1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài hành vi tiêu dùng bền vững của cộng đồng dân tại thành phố hồ chí minh điển cứu quận bình thạnh và quận bình tân

76 801 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 217,81 KB

Nội dung

Những nội dung được thực hiện trong đề tài bao gồm tổng quan về tình hìnhnghiên cứu và các hoạt động tiêu dùng bền vững trong và ngoài nước; Nhận thức vềcác vấn đề môi trường, năng lượng

Trang 1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

Câu hỏi nghiên cứu 3

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 3

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 7

4.2 Khung nghiên cứu 12

4.3 Phương pháp nghiên cứu 13

4.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 13

4.3.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp 13

4.3.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp 13

4.3.2 Phương phápxử lý dữ liệu 13

4.3.2.1 Dữ liệu sơ cấp 13

4.3.2.2 Dữ liệu thứ cấp 13

5 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 14

5.1 Đối tượng nghiên cứu 14

5.2 Phạm vi nghiên cứu 14

6 Đóng góp mới của đề tài 14

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 14

7.1 Ý nghĩa lý luận 14

7.2 Ý nghĩa thực tiễn 14

8 Kết cấu của đề tài 14

PHẦN 2: NỘI DUNG 15

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ DÂN SỐ NGHIÊN CỨU 15

1 Tổng quan địa bàn điển cứu 15

2 Đặc điểm dân số nghiên cứu 17

CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN VỀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG 20

1 Nhận thức của người dân về tiêu dùng bền vững 20

1.1 Vấn đề Biến đổi khí hậu và năng lượng 20

Trang 2

1.3 Thái độ của người dân đối với tiêu dùng bền vững 28

2 Hành vi tiêu dùng bền vững của người dân 30

2.1 Tiêu thụ năng lượng 31

2.2 Tiêu thụ sản phẩm xanh 33

2.3 Khó khăn trong việc tiếp cận sản phẩm xanh 37

3 Hành vi tiêu dùng trong thời gian tới 37

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2 42

CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG VÀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VẬN ĐỘNG TIÊU DÙNG BỀN VỮNG 44

1 Một số chính thúc đẩy Tiêu dùng bền vững 44

* Đánh giá một số kết quả đạt được từ các chính sách của nhà nước 49

2 Tổng quan về các hoạt động 50

2.1 Tiêu dùng xanh 50

2.2 Tiết kiệm năng lượng 55

2.3 Đánh giá tác động của các hoạt động tới người dân 56

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HÀNH VI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI DÂN 59

1 Đề xuất của người dân 59

2 Đề xuất của nhóm nghiên cứu 60

PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

1 KẾT LUẬN 61

2 KIẾN NGHỊ 62

2.1 Nâng cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí hậu và Tiêu dùng bền vững 62

2.2 Đối với các cấp chính quyền 62

2.3 Đối với doanh nghiệp 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

PHỤ LỤC 1

Trang 3

Bảng 1: Đặc điểm nghề nghiệp theo giới tính……… 18

Bảng 2: Đặc điểm nghề nghiệp theo nhóm tuổi………19

Bảng 3: Mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng………20

Bảng 4: Trình độ học vấn cao nhất của đối tượng khảo sát……… 20

Bảng 5: So sánh về việc nghe nói về vấn đề biến đổi khí hậu……… 23

Bảng 6: Các vấn đề ưu tiên của cộng đồng……… 24

Bảng 7: nhận thức về hành vi tiêu dùng sẽ làm giảm lượng khí thải nhà kính……….26

Bảng 8: Ý kiến của người dân về các hạng mục cần tiết kiệm trong gia đình theo nhóm lao động……….28

Bảng 9: Yếu tố người dân quan tâm khi mua sản phẩm………30

Bảng 10: Nhận định của người dân đối với vấn đề tiết kiệm………32

Bảng 11: Hành vi tiết kiệm điện, nước của người dân theo nhóm nghề……… 35

Bảng 12: Hành vi tiết kiệm điện, nước của người dân theo giới……… 35

Bảng 13: Phương tiện di chuyển hàng ngày của người dân……… 36

Bảng 14: Hành vi thực hiện tiêu thụ sản phẩm xanh xanh theo nhóm tuổi………… 37

Bảng 15: Hành vi thực hiện tiêu dùng xanh theo nhóm nghề……… 38

Bảng 16: Động cơ thúc đẩy người dân tiêu dùng các sản phẩm xanh…… …………40

Bảng 17: Khó khăn trong việc tiếp cận sản phẩm xanh của người dân………40

Bảng 18: Tiêu chí mua thiết bị sinh hoạt trong thời gian tới của người dân theo nhóm nghề ……… 42

Bảng 19: Tiêu chí mua hàng hóa của người dân trong thời gian tớitheo nhóm nghề 44

Trang 4

Những nội dung được thực hiện trong đề tài bao gồm tổng quan về tình hìnhnghiên cứu và các hoạt động tiêu dùng bền vững trong và ngoài nước; Nhận thức vềcác vấn đề môi trường, năng lượng và tiêu dùng bền vững của người dân; Hành vi tiêudùng bền vững của người dân; những dự định tiêu dùng trong thời gian tới của ngườidân; Đánh giá các hoạt động tuyên truyền và thực hiện tiêu dùng bền vững tại địa bànThành phố Hồ Chí Minh hiện nay và đề xuất các biện pháp, các phương thức nhằmnâng cao nhận thức và vận động người dân thực hiện Tiêu dùng bền vững.

Trang 5

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của một quốc gia (đặc biệt là kinh tế) gắn liền với bảo vệ môitrường trên toàn Thế giới đã sớm được quan tâm Vào năm 1980, thuật ngữ Phát triểnbền vững đã chính thức xuất hiện trong ấn phẩm “ Chiến lược bảo tồn Thế giới” (củaHiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế) và khái niệm Pháttriển bền vững được phổ biến rộng rãi hơn thông qua báo cáo Brundtland vào năm

1987 của Ủy ban Môi trường và phát triển Thế giới (nay là Ủy ban Brundtland) vàhoạt động “Sản xuất và tiêu dùng bền vững” là phần quan trọng và khá được chútrọng Cụ thể vào năm 1994, Hội thảo Tiêu dùng bền vững (diễn ra tại Oslo, Nauy) đãlàm rõ hơn về vấn đề này Theo đó, Tiêu dùng bền vững là cách thức sử dụng sảnphẩm có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu chất độc hại và ô nhiễm môitrường, không ảnh hưởng đến nhu cầu thế hệ sau Từ đó, chương trình Môi trườngLiên hợp quốc và Tiến trình Marrakech (năm 2003) đã được hưởng ứng tích cực từcác quốc gia Với bối cảnh về chính trị, kinh tế, xã hôi của mỗi quốc gia mà chươngtrình được áp dụng với nhiều cách thức khác nhau Tính đến năm 2013 thì đã có trên

30 quốc gia thực hiện được Chương trình Quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bềnvững Dẫn đầu trong các hoạt động này tại khu vực Đông Nam Á là Indonexia và TháiLan

Tại Việt Nam, tốc độ phát triển kinh tế đạt 5,89 % (năm 2011) và 5,03 % (năm2012) (theo Tổng Cục Thống kê), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng khá caotrong khu vực Tuy nhiên, sự phát triển hiện tại chưa đúng như định hướng theoChương trình Nghi sự 21 của Việt Nam, nó đã làm tiêu hao đáng kể đến nguồn tàinguyên, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đây được coi là một vấn nạncần được giải quyết nhanh chóng và kip thời đối với phát triển chung của quốc gia Cụthể tại thành phố Hồ Chí Minh, trong số 826 nguồn thải công nghiệp thì đã có đến40% nguồn thải chỉ qua xử lí sơ bộ trước khi xả ra môi trường ( theo thống kê cácnguồn thải công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh từ 2010 đến nay) và là một trong

10 thành phố bị ô nhiễm bụi cao nhất Thế giới ( theo báo cáo thường niên của Ngânhàng Thế giới) Đi kèm với các nhân tố ảnh hưởng này, tiêu dùng cũng trực tiếp hoặcgián tiếp là nguồn gốc của hầu hết các vấn đề môi trường gây nên bởi hoạt động của

Trang 6

con người cũng như tạo ra nhiều vấn đề cho xã hội và tài chính (theo sách hướng dẫn

“Tiêu dùng bền vững ở Châu Á) Nhưng hành vi “Tiêu dùng bền vững” còn khá xa lạvới hầu hết người dân, bên cạnh đó, nội dung Sản xuất và Tiêu dùng bền vững cũngchỉ mới được chú trọng và nhấn mạnh trong chiến lược phát triển bền vững Việt Namgiai đoạn 2011 – 2020 Để có thể sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên tái tạo và không táitạo, khắc phục và giảm thiểu tối đa hiện trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại mộtthành phố phát triển và đông dân như Thành phố Hồ Chí Minh, thì các giải pháphướng tới Tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hiện tại là vấn đề đáng được quan tâm

và ưu tiên từ các cơ quan quản lí, doanh nghiệp và cộng đồng

Thông qua lí do trên, nhóm tác giả đã quyết định chọn đề tài“Hành vi tiêu dùng bền vững của cộng đồng dân tại Thành phố Hồ Chí Minh - Điển cứu quận Bình Thạnh và quận Bình Tân” Với mong muốn đem lại cho mọi người có được cái

nhìn tổng quát về nhận thức và hành vi tiêu dùng bền vững của người dân Thành phố

Hồ Chí Minh, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và vận độngngười dân thực hiện Tiêu dùng bền vững Đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo chonhững nhóm nghiên cứu có nhu cầu tìm hiểu về hành vi Tiêu dùng bền vững của ngườidân Thành phố Hồ Chí Minh

Câu hỏi nghiên cứu

1 Nhóm người dân có học vấn cao hơn thì sẽ có nhận thức, hành vi về tiêu dùng bền vững cao hơn nhóm người có học vấn thấp?

2 Người dân có sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm xanh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng không?

3 Động cơ nào thúc đẩy người dân tiêu dùng các sản phẩm xanh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng?

4 Khó khăn nào khiến người dân không tiếp cận được với các sản phẩm xanh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng?

5 Tiêu chí lựa chọn sản phẩm của người dân trong thời gian tới như thế nào?

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trang 7

Đã có nhiều các hoạt động về Sản xuất và tiêu dùng bền vững diễn ra trong bốicảnh quốc tế, các sự kiện liên quan chính có thể kể 1 sô chương trình như sau:

2.1.1 Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21)

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loàingười Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, các nhà hoạtđộng về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quanđiểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhânloại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về Phát triển bềnvững và Chương trình Nghị sự 21, xác định các hành động cho sự phát triển bền vữngcủa toàn thế giới trong thế kỷ thứ 21 Đây là những nguyên tắc chung nhất để các quốcgia có thể vận dụng vào việc xây dựng các nguyên tắc phát triển bền vững cho phù hợpvới điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và thể chế chính sách riêng của nướcmình, sau Hội nghị này nhiều nước đã xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia

2.1.2 Tiến trình Marrakech1

Tiến trình Marrakech được đề xuất nhằm tổ chức các cuộc hội thảo toàn cầu vàkhu vực diễn ra hàng năm, đưa ra các nhiệm vụ cụ thể về hoạt động và sản xuất và tiêudùng bền vững Trong khuôn khổ tiến trình này, cuộc họp các chuyên gia quốc tế lầnthứ 2 được tổ chức tại Costa Rica năm 2005 và lần thứ 3 tại Stockholm tháng 6 năm

2007 Ủy ban Phát triển Bền vững hiện đang cân nhắc chương trình khung 10 nămnày

Các cuộc họp của tiến trình Marrakech đã đề xuất với Ban Bí thư Liên HợpQuốc nhằm chuẩn bị tài liệu về các vấn đề chính sách theo các yêu cầu của Ủy banPhát triển Bền vững, tập trung vào mô hình Sản xuất và Tiêu dùng bền vững Đâyđược coi là một vấn đề xuyên suốt tại các kỳ họp trong khuôn khổ tiến trìnhMarrakech Nội dung về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững trong phiên họp lần thứ 14của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu về biến đổi khí hậu tại Poznan, Ba Lanvào tháng 12 năm 2008 cũng tập trung vào vấn đề sử dụng năng lượng, tác động đến ônhiễm không khí, biến đổi khí hậu, chính sách và các biện pháp nhằm giảm các tácđộng của biến đổi khí hậu Nội dung các cuộc thảo luận tập trung vào mô hình và xu

1Bộ kế hoạch và đầu tư – Văn phòng Phát triển bền vững, Báo cáo Sản xuất và Tiêu dùng bền vững, ngày 29/7/2012

Trang 8

hướng tiêu dùng năng lượng trong các hộ gia đình trong quan hệ với các tác động giatăng của biến đổi khí hậu, chính sách và các biện pháp sản xuất và tiêu dùng nhằmthúc đẩy quá trình phát triển bền vững.

Chi tiết Khung 10 năm cho các chương trình sản xuất và Tiêu dùng bền vững (10YFP) gồm các mục tiêu chính:

- Lồng ghép quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên

- Mở rộng quy mô và đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng các mục tiêu Phát triển Thiên niên

kỷ

- Hỗ trợ các Hợp đồng môi trường đa phương hiện hữu bao gồm vấn đề thay đổi khí

hậu

- Tách rời tăng trưởng kinh tế từ suy thoái môi trường.

- Kích thích nhu cầu và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bền vững

- Thúc đẩy lối sống bền vững hơn, thành phố và xã hội.

- Tăng cường công bằng xã hội thông qua đầu tư vào con người và cộng đồng.

2.1.3 Tăng trưởng Xanh

Mô hìnhTăng trưởng xanh được đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng về Môi trường

và Phát triển ở Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 5 diễn ra tại Seoul – Hàn Quốc(ngày 24 – 29/3/2005)

Mô hình tăng trưởng xanh được dựa trên chuẩn đề “Hài hòa giữa tăng trưởngkinh tế và bền vững môi trường” thay cho chuẩn đề “Tăng trưởng trước, làm sạchsau” Để bền vững môi trường cần phải nâng cao hiệu suất sinh thái của nền kinh tế,xem yếu tố môi trường như một cơ hội, không là chi phí hay gánh nặng cho kinh tếhay doanh nghiệp

Các đề xướng của Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương của LiênHợp Quốc trong mô hình Tăng trưởng xanh bao gồm:

- Cải tạo Thuế Xanh

- Hạ tầng bền vững

- Mô hình tiêu dùng bền vững

Trang 9

- Xanh hóa doanh nghiệp

- Chỉ thị hiệu suất sinh thái

2.1.4 Chương trình hành động của Liên minh Châu Âu về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thúc đẩy đổi mới: kích thích sự phát triển và thương mại hóa các công nghệ,sản phẩm và dịch vụ có mức tiêu thụ carbon thấp, sử dụng năng lượng và tài nguyênhiệu quả

Các sản phẩm tốt hơn: tạo ra một thị trường nội khối năng động dành cho cácsản phẩm ưu việt hơn

Sản phẩm dùng ít nguyên liệu hơn và sạch hơn: tăng hiệu quả sản xuất của Liênminh Châu Âu

Tiêu dùng thông minh hơn: thay đổi hành vi

Các thị trường toàn cầu: khai thác lợi thế của người dẫn đầu và tạo ra sân chơibình đẳng cho các ngành công nghiệp trên toàn thế giới

