nghiệp vụ tinh thông về lĩnh vực mình phụ trách như: Công tác tiếp nhận, quản lý hồ

sơ, thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý, phân công, bố trí, sắp xếp phòng ở…; công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú; các hoạt động hỗ trợ cho Tăng Ni sinh nội trú… Tất cả các vị trí việc làm này đều rất cần phải có đội ngũ quản chúng có chuyên môn và năng lực phù hợp với từng vị trí công việc, đồng thời ở mỗi cương vị khác nhau rất cần phải có tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức tốt,tư thế, tác phong chuẩn mực Bởi vì trong môi trường sư phạm đòi hỏi tất cả mọi người tham gia công tác quản lý, giáo dục

và phục vụ công tác đào tạo đều phải có những phảm chất mô phạm để Tăng Ni sinh noi theo

Tuy nhiên, trong thực tế, nhận thức và năng lực, phẩm chất của các lực lượng tham gia không đồng đều, việc tham gia của các lực lượng này khác nhau Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý cần có sự tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và khuyến khích kịp thời các lực lượng tham gia thì công tác Tăng Ni sinh NT mới được nâng tầm và hiệu quả sẽ đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu đề ra

Hai là: Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ

Khu nội trú phải có các điều kiện, tiện nghi tối thiểu bảo đảm nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt của Tăng Ni sinh nội trú; thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường

Các điều kiện về cơ sở vật chất cũng có vai trò rất quan trọng và tác động lớn đến hiệu quả của công tác QL Tăng Ni sinh nội trú Bên cạnh việc đảm bảo về số lượng và chất lượng các phòng ở cho Tăng Ni sinh với những yêu cầu về trang thiết bị trong phòng phải đảm bảo đầy đủ như giường ngủ, nhà về sinh, ánh sáng, quạt mát khu nội trú còn phải có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho sinh hoạt và học tập hằng ngày của các em như: Phòng sinh hoạt chung, hội trường lớn, internet, nhà ăn, phòng y tế, chỗ gửi xe, vườn hoa, sân chơi, bãi tập, và hệ thống điện nước, đặc biệt phải có chánh điện để tham gia các thời khóa tu tập

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho QL CT Tăng Ni sinh NT hiện nay của nhiều trường Phật học chủ yếu dựa trên các nguồn kinh phí đóng góp của các mạnh thường quân, Phật tử Các khu phòng ở và các khu vực phục vụ cho sinh hoạt, học tập theo thời gian hằng năm sẽ bị xuống cấp dòi hỏi phải có sự đầu một nguồn kinh phí rất lớn để tu bổ, sửa chữa Vị vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm sát sao của lãnh đạo và các cấp quản lý nhà trường trong việc huy động và sử dụng các nguồn vốn khác nhau thì

Ngày đăng: 04/12/2024, 09:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN