Bởi vì, phương pháp dạy học có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học, nên việc đổi mới phương pháp dạy học ở các Nhà trường luôn được Đảng và Nhà nước Việt N
Lý do ch ọn đề tài
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học Bởi vì, phương pháp dạy học có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học, nên việc đổi mới phương pháp dạy học ở các Nhà trường luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [6]
Thực tiễn ở các cơ sở giáo dục thời gian vừa qua việc đổi mới phương pháp dạy học còn chưa mạnh, chưa đồng bộ, chưa phát huy cao độ tính tích cực nhận thức của người học Nhận định về vấn đề này, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 cũng chỉ ra “Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất” [6] Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do chưa có sự nhận thức thống nhất và vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học trong một bộ phận đội ngũ nhà giáo, ngườihọc viên và lực lượng quản lý giáo dục ở các nhà trường.Trong hệ thống các nhà trường của Giáo hội phật giáo Việt Nam ở khu vực Đồng Bằng song Cửu Long ở các tỉnh và cụm tỉnh có các trường trung cấp Phật học, những năm qua thực hiện đường lối đổi mới giáo dục của Đảng và sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam các trường đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tíchcực, chủ động của người học Tuy nhiên, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm như: Một số giảng sư chưa chủ động áp dụng các phương pháp dạy học tích cực mà vẫn sử dụng phương pháp truyền thống là chủ yếu; quản lý hoạt động đổi mới phương pháp có giai đoạn chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả chưa cao cả ở 4 chức năng của công tác quản lý… Từ đó, làm cho kết quả giáo dục và đào tạo của các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ có phần chất lượng, hiệu quả chưa cao theo yêu của các tổ chức phật giáo ở Việt Nam
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn “ Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ ” làm đề tài luận văn của mình.
M ục đích nghi ên c ứ u
Nghiên cứu khái quát cơ sở lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Khách th ể và đối tượ ng nghiên c ứ u
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy họcở các trường trung cấp Phật học
Quản lý đổi mới phương pháp dạy học một số trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ.
Gi ả thuy ế t khoa h ọ c
Trong những năm qua, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ đã được quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục thì còn bộc lộ những bất cập trong quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học
Do vậy, nếu khái quát, hệ thống hóa được đầy đủ lý luận vềquản lý Hoạt động tự học của học viên thì sẽ khảo sát, đánh giá được thực trạng và sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ có tính cấp thiết vả khả thi cao.
Nhi ệ m v ụ và ph ạ m vi nghiên c ứ u
- Khái quát cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trungcấp Phật họckhu vực Miền Tây Nam bộ
- Đềxuất các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy họcở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ
Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ Mọi vấn đề nghiên cứu phải dựa trên cơ sở của lý luận giáo dục và quản lý giáo dục trong Nhà trường.
Luận văn tập trung nghiên cứu ở các trường trung cấp Phật họckhu vực Miền Tây Nam bộ cụ thể: Trường trung cấp phật học Thành phố Cần Thơ, Trường trung cấp phật học tỉnh Trà Vinh, Trường trung cấp phật học tỉnh An Giang
Các số liệu nghiên cứu, khảo sát từ năm học 2020-2021 đến nay
Phương pháp nghiên cứ u
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Mục đích của phương pháp này là dựa trên các tài liệu lý thuyết mà tác giả thu thập được, tác giả tiến hành phân tích để hiểu rõ các nội dung và tiến hành tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Mục đích của phương pháp này là dựa trên các tài liệu lý thuyết thu thập được, tác giả tiến hành phân loại cho phù hợp với các vấn đề cần nghiên cứu làm cơ sở cho việc hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp giả thuyết Đối với phương pháp này trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng của đối tượng nghiên cứu, tác giả đưa ra phán đoán để xây dựng giả thuyết nghiên cứu Từ đó bằng các thao tác và phương pháp khoa học để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu đó trong lý luận và thực tiễn.
6 2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích phương pháp này là thu thập thông tin để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộvà đánh giá tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất. Đây là phương pháp trọng tâm của đề tài, để sử dụng phương pháp này tác giả xây dựng phiếu hỏi, phiếu trưng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi đóng, và câu hỏi mở (phiếu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở lý luận và khung lý thuyết của đề tài) nhằm thu thập thông tin nghiên cứu về thực trạng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ Kết quả điều tra được phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những thông tin đảm bảo tính khách quan và có độ tin cậy cao.
- Phương pháp phỏng vấn Đây là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản với mục đích thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách thể khảo sát để hỗ trợ thu thập thông tin về thực trạng và đánh giá tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất Cụ thể, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Cách thực hiện thông qua trò chuyện, trao đổi và tọa đàm với cán bộ quản lý, giảng sư ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ để đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ Những thông tin thu được từ quá trình phỏng vấn sâu sẽ làm cơ sở minh chứng thêm cho các dữ liệu nghiên cứu thực trạng và làm tăng độ tin cậy của thông tin thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Mục đích của phương pháp này là thu thập các thông tin để hỗ trợ việc phân tích, đánh giá thực trạng thông quan các sản phẩm hoạt động của các cấp quản lý
Cách thực hiện: Tác giả tiến hành nghiên cứu các hồ sơ, văn bản, biên bản, kế hoạch, báo cáo về phương pháp dạy học và quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ Đặc biệt là việc nghiên cứu kế hoạch dạy học, giáo án bài giảng của giảng sưđể thu thập thông tin thực trạng vấn đề nghiên cứu một cách cụ thể nhất
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Mục đích là thu thập ý kiến đóng góp của các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý dạy học về các nội dung trọng tâm của đề tài.
Tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến chuyên gia về khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu và biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy họcở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ
Mục đích là khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ Sau đó, các biện pháp này sẽ được kiểm chứng bằng hình thức khảo nghiệm nhằm đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp mà tác giả đã đề xuất
6 3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp toán học – toán thống kê: Phân tích xử lý các số liệu, các thông tin thu được bằng phương pháp thống kê toán học.
- Các phần mềm tính toán: Tác giả sử dụng các phần mềm tính toán Excel, các công thức toán học về tính % và tính điểm trung bình để phục vụ việc xử lý các số liệu nghiên cứu.
D ự ki ến đóng góp mớ i c ủa đề tài
- Luận văn đã đúc kết, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy họcở các trường trung cấp Phật học
- Công bố những số liệu khoa học trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn về hoạt động đổi mới phương pháp và quản lý hoạt động đổi mới phương phápdạy học ở các trường trung cấp Phật họckhu vực Miền Tây Nam bộ
- Đề xuất các giải pháp có tính khoa học và tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ.
C ấ u trúc c ủ a lu ận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văndự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học.
Chương 2 Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ
Chương 3 Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy họcở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ.
CƠ SỞ LÝ LU Ậ N V Ề QU ẢN LÝ ĐỔ I M ỚI PHƯƠNG PHÁP
L ị ch s ử nghiên c ứ u v ấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học đã được các nhà khoa học trên thế giớiquan tâm nghiên cứu từ rất sớm Tiêu biểu có các công trình sau:
Jan Amos Komensky (1592 - 1670), nhà sư phạm, nhà lý luận giáo dục vĩ đại người Séc, trong cuốn sách “Phép dạy học vĩ đại” của đã bàn về việc trang bị lý luận có tác dụng bồi dưỡng PPDH Ông đã có những tư tưởng về nguyên tắc, phương pháp sư phạm mới của việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phản đối phương pháp giảng dạy kinh viện giáo điều Ông khẳng định: “Tôi thường xuyên bồi dưỡng cho học sinh của tôi tinh thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc ứng dụng vào thực tiễn” Như vậy, theo Komensky, bồi dưỡng cho người học phương pháp quan sát, khả năng trình bày vấn đề và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn học tập.
Nội dung cuốn sách “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” của Tsunesaburo Makiguchi đã đề cập nhiều vấn đề về giáo dục, trong đó Ông khẳng định: “Mục đích của giáo dục là bao quát hơn của đời sống người được giáo dục” Ông đã khái quát bản chất quá trình học tập “ hướng dẫn quá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào trong tay mỗi học sinh, là quá trình hướng dẫn học sinh tự học” Ông đề cập đến nhiều cách thức học tập và luôn coi trọng tự học Trong đó, ông đã mạnh dạn phê phán phương pháp dạy chỉ chuyển giao tri thức và phương pháp học rất thụ động ở nước Nhật Ông đặt các câu hỏi: “Nhồi nhét tri thức hay tự tìm hiểu?”, “Các nhà giáo truyền thụ tri thức hay hướng dẫn quá trình học tập?” và trả lời: Nhiệm vụ trước hết của người giáo viên là “Hướng dẫn học tập” Như vậy, tư tưởng xuyênsuốt và sâu sắc của tác phẩm này là tư tưởng về PPDH hiện đại, đã góp phần làm thay đổi tư duy sư phạm của các nhà giáo và hoạt động thực tiễn giáo dục.
Vào năm 2000 ở Singapore đã triển khai mô hình “Nhà trường ưu việt”
(School Excellence Model - SEM) Trong đó đặc biệt quan tâm đến yêu tố quy trình lấy học sinh làm trung tâm; phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL tốt; về quản lý hoạt động dạy học và kết quả của người học; Nhờ sự tập trung vào các yếu tố cơ bản quản lý chặt chẽ hoạt động dạy học đã tạo nên những giá trị đặc trưng của một trường chất lượng cao. Ở Malaysia, tập trung xây dựng“Nhà trường thông tuệ” (Smart School) với việc hướng hoạt động quản lý vào phát huy sức mạnh học tập “Power” Quản lý hoạt động dạy học ở đây hướng trọng tâm vào việc giúp học sinh tự vạch ra kế hoạch học tập theo tư vấn của giáo viên; học sinh tự tổ chức thực hiện kế hoạch học tập của bản thân; tự đánh giá kết quả học tập của mình có sự giám sát của giáo viên.
