1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá của người tham gia lưu thông bằng xe buýt về hệ thống xe buýt công cộng tại thành phố hồ chí minh (điển cứu trạm xe buýt bến thành, quận 1, thành phố hồ chí minh)

65 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 592,97 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI THAM GIA LƯU THÔNG BẰNG XE BUÝT VỀ HỆ THỐNG XE BUÝT CÔNG CỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐIỀN CỨU: TRẠM XE BUÝT BẾN THÀNH, QUẬN 1, TP.HCM S

Trang 1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI THAM GIA LƯU THÔNG BẰNG XE BUÝT VỀ HỆ THỐNG XE BUÝT CÔNG CỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (ĐIỀN

CỨU: TRẠM XE BUÝT BẾN THÀNH, QUẬN 1, TP.HCM)

Sinh viên thực hiện:

Chủ nhiệm: Đỗ Trinh Trong

Thành viên: Đặng Thị Phương

Trần Thắng Biện Xuân Trường Huỳnh Yến Vi

Giáo viên hướng dẫn:

ThS Phạm Thị Thu – GV Khoa Công Tác Xã Hội – ĐH KHXH&NV

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô giáo

khoa Công tác Xã hội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM đã tận

tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức về chuyên ngành cho nhóm, đặc biệt là cô

Ths.Phạm Thị Thu người đã luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để

nhóm nhóm có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này một cách tốt nhất

Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Nghiên cứu khoa học trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã hỗ trợ nhóm rất nhiều mặt về kiến thức

chuyên môn cũng như kinh phí để nhóm có thể thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

này

Cuối cùng nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn,

các anh chị trong khoa đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến hữu ích cho đề tài

Với nền kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong

nhận được những góp ý của quý thầy cô để đề tài của nhóm được hoàn thiện nhất và có

thêm nhiều kinh nghiệm quý báu

Xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TPHCM

lời chúc sức khỏe, thành công, thành đạt trong công việc cũng như trong cuộc sống

TPHCM ngày 5 tháng 5 năm 2016

Nhóm sinh viên

Trang 3

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

Công trình nghiên cứu được chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần tổng kết luận và khuyến nghị

Phần 1: Mở đầu, phần này nhóm nghiên cứu nêu lên lý do chọn đề tài, đối tượng,

phạm vi và khách thể nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Phần 2: Nội dung, khi tìm hiểu đánh giá của người tham gia lưu thông bằng hệ

thống xe buýt công cộng, nhóm tác giả trình bày nhu cầu lưu thông của họ với xe buýt trong cuộc sống hằng ngày Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nêu lên những bất cập của hệ thống xe buýt và những khó khăn của người dân khi tham gia lưu thông, thực trạng của dịch vụ xe buýt công cộng, chính sách cơ chế đã được hỗ trợ cho phương tiện giao thông này Đồng thời, nhóm tập trung mô tả kết quả nghiên cứu về đánh giá của người tham gia lưu thông bằng xe buýt để hiễu rõ hơn nhu cầu đa dạng và thiết thực của họ

Phần 3: Phần kết luận và kiến nghị, phần này nhóm tổng kết những kết quả nghiên

cứu và đưa ra những đề xuất, giải pháp, mô hình để góp phần làm giảm những khó khăn của người tham gia lưu thông xe buýt và cải thiện hơn chất lượng hệ thống xe buýt công cộng tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Tên đề tài 6

2 Lý do chọn đề tài 6

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

3.1 Mục tiêu tổng quát 7

3.2 Mục tiêu cụ thể 7

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 7

5 Câu hỏi nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn 9

8 Kết cấu bài nghiên cứu 10

PHẦN NỘI DUNG 11

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 11

I Tổng quan tình hình nghiên cứu 11

1.1.Thế giới 11

II Lý thuyết ứng dụng 17

1 Thuyết xã hội hóa và hành động xã hội của Max Weber: 17

2 Thuyết nhu cầu của Maslow 19

3 Thuyết nhận thức - hành vi của Sheldon 20

III Thao tác hóa khái niệm 21

IV Khung phân tích 22

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG LƯỚI XE BUÝT

CÔNG CỘNG 24

I Giới thiệu chung về hệ mạng lưới xe buýt 24

1 Các bộ phận của dịch vụ xe buýt 24

2 Tình hình sử dụng dịch vụ xe buýt 24

3 Quyền lợi và nghĩa vụ 24

3.1 Quyền lợi hành khách 25

3.2 Nghĩa vụ của hành khách 25

4 Các tác động của xe buýt 26

Trang 5

4.1 Tác động tích cực việc sử dụng xe buýt công cộng 26

4.2 Tác động tiêu cực việc sử dụng xe buýt công cộng 26

II Đặc điểm của dịch vụ xe buýt công cộng 26

1 Tính không tách rời 26

2 Tính tính liên tục 27

3 Tính không ổn định (tính không đồng nhất) 27

4 Tính không lưu giữ 28

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HỆ THỐNG XE BUÝT CÔNG CỘNG 29

I Nhu cầu tham gia lưu thông xe buýt hiện nay 29

1 Mức độ tham gia giao thông bằng xe buýt 29

2 Nhu cầu tham gia xe buýt của người dân, sinh viên khuyết tật 29

II Đánh giá của người dân về hệ thống xe buýt công cộng 30

1 Văn hóa khi tham gia lưu thông xe buýt 30

2 Đánh giá của người dân về thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt 32

3 Tình trạng trộm cắp trên xe buýt 33

4 Quấy rồi tình dục trên xe buýt 34

5 Tình trạng xe buýt xuống cấp 35

6 Cơ sở hạ tầng xe buýt 35

7 Việc thực hiện chính sách cho người khuyết tật 37

III Những mong muốn của người tham gia lưu thông bằng xe buýt 38

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 40

I Kết luận 40

II Khuyến nghị 40

1 Về thái độ nhân viên 40

2 Việc trang bị cho xe buýt 40

3 Các dịch vụ và hoạt động của xe buýt 40

III Một số giải pháp 41

1 Nâng cao chất lượng hiện tại 41

IV Mô hình xe buýt thân thiện 42

1 Mục tiêu và đối tượng thụ hưởng của mô hình 42

Trang 6

1.1 Mục tiêu 42

1.2 Đối tượng thụ hưởng 43

V Giải pháp 43

1 Đề xuất giải pháp 43

2 Tóm tắt giải pháp 43

3 Sơ đồ chuỗi giá trị của đề tài 43

4 Ưu và nhược điểm của giải pháp mới so với các giải pháp hiện nay 44

5 Giải pháp hướng đến 44

6 Khả năng nhân rộng (hay phương án duy trì) đề tài 45

7 Kết luận 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

 

 

 

Trang 7

sử dụng phương tiện công cộng thì xe buýt là một giải pháp được nhắc tới nhiều nhất

Xe buýt là một loại phương tiện giao thông công cộng phổ biến, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân Với ưu điểm đa dạng hóa, linh động và chi phí thấp đã góp phần nâng cao năng suất chung của xã hội cũng như tiết kiệm ngoại tệ nhập xăng dầu dùng cho các phương tiện cá nhân, giảm lượng lớn khí thải độc hại, giữ gìn trong sạch

vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn giao thông, tạo nên hình ảnh văn minh cho đất nước, góp phần thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư Bên cạnh những hiệu quả kinh

tế thì phương tiện giao thông công cộng này còn góp phần hình thành nếp sống văn minh nơi đô thị cho người dân như nhường chỗ cho người già, trẻ em, người khuyết tật Vì vậy, có thể nói xe buýt là loại hình giao thông cần thiết và nên được đầu tư và sử dụng trong cuộc sống đô thị hàng ngày ở nước ta, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì có rất nhiều vấn đề nảy sinh từ hệ thống giao thông công cộng này Có thể kể đến như: chất lượng xe xuống cấp; tài xế phóng nhanh,

Trang 8

vượt ẩu; chất lượng phục vụ yếu kém; hạ tầng xe buýt chưa đảm bảo và bị chiếm dụng; tác động phức tạp của giao thông đô thị; văn hóa giao thông thấp kém; tình trạng trộm cắp trên xe; các chính sách, cơ chế hỗ trợ các đơn vị kinh doanh loại hình vận chuyển…

Với đề tài “Đánh giá của người tham gia lưu thông bằng xe buýt về hệ thống xe buýt công cộng” nhóm nghiên cứu mong muốn thu thập những ý kiến đánh giá của

người dân tham gia lưu thông bằng xe buýt về hệ thống xe buýt tại TP.HCM hiện nay, nhằm giúp mọi người có một cách nhìn tổng quát về tình trạng hiện tại cũng như những vấn đề xung quanh hệ thống giao thông công cộng này Thông qua đó, nhóm mong muốn đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề còn hạn chế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, đồng thời hoàn thiện hệ thống xe buýt công cộng, góp phần làm cho loại hình giao thông này trở thành phương tiện thân thiện đối với người sử dụng

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu những ý kiến đánh giá của người tham gia lưu thông bằng xe buýt về hệ thống xe buýt công cộng tại TP.HCM từ đó đề xuất giải pháp giúp cho hệ thống xe buýt công cộng này trở nên tốt hơn, văn minh và lịch sự hơn

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài là đánh giá của người tham gia lưu thông bằng xe buýt về hệ thống xe buýt công cộng tại TP.HCM

Trang 9

- Phạm vi về không gian, thời gian:

+ Về không gian nghiên cứu: Quận 1, TP.HCM

+ Về thời gian nghiên cứu đề tài: từ năm 9/2014 đến tháng 3/2016

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Đánh giá của người tham gia lưu thông xe buýt về hệ thống xe buýt công cộng tại TP.HCM hiện nay như thế nào?

- Những thuận tiện khi tham gia lưu thông bằng xe buýt là gì? Nguyên nhân nào gây ra những bất cập của hệ thống xe buýt công cộng tại TP.HCM?

- Đã có những giải pháp gì để xây dựng hệ thống xe buýt thân thiện và đáp ứng nhu cầu của người dân?

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1.Phương pháp luận

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để tìm hiểu một cách tổng quát, đầy đủ những đánh giá của người dân về hệ thống xe buýt cũng như các giai đoạn phát triển của hệ thống xe buýt tại TP.HCM Trong đó, cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, quy luật lượng chất, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và vật chất – ý thức nhằm xem xét mối liên hệ biện chứng qua lại của người đi xe buýt và hệ thống xe buýt Đồng thời xét đến những tính chất đặc thù qua nhận thức của người dân về tình trạng xe buýt khác nhau trong thực tiễn để tránh và khắc phục những quan điểm phiến diện siêu hình và quan điểm chiết trung, ngụy biện

Trong nghiên cứu sử dụng kết hợp logic diễn dịch và logic quy nạp nhằm phân tích

rõ và sâu hơn các vấn đề cũng như có kết luận chung nhất cho đề tài nghiên cứu

Trang 10

6.2.Các phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật điều tra

Đề tài sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng và định tính

6.2.1.Phương pháp định lượng

Sử dụng công cụ điều tra bằng bảng hỏi khảo sát Đây là công cụ sử dụng bảng câu

hỏi dưới dạng viết và các câu trả lời tương ứng

Nhóm nghiên cứu thực hiện 200 bảng hỏi cho người tham gia lưu thông bằng xe buýt tại trạm xe buýt Bến Thành, Quận 1, TP.HCM bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất tình cờ, ngẫu nhiên thông qua việc thực hiện trực tiếp tại bến xe hay khi đi trên các tuyến xe qua trạm xe Bến Thành

Xử lý số liệu bằng thủ công và phần mềm Microsoft office excel

6.2.2.Phương pháp định tính

Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi mang tính chất gợi mở và mô tả về những thuận tiện cũng như những bất cập của hệ thống xe buýt tại TP.HCM Nhóm tiến hành 10 ca phỏng vấn một số đối tượng là người dân lưu thông bằng xe buýt tại trạm xe buýt Bến Thành, quận 1 để nắm bắt được những ý kiến, đánh giá của người dân về phương tiện giao thông này

Ngoài ra, nhóm còn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để đề tài được phong phú hơn Cụ thể nhóm nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến

đề tài

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau: Các báo cáo và công trình nghiên cứu trước đây và các tài liệu có sẵn được đăng tải trên báo, tạp chí (Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên, tạp chí Xã Hội Học, Vietnam.net, Tailieu.vn, Kenhsinhvien.net

và những công trình có liên quan)

7 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn

7.1.Ý nghĩa lý luận

Xe buýt là phương tiện giao thông công cộng phổ biến và đang được người dân quan tâm sử dụng Đề tài nhằm áp dụng những kiến thức liên ngành vào phân tích và

Trang 11

Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu tham khảo cho các bạn sinh viên và những ai quan tâm đến đề tài này

7.2.Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nhằm đánh giá sự phối hợp giữa hành khách tham gia lưu thông bằng hệ thống xe buýt tại TP.HCM và thực trạng hiện nay của loại hình giao thông này Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và văn hóa ứng xử và giao tiếp của người Việt Nam cũng như chất lượng hạ tầng của xe buýt, nhóm nghiên cứu tìm hiểu những quan điểm của người dân khi tham gia lưu thông bằng xe buýt và các ý kiến về việc làm thế nào để cải thiện và nâng cao chất lượng hệ thống xe buýt công cộng

Kết quả của đề tài mong muốn góp phần giúp các cơ quan chức năng có chính sách phù hợp để phát triển và cải thiện chất lượng hạ tầng xe buýt, giúp người sử dụng cải thiện hơn văn hóa ứng xử trong việc sử dụng hệ thống giao thông công cộng này Đồng thời nhóm nghiên cứu tìm hiểu về những nguyên nhân gây nên áp lực và căng thẳng trong quá trình làm việc của tài xế và nhân viên trên xe buýt, để đưa ra biện pháp khắc phục, góp phần cải thiện được thái độ phục vụ của hệ thống tài xế và tiếp viên trên xe buýt

8 Kết cấu bài nghiên cứu

Trên cơ sở nội dung và hướng nghiên cứu, đề tài được chia theo bố cục gồm 3 phần:

Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, vấn đề cho đề tài nghiên cứu, tổng quan về tình

hình nghiên cứu, những mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu, các phương pháp thu thập và xử lý thông tin hướng tiếp cận và các lý thuyết vận dụng trong đề tài

Phần luận văn: Trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá của người

tham gia lưu thông bằng xe buýt về hệ thống xe buýt công cộng tại Thành phố Hồ Chí

Trang 12

Minh Trong đó gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

+ Chương 2: Giới thiệu về mạng lưới xe buýt

+ Chương 3: Đánh giá của người dân về hệ thống xe buýt công cộng

Phần kết luận và kiến nghị: Trong phần này nhóm tổng kết những kết quả nghiên

cứu và đưa ra những đề xuất, giải pháp, mô hình để góp phần làm giảm những khó khăn của người tham gia lưu thông xe buýt và cải thiện hơn chất lượng hệ thống xe buýt công cộng tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

I Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.Thế giới

Trên thế giới, người ta cho rằng hệ thống vận chuyển công cộng đầu tiên có thể là ở Nantes (Pháp) vào năm 1826, khi một cựu viên chức xây dựng các nhà tắm công cộng ở

ngoại ô và lập ra một tuyến xe ngắn chạy từ trung tâm thành phố tới các nhà tắm đó

Có thể do cạnh tranh trực tiếp hoặc do ý tưởng này đã được phát sóng lên đài mà vào

năm 1832, sáng kiến này được sao chép lại ở Paris, Bordeaux và Lyons

Vào ngày 4 tháng 7 năm 1829, một tờ báo ở London đã đưa tin rằng loại phương tiện mới, được gọi là buýt, đã bắt đầu chạy từ Paddington tới thành phố và dịch vụ xe buýt

này ở London do George Shillibeer điều hành

Sau đó dịch vụ này lan rộng ra những nơi khác và có tác động tích cực tới xã hội, và góp phần thúc đẩy xã hội hóa, xe buýt giúp những người ở ngoại ô có thể đến trung tâm thành phố nhiều hơn Nhưng từ sau khi xe điện xuất hiện, nó dần trở thành đối thủ và

dần thành phương tiện phổ biến hơn cả xe buýt

Trang 13

Hệ thống xe buýt công cộng đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, nó mang đến

nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều bất cập, nhiều đề tài cũng đang đề cập về vấn đề này

Đề tài “Nghiệm thu, nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe Buýt ở thành phố Hồ Chí Minh” trong Chương 1, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

Đề tài đã cho thấy sự cần thiết phải có phát triển một hệ thống giao thông xe buýt công cộng thật hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và nhiều mặt khác Thông qua các phương pháp như khảo sát giao thông trên tuyến, thống kê phân tích đánh giá số liệu, ứng dụng mô hình mẫu và phương pháp chuyên gia, phương pháp tính toán trong vận tải hành khách thành phố

Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan: Từng bước xây dựng và phát triển một mô hình khoa học hợp lý về giao thông nói chung và giao thông công cộng nói riêng cho thành phố Hồ Chí Minh và có thể ứng dụng mô hình khoa học này trong các thành phố tương tự trong cả nước

Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học (kể cả việc nâng cao năng lực hoàn thiện

kĩ năng nghiên cứu của các cá nhân, tập thể khoa học thông qua việc thực hiện đề tài) thông qua việc thực hiện đề tài sẽ có khả năng về kĩ năng nghiên cứu khoa học về giao thông công cộng nói chung và giao thông công cộng nói riêng ở thành phố Hồ Chí Minh Xây dựng một nhóm các nhà khoa học về giao thông trong thành phố để có thể giải quyết hoặc phối hợp giải quyết được các bài toán về giao thông công cộng trong tương lai Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách: Đề tài cho phép Ủy ban Nhân dân thành phố, Sở giao thông vận tải ban hành các chính sách phù hợp sự hoàn thiện và phát triển mạng lưới xe buýt Cụ thể là các chính sách về tuyến xe buýt ưu tiên,

về cơ sở hạ tầng, các chính sách về hệ thống giá vé, cơ cấu tổ chức vận chuyển

Đối với phát triển kinh tế - xã hội: Khi hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt được hoàn thiện và phát triển tình trạng kẹt xe sẽ giảm dần, ô nhiễm môi trường do kẹt

xe sẽ giảm bớt, tỉ lệ công cộng hoá ngày càng tăng, thỏa mãn nhu cầu đi lại của nhân dân

từ đó giúp kinh tế-xã hội sẽ được phát triển hài hòa hơn

Trang 14

Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu: Cho phép sở giao thông vận tải Hồ Chí Minh có được một kế hoạch, giải pháp và các tài liệu cụ thể, để tổ chức thực hiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt Trên cơ sở này, Sở giao thông công Chánh sẽ chủ động đưa ra các chính sách và biện pháp đi kèm thích hợp với tình hình của giao thông thành phố qua từng giai đoạn phát triển

Điểm mạnh mà đề tài mang lại là cho chúng ta thấy được sự quan trọng, tính cấp thiết về việc hoàn thiện hệ thống mạng lưới xe buýt công cộng trong thành phố về mọi mặt một cách cụ thể và chi tiết Tuy nhiên, hạn chế nổi bật của đề tài là chưa đi sâu vào khảo sát ý kiến người dân về nhu cầu sử dụng xe buýt và thực trạng của hệ thống xe buýt hiện nay

Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh”, đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm xác định các yếu tố tác động đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, đề tài còn xây dựng và kiểm định thang

đo các yếu tố này để bổ sung vào hệ thống thang đo cơ sở còn thiếu ở các nước đang phát triển như Việt Nam và đặt cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển hệ thống xe buýt và các giải pháp thu hút đối tượng sinh viên sử dụng phương tiện xe buýt Đề tài tổng kết lý thuyết về ý định thực hiện hành vi; các nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố tác động đến ý định thực hiện hành vi; đồng thời phân tích các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh và đối tượng hành khách là sinh viên Bên cạnh đó, đề tài xây dựng, kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó định vị cường

độ tác động (tầm quan trọng) của những yếu tố này Kết quả nghiên cứu và đề xuất một

số kiến nghị cho việc hoạch định chính sách, chiến lược phát triển hệ thống xe buýt và các giải pháp thu hút đối tượng sinh viên sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại Đề tài mang lại nhiều thông tin củng cố cho những nhu cầu của sinh viên nói riêng nói riêng, người tham gia lưu thông xe buýt nói chung, làm tư liệu cho nhóm để hoàn thiện việc khảo sát những nhu cầu tham gia lưu thông xe buýt hiện tại

Trang 15

Xét thấy đề tài có nhiều điểm mới, từ kết quả nghiên cứu trên 3 trường đại học ĐH Hoa Sen, ĐH Tài chính – Marketing và ĐH Kinh tế TP.HCM, có thể thấy được số lượng sinh viên nữ chọn đi xe buýt cao hơn khá nhiều so với nam, sinh viên các tỉnh lựa chọn

xe buýt để đi lại cao hơn sinh viên tại địa bàn thành phố Tổng kết chung, ý định chọn xe buýt làm phương tiện công cộng đi lại của sinh viên gia tăng cùng chiều với khoảng cách giữa cơ sở đào tạo của các trường đại học và trung tâm thành phố Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở đối tượng sinh viên, chưa nhân rộng ra các đối tượng khác đang sinh sống tại địa bàn thành phố, điều này bó hẹp kết quả nghiên cứu về đánh giá của từng người dân về hệ thống xe buýt tại thành phố, mức độ tổng quát chưa cao

Đề tài “Khảo sát sự hài lòng của hành khách khi đi trên tuyến xe buýt Chợ Tân Hương- Suối Tiên (Số 30)” của nhóm Chủ tiểu lên sàn Đề tài làm rõ mức độ hài lòng

của hành khách khi đi lại trên tuyến xe buýt chợ Tân Hương - Suối Tiên từ đó đề xuất các biện pháp để giúp doanh nghiệp cải tiện những điểm hạn chế còn tồn tại bấy lâu, đồng thời làm tăng sự hài lòng của khách hàng Đề tài tập trung mô tả và làm rõ về giá cả của tuyến xe buýt, thái độ phục vụ, những bất cập đang xảy ra như phóng nhanh, vượt ẩu của tài xế, đạo chích trên xe, tình trạng bỏ trạm, đón trả khác… Trong đó, đề tài đề ra các biện pháp để thay đổi tình trạng trên như nâng cấp các trang thiết bị trong xe như máy lạnh, ghế ngồi, tay cầm, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ lái xe, tiếp viên… Tuy nhiên,

đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn, nên độ tin cậy chưa cao, chỉ tập trung đánh giá các điểm hạn chế của tuyến xe buýt này thông qua những người tham gia mà chưa có

ý kiến từ các nhân viên và tài xế lái xe

Đề tài “Nhu cầu sử dụng xe buýt của sinh viên” của nhóm sinh viên trường Đại

học Kinh tế luật, đề tài nhằm tạo ra một nguồn tham khảo tương đối cho những người

Trang 16

quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là mong muốn cục đường bộ sẽ quan tâm nhiều hơn và

có những triển khai thiết thực nhằm hoàn thiện mạng lưới tuyến và kết cấu hạ tầng cũng như đáp ứng nhu cầu của giới sinh viên ngày một tốt hơn Đề tài tập trung và làm rõ về nhu cầu của sinh viên khi tham gia lưu thông bằng xe buýt, tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu là sinh viên trường đại học Kinh tế- Luật nên chưa mang tính phổ biến, nội dung đề tài còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu khai thác và tìm hiểu về thực trạng sử dụng xe buýt của sinh viên hiện nay

Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu đi lại bằng xe buýt của công nhân viên chức trong khu vực nội thành Hà Nội và đề xuất các giải pháp đáp ứng” Đề tài tập trung vào

hai vấn đề, thứ nhất là “nghiên cứu, đánh giá nhu cầu và mong muốn của công nhân viên

chức đối với dịch vụ buýt” với việc nghiên cứu một vấn đề dựa trên các thông tin từ đối

tượng thu thập thông tin không phải là khách hàng thường xuyên và trung thành như cán

bộ công nhân viên chức thì các thông tin thu được từ cuộc nghiên cứu sẽ trở thành căn cứ quan trọng giúp định vị thị trường và xây dựng các chiến lược mar - mix sau này cho

doanh nghiệp Vấn đề thứ hai là “xem xét các giải pháp để triển khai dịch vụ đáp ứng

nhu cầu trên” Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ xe buýt trên địa bàn Hà Nội Ngoài những ưu điểm về nội dung, đề tài còn một số hạn chế do việc sử dụng thư điện tử khiến thời gian dành cho việc thu thập dữ liệu bị kéo dài

do việc chậm phản hồi, do các cá nhân không quan tâm tới các cuộc điều tra, ngoài ra hình thức này khiến số lượng phần tử phải lấy nhiều hơn so với số lượng dự kiến nhằm đảm bảo tính đại diện Việc sử dụng kết quả của cuộc nghiên cứu bị chi phối bởi nhiều yếu tố kinh phí, các nguồn lực, trình độ chuyên môn của các cá nhân thực hiện… Cuộc nghiên cứu tiến hành với các đối tượng được phỏng vấn là công nhân viên chức - đây chưa phải là thị trường hiện tại của doanh nghiệp

Bài viết “10 năm trợ giá, hiệu quả xe buýt chưa như mong đợi”, thời báo Kinh tế

Sài Gòn online ngày 11/12/2013 Tuy bài viết nêu lên được những vấn đề rất phổ biến

về nét văn hóa trên xe buýt hay nguyên nhân và cách khắc phục nhưng đó còn là ý kiến chủ quan, chưa có dẫn chứng hay khảo sát thực tế nhiều

Đề tài “Thực trạng và giải pháp của xe buýt hiện nay” nêu lên một trong những

cách để tạo ra những điểm khác biệt cho một công ty dịch vụ là thường xuyên cung ứng chất lượng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh Điểm mấu chốt là đáp ứng đúng hay

Trang 17

cao hơn những mong đợi của khách hàng mục tiêu Những mong đợi được hình thành

từ những kinh nghiệm trong quá khứ, từ những nguồn thông tin khác nhau Sau khi nhận được dịch vụ, họ sẽ so sánh dịch vụ nhận được với dịch vụ mong đợi Nếu dịch vụ nhận được đáp ứng được những mong đợi, lớn hơn mong đợi thì khách hàng đó sẽ cảm thấy hài lòng hay rất hài lòng Từ đó rất có khả năng sẽ ưa thích, tin tưởng hơn nữa đối với nhà cung ứng dịch vụ và sẽ tiêu dùng dịch vụ lặp lại nhiều lần hơn