2.1.5 Hoạt động ở châu Á

Tiêu dùng bền vững Châu Á: “Xây dựng năng lực thực hiện các hướng dẫn củaLiên hợp quốc về Bảo vệ người tiêu dùng” ở châu Á tại 12 quốc gia (Bangladesh,Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Nepal, Philippines, SriLanka, Thái Lan và Việt Nam)

Chương trình SWITCH-Asia

Chương trình môi trường khu vực SWITCH – Asia đặt mục tiêu thúc đẩy sựthích ứng Sản xuất và tiêu thụ bền vững trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cácnhóm người tiêu thụ ở khu vực châu Á Sản xuất và Tiêu thụ bền vững là một nỗ lực

để điều hoà nhu cầu ngày càng tăng về hàng hoá và các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu

cơ bản và mang lại một chất lượng tốt hơn cho cuộc sống, trong khi giảm thiểu việc sửdụng các nguồn tài nguyên tự nhiên, các nguyên liệu độc hại và phát thải từ rác thải vàchất gây ô nhiễm trong chu trình sống, không gây tổn hại đối với những nhu cầu tái tạotrong tương lai

Trang 10

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

2.2.1 Sản xuất và tiêu thụ bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Tác giả Nguyễn Thế Đồng

Về thực trạng Sản xuất và Tiêu dùng bền vững ở Việt Nam hiện nay, Tiêu dùng

bền vững ở nước ta còn chưa được quan tâm, các hoạt động triển khai về Tiêu dùngbền vững còn hạn chế Thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam bị chi phối bởicác phong tục tập quán và khả năng kinh tế của hộ gia đình Các hoạt động mới chỉdùng ở việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng còn mang tính đơn lẻ,chưa kết nối với nhau, phạm vi tác động chỉ trong khuôn khổ của một nhóm đối tượnghưởng thụ trực tiếp, vì vậy chưa có tính phổ biến và tính bền vững

Theo tác giả Nguyễn Thế Đồng, để các hoạt động về Sản xuất và Tiêu dùng bềnvững ở Việt Nam trong thời gian tới được triển khai có hiệu quả thì Việt Nam cần cócác chính sách cũng như các hành động cụ thể với mục tiêu như giảm tiêu dùngnguyên liệu và năng lượng trong toàn bộ hệ thống sản xuất và tiêu dùng bằng cáchtăng hiệu quả sử dụng; Thay đổi và tối ưu hóa mô hình sản xuất và tiêu dùng nhằmnâng cao chất lượng cuộc sống

Các nhiệm vụ cụ thể cần ưu tiên để thực hiện Sản xuất và Tiêu dùng bền vững

đó là xây dựng các chính sách cụ thể liên quan đến Sản xuất và Tiêu dùng bền vững;Nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đổng đối với Sản xuất và Tiêu dùng bền vững;Tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các công nghệ, dịch vụ và sản phẩm thân thiện môitrường; Cung cấp thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng; Phát triển mua sắm xanh,trong đó đặc biệt lưu ý đến hoạt động mua sắm công, đây là nội dung rất quan trọng

mà nhiêu quốc gia trên thế giới đã triển khai hiệu quả

2.2.2 Đề tài “Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nylon tại Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xã hội Tiêu thụ bền vững” – Chủ nhiệm, TS.

Lê Văn Khoa

Đề tài đã thực hiện khảo sát lấy ý kiến cộng đồng về việc giảm thiểu sử dụngtúi nylon tại TP.HCM bao gồm những đối tượng như: chợ, siêu thị, trung tâm thươngmại; người tiêu dùng, người dân; cơ quan quản lý nhà nước; các cơ sở sản xuất - tái

Trang 11

chế Đối với đối tượng người tiêu dùng, người dân, đề tài đã kết luận rằng có 2 yếu tốquan trọng tác động đến sự sẵn lòng trả tiền cho việc sử dụng túi nylon của người dân,

đó là: sự nhận thức, quan tâm của người dân đến việc bảo vệ môi trường và vấn đề lợiích (kinh tế) của người dân

2.2.3 Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thúc đẩy và Tiêu dùng bền vững 2

Tại Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, một số chương trình vàhoạt động môi trường của cộng đồng liên quan đến chủ đề tiêu dùng bền vững đã dầnxuất hiện liên tục và được duy trì thường niên như: Ngày hội Tái chế chất thải, Thánghành động không sử dụng túi nhựa, Chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh, ngày chủnhật xanh, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn Những sự kiện này, ít nhiều đã tạonhững dấu ấn nhất định, thu hút sự quan tâm và tham gia ngày càng nhiều của cộngđồng

Đồng thời, thông qua việc phát huy cộng đồng thực thi quyền được sử dụng thân thiệnmôi trường sẽ góp phần tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp có trách nhiệmhơn với cộng đồng và môi trường sống Từ đó, các doanh nghiệp xanh cũng phải tìmcách giảm giá thành ở mức cạnh tranh để duy trì bền vững việc tiêu dùng sản phẩmcủa cộng đồng…

Kết quả đạt được từ hàng loạt chương trình trên là rất đáng khích lệ Thế nhưng,

để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, tránh những tổn thất môi trường và nâng caohiệu suất sử dụng các nguồn tài nguyên hướng đến một nền sản xuất và Tiêu dùng bềnvững, việc xây dựng và thực hiện Chiến lược Sản xuất và Tiêu dùng bền vững tại ViệtNam cần dựa trên phương pháp luận vòng đời sản phẩm Quan điểm này vượt qua sựtập trung truyền thống lên nơi sản xuất và các quá trình sản xuất mà hướng đến nhữngtác động kinh tế, xã hội và môi trường của sản phẩm và dịch vụ trên toàn bộ vòng đờisản phẩm

Từ đó, trong suốt vòng đời sản phẩm (quá trình thiết kế, sản xuất, tiêu dùng vàthải bỏ) càng ít phát sinh chất thải thì càng ít chi phí xử lý, hạn chế ô nhiễm môitrường và nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên Có thể thấy rằng, tại Việt Nam, áp

2Lê Văn Khoa (2013), Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thúc đẩy Phát triển bềnvững, http://www.sggp.org.vn/phattrienbenvung/2013/8/326067/, 19/08/2013

Trang 12

dụng cách tiếp cận 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải) trong các hoạtđộng sản xuất và tiêu dùng là cần thiết trong quá trình phát triển hướng đến Sản xuất

và Tiêu dùng bền vững Trước mắt, cần tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên chính và sẽ

mở rộng dần các mục tiêu Sản xuất và Tiêu dùng bền vững trong tương lai

Việc chọn các công cụ chính sách cho chương trình Sản xuất và Tiêu dùng bềnvững phụ thuộc lớn vào các mục tiêu và các ưu tiên chính Một số quốc gia thiên vềcác công cụ tự nguyện hơn là cưỡng chế Một số nước khác dựa vào cả công cụ tựnguyện và truyền thống Các công cụ tự nguyện có thể kể như nhãn sinh thái, thiết kếsinh thái và các hệ thống quản lý môi trường Các công cụ truyền thống như các tiêuchuẩn, quy định cưỡng chế, giáo dục và tập huấn cũng như các sắp xếp thể chế nhưmua sắm công bền vững cũng thường được sử dụng

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, một số chương trình đã thuhút sự chú ý, quan tâm và tham gia của cộng đồng, có thể xem là các biểu hiện ban đầurất đáng khích lệ của tiêu dùng bền vững Các chương trình này phải được duy trì vànhân rộng thông qua các chính sách và thể chế hỗ trợ phù hợp Phương pháp tiếp cậnđúng và hiểu biết chính xác về các nguyên tắc tiêu dùng bền vững, nguyên tắc bảo vệmôi trường dựa vào cộng đồng, cùng với sự gắn kết chặt chẽ và tạo cơ hội chonhững nhóm liên quan (người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà đầu tư,người tái chế và xử lý rác, các tổ chức xã hội, báo đài và chính quyền) tham gia, sẽgiúp chúng ta lựa chọn và phát triển thành công các mô hình tiêu dùng bền vững thíchhợp cho Việt Nam

2.2.4 Đánh giá thực trạng Tiêu dùng bền vững của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp của học viên cao học Phạm Bảo Trân, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

Đề tài đã tiến hành khảo sát ở 300 sinh viên đang học tập tại các trường đại họctrên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề kiến thức, nhận thức, thái độ, hành

vi về Tiêu dùng bền vững với kết quả đạt được như sau: sinh viên TP.HCM đã có mộtlượng kiến thức nhất định về TDBV, sinh viên cũng hiểu rõ sự cần thiết và những lợiích mà TDBV mang lại cho cuộc sống của họ cũng như toàn xã hội; Sinh viên có thái

độ quan tâm và quan điểm đúng đắn về vấn đề TDBV nhưng trong các hành vi sinh

Trang 13

hoạt hàng ngày vẫn chưa được thực hiện hiệu quả như tiết kiệm năng lượng, sử dụngsản phẩm xanh.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đề ra 2 mục tiêu như sau:

3.1 Mục tiêu tổng quát:

- Đề xuất các phương thức nhằm nâng cao nhận thức và vận động người dân thựchiện Tiêu dùng bền vững

3.2 Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu về nhận thức và hành vi tiêu dùng bền vững của người dân.

- Tìm hiểu về các Chính sách của nhà nước để thúc đẩy Tiêu dùng bền vững.

- Đánh giá công tác tuyên truyền vận động tiêu dùng bền vững của cơ quan chức

năng nhà nước và doanh nghiệp

- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hành vi Tiêu dùng bền vững của người dân.

Tiêu dùng bền vững được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững đã được

ủy ban Bruntdlands năm 1987 định nghĩa là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau” Do đó ý nghĩa, tư tưởng cơ bản của tiêu dùng bền vững là đáp ứng được nhu cầu

tiêu dùng của bản thân sao cho không tước mất khả năng đáp ứng các nhu /cầu tiêu

dùng của thế hệ mai sau

3 Sách “Thúc đẩy Tiêu dùng bền vững ở Châu Á” – UNEP, Asia ProEco (Liên minh Châu Âu)

Trang 15

Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất.

Năng lượng mặt trời tạo tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông ), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).

Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po,

Về cơ bản, năng lượng được chia thành hai loại, năng lượng chuyện hóa toàn phần (không tái tạo) và năng lượng tái tại dựa trên đặc tính của nguồn nhiên liệu sinh ra nó.

4.1.3 Khái niệm Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân

tự nhiên và nhân tạo

Biến đổi khí hậu và “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là nhữngbiến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kểđến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và đượcquản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe vàphúc lợi của con người” (Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khíhậu)

4.1.4 Sản phẩm xanh (Sản phẩm thân thiện với môi trường) 5

Một sản phẩm được xem là xanh nếu đáp ứng được một trong 4 tiêu chí dưới đây:

Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường: Nếu sản

phẩm chứa các vật liệu tái chế thay vì sử dụng vật liệu mới, thô, nó có thể được xem là

4Trích “ Bộ tài nguyên và môi trường – Tổng cục môi trường (VEA)”

5 http://stnmt.thanhhoa.gov.vn/home/view/?l=vi&nid=San_pham_xanh_&gid=120

Trang 16

một sản phẩm xanh Ví dụ, một sản phẩm tái chế nhanh như tre hay bần là những sảnphẩm thân thiện với môi trường vì là sản phẩm đựơc tạo ra từ vật liệu phế phẩm nôngnghiệp như rơm hoặc dầu nông nghiệp

Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khoẻ thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống: Ví dụ các vật liệu thay thế chất

bảo quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư

Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng: ít chất

thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì Ví dụ như việc sử dụng chai nướcthủy tinh thay vì sử dụng chai nhựa để có thể tái sử dụng lại nhiều lần, sử dụng túinylon tự phân hủy thay vì sử dụng túi nylon thường…

Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ:

Vật liệu xây dựng xanh là những sản phẩm tạo ra một môi trường an toàn trong nhàbằng cách không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng như sơn có dung môihữu cơ bay hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan truyền chất ô nhiễm nhưsản phẩm từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong máy lạnh và cải thiện chấtlượng chiếu sáng

4.2 Khung nghiên cứu

Đặc điểm kinh tế

-xã hội cá nhân

Hành vi tiêu dùngbền vững củangười dân ở thànhphố Hồ Chí Minh

công tác tuyên truyềnvận động tiêu dùngbền vững của cơ quanchức năng nhà nước

và doanh nghiệp

Nhận thức, thái độ

và hành vi củangười dân về tiêudùng bền vững

Chính sách của nhà

nước để thúc đẩy

Tiêu dùng bền vững

Đề xuất giải pháp

Trang 17

4.3 Phương pháp nghiên cứu

4.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

4.3.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp

- Công cụ thu thập: Bảng câu hỏi cấu trúc.

- Đối tượng thu thập: các hộ gia đình.

- Số mẫu: 160.

- Địa điểm:Quận Bình Thạnh và Quận Bình Tân.

- Các chủ đề bảng hỏi:

+ Phần A: Phần thông tin cá nhân

+ Phần B: Hành vi Tiêu dùng bền vững của người dân, bao gồm: nhận thức củangười dân về các vấn đề năng lượng, biến đổi khí hậu, Tiêu dùng bền vững Hành viTiêu dùng bền vững, hành vi dự định tiêu dùng trong thời gian tới và những ý kiếnđóng góp cho việc nâng cao nhận thức của người dân hơn trong việc thực hiện tiêudùng

4.3.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp

- Thu thập dữ liệu thứ cấp như:

 Thông tin từ các báo cáo khoa học liên quan đến Tiêu dùng bền vững

 Thông tin các chương trình tuyên truyền về Tiêu dùng bền vững trên báo,internet

 Thông tin các chương trình Quốc gia về tiêu dùng bền vững trên báo,internet

 Các đặc điểm kinh tế xã hội tại địa bàn điển cứu

4.3.2 Phương phápxử lý dữ liệu

4.3.2.1 Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu bảng hỏi được nhập bằng phần mềm SPSS Phương pháp xử lý sử dụng

là phương pháp thống kê mô tả, chủ yếu là sử dụng tần số và giá trị trung bình

4.3.2.2 Dữ liệu thứ cấp

Trang 18

Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để minh họa, so sánh với kết quả của xử lý dữ liệu địnhlượng.

Trang 19

5 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

5.3 Đối tượng nghiên cứu

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững của người dân Thành phố

Hồ Chí Minh

5.4 Phạm vi nghiên cứu

- Quận Bình Tân và quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

6 Đóng góp mới của đề tài

- Đề tài đem đến cho người đọc cái nhìn tổng quát về hành nhận thức và hành vitiêu dùng của cộng đồng dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

- Nâng cao nhận thức và vận động người dân thực hiện Tiêu dùng bền vững.

8 Kết cấu của đề tài

Đề tài có kết cấu gồm 3 phần:

Phần 1: Phần Mở đầu

Phần 2: Nội dung, gồm 4 chương:

- Chương 1: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và dân số nghiên cứu.

- Chương 2: Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về tiêu dùng bền vững

- Chương 3: Chính Sách thúc đẩy Tiêu dùng bền vững và công tác truyền thông vậnđộng Tiêu dùng bền vững

Trang 20

- Chương 4: Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hành vi tiêu dùng bền vững của người

dân

Phần 3: Kết luận và Kiến nghị

Trang 21

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ DÂN SỐ NGHIÊN CỨU

1 Tổng quan địa bàn điển cứu

1.1 Quận Bình Thạnh 6

1.1.1 Vị trí địa lý

Phía Đông Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và quận 1cách nhau bởi con rạch Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và PhúNhuận

1.1.5 Kinh tế

Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nôngnghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây, bêncạnh chăn nuôi và đánh cá

Dưới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo Nhưng do ở

vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng lại ở trung tâm

6http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_Th%E1%BA%A1nh

Trang 22

tỉnh lỵ Gia Định, thủ công nghiệp, thương nghiệp lại có điều kiện phát triển và mởrộng, đã xuất hiện một số cơ sở công nghiệp nhỏ.

Trong thập niên 1960, kinh tế Bình Hoà–Thạnh Mỹ Tây chưa có sự thay đổi.Nhưng vàothập niên 1970, các nhà tư bản trong và ngoài nước đã có đầu tư, nhất làlĩnh vực công nghiệp Vì thế, trong 5 năm trước giải phóng, sản xuất công nghiệp tănglên đáng kể Nông nghiệp tụt hậu do đất đai bị thu hẹp để xây dựng nhà cửa và thươngnghiệp phát triển tăng vọt nhằm phục vụ cho một số lượng đông dân cư do quá trình

đô thị hoá và quân sự hoá cưỡng chế

Sau năm 1975, trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch Kinh tế nôngnghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ Công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủyếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - vănhóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai

1.2 Quận Bình Tân 7

1.2.1 Lịch sử hình thành

Quận Bình Tân là quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, được hình thành trên

cơ sở tách 3 xã: Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộchuyện Bình Chánh theo nghị định 130/2003/NĐ-CP được Chính phủ Việt Nam banhành vào ngày 05 tháng 11 năm 2003

1.2.2 Hành chính

quận Bình Tân có 5.188,67 ha diện tích tự nhiên và 254.635 nhân khẩu; có 10đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A,Bình Hưng Hòa B, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Tân Tạo, TânTạo A, An Lạc, An Lạc A

1.2.3 Văn hóa – Xã hội

Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủyếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân,dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn

7http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_T%C3%A2n,_Th%C3%A0nh_ph

%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh

Trang 23

lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài… Tôngiáo có phật giáo,Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo… trong đóphật giáo chiếm 27,26% trong tổng số dân có theo đạo.

1.2.4 Kinh tế

Quận Bình Tân có tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh,hầu như các phườngkhông còn đất nông nghiệp Hiện nay nhiều mặt kinh tế xã hội của quận phát triểnnhanh theo hướng đô thị Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu công nghiệp doBan quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý là khu công nghiệp Tân Tạo vàkhu công nghiệp Vĩnh Lộc (Văn phòng BQL đặt tại phường Bình Hưng Hoà) Riêngkhu công nghiệp giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoàichuyên sản xuất giày da, diện tích 58 ha

2 Đặc điểm dân số nghiên cứu

Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã khảo sát bảng hỏi đối với 160 người dântại 2 quận Bình Thạnh và Bình Tân Trong mẫu nghiên cứu, có 56 nam và 104 nữ Đốitượng phụ nữ được nghiên cứu nhiều hơn nam giới, tại vì đây là đối tượng thườngxuyên thực hiện các hành vi mua sắm

Ở trong phân tích, nhóm nghiên cứu phân tích kết quả nghiên cứu dựa trên việc

so sánh kết quả thu được từ các đối tượng nghiên cứu và phân tích chủ yếu theo hai

nhóm nghề gồm nhóm nghề lao động trí thức ( giáo viên, giảng viên, công chức nhà nước, nhân viên kinh doanh, sinh viên, bác sĩ, hướng dẫn viên) và nhóm nghề lao động chân tay(bán hàng rong, công nhân, thợ sửa xe, kỹ sư, buôn bán, nội trợ, thợ cắt

Trang 25

Nguồn: Số liệu cuộc khảo sát quận Bình Thạnh và quận Bình Tân của nhóm nghiên cứu

Về thu nhập bình quân đầu người trên tháng, có 87/160 (54,4%) mẫu có thunhập trong khoảng từ 5 triệu đến 9,9 triệu, nhóm này chủ yếu tập trung ở các nghề nhưnhân viên kinh doanh, buôn bán và một số ngành nghề khác Nhóm không có thu nhập

có 6 mẫu (3,8%), nhóm này tập trung hết ở những người làm nội trợ Nhóm có thunhập bình quân đầu người cao nhất trên 15 triệu có 10/160 (6,3%) mẫu, nhóm này tậptrung chủ yếu ở những nghề như bác sĩ, buôn bán, hướng dẫn viên

Bảng 3: Mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng Thu nhập trung bình trên tháng

Nguồn: Số liệu cuộc khảo sát quận Bình Thạnh và quận Bình Tân của nhóm nghiên cứu

Trình độ học vấn của những người được hỏi, có 87/160 (54,4%) mẫu có trình

độ đại học, số mẫu không đề cập đến trình độ có 42/160 (26,3%), trình độ cao nhất làthạc sĩ có 4/160 (2,5%) mẫu ngoài ra còn có các trình độ như 9/12 có 1 (0,6%) mẫu,11/12 có 1 (0,6%) mẫu, 12/12 có 19/160 (11,9) mẫu và cao đẳng có 6/160 (3,8%) mẫu

Bảng 4: Trình độ học vấn cao nhất của đối tượng khảo sát

Trình độ học vấn cao nhất

Trang 26

1 Nhận thức của người dân về tiêu dùng bền vững

Tiêu dùng bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại màkhông ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau Trong bốicảnh kinh tế nước ta ngày càng phát triển, năng lượng ngày càng được khai thác nhiềuhơn để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dẫn tới nhiềunguồn năng lượng không thể tái tạo được như than đá hay dầu mỏ có nguy cơ cạn kiệt.Nền kinh tế càng phát triển thì vấn đề ô nhiễm môi trường càng được đặt lên trên hàngđầu, không chỉ Việt Nam mà là vấn đề của toàn cầu, thêm vào đó hiện tượng biến đổikhí hậu đang ngày càng diễn biến theo hướng cực đoan như tăng về số lượng các cơnbão, thời tiết nóng hơn, băng ở hai cực bắt đầu có dấu hiệu tan chảy… trong khi nước

ta vẫn chưa tìm ra được nhiều các giải pháp năng lượng mới để thay thế hay tìm ra cácnguồn năng lượng sạch để hạn chế việc thải vào môi trường các chất khí gây hiệu ứngnhà kính thì việc hạn chế sử dụng hay sử dụng tiết kiệm có hiệu quả đang là vấn đềđược đặt ra và một giải pháp được đặt ra trước mắt đó là thực hiện những hành vi tiếtkiệm năng lượng từ ngay trong chính bản thân các gia đình, doanh nghiệp Ở phầnnày, đề tài sẽ làm rõ nhận thức của của dân tại 2 quận Bình Thạnh và Bình Tân vềnhững vấn đề nóng hiện nay đó là năng lượng và môi trường cũng như những nhậnthức về hành vi mà người dân tại đây đang thực hiện hàng ngày trong việc tiêu dùng

Trang 27

1.1 Vấn đề Biến đổi khí hậu và năng lượng

Ngày nay, vấn đề năng lượng luôn là chủ đề nóng hổi của toàn thế giới Chúng

ta sử dụng than đá, dầu mỏ, khí đốt… để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, để phục vụcho sinh hoạt hay những mục đích nhỏ như giải trí, phục vụ cho nhu cầu về tinh thầncủa con người Tuy nhiên, có thể nói những nguồn nhiên liệu đó là những nguồn nhiênliệu không sạch, khi ta sử dụng sẽ gây nên những vấn đề về ô nhiễm môi trường, nhưviệc tràn dầu có thể gây ô nhiễm vùng biển, làm chết động vật sống bên dưới tại nơi

mà có lớp dầu tràn qua, hay việc khai thác than dẫn tới việc phá hủy môi trường đất,môi trường tự nhiên tại nơi khai thác và nghiên trọng hơn còn nhiều nguy cơ sập hầmdẫn tới chết người

Ngày nay con người đang còn phải đối mặt với một vấn đề còn nghiêm trọnghơn những vấn đề như tràn dầu hay phá hủy môi trường tự nhiên do khai thác than…cũng chính từ việc đốt các nhiên liệu đấy vào mục đích phát triển kinh tế, sinh hoạtcủa con người mà đã dẫn tới một hiện tượng toàn cầu đó là hiện tượng “Biến đổi khíhậu”, thực chất hiện tượng này là sự gia tăng về cường độ, mức độ của các hiện tượngcực đoan trên trái đất như bão, lũ lụt, hạn hán, rét buốt, nhiệt độ tăng… đây là một vấn

đề của toàn thế giới và không thể giải quyết được, việc làm trước mắt đối với tất cả cácquốc gia trên thế giới hiện nay đó là việc phải thích ứng và giảm nhẹ những tác động

mà Biến đổi khí hậu gây ra Đối với Việt Nam, theo Chỉ số rủi ro về khí hậu được tổchức Germanwatch công bố trong nghiên cứu về thiên tai trên thế giới trong giai đoạn1990-2009, mười nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai đều là các nước đangphát triển Trong đó, Việt Nam là nước đứng thứ năm về thiệt hại do thiên tai, vớitrung bình mỗi năm có 457 người bị thương vong và thiệt hại về GDP (PPP) bình quânhàng năm là 1,9 tỷ đôla Mỹ - tương đương với 1,3% GDP.Vì vậy việc chuẩn bị để đốiphó với Biến đổi khí hậu là điều cấp thiết hơn bao giờ hết, chúng ta không thể giảiquyết được tận gốc của vấn đề nhưng từ những hành động nhỏ nhất của người dân,doanh nghiệp sản xuất trong việc tiết kiệm năng lượng cũng như việc hạn chế sử dụngcác loại phương tiện, máy móc chạy bằng xăng dầu cũng góp một phần nhỏ trong việcgiảm nhẹ đối với các vấn đề mà Biến đổi khí hậu gây ra Nhưng để thực hiện đượcnhững công việc như vậy lại không hề dễ dàng, bởi còn phụ thuộc rất nhiều vào cácchương trình tuyên truyền của nhà nước, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp

Trang 28

và nhất là nhận thức của người dân trong vấn đề Biến đổi khí hậu, bởi vì người dân làmột lực lượng chính và đông đảo trong việc sử dụng năng lượng Vì vậy những hànhđộng tiết kiệm của người dân có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường vàgiảm nhẹ các tác động của Biến đổi khí hậu Ở trong nghiên cứu này, nhóm nghiêncứu có làm một cuộc khảo sát về nhận thức của người dân tại 2 quận Bình Thạnh vàBình Tân về vấn đề Biến đổi khí hậu.

Bảng 5: Nghe nói về vấn đề Biến đổi khí hậu

Có nghe và hiểu vấn đề này

Có nghe nói nhưng không hiểu lắm

Có 48/160 người được hỏi là có nghe và hiểu về Biến đổi khí hậu, 93/160 là

có nghe nói nhưng không hiểu lắm và có 19/160 người chưa bao giờ nghe Nhìn chunggiới tính nữ có nhận thức về Biến đổi khí hậu cao hơn nam giới

Theo nhóm nghề, nhóm lao động trí thức có nhận thức về Biến đổi khí hậu caohơn nhóm lao động chân tay 44/48 (91,7%) so với 4/48 (8,3%) và nhóm lao động tríthức cũng không có ai là chưa từng nghe về Biến đổi khí hậu trong khi nhóm lao độngchân tay có đến 19/160 người được hỏi là chưa nghe bao giờ

Nhóm lao động trí thức, họ có được nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tiếpcận các thông tin về các vấn đề xã hội thông qua báo chí, tin tức, báo mạng, cơ quan

Trang 29

họ làm việc… tính chất và đặc thù công việc cũng cho phép họ có thời gian hơn để tìmhiểu về những vấn đề mang tính chất thời sự hiện nay, trong đó có cả vấn đề Biến đổikhí hậu Ngoài ra ở nhiều cơ quan, trường học, cán bộ, nhân viên còn được tập huấn đểnâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

Ở trường mình ngoài việc học ra thì còn có rất nhiều hoạt động ngoại khóa như các hoạt động tình nguyện, các hoạt động học thuật, trong đó thì có nhiều chương trình tập huấn cho sinh viên về Biến đổi khí hậu, các hoạt động tái chế rác thải để bảo

vệ môi trường.

(Nam, 25 tuổi, sinh viên, quận Bình Thạnh)Nhóm lao động chân tay, họ phải làm việc vất vả hơn, bận rộn hơn và thờigian làm việc của họ không cố định Như những người bán hàng rong, họ phải làmviệc ở ngoài đường suốt ngày, về nhà thì chỉ lo hàng cho ngày hôm sau bán tiếp, rồi thì

lo cơm nước… cho nên họ cũng không quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội

Biến đổi khí hậu là gì cô không biết, nhưng có phòng chống thì đấy là chuyện của mấy ông chính quyền chứ mình biết gì mà phòng chống con, cái ăn lo chưa xong hơi đâu mà tìm hiểu.

(Nữ, 44 tuổi, bán hàng rong, quận Bình Thạnh)

Tụi chị thì chỉ lo cắm đầu làm việc thôi, cuối tuần được nghỉ dành thời gian đi chơi cùng gia đình, thời gian đâu mà tìm hiểu em hoặcở phòng coi phim còn hay hơn.

(Nữ, 29 tuổi, công nhân, quận Bình Tân)Kết quả trên cho thấy việc người dân có quan tâm đến vấn đề Biến đổi khí hậuhay không còn phụ thuộc vào ngành nghề, tính chất công việc của họ cũng như thái độ

có quan tâm đến môi trường xung quanh của họ Sẽ thật thiệt thòi và nguy hiểm khinhững đối tượng như công nhân, những người bán hàng rong… không có được sựnhận thức đúng về vấn đề Biến đổi khí hậu, không được trang bị những kiến thức vềBiến đổi khí hậu để họ có thể tự bảo vệ mình để không bị trở thành đối tượng bị tổnthương bởi Biến đổi khí hậu

Bảng 6: Các vấn đề ưu tiên của cộng đồng Lao động trí thức Lao động chân tay TỔNG SỐ

Ưu tiên 1

Trang 30

Nguồn: Số liệu cuộc khảo sát quận Bình Thạnh và quận Bình Tân của nhóm nghiên cứu

Ở nhóm ưu tiên 1, hai vấn đề người dân quan tâm cao nhất là thu nhập(44,4%) Ở nhóm ưu tiên 2, vấn đề được người dân ưu tiên nhiều nhất là sức khỏe(46,3%) và nhóm ưu tiên 3, người dân quan tâm nhiều nhất đến vấn đề môi trường(42,5)

Điều này phản ánh đúng với tình hình phát triển kinh tế, khi kinh tế càng pháttriển thì con người chỉ chăm lo làm ăn, kiếm tiền để từ đó khi đã ổn định về thu nhậpngười lao động càng có thêm động lực để quan tâm đến những vấn đề cần thiết chobản thân như sức khỏe, môi trường cũng như giáo dục Tuy vấn đề giáo dục có tácđộng nhiều đến nhận thứ cũng như hành động nhưng không nhận được sự quan tâmcủa người dân

1.2 Nhận thức của người dân về tiêu dùng bền vững

Bảng 7: nhận thức về hành vi tiêu dùng sẽ làm giảm lượng khí thải nhà kính HÀNH VI Lao động trí thức Lao động chân tay TỔNG SỐ

Trang 31

n % n % N %

1 chọn mua sản phẩm thân

2 phân loại, tái sử dụng và

3 tiết kiệm năng lượng và

Nguồn: Số liệu cuộc khảo sát quận Bình Thạnh và quận Bình Tân của nhóm nghiên cứu

Trong sinh hoạt, có đến 88/160 (55%) ý kiến của người dân về những hành vi

sẽ làm giảm lượng khí thải nhà kính thì đa số người dân chọn những hành vi gồm:Chọn mua những sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và tàinguyên thiên nhiên, phân loại, tái sử dụng và tái chế rác thải, trong đó sự chênh lệch vềnhóm lao động trí thức so với nhóm lao động chân tay cũng không có sự khác biệtnhiều Theo như kết quả khảo sát ở bảng 1 thì đa số những người được hỏi họ có nhậnthức chưa rõ ràng về biến đổi khí hậu, chủ yếu vẫn ở mức độ “có nghe nói nhưngkhông hiểu lắm”, tuy nhiên về nhận thức của các hành vi tiêu dùng hàng ngày để bảo

vệ môi trường, làm giảm lượng khí thải nhà kính thì đa số những người được hỏi đãnhận thức được về các hành vi tiêu dùng của mình để bảo vệ môi trường Họ chọn cảviệc tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường để không làm tổn thương đếnmôi trường, sử dụng các sản phẩm có thể phân loại và tái chế để không phải thải ramôi trường một lượng chất thải lớn có nguy cơ biến thành phố có nhiều bãi rác đếnhành vi tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên để bảo vệ môi trường, tiết kiệmcho thế hệ sau sử dụng Tuy nhiên, việc suy nghĩ của họ có đi đôi với hành động haykhông thì lại là chuyện khác Hàng ngày, hàng giờ vẫn có một lượng rất lớn phươngtiện lưu thông trong thành phố, vẫn còn nhiều con kênh, rạch bị ô nhiễm do các loạichất thải từ sinh hoạt đến chất thải công nghiệp… và người dân vẫn phải sống chungvới ô nhiễm, nắng nóng, triều cường

Để thực hiện được những hành vi như vậy thì ngay từ trong chính những cánhân, những gia đình họ phải thực hiện các hành vi tiết kiệm trong các hoạt động sinh

Trang 32

hoạt hàng ngày như sử dụng bóng điện tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, hạn chếchiếu sáng khi không cần thiết, đi xe buýt đi làm thay vì đi xe máy… cũng đã phầnnào tiết kiệm được những khoản tiền để thực hiện vào các công việc khác cần thiết hơncho cuộc sống, tiết kiệm được nguồn năng lượng cho quốc gia.

Ở ngay trong các gia đình, có nhiều vật dụng, đồ dùng sinh hoạt của con ngườiphải có năng lượng để sử dụng thì mới hoạt động được như xe máy, máy tính, ti vi,đèn điện, nồi cơm điện, tủ lạnh… tùy vào điều kiện sống và thu nhập các hộ gia đình

sẽ sử dụng nhiều hay ít thiết bị, cũng như chất lượng thiết bị có bền hay không, tiếtkiệm điện hay không hay kiểu dáng có đẹp hay không… tuy nhiên, không phải hộ giađình nào cũng tự chủ động trong vấn đề tiết kiệm năng lượng, còn tùy thuộc vào nhậnthức, thu nhập cũng như thái độ của mọi người trong việc thực hiện tiết kiệm nănglượng Có phải những hộ gia đình có trình độ cao thì sẽ ý thức hơn trong việc tiết kiệmnăng lượng hay các hộ gia đình lao động với thu nhập thấp thì sẽ tiết kiệm năng lượngnhững hộ gia đình cao không?

Dưới đây là ý kiến của người dân về các hạng mục cần tiết kiệm trong gia đìnhtheo nhóm lao động và theo mức thu nhập của người dân

Bảng 8: Ý kiến của người dân về các hạng mục cần tiết kiệm trong gia đình theo

nhóm lao động NHÓM ƯU TIÊN Lao động trí thức Lao động chân tay TỔNG SỐ

Trang 33

Nguồn: Số liệu cuộc khảo sát quận Bình Thạnh và quận Bình Tân của nhóm nghiên cứu

Kết quả từ bảng 8 cho thấy ở nhóm ưu tiên 1, người dân cho rằng hạng mục cầntiết kiệm trước mắt là đun nấu (26,9%) Nhóm ưu tiên 2, người dân cho rằng hạng mụccần tiết kiệm là chiết sáng (32,5%) và ở nhóm ưu tiên 3 là hạng mục giải trí (31,3%)

Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, xã hội ngàycàng phát triển thì việc sử dụng năng lượng để chiếu sáng và đun nấu phục vụ cho cuộcsống ngày càng trở nên đa dạng và phong phú Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học

kĩ thuật, con người đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ hai nhu cầu này một cách tiếtkiệm hơn Chiếu sáng và đun nấu là hai nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống conngười Có rất nhiều trường hợp lãng phí năng lượng chiếu sáng và đun nấu Người tiêudùng quan tâm đến hai vấn đề này chứng tỏ họ đã có nhận thức đúng đắn về việc tiếtkiệm năng lượng nói riêng và tiêu dùng bề vững nói chung đối với cộng đồng dân cư.Tuy nhiên, hạng mục đáng ra phải được tiết kiệm nhiều hơn là hạng mục làm mát lạikhông được người dân cho rằng đó là hạng mục cần được tiết kiệm

Bảng 9: Yếu tố người dân quan tâm khi mua sản phẩm

NHÓM ƯU TIÊN

Lao động trí thức Lao động chân tay TỔNG SỐ

Trang 34

Nguồn: Số liệu cuộc khảo sát quận Bình Thạnh và quận Bình Tân của nhóm nghiên cứu

Ở nhóm ưu tiên 1, khi mua hàng hóa người dân quan tâm nhất đến giá cả củasản phẩm (30,6%), ở nhóm ưu tiên 2 người dân quan tâm nhiều nhất đến mức độ tiêuthụ năng lượng (26,3) và độ bền (20%) ở nhóm ưu tiên 3

Điều này phản ánh thực tế của người tiêu dùng, giá cả là yếu tố đầu tiên đượcquan tâm tới Nhóm lao động tri thức và lao động chân tay có thu nhập hoàn toànchênh lệch nhau Bởi vậy, khi mua một món hàng, tùy vào thu nhập của mình, ngườitiêu dùng có thể xem xét lựa chọn sản phẩm ưng ý trong mức giá phù hợp Nhãn hiệucũng là một phần quan trọng không kém Đối với những sản phẩm có thương hiệu từtrước, sản phẩm của họ đã được sử dụng và kiểm định chất lượng bởi rất nhiều ngườitiêu dùng trước đó Thế nên khá dễ dàng cho việc chia sẻ kinh nghiệm sử dụng và bảoquản sản phẩm tốt hơn

1.3 Thái độ của người dân đối với tiêu dùng bền vững

Bảng 10: Thái độ của người dân đối với vấn đề tiết kiệm

Trang 35

LAO ĐỘNG TRÍ THỨC LAO ĐỘNG CHÂN TAY TỔNG SỐ

Nguồn: Số liệu cuộc khảo sát quận Bình Thạnh và quận Bình Tân của nhóm nghiên cứu

Nhận định của người dân đối với vấn đề tiết kiệm thể hiện ý thức cá nhân củamỗi người Có nhiều quan điểm thực tế được đưa ra khảo sát Có 102/160 (63.8%)không đồng ý với quan điểm “Người tiêu dùng do trả tiền điện nên có quyền sử dụngđiện nhiều hay ít” Tuy nhiên vẫn có 58/160 (37.2%) đồng ý với quan điểm này.Tương tự như quan điểm trên, có 99/160 (61.9%) không đồng ý và 61/160 (39.1%)đồng ý với nhận định “Người tiêu dùng tự do trả tiền nước nên có quyền sử dụng nướcnhiều hay ít” Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên để sản xuất nănglượng, tuy nhiên nếu sử dụng lãng phí mà không tiết kiệm thì sẽ dẫn đến cạn kiệt Bêncạnh đó, các vấn đề như ô nhiễm môi trường, Biến đổi khí hậu cũng rất đáng lo ngại

Trang 36

Tiết kiệm năng lượng điện, nước không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tiếtkiệm chi tiêu sinh hoạt cho gia đình Không nên có ý nghĩ mình có tiền thì được sửdụng lãng phí Có 144/160 (90%) đồng ý, 11/160 (6.8%) không đồng ý và 5/160(3.1%) không biết đối với nhận định “Sử dụng năng lượng sạch không gây ô nhiễmmôi trường là rất tốn kém nhưng cần thiết” Để có được nguồn năng lượng sạch đòihỏi trình độ công nghệ, kĩ thuật phát triển để lọc những chất thải bẩn ra khỏi nănglượng Bên cạnh đó cũng cần có hệ thống xử lí chất thải, không thải những chất bẩnđộc hại ra môi trường Do chất lượng của nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễmmôi trường nên giá thành khá tốn kém Nhưng đó là việc rất cần thiết để bảo vệ trái đất

và môi trường sống của chúng ta

Những vật dụng cũ có thể được tái chế và đưa vào tái sử dụng một cách hiệuquả để hạn chế lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường hằng ngày Việc tái chế và

sự dụng rác thải không phân biệt dành cho đối tượng nào, cũng như việc tiết kiệmkhông phải của riêng ai, mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận làm những việc đó

để bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái Có 151/160 (94.4%) không đồng ý, 1/160(0.6%) đồng ý và 8/160 (5%) không biết đối với quan điểm “Sử dụng lại các vật dụng

cũ còn dùng chỉ áp dụng đối với người nghèo”

Nhận định “Khi mọi người tiết kiệm thì mình mới tiết kiệm, vì như vậy hiệuquả mới cao” đạt 129/160 (80.6%) không đồng ý, 22/160 (13.7%) đồng ý và 9/160(5.6%) không biết Điều này cho thấy người dân nhận ra được trách nhiệm của mìnhtrong việc tiết kiệm điện, không đùn đẩy trách nhiệm cho cộng đồng

Qua những số liệu trên cho ta thấy đa số người dân, kể cả nhóm lao động tríthức và nhóm lao động chân tay đều có những nhận thức đúng đắn về tiết kiệm và việcbảo vệ môi trường, góp một phần nhỏ trong việc giảm nhẹ đối với các vấn đề mà biếnđổi khí hậu gây ra Nhưng để thực hiện được những công việc như vậy lại không hề dễdàng, bởi còn phụ thuộc rất nhiều vào các chương trình tuyên truyền của nhà nước, các

tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và nhất là nhận thức của người dân trong vấn

đề biến đổi khí hậu, bởi vì người dân là một lực lượng chính và đông đảo trong vấn đề

sử dụng năng lượng Vì vậy những hành động tiết kiệm của người dân có vai trò rấtquan trọng trong việc giảm nhẹ các vấn đề của Biến đổi khí hậu

2 Hành vi tiêu dùng bền vững của người dân

Trang 37

Việc giảm nhẹ được các vấn đề của Biến đổi khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm môitrường cũng như tiết kiệm được các khoản chi tiêu cho người dân phụ thuộc vàonhững hành vi tiêu dùng của người dân Người dân có thực hiện chi tiêu hợp lý nhưmua các sản phẩm có độ bền cao, giá thành cao nhưng sử dụng được lâu dài hơn cácsản phẩm mà có độ bền cũng như giá thành thấp, việc mua các sản phẩm có giá thànhthấp mà chất lượng không đảm bảo khiến người dân phải bỏ tiền nhiều lần để chi tiêucho sản phẩm đấy sẽ rất tốn kém

Trong việc tiêu thụ năng lượng hay các sản phẩm xanh cũng vậy, việc ngườidân mua các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi nylon tự phân hủy, xăng sinhhọc hay bóng điện tiết kiệm điện… tuy giá thành có cao hơn sản phẩm thông thườngnhưng ngược lại sẽ bảo vệ an toàn cho sức khỏe của người dân được tốt hơn

Ở bảng 3, theo nhận thức thì có 88/160 ý kiến chọn thực hiện các hành vi gồmchọn mua sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và tài nguyênthiên nhiên, phân loại, tái sử dụng và tái chế rác thải Tuy nhiên việc nhận thức củangười dân có đi đôi với hành động của họ hay không thì nhóm tác giả có thực hiệnkhảo sát về hành vi tiêu dùng bền vững của người dân để so sánh giữa nhận thức vàhành vi của người dân

2.1 Tiêu thụ năng lượng

Điện và nước có vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của con người từ chiếusáng, nấu ăn, phục vụ nhu cầu giải trí… tuy nhiên ở những nhóm nghề lao động khácnhau thì có những hành vi tiết kiệm khác nhau

Bảng 11: Hành vi tiết kiệm điện, nước của người dân theo nhóm nghề

Lao động trí thức Lao động chân tay TỔNG SỐ

Trang 38

Nguồn: Số liệu cuộc khảo sát quận Bình Thạnh và quận Bình Tân của nhóm nghiên cứu

Hầu hết những người được hỏi trong cuộc khảo sát đều thực hiện hành vi tiếtkiệm điện nước thường xuyên chiếm 156/160 (97.5%) và chỉ có 4/160 (2.5%) ngườiđược hỏi là không thực hiện việc tiết kiệm điện nước thường xuyên Những hành vingười dân thường xuyên thực hiện như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng nữa nhưbóng điện, quạt, điều hòa, giặt quần áo bằng tay thay vì sử dụng máy giặt, thay bóngđèn dây tóc bằng bóng đèn huỳnh quang, sử dụng quạt tay thay vì sử dụng quạt điện vàđiều hòa

Có 147/160 (92%) số người được hỏi có hành vi tiết kiệm nước thường xuyên,trong đó chỉ có 13/160 (8%) người được hỏi là không thường xuyên thực hiện cáchành vi tiết kiệm nước Những hành vi được người dân thực hiện để tiết kiệm nướcnhư hạn chế việc tưới cây bằng nước sinh hoạt, tranh thủ trời mưa để hứng nước và sửdụng nước đó tưới cây và rửa xe, tắm nhanh chóng, không tắm lâu để tiết kiệm nước,tận dụng nước giặt đồ để dội nhà tắm, hạn chế lau nhà mà chỉ quét nhà…

Bảng 12: Hành vi tiết kiệm điện, nước của người dân theo giới

Nguồn: Số liệu cuộc khảo sát quận Bình Thạnh và quận Bình Tân của nhóm nghiên cứu

Có 156/160 (97,5%) và 147/160 (91,9) số người được hỏi là thường xuyên thựchiện các hành vi tiết kiệm điện nước và chỉ có 4/160 (2,5%) và 13/160 (8,1%) số ngườiđược hỏi không thường xuyên thực hiện các hành vi tiết kiệm điện nước

Giữa phụ nữ và nam giới họ cũng có những nhận thức về việc tiết kiệm điện vànước cũng không có sự khác biệt nhiều Ở vấn đề tiết kiệm điện có 54/56 (96,4%) namgiới thường xuyên thực hiện các hành vi tiết kiệm nước và có 102/104 (98,1%) số phụ

nữ được hỏi là thường xuyên thực hiện các hành vi tiết kiệm Ở vấn đề tiết kiệm nước

Ngày đăng: 05/12/2015, 18:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w