Các nhà nghiên cứu về QLGD Xô-Viết cho rằng kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào biện pháp quản lý đúng đắn, hợp lý của người lãnh đạo nhà trường trong đó có vai trò trực tiếp của CBQL Chức năng, nhiệm vụ quan trọng của CBQL là phải xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phát huy được tính sáng tạo trong giảng dạy và tạo ra khả năng hoàn thiện tay nghề sư phạm của họ Trong công tác quản lý ở các trường học thì quản lý đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục.
Như vậy, những tư tưởng và công trình nghiên cứu về PPDH đã xuất hiện từ rất sớm Hiện nay vấn đề này đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước với đặc điểm và thành tựu giáo dục khác nhau Những tư tưởng và công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học của các tác giả nước ngoài được xem như là cơ sở lý luận hết sức quan trọng, cần phải được nghiên cứu, kế thừa và phát triển trong quá trình đổi mới GD&ĐT hiện nay.
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Trong những thập niên gần đây Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học Trong phạm vi công trình nghiên cứu này, tác giả khái quát một số nghiên cứu cơ có liên quan trực tiếp đến hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, cụ thể:
Cuốn sách “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp”
(2004) của các tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng cho rằng: “Đổi mới giáo dục đang diễn ra là nhằm vào khía cạnh này với việc “Tích hợp dọc - Tích hợp ngang” kiến thức, thực hiện “hoạt động trải nghiệm sáng tạo” cho thế hệ trẻ”.
Cuốn sách “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường” (2005) của tác giả Phan Trọng Ngọ Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã tổng hợp nhiều kỹ thuật dạy học trong sử dụng các PPDH như: “Các phương pháp dùng lời (người học phải học cách thuyết trình vấn đề được chuẩn bị), các kỹ thuật trao đổi, vấn đáp (người học phải trả lời các câu hỏi, chất vấn của giáo viên và học sinh trong lớp học); các kỹ thuật làm việc trực tiếp với đối tượng (tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, ghi chép, thực hành, thực nghiệm,…); các kỹ thuật thảo luận (thảo luận trong nhóm, chuẩn bị bài thuyết trình, thảo luận trong hội trường).
Cuốn sách “Lý luận dạy học hiện đại” (2012) của tác giả Nguyễn Văn Cường -
B Meier đã nêu lên một số vấn đề về đổi mới PPDH ở các trường trung học phổ thông Tác giả cho rằng: “Bản chất của việc đổi mới PPDH là tổ chức cho người học được học tập trong hoạt động, bằng hoạt động tự giác, tích cực sáng tạo, trong đó việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lỗi của đổi mới phương pháp giáo dục mới nói chung và đổi mới PPDH nói riêng Đổi mới PPDH là cải tiến những hình thức, cách thức làm việc kém hiệu quả của giáo viên và học sinh, sử dụng những hình thức, cách thức hiệu quảhơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh”
Cuốn sách “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” (2013) của tác giả Thái Duy Tuyên [68] đã trình bày đặc điểm của thời đại; đặc điểm của dạy học trong xã hội hiện đại Tác giả chỉ rõ: “Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đang tiếp tục phát triển với những bước nhảy vọt trong thế kỷ XXI đưa thế giới từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin, sản sinh ra một lượng kiến thức đồ sộ, cung cấp cho nhân loại một khối lượng khổng lồ của cải vật chất và tinh thần, làm thay đổi bộ mặt xã hội Toàn cầu hóa, những đặc điểm của xã hội hiện đại, vấn đề con người trong xã hội hiện đại đang đặt ra cho giáo dục nhà trường với những thách thức không hề nhỏ”.
Luận án tiến sĩ QLGD:“Những giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường THPT” (2009) của tác giả Nguyễn Văn Châu [10], trong công trình nghiên cứu của mình tác giá đã chỉ ra tương đối toàn diện về quản lý HĐDH của hiệu trưởng ở các trường THPT Theo tác giả khi nói đến hiệu quả giáo dục là phải nói đến hiệu quả HĐDH và phải nói tới hiệu quả quản lý HĐDH của hiệu trưởng, người thuyền trưởng tài năng đảm nhận trọng trách quản lýnhà trường, thực hiện các mục tiêu giáo dục Do đó, để tăng cường hiệu quả quản lý, hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tăng cường hiệu lực của chế định GD&ĐT trong quản lý HĐDH; tạo động lực cho bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học của nhàtrường; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn tài lực và vật lực dạy học; nâng cao hệ thống thông tin và môi trường Mặc dù còn một số hạn chế trong luận giải mối quan hệ giữa vai trò của hiệu trưởng với quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐDH, các biện pháp đưa ra chưa thực sự toàn diện và đồng bộ nhưng đề tài đã làm rõ được tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu, làm cơ sở, tiền đề định hướng, thúc đẩy các nghiên cứu tiếp theo toàn diện và thiết thực hơn.
Bài báo “Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng đánh giá năng lực” (2012) của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân cho rằng: “Đánh giá là một thành tố trong chươmg trình giáo dục Hoạt động đánh giá có vai trò quan trọng trong việc kiểm chứng kết quả của mục tiêu, nội dung và PPDH, từ đó có tác động tích cực đến quá trình dạy học môn Ngữ văn Do vậy, việc xác định mục tiêu dạy học của môn học có liên quan chặt chẽ đến việc xác định mục tiêu và phương thức đánh giá”.
Các công trình nghiên cứu trên đã chỉ rõ những vấn đề cơ bản về nội dung đổi mới phương pháp dạy học nói chung; trong đó, có những công trình đi sâu nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học gắn với phát huy tính tích cực học tập của người học; tiến hành, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học.
Các khái ni ệm cơ b ả n
1.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học
Dạy học là hoạt động phổ biến của con người nên cho đến nay cách hiểu về dạy học tương đối thống nhất Theo từ điển Tiếng Việt thì dạy là “truyền đạt lại tri thức hoặc kỹ năng một cách có phương pháp” hay “làm cho biết điều phải trái, biết cách tu dưỡng và đối xử” còn học được định nghĩa là “thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại” hoặc “đọc đi đọc lại, nghiền ngầm cho nhớ” (Trung tâm Từ điển học, 2008, p 314) Như vậy, ta có thể khái quát dạy học là hoạt động truyền thụ và lĩnh hội tri thức và kỹnăng một cách có phương pháp giữa người dạy và người học Đối với các trường trung cấp thì dạy học nhằm mục tiêu “Đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động” (Luật giáo dục, 2019)
Với mục tiêu này nên dạy học ởcác trường trung cấp khác về chất so với dạy học ở các cấp học phổthông, nghĩa là hoạt động dạy của người thầy chủ yếu là định hướng người học các kỹ năng nghề nghiệp còn học chủ yếu là thực hành nghề theo sự định hướng của người dạy
Từ "Phương pháp" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là "methodos", nghĩa là "con đường dõi theo sau một đối tượng" Theo Từ điển Triết học, thì phương pháp theo nghĩa chung nhất “là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định”(Từ điển Triết học, 2012, tr 358) Theo Từ điển tiếng Việt thì phương pháp là “”(Trung tâm Từ điển học, 2008, p 314) Phương pháp chính là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất, phương pháp là sự phản ánh tiến trình diễn biến vận động của nội dung; phương pháp còn là cách thức, con đường để thực hiện và đi tới một mục đích bằng những hành động nhất định và thường xuyên được điều chỉnh Phương pháp luôn gắn liền với hoạt động của con người, giúp cho con người hoàn thành các nhiệm vụ phù hợp với mục đích đề ra Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của người dạy và người học nhằm truyền thụ, lĩnh hội nội dung dạy học và tổ chức, điều khiển, định hướng hoạt động nhận thức của người học nhằm đạt được mục đích dạy học đặt ra
Trong lý luận dạy học lâu nay người ta phân phương pháp dạy học thành các nhóm chính sau: Nhóm phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ; nhóm phương pháp dạy học trực quan; nhóm phương pháp dạy học thực hành; nhóm các phương pháp kích thích tính tích cực hoat động nhận thức; nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả Những năm gần đây các nhà lý luận dạy học thường phân chia các phương pháp dạy học theo 2 nhóm đó là: Nhóm các phương pháp dạy học phát huy vai trò chủđộng của người dạy và nhóm các phương pháp phát huy vai trò tích cực chủđộng của người học
- Đổi mới phương pháp dạy học
Theo Từ điển tiếng Việt thì đổi mới là “Thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” (Trung tâm Từ điển học,
2008, Tr.427) Theo cách tiếp cận trên, Đổi mới là cải cách cái lỗi thời, cái cũ thay vào đó là thừa kế cái tốt và thêm cái mới hợp với thời đại mới Đổi mới, cải tiến, cải cách là một quá trình liên tục, diễn ra trên nhiều lĩnh vực mang tính biện chứng của quá trình phát triển và sự tiến bộ xã hội, thúc đẩy tiến trình phát triển. Đổi mới đổi mới phương pháp dạy học về thực chất là chuẩn hóa, hiện đại hóa phương pháp dạy học theo lý luận dạy học hiện đại, đảm bảo cho phương pháp dạy học luôn phát triển đồng bộ với sự phát triển của các thành tố khác của quá trình dạy học Đổi mới phương pháp dạy học chính là tổng hợp cách thức, biện pháp người dạy phối hợp, tương tác với người học bằng các phương pháp hiện đại nhằm phát triển nội lực, năng lực vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người học lên một trình độ mới, cao hơn, góp phần đáp ứng mục tiêu, yêu cầu dạy học đã xác định Thực chất đổi mới phương pháp dạy học là quá trình tác động làm thay đổi, chuyển biến phương pháp dạy học theo chiều hướng tiến bộ, khắc phục tình trạng lạc hậu về cách dạy và cách học nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học.
1.2.2 Qu ản lý đổi mới phương pháp dạy học
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc nhìn khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Theo nghĩa chung nhất, “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” hoặc “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” (Trung tâm từ điển học, 2008) Các khái niệm này mới chỉ ra sự cần thiết phải có quản lý khi có sự phối hợp hoạt động của nhiều người và mục đích của quản lý, chưa chỉ ra phương thức tiến hành quản lý Điều này có nghĩa là tổ chức có trước quản lý.
Dưới góc độ quản lý và tổ chức học Peter Ferdinand Drucker cho rằng quản lý phải có trước tổ chức khi đưa ra định nghĩa sau “Quản lý là hoạt động đặc biệt để biến một đám đông không có tổ chức thành một nhóm hoạt động có hiệu quả và mục tiêu”. Dưới góc độ quản trị, Fayol cho rằng “quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra” (Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý, 2008) (Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý, 2008, trang 59) Ngược với các quan điểm trên, Fayol xem trọng cách thức tiến hành hoạt động quản lý vì có lẽ ông tin tưởng, nếu có cách thức quản lý tốt chắc chắn sẽ giúp tổ chức đạt được mục tiêu mong muốn.
Dưới góc độ chính trị, “quản lý được xem là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan, hay nói rộng hơn là một nhà nước”(Đặng Bảo Quốc, 1999, trang 176)
Như vậy, dựa trên các quan điểm trên ta có thể khái quát: Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định, thông qua tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng của cá nhân và tổ chức để đạt được mục tiêu đã xác định Mỗi chủ thể tương ứng với khách thểvà mục tiêuđưara khác nhau sẽ có phương thức quản lý khác nhau Ngoài ra, bối cảnh xã hội và mức độ đầy đủ của các nguồn lực cũng là các yếu tố chi phối đến hoạt động quản lý chủa chủ thể
Theo từ điển tiếng Việt với nghĩa là động từ giáo dục được hiểu là “hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” còn với nghĩa là danh từ thì giáo dục là “hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy-giáo dục của một nước” (Trung tâm từ điển học, 2008, trang 492) hay “dạy dỗ rèn luyện trí, đức tính và thân thể cho được hoàn mỹ hơn” (Phan Việt Anh, 2003, trang 394)
Dưới góc độ khoa học giáo dục thì giáo dục hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động (hay quá trình) chuyển giao hệ thống tri thức, kinh nghiệm xã hội của thế hệ này cho các thế hệ kế tiếp trong những giai đoạn lịch sử nhất định Theo nghĩa hẹp, giáo dục gắn với quá trình hình thành và phát triển hệ thống nhà trường (giáo dục nhà trường) là các hoạt động giáo dục có mục đích và có nội dung chính xác cho từng bậc học và loại hình trường, được thực hiện một cách có kế hoạch, có hệ thống trong khuôn khổ nhà trường
Từ cách tiếp cận trên và để phù hợp với đối tượng nghiên cứu thì: Quản lý giáo dục là tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục theo những yêu cầu nhất định, thông qua tác động có định hướng của chủ thể quản lý giáo dục đến khách thể quản lý giáo dục nhằm phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng của cá nhân và tổ chức để đạt được mục tiêu giáo dục đã xác định
- Quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở các trườ ng h ọ c trung c ấ p Ph ậ t h ọ c
1.3.1 V ị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học có vị trí, vai trò hết sức quantrọng trong toàn bộ các khâu, các bước của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo quan điểm của Đảng ta hiện nay,thể hiện:
- Đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt trong thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định “Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế” (Văn kiện ĐH 13, Tr.136) Như vậy, để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phải thực hiện đổi mới đồng bộ, toàn diện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp dạy học, trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt để thực hiện toàn diện quy trình đổi mới đó.
- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học viên Chất lượng học tập của sinh viên phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có sự tác động mạnh mẽ của phương pháp dạy học Nếu phương pháp dạy học phù hợp với trạng thái tâm, sinh lý của người học, kích thích được tính tích cực tự giác nỗ lực tìm kiếm tri thức của người học sẽ góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng dạy học Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học, hình thành năng lực cho người học cà tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy học sẽ thúc đẩy được tính tích cực, tự giác học tập của người học và qua đó nâng cao chất lượng dạy học
- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường sử dụng các thiết bị kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin vào quá trình dạy học Công cụ, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học cũng có vai trò quan trọng giaups người dạy và người học thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học Ngày nay các công cụ, phương tiện hỗ trợ phương pháp dạy học hết sức đa dạng, phong phú, trong đó các thiết bị kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học cần được thiết kế để ứng dụng và tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin từ đó hỗ trợ tích cực cho cả người dạy và người học trong tiếp cận tri thức khoa học là hướng quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học quan đó nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học
1.3.2 M ục tiêu đổi mới phương pháp dạy học
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” Từ quan điểm trên, gắn với hoạt động dạy học ở cấp đại học và hướng tiếp cận nội dung của luận văn thì mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học ở đại học là:
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực cho người học
1.3.3 N ội dung đổi mới phương pháp dạy học
- Sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Để thực hiện được nội dung này cần tiến hành và sử dụng hiệu quảcác phương pháp dạy học theo hướng sau:
+ Sử dụng các kỹ thuật dạy học nhằm tích cực hóa phương pháp thuyết trình. Đối với giáo viên khi giảng dạy các môn học vẫn phải sử dụng phương pháp thuyết trình một cách phù hợp Điều đáng nói là phương pháp thuyết trình hiện nay còn chứa nhiều bất cập với cách truyền thụ mang tính cổ điển, người thầy đóng vai trò như một cuốn sách truyền đạt lại một cách trực tiếp kiến thức còn sinh viên tiếp thu tri thức trong tâm thế thụ động Để góp phần khắc phục những hạn chế này, ngoài việc người dạyphải chuẩn bị bài công phu, dự kiến hết các tình huống có thể xẩy ra; từ ngữ mà giảng viên sử dụng phải trong sáng, chặt chẽ, logic; âm điệu, ngôn ngữ, phong cách của giảng viên phải kết hợp hài hòa, thuần thục Thì người dạycần sử dụng thuần thục các kỹ thuật dạy học trong giảng dạy như: Khởi động trí tuệ, sơ đồ tư duy, tia chớp, thông tin phản hồi, bể cá, XYZ, khăn trải bàn, ổ bi với mục đích tăng tính hấp dẫn, hướng người học chú ý tập trung vào bài học ngay từ đầu buổi cũng như trong suốt quá trình giảng dạy Với việc sử dụng tốt các kỹ thuật này sẽ làm tích cực hóa phương pháp thuyết trình, tập trung sự chú ý của người học đối với nội dung giảng dạy.
+ Sử dụng hiệu quảphương pháp dạy học nêu vấn đề Đây là phương pháp hướng sự chú ý của người học vào các tình huống chứa đựng mâu thuẫn, nên đòi hỏi phải chọn được các tình huống có vấn đề và thiết kế nó thành các bài toán nhận thức Qua đó khuyến khích người học tích cực tìm tòi, tự giải quyết các bài toán nhận thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên để đi đến tri thức mới Từ đó, tạo bầu không khí sôi nổi, dân chủ trong học tập, cũng như khắc phục các hạn chế của phương pháp thuyết trình, góp phần thực hiện phương châm giáo dục tiên tiến là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo
+ Sử dụng ở mức độ thích hợp phương pháp dạy học theo dự án Đây là phương pháp dạy học phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giảng viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập dự án có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý luận với thực tiễn. Phương pháp dạy học này tạo điều kiện cho người học tự quyết trong tất cả các giai đoạn học tập, người học tạo ra được một sản phẩm hoạt động nhất định Trong phương pháp này, người học được cung cấp điều kiện (tài liệu, phần mềm, dụng cụ nghiên cứu ), và các chỉ dẫn để áp dụng trên các tình huống cụ thể, qua đó người học tích lũy được kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề Đồng thời, đây là phương pháp có chức năng kép góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, nó có vai trò tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề hay nói cách khác dạy học dự án là phương pháp dạy học thể hiện quan điểm dạy học: Dạy người học cách học và dạy học thông qua hoạt động
+ Sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học theo nhóm Đây là phương pháp dạy học hợp tác, người dạy tổ chức cho người học học tập trong những nhóm nhỏ, người học cùng thực hiện một nhiệm vụ trong một thời gian nhất định Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, người học kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, theo nhóm chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao Phương pháp dạy học này tạo điều kiện cho người học làm việc theo nhóm, tự quyết trong tất cả các giai đoạn học tập, người học tạo ra được một sản phẩm hoạt động dựa trên trí tuệ của tập thể.
- Dạy học theo hướng hình thành năng lực cho người học
Theo khoản 2, Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp thì mục tiêu của đào tạo trình độ trung cấp là “để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm” Để thực hiện được quan điểm này thì hoạt động đổi mới phương pháp dạy học phải thực hiện theo hướng chú trọng vào kết quả, đầu ra của quá trình dạy học Nghĩa là, Dạy học phải hướng vào từng người học và họ có thể làm được việc gì trong một tình huống nghề nghiệp nhất định theo chuẩnđầu ra đã xác định dựa vào tiêu chuẩn nghề nghiệp Vì vậy, trong dạy học theo hướng phát triển năng lực, người ta không quy định cứng nhắc về thời gian học, người học được phép tích luỹ tín chỉ về những gì đã học trước đó, không phải học lại những điều đã học một khi được công nhận là đã thông thạo, có khả năng thực hiện chúng theo tiêu chuẩn quy định Để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực người học cần thực hiện tốt các nội dung:
+ Thiết kế chuẩn đầu ra của môn học, học phần một cách chính xác theo yêu cầu Để làm được điều này, cần dựa vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để thiết kế chuẩn đầu ra môn học, học phần cho phù hợp Đây là hoạt động quan trọng định hướng cho toàn bộ hoạt động dạy học trong quá trình giảng dạy
+ Về tổ chức dạy học theo hướng thực hiện tốt chuẩn đầu ra đã xác định Để thực hiện được nội dung này cần:
Thiết kế các hoạt động dạy học bảo đảm khi hoàn thành chương trình học tập người học đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ trách nhiệm trong chuẩn đầu ra mà không phụ thuộc vào thời lượng học tập.
Tùy vào điều kiện của cá nhân, người học có thể học tập theo khă năng và nhịp độ của mình không phụ thuộc vào người khác, nên người học có thể vào học và kết thúc ở những thời điểm khác nhau.
Học viên phải luôn có thông tin phản hồi cụ thể về sự hình thành năng lực của bản thân qua tiến trình học tập.
Hồ sơ về kết quả họctập cần được lưu trữ , ghi chép cẩn thận.
+ Thiết kế đánh giá và xác nhận năng lực người học.Đánh giá kết quả học tập là một quá trình đo lường, thu thập chứng cứ và đưa ra những phán xét về một năng lực thực hành nào đó đã đạt được hay chưa ở người học tại một thời điểm nhất định theo những yêu cầu thực hiện đã xác định trong tiêu chuẩn nghề hoặc mục tiêu dạy học Vì không thể quan sát trực tiếp được năng lực hình thành nên cần phải có một số chỉ dấu hay chỉ số gián tiếp có thể hàm ý hay biểu hiện được năng lực Chính bản chất của các chỉ dấu là có giá trị của sự hàm ý hay biểu hiện, vì vậy chúng là những chứng cứ, những yếu tố chủ yếu liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận về năng lực Các tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của người học phải được xác định dựa trên các tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc gia, không được tự đặt ra các tiêu chuẩn mà không có căn cứ cụ thể Sự thông thạo các năng lực thể hiện:
Qu ả n lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở các trườ ng trung c ấ p Ph ậ t h ọ c
1.4.1 Xây d ựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học
Kế hoạch là một công cụ quản lý quan trọng, không thể thiếu đối với nhà quản lý Vì vậy, cần làm tốt công tác xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học cần xác định và thực hiện các bước, các nhiệm vụcơ bản sau:
- Nắm chắc tình hình thực trạng của nhà trường (thông tin nội bộ) bao gồm: tình hình đội ngũ, năng lực dạy học của giáo viên; năng lực quản lý đổi mới phương pháp dạy học của cán bộ quản lý giáo dục (số lượng, chất lượng, đặc điểm, năng lực quản lý…); các điều kiện nội và ngoại lực (cơ sở vật chất, các chủtrương, chính sách, các văn bản, chỉ thị của cấp trên, sự quan tâm, ủng hộ của cấp trên và các cơ quan chức năng trong nhà trường…) đối với đổi mới phương pháp dạy học; đồng thời dự đoán các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quá trình triển khai đổi mới phương pháp dạy học để đềra được hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn của nhà trường
- Xác định các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học Các mục tiêu (định tính và định lượng) đưa ra cần phải xác định rõ thời gian thực hiện và được lượng hóa đến mức cao nhất gắn liền với các yêu cầu cần đạt được Trong hệ thống các mục tiêu, cần xác định cụ thể thứ tự ưu tiên các mục tiêu và mức độ áp dụng với từng học phần để đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường đạt hiệu quả cao
- Xác định rõ nội dung đổi mới phương pháp dạy học và các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt các mục tiêu đã xác định; dự kiến được các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụđề ra Trong nội dung đổi mới phương pháp dạy học phải gắn với đặc điểm từng môn học cụ thể Nội dung đổi mới phương pháp dạy học cần được xây dựng bám sát mục tiêu đã định, phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
- Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học cần xác định rõ về hình thức, cách thức tổ chức thực hiện trên cơ sở mục tiêu, nội dung đã xác định
- Ngoài kế hoạch cần phải xác định các nguồn lực cần thiết, dự trù về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực, phân công cá nhân phụ trách… cùng với các mốc thời gian mở đầu, tiến trình và kết thúc các công việc, nhiệm vụ cụ thể đó Đồng thời, trong kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học cần phải có sự hướng dẫn chung và riêng trong việc xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học của tổ chuyên môn và cá nhân giáo viên
Như vậy, kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học được xây dựng càng cụ thể bao nhiêu càng thuận lợi trong việc triển khai bấy nhiêu Kế hoạch này chỉ thực sự có hiệu quả khi được xây dựng một cách dân chủ, huy động được đông đảo giáo viên tham gia để họcùng xác định mục tiêu, lựa chọn biện pháp thực hiện, khi đó việc triển khai kế hoạch sẽ thuận lợi hơn đem lại giá trị, lợi ích thiết thực cho cả nhà trường lẫn giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục
1.4.2 T ổ chức đổi mới phương pháp dạy học
Tổ chức thực hiện là khâu rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc đảm bảo điều kiện và phối hợp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học diễn ra thuận lợi, theo đúng tiến trình đã đặt ra Tổ chức thực hiện kế hoạch là quản lý việc sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và các nguồn lực khác) và môi trường thực hiện
(hình thức tổ chức, địa điểm, thời gian ) Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học ởtrường đại học bao gồm:
- Hướng dẫn cụ thể nội dung và cách thức đổi mới phương pháp dạy học cho các lực lượng liên quan.
- Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm các tổ chức, các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học Đảm bảo hầu hết các lực lượng tham gia có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
- Phân công cụ thể công việc cho từng tổ chuyên môn, cá nhân cán bộ, giáo viên trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
- Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên và học viên thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học một cách có hiệu quả cao nhất
- Xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể giữa giáo viên và các lực lượng khác trong tổ chức đổi mới phương pháp dạy học Các lực lượng tham gia phối hợp bao gồm: Đoàn TNTP Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, giáo viên, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ
Mỗilựclượng giáo dụcđều có thế mạnh riêng của mình, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục để tổ chức tốt hoạt động đổi mới phương pháp dạy học tạo môi trường giáo dụctốtnhất cho sinh viên học tập tốt các môn học.
- Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và bồi dưỡng nghiệp vụ dạy học cho đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học của nhà trường Trước hết cần chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất, trang bị phục vụ đổi mới phương pháp dạy học: Hệ thống giảng đường và trang thiết bị giảng đường; thư viện; tài liệu học tập…Đồng thời, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về nội dung, phương pháp giảng dạy vàcập nhật những kiến thức mới về phương pháp giảng dạy cho giáo viên vv
- Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn và giáo viên trong quá trình dạy học ở nhà trường.
- Khen thưởng,xử lý kịpthời, công bằng, chính xác
Như vậy, tổchứcthựchiệnkế hoạch đổi mới phương pháp dạy học ở các trường có liên quan mật thiết đến việc tổ chức các hoạt động dạy học trong nhà trường Quá trình tổ chứcthựccần có sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường có liên quan
1.4.3 Ch ỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
TH Ự C TR Ạ NG QU ẢN LÝ ĐỔ I M ỚI PHƯƠNG PHÁP DẠ Y
Khái quát v ề m ộ t s ố trườ ng trung c ấ p Ph ậ t h ọ c khu v ự c Mi ề n Tây Nam b ộ
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2 Hoạt động giáo dục và đào tạo
Khái quát v ề kh ả o sát th ự c tr ạ ng
Khảo sát, đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ Trên cơ sở đó để đề xuất các biện pháp biện pháp quản lý quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ một cách khoa học, khả thi, phù hợp với thực tế
- Thực trạng đổi mới phương pháp dạy họcở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ
- Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy họcở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ
2.2.3 Đối tượng khảo sát Đề tài nghiên cứu khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ nhưng tập trung vào 3 trường sau:
- Trường trung cấp Phật học thành phố Cần Thơ
- Trường trung cấp phật học tỉnh Trà Vinh
- Trường trung cấp phật học tỉnh An Giang
Với sốlượng mẫu khảo sát tại các trường như sau:
Bảng 2.1 Các trường khảo sát
Ghi chú Cán bộ quản lý Giáo viên Học viên
Trường trung cấp phật học tỉnh Trà
Trường trung cấp phật học tỉnh Đồng
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Nghiên cứu các hồ sơ, văn bản của các trường trung cấp phật học có liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học để tìm hiểu công tác bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Các câu hỏi được thiết kết theo dạng đóng và mở đưa ra cho các đối tượng khảo sát trả lời, là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây
+ Mô tả phiếu điều tra:
Phiếu gồm các câu hỏi được thiết kế nhằm tìm hiểu về thông tin về đối tượng khảo sát; các câu hỏi liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ với các phương án trả lời được xác định trước [Phụ lục]
Với số câu hỏi tương tự nhau, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 2 nhóm khách thể là cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; trưởng, phó khoa; tổ trưởng chuyên môn), giáo viên và học viên đang học tập tại các trường
+ Cách xử lý số liệu điều tra:
Các bảng hỏi – anket sau khi được xử lý thô, lọc bỏ các sai sót thì tiến hành mã hóa các câu hỏi, nội dung trả lời và phương án lựa chọn Tác giả nghiên cứu quy ước thang định danh và thang định khoảng theo 4 mức độ tương ứng từ 1 đến 4 (số nhỏ là mức độ thấp, con số càng lớn thì mức độ càng cao) để từ đó suy ra mức độ tương ứng của điểm trung bình ( ) Cụ thể:
1 điểm: chưa bao giờ; không cần thiết; không ảnh hưởng; không hiệu quả; không có nhu cầu; yếu, kém
2 điểm: thỉnh thoảng; ít cần thiết; ít ảnh hưởng; ít hiệu quả; ít có nhu cầu; trung bình
3 điểm: thường xuyên; cần thiết; ảnh hưởng; hiệu quả; có nhu cầu; khá
4 điểm: rất thường xuyên; rất cần thiết; rất ảnh hưởng; rất hiệu quả; rất có nhu cầu; tốt
Sau đó sử dụng côngg thức tính điểm trung bình: = ∑xi/N
Trong đó: là điểm trung bình, ∑xi là tổng điểm số, N: số phần tử của nhóm
+ Quy ước khoảng điểm của giá trị trung bình như sau:
Mức 1: Tốt (rất thường xuyên; rất cần thiết; rất ảnh hưởng; rất hiệu quả; rất có nhu cầu;tốt): 3, 20≤ ≤X 4, 00
Mức 2: Khá (thường xuyên; cần thiết; ảnh hưởng; hiệu quả; có nhu cầu; khá): 2,50≤ ≤X 3,19
Mức 3: Trung bình (thỉnh thoảng; ít cần thiết; ít ảnh hưởng; ít hiệu quả; ít có nhu cầu; trung bình): 2, 00≤ ≤X 2, 49
Mức 4: Yếu, kém (chưa bao giờ; không cần thiết; không ảnh hưởng; không hiệu quả; không có nhu cầu; yếu, kém): 1, 00≤ ≤X 1,99
Phỏng vấn để làm sáng tỏ thêm thực trạng đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ, thông qua các câu hỏi mở, phỏng vấn sâu đến một số đối tượng khảo sát cụ thể Tác giả luận văn tiến hành phỏng vấn sâu 3 cán bộ quản lý giáo dục (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), 5 giáo viên và 4 học viên để tìm hiểu
XX sâu hơn về nội dung đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ
+ Mô tả câu hỏi phỏng vấn: Câu hỏi phỏng vấn gồm 2 phần:
Phần 1: Thông tin về đối tượng phỏng vấn;
Phần 2: Câu hỏi liên quan đến phỏng vấn về đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ Chúng tôi sử dụng câu hỏi phỏng vấn sâu chung cho cả 2 nhóm khách thể để tiện cho việc so sánh, đối chiếu
+ Nguyên tắc phỏng vấn: Để tạo không khí thoải mái, vui vẻ và cởi mở, thông tin chính xác, khuyến khích người được phỏng vấn bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình, chúng tôi không đặt những câu hỏi “có/không” mà dùng những câu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời cũng bảo đảm sự linh hoạt, mềm dẻo
+ Cách xử lý số liệu phỏng vấn:
Mỗi đối tượng phỏng vấn được mã hoá Sau khi phỏng vấn các đối tượng, tác giả luận văn sẽ lượt bỏ những nội dung có trùng lắp, không trả lời trực tiếp vào câu hỏi, các ý kiến chung chung, mơ hồ, thiếu căn cứ… và đưa vào nội dung của luận văn để làm rõ cho các số liệu định lượng.
Th ự c tr ạng đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở các trườ ng trung c ấ p Ph ậ t h ọ c khu
học khu vực Miền Tây Nam bộ
2.3.1 Th ực trạng nhận thức vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học Để khảo sát nhận thức về vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ, tác giả sử dụng câu hỏi “Đánh giá về vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học trong nâng cao chất lượng dạy học” để khảo sát đội ngũ cán bộ, giảng viên và học viên Sau khi khảo sát, tác giả thu thập tổng hợp và tiến hành xử lý số liệu kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.2 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học trong nâng cao chất lượng dạy học
Quan trọng Ít quan trọng
Bảng 2.3 Đánh giá của học viên về vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học trong nâng cao chất lượng dạy học
Quan trọng Ít quan trọng
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS (Phụ lục )
VT1: Đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt trong thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng
VT2: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học viên
VT3: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường sử dụng các thiết bị kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin vào quá trình dạy học
Kết quả cụ thể trên cho thấy:
- Về các vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học: Nhìn chung nhận thức cả cán bộ, giáo viên và học viên về vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học ở mức độ khá, với điểm trung bình chung là 3.01 điểm Cụ thể, đối với vị trí, vai trò
“Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học viên” nhận được lựa chọn mức độ quan trọng cao nhất của cán bộ, giáo viên và sinh viên với điểm trung bình của cán bộ, giáo viên là 3.26 và của học viên là 3.28 điểm, đều xếp ở mức tốt trong thang bảng đánh giá Tiếp theo là vị trí, vai trò “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường sử dụng các thiết bị kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin vào quá trình dạy học” được đa số cán bộ, giáo viên và học viên đánh giá từ quan trọng đến rất quan trọng với điểm trung bình của cán bộ, giáo viên là 2.96 và của sinh viên là 2.92 điểm, đều xếp ở mức khá trong thang bảng đánh giá Xếp thứ ba là vị trí, vai trò “Đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt trong thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng” cũng được đa số cán bộ, giáo viên và
VT 1 VT 2 VT 3 Đánh giá của giáo viên, học viên về vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học trong nâng cao chất lượng dạy học
Giáo viên Học viên học viên đánh giá từ quan trọng đến rất quan trọng nhưng có tỷ lệđánh giá không quan trọng cao hơn, điểm trung bình của cán bộ, giáo viên và học viên đều là 2.82 điểm, cũng xếp ở mức khá trong thang bảng đánh giá.
- Về nhận thức của các đối tượng khảo sát: Cơ bản có sự thống nhất khá cao giữa cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học viên điều đó cho thấy tính dân chủ, tập thể trong nhà trường, các thông tin về hoạt động ddooir mới phương pháp dạy học được đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên tiếp nhận khá đầy đủ, có thái độ tích cực với hoạt động dạy học… Tuy nhiên, một số vai trò có sựphân tán trong đánh giá.
Như vậy, đa số cán bộ, giáo viên và học viên đều thống nhất vềcách đánh giá và có nhận thức khá thống nhất về vị trí, vai trò quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học trong nâng cao chất lượng dạy học, điểm trung bình của cán bộ, giáo viên và học viên đều là 3.01 điểm xếp ở mức khá trong thang đánh giá Tuy nhiên, vai trò “Đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt trong thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng” có 12.9% cán bộ, giáo viên và 12.8% học viên đánh giá ở mức không quan trọng Điều này hoàn toàn pù hợp với kết quả phỏng vấn sâu, giáo viên Nguyễn Thị Hồng A cho rằng “Đối với dạy học ở các trường trung cấp phật học chủ yếu liên quan đến phật pháp, vì vậy đổi mới phương pháp dạy học chủ yếu để nâng cao chất lượng học tập của học viên, còn hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Đảng thể hiện chưa rõ nét”
2.3.2 Th ực trạng thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học Để khảo sát việc thực hiện mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ, tác giả sử dụng câu hỏi “Đánh giá chất lượng thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học” để khảo sát đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ Sau khi khảo sát, tác giả thu thập tổng hợp và tiến hành xử lý số liệu kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.4 Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về chất lượng thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học
Tốt Khá Trung bình Kém
Bảng 2.5 Đánh giá của học viên về chất lượng thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học
Tốt Khá Trung bình Kém
MT1: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học
MT2: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực cho người học
Từ kết quả khảo sát trên, tác giả nhận thấy:
- Đa số cán bộ, giáo viên và học viên đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học ở mức khá, với điểm trung bình chung cuae cán bộ, giáo viên là 2.69 điểm còn điểm trung bình của học viên là 2.71 điểm Trong đó, thực hiện tốt nhất là mục tiêu “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực cho người học” với điểm trung bình của cán bộ, giáo viên là 2.75 điểm và điểm của học viên là 2.74 điểm, xếp ở mức khá; mục tiêu “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học” có điểm trung bình của cán bộ, giáo viên là 2.64 điểm và điểm của học viên là 2.68 điểm, xếp ở mức khá trong thang đánh giá.
- Về nhận thức của các đối tượng khảo sát: Cơ bản có sự thống nhất khá cao về cách đánh giá giữa cán bộ, giáo viên và học viên điều đó cho thấy tính dân chủ, tập thể trong nhà trường, các thông tin về mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học được đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên tiếp nhận khá đầy đủ, thống nhất … Tuy nhiên, ở các mục tiêu có sự phân tán tương đối lớn trong đánh giá, điều này thể hiện sự chưa nhất quán, thống nhất trong cách đánh giá của đối tượng khảo sát
Như vậy, kết quả khảo sát trên kết hợp với nghiên cứu các sản phẩm hoạt động nhận thấy: Ởcác trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ việc thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học cơ bản ở mức khá Vì vậy, đa số cán bộ, giảng viên và sinh viên đều thống nhất vềcách đánh giá và đánh giá chất lượng thực hiện các
MT 1 MT 2 Đánh giá của giáo viên, học viên về chất lượng thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học
Giáo viên Học viên mục tiêu ở mức khá Tuy nhiên, việc thực hiện cả hai mục tiêu còn cố sốlượng lớn cán bộ, giáo viên và học viên đánh giá chất lượng thực hiện mở mức kém Cụ thể, đối với mục tiêu “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực cho người học” có 15.3% cán bộ, giáo viên và 14% học viên đánh giá ở mức kém; cònmục tiêu
“Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học” có 16.5% cán bộ, giáo viên và 15.6% học viên đánh giá ở mức kém Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu, sinh viên Nguyễn Văn T cho rằng “Trong đổi mới phương pháp dạy học mặc dù các giáo viên đã chú trọng gắn với việc hành nghề phật pháp sau khi ra trường của học viên nhưng phần lý thuyết kinh điển còn nhiều, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết giảng phât pháp mà chưa chú trong sử dụng các phương pháp dạy học tích cực”
2.3.3 Th ực trạng thực hiện nội dung đổi mới phương pháp dạy học Để khảo sát chất lượng thực hiện các nội dung đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ, tác giả sử dụng câu hỏi
“Đánh giá về chất lượng thực hiện các nội dung đổi mới phương pháp dạy học” để khảo sát đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên ở các trường Sau khi khảo sát, tác giả tổng hợp và tiến hành xử lý số liệu kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.6 Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về chất lượng thực hiện các nội dung đổi mới phương pháp dạy học
Tốt Khá Trung bình Kém
Bảng 2.7 Đánh giá của học viên về chất lượng thực hiện các nội dung đổi mới phương pháp dạy học
Tốt Khá Trung bình Kém
ND1: Sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học
ND2: Dạy học theo hướng hình thành năng lực cho người học
ND3: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
ND 1 ND 2 ND 3 Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về chất lượng thực hiện các nội dung đổi mới phương pháp dạy học
Từ kết quả khảo sát trên, tác giả nhận thấy:
- Đa số cán bộ, giáo viên và học viên đánh giá việc thực hiện các nội dung đổi mới phương pháp dạy học ở ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ ở mức khá, với điểm trung bình của cán bộ, giáo viên là 2.56; còn điểm đánh giá của học viên là 2.66 điểm Trong đó, thực hiện tốt nhất là nội dung “Dạy học theo hướng hình thành năng lực cho người học” với điểm trung bình của cán bộ, giáo viên là 2.71 điểm và điểm của học viên là 2.76 điểm, xếp ở mức khá Tiếp đến laf nội dung
Qu ả n lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở các trườ ng trung c ấ p Ph ậ t h ọ c khu v ự c
học khu vực Miền Tây Nam bộ
2.4.1 Th ực trạng xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học
Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng của hoạt động quản lý Tác giả tìm hiểu về việc thực hiện chức năng xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu các hồsơ, văn bản ở các trường nhà trường Đồng thời, tiến hành khảo sát cán bộ, giáo viên bằng câu hỏi “Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học”, kết quả khảo sát được thể hiện qua Bảng như sau:
Bảng 2.10 Đánh giá của cán bộ, giáo viên về xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học
Tốt Khá Trung bình Kém
KH1: Nắm tình hình thực trạng của nhà trường (Chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…)
KH2: Xác định các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học
KH3: Xác định các nội dung đổi mới phương pháp dạy học
KH4: Xác định hình thức, cách thức tổ chức thực hiện trên cơ sở mục tiêu, nội dung đã xác định
KH5: Xác định các nguồn lực cần thiết, dự trù về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực, phân công cá nhân phụ trách…
KH 1 KH 2 KH 3 KH 4 KH 5 Đánh giá của cán bộ, giáo viên về xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học
Thông qua nghiên cứu hồ sơ, văn bản lưu trữ ở các trường và kết quả khảo sát cho thấy việc xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ có những ưu, khuyết điểm sau:
- Đánh giá tổng thể việc xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đạt mức khá, với điểm trung bình chung là 2,81 điểm Quá trình xây dựng kế hoạch đều chú trọng nghiên cứu thực trạng trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất thiết bị dạy học hiện có của nhà trường và các nội dung liên quan khác để có hướng xây dựng kế hoạch cụ thể, nên nội dung “Nắm chắc tình hình thực trạng của trung tâm và nhà trường (giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…)” được cán bộ, giảng viên đánh giá 2,71 điểm xếp ở mức khá Từ đó, xác định tương đối rõ mục tiêu, nội dung đổi mới phương pháp dạy học, nên nội dung “Xác định các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học” và “Xác định các nội dung đổi mới phương pháp dạy học” nên hai nội dung này được cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá cao nhất trong các nội dung với 3.18 điểm, điểm xếp ở mức khá Đồng thời, trong kế hoạch từ chỗ xác định khá mục tiêu, nội dung đổi mới phương pháp dạy học nên kế hoạch các trường đã có dự trù kinh phí cho công tác đổi mới phương pháp gồm, kinh phí mua sắm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học, kinh phí tập huấn phương pháp…; xác định nguồn lực con người, phân công các cá nhân phụtrách tương đối rõ ràng những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Vì vậy nội dung “Xác định các nguồn lực cần thiết, dự trù về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực, phân công cá nhân phụ trách…” cũng được đa số cán bộ, giảng viên đánh giá ở mức khá với điểm trung bình của 2 nội dung này là 2,56 điểm
- Bên cạnh nhưng ưu điểm đạt được trên, việc xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ còn có một số hạn chế: Đối với nội dung “Xác định hình thức, cách thức tổ chức thực hiện trên cơ sở mục tiêu, nội dung đã xác định” được đa số cán bộ, giáo viên đánh giá ở mức trung bình với điểm đánh giá là 2.44 điểm, trong đó có 22.4% đánh giá ở mức kém Đồng thời, kinh phí cho hoạt động đổi mới phương pháp còn hạn hẹp nên có 18.8% đánh giá nội dung “Xác định các nguồn lực cần thiết, dự trù về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực, phân công cá nhân phụ trách…” ở mức kém Qua phỏng vấn sâu giáo viên Nguyễn Tiến H nhận định: “mặc dù nhà trường và trung tâm có sự quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học nhưng việc xác định hình thức, cách thức thực hiện chưa cụ thể; cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên đổi mới phương pháp dạy học có mặt hiệu quả chưa cao”
2.4.2 Th ực trạng tổ chức đổi mới phương pháp dạy học
Tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học là khâu quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động quản lý Để khảo sát nội dung này, tác giả nghiên cứu các hồ sơ, văn bản ở các trường trung cấp phật học Đồng thời, tiến hành khảo sát cán bộ, giáo viên bằng câu hỏi “Đánh giá chất lượng tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học”, kết quả khảo sát được thể hiện qua Bảng như sau:
Bảng 2.11 Đánh giá của cán bộ, giáo viên về tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học
Tốt Khá Trung bình Kém
TC1: Hướng dẫn cụ thể nội dung và cách thức đổi mới phương pháp dạy học cho các lực lượng liên quan
TC2: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm các tổ chức, các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học
TC3: Phân công cụ thể công việc cho từng tổ chuyên môn, cá nhân cán bộ, giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học
TC4: Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên và học viên thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học một cách có hiệu quả cao nhất
TC5: Xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể giữa giáo viên và các lực lượng khác trong tổ chức đổi mới phương pháp dạy học
TC6: Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và bồi dưỡng nghiệp vụ dạy học cho đội ngũ giáo viên
TC7: Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn và giáo viên trong quá trình dạy học ở nhà trường
TC8: Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác
Kết quả khảo sát trên cho thấy: Ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ trong tổ chức đổi mới phương pháp dạy học thực hiện tốt nhất là nội dung
“Tạođiềukiệnthuậnlợiđểcán bộ, giáo viên và học viên thựchiệnnhiệmvụ đổi mới phương pháp dạy học một cách có hiệu quả cao nhất”, nội dung này được đa số cán bộ, giáo viên đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình chung là 3.28, xếp mức tốt trong
TC 1 TC 2 TC 3 TC 4 TC 5 TC 6 TC 7 TC 8 Đánh giá của cán bộ, giáo viên về tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học
Series 1 thang đánh giá Hai nội dung “Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm các tổ chức, các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học” và
“Xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể giữa giáo viên và các lực lượng khác trong tổ chức đổi mới phương pháp dạy học” được đa số cán bộ, giáo viên đánh giá từ mức trung bình trở xuống, với điểm trung bình chung lần lượt là 2.39; 2.32 điểm, xếp mức trung bình trong thang đánh giá Còn các nội dung khác đều được cán bộ, giáo viên đánh giá điểm trung bình ở mức khá Như vậy, kết quả khảo sát trên cùng với nghiên cứu hồsơ, văn bản lưu trữ ở trung tâm cho thấy việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng được thực hiện ở mức khá, cụ thể:
- Sau khi có kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, các trường đều có hướng dẫn, chỉđạo cụ thểđể thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đến từng tổ chuyên môn, từng giáo viên, từ đó mọi cán bộ, giáo viên đều quán triệt thực hiện tốt kế hoạch Phân công cụ thể công việc cho từng tổ chuyên môn, cá nhân cán bộ, giáo viên trong thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học;Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên và học viên thực hiện nhiệm vụ dạy học một cách có hiệu quả cao nhất Ngoài ra, các trường cũng chuẩn bị mọi nguồn lực từ đội ngũ giáo viên đến cơ sở vật chất bảo đảm để thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn và giáo viên trong quá trình dạy học Bên cạnh đó, hoạt động khen thưởng,xử lý các vi phạm trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học cũng được các trường thực hiện một cách kịpthời, côngbằng, chính xác
- Bên cạnh nhưng ưu điểm trên, việc tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở các trường cũng có các hạn chế: Việc tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm các tổ chức, các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học chưa được quan tâm đúng mức; Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học, việc tổ chức tọa đàm, trao đổi về phương pháp dạy học với các trường bạn hầu như chưa được thực hiện nên 2 nội dung “Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm các tổ chức,các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học” và
“Xây dựng cơ chếphối hợp cụ thểgiữa giáo viên và các lực lượng khác trong tổ chức đổi mới phương pháp dạy học” được đa số cán bộ, giáo viên đánh giá ở mức trung bình, đặc biệt có đến 22.4% và 25.9% cán bộ, giáo viên đánh giá các nội dung này ở mức kém Đồng thời, độ lệch chuẩn của 2 nội dung này lớn hơn 1 cũng cho thấy có sự không đồng nhất trong đánh giá của cán bộ, giảng viên Kết quả khảo sát này hoàn toàn tương đồng với phỏng vấn sâu, Giáo viên Nguyễn Đức T cho rằng: “Trong việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy học cơ bản các nội dung đều thực hiện khá Hạn chế lớn nhất là việc phối hợp các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học thưc hiên chưa hiệu quả nên gây không ít khó khan cho giáo viên trong dạy học; Nhà trường chưa tổ chức được các buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi về phương pháp dạy học Công tác thông tin tuyên truyền thực hiện chưa đều nên một số lực lượng giáo dục chưa nhận thức đúng về vai trò của đổi mới phương pháp dạy học”
2.4.3 Th ực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
Lãnh đạo, chỉđạo đổi mới phương pháp dạy học là một trong những chức năng của nhà quản lý, là hoạt động điều khiển, điều chỉnh nhằm đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện theo đúng yêu cầu và kết quả dự kiến đã đề ra trước đó Để khảo sát nội dung này, tác giả tiến hành khảo sát cán bộ, giáo viên bằng câu hỏi “Đánh giá chất lượng việc chỉđạo đổi mới phương pháp dạy học”, kết quả khảo sát được thể hiện qua
Bảng 2.12 Đánh giá của cán bộ, giáo viên về hoạt động chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
Tốt Khá Trung bình Kém
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS (Phụ lục 6)
CĐ1: Chỉ đạo khoa, bộ môn, giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học
CĐ2: Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng môn học cụ thể để thu hút học viên học tập
CĐ3: Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình đổi mới phương pháp dạy học đã xác định
CĐ4: Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học
CĐ5: Chỉ đạo nhận xét đánh giá kết quả đổi mới phương pháp dạy học
Th ự c tr ạ ng các y ế u t ố ảnh hưởng đế n qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở các trườ ng trung c ấ p Ph ậ t h ọ c khu v ự c Mi ề n Tây Nam b ộ
dạy học ởcác trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ
2.5.1 Th ực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đối với quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ, tác giả sử dụng câu hỏi “Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đối với quản lý đổi mới phương pháphọc môn” để khảo sát đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Sau khi khảo sát, xử lý số liệu nhận được kết quả theo Bảng sau:
Bảng 2.14 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Các yếu tố chủ quan
Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS (Phụ lục 6)
- KQ1: Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo và chế độ, chính sách cho đổi mới phương pháp dạy học
- KQ2: Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay
- KQ3: Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo và chế độ, chính sách cho đổi mới phương pháp dạy học
Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố khách quan trên đều ảnh hưởng đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Nam bộ với điểm trung bình chung là 3,24 điểm, cụ thểnhư sau:
Yếu tốảnh hưởng lớn nhất là “Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay”, yếu tố này được đa số cán bộ, giáo viên đánh giá là rất ảnh hưởng, điểm trung bình là 3,45 điểm Tiếp đến là yếu tố “Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo và chế độ, chính sách cho đổi mới phương pháp dạy học”, yếu tố này cũng được đa số cán bộ, giảng viên đánh giá ở mức rất ảnh hưởng, điểm trung bình là 3,40 điểm Xếp cuối cùng là yếu tố “Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo và chế độ, chính sách cho đổi mới phương pháp dạy học”, yếu tố này được đa số cán bộ, giáo viên đánh giá là từảnh hưởng đến rất ảnh hưởng nhưng số lượng đánh giá rất ảnh hưởng ít hơn, điểm trung bình là 2,87 điểm Điều này phản ánh suy cho cùng, trong các yếu tố khách quan thì yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ởcác cơ sở giáo dục nghề nghiệp và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo và chế độ, chính sách cho đổi mới phương pháp dạy học là những yếu tốảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quản lý hoạt đổi mới phương pháp dạy học
2.5.2 Th ực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan
Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đối với quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ, tác giả sử dụng câu hỏi “Đánh giá mức độảnh hưởng của các yếu tố chủquan đối với quản lý đổi mới phương pháphọc môn” để khảo sát đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Sau khi khảo sát, xử lý số liệu nhận được kết quả theo Bảng sau:
Bảng 2.15 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Các yếu tố chủ quan
Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS (Phụ lục 6)
- CQ1: Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
- CQ2: Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên
- CQ3: Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố trên đều ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ, với điểm trung bình chung là 3,23 điểm Trong đó, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là “Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên”, yếu tố này được đa số cán bộ, giáo viên đánh giá là rất ảnh hưởng, điểm trung bình là 3,42 điểm Tiếp đến là “Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý” yếu tố này cũng được đa số cán bộ, giáo viên đánh giá mức ảnh hưởng đến rất ảnh hưởng, điểm trung bình là 3.26 điểm Xếp thứ ba trong mức độ ảnh hưởng là yếu tố “Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên”, yếu tố này cũng được đa số cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá ở mức ảnh hưởng đến rất ảnh hưởng nhưng tỷ lệ đánh giá rất ảnh hưởng thấp hơn, điểm trung bình là 3.01 điểm Điều này khẳng định trong các yếu tố chủ quan thì nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của quản lý đổi mới phương pháp dạy học là yếu tốảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Đánh giá chung về th ự c tr ạ ng
Qua kết quả khảo sát cho thấy quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ đạt được những ưu điểm sau:
- Hầu hết các giáo viên tham gia giảng dạy ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ đều đạt chuẩn và trên chuẩn nghề nghiệp theo Luật Giáo dục nghề nghiệp nên có kiến thức và kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy học trong điều kiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học luôn nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý các nhà trường cũng như của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Các trường luôn quan tâm đến mặt công tác xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện đúng quy trình chất lượng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học ở mức khá
- Trong công tác tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: Các trường đều có hướng dẫn, chỉđạo cụ thể để thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học đến từng khoa, bộ môn và từng giáo viên Phân công cụ thể công việc cho từng khoa, bộ môn, cá nhân cán bộ, giáo viên trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên và học viên thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học một cách có hiệu quả cao nhất Chuẩn bị mọi nguồn lực và thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhởviệc tổ chức đổi mới phương pháp dạy học của các khoa, bộ môn và giáo viên trong quá trình dạy học
- Trong công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học: Coi trọng chỉ đạo các khoa, bộ môn và giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách chặt chẽ; chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học.
- Trong quản lý kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học: Nhà trường chú trọng nhất là khâu xây dựng quy trình, hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá đổi mới phương pháp dạy học Mặt công tác sơ, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học cũng được đề cao Việc phối hợp các lực lượng có liên quan trong kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học cũng được tiến hành hiệu quả, nhất là phối hợp giữa các khoa với cơ quan khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường, qua đó giúp kiểm tra sâu sát và đánh giá tương đối chính xác chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
Bên cạnh những ưu điểm, công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ còn có những hạn chếnhư sau:
- Một số cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của quản lý đổi mới phương pháp dạy học
- Trong xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học: Việc xác định hình thức, cách thức tổ chức thực hiện trên cơ sở mục tiêu, nội dung đổi mới phương pháp dạy học đã xác định chưa rõ Kinh phí cho hoạt động đổi mới phương pháp còn hạn hẹp; việc xác định các nguồn lực cần thiết, dự trù về cơ sở vật chất, nhân lực, phân công cá nhân phụtrách… chưa hiệu quả
- Trong tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học: Việc tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm các tổ chức, các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học chưa được quan tâm đúng mức; Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức tọa đàm, trao đổi về chất lượng dạy học với các trường bạn hầu như chưa được thực hiện
- Trong chỉ đạo các hoạt động dạy học: Chỉ đạo khoa, bộ môn, giáo viên nhận xét đánh giá kết quả đổi mới phương pháp dạy học chưa được chú trọng nên chất lượng nhận xét đánh giá có giai đoạn chưa thực chất Chỉ đạo đổi mới pháp dạy học chưa thường xuyên nên một số giáo viên trong dạy học vẫn sử dụng phương pháp truyền thống là chủ yếu, ngại đổi mới phương pháp dạy học.
- Đối với công tác kiểm tra, đánh giá: Việc qui định tiêu chí kiểm tra đánh giá đổi mới phương pháp dạy học chưa rõ ràng, cụ thể nên đánh giá còn gặp nhiều khó khăn Phát hiện những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện và đề xuất các điều chỉnh cho sát với tình hình thực tế còn chậm, chưa hiệu quả
2.6.3 Nguyên nhân c ủa hạn chế
- Một bộ phận cán bộ, giáo viên nhận thức chưa đúng và chưa đề cao trách nhiệm của mình trong đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp dạy học
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý của một số cán bộ quản lý có mặt còn hạn chế nên thực hiện các khâu, các bước trong quản lý đổi mới phương pháp dạy học chưa thực sự tốt
- Cơ sở vật chất dạy học của trường bị xuống cấp, trang thiết bị chưa đa dạng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Nguyên t ắc đề xu ấ t bi ệ n pháp
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc quản lý để nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay
Muốn vậy, mọi hoạt động tuyên truyền, vận động, xây dựng kế hoạch, tổ chức huy động, phối hợp thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộđều phải bảo đảm mục tiêu cao nhất của hoạt động giáo dục nghề nghiệp và bám sát theo hướng thực hiện tốt quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụccủa Đảng
3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn
Nguyên tắc này chỉ ra công tác quản lý để nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ phải dựa trên đặc điểm tình hình thực tiễn của các cơ sở giáo dục trung cấp phật học nhất là trình độ, năng lực chuyên môn nghề nghiệp của giáo viên, nhu cầu đòi hỏi của xã hội và tình hình thực tiễn của địa phương
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đòi hỏi phải tổng kết thực tiễn và từ thực tế quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộđể đề xuất giải pháp phù hợp
3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống
Tính hệ thống ở đây là các biện pháp đưa ra phải đưa trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học Đồng thời, các biện pháp có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trên cơ sở kế thừa toàn bộ các kết quả tích cực của quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường nhằm khắc phục hiệu quả các hạn chế, khuyết điểm góp phần nâng cao chất lượng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ
Do vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đưa ra phải xuất phát từ nghiên cứu, xem xát đánh giá thực trạng cả ưu điểm và hạn chế khuyết điểm và kế thừa toàn bộ kết quả quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ đã đạt được Các giải pháp phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau nhằm phát huy ưu điểm khắc phục các hạn chế khuyết điểm, trong đó, chủ yếu đi vào khắc phục các hạn chế khuyết điển đáp ứng các yêu cầuquản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ
3.1.4 Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi
Các biện pháp được đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng giáo viên, cán bộ quản lý và của từng trường, trên cơ sở hướng dẫn, tổ chức, bảo đảm của ngành giáo dục và tự bảo đảm của nhà trường
Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao
3.1.5 Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện
Tính toàn diện ở đây là các biện pháp đưa ra phải đảm bảo khắc phục được các hạn chế, phát huy được ưu điểm trên tất cả các các bộ phận của quy trình quản lý đổi mới phương pháp dạy học Đồng thời, các biện pháp có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất góp phần nâng cao chất lượng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ
Do vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đưa ra phải xuất phát từ nghiên cứu, xem xát đánh giá thực trạng cảưu điểm và hạn chế khuyết điểm và kế thừ toàn bộ kết quả quản lý đổi mới phương pháp dạy học ởcác trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ đã đạt được Các giải pháp phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau nhằm phát huy ưu điểm khắc phục được các hạn chế khuyết điểm, trong đó, chủ yếu đi vào khắc phục các hạn chế khuyết điển đáp ứng các yêu cầu quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ.
M ộ t s ố bi ệ n pháp qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở các trườ ng trung c ấ p
3.2.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học
3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp
Giúp đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay Từ đó, cán bộ, giáo viên thấy rõ trách nhiệm, nỗ lực cố gắng vươn lên thực hiện các nội dung của đổi mới phương pháp dạy học
3.2.1.2 Nội dung của biện pháp
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp của các trường trung cấp Phật học về vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đỏi mới phương pháp dạy học: Muốn đổi moeis phương pháp dạy học có hiệu quả cao thì trước hết đội ngũ cán bộ quản lý các cấp cần nhận thức đúng đắn, rõ ràng, nhất quán về vai trò và tầm quan trọng của việc đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp dạy học Qua đó, thực hiện các chức năng quả lý trong đổi mới phương pháp dạy học với trách nhiệm cao hơn
- Nâng cao nhận thức của giáo viên tạo sự thay đổi trong nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp dạy học: Tạo sự thay đổi trong nhận thức của giáo viên để giáo viên hiểu rằng một người giáo viên giỏi thì không chỉ dừng lại ở việc có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn cần phải có phương pháp dạy học hiệu quả phù hợp nên đòi hỏi họ cần tâm huyết với nghề, không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng bản thân về phương pháp dạy học Đồng thời, tạo mọi điều kiện, cơ hội để giáo viên có thể tham gia các khóa bồi dưỡng phương pháp dạy học, động viên khích lệ giáo viên tích cực, chủ động trong việc tự bồi dưỡng phương pháp Tổ chức các lớp bồi dưỡng, các buổi tọa đàm, thảo luận, qua đó tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp dạy học
3.2.1.3 Cách thức thực hiện Để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp dạy học cần được tiến hành đồng bộcác nội dung sau:
- Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam
+ Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên học tập quán triệt các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ, các chỉ thị của ngành, của Giáo hội về đổi mới phương pháp dạy học; về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học; trách nhiệm của giáo viên đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, chủ động, tích cực trong giáo dục;
+ Chỉ đạo các trường trung cấp Phật học chủ động tuyên truyền, tư vấn để cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức được việc quản lý đổi mới phương pháp là rất cần thiết để đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao Đồng thời, quản lý đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, đây không chỉ là mục tiêu có tính cấp thiết, là chiến lược lâu dài và là điều kiện cơ bản để thực hiện nhiệm vụđổi mới sự nghiệp GD & ĐT;
+ Ban hành các văn bản chỉ đạo về đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trừờng trực thuộc nói chung và các trường trung cấp Phật học nói riêng để cán bộ quản lý các trường nắm được các chủ trương, chính sách và tầm quan trọng của đổi mới phươ ng pháp dạy học
+ Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường và tổ chức các cuộc thi về đổi mới phương dạy học giữa các trường trực thuộc, qua đó tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên các trường học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau
- Đối với cán bộ quản lý các trường trung cấp Phật học
+ Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam về đổi mới phương pháp dạy học Cung cấp đầy đủ các tại liệu, giáo trình, giáo khoa liên quan đến đổi mowis phương pháp dạy học để cán bộ, giao viên nghiên cứu tìm hiểu Qua đó, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên xác định nhiệm vụ và cách thức đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
+ Tổ chức các buổi học tập, bồi dưỡng các chuyên đề về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như của Giáo hội liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học Trong các đợt học tập, tập huấn này bố trí các buổi thảo luận, trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học để đội ngũ cán bộ, giáo viên trao đổi học tập lẫn nhau
+ Mời chuyên gia về phương pháp dạy học trao đổi với cán bộ, giáo viên nhà trường về vai trò, tầm quan trọng và phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng “Nguồn học liệu mở” (thư viện) câu hỏi bài tập, đề thi, kế hoạch giảng dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng trên Website của nhà trường Từ đó, để cán bộ, giáo viên học tập nghiên cứu một cách thuận lợi nhất.
3.2.1.4 Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Cần có đầy đủ tài liệu (các văn bản luật, văn kiện đại hội của Đảng, Nghị quyết
29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; các chính sách của nhà nước, các văn bản của ngành giáo dục và đào tạo về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giáo viên các trường trung cấp phật học nói riêng)
- Cần có đội ngũ cốt cán, tuyên truyền viên được các chuyên gia, các nhà xã hội học bồi dưỡng, cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về ý nghĩa tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học
- Các trường cần chủ động lập kế hoạch, trích một phần kinh phí, huy động thêm kinh phí, công sức của các nhà hảo tâm để tham gia các hoạt động tuyên truyền về đổi mới phương pháp dạy học bảo đảm tạo ra sự thống nhất và quan tâm của toàn xã hội
- Cán bộ quản lý các cấp của các trường trung cấp phật học phải là những người tâm huyết, có trách nhiệm cao và quan tâm đến công tác đổi mới phương pháp dạy học, lúc đó biện pháp này mới được thực hiện triệt để và hiệu quả cao
M ố i quan h ệ gi ữ a các bi ệ n pháp
Trong 5 biện pháp đề xuất trên đây mỗi biện pháp đều có những mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành riêng Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực miền Tây Nam bộ Vì vậy, nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều chung một mục tiêu
Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp
Kh ả o nghi ệ m tính c ấ p thi ế t và kh ả thi c ủ a các bi ện pháp đã được đề xu ấ t
ở các trường trung cấp Phật học khu vực miền Tây Nam bộ
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã được đề xuất
3.4.1 Mục đích, nội dung, phương pháp khảo nghiệm
Khảo nghiệm các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ mà tác giả đã đề xuất
Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ
- Phương pháp khảo nghiệm Để khẳng định tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ đã
BP 3 đề xuất, đề tài đã trưng cầu ý kiến các đối tượng có liên quan, việc trưng cầu ý kiến được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra trưng cầu ý kiến Đềtài đánh giá các biện pháp quản lý được đề xuất theo 2 tiêu chí:
(i) Tính cần thiết theo 4 mức độ: rất cấp thiết, cấp thiết, ít cấp thiết, không cấp thiết;
(ii) Tính khả thi theo 4 mức độ: rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi Câu hỏi trưng cầu ý kiến đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trưởng, phó khoa; tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên các trường trung cấp Phật học khu vực
Miền Tây Nam bộđược đưa vào chung trong Phiếu điều tra
Bước 2: Lựa chọn đối tượng điều tra Đối tượng điều tra là: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; trưởng, phó khoa; tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây
Nam bộ, 15 CBQL và 15 GV
Bước 3: Tiến hành điều tra
Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý phiếu, tổng hợp các thông tin phỏng vấn và phân tích kết quả
Tính điểm trung bình theo công thức:
K i : Số người đạt điểm ở mức n: Số người được tham gia đánh giá
3.4.2.1 Về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất Để khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 15 cán bộ quản lý của 3 trường (Mỗi trường 1 cán bộ Ban Giám hiệu, 2 cán bộ khoa và 2 trưởng bộ môn) và 15 giáo viên của 3 trường trung cấp Phật học khu vực miền Tây Nam bộ Những người được trưng cầu ý kiến là các cán bộ quản lý, giáo viên có kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy, đã công tác nhiều năm trong ngành giáo dục và rất quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học ở các trường
Qua kết quả thăm dò ý kiến, các biện pháp được tác giả đề ra đều được các cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá từ mức cấp thiết đến rất cấp thiết cho các biện pháp quản lý quản lýđổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ, cụ thể như sau:
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp đề xuất
Cấp thiết Ít Cấp thiết
3.4.2.2 Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất Để khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất, tác giả cũng trưng cầu ý kiến của 15 cán bộ quản lý của 3 trường (Mỗi trường 1 cán bộ Ban Giám hiệu, 2 cán bộ khoa và 2 trưởng bộ môn) và 15 giáo viên của 3 trường trung cấp Phật học khu vực miền Tây Nam bộ Những người được trưng cầu ý kiến là các cán bộ quản lý, giáo viên có kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy, đã công tác nhiều năm trong ngành giáo dục và rất quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học ở các trường
Qua kết quả thăm dò ý kiến, các biện pháp được tác giả đề ra đều được các cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá từ mức cấp thiết đến rất cấp thiết cho các biện pháp quản lýđổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ, cụ thể như sau:
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp đề xuất
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi
BP1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học;
BP2: Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học phù hợp điều kiện thực tiễn các trường trung cấp Phật học khu vực miền Tây Nam bộ;
BP3: Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ;
BP4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ;
BP5: Quản lý việc huy động các nguồn lực phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ
So sánh kết quả khảo sát cho thấy, tính cần thiết và khả thi khá tương đồng về nội dung biện pháp đề xuất Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về các biện pháp quản lýđổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ là hoàn toàn phù hợp nhau Các biện pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được trong thực tiễn
Hình 3.2 Tương quan tính cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất
Qua khảo sát khảo nghiệm thực tế, chúng tôi nhận ra rằng, tuy cùng địa bàn hoạt động ở các tỉnh miền Tây Nam bộ nhưng các trường có điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất đa dạng và có một số điểm khác nhau Nên các biện pháp đề xuất trên cần cần áp dụng đồng bộ, hệ thống nhưng cũng cần linh hoạt áp dụng tùy theo điều kiện đặc thù của từng trường Đồng thời, biện pháp nào cũng chỉ có hiệu quả khi nhận được sự ủng hộ của tập thể đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường và những biện pháp trên cần được đánh giá theo giai đoạn năm học, theo phân bố kế hoạch năm học, theo đặc điểm đặc thù các nhà trường
Trên cơ sở định hướng của lý luận của chương 1 và khảo sát thực trạng chương
2 Trong chương 3, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ Các biện pháp đó được đề xuất trên cơ sở các nguyên tắc: Tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính hệ thống và tính khả thi
Thông qua khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất cho thấy là phù hợp, có thể thực hiện được và đem lại hiệu quả nhằm nâng cao chất
BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5
Tính cần thiết Tính khả thi lượng quản lý quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ hiện nay