Tham khảo luận văn - đề án tiểu luận triết học “Xây dựng văn hoá xe buýt hà nội - khả năng và hiện thực”, luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và

làm việc hiệu quả Xe buýt mới được đưa vào hoạt động trong một vài năm gần đây Tuy nhiên nó đã thể hiện được ưu thế của mình trong việc giảm ách tắc và tai nạn giao thông, tạo sự thuận lợi cho khách hàng và đã trở thành một phương tiện khá phổ biến với người dân trên địa bàn thành phố Bên cạnh những ưu điểm trên cũng còn khá nhiều bất cập, nổi bật trong đó là văn hoá trên xe buýt, trên xe còn có nhiều biểu hiện không lịch sự làm mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam Muốn phát triển hệ thống xe buýt trong thủ đô ngày một tốt hơn, phải quan tâm tới nhiều vấn đề, đặc biệt quan tâm tới “văn hoá trên xe buýt”, đây chính là một trong những điều kiện cần thiết và quan trọng để cho mọi người sử dụng xe buýt nhiều hơn nữa Từ những mặt tích cực và tiêu cực trên, phải tiếp tục phát huy và rút kinh nghiệm để đem lại cho hành khách đi xe buýt có được cảm giác thoải mái và dễ chịu trên những chuyến đi

Hội thảo “Bàn về các giải pháp phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh”, 4-12-2015, đã diễn ra tại TP.HCM Hội thảo do Báo SGGP

và Sở GTVT TPHCM phối hợp tổ chức

Phát biểu mở đầu tại hội thảo, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho rằng, hiện nay, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt còn nhiều bất cập như mạng lưới tuyến chưa hợp lý, lộ trình thường xuyên thay đổi, nhân viên phục thiếu văn minh, lịch sự với hành khách, dừng đỗ không đúng trạm, xe xuống cấp, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế… Bên cạnh đó, hành khách đi lại bằng xe buýt trong năm

2013 có 5761 mất chuyến, năm 2014 có 5724 mất chuyến, năm 2015 có 7925 trường hợp mất chuyến do ùn tắc giao thông, không đúng giờ Ngoài ra, phương tiện xe cá nhân

Trang 18

tăng nhanh đến tháng 7-2015 do thành phố quản lý là 7.201.351 phương tiện với 6590.401 xe ô tô và 6.541.950 xe mô tô chưa kể xe vãng lai…

Có thể thấy tại hội thảo đã đưa ra không ít hạn chế khi hệ thống xe buýt công cộng

dù được nâng cấp nhưng vẫn chưa thực sự làm người dân hài lòng Vì giới hạn về giờ giấc cũng như chờ xe quá lâu hoặc để tiện đi lại, người dân nghiêng về dùng phương tiện

cá nhân là xe máy hoặc xe đạp để di chuyển nhiều hơn, điều đó đồng nghĩa với việc tình trạng ùn tắc giao thông ngày một tăng “thiếu kiểm soát” tại địa bàn thành phố Từ đó giúp nhóm nghiên cứu có thêm thông tin để đánh giá về những nhu cầu của người tham gia lưu thông bằng xe buýt

Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các công trình nghiên cứu trên đây đã cho thấy sự cần thiết phải có đánh giá của người dân về hệ thống xe buýt hiện nay nhiều hơn Những nghiên cứu trên đã chỉ ra những bất cập tồn tại của hệ thống xe buýt, những cách giải quyết trước mắt nhưng chưa thỏa mãn nhu cầu của người dân Từ đó, nhóm nghiên cứu tìm hiểu những đánh giá của người dân thành phố về hệ thống xe buýt cũng như thực hiện các cuộc phỏng vấn đối với các bác tài xế, tiếp viên, nhân viên xe buýt để có thể có cái nhìn đa chiều về những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến loại hình giao thông công cộng này Từ đó đưa ra những khuyến nghị dựa trên những đánh giá, ý kiến đóng góp từ những người tham gia lưu thông bằng xe buýt và những nhân viên xe buýt để góp phần nâng cao và cải thiện chất lượng xe buýt thành phố

II Lý thuyết ứng dụng

1 Thuyết xã hội hóa và hành động xã hội của Max Weber:

Max Weber cho rằng nếu một lý thuyết tập trung vào cá nhân thì không thể bỏ qua các yếu tố chủ quan của cá nhân: tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng Con người ngoài việc phản ứng với các kích thích từ môi trường, còn suy nghĩ về nó và lựa chọn cách ứng xử một cách trí tuệ và tuân theo cả tình cảm của mình

Trang 19

Max Weber đưa ra một hệ thống mang tính khuôn mẫu bao gồm bốn hành động: Hành động do cảm xúc đó là tính tự phát của hành động theo tình cảm, cùng một hoàn cảnh như người này hành động thế này người kia hành động thế khác tùy theo cảm xúc

và khó kiểm soát được loại hành động này

Hành động mang tính truyền thống: con người hành động theo một thói quen, những gì đã được xã hội hóa tuân theo những chuẩn mực của cộng đồng

Hành động hợp lý về giá trị con người ta hành động theo những gì mà cho là đúng, được xã hội chấp nhận

Hành động hợp mục đích, người hành động phải suy nghĩ truyền thống cá nhân xem xét hành động của mình có phù hợp không, nó có giá trị hay không và quyết định xem mình chọn mục đích nào và dùng phương tiện gì để đạt được mục đích

Dựa vào lý thuyết này ta nhận biết rằng khi tìm hiểu hành động của một đối tượng nào đó ta phải đặt mình vào hoàn cảnh của đối tượng đó, để hiểu được những động cơ đằng sau hành động của đối tượng

Nhóm nghiên cứu sử dụng lý thuyết này nhằm giải thích rõ hơn hành động của từng

cá nhân cũng như hành động xã hội trong việc sử dụng xe buýt công cộng Trong bài nghiên cứu, nói đến thói quen xã hội, nhưng hành động xã hội lại mang tính kế thừa và phát triển Khi người tham gia lưu thông không tuân thủ những quy tắc văn hoá giao thông công cộng sẽ hình thành thói quen và là những hình mẫu để những cá nhân khác làm theo, dẫn đến thói quen xấu được lặp lại, trong khi đó, văn hoá giao thông công cộng là một trong những yếu tố cần thiết để góp phần duy trì loại hình giao thông này Khi cung cấp được các thông tin, sẽ giúp người dân dần thay đổi những thói quen tốt

Hoàn Cảnh (điều kiện sống) 

Công

Cụ

Mục Đích

Trang 20

thông qua sự tương tác xã hội Lý thuyết còn nhằm xác định hành vi của người khi tham gia phương tiện xe buýt công cộng, xác định những điều kiện của môi trường đã ảnh hưởng như thế nào đến người sử dụng, từ đó tìm ra cách can thiệp nhằm duy trì những hành vi tốt và góp phần thay đổi những hành vi không tốt

2 Thuyết nhu cầu của Maslow

Theo thuyết nhu cầu của Maslow con người trải qua năm mức thỏa mãn từ thấp đến cao:

- Nhu cầu sinh tồn

- Nhu cầu an toàn

- Nhu cầu xã hội

- Nhu cầu được tôn trọng

- Nhu cầu khẳng định bản thân

Theo Maslow khi người ta thỏa mãn nhu cầu này thì nhu cầu khác hình thành và cứ tiếp tục như vậy đến nhu cầu cuối cùng

Bậc thang nhu cầu của Maslow:

Nhu cầu về an toàn và an sinh

Nhu cầu về thể chất sinh lý

Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở… Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ Nhu cầu

an toàn có an toàn về tính mạng và an toàn về tài sản Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan

Trang 21

hệ giữa con người với tự nhiên Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó Cấp nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển Ở cấp trên này là nhu cầu được nhận biết và tôn trọng Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng những người xung quanh Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng

Theo Maslow, nhu cầu cơ bản của con người chia làm 2 nhóm chính: nhu cầu căn bản và nhu cầu bậc cao Mỗi nhu cầu được đáp ứng sẽ mang lại những hệ quả khác nhau Lý thuyết này được đưa vào sử dụng với mục đích tìm hiểu những đánh giá về nhu cầu của người dân qua xe buýt cũng như hệ thống xe buýt đã đáp ứng nhu cầu như thế nào cho người dân để tìm ra những mặt thuận lợi và hạn chế nhằm tìm ra phương pháp cải thiện tình trạng xe buýt hiện nay

3 Thuyết nhận thức - hành vi của Sheldon

Sheldon cho rằng chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định Sở dĩ con người có những hành vi lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng

ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi

Trang 22

Theo sơ đồ thì S không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành vi mà thay vào đó chính nhận thức C, về tác nhân kích thích và về kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng

R

Quan điểm về nhận thức và hành vi: 2 quan điểm

+ Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức - hành vi thì các vấn đề nhân cách hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài Con người nhận thức lầm và gán nhãn cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực Suy nghĩ không thích nghi tốt đưa đến các hành vi của một cái tôi thất bại

+ Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngoài, do đó con người có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức

Lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người không phải được tạo

ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm

Tìm hiểu nhận thức của người dân quận 1 nói riêng và người dân TP.HCM nói chung trong việc sinh hoạt, di chuyển bằng xe buýt Sử dụng lý thuyết nhận thức giúp tìm hiểu được người dân nhận thức được những vấn đề liên quan đến xe buýt, từ đó giúp

họ hiểu được vai trò của mình trong việc sử dụng tốt hệ thống xe buýt, góp phần cải thiện xe buýt

III Thao tác hóa khái niệm

Đánh giá: Có nghĩa là nhận định giá trị Những từ có nghĩa gần với đánh giá là phê

bình, nhận xét, nhận định, bình luận và xem xét1

      

1 Viên ngôn ngữ học, 1994, Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội

Trang 23

Nhu cầu: Là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá

thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến

hóa

Xe buýt: Là một loại xe có bánh lớn, chạy bằng động cơ và được chế tạo để chở

nhiều người ngoài lái xe Thông thường xe buýt chạy trên quãng đường ngắn hơn so với những loại xe vận chuyển hành khách khác và tuyến xe buýt thường liên hệ giữa các điểm đô thị với nhau2

Giao thông xe buýt: Được gọi chung là vận tải hành khách công cộng, là dịch vụ

góp phần vào việc giải quyết nhu cầu di chuyển cho người dân Trong quá trình hình thành và phát triển xe buýt dần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu cho người dân, và dần trở thành phương tiện di chuyển phổ biến trong đời sống cộng đồng, đặc biệt là sinh

viên

Giao thông công cộng: Là hệ thống giao thông trong đó người tham gia giao thông

không sử dụng các phương tiện giao thông thuộc sở hữu cá nhân Các dạng giao thông công cộng thường gặp bao gồm: xe kéo tay, xe ngựa, xe lam, xe xích lô, đò ngang, ghe, thuyền, xuồng, xe buýt, tàu điện, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay, taxi3

Dịch vụ: Là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải

quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng, hoặc tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với sản phẩm vật chất4

Dịch vụ xe buýt công cộng: Có khái niệm giống như khái niệm của dịch vụ nói

chung, chỉ có điều khách hàng mục tiêu của nó là thị trường tổng thể Và nó hoạt động không chỉ vì lợi nhuận của doanh nghiệp, mà còn vì lợi ích của cộng đồng hay của xã hội

IV Khung phân tích

      

2 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

3Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia

4 Vũ Văn Bá, Tổng quan marketing về dịch vụ

Trang 24

Hệ Thống Xe Buýt Công Cộng

Đánh giá của người dân

TP.HCM

Suy nghĩ, mong mỏi của người dân về việc cải thiện và

sử dụng

hệ thống

xe buýt.

Những bất cập còn tồn tại

Chất lượng của

hệ thống

xe buýt công cộng hiện nay.

Trang 25

Dịch vụ xe buýt có trợ giá: Dành cho các tuyến xe buýt được ngân sách trợ giá theo

từng chuyến Giá vé xe buýt này do Sở Giao thông công chính thành phố Hồ Chí Minh quy định Hiện nay, mức giá của xe buýt trợ giá là 3.000 đồng đối với các tuyến có lộ trình dưới 31km Với tuyến có lộ trình trên 31km giá vé 3.000 đồng nếu đi nửa lộ trình, 4.000 đồng nếu đi nữa lộ trình trở lên Hành khách đi vé xe buýt có trợ giá có thể sử dụng các loại vé trả trước (vé tháng hay vé tập) và các loại thẻ miễn phí (cho người khuyết tật và thương binh)

Dịch vụ xe buýt không trợ giá: Dành cho các tuyến xe buýt cho các doanh nghiệp

tự cân đối thu chi Giá vé cũng do Sở Giao thông công chính Thành phố Hồ Chí Minh duyệt, khoảng từ 2.000 đồng đến 15.000 đồng

+ Góp phần vào việc bảo vệ môi trường

+ Tiết kiệm chi phí xã hội

+ Thể hiện bộ mặt văn minh của thành phố

3 Quyền lợi và nghĩa vụ

Khi tham gia dịch vụ giao thông xe buýt khách hàng cũng như nhân viên phục vụ, tài xế xe đều có quyền lợi cũng như nghĩa vụ bắt buộc của mình

Trang 26

- Được cung cấp miễn phí về các thông tin xe buýt

- Được yêu cầu xử lý và công bố kết quả xử lý về các khiếu nại đối với những hành vi

vi phạm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

- Được yêu cầu bồi thường thiệt hại về người và hành lý mang theo nếu thiệt hại đó do người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe gây ra

- Trẻ từ 11 tuổi trở xuống hoặc có chiều cao dưới 1,3m thì được miễn mua vé

3.2 Nghĩa vụ của hành khách

- Hành khách đi xe buýt thì phải mua vé và phải xuất trình vé khi có yêu cầu của nhân viên soát vé

- Hành khách phải chấp hành nội quy vận chuyển xe buýt, tuân thủ hướng dẫn của lái

xe, nhân viên phục vụ để đảm bảo an toàn trật tự trên xe

- Hành khách đi lên xe buýt không được xả rác, không được mang theo những loại hàng hóa cấm lưu thông, hàng hóa cồng kềnh chiếm nhiều chỗ của hành khách, hàng hóa lây nhiễm, súc vật, chất dễ gây cháy nổ

- Nhường chỗ cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em trên xe buýt (theo nội quy xe buýt)

- Những tác động của dịch vụ xe buýt đối với người tham gia lưu thông bằng xe buýt

Trang 27

4 Các tác động của xe buýt

4.1 Tác động tích cực việc sử dụng xe buýt công cộng

+ Tạo điều kiện giúp người dân cũng như sinh viên di chuyển thuận lợi hơn trên đường phố

+ Giá vé rẻ nên mọi người đều có cơ hội tham gia lưu thông,

+ Giảm bớt ô nhiễm môi trường

+ Khi tham gia ít chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài

4.2 Tác động tiêu cực việc sử dụng xe buýt công cộng

+ Nhiều dịch vụ xe buýt thành lập dẫn đến tình trạng xe buýt chen chân nhau chạy, gây nên tình trạng kẹt xe

+ Tình trạng nhồi nhét khách liên tục xảy ra ở các tuyến khiến cho việc tham gia giao thông của nhiều người rất vất vả, nhiều người không muốn tham gia cũng vì lý do này + Chất lượng các trạm chờ quá tồi tàn đồng thời cũng chưa có sự phân bố hợp lý Nhiều nhà chờ, trạm dừng đặt trên cùng một đoạn đường khiến cho tình trạng kẹt xe, chen lấn nhau luôn xảy ra Trong khi một số nơi không hề có trạm chờ khiến cho người dân gặp khó khăn trong việc đón xe buýt

+ Thái độ thiếu thiện cảm của nhân viên xe buýt cũng ảnh hưởng không kém đến quá trình tham gia lưu thông công cộng của người dân

+ Các tài xế thường hay phóng nhanh vượt ẩu, rất dễ gây tai nạn giao thông, chạy vào phần đường dành cho xe hai bánh, gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ, cảm giác thiếu an toàn cho người tham gia

II Đặc điểm của dịch vụ xe buýt công cộng

Dịch vụ xe buýt công cộng là một loại hàng hoá đặc biệt, nó cũng có những nét đặc trưng giống như các loại dịch vụ khác

1 Tính không tách rời

Dịch vụ xe buýt công cộng mang tính chất vô hình có nghĩa là không thể nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy, cảm thấy, sờ thấy

Trang 28

Để giảm bớt mức độ không chắc chắn, khách hàng thường căn cứ vào những dấu hiệu có thể nhận biết được từ dịch vụ Đó thường là các yếu tố thuộc môi trường vật chất như: loại xe, nguồn gốc của xe, hình thức bề ngoài của xe, nội thất, các thiết bị bên trong xe, phong cách, thái độ phục vụ và trang phục của tài xế, nhân viên trên xe, của nhân viên tại các điểm bán vé…

Do đó nhiệm vụ của những nhà cung cấp dịch vụ nói chung và của công ty dịch vụ

xe buýt công cộngnói riêng là phải biết sử dụng những bằng chứng đó để biến cái vô hình thành cái hữu hình, làm cho khách hàng có cảm nhận rõ ràng về chất lượng của dịch vụ Một khi khách hàng có cảm nhận tốt về chất lượng dịch vụ thông qua các dấu hiệu vật chất ấy thì sẽ ưa thích, sử dụng và sử dụng lặp lại nhiều lần dịch vụ của công ty

2 Tính tính liên tục

Quá trình cung ứng tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời với nhau, các chuyến xe chạy liên tục hàng ngày trên hầu hết khắp các tuyến đường trong thành phố và đi các tỉnh thành lân cận Do vậy bất kể khi nào khách hàng có nhu cầu đi lại bằng xe buýt thì

họ sẽ đến các điểm dừng xe buýt, chờ xe đến rồi lên xe ngay

3 Tính không ổn định (tính không đồng nhất)

Chất lượng dịch vụ nói chung rất không ổn định Vì nó phụ thuộc vào người cung ứng, thời gian và địa điểm tiến hành cung ứng và đối với dịch vụ xe buýt công cộng cũng như vậy Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy được thái độ phục vụ nhiệt tình của nhân viên trên xe buýt vào những khi vắng khách, hay bạn đến mua vé tháng vào những buổi sáng sớm thì bạn có thể bắt gặp nụ cười trên môi của những nhân viên bán vé Nhưng vào những giờ cao điểm thường trên xe rất đông khách thì thái độ phục vụ của nhân viên trên xe rất có thể không còn nhiệt tình như trước nữa

Để đảm bảo về chất lượng dịch vụ, cần phải thực hiện những việc sau:

+ Đầu tư vào việc tuyển chọn và đào tạo tốt nhân viên

+ Tiêu chuẩn hoá quá trình thực hiện dịch vụ trong toàn bộ phạm vi của tổ chức + Theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng thông qua hệ thống thu nhận sự góp ý cũng như sự khiếu nại của khách hàng

Trang 29

4 Tính không lưu giữ

Cũng giống như các dịch vụ khác, dịch vụ xe buýt công cộng cũng không thể tồn kho, không thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác được Đặc điểm này xuất phát từ tính liên tục hay không tách rời của dịch vụ Cũng từ đặc điểm này mà dẫn tới sự mất cân đối trong quan hệ cung - cầu cục bộ giữa các thời điểm khác nhau cho nên chúng ta thường xuyên thấy hiện tượng quá tải trên xe buýt vào những giờ cao điểm

Để khắc phục nhược điểm này, có thể áp dụng một số biện pháp cân đối cung cầu như sau:

+ Từ phía cầu: định giá phân biệt theo thời điểm, tổ chức một số dịch vụ bổ sung, đặt vé trước…

+ Từ phía cung: quy định chế độ làm việc trong những giờ cao điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất để phục vụ trong tương lai (mua thêm xe mới để tăng tần suất hoạt động trên mỗi tuyến, mở thêm các tuyến đường mới…)

Trang 30

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HỆ THỐNG XE BUÝT CÔNG

CỘNG

I Nhu cầu tham gia lưu thông xe buýt hiện nay

1 Mức độ tham gia giao thông bằng xe buýt

Mức độ tham gia lưu thông xe buýt của người dân

TP.HCM (lần/ngày)

1‐5 lần 6‐10 lần Khác

Nguồn: Kết quả từ bảng hỏi

Theo kết quả nghiên cứu thông qua bảng hỏi, số lượng người tham gia lưu thông xe buýt rất nhiều Dựa theo số liệu nghiên cứu, có đến 77% người dân tham gia xe buýt từ

1 đến 5 lần trong 1 ngày, 9% người dân tham gia từ 6 đến 10 lần, và số lượng tham gia khác chiếm 14% Thông qua đó, có thể thấy xe buýt là một phương tiện công cộng cần thiết và đáp ứng số lượng nhu cầu tham gia lưu thông của người dân tại thành phố Hồ

Chí Minh nói riêng và các hệ thống xe buýt khác nói chung Bạn DHL chia sẻ: “Từ khi

lên đại học, sống ở thành phố, mình đã quen với việc di chuyển bằng xe buýt Mới đầu mình không quen với tốc độ của xe buýt nên hơi khó khăn nhưng giờ thì mình rất thoải mái khi đi xe buýt” Tuy nhiên việc tham gia lưu thông đông đúc ấy, sẽ mang đến những

bất cập chẳng hạn như tình trạng xuống cấp của xe buýt Do đó, hệ thống giao thông này phải ngày càng được nâng cao để có đáp ứng được những nhu cầu của người dân

2 Nhu cầu tham gia xe buýt của người dân, sinh viên khuyết tật

Với những khó khăn của riêng mình về di chuyển sinh viên khuyết tật chọn dịch vụ giao thông công cộng đặc biệt là xe buýt, để phục vụ cho quá trình đi lại và tham gia các

Trang 31

họ

Cuộc sống và việc học tập đòi hỏi sinh viên khuyết tật tham gia hoạt động ngày càng nhiều giống như người không khuyết tật thì phương tiện giao thông công cộng đặc biệt

là xe buýt dù chưa thỏa mãn được nhu cầu nhưng vẫn được họ lựa chọn phổ biến vì một

số tiện ích của nó Tham gia các loại hình giao thông công cộng cũng là cách sinh viên khuyết tật thỏa mãn nhu cầu của mình như tham gia vào hoạt động xã hội, để có được mối quan hệ tốt với mọi người, phát triển khả năng của mình như đi tham gia công tác

xã hội, đi cắm trại, gặp gỡ bạn bè và nhiều hoạt động khác do đó mà nhu cầu ở họ là rất

lớn Sinh viên H cho biết “Nhờ xe buýt mà nhiều chương trình hoạt động mình mới có

thể đi được, dù nó cũng hơi bất tiện một xíu, khi mà không có xe máy thì mình nhờ nhiều vào xe buýt”.Qua đây, ta thấy một trong số những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu di

chuyển bằng xe buýt của sinh viên, người dân khuyết tật xuất phát từ nhu cầu hòa nhập vào cuộc sống

Nhiều người khuyết tật do điều kiện sức khỏe cũng như khuyết tật của mình cho nên không thể tự mình điều khiển được các phương tiện cá nhân ví dụ như những người

khuyết tật ở tay hay khiếm thị Sinh viên HC chia sẻ: “Em thường đi bộ đến trường, chứ

không sử dụng xe buýt, vì em không thể nhìn thấy được số xe mà em muốn đi Em chỉ đi

xe buýt khi đi cùng với bạn” Như vậy, vấn đề kinh tế và sức khỏe cũng ảnh hưởng đến

nhu cầu việc lựa chọn phương tiện tham gia giao thông

II Đánh giá của người dân về hệ thống xe buýt công cộng

1 Văn hóa khi tham gia lưu thông xe buýt

Trang 32

Đa phần việc hệ thống xe buýt xuống cấp một phần do thiếu ý thức của người tham gia lưu thông xe buýt Nhiều người dân đi xe buýt công cộng nhưng vẫn xem xe buýt như là tài sản riêng, không biết giữ gìn, vẽ bậy lên băng ghế, mang thức ăn và xã rác bừa

bãi Ông LTT nói: “Bác thấy khi lên xe buýt, vé xe buýt xả trên xe rất nhiều, ai mua vé

xong cũng vứt vé ngay xuống sàn xe mà không chịu bỏ vào thùng rác” Một số người

khác nói chuyện lớn tiếng gây ảnh hưởng người xung quanh nhất là học sinh, sinh viên hay trêu chọc nhau, ăn uống vứt rác bừa trên xe, thậm chí còn hút thuốc lá, đấm, đập mạnh thành xe, cửa xe… gây bức xúc cho việc phục vụ của lái xe, bán vé, nếu bị nhắc

nhở thì họ tỏ ra khó chịu hay văng tục, chửi bậy… Cô TTP chia sẻ “Xe buýt thường

đông nhất vào giờ tan ca buổi chiều Vào giờ này học sinh, sinh viên và công nhân đi về rất nhiều, mấy em học sinh đi lên xe lúc nào cũng ồn ào cười đùa, xô đẩy nhau và xả rác trên xe rất nhiều Tôi có nhắc mấy lần nhưng mấy em học sinh đó vẫn vậy, không có ý thức chút nào” Bạn TTN nói: “Em thấy mấy bạn của em khi đi xe buýt hay nói chuyện lớn tiếng lúc xuống xe thì chen lấn nhau nhiều người lớn có nhắc nhở nhưng thấy mấy bạn đó cũng vậy”

Một bộ phận thanh niên không nhường nhịn ghế cho người được ưu tiên, xô đẩy nhau khi lên xe Khi xe buýt đông, số lượng ghế ngồi hạn chế thì những hành khách là thanh niên nên nhường ghế ngồi cho những người lớn tuổi Nhưng theo sự khảo sát thì

có đến 47% các thanh niên cứ ngồi nghe nhạc đợi đến khi có người nhắc nhở mới đứng lên và tỏ vẻ khó chịu khi phải nhường chỗ Nhường ghế thể hiện nét đẹp trong hành xử, tuy nhiên vẫn có một số lương lớn thành niên hành động ngược lại Bác BVL chia sẻ

“Còn tùy ý thức của từng người, tôi năm nay 50 tuổi còn khỏe mạnh lắm nhưng nhiều khi cũng có mấy người trẻ thấy tôi lên xe là đứng lên nhường chỗ cho tôi, tôi thì không cần có nhường thì nhường cho mấy người lớn hơn tôi kìa Nhưng có lúc tôi thấy có ông chú lớn tuổi hơn tôi nhiều thế mà lúc xe đông nhiều người trẻ cứ ngồi im nhìn ông chú

đó đứng vịn tay vào móc xe buýt, thật không hiểu nổi”

Chính hành khách với những biểu hiện thiếu ý thức đã khiến cho “văn hóa giao thông” trên xe bị xuống cấp và gây quan hệ căng thẳng với nhà xe và làm ảnh hưởng đến những người cùng tham gia lưu thông cùng với mình Rõ ràng “văn hóa giao thông” phải được xây dựng từ hai phía, cả người phục vụ và người được phục vụ Muốn hệ

Ngày đăng: 25/04/2021, 13:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w