đánh giá phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty tnhh kiểm toán và dịch vụ tin học tp. hồ chí minh

156 1.3K 0
đánh giá phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty tnhh kiểm toán và dịch vụ tin học tp. hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------------- TRẦN THỦY TIÊN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế toán – Kiểm toán Mã số ngành: 52340302 Tháng 8 – Năm 2013 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------------- TRẦN THỦY TIÊN MSSV: 4104181 ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Mã số ngành: 52340302 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LƯƠNG THỊ CẨM TÚ Tháng 8 – Năm 2013 i LỜI CẢM TẠ  Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý thầy, cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu không chỉ giới hạn qua những bài học về chuyên ngành mà còn thấm nhuần những giá trị đạo đức qua những bài học kinh nghiệm và những chia sẻ trong cuộc sống. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi và các bạn sinh viên có được môi trường thực tập thoải mái. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn đến anh Ngô Thanh Hoàng Tứ đã hướng dẫn rất chi tiết và tận tình những kiến thức cơ bản về kiểm toán cho sinh viên, xin cảm ơn anh đã thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho tôi trong khoảng thời gian thực tập tại công ty. Đối với người hướng dẫn trực tiếp, cô Lương Thị Cẩm Tú, xin kính gửi đến cô lời cảm ơn sâu sắc. Cảm ơn cô đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Do giới hạn về kiến thức và thời gian thực tập nên luận văn của tôi không tránh khỏi sự thiếu sót. Qua đây, tôi rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Quý thầy, cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại Học Cần Thơ và các anh, chị trong Công ty TNHH Kiểm toán AISC để luận văn được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn. Xin chân thành cảm ơn. Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Người thực hiện Trần Thủy Tiên i TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …. Người thực hiện Trần Thủy Tiên ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Trưởng/Phó Phòng Kiểm toán Doanh nghiệp 5 (Ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4.1 Phạm vi về không gian .................................................................................... 2 1.4.2 Phạm vi về thời gian ........................................................................................ 2 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.5 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu ............................................ 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 4 2.1 Phương pháp luận ............................................................................................... 4 2.1.1 Lý thuyết về trọng yếu ..................................................................................... 4 2.1.2 Lý thuyết về rủi ro kiểm toán ........................................................................ 11 2.1.3 Mối quan hệ giữa mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán ................................... 17 2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 18 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu......................................................................... 18 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 18 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HỒ CHÍ MINH – AISC VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................................................................. 19 3.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.Hồ Chí Minh – AISC ........................................................................................ 19 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 19 3.1.2 Đặc điểm kinh doanh ..................................................................................... 19 3.1.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 21 3.1.4 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán AISC ............................................................................................................... 23 3.1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển ......................................... 24 iv 3.2 Khái quát về quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán AISC...................................................................................................... 25 3.2.1 Chuẩn bị kiểm toán ........................................................................................ 25 3.2.2 Thực hiện kiểm toán ...................................................................................... 29 3.2.3 Hoàn thành kiểm toán .................................................................................... 30 Chương 4: ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HỒ CHÍ MINH – AISC ................................................. 31 4.1 Khái quát về công ty khách hàng ...................................................................... 31 4.1.1 Công ty Cổ phần ABC ................................................................................... 31 4.1.2 Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học DN ...................................... 31 4.1.3 Công ty Cổ phần NT ...................................................................................... 32 4.2 Phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC ..................................................................................... 32 4.2.1 Giới thiệu về phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC .................................................... 32 4.2.2 Thực trạng vận dụng phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC tại công ty khách hàng .......... 39 4.3 Đánh giá phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán áp dụng cho công ty khách hàng ............................................................................. 72 4.3.1 Đối với phương pháp xác lập mức trọng yếu ................................................ 72 4.3.2 Đối với phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán ............................................ 73 4.4 So sánh việc thực hiện phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC với chương trình kiểm toán mẫu và chuẩn mực kiểm toán hiện hành................................................................. 74 4.4.1 Phương pháp xác lập mức trọng yếu ............................................................. 74 4.4.2 Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán ......................................................... 74 4.5. So sánh Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới ban hành với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành ............................................................................... 76 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AISC .................................................................................... 81 5.1 Một số giải pháp hoàn thiện phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC ...................................... 81 5.1.1 Đối với phương pháp xác lập mức trọng yếu ................................................ 81 5.1.2 Đối với phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán ............................................ 82 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 100 v 6.1 Kết luận ........................................................................................................... 100 6.2 Kiến nghị......................................................................................................... 100 6.2.1 Đối với Bộ Tài chính ................................................................................... 100 6.2.2 Đối với Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ...................... 101 6.2.3 Đối với Công ty TNHH Kiểm toán AISC ................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 102 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 103 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Thang đối chiếu trong phương pháp một giá trị ........................................ 6 Bảng 2.2 Thang đối chiếu trong phương pháp chuỗi giá trị ..................................... 6 Bảng 2.3 Minh họa cho phương pháp nhiều chỉ tiêu ................................................ 7 Bảng 2.4 Minh họa cho phương pháp xác lập công thức ......................................... 7 Bảng 2.5 Bảng phân bổ TE dựa vào phần trăm PM ................................................. 8 Bảng 2.6 Bảng phân bổ TE dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV ...................... 9 Bảng 2.7 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro ............................................................. 14 Bảng 3.1 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán AISC từ năm 2010 đến năm 2012......................................................... 23 Bảng 3.2 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán AISC 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................... 23 Bảng 3.3 Tiêu chí và tỷ lệ xác lập mức trọng yếu .................................................. 29 Bảng 4.1 Bảng xác định mức trọng yếu tổng thể trên BCTC tại Công ty Cổ phần ABC, Công ty Cổ phần DN và Công ty Cổ phần NT .................................... 39 Bảng 4.2 Khoản mục có giá trị âm trên BCĐKT của Công ty Cổ phần ABC ....... 41 Bảng 4.3 Bảng xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCĐKT của Công ty Cổ phần ABC ............................................................................................ 42 Bảng 4.4 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCKQHĐKD của Công ty Cổ phần ABC .............................................................. 44 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro kiểm soát trên tổng thể BCTC của Công ty Cổ phần ABC ............................................................................................ 51 Bảng 4.6 Bảng đánh giá rủi ro phát hiện trên tổng thể BCTC của Công ty Cổ phần ABC ............................................................................................................... 52 Bảng 4.7 Bảng tổng hợp phân tích biến động các khoản mục tại Công ty Cổ phần ABC ............................................................................................................... 53 Bảng 4.8 Bảng phân tích hệ số tài chính của Công ty Cổ phần ABC .................... 58 Bảng 4.9 Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro tiềm tàng trên từng khoản mục tại Công ty Cổ phần ABC ............................................................................................ 59 Bảng 4.10 Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát trên từng khoản mục tại Công ty Cổ phần ABC ............................................................................................ 60 Bảng 4.11 Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ khoản mục của Công ty Cổ phần ABC ............................................................................................ 70 vii Bảng 4.12 Bảng đánh giá rủi ro phát hiện ở mức độ khoản mục tại Công ty Cổ phần ABC ............................................................................................................... 71 Bảng 4.13 So sánh giữa VSA 320 mới ban hành với VSA 320 hiện hành ............ 79 Bảng 5.1 Bảng hướng dẫn xác định căn cứ xác lập mức trọng yếu ....................... 81 Bảng 5.2 Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên tổng thể BCTC................... 83 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Quy trình vận dụng khái niệm mức trọng yếu vào trong kiểm toán .......... 5 Hình 2.2 Rủi ro kiểm toán và các bộ phận cấu thành ............................................. 12 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán AISC ............................... 21 Hình 4.1 Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC ............................................................................................................. 33 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TMCP : Thương mại cổ phần CNTT : Công nghệ thông tin KTV : Kiểm toán viên DN : Doanh nghiệp KH : Khách hàng SXKD : Sản xuất kinh doanh HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ XDCB : Xây dựng cơ bản TSCĐ : Tài sản cố định HTK : Hàng tồn kho VSCH : Vốn chủ sở hữu TS : Tài sản BCTC : Báo cáo tài chính BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh LN : Lợi nhuận CP : Chi phí x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sự phát triển của nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay đã tạo điều kiện cho sự gia tăng không ngừng các hình thức kinh doanh; các công ty, doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều; song song đó, nhu cầu đầu tư sinh lợi đang dần thu hút các cá nhân và tập thể trong và ngoài nước đòi hỏi phải có cơ sở đáng tin cậy để thuyết phục các nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, hoạt động kiểm toán ra đời đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng mà còn đối với cả đối tượng được kiểm toán và là nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường. Trước xu thế hội nhập như hiện nay, các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.Hồ Chí Minh nói riêng luôn phải đặt ra những yêu cầu để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các công ty kiểm toán trong nước. Mục tiêu quan trọng của các công ty kiểm toán là nâng cao chất lượng kiểm toán và giảm chi phí kiểm toán đến mức hợp lý nhất trong các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC). Do đó, các công ty kiểm toán đang rất chú trọng đến các công việc được tiến hành trong một cuộc kiểm toán. Công tác xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán là một công việc hết sức quan trọng và phức tạp trong một cuộc kiểm toán, vì nó sẽ giúp cho Kiểm toán viên (KTV) có kế hoạch cụ thể về nội dung, lịch trình và thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhằm tiết kiệm được thời gian kiểm toán và nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ lý do thực tiễn trên, đề tài “Đánh giá phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP. Hồ Chí Minh” (gọi tắt là Công ty TNHH Kiểm toán AISC) đã được chọn để nghiên cứu. Đề tài được viết dựa trên cơ sở lý thuyết và việc vận dụng khái niệm trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC khi kiểm toán BCTC tại công ty khách hàng. Từ đó, người viết đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC. Qua đó đánh giá việc áp dụng phương pháp này vào trong thực tế kiểm toán cho công ty khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện phương pháp xác lập mức trọng 1 yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Tìm hiểu phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC. - Mục tiêu 2: Đánh giá phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC áp dụng cho công ty khách hàng; đồng thời đưa ra nhận xét về ưu điểm và vấn đề còn tồn tại của phương pháp này. - Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH kiểm toán AISC. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán là gì? Tầm quan trọng của nó đối với cuộc kiểm toán như thế nào? - Phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC áp dụng cho công ty khách hàng được thực hiện như thế nào? Có ưu điểm gì? Vấn đề còn tồn tại là gì? - Đề xuất những giải pháp gì để góp phần hoàn thiện phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi về không gian - Công việc nghiên cứu phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC. 1.4.2. Phạm vi về thời gian - Số liệu sử dụng phân tích trong đề tài là số liệu thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012, và hồ sơ kiểm toán năm 2012 của Công ty TNHH Kiểm toán AISC. - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu việc xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán được Công ty TNHH Kiểm toán AISC thực hiện trong quá trình kiểm toán tại công ty khách hàng. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết có tham khảo đề tài luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - Khu vực miền Tây”, của 2 tác giả Lâm Đỗ Thúy Duy, sinh viên trường Đại học Cần Thơ khóa 33. Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ. Đề tài phân tích, so sánh việc thực hiện phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán với lý thuyết áp dụng cho 3 công ty khách hàng. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích sâu về phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán trên từng khoản mục, phần đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục còn sơ sài, chưa đi sâu vào phân tích cụ thể sự biến động của các khoản mục. - Đồng thời, người viết cũng có tham khảo đề tài luận văn tốt nghiệp “Đánh giá quy trình xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang, sinh viên trường Đại học Cần Thơ khóa 34. Đề tài nêu lên cơ sở lý thuyết chặt chẽ về phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán. Từ đó tác giả đánh giá việc vận dụng phương pháp này vào thực tế kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt tại công ty khách hàng. Đề tài phân tích và đánh giá phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán áp dụng cho 3 công ty khách hàng. Tuy nhiên, quy trình áp dụng phương pháp là giống nhau giữa 3 công ty khách hàng nên việc so sánh không thật sự cần thiết; việc nhận xét, đánh giá về phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán của tác giả còn thực hiện sơ sài. - Người viết cũng có tham khảo thêm đề tài luận văn tốt nghiệp “Quy trình xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - Khu vực miền Tây” của tác giả Nguyễn Bá Phương Thảo, sinh viên trường Đại học Cần Thơ khóa 35. Đề tài đi vào phân tích phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán áp dụng cho 1 công ty khách hàng, đồng thời so sánh phương pháp này tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ với Công ty TNHH Kiểm toán AFC và Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt. Qua đề tài luận văn này, người viết mong muốn có thể đánh giá một cách cụ thể và chi tiết hơn phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC áp dụng cho công ty khách hàng. Đồng thời đánh giá những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại của phương pháp; so sánh giữa chương trình kiểm toán mà Công ty TNHH Kiểm toán AISC đang áp dụng và chương trình kiểm toán mẫu do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành và tác động của Chuẩn mực kiểm toán mới ban hành (áp dụng từ ngày 01/01/2014) đối với công ty kiểm toán. Song song đó, người viết sẽ đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán cho Công ty TNHH Kiểm toán AISC. Đây cũng là điểm khác biệt và phát triển mới hơn của đề tài người viết thực hiện so với đề tài của các tác giả trước. Vì duy trì tính bảo mật trong kiểm toán nên một số thông tin thuộc công ty khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán AISC sẽ được điều chỉnh trong luận văn này cho phù hợp. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Lý thuyết về Trọng yếu 2.1.1.1. Khái niệm VSA 320 – Tính trọng yếu trong kiểm toán (Bộ Tài chính, 2003, đoạn 04) định nghĩa: “Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin hoặc một số liệu kế toán trong Báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng của thông tin và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.” Như vậy, sai lệch chỉ được xem là trọng yếu khi có ảnh hưởng quan trọng đến BCTC và quyết định của người sử dụng BCTC. Sai lệch có thể là trọng yếu bởi số tiền (tiêu chuẩn định lượng) hoặc do bản chất của vấn đề (tiêu chuẩn định tính). Cần phân biệt hai thuật ngữ “tính trọng yếu” và “mức trọng yếu” để hiểu rõ hơn về trọng yếu và việc vận dụng nó vào quá trình kiểm toán. Tính trọng yếu: Chỉ tầm quan trọng của thông tin, dựa vào số tiền của khoản mục hoặc sai phạm và tính chất sai phạm. Mức trọng yếu: Xác định giới hạn cụ thể để đo lường, đánh giá sai phạm. 2.1.1.2. Đặc điểm a) Về mặt định lượng Sai lệch có thể trọng yếu bởi số tiền, đó là khi sai lệch trên BCTC đạt đến một số tiền nhất định có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Không thể có một công thức nào đưa ra để xác định độ lớn của một sai phạm, có khi với một độ lớn nhất định của sai phạm; ở công ty này trường hợp này sai phạm không trọng yếu nhưng ở một công ty khác hoặc trường hợp khác lại là trọng yếu; hoặc nếu xét đơn lẻ thì sai phạm đó không là trọng yếu nhưng khi xét tổng hợp các sai phạm thì nó lại là trọng yếu. b) Về mặt định tính Sai lệch được xem là trọng yếu do bản chất của vấn đề. Trong một số trường hợp Kiểm toán viên (KTV) phải nhận thức rằng có những trường 4 hợp tuy sai lệch có giá trị thấp nhưng do bản chất của nó nên vẫn có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Thí dụ như là: + Các sai phạm liên quan đến luật pháp, chính sách, chế độ và những quy định có tính nguyên tắc. + Sai phạm xảy ra do có sự gian lận hoặc liên quan đến tính trung thực của nhà quản lý cấp cao: vấn đề này hết sức quan trọng và KTV rất chú trọng khi xem xét một sai phạm có là trọng yếu hay không. + Sai phạm có tác động dây chuyền và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC của đơn vị. + Sai phạm về lợi nhuận, thu nhập của đơn vị. + Sai phạm đã được chỉ ra nhưng không được đơn vị sửa chữa kịp thời. 2.1.1.3. Vận dụng khái niệm mức trọng yếu vào quy trình kiểm toán Việc vận dụng khái niệm mức trọng yếu vào quy trình kiểm toán thông thường bao gồm 5 bước sau: Ước lượng mức Phân bổ mức trọng yếu cho trọng yếu tổng khoản mục (TE) thể (PM) Ước tính sai sót Tổng hợp các sai từng khoản mục lệch So sánh tổng sai lệch với PM và TE Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 Hình 2.1: Quy trình vận dụng khái niệm mức trọng yếu vào trong kiểm toán Bước 1: Ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC - PM (Planning Materio) + Khái niệm PM: Mức trọng yếu tổng thể (PM): Là sai lệch tối đa cho toàn bộ BCTC mà KTV có thể chấp nhận được. Đó như là một ngưỡng để KTV có thể chấp nhận là BCTC được trình bày một cách trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. + Các phương pháp xác lập PM: Thông thường có 4 phương pháp  Phương pháp một giá trị: Cách thức của phương pháp này là tùy thuộc vào đặc điểm của từng 5 doanh nghiệp, KTV sẽ chọn cơ sở và tỷ lệ tương ứng. Chẳng hạn như đối với doanh nghiệp hoạt động định hướng lợi nhuận thì cơ sở lợi nhuận trước thuế là thích hợp nhất, còn đối với các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận thì chọn cơ sở tổng tài sản hoặc nguồn vốn để xác lập mức trọng yếu trên tổng thể BCTC. Có thể sử dụng thang đối chiếu được thiết lập sẵn như sau: Bảng 2.1: Thang đối chiếu trong phương pháp một giá trị Đvt: % Cơ sở xác lập Mức tỷ lệ % được áp dụng Lợi nhuận trước thuế 5 Tổng doanh thu 1 Tổng tài sản 2 Vốn chủ sở hữu 2 Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012  Phương pháp chuỗi giá trị Đây là phương pháp được mở rộng ra từ phương pháp một giá trị, nhưng sự khác biệt ở đây là mức tỷ lệ phần trăm được áp dụng là một chuỗi giá trị chứ không phải một giá trị cố định. Bảng 2.2: Thang đối chiếu trong phương pháp chuỗi giá trị Đvt: % Cơ sở xác lập Mức tỷ lệ % được áp dụng Lợi nhuận trước thuế 5 – 10 Tổng doanh thu 0,5 – 3 Tổng tài sản 2 Vốn chủ sở hữu 2 Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 Ưu điểm của phương pháp này hơn phương pháp một giá trị là KTV có thể linh hoạt lựa chọn mức tỷ lệ phần trăm khác nhau tùy thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV.  Phương pháp nhiều chỉ tiêu Cách thức của phương pháp này là kết hợp nhiều chỉ tiêu trên thang đối chiếu bằng cách sử dụng số lớn nhất, số nhỏ nhất hoặc số bình quân. Ví dụ: 6 Bảng 2.3: Minh họa cho phương pháp nhiều chỉ tiêu Đvt: triệu đồng Mức trọng yếu tổng thể của BCTC Số liệu trên BCTC Cơ sở xác lập Lợi nhuận trước thuế Tổng doanh thu Tỷ lệ (%) Số tiền 645 5 32,25 1.528 2 30,56 732 2 14,64 Tổng tài sản Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 Tùy theo quyết định (sự xét đoán, kinh nghiệm) của từng KTV mà mức trọng yếu được xác lập có thể là: - Số lớn nhất: 32,25 (triệu đồng) - Số nhỏ nhất: 14,64 (triệu đồng) - Số bình quân: 30,56 (triệu đồng)  Phương pháp sử dụng công thức được thiết lập sẵn KTV sẽ xác định PM theo một công thức đã được xây dựng trước. Bảng 2.4: Minh họa cho phương pháp xác lập công thức Đvt: 1.000 đồng Số lớn hơn giữa tổng tài sản và doanh thu Đến Từ Mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính Y là số tiền vượt khỏi của tổng tài sản hoặc doanh thu và cận dưới 0 100.000 0 0,50Y 0 100.000 500.000 1.250 0,041Y 50.000 500.000 1.000.000 6.790 0,0271Y 500.000 1.000.000 1.500.000 12.500 0,019Y 1.000.000 1.500.000 5.000.000 21.390 0,01Y 1.500.000 5.000.000 10.000.000 35.000 0,0058Y 5.000.000 ….. …… A B C D Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 7 E Với tổng tài sản là 420.000.000 đồng và doanh thu là 1.530.000.000 đồng, chênh lệch 1.110.000.000 đồng. Công thức được thiết lập sẵn: PM = C + D = 12.500.000 + [0,019 x (1.530.000.000 – 1.000.000.000)] = 22.570.000 đồng. Có nhiều cách để xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC nên KTV phải cân nhắc, xem xét kỹ để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Bước 2: Xác lập mức trọng yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính – TE (Tolerable Errors). + Khái niệm TE: Mức trọng yếu cho từng khoản mục (TE): Là sai lệch tối đa trong từng khoản mục (số dư tài khoản hoặc loại nghiệp vụ) mà KTV có thể chấp nhận được. + Các phương pháp xác lập mức trọng yếu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính: Có hai phương pháp để phân bổ PM cho từng khoản mục trên BCTC:  Xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) dựa trên PM. Ví dụ 1: PM là 3.000.000 đồng, TE = 50%  PM Bảng 2.5: Bảng phân bổ TE dựa vào phần trăm PM Đvt: 1.000 đồng Khoản mục 50%PM Giá trị TE Tiền 50%  3.000 1.500 Nợ phải thu 50%  3.000 1.500 Hàng tồn kho 50%  3.000 1.500 Nợ phải trả 50%  3.000 1.500 Tài sản cố định 50%  3.000 1.500 Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012  Dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV: KTV có thể xác định TE dựa trên xét đoán nghề nghiệp của mình, cũng vẫn sử dụng tỷ lệ phần trăm (%) PM nhưng lấy giá trị khác nhau cho các khoản mục. Lấy lại ví dụ 1 ở trên nhưng với các tỷ lệ phần trăm khác nhau cho các khoản mục, ta được bảng phân bổ TE dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV như sau: 8 Bảng 2.6: Bảng phân bổ TE dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV Đvt: 1.000 đồng Khoản mục %PM Giá trị TE Tiền 10%  3.000 300 Nợ phải thu 40%  3.000 1.200 Hàng tồn kho 30%  3.000 900 Nợ phải trả 40%  3.000 1.200 Tài sản cố định 20%  3.000 600 Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 Dựa vào hai ví dụ trên, ta nhận thấy có sự khác biệt đáng kể do quan điểm của từng KTV. Đối với ví dụ 1 thì KTV chọn cùng một tỷ lệ do đó việc kiểm tra từng khoản mục sẽ như nhau. Nhưng đối với ví dụ 2 lại dựa vào sự xét đoán của KTV mà mức độ nhạy cảm trên từng khoản mục cũng khác nhau. Bước 3: Ước tính sai sót của từng khoản mục Sau khi ước tính ban đầu về mức trọng yếu được thiết lập cho tổng thể BCTC và cho từng khoản mục, KTV sẽ xác định được nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần kiểm tra và tiến hành thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản. Trong quá trình thực hiện, KTV sẽ ước tính được sai lệch của từng khoản mục, đó là sai lệch chưa được điều chỉnh bao gồm các loại sai lệch: + Sai sót đã phát hiện: Là những sai lệch mà KTV phát hiện ra trong quá trình kiểm toán nhưng chưa được điều chỉnh vì nhiều lý do khác nhau: - Một là, các sai sót tuy được phát hiện nhưng do không trọng yếu nên KTV không lập bút toán đề nghị điều chỉnh. Tuy nhiên vẫn có khả năng là khi xét riêng từng sai sót thì chúng không trọng yếu, nhưng nếu tổng hợp lại, chúng trở nên là sai sót trọng yếu. - Hai là, các sai sót trọng yếu mà KTV đã đề nghị điều chỉnh nhưng đơn vị chưa đồng ý điều chỉnh. + Sai sót dự đoán: Là ước tính của KTV về tổng sai lệch trên số dư (số phát sinh) của tài khoản trên cơ sở suy rộng ra từ sai lệch được phát hiện của mẫu. + Sai sót được ước tính từ thủ tục phân tích hoặc những thủ tục kiểm toán khác: Đó là sai lệch vẫn chưa được phát hiện sau khi đã thực hiện các thủ tục kiểm toán. Sau khi ước tính sai lệch chưa điều chỉnh của từng khoản mục, KTV sẽ xem xét ảnh hưởng của từng khoản mục một cách độc lập trước khi tập hợp 9 chúng để cân nhắc ảnh hưởng riêng biệt của từng sai lệch, hoặc các sai lệch có liên quan đến từng khoản mục có vượt quá mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục đó hay không? Nếu có thì KTV sẽ yêu cầu bút toán điều chỉnh, còn nếu không KTV sẽ tập hợp với các sai lệch khác để so sánh với PM. Bước 4: Tổng hợp các sai lệch ước tính của các khoản mục Trong giai đoạn chuẩn bị hoàn thành kiểm toán, KTV sẽ tiến hành đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót chưa điều chỉnh trên đến BCTC. Nếu sai sót tổng hợp vượt mức trọng yếu hoặc xấp xỉ trọng yếu, KTV sẽ yêu cầu điều chỉnh lại các sai sót chưa được điều chỉnh, hoặc tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung,… Tùy theo đơn vị có chấp nhận điều chỉnh hay không và kết quả các thủ tục kiểm toán bổ sung (nếu có) mà KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận. Bước 5: So sánh mức sai lệch ước tính của các khoản mục với mức trọng yếu đã được xác định (hoặc điều chỉnh) để yêu cầu đơn vị được kiểm toán có điều chỉnh BCTC hay không? Sau khi tổng hợp các sai lệch của các khoản mục, KTV sẽ so sánh với mức trọng yếu tổng thể BCTC ban đầu để đưa ra quyết định có yêu cầu đơn vị điều chỉnh hay không? Nếu tổng sai lệch chưa điều chỉnh lớn hơn hoặc bằng PM thì yêu cầu đơn vị điều chỉnh, trường hợp ngược lại thì đơn vị không cần phải điều chỉnh và KTV sẽ lưu ý cho lần kiểm toán tiếp theo. 2.1.1.4. Ý nghĩa của việc xác lập mức trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính Xác lập mức trọng yếu là một trong những công việc quan trọng nhất khi bắt đầu một cuộc kiểm toán. Việc xác lập mức trọng yếu nhằm: - Xác định các khoản mục nào trong BCTC có tầm quan trọng về kiểm toán và các khoản mục nào là không quan trọng. - Ước lượng mức độ sai phạm có thể chấp nhận được cho mục đích ra báo cáo kiểm toán. - Xác định phạm vi kiểm toán. - Xác định bản chất, thời gian, quy mô của các quy trình kiểm toán áp dụng. - Đánh giá tác động của những sai sót có thể phát hiện được hoặc không phát hiện được trên BCTC. Trên cơ sở xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và từng khoản mục, KTV sẽ xác định phạm vi và nội dung của các thủ tục đánh giá rủi ro, xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán bổ sung. KTV xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được cho khoản mục để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sót trọng yếu về mặt định lượng. Khi KTV phát hiện ra các sai phạm trên từng khoản mục thì sau đó các sai phạm này sẽ được so sánh với mức trọng yếu đã được thiết lập từ trước để xác định 10 xem khoản mục đó có được phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Trách nhiệm của KTV trong kiểm toán BCTC là đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực hợp lý của những thông tin trên BCTC xét trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm lập BCTC. Căn cứ để KTV đưa ra ý kiến là mức trọng yếu đã được xác lập từ trước. Sau khi thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán và tổng hợp lại các bút toán điều chỉnh đã phát hiện được trong quá trình kiểm toán. KTV tiến hành so sánh với mức trọng yếu. Nếu sai lệch vượt quá mức trọng yếu thì KTV phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh. Nếu đơn vị từ chối điều chỉnh vì lý do khách quan thì KTV sẽ phát hành ý kiến chấp nhận từng phần, không chấp nhận hoặc từ chối đưa ra ý kiến tùy theo từng trường hợp cụ thể tại mỗi đơn vị. 2.1.2. Lý thuyết về rủi ro kiểm toán 2.1.2.1. Khái niệm Bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng có những hạn chế tiềm tàng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: - KTV thường chỉ lấy mẫu để kiểm tra, chứ không kiểm tra toàn bộ. - Sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. - Việc thu thập các bằng chứng kiểm toán là do KTV cần dựa vào đó để thuyết phục, chứ không phải nhằm chứng minh số liệu của BCTC là tuyệt đối chính xác. Chính những lý do trên mà khả năng KTV nhận xét không xác đáng về BCTC luôn có thể xảy ra. Vấn đề đặt ra là phải tìm cách giới hạn khả năng đó ở mức chấp nhận được. Xuất phát từ thực tiễn đó, thuật ngữ rủi ro kiểm toán được ra đời. VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ (Bộ Tài chính, 2001, đoạn 07) định nghĩa: “Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do Kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu”. 2.1.2.2. Các bộ phận của rủi ro kiểm toán a) Rủi ro tiềm tàng ( IR – Inherent Risk) VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ (Bộ Tài chính, 2001, đoạn 04) định nghĩa: “Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng của từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ”. Việc phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán. Mức độ rủi ro tiềm tàng là cơ sở để lựa 11 chọn các thủ tục kiểm toán, xác định khối lượng công việc, thời gian, chi phí cần thiết cho một cuộc kiểm toán. Để có thể đánh giá rủi ro tiềm tàng, các thông tin sau đây sẽ được thu thập: - Bản chất kinh doanh của khách hàng. - Bản chất của các bộ phận, khoản mục được kiểm toán (các khoản mục và loại nghiệp vụ kinh doanh, tính chủ quan của hệ thống kế toán đối với từng loại nghiệp vụ, từng khoản mục của BCTC,…). - Bản chất hệ thống kế toán và thông tin trong đơn vị (mức độ và phạm vi điện toán hóa, mức hiệu quả và tính phức tạp của hệ thống điện toán, bản chất các phương pháp kế toán đang áp dụng,…). - Trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ (số dư của các tài khoản dự phòng; các nghiệp vụ, sự kiện phức tạp như kiện tụng, trộm cắp; việc ghi chép các nghiệp vụ bất thường và phức tạp,…). Có sai lầm cụ thể Rủi ro tiềm nào hay không? tàng Có Hệ thống kiểm soát nội bộ Rủi ro kiểm có phát hiện được hay soát không? Không KTV phát hiện được bằng Rủi ro phát các thủ tục kiểm toán hay hiện không? Không Ý kiến sai Rủi ro kiểm toán Nguồn: Sách Kiểm Toán – Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, 2011 Hình 2.2: Rủi ro kiểm toán và các bộ phận cấu thành 12 Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng thường bắt đầu với việc xem xét xem KTV đã biết những gì về công việc kinh doanh và bản chất kinh doanh của một đơn vị. Điều này có thể chứa đựng bất cứ thông tin gì, từ kiến thức về kế hoạch chiến lược của một công ty lớn đến những thông tin về từng loại nghiệp vụ của một đơn vị nhỏ. Nó cũng bao gồm những hiểu biết về ngành nghề mà công ty đang hoạt động. Nếu KTV không lý giải được những vấn đề về bản chất kinh doanh của khách hàng, họ có thể sẽ không nhận biết và không xác định được những khu vực rủi ro quan trọng. b) Rủi ro kiểm soát (CR - Control Risk) VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ (Bộ Tài chính, 2001, đoạn 05) định nghĩa: “Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời”. Như vậy, rủi ro kiểm soát là khả năng có sai sót nghiêm trọng hoặc những điểm bất thường mà hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) không phát hiện, hoặc không ngăn chặn được. Chẳng hạn một HTKSNB tốt vẫn dễ gặp sai sót khi hệ thống được xây dựng quá phức tạp, luân chuyển nhân sự quá nhiều, hoặc thiếu đào tạo nhân viên,… KTV cần chú ý xem xét môi trường kiểm soát vì nó cũng ảnh hưởng đến rủi ro kiểm soát, nó biểu hiện quan điểm, nhận thức, cũng như hành động của các nhà quản lý đơn vị khi họ xác định phương thức tổ chức đơn vị, phân định trách nhiệm, quyền hạn của Ban Tổng Giám đốc và các bộ phận,…. Riêng tại các đơn vị xử lý số liệu trong môi trường tin học, tuy có những thuận lợi như sẽ ít gặp sai lầm trong tính toán, số tổng cộng và số dư được cập nhật thường xuyên, tiết kiệm thời gian, nhân lực,… Nhưng bên cạnh đó lại xuất hiện các rủi ro kiểm soát khác với môi trường thủ công, ví dụ như: - Kế toán viên cố tình nhập liệu sai nên kết quả sai. - Lập trình sai lầm sẽ gây tác động dây chuyền đến các số liệu khác khi xử lý tự động. - Tuy xử lý dữ liệu bằng phương pháp điện tử, nhưng đơn vị không tách rời giữa các chức năng như chức năng khai thác (thực hiện xử lý) và chức năng kiểm soát. - Việc bảo mật chưa tốt nên thường không ngăn chặn được người ngoài thâm nhập vào hệ thống thông tin. Ví dụ như đơn vị không sử dụng các mật khẩu; không quan tâm bảo vệ phòng máy tính, hay các phần mềm, đĩa từ,… c) Rủi ro phát hiện (DR - Detected Risk) VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ (Bộ Tài chính, 2001, đoạn 06) định nghĩa: 13 “Rủi ro phát hiện: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán Kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được”. Như vậy, rủi ro phát hiện là khả năng khi đã áp dụng những thủ tục kiểm toán nhưng KTV vẫn không phát hiện được các sai lệch trọng yếu của BCTC. Rủi ro phát hiện bắt nguồn trực tiếp từ nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản đã được thực hiện. Thông thường mức rủi ro phát hiện sẽ giảm xuống nếu KTV tăng các thử nghiệm chi tiết trên số dư hoặc nghiệp vụ, mở rộng phạm vi kiểm tra hoặc tăng cỡ mẫu của các thử nghiệm cơ bản. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện: - Trình độ và kinh nghiệm của KTV. - Phạm vi, quy mô của cuộc kiểm toán. - Tính hợp lý, hiệu quả của các phương pháp kiểm toán áp dụng và các bước kiểm toán cụ thể. Cần nhận thức rằng rủi ro phát hiện vẫn có thể xảy ra dù KTV đã kiểm tra 100% số dư tài khoản và nghiệp vụ vì có thể KTV đã chọn lựa và áp dụng các phương pháp kiểm toán không phù hợp hoặc giải thích sai hay nhận định sai về kết quả kiểm tra. Ví dụ: Do KTV thiếu kiểm tra thông tin của các trợ lý thu thập, nên tổng hợp và nhận định sai. 2.1.2.3. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro Ngược lại với sự tồn tại độc lập của rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trong quá trình kiểm toán BCTC, rủi ro phát hiện gắn liền với thủ tục kiểm toán của KTV và có thể thay đổi tùy theo sự xét đoán của KTV. Sự biến động của rủi ro phát hiện dựa theo đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát và được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2.7: Mối quan hệ giữa các loại rủi ro Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng Cao Trung bình Thấp Cao Tối thiểu Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Tối đa Nguồn: Chuẩn mực kiểm toán số 400 do Bộ Tài chính ban hành, năm 2001 14 Trong bảng mối quan hệ giữa các loại rủi ro vừa nêu trên thì mỗi loại rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được chia thành 3 mức Cao, Trung bình và Thấp. Vùng in nghiêng thể hiện mức độ rủi ro phát hiện. Rủi ro phát hiện được chia thành 5 mức: Tối đa, Cao, Trung bình, Thấp và Tối thiểu. Rủi ro phát hiện được xác định dựa trên mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tương ứng và mức độ rủi ro phát hiện sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Ví dụ: Khi mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là Cao đồng nghĩa với việc HTKSNB của đơn vị hoạt động không hiệu quả, khi đó rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được cần phải được xác định ở mức thấp nhất (Tối thiểu) để khống chế rủi ro kiểm toán vẫn ở mức chấp nhận được. Để trợ giúp cho việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loại rủi ro, các chuẩn mực kiểm toán đưa ra mô hình rủi ro kiểm toán như sau: AR = IR  CR  DR Hoặc DR = AR / (IR  CR) (2.1) Trong đó: IR (Inherent Risk): Rủi ro tiềm tàng. CR (Control Risk): Rủi ro kiểm soát. DR (Detected Risk): Rủi ro phát hiện. AR (Audit Risk): Rủi ro kiểm toán. Tuy được biểu thị bằng công thức, nhưng cần nhận thức rằng đây không phải là một công thức toán học thuần túy, mà nó được dùng để trợ giúp KTV khi phán đoán và xác định mức độ sai lệch có thể chấp nhận được để làm cơ sở thiết kế các thủ tục và điều hành cuộc kiểm toán. * Ưu điểm của mô hình rủi ro kiểm toán: - KTV tập trung vào các yếu tố có thể dẫn đến sai lệch trên BCTC. - Giảm thiểu khả năng kiểm tra quá mức hay dưới mức. - Giảm chi phí kiểm toán giúp cho cuộc kiểm toán hiệu quả hơn. - Hỗ trợ cho việc chọn mẫu. * Nhược điểm của mô hình rủi ro kiểm toán: - Rủi ro tiềm tàng rất khó đánh giá một cách chính xác. - Rủi ro kiểm toán được xác định mang tính chủ quan. - Mô hình này thực hiện đánh giá với mỗi loại rủi ro cấu thành như là những bộ phận riêng lẻ, độc lập nhưng trên thực tế chúng không độc lập. - Công nghệ kiểm toán không được phát hiện một cách thận trọng trong khi những bộ phận của mô hình có thể được đánh giá một cách chính xác. 15 2.1.2.4. Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán Đánh giá rủi ro trong công tác kiểm toán hiểu theo nghĩa rộng là các công việc của KTV và công ty kiểm toán trong việc nhận diện các yếu tố gây ra rủi ro, ước lượng khả năng xảy ra sai sót hoặc các thiệt hại cho công việc kinh doanh của công ty kiểm toán. Tương tự như khi xác lập mức trọng yếu, rủi ro kiểm toán cũng được đánh giá ở hai mức độ tổng thể BCTC và từng khoản mục. - Ở mức độ tổng thể BCTC: Việc đánh giá rủi ro kiểm toán được tiến hành dựa trên những thông tin thu thập được về đặc điểm và tình hình kinh doanh, kinh nghiệm kiểm toán, các nhân tố về rủi ro tiềm tàng ở mức độ BCTC, sự xuất hiện của những nhân tố làm gia tăng khả năng gian lận và sai sót cũng như các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định. Quá trình đánh giá này dựa trên bảng câu hỏi (thường được gọi là checklist). - Ở mức độ khoản mục, hay bộ phận: Việc đánh giá rủi ro trong từng khoản mục trước hết sẽ chịu ảnh hưởng của mức rủi ro đã được đánh giá đối với toàn bộ BCTC. Sau đó, KTV dựa trên hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh cũng như tính chất của khoản mục để đánh giá mức rủi ro tiềm tàng của các khoản mục. Đồng thời, qua tìm hiểu và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát (nếu có), KTV sẽ đánh giá lại mức rủi ro kiểm soát. Kết quả đánh giá hai loại rủi ro trên sẽ là cơ sở để KTV thiết kế các thử nghiệm cơ bản sao cho rủi ro phát hiện được duy trì ở mức độ phù hợp. Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với khoản mục cần lưu ý các điểm: - Có thể kết hợp đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vì trên thực tế hai loại rủi ro này có quan hệ mật thiết với nhau. - Việc đánh giá hai loại rủi ro này cần tiến hành trên từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục. 2.1.2.5. Ý nghĩa của việc đánh giá rủi ro kiểm toán Do những hạn chế tiềm tàng của công tác kiểm toán và những hạn chế vốn có của hệ thống kế toán và HTKSNB của đơn vị được kiểm toán nên rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong công tác kiểm toán. Vấn đề đặt ra là phải đánh giá hợp lý các loại rủi ro để có những phản ứng thích hợp, giảm thiểu các thiệt hại cho KTV và công ty kiểm toán cũng như đảm bảo tính hợp lý trong việc lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán. Ý nghĩa của việc đánh giá rủi ro là hết sức lớn lao, mang lại các lợi ích thiết thực trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán, nhất là trong giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán.  Giai đoạn tiền kế hoạch: Việc đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ giúp KTV trong việc ra quyết định: - Tiếp nhận hay từ chối khách hàng mới, duy trì hay chấm dứt mối quan hệ với khách hàng cũ. - Lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý. 16 - Ước lượng khối lượng công việc phải thực hiện để sắp xếp thời gian kiểm toán, phân công KTV cũng như dự kiến về phí kiểm toán.  Giai đoạn lập kế hoạch: Đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ giúp KTV: - Giới hạn phạm vi công việc kiểm toán ở mức độ cần thiết để vừa tiết kiệm được thời gian vừa đảm bảo chất lượng kiểm toán ở mức phí hợp lý và cạnh tranh. - Xác định được những khoản mục hoặc nhóm nghiệp vụ chứa rủi ro cao, từ đó tập trung nguồn lực để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán.  Giai đoạn thực hiện kiểm toán: - Đánh giá rủi ro kiểm toán ở giai đoạn trước là cơ sở để tiến hành các thủ tục kiểm toán theo đúng trọng tâm. - Việc tiếp tục đánh giá rủi ro trong giai đoạn này dựa trên việc bám sát các dấu hiệu cho thấy rủi ro gia tăng và mở rộng các thử nghiệm kiểm toán một cách tương ứng giúp KTV đảm bảo hợp lý rằng các sai sót đã không bị bỏ sót.  Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: Làm cơ sở cho việc soát xét lại hồ sơ kiểm toán và các công việc đã hoàn thành, qua đó đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán. 2.1.3. Mối quan hệ giữa mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: “mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại” – VSA 320 (Bộ Tài chính, 2003, đoạn 11). KTV phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản sao cho cuối cùng rủi ro BCTC còn có những sai sót trọng yếu sẽ được giảm xuống thấp ở mức chấp nhận được, ví dụ: Khi lập kế hoạch kiểm toán, nếu KTV xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Trường hợp này KTV sẽ: - Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng hoặc thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi ro kiểm soát. - Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến. Khi tiến hành đánh giá rủi ro, dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV mà đánh giá ở mức độ cao hay thấp, từ đó KTV cân nhắc xem có nên thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát hay không. Cả mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán đều ảnh hưởng như nhau đến bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Nếu mức độ trọng yếu được xác định càng cao tức là mức sai lệch có thể chấp nhận được tăng lên thì rủi ro kiểm toán sẽ được giảm xuống, khi đó số lượng bằng chứng kiểm toán mà KTV cần thu thập sẽ ít đi và ngược lại. 17 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các giấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán BCTC năm 2012 liên quan đến phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC khi thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng. - Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn nhân viên Công ty TNHH Kiểm toán AISC, việc phỏng vấn được thực hiện trên 1 kiểm toán viên, 1 nhóm trưởng và 1 trợ lý kiểm toán để xem phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán được thực hiện như thế nào trong thực tế. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Từ các số liệu và tài liệu thu thập được, đề tài sẽ tiến hành phân tích, đánh giá phương pháp xác lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC và cho từng khoản mục, đồng thời phân tích và đánh giá phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC. Tương ứng với từng mục tiêu cụ thể ta có các phương pháp sau: - Mục tiêu 1: Phỏng vấn các nhân viên trong Công ty TNHH Kiểm toán AISC về các bước thực hiện quy trình kiểm toán BCTC, trình tự xác lập mức trọng yếu và trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán, quan sát thực tế công tác chuẩn bị và thực hiện phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC tại công ty khách hàng để tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC. - Mục tiêu 2: Sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá rủi ro kiểm toán, dựa vào công thức tính và công thức phân bổ của Công ty TNHH Kiểm toán AISC để xác định mức trọng yếu tổng thể và phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục. Tổng hợp, đánh giá quy trình, đưa ra nhận xét về ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại của phương pháp. - Mục tiêu 3: Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC. 18 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM – AISC VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM –AISC 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TPHCM, tên tiếng Anh là Auditing & Informatic Services Company Limited (viết tắt là AISC), là tổ chức tư vấn, kiểm toán độc lập hợp pháp có quy mô lớn, hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ: Trụ sở chính đặt tại số 142 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại: (84.8) 3.9305.163 Fax: (84.8) 3.9304.281 Website: http://www.aisc.com.vn Email: info@aisc.com.vn Theo Quyết định số 5029/QĐ-UBND ngày 07/11/2007 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.HCM thành Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.HCM; và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102064184 ngày 13/08/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, công ty đã chuyển đổi thành Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.HCM (AISC). AISC là thành viên của Tổ chức Kế toán Kiểm toán Quốc tế Inpact Asia Pacific. AISC cũng là một trong các công ty kiểm toán độc lập đầu tiên được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước cho phép kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán theo Quyết định số 51/2000/QĐ- UBCK2 ngày 19/06/2000 của Chủ tịch Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước. 3.1.2. Đặc điểm kinh doanh AISC sẵn sàng chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm làm việc với khách hàng thông qua những dịch vụ mà công ty cung cấp. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, công ty cũng đã và đang cung cấp các loại hình dịch vụ với sự cam kết chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bao gồm: 3.1.2.1. Kiểm toán và đảm bảo Các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo của AISC bao gồm: + Kiểm toán Báo cáo tài chính. 19 + Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế. + Kiểm toán hoạt động. + Kiểm toán tuân thủ. + Kiểm toán nội bộ. + Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước. + Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản. + Kiểm toán Báo cáo dự toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản. + Soát xét Báo cáo tài chính. 3.1.2.2. Thẩm định giá Các dịch vụ thẩm định của AISC gồm: + Xác định giá trị doanh nghiệp cho mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo luật định. + Thẩm định giá trị tài sản và vốn góp liên doanh. + Xác định giá trị doanh nghiệp cho mục đích sáp nhập, chia tách, góp vốn của các cổ đông. 3.1.2.3. Kế toán Các dịch vụ kế toán của AISC bao gồm: + Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy tài chính. + Tư vấn hoàn thiện bộ máy kế toán - tài chính có sẵn. + Thiết lập hệ thống kế toán, cập nhập sổ sách kế toán và lập Báo cáo tài chính theo định kỳ. + Lập Báo cáo tài chính hợp nhất. + Rà soát sổ sách và Báo cáo kế toán, Báo cáo thuế. 3.1.2.4. Tin học Tư vấn về việc lựa chọn thiết bị tin học, thiết kế và cài đặt mạng máy tính, cung cấp các thiết bị tin học. Cung cấp phần mềm kế toán tài chính, kế toán quản trị cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: + AISC: Phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ và xây dựng. + AISC – REAL: Phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp đầu tư bất động sản. + AISC – HOT: Phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng. + AISC – IF: Phần mềm kế toán dành cho quỹ đầu tư phát triển các tỉnh, thành phố. + AISC - SALE: Phần mềm quản lý bán hàng. 20 + AISC - MAR: Phần mềm quản lý siêu thị. + AISC - CON: Phần mềm dự toán xây dựng cơ bản. + AISC - RES: Phần mềm nhân sự và tính lương. Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn và sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý doanh nghiệp. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức 3.1.3.1. Sơ đồ tổ chức Nguồn: Phòng Hành chính công ty TNHH kiểm toán AISC, 2012 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán AISC 3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty  Ban Tổng Giám đốc: Là bộ phận điều hành quản lý mọi hoạt động chính của công ty. Đồng thời trực tiếp đứng ra thực hiện giao dịch và ký kết các hợp đồng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.  Phòng Hành chính: Là bộ phận thực hiện công tác quản lý và tài chính. Bộ phận này có tác dụng phục vụ và tạo điều kiện cho các phòng ban, 21 các đơn vị, các tổ chức đoàn thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phòng hành chính của công ty là bộ phận có thể bố trí, sắp xếp cán bộ, quản lý việc mua sắm các thiết bị văn phòng phẩm, quản lý văn thư lưu trữ, điều động xe cho KTV đi công tác,…  Phòng Kế toán: Giúp Ban Tổng Giám đốc thực hiện toàn bộ về công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, thống kê thông tin kinh tế của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, luật kế toán và các quy định của pháp luật, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.  Phòng Kiểm toán doanh nghiệp: Là bộ phận có số lượng nhân viên chuyên nghiệp lớn nhất trong công ty. Bộ phận này thực hiện tất cả các hợp đồng kiểm toán BCTC theo Luật định của công ty. Nhóm kiểm toán thường được thành lập từ bộ phận này và có bổ sung các thành viên thuộc các nhóm khác trong các trường hợp cần thiết.  Phòng Kiểm toán XDCB: Có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng kiểm toán Báo cáo đầu tư công trình xây dựng hoàn thành. Bộ phận này chủ yếu là các kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm và thường phải kết hợp với các thành viên trong Phòng Kiểm toán doanh nghiệp để tạo thành nhóm kiểm toán thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo đầu tư công trình xây dựng hoàn thành.  Phòng Đào tạo – tiếp thị: Nhiệm vụ của phòng là tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, cập nhật các chính sách và chủ trương mới cũng như các Nghị định, Thông tư mới để giúp cho nhân viên của công ty nắm bắt kịp thời, áp dụng một cách chuẩn xác vào thực tế. Đồng thời, phòng cũng có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh và thương hiệu của công ty đến các khách hàng mới.  Phòng Tin học: Có nhiệm vụ cài đặt, bảo trì mạng máy tính và các thiết bị điện tử của công ty. Đồng thời, còn có nhiệm vụ sản xuất các phần mềm chuyên dụng như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý… đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Cơ cấu tổ chức của Phòng Tin học vừa đơn giản, gọn nhẹ nhưng cũng rất linh hoạt và khoa học, do đó hoạt động của Phòng Tin học được thực hiện một cách liên tục và hiệu quả.  Các Chi nhánh và Văn phòng đại diện: Có nhiệm vụ tiếp cận với khách hàng ở các địa điểm mà mình kiểm soát, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện, hạn chế được chi phí đi lại, đồng thời quảng bá hình ảnh và thương hiệu cho công ty. 22 3.1.4. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán AISC Bảng 3.1: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán AISC từ năm 2010 đến năm 2012 Đvt: triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu 44.69 0 48.90 53.477 8 4.218 9,44 4.569 9,34 Chi phí 35.00 5 38.23 41.812 7 3.232 9,23 3.575 9,35 Lợi nhuận 9.685 10.67 11.665 1 986 10,18 994 9,31 Chỉ tiêu Năm 2012 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC và Công bố doanh thu của các công ty kiểm toán của VACPA, năm 2010 - 2012 Bảng 3.2: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán AISC 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2012/6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu 31.144 32.671 1.527 4,90 Chi phí 25.076 26.152 1.076 4,29 6.068 6.619 451 7,40 Lợi nhuận Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Nhận xét: Qua bảng khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh trên có thể thấy: doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty TNHH Kiểm toán AISC đều có xu hướng tăng qua các năm 2010, 2011, 2012. Doanh thu năm 2011 tăng 4.218 triệu đồng so với năm 2010, chiếm tỷ lệ khoảng 9,44%; năm 2012, doanh thu tiếp tục tăng 4.569 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 9,34%) so với năm 2011. Xét báo cáo 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu cũng tăng 1.527 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, với tỷ lệ tăng là 4,90%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến doanh thu của Công ty TNHH Kiểm 23 toán AISC tăng qua các năm là do sự tăng lên về số lượng khách hàng sau mỗi năm hoạt động, cụ thể: năm 2010 số lượng khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán AISC đạt 668 công ty, năm 2011 là 747 công ty và năm 2012 là 755 khách hàng, điều đó chứng tỏ uy tín và chất lượng cung cấp dịch vụ của Công ty ngày càng được nâng cao và ngày càng được nhiều khách hàng công nhận và tin tưởng. Cùng với xu hướng tăng lên của doanh thu thì chi phí của Công ty TNHH Kiểm toán AISC qua các năm cũng tăng lên với chiều hướng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu: năm 2011, chi phí tăng khoảng 3.232 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,23% so với năm 2010 và năm 2012 tăng khoảng 3.575 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 9,35% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, chi phí là 26.152 triệu đồng, tăng 1.076 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 (chiếm tỷ lệ 4,29%). Chi phí tăng qua từng năm một mặt khách quan là do tác động của sự khủng hoảng kinh tế thế giới lên nền kinh tế nước ta, đồng thời cũng do ảnh hưởng của lạm phát làm cho giá cả trên thị trường ngày càng tăng và chính sách tăng lương cơ bản làm cho chi phí tăng lên là điều tất yếu; mặt khác, do số lượng khách hàng mới tăng lên sau mỗi năm dẫn đến chi phí bỏ ra cho cuộc kiểm toán năm đầu tiên cao hơn so với khách hàng cũ, chính điều đó làm cho chi phí của Công ty mỗi năm lại nhiều hơn. Mặc dù chi phí vẫn tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của chi phí vẫn thấp hơn so với doanh thu, điều đó cho thấy Công ty có sự kiểm soát chi phí khá chặt chẽ và lợi nhuận mà mỗi năm Công ty thu về ngày càng cao đã chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty khá tốt. Cụ thể, nếu năm 2011 lợi nhuận của Công ty đạt được 10.671 triệu đồng, chiếm tỷ lệ tăng khoảng 10,18% so với năm 2010 thì năm 2012, lợi nhuận của Công ty tăng lên khoảng 994 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,31% so với năm 2011. Đồng thời, trong 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của công ty đã đạt được 6.619 triệu đồng, tăng 7,40% so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, kết quả hoạt động kinh doanh đạt được qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của Công ty TNHH Kiểm toán AISC là tương đối tốt và có chiều hướng tích cực. 3.1.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 3.1.5.1. Thuận lợi - Công ty TNHH Kiểm toán AISC là một trong mười công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, là công ty kiểm toán duy nhất nhận giải thưởng Sao Vàng Chất lượng Quốc Tế của BID (Business Initiative Directions) trao tặng và đã có được chỗ đứng vững chắc trong ngành. - Môi trường làm việc thoải mái, năng động và thân thiện. Cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ khi làm việc ở Công ty và khi đi công tác giúp rút ngắn được thời gian làm việc, nâng cao hiệu quả. Nhân viên làm việc với thái độ chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao. - Ban quản lý của Công ty với trình độ cao, có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý thực tế nhiều năm ở các doanh nghiệp lớn. 24 - AISC đặc biệt có đội ngũ chuyên viên với trình độ nghiệp vụ cao, được đào tạo có hệ thống tại Việt Nam, Anh, Bỉ, Ireland và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm toán, Tin học, Tài chính - Kế toán và Quản lý doanh nghiệp. - Khách hàng của AISC thuộc hầu hết trong tất cả các ngành nghề như Ngân hàng – Thương mại – Xây dựng – Dịch vụ – Bưu chính viễn thông – Công nghiệp. - Chất lượng dịch vụ mang tính chuyên nghiệp đem đến cho khách hàng những giá trị thực. Hiện nay, Công ty TNHH Kiểm toán AISC đã có 755 khách hàng sử dụng tất cả các dịch vụ do công ty cung cấp. 3.1.5.2. Khó khăn - Chịu sự cạnh tranh với các công ty kiểm toán khác trong và ngoài nước. - Chất lượng dịch vụ chưa mang tầm quốc tế. - Lực lượng nhân sự khá trẻ đôi khi cũng mang lại chút khó khăn cho Công ty khi chưa đáp ứng được bề dày kinh nghiệm. - Khách hàng của Công ty đa số là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức tín dụng do đó hoạt động của công ty chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nền kinh tế. - Sự không tôn trọng các giá trị đạo đức và các chuẩn mực nghề nghiệp đang diễn ra góp phần gia tăng thêm khó khăn cho công ty. 3.1.5.3. Phương hướng phát triển - Không ngừng nâng cao trình độ của các KTV thông qua chiến lược đào tạo chuyên sâu. Hoàn thiện công tác tổ chức phối hợp giữa ban đào tạo với trưởng, phó các phòng ban trong việc điều phối lịch học và công tác để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các chương trình huấn luyện. - Có kế hoạch trang bị và thường xuyên cập nhật kiến thức, chuyên môn cho các KTV nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị truờng. - Tuyển chọn và thường xuyên bổ sung đội ngũ nhân viên có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. - Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng, giữ vững các khách hàng cũ, khách hàng truyền thống và tìm kiếm khách hàng mới. 3.2. KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AISC 3.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 3.2.1.1. Tiền kế hoạch a) Khảo sát và chấp nhận khách hàng Đây là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán, có vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc 25 kiểm toán. Thông thường, khách hàng liên hệ với công ty qua điện thoại, fax, thư mời kiểm toán hoặc gặp mặt trực tiếp. Đối với khách hàng mới: Công ty phân công cho KTV nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng, thu thập những thông tin về đơn vị được kiểm toán để có được báo cáo sơ bộ về tình hình hoạt động của công ty khách hàng. Thông tin thu thập thường là: Quá trình thành lập của đơn vị; Đặc thù sản xuất kinh doanh và phương pháp hoạt động (chính sách về tài chính, cơ cấu vốn, dây chuyền công nghệ, loại sản phẩm); Thực trạng tài chính, kết quả hoạt động trong những năm vừa qua; Chức năng, vai trò của HTKSNB; Mức độ rõ ràng hay phức tạp của hệ thống sổ sách kế toán,… Đối với khách hàng cũ: Việc khảo sát khách hàng cũ trước khi thực hiện kiểm toán khá đơn giản so với khách hàng mới. Những thông tin cơ bản về khách hàng cũ được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán những năm trước, do đó, Công ty TNHH Kiểm toán AISC chỉ thu thập thêm những thông tin mới phát sinh trong năm kiểm toán, đặc biệt là khi sự thay đổi kế toán hay kế toán trưởng trong năm. Việc khảo sát này thường do những KTV tiền nhiệm đã từng kiểm toán BCTC cho khách hàng trong những năm trước tiến hành, điều này giúp tiết kiệm được thời gian, đồng thời giúp Công ty kiểm toán hiểu được rõ hơn về tình hình hiện tại của khách hàng. b) Gửi thư báo giá và ký hợp đồng kiểm toán Đối với khách hàng cũ: Căn cứ vào mức độ công việc đã thực hiện năm trước và kết quả khảo sát những thay đổi của năm nay, KTV lập báo cáo trình Ban Tổng Giám đốc, nêu rõ những thay đổi về khối lượng công việc, mức độ phức tạp,… so với năm trước, đề nghị giá phí kiểm toán và các vấn đề khác có liên quan. Đối với khách hàng mới: Căn cứ vào báo cáo khảo sát đã có ý kiến phê duyệt của Ban Tổng Giám đốc, Phòng Kiểm toán doanh nghiệp sẽ soạn thảo “Thư báo giá kiểm toán”, trình Ban Tổng Giám đốc ký duyệt và gửi cho khách hàng. Thư báo giá cần đảm bảo các nội dung: Tóm lược yêu cầu của khách hàng; Phạm vi công việc; Phương pháp làm việc; Những giới hạn trong công tác kiểm toán; Các loại báo cáo sẽ gửi đến khách hàng; Giá phí đề nghị. Khi khách hàng hồi báo và gửi lại Thư báo giá, Phòng Kiểm toán doanh nghiệp sẽ thông báo cho Ban Tổng Giám đốc để tiến hành lập Hợp đồng kiểm toán (theo mẫu thống nhất của Công ty). Hợp đồng này thường được lập thành hai bản, trình lên Ban Tổng Giám đốc để thông qua. Sau khi được sự thông qua của Ban Tổng Giám đốc, Công ty sẽ liên lạc với khách hàng để ký Hợp đồng kiểm toán, và sau đó mỗi bên giữ một bản. c) Phân công Kiểm toán viên Sau khi ký Hợp đồng kiểm toán, Ban Tổng Giám đốc sẽ chỉ đạo, phân công cho một KTV chính chịu trách nhiệm kiểm toán cho công ty khách hàng đó. Sau đó, Trưởng phòng kiểm toán sẽ phân công KTV và Trợ lý kiểm toán để cùng KTV chính tiến hành cuộc kiểm toán, hoặc KTV chính có thể đề cử 26 KTV và Trợ lý kiểm toán để cùng tiến hành cuộc kiểm toán với mình. Khi đó, người KTV chính sẽ đóng vai trò là Trưởng nhóm kiểm toán. Sau khi tiến hành phân công KTV, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiếp nhận các thông tin khảo sát về tình hình của khách hàng từ Phòng Kiểm toán doanh nghiệp, sau đó gửi “Kế hoạch chuẩn bị hồ sơ để kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2012” cho khách hàng. Trong kế hoạch nêu các công việc cụ thể mà KTV thực hiện, thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán và danh mục tài liệu yêu cầu đơn vị khách hàng cung cấp,… 3.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán Căn cứ vào tài liệu đơn vị khách hàng cung cấp như: Bảng cân đối phát sinh; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Sổ nhật ký chung; Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý năm trước (nếu là khách hàng mới), KTV sẽ tiến hành phân tích sơ bộ BCTC (theo mẫu A510-VACPA); xác định mức trọng yếu (theo mẫu A710-VACPA) và thực hiện thủ tục phân tích tổng hợp theo mẫu của Công ty TNHH Kiểm toán AISC. KTV sẽ nhập các số liệu vào phần mềm kiểm toán trên máy tính được thiết kế sẵn, số liệu được nhập vào máy sẽ được KTV xử lý thông qua các công thức được thiết lập. Đối với việc kiểm tra số dư đầu kỳ của khách hàng cũ, KTV lấy số dư đã kiểm toán năm trước so sánh, đối chiếu với số đầu kỳ trên BCTC được khách hàng cung cấp. Riêng đối với khách hàng mới thì KTV lấy số liệu trên BCTC của khách hàng đối chiếu với số liệu trên Báo cáo kiểm toán đã được kiểm toán năm trước bởi công ty kiểm toán khác. Bên cạnh đó, Công ty còn xem lại hồ sơ của khách hàng cũ, tìm hiểu những vấn đề trọng yếu và theo dõi xem những vấn đề đó trong năm nay đã được giải quyết chưa. Tiếp theo, KTV sẽ xử lý Sổ nhật ký chung (hoặc chứng từ ghi sổ, tùy thuộc vào hình thức kế toán tại công ty khách hàng), tiến hành vẽ sơ đồ chữ T cho tất cả các tài khoản nhằm phát hiện các tài khoản bất thường và các nghiệp vụ bất thường.  Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: - Hiểu biết môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp: Tìm hiểu về ngành nghề hoạt động, các chính sách ưu đãi về tình hình kinh doanh của ngành nghề đó; trong năm có những biến động gì liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động không? các thông tin cảnh báo ngành nghề hoặc có cảnh báo trực tiếp dẫn đến hoạt động ngành nghề đó bị lỗ hoặc lời? tìm hiểu những văn bản liên quan đến ngành nghề hoạt động của đơn vị trong năm có nghĩa là KTV phải tìm hiểu về môi trường pháp lý cho ngành nghề đó có gì thuận lợi hay khó khăn? (văn bản thuế, văn bản có liên quan của Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán,...). - Hiểu biết về doanh nghiệp: Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu; sở hữu của doanh nghiệp, các bên liên quan và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp; các thay đổi lớn về quy mô hoạt động của doanh nghiệp; cơ cấu vốn của doanh nghiệp; hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng (sổ sách kế toán 27 các năm trước như thế nào? bộ máy kế toán có phục vụ tốt không?...); kết quả kinh doanh và thuế. - Các vấn đề khác: Các nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp, các nhân sự kế toán và các thông tin tài chính khác.  Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính: KTV sẽ phân tích sơ bộ BCTC dựa trên Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) và Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD). Cụ thể: KTV sẽ so sánh, phân tích biến động đầu năm 2012 và cuối năm 2012 của các khoản mục, sau đó tìm hiểu nguyên nhân cho các khoản mục biến động bất thường.  Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ: Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ BCTC và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập BCTC trên các góc độ. Công ty TNHH Kiểm toán AISC tìm hiểu HTKSNB của công ty khách hàng thông qua bảng câu hỏi được thiết lập sẵn. KTV sẽ tìm hiểu về: các chính sách kế toán khách hàng đang sử dụng và những thay đổi trong các chính sách đó, hệ thống sổ sách kế toán bằng phần mềm hay ghi sổ thủ công,… Sau đó, KTV sẽ đưa ra kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, HTKSNB là đáng tin cậy và có hiệu quả.  Đánh giá rủi ro: - Rủi ro tiềm tàng (IR): Cao - Trung bình - Thấp - Rủi ro kiểm soát (CR): Cao - Trung bình - Thấp - Rủi ro phát hiện (DR): Tối đa - Cao - Trung bình - Thấp - Tối thiểu  Xác lập mức trọng yếu: Phương pháp xác lập mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty TNHH Kiểm toán AISC để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại công ty khách hàng. Việc xác lập mức trọng yếu (tổng thể - thực hiện) hay nói khác đi là xác lập mức trọng yếu (tổng thể BCTC - khoản mục) được KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC tuân thủ theo Chương trình kiểm toán mẫu A710. Căn cứ vào bảng tiêu chí và tỷ lệ xác lập mức trọng yếu, KTV sẽ lựa chọn ra tiêu chí và tỷ lệ xác lập mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán và việc chọn lựa này hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV. 28 Bảng 3.3: Tiêu chí và tỷ lệ xác lập mức trọng yếu CHỈ TIÊU Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu KẾ HOẠCH THỰC TẾ Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) Tỷ lệ sử dụng ước tính mức trọng yếu - Lợi nhuận trước thuế: (b) 5% - 10% - Doanh thu: 0,5% - 3% - Tổng tài sản và vốn: 2% Mức trọng yếu tổng thể (PM) (c)=(a)*(b) Mức trọng yếu thực hiện (TE) (d)=(c)*(50%-75%) Ngưỡng sai sót không đáng (e)=(d)*4% (tối đa) kể/sai sót có thể bỏ qua (TH) Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 Sau khi phân tích sơ bộ BCTC và soát xét các tài liệu do khách hàng cung cấp, nhóm kiểm toán họp để nghe ý kiến đóng góp của Bộ phận soát xét và sẽ phân công cụ thể công việc cho từng trợ lý kiểm toán tập trung kiểm tra những vấn đề trọng yếu. Kế hoạch kiểm toán sẽ gửi trình Ban Tổng Giám đốc xét duyệt trước khi nhóm kiểm toán đi công tác. Trong giai đoạn này, nhóm kiểm toán sẽ liên hệ với khách hàng để sắp xếp lịch chuẩn bị cho việc kiểm kê cuối năm (Tiền mặt, Hàng tồn kho, TSCĐ) và gửi thư xác nhận công nợ. Nếu KTV không có điều kiện tham gia kiểm kê (trường hợp khách hàng đã tiến hành kiểm kê trước khi hợp đồng kiểm toán được ký,…) thì KTV sẽ nghiên cứu các thủ tục thay thế cho các thủ tục kiểm kê, xác nhận công nợ. 3.2.2. Thực hiện kiểm toán * Thực hiện kiểm toán tại Công ty khách hàng Trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm phân chia công việc kiểm toán cho các thành viên theo kế hoạch đã được Ban Tổng Giám đốc duyệt để đảm bảo tính thống nhất cho cuộc kiểm toán. KTV tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, kết hợp với những kỹ năng và kinh 29 nghiệm của bản thân để thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho ý kiến của KTV. Ở giai đoạn này, KTV sẽ tập trung thực hiện những vấn đề đã nêu trong kế hoạch kiểm toán và nếu phát hiện ra những gì bất thường/bất hợp lý thì KTV sẽ yêu cầu kế toán của công ty khách hàng giải trình ngay tại đơn vị. Bên cạnh đó, KTV còn kiểm tra và thu thập những vấn đề phát hiện trọng yếu ngoài kế hoạch như: Các nghiệp vụ bất thường, giá trị lớn; sổ sách chứng từ không khớp với ban đầu, gian lận khi in sổ sách không đúng với BCTC; kiểm tra phân tích bằng chứng cung cấp của đơn vị không có độ tin cậy, không hợp lý, chứng từ cung cấp không trung thực;… Thời gian kiểm toán ở đơn vị khách hàng kéo dài trong khoảng từ 3 đến 5 ngày tùy theo quy mô của công ty khách hàng, khối lượng công việc và dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Mọi công việc đã thực hiện, những câu hỏi được KTV dùng để phỏng vấn và câu trả lời của đơn vị được kiểm toán đều được ghi nhận vào giấy làm việc của KTV. Sau khi kết thúc quá trình kiểm toán tại công ty khách hàng, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tóm lược lại những vấn đề của công ty khách hàng và ghi nhận vào hồ sơ kiểm toán để lưu lại. 3.2.3. Hoàn thành kiểm toán * Tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC Trưởng nhóm kiểm toán rà soát lại những vấn đề cần chú ý, đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán thu thập được và tập hợp lại giấy tờ làm việc để tổng hợp và ra dự thảo báo cáo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu của đơn vị và số liệu kiểm toán thì phải có bảng giải trình các bút toán điều chỉnh rõ ràng và phải thống nhất với đơn vị được kiểm toán. Khi Bộ phận soát xét kiểm tra đầy đủ và giải trình Ban Tổng Giám đốc duyệt sẽ gửi dự thảo cho khách hàng và sau đó thu thập phản hồi đồng ý ra báo cáo chính thức từ khách hàng. Tùy theo kết quả của cuộc kiểm toán mà KTV có thể phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần, từng phần, không chấp nhận hoặc từ chối đưa ra ý kiến. Báo cáo kiểm toán được in ra thành 2 bản, 1 bản được in ra và cùng với hồ sơ kiểm toán được lưu lại tại công ty kiểm toán, 1 bản sẽ được gửi cho công ty khách hàng. Trước khi gửi Báo cáo kiểm toán cho khách hàng sẽ trình cho Ban Tổng Giám đốc ký và đóng dấu, lúc này các thông tin và số liệu trên báo cáo sẽ được kiểm tra lại một lần nữa nhằm hạn chế khả năng sai sót của thông tin trên Báo cáo kiểm toán. 30 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KHÁCH HÀNG 4.1.1. Công ty Cổ phần ABC Công ty Cổ phần ABC là công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301447426, ngày 11 tháng 05 năm 2004 (đăng ký thay đổi lần 4, ngày 02 tháng 11 năm 2012) do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Tổng vốn điều lệ: 68.642.010.000 VNĐ. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Thương mại và Dịch vụ. Trụ sở chính đặt tại: Số 538 đường Cách mạng tháng tám, Phường 11, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84.8)3 990 5888 Fax: (84.8)3 990 5999 Ngành nghề chính: - Mua bán các thiết bị máy tính, máy vi tính, thiết bị văn phòng. Mua bán phần mềm máy tính, các thiết bị và linh kiện điện tử, điện thoại, thiết bị viễn thông, thiết bị điều khiển, thiết bị và linh kiện trong ngành công nghệ thông tin, máy vẽ, thiết bị phục vụ thiết kế, vật tư ngành in và phụ tùng, thiết bị nghiên cứu khoa học, thí nghiệm. - Cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP), dịch vụ lưu trữ và cung cấp thông tin. 4.1.2. Công ty Cổ phần Sách và Thiết Bị Trường Học DN Công ty Cổ phần Sách và Thiết Bị Trường Học DN (gọi tắt là Công ty Cổ phần DN) hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0400465793 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp lần đầu ngày 24 tháng 05 năm 2004, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 11 tháng 05 năm 2012. Tổng vốn điều lệ: 30.000.000.000 VNĐ. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Dịch vụ. Trụ sở chính đặt tại: 76 - 78 Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3820514 Fax: 0511.3834918 Ngành nghề chính: - Kinh doanh sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, giấy, 31 vở, thiết bị dạy và học, văn phòng phẩm, văn hóa phẩm, đồ dùng thiết bị văn phòng. - In ấn sách giáo khoa, biểu mẫu, hồ sơ sổ sách phục vụ ngành giáo dục và in bao bì giấy nhựa. Thực hiện in gia công, tham gia liên kết khai thác các loại ấn phẩm khác. 4.1.3. Công ty Cổ phần NT Công ty Cổ phần NT, được thành lập vào ngày 22/08/1997 theo quyết định số 1961/GP/TLDN của Uỷ Ban Nhân Dân TP.Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ: 230.000.000.000 VNĐ. Trụ sở chính: Lô E 21 – 22 – 23 đường 12, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84.8)3 766 0814 – 3 766 0815 – 3 766 0816 Fax: (84.8)3 766 0674 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất và Dịch vụ. Ngành nghề chính: sản xuất – kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và kinh doanh lĩnh vực khách sạn, du lịch. 4.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AISC 4.2.1. Giới thiệu về phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC 4.2.1.1. Phương pháp xác lập mức trọng yếu a) Ước tính sơ bộ về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM) Mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM) được xác định tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, thực trạng hoạt động tài chính, mục đích của người sử dụng thông tin,… Việc xác lập mức trọng yếu phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV, do vậy tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC công việc này thường do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. Phương pháp xác lập mức trọng yếu cho tổng thể được thực hiện như sau: Mức trọng yếu được xác định dựa vào các tiêu chí lựa chọn: - Lợi nhuận trước thuế  Tỷ lệ quy định - Doanh thu  Tỷ lệ quy định - Tổng Tài sản  Tỷ lệ quy định - Vốn chủ sở hữu  Tỷ lệ quy định Với tỷ lệ quy định là: - Lợi nhuận trước thuế: Từ 5% - 10% - Doanh thu: Từ 0,5% - 3% 32 - Tổng Tài sản: 2% - Vốn chủ sở hữu: 2% Trong từng cuộc kiểm toán, nhóm trưởng sẽ trao đổi và thống nhất với KTV điều hành về tiêu chí và tỷ lệ để xác định mức trọng yếu. b) Xác định mức trọng yếu chi tiết cho từng khoản mục (TE) Mức trọng yếu của các khoản mục được xác định dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể của BCTC. Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục sẽ giúp cho KTV lựa chọn các phần tử thử nghiệm trong quá trình kiểm toán, đồng thời cũng là cơ sở để KTV so sánh với sai lệch phát hiện được trong quá trình kiểm toán. KTV sẽ xác định sai phạm tối đa trong từng khoản mục mà KTV có thể chấp nhận được (TE) dựa vào công thức: (4.1) TE = (50% – 75%)  PM Sai sót có thể bỏ qua cho từng khoản mục thông thường được KTV lựa chọn là 50% PM. Tuy nhiên, khi phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục thì không vượt quá 10% giá trị khoản mục, khi TE vượt quá 10% giá trị khoản mục thì TE được chọn sẽ là 10% giá trị khoản mục. 4.2.1.2. Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán Thực tế khi đánh giá rủi ro kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán AISC thường tiến hành thực hiện theo các bước sau: Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Xác định mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện BCTC Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện khoản mục Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 Hình 4.1. Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC 33 4.2.1.2.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Trước khi chấp nhận một khách hàng, Công ty TNHH Kiểm toán AISC luôn xem xét, đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Một hợp đồng kiểm toán chỉ được chấp nhận nếu cuộc kiểm toán không làm tăng rủi ro cho hoạt động kiểm toán của KTV và không làm ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty kiểm toán. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với kiểm toán năm đầu tiên. Để đánh giá rủi ro chấp nhận một hợp đồng kiểm toán, KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC thường dựa vào kinh nghiệm bản thân; các ấn phẩm báo chí chuyên ngành, các tài liệu, văn bản liên quan đến công ty khách hàng và trao đổi với Ban Tổng Giám đốc và nhân viên của công ty khách hàng để xem xét khả năng công ty kiểm toán có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng cao cho khách hàng không, đồng thời còn xem xét thêm tính liêm chính của Ban Tổng Giám đốc công ty khách hàng và tính độc lập của KTV,… Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán sẽ được KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC đánh giá ở 3 mức độ: Thấp, Trung bình và Cao. Việc đánh giá ở mức độ nào sẽ dựa trên các thông tin chung về công ty khách hàng. Cụ thể như sau: - Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng là Thấp khi: + Hoạt động của công ty khách hàng qua các năm đứng vững và có danh tiếng trên thị trường, doanh nghiệp có chiến lược cũng như khả năng phát triển dài hạn. + Công ty khách hàng có tình hình tài chính tốt và đảm bảo, HTKSNB và hệ thống quản lý hữu hiệu. + Doanh nghiệp áp dụng những chính sách kế toán thận trọng, tuân theo Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Chính sách về nhân sự ít có sự thay đổi. + Ban quản lý có năng lực và chính trực, có sự hiểu biết tốt về tình hình của công ty, những quyết định quan trọng trong công ty luôn được đưa ra bởi những nhà quản lý cấp cao. - Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng là Trung bình: khi công ty khách hàng được đánh giá cao hơn mức rủi ro Thấp, khi đó KTV sẽ tiếp tục xem xét để quyết định rủi ro của khách hàng đó có thuộc loại cần giám sát chặt chẽ không? Và nếu có thì KTV phải rất cân nhắc khi quyết định chấp nhận khách hàng này đồng thời phải có các thủ tục để giám sát rủi ro. - Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng là Cao khi công ty khách hàng: + Không có HTKSNB hiệu quả. + Có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục trong tương lai. + Có dấu hiệu nghi ngờ đơn vị đang vi phạm pháp luật nghiêm trọng. + Có nghi ngờ về tính chính trực của Ban Tổng Giám đốc/Hội đồng quản trị của đơn vị. 34 + Ban Tổng Giám đốc công ty có sức ép lớn phải hoàn thành các chỉ tiêu tài chính trong năm. + Thường xuyên thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng. + Công ty đang có kiện tụng, tranh chấp. + Các năm trước có lãi lớn nhưng năm nay bị lỗ lớn. KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC căn cứ theo Chương trình kiểm toán mẫu A110 – Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng, Chương trình kiểm toán mẫu A120 – Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng và Chương trình kiểm toán mẫu A270 – Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành để đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán. 4.2.1.2.2. Xác định mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán Sau khi chấp nhận khách hàng, KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán dựa trên đánh giá về mức rủi ro mong muốn trên toàn bộ BCTC. KTV đánh giá mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán – rủi ro mà KTV sẵn sàng chấp nhận BCTC sau kiểm toán còn tồn tại những sai sót và đi đến ý kiến chấp nhận toàn phần dựa trên hai yếu tố chủ yếu, đó là: Kỳ vọng của người sử dụng BCTC và Khả năng công ty khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi Báo cáo kiểm toán được công bố. a) Kỳ vọng của những người sử dụng BCTC Chức năng cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin cho các đối tượng không chỉ bên trong mà còn bên ngoài doanh nghiệp như: Nhà đầu tư, Ngân hàng, Nhà cung cấp,… nhằm hỗ trợ cho các đối tượng này đưa ra quyết định tối ưu. Việc cung cấp thông tin tài chính minh bạch cho các đối tượng sử dụng BCTC góp phần giảm thiểu rủi ro do thông tin không tương xứng. Vì thế, BCTC đã được kiểm toán là căn cứ quan trọng để các đối tượng sử dụng thông tin ra quyết định. Nếu kỳ vọng của những người sử dụng BCTC là cao thì ảnh hưởng của những sai phạm trong BCTC là lớn, tuy nhiên KTV vẫn phải đảm bảo mức rủi ro kiểm toán là Thấp, tức là phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến phù hợp về tính trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên BCTC. Để nhận định về kỳ vọng của những người sử dụng BCTC, KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC thường quan tâm đến các khía cạnh: - Quy mô công ty được kiểm toán: Những công ty có quy mô càng lớn thì BCTC càng được quan tâm. Quy mô công ty có thể được đánh giá bằng tổng tài sản hoặc thu nhập. - Sự phân phối quyền sở hữu đối với công ty: Công ty có số lượng chủ sở hữu vốn càng lớn thì số lượng người quan tâm đến BCTC càng nhiều. Điều này càng được chú trọng khi các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. 35 - Bản chất và quy mô công nợ: Khi BCTC bao gồm một lượng lớn các khoản nợ, nó sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía các chủ nợ thực tế và tiềm năng. b) Khả năng công ty khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi Báo cáo kiểm toán được công bố Việc phát hành Báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng đối với tình hình tài chính của khách hàng. Nếu khả năng công ty khách hàng gặp khó khăn về tài chính cao sau khi Báo cáo kiểm toán được công bố, KTV sẽ phải xác định mức rủi ro mong muốn ở mức Thấp hơn so với mức độ rủi ro kiểm toán khi người bên ngoài tin tưởng vào BCTC của đơn vị để tăng cường các bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Nhằm phán đoán được khả năng này, KTV thường phải dựa vào các yếu tố sau: - Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán phản ánh rõ nét tình hình tài chính của công ty. Nếu khả năng thanh toán thấp, thường xuyên thiếu tiền mặt, vốn lưu động thì khả năng gặp khó khăn về tài chính là hoàn toàn có thể. - Các khoản lãi, lỗ trong các năm trước: Nếu khoản lãi giảm nhanh trong nhiều năm thì KTV phải xem xét về khả năng hoạt động liên tục của công ty. - Các biện pháp gia tăng vốn: Tỷ lệ vay nợ quá cao thì khả năng gặp khó khăn về tài chính là hoàn toàn có thể khi công ty làm ăn đi xuống. - Bản chất hoạt động kinh doanh: Với cùng điều kiện hoạt động kinh doanh, một số công ty có rủi ro về tài chính cao hơn các công ty khác. Ví dụ như: Công ty môi giới chứng khoán, Công ty kinh doanh mặt hàng công nghệ cao,… - Năng lực Ban quản trị: Đây cũng là một yếu tố quan trọng để xem xét khả năng gặp rủi ro tài chính của công ty. Với một Ban quản trị giỏi, có đầu óc chiến lược thì khả năng gặp rủi ro tài chính của công ty sẽ thấp và ngược lại. KTV sẽ xác định được mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán thông qua việc phân tích sơ bộ BCĐKT và BCKQHĐKD, công việc này được thực hiện tuân theo Chương trình kiểm toán mẫu A510 – Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính do VACPA ban hành. 4.2.1.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán a) Đánh giá rủi ro tiềm tàng Cơ sở đánh giá rủi ro tiềm tàng: Các KTV thường dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của mình để đánh giá rủi ro tiềm tàng. - Đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức độ BCTC: Để đánh giá KTV thường quan tâm đến: + Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cao vì doanh nghiệp kinh doanh hàng điện tử nên hàng tồn kho có nguy cơ bị lỗi thời. 36 + Ảnh hưởng của môi trường đến ngành nghề. Ví dụ như: Điều kiện kinh tế, đối thủ cạnh tranh,… + KTV sẽ xem xét có sức ép bất thường đối với Ban quản lí: Chẳng hạn như sức ép đối với Ban quản lí trong việc thực hiện kế hoạch ngân sách; ví dụ như tiền thưởng phụ thuộc vào kết quả hoạt động, sức ép từ công ty mẹ,… KTV cũng sẽ tìm hiểu thêm một số thông tin (có thể tìm hiểu qua nhân viên của các phòng ban khác) như sau: - Trong quá khứ doanh nghiệp đã từng bị kiện chưa? - Đã có dư luận không tốt về doanh nghiệp chưa? - Thông qua nhân viên tìm hiểu tính cách, cách cư xử của Ban Tổng Giám đốc với nhân viên. - Kế toán trưởng có bị áp lực bất thường không? Những thông tin này có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro tiềm tàng, vì vậy KTV rất cân nhắc khi sử dụng các thông tin này để đánh giá rủi ro. - Đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức độ khoản mục: KTV thường quan tâm đến: + Các nghiệp vụ bất thường và phức tạp, ví dụ như các nghiệp vụ có số tiền lớn, có cách hạch toán lạ,… + Sự đòi hỏi xét đoán, ví dụ như các khoản ước tính kế toán. + Tính nhạy cảm của tài sản: Những tài sản dễ bị biển thủ như tiền mặt, tài sản có thể đem bán lại có giá trị,… + Mức độ biến động và tính chất của từng khoản mục. + Các hệ số tài chính liên quan. KTV thường sử dụng thủ tục phân tích trên BCĐKT và BCKQHĐKD để đánh giá chênh lệch và từ đó đánh giá rủi ro tiềm tàng trên khoản mục. KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với tổng thể BCTC và đối với từng khoản mục với 3 mức độ đánh giá: Cao, Trung bình, Thấp. b) Đánh giá rủi ro kiểm soát Cơ sở đánh giá rủi ro kiểm soát: Thông qua tìm hiểu môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro và giám sát các hoạt động kiểm soát của đơn vị được kiểm toán, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát. Việc tìm hiểu HTKSNB hoàn toàn phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV và phụ thuộc vào khách hàng lớn hay nhỏ, loại hình kinh doanh và quy mô hoạt động. - Đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ tổng thể BCTC: Sau khi ký hợp đồng với khách hàng, Công ty sẽ cử người tìm hiểu về HTKSNB, các chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng của khách hàng bằng bảng câu hỏi trong Chương trình kiểm toán mẫu A610 – Đánh giá chung về HTKSNB của đơn vị để phỏng vấn Ban quản lý, nhân viên kế toán và nhân viên các phòng ban khác. Dựa trên những thông tin thu thập được về 37 HTKSNB của khách hàng, các KTV của Công ty TNHH Kiểm toán AISC sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát.  Môi trường kiểm soát: + Tìm hiểu truyền thông, thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong doanh nghiệp: Các quy định về giá trị đạo đức, công tác giám sát việc tuân thủ nguyên tắc tính chính trực và giá trị đạo đức trong doanh nghiệp. + Tìm hiểu cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên: Thu thập bằng chứng về danh tiếng và năng lực của doanh nghiệp và khả năng, kinh nghiệm làm việc của các nhân viên trong đơn vị. + Tìm hiểu phong cách điều hành và triết lý của các nhà quản lý doanh nghiệp: Xem xét trách nhiệm, thái độ của Ban quản lý trong việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. + Tìm hiểu cơ cấu tổ chức: Xem xét sự phù hợp về quy mô, hoạt động kinh doanh và vị trí địa lí kinh doanh. + Tìm hiểu chính sách phân định quyền hạn và trách nhiệm trong doanh nghiệp: Xem xét việc công ty khách hàng có đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm không và thủ tục phê duyệt, ủy quyền được thực thi như thế nào? + Tìm hiểu chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự.  Quy trình đánh giá rủi ro: Ở đây KTV sẽ xem xét các rủi ro kinh doanh liên quan đến BCTC và đánh giá việc xử lý các rủi ro kinh doanh này của Ban lãnh đạo đơn vị.  Giám sát các hoạt động kiểm soát: + Tìm hiểu công tác giám sát thường xuyên và định kỳ của doanh nghiệp: Bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp có thực hiện tốt chức năng kiểm toán nội bộ của mình không và cách tiếp cận, phạm vi hoạt động của Bộ phận kiểm toán nội bộ đối với HTKSNB của doanh nghiệp? + Tìm hiểu Báo cáo các thiếu sót của HTKSNB: Xem xét việc Ban lãnh đạo đơn vị có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp sửa chữa đối với các thiếu sót của HTKSNB không? Ban Tổng Giám đốc có xem xét các ý kiến đề xuất của KTV độc lập (hoặc KTV nội bộ) và thực hiện các đề xuất đó hay không? Bộ phân kiểm toán nội bộ có gửi các Báo cáo thiếu sót của HTKSNB kịp thời cho Ban lãnh đạo? - Đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ khoản mục: Cũng như công tác tìm hiểu HTKSNB trên phương diện tổng thể BCTC, KTV cũng sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin. Từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát cho từng khoản mục. Việc đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ khoản mục sẽ giúp KTV xác định có thực hiện các thử nghiệm kiểm soát hay không. Nếu KTV đánh giá rủi ro kiểm soát các khoản mục của đơn vị là thấp thì lúc này sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để chứng minh. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát trên phương diện khoản mục của đơn vị được đánh 38 giá là tối đa hay đơn vị không có HTKSNB cho khoản mục thì KTV sẽ bỏ qua thử nghiệm kiểm soát và đi thẳng vào thực hiện các thử nghiệm cơ bản. c) Ước tính rủi ro phát hiện Rủi ro phát hiện sẽ được đánh giá dựa trên kết quả thực hiện được ở rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Rủi ro phát hiện được ước đoán dựa trên ma trận rủi ro và dựa vào xét đoán nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm của KTV trong quá trình kiểm toán. Trên cơ sở đó, KTV thiết kế các thử nghiệm cơ bản thích hợp để rủi ro kiểm toán sau cùng chỉ nằm trong mức giới hạn cho phép. Những khoản mục nào có mức rủi ro phát hiện chấp nhận được là thấp thì KTV sẽ tăng cường cỡ mẫu và ngược lại. 4.2.2. Thực trạng vận dụng phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC tại công ty khách hàng. 4.2.2.1. Phương pháp xác lập mức trọng yếu tại công ty khách hàng a) Xác lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM) Trong kiểm toán BCTC, do lấy mẫu cũng như do các hạn chế tiềm tàng khác của cuộc kiểm toán nên KTV không thể phát hiện được mọi sai lệch trong BCTC. Tuy nhiên, KTV phải bảo đảm hợp lý rằng sai lệch nếu còn tồn tại trên BCTC đã kiểm toán sẽ không được gây ảnh hưởng trọng yếu. Dựa vào số liệu trên bảng BCTC do công ty khách hàng cung cấp, KTV bắt đầu tiến hành xác lập mức trọng yếu trên tổng thể BCTC theo Chương trình kiểm toán mẫu A710 – Mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện) (xem phụ lục 06/trang 135). Sau đây là bảng xác định mức trọng yếu tổng thể trên BCTC tại Công ty Cổ phần ABC, Công ty Cổ phần Sách và Thiết Bị Trường Học DN và Công ty Cổ phần NT. Bảng 4.1: Bảng xác định mức trọng yếu tổng thể trên BCTC tại Công ty Cổ phần ABC, Công ty Cổ phần DN và Công ty Cổ phần NT Đvt: đồng Công ty khách hàng Tiêu chí lựa chọn Giá trị tiêu chí lựa chọn Tỷ lệ xác lập (%) Mức trọng yếu tổng thể (PM) Công ty Cổ phần ABC Doanh thu 702.187.089.621 1,5 10.532.806.344 Công ty Cổ phần DN Lợi nhuận trước thuế 5.419.163.165 5 270.958.158 Công ty Cổ phần NT Tổng tài sản 596.790.315.896 2 11.935.806.318 Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 39 * Nhận xét: - Công ty Cổ phần ABC: Có chỉ tiêu doanh thu rất lớn và tương đối ổn định qua các năm, doanh nghiệp lại đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, giá trị hợp đồng kinh tế phát sinh lớn nên KTV chọn chỉ tiêu doanh thu là cơ sở để xác định mức trọng yếu trên tổng thể BCTC. - Công ty Cổ phần DN: Là đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, lợi nhuận là chỉ tiêu được người sử dụng BCTC quan tâm hàng đầu, nó phản ánh trực tiếp tình hình kinh doanh của đơn vị nên KTV chọn cơ sở xác định mức trọng yếu là 5% lợi nhuận trước thuế. - Công ty Cổ phần NT: KTV chọn tổng tài sản là cơ sở xác lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC vì lĩnh vực đơn vị kinh doanh là sản xuất và dịch vụ, do đó tổng tài sản có giá trị rất lớn và là chỉ tiêu ổn định nhất. * Đánh giá: Xác lập mức trọng yếu tổng thể trên BCTC là một công việc rất quan trọng khi bắt đầu cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, việc lựa chọn tiêu chí và tỷ lệ phần trăm để xác lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM) còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV, tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC công việc này thường do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện, điều này thể hiện đức tính cẩn trọng nghề nghiệp của KTV thuộc Công ty TNHH Kiểm toán AISC. b) Xác lập mức trọng yếu cho khoản mục (TE) Sau khi xác lập mức trọng yếu trên tổng thể BCTC, KTV tiến hành xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục cụ thể trên BCĐKT và BCKQHĐKD. Tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC mức tỷ lệ được chọn để tính sai phạm tối đa cho khoản mục (TE) là: TE = 50%  PM (4.2) Đây cũng là mức tỷ lệ mà Công ty TNHH Kiểm toán AISC áp dụng cho hầu hết các công ty khách hàng của mình. Đối với 3 công ty khách hàng là Công ty Cổ phần ABC, Công ty Cổ phần DN và Công ty Cổ phần NT, KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC đều chọn mức tỷ lệ là 50%, do đó người viết chỉ xin trình bày và đánh giá việc xác định mức trọng yếu cho khoản mục áp dụng cho một công ty khách hàng là Công ty Cổ phần ABC.  Đối với các khoản mục thuộc BCĐKT: Trước khi tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCĐKT, KTV sẽ xác định các khoản mục có giá trị âm để loại trừ ra khi tiến hành xác lập mức trọng yếu cho khoản mục. 40 Bảng 4.2: Khoản mục có giá trị âm trên BCĐKT của Công ty Cổ phần ABC Đvt: đồng Khoản mục có giá trị âm trên BCĐKT Tên khoản mục Số tiền Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (31.634.150) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi - Hao mòn TSCĐ hữu hình (16.254.077.161) Hao mòn TSCĐ vô hình (1.697.130.434) Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn Cổ phiếu ngân quỹ (2.155.280.020) Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 Sau khi đã xác định các khoản mục có giá trị âm, KTV sẽ tiến hành xác lập mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCĐKT. Ở đây, người viết chỉ xin đưa vào một phần bảng phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục để minh họa, chi tiết bảng đầy đủ sẽ ở Phụ lục 07/trang 137: 41 Bảng 4.3: Bảng xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCĐKT của Công ty Cổ phần ABC ĐVT: đồng TÀI SẢN Tỷ lệ Xác định mức xác định trọng yếu cho khoản mục (TE) Ngày 31/12/2012 Giá trị 10% khoản mục Giá trị TE lựa chọn Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (TH) = 4%  TE A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 356.115.153.76 8 - - - - - I. Tiền và các khoản tương đương tiền 34.633.915.602 - - - - - 1.Tiền 34.633.915.602 50%PM 5.266.403.172 3.463.391.560 3.463.391.56 0 138.535.662 2. Các khoản tương đương tiền - - - - - - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2.000.000 - - - - - 1. Đầu tư ngắn hạn 2.000.000 - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 264.244.028.76 1 - - - - - 1. Phải thu khách hàng 241.564.072.54 50%PM 5 5.266.403.172 24.156.407.25 5.266.403.172 5 210.656.127 2. Trả trước cho người bán 22.628.256.144 50%PM 5.266.403.172 2.262.825.614 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - 42 - - 2.262.825.61 4 90.513.025 - - 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi - - - - - - 83.334.222 50%PM 5.266.403.172 8.333.422 8.333.422 333.337 (31.634.150) 50%PM 5.266.403.172 3.163.415 3.163.415 126.537 Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 43 * Nhận xét: Đối với khoản mục Thặng dư vốn cổ phần và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, KTV sẽ không tiến hành xác lập mức trọng yếu cho 2 khoản mục này. Đối với khoản mục Hao mòn TSCĐ hữu hình và Hao mòn TSCĐ vô hình, KTV sẽ xác lập mức trọng yếu cho khoản mục dựa vào chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của khoản mục. Đối với khoản mục Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi và Cổ phiếu ngân quỹ, KTV vẫn sẽ xác lập mức trọng yếu cho khoản mục này. Trong quá trình thực hiện các thử nghiệm chi tiết, nếu KTV phát hiện được sai sót của khoản mục và ra bút toán điều chỉnh thì khi đó, KTV sẽ so sánh so sánh sai lệch của mỗi nghiệp vụ với ngưỡng sai sót có thể bỏ qua và so sánh tổng sai lệch cần điều chỉnh của khoản mục với mức trọng yếu của khoản mục (TE) để yêu cầu doanh nghiệp có điều chỉnh hay không. * Đánh giá: Đối với phương pháp xác lập TE này của Công ty TNHH Kiểm toán AISC, khi cộng lại, tổng mức trọng yếu của tất cả các khoản mục vượt quá mức trọng yếu tổng thể BCTC. Tuy nhiên, thực tế sai sót không xảy ra đồng thời trên tất cả các khoản mục vì vậy việc áp dụng phương pháp này vẫn đúng đắn.  Đối với các khoản mục thuộc bảng BCKQHĐKD: Đối với các khoản mục thuộc bảng BCKQHĐKD, KTV cũng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục dựa theo một tỷ lệ nhất định, điều này cũng phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. 44 Bảng 4.4: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên Bảng BCKQHĐKD của Công ty Cổ phần ABC Đvt: đồng Khoản mục 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Trừ: các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính - Trong đó chi phí lãi vay - Chi phí tài chính loại trừ chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Năm 2012 702.187.089.621 702.187.089.621 606.902.039.596 95.285.050.025 1.914.903.441 14.752.076.896 13.624.864.885 1.127.212.011 50.626.042.531 27.055.518.474 4.766.315.565 3.291.991.538 429.879.646 2.862.111.892 7.628.427.457 1.870.667.050 Tỷ lệ Phân bổ mức Giá trị 10% phân bổ trọng yếu TE khoản mục 50%PM 5.266.403.172 70.218.708.962 50%PM 5.266.403.172 70.218.708.962 50%PM 5.266.403.172 60.690.203.960 50%PM 5.266.403.172 191.490.344 191.490.350%PM 5.266.403.172 1.362.486.489 44 50%PM 5.266.403.172 112.721.201 50%PM 5.266.403.172 5.062.604.253 50%PM 5.266.403.172 2.705.551.847 50%PM 5.266.403.172 329.199.154 50%PM 5.266.403.172 42.987.965 50%PM 5.266.403.172 187.066.705 Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 45 Ngưỡng sai sót Giá trị TE lựa có thể bỏ qua (TH) = 4%  chọn 210.656.127 5.266.403.172 TE 210.656.127 5.266.403.172 210.656.127 5.266.403.172 191.490.344 7.659.614 1.362.486.489 54.499.460 112.721.201 4.508.848 5.062.604.253 202.504.170 2.705.551.847 108.222.074 329.199.154 13.167.966 42.987.965 1.719.519 187.066.705 7.482.668 * Nhận xét: KTV sẽ không phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục Lợi nhuận trong bảng BCKQHĐKD vì sự hợp lý và chính xác của khoản mục này sẽ do khoản mục Doanh thu và Chi phí trong kỳ xác định. Nếu trong quá trình kiểm toán KTV phát hiện được sai sót của khoản mục và ra bút toán điều chỉnh thì khi đó, KTV sẽ so sánh sai lệch của mỗi nghiệp vụ với ngưỡng sai sót có thể bỏ qua và so sánh tổng sai lệch cần điều chỉnh của khoản mục với mức trọng yếu của khoản mục để yêu cầu đơn vị được kiểm toán có điều chỉnh hay không. * Đánh giá: Sau khi ước tính mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC, KTV sẽ tiến hành phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục. Mục tiêu chính của việc phân bổ này là giúp KTV lựa chọn những đối tượng cần kiểm tra chi tiết, lựa chọn những phương pháp, kỹ thuật kiểm toán phù hợp. Tóm lại, đây là phương pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí kiểm toán, nhưng vẫn đảm bảo là tổng sai sót có thể bỏ qua của mọi khoản mục không lớn hơn ước tính ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC. Tuy nhiên, việc KTV của Công ty TNHH Kiểm toán AISC chỉ phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục theo một tỷ lệ nhất định là 50% nên sẽ rất bất hợp lý giữa một khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn và một khoản mục chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản (hay nguồn vốn) nhưng lại có cùng một mức trọng yếu như nhau. 4.2.2.2. Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty khách hàng Công ty TNHH Kiểm toán AISC đánh giá rủi ro kiểm toán theo phương pháp định tính. Trong hầu hết các cuộc kiểm toán, việc đánh giá dựa nhiều vào việc phỏng vấn trực tiếp với các câu hỏi được thiết kế sẵn do Công ty TNHH Kiểm toán AISC thực hiện và sẽ có sự thay đổi trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế tại công ty khách hàng tùy vào đánh giá của KTV tham gia thực hiện cuộc kiểm toán đó, điều này phụ thuộc rất lớn vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Mặt khác, quy trình thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán cũng được áp dụng như nhau cho hầu hết các loại hình công ty khách hàng. Chính vì lý do trên cộng thêm thời gian thực hiện đề tài có hạn nên người viết chỉ minh họa phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán cho một công ty khách hàng, đó là Công ty Cổ phần ABC. Sau đây, người viết xin trình bày vài nét về Chế độ kế toán mà Công ty Cổ phần ABC đang áp dụng. Vài nét về Chế độ kế toán của Công ty Cổ phần ABC:  Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ và ngôn ngữ sử dụng: - Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - 46 - - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ). - Ngôn ngữ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiếng Việt Nam.  Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: - Chế độ kế toán áp dụng: công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và các thông tư sửa đổi bổ sung. - Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: Ban Tổng Giám đốc đảm bảo công ty đã tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quyết định, thông tư có liên quan. Các BCTC được lập và trình bày theo đúng quy định của chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.  Các chính sách kế toán quan trọng: a. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn) và tiền đang chuyển. Trong năm, các nghiệp vụ phát sinh bằng đồng tiền khác với VNĐ được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá hối đoái vào ngày phát sinh nghiệp vụ. b. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác: Theo giá gốc trừ dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi. c. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc (-) trừ dự phòng giảm giá và dự phòng cho hàng tồn kho lỗi thời, mất phẩm chất. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: nhập trước – xuất trước. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. d. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao Tài sản cố định Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế. Khấu hao TSCĐ hữu hình và khấu hao TSCĐ vô hình được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Thời gian hữu dụng ước tính của các TSCĐ như sau: Máy móc, thiết bị 05 – 08 năm Phương tiện vận tải, truyền dẫn 06 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý 03 năm Phần mềm máy tính 03 – 08 năm e. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính: Được phản ánh theo phương pháp giá gốc. - 47 - f. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. g. Nguyên tắc ghi nhận chi phí Chi phí đi vay và vốn hoá các khoản chi phí đi vay: Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ. Trường hợp chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang thì được tính vào giá trị tài sản đó (được vốn hóa) khi có đủ điều kiện quy định tại Chuẩn mực kế toán số 16 “Chi phí đi vay”. Chi phí trả trước bao gồm tiền thuê văn phòng, các khoản chi phí đào tạo, chi phí sửa chữa văn phòng và các chi phí khác… Chi phí trả trước được phân bổ theo đường thẳng và thời gian phân bổ như sau: Chi phí trả trước ngắn hạn 01 – 12 tháng Chi phí trả trước dài hạn 12 – 60 tháng Chi phí khác: Được ghi nhận theo các nghiệp vụ thực tế phát sinh. h. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Được ghi nhận theo số vốn thực tế đã góp bằng tiền hoặc bằng tài sản tính theo mệnh giá của cổ phiếu phát hành khi mới thành lập hoặc huy động thêm để mở rộng quy mô hoạt động của công ty. i. Thuế giá trị gia tăng Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 4.2.2.2.1. Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Đây là năm thứ 2 Công ty TNHH Kiểm toán AISC thực hiện kiểm toán cho Công ty Cổ phần ABC, do đó việc đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán sẽ được tiến hành tuân thủ theo Chương trình kiểm toán mẫu A120 – Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng (xem phụ lục 01/trang 103) và A270 – Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV (xem phụ lục 02/trang 108). Tuy nhiên, đối với những khách hàng lâu năm (kiểm toán từ năm thứ 2 trở đi), khi có một trong các điều kiện sau thì việc đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm toán sẽ được thực hiện như là việc đánh giá đối với khách hàng năm đầu tiên, điều này thể hiện đức tính cẩn trọng nghề nghiệp của KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC. Các điều kiện này là: - Có sự thay đổi về các hoạt động kinh doanh của khách hàng. - 48 - - Có các thông tin bất lợi về khách hàng từ các phương tiện truyền thông đại chúng. - Có sự thay đổi lớn về quyền sở hữu. - Kết quả hoạt động tài chính không tốt. * Nhận xét: Đối với Công ty Cổ phần ABC là khách hàng cũ nên KTV coi lại hồ sơ kiểm toán năm trước để nắm bắt các thông tin của khách hàng. Sau khi xem xét các thông tin trên, KTV của Công ty TNHH Kiểm toán AISC nhận thấy Công ty Cổ phần ABC có tình hình tài chính tốt và đảm bảo, HTKSNB và hệ thống quản lý hữu hiệu. Đồng thời, công ty cũng áp dụng những chính sách kế toán thận trọng và tuân theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành; Ban quản lý công ty lại là những người có năng lực và chính trực. Do đó, KTV nhận định rằng không có gì bất thường ở công ty khách hàng và đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán với Công ty Cổ phần ABC là Thấp và quyết định chấp nhận hợp đồng kiểm toán năm tiếp theo với Công ty Cổ phần ABC. * Đánh giá: Công tác đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán được thực hiện tốt, tuân thủ theo đúng chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành. Việc đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán là Thấp, Trung bình hay Cao vẫn phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV. Đây là công việc tương đối phức tạp nên công việc này thường do thành viên của Ban Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán AISC thực hiện hoặc những KTV chính giàu kinh nghiệm thực hiện và có sự thông qua của Ban Tổng Giám đốc. 4.2.2.2.2. Xác định mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán Để xác định được mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán thì KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC sẽ tiến hành công việc phân tích sơ bộ BCĐKT và BCKQHĐKD của Công ty Cổ phần ABC theo Chương trình kiểm toán mẫu A510 – Phân tích sơ bộ BCTC (xem phụ lục 04/trang 124) để khái quát tình hình tài chính của đơn vị, quy mô tài sản, công nợ, khả năng thanh toán,… của doanh nghiệp trong năm kiểm toán. Đây cũng là tiền đề cho việc đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện khoản mục sau này. * Nhận xét: Dựa trên việc phân tích sơ bộ BCĐKT và BCKQHĐKD ban đầu, KTV thuộc Công ty TNHH Kiểm toán AISC đánh giá mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán là Thấp để đạt được độ tin cậy của cuộc kiểm toán ở mức tối đa (khoảng trên 95%). Sau khi xác định được mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán, KTV sẽ tiến hành phương pháp đánh giá rủi ro trên tổng thể BCTC. * Đánh giá: Công tác xác định mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán được KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC thực hiện tốt, tuân thủ theo đúng - 49 - chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành. Việc phân tích sơ bộ bước đầu giúp KTV nhận diện được những biến động bất thường của các khoản mục, từ đó đi đến xác định mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, việc xác định mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán là Cao hay Thấp vẫn phụ thuộc vào yếu tố xét đoán nghề nghiệp của KTV. 4.2.2.2.3. Phương pháp đánh giá rủi ro trên tổng thể BCTC a) Đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR) Công ty TNHH Kiểm toán AISC chia mức rủi ro tiềm tàng thành ba mức chính: Thấp, Trung bình và Cao.  Mức rủi ro tiềm tàng Thấp được KTV kết luận khi: - Hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng hiệu quả trong những năm gần đây. - Hệ thống tài chính kế toán vững mạnh. - Ban Tổng Giám đốc là những người liêm khiết, có kinh nghiệm và hiểu biết về hoạt động kinh doanh của mình, đội ngũ kế toán có kinh nghiệm và chuyên môn cao. - Không có sự thay đổi thành phần Ban quản lý trong niên độ kế toán; không có những áp lực bất thường đối với Ban Tổng Giám đốc cũng như Kế toán trưởng trong việc thúc đẩy họ phải trình bày BCTC không trung thực.  Mức rủi ro tiềm tàng Trung bình được áp dụng khi KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC nhận thấy: - Có những khó khăn nhất định trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán nhưng chưa tới mức nghiêm trọng. - Hệ thống tài chính kế toán của doanh nghiệp chưa tốt, đội ngũ nhân lực kế toán chưa có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao. - Có sự thay đổi thành phần trong Ban quản lý của đơn vị hay có những áp lực bất thường đối với Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng. - Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Môi trường đơn vị đang hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.  Mức rủi ro tiềm tàng Cao được sử dụng khi KTV nhận thấy: - Công ty đang hoạt động trong các lĩnh vực có rủi ro cao như: Kinh doanh công nghệ thông tin, sản xuất vũ khí,... - Mô hình hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng dựa trên những yếu tố không ổn định, có sự thay đổi bất thường hoặc không giải thích được trong các chỉ tiêu tài chính quan trọng. - Nghi ngờ về tính trung thực và năng lực của Ban lãnh đạo đơn vị. - Có các vấn đề liên quan đến sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp. - 50 - - Sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ cho đơn vị hoặc nếu cung cấp dịch vụ cho đơn vị thì có khả năng công ty kiểm toán sẽ mất uy tín đối với các công ty khách hàng cũ. Mức rủi ro này thường được KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC áp dụng đối với công ty khách hàng mới kiểm toán lần đầu nếu xét thấy có những áp lực bất thường đối với Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng, hoặc hệ thống kế toán tài chính chưa tốt,… Sau khi quan sát bộ máy nhân sự cũng như điều tra, thu thập thông tin chi tiết về sự thay đổi trong môi trường kinh doanh, trong hệ thống kế toán và hệ thống quản lý của Công ty Cổ phần ABC năm 2012 (được KTV mô tả cụ thể trong Chương trình kiểm toán A310 – xem phụ lục 03/trang 110), KTV sẽ tiến hành phân tích các thông tin và đưa ra mức rủi ro tiềm tàng ban đầu. * Nhận xét: - Công ty Cổ phần ABC có hệ thống kế toán tài chính tương đối tốt, Ban quản trị và Ban Tổng Giám đốc là người có năng lực và kinh nghiệm tốt, nhân viên kế toán là những người có chuyên môn cao. Song song đó, KTV còn xem xét các báo cáo kiểm toán năm trước là ý kiến chấp nhận toàn phần không có đoạn nhấn mạnh, đồng thời thông qua các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần ABC, KTV cũng không phát hiện công ty có tranh chấp hay liên quan đến tố tụng ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. - Trong năm 2012, với tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam còn khủng hoảng, KTV nhận thấy thị trường kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, các đơn vị kinh doanh miền Nam đều không đạt được chỉ tiêu đề ra, còn ở miền Bắc tuy đơn vị có nhiều dự án lớn nhưng cũng cạnh tranh khốc liệt, phức tạp hơn, đồng thời môi trường kinh doanh thời buổi kinh tế suy thoái lại xuất hiện những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần ABC vẫn mở rộng hoạt động ra nước ngoài và duy trì được Top 5 Doanh nghiệp Công nghệ thông tin Việt Nam. - Tóm lại, sau khi suy xét những vấn đề trên của Công ty Cổ phần ABC, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng của công ty này ở mức Trung bình. * Đánh giá: Việc tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động được KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC thực hiện tốt và chi tiết theo đúng Chương trình kiểm toán mẫu A310. Tuy nhiên, việc tiến hành đánh giá mức rủi ro tiềm tàng trên tổng thể BCTC tại Công ty Cổ phần ABC vẫn phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn và sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. b) Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR) Việc đánh giá rủi ro kiểm soát của Công ty TNHH Kiểm toán AISC tuân thủ theo Chương trình kiểm toán mẫu A610 – Đánh giá chung về HTKSNB của đơn vị và cũng chia làm ba mức như rủi ro tiềm tàng: Thấp, Trung bình và Cao. Để đánh giá được rủi ro kiểm soát tốt thì KTV phải đánh - 51 - giá HTKSNB của đơn vị, việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 3 thành phần: Môi trường kiểm soát, Quy trình đánh giá rủi ro và Giám sát các hoạt động kiểm soát thông qua việc quan sát, phỏng vấn Ban quản lý, nhân viên phòng ban và lập bảng câu hỏi (xem phụ lục 05/trang 130). * Nhận xét: Kết thúc việc phỏng vấn và quan sát KTV đã hoàn thành bảng câu hỏi với kết quả như sau: Tổng cộng có 37 câu hỏi, trong đó có 4 câu trả lời không, 30 câu trả lời có và 3 câu trả lời ở dạng mô tả. Về môi trường kiểm soát: Công ty Cổ phần ABC có cơ cấu tổ chức quản lý các phòng ban tương đối tốt, việc kiểm soát quản lý rất phù hợp với quy mô và hình thức kinh doanh, có phòng kiểm toán nội bộ độc lập với các phòng ban khác,… Các thành viên Hội đồng quản trị có đủ kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện công việc hữu hiệu. Họ sẵn lòng hỗ trợ cho KTV trong quá trình kiểm toán. Do vậy, KTV đánh giá môi trường kiểm soát của công ty là khá tốt. Về quy trình đánh giá rủi ro: Công ty Cổ phần ABC có tiến hành công việc nhận diện và đánh giá các rủi ro liên quan đến BCTC, ví dụ như: Kế toán ghi nhận các tài sản không có thực hoặc không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, hoặc trình bày những thông tin tài chính không phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành,... Khi rủi ro được phát hiện ra thì đều được Ban lãnh đạo đơn vị đề ra hướng giải quyết kịp thời bằng cách quy trách nhiệm cụ thể và tùy theo mức độ ảnh hưởng mà Ban quản trị sẽ đề ra giải pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, các ảnh hưởng về mặt tài chính của các rủi ro này không được đơn vị xác định rõ ràng. Qua đó, KTV đánh giá quy trình đánh giá rủi ro của Công ty Cổ phần ABC thực hiện được ở mức trung bình. Về giám sát các hoạt động kiểm soát: Công ty có phòng kiểm toán nội bộ riêng nên các thủ tục kiểm soát cũng được thiết lập và thực hiện khá tốt. Công ty có sự phân công trách nhiệm rõ ràng về quyền hạn cũng như công việc cho các nhân viên cũng như các phòng ban. Quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách đều được thực hiện tốt. Sổ sách được ghi chép đầy đủ và chính xác. Các chứng từ có đánh số thứ tự, được lập và xét duyệt đầy đủ. Qua đó, KTV đánh giá việc thực hiện công việc giám sát các hoạt động kiểm soát của Công ty Cổ phần ABC là tốt. Bảng 4.5: Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro kiểm soát trên tổng thể BCTC của Công ty Cổ phần ABC Chỉ tiêu đánh giá Mức rủi ro Môi trường kiểm soát Thấp Quy trình đánh giá rủi ro Trung bình Giám sát các hoạt động kiểm soát Thấp Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 - 52 - Thông qua bảng tổng hợp đánh giá rủi ro kiểm soát trên tổng thể BCTC, KTV nhận thấy HTKSNB của Công ty Cổ phần ABC tương đối tốt và hữu hiệu. Tuy nhiên, vẫn có khả năng tồn tại những sai phạm mà ngay cả HTKSNB hữu hiệu của đơn vị vẫn không thể ngăn chặn được nên với đức tính cẩn trọng nghề nghiệp của mình, KTV vẫn đánh giá rủi ro kiểm soát cho Công ty Cổ phần ABC ở mức Trung bình. * Đánh giá: Việc sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn kết hợp với việc điều tra, quan sát giúp KTV có cơ sở trong việc đánh giá HTKSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp. Đồng thời, việc đánh giá rủi ro kiểm soát trên tổng thể BCTC (thông qua việc đánh giá chung về HTKSNB của đơn vị) cũng bước đầu giúp KTV xác định sơ bộ các nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. c) Đánh giá rủi ro phát hiện (DR) Rủi ro kiểm toán (AR) luôn được KTV và Công ty TNHH Kiểm toán AISC xác định trước khi lập kế hoạch và mức rủi ro này thường không thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán, đây cũng là mức rủi ro mong muốn cho cuộc kiểm toán đã được đánh giá ở mục “4.2.2.2.2”. Dựa vào mô hình rủi ro kiểm toán đã đề cập ở mục “2.1.2.3”, KTV đánh giá rủi ro phát hiện trên phương diện tổng thể BCTC của Công ty Cổ phần ABC như sau: Bảng 4.6: Bảng đánh giá rủi ro phát hiện trên tổng thể BCTC của Công ty Cổ phần ABC Rủi ro Mức độ rủi ro Rủi ro tiềm tàng Trung bình Rủi ro kiểm soát Trung bình Rủi ro phát hiện Trung bình Rủi ro kiểm toán Thấp Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 * Nhận xét: Dựa vào ma trận rủi ro trên, ta thấy Công ty Cổ phần ABC có mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên phương diện BCTC đều được đánh giá ở mức Trung bình, do đó rủi ro phát hiện trên tổng thể BCTC được đánh giá là Trung bình. Lúc này KTV có thể giữ nguyên cỡ mẫu và các thử nghiệm cơ bản đã thiết lập ban đầu nhưng vẫn đảm bảo rủi ro kiểm toán duy trì ở mức Thấp có thể chấp nhận được. - 53 - * Đánh giá: Khi KTV đã đánh giá được rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên tổng thể BCTC, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro phát hiện trên phương diện BCTC dựa trên rủi ro kiểm toán mong muốn và ma trận rủi ro đã được thiết lập sẵn. Tuy nhiên, qua tìm hiểu kết hợp với quan sát giấy tờ làm việc của KTV thì người viết nhận thấy KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC chưa thể hiện công việc ước tính rủi ro phát hiện trên giấy làm việc của mình mà chỉ thể hiện kết quả ước tính thu được. 4.2.2.2.4. Phương pháp đánh giá rủi ro ở mức độ khoản mục Sau khi đánh giá rủi ro chung cho toàn bộ BCTC, KTV sẽ đánh giá rủi ro cho từng khoản mục nhằm xác định các khoản mục nào có rủi ro cao hơn, khoản mục nào có mức rủi ro thấp hơn để xác định và thu hẹp phạm vi kiểm toán. Công việc này giúp KTV tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. a) Đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR) KTV sẽ dựa trên kết quả khi tiến hành phân tích sơ bộ BCTC (phụ lục 04/trang124) để tổng hợp lại biến động của các khoản mục quan trọng, sau đó kết hợp với tính chất của các khoản mục để đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục.  Phân tích biến động: Bảng 4.7: Bảng tổng hợp phân tích biến động các khoản mục tại Công ty Cổ phần ABC Đvt: đồng Biến động Khoản mục Tiền Nợ phải thu Hàng tồn kho Tài sản cố định Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Thu nhập Chi phí Năm 2011 Năm 2012 19.149.293.250 209.626.691.230 34.999.618.406 7.720.037.765 200.701.743.171 83.038.802.465 686.547.236.635 673.346.860.250 Số tiền % 34.633.915.602 15.484.622.352 80,86 264.244.028.761 54.617.337.531 26,05 53.409.509.752 18.409.891.346 52,60 6.310.292.514 (1.409.745.251) 18.409.891.346 (18,26) 286.302.187.639 85.600.444.468 42,65 86.327.498.112 3.288.695.647 3,96 707.393.984.600 20.946.747.965 3,05 699.765.547.143 26.418.686.893 3,92 Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 - 54 - * Nhận xét:  Khoản mục Tiền: Số dư của khoản mục Tiền năm 2012 tăng rất mạnh 15.484.622.352 đồng tương ứng với tỷ lệ là 80,86% so với năm 2011. Khoản mục Tiền tăng chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng của đơn vị tăng đột biến, cụ thể là tăng 88,29% so với năm 2011, nguyên nhân có thể do cuối tháng 12 năm 2012 đơn vị thực hiện nhiều nghiệp vụ như: Nhận tiền vay của các Ngân hàng, thu tiền ứng tiền cọc của các hợp đồng, thu tiền bán hàng,… Trong khi đó, tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp lại giảm mạnh với tỷ lệ là 74,65% so với năm 2011; nguyên nhân có thể là do đơn vị đã giảm định mức tồn quỹ tiền mặt so với năm trước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Khoản mục Tiền của Công ty Cổ phần ABC có biến động rất lớn. Bên cạnh đó, Tiền là một khoản mục nhạy cảm dễ xảy ra gian lận, dễ bị biển thủ,… đồng thời khoản mục này còn dùng để thổi phồng khả năng thanh toán của đơn vị. Đây là khoản mục có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục khác trên BCTC và số phát sinh của khoản mục này thường lớn do đó những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu HTKSNB yếu kém. KTV sẽ tiến hành thu thập Biên bản kiểm kê tiền mặt tại thời điểm 31/12/2012 và thực hiện thủ tục tái kiểm kê tiền mặt tại thời điểm kiểm toán. Đồng thời, gửi thư xác nhận 100% cho các Ngân hàng nhằm đảm bảo tính hiện hữu của khoản mục Tiền. Kết luận: KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục Tiền ở mức Cao.  Khoản mục Nợ phải thu: Nhìn chung số dư khoản mục Nợ phải thu năm 2012 tăng 54.617.337.531 đồng tương ứng với tỷ lệ trung bình là 26,05% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do khoản Phải thu khách hàng tăng 26,88% so với năm 2011, có thể do trong năm 2012 Công ty Cổ phần ABC kinh doanh có hiệu quả hơn và công ty chưa thu được những khoản tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó, số dư khoản Trả tiền trước cho nhà cung cấp năm 2012 cũng tăng cao so với năm 2011 là 18,45%, nguyên nhân có thể do trong năm đơn vị đặt hàng của nhà cung cấp nhiều và tùy điều kiện cụ thể trong hợp đồng mà đơn vị tiến hành ứng trước tiền hàng. Ngoài ra, KTV nhận thấy bản thân khoản mục Nợ phải thu cũng là một loại tài sản khá nhạy cảm với gian lận do được sử dụng để thổi phồng doanh thu và lợi nhuận. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV của Công ty TNHH kiểm toán AISC sẽ tiến hành gửi thư xác nhận nợ trên 100% số dư nợ cuối kỳ của - 55 - khoản mục Nợ phải thu nhằm chứng minh tính hiện hữu của khoản mục này, công việc này đã giúp KTV làm giảm bớt rủi ro kiểm toán. Tuy nhiên, nếu công ty khách hàng có khả năng xác nhận công nợ thu về thấp (thông qua việc phỏng vấn nhân viên có liên quan) thì KTV sẽ tiến hành những thủ tục thay thế tại công ty khách hàng. Kết luận: KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng cho khoản mục Nợ phải thu là Trung bình.  Khoản mục Hàng tồn kho: Khi phân tích khoản mục Hàng tồn kho (HTK), KTV nhận thấy số dư HTK năm 2012 biến động lớn, tăng 52,60% tương ứng tăng 18.409.891.346 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân có thể là do trong kỳ, đơn vị nhận được nhiều đơn đặt hàng và dự trữ hàng hóa để năm sau tiến hành giao cho khách hàng theo từng điều khoản trong hợp đồng nên lượng hàng tồn kho chưa xuất hết. KTV sẽ tiến hành chứng kiến kiểm kê HTK tại thời điểm kiểm toán, cụ thể: KTV sẽ chọn mẫu kiểm kê trực tiếp một số mặt hàng từ danh sách HTK và tiến hành kiểm kê số lượng thực tế (kiểm tra sự hiện hữu HTK) và chọn mẫu một số mặt hàng hiện có trong kho, thực hiện kiểm kê và so sánh với số lượng trong danh sách HTK (kiểm tra tính đầy đủ của HTK). Đồng thời, KTV cũng nhận thấy HTK của đơn vị có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động của đơn vị. Đây lại là một khoản mục nhạy cảm với gian lận như biển thủ, trộm cắp,… và chịu nhiều rủi ro do mất giá, hư hỏng, lỗi thời,… (HTK của đơn vị chủ yếu là các mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử). Kết luận: KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng cho khoản mục này ở mức Cao.  Khoản mục Tài sản cố định: Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình tại đơn vị biến động tăng 6,03% so với năm 2011, có thể do đơn vị trang bị thêm những TSCĐ cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh,… Tuy nhiên, khoản mục TSCĐ hữu hình năm 2012 lại giảm 27,78% so với năm 2011 do khoản Giá trị hao mòn lũy kế tăng lên 17,74%, KTV cần xem xét sự đúng đắn trong việc xác định chi phí khấu hao của đơn vị. Để xác định sự trung thực và hợp lý trong việc trình bày khoản mục này trên BCTC của đơn vị, KTV sẽ tiến hành chọn mẫu kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh tăng trong kỳ của TSCĐ hữu hình, song song đó sẽ tiến hành kiểm kê 100% TSCĐ hữu hình của đơn vị (chứng thực sự hiện hữu) và các chứng từ có liên quan để minh chứng việc đơn vị có quyền sở hữu đối với các tài sản này. Đồng thời, tiến hành xem xét lại các chính sách khấu hao trong kỳ của đơn vị để kiểm tra xem phương pháp tính khấu hao của đơn vị có phù hợp và được áp dụng nhất quán không và việc phân bổ chi phí khấu hao vào các đối tượng chi phí có dựa trên cơ sở hợp lý không. - 56 - Kết luận: KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục này là Trung bình.  Khoản mục Nợ phải trả: Nợ phải trả năm 2012 tăng mạnh khoảng 42,65%, xét về mặt giá trị là một số khá lớn, cụ thể là tăng 85.600.444.468 đồng so với năm 2011, khoản tăng này chủ yếu do sự biến động của các khoản mục sau đây: Số dư của khoản Vay và nợ ngắn hạn cuối kỳ năm nay tăng cao 38,73% so với năm trước, có thể là do đơn vị vay tiền để bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; khoản Phải trả người bán cuối kỳ năm 2012 tăng 44,84% so với năm trước có thể do đơn vị mua hàng tồn kho dự trữ nhằm mục đích kinh doanh trong năm tới mà chưa tiến hành thanh toán những khoản công nợ cho người bán và khoản Người mua trả tiền trước tăng 256,3% so với năm 2011, nguyên nhân có thể do khách hàng phải ứng trước tiền trước khi giao hàng tùy theo điều kiện giao hàng của từng hợp đồng được ký kết trong năm. Để kiểm tra nguyên nhân sự biến động của khoản Vay và nợ ngắn hạn, KTV sẽ tiến hành phỏng vấn, chọn mẫu kiểm tra chi tiết các khoản Nợ phải trả và tiến hành đối chiếu với các điều khoản trên hợp đồng tín dụng xem đơn vị có tuân thủ các điều khoản trên hợp đồng không. Đồng thời, kiểm tra các nghiệp vụ và chứng từ thanh toán được phát hành sau thời điểm khóa sổ; xem xét các tài liệu có khả năng chứa đựng các khoản phải trả không được ghi chép như: Sổ nhật ký đặc biệt (Sổ nhật ký mua hàng và bán hàng), Biên bản họp Hội đồng quản trị,… do khoản mục Nợ phải trả có khuynh hướng bị khai thiếu để làm cho tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị tốt hơn. Kết luận: KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng cho khoản mục này là Cao.  Khoản mục Vốn chủ sở hữu: Khoản mục Vốn chủ sở hữu trong năm 2012 tăng nhẹ hơn so với năm 2011, cụ thể là tăng 3,96% tương đương với giá trị 3.288.695.647 đồng. Nguyên nhân là do trong năm công ty phát hành thêm cổ phiếu để mở rộng hoạt động cho doanh nghiệp trong tương lai. KTV nhận thấy sự gia tăng của khoản mục Vốn đầu tư của chủ sở hữu (tăng lên 14,61% so với năm 2011) chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng của khoản mục Vốn chủ sở hữu trong kỳ. Do vậy, KTV sẽ tập trung xem xét tất cả giấy phép, điều lệ công ty và các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị có liên quan đến vốn cổ phần. Đồng thời, tiến hành phân tích các nghiệp vụ làm tăng vốn cổ phần trong kỳ và thực hiện công tác kiểm tra đối chiếu giữa sổ sách kế toán với các sổ theo dõi vốn cổ phần. Kết luận: Từ những tìm hiểu trên, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục Vốn chủ sở hữu là Thấp.  Khoản mục Thu nhập: - 57 - Trong năm 2012, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 5,47% tương ứng với mức giá trị là 36.437.156.673 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân có thể là do đơn vị đã khẳng định được uy tín của mình thông qua chất lượng dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nên đơn vị đã ký được hợp đồng nhiều hơn năm 2011. KTV sẽ kiểm tra chọn mẫu việc ghi nhận Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đồng thời kiểm tra việc chia cắt niên độ xem việc ghi nhận khoản doanh thu này tại đơn vị có phù hợp không. Mặt khác, vì Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận cùng lúc với Giá vốn hàng bán nên KTV sẽ đồng thời kiểm tra chi tiết hai khoản mục này. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 biến động mạnh, giảm xuống 13.077.091.570 đồng tương ứng với tỷ lệ 87,23% so với năm 2011. Mức giảm này chủ yếu do lãi chênh lệch tỷ giá giảm mạnh 12.531.978.648 đồng tương ứng với tỷ lệ 89,01% so với năm 2011. KTV sẽ kiểm tra chọn mẫu việc ghi nhận Doanh thu hoạt động tài chính để xem khoản mục này có được ghi nhận hợp lý không. Thu nhập khác trong năm 2012 cũng có biến động lớn khi giảm đi 2.513.317.138 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 43,29% so với năm 2011. KTV cũng sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết để xác định việc ghi chép chính xác và hạch toán đúng đắn của khoản mục này trong kỳ. KTV nhận thấy Thu nhập là một khoản mục trọng yếu trên BCTC vì đây là cơ sở để người sử dụng đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, khoản mục này cũng chứa đựng nhiều rủi ro mà ngay đến HTKSNB hữu hiệu cũng khó có thể ngăn chặn được. Kết luận: Dựa vào kết quả phân tích trên, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng cho khoản mục Thu nhập là Cao.  Khoản mục Chi phí: Giá vốn hàng bán năm 2012 biến động tăng 6,71% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu có thể do giá cả hàng hóa mua vào hoặc chi phí lương năm nay biến động tăng so với năm trước. KTV sẽ kiểm tra nguyên nhân xem việc ghi nhận Giá vốn hàng bán tại đơn vị có tương ứng với việc ghi nhận Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ không. Chi phí hoạt động tài chính năm 2012 giảm 17.836.738.333 đồng tương ứng với tỷ lệ 54,73%, mức biến động này khá cao so với năm 2011. Nguyên nhân có thể do mức lãi suất DN vay được ưu đãi hơn so với năm 2011 hoặc đơn vị chưa cần thiết phải vay ngân hàng để phục vụ cho việc sản xuất kinh - 58 - doanh trong kỳ. Để tìm hiểu nguyên nhân, KTV sẽ kiểm tra tính hợp lý của Chi phí hoạt động tài chính tại đơn vị thông qua quá trình ước tính và so sánh Chi phí lãi vay năm 2012 xem đơn vị ghi nhận có phù hợp không. Khoản mục Chi phí khác cũng giảm mạnh xuống còn 64,69%. KTV sẽ kiểm tra việc hạch toán đúng đắn của khoản mục chi phí này trong kỳ. Chi phí bán hàng tăng 9,6% và Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10,04% so với năm 2011. Mức tăng của Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp có thể do khoản lương của công nhân viên tăng hơn so với năm 2011, đồng thời Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tỷ lệ thuận với việc tăng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ. KTV sẽ chọn mẫu kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh trong kỳ xem đơn vị ghi nhận những khoản chi phí này có hợp lý không. Kết luận: KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng cho khoản mục Chi phí là Cao.  Phân tích hệ số tài chính: Sau khi phân tích biến động của các khoản mục, KTV thuộc Công ty TNHH Kiểm toán AISC sẽ tiến hành phân tích các hệ số tài chính của Công ty Cổ phần ABC theo Chương trình kiểm toán mẫu B420 – Phân tích tổng thể Báo cáo tài chính rồi đối chiếu các hệ số này của năm 2012 với năm 2011 để có cái nhìn khách quan hơn cho việc đánh giá rủi ro tiềm tàng trên các khoản mục. Bảng 4.8: Bảng phân tích hệ số tài chính của Công ty Cổ phần ABC Các hệ số thông thường sử dụng Công thức áp dụng Năm 2012 trước kiểm toán Năm 2011 sau kiểm toán Hệ số thanh toán - Hệ số thanh toán hiện TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn hành 0,89 1,12 - Hệ số thanh toán nhanh 0,35 0,88 0,19 0,11 3,25 2,73 (TS ngắn hạn - HTK)/Nợ ngắn hạn - Hệ số thanh toán bằng Tiền/Nợ ngắn hạn tiền Hệ số về hiệu quả hoạt động - Vòng quay khoản phải (Doanh thu/Phải thu KH)  365 - 59 - thu - Vòng quay HTK (Giá vốn hàng bán/HTK)  365 13,72 23,87 - Vòng quay vốn lưu động Doanh thu/(TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn) 10,01 11,11 13,6% 14,6% 0,8% 1,5% 188,5% 234,7% Hệ số về khả năng sinh lợi Tỷ suất lợi nhuận gộp Lãi gộp/Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận thuần LN sau thuế/Doanh thu thuần Doanh thu trên tổng TS Doanh thu thuần/Tổng TS Tỷ suất sinh lời trên TS (LN trước thuế + CP lãi vay)/TS 5,7% 11,9% Tỷ suất sinh lời trên VCSH LN trước thuế cho cổ đông thường/VCSH thường 11,1% 22,0% Hệ số nợ Nợ dài hạn trên VCSH Nợ dài hạn/VCSH 0 0 Tổng nợ trên VCSH Nợ phải trả/VCSH 3 2 Nợ dài hạn trên tổng TS Nợ dài hạn/Tổng TS 0 0 Tổng nợ trên tổng TS Nợ phải trả/Tổng TS 1 1 Nguồn: Chương trình kiểm toán B420 – Phân tích tổng thể Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toản AISC, năm 2012 * Nhận xét: Về khả năng thanh toán: Các hệ số thanh toán năm 2012 vẫn được duy trì ở mức an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn cho các khoản nợ và các khoản vay Ngân hàng. Công ty vẫn tiếp tục duy trì mức tín nhiệm loại A hoặc A+ tại các Ngân hàng. Về hiệu quả hoạt động: Hệ số vòng quay các khoản phải thu năm 2012 cao hơn so với năm 2011, cho thấy khả năng thu hồi nợ của Công ty Cổ phần ABC hiệu quả. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thấp hơn so với năm 2012 chứng tỏ hàng tồn kho bị lưu kho nhiều, khả năng tiêu thụ không cao. Vòng quay vốn lưu động giảm so với cùng kỳ, nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp mang lại lợi nhuận từ việc sử dụng vốn. Về khả năng sinh lời: Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu năm 2012 sụt giảm so với năm 2011, trong khi chi phí năm 2012 không giảm so với năm 2011 mà lại có xu hướng tăng. Tuy nhiên, chi phí lãi vay lại giảm hơn 6,8 tỷ đồng (giảm 33,49%) so với năm 2011 nhờ chính sách ổn định tỷ giá, giảm lãi suất của Nhà nước, do đó tỷ suất lợi nhuận ròng sau thuế trên doanh thu thuần, ROA, ROE của năm 2012 đều sụt giảm so với các năm trước. - 60 - Về hệ số nợ (hay việc sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần ABC): Các hệ số nợ thấp, cho thấy doanh nghiệp chưa quan tâm và sử dụng đòn bẩy tài chính. Dựa vào kết quả phân tích biến động của khoản mục: Tiền, Nợ phải thu, Hàng tồn kho, Tài sản cố định, Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu, Doanh thu và Chi phí, đồng thời kết hợp việc phân tích các hệ số tài chính của Công ty Cổ phần ABC, KTV lập bảng tổng hợp về rủi ro tiềm tàng trên phương diện khoản mục để dễ theo dõi như sau: Bảng 4.9: Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro tiềm tàng trên từng khoản mục tại Công ty Cổ phần ABC Mức độ nhạy cảm Nhận xét của KTV của khoản mục Khoản mục Đánh giá rủi ro tiềm tàng Tiền Cao Biến động lớn Cao Nợ phải thu Cao Biến động tương đối lớn Trung bình Hàng tồn kho Cao Biến động lớn Cao Tài sản cố định Trung bình Biến động tương đối lớn Trung bình Nợ phải trả Cao Biến động tương đối lớn Cao Vốn chủ sở hữu Thấp Ít biến động Thấp Doanh thu Cao Biến động tương đối lớn Cao Chi phí Cao Biến động lớn Cao Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 * Đánh giá: Trước khi KTV của Công ty TNHH Kiểm toán AISC tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán tại Công ty Cổ phần ABC, việc đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện khoản mục (thông qua việc phân tích biến động của các khoản mục và các hệ số tài chính) giúp KTV bước đầu có thể hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty tại thời điểm kiểm toán. Bên cạnh đó, việc phân tích còn giúp KTV phát hiện những biến động bất thường, từ đó giúp dự đoán về những khu vực có rủi ro cao để tăng cường các thử nghiệm cơ bản.  Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR) Trong giai đoạn đầu lập kế hoạch kiểm toán, KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC đã thực hiện rất chi tiết việc đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện khoản mục bằng cách lập bảng câu hỏi về HTKSNB cho các khoản mục. Dựa vào bảng câu hỏi được thiết lập sẵn, KTV thực hiện việc quan sát và phỏng vấn các nhân viên trong công ty và Ban Tổng Giám đốc của Công ty - 61 - Cổ phần ABC. Càng nhiều câu trả lời “Có” thì tính hữu hiệu của HTKSNB cho từng khoản mục sẽ được đánh giá càng cao, tương ứng rủi ro kiểm soát cho khoản mục đó sẽ được đánh giá ở mức thấp và ngược lại. Bảng 4.10: Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát trên từng khoản mục tại Công ty Cổ phần ABC Câu hỏi Có 1. Công ty có đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa thủ quỹ với kế toán không?  2. Thủ quỹ có đảm bảo rằng luôn ký hoặc đóng dấu xác nhận lên chứng từ không?  3. Cuối ngày, có thực hiện việc kiểm kê quỹ không?  Không Mô tả/Ghi chú Tham chiếu Khoản mục Tiền 4. Các khoản tiền thu về có được gửi ngay và trực tiếp vào Ngân hàng không? 5. Việc quy đổi VNĐ sang USD có sử dụng tỷ giá giao dịch ngày hôm đó không?   6. Các phiếu thu, phiếu chi có được đánh số thứ tự liên tục và đóng dấu đã thu hay đã chi sau khi sử dụng không?  Câu hỏi Có 7. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền có được phản ánh đúng kỳ không?  8. Việc đối chiếu sổ tài khoản tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng có được tiến hành thường xuyên không?  10. Cuối tháng, thủ quỹ và kế toán tiền mặt có thực hiện đối chiếu với nhau không?  - 62 - Không Mô tả/Ghi chú Tham chiếu  9. Có các quy định về xét duyệt chi trong doanh nghiệp không? Khoản mục Nợ phải thu Theo quy chế tài chính Theo định mức trong quy chế tài chính 1. Công ty có phân chia trách nhiệm giữa kế toán nợ phải thu, thủ quỹ và thủ kho?  2. Hàng tháng công ty có gửi một bảng đối chiếu công nợ cho khách hàng hay không?  3. Đơn vị có thực hiện đối chiếu giữa tài khoản chi tiết về các khách hàng với tài khoản nợ phải thu khách hàng trên sổ cái hay không?  4. Bộ phận xét duyệt đơn đặt hàng có kiểm tra hàng tồn kho trước khi xét duyệt đơn đặt hàng hay không?  5. Các khoản xóa sổ nợ phải thu khó đòi có được xét duyệt bởi người có thẩm quyền trong đơn vị không? 6. Các khoản bán chịu có được xét duyệt trước khi lập hóa đơn bán hàng hay không? 7. Các hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho có được đánh số liên tục trước khi sử dụng hay không? 8. Việc nhận hàng bán bị trả lại có sự phê duyệt của người có thẩm quyền hay không?     9. Thủ kho có căn cứ lệnh bán hàng đã duyệt để xuất hàng cho bộ phận gửi hàng không?  Câu hỏi Có 10. Định kỳ công ty có lập bảng phân tích tuổi nợ không?  Khoản mục Hàng tồn kho 1. Các chức năng nhận hàng, đặt hàng, bảo quản và kế toán kho có được bố trí cho cá nhân hoặc bộ phận độc lập không?  2. Phiếu xuất kho và phiếu nhập kho có được sử dụng để cập nhật các ghi chép về kho hàng không?  3. Công ty có tổ chức sắp xếp kho hàng hợp lý, bảo quản hàng tốt để tránh mất mát, hư - 63 - Theo định mức trong quy chế tài chính  Không Mô tả/Ghi chú Tham chiếu hỏng không? 4. Đơn đặt hàng có luôn được lập dựa trên phiếu đề nghị mua hàng đã được xét duyệt không?  5. Hàng tồn kho có được ghi nhận theo giá gốc không?  6. Khi nhập kho có đối chiếu với đơn đặt hàng và hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp không?  7. Trước khi nhập kho, hàng hóa có được kiểm nhận kỹ về số lượng, chất lượng, và quy cách không? 8. Hàng bán bị trả lại có được ghi chép qua Phiếu nhập kho không?   9. Công ty có thường xuyên tổ chức kiểm kê định kỳ hàng tồn kho không? 6 tháng/lần  10. Hàng tồn kho kém phẩm chất, hư hỏng, lỗi thời có được nhận diện kịp thời không?  Khoản mục Tài sản cố định 1. Công ty có mở sổ hoặc thẻ chi tiết TSCĐ để theo dõi từng loại TSCĐ hay không?  2. Đối với việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ thì các chứng từ có được phê duyệt bởi cấp lãnh đạo có thẩm quyền?  Câu hỏi Có 3. Công ty có phân chia trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ hay không?  4. Định kỳ, TSCĐ có được kiểm kê và đối chiếu với sổ sách hay không?  - 64 - 2 lần/năm  5. Công ty có tiến hành mua bảo hiểm cho TSCĐ có giá trị lớn không? 6. Khi mua sắm hay sửa chữa TSCĐ, công ty có lập kế hoạch và dự toán ngân sách hay không? Không Mô tả/Ghi chú Tham chiếu  7. Chính sách khấu hao TSCĐ có được đơn vị áp dụng nhất quán và tỷ lệ khấu hao TSCĐ có phù hợp với thời gian hữu dụng ước tính của TSCĐ hay không?   8. Công ty có theo dõi ghi chép đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng tại đơn vị không? 9. Công ty có kế hoạch bảo trì TSCĐ định kỳ hay không?  10. Khi nhượng bán hay thanh lý TSCĐ, công ty có thành lập Hội đồng thanh lý theo quy định hay không?  Khoản mục Nợ phải trả 1. Kế toán nợ phải trả và người xét duyệt chi quỹ có độc lập với nhau không?  2. Các chứng từ thanh toán có được lập và ghi chép kịp thời vào sổ nhật ký nợ phải trả hay không?  3. Các khoản vay lớn hay dài hạn có được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị không?  4. Các khoản thanh toán có được thực hiện đúng hạn và ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký và các sổ chi tiết không?  5. Kế toán có thực hiện đối chiếu công nợ với nhà cung cấp vào thời điểm cuối kỳ không?  Câu hỏi Có 6. Kế toán nợ phải trả có thường xuyên lập danh sách các hóa đơn đến hạn thanh toán không?  7. Hóa đơn đã thanh toán có được tách biệt và đóng dấu “Đã thanh toán” với hóa đơn chưa thanh toán hay không?  - 65 - Không Mô tả/Ghi chú Tham chiếu 8. Kế toán có mở sổ chi tiết theo dõi từng đối tượng nhà cung cấp và theo từng khoản vay không?  9. Công ty có thường xuyên theo dõi thời hạn các khoản nợ để có kế hoạch trả nợ đúng hạn hay phát hiện ra các khoản nợ quá hạn hay không?  10. Các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ và giấy đề nghị thanh toán có được sự phê duyệt đầy đủ của các cấp có thẩm quyền hay không?  Khoản mục Vốn chủ sở hữu 1. Việc phê chuẩn các nghiệp vụ liên quan đến vốn cổ phần của công ty có được Hội đồng quản trị xét duyệt đúng đắn không?  2. Các tài khoản Đánh giá lại tài sản và Chênh lệch tỷ giá có được hạch toán và ghi chép phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành không?  3. Các khoản mục VCSH có được trình bày riêng biệt và chính xác không?  4. Số dư các tài khoản VCSH có được Kế toán trưởng kiểm tra đúng kỳ hay không?  5. Các nghiệp vụ liên quan đến VCSH có được ghi chép chính xác và có được xét duyệt không?  6. Sổ cổ phiếu có được in sẵn, đánh số liên tục và phần cuống có được lưu lại sau khi phát hành không?  7. Tất cả các séc có được đánh số trước và được quản lý cẩn thận hay không?  Câu hỏi Có 8. Việc chi quỹ có được sự xét duyệt và phê chuẩn của người có thẩm quyền không?  9. Công ty có thực hiện kiểm tra độc lập tổng số séc phát hành với việc ghi chép vào sổ nhật ký chi quỹ hàng ngày không? - 66 - Không Mô tả/Ghi chú Tham chiếu Theo quy chế tài chính  Thực hiện vào cuối tháng 10. Định kỳ, công ty có thực hiện chỉnh hợp tiền gửi ngân hàng và kiểm tra việc chỉnh hợp tiền gửi ngân hàng không?  Khoản mục Thu nhập  1. Có quy định về số tiền đối đa mà một người có trách nhiệm được quyền thu? 2. Dự phòng chi phí bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng có phù hợp với các chính sách kế toán được chấp nhận và kinh nghiệm các năm trước không?  3. Có sử dụng bảng giá đã được phê duyệt thống nhất khi khách hàng đặt hàng?  4. Có thực hiện đúng thời điểm ghi nhận doanh thu theo từng hợp đồng bán hàng?  5. Công ty có quy định rõ ràng và thông báo với khách hàng về chính sách chiết khấu cho khách hàng trả sớm hay không?  6. Tiền bồi thường bảo hiểm có được ghi nhận vào Thu nhập khác không?  7. Người phụ trách kế toán có độc lập với chức năng thu tiền hay không?  8. Công ty có thiết kế chứng từ riêng để phản ánh hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán (có nêu rõ lý do) không? 9. Các hoá đơn có được ghi chép đúng vào sổ chi tiết doanh thu và số tổng cộng có được cập nhật tương ứng vào sổ cái doanh thu, phải thu khách hàng, thuế giá trị gia tăng và các sổ chi tiết không?   Câu hỏi Có 10. Doanh thu bán hàng bằng tiền mặt có được ghi nhận tại thời điểm bán hàng không?  Khoản mục Chi phí 1. Doanh nghiệp có lập dự toán cho các khoản chi phí lớn hay không? - 67 -  Không Mô tả/Ghi chú Tham chiếu 2. Có kiểm tra, đối chiếu sổ chi tiết, sổ cái khoản mục chi phí trước khi lập bảng BCKQHĐKD hay không? 3. Chi phí giá vốn hàng bán có được ghi chép cùng lúc với việc ghi chép doanh thu hay không?   4. Các chứng từ về chi phí vận chuyển, bốc dỡ khi mua hàng có được kiểm tra trước khi ghi chép, phân bổ vào chi phí trong kỳ hay không?  5. Doanh nghiệp có mức quy định tối đa về khoản công tác phí, chi phí tiếp khách hay không?  6. Hàng thiếu đã xử lý, hàng mất, hàng hư hỏng… khi đưa vào chi phí có được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không?  7. Công ty có mức quy định về tỷ lệ hoa hồng, chiết khấu, hạn mức bán chịu hay không?  8. Doanh nghiệp có thường thực hiện các khoản chi chủ yếu (có số tiền lớn) qua ngân hàng hay không?  9. Xe cộ, máy tính, máy photocopy, máy fax, điện thoại và các tài sản khác của doanh nghiệp có được kiểm soát để bảo đảm rằng chúng chỉ được dùng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp không? 10. Các khoản chi phí phát sinh có giá trị lớn có được phân bổ nhiều lần trong kỳ hay không?   Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 * Nhận xét:  Khoản mục Tiền: Tổng cộng có 10 câu hỏi, trong đó có 9 câu trả lời có và 1 câu trả lời không. Sau khi quan sát, KTV nhận thấy Công ty Cổ phần ABC có thực hiện việc phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ với các kế toán khác. Hàng tháng, thủ quỹ và kế toán tiền mặt có thực hiện đối chiếu số liệu với nhau và có gửi tiền vào ngân hàng để tránh rủi ro bị mất cắp, tuy nhiên các khoản thu lớn không được gửi ngay vào Ngân hàng mà gửi vào két sắt để khi đạt đúng định mức trong quy chế tài chính mới đem đi gửi, như vậy rất dễ xảy ra gian lận và biển thủ. Đối với các khoản phát sinh ngoại tệ thì được phản ánh đúng tỷ giá ngày - 68 - giao dịch và đúng kỳ. Ngoài ra, các phiếu thu, phiếu chi phát sinh đều được đánh số liên tục trước khi sử dụng. Kết luận: KTV đánh giá rủi ro kiểm soát cho khoản mục này là ở mức Trung bình.  Khoản mục Nợ phải thu: Tổng cộng 10 câu hỏi đều trả lời là có. Cũng như khoản mục Tiền; các nhân viên kế toán và thủ kho, thủ quỹ trong đơn vị đều được phân chia trách nhiệm rõ ràng; các sổ sách và chứng từ đều được lập đầy đủ khi phát sinh. Các khoản bán chịu đều được xét duyệt trước khi lập hóa đơn bán hàng; các khoản xóa sổ nợ phải thu khó đòi cũng đều được duyệt bởi cấp có thẩm quyền và tuân theo định mức trong quy chế tài chính của đơn vị. Đối với khoản dự phòng thì đơn vị có trích lập đầy đủ và đúng quy định. Cuối tháng, kế toán có lập bảng phân tích tuổi nợ và so sánh đối chiếu với sổ sách liên quan. Kết luận: KTV đánh giá rủi ro kiểm soát cho khoản mục này là Thấp.  Khoản mục Hàng tồn kho: Tổng cộng 10 câu hỏi đều trả lời có. Hàng tồn kho của đơn vị được ghi nhận theo giá gốc. Khi xuất hàng hay nhập hàng, thủ kho đều phải lập phiếu nhập kho hay xuất kho và trước khi lập phiếu thì thủ kho đều phải đối chiếu với các chứng từ có liên quan. Các chức năng nhận hàng, đặt hàng, bảo quản và kế toán kho được bố trí cho những cá nhân hoặc bộ phận độc lập. Trước khi nhập kho, hàng hóa được kiểm nhận kỹ về số lượng, chất lượng, và quy cách; khi tiến hành nhập kho, thủ kho luôn đối chiếu với đơn đặt hàng và hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp. Phiếu xuất kho luôn được đánh số liên tục trước khi sử dụng. Đồng thời, kho hàng của Công ty được xây dựng khá vững chắc và an toàn đảm bảo việc cất trữ hàng hóa tốt và Công ty có tiến hành kiểm kê kho định kỳ 2 lần/năm. Kết luận: KTV đánh giá rủi ro kiểm soát cho khoản mục này là Trung bình.  Khoản mục Tài sản cố định: Có tất cả 10 câu hỏi, trong đó có 2 câu trả lời không và 8 câu trả lời có. Định kỳ, TSCĐ tại đơn vị đều được kiểm kê và đối chiếu với sổ sách 2 lần/năm. Việc mua sắm, bảo quản, ghi chép, thanh lý và nhượng bán TSCĐ đều được công ty thực hiện theo đúng quy định. Công ty có mở sổ chi tiết TSCĐ để theo dõi cho từng loại TSCĐ. Việc khấu hao TSCĐ được thực hiện theo đúng tỷ lệ đã đăng ký và nhất quán giữa các kỳ. Khi mua sắm hay sửa chữa TSCĐ, Công ty đều lập kế hoạch và dự toán ngân sách. Tuy nhiên, Công ty không mua bảo hiểm cho các tài sản có giá trị lớn và cũng không theo dõi ghi chép đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn được sử dụng. Kết luận: KTV đánh giá rủi ro kiểm soát cho bộ phận này ở mức Trung bình.  Khoản mục Nợ phải trả: Tổng cộng có 10 câu hỏi: 9 câu trả lời có, 1 câu trả lời không. - 69 - Các khoản thanh toán đều được thực hiện đúng hạn và ghi chép đầy đủ vào nhật ký và các sổ chi tiết; hóa đơn đã thanh toán được tách biệt và đóng dấu “Đã thanh toán” với hóa đơn chưa thanh toán. Kế toán nợ phải trả thường xuyên lập danh sách các hóa đơn đến hạn thanh toán, đồng thời kế toán viên phụ trách khoản mục Nợ phải trả cũng mở sổ chi tiết để theo dõi cho từng đối tượng nhà cung cấp và theo từng khoản vay. Tuy kế toán không thực hiện đối chiếu công nợ với nhà cung cấp vào thời điểm cuối kỳ nhưng lại thường xuyên lập danh sách các hóa đơn đến hạn thanh toán. Kết luận: KTV đánh giá rủi ro kiểm soát cho bộ phận này ở mức Thấp.  Khoản mục Vốn chủ sở hữu: Tổng cộng có 10 câu hỏi, trong đó có 1 câu trả lời không và 9 câu trả lời có. Các nghiệp vụ liên quan đến VCSH đều được ghi chép chính xác và có xét duyệt đầy đủ. Định kỳ, Kế toán trưởng có thực hiện kiểm tra số dư các khoản mục liên quan đến VCSH. Các giấy tờ và hệ thống sổ sách liên quan đến khoản mục này đều được lập đầy đủ và bảo quản nơi an toàn. Việc chi quỹ đều được sự xét duyệt và phê chuẩn của người có thẩm quyền và thực hiện theo quy chế tài chính của đơn vị. Tuy nhiên, điểm hạn chế của kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần ABC đối với khoản mục này đó là Công ty không thực hiện kiểm tra độc lập tổng số séc phát hành với việc ghi chép vào sổ nhật ký chi quỹ hàng ngày mà lại thực hiện vào cuối tháng. Kết luận: KTV đánh giá rủi ro kiểm soát cho khoản mục này ở mức Thấp.  Khoản mục Thu nhập: Tổng cộng có 10 câu hỏi: 8 câu trả lời có và 2 câu trả lời không. Khoản mục Thu nhập có liên quan đến khoản mục Tiền và khoản mục Nợ phải thu, do vậy các câu hỏi cho hai khoản mục này cũng liên quan đến khoản mục Thu nhập. KTV nhận thấy Thu nhập của Công ty Cổ phần ABC được ghi nhận đúng kì và chính xác theo từng loại. Người phụ trách kế toán hoàn toàn độc lập với chức năng thu tiền. Ngoài ra, đơn vị cũng có quy định rõ ràng và thông báo với khách hàng về chính sách chiết khấu cho khách hàng trả sớm; dự phòng chi phí bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng phù hợp với các chính sách kế toán được chấp nhận và kinh nghiệm các năm trước. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thiết kế chứng từ riêng để phản ánh hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán và cũng không quy định về số tiền đối đa mà một người có trách nhiệm được quyền thu. Kết luận: Dựa vào kết quả tìm hiểu về khoản mục này, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát cho khoản mục này là Trung bình.  Khoản mục Chi phí: Tổng cộng 10 câu hỏi đều có câu trả lời là có. Cũng như khoản mục Thu nhập, khoản mục Chi phí có liên quan đến khoản mục Tiền, do vậy các câu hỏi cho khoản mục này cũng liên quan đến khoản mục Chi phí. KTV nhận thấy Giá vốn hàng bán được kế toán ghi chép cùng lúc với Doanh thu. Doanh nghiệp cũng có quy định mức tối đa về khoản công tác phí, chi phí tiếp khách. Đối với hàng thiếu, hàng mất, hư hỏng… khi - 70 - đưa vào chi phí thì Công ty Cổ phần ABC có quy định phải được cấp thẩm quyền phê duyệt. Kế toán đơn vị thực hiện tốt công tác kiểm tra đối chiếu với sổ chi tiết, sổ cái khoản mục chi phí trước khi lập BCKQHĐKD. Ngoài ra, các khoản chi chủ yếu (có số tiền lớn) đều được doanh nghiệp thực hiện qua Ngân hàng. Kết luận: Từ những tìm hiểu trên, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát cho khoản mục này là Thấp. * Đánh giá: Dựa vào bảng câu hỏi trên, KTV sẽ đưa ra kết luận về việc xây dựng và áp dụng HTKSNB cho từng khoản mục của Công ty Cổ phần ABC hay nói khác hơn là KTV sẽ dựa vào kết quả của bảng câu hỏi để đánh giá rủi ro kiểm soát trên từng khoản mục của công ty khách hàng. Việc tìm hiểu chủ yếu dựa vào việc phỏng vấn các nhân viên trong đơn vị nên chỉ mang tính chất tham khảo, bởi độ chính xác của các câu trả lời phụ thuộc vào sự trung thực, hiểu biết và thiện chí của người được phỏng vấn. Do đó, việc đánh giá rủi ro kiểm soát trên từng khoản mục vẫn chủ yếu dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Sau đây là bảng đánh giá tổng hợp rủi ro kiểm soát ở mức độ khoản mục tại Công ty Cổ phần ABC: Bảng 4.11: Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ khoản mục tại Công ty Cổ phần ABC Khoản mục Tiền Nhận xét của KTV Số liệu kiểm kê thực tế khớp với số liệu trên sổ quỹ. Tuy nhiên, các khoản thu lớn không gửi ngay vào ngân hàng nên dễ xảy ra gian lận và sai sót. - 71 - Đánh giá rủi ro Trung bình Nợ phải thu Công ty có thực hiện công việc phân chia trách nhiệm rõ ràng. Các sổ sách và chứng từ được lập đầy đủ khi phát sinh. Thấp Hàng tồn kho Hàng tồn kho của công ty được ghi nhận theo giá gốc. Kho hàng được xây dựng vững chắc và Trung bình an toàn. Công ty có tiến hành kiểm kê kho định kỳ 2 lần/năm. Tài sản cố định Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ đều được ghi chép đầy đủ và chính xác. Việc khấu hao TSCĐ thực hiện đúng tỷ lệ đã đăng ký và nhất quán. Tuy nhiên, công ty không mua bảo hiểm cho các tài sản có giá trị lớn và cũng không theo dõi ghi chép đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng. Nợ phải trả Các khoản thanh toán đều được thực hiện đúng hạn và ghi chép đầy đủ. Tuy kế toán không thực hiện đối chiếu công nợ với nhà cung cấp vào thời điểm cuối kỳ nhưng lại thường xuyên lập danh sách các hóa đơn đến hạn thanh toán. Trung bình Thấp Vốn chủ sở hữu Các nghiệp vụ liên quan đến vốn chủ sở hữu đều được ghi chép chính xác và có xét duyệt đầy đủ. Thu nhập Doanh thu của công ty được ghi nhận đúng kì và chính xác theo từng loại. Tuy nhiên, công ty Trung bình không quy định về số tiền đối đa mà một người có trách nhiệm được quyền thu. Chi phí Giá vốn hàng bán được kế toán ghi chép cùng lúc với doanh thu. DN có quy định mức tối đa về khoản công tác phí, chi phí tiếp khách… Các khoản chi chủ yếu (có số tiền lớn) đều được DN thực hiện qua ngân hàng. Thấp Thấp Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012  Đánh giá rủi ro phát hiện (DR) Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên phương diện khoản mục, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro phát hiện cho khoản mục dựa vào ma trận rủi ro. Từ đó, việc xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán sẽ dựa trên mức độ của rủi ro phát hiện theo mối quan hệ nghịch đảo. Cụ thể việc đánh giá rủi ro phát hiện được tiến hành như sau: Bảng 4.12: Bảng đánh giá rủi ro phát hiện ở mức độ khoản mục tại Công ty - 72 - Cổ phần ABC Khoản mục Rủi ro kiểm toán Rủi ro Rủi ro Rủi ro mong muốn tiềm tàng kiểm soát phát hiện 1. Tiền Thấp Cao Trung bình Thấp 2. Nợ phải thu Thấp Trung bình Thấp Cao 3. Hàng tồn kho Thấp Cao Trung bình Thấp 4. Tài sản cố định Thấp Trung bình Trung bình Trung bình 5. Nợ phải trả Thấp Cao Thấp Trung bình 6. Vốn chủ sở hữu Thấp Thấp Thấp Tối đa 7. Thu nhập Thấp Cao Trung bình Thấp 8. Chi phí Thấp Cao Thấp Trung bình Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 * Nhận xét: Dựa vào bảng trên ta thấy mức độ rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Cụ thể như sau: Đối với các khoản mục có rủi ro tiềm tàng được KTV đánh giá ở mức Cao và rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức Trung bình thì rủi ro phát hiện có thể đánh giá là Thấp, lúc này KTV cần tăng cường thử nghiệm cơ bản, mở rộng cỡ mẫu để giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được. Đối với khoản mục được KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở hai mức Trung bình và Thấp thì rủi ro phát hiện có thể đánh giá ở mức Cao nhưng vẫn đảm bảo rủi ro kiểm toán là thấp có thể chấp nhận được. Do đó, KTV có thể giảm bớt thử nghiệm cơ bản và giảm cỡ mẫu để tăng hiệu quả kinh tế. Đối với khoản mục KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều ở mức Trung bình hoặc trường hợp rủi ro tiềm tàng được đánh giá là Cao và rủi ro kiểm soát là Thấp cũng sẽ cho ra kết quả rủi ro phát hiện là Trung bình. Lúc này KTV có thể giữ nguyên cỡ mẫu và thử nghiệm cơ bản nhưng vẫn đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức thấp có thể chấp nhận được. Đối với các khoản mục có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá đ ề u ở mức Thấp thì rủi ro phát hiện sẽ được đánh giá là Tối đa, khi đó HTKSNB của đơn vị đối với khoản mục hữu hiệu, khả năng KTV phát hiện được sai sót trọng yếu trên BCTC sẽ rất cao, kéo theo sự giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Lúc này, KTV sẽ giảm thử nghiệm cơ bản xuống mức tối thiểu để tiết kiệm thời gian và chi phí. Kết luận: Khoản mục Tiền, Hàng tồn kho và Thu nhập có mức rủi ro phát hiện được đánh giá Thấp nên KTV cần tăng cường thử nghiệm chi tiết, mở rộng cỡ mẫu đối với ba khoản mục này để giảm rủi ro kiểm toán xuống - 73 - mức chấp nhận được. Khoản mục Nợ phải thu có rủi ro phát hiện Cao nên KTV có thể giảm bớt thử nghiệm cơ bản và giảm cỡ mẫu. Khoản mục TSCĐ, Nợ phải trả và Chi phí có rủi ro phát hiện Trung bình nên KTV sẽ giữ nguyên cỡ mẫu và thử nghiệm cơ bản như ban đầu. Đặc biệt, đối với khoản mục Vốn chủ sở hữu có rủi ro phát hiện Tối đa nên KTV sẽ giảm thử nghiệm cơ bản và việc thu thập thêm bằng chứng kiểm toán xuống mức tối thiểu để tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. * Đánh giá: Qua khảo sát thực tế hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC, người viết nhận thấy các KTV của Công ty TNHH Kiểm toán AISC chưa thể hiện chi tiết những đánh giá liên quan đến mức rủi ro phát hiện được trên tổng thể BCTC và trên các khoản mục mà chỉ nhắc các trợ lí kiểm toán lưu ý về các khoản mục có rủi ro cao. 4.3. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN ÁP DỤNG CHO CÔNG TY KHÁCH HÀNG 4.3.1. Đối với phương pháp xác lập mức trọng yếu 4.3.1.1. Ưu điểm - Việc xác lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM) và phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục (TE) luôn do nhóm trưởng của nhóm kiểm toán thực hiện. Điều này cho thấy KTV thuộc Công ty TNHH Kiểm toán AISC rất thận trọng trong việc xác lập mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán. 4.3.1.2. Vấn đề còn tồn tại - Việc xác định chỉ tiêu xác lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM) và tỷ lệ lựa chọn mang tính chủ quan rất nhiều của KTV, nếu KTV nhận định không hợp lý sẽ làm cho công tác kiểm toán gặp rủi ro lớn. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Kiểm toán AISC cũng chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể cho KTV trong việc lựa chọn căn cứ xác lập mức trọng yếu trên phương diện tổng thể BCTC cũng như tỷ lệ lựa chọn cho từng loại hình công ty khách hàng. - Công ty TNHH Kiểm toán AISC tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục (TE) theo một tỷ lệ phần trăm nhất định vì vậy sẽ không hợp lý giữa các khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn và các khoản mục có giá trị không đáng kể. 4.3.2. Đối với phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán 4.3.2.1. Ưu điểm - Việc đánh giá rủi ro kiểm soát: KTV sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn cho từng quy trình kiểm toán và nội dung của những câu hỏi đáp ứng khá đầy đủ cho việc đánh giá HTKSNB đối với tổng thể BCTC và đối với từng khoản mục của công ty khách hàng. - Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng được thực hiện tốt: + Ở mức độ tổng thể BCTC: KTV đã quan tâm đến các yếu tố về - 74 - tính chính trực của Ban Tổng Giám đốc, trình độ và kinh nghiệm của Ban Tổ ng Giám đốc và Kế toán trưởng, những áp lực bất thường đối với nhân viên kế toán cũng như về bản chất của doanh nghiệp. + Ở mức độ khoản mục: Rủi ro tiềm tàng được đánh giá dựa trên việc phân tích biến động của các khoản mục trên BCĐKT và BCKQHĐKD đồng thời kết hợp thêm việc phân tích các hệ số tài chính cần thiết. Ngoài ra yếu tố xét đoán nghề nghiệp của KTV, mức độ nhạy cảm của từng khoản mục cũng đóng vai trò quan trọng để đánh giá rủi ro tiềm tàng một cách hữu hiệu. - Quá trình tìm hiểu khách hàng để đánh giá rủi ro kiểm toán được thực hiện bởi những KTV dày dặn kinh nghiệm, có vốn kiến thức sâu về kế toán, tài chính, thuế và kiểm toán. Do đó, họ có khả năng nắm bắt nhanh chóng HTKSNB của công ty khách hàng và giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí cho cuộc kiểm toán. 4.3.2.2. Vấn đề còn tồn tại - Trong quá trình đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán với công ty khách hàng, KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC chưa đề cao việc sử dụng ý kiến của chuyên gia. Việc sử dụng ý kiến chuyên gia chỉ được thực hiện khi KTV hoàn toàn không am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, đa phần KTV nhận định rủi ro hợp đồng là dựa vào kinh nghiệm và kiến thức thu thập được về công ty khách hàng của mình. Đây là một hạn chế lớn vì trong điều kiện hiện nay, khi kinh tế thế giới ngày càng chuyên môn hóa và hợp tác hóa cao thì tính chuyên biệt của một lĩnh vực nào đó lại càng tăng lên, việc sử dụng ý kiến của chuyên gia sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc đánh giá rủi ro hợp đồng và rủi ro tiềm tàng trên tổng thể BCTC. - Công tác đánh giá rủi ro phát hiện trên tổng thể BCTC và rủi ro phát hiện trên phương diện khoản mục chưa được KTV thuộc Công ty TNHH Kiểm toán AISC trình bày chi tiết trên giấy tờ làm việc mà chỉ thể hiện kết quả thu được. - Trong quá trình tìm hiểu chung về HTKSNB của công ty khách hàng, KTV sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế chung cho toàn bộ các loại hình doanh nghiệp. Do đó chưa thực sự phù hợp với từng loại hình công ty khách hàng cụ thể. - Trong phương pháp đánh giá rủi ro, Công ty TNHH Kiểm toán AISC không đề cập đến việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trong môi trường tin học, do đó có thể ảnh hưởng đến ý kiến của KTV vì giữa môi trường thủ công và tin học có sự khác biệt đáng kể về quy trình xử lý, dấu vết kiểm toán và thủ tục kiểm soát. Sự khác biệt này nếu KTV không hiểu rõ hay không tìm hiểu kỹ càng thì việc đánh giá rủi ro đối với doanh nghiệp đã tin học hóa công tác kế toán sẽ không có ý nghĩa. 4.4. SO SÁNH VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY - 75 - TNHH KIỂM TOÁN AISC VỚI CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU VÀ CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN HIỆN HÀNH 4.4.1. Phương pháp xác lập mức trọng yếu 4.4.1.1. Giống nhau  So sánh với chương trình kiểm toán mẫu: Việc thực hiện công tác xác lập mức trọng yếu tuân thủ theo đúng Chương trình kiểm toán A710 – Xác định mức trọng yếu (Kế hoạch – Thực hiện) do VACPA ban hành.  So sánh với chuẩn mực kiểm toán hiện hành: KTV thuộc Công ty TNHH Kiểm toán AISC đã dựa trên Chuẩn mực kiểm toán số 320 – Tính trọng yếu trong kiểm toán để làm căn cứ cho việc lựa chọn tiêu chí và tỷ lệ xác lập mức trọng yếu trong việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. 4.4.1.2. Khác nhau  So sánh với chương trình kiểm toán mẫu: Chương trình kiểm toán mẫu không ban hành hướng dẫn việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCĐKT và BCKQHĐKD, đây là thủ tục do Công ty TNHH Kiểm toán AISC thiết lập cho KTV của công ty khi tiến hành kiểm toán BCTC cho công ty khách hàng và thủ tục này cũng không được trình bày trong hồ sơ kiểm toán. 4.4.2. Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán 4.4.2.1. Giống nhau  So sánh với chương trình kiểm toán mẫu: - Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng: + Ở mức độ tổng thể BCTC: Nghiên cứu và đánh giá sơ bộ dựa vào một phần nội dung của Chương trình kiểm toán mẫu A310 – Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động. + Ở mức độ khoản mục: Được thực hiện theo đúng Chương trình kiểm toán mẫu A510 – Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính và B420 – Phân tích tổng thể Báo cáo tài chính. - Việc đánh giá rủi ro kiểm soát: + Ở mức độ tổng thể BCTC: Tuân theo Chương trình kiểm toán A610 – Đánh giá chung về HTKSNB của đơn vị. + Ở mức độ khoản mục: Được thực hiện khi tiến hành kiểm tra HTKSNB đối với từng chu trình kinh doanh của đơn vị. Cụ thể là chương trình kiểm toán: C110 – Kiểm tra HTKSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền; C210 – Kiểm tra HTKSNB đối với chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền; C310 – Kiểm tra HTKSNB đối với chu trình HTK, tính giá thành, giá vốn; C410 – Kiểm tra HTKSNB đối với chu trình lương, phải trả người lao động; C510 – Kiểm tra HTKSNB đối với chu trình TSCĐ và XDCB.  So sánh với chuẩn mực kiểm toán hiện hành: - 76 - + Chuẩn mực kiểm toán số 230 – Hồ sơ kiểm toán: Nhìn chung, hồ sơ kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC được trình bày ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về nội dung. Hồ sơ được sắp xếp, lưu trữ một cách khoa học và được bảo quản cẩn thận. + Chuẩn mực kiểm toán số 240 – Gian lận và sai sót: Khi lập kế hoạch và khi thực hiện kiểm toán, KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC đều thực hiện công tác đánh giá rủi ro và gian lận có thể có làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đồng thời luôn trao đổi với Ban Tổng Giám đốc công ty khách hàng về mọi gian lận và sai sót trọng yếu phát hiện được. + Chuẩn mực kiểm toán số 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh: Trong thực tế, KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC đã thực hiện rất tốt chuẩn mực này. Các thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng mới được thu thập, tổng hợp khá đầy đủ; thông tin về khách hàng cũ được cập nhật lại trong mỗi lần kiểm toán. + Chuẩn mực kiểm toán số 330 - Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro: Nhìn chung, các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đều được KTV thực hiện đầy đủ theo quy định của chuẩn mực kể cả khi thực hiện ở công ty khách hàng thường xuyên. + Chuẩn mực kiểm toán số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: Việc thực hiện tìm hiểu hệ thống kế toán và HTKSNB được KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC thực hiện đầy đủ. Kết quả đạt được khi thực hiện công việc này đều được KTV lưu trong hồ sơ kiểm toán. Đồng thời, công việc đánh giá rủi ro cũng được KTV thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán. + Chuẩn mực kiểm toán số 520 – Quy trình phân tích: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, quy trình phân tích được KTV thực hiện khá tốt khi tiến hành so sánh biến động giữa số liệu các khoản mục năm nay với năm trước trên BCĐKT và BCKQHĐKD, xem xét mối quan hệ giữa thông tin tài chính với thông tin phi tài chính, đồng thời kết hợp thêm việc phân tích hệ số tài chính của công ty khách hàng năm nay rồi đối chiếu với hệ số năm trước để có cái nhìn khách quan hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. 4.4.2.2. Khác nhau  So sánh với chuẩn mực kiểm toán hiện hành: + Chuẩn mực kiểm toán số 230 – Hồ sơ kiểm toán: Theo chuẩn mực này, nội dung trong hồ sơ kiểm toán phải trình bày cả những công việc và đánh giá của KTV liên quan đến rủi ro tiềm tàng trên tổng thể BCTC và rủi ro phát hiện ở cả hai phương diện là tổng thể BCTC và khoản mục. Mặc dù trong quá trình kiểm toán, các KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC có thực hiện công việc này nhưng lại không được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán, điều này sẽ gây khó khăn cho KTV mới trong việc tìm hiểu thông tin khách hàng khi Công ty kiểm toán hoán đổi KTV kiểm toán cho công ty khách hàng cũ. + Chuẩn mực kiểm toán số 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh: Trong chuẩn mực này có nêu rõ các nguồn để KTV tìm hiểu về tình hình tài chính của công ty khách hàng, trong đó có nguồn thông tin từ hồ sơ kiểm toán - 77 - năm trước và ý kiến của chuyên gia kinh tế. Trong thực tế, do những yếu tố khách quan nên việc tham khảo ý kiến của chuyên gia kinh tế không được sử dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC; cùng với đó, khi kiểm toán tại các công ty khách hàng mới, việc tham khảo ý kiến của KTV năm trước cũng như hồ sơ kiểm toán năm trước cũng không được Công ty TNHH Kiểm toán AISC thực hiện. + Chuẩn mực kiểm toán số 520 – Quy trình phân tích: Quy trình phân tích chỉ dừng lại ở việc so sánh biến động giữa số liệu các khoản mục năm nay với năm trước trên BCĐKT và BCKQHĐKD, xem xét mối quan hệ giữa thông tin tài chính với thông tin phi tài chính, đồng thời kết hợp thêm việc phân tích hệ số tài chính mà không thực hiện so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch của đơn vị, việc so sánh tình hình tài chính giữa đơn vị với các công ty khác trong ngành có cùng quy mô hoạt động hoặc với số liệu thống kê, định mức của ngành cũng không được thực hiện. 4.5. SO SÁNH CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM MỚI BAN HÀNH VỚI CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM HIỆN HÀNH Cuối năm 2012, Bộ Tài chính chính thức ban hành 37 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới để thay thế cho hệ thống chuẩn mực kiểm toán hiện hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới này, cách tiếp cận đã thay đổi mang tính chất áp dụng các kỹ thuật tiên tiến hơn trước. Trước đây, khi Công ty TNHH Kiểm toán AISC tổ chức một cuộc kiểm toán thường dựa vào phương pháp chọn mẫu, còn hiện nay nền kinh tế thị trường phát triển đa dạng, chuẩn mực kiểm toán mới yêu cầu phải dùng phương pháp tiếp cận, đánh giá và xác định rủi ro. Tức là phải đánh giá toàn bộ HTKSNB của một công ty từ khâu ban hành nội quy, quy chế, quy trình xuất nhập, mua bán hàng hóa, tổ chức bộ máy,… xem khâu nào yếu, nhiều khả năng xảy ra rủi ro thì tập trung kiểm toán vào khâu đó. Cách tiếp cận mới này sẽ nâng cao kỹ năng xét đoán chuyên môn, kỹ năng đánh giá và nâng cao trách nhiệm của KTV thuộc Công ty TNHH Kiểm toán AISC nói riêng và KTV thuộc các công ty kiểm toán khác nói chung. Trong phạm vi của luận văn này, người viết chỉ xin đề cập đến các chuẩn mực kiểm toán có thay đổi và liên quan đến đề tài.  Chuẩn mực kiểm toán số 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị (VSA 315) được ban hành thay thế cho Chuẩn mực kiểm toán số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ (VSA 400) và Chuẩn mực kiểm toán số 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh (VSA 310): Chuẩn mực mới VSA 315 đã đề ra việc sử dụng mô hình rủi ro kinh doanh trong đánh giá rủi ro khi tiến hành công việc kiểm toán, một cách tiếp cận rủi ro mới mà VSA 400 chưa tiếp cận được. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Kiểm toán AISC nói riêng, đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Sự khác biệt này là do hiện nay VSA 400 vẫn đi theo hướng tiếp cận rủi ro kiểm - 78 - toán thông qua việc đánh giá từng bộ phận của rủi ro bao gồm: Rủi ro tiềm tàng, Rủi ro kiểm soát và Rủi ro phát hiện. Trong khi đó, VSA 315 đã có những thay đổi tích cực nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua việc thay đổi quan điểm cũng như cách thức tiếp cận HTKSNB, mở rộng quan điểm về môi trường kinh doanh và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong quá trình thu thập thông tin nhằm giúp cho KTV sớm nhận định những rủi ro có khả năng tồn tại trên BCTC. So với VSA 310 thì VSA 315 cũng đòi hỏi KTV phải chú trọng nhiều hơn vào giai đoạn tìm hiểu khách hàng để có sự hiểu biết sâu rộng về bản chất công việc, ngành nghề, chiến lược kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng khác cũng như những công cụ quản lý tài chính và cách áp dụng các công cụ đó vào thực tế quản lý hay nói cách khác là cần phải có sự tập trung vào kiểm soát của doanh nghiệp đối với các hoạt động tài chính nhằm đánh giá các rủi ro kinh doanh có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Từ cách đánh giá ban đầu này, KTV sẽ cân nhắc xem liệu các rủi ro kinh doanh có gia tăng khả năng xảy ra sai lệch trọng yếu trên BCTC hay không, nếu có, KTV sẽ liên hệ để xác định liệu các cơ sở dẫn liệu của BCTC có còn phù hợp hay không. Đây là một trong những phương pháp, kỹ thuật tiên tiến được đánh giá cao về tính hiệu quả trong kiểm toán BCTC.  Chuẩn mực kiểm toán số 240 – Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC được ban hành thay thế cho Chuẩn mực kiểm toán số 240 – Gian lận và sai sót Hiện tại, VSA 240 hiện hành có tên gọi là “Gian lận và sai sót”, theo quan điểm riêng của người viết thì tên gọi này chưa phù hợp trong việc nêu bật được tầm quan trọng và mức độ liên quan đến trách nhiệm của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC. Nội dung của VSA 240 hiện hành ngoài các phần giới thiệu chung, định nghĩa về gian lận và sai sót thì chủ yếu đi vào trình bày các nội dung quy định trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót. Chính vì vậy, người viết nhận thấy việc đổi tên của chuẩn mực mới sẽ gắn với vai trò và trách nhiệm của KTV hơn. So với VSA 240 mới ban hành thì VSA 240 đang hiện hành chưa đi sâu vào việc phân loại hành vi gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC mà về cơ bản chỉ dừng lại ở việc định nghĩa và nêu ra các biểu hiện nhận dạng của hành vi này. VSA 240 mới ban hành đã có những nội dung, quy định rõ ràng hơn và chia hành vi gian lận thành hai loại, đó là: gian lận trong việc lập BCTC và gian lận về biển thủ tài sản. Các yếu tố dẫn đến rủi ro liên quan đến gian lận được phân loại dựa trên ba điều kiện thường gặp: (1) Động cơ hoặc áp lực dẫn đến gian lận, (2) Cơ hội dẫn đến gian lận và (3) Khả năng có thể biện minh cho hành vi gian lận đều được VSA 240 mới cho ví dụ minh họa rõ ràng, dễ hiểu. Việc phân loại các hành vi gian lận và quy định một cách cụ thể trong phần phụ lục của chuẩn mực sẽ là căn cứ quan trọng giúp KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC nói riêng và KTV tại công ty kiểm toán khác nói chung xác định một cách cụ thể hơn trách nhiệm của những người có liên quan trong đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của KTV khi kiểm toán đối với việc ngăn ngừa, phát hiện các hành vi gian lận xảy ra. Đồng thời, sẽ trở thành - 79 - căn cứ để xác định khung chế tài xử phạt cụ thể hơn đối với các cá nhân, đơn vị được kiểm toán vi phạm. Ngoài ra, VSA 240 mới ban hành cũng đã bổ sung và quy định rõ ràng hơn các hạn chế tiềm tàng của kiểm toán đối với việc phát hiện gian lận và sai sót; thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV đối với việc phát hiện gian lận và sai sót; xác định và đánh giá các rủi ro trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu do gian lận và sai sót gây ra; phát hiện và đánh giá bằng chứng kiểm toán do gian lận và sai sót gây ra và công tác thảo luận giữa các KTV, các nhóm kiểm toán đối với gian lận và sai sót phát hiện được.  Chuẩn mực kiểm toán số 320 –Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán được ban hành thay thế cho Chuẩn mực kiểm toán số 320 – Tính trọng yếu trong kiểm toán. So với VSA 320 đang hiện hành thì VSA 320 mới ban hành đã được bổ sung, hoàn thiện và hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn trong việc xác lập mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán, điều này sẽ giúp cho KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC nói riêng và KTV của các công ty kiểm toán khác nói chung dễ dàng hơn trong việc xác lập mức trọng yếu cho các cuộc kiểm toán. Sự khác biệt giữa hai chuẩn mực này được đánh giá trên các phương diện sau: Bảng 4.13: So sánh giữa VSA 320 mới ban hành với VSA 320 hiện hành Nội dung so sánh VSA 320 mới ban hành VSA 320 hiện hành 1. Tên chuẩn mực Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và Tính trọng yếu trong thực hiện kiểm toán. kiểm toán. 2. Phạm vi áp dụng Có quy định cụ thể về phạm vi áp dụng Không quy định. là trong việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. - 80 - 3. Mối quan hệ với - VSA 450 – Đánh giá các sai sót phát VSA 700 hiện hành – các VSA khác hiện trong quá trình kiểm toán. Báo cáo kiểm toán về - VSA 230 – Tài liệu, hồ sơ kiểm toán. báo cáo tài chính. - VSA 200 – Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. - VSA 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị. - VSA 330 – Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá. - VSA 700 – Hình thành ý kiến kiểm toán và Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. 4. Mục tiêu Có quy định về mục tiêu của KTV và Không quy định. công ty kiểm toán khi thực hiện VSA này. 5. Giải thích thuật - Trọng yếu ngữ trong VSA - Mức trọng yếu Chỉ giải thích thuật ngữ “Trọng yếu”. - Mức trọng yếu thực hiện 6. Mối quan hệ Có quy định cụ thể và rõ ràng hơn, và Không quy định cụ giữa mức trọng yếu thêm tham chiếu đến các chuẩn mực thể. và rủi ro kiểm toán kiểm toán khác. 7. Xác định mức Có quy định hướng dẫn cụ thể. trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện khi lập kế hoạch kiểm toán Nội dung so sánh VSA 320 mới ban hành 8. Sửa đổi mức Có quy định cụ thể. trọng yếu trong quá trình kiểm toán Không quy định cách xác định. VSA 320 hiện hành Không quy định cụ thể. 9. Đánh giá ảnh Tham chiếu đến VSA 450 – Đánh giá Quy định luôn trong hưởng của các sai các sai sót phát hiện trong quá trình VSA hiện hành. sót kiểm toán. Nguồn: Người viết tự lập, năm 2013 - 81 - - 82 - CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AISC 5.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AISC 5.1.1. Đối với phương pháp xác lập mức trọng yếu  Xác lập mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM): Để dễ dàng hơn cho KTV trong việc lựa chọn tiêu chí và tỷ lệ xác lập mức trọng yếu PM, Ban Tổng Giám đốc thuộc Công ty TNHH Kiểm toán AISC cần có những hướng dẫn cụ thể hơn trong việc lựa chọn căn cứ xác lập mức trọng yếu cũng như tỷ lệ lựa chọn cho từng loại hình công ty khách hàng. Sau đây, người viết xin đưa ra gợi ý cho việc lựa chọn căn cứ xác lập mức trọng yếu. Bảng 5.1: Bảng hướng dẫn xác định căn cứ xác lập mức trọng yếu Loại hình doanh nghiệp Cơ sở xác định PM Doanh nghiệp Nhà nước Tài sản Lý do lựa chọn Đơn vị thường có xu hướng chạy theo thành tích. Những chỉ tiêu khác không phù hợp để đánh giá. Công ty mới đi vào hoạt Vốn chủ sở hữu động kinh doanh Doanh thu, Lợi nhuận chưa có hoặc có nhưng chưa ổn định. Công ty có nguy cơ phá Tài sản sản, lỗ lũy kế lớn hơn so với vốn góp hoặc Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Người sử dụng BCTC quan tâm nhiều đến khả năng thanh toán. Công ty niêm yết trên thị Lợi nhuận trước thuế trường chứng khoán Đây là chỉ tiêu được đông đảo người sử dụng quan tâm, đặc biệt là cổ đông của công ty và các nhà đầu tư. Công ty hoạt động vì mục Tài sản / Doanh thu đích phi lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế và Vốn chủ sở hữu không phù hợp để đánh giá. Nguồn: Tham khảo ý kiến của KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C, năm 2013 83  Xác lập mức trọng yếu cho từng khoản mục (TE): KTV thuộc Công ty TNHH Kiểm toán AISC cần tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục (TE) với tỷ lệ phần trăm khác nhau dựa trên tính chất và giá trị của khoản mục trong BCĐKT và BCKQHĐKD chứ không nên chỉ áp dụng một tỷ lệ nhất định. 5.1.2. Đối với phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán Trong quá trình đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán với công ty khách hàng, KTV tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC nên quan tâm hơn đến việc sử dụng ý kiến của chuyên gia. Việc sử dụng ý kiến của chuyên gia sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc đánh giá rủi ro hợp đồng và rủi ro tiềm tàng trên tổng thể BCTC, đồng thời giúp KTV giảm thiểu được rủi ro kiểm toán và tiết kiệm chi phí cho cuộc kiểm toán. Rủi ro kiểm toán bao gồm 3 bộ phận rủi ro cấu thành là: Rủi ro tiềm tàng, Rủi ro kiểm soát và Rủi ro phát hiện. Như vậy, để hoàn thiện thêm phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán thì KTV cần quan tâm đến việc hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Tuy nhiên, do rủi ro phát hiện được KTV của Công ty TNHH Kiểm toán AISC kết luận dựa trên rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nên người viết chỉ xin đưa ra một số giải pháp liên quan đến việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC. 5.1.2.1. Đối với phương pháp đánh giá rủi ro tiềm tàng  Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên tổng thể BCTC: Quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng trên tổng thể BCTC vẫn chưa được KTV của Công ty TNHH Kiểm toán AISC sử dụng công cụ bảng câu hỏi để đánh giá mà chỉ thông qua việc quan sát, phỏng vấn, điều tra tìm hiểu khách hàng và thực hiện bảng tường thuật. Việc sử dụng bảng tường thuật thường không khái quát được hết những thông tin mà KTV cần sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên tổng thể BCTC. Sau đây, người viết xin đề xuất bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên tổng thể BCTC để KTV của Công ty TNHH Kiểm toán AISC tham khảo. Bảng câu hỏi này được tham khảo từ nguồn của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C. 84 Bảng 5.2: Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên tổng thể BCTC Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions 1. Các yếu tố rủi ro liên quan đến việc lập BCTC gian lận / Risks related to the fraudulent preparation of financial statements Động cơ/Áp lực dẫn đến việc lập BCTC gian lận / Motivation/Pressure leading to the fraudulent preparation of financial statements 1.1 Tác động của tình hình kinh tế, điều kiện ngành nghề hay điều kiện hoạt động của đơn vị đến khả năng ổn định tài chính hay khả năng sinh lời? / Effects of economic situation, occupational or operational conditions of the company on the financial stability or profitability? 1.1.1. Có mức độ cạnh tranh cao hay thị trường bão hòa, kèm theo lợi nhuận suy giảm không? / Is there high competitive level or saturated market accompanied with the reduction of profit? 1.1.2. Đơn vị có dễ bị tác động trước những thay đổi nhanh chóng như thay đổi về công nghệ, sự lỗi thời của sản phẩm hoặc sự thay đổi lãi suất không? / Is the company easily affected by the rapid changes such as changes in technology, obsoleteness of products or the changes in interest rates? 1.1.3. Có sự suy giảm đáng kể trong nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của đơn vị và số doanh nghiệp bị phá sản trong ngành hoặc trong nền kinh tế có ngày càng tăng hay không? / Is there remarkable reduction in the demand of products/services of the company and does the number of bankrupted businesses in the industry or in the economy increase? 85 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions 1.1.4. Đơn vị có bị lỗ từ hoạt động kinh doanh dẫn đến nguy cơ phá sản, bị tịch biên tài sản hoặc bị xiết nợ không? / Does the company suffer from loss of operating activities, which may lead to bankruptcy, seizure of assets or distraint? 1.1.5. Đơn vị có liên tục phát sinh luồng tiền âm từ hoạt động kinh doanh hoặc không có khả năng tạo ra các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong khi vẫn báo cáo có lợi nhuận và tăng trưởng không? / Does the company continually have negative cash flow from the operations or is it unable to make the cash flow from operations while reporting the profit and increases? 1.1.6. Đơn vị có sự tăng trưởng nhanh hoặc tỷ suất lợi nhuận bất thường, đặc biệt là khi so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề không? / Does the company have rapid growth or irregular profit margin, especially in comparison with other businesses in the same industry? 1.1.7. Có các quy định mới về kế toán, pháp luật và các quy định khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị không? / Are there new regulations on accounting, law and other regulations related to the company’s operating field? 1.2 Áp lực cao đối với Ban lãnh đạo nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ ba? / High pressure on the company’s management to meet the demands or expectations of the third parties? 1.2.1. Có áp lực phi lý nào từ bên trong và bên ngoài đối với lợi nhuận, khả năng thanh toán và đòn cân nợ của đơn vị hay không? / Is there any internal and external pressure to profit and liquidity and high gearing level? 1.2.2. Doanh nghiệp có nhu cầu huy động thêm 86 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions các nguồn tài trợ dưới hình thức cho vay hoặc góp vốn nhằm giữ vững khả năng cạnh tranh trên thị trường (bao gồm việc tài trợ cho công tác nghiên cứu và phát triển hoặc các khoản chi đầu tư lớn) không? / Does the company have any demand to mobilize more funds in form of giving loans or contributing capital to maintain the competitive ability (including the funds in research and development or disbursements for big investments)? 1.2.3. Doanh nghiệp có các yêu cầu thanh toán nợ hoặc các khế ước nợ khác khi đến hạn không? / Does the company have other debt payment requirement or debt agreements? 1.2.4. Việc báo cáo kết quả tài chính không tốt có ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động dự kiến quan trọng như hợp nhất kinh doanh hoặc đấu thầu của doanh nghiệp không? / Do the bad financial results cause disadvantegous effects on the activities expected to be important such as business consolidation or bidding? 1.3 Tình hình tài chính, thu nhập của thành viên Ban lãnh đạo hoặc Hội đồng quản trị có bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp hay không? / Financial position, income of members of the management or the Board of Management are affected by the financial results of the company? 1.3.1. Thành viên Ban lãnh đạo hoặc Hội đồng quản trị có các lợi ích tài chính lớn trong doanh nghiệp hay không? / Do the members of the management or the Board of Management have significant financial benefits in the company? 1.3.2. Phần lớn thu nhập của các thành viên Ban 87 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions lãnh đạo hoặc Hội đồng quản trị (như tiền thưởng, quyền mua chứng khoán và các thỏa thuận thanh toán theo mức lợi nhuận) có bị phụ thuộc vào việc đạt được các mục tiêu về giá chứng khoán, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính hoặc luồng tiền không? / Does most of income of members of the management or the Board of Management (such as bonus, right to buy stocks and payment agreements according to the profit level) depend on the achievement of target on price of stocks, business results, financial position or cash flow? 1.3.3. Có thành viên Ban lãnh đạo hay Hội đồng quản trị thực hiện bảo lãnh cá nhân cho các khoản nợ của đơn vị không? / Is there any member of the management or the Board of Management that guarantee the company’s loans? 1.4 Có áp lực cao đối với Ban lãnh đạo hoặc nhân sự phụ trách hoạt động trong việc đạt được các mục tiêu tài chính được thiết lập bởi Hội đồng quản trị không? (Ví dụ: Các chính sách khen thưởng theo doanh thu hay tỷ suất lợi nhuận) / Is there any high pressure to the management or the employees in charge in meeting the financial target set by the Board of Management? Các cơ hội dẫn đến việc lập BCTC gian lận / Chances leading to the fraudulent preparation of financial statements 1.5 Các cơ hội cho việc lập BCTC gian lận phát sinh từ tính chất của ngành nghề kinh doanh hay các hoạt động của đơn vị? / Chances leading to the fraudulent preparation of financial statements are from the nature of the operating field and the operations of the company? 1.5.1. Đơn vị có các giao dịch bất thường nằm 88 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions ngoài quá trình sản xuất kinh doanh thông thường với các bên liên quan không? / Does the company have transactions with related parties which appear abnormal in the ordinary course of business? 1.5.2. Đơn vị có tiềm năng tài chính mạnh chiếm ưu thế vượt trội trong một ngành nhất định để có thể độc quyền quy định các điều khoản và điều kiện đối với các nhà cung cấp hoặc các khách hàng từ đó phát sinh các giao dịch không hợp lý hoặc bất thường không? / Does the company have strong financial potencial in an operating field so that it can have exclusive right to regulate the provisions and conditions for the suppliers or the customers then has transactions which appear unreasonable or abnormal? 1.5.3. Đơn vị có tài sản, các khoản nợ, doanh thu, hoặc chi phí được xác định dựa trên những ước tính, các đánh giá chủ quan hoặc không chắc chắn mà khó có thể chứng thực được hay không? / Does the company have assets, debts, income or expenses determined on the basis of the estimates, subjective or uncertain assessments, which appear difficult to be certified? 1.5.4. Doanh nghiệp có những nghiệp vụ giá trị lớn, bất thường hoặc rất phức tạp vào gần thời điểm kết thúc kỳ kế toán không? / Does the company have transactions with high values, which appear abnormal or very complicated, near the balance sheet date? 1.5.5. Doanh nghiệp có sử dụng các trung gian kinh doanh không rõ ràng không? / Does the company use business intermediaries unclearly? 1.5.6. Đơn vị có các công ty con hoặc chi nhánh 89 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions hoạt động ở những địa phương được ưu đãi về thuế thu nhập không? / Does the company have subsidiaries or branches operating in the areas enjoying income tax incentives? 1.6 Có các cơ hội cho việc lập BCTC gian lận phát sinh từ việc giám sát Ban lãnh đạo kém hiệu quả? / Chances leading to the fraudulent preparation of financial statements are from the less effective supervision of the management? 1.6.1. Quyền quản lý có bị một người hoặc một nhóm người độc quyền nắm giữ mà không có hệ thống kiểm soát mức lương, thưởng hay không? / Is the management authority hold by a sole person or a sole group without a control system of salary and bonus? 1.6.2. Quyền giám sát của Hội đồng quản trị đối với quy trình lập BCTC và kiểm soát nội bộ trong đơn vị có được thực hiện một cách hiệu quả không? / Is the supervisorship of the Board of Management for the preparation of financial statements and the internal control carried out effectively? 1.7 Có các cơ hội cho việc lập BCTC gian lận phát sinh từ cơ cấu tổ chức phức tạp hoặc bất ổn của doanh nghiệp không? / Chances leading to the fraudulent preparation of financial statements are from the complicated or unstable organization structure? 1.7.1. Có khó khăn trong việc xác định tổ chức hoặc cá nhân có quyền kiểm soát trong doanh nghiệp không? / Is there any difficult in determining the organization or individual has the right to control in the company? 1.7.2. Đơn vị có cơ cấu tổ chức phức tạp một 90 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions cách không cần thiết, bao gồm những pháp nhân hoặc những cấp quản lý bất thường không? / Is the company’s organization structure complicated unnecessarily, including the legal person or management ranks which appear abnormal? 1.7.3. Đơn vị có thay đổi thường xuyên Tổng Giám đốc/Giám đốc, Hội đồng quản trị và luật sư tư vấn không? / Are the General Director/Director, the Board of Management and the lawyer changed regularly? 1.8 Có các cơ hội cho việc lập BCTC gian lận phát sinh từ việc kém hiệu lực của Bộ phận kiểm soát nội bộ? / Chances leading to the fraudulent preparation of financial statements are from the less validity of the internal control function? 1.8.1. Có nhận thấy chức năng kiểm soát, bao gồm kiểm soát tự động và kiểm soát qua các BCTC giữa niên độ (ở những đơn vị có yêu cầu báo cáo độc lập), không được thực hiện đầy đủ được không? / Is the function of control, including automatic control and control of interim financial statements (at the companies asking independent statements), not fully carried out? 1.8.2. Có sự thay đổi thường xuyên nhân viên kế toán, bộ phận kiểm toán nội bộ không? / Are the accountants or internal audit function changed regularly? 1.8.3. Có những yếu kém trọng yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ làm cho hệ thống kế toán và công nghệ thông tin hoạt động không hiệu quả không? / Is there material weakness in the internal control system that leads to the ineffectiveness of the accounting and IT systems? Thái độ, hành động dẫn đến việc lập BCTC gian lận / Attitudes, acts leading to 91 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions the fraudulent preparation of financial statements 1.9 Có nhận thấy Ban lãnh đạo đơn vị truyền đạt những giá trị hoặc tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp không phù hợp không? / Does the company’s management transmit the inappropriate values or standards of professional ethics? 1.10 Có nhận thấy sự thiếu hiệu quả trong việc truyền đạt và yêu cầu thực hiện các giá trị hoặc tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của đơn vị không? / Are the transmission and the requirement to carry out the company’s values or standards of professional ethics ineffective? 1.11 Có việc thành viên Ban lãnh đạo không có chuyên môn tài chính can thiệp quá mức hoặc chiếm giữ quyền lựa chọn chính sách kế toán hoặc xác định những ước tính quan trọng của đơn vị không? / Is there any member of the management having no financial knowledge that over-interferes in or occupies the right to the select accounting policies or to determine important estimates? 1.12 Có các vi phạm pháp luật về chứng khoán hoặc pháp luật và quy định khác trong quá khứ không? / Is there any violation on securities or law and other regulations in the past? 1.13 Đơn vị có bị khiếu kiện, hoặc thành viên Ban lãnh đạo hay Hội đồng quản trị bị cáo buộc gian lận hoặc vi phạm luật pháp không? / Is the company sued or is any member of the management, the Board of Management accused of fraud or legal violation? 1.14 Ban lãnh đạo có quan tâm quá mức tới việc duy trì hoặc gia tăng giá cổ phiếu 92 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions hoặc xu hướng thu nhập của đơn vị không? / Does the management show excessive interest in the maintenance or increase of the stock price or the income tendency of the company? 1.15 Ban lãnh đạo đơn vị có cam kết với các chủ nợ và bên thứ ba về việc sẽ đạt được những kết quả kinh doanh quá cao hoặc không thực tế không? / Does the management have any commitment with the creditor and the third party about the achievement of excessively high or impratical business results? 1.16 Có nhận thấy Ban lãnh đạo không thể kịp thời sửa chữa những yếu kém trọng yếu đã được xác định trong hệ thống kiểm soát nội bộ không? / Is the management unable to timely repair the material weaknesses determined in the internal control system? 1.17 Ban lãnh đạo có sử dụng những biện pháp không phù hợp để giảm bớt lợi nhuận báo cáo nhằm trốn thuế không? / Does the management apply inappropriate measures to reduce the profit in the financial statements in order to evade taxes? 1.18 Có yếu kém về tinh thần trong đội ngũ quản lý cao cấp không? / Is there moral weakness in high ranking management? 1.19 Có nhận thấy Ban lãnh đạo đồng thời là chủ sở hữu của đơn vị không tách biệt giao dịch cá nhân với giao dịch kinh doanh? / Does the management, also the owner of the company, not separate the individual transactions and business transactions? 1.20 Có tranh chấp giữa những thành viên/cổ đông trong đơn vị không? / Are there disputes among the members/shareholders of the company? 1.21 Ban lãnh đạo đơn vị có tiếp tục cố gắng giải trình về cách hạch toán lợi nhuận hoặc 93 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions cách hạch toán không phù hợp về các nghiệp vụ trọng yếu không? / Does the management continue to explain the method of recording profit or the improper method of recording material transactions? 1.22 Căng thẳng trong mối quan hệ giữa Ban lãnh đạo đơn vị với KTV hiện tại hoặc KTV tiền nhiệm? / Contradiction in the relationship between the company’s management and the present auditors or the previous auditors? 1.22.1. Đơn vị có mâu thuẫn thường xuyên với KTV hiện tại hoặc KTV tiền nhiệm về các vấn đề kế toán, kiểm toán hoặc báo cáo không? / Does the company regularly contradict the present auditors or the previous auditors about the issues related to accounting, auditing or financial statements? 1.22.2. Đơn vị có những yêu cầu bất hợp lý đối với KTV không? (Ví dụ như thúc ép phi thực tế về thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán hoặc việc phát hành Báo cáo kiểm toán) / Does the company have unreasonable requirements with the auditors? (For example, impractically press for the time to finish the audit or to issue Auditor’s Report) 1.22.3. Đơn vị có các hạn chế bất hợp lý đối với KTV không? (Ví dụ như hạn chế về quyền tiếp cận nhân viên hoặc thông tin hoặc khả năng thông báo với HĐQT một cách hiệu quả). / Does the company have unreasonable limitations to the auditors? (such as limitation of the right to access the employees or information or the ability to inform the Board of Management effectively) 1.22.4. Ban lãnh đạo đơn vị có những hành vi lấn át khi tiếp xúc với KTV, nhất là khi nỗ lực gây ảnh hưởng đến phạm vi kiểm toán và 94 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions việc lựa chọn hoặc tiếp tục sử dụng nhân viên được phân công tham gia vào cuộc kiểm toán không? / Does the management show the encroachment when working with the auditors, especially when the management takes effort to cause effects on the audit scope and the selection or continual use of the assigned auditors? 2. Những yếu tố rủi ro xuất phát từ việc biển thủ tài sản / Risks from the embezzlement of assets Động cơ, áp lực dẫn đến việc biển thủ tài sản / Motivation, pressure leading to the embezzlement of assets 2.1 Có nhận thấy có áp lực về nghĩa vụ tài chính cá nhân làm cho nhân viên quản lý tài sản nhạy cảm (Ví dụ như tiền, hàng tồn kho,…) phát sinh tư tưởng biển thủ tài sản không? / Is there any pressure of individual financial obligation that makes the employee in charge of managing sensitive assets (such as cash, inventories, etc.) arise the thinking of asset embezzlement? 2.2 Có nhận thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa đơn vị với nhân viên được quyền tiếp cận vào tiền mặt hoặc các tài sản dễ bị trộm cắp khác khiến họ có động cơ biển thủ các tài sản này không? (Mối quan hệ tiêu cực có thể phát sinh từ những tình huống như: Biết rõ hoặc đoán trước sẽ bị thôi việc; Những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi về kế hoạch lương, thưởng cho nhân viên; Sự thăng chức, mức lương, thưởng hoặc những chính sách khen thưởng khác không được như mong muốn,…) / Is there negative relationship between the company and the employees who are entitled to access the cash on hand or the assets easily to be stolen, which make them have the motivation to embezzle these assets? (The 95 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions negative relationship may result from the circumstances such as knowing the dismissal clearly or making a guess in advance; the changes of or expectation to change the plans of salary, bonuses for employees; the promotion, salary and bonus levels or other commendation and reward regimes that are not good as expected, etc.) Các cơ hội dẫn đến việc biển thủ tài sản/ Changes leading to the embezzlement of assets 2.3 Đơn vị có những đặc điểm hoặc hoàn cảnh khiến cho tài sản trở nên dễ bị trộm cắp và dễ bị biển thủ? / Features or circumstances that make the assets become more easily to be stolen and embezzled? 2.3.1. Có nhân viên nào được nắm giữ hoặc xử lý một số tiền lớn không? / Is there any employee who is entitled to keep or treat a great number of cash? 2.3.2. Đơn vị có hàng tồn kho, TSCĐ kích thước nhỏ, giá trị cao và dễ bán trên thị trường không? / Does the company have inventories, fixed assets that are small sizes, high values and easily to be sold to the market? 2.3.3. Đơn vị có các tài sản dễ chuyển đổi như trái phiếu vô danh, vàng/kim cương,… không? / Does the company have assets easily to be converted such as nameless bonds, gold/diamond, etc.? 2.4 Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với tài sản kém hiệu quả? / The less effective internal control system over the assets? 2.4.1. Có nhận thấy sự phân công nhiệm vụ quản lý tài sản hoặc nhiệm vụ kiểm tra độc lập không đầy đủ không? / Are there inadequate assignments of asset 96 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions management duties or of independent examination duties? 2.4.2. Có sự giám sát không đầy đủ đối với chi phí của Ban lãnh đạo như chi phí đi lại hoặc các mức chi tiêu khác không? / Is there inadequate control over the expenses of the management like traveling expenses or other payments? 2.4.3. Có nhận thấy thiếu sự giám sát của Ban lãnh đạo đối với những nhân viên chịu trách nhiệm quản lý tài sản không? (VD thiếu sự giám sát hoặc theo dõi ở những địa bàn xa xôi) / Is there lack of supervision of the management on the employees in charge of managing assets? (For example, lack of the supervision or control in remote areas). 2.4.4. Có nhận thấy thiếu sự theo dõi việc nhân viên sử dụng các tài sản vào công việc không? / Is there lack of the control over the use of assets in working of employees? 2.4.5. Có nhận thấy các hồ sơ tài sản không được lưu giữ đầy đủ không? / Are the documents, assets not fully stored? 2.4.6. Có nhận thấy hệ thống phê duyệt các nghiệp vụ về tài sản không hiệu quả không? (Ví dụ như trong mua sắm tài sản) / Is the approval of transactions of assets ineffective? (in the purchases of assets, for instance) 2.4.7. Có nhận thấy đơn vị thiếu các biện pháp bảo vệ đối với tiền mặt, tài sản đầu tư, hàng tồn kho và TSCĐ không? / Is there lack of the method to protect cash on hand, invested assets, inventories and fixed assets in the company? 2.4.8. Có nhận thấy việc đối chiếu tài sản thiếu đầy đủ và không kịp thời không? / Is the comparison of assets inadequate and not timely? 97 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions 2.4.9. Có nhận thấy hồ sơ chứng từ giao dịch của đơn vị không được lưu giữ kịp thời và phù hợp không? / Are the documents of transactions not timely and properly stored? 2.4.10. Có nhận thấy thiếu sự luân chuyển bắt buộc đối với nhân viên kiểm soát nội bộ trong đơn vị không? / Is there lack of the compulsory circulation of internal control staff? 2.4.11. Có nhận thấy việc nhân viên công nghệ thông tin có khả năng biển thủ tài sản do Ban lãnh đạo không hiểu biết đầy đủ về công nghệ thông tin không? / Is the fact that the IT employees can have chances to embezzle assets because the management does not adequately understand about IT realized? 2.4.12. Có nhận thấy việc kiểm soát truy cập và rà soát nhật ký truy cập hệ thống thông tin trong đơn vị thiếu hiệu quả không? / Are the control of access and the check of the recording of accessing to information system ineffective? Thái độ, hành động cho thấy có nghi ngờ về việc biển thủ tài sản / Attitudes, acts showing the doubt of asset embezzlement 2.5 Có biểu hiện cho thấy Ban lãnh đạo đơn vị không quan tâm đến biện pháp giám sát hoặc giảm thiểu rủi ro về biển thủ tài sản trong đơn vị không? / Is the any manifestation showing that the management does not care about the methods to supervise or to minimize the risks of asset embezzlement? 2.6 Có biểu hiện cho thấy Ban lãnh đạo đơn vị không quan tâm đến các biện pháp hạn chế rủi ro biển thủ tài sản do hành vi khống chế hệ thống kiểm soát nội bộ không? / Is the any manifestation showing that the 98 Yes / No / Ghi chú/Nhận xét / W/P N/A Notes/Comments Ref Câu hỏi / Questions management does not care about the methods to limit the risks of asset embezzlement due to the domination of the internal control system? 2.7 Có biểu hiện cho thấy Ban lãnh đạo bất lực trong sửa chữa những điểm yếu kém đã biết rõ trong hệ thống kiểm soát nội bộ không? / Is the any manifestation showing that the management is powerless in repairing the weaknesses clearly known in the internal control system? 2.8 Có những hành vi cho thấy sự không hài lòng hoặc không thỏa mãn với đơn vị hoặc cách thức đối xử với nhân viên của đơn vị không? / Is the any behavior showing the dissatisfaction from the company or from the company’s treatment with its employees? 2.9 Có nhận thấy việc thay đổi hành vi hoặc lối sống qua đó cho thấy tài sản đã bị biển thủ không? / Is there any change in behavior or lifestyle, which expresses that the assets were embezzled? 2.10 Ban lãnh đạo đơn vị có khoan dung trước những vụ ăn cắp vặt không? / Does the management tolerate the pilferage? Nguồn: Thu thập từ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C, năm 2013 Ghi chú: N/A : Tham chiếu W/P Ref: Tham chiếu giấy tờ làm việc  Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện khoản mục: KTV cần sử dụng thêm các thủ tục phân tích trong khi đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức độ khoản mục. Qua việc phân tích các số liệu thì KTV có thể quyết định xem nên xác định nội dung, lịch trình và các thủ tục kiểm toán nào cần sử dụng trong khi kiểm toán m ộ t khoản mục nhất định. Ở 99 đây, người viết xin đề xuất thêm một số thủ tục phân tích bao gồm phân tích tỷ số và phân tích xu hướng như sau: - Khoản mục Tiền: Phân tích tỷ trọng của số dư tiền gửi trên tổng tài sản; tỷ trọng phát sinh trên Bảng cân đối số phát sinh. Phân tích 2 hệ số này giúp ta xác định xem khoản mục Tiền có phải là một khoản mục trọng yếu trên BCTC hay không. - Khoản mục Nợ phải thu: Thu thập các khoản nợ quá hạn, phân tích tỷ trọng các khoản nợ ngắn hạn và nợ khó đòi trên tổng số nợ phải thu. Phân tích tuổi nợ của các khoản nợ có giá trị lớn (lập bảng phân tích tuổi nợ). Phân tích kỳ thu tiền của các khoản Nợ phải thu. - Khoản mục Hàng tồn kho: Phân tích cơ cấu số dư theo từng loại hàng tồn kho. Tính toán và phân tích tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản, trên doanh thu và trên giá vốn rồi so sánh biến động giữa các kỳ. Xác định nguyên nhân biến động lớn, ví dụ như: Thay đổi định mức dự trữ hàng tồn kho,… Phân tích và đánh giá cụ thể khoản mục sản phẩm dở dang, xác định tỷ trọng trong tổng số hàng tồn kho rồi đánh giá tính chất phù hợp của khoản mục này. - Khoản mục Tài sản cố định: Phân tích cơ cấu TSCĐ: Máy móc thiết bị, đất đai, nhà cửa,… và tỷ trọng của khoản mục TSCĐ trên tổng tài sản để đánh giá xem có phù hợp với loại hình kinh doanh và quy mô hoạt động của doanh nghiệp không. Đồng thời phân tích thêm hệ số Doanh thu trên TSCĐ (sức sản xuất của TSCĐ) và Lợi nhuận sau thuế trên TSCĐ (sức sinh lợi của TSCĐ) để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. - Khoản mục Nợ phải trả: Phân tích tỷ trọng của khoản Nợ phải trả người bán trên tổng nợ phải trả. Phân tích tuổi nợ của từng khoản nợ. - Khoản mục Vốn chủ sở hữu: Phân tích tỷ số tự tài trợ của doanh nghiệp (Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn) để đánh giá khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. So sánh Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối với Lợi nhuận sau thuế trên bảng BCKQHĐKD xem có hợp lý không. - Khoản mục Thu nhập: Phân tích khuynh hướng biến động doanh thu theo kỳ (tháng, năm…). Xác định nguyên nhân tăng, giảm doanh thu l à do: Thay đổi sản lượng bán ra; thay đổi giá bán hay do thay đổi cơ cấu hàng hóa, dịch vụ cung cấp;… Đồng thời, cần kết hợp với phần công nợ phải thu để phân tích vòng quay 100 của các khoản phải thu, hiệu quả của việc bán hàng nợ và mức dư công nợ tối đa. - Khoản mục Chi phí: Xác định cơ cấu các loại chi phí phát sinh trong kỳ. Xác định nguyên nhân biến động chi phí qua các bảng phân tích chi phí theo tháng, năm. So sánh giá vốn của kỳ này so với kỳ trước cả về số tương đối và tuyệt đối. So sánh tỷ lệ Giá vốn hàng bán/Doanh thu giữa các kỳ. So sánh tốc độ tăng của giá vốn tới tốc độ tăng của doanh thu và lãi gộp để tìm ra sự bất hợp lý. 5.1.2.1. Đối với phương pháp đánh giá rủi ro kiểm soát - Khi đánh giá HTKSNB dựa vào bảng câu hỏi, công ty nên quy định rõ trong trường hợp nào thì đánh giá HTKSNB của công ty khách hàng là tốt, trung bình hoặc kém. Để dựa vào đó các KTV có thể đưa ra nhận xét về HTKSNB dựa trên bảng câu hỏi một cách nhất quán. - Công ty TNHH Kiểm toán AISC cần chú ý hơn trong việc đánh giá HTKSNB trong môi trường tin học. Cần mở thêm nhiều lớp học đào tào kiến thức cho nhân viên về phần mềm tin học trong kế toán và kiểm toán để khi tiến hành kiểm toán được nhanh chóng và hiệu quả hơn. - KTV nên xem xét tính hiệu quả của việc sử dụng lưu đồ và bảng tường thuật vì lưu đồ thường dễ hiểu và dễ hình dung hơn, còn bảng tường thuật thì sẽ hiệu quả hơn đối với công ty có quy mô nhỏ, hệ thống kế toán và chu trình luân chuyển chứng từ đơn giản. - Công ty TNHH Kiểm toán AISC nên xây dựng thêm bảng câu hỏi để đánh giá HTKSNB cho từng loại hình doanh nghiệp cụ thể vì mỗi loại hình doanh nghiệp có một đặc trưng riêng, do đó HTKSNB sẽ được thiết kế khác nhau. Bảng câu hỏi mang tính chung chung sẽ không đánh giá đúng HTKSNB của đơn vị. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN 101 Trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm tương đối trừu tượng, cho dù hướng dẫn thực hiện có cụ thể đến đâu thì việc vận dụng nó vẫn đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng phán xét đúng đắn của KTV. Những sai sót có thể là trọng yếu với người sử dụng này nhưng lại không trọng yếu với người sử dụng khác, những sai số có thể là nhỏ nhưng lại là trọng yếu nếu nó làm thay đổi bản chất của vấn đề,…Vì vậy, có thể thấy rằng, hiểu rõ bản chất khái niệm trọng yếu và rủi ro đã là một vấn đề phức tạp, hơn nữa lại là vận dụng trong thực tế cuộc kiểm toán lại càng khó khăn hơn. Việc nghiên cứu phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam hiện nay trong mỗi cuộc kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra kết luận của KTV sau này. Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán một cách hợp lý và khoa học sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán, nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, từ đó tạo sự phát triển vững mạnh cho Công ty TNHH Kiểm toán AISC trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Qua đề tài nghiên cứu này, người viết đã tìm hiểu được những vấn đề mà mình đã đặt ra khi bắt đầu nghiên cứu. Tuy nhiên, người viết vẫn chưa thể tìm ra giải pháp nào tối ưu, trong đề tài này là các giải pháp để khắc phục hạn chế trong việc xác lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro kiểm toán và việc vận dụng những phương pháp này vào thực tế một cách đồng bộ. Bởi hai vấn đề này chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố: Thời gian của cuộc kiểm toán, thái độ của từng KTV trong việc tuân thủ theo đúng phương pháp cũng như sự quan tâm của Ban Tổng Giám đốc trong việc xét duyệt hồ sơ kiểm toán trước khi ký Báo cáo kiểm toán. Người viết vẫn đang nghiên cứu để tìm giải pháp cho những hạn chế này. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng qua quá trình nghiên cứu này, người viết đã hiểu được một cách tổng quát về công việc của KTV trong một cuộc kiểm toán. Người viết nhận thấy rằng, trọng yếu và rủi ro kiểm toán là hai phạm trù có ý nghĩa quan trọng trong kiểm toán, một nhân viên kiểm toán nếu như hiểu và vận dụng được hai khái niệm này thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho các cuộc kiểm toán. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Bộ Tài chính Trong thời gian qua, Quốc hội và các Bộ, Ngành đã ban hành và hoàn thiện một cách căn bản hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán. Chính sách phát triển hoạt động kiểm toán độc lập đã được Chính phủ chỉ đạo nhất quán với lộ trình cụ thể. Nhờ đó, kiểm toán độc lập ở Việt Nam sớm trở thành một nghề nghiệp quan trọng và phát triển nhanh, vững chắc trong những năm gần đây. Sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Tài chính thể hiện trong việc ban hành các văn bản pháp quy cho hoạt động kiểm toán, phát triển thị trường kiểm toán và định hướng cho các cơ quan Nhà nước sử dụng kết quả kiểm toán như một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các Công ty kiểm toán Việt Nam người viết nhận thấy rằng trong thời gian tới Bộ Tài chính cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về kế 102 toán, kiểm toán và đẩy mạnh vai trò của VACPA trong việc đào tạo, bồi dưỡng cho KTV và tăng cường kiểm soát chất lượng hành nghề kiểm toán. 6.2.2. Đối với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) - Để nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán của ngành, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam nên định kỳ (3 năm hoặc 5 năm) tổ chức một buổi Hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các công ty kiểm toán độc lập trong nước. Thông qua buổi Hội thảo sẽ tạo điều kiện cho các KTV và các công ty kiểm toán (nhất là các công ty kiểm toán nhỏ, mới thành lập; các KTV mới vào nghề) có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, cách nhìn nhận và giải quyết tốt nhất những vấn đề khó khăn gặp phải trong công tác kiểm toán. - Tăng cường công tác quản lý đối với các công ty kiểm toán, nhắc nhở và có biện pháp xử lý nghiêm các sai phạm của các công ty kiểm toán, đặc biệt là đối với những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong kiểm toán của KTV. 6.2.3. Đối với Công ty TNHH Kiểm toán AISC - Công ty TNHH Kiểm toán AISC nên thiết lập một phương pháp xác lập mức trọng yếu rõ ràng và chi tiết để KTV có thể áp dụng tốt đối với từng loại công ty khách hàng. Đồng thời, công ty nên hoàn thiện việc lưu trữ hồ sơ về xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán của mình đầy đủ hơn và có thể sử dụng khi cần thiết. - Tiếp tục tham gia với Bộ Tài chính trong việc xây dựng cơ chế chính sách về kế toán và kiểm toán. Cung cấp thông tin và phản ánh với cơ quan Nhà nước và VACPA các tồn tại cần khắc phục để có biện pháp xử lý kịp thời. Tích cực tham gia các hoạt động của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam để xây dựng và phát triển Hội vững mạnh. - Tăng cường đào tạo, cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên và nhân viên. Chú trọng công tác kiểm tra, soát xét để nâng cao chất lượng dịch vụ. Từng bước mở rộng quy mô để có lực lượng phát triển chất lượng dịch vụ. - Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên có điều kiện làm việc tốt hơn, có nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các bậc đi trước. Công ty cũng nên tổ chức những buổi giao lưu học hỏi giữa các KTV có nhiều kinh nghiệm với các trợ lí kiểm toán để trao đổi kinh nghiệm và tạo mối quan hệ thân thiết giữa các nhân viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 1. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán - Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2006. Kiểm toán. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội. 2. Trần Long và cộng sự, 2005. Giáo trình kiểm toán dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội. 3. Phan Trung Kiên, 2008. Kiểm toán lý thuyết và thực hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 4. Bộ Tài chính, 2003. Chuẩn mực kiểm toán số 320 “Tính trọng yếu trong kiểm toán”. Hà Nội, tháng 3 năm 2003. 5. Bộ Tài chính, năm 2012. Chuẩn mực kiểm toán số 320 “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán”. Hà Nội, tháng 12 năm 2012. 6. Bộ Tài chính, 2001. Chuẩn mực kiểm toán số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”. Hà Nội, tháng 12 năm 2001. 7. Bộ Tài chính, 2000. Chuẩn mực kiểm toán số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”. Hà Nội, tháng 12 năm 2000. 8. Bộ Tài chính, 2012. Chuẩn mực kiểm toán số 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”. Hà Nội, tháng 12 năm 2012. 9. Bộ Tài chính, 1999. Chuẩn mực kiểm toán số 230 “Hồ sơ kiểm toán”. Hà Nội, tháng 9 năm 1999. 10. Bộ Tài chính, 2000. Chuẩn mực kiểm toán số 520 “Quy trình phân tích”. Hà Nội, tháng 12 năm 2000. 11. Bộ Tài chính, 2001. Chuẩn mực kiểm toán số 240 “Gian lận và sai sót”. Hà Nội, tháng 12 năm 2001. 12. Bộ Tài chính, 2012. Chuẩn mực kiểm toán số 240 “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC”. Hà Nội, tháng 12 năm 2012. 13. Bộ Tài chính, 2005. Chuẩn mực kiểm toán số 330 “Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro”. Hà Nội, tháng 12 năm 2005. PHỤ LỤC 104 PHỤ LỤC 01: Chương trình kiểm toán A120 – Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng Công ty: AISC A120 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2012 Người thực hiện Nội dung: CHẤP NHẬN, DUY TRÌ KHÁCH Người soát xét 1 HÀNG CŨ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP Người soát xét 2 ĐỒNG Tên Ngày Minh 19/01/2013 Duy I. THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Tên KH: Công ty Cổ phần ABC 2. Tên và chức danh của người liên lạc chính: Nguyễn Thị Hồng Hải – Kế toán trưởng 3. Địa chỉ: Số 538 đường Cách mạng tháng tám, phường 11, quận 3, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (08)3 990 5888 Fax: Email: Website: http://ABCcp.com.vn/ ABCcp@gmail.com (08)3 990 5999 4. Loại hình DN Cty cổ Cty CP niêm yết DNNN phần DN có vốn DN tư Cty hợp ĐTNN nhân danh 5. Năm tài chính: Cty TNHH từ ngày: 01/01/2012 Loại hình DN khác HTX đến ngày: 31/12/2012 6. Các cổ đông chính, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc (tham chiếu A310): Họ và tên Vị trí Ghi chú 7. Mô tả quan hệ kinh doanh ban đầu được thiết lập như thế nào? 105 Tham chiếu A310 8. Họ và tên người đại diện cho DN: Tham chiếu A310 Địa chỉ 9. Tên ngân hàng DN có quan hệ: Tham chiếu A310 Địa chỉ 10. Mô tả ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết. Tham chiếu A310 11. Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...) Đã kiểm tra thông qua mạng Internet và tạp chí công nghệ 12. Giá trị vốn hóa thị trường của DN (đối với Công ty niêm yết) 13. Chuẩn mực và Chế độ kế toán mà DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC Tham chiếu A310 106 14. Chuẩn mực kiểm toán mà KTV và Công ty kiểm toán áp dụng làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành 15. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành. Kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2012. Hoàn thành báo cáo trước ngày 31/03/2013 16. Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng BCTC đó. Để công bố Báo cáo tài chính với cổ đông. II. THỦ TỤC KIỂM TOÁN Có Các sự kiện của năm hiện tại Công ty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH. Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính chính trực của Ban Tổng Giám đốc. Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ trên Báo cáo kiểm toán năm nay. Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn tương tự như vậy trong tương lai không. Báo cáo kiểm toán năm trước có bị ngoại trừ. Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH. Mức phí Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên Ban Tổng Giám đốc phụ trách hợp đồng kiểm toán. Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá dài. Quan hệ với KH 107 Không Không áp dụng Có Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến KH. Thành viên Ban Tổng Giám đốc phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm liên tiếp. Thành viên Ban Tổng Giám đốc của Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc Ban Tổng Giám đốc của KH. Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH. Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám đốc của KH: - Thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên Ban Tổng Giám đốc) - Thành viên Ban Tổng Giám đốc của Công ty - Cựu thành viên Ban Tổng Giám đốc của Công ty - Các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên Có thành viên Ban Tổng Giám đốc hoặc thành viên nào của nhóm kiểm toán sắp trở thành nhân viên của KH. Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt động kinh doanh thông thường, giữa KH và Công ty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán. Mâu thuẫn lợi ích Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại khác. Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán Công ty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh hưởng đến tính độc lập. Khác Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ chối bổ nhiệm làm kiểm toán. III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG 108 Không Không áp dụng Cao Thấp Trung bình IV. GHI CHÚ BỔ SUNG V. KẾT LUẬN Chấp nhận duy trì khách hàng: Có 109 Không PHỤ LỤC 02: Chương trình kiểm toán A270 – Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên Công ty: AISC A270 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2012 Người thực hiện Nội dung: SOÁT XÉT CÁC YẾU TỐ ẢNH Người soát xét 1 HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP VÀ ĐẠO Người soát xét 2 ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN Tên Ngày Minh 19/01/2013 Duy A. MỤC TIÊU Đảm bảo không tồn tại các yếu tố trọng yếu có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của KTV tham gia nhóm kiểm toán. B. NỘI DUNG KIỂM TRA Có 1/ Quan hệ giữa Công ty kiểm toán/thành viên nhóm kiểm toán với KH: a. Có lợi ích tài chính. b. Có khoản nợ, khoản bảo lãnh hoặc quà tặng nhận từ KH. c. Có phụ thuộc vào phí dịch vụ của KH kiểm toán. d. Có lo lắng về khả năng mất hợp đồng. e. Có quan hệ mật thiết với KH. f. Có khả năng trở thành nhân viên của KH trong tương lai. g. Có phát sinh phí dịch vụ bất thường liên quan đến hợp đồng kiểm toán. 2/ Công ty kiểm toán/thành viên nhóm kiểm toán có khả năng rơi vào trường hợp tự kiểm tra: a) Một thành viên nhóm kiểm toán gần đây đã/đang là Giám đốc hoặc nhân viên có ảnh hưởng đáng kể của KH. b) Một thành viên của nhóm kiểm toán gần đây đã/đang là nhân viên của KH sử dụng dịch vụ đảm bảo, có chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng. 110 Không áp Không dụng Không áp Không dụng Có c) Có thực hiện ghi sổ kế toán hoặc lập BCTC cho KH. 3/ Khả năng bị phụ thuộc vào KH trong việc đưa ra ý kiến: Một thành viên nhóm kiểm toán hoặc Công ty kiểm toán rơi vào một trong những trường hợp sau: a) Là người trung gian giao dịch hoặc xúc tiến bán các loại cổ phiếu, chứng khoán của KH. b) Đóng vai trò là người bào chữa đại diện cho KH sử dụng dịch vụ đảm bảo trong vụ kiện hoặc khi giải quyết các tranh chấp với bên thứ ba. 4/ Công ty kiểm toán/thành viên nhóm kiểm toán có quan hệ thân thiết với KH: a) Thành viên nhóm kiểm toán có quan hệ ruột thịt/quan hệ thân thiết với nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng. b) Có trên 3 năm làm trưởng nhóm kiểm toán cho cùng một KH. c) Có nhận quà tặng, dự chiêu đãi hoặc nhận sự ưu đãi lớn từ KH. 5/ Thủ tục khác: C. KẾT LUẬN 1. Có/không các vấn đề ảnh hưởng trọng yếu đến tính độc lập: Có Không ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………… 2. Có/không thực hiện hợp đồng kiểm toán: 111 Có Không PHỤ LỤC 03: Chương trình kiểm toán A310 – Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Công ty: AISC A310 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Tên Ngày Người thực hiện Duy 21/01/2013 Nội dung: TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ Người soát xét 1 MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG Người soát xét 2 Đào Ngày khóa sổ: 31/12/2012 A. MỤC TIÊU: Thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. B. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Hiểu biết môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN: 1.1. Môi trường kinh doanh chung Các thông tin về môi trường kinh doanh chung của DN trong năm hiện hành bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Thực trạng chung của nền kinh tế (suy thoái, tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát...); Biến động về lãi suất cơ bản, tỷ giá ngoại tệ, và lạm phát; Biến động thị trường mà DN đang kinh doanh; Các nội dung khác … - Tình hình kinh tế xã hội năm 2012: Việt Nam năm 2012 trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động rất phức tạp và khó khăn nhiều hơn, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo đầu năm tác động tiêu cực đến nền kinh tế đã hội nhập sâu rộng và có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát là cần thiết nhưng hệ quả là cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao; DN khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn. Năm 2012 lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô được cải thiện, giá cả thị trường cơ bản ổn định. Lạm phát giảm, giúp chính phủ có cơ sở hạ lãi suất 6 lần trong năm. Tình trạng thâm hụt ngân sách và tụt giá tiền đồng cũng gần như được chế ngự. Dự trữ ngoại hối trong năm 2012 đã tăng lên đáng kể so với 2011. Xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở mức khá cao (115 tỷ USD), cơ bản bằng nhập khẩu. Nền kinh tế giữ được tốc độ tăng trưởng hợp lý. Tốc độ GDP năm 2012 đạt khoảng 5,03%, đạt 136 tỷ USD, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 1.540 tỷ USD. Trong năm 2012, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm. Tuy nhiên, quan ngại lớn nhất cho Việt Nam vẫn là sự suy 112 giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Tăng trưởng GDP năm 2012 ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Tình hình nợ công chiếm 55,4% GDP, nợ xấu chiếm 8,8% -10% tổng dư nợ, đặc biệt nợ xấu trong khu vực bất động sản và DN Nhà nước. Tình trạng tồn kho và đóng băng thị trường bất động sản làm trầm trọng thêm gánh nặng của nền kinh tế, kéo theo nhiều hệ lụy. Tỷ lệ thất nghiệp tăng 1,99%. DN phá sản, giải thể tăng mạnh, theo Cục quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư dự báo đến hết năm 2012 có khoảng 55.000 doanh nghiệp giải thể. Từ khó khăn, tồn tại trong năm 2012, Việt Nam đã đề ra những giải pháp chủ yếu để ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2013. Theo đó, mục tiêu tổng quát năm 2013 được xác định là “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”. 1.2. Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề Các thông tin chung về ngành nghề mà DN đang kinh doanh và xu hướng của ngành nghề bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Thị trường và cạnh tranh, bao gồm nhu cầu, năng lực cung ứng, cạnh tranh về giá; Đặc điểm kinh doanh ngành (liên tục hay thời vụ); Các thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chính; Sự thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh của ngành; Nguồn cung cấp đầu vào cho ngành và giá cả (nguyên vật liệu chính, dịch vụ, lao động)…. - Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) và thị trường năm 2012: Ngành CNTT năm 2012 đã vượt qua khó khăn, góp phần tích cực trong triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ SXKD và phổ cập thông tin, tri thức đến từng DN, người dân thông qua sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và truyền thông. Công nghệ CNTT xuất khẩu gần 20 tỷ USD, cùng với viễn thông, công nghiệp CNTT tiếp tục đóng góp lớn cho xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, điện thoại và các loại linh kiện,… đạt hơn 18 tỉ USD. Ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, 100% các Bộ, Tỉnh đã có Cổng thông tin điện tử trực tiếp cung cấp thông tin và dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Theo báo cáo đánh giá Chính phủ điện tử năm 2012 của Liên hiệp quốc, xếp hạng Việt Nam tăng 7 bậc, đứng thứ 83 thế giới, thứ 4 Đông Nam Á, thứ 9 Châu Á. Đối với thị trường CNTT ( ở đây chỉ đề cập đến những yếu tố liên quan đến thị trường dự án CNTT), những yếu tố tích cực như sự ổn định của tỷ giá, lãi suất vay, lạm phát giảm,… đã góp phần làm nên những khó khăn của doanh nghiệp CNTT. Tuy nhiên, việc sụt giảm nhu cầu nội địa ( bao gồm cả Nhà nước lẫn tư nhân) , chi phí đầu vào tăng ( nhân sự, dịch vụ thuê ngoài,…), giá bán giảm (do sự cạnh tranh gay gắt), những thị trường quan trọng như ngân hàng, chính phủ, giáo dục, sản xuất.,…đều có những biến động hoặc tiếp tục cắt giảm chi tiêu cho CNTT đã ảnh hưởng rất lớn đến kết 113 quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp CNTT. Theo những số liệu chưa chính thức, ước tính doanh thu của nhiều doanh nghiệp CNTT giảm khoảng 30%, lãi trước thuế cũng sụt giảm đáng kể. Sự cạnh tranh gay gắt để duy trì công ăn việc làm trong thời buổi khó khăn đã dẫn đến nhiều tiêu cực làm môi trường kinh doanh, ngành CNTT đứng trước những thách thức suy giảm chất lượng dịch vụ và tri thức, làm triệt tiêu động lực phát triển của nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính. - Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT ngày càng đòi hỏi năng lực chuyên môn sâu, kĩ thuật giỏi để đáp ứng nhu cầu của thị trường và làm chủ công nghệ mới đã buộc các doanh nghiệp CNTT muốn tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh phải tăng chi phí đầu tư cho đào tạo, tăng chi phí quản lí nhân sự, tiền lương trong khi tỷ suất lợi nhuận kinh doanh sụt giảm. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp CNTT Việt Nam trong cạnh tranh về nguồn nhân lực với các công ty nước ngoài có tiềm lực công nghệ, kinh tế và kinh nghiệm quản trị đang triển khai các hoạt động kinh doanh bình đẳng tại Việt Nam. Trong muôn vàn khó khăn thử thách của năm 2012, tập thể Ban Lãnh đạo và cán bộ nhân viên ABC đã nỗ lực sáng tạo có những bước đi thích hợp, gìn giữ nguồn nhân lực, giữ vững thị trường và có những chuyển đổi chiến lược phù hợp vượt qua khó khăn, duy trì ổn định và tạo cơ hội phát triển trong những năm tiếp theo. + ABC nỗ lực vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế điều chỉnh Trước tình hình kinh tế khó khăn, Hội đồng quản trị và Ban Lãnh đạo công ty đã đề ra nhiều biện pháp khắc phục khó khăn, đã rà soát lại kế hoạch kinh doanh và đề xuất giảm các chỉ tiêu kinh tế, triển khai công tác tái cấu trúc bộ máy, cắt giảm chi phí. Năm 2012, mặc dù phải tái cấu trúc tinh gọn bộ máy nhưng ABC vẫn kiên trì đầu tư cho các hướng giải pháp, công nghệ, dịch vụ chuyên sâu, đầu tư cho nguồn nhân lực kỹ thuật, kiên định xây dựng “Bản sắc Phần mềm và Dịch vụ ABC”. Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật ABC là niềm tự hào của ABC, họ đã làm chủ được những công nghệ tiên tiến nhất, có khả năng tư vấn và xây dựng hạ tầng CNTT thông minh và an toàn, xây dựng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu lớn, triển khai các ứng dụng dịch vụ đa dạng , phức tạp theo yêu cầu của khách hàng. Đội ngũ cán bộ kỹ sư ABC tham gia triển khai nhiều dự án CNTT diện rộng ở khắp mọi miền Tổ quốc, vượt qua bao gian nan vất vả để hoàn thành nhiệm vụ, đem lại niềm tin cho khách hàng. Công ty Cổ phần ABC hoàn toàn tự hào rằng ABC chưa bao giờ để dự án, hợp đồng đã ký kết với khách hàng bị thất bại, khách hàng phải chịu thiệt thòi. Năm 2012, ABC đã chứng minh bước đi đúng đắn khi mở rộng hoạt động ra nước ngoài, mặc dù doanh số còn chưa cao nhưng các dự án từ thị trường nước ngoài đã đem lại hiệu quả kinh tế, khẳng định niềm tin cho các bước đi mở rộng thị trường tiếp theo. Các hoạt động kinh doanh năm 2012 thực sự vất vả, đội ngũ kinh doanh phải rất quyết liệt để chiến thắng từng dự án, từng hợp đồng với biết bao khó khăn; trong khi đó, tỷ lệ lợi nhuận vẫn sụt giảm. Môi trường kinh doanh thời buổi kinh tế suy thoái dẫn đến nhiều biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, đi ngược lại với bản chất kinh doanh của ABC. Thị trường kinh doanh miền Nam gặp khó khăn nhất, các đơn vị kinh doanh miền Nam đều không đạt được chỉ tiêu như mong đợi, thị trường miền Bắc tuy có nhiều dự án lớn 114 nhưng cạnh tranh khốc liệt, phức tạp hơn. Năm 2012, ABC vẫn giữ vững là công ty CNTT hàng đầu Việt Nam, tại sự kiện thường niên có uy tín của Hội tin học TP.HCM đánh giá các doanh nghiệp CNTT, ABC đạt danh hiệu Top 5 doanh nghiệp CNTT Việt Nam, Huy chương Vàng và Top 5 Đơn vị Tích hợp Hệ thống và lần đầu tiên ABC đạt danh hiệu Huy chương Vàng và Top 5 Đơn vị cung cấp Phần mềm – Dịch vụ. + Bên cạnh những nỗ lực kinh doanh, duy trì và phát triển thị trường, Ban Lãnh đạo công ty cũng rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực quản trị, đã triển khai các Hội nghị Cán bộ quản lý và Hội nghị Cán bộ kinh doanh, từng bước đẩy mạnh công tác huấn luyện đào tạo, hướng đến mục tiêu phát triển nguồn lực tài giỏi bản lĩnh, chăm nom đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên. Trong hoàn cảnh khó khăn kinh tế nhưng mức lương bình quân toàn công ty tăng 15%. Môi trường làm việc được cải thiện, trụ sở mới của công ty khang trang, đẹp đẽ, hạ tầng CNTT hiện đại với nhều ứng dụng tiên tiến đã tạo điều kiện làm việc tốt cho cán bộ nhân viên. Đem đến cho công ty một tinh thần mới, khí thế mới vươn lên đạt thành tích cao hơn, góp phần làm cho hình ảnh thương hiệu ABC chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng, đối tác. - Công tác nhân sự: Công tác quản trị nhân sự luôn được sự quan tâm đặc biệt của Ban Lãnh đạo công ty, đặc biệt là trong giai đoạn ổn định tổ chức, tái cấu trúc như hiện nay. Trong năm 2012, ABC đã triển khai một số công tác nhân sự quan trọng như: + Bổ nhiệm nhiều nhân sự trẻ, có năng lực và tâm huyết vào các vị trí quản lý cấp cao thuộc Ban điều hành và Ban Tổng Giám đốc các trung tâm nhằm tăng cường bộ máy lãnh đạo, thích ứng nhanh với yêu cầu đổi mới và phát triển của công ty. + Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị, kinh doanh theo định hướng chiến lược UnitABC: Năm 2012, ABC tổ chức thành công 2 Hội nghị nội bộ lớn: Hội nghị Cán bộ quản lý và Hội nghị Cán bộ kinh doanh. + Ban Tổng Giám đốc cùng với các cán bộ lãnh đạo, quản lý công ty tiếp tục chú trọng bổ sung các nhân sự có trình độ, có kinh nghiệm, có khả năng đóng góp cho công ty bằng những hướng hoạt động có hiệu quả, mở ra thị trường mới, tạo ra giá trị mới cho công ty. +Xem xét và tối ưu hóa nguồn lực khối hỗ trợ, tập trung nguồn lực khối hỗ trợ về Văn phòng Tổng Công ty quản lý, phân công công việc tránh trùng lắp, giảm 6% tỷ lệ nhân sự khối hỗ trợ/khối trực tiếp, tăng hiệu quả và năng suất làm việc của Cán bộ nhân viên. Bên cạnh các nội dung quan trọng nêu trên, các hoạt động thường xuyên về quản trị nhân sự cũng được duy trì tốt với một số kết quả chính như sau: +Chế độ chính sách:  Mức lương bình quân năm 2012 tăng khoảng 16% so với năm 2011, trong khi đó CPIConsumerPrice Index, chỉ số giá tiêu dùng tăng chỉ có 9,21%. Đây là mức tăng lương tương đối cao so với tổng chi phí của công ty nhằm ổn định nhân sự và tạo sự cạnh tranh về nguồn lực. Tuy nhiên, nếu tình hình lạm phát chung vẫn không giảm thì bài toán chi phí lương là một thách thức rất lớn cho công ty.  Thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách bảo hiểm theo quy định của người lao 115 động, mở rộng các chế độ bảo hiểm tai nạn cho cán bộ nhân viên thường xuyên đi công tác bên ngoài, bảo hiểm sức khỏe cao cấp cho các thành phần cán bộ nhân viên chọn lọc. + Trong năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn nhưng công ty vẫn chú trọng công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là đào tạo phát triển chuyên môn cho đội ngũ kỹ thuật và kiến thức quản trị cho cấp quản lý. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch đào tạo đạt 61%, tăng 23% so với năm 2011. ABC hiện có hơn 700 chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật của các hãng. + Sản phẩm và dịch vụ ABC cung cấp:  Phần mềm và các dịch vụ phần mềm Mục tiêu chiến lược của ABC là quyết tâm trở thành đơn vị cung cấp phần mềm và dịch vụ có bản sắc, có chất lượng, có sự khác biệt để khẳng định vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trung tâm phần mềm ABC (ASoft) được thành lập từ năm 2005 và là một trong số ít công ty phần mềm ở Việt Nam thực hiện việc quản lý và sản xuất phần mềm theo tiêu chuẩn quốc tế CMMi cấp độ 3 và hệ thống bảo mật thông tin ISO 27001. Hiện tại, ABC chuyên cung cấp các dịch vụ phần mềm và phần mềm đóng gói cho thị trường trong và ngoài nước (Nhật Bản và Mỹ). Trong đó tập trung vào các giải pháp quản trị doanh nghiệp và quản lý, phát triển nguồn nhân lực. 1. Phát triển phần mềm đóng gói: - Quản trị nguồn Nhân lực ABC-HRM; - Quản lý công việc. 2. Gia công phát triển phần mềm và dịch vụ phần mềm: - Các dịch vụ gia công phần mềm (outsourcing); - Phát triển những ứng dụng cho các phần mềm chuyên ngành như dịch vụ phân phối, bán lẻ, bảo hiểm; - Dịch vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm phần mềm. 3. Cung cấp giải pháp tích hợp phần mềm chuyên ngành: - Giải pháp tài chính ngân hàng; - Giải pháp cho doanh nghiệp xây lắp.  Thi công lắp đặt và chuyển giao công nghệ hệ thống mạng máy tính. Cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP), dịch vụ lưu trữ và cung cấp thông tin.  Tư vấn thiết kế hệ thống máy tính (thiết kế, tạo lập trang chủ Internet, thiết kế hệ thống máy tính tích hợp phần cứng – phần mềm với các công nghệ truyền thông). Tích hợp mạng cục bộ (LAN).  Cung cấp dịch vụ gia tăng trên mạng viễn thông. Dịch vụ truy cập dữ liệu và thông tin trên mạng, dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng, dịch vụ trao đổi điện tử (không kinh doanh đại lý cung cấp dịch vụ Internet, kinh doanh trò chơi điện tử tại trụ sở).  Dịch vụ sửa chữa các thiết bị máy tính, máy vi tính, thiết bị văn phòng.  Mua bán các thiết bị máy tính, máy vi tính, thiết bị văn phòng. Mua bán phần mềm 116 máy tính, các thiết bị và linh kiện điện tử, điện thoại, thiết bị viễn thông, thiết bị điều khiển, thiết bị và linh kiện trong ngành công nghệ thông tin, máy vẽ, thiết bị phục vụ thiết kế, vật tư ngành in và phụ tùng, thiết bị nghiên cứu khoa học, thí nghiệm.  Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị văn phòng.  Dịch vụ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật vào đời sống. 1.3. Môi trường pháp lý mà DN hoạt động Các thông tin chung về môi trường pháp lý mà DN đang hoạt động bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Pháp luật và các quy định có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của DN như các quy định pháp luật đối với loại hình và ngành nghề kinh doanh của DN; Các quy định của Chính phủ hiện có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN như các quy định về tiền tệ và kiểm soát ngoại tệ; hỗ trợ tài chính của Chính phủ; thuế quan và các rào cản thương mại; thay đổi thuế áp dụng… Luật Công nghệ thông tin được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua và ban hành tại Hà Nội, ngày 29/06/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Đơn vị áp dụng Quyết định 15 và các thông tư có hiệu lực hiện hành trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính. 2. Hiểu biết về DN 2.1 Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu Các thông tin chung về hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu của DN bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Bản chất của các nguồn doanh thu: sản xuất, dịch vụ, tài chính/ bán buôn, bán lẻ; Mô tả các loại sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà DN cung cấp; Thực hiện hoạt động: Mô tả các giai đoạn của sản phẩm hoặc dịch vụ, phương thức sản xuất, cách thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ); Mô tả các liên doanh, liên kết hoặc các hoạt động thuê ngoài quan trọng; Địa điểm sản xuất, kinh doanh, số lượng văn phòng; Các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ quan trọng; Các hoạt động nghiên cứu phát triển; Các giao dịch với bên có liên quan… Đối tác chính thức Quan hệ - Cấp độ hợp tác: Thiết lập quan hệ hợp tác và trở thành đối tác chính thức từ năm 1995. 117 Cấp độ: - Đối tác phần mềm Bạch kim (Software Platinum Partner). - Đối tác Vàng trong mảng phần cứng (Gold Partner). - Đối tác bảo hành ủy quyền (Authorized Service Provider). ABC đã vinh dự được HP trao tặng nhiều giải thưởng tiêu biểu - Đối tác đạt doanh số cao nhất. - Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất. - Đối tác tăng trưởng cao nhất về dịch vụ. Quan hệ - Cấp độ hợp tác: Thiết lập quan hệ hợp tác và trở thành đối tác chính thức từ năm 2008. Cấp độ: - Đối tác cao cấp (Premier Business Partner). Quan hệ - Cấp độ hợp tác: Đối tác chính thức từ năm 2002. Cấp độ: - Đối tác Bạch kim (Platinum Business Partner). ABC đã vinh dự được Oracle trao tặng nhiều giải thưởng tiêu biểu: - Đối tác đạt doanh số Database option cao nhất. - Đối tác bán hàng tốt nhất. - Đối tác coretech hàng đầu. 118 Quan hệ - Cấp độ hợp tác: Thiết lập quan hệ hợp tác chính thức từ năm 2000, ABC là công ty thành lập Trung tâm Dịch vụ và giải pháp MS đầu tiên tại Việt Nam. Cấp độ: - Đối tác cấp cao nhất (Large Account Reseller – LAR Partner). Quan hệ - Cấp độ hợp tác: Đối tác chính thức từ năm 1999. Cấp độ: - Đối tác Bạc (Silver Partner). - Đối tác chuyên biệt về bảo mật, truyền thông hợp nhất, Data Center (Security, UC, Data Center Specialization Partner). ABC đã vinh dự được Cisco trao tặng: - Đối tác cung cấp giải pháp bảo mật tốt nhất; - Nhà cung cấp giải pháp tốt nhất; - Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất; - Top Premier Partner. 119 Quan hệ - Cấp độ hợp tác: Đối tác chính thức từ năm 2007. Cấp độ: - Đối tác cao cấp (Premier Business Partner). Quan hệ - Cấp độ hợp tác: Đối tác chính thức từ năm 2006. Cấp độ: - Đối tác chiến lược (Business Partner). - Các liên doanh liên kết: Bên cạnh các quan hệ hợp tác thông thường, ABC còn phát triển các quan hệ hợp tác dưới hình thức liên doanh với các tập đoàn công nghệ hàng đầu nhằm mở rộng thêm các giải pháp, dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng. SeungLim – ABC là công ty liên doanh giữa ABC và Tập đoàn SeungLim của Hàn Quốc (tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc đạt chuẩn quốc tế về các giải pháp cho các công ty tài chính chứng khoán). Được thành lập vào năm 2008, SeungLim – ABC cung cấp, triển khai các ứng dụng phần mềm lõi cho các công ty tài chính, chứng khoán tại Việt Nam. Cho đến nay giải pháp của SeungLim – ABC đã được triển khai cho 7 công ty chứng khoán tại Việt Nam và được khách hàng đánh giá cao. 120 2.2. Sở hữu, các bên liên quan và cấu trúc tổ chức của DN Sở hữu DN: Thông tin về các cổ đông và thành viên chính trong DN - Thành viên Hội đồng quản trị: + Ông Ngô Vi Đồng – Chủ tịch Hội đồng quản trị (12,75% vốn điều lệ) + Bà Đinh Hà Duy Trinh – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (4,85% vốn điều lệ) + Ông Nguyễn Đức Tiến - Ủy viên Hội đồng quản trị (5,03% vốn điều lệ) + Ông Đinh Hà Duy Linh - Ủy viên Hội đồng quản trị (4,75% vốn điều lệ) + Bà Hàn Nguyệt Thu Hương - Ủy viên Hội đồng quản trị (3,45% vốn điều lệ) + Ông Trần Anh Hoàng - Ủy viên Hội đồng quản trị (1,55% vốn điều lệ) + Ông Nguyễn Quyền - Ủy viên Hội đồng quản trị (2,05% vốn điều lệ) + Ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Hội đồng quản trị (2,01% vốn điều lệ) - Ban kiểm soát: + Bà Huỳnh Thị Thanh Nga – Trưởng Ban kiểm soát + Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến – Kiểm soát viên + Ông Lê Nhựt Hoàng Nam – Kiểm soát viên. - Ban Tổng Giám đốc: + Ông Đinh Hà Duy Linh – Tổng Giám đốc + Bà Nguyễn Thị Hồng Hải – Kế toán trưởng - Người đại diện theo pháp luật: Ông Đinh Hà Duy Linh Các bên liên quan Danh sách các tổ chức và cá nhân có liên quan tới DN. - Công ty Cổ phần Công nghệ cao SeungLim – ABC. - Công ty SeungLim Securites INC. - Công ty Cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận. Mô tả cấu trúc tổ chức của DN theo các phòng, ban: (bằng mô tả hoặc bằng sơ đồ) 121 Hội đồng quản trị Ban phát triển chiến lược Ban trợ lý, thư ký Ban đầu tư Ban tài chính Các đơn vị khác Tổng Giám đốc Khối kinh tế Khối công nghệ TT. Tích hợp hệ thống ABC Giám đốc quản trị Tong Yang JV Giám đốc kinh doanh Cty Công nghệ ABC TP. HCM Ph. Hệ thống thông tin Hà Nội Giám đốc công nghệ Đà Nẵng Quốc tế TT Đào tạo Khối quản trị TT. Phần mềm & dịch vụ ABC VP tổng công ty TT. Dịch vụ khách hàng ABC Phòng nhân sự chất lượng TP. HCM BP. Hành chính Hà Nội Đà Nẵng Ph. Truyền thông VP. Chi nhánh Hà Nội BP. Nhân sự chất lượng BP. Truyền thông BP. Hành chính VP. Chi nhánh Đà Nẵng BP. Quản trị Khối tài chính Ph. Kế toán Quản trị BP. Mua hàng 122 2.3. Các thay đổi lớn về quy mô hoạt động của DN Bao gồm: Thông tin về tăng giảm vốn trong năm; Thông tin về đầu tư các tài sản quan trọng; Các hoạt động đầu tư tài chính vào các Công ty trong và ngoài tập đoàn… - Trong năm, Vốn chủ sở hữu tại Công ty tăng từ 59.892.990.000 đồng lên 68.642.010.000 đồng, tài sản cố định hữu hình của Công ty tăng từ 20.852.761.432 đồng lên 22.109.674.767 đồng. Công ty có xu hướng mở rộng sản xuất trong tương lai. - Về hoạt động liên doanh liên kết: các khoản đầu tư của công ty vẫn không thay đổi. Cụ thể: Đầu tư vào Công ty Cổ phần Công nghệ cao SeungLim - ABC: 4.800.000.000 đồng; Đầu tư cổ phiếu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: 1.287.680.000 đồng; Công ty Cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận: 1.450.000.000 đồng. 2.4. Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng Bao gồm: Hệ thống kế toán DN đang áp dụng. Có lập BCTC cho tập đoàn không; Các chính sách kế toán quan trọng DN áp dụng; Các thay đổi chính sách kế toán năm nay; Yêu cầu đối với BCTC; Cấu trúc lập BCTC… Chế độ kế toán Doanh nghiệp VN theo quyết định số 15/2005/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các thông tư hướng dẫn thực hiện. 2.5. Kết quả kinh doanh và thuế Bao gồm: Mô tả nhận xét về kết quả kinh doanh và cách thức các nhà lãnh đạo DN quản lý kết quả kinh doanh; Thảo luận một vài tỷ suất tài chính cần lưu ý: Cấu trúc nợ, khả năng thanh toán……để có nhận định sơ bộ về tình hình tài chính; Các hoạt động liên quan thuê tài chính (nếu có); Các loại thuế quan trọng áp dụng… Đơn vị đang áp dụng mức thuế suất về thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Bảng phân tích tỷ số: Hệ số thanh toán Công thức áp dụng Nă m 2012 Năm 2011 - Hệ số thanh toán hiện TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn hành 0,89 1,12 - Hệ số thanh toán nhanh 0,35 0,88 0,19 0,11 (TS ngắn hạn - HTK)/Nợ ngắn hạn - Hệ số thanh toán bằng Tiền/Nợ ngắn hạn tiền Ý kiến nhận xét về khả năng thanh toán: Các hệ số thanh toán năm 2012 vẫn được duy trì ở mức an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn cho các khoản nợ và các khoản 123 vay Ngân hàng. Công ty vẫn tiếp tục duy trì mức tín nhiệm loại A hoặc A + tại các Ngân hàng. Hệ số về khả năng sinh lợi Công thức áp dụng Năm 2012 Năm 2011 13,6% 14,6% Tỷ suất lợi nhuận gộp Lãi gộp/Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận thuần LN sau thuế/Doanh thu thuần 0,8% 1,5% Doanh thu trên tổng TS Doanh thu thuần/Tổng TS 188,5 % 234,7 % Tỷ suất sinh lời trên TS (LN trước thuế + CP lãi vay)/TS 5,7% 11,9% Tỷ suất sinh lời trên VCSH LN trước thuế cho cổ đông thường/VCSH thường 11,1% 22,0% Ý kiến nhận xét về khả năng sinh lời: Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu năm 2012 sụt giảm so với năm 2011, trong khi chi phí năm 2012 không giảm so với năm 2011 mà lại có xu hướng tăng. Tuy nhiên, chi phí lãi vay lại giảm hơn 6,8 tỷ đồng (giảm 33,49%) so với năm 2011 nhờ chính sách ổn định tỷ giá, giảm lãi suất của nhà nước, do đó tỷ suất lợi nhuận ròng sau thuế trên doanh thu thuần, ROA, ROE của năm 2012 đều sụt giảm so với các năm trước. 3. Các vấn đề khác 3.1. Nhân sự chủ chốt của DN Họ tên Chức vụ Bằng cấp và kinh nghiệm Liên lạc (tel) Đinh Hà Duy Linh Tổng Giám đốc Đại học, 22 năm kinh nghiệm 0918.277.241 Trần Anh Hoàng Phó TGĐ Đại học, 23 năm kinh nghiệm 0985.803.118 Nguyễn Thị Hồng Hải Kế toán trưởng Đại học, 25 năm kinh nghiệm 0987.055.524 3.2. Nhân sự kế toán Họ tên Chức vụ Công việc Liên lạc (tel) Nguyễn Thanh Huyền Kế toán Kế toán thuế, ngân hàng, tiền mặt, tiền lương 0167.462.0212 Trần Mỹ Lan Kế toán Kế toán công nợ phải trả, TSCĐ và Công cụ dụng cụ 0122.402.3328 Dương Tuấn Nam Kế toán Kế toán doanh thu, phải thu 0932.007.346 124 3.3. Các thông tin hành chính khác Địa chỉ của DN và các đơn vị liên quan (nếu có) - Công ty Cổ phần Công nghệ cao SeungLim – ABC Địa chỉ: 60, Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM - Công ty Seung Lim Securites INC – Hàn quốc - Công ty Cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận Địa chỉ: 78A Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM Thông tin về ngân hàng mà DN mở tài khoản - Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Chi Nhánh Sài Gòn - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Phú Nhuận - Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh 1 TP.HCM - Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB.HCM) - Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB - Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV Thông tin về luật sư mà DN sử dụng C. KẾT LUẬN: GIAO DỊCH BẤT THƯỜNG VÀ CÁC RỦI RO PHÁT HIỆN Qua việc tìm hiểu KH và môi trường kinh doanh, KTV cần xác định sơ bộ các rủi ro và trình bày tại phần này. Đối với các rủi ro phát hiện tại giai đoạn lập kế hoạch cần xác định rõ tài khoản ảnh hưởng, thủ tục kiểm toán cơ bản cho rủi ro đó. Các thủ tục kiểm tra cơ bản này cần được bổ sung vào chương trình kiểm tra cơ bản của các tài khoản tương ứng. Rủi ro liên quan tới toàn bộ BCTC: không phát hiện Rủi ro liên quan tới các TK cụ thể Các thủ tục kiểm toán cơ bản cho rủi ro cụ thể 125 PHỤ LỤC 04: Chương trình kiểm toán A510 – Phân tích sơ bộ BCTC Công ty: AISC A510 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Tên Ngày 20/01/2013 Ngày khóa sổ: 31/12/2012 Người thực hiện Đào Nội dung: PHÂN TÍCH SƠ BỘ BCTC Người soát xét 1 Duy Người soát xét 2 BAÛNG CAÂN ÑOÁI KEÁ TOAÙN Chỉ tiêu 31/12/2012 Biến động 01/01/2012 Số tiền % TÀI SẢN A – TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tieàn vaø caùc khoaûn töông ñöông tieàn 1. Tieàn mặt tại quỹ 2. Tiền gửi ngân hàng 356.115.153.768 266.521.791.852 89.593.361.916 34.633.915.602 221.229.971 34.412.685.631 19.149.293.250 15.484.622.352 872.724.435 33,62 80,86 (651.494.464) (74,65) 18.276.568.815 16.136.116.816 88,29 II. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2.000.000 2.000.000 0 0 1. Đầu tư ngắn hạn 2.000.000 2.000.000 0 0 - - - - III. Caùc khoaûn phaûi thu ngaén haïn 264.244.028.761 209.626.691.230 54.617.337.531 26,05 1. Phaûi thu khaùch haøng 241.564.072.545 190.381.128.916 51.182.943.629 26,88 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 2. Traû tröôùc cho ngöôøi baùn 22.628.256.144 19.103.085.212 3.525.170.932 18,45 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - - 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng - - - - 83.334.222 174.111.252 (31.634.150) (31.634.150) 5. Caùc khoaûn phaûi thu khaùc 6. Dự phòng phải thu khó đòi (90.777.030) (52,14) 0 0 IV. Haøng toàn kho 53.409.509.752 34.999.618.406 18.409.891.346 52,60 1. Haøng toàn kho 53.409.509.752 34.999.618.406 18.409.891.346 52,60 126 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Taøi saûn ngaén haïn khaùc 1. Chi phí trả trước ngắn hạn Chỉ tiêu 2. Thuế GTGT được khấu trừ - - - - 3.825.699.653 2.744.188.966 1.081.510.687 39,41 620.045.756 394.726.337 225.319.419 57,08 31/12/2012 Biến động 01/01/2012 Số tiền % 742.869.219 1.188.881.229 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước - - - - 4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ - - - - 5. Tài sản ngắn hạn khác 2.462.784.678 1.160.581.400 B - TAØI SAÛN DAØI HAÏN 16.514.531.983 17.218.753.784 (446.012.010) (37,52) 1.302.203.278 112,20 (704.221.801) (4,09) II. Taøi saûn coá ñònh 6.310.292.514 7.720.037.765 (1.409.745.251) (18,26) 1. Taøi saûn coá ñònh höõu hình 5.855.597.606 7.482.500.812 (1.626.903.206) (27,78) - Nguyeân giaù - Giaù trò hao moøn luõy keá 2. Taøi saûn coá ñònh voâ hình 22.109.674.767 20.852.761.432 1.256.913.335 6,03 (16.254.077.161) (13.370.260.620) (2.883.816.541) 17,74 454.694.908 237.536.953 217.157.955 91,42 2.151.825.342 1.776.861.758 374.963.584 21,10 (1.697.130.434) (1.539.324.805) (157.805.629) 10,25 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - - - III. Bất động sản đầu tư - - - - 7.537.680.000 7.537.680.000 0 0 - - - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 4.800.000.000 4.800.000.000 0 0 3. Đầu tư dài hạn khác 2.737.680.000 2.737.680.000 0 0 - - - - V. Taøi saûn daøi haïn khaùc 2.666.559.469 1.961.036.019 705.523.450 35,98 1. Chi phí traû tröôùc daøi haïn 1.715.889.352 1.563.344.382 152.544.970 9,76 - - - - 950.670.117 397.691.637 - Nguyeân giaù - Giaù trò hao moøn luõy keá IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác TOÅNG COÄNG TAØI SAÛN 552.978.480 139,05 372.629.685.751 283.740.545.636 88.889.140.115 31,33 A - NÔÏ PHAÛI TRAÛ 286.302.187.639 200.701.743.171 85.600.444.468 42,65 I. Nôï ngaén haïn 285.674.187.639 199.474.743.171 86.199.444.468 43,21 1. Vay và nợ ngắn hạn 169.165.488.240 121.935.033.926 47.230.454.314 38,73 27.289.640.156 44,84 NGUỒN VỐN 2. Phải trả người bán 88.156.107.429 127 60.866.467.273 3. Người mua trả tiền trước 17.102.404.790 4.800.054.074 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 4.324.414.762 2.700.606.084 1.623.808.678 5. Phải trả người lao động 2.500.000.000 3.000.000.000 (500.000.000) (16,67) 31/12/2012 01/01/2012 3.526.928.749 3.461.094.458 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 281.443.708 580.882.262 8. Quyõ khen thöôûng, phuùc lôïi 617.399.961 2.130.605.094 (1.513.205.133) (71,02) II. Nôï daøi haïn 628.000.000 1.227.000.000 (599.000.000) (48,82) 1. Vay và nợ dài hạn 628.000.000 1.227.000.000 (599.000.000) (48,82) B - VOÁN CHUÛ SÔÛ HÖÕU 86.327.498.112 83.038.802.465 3.288.695.647 3,96 I. Voán chuû sôû höõu 86.327.498.112 83.038.802.465 3.288.695.647 3,96 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 68.642.010.000 59.892.990.000 8.749.020.000 14,61 2. Thặng dư vốn cổ phần 139.500.000 139.500.000 0 0 2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 139.500.000 139.500.000 0 0 (2.155.280.020) (2.155.280.020) 0 0 - 543.902.085 (543.902.085) (100) 753.240.000 753.240.000 0 0 3.050.901.219 2.555.887.105 495.014.114 19,37 Chỉ tiêu 6. Chi phí phải trả 3. Cổ phiếu ngân quỹ 4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 5. Quỹ đầu tư phát triển 6. Quỹ dự phòng tài chính 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối TOÅNG COÄNG NGUOÀN VOÁN 15.897.126.913 12.302.350.716 256,30 60,13 Biến động Số tiền % 65.834.291 1,90 (299.438.554) (51,55) 21.308.563.295 (5.411.436.382) (25,40) 372.629.685.751 283.740.545.636 88.889.140.115 31,33 Chú thích: Tất cả các biến động lớn hơn mức trọng yếu chi tiết cần được tìm hiểu nguyên nhân hoặc lưu ý khi tìm lời giải thích khi thực hiện kiểm toán tại KH. [1] Số dư tài khoản tiền biến động tăng nhiều so với năm trước có thể do đơn vị thu được tiền từ việc bán hàng, số dư tiền tại đơn vị tăng tỷ lệ thuận với việc tăng doanh thu; hoặc chính sách bán hàng của đơn vị thắt chặt, người mua phải ứng trước tiền hàng cho đơn vị -> Cần kiểm tra xem số dư này là của tiền mặt hay tiền gửi Ngân hàng. [2] Số dư khoản phải thu khách hàng năm 2012 tăng nhiều so với năm trước (26,88%) nguyên nhân có thể do đơn vị kinh doanh có hiệu quả hơn; đơn vị chưa thu được những khoản tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. -> Cần kiểm tra nguyên nhân. 128 [3] Số dư khoản trả tiền trước cho nhà cung cấp năm 2012 tăng cao so với năm 2011 là 18,45%, nguyên nhân có thể do trong năm đơn vị đặt hàng của nhà cung cấp nhiều và tùy điều kiện cụ thể trong hợp đồng mà đơn vị tiến hành ứng trước tiền hàng. -> Cần kiểm tra nguyên nhân kết hợp với việc gửi thư xác nhận nhằm chứng minh tính hiện hữu của những khoản trả trước cho người bán? [4] Số dư hàng tồn kho năm 2012 tăng 52,6% so với năm 2011, tương ứng với mức tăng 18,4 tỷ đồng. Nguyên nhân có thể do trong năm 2012 đơn vị nhận được nhiều đơn đặt hàng và dự trữ hàng hóa để năm sau tiến hành giao cho khách hàng theo từng điều khoản trong hợp đồng nên lượng hàng tồn kho chưa xuất hết. KTV cần kết hợp kiểm kê nhằm tìm hiểu rõ biến động trên và tìm hiểu nguyên nhân tại sao hàng tồn kho trong doanh nghiệp lại biến động bất thường như vậy. [5] Tài sản ngắn hạn khác cuối năm 2012 tăng 112,2% so với năm 2011. Cần kiểm tra nguyên nhân? [6] Tài sản cố định hữu hình tại đơn vị biến động tăng 6,03% so với năm 2011 có thể do đơn vị trang bị thêm những TSCĐ cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh,… Cần chọn mẫu kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh tăng trong kỳ, kết hợp với kiểm kê TSCĐ nhằm chứng minh tính hiện hữu của TSCĐ? [7] Khoản vay ngắn hạn cuối kỳ năm nay tăng cao so với năm trước, có thể là do đơn vị vay tiền để bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. -> Cần phỏng vấn, chọn mẫu kiểm tra chi tiết các khoản vay và tiến hành đối chiếu với các điều khoản trên hợp đồng tín dụng xem đơn vị có tuân thủ các điều khoản trên hợp đồng? [8] Phải trả người bán cuối kỳ năm 2012 tăng 44,84% so với năm trước có thể do đơn vị mua hàng tồn kho dự trữ nhằm mục đích kinh doanh trong năm tới mà chưa tiến hành thanh toán những khoản công nợ cho người bán –> Cần tìm hiểu nguyên nhân xem có phải như vậy không? [9] Số dư khoản khách hàng trả tiền trước năm 2012 tăng 256,3% so với năm 2011, nguyên nhân có thể do khách hàng phải ứng trước tiền trước khi giao hàng tùy theo điều kiện giao hàng của từng hợp đồng được ký kết trong năm -> Cần kiểm tra nguyên nhân? 129 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Chỉ tiêu 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2012 Biến động Năm 2011 Số tiền 702.187.089.621 665.749.932.948 % 36.437.156.673 5,47 - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 702.187.089.621 665.749.932.948 dịch vụ 36.437.156.673 5,47 4. Giá vốn hàng bán 38.141.782.629 6,71 (1.704.625.956) (1,76) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính - 606.902.039.596 568.760.256.967 95.285.050.025 96.989.675.981 1.914.903.441 14.991.995.011 (13.077.091.570) (87,23) 7. Chi phí tài chính 14.752.076.896 32.588.815.229 (17.836.738.333) (54,73) - Trong đó: Chi phí lãi vay 13.624.864.885 20.484.192.999 8. Chi phí bán hàng 50.626.042.531 46.192.893.928 4.433.148.603 9,60 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 27.055.518.474 24.587.362.571 2.468.155.903 10,04 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.766.315.565 8.612.599.264 (3.846.283.699) (44,66) 11. Thu nhập khác 3.291.991.538 5.805.308.676 (2.513.317.138) (43,29) 429.879.646 1.217.531.555 (787.651.909) (64,69) 13. Lợi nhuận khác 2.862.111.892 4.587.777.121 (1.725.665.229) (37,61) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7.628.427.457 13.200.376.385 (5.571.948.928) (42,21) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.870.667.050 3.300.094.096 (1.429.427.046) (43,31) - - 5.757.760.407 9.900.282.289 12.Chi phí khác 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN (6.859.328.114) (33,49) - - (4.142.521.882) (41,84) [1] Doanh thu thuần năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 5,47%, tương ứng với mức tăng 36,4 tỷ đồng. Nguyên nhân có thể là do đơn vị ký được hợp đồng nhiều hơn năm 2011; ngoài ra đơn vị cũng khẳng định được uy tín của mình thông qua chất lượng dịch vụ đã cung cấp. KTV cần kiểm tra chọn mẫu việc ghi nhận doanh thu, giá vốn hàng bán và kiểm tra việc chia cắt niên độ xem việc ghi nhận doanh thu tại đơn vị có phù hợp không? [2] Giá vốn hàng bán năm 2012 biến động tăng 6,71% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu có thể do giá cả hàng hóa mua vào, chi phí lương năm nay biến động tăng so với năm trước,… -> Cần kiểm tra nguyên nhân giá vốn hàng bán tại đơn vị tương ứng với việc ghi 130 nhận doanh thu không? [3] Doanh thu hoạt động tài chính tại đơn vị giảm mạnh (giảm 87,23%) so với năm 2011 tương ứng với số tiền hơn 13 tỷ đồng -> Cần kiểm tra tính hợp lý của Doanh thu hoạt động tài chính. [4] Chi phí hoạt động tài chính tại đơn vị giảm mạnh (giảm 54,73%) so với năm 2011 tương ứng với số tiền gần 18 tỷ đồng. Nguyên nhân có thể do mức lãi suất DN vay được ưu đãi so với năm 2011 hoặc đơn vị chưa cần thiết phải vay ngân hàng để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh trong kỳ -> Cần kiểm tra tính hợp lý của chi phí hoạt động tài chính tại đơn vị thông qua quá trình ước tính và so sánh chi phí lãi vay năm 2012 xem đơn vị ghi nhận có phù hợp không? [5] & [6] Chi phí bán hàng tăng 9,6% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10,04% so với năm 2011. Mức tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có thể do khoản lương của công nhân viên tăng hơn so với năm 2011, Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tỷ lệ thuận với việc tăng doanh thu -> Cần chọn mẫu kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh trong kỳ xem đơn vị ghi nhận những khoản chi phí này có hợp lý không? 131 PHỤ LỤC 05: Chương trình kiểm toán A610 – Đánh giá chung về HTKSNB của đơn vị Công ty: AISC A610 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Tên Ngày 24/01/2013 Ngày khóa sổ: 31/12/2012 Người thực hiện Minh Nội dung: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HTKSNB CỦA ĐƠN VỊ Người soát xét 1 Duy Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU: Đánh giá HTKSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. B. NỘI DUNG CHÍNH: Hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, HTKSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của HTKSNB. Hiểu biết tốt về HTKSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá HTKSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá HTKSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần cấu thành của HTKSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HTKSNB Có Không Mô tả/ Ghi chú Tham chiếu Môi trường kiểm soát 1.1 Truyền thông và thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong DN Có quy định về giá trị đạo đức và các giá trị này có được thông tin đến các bộ phận của DN không? A120/54 (Hồ sơ chung) Có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không? A120/54 (Hồ sơ chung) 132 CÁC THÀNH PHẦN CỦA HTKSNB Có Các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức được xử lý như thế nào? Cách thức xử lý có được quy định rõ và áp dụng đúng đắn? Không Mô tả/ Ghi chú Tham chiếu Kỷ luật, trừ lương A120/54 (Hồ sơ chung) 1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên Các nhà quản lý có danh tiếng hoặc bằng chứng về năng lực của họ không? A310 DN thường có thiên hướng thuê nhân viên có năng lực nhất hay nhân viên tốn ít chi phí nhất? A310 DN xử lý như thế nào đối với nhân viên không có năng lực? Đào tạo A310 1.3 Phong cách điều hành và triết lý của các nhà quản lý DN Thái độ của các nhà quản lý DN đối với HTKSNB? A120/54 (Hồ sơ chung) Phương pháp tiếp cận của họ đối với rủi ro? A120/54 (Hồ sơ chung) Thu nhập của các nhà quản lý có dựa vào kết quả hoạt động hay không? A120/54 (Hồ sơ chung) Mức độ tham gia của các nhà quản lý DN vào quá trình lập BCTC? A120/54 (Hồ sơ chung) 1.4 Cấu trúc tổ chức Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô, hoạt động kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh của đơn vị không? A310 Cấu trúc DN có khác biệt với các DN có quy mô tương tự của ngành không? A310 1.5 Phân định quyền hạn và trách nhiệm DN có các chính sách và thủ tục cho việc uỷ quyền và phê duyệt các nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp không? 133 A120/54 (Hồ sơ chung) CÁC THÀNH PHẦN CỦA HTKSNB Có Không Mô tả/ Ghi chú Tham chiếu Có sự giám sát và kiểm tra phù hợp đối với những hoạt động được phân quyền cho nhân viên không? A120/54 (Hồ sơ chung) Nhân viên của DN có hiểu rõ nhiệm vụ của mình hay không? A120/54 (Hồ sơ chung) Những người thực hiện công tác giám sát có đủ thời gian để thực hiện công việc giám sát của mình không? A120/54 (Hồ sơ chung) Sự bất kiêm nhiệm có được thực hiện phù hợp trong đơn vị không? (ví dụ, tách biệt vị trí kế toán và công việc mua sắm tài sản) A120/54 (Hồ sơ chung) 1.6 Chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự Đơn vị có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đề bạt, và sa thải nhân viên không? C120 (Hồ sơ chung) Các chính sách này có được xem xét và cập nhật thường xuyên không? C120 (Hồ sơ chung) Các chính sách này có được truyền đạt đến mọi nhân viên của đơn vị không? C120 (Hồ sơ chung) Những nhân viên mới có nhận thức được trách nhiệm của họ cũng như sự kỳ vọng của Ban Tổng Giám đốc không? C120 (Hồ sơ chung) Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được đánh giá và soát xét định kỳ không? C120 (Hồ sơ chung) QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO Rủi ro liên quan tới BCTC Các nhà quản lý đơn vị có xác định rủi ro liên quan tới BCTC không? 134 A120/54 (Hồ sơ chung) Có CÁC THÀNH PHẦN CỦA HTKSNB Không Mô tả/ Ghi chú Tham chiếu Đơn vị có ước tính ảnh hưởng về mặt tài chính của các rủi ro? A120/54 (Hồ sơ chung) Đơn vị có tiến hành đánh giá khả năng xảy ra rủi ro? A120/54 (Hồ sơ chung) Các rủi ro phát hiện được giải quyết như thế nào? Quy trách nhiệm cụ thể A120/54 (Hồ sơ chung) GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT 3.1 Giám sát thường xuyên và định kỳ Việc giám sát thường xuyên có được xây dựng trong các hoạt động của DN không? A170/25 (Hồ sơ chung) DN có chính sách xem xét lại HTKSNB định kỳ và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống không? (Mô tả việc đánh giá nếu có) A170/25 (Hồ sơ chung) DN có duy trì bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp không? A170/25 (Hồ sơ chung) Bộ phận kiểm toán nội bộ có đủ kinh nghiệm chuyên môn và được đào tạo đúng đắn không? A170/25 (Hồ sơ chung) Bộ phận kiểm toán nội bộ có duy trì hồ sơ đầy đủ về HTKSNB và kiểm tra HTKSNB của đơn vị không? A170/25 (Hồ sơ chung) Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận sổ sách, chứng từ kế toán và phạm vi hoạt động của họ không bị hạn chế? A170/25 (Hồ sơ chung) 3.2 Báo cáo các thiếu sót của hệ thống KSNB DN có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp sửa chữa đối với các thiếu sót của HTKSNB không? A170/25 (Hồ sơ chung) Ban Tổng Giám đốc có xem xét các ý kiến đề xuất liên quan đến HTKSNB đưa ra bởi KTV độc lập (hoặc KTV nội bộ) và thực hiện các đề xuất đó không? A170/25 (Hồ sơ chung) 135 Có CÁC THÀNH PHẦN CỦA HTKSNB Không Mô tả/ Ghi chú Tham chiếu Bộ phận kiểm toán nội bộ có gửi báo cáo phát hiện các thiếu sót của HTKSNB lên Hội đồng quản trị hoặc Ban Kiểm soát kịp thời không? A170/25 (Hồ sơ chung) Bộ phận kiểm toán nội bộ có theo dõi các biện pháp sửa chữa của Ban Tổng Giám đốc không? A170/25 (Hồ sơ chung) Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận trực tiếp Hội đồng quản trị hoặc Ban Kiểm soát không? A170/25 (Hồ sơ chung) C. KẾT LUẬN Rủi ro trọng yếu Những yếu tố giúp giảm rủi ro 1. Không phát hiện 2. 3. 136 Các thủ tục kiểm toán cơ bản bổ sung PHỤ LỤC 06: Chương trình kiểm toán A710 – Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện) Công ty: AISC A710 Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Tên Ngày 27/01/2013 Ngày khóa sổ: 31/12/2012 Người thực hiện Minh Nội dung: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (KẾ HOẠCH – THỰC HIỆN) Người soát xét 1 Duy Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU: Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC TẾ Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu Doanh thu Doanh thu Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu DN đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, giá trị hợp đồng kinh tế phát sinh lớn, doanh thu ổn định qua các năm Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) Tỷ lệ sử dụng ước tính mức trọng yếu 702.187.089.621 702.187.089.621 1,5% 1,5% - Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% (b) - Doanh thu: 0,5% - 3% - Tổng tài sản và vốn: 2% Mức trọng yếu tổng thể (PM) (c)=(a)*(b) 10.532.806.344 10.532.806.344 Mức trọng yếu thực hiện (TE) (d)=(c)*50% 5.266.403.172 5.266.403.172 Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua (TH) (e)=(d)*4% 210.656.127 210.656.127 137 Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán. Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước Mức trọng yếu tổng thể 10.532.806.344 11.068.544.286 Mức trọng yếu thực hiện 5.266.403.172 5.534.272.143 210.656.127 221.370.886 Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước Không phát sinh 138 PHỤ LỤC 07: Bảng xác định mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCĐKT tại Công ty Cổ phần ABC ĐVT: Đồng TÀI SẢN Tỷ lệ phân bổ Ngày 31/12/2012 Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục (TE) Giá trị 10% khoản mục Giá trị TE lựa chọn Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (TH) = 4%  TE A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 356.115.153.76 8 - - - - - I. Tiền và các khoản tương đương tiền 34.633.915.602 - - - - - 1.Tiền 34.633.915.602 50%PM 5.266.403.172 3.463.391.560 3.463.391.560 138.535.662 2. Các khoản tương đương tiền - - - - - - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2.000.000 - - - - - 1. Đầu tư ngắn hạn 2.000.000 - - - - - - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 264.244.028.76 1 - - - - - 1. Phải thu khách hàng 241.564.072.54 50%PM 5 5.266.403.172 24.156.407.25 5 5.266.403.172 210.656.127 2. Trả trước cho người bán 22.628.256.144 50%PM 5.266.403.172 2.262.825.614 2.262.825.614 90.513.025 - - - - 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - 139 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi TÀI SẢN - - - - - - 83.334.222 50%PM 5.266.403.172 8.333.422 8.333.422 333.337 (31.634.150) 50%PM 5.266.403.172 3.163.415 126.537 126.537 Tỷ lệ phân bổ Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục (TE) Ngày 31/12/2012 IV. Hàng tồn kho 53.409.509.752 - - 1. Hàng tồn kho 53.409.509.752 50%PM 5.266.403.172 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Giá trị 10% khoản mục Giá trị TE lựa chọn Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (TH) = 4%  TE 5.340.950.975 5.266.403.172 210.656.127 - - - - - - 3.825.699.653 - - - - - 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 620.045.756 50%PM 5.266.403.172 62.004.576 62.004.576 2.480.183 2. Thuế GTGT được khấu trừ 742.869.219 50%PM 5.266.403.172 74.286.922 74.286.922 2.971.477 V. Tài sản ngắn hạn khác 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước - - - - - - 4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ - - - - - - 2.462.784.678 50%PM 5.266.403.172 246.278.468 246.278.468 9.851.139 16.514.531.983 - - - - - - - - - - - II. Tài sản cố định 6.310.292.514 - - - - - 1. Tài sản cố định hữu hình 5.855.597.606 5. Tài sản ngắn hạn khác B – TÀI SẢN DÀI HẠN I- Các khoản phải thu dài hạn 140 - Nguyên giá 22.109.674.767 50%PM 5.266.403.172 2.210.967.477 2.210.967.477 88.438.699 - Giá trị hao mòn luỹ kế (16.254.077.161) 50%PM 5.266.403.172 288.381.654 288.381.654 11.535.266 2. Tài sản cố định thuê tài chính - Nguyên giá TÀI SẢN - Giá trị hao mòn lũy kế 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế - - - - - - - - - - - - Tỷ lệ phân bổ Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục (TE) Ngày 31/12/2012 Giá trị 10% khoản mục Giá trị TE lựa chọn Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (TH) = 4%  TE - - - - - - 454.694.908 - - - - - 2.151.825.342 50%PM 5.266.403.172 215.182.534 215.182.534 8.607.301 (1.697.130.434) 50%PM 5.266.403.172 15.780.563 15.780.563 631.223 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - - - - - III. Bất động sản đầu tư - - - - - - 7.537.680.000 - - - - - - - - - - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 4.800.000.000 50%PM 5.266.403.172 480.000.000 480.000.000 19.200.000 3. Đầu tư dài hạn khác 2.737.680.000 50%PM 5.266.403.172 273.768.000 273.768.000 10.950.720 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn - - - - - - V. Tài sản dài hạn khác 2.666.559.469 - - - - - 1. Chi phí trả trước dài hạn 1.715.889.352 50%PM 5.266.403.172 171.588.935 171.588.935 6.863.557 141 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác - - - - - - 950.670.117 50%PM 5.266.403.172 95.067.012 95.067.012 3.802.681 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn Tổng cộng tài sản NGUỒN VỐN - - - - - - 372.629.685.75 1 - - - - - Tỷ lệ phân bổ Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục (TE) Ngày 31/12/2012 Giá trị 10% khoản mục Giá trị TE lựa chọn Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (TH) = 4%  TE A – NỢ PHẢI TRẢ 286.302.187.639 - - - - - I. Nợ ngắn hạn 285.674.187.639 - - - - - 1. Vay và nợ ngắn hạn 169.165.488.240 50%PM 5.266.403.172 16.916.548.82 4 5.266.403.172 210.656.127 2. Phải trả cho người bán 88.156.107.429 50%PM 5.266.403.172 8.815.610.743 5.266.403.172 210.656.127 3. Người mua trả tiền trước 17.102.404.790 50%PM 5.266.403.172 1.710.240.479 1.710.240.479 68.409.619 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 4.324.414.762 50%PM 5.266.403.172 432.441.476 432.441.476 17.297.659 5. Phải trả người lao động 2.500.000.000 50%PM 5.266.403.172 250.000.000 250.000.000 10.000.000 6. Chi phí phải trả 3.526.928.749 5.266.403.172 352.692.875 352.692.875 14.107.715 50%PM 7. Phải trả nội bộ - - - - - - 8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng - - - - - - 142 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 5.266.403.172 28.144.371 28.144.371 1.125.775 - - - - - 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 617.399.961 50%PM 5.266.403.172 61.739.996 61.739.996 2.469.600 II. Nợ dài hạn 628.000.000 - - - - - 1. Phải trả dài hạn người bán - - - - - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ - - - - - - 3. Phải trả dài hạn khác - - - - - - Tỷ lệ phân bổ Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục (TE) 281.443.708 50%PM 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn NGUỒN VỐN 4. Vay và nợ dài hạn - Ngày 31/12/2012 Giá trị 10% khoản mục Giá trị TE lựa chọn Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (TH) = 4%  TE 628.000.000 50%PM 5.266.403.172 62.800.000 62.800.000 2.512.000 B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 86.327.498.112 - - - - - I. Vốn chủ sở hữu 86.327.498.112 - - - - - 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 68.642.010.000 50%PM 5.266.403.172 6.864.201.000 5.266.403.172 210.656.127 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 139.500.000 - - - - - - - - - - - (2.155.280.020) 50%PM 5.266.403.172 215.528.002 215.528.002 8.621.120 - - - - - 143 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7. Quỹ đầu tư phát triển 8. Quỹ dự phòng tài chính 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối II. Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng cộng nguồn vốn - - - - - - 753.240.000 50%PM 5.266.403.172 75.324.000 75.324.000 3.012.960 3.050.901.219 50%PM 5.266.403.172 305.090.122 305.090.122 12.203.605 - - - - - - 15.897.126.913 - - - - - - - - - - - - - - - - 372.629.685.751 Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán AISC, năm 2012 144 [...]... Công ty TNHH Kiểm toán AISC Qua đó đánh giá việc áp dụng phương pháp này vào trong thực tế kiểm toán cho công ty khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện phương pháp xác lập mức trọng 1 yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Tìm hiểu phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty. .. yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC khi kiểm toán BCTC tại công ty khách hàng Từ đó, người viết đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán. .. giải pháp nhằm hoàn thiện hơn phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC 18 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM – AISC VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM –AISC 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH. .. viên trong Công ty TNHH Kiểm toán AISC về các bước thực hiện quy trình kiểm toán BCTC, trình tự xác lập mức trọng yếu và trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán, quan sát thực tế công tác chuẩn bị và thực hiện phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC tại công ty khách hàng để tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp. .. ty TNHH Kiểm toán AISC - Mục tiêu 2: Đánh giá phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC áp dụng cho công ty khách hàng; đồng thời đưa ra nhận xét về ưu điểm và vấn đề còn tồn tại của phương pháp này - Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH. .. quan đến phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AISC khi thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng - Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn nhân viên Công ty TNHH Kiểm toán AISC, việc phỏng vấn được thực hiện trên 1 kiểm toán viên, 1 nhóm trưởng và 1 trợ lý kiểm toán để xem phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán được... xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - Khu vực miền Tây” của tác giả Nguyễn Bá Phương Thảo, sinh viên trường Đại học Cần Thơ khóa 35 Đề tài đi vào phân tích phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán áp dụng cho 1 công ty khách hàng, đồng thời so sánh phương pháp này tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ với Công. .. Đánh giá quy trình xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang, sinh viên trường Đại học Cần Thơ khóa 34 Đề tài nêu lên cơ sở lý thuyết chặt chẽ về phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán Từ đó tác giả đánh giá việc vận dụng phương pháp này vào thực tế kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt tại công ty. .. phương pháp xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi về không gian - Công việc nghiên cứu phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC 1.4.2 Phạm vi về thời gian - Số liệu sử dụng phân tích trong đề tài là số liệu thực hiện kiểm toán tại công ty khách... Công ty TNHH Kiểm toán AFC và Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt Qua đề tài luận văn này, người viết mong muốn có thể đánh giá một cách cụ thể và chi tiết hơn phương pháp xác lập mức trọng yếu và phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán AISC áp dụng cho công ty khách hàng Đồng thời đánh giá những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại của phương pháp; so sánh giữa chương trình kiểm toán ... 4.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AISC 4.2.1 Giới thiệu phương pháp xác lập mức trọng yếu đánh giá rủi ro kiểm toán Công ty TNHH Kiểm. .. trọng yếu phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán AISC - Mục tiêu 2: Đánh giá phương pháp xác lập mức trọng yếu phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán AISC... thiện phương pháp xác lập mức trọng yếu phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán AISC 18 CHƯƠNG GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM

Ngày đăng: 10/10/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan