Qua khảo sát ban đầu, các chiều đo về những nhu cầu cơ bản của trẻ nghèo còn chưa được bảo đảm hết, trong đó có những lĩnh vực chiếm tỷ lệ không cao nhưng nó minh chứng cho việc một số í
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM VĂN QUYẾT
HÀ NỘI - 2016
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản 14
1.1 Một số khái niệm cơ bản 14
1.2 Lý thuyết vận dụng 17
1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21
Kết luận chương 1 23
Chương 2: CÁC CHIỀU ĐO LƯỜNG HÒA NHẬP XÃ HỘI CỦA TRẺ EM NGHÈO QUA NGHIÊN CỨU 24
2.1 Nhóm quyền phát triển 24
2.2 Nhóm quyền được bảo vệ 34
2.3 Nhóm quyền sống còn 47
2.4 Nhóm quyền của trẻ 54
Kết luận chương 2 56
Chương 3: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÒA NHẬP XÃ HỘI CỦA TRẺ NGHÈO 57
3.1 Các yếu tố từ phía gia đình 57
3.2 Các yếu tố từ cộng đồng 62
3.3 Các yếu tố từ chính quyền, đoàn thể 63
Kết luận chương 3 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 3DANH MỤC BẢNG, HỘP
Bảng 2.1 Tỷ lệ trẻ được chăm lo thẻ bảo hiểm y tế: ……… 25
Bảng 2.2.Bệnh của trẻ em nghèo:……… ……… 27
Bảng 2.3 Tình trạng đi học của trẻ nghèo: ……… 28
Bảng 2.4 Mức độ quan tâm và hỗ trợ của gia đình, chính quyền về giáo dụccho trẻ em nghèo
29 Bảng 2.5 Mối quan hệ bạn bè của trẻ nghèo 31
Bảng 2.6 Các cấp độ về nhà ở của trẻ em nghèo đô thị 34
Bảng 2.7 Tỷ lệ nhà ở của trẻ được đảm bảo theo quy định……… 37
Bảng 2.8 Tình trạng nhà thuê của trẻ nghèo đang sống 37
Bảng 2.9 Trẻ em nghèo đô thị được quan tâm về trang phục 39
Bảng 2.10 Các hình thức trả lương cho trẻ 42
Bảng 2.11 Môi trường làm việc của trẻ 43
Bảng 2.12 Những nguy cơ đối với trẻ nghèo 46
Bảng 2.13 Bữa ăn của trẻ em nghèo 48
Bảng 2.14 Lựa chọn nơi vui chơi của trẻ trong các ngày nghỉ, lễ, tết 51
Bảng 2.15 Trẻ không vui chơi 53
Bảng 2.16 Trẻ hiểu biết quyền và tham gia đóng góp ý kiến 54
Bảng 3.1 Những yếu tố tích cực giúp trẻ hòa nhập xã hội 57
Bảng 3.2 Xu hướng lựa chọn trang phục của trẻ 59
Bảng 3.3 Gia đình quan tâm đến vấn đề học tập của trẻ 59
Hộp 2.1 Chăm sóc sức khỏe của trẻ nghèo 26
Hộp 2.2 Tình trạng bệnh của trẻ em nghèo 27
Hộp 2.3 Trẻ nghèo được tạo điều kiện học ngoại khóa 30
Hộp 2.4 Hỗ trợ của bạn bè trẻ em nghèo 31
Hộp 2.5 Mong muốn của phụ huynh trẻ nghèo 31
Hộp 2.6 Nhận xét của phụ huynh trẻ nghèo 32
Trang 4Hộp 2.7 Tình trạng nhà tạm của trẻ em nghèo đang ở 35
Hộp 2.8 Những khó khăn của trẻ ở nhà tạm 36
Hộp 2.9 Trẻ em nghèo được quan tâm đến trang phục 40
Bảng 2.10 Các hình thức trả lương cho trẻ 42
Hộp 2.11 Chi thu nhập của trẻ nghèo 42
Hộp 2.12 Môi trường làm việc của trẻ em nghèo 43
Hộp 2.13 Mức độ trẻ em nghèo được quan tâm đến dinh dưỡng 49
Hộp 2.14 Trẻ em nghèo đô thị với số lượng bữa ăn 49
Hộp 2.15.Trẻ em nghèo không vui chơi 53
Hộp 3.1 Ý thức trẻ nghèo trong giúp đỡ gia đình 58
Hộp 3.2 Khó khăn của gia đình trẻ nghèo 68
Trang 51
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh từng là một “Sài Gòn” đô hội rất hoa lệ, được chính quyền Đông Dương mệnh danh là “hòn ngọc viễn đông” Nơi đây đã hội tụ rất nhiều dòng chảy văn hóa trong lịch sử hình thành và phát triển; từng đón nhận những ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ qua các thời kỳ thăng trầm của đất nước, được đánh dấu bằng những di tích lịch sử đặc trưng như: Bưu điện, Bến Nhà Rồng, dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành
Thành phố mang tên Bác có nhiều ưu điểm ở chỗ các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng cùng chung sống hòa bình, êm đẹp, họ đã cùng tương trợ và giúp đỡ nhau
để sống tốt đời đẹp đạo với những việc làm mang đậm tính nhân văn Cho đến thời điểm hiện nay chắc cũng chưa có tỉnh thành nào chứa đựng nhiều dân tộc cùng chung sống như nơi đây và cũng chưa có nơi nào tình người cũng nhiều như nơi đây được thể hiện thông qua những hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “ủng hộ” người nghèo và tương trợ với tinh thần quốc tế
Nơi đây chiếmgiữ vị trí địa lý quan trọng của cả nước, vì là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng;lại là đường cửa ngõ quốc tế để giao thương và trao đổi văn hóa, kinh tế Thành phố phát triển trên tất cả các lĩnh vực, hoạt động văn hóa rất đa dạng vùng miền, tình hình an ninh chính trị ổn định và an toàn trật tự
xã hội được bảo đảm Là nơi an tâm để tập trung kinh doanh, sản xuất, học tập, sinh hoạt và vui chơi giải trí
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển chung vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục, đòi hỏi cần phải có một sự nỗ lực lớn của lãnh đạo thành phố, sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân Đặc biệt cần chú ý đến những lĩnh vực có liên quan đến phát triển an sinh xã hội, trong đó “nghèo” là vấn đề bức thiết đã được đề
ra và giải quyết từ những năm sau đổi mới Để có kết quả như ngày hôm nay, đòi hỏi cần phải có một chính sách toàn diện, phủ rộng đến từng hộ dân nghèo với các giải pháp đồng bộ Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc giảm nghèo, đến nay cơ bản cả thành phố đã hoàn thành bốn giai đoạn và tiến hành triển khai đo lường
Trang 62
nghèo đa chiều phù hợp với thực tiễn tình hình phát triển, cũng như xu hướng hội nhập của đất nước
Vấn đề nghèo tại thành phố cần có cách nhìn mới để xây dựng những thang
đo thích hợp hơn, trong đó đối tượng đặc biệt cần chăm lo là trẻ em nghèo Vì nhìn chung các trẻ này bị thiếu hụt về năng lực và khả năng liên kết mật thiết với việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.Trẻ em nghèo đô thị cần nhất là chiều đo về thiếu hụt xã hội mà hiện nay vẫn chưa có những chuẩn đo cụ thể để giúp đỡ cho các em Những thiếu hụt đa chiều làm cho trẻ mất đi những cơ hội, hạn chế các nhu cầu về mặt xã hội làm cho trẻ thiếu tự tin, hạn chế hiểu biết về quyền cơ bản của mình Qua khảo sát ban đầu, các chiều đo về những nhu cầu cơ bản của trẻ nghèo còn chưa được bảo đảm hết, trong đó có những lĩnh vực chiếm tỷ lệ không cao nhưng nó minh chứng cho việc một số ít trẻ chưa được tạo điều kiện tối thiểu về nơi ở, việc học hành, chăm sóc sức khỏe cơ bản, vấn đề về lao động trước tuổi, biết và thực hiện quyền của trẻ Trẻ nghèo đô thị bị thiếu hụt về vấn đề chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, trang phục, hạn chế những hiểu biết và thực hiện các quyền của bản thânvà phải lao động trước tuổi
Có nhiều lý do để trẻ thiếu hụt đa chiều mà trong đó các công cụ đo lường đơn chiều không thể đo hết được các chiều thiếu hụt khác Nếu không có các tiêu chí đo lường phù hợp với thực tế nhu cầu của trẻ sẽ dẫn đến những thiệt thòi cho trẻ
em nghèo đô thị và làm cản trở sự phát triển toàn diện của một lực lượng lớn vốn xã hội trong tương lai Những cản trở trên có những nhân tố tác động từ phía gia đình, chính quyền và cộng đồng, từ những chính sách dành cho trẻ
Đã có nhiều nghiên cứu, báo cáo về vấn đề hòa nhập cho người nhập cư, người lao động hay chotrẻ em nhưng đa phần là những nghiên cứu tập trung vào trẻ
có hoàn cảnh khuyết tật, trẻ trong trường giáo dưỡng hay trẻ bị nhiễm HIV/AIDS chứ chưa có nghiên cứu riêng cho trẻ em nghèo sống trong các đô thị Vì vậy tôi
chọn đề tài “Hòa nhập xã hội của trẻ em trong các gia đình nghèo ở thành phố
Hồ Chí Minh”(Nghiên cứu trường hợp quận 7, thành phố Hồ Chí Minh) nhằm
tìm hiểu về sự hòa nhập của trẻ em nghèo trong thành phố, làm rõ hơn cơ sở lý
Trang 73
thuyết cho việc tiếp cận và lý giải vấn đề về hòa nhập xã hội của trẻ em trong các gia đình nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu về hòa nhập xã hội của người nghèo đô thị
Đô thị hóa giúp cho kinh tế nước ta ngày càng tăng trưởng, là động lực thúc đẩy đất nước phát triển thoát khỏi nhóm quốc gia kém phát triển Sự tăng trưởng về kinh tế còn là cơ sở, nền tảng của đô thị hóa và là điều kiện tiên quyết để thực hiện công tác giảm nghèo của nước ta Tuy nhiên, mặt trái của đô thị hóa với những hệ lụy cần nhiều giải pháp hạn chế các tác động làm nghèo khổ ngày càng tăng lên
Nói đến nghèo đô thị thì đã có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo đề cập đến và có những khuyến nghị, những giải pháp nhằm hỗ trợ người nghèo hòa nhập
xã hội thuận lợi hơn
Vì bản chất phức tạp và nhạy cảm của vấn đề nghèo nên tác giả Nguyễn
Duy Thắng với bài viết “Nghèo khổ đô thị các nguyên nhân và yếu tố tác động”
yêu cầu phải có cách tiếp cận tổng thể để thấy được toàn vẹn bức tranh nghèo đô thị
có những nguyên nhân và yếu tố tác động phổ biến như: thiếu thu nhập, nghèo vốn con người và vốn xã hội, tốc độ đô thị hóa và toàn cầu hóa nhanh, khủng hoảng kinh tế Điều này cũng tùy thuộc vào quy mô dân số, kích cỡ đô thị, cơ cấu chính trịxã hội, mối quan hệ với thị trường bên ngoài Thành phố càng lớn thì mức độ ảnh hưởng toàn cầu hóa càng cao, trường hợp phục hồi có khả năng nhanh và ngược lại
đối với các thành phố nhỏ [22, tr 75].Ngoài ra, tác giả Nguyễn Duy Thắng còn
nhấn mạnh nghèo đô thị làm nảy sinh vấn đề tăng khoảng cách giữa giàu nghèo,
phân tầng trong xã hội qua bài viết “Tác động của đô thị hóa đến nghèo khổ và
phân tầng xã hội: nghiên cứu trường hợp vùng ven đô Hà Nội” Tác giả cho thấy
nghèo là một trong những rào cản phát triển của các đô thị và đòi hỏi cấp thiết phải
có những giải pháp giúp cho người nghèo tiếp cận các nguồn lực, các dịch vụ đô thị bằng nhiều chính sách ưu đãi[23, tr 75]
Trang 84
Nghèo đa chiều được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng
tổ chức UNICEF Việt Nam thực hiện đo lường chất lượng sống của trẻ em nghèo
trong báo cáo “Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?” Bài viết chỉ ra rằng phương
pháp đo lường đơn chiều chỉ cho kết quả thu nhập rất thấp chứ chưa đề cập đến việc được tạo điều kiện tiếp cận những quyền cơ bản của người nghèo Trong đó việc áp dụng các thang đo nghèo đa chiều đã bổ sung những tiêu chí để đo lường những nhu
cầu tối thiểu mà không thể đáp ứng bằng tiền[10, tr 74]
Cùng quan tâm đến vấn đề nghèo nhưng nghiên cứu ở khía cạnh người
nhập cư có đồng tác giả tác giả Phạm Văn Quyết, Trần Văn Kham với bài viết “Sự
kỳ thị đối với người lao động nhập cư nghèo tại các đô thị Việt Nam” nhấn mạnh
người nghèo là một trong những nhóm yếu thế cần phải có những biện pháp bảo vệ,
hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tham gia một cách tích cực vào đời sống xã hội
trong sự bình đẳng với các thành viên khác của xã hội[19, tr 75] Đồng tác giả trên cũng có công trình nghiên cứu “Hòa nhập xã hội: Một số quan điểm và việc triển
khai nghiên cứu, đo lường” nhằm tìm ra những mức độ hội nhập xã hội của người
nghèo để tạo điều kiện cho họ tham gia, có chỗ đứng trong những lĩnh vực của đời sống như những thành viên của xã hội [16, tr 75] Và bộ đôi tác giả này cũng đã
nghiên cứu về vấn đề “Hòa nhập xã hội của người di cư tại các đô thị ở Việt Nam:
Hướng đến một mô hình trợ giúp xã hội” nhằm đề xuất những giải pháp xóa bỏ kỳ
thị, thúc đẩy quá trình hội nhập của người nghèo nhập cư, tìm ra những mô hình trợ giúp từ chính quyền đến các tổ chức xã hội, chính trị - xã hội để họ chủ động hòa hòa mình vào những lĩnh vực sống tại đây[19, tr 75]
Thành phố Hồ Chí Minhlà địa phương đầu tiên trong cả nước khởi xướng công cuộc xóa đói giảm nghèo suốt 24 năm qua, trải qua 4 giai đoạn(1999-2003, 2004-2008, 2009-2013, 2014 -2015) Thành phố luôn hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trước từ 1 đến 2 năm với 7 lần điều chỉnh chuẩn nghèo và cận nghèo Hiện nay nhiều hộ không nghèo về thu nhập nhưng vẫn còn gặp khó khăn, thiếu hụt ở các chiều cạnh khác và không nằm trong danh sách nghèo nên không được các chính sách hỗ trợ Như đã nói trên, các phương pháp đo lường nghèo đơn chiều không còn
Trang 95
đáp ứng nhu cầu thực tế tình hình nên khái niệm nghèo đa chiềubắt đầu xuất hiện từ
những năm 2013 Ấn phẩm “Tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ y tế và giáo
dục trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động y tế và giáo dục tại Việt Nam” của Action
Aid cho thấy những hạn chế của người nghèo khi có chủ trương xã hội hóa 2 trong
số các chiều có trong thang đo nghèo đa chiều[1, tr 74]cùng với những chính sách
về điều kiện nhà ở, việc làm, hỗ trợ tín dụng đã được gì, còn hạn chế gì cần phải
khắc phục qua báo cáo “Giảm nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách thức” của
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam [28, tr 76] Chuẩn bị triển khai cho giai đoạn giảm nghèo của thành phố lần thứ 5, Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững của thành phố tham mưu cho UBND thành phố triển khai cuộc khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo của thành phố giai đoạn năm 2016-2020 vào tháng 3/2016 để tìm ra giải pháp hỗ trợ các hộ nghèo đa chiều phù hợp với nhu cầu với thực tiễn cuộc sống
Ngoài những vấn đề nêu trên bài viết “Bất bình đẳng giới trong giáo dục
Việt Nam” của tác giả Đỗ Thiên Kính còn nêu những chiều cạnh khác của nghèo đô
thị như: bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ, mà cơ bản nhất là vấn đề về bất bình đẳng trong giáo dục giữa nông thôn với thành thị và giữa các cấp học, giữa nam và nữ[15, tr 75].Bất bình đẳng trong y tế làm cho cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ít đi, các cơ sở y tế xuất hiện nhiều dịch vụ phong phú
để phục vụ nhu cầu của bệnh nhân tùy vào khả năng chi trả Điều này vô hình chung
đã tạo ra rào cản phân biệt giữa bệnh nhân có điều kiện chi trả với bệnh nhân nghèo, điều kiện chi trả còn hạn chế Các vấn đề về cơ sở hạ tầng bao gồm việc giao đất cho nhân dân tự chủ trong sản xuất, thực hiện các chương trình xây dựng điện – đường – trường – trạm ở vùng sâu vùng xa, biên giới khó khăn và xây dựng hệ thống giao thông đường bộ ngày càng hiện đại đã góp phần cho việc di chuyển, giao thương của người nông đân đến các thành phố, của nông dân đến các khu công nghiệp, khu chế xuất đã phần nào giảm tải được tình trạng nghèo của nước ta Để biết rõ hơn những thiếu hụt của người nghèo đô thị, tác giả Nguyễn Thu Sa với bài
viết “Người nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh: Thử phát họa một bức chân dung”
Trang 106
cho thấy xuất hiện nhu cầu bảo trợ xã hội của các nguồn lực từ bên ngoài và khả năng tự tạo ra sự bảo trợ của nhóm nghèo nhằm làm giảm những nguy cơ bị tổn thương trong quá trình sinh kế, cung cấp lưới bảo vệ cho họ tránh những nguy cơ bị gạt ra bên lề xã hội[21, tr 75].Làm hạn chế mặt trái của phân tầng xã hội, làm cho khoảng cách giữa giàu nghèo ngày càng giãn rộng hơn và nhất thiết phải có những giải pháp để hạn chế những nguy cơ xung độtxã hội xảy ra
Các chiều cạnh khác nhau trong vấn đề nghèo đa chiều cần phải nhìn nhận,
lý giải một cách khách quan và từ đó đưa ra những giải pháp thực hiện triệt để, đồng
bộ để vấn đề nghèo đa chiều được giải quyết theo bản chất vốn có của nó Từ đó mà
có những biện pháp giảm nghèo căn cơ nhất, cần thiết đầu tư cho công tác giảm nghèo và nhất thiết phải bắt đầu từ những trẻ em trong các gia đình nghèo đa chiều
để đảm bảo được tính giảm nghèo bền vững
2.2 Các nghiên cứu về hòa nhập xã hội của trẻ em nghèo đô thị
Trẻ em là một nguồn vốn, nguồn tài nguyên nhằm để đảm bảo một lực lượng kế thừa duy trì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh ví trẻ em như cái mầm, cái“mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì cái lá mới tươi, quả mới tốt Con trẻ được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi, thì dân tộc mới có thể tự cường tự lập” Nói như vậy có nghĩa là tất cả trẻ em cần phải được chăm lo, giáo dục, tạo các điều kiện tối đa để đảm bảo rằng trẻ được thực hiện quyền của mình Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số ít trẻ vẫn chịu thiệt thòi và đòi hỏi phải có những giải pháp cấp thiết để hỗ trợ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia, phát triển toàn diện các mặt để đảm bảo lực lượng vốn xã hội cần thiết cho sự phát
triển bền vững của quốc gia
Báo cáo “Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?”được phát hành bởi sự kết
hợp giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với UNICEP Việt Nam nêu ra các lý
do để tất cả các quốc gia hay các tổ chức tập trung nghiên cứu và tìm giải pháp để bảo vệ, chăm sóc, tạo điều kiện tối đa cho trẻ nghèo, đặc biệt là trẻ nghèo tại các đô thị được thực hiện các quyền cơ bản của mình Vì đối tượng này thường phải chịu những nguy cơ cao hơn và bị ảnh hưởng do nghèo khác biệt hơn so với người
Trang 117
trưởng thành, các em phải phụ thuộc phần lớn vào môi trường sống trực tiếp của mình trong việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản và dựa vào sự phân bổ nguồn lực của cha mẹ, gia đình và cộng đồng Chính vì thế nên trẻ có nhiều khả năng tiếp tục phải chịu cảnh nghèo khi trưởng thành bởi nghèo được vận hành như một vòng tròn lẩn quẩn mà trẻ rơi vào từ khi mới ra đời và không thoát ra được Do đó, giảm nghèo trẻ em tuy là một mục tiêu ngắn hạn nhưng lại giúp giảm tỷ lệ nghèo ở người
trưởng thành trong dài hạn [10, tr 74]
Ở Việt Nam, công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu
mà thế giới công nhận Nhưng vẫn còn một bộ phận trẻ em vẫn phải sống trong nghèo đói, không được đảm bảo các quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và học tập, thiếu sự bảo vệ để sống an toàn, lành mạnh Một bộ phận trẻ này chịu rất nhiều thiệt thòi, có nguy cơ bị bóc lột, buôn bán, bị lạm dụng, tai nạn thương tích Thực tế cho thấy trẻ cần phải được tạo điều kiện để được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản tối thiểu về ăn, ở, chăm sóc sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí, tham gia vào các lĩnh vực khác
Đối với vấn đề hỗ trợ cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào những dịch
vụ cơ bản của xã hội đã được quy định trên nhiều văn bản quy phạm pháp luật Nhưng trên thực tế thì việc đảm bảo quyền lợi cho trẻ em tham gia chỉ dừng lại ở hình thức chứ chưa thật sự đi vào thực tiễn cuộc sống của các em để đảm bảo cho trẻ được tham gia, tiếp cận những dịch vụ xã hội cơ bản, những phúc lợi cho mình Tuy có những thành tích đạt được trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ cho trẻ từ những khung pháp lý, những chương trình bảo vệ trẻ tuân thủ theo quy định của Liên Hiệp Quốc nhưng do thực tế tình hình đất nước nên vẫn còn một tỷ lệ trẻ nghèo đô thị chưa được tạo điều kiện triệt để trong việc thực hiện quyền,chủ động tham gia được
nêu trong báo cáo “Điều tra Nghèo đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh” do
tổ chức phi chính phủ UNDP thực hiện[26, tr 76]
Bên cạnh đó, một vấn đề đặt ra ở đây là từ góc độ phụ huynh của trẻ do mưu sinh, còn hạn chế về trình độ nên kiến thức khoa học để nuôi dạy con còn hạn chế và chưa kịp thời cập nhật những văn bản Pháp luật đã ban hành để bảo vệ cho
Trang 128
trẻ nên chưa có những ứng xử phù hợp với những biểu hiện của trẻ trong mỗi giai đoạn thay đổi tâm, sinh lýkhác nhau góp phần dẫn đến những hệ lụy của trẻ nghèo
và làmnảy sinh tệ nạn xã hội
Nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược giảm nghèo đa chiều giai đoạn 5 (2016-2020), thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát các hộ nghèo trên địa bàn thành phố với những thang đo cụ thể có liên quan đến những nhu cầu cơ bản của trẻ nghèo, trên cơ sở những chỉ báo qua cuộc khảo sát, thành phố sẽ xây dựng những giải pháp thiết thực để hỗ trợ, tạo điều kiện cho trẻ nghèo đa chiều được thuận lợi thụ hưởng những nhu cầu cơ bản, được tham gia các hoạt động xã hội và được có nhu cầu trợ giúp xã hội
Đã có nhiều nghiên cứu, báo cáo nhận dạng việc hỗ trợ người nghèo, nhưng riêng về vấn đề hỗ trợ trẻ em nghèo hòa nhập xã hội thì cần phải làm rõ hơn, cần có những giải pháp thực hiện thiết thực hơn, đồng bộ hơn để trẻ được thụ hưởng những
hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội để phát triển toàn diện hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm nghiên cứu về mức độ hòa nhập của trẻ em trong các hộ gia đình nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh Từ đó đánh giá chung về đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em nghèo cũng như xây dựng giải pháp giải quyết những bất cập trong quá trình thực hiện giảm nghèo đa chiều với đối tượng trẻ em
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Hình thành cơ sở lý thuyết cho việc tiếp cận và lý giải vấn đề về hòa nhập
xã hội của trẻ em trong các gia đình nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Làm rõ thực trạng hòa nhậpxã hội của trẻ em trong các hộ gia đình nghèo Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa nhập xã hội của trẻ
Đề xuất những giải pháp thúc đẩy hòa nhập xã hội của trẻ em trong các gia đình nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 13Trẻ em được xác định trong Điều 1, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ
em năm 2004: Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi;
Là hộ gia đình nghèo và cận nghèo theo quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng trong giai đoạn 2011- 2015
4.3 Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Địa bàn quận 07, thành phố Hồ Chí Minh
+ Thời gian: từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Trẻ em trong các hộ gia đình nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh có thuận lợi khi hòa nhập xã hội không?
Gia đình, nhà trường và cộng đồng có là yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa nhập
xã hội của trẻ em trong các hộ gia đình nghèo không?
Trẻ em trong các hộ gia đình nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh có được các khung pháp lý bảo vệ không?
Trẻ em trong các hộ gia đình nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh có bị kỳ thị không?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu
Trẻ em trong các gia đình nghèo trên địa bàn thành phố còn khó khăn, chưa thuận lợi trong việc thụ hưởng đầy đủ các dịch vụ cơ bản so với trẻ khác
Trang 14Trẻ thiếu tự tin trong việc hòa nhập xã hội khi bị đối xử kỳ thị
5.3 Phương pháp nghiên cứu
5.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích tư liệu có sẵn
Với phương pháp phân tích tư liệu sẵn có, đề tài tập hợp và phân tích các tài liệu như sách báo, số liệu thống kê, các văn bản có liên quan đến nghèo đa chiều, giúp luận văn có cái nhìn tổng quát về những vấn đề hòa nhập xã hội của trẻ em tại
đô thị
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài Phương pháp nhằm thu thập thông tin định lượng giúp kiểm định các giả thuyết Bảng hỏi là công cụ thu thập thông tin chủ yếu trong cuộc điều tra này
Triển khai nghiên cứu 200 trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo tại 4 phường trên địa bàn quận nhằm thu thập thông tin theo yêu cầu và mục đích của cuộc nghiên cứu
Khi tiến hành khảo sát, điều tra viên đã nhờ Bí thư Đoàn và Chuyên trách giảm nghèo tăng hộ khá của 4 phường hỗ trợ dẫn đến nhà từng em để thực hiện bảng hỏi Trong quá trình hỏi, có những thông tin cần đến sự hỗ trợ từ phía phụ huynh, bạn cùng xóm của trẻ và từ phía chính quyền để khai thác hết thông tin trong bảng hỏi đề ra
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Để có thông tin sâu hơn về đối tượng nghiên cứu, đề tài cũng tiến hành phỏng vấn sâu 7 trường hợp Trong đó phỏng vấn 4 học sinh, 2 phụ huynh đại diện cho 4 phường Ngoài ra còn phỏng vấn 1 Chuyên trách giảm nghèo tăng hộ khá
Trang 1511
nhằm tìm hiểu sâu hơn các nội dung mà phương pháp điều tra định lượng không phù hợp hoặc bổ sung cho cách tiếp cận này
5.3.2 Chọn mẫu và quy mô
Khung mẫu là danh sách các hộ gia đình trong Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn (2014-2015)
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: trong 10 phường bốc thăm chọn ngẫu nhiên 4 phường có trẻ em nghèo ở độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi mang tính đại diện gồm phường: Tân Kiểng, Tân Thuận Đông, Tân Hưng, Tân Quy
Phương pháp chọn mẫu như trên cho phép thỏa mãn được tính đại diện cho các hộ gia đình trên toàn địa bàn, từ đó cho thấy được mức độ hòa nhập xã hội của trẻ em nghèo trên địa bàn thành phố Tổng số trẻ nghèo được khảo sát định lượng là
200 em (đối tượng trả lời bảng hỏi là 97 nam và 103 nữ trong độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi) Ngoài ra, để có thông tin sâu về vấn đề nghiên cứu và đảm bảo được tính khách quan với nhiều góc nhìn từ phía chính quyền, phụ huynh, cộng đồng đề tài đã tiến hành phỏng vấn sâu thêm 4 trường hợp từ 200 thiếu nhi được nghiên cứu, 2 phụ huynh của trẻ nghèo và 1 chuyên trách giảm nghèo tăng hộ khác trong Ban giảm nghèo quận
5.3.3 Phương pháp xử lý thông tin
Ghi âm, ghi chép nội dung cuộc phỏng vấn sâu (kết hợp quan sát), sau đó
gỡ băng và ghi chép lại toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn
Đối với các bảng hỏi: sử dụng thống kê mô tả để xử lý và tổng hợp các số liệu phục vụ làm tư liệu phục vụ cho luận văn
Trang 16và các đoàn thể
Các chính sách
xã hội với trẻ em nghèo
Quyền sống còn: Đo các chiều cạnh
dưỡng của trẻ
2/ Nhóm Quyền bảo vệ nhằm đo lường các chiều cạnh: trẻ được hỗ trợ nhà ở; trang phục; lao động trước tuổi của trẻ, nguy cơ vướng vào TNXH và trẻ được hộ trợ từ cộng đồng, tổ chức chính trị - xã hội
4/ Nhóm Quyền tham gia, đo lường chiều cạnh trẻ hiểu biết về các quyền và
Trang 17Do đó, đề tài góp phần làm rõ hơn mức độ hòa nhập xã hội của trẻ em nghèo đô thị hiện nay trong tiêu chí nghèo đa chiều và làm sáng tỏ hơn một số lý thuyết xã hội học khi vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Hòa nhập xã hội là nhu cầu của các cá nhân, các nhóm trong xã hội Đề tài
có ý nghĩa: Liệt kê những nhu cầu cơ bản của trẻ nghèo chưa được hòa nhập xã hội, qua đó cung cấp cho gia đình, chính quyền và cộng đồng xã hội biết được các chiều thiếu hụt của trẻ nghèo Mô tả mức độ được tạo điều kiện hòa nhập xã hội của trẻ trước những nhân tố gia đình, chính quyền và cộng động xã hội, từ các chính sách dành cho trẻ
Qua những thông tin thu thập được, hy vọng đề tài luận văn là tài liệu tham khảo có ích cho các nhà hoạch định chính sách và những người quan tâm đến lĩnh vực này
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2:Các chiều do lường hòa nhập xã hội của trẻ em nghèo qua nghiên
cứu
Chương 3: Yếu tố tác động đến sự hòa nhập xã hội của trẻ nghèo
Trang 1814
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Hòa nhập xã hội
“Hòa nhập xã hội bao gồm một quá trình bảo đảm rằng những người có nguy cơ đói nghèo và những người tách biệt biệt xã hội được những cơ hội và nguồn lực cần thiết để tham gia đầy đủ các hoạt động kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa và tận hưởng một tiêu chuẩn sống hạnh phúc được coi là bình thường trong xã hội họ đang sống”[3, tr.74]
Xã hội là một trong những nơi mà mọi người cảm thấy giá trị, sự khác biệt của họ được tôn trọng và nhu cầu cơ bản của họ được đáp ứng để học có thể sống gồm: phân tầng xã hội, liên kết xã hội, bất bình đẳng, tách biệt xã hội Cụ thể:
+ Tách biệt xã hội là một quá trình mà trong đó một số cá nhân được đẩy qua bên lề của xã hội và bị ngăn cản tham gia do nghèo đói của họ hoặc thiếu cơ bản những năng lực và cơ hội học tập suốt đời hoặc như là một kết quả của sự phân biệt đối xử Điều này là do khoảng cách từ các cơ hội việc làm, thu nhập và giáo dục cũng như xã hội và cộng đồng mạng lưới hoạt động Họ có rất ít cơ hội để truy cập vào quyền lực và tiếp cận các cơ quan ra quyết định và do đó họ cảm thấy bất lực, không thể kiểm soát các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của mình hàng ngày
+ Phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của xã hội loài người (trừ xã hội sơ khai) Đó là sự phân chia xã hội thành các tầng khác nhau về địa vị chính trị, kinh tế và xã hội, cũng như sự khác nhau về trình độ học vấn, nghề nghiệp, phong cách sinh hoạt, kiển ăn mặc, nơi cư trú, thị hiếu nghệ thuật, mức độ tiêu dùng
+ Liên kết xã hội dùng để mô tả lợi ích mang lại cho mọi người với nhau Hòa nhập được thiết kế để đảm bảo rằng: tất cả mọi người có thể tham gia trong xã hội bất kể nền tảng của họ hoặc các đặc tính cụ thể bao gồm: chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, giới tính, khuyết tật, tình trạng xã hội, tuổi tác và các yếu tố
Trang 1915
khác So với dân số nói chung, các nhóm với các đặc thù, đặc điểm đặc biệt như vậy là rất nhiều khả năng phải đối mặt với học vấn thấp, thất nghiệp vô gia cư và kết quả loại trừ nghèo đói, loại trừ xã hội Mục tiêu là để cho tất cả mọi người một
cơ hội bình đẳng để tham gia trong xã hội, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn bằng việc loại bỏ các rào cản và loại bỏ những rủi ro
Trong đề tài, hòa nhập xã hội được sử dụng gắn với hòa nhập xã hội của trẻ em nghèo Điều đó có nghĩa đồng thời với việc tạo ra một xã hội hòa nhập thông qua các chính sách, các cơ chế tạo điều kiện cho trẻ em nghèo cố kết xã hội, là sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động sống của xã hội như với mọi trẻ em khác
1.1.2 Trẻ em
Luật Bảo vệ,Chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 của Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi Với góc độ nghiên cứu trẻ trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh thuộc lãnh thổ Việt Nam nên luận văn dùng Luật Bảo vệ, Chăm sóc
và Giáo dục trẻ em năm 2004 làm căn cứ để định nghĩa về “trẻ em” nhằm phù hợp với thực tế
1.1.3 Nghèo
“Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động
xã hội Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh” (Tổ chức Liên hợp quốc UNDP) Trong vấn đề nghèo hiện nay được chia thành 2 dạng gồm:
- Nghèo tiền tệ
Được hiểu dựa trên nguyên tắc mỗi cá nhân với sức mua nhất định có thể thỏa mãn nhu cầu cơ bản của họ Thuộc tính thõa mãn nhu cầu cơ bản có thể mua được bên ngoài thị trường và thể hiện bằng tiền Phương pháp đo lường này được
sử dụng rộng rãi nhất trong việc phân tích nghèo trên thế giới nhưng nó có hạn chế trong việc đo lường nghèo đối với trẻ em[10, tr 74]
Trang 2016
- Nghèo đa chiều
Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo
đa chiều.Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các
cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh
tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản[2, tr 74]
Nội dung nghiên cứu trong luận văn này xin được giới hạn về vấn đề hòa nhập xã hội của trẻ ở phương pháp đo lường nghèo đa chiều vìtrong cùng một thời điểm, trẻ nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau, có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, vui chơi giải trí, quyền tham gia Chính những bất lợi trên làm cho quyền cơ bản của trẻ bị khước từ,trẻ bị đẩy sang
lề xã hội mà phương pháp nghèo tiền tệ không đo lường hết được Nhữngbiến cố xảy ra bất ngờ trong cuộc sống đã đẩy gia đình trẻ rơi vào hoàn cảnh nghèo hoặc gia đình không nằm trong chuẩn được công nhận là hộ nghèo theo quy định từ đó
mà trẻ trở nên thiệt thòi, thiếu cơ hội hơn so với các bạn cùng trang lứa
1.1.4 Trẻ em nghèo
Bao gồm các đối tượng dưới 16 tuổi không được hưởng các quyền quy định trong Công ước năm 1989của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và không được tiếp cận các nhu cầu cơ bản của con người[10, tr 74] Trong đề tài, để đảm bảo việc thu thập thông tin, trẻ em nghèo được xác định là số trẻ em dưới 16 tuổi đang sinh sống trong các gia đình nghèo được xác định trên cơ sở Chương trình giảm nghèo tăng hộ khá giai đoạn 2014 – 2015
Trang 2117
nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng”
1.2 Lý thuyết vận dụng
1.2.1 Lý thuyết về hòa nhập xã hội
Các vấn đề của xã hội không được giải quyết bằng các giải pháp thuần túy
về kinh tế, mà đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính toàn diện và dựa trên các chiều cạnh về văn hóa, xã hội nhằm mục đích định hướng tạo được sự phát triển bền vững của xã hội cũng như tạo được sự bao phủ của các vấn đề xã hội, đặc biệt những vấn đề xã hội thuộc về các nhóm bị thiệt thòi, tổn thương trong xã hội
Đây là một trong những định hướng để thúc đẩy vai trò của Nhà nước trong việc tạo dựng xã hội công bằng và có khả năng giải quyết vấn đề của xã hội Vì đó
là một chủ đích xây dựng nên xã hội mà trong đó mọi cá nhân được tham gia vào các hoạt động chung của xã hội, được thể hiện vai trò và sự ảnh hưởng của cá nhân, cũng như phát huy được cái chung của xã hội
Theo quan điểm của các nhà chức năng luận tiêu biểu là Durkheim xã hội
có một ý thức tập thể được coi như cơ sở của đạo đức xã hội, nó giúp liên kết các cá nhân lại với nhau tạo ra hội nhập xã hội
Theo quan điểm hiện nay thì “hòa nhập xã hội là nói về sự đảm bảo chắc chắn rằng tất cả trẻ em, người lớn đều chú ý, tôn trọng, có chỗ đứng giống nhau, đồng thời đều có khả năng tham gia vào đời sống xã hội ở cả mức độ quốc gia và cộng đồng” Những chiều cạnh chính trong nội dung hòa nhập xã hội đối với người nghèo nên hướng đến cách tiếp cận đa chiều và sự hòa nhập cần được xem xét bao
trùm hầu hết các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội [19, tr 75]
1.2.2 Lý thuyết về xã hội hóa cá nhân
Theo quan niệm của Xã hội học thì xã hội hóa cá nhân là quá trình hình thành ý thức trong cách ứng xử của con người Là một quá trình mà con người tiếp nhận nền văn hóa của xã hội, có thể học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với những đặc trưng của xã hội Cá nhân thu thập kinh nghiệm của xã hội và học các chuẩn mực, khuôn mẫu một cách tự nhiên mà không thể chống lại được
Trang 2218
Theo quan niệm của các nhà Xã hội học mà tiêu biểu là G Andreeva – nhà
xã hội học người Nga thì “Xã hội hóa là một quá trình 2 mặt: một mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội; mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng việc họ tham gia các hoạt động
xã hội, thâm nhập vào các quan hệxã hội
Xã hội hóa cá nhân thông thường trải qua ba giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu tiên là môi trường gia đình
Đây là môi trường xã hội hóa quan trọng bậc nhất đầu tiên của cá nhân bởi
vì hầu hết các cá nhân đều được sinh ra và lớn lên trong gia đình Trong môi trường này cá nhân sẽ tiếp nhận thông tin một cách có chủ đích và không có chủ đích từ cha mẹ, người lớn trong gia đình về những giá trị, niềm tin, chuẩn mực, thái độ và
cả những tri thức đối với thế giới xung quanh Quá trình này được thực hiện qua giao tiếp trực tiếp, nó được theo dõi một cách chặc chẽ và có sự điều chỉnh rất kịp thời Tất nhiên những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình khác nhau sẽ có những quá trình xã hội hóa khác nhau Tuy nhiên sự ảnh hưởng của gia đình thường là không chính thức và không có chủ đích vì nó là sự tương tác qua lại giữa người sống gần gũi với nhau về mặt tinh thần, thể chất và sự tiếp thu cũng không đơn thuần thông qua những lời răn dạy mà còn thông qua những hành vi của các thành viên trong gia đình Hiện nay, do xã hội phát triển hiện đại nên vai trò của gia đình dần dần bị thay thế bằng các phương tiện truyền thông đại chúng và tổ chức xã hội
+ Giai đoạn tiếp theo là môi trường học đường
Đây là môi trường xã hội hóa chính yếu vì đứa trẻ không chỉ tiếp thu những kiến thức từ học đường mà còn tiếp thu những quy tắc, cách thức quy định hành vi, cách thức quan hệ với những người xung quanh, cách nhìn nhận về những giá trị, khuôn mẫu mà xã hội quan tâm Ở nhà trường cá nhân được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, là nơi để cá nhân tương tác với những thành viên không phải là gia đình Tính đa dạng xã hội ở nơi này giúp cho cá nhân có những nhận thức rõ ràng hơn về vị trí của mình trong cấu trúc xã hội đã được hình thành sẵn từ gia đình Nhà
Trang 2319
trường ngày càng có tầm quan trọng càng tăng trong quá trình xã hội hóa của cá nhân do thời gian phần lớn của mỗi cá nhân đều gắn với môi trường này
+ Giai đoạn cá nhân bước vào môi trường xã hội
Giai đoạn này cá nhân tham gia xã hội dưới dạng thành viên của các nhóm
xã hội Quá trình xã hội hóa giai đoạn này được thể hiện thông qua các chuẩn mực chính thức hay không chính thức và nó chồng chéo, phức tạp hơn so với 2 giai đoạn trước Xã hội hóa giai đoạn này thường là một quá trình liên tục, kéo dài đến suốt cuộc đời Trong giai đoạn này, cá nhân thực hiện cùng một lúc nhiều vai trò khác nhau trong các nhóm xã hội và trong toàn xã hội
Ranh giới giữa 3 giai đoạn xã hội hóa cá nhân không phải lúc nào cũng rõ ràng với mỗi cá nhân mà nó chỉ mang tính ước lệ Tức là nó không được phân chia rạch ròi, cụ thể theo cách giai đoạn này kết thúc thì sẽ đến giai đoạn tiếp theo mà nó
có sự đan xen lẫn nhau Vì trong thực tế có những cá nhân không trải qua giai đoạn
xã hội hóa cá nhân thứ hai mà bước thẳng vào môi trường xã hội hoặc vì một lý do nào đó mà cá nhân phải trải qua môi trường xã hội và quay lại giai đoạn xã hội hóa
cá nhân khi còn trong nhà trường, gia đình Do vậy, xã hội hóa cá nhân chỉ chấm dứt khi cuộc sống của mỗi cá nhân chấm dứt
1.2.3.Lý thuyết về thang bậc nhu cầu củaAbraham Maslow
Theo nhu cầu của con người phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến nhu Abraham Maslow cầu cao nhất.Khi một nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy nữa
Trong thang đo của Abraham Maslow có các cấp bậc từ thấp đến cao, thấp nhất là thang bậc cơ bản và phổ biến nhất đối với nhu cầu của con người.Theo thuyết A Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội Nếu không được đáp ứng các nhu cầu cơ bản này thì con người sẽ khó nảy sinh
ra những nhu cầu khác Đó là:
Trang 2420
Nhu cầu sinh lý (Vật Chất): Là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì bản thân cuộc sống con người (Thức ăn, đồ mặc, nước uống, nhà ở…) A.Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được mọi người
Nhu cầu về an toàn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và
sự đe dọa mất việc, mất tài sản…
Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): Do con người là thành viên của
xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển
Nhu cầu được tôn trọng: Theo A.Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin.Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú
ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng công” Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn vọng và kính
nể
Nhu cầu tự hoàn thiện: A.Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người có thể đạt tới Tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó, đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng
Lý do để luận văn chọn lý thuyết để làm căn cứ vì những nhu cầu của trẻ nghèo hiện tại đang ở mức thấp nhất và mức thứ hai Để đảm bảo rằng trẻ được tạo
Trang 2521
điều kiện để ăn, ở, học hành, chăm sóc y tế và vui chơi giải trí Đồng thời trẻ nghèo
sẽ có những rủi ro nên trẻ cần phải được bảo vệ và bảo đảm an toàn tính mạng cho bản thân và những đảm bảo an toàn khác mà không có công cụ nào đo lường được giá trị vô hình
1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Quận 7 là một trong năm quận mới được thành lập năm 1997 của thành phố Hồ Chí Minh Trước kia là địa bàn của thành phố Sài Gòn, sau giải phóng được nhập vào quận 8, ngày nay thì quận 7 được tách ra từ một phần đất phía Bắc của huyện Nhà Bè, bao gồm một phần của Thị trấn Nhà Bè và 5 xã PhíaBắc giáp với quận 4 và quận 2 với ranh giới hành chính là kênh Tẻ và sông Sài Gòn Phía Nam giáp huyện Nhà Bè với ranh giới là rạch Đĩa và sông Phú Xuân Phía Đông giáp với quận 2 và tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Sài Gòn và sông Nhà Bè Phía Tây giáp với quận 8 và huyện Bình Chánh với ranh giới là rạch Ông Lớn
Chiếm giữ vị trí cửa ngõ của khu vực phía Nam thành phố, quận 7 có nhiều điều kiện thu hút đầu tư cả trong, ngoài nước và khu chế xuất Tân Thuận, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng là một trong những minh chứng cho sự phát triển vượt trội của mình đối với thành phố Hồ Chí Minh Đi đôi với sự phát triển về kinh tế là sự gia tăng dân số đáng kể từ 90.920 nhân khẩu từ khi mới thành lập quận, đến nay đã tăng lên thành 300.000 nhân khẩu, phân bổ không đều trên địa bàn quận và đa phần làdân cư tạm trú
Trên cơ sở hạ tầng được đầu tư, duy tu đáp ứng cho các hoạt động phát triển kinh tế thì các hoạt động phát triển văn hóa xã hội cũng được chú trọng Trong
đó, giáo dục có hệ thống trường lớp công lập và ngoài công lập từ bậc mầm non đến Đại học, đã đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông; hệ công lập có 16 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 7 trường trung học cơ sở và 3 trường trung học phổ thông;
hệ tư thục có 46 trường mầm non, mẫu giáo và 5 trường phổ thông; các trường Đại học trên địa bàn quận có: Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Sài Gòn, Đại học Cảnh sát, Đại học RMIT.v.v đã, đang được xây dựng và đưa vào sử dụng Hệ thống y tế của quận có 443 cơ sở Y dược tư nhân, có 1 Bệnh viện quận, 3 bệnh viện: Tim Tâm
Trang 2622
Đức, Pháp Việt (FV), đa khoa Tân Hưng cùng các phòng khám đa khoa thực hiện khám chữa bệnh với các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đội ngũ y bác sĩ có uy tín tầm quốc gia và quốc tế để cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân [5, tr 74]
Qua tổng kết chương trình giảm nghèo giai đoạn 2014 – 2015 thì quận 7 còn 1.634 hộ nghèo với 7.389 nhân khẩu có mức thu nhập bình quân đầu người từ
16 triệu đồng một người trong năm trở xuống chiếm tỷ lệ 2,21% trên tổng số hộ dân theo từng mức thu nhập cụ thể, hộ cận nghèo còn 1.385hộ chiếm tỷ lệ 1,88% trên tổng số hộ dân Trước tình hình trên, Quận ủy quận 7 đã ban hành Nghị quyết số: 03-NQ/QU ngày 20/10/2010 về lãnh đạo công tác giảm nghèo giai đoạn (2010 – 2015) là chương trình trọng điểm của Đại hội Đảng bộ quận nhiệm kỳ (2010 – 2015) và chỉ đạo Ban giảm nghèo quận đề ra kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo với các chỉ tiêu, giải pháp, lộ trình cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương, sát với nhu cầu trợ giúp của người nghèo Thực hiện công tác quản lý, giúp
đỡ hộ nghèo, Ban giảm nghèo quận đã chỉ đạo các phường điều tra, cập nhật các hộ nghèo để làm cơ sở tham mưu Quận ủy chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, các phòng ban, đơn vị thực hiện chăm lo cụ thể: đã vận động được 10.864.389.996đồng cho 1.080 hộ dân nghèo vay vốn làm kinh tế vươn lên thoát nghèo; cấp 12.439 thẻ bảo hiểm cho hộ nghèo và hộ cận nghèo; miễn giảm học phí cho 971 lượt học sinh, hỗ trợ chi phí học tập cho 1.310 lượt học sinh, sinh viên trong diện hộ nghèo, hộ cận nghèo; cải thiện điều kiện sống cho các hộ nghèo như: tặng quà tết nguyên đán cho 2.833 hộ nghèo, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ hỏa táng theo chính sách Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 10/3/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Bên cạnh đó các ban nghành đoàn thể như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội chữ Thập Đỏ, Hội khuyến học cùng chung tay tham gia thực hiện chủ trương chung của quận 7 Với
sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhân dân trong công tác giảm nghèo, đến nay đã
có 1.350 hộ được đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo trên địa bàn quận [6, tr.74]
Trang 2723
Kết luận chương 1
Chương này đã mô tả các khái niệm về nghèo, hòa nhập xã hội, trẻ em nghèo, hộ gia đình nghèo và khái quát tình hình quận 7 Trong đó có đặc điểm tình hình địa bàn khảo sát với những điều kiện kinh tế, xã hội để giúp cho chúng ta có cái nhìn về tổng quan thực tế nơi khảo sát
Trên cơ sở làm rõ những hàm ý trong các khái niệm, giới thiệu sơ nét về địa bàn nghiên cứu để làm căn cứ tìm hiểu lý do, phân tích sâu hơn những nguyên nhân, những thuận lợi khi trẻ hòa nhập xã hội và cũng là một kinh nghiệm cho những nhà quản lý, gia đình và cộng đồng với trách nhiệm giúp đỡ trẻ em nghèo ngày càng tốt hơn
Trang 2824
Chương 2 CÁC CHIỀU ĐO LƯỜNGHÒA NHẬP XÃ HỘI CỦA TRẺ EM NGHÈO
QUA NGHIÊN CỨU
Luận văn đã được tiến hành tại phường Tân Quy, Tân Hưng, Tân Kiểng, Tân Thuận Đông là các phường có đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội phát triển Trong đó phường Tân Thuận Đông là phường có diện tích lớn hơn so với phường Tân Kiểng và phường Tân Quy, phường Tân Hưng, có đông công nhân tập trung đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận; phường Tân Hưng là nơi có
hệ thống kênh rạch chằng chịt, nơi tập trung của trẻ nghèo tại khu nhà tạm lụp xụp
Để thực hiện được số lượng bảng hỏi đã nêu trên, điều tra viên gặp nhiều khó khăn do tâm lý các hộ nghèo rất kỳ vọng được hỗ trợ vật chất nên có trường hợp chưa trung thực khi trả lời, có trường hợp gia đình tỏ rõ thái độ thiếu thiện cảm và trẻ em lại rất tinh nghịch với điều tra viên Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ và nhiệt tình của các cán bộ đoàn, Chuyên trách giảm nghèo tăng hộ khá phường nên các số liệu cần thu thập đã hoàn thành Trên cơ sở thu thập thông tin, luận văn đã đo được các chiều thiếu hụt cơ bản của trẻ nghèo phù hợp với yêu cầu đề tài luận văn hòa nhập xã hội là nhóm quyền phát triển và quyền tham gia cùng với 2 nhóm quyền còn lại là quyền bảo vệ và quyền sống còn
2.1 Nhóm quyền phát triển
2.1.1 Chiều cạnh được chăm sóc sức khỏe
Để chăm lo cho các hộ nghèo, lãnh đạo thành phố đã bàn bạc và ban hành Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 17/9/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố
về ban hành một số chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố giai đoạn 2012-2015 Trên cơ sở Quyết định ban hành đi kèm là văn bản Hướng dẫn liên Sở
số 04/HDLT-BCĐ.GNTHK-STC-BHXH ngày 17/9/2012 của Liên Sở Lao Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo Giảm nghèo, tăng hộ khá Thành Phố) - Sở Y tế - Sở Tài Chính - Bảo hiểm Xã hội TP.HCM về việc hướng dẫn thực
Trang 29Bảng 2.1 Tỷ lệ trẻ được chăm lo thẻ bảo hiểm y tế (đvt %)
Nơi tham đăng ký lấy thẻ
bảo hiểm y tế
Tần suất
việc khám và chữa bệnh thường
Nguồn số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Dựa trên số liệu bảng 1 vàqua quan sát cho thấy sức khỏe của trẻ em nghèo hiện trong tình trạng bình thường, hơn một nữa trẻ được gia đình cũng như chính quyềnmua, cấp thẻ bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe cho trẻ Tuy nhiên, trong thực tế thì gia đình trẻ rất hạn chế sử dụng thẻ vào việc khám, chữa bệnh thường xuyên và gia đình trẻ cũng không có nhu cầu đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám, chữa bệnh Đáng hoan nghênh trong số trẻ nghèo có 5% gia đình nghèo có đưa trẻ đến trạm y
tế, bệnh viện tuyến quận định kỳ hàng năm để kiểm tra sức khỏe cho trẻ
Số trẻ nghèo không đến bệnh viện cũng chưa hẳn là trẻ không bệnh mà do gia đình trẻ ngại các thủ tục, chờ đợi, sợ thái độ của các cơ sở y tế không thân thiện
và không có thời gian đưa trẻ đi khám nên tự mua thuốc bên ngoài các nhà thuốc tư nhân về cho trẻ uống
Trang 3026
Hộp 2.1 Chăm sóc sức khỏe của trẻ nghèo
Nguồn số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Trước mắt thì sẽ giúp cho trẻ vượt qua bệnh và gia đình cũng đỡ chi phí hơn khi vào khám tại các cơ sở y tế nhưng về lâu dài cách tự chữa bệnh sẽ làm cho trẻ bệnh nặng hơn nếu không được chuẩn đoán đúng bệnh từ ban đầu hoặc trẻ mắc chứng lờn thuốc do uống quá nhiều kháng sinh.Cũng vì nghèo, thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe cho con cái mà vô tình các phụ huynh đã làm tổn hại đến con mình, làm mất cơ hội để trẻ nghèo được điều trị bệnh
Trẻ em nghèo chưa có thẻ bảo hiểm y tế vì chưa đạt chuẩn hộ cận nghèo, không được có tên trong danh sách quản lý của chính quyền nên các em cũng chưa được hỗ trợ kịp thời, mà hiện tại gia đình của trẻ cũng đang rất khó khăn về tài chính Phần khác là do chất lượng phục vụ của các cơ sở y tế còn chưa được nâng cao, thái độ phục vụ còn thiếu thân thiện và có sự phân biệt đối xử nên gia đình trẻ cũng nên chưa mua thẻ bảo hiểm cho trẻ nên và các em phải chịu rủi ro nhiều Những hộ cận nghèo hiện nay chỉ được cấp thẻ bảo hiểm 70% và phải đóng thêm 131.000đ/năm Khi sử dụng dịch vụ thì lại có nhiều bất cập giữa chất lượng dịch vụ
y tế không tăng cùng tỷ lệ với việc tăng giá bán thẻ bảo hiểm y tế nên đưa con em của họ đến các cơ sở y tế đã đăng ký ban đầu theo dõi, chăm sóc sức khỏe là
“chuyện ngoài suy nghĩ” của các hộ nghèo Họ thường phải chịu đựngbệnh tật vì có
sử dụng thẻ bào hiểm vào việc chữa bệnh đi chăng nữa thì chỉ là chữa những bệnh đơn giản, còn các chỉ định ngoại khoa hay các ca bệnh nặng, mãn tính bắt buộc phải
sủ dụng thuốc ngoài danh mục chi trả của bảo hiểm thì bắt buộc gia đình trẻ nghèo phải “bấm bụng” mua thuốc ở ngoài cho con sử dụng
“Đến bệnh viện chờ đợi lâu nên ra ngoài mua thuốc uống cho đỡ phiền, khi
nào bệnh nặng thì đến bệnh viện khám” – Phụ huynh Nguyễn Thị L, nữ, 31 tuổi,
phường Tân Kiểng
Trang 3127
Bảng 2.2 Bệnh của trẻ nghèo (đvt %)
Nguồn số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Hộp 2.2 Tình trạng bệnh của trẻ em nghèo
Nguồn số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Qua bảng khảo sát trên, các trường hợp bệnh mãn tính, bẩm sinh cần chi phí thuốc men định kỳ đến suốt đời của trẻ nghèo và nó tăng hay giảm tùy theo tình trạng bệnh của các em Tỷ lệ hỗ trợ của bảo hiểm chỉ phần nào, còn lại gia đình phải
tự chi trả tiền viện phí cho trẻ
Theo quy định của Công ước về Quyền trẻ em thì trẻ được quyền chăm lo
về sức khỏe nhưng thực tế vì điều kiện quốc gia chưa đủ để chăm lo hết sức khỏe miễn phí cho toàn trẻ em nên đối với những trẻ trên 6 tuổi phải chi trả viện phí một phần, do vậy có trẻ nghèo vẫn chưa được có điều kiện tốt nhất để chăm sóc sức khỏe Nên đây là một thiệt thòi lớn cho trẻ nghèo vì có những bệnh để lại di chứng
về sau, ảnh hưởng đến thể trạng, đến tinh thần của trẻ mà không có tiền bạc, vật chất nào bù đắp những mất mát do di chứng của bệnh tật để lại Những di chứng này làm cho trẻ mất đi cơ hội được học tập, lao động, hòa nhập vào xã hội như những bạn bình thường khác
Những con số đã nêu trên phần nào cho thấy việc tạo điều kiện cho trẻ được thụ hưởng các chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt và thuận tiện nhất trong thời điểm hiện nay Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ trẻ nghèo có hoàn
“Tui dẫn nó đi khám bệnh thì chỉ được phát có mấy loại thuốc thông thường thôi, đa phần là thuốc an thần cho nó đỡ quậy, còn thuốc bổ sung cho não phải ra ngoài mua chứ bảo hiểm hổng có cho”- Phụ huynh Lưu Thị H, nữ, 60 tuổi, phường
Tân Thuận Đông
Trang 32Bảng 2.3 Tình trạng đi học của trẻ em nghèo (đvt %)
Nguồn số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Nhìn chung đa phần trẻ nghèo được tạo điều kiện để được đến trường, tỷ lệ trẻ em nghèo được theo học tại hệ thống trường công lập rất cao và tỷ lệ trẻ không theo học hệ thống công lập cũng được học tại các trường tình thương do các tổ chức
từ thiện sáng lập và duy trì, hay trẻ nghèo được học tại các lớp học tình thương do phường tổ chức Chưa biết tình hình học tập và mức độ quan tâm của phụ huynh, của cộng đồng và chính quyền ra sao nhưng con số trên cho thấy trẻ em nghèo được quan tâm, tạo điều kiện trong việc thực hiện quyền được học tập phần nào
Chí phí học tập của trẻ em nghèo chỉ có 39,5% phụ huynh xác nhận trong khả năng chi trả của gia đình Đa phần những hộ nghèo đã được đề cập ở trên chỉ đang chi trả học phí cho 1 trẻ em nghèo hoặc hộ nghèo có 2 con nhưng chỉ có 1 trẻ đang học nên mới có đủ điều kiện để lo cho trẻhọc tập Tuy nhiên, con số phụ huynh xác nhận chi phí cho trẻ học tập có cao vượt qua khả năng chi trả của họ là
Trang 3329
những hộ nghèo có trẻ đang học tại các trường ngoài công lập, trường từ thiện, lớp học từ thiện Mặc dù đã được chính quyền hỗ trợ miễn giảm, nhà trường hỗ trợ học bổng nhưng học phí vẫn quá khả năng chi trả của cả gia đình
Bảng 2.4 Mức độ quan tâm và hỗ trợ của gia đình, chính quyền về giáo dục cho trẻ em nghèo (đvt %)
Trẻ được học tại các trường đạt chuẩn
cấp thành phố, chuẩn của quốc gia
Trẻ được
hỗ trợ
Nguồn số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Con số trẻ được học đúng tuyến khá cao, có trẻ được tạo điều kiện và học tại các trường chuẩn của quận và chuẩn của quốc gia Các em được nhận học bổng
do nhà trường trích ra từ quỹ khuyến học hay quỹ khuyến học của địa phương, hay
Trang 3430
nhà trường vận động các phụ huynh khác nhận đỡ đầu trẻ trong học tập hàng tháng Trong các trường dân lập chuẩn quốc gia như trường Lương Thế Vinh, trường Nguyễn Hữu Thọ cứ tưởng khoảng cách giàu nghèo làm cho các trẻ em nghèo sẽ khó khăn khihòa nhập với các bạn nhưng thật ra trong quá trình khảo sát, bản thân nhận thấy trẻ được nhà trường, bạn bè tạo điều kiện tối đa
Ngoài ra có một số trẻ cũng được gia đình, nhà trường tạo điều kiện học các môn năng khiếu là không cao so với các trẻ khác nhưng nó cho thấy được phần nào trẻ được tạo điều kiện để phát huy thế mạnh của mình Việc học năng khiếu của các em được nhà trường, tại Nhà Thiếu nhi quận, Trung tâm Thể dục thể thao quận đều được miễn phí chi phí đào tạo và được tạo điều kiện cho các em giao lưu, thi đấu với các bạn trong, ngoài quận, các cấp; kết quả đã có nhiều trẻ nghèo đạt giải cao cấp thành phố Cố gắng tập luyện, thi đấu để đạt giải cao là điều các em phấn đấu để lấy nguồn kinh phí dùng vào việc học tập, giúp đỡ cho gia đình Đặc biệt có một số ít trẻ cũng đã được gia đình, nhà trường tạo điều kiện để cho trẻ tham gia các buổi học ngoại khóa tại các địa điểm bên ngoài trường, rèn luyện các kỹ năng sống,
xây dựng lối sống nhân ái với mọi người
Hộp 2.3 Trẻ nghèo được tạo điều kiện học ngoại khóa
Nguồn số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Trẻ nghèo rất ít đi học thêm, 55% trẻ nghèo tự học ở nhà hoặc được anh chị, bạn bè trong lớp giúp đỡ cho trẻ học hành có hiệu quả Trường hợp có đi học thêm thì chỉ để nâng cao kiến thức và trẻ được giáo viên miễn, giảm học phí cho trẻ nghèo Ngoài ra các em còn được tặng các dụng cụ học tập từ bạn bè, nhà trường, địa phương để trẻ nghèo có điều kiện thuận lợi trong học tập
“Con đi thăm, giúp đỡ các bạn trong trường mồ côi 3 tháng/lần”- em Trần
Văn H, nam, 9 tuổi, phường Tân Kiểng
“Con và các bạn trong lớp tham gia các buổi quyên góp dụng cụ học tập và
đồ chơi cũ do trường phát động cho các bạn học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa” –
em Nguyễn Thị L, nữ, 12 tuổi, phường Tân Hưng
Trang 3531
Bảng 2.5 Mối quan hệ bạn bè của trẻ nghèo (đvt %)
Mức độ mối quan hệ của trẻ
Nguồn số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Trẻ nghèo được các bạn nhiệt tình giúp đỡ trong việc học tập, vui chơi giải trí, được các bạn nhiệt tình giúp đỡ Có những điểm khác biệt mà trong quá trình khảo sát thực tế thấy được đó là gia đình rất quan tâm đến việc học tập của con mình
Hộp 2.5 Mong muốn của phụ huynh trẻ nghèo
Nguồn số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Đồng thời tự bản thân trẻ em nghèo rất ý thức được việc học tập nên đa phần các em đều có học lực khá, giỏi chiếm phần đông trong 97% trẻ được đi học
“Bạn chỉ con giải bài tập, bạn cho con mượn viết để xài”, “con chơi với bạn giàu, bạn có hoàn cảnh bình thường và có bạn cũng nghèo giống con vầy nè”,“con được mấy bạn học giỏi chỉ bài cho con” – em Trần Văn H, nam, 9 tuổi, phường Tân
Kiểng
“Muốn con cái học hành đàng hoàng để sau này không phải lao động vất vả” – Phụ huynh Nguyễn Thị L, nữ, 31 tuổi, phường Tân Kiểng.
Trang 3632
Tự bản thân các em cũng có ý thức và có dự định, tự hoạch định ngành nghề theo học sau bậc phổ thông rất rõ ràng, ý thức được hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau giờ học trên lớp đã chủ động phụ giúp gia đình làm kinh tế theo sức của mình,không vui chơi với bạn bè Thậm chí có 3,5% trẻ xác nhận vừa đi học và vừa
đi làm thêm để tự trang trải việc học, giảm bớt một phần gánh nặng cho gia đình Tất nhiên ở tuổi các em sẽ không có cơ quan hay xí nghiệp nào nhận mà đa phần là các chỗ buôn bán nhỏ hay các em lãnh vé số, vé dò của các đại lý vé số bán theo dạng được bảo lãnh
Hộp 2.6 Nhận xét của phụ huynh trẻ nghèo
Nguồn: số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Những con số nêu trên đã cho thấy cái nhìn hoàn toàn khác mà trước nay mọi người cứ dán nhãn trẻ em nghèo trong đô thị là một phần gánh nặng làm tăng các tệ nạn xã hội
Tuy nhiên vẫn còn một con số nhỏ trẻ chưa có điều kiện được đến trường
mà phải nghỉ học hoặc trẻ đang theo học tại các lớp học tình thương Trong khi các bạn được đến trường để thu nhặt những kiến thức qua các cấp học, các bạn được định hướng giáo dục đúng đắn từ nhận thức đến thể chất, được tham quan, học hỏi, giao lưu thể hiện những kỹ năng, kiến thức khoa học thì trẻ nghèo không được đi học lại phải lao động sớm trước tuổi, không được định hướng giáo dục đúng đắn để
có kiến thức cơ bản cho mình Hoặc trẻ nghèo không được đi học phải vào đời sớm,
dễ vướng vào các tệ nạn xã hội do không được giáo dục về chuẩn mực xã hội, pháp luật của Nhà nước Đối với những trẻ nghèo may mắn được theo học ở các trường, các lớp từ thiện nhưng nhìn chung vẫn còn chịