1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở học viện phật giáo việt nam tại thành phố hồ chí minh

129 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 8,43 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do ch ọn đề tài (15)
  • 2. M ục đích nghiên cứ u (16)
  • 3. Khách th ể và đối tượ ng nghiên c ứ u (16)
  • 4. Gi ả thuy ế t khoa h ọ c (16)
  • 5. Nhi ệ m v ụ và ph ạ m vi nghiên c ứ u (17)
  • 6. Phương pháp nghiên cứ u (17)
  • 7. D ự ki ến đóng góp mớ i c ủa đề tài (18)
  • 8. C ấ u trúc c ủ a lu ận văn (18)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LU Ậ N V Ề QU ẢN LÝ ĐỔ I M ỚI PHƯƠNG PHÁP Ở (20)
    • 1.1. T ổ ng quan nghiên c ứ u v ấn đề (20)
      • 1.1.1. Các nghiên c ứ u ở nướ c ngoài (0)
      • 1.1.2. Các nghiên c ứ u ở trong nướ c (0)
    • 1.2. Các khái ni ệ m chính (23)
      • 1.2.1. Đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c (23)
      • 1.2.2. Qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c (25)
    • 1.3. Đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n Ph ậ t giáo Vi ệ t Nam (27)
      • 1.3.1. V ị trí, vai trò c ủa đổ i m ới phương pháp dạ y h ọc đạ i h ọ c (27)
      • 1.3.2. M ục tiêu đổ i m ới phương pháp dạ y h ọc đạ i h ọ c (0)
      • 1.3.3. N ội dung đổ i m ới phương pháp dạ y h ọc đạ i h ọ c (28)
      • 1.3.4. Điề u ki ệ n th ự c hi ện đổ i m ới phương pháp dạ y h ọc đạ i h ọ c (32)
    • 1.4. Qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n Ph ậ t giáo Vi ệ t Nam (33)
      • 1.4.1. Qu ả n lý m ục tiêu đổ i m ới phương pháp dạ y h ọc đạ i h ọ c (33)
      • 1.4.2. Qu ả n lý n ội dung đổ i m ới phương pháp dạ y h ọc đạ i h ọ c (34)
      • 1.4.3. Qu ản lý điề u ki ệ n th ự c hi ện đổ i m ới phương pháp dạ y h ọc đạ i h ọ c (0)
    • 1.5. Các y ế u t ố ảnh hưởng đế n qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọc đạ i h ọ c (39)
      • 1.5.1. Các y ế u t ố khách quan (0)
      • 1.5.2. Các y ế u t ố ch ủ quan (40)
    • 2.1. Khái quát v ề H ọ c vi ệ n Ph ậ t giáo Vi ệ t Nam t ạ i thành ph ố H ồ Chí Minh (43)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát tri ể n (43)
      • 2.1.2. Ho ạt độ ng giáo d ục và đào tạ o (44)
    • 2.2. Khái quát v ề kh ả o sát th ự c tr ạ ng (45)
      • 2.2.1. M ục đích khả o sát (45)
      • 2.2.2. N ộ i dung kh ả o sát (45)
      • 2.2.3. Đối tượ ng kh ả o sát (45)
      • 2.2.4 Phương pháp khả o sát (45)
      • 2.2.5. Cách th ứ c x ử lý s ố li ệ u (46)
    • 2.3. Th ự c tr ạng đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n ph ậ t giáo Vi ệ t Nam tai thành ph ố H ồ Chí Minh (47)
      • 2.3.1. Th ự c tr ạ ng nh ậ n th ứ c v ị trí, vai trò c ủa đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở (47)
      • 2.3.2. Th ự c tr ạ ng th ự c hi ệ n m ục tiêu đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n (49)
      • 2.3.3. Th ự c tr ạ ng th ự c hi ệ n n ội dung đổ i m ới phương pháp d ạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n (52)
      • 2.3.4. Th ự c tr ạng các điề u ki ệ n t ổ ch ức đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c (60)
    • 2.4. Qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n ph ậ t giáo Vi ệ t Nam tai thành (62)
      • 2.4.1. Th ự c tr ạ ng nh ậ n th ứ c c ủ a cán b ộ , gi ả ng viên c ủ a qu ản lý đổ i m ới phương pháp d ạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n Ph ậ t giáo Vi ệ t Nam t ạ i thành ph ố H ồ Chí Minh (62)
      • 2.4.2. Th ự c tr ạ ng qu ả n lý th ự c hi ệ n m ục tiêu đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở (64)
      • 2.4.3. Th ự c tr ạ ng qu ả n lý th ự c hi ệ n n ội dung đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở (65)
    • 2.5. Đánh giá chung về th ự c tr ạ ng qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c (74)
      • 2.5.1. Nh ững ưu điể m (74)
      • 2.5.2. Nh ữ ng h ạ n ch ế (74)
      • 2.5.3. Các y ế u t ố ảnh hưởng đế n qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c (75)
  • CHƯƠNG 3 BI Ệ N PHÁP QU ẢN LÝ ĐỔ I M ỚI PHƯƠNG PHÁP DẠ Y H Ọ C Ở H Ọ C VI Ệ N PH Ậ T GIÁO VI Ệ T NAM T Ạ I THÀNH PH Ố H Ồ CHÍ MINH (43)
    • 3.1. Nguyên t ắc đề xu ấ t bi ệ n pháp (79)
      • 3.1.1. Nguyên t ắc đả m b ả o tính m ụ c tiêu (79)
      • 3.1.2. Nguyên t ắ c b ảo đả m tính th ự c ti ễ n (79)
      • 3.1.3. Nguyên t ắ c b ảo đả m tính h ệ th ố ng (79)
      • 3.1.4. Nguyên t ắ c b ảo đả m tính kh ả thi (80)
      • 3.1.5. Nguyên t ắ c b ảo đả m tính toàn di ệ n (80)
    • 3.2. M ộ t s ố bi ệ n pháp qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n Ph ậ t giáo (80)
      • 3.2.1. Nâng cao nh ậ n th ứ c cho c ủ a gi ả ng viên và sinh viên v ề vai trò, v ị trí c ủ a đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c (80)
      • 3.2.2. Trang b ị các phương pháp dạ y h ọ c hình thành tính tích c ự c, sáng t ạ o cho ngườ i h ọ c (83)
      • 3.2.3. T ổ ch ức đánh giá và c ả i ti ến các phương pháp dạ y h ọc hình thành năng (85)
      • 3.2.4. Tăng cườ ng ứ ng d ụ ng công ngh ệ thông tin trong đổ i m ới phương pháp (87)
      • 3.2.5. Nâng c ấp các điề u ki ệ n v ậ t ch ấ t và trang thi ế t b ị d ạ y h ọ c (90)
    • 3.3. M ố i quan h ệ gi ữ a các bi ệ n pháp (92)
    • 3.4. Kh ả o nghi ệ m tính c ấ p thi ế t và kh ả thi c ủ a các bi ện pháp đã được đề xu ấ t (93)
      • 3.4.1. M ục đ ích kh ả o nghi ệ m (93)
      • 3.4.2. N ộ i dung kh ả o nghi ệ m (93)
      • 3.4.3. Đối tượ ng kh ả o nghi ệ m (93)
      • 3.4.4. Phương pháp khả o nghi ệ m (93)
      • 3.4.5 K ế t qu ả kh ả o nghi ệ m (94)

Nội dung

Đảng và Nhà nước ta cũng đã đặc biệt quan tâm tới đổi mới giáo dục, trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công n

Lý do ch ọn đề tài

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành phẩm chất và năng lực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách dạy học ở nhà trường với mấy hướng chính: Đổi mới mục tiêu giáo dục và hiện đại hóa nội dung dạy học và phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp dạy học được coi là then chốt Đảng và Nhà nước ta cũng đã đặc biệt quan tâm tới đổi mới giáo dục, trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” Quan điểm này của Đảng là cơ sở quan trọng để các địa phương, các trường học quyết tâm đổi mới cách dạy, cách học nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực, phát triển năng lực của người học đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Để đổi mới phương pháp dạy học đúng hướng thì hoạt động quản lý đổi mới phương pháp thông qua 4 chức năng quản lý có vai trò hết sức quan trọng Thực tiễn ở các cơ sở giáo dục thời gian vừa qua việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học còn chưa mạnh, chưa đồng bộ, chưa phát huy cao độ tính tích cực nhận thức của người học Nhận định về vấn đề này, Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng chỉ ra “Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất” Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do chưa có sự nhận thức thống nhất và vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học trong một bộ phận đội ngũ giáo viên, học viên và lực lượng quản lý giáo dục ở các nhà trường. Đối với Học viện Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh, nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, vì vậy nhà trương luôn quan tâm chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học Tuy nhiên, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh còn có một số hạn chế, khuyết điểm như: Một số giảng sư chưa chủ động áp dụng các phương pháp dạy học tích cực mà vẫn sử dụng phương pháp truyền thống là chủ yếu; quản lý hoạt động đổi mới phương pháp có giai đoạn chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả chưa cao cả ở 4 chức năng của công tác quản lý… Từ đó, làm cho kết quả giáo dục và đào tạo của Học viện có phần chất lượng, hiệu quả chưa cao theo yêu của các tổ chức phật giáo ở Việt Nam

Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn “ Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh ” làm đề tài luận văn của mình.

M ục đích nghiên cứ u

Nghiên cứu khái quát cơ sở lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ

Chí Minh Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Khách th ể và đối tượ ng nghiên c ứ u

Hoạt động đổi mới phương pháp dạy họcở Học viện Phật giáo Việt Nam

Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Gi ả thuy ế t khoa h ọ c

Trong những năm qua, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy họcở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã được quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục thì còn bộc lộ những bất cập trong quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học

Do vậy, nếu khái quát, hệ thống hóa được đầy đủ lý luận về quản lý đổi mói phương pháp dạy học, đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý có tính cấp thiết vả khả thi cao.

Nhi ệ m v ụ và ph ạ m vi nghiên c ứ u

- Khái quát cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở

- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

- Đềxuất các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy họcở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn tập trung khai thác nội dung về hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và quản lýhoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

- Phạmvi chủ thể quản lý: Biện pháp đề xuất cho Giám đốc Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh về quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Các số liệu nghiên cứu, khảo sát từ năm học 2020-2021 đến nay

Phương pháp nghiên cứ u

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phương pháp này là dựa trên các tài liệu lý thuyết mà tác giả thu thập được, tác giả tiến hành phân tích để hiểu rõ các nội dung và tiến hành tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phương pháp này là dựa trên các tài liệu lý thuyết thu thập được, tác giả tiến hành phân loại cho phù hợp với các vấn đề cần nghiên cứu làm cơ sở cho việc hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng của đối tượng nghiên cứu, tác giả đưa ra phán đoán để xây dựng giả thuyết nghiên cứu Từ đó bằng các thao tác và phương pháp khoa học để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu đó trong lý luận và thực tiễn.

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất Để thực hiện cần tiến hành: Chọn mẫu, khách thể khảo sát; xây dựng công cụ khảo sát (bảng hỏi, thang đo, thang đánh giá); Thực hiện khảo sát; Xử lí và đánh giá kết quả khảo sát

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin hỗ trợ việc phân tích, đánh giá thực trạng thông quan các sản phẩm hoạt động của các cấp quản lý Để thực hiện cần: Nghiên cứu các quy định, quy chế, văn bản quản lý, báo cáo tổng kết hoạt động đổi mới phương pháp… để tìm hiểu hoạt động quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

6 3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

D ự ki ến đóng góp mớ i c ủa đề tài

- Luận văn đã đúc kết, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

- Công bố những số liệu khoa học trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn về hoạt động đổi mới phương pháp và quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy họcở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất các giải pháp có tính khoa học và tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảquản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

C ấ u trúc c ủ a lu ận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luậnvăndự kiến được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo

Chương 2 Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3 Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

CƠ SỞ LÝ LU Ậ N V Ề QU ẢN LÝ ĐỔ I M ỚI PHƯƠNG PHÁP Ở

T ổ ng quan nghiên c ứ u v ấn đề

1.1.1 Các nghiên c ứu ở nước ngoài

Dạy học là một hiện tượng xã hội, được diễn ra trong một quá trình và được thực hiện ngay từ khi xã hội loài người mới hình thành nhằm truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác Vì vậy liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học va quản lý đổi mới phương pháp dạy học đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm Tiêu biểu có các công trình sau:

Jan Amos Komensky (1592 - 1670), nhà sư phạm, nhà lý luận giáo dục vĩ đại người Séc, trong cuốn sách “Phép dạy học vĩ đại” của đã bàn về việc trang bị lý luận có tác dụng bồi dưỡng PPDH Ông đã có những tư tưởng về nguyên tắc, phương pháp sư phạm mới của việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học viên, phản đối phương pháp giảng dạy kinh viện giáo điều Ông khẳng định: “Tôi thường xuyên bồi dưỡng cho học viên của tôi tinh thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc ứng dụng vào thực tiễn” Như vậy, theo Komensky, bồi dưỡng cho người học phương pháp quan sát, khả năng trình bày vấn đề và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn học tập.

Nội dung cuốn sách “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” của Tsunesaburo Makiguchi đã đề cập nhiều vấn đề về giáo dục, trong đó Ông khẳng định: “Mục đích của giáo dục là bao quát hơn của đời sống người được giáo dục” Ông đã khái quát bản chất quá trình học tập “hướng dẫn quá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào trong tay mỗi học viên, là quá trình hướng dẫn học viêntự học” Ông đề cập đến nhiều cách thức học tập và luôn coi trọng tự học Trong đó, ông đã mạnh dạn phê phán phương pháp dạy chỉ chuyển giao tri thức và phương pháp học rất thụ động ở nước Nhật Ông đặt các câu hỏi: “Nhồi nhét tri thức hay tự tìm hiểu?”, “Các nhà giáo truyền thụ tri thức hay hướng dẫn quá trình học tập?” và trả lời: Nhiệm vụ trước hết của người giáo viên là “Hướng dẫn học tập” Như vậy, tư tưởng xuyên suốt và sâu sắc của tác phẩm này là tư tưởng về PPDH hiện đại, đã góp phần làm thay đổi tư duy sư phạm của các nhà giáo và hoạt động thực tiễn giáo dục.

Vào năm 2000 ở Singapore đã triển khai mô hình “Nhà trường ưu việt” (School Excellence Model - SEM) Trong đó đặc biệt quan tâm đến yêu tố quy trình lấy học viên làm trung tâm; phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL tốt; về quản lý hoạt động dạy học và kết quả của người học; Nhờ sự tập trung vào các yếu tố cơ bản quản lý chặt chẽ hoạt động dạy học đã tạo nên những giá trị đặc trưng của một trường chất lượng cao. Ở Malaysia, tập trung xây dựng “Nhà trường thông tuệ” (Smart School) với việc hướng hoạt động quản lý vào phát huy sức mạnh học tập “Power” Quản lý hoạt động dạy học ở đây hướng trọng tâm vào việc giúp học viên tự vạch ra kế hoạch học tập theo tư vấn của giáo viên; học viên tự tổ chức thực hiện kế hoạch học tập của bản thân; tự đánh giá kết quả học tập của mình có sự giám sát của giáo viên.

Các nhà nghiên cứu về QLGD Xô-Viết cho rằng kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào biện pháp quản lý đúng đắn, hợp lý của người lãnh đạo nhà trường trong đó có vai trò trực tiếp của CBQL Chức năng, nhiệm vụ quan trọng của CBQL là phải xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phát huy được tính sáng tạo trong giảng dạy và tạo ra khả năng hoàn thiện tay nghề sư phạm của họ Trong công tác quản lý ở các trường học thì quản lý đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục.

Như vậy, những tư tưởng và công trình nghiên cứu về PPDH đã xuất hiện từ rất sớm Hiện nay vấn đề này đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước với đặc điểm và thành tựu giáo dục khác nhau Những tư tưởng và công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học của các tác giả nước ngoài được xem như là cơ sở lý luận hết sức quan trọng, cần phải được nghiên cứu, kế thừa và phát triển trong quá trình đổi mới GD&ĐT hiện nay.

1.1.2 Các nghiên c ứu ở trong nước Ở Việt Nam trong những thập niên gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học Trong phạm vi công trình nghiên cứu này, tác giả khái quát một số nghiên cứu cơ có liên quan trực tiếp đến hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, cụ thể:

Cuốn sách “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp”

(2004) của các tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng cho rằng: “Đổi mới giáo dục đang diễn ra là nhằm vào khía cạnh này với việc “Tích hợp dọc - Tích hợp ngang” kiến thức, thực hiện “hoạt động trải nghiệm sáng tạo” cho thế hệ trẻ”

Cuốn sách “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường” (2005) của tác giả Phan Trọng Ngọ Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã tổng hợp nhiều kỹ thuật dạy học trong sử dụng các PPDH như: “Các phương pháp dùng lời (người học phải học cách thuyết trình vấn đề được chuẩn bị), các kỹ thuật trao đổi, vấn đáp (người học phải trả lời các câu hỏi, chất vấn của giáo viên và học viêntrong lớp học); các kỹ thuật làm việc trực tiếp với đối tượng (tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, ghi chép, thực hành, thực nghiệm,…); các kỹ thuật thảo luận (thảo luận trong nhóm, chuẩn bị bài thuyết trình, thảo luận trong hội trường).

Cuốn sách “Lý luận dạy học hiện đại” (2012) của tác giả Nguyễn Văn Cường -

B Meier đã nêu lên một số vấn đề về đổi mới PPDH ở các trường trung học phổ thông Tác giả cho rằng: “Bản chất của việc đổi mới PPDH là tổ chức cho người học được học tập trong hoạt động, bằng hoạt động tự giác, tích cực sáng tạo, trong đó việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lỗi của đổi mới phương pháp giáo dục mới nói chung và đổi mới PPDH nói riêng Đổi mới PPDH là cải tiến những hình thức, cách thức làm việc kém hiệu quả của giáo viên và học viên, sử dụng những hình thức, cách thức hiệu quảhơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực của học viên”

Cuốn sách “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” (2013) của tác giả Thái Duy Tuyên [68] đã trình bày đặc điểm của thời đại; đặc điểm của dạy học trong xã hội hiện đại Tác giả chỉ rõ: “Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đang tiếp tục phát triển với những bước nhảy vọt trong thế kỷ XXI đưa thế giới từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin, sản sinh ra một lượng kiến thức đồ sộ, cung cấp cho nhân loại một khối lượng khổng lồ của cải vật chất và tinh thần, làm thay đổi bộ mặt xã hội Toàn cầu hóa, những đặc điểm của xã hội hiện đại, vấn đề con người trong xã hội hiện đại đang đặt ra cho giáo dục nhà trường với những thách thức không hề nhỏ”.

Luận án tiến sĩ QLGD:“Những giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường THPT” (2009) của tác giả Nguyễn Văn Châu [10], trong công trình nghiên cứu của mình tác giá đã chỉ ra tương đối toàn diện về quản lý HĐDH của hiệu trưởng ở các trường THPT Theo tác giả khi nói đến hiệu quả giáo dục là phải nói đến hiệu quả HĐDH và phải nói tới hiệu quả quản lý HĐDH của hiệu trưởng, người thuyền trưởng tài năng đảm nhận trọng trách quản lý nhà trường, thực hiện các mục tiêu giáo dục Do đó, để tăng cường hiệu quả quản lý, hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tăng cường hiệu lực của chế định GD&ĐT trong quản lý HĐDH; tạo động lực cho bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học của nhà trường; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn tài lực và vật lực dạy học; nâng cao hệ thống thông tin và môi trường Mặc dù còn một số hạn chế trong luận giải mối quan hệ giữa vai trò của hiệu trưởng với quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả HĐDH, các biện pháp đưa ra chưa thực sự toàn diện và đồng bộ nhưng đề tài đã làm rõ được tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu, làm cơ sở, tiền đề định hướng, thúc đẩy các nghiên cứu tiếp theo toàn diện và thiết thực hơn.

Bài báo “Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng đánh giá năng lực” (2012) của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân cho rằng: “Đánh giá là một thành tố trong chươmg trình giáo dục Hoạt động đánh giá có vai trò quan trọng trong việc kiểm chứng kết quả của mục tiêu, nội dung và PPDH, từ đó có tác động tích cực đến quá trình dạy học môn Ngữ văn Do vậy, việc xác định mục tiêu dạy học của môn học có liên quan chặt chẽ đến việc xác định mục tiêu và phương thức đánh giá”.

Các công trình nghiên cứu trên đã chỉ rõ những vấn đề cơ bản về nội dung đổi mới phương pháp dạy học nói chung; trong đó, có những công trình đi sâu nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học gắn với phát huy tính tích cực học tập của người học; tiến hành, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học.

Các khái ni ệ m chính

1.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học

Theo Từ điển Tiếng Việt thì dạy là “truyền đạt lại tri thức hoặc kỹ năng một cách có phươngpháp” hay “làm cho biết điều phải trái, biết cách tu dưỡng và đối xử” còn học được định nghĩa là “thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại” hoặc “đọc đi đọc lại, nghiền ngầm cho nhớ” (Trung tâm Từ điển học, 2008, p 314) Như vậy, ta có thể khái quát dạy học là hoạt động truyền thụ và lĩnh hội tri thức và kỹ năng một cách có phương pháp giữa người dạy và người học Đối với trường đại học thì dạy học nhằm mục tiêu:

1 Đào tạo nhân lực: Đối với trường đại học tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao; tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh.

2 Mục đích dạy học: Bảo đảm cho người học phát triển toàn diện, có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm với nghề nghiệp trong tương lai; nắm bắt được tiến bộ khoa học tương xứng với trình độ đào tạo; có khả năng tự học, tự thích nghi và tinh thần tự lập, có ý thức phục vụ nhân dân (Luật giáo dục, 2019).

Với mục tiêu này nên dạy học ở đại học khác về chất so với dạy học ở các cấp học phổ thông, nghĩa là hoạt động dạy của người thầy chủ yếu là định hướng người học tìm tòi kiến thức, phát triển các kỹ năng còn học chủ yếu là tự học dưới sự định hướng của người thầy.

Thuật ngữ "Phương pháp" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là "methodos", nghĩa là

"con đường dõi theo sau một đối tượng" Theo Từ điển Triết học, thì phương pháp theo nghĩa chung nhất “là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định” [20, tr 458] Phương pháp chính là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn Hêghen cho rằng phương pháp là "Ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung" [31, tr 105]

Như vậy, theo cách hiểu chung nhất, phương pháp là sự phản ánh tiến trình diễn biến vận động của nội dung; phương pháp còn là con đường để thực hiện và đi tới một mục đích bằng những hành động nhất định thường xuyên được điều chỉnh Phương pháp luôn gắn liền với hoạt động của con người, giúp cho con người hoàn thành các nhiệm vụ phù hợp với mục đích đề ra

Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của người dạy và người học nhằm truyền thụ, lĩnh hội nội dung dạy học và tổ chức, điều khiển, định hướng hoạt động nhận thức của người học nhằm đạt được mục đích dạy học đặt ra.

Trong lý luận dạy học lâu nay người ta phân phương pháp dạy học thành các nhóm chính sau: Nhóm phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ; nhóm phương pháp dạy học trực quan; nhóm phương pháp dạy học thực hành; nhóm các phương pháp kích thích tính tích cực hoat động nhận thức; nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả Những năm gần đây các nhà lý luận dạy học thường phân chia các phương pháp dạy học theo 2 nhóm đó là: Nhóm các phương pháp dạy học phát huy vai trò chủ động của người dạy và nhóm các phương pháp phát huy vai trò tích cực chủ động của người học (Phương pháp dạy học tích cực)

- Đổi mới phương pháp dạy học

Theo Từ điển tiếng Việt thì đổi mới là “Thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” ((Trung tâm Từ điển học, 2008, Tr.427) Theo cách tiếp cận trên, Đổi mới là cải cách cái lỗi thời, cái cũ thay vào đó là thừa kế cái tốt và thêm cái mới hợp với thời đại mới Đổi mới, cải tiến, cải cách là một quá trình liên tục, diễn ra trên nhiều lĩnh vực mang tính biện chứng của quá trình phát triển và sự tiến bộ xã hội, thúc đẩy tiến trình phát triển. Đổi mới đổi mới phương pháp dạy học về thực chất là chuẩn hóa, hiện đại hóa phương pháp dạy học theo lý luận dạy học hiện đại, đảm bảo cho phương pháp dạy học luôn phát triển đồng bộ với sự phát triển của các thành tố khác của quá trình dạy học Đổi mới phương pháp dạy học chính là tổng hợp cách thức, biện pháp giáo viên phối hợp, tương tác với học viên bằng các phương pháp hiện đại nhằm phát triển nội lực, năng lực vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của học viênlên một trình độ mới, cao hơn, góp phần đáp ứng mục tiêu, yêu cầu dạy học đã xác định Thực chất đổi mới phương pháp dạy học là quá trình tác động làm thay đổi, chuyển biến phương pháp dạy học theo chiều hướng tiến bộ, khắc phục tình trạng lạc hậu về cách dạy và cách học nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học.

1.2.2 Qu ản lý đổi mới phương pháp dạy học

Quản lý là thuật ngữ được hiểu theo những khía cạnh khác nhau, tùy theo góc độ tiếp cận nghiên cứu đối tượng Do vậy, mỗi lĩnh vực tiếp cận, mỗi khoa học khác nhau có những quan niệm khác nhau về quản lý Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc nhìn khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.

Theo Từ điểm Tiếng Việt thì “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” hoặc “Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định (Trung tâm Từ điển học, 2008, p 991) Trong các khái niệm này mới chỉ ra sự cần thiết phải có quản lý khi có sự phối hợp hoạt động của nhiều người và mục đích của quản lý, chưa chỉ ra phương thức tiến hành quản lý Điều này có nghĩa là tổ chức có trước quản lý

Từ đó, chúng ta có thể quan niệm quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý một cách có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch theo những yêu cầu nhất định nhằm phát huy tối đa hiệu quả thực hiện của đối tượng quản lý Vì thế, mỗi chủ thểtương ứng với khách thể và mục tiêu đưa ra khác nhau sẽ có phương thức quản lý khác nhau, cũng như bối cảnh xã hội và mức độ đầy đủ của các nguồn lực cũng là các yếu tố chi phối đến hoạt động quản lý

Quản lý giáo dục là một khái niệm được đề cập trong nhiều tài liệu, nghiên cứu

Có thểkhái lược một sốquan điểm sau:

Theo Từđiển giáo dục học thì Quản lý giáo dục có 2 nghĩa: Theo nghĩa rộng thì quản lý giáo dục là thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục; Còn theo nghĩa hẹp thì quản lý giáo dục, chủ yếu là quản lý giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục nhà trường, giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu

Quỳnh, Vũ Văn Tảo, 2001, trang 19) Như vậy, quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu, các quá trình của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ

Theo Đặng Quốc Bảo thì quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát “là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội” (Đặng Quốc Bảo, 2006, trang 32)

Đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n Ph ậ t giáo Vi ệ t Nam

1.3.1 V ị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học đại học

Trong toàn bộ các khâu, các bước của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì đổi mới phương pháp dạy học có vị trí, vai trò hết sức quan trọng thể hiện:

- Đổi mới phương pháp dạy học đại học là khâu then chốt trong thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định

“Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế” (Văn kiện ĐH 13, Tr.136) Như vậy, để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phải thực hiện đổi mới đồng bộ, toàn diện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp dạy học, trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt để thực hiện toàn diện quy trình đổi mới đó.

- Đổi mới phương pháp dạy học đại học nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Chất lượng học tập của sinh viên phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có sự tác động mạnh mẽ của phương pháp dạy học Nếu phương pháp dạy học phù hợp với trạng thái tâm, sinh lý của người học, kích thích được tính tích cực tự giác nỗ lực tìm kiếm tri thức của người học sẽ góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng dạy học

Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học, hình thành năng lực cho người học cà tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy học sẽthúc đẩy được tính tích cực, tự giác học tập của người học và qua đó nâng cao chất lượng dạy học

- Đổi mới phương pháp dạy học đại học nhằm tăng cường sử dụng các thiết bị kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin vào quá trình dạy học phật pháp Công cụ, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học cũng có vai trò quan trọng giaups người dạy và người học thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học Ngày nay các công cụ, phương tiện hỗ trợ phương pháp dạy học hết sức đa dạng, phong phú, trong đó các thiết bị kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học cần được thiết kế để ứng dụng và tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin từ đó hỗ trợ tích cực cho cả người dạy và người học trong tiếp cận tri thức khoa học là hướng quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học quan đó nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học của cả giảng viên và sinh viên.

1.3.2 M ục tiêu đổi mới phương pháp dạy học đại học

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” Từ quan điểm trên, gắn với hoạt động dạy học ở cấp đại học và hướng tiếp cận nội dung của luận văn thì mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học ở đại học là:

- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học

- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành năng lực cho người học

- Ứng dụng công nghệthông tin vào đổi mới phương pháp dạy học

1.3.3 N ội dung đổi mới phương pháp dạy học đại học

1.3.3.1 Đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học. Để hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hình thành tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của người học ở cấp đại học cần tiến hành và sử dụng hiệu quảcác phương pháp dạy học theo hướng sau:

- Tích cực hóa phương pháp thuyết trình bằng việc sử dụng các kỹ thuật dạy học. Đối với giảng viên khi giảng dạy các môn học ở đại học vẫn phải sử dụng phương pháp thuyết trình một cách phù hợp Điều đáng nói là phương pháp thuyết trình hiện nay còn chứa nhiều bất cập với cách truyền thụ mang tính cổ điển, người thầy đóng vai trò như một cuốn sách truyền đạt lại một cách trực tiếp kiến thức còn sinh viên tiếp thu tri thức trong tâm thế thụ động Để góp phần khắc phục những hạn chế này giảng viên phải chuẩn bị bài công phu, dự kiến hết các tình huống có thể xẩy ra; từ ngữ mà giảng viên sử dụng phải trong sáng, chặt chẽ, logic; âm điệu, ngôn ngữ, phong cách của giảng viên phải kết hợp hài hòa, thuần thục Đặc biệt, giảng viên cần sử dụng thuần thục các kỹ thuật dạy học trong giảng dạy như: Khởi động trí tuệ, sơ đồ tư duy, tia chớp, thông tin phản hồi, bể cá, XYZ, khăn trải bàn, ổ bi với mục đích tăng tính hấp dẫn, hướng người học chú ý tập trung vào bài học ngay từ đầu buổi cũng như trong suốt quá trình giảng dạy Với việc sử dụng tốt các kỹ thuật này sẽ làm tích cực hóa phương pháp thuyết trình, tập trung sự chú ý của người học đối với nội dung giảng dạy.

- Sử dụng hiệu quảphương pháp dạy học nêu vấn đề Đây là phương pháp hướng sự chú ý của người học vào các tình huống chứa đựng mâu thuẫn, nên đòi hỏi phải chọn được các tình huống có vấn đề và thiết kế nó thành các bài toán nhận thức Qua đó khuyến khích người học tích cực tìm tòi, tự giải quyết các bài toán nhận thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên để đi đến tri thức mới Từ đó, tạo bầu không khí sôi nổi, dân chủ trong học tập, cũng như khắc phục các hạn chế của phương pháp thuyết trình, góp phần thực hiện phương châm giáo dục tiên tiến là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo

- Sử dụng ở mức độ thích hợp phương pháp dạy học theo dự án Đâylà phương pháp dạy học phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giảng viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập dự án có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý luận với thực tiễn.

Phương pháp dạy học này tạo điều kiện cho người học tự quyết trong tất cả các giai đoạn học tập, người học tạo ra được một sản phẩm hoạt động nhất định Trong phương pháp này, người học được cung cấp điều kiện (tài liệu, phần mềm, dụng cụ nghiên cứu ), và các chỉ dẫn để áp dụng trên các tình huống cụ thể, qua đó người học tích lũy được kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề Đồng thời, đây là phương pháp có chức năng kép góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, nó có vai trò tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề hay nói cách khác dạy học dự án là phương pháp dạy học thể hiện quan điểm dạy học: Dạy người học cách học và dạy học thông qua hoạt động

1.3.3.2 Đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học

Theo điều 39 Luật Giáo dục Đại học thì mục tiêu của giáo dục đại học là “1 Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế 2 Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ Nhân dân” Để thực hiện được quan điểm này thì hoạt động đổi mới phương pháp dạy học phải thực hiện theo hướng chú trọng vào kết quả, đầu racủa quá trình dạy học Nghĩa là, Dạy học phải hướng vào từng người học và họ có thể làm được việc gì trong một tình huống nghề nghiệp nhất định theo chuẩn đầu ra đã xác định dựa vào tiêu chuẩn nghề nghiệp Vì vậy, trong dạy học theo hướng phát triển năng lực, người ta không quy định cứng nhắc về thời gian học, người học được phép tích luỹ tín chỉ về những gì đã học trước đó, không phải học lại những điều đã học một khi được công nhận là đã thông thạo, có khả năng thực hiện chúng theo tiêu chuẩn quy định Để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực người học cần thực hiện tốt các nội dung:

- Thiết kế chuẩn đầu ra của môn học, học phần một cách chính xác theo yêu cầu Để làm được điều này, cần dựa vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để thiết kế chuẩn đầu ra môn học, học phần cho phù hợp Đây là hoạt động quan trọng định hướng cho toàn bộ hoạt động dạy học trong quá trình giảng dạy

- Về tổ chức dạy học theo hướng thực hiện tốt chuẩn đầu ra đã xác định Để thực hiện được nội dung này cần:

+ Thiết kế các hoạt động dạy học bảo đảm khi hoàn thành chương trình học tập người học đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ trách nhiệm trong chuẩn đầu ra mà không phụ thuộc vào thời lượng học tập.

Qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n Ph ậ t giáo Vi ệ t Nam

1.4.1 Qu ản lý mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học đại học

Quản lí mục tiêu mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học là quản lí việc xác định mục tiêu dạy học và việc cụ thể hóa mục tiêu đó bằng nội dung, chương trình dạy học, cụ thể: Quản lý quá trình xác định mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học với yêu cầu mục tiêu đổi mới phải gắn với chuẩn đầu ra của môn học theo hướng hình thành năng lực người học Quản lý việc tuân thủ mục tiêu đổi mới đã xác định của các giảng viên và sinh viên khi tiến hành các hoạt động dạy Quản lý việc điều chỉnh mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình dạy học, điều này nghĩa là mục tiêu đã xác định nhưng quá trình dạy học trong thực tiễn nếu có vấn đề gì bất cập có thể tiến hành điều chỉnh mục tiêu nhưng phải theo quy trình chặt chẽ, gắn với thực tiễn hoạt động dạy học các môn học ở trường đại học Để thực hiện tốt quản lý mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học cần quản lý tốt các vấn đề sau:

- Quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học

- Quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học

- Quản lý ứng dụng công nghệthông tin vào đổi mới phương pháp dạy học

Tất cả các nội dung quản lý mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học này cần được tiến hành theo đúng quy trình như: Quản lý quá trình xác định mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học Quản lý việc tuân thủ mục tiêu đổi mới đã xác định của các giảng viên và sinh viên khi tiến hành các hoạt động dạy Quản lý việc điều chỉnh mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình dạy học

1.4.2 Qu ản lý nội dung đổi mới phương pháp dạy học đại học

1.4.2.1 Quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học Để hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hình thành tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của người học ở cấp đại học cần tiến hành quản lý tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học Để thực hiện tốt hoạt động quản lý này cần thực hiện tốt các chức năng quản lý như: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra trong thực hiện nội dung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học như: Tích cực hóa phương pháp thuyết trình bằng sử dụng các kỹ thuật dạy học; Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học; Sử dụng ở mức độ thích hợp phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học Quá trình quản lý này thực hiện theo quy trình sau:

- Kế hoạch hóa hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học Để thực hiện tốt chức năng kế hoạch hóa cần: Nắm chắc tình hình thực trạng của nhà trường (thông tin nội bộ) bao gồm: Tình hình đội ngũ, năng lực giảng viên; năng lực cán bộ quản lý (số lượng, chất lượng, đặc điểm, năng lực quản lý…); các điều kiện nội và ngoại lực (có sở vật chất, các chủ trương, chính sách, các văn bản, chỉ thị của cấp trên…) Xác định các mục tiêu sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng hình thành tính tích cực, sang tạo của người học Xác định rõ nội dung các phương pháp sử dụng; dự kiến được các phương án để sủ dụng hiệu quả các phương pháp đó Xác định rõ về hình thức, mức độ sử dụng các phương pháp phù hợp trên cơ sở mục tiêu, nội dung dạy học tích hợp đã xác định Ngoài việc cần xác định được các nguồn lực cần thiết, dự trù về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực, phân công cá nhân phụ trách… cùng với các mốc thời gian mở đầu, tiến trình và kết thúc các công việc, nhiệm vụ cụ thể đó

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã xác định: Đây là khâu rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc đảm bảo điều kiện và phối hợp hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học Đây là việc quản lý việc sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và các nguồn lực khác) và môi trường thực hiện (hìnhthức tổ chức, địa điểm, thời gian ) cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sang tạo cho người học Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm: Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức sử dụng các phương pháp Tổ chức sử dụng các phương pháp dạy học theo kế hoạch Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng sử dụng các phương pháp dạy học Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về sử dụng các phương pháp trong dạy học Giám sát việc thực hiện kế hoaachj sử dụng các phương pháp dạy học Phối hợp các lực lượng trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học Tiếp theo trong chu trình quản lý, cán bộ quản lý giáo dục phải lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Trong hoạt động chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cần tập trung thực hiện một số vấn đề sau đây: Xây dựng tổ chức, cơ chế và phân công nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Hướng dẫn, chỉ đạo cách thức sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học Đôn đốc, giám sát, phát hiện và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch Hỗ trợ các điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần, môi trường cho việc sử dung các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sang tạo của người học.

- Kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học Quản lý đổi mới phương pháp dạy học không tách rời công tác đánh giá việc thực hiện kế hoạch đổi mới bởi lẽ đó chính là xác lập mối liên hệ ngược trong quá trình quản lý, nó có vai trò giúp cho chủ thể quản lý biết được việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và có phương án tác động hoặc điều chỉnh kịp thời, phù hợp đem lại chất lượng, hiệu quả cao hơn Thực hiện chức năng này được thể hiện trên các nội dung sau: Xây dựng quy trình, hình thức, phương pháp đánh giá hoạt động sử dụng các phương pháp Qui định tiêu chí đánh giá Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá việc thực hiện kế hoạch Phát hiện những lệch lạc, sai sót trong quá trình hiện thực kế hoạch và đề xuất các điều chỉnh cho sát với tình hình thực tế Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm về quản lý việc sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sang tạo của người học

Như vậy, quản lý đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học là thực hiện tốt các chức năng quản lý trong việc sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, thực hiện tốt các chức năng này là điều kiện quan trọng để việc sử dụng các phương pháp đạt hiệu quảcao, đúng định hướng dạy học ở cấđại học

1.4.2.2 Quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học

Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hình thành năng lực cho người học muốn có hiệu quả cao cần tiến hành quản lý tốt hoạt động này Để quản lý tốt nhất thiết phải thực hiện các chức năng quản lý trong quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực người học như kế hoạch, tổ chức, chỉđạo và kiểm tra, đánh giá trong thực hiện nội dung đổi mới phương pháp dạy học trong các nội dung: Thiết kế chuẩn đầu ra của môn học, học phần; Tổ chức dạy học theo hướng thực hiện tốt chuẩn đầu ra đã xác định.; hiết kế đánh giá và xác nhận năng lực người học Quá trình quản lý cần:

- Kế hoạch hóa hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực người học Để thực hiện tốt chức năng kế hoạch hóa cần: Nắm chắc tình hình thực trạng của nhà trường (thông tin nội bộ) bao gồm: Tình hình đội ngũ, năng lực giảng viên; năng lực cán bộ quản lý (số lượng, chất lượng, đặc điểm, năng lực quản lý…); các điều kiện nội và ngoại lực (có sở vật chất, các chủ trương, chính sách, các văn bản, chỉ thị của cấp trên…) Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Từ đó xác định chuẩn đầu ra môn học, học phần phù hợp và tổ chức dạy học theo hướng thực hiện tốt chuẩn đầu ra đã xác định, thiết kế đánh giá và xác nhận năng lực người học Ngoài việc cần xác định được các nguồn lực cần thiết, dự trù về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực, phân công cá nhân phụ trách… cùng với các mốc thời gian mở đầu, tiến trình và kết thúc các công việc, nhiệm vụ cụ thể đó

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã xác định: Đây là việc quản lý việc sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và các nguồn lực khác) và môi trường thực hiện (hình thức tổ chức, địa điểm, thời gian ) cho hoạt động xây dựng chuẩn đầu ra Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm: Hướng dẫn,chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra Tổ chức các hoạt động dạy học để đạt chuẩn đầu ra Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng; tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm xây dựng chuẩn đầu ra và dạy học theo chuẩn đầu ra

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực người học Đây là khâu tiếp theo trong chu trình quản lý, cán bộ quản lý giáo dục phải lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động dạy học gắn với thực hiện chuẩn đầu ra đã xác định Trong hoạt động chỉ đạo thực hiện cần tập trung thực hiện một số vấn đề sau đây: Xây dựng tổ chức, cơ chế và phân công nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Hướng dẫn, chỉ đạo cách thức xây dựng và tổ chức dạy học theo hướng hình thành năng lực của người học Đôn đốc, giám sát, phát hiện và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch Hỗ trợ các điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần, môi trường cho việc dạy học theo hướng hình thành năng lực người học.

- Kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực của người học Thực hiện chức năng này được thể hiện trên các nội dung sau: Xây dựng quy trình, hình thức, phương pháp, tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học hình thành năng lực người học Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá việc thực hiện kế hoạch Phát hiện những lệch lạc, sai sót trong quá trình hiện thực kế hoạch và đề xuất các điều chỉnh cho sát với tình hình thực tế Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm về quản lý dạy học theo hướng hình thành năng lực người học

1.4.2.3 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học bao gồm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, xử lý nội dung dạy học Ứng dụng có hiệu quả các phần mềm dạy học Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tự học của sinh viên, giúp họ tự tìm kiếm tri thức mình cần và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá hoạt động nhận thức của người học Đối với hoạt động này công tác quản lý cần:

- Kế hoạch hóa hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học Để thực hiện tốt chức năng kế hoạch hóa cần: Nắm chắc tình hình thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường bao gồm: Tình hình đội ngũ, trình độ công nghệ thông tin của giảng viên; năng lực cán bộ quản lý (số lượng, chất lượng, đặc điểm, năng lực quản lý…); các điều kiện nội và ngoại lực (cơ sở vật chất công nghệ thông tin, các chủ trương, chính sách, các văn bản, chỉ thị của cấp trên nhà trường về ứng dụng công nghệ thông tin…); thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học Từ đó, xác định mục tiêu, nội dung ứng dụng công nghệ thông tin; xác định tiêu chí đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học Đồng thời, xác định được các nguồn lực cần thiết, dự trù về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực, phân công cá nhân phụ trách… để thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học

Các y ế u t ố ảnh hưởng đế n qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọc đạ i h ọ c

1.5.1 Các y ếu tố khách quan

- Chủ trương, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay Đảng, Nhà nước xác định chủ trương quan điểm chỉ đạo đổi mới GD&ĐT là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân với mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân Đối với giáo dục đại học tập trung phát triển trí tuệ, hình thành phẩm chất, năng lực nghề nghiệp cho công dân; Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, học tập suốt đời.Những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu giáo dục trên đây tác động đến toàn bộ quá trình giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học.

Những chủ trương, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các khâu, các bước, cũng như toàn bộ quá trình đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp dạy học trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học Đồng thời, đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của cán bộ quản lý, giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.

- Yêu cầu đổi mới dạy học ở các trường đại học hiện nay

Mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo Nghị quyết số -NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng xác định “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” đối với cấp học đại học xác định “tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.

Vì vậy, quản lý đổi mới phương pháp dạy học cần căn cứ vào thời lượng, tiến trình, tổ chức dạy học môn học nhằm thực hiện được mục tiêu dạy học mà quan điểm của Đảng đã chỉ ra Để thực hiện được mục tiêu trên đây đòi hỏi đổi mới phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý và nhận thức của lứa tuổi sinh viên và phải cụ thể hóa thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học môn học, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể chỉ đạo đổi mới đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao nhất theo hướng phát huy tính tích cực, sang tạo của người học trong quá trình dạy học

- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo và chế độ, chính sách cho đổi mới phương pháp dạy học Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho dạy học như: giáo trình, sách tham khảo, phòng học, thư viện, các phương tiện, thiết bị dạy học khác có ảnh hưởng tới hoạt động quản lý Nếu điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học sẽ làm cho hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên diễn ra thuận lợi hơn và mamg lại hiệu quả Nếu phương tiện kỹ thuật thiếu, không đồng bộ, chất lượng kém sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới đổi mới phương pháp dạy học, làm cho các chủ thể giảng dạy và quản lý khó phát huy hết vai trò của mình trong thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung đổi mới phương pháp dạy học.

Bên cạnh đó, cơ chế và chính sách đãi ngộ đối với công tác đổi mới phương pháp dạy học cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Trong đó, sự động viên, tạo điều kiện của lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường là động lực cho giảng viên tham gia tích cực hoạt động đổi mới phương pháp dạy học với tinh thần trách nhiệm cao, từ đó đem lại hiệu quả cao trong đổi mới phương pháp dạy học

1.5.2 Các y ếu tố chủ quan

- Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên

Trong hoạt động đổi mới phương pháp và quản lý đổi mới phương pháp dạy học kết quả bồi dưỡng cao hay thấp, thực chất hay chỉ hình thức chiếu lệ phụ thuộc khá lớn vào nhận thức của các đối tượng nhất là cán bộ quản lý, giáo viên vầ sự cần thiết cần phải đổi mới và quản lý đổi phương phương pháp dạy học Nếu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp có nhận thức tốt thì sẽ đề cao trách nhiệm trong xây dựng kế hoạch, trong tổ chức chỉ đạo thực hiện cũng như kiểm tra đánh giá kết quả, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Bên cạnh đó, nếu đội ngũ giảng viên nhận thức tốt sẽ phát huy cao vai trò trách nhiệm của mình khi thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học cũng như nỗ lực, cố gắng tự tìm tòi các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng Ngược lại nếu các đối tượng cán bộ quản lý, giảng viên nhận thức không tốt thì chắc chắn chất lượng hiệu quả quản lý đổi mới phương pháp dạy học cũng như kết quả đổi mới phương pháp dạy học sẽ không đạt được yêu cầu đề ra.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý

Trong quá trình thực hiện quản lý đổi mới phương pháp dạy học chất lượng, hiệu quả của quản lý cũng phụ thuộc vào năng lực thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp Nếu đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực cao trong thực hiện các chức năng quản lý thì các chức năng đó được thực hiện thông suốt, có chất lượng qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý Nếu đội ngũ cán bộ quản lý năng lực thực hiện các chức năng quản lý không cao thì chắc chắn chất lượng quản lý cũng như hoạt động đổi mới phương pháp dạy học sẽ không được như yêu cầu đề ra Trong hệ thống đội ngũ cán bộ quản lý thì Hiệu trưởng của nhà trường có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý trường cũng như quản lý đổi mới phương pháp dạy học Vì vậy, đòi hỏi Hiệu trưởng không những phải có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng mà còn phải có năng lực và phong cách quản lý tốt trong đó có chỉ đạo, điều hành hoạt động đổi mới phương pháp dạy học cho toàn trường

- Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên

Chất lượng giảng viên các trường đại học là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học Năng lực, phẩm chất tốt đẹp của giáo viên thể hiện qua việc có nhận thức, trình độ, có năng lực sư phạm, tình cảm yêu mến sinh viên, yêu nghề, mẫu mực, ham học học, sáng tạo, ý chí nỗ lực khắc phục khó khăn… là những yếu tốt thuận lợi cho quá trình tiếp thu cái mới, tiếp cận nhanh với yêu cầu mới, hình thành kỹ xảo, kỹ năng nhanh chóng… Ngược lại, những giảng viên chưa được đào tạo chính quy, trình độ năng lực hạn chế sẽ khó khăn hơn trong việc cập nhật những kiến thức mới về chuyên môn nhất là chuyên môn sâu, ngại, lười, thụ động khi tham gia các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, thậm chí có giáo viên trốn tránh, khiếu kiện, thắc mắc không có căn cứ, không có tính chất xây dựng trong quá trình thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.

TIỂU KẾTChương 1 Đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường Để giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chương 1 luận văn đã luận giải những vấn đề lý luận về đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học; đã phân tích các khái niệm cơ bản như: đổi mới phương pháp dạy học, quản lý đổi mới phương pháp dạy học xác định nội dung đổi mới phương pháp dạy học và nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận nội dung quản lý gồm: Quản lý mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học đại học; Quản lý nội dung đổi mới phương pháp dạy học và quản lý các điều kiện đổi mới phương pháp dạy học

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học chịu sự tác động tích cực và tiêu cực của các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học; đòi hỏi các chủ thể quản lý phải nắm chắc những thuận lợi, khó khăn để có biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả Đây là những cơ sở lý luận rất quan trọng định hướng cho việc nghiên cứu khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 2

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở HỌC

VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ

Khái quát v ề H ọ c vi ệ n Ph ậ t giáo Vi ệ t Nam t ạ i thành ph ố H ồ Chí Minh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri ển

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM là trường đại học Phật giáo đầu tiên đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ Phật học cho Tăng, Ni, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh Quá trình phát triển của HVPGVN tại TP.HCM có thể được tóm tắt qua các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1 (1983-1997): Kế thừa Đại học Vạn Hạnh (1964-1975), trường Đại học tổng hợp đào tạo đa ngành khoa học và nhiều thành phần xã hội, HVPGVN tại TP.HCM được khai sinh với tên gọi là Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, do UBND TP.HCM cấp giấy phép hoạt động số 160/QĐ-UB ngày 17/10/1983 HVPGVN tại TP.HCM đào tạo chuyên ngành Phật học cho Tăng, Ni sinh, tuyển sinh 4 năm một lần với số lượng Tăng, Ni sinh giới hạn Quan hệ hợp tác chủ yếu của HVPGVN tại TP.HCM trong giai đoạn này là liên kết giáo sư và giảng viên với các trường đại học Tổng hợp TP.HCM, đại học Sư Phạm về một số môn học được các bên quan tâm Nhiều cựu Tăng, Ni sinh khoá I, khoá II, khóa III của HVPGVN tại TP.HCM hiện là trong Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các ban ngành trung ương và các Ban trị sự GHPGVN trên toàn quốc.

Giai đoạn 2 (1997-2005): Từ năm 1997, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam tại TP.HCM chính thức đổi tên thành “Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.” Trong giai đoạn này, HVPGVN tại TP.HCM đào tạo được 2 khoá Cử nhân Phật học Quan hệ ngoại giao quốc tế và quốc nội của HVPGVN tại TP.HCM ngày càng đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và đào tạo ở quy mô của một trường Đại học Phật giáo.

Giai đoạn 3 (2005-2009): Kể từ niên học 2006 của khoá VI trở đi, HVPGVN tại TP.HCM thay đổi chương trình học niên chế thành tín chỉ (course-credit/ unit) theo hệ thống giáo dục tiên tiến và phổ quát trên thế giới.

Bắt đầu từ khóa IV, từ năm 2005, HVPGVN tại TP.HCM tuyển sinh 2 năm một lần Đến năm 2017, tuyển sinh mỗi năm một lần Khóa VII (2007-2011) có sinh viên đời học chính quy, cùng với Tăng, Ni sinh Từ năm 2009, HVPGVN tại TP.HCM mở cử nhân Phật học hệ đào tạo từ xa, hai năm một lần Từ năm 2012, HVPGVN tại

TP.HCM lần đầu tiên đào tạo Thạc sĩ Phật học Đến năm 2019 chính thức được phép đào tạo Tiến sĩ Phật học Năm 2016, cơ sở 2 tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM với diện tích 23,8 ha được khánh thành giai đoạn I, HVPGVN tại TP.HCM tổ chức tu học nội trú bắt buộc cho 750-850 Tăng, Ni sinh mỗi năm Sau mỗi khoá, số lượng sinh viên và học viên ghi danh thi tuyển sinh và theo học ngày càng nhiều Hiện tại, HVPGVN tại TP.HCM là trung tâm thu hút các học giả và các nhà nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới.

2.1.2 Ho ạt động giáo dục và đào tạo Đến 2020, HVPGVN tại TP.HCM đã và đang đào tạo 15 khoá cử nhân, có 4720/12,785 sinh viên hệ chính quy và 1404/3060 sinh viên hệ ĐTTX đã tốt nghiệp cử nhân, số còn lại đang bổ túc các tín chỉ còn lại để hoàn tất chương trình cử nhân.

Khóa I (1984-1988) có 53/60 SV tốt nghiệp.

Khóa II (1988-1992) có 100/101 SV tốt nghiệp.

Khóa III (1993-1997) có 239/258 SV tốt nghiệp.

Khóa IV (1997-2001) có 283/295 SV tốt nghiệp.

Khóa V (2001-2005) có 343/350 SV tốt nghiệp.

Khóa VI (2005-2009) có 454/638 SV tốt nghiệp.

Khóa VII (2007-2011) có 810/1018 SV tốt nghiệp.

Khóa VIII (2009-2013) có 500/529 SV chính quy và 162/327 SV ĐTTX tốt nghiệp.

Khóa IX (2011-2015) có 553/577 SV chính quy và 161/175 SV ĐTTX tốt nghiệp.

Khóa X (2013-2017) có 405/602 SV chính quy và 162/232 SV ĐTTX tốt nghiệp.

Khóa XI (2015-2019) có 385/510 SV chính quy và và 217/493 SV ĐTTX tốt nghiệp.

Khóa XII (2017-2020) có 504/638 SV chính quy và 540 SV ĐTTX đang học. Khóa XIII (2018-2021) có 272 SV đang học

Khóa XIV (2019-2023) có 404 SV chính quy và 568 SV ĐTTX đang học

Khóa XV (2020-2024) có 501 SV đang học.

HVPGVN tại TP.HCM đang đào tạo nội trú hệ cao đẳng Phật học cho 77 SV (năm 2019) và 53 SV (năm 2020) Từ năm 2018, Học viện đã ký kết đào tạo cao đẳng liên thông với 03 Trường Trung cấp Phật học: Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang và Cần Thơ.

HVPGVN tại TP.HCM đào tạo thí điểm khóa Thạc sĩ Phật học (2012-2017) có 22/50 học viên tốt nghiệp; khóa 2017-2019 có 58/171 học viên tốt nghiệp; khóa 2018-

2020 có 35/48 chuẩn bị tốt ng hiệp và khóa 2019-2021 có 54 học viên đang học Năm

2019 đến nay, HVPGVN tại TP.HCM chính thức đào tạo Tiến sĩ Phật học.

Hiện nay, HVPGVN tại TP.HCM là trường đại học đầu tiên trong Phật giáo có

13 khoa Nỗ lực của HVPGVN tại TP.HCM là nhằm xây dựng và phát huy truyền thống đào tạo các thế hệ Tăng, Ni tài cho Phật giáo Việt Nam, đáp ứng các nhu cầu Phật sự, giải quyết các vấn nạn của thời đại Hằng trăm sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp HVPGVN tại TP.HCM đã du học nhiều nước, tốt nghiệp Thạc sĩ, Phó tiến sĩ và Tiến sĩ của nhiều Khoa và chuyên ngành khác nhau.

Khái quát v ề kh ả o sát th ự c tr ạ ng

Khảo sát thực trạng đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp đạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, xác định nguyên nhân của các điểm mạnh, điểm yếu Từđó, làm cơ sởđểđề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp đạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp đạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Khảo sát thực trạng quản lý đổi mới phương pháp đạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.3 Đối tượng khảo sát Đề tài khảo sát cán bộ quảnlý, giảng viên và sinh viên đang tham gia giảng dạy và học tập ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, được thể hiện cụ thể ở Bảng sau:

Bảng 2.1 Đối tượng khảo sát

TT Đối tượng khảo sát Sốlượng Ghi chú

1 Cán bộ quản lý giáo dục 9 Ban Giám đốc: 4; Cán bộ quản lý của các khoa: 5

- Khảo sát bằng điều tra giáo dục:

+ Khảo sát bằng phiếu điều tra (Bảng hỏi), bảng hỏi được thiết kế theo 2 nhóm đối tượng là: Cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên Các bước điều tra bằng bảng hỏi thực hiện như sau:

Bước 1: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành thiết kế bảng hỏi gồm hệ thống các câu hỏi liên quan đến hoạt động đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp đạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bước 2: Tiến hành phát phiếu trực tiếp đến các nhóm đối tượng khảo sát

Bước 3: Tiến hành xử lý thông tin phiếu điều tra thu được, sau đó phân tích đánh giá dữ liệu thực trạng

- Khảo sát bằng nghiên cứu sản phẩm hoạt động:

Nghiên cứu các văn bản, báo cáo, các kế hoạch, hồsơ lưu trữ…có liên quan đến hoạt động đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp đạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Khảo sát bằng phỏng vấn sâu:

Trò chuyện, trao đổi với giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo để nắm thông tin về quản lý đổi mới phương pháp đạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.5 Cách th ức xử lý số liệu

Các dữ liệu được thu thập sau khi khảo sát tại các trường sẽ được tác giả làm sạch dữ liệu thô trên phần mềm Excel, sau đó nhập dữ liệu sạch vào xử lý bằng phần mềm SPSS Statistics 20.0, trong đó các đại lượng thống kê cơ bản được sử dụng gồm tần suất, tỷ lệ phần trăm (%), điểm trung bình cộng (TBC), độ lệch chuẩn (ĐLC) và xếp hạng (XH) cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Phiếu khảo sát được tác giả sử dụng theo thang đo Likert với 5 mức độ được quy ước ở bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.2 Bảng quy ước thang đo Likert

Không quan trọng Ít quan trọng

Thực hiện Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt Ảnh hưởng

Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng Điểm 1 2 3 4 5 Điểm đánh giá

Th ự c tr ạng đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n ph ậ t giáo Vi ệ t Nam tai thành ph ố H ồ Chí Minh

2.3.1 Th ực trạng nhận thức vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Để khảo sát nhận thức về vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam, tác giả sử dụng câu hỏi “Đánh giá về vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học” để khảo sát đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên Sau khi khảo sát, tác giả thu thập tổng hợp và tiến hành xử lý số liệu kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.3 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học

1 Đổi mới phương pháp dạy học đại học là khâu then chốt trong thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng

2 Đổi mới phương pháp dạy học đại học nhằm tăng cường sử dụng các thiết bị kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin vào quá trình dạy học

3 Đổi mới phương pháp dạy học đại học nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên

Bảng 2.4 Đánh giá của sinh viên về vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học

Mức độ quan trọng (N%0) ĐLC ĐTB XH

1 Đổi mới phương pháp dạy học đại học là khâu then chốt trong thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng

2 Đổi mới phương pháp dạy học đại học nhằm tăng cường sử dụng các thiết bị kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin vào quá trình dạy học

3 Đổi mới phương pháp dạy học đại học nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kết quả cụ thể trên cho thấy:

- Về các vị trí, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học: Đối với vai trò “Đổi mới phương pháp dạy học đại học nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.” nhận được lựa chọn mức độ quan trọng cao nhất của cán bộ, giảng viên và sinh viên với điểm trung bình của cán bộ, giáo viên là 4,52 và của sinh viên là 4,15 điểm, đều xếp ở mức tốt trong thang bảng đánh giá Tiếp theo là vai trò “Đổi mới phương pháp dạy học đại học nhằm tăng cường sử dụng các thiết bị kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin vào quá trình dạy học” được đa số cán bộ, giảng viên và sinh viên đánh giá từ quan trọng đến rất quan trọng với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 4,39 và của sinh viên là 3,97 điểm, đều xếp ở mức tốt trong thang bảng đánh giá Xếp thứ ba là vai trò “Đổi mới phương pháp dạy học đại học là khâu then chốt trong thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng” cũng được đa số cán bộ, giảng viên và sinh viên đánh giá từ quan trọng đến rất quan trọng nhưng có tỷ lệ đánh giá không quan trọng cao hơn, điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 4,26 và của sinh viên là 3,78 điểm, cũng xếp ở mức khá trong thang bảng đánh giá.

- Về nhận thức của các đối tượng khảo sát: Cơ bản có sự thống nhất khá cao giữa cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên, điều đó cho thấy tính dân chủ, tập thể trong nhà trường, các thông tin vềđổi mới phương pháp dạy học được đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên tiếp nhận khá đầy đủ, có thái độ tích cực với hoạt động dạy học… Tuy nhiên, một số vai trò có sự phân tán trong đánh giá, phản ánh thực tế ở trường hiện nay, đó là sựđa dạng về chất lượng đội ngũ; nhu cầu học tập môn học của sinh viên cho phát triển nghề nghiệp, năng lực của từng cá nhân là khác nhau

2.3.2 Th ực trạng thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học ở Học vi ện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Để khảo sát việc thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam, tác giả sử dụng câu hỏi “Đánh giá về thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học” để khảo sát đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam Sau khi khảo sát, tác giả thu thập tổng hợp và tiến hành xử lý số liệu kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.5 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về chất lượng thực hiện mục tiêu dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh

1 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành năng lực cho người học

2 Đổi mới phương pháp dạy học C2_2 35 7 5 4 3 1.228 4.24 3

5 (%) nhằm hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học

3 Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Bảng 2.6 Đánh giá của sinh viên về chất lượng thực hiện mục tiêu dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh

Mức độ quan trọng (N%0) ĐLC ĐTB XH

1 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành năng lực cho người học

2 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học

Mức độ quan trọng (N%0) ĐLC ĐTB XH

5 (%) thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Từ kết quả khảo sát trên, tác giả nhận thấy:

- Đa số cánbộ, giảng viên và sinh viên đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học ở mức khá Trong đó, thực hiện tốt nhất là mục tiêu “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành năng lực cho người học” với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 4,31 điểm và điểm của sinh viên là 4.09 điểm, xếp ở mức tốt Tiếp đến là mục tiêu “Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học” với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 4,28 điểm và điểm của sinh viên là 3.84 điểm, xếp ở mức tốt Mục tiêu được cả cán bộ, giảng viên và sinh viên đánh giá mức thực hiện thấp nhất là “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học” với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 4,24 điểm và điểm của sinh viên là 3.65 điểm, xếp ở mức khátrong thang đánh giá

- Về nhận thức của các đối tượng khảo sát: Cơ bản có sự thống nhất khá cao về cách đánh giá giữa cán bộ, giảng viên và sinh viên điều đó cho thấy tính dân chủ, tập thể trong nhà trường, các thông tin về mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học được đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên tiếp nhận khá đầy đủ, có thái độ tích cực với hoạt động đổi mới phương pháp dạy học… Tuy nhiên, một số mục tiêu có sựphân tán trong đánh giá, phản ánh thực tếởtrường hiện nay, đó là sựđa dạng về chất lượng đội ngũ; nhu cầu học tập môn học của sinh viên cho phát triển nghề nghiệp, năng lực của từng cá nhân là khác nhau

Như vậy, kết quả khảo sát trên kết hợp với nghiên cứu các sản phẩm hoạt động, phỏng vấn sâu nhận thấy: Ở Học viện Phật giáo Việt Nam việc thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học cơ bản ở mức khá Vì vậy, đa số cán bộ, giảng viên và sinh viên đều thống nhất về cách đánh giá và đánh giá chất lượng thực hiện các mục tiêu ở mức khá

2.3.3 Th ực trạng thực hiện nội dung đổi mới phương pháp dạy học ở Học vi ện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

2.3.3.1 Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học

Tác giả sử dụng câu hỏi “Đánh giá về chất lượng đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học” để khảo sát đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam về chất lượng đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học Sau khi khảo sát, tác giả tổng hợp và tiến hành xử lý số liệu kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.7 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học

Tích cực hóa phương pháp thuyết trình bằng việc sử dụng các kỹ thuật dạy học

Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học

Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Bảng 2.8 Đánh giá của sinh viên về đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học

Mức độ quan trọng (N%0) ĐLC ĐTB XH

Tích cực hóa phương pháp thuyết trình bằng việc sử dụng các kỹ thuật dạy học

Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học

Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Từ kết quả khảo sát trên, tác giả nhận thấy:

- Đa số cán bộ, giảng viên và sinh viên đánh giá chất lượng đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học ở mức khá đến tốt Trong đó, thực hiện tốt nhất là nội dung “Tích cực hóa phương pháp thuyết trình bằng việc sử dụng các kỹ thuật dạy học” với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 4,33 điểm xếp pr mức tốt và điểm của sinh viên là 4,14 điểm xếp ở mức khá nhưng tiệm cận dần đến tốt Tiếp đến là nội dung “Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học” với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 3.94 điểm và điểm của sinh viên là 3.97 điểm xếp ở mức khátrong thang đánh giá Nội dung được cả cán bộ, giảng viên và sinh viên đánh giá mức thực hiện thấp nhất là “Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học.” với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 3,93 điểm và điểm của sinh viên là 3,66 điểm, xếp ở mức khá trong thang đánh giá

- Về nhận thức của các đối tượng khảo sát: Cơ bản có sự thống nhất khá cao về cách đánh giá giữa cán bộ, giảng viên và sinh viên điều đó cho thấy các thông tin vềđổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học được đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên tiếp nhận khá đầy đủ, có tính thống nhất cao… Tuy nhiên, một số nội dung có sự phân tán trong đánh giá, phản ánh thực tế ở trường có sự đa dạng về chất lượng đội ngũ, nhận thức về chất lượng đổi mới phương pháp dạy học chưa thực sự thống nhất

Như vậy, kết quả khảo sát trên kết hợp với nghiên cứu các sản phẩm hoạt động, phỏng vấn sâu đội ngũ cán bộ, giảng viên nhận thấy: Ở Học vện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh việc đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học cơ bản ở mức khá

2.3.3.2 Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học

Tác giả sử dụng câu hỏi “Đánh giá về chất lượng đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học” để khảo sát đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam về chất lượng đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học Sau khi khảo sát, tác giả tổng hợp và tiến hành xử lý số liệu kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.9 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học

Thiết kế chuẩn đầu ra của môn học, học phần một cách chính xác theo yêu

Về tổ chức dạy học theo hướng thực hiện tốt chuẩn đầu ra đã xác định

Thiết kế đánh giá và xác nhận năng lực người học

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Bảng 2.10 Đánh giá của sinh viên về đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học

Mức độ quan trọng (N%0) ĐLC ĐTB XH

Thiết kế chuẩn đầu ra của môn học, học phần một cách chính xác theo yêu cầu

Về tổ chức dạy học theo hướng thực hiện

Mức độ quan trọng (N%0) ĐLC ĐTB XH

5 (%) tốt chuẩn đầu ra đã xác định

Thiết kế đánh giá và xác nhận năng lực người học

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Từ kết quả khảo sát trên, tác giả nhận thấy:

- Đa số cán bộ, giảng viên và sinh viên đánh giá chất lượng đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học được thực hiện ở mức khá Trong đó, thực hiện tốt nhất là nội dung “Thiết kế chuẩn đầu ra của môn học, học phần một cách chính xác theo yêu cầu” với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 3.93 điểm và điểm của sinh viên là 3.99 điểm xếp ở mức khá trong thang đánh giá Tiếp đến là nội dung “Về tổ chức dạy học theo hướng thực hiện tốt chuẩn đầu ra đã xác định” với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 3.83 điểm và điểm của sinh viên là 3.80 điểm xếp ở mức khá trong thang đánh giá Nội dung được cả cán bộ, giảng viên và sinh viên đánh giá mứcthực hiện thấp nhất là “Thiết kế đánh giá và xác nhận năng lực người học” với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 3,41 điểm và điểm của sinh viên là 3,56 điểm, cũng xếp ở mức khá trong thang đánh giá.

Qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n ph ậ t giáo Vi ệ t Nam tai thành

2.4.1 Th ực trạng nhận thức của cán bộ, giảng viên của quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Để khảo sát nhận thức của cán bộ, giảng viên về quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng câu hỏi

“Đánh giá về tầm quan trọng của quản lý đổi mới phương pháp dạy học” để khảo sát đội ngũ cán bộ, giảng viên Sau khi khảo sát, tác giả thu thập tổng hợp và tiến hành xử lý số liệu kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.15 Đánh giá của cán bộ, giảng viên về tầm quan trọng của quản lý đổi mới phương pháp dạy học

TT Tầm quan trọng Mã

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học góp phần đề cao ý thức, trách nhiệm của của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong đổi mới phương pháp dạy học

TT Tầm quan trọng Mã

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học giúp nhà quản lý đánh giá chính xác kết quả đổi mới phương pháp dạy học, làm cơ sởđiều chỉnh cách thức, biện pháp thực hiện

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kết quả cụ thể trên cho thấy: Đa số cán bộ, giảng viên ở Học viện Phật giáo

Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đánh giá quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở mức quan trọng Trong đó, nội dung “Quản lý đổi mới phương pháp dạy học giúp nhà quản lý đánh giá chính xác kết quả đổi mới phương pháp dạy học, làm cơ sở điều chỉnh cách thức, biện pháp thực hiện” được đa số cán bộ, giảng viên đánh giá ở mức rất quan trọng, với điểm trung bình chung là 4,28 điểm, xếp ở mức tốt trong thang bảng đánh giá Tiếp theo là nội dung “Quản lý đổi mới phương pháp dạy học góp phần đề cao ý thức, trách nhiệm của của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong đổi mới phương pháp dạy học” và nội dung “Quản lý đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học” được đa số cán bộ, giảng viên đánh giá ở mức quan trọng, với điểm trung bình chung là 4,17 điểm, xếp ở mức tốt trong thang bảng đánh giá

Như vậy, đa số cán bộ, giảng viên đều thống nhất cách đánh giá về tầm quan trọng của quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở mức quan trong đến rất quan trọng Tuy nhiên, nội dung “Quản lý đổi mới phương pháp dạy học góp phần đề cao ý thức, trách nhiệm của của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong đổi mới phương pháp dạy học” có 7.4% cán bộ, giảng viên đánh giá ở mức không quan trọng

2.4.2 Th ực trạng quản lý thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Để khảo sát việc quản lý thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam, tác giả sử dụng câu hỏi “Đánh giá về quản lý thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học” để khảo sát đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam Sau khi khảo sát, tác giả thu thập tổng hợp và tiến hành xử lý số liệu kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.16 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về chất lượng quản lý thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành năng lực cho người học

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Từ kết quả khảo sát trên, tác giả nhận thấy:

- Đa số cán bộ, giảng viên đánh giá việc quản lýthực hiện các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học ở mức khá Trong đó, thực hiện tốt nhất là quản lý thực hiện mục tiêu “Quản lý đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành năng lực cho người học” với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 4,31 điểm, xếp ở mức tốt Tiếp đến là quản lý thực hiện mục tiêu “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học” với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 4,17 điểm, xếp ở mức khá Cán bộ, giảng viên đánh giá mức thấp nhất với việc quản lý thực hiện mục tiêu “Quản lý đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học” với điểm trung bình của cán bộ, giảng viên là 3.98 điểm, xếp ở mức khá trong thang đánh giá.

Như vậy, kết quả khảo sát trên kết hợp với nghiên cứu các sản phẩm hoạt động, phỏng vấn sâu thì Học viện Phật giáo Việt Nam việc quản lý thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học được đa số cán bộ, giảng viên đánh giá chất lượng thực hiện các khá với phổ điểm trung bình tương đối cao Tuy nhiên, việc quản lý một số mục tiêu còn có sự đánh giá khá phân tán, đặc biệt có 7.4% cán bộ, giảng viên đánh giá quản lý mục tiêu 2 và mục tiêu 3 ở kém

2.4.3 Th ực trạng quản lý thực hiện nội dung đổi mới phương pháp dạy học ở

H ọc viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

2.4.3.1 Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học là khâu rất quan trọng của hoạt động quản lý Tác giả tìm hiểu về việc thực hiện nội dung quản lý này thông qua nghiên cứu các hồ sơ, văn bản ở Học viện và phỏng vấn sâu đội ngũ cán bộ, giảng viên Đồng thời, tiến hành khảo sát cán bộ, giảng viên bằng câu hỏi “Đánh giá chất lượng quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học”, kết quả khảo sát được thể hiện qua Bảng như sau:

Bảng 2.17 Đánh giá của cán bộ, giảng viên về quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học

Kế hoạch hóa hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng

Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học

Kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Thông qua kết quả nghiên cứu trên việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh có các ưu, khuyết điểm sau:

- Đánh giá tổng thể việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học ở Học viện các nội dung đều đạt mức khá Quá trình xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học đều chú trọng nghiên cứu thực trạng trình độ chuyên môn đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất thiết bị dạy học hiện có của nhà trường và các nội dung liên quan khác đểcó hướng xây dựng nội dung cụ thể; xác định tương đối rõ mục tiêu, nội dung đổi mới phương pháp dạy học phù hợp; trong kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học học viện cũng chú trọng và xác định cách thức và phương pháp thực hiện sát thực tế… nên nội dung “Kế hoạch hóa hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học” cán bộ, giảng viên đánh giá chất lượng thực hiện ở mức cao nhất, với điểm trung bình là 4.04 điểm, xếp mức khá trong thang đánh giá. Tiếp đến là nội dung “Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học” và “Kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học” cũng được cán bộ, giảng viên đánh giá chất lượng thực hiện tương đối bảo đảm, với điểm trung bình đánh giá lần lượt là 3.91 và 3.83 điểm, cũng xếp mức khá trong thang đánh giá

- Cán bộ, giảng viên đánh giá chất lượng thực hiện thấp nhất là nội dung “Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học” với điểm trung bình là 3.41 điểm mặc dù cũng cếp ở mức khá nhưng tỷ lệ đánh giá tốt thấp Đồng thời, hoạt động kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học chưa thường xuyên, có giai đoạn chưa được quan tâm đúng mức nên có 11.1% đánh giá nội dung này ở mức kém

2.4.3.2 Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học cũng là khâu quan trọng của hoạt động quản lý Tác giả tìm hiểu về việc thực hiện nội dung quản lý này thông qua nghiên cứu các hồsơ, văn bản ở Học viện và phỏng vấn sâu đội ngũ cán bộ, giảng viên Đồng thời, tiến hành khảo sát cán bộ, giảng viên bằng câu hỏi

“Đánh giá chất lượng quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học”, kết quả khảo sát được thể hiện qua Bảng như sau:

Bảng 2.18 Đánh giá của cán bộ, giảng viên về quản lý đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học

Kế hoạch hóa hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học

Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực cho người học

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực cho người học

Kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực cho người học

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

BI Ệ N PHÁP QU ẢN LÝ ĐỔ I M ỚI PHƯƠNG PHÁP DẠ Y H Ọ C Ở H Ọ C VI Ệ N PH Ậ T GIÁO VI Ệ T NAM T Ạ I THÀNH PH Ố H Ồ CHÍ MINH

Nguyên t ắc đề xu ấ t bi ệ n pháp

3.1.1 Nguyên t ắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc quản lý để nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay

Muốn vậy, mọi hoạt động tuyên truyền, vận động, xây dựng kế hoạch, tổ chức huy động, phối hợp thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộđều phải bảo đảm mục tiêu cao nhất của hoạt động giáo dục nghề nghiệp và bám sát theo hướng thực hiện tốt quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Đảng

3.1.2 Nguyên t ắc bảo đảm tính thực tiễn

Nguyên tắc này chỉ ra công tác quản lý để nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ phải dựa trên đặc điểm tình hình thực tiễn của các cơ sở giáo dục trung cấp phật học nhất là trình độ, năng lực chuyên môn nghề nghiệp của giáo viên, nhu cầu đòi hỏi của xã hội và tình hình thực tiễn của địa phương

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đòi hỏi phải tổng kết thực tiễn và từ thực tế quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ để đề xuất giải pháp phù hợp

3.1.3 Nguyên t ắc bảo đảm tính hệ thống

Tính hệ thống ở đây là các biện pháp đưa ra phải đưa trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học Đồng thời, các biện pháp có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trên cơ sở kế thừa toàn bộ các kết quả tích cực của quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường nhằm khắc phục hiệu quả các hạn chế, khuyết điểm góp phần nâng cao chất lượng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ

Do vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đưa ra phải xuất phát từ nghiên cứu, xem xát đánh giá thực trạng cả ưu điểm và hạn chế khuyết điểm và kế thừa toàn bộ kết quả quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ đã đạt được Các giải pháp phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau nhằm phát huy ưu điểm khắc phục các hạnchế khuyết điểm, trong đó, chủ yếu đi vào khắc phục các hạn chế khuyết điển đáp ứng các yêu cầuquản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ

3.1.4 Nguyên t ắc bảo đảm tính khả thi

Các biện pháp được đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng giáo viên, cán bộ quản lý và của từng trường, trên cơ sở hướng dẫn, tổ chức, bảo đảm của ngành giáo dục và tự bảo đảm của nhà trường

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao

3.1.5 Nguyên t ắc bảo đảm tính toàn diện

Tính toàn diện ở đây là các biện pháp đưa ra phải đảm bảo khắc phục được các hạn chế, phát huy được ưu điểm trên tất cả các các bộ phận của quy trình quản lý đổi mới phương pháp dạy học Đồng thời, các biện pháp có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất góp phần nâng cao chất lượng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ

Do vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đưa ra phải xuất phát từ nghiên cứu, xem xát đánh giá thực trạng cảưu điểm và hạn chế khuyết điểm và kế thừ toàn bộ kết quả quản lý đổi mới phương pháp dạy học ởcác trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ đã đạt được Các giải pháp phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau nhằm phát huy ưu điểm khắc phục được các hạn chế khuyết điểm, trong đó, chủ yếu đi vào khắc phục các hạn chế khuyết điển đáp ứng các yêu cầu quản lý đổi mới phương pháp dạy học ởcác trường trung cấp phật học khu vực miền Tây Nam bộ.

M ộ t s ố bi ệ n pháp qu ản lý đổ i m ới phương pháp dạ y h ọ c ở H ọ c vi ệ n Ph ậ t giáo

Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Nâng cao nh ận thức cho của giảng viên và sinh viên về vai trò, vị trí c ủa đổi mới phương pháp dạy học

3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp

Giúp đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của học viện đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay

Từ đó, cán bộ, giảng viên và sinh viên thấy rõ trách nhiệm, nỗ lực cố gắng vươn lên thực hiện các nội dung của đổi mới phương pháp dạy học

3.2.1.2 Nội dung của biện pháp

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh về vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đỏi mới phương pháp dạy học: Muốn đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao thì trước hết đội ngũ cán bộ quản lý các cấp cần nhận thức đúng đắn, rõ ràng, nhất quán về vai trò và tầm quan trọng của việc đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp dạy học Qua đó, thực hiện các chức năng quả lý trong đổi mới phương pháp dạy học với trách nhiệm cao hơn

- Nâng cao nhận thức của giảng viên tạo sự thay đổi trong nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp dạy học: Tạo sự thay đổi trong nhận thức của giảng viên để họ hiểu rằng một người giảng viên giỏi thì không chỉ dừng lại ở việc có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn cần phải có phương pháp dạy học hiệu quả phù hợp nên đòi hỏi họ cần tâm huyết với nghề, không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng bản thân về phương pháp dạy học

- Nâng cao nhận thức của sinh viên về đổi mới phương pháp dạy học Bởi vì, đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả thiết thực hay không phụ thuộc vào mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên khi sử dụng phương pháp dạy học Do đó, nếu sinh viên nhận thức tốt sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học qua đó chất lượng, hiệu quả dạy học sẽ được nâng lên với vai trò tham gia tích cực của người học

3.2.1.3 Cách thức thực hiện Để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp dạy học Ban Giám đốc Học viện cần được tiến hành đồng bộcác nội dung sau:

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên học tập quán triệt các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ, các chỉ thị của ngành, của Giáo hội về đổi mới phương pháp dạy học; về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên; những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạyhọc; trách nhiệm của giảng viên, sinh viên đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụđáp ứng công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, chủđộng, tích cực trong giáo dục;

- Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo củaĐảng, Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam về đổi mới phương pháp dạy học Cung cấp đầy đủ các tại liệu, giáo trình, giáo khoa liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học để cán bộ, giảng viên và sinh viên nghiên cứu tìm hiểu Qua đó, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên và sinh viên xác định nhiệm vụ và cách thức đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Chỉ đạo các khoa, cơ quan chức năng chủđộng tuyên truyền, tư vấn để cán bộ quản lý và giảng viên nhận thức được việc quản lý đổi mới phương pháp là rất cần thiết để đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao Đồng thời, quản lý đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, đây không chỉ là mục tiêu có tính cấp thiết, là chiến lược lâu dài và là điều kiện cơ bản để thực hiện nhiệm vụđổi mới sự nghiệp GD & ĐT;

- Ban hành các văn bản chỉ đạo về đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở học viện để cán bộ quản lý các trường nắm được các chủ trương, chính sách và tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học

- Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại học viện và tổ chức các cuộc thi về đổi mới phương dạy học trong học viện, qua đó tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viênhỏi kinh nghiệm lẫn nhau

- Tổ chức các buổi học tập, bồi dưỡng các chuyên đề về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như của Giáo hội liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học Trong các đợt học tập, tập huấn này bố trí các buổi thảo luận, trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học để đội ngũ cán bộ, giảng viên trao đổi học tập lẫn nhau

- Mời chuyên gia về phương pháp dạy học trao đổi với cán bộ, giảng viên nhà trường về vai trò, tầm quan trọng và phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở học viện, qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên

3.2.1.4 Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Cần có đầy đủ tài liệu (các văn bản luật, văn kiện đại hội của Đảng, Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; các chính sách của nhà nước, các văn bản của ngành giáo dục và đào tạo về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũgiảng viên học viện nói riêng)

- Cần có đội ngũ cốt cán, tuyên truyền viên được các chuyên gia, các nhà xã hội học bồi dưỡng, cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học

M ố i quan h ệ gi ữ a các bi ệ n pháp

Với 5 biện pháp mà tác giả đề xuất trên đây mỗi biện pháp đều có những mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành riêng Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh Vì vậy, muốn có hiệu quả cao, nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên

Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong 5 biện pháp đó, thì biện pháp thứ 2, biện pháp thứ 3, biện pháp thứ 4 và biện pháp thứ 5 đều là những biện pháp cơ bản quan trọng trong quản lý đổi mới phương pháp dạy học Biện pháp thứ nhất đóng vai trò là tiền đề động lực, kích thích để thực hiện các biện pháp còn lại Bởi vì, trong bất cứ vấn đề gì, nhận thức luôn là yếu tố đầu tiên nếu tất cả có nhận thức tốt thì khi triển khai thực hiện sẽ được dễ dàng và hiệu quả Các biện pháp đều có những vai trò quan trọng nhất định, chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Kh ả o nghi ệ m tính c ấ p thi ế t và kh ả thi c ủ a các bi ện pháp đã được đề xu ấ t

Nhằm bước đầu đánh giá khả năng thực thi của các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành làm khảo nghiệm ở một số đối tượng với một số điều kiện và trong một khoảng thời gian cho phép Mục đích của các khảo nghiệm là để bổ sung, điều chỉnh giúp hoàn chính hơn các biện pháp và tiến đến khẳng định tính thực thi của các biện pháp Trên cơ sở về sau khi có đủ điều kiện thuận lợi sẽ tiến hành thử nghiệm khoa học.

- Khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất.

- Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.

3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm Đề xuất các biện pháp và khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi, sau khi xem xét các điều kiện khả dĩ tôi quyết định chọn một số nội dung mang tính khái quát cao nhất và chọn 17 người cán bộ quản lý và 13 người là giảng viên trong học viện đang làm công tác quản lý giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí

Minh dễ tiến hành khảo nghiệm Tất cả những người tham gia khảo nghiệm đều có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy và thời gian công tác ở học viện từ 5 năm trở lên.

Các biện pháp được đánh giá theo 3 mức độ là: Rất cần thiết (RCT); cần thiết

(CT); không cần thiết (KCT) và mức độ khả thi là: Rất khả thi (RKT); khả thi (KT) không khả thi (KKT) cách tính điểm theo mỗi mức độ được thể hiện như sau:

Mức độ 1: Rất cần thiết/ rất khả thi 3 điểm

Mức độ 2: Cần thiết/ khả thi 2 điểm

Mức độ 3: Không cần thiết/ không khả thi 1 điểm

Tỉnh giá trị trung bình của các mức độ trên.

Cách tin xử lí số liệu về điểm trung bình như sau: Điểm số được quy đổi theo thang bậc 3 ứng với các mức độ, điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 3, chia đều thang đo làm 3 mức từ đó ta có thangđiểm

Bảng 3.1 Bảng thang điểm Điểm trung bình Mức độ cần thiết Mức độ khả thi

1,00 ≤ ≤ 1,67 Không cần thiết Không khả thi

2,30 < ≤ 3,00 Rất cần thiết Rất khả thi

Qua phiếu điều ra, kết quả được phản ánh ở bảng sau:

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp

TT Giải pháp Cần thiết Khả thi

Nâng cao nhận thức cho của giảng viên và sinh viên về vai trò, vị trí của đổi mới phương pháp dạy học

Trang bị các phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học

Tổ chức đánh giá và cải tiến các phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học

5 Nâng cấp các điều kiện vật chất và trang thiết bị dạy học 2,57 5 2,63 3

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5

Tính cần thiết Tính khả thi

Hình 3.2 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

Qua kết quả khảo nghiệm, phần lớn ý kiến cho rằng: 5 biện pháp được để xuất đều mang tính thực tiễn cao Điều này cho phép những biện pháp mà tác giả đề xuất có khả năng ứng dụng tốt vào thực tiễn quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện

Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo kết quả của phiếu điều tra cho thấy trong số các biện pháp đã được để xuất, biện pháp 1 là biện pháp cơ bản, quan trọng quyết định đến chất lượng quản lý đổi mới phương pháp dạy học Nếu làm tốt, nó là cơ sở, nền tảng cho các biện pháp

Trên cơ sở định hướng của lý luận của chương 1 và khảo sát thực trạng chương

2 Trong chương 3, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh Các biện pháp đó được đề xuất trên cơ sở các nguyên tắc: Tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính hệ thống và tính khả thi

Thông qua khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất cho thấy là phù hợp, có thể thực hiện được và đem lại hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản lý quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minhhiện nay

1 Kết luận Đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường Để giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn đã luận giải những vấn đề lý luận vềđổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học; đã phân tích các khái niệm cơ bản như: đổi mới phương pháp dạy học, quản lý đổi mới phương pháp dạy học xác định nội dung đổi mới phương pháp dạy học và nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận các nội dung gồm: Quản lý mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học đại học; Quản lý nội dung đổi mới phương pháp dạy học và quản lý các điều kiện đổi mới phương pháp dạy học

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học chịu sự tác động tích cực và tiêu cực của các yếu tố khách quan và chủ quan, đòi hỏi các chủ thể quản lý phải nắm chắc những thuận lợi, khó khăn để có biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả

Trên cơ sở lý luận đó, tác giả đã tiến hành khảo sát một số nội dung như: Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy: ở hầu hết các nội dung đều được đánh giá chất lượng thực hiện ở mức khá khá Tuy nhiên, trong các nội dung khảo sát, vẫn còn có nội dung chỉ đạt kết quảđánh giá ở mức trung bình với các hạn chế, khuyết điểm cả trong: Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học; trong tổ chức đổi mới phương pháp dạy học; trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và cả trong công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quảđổi mới phương pháp dạy học Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong các yếu tố ảnh hưởng thì yếu tố quyết định đến chất lượng hiệu quả quản lý đổi mới phương pháp dạy học là nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp còn cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng nhưng nếu nhận thức của cán bộ, giáo viên tốt thì có thể nỗ lực khắc phục được những khó khăn của yếu tố này

Trên cơ sở định hướng của lý luận vào kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lýđổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Nâng cao nhận thức cho của giảng viên và sinh viên về vai trò, vị trí của đổi mới phương pháp dạy học; Trang bị các phương pháp dạy học hình thành tính tích cực, sáng tạo cho người học; Tổ chức đánh giá và cải tiến các phương pháp dạy học hình thành năng lực cho người học; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạyhọc; Nâng cấp các điều kiện vật chất và trang thiết bị dạy học Các biện pháp đó được đề xuất trên cơ sở các nguyên tắc: Tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính hệ thống và tính khả thi Thông qua khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất cho thấy là phù hợp, có thể thực hiện được và đem lại hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản lý quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung cấp Phật học khu vực Miền Tây Nam bộ hiện nay

2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần tập hợp đội ngũ chuyên viên chuyên trách bồi dưỡng thường xuyên có trình độ chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ để giải quyết những thắc mắc của giáo viên các trường về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

- Đôn đốc, kiểm tra nghiêm túc hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các cơ sở giáo dục, trong đó có các trường thuộc Giáo hội phật giáo Việt Nam

2.2 Đối với Giáo hội phật giáo Việt Nam

Ngày đăng: 02/04/2024, 13:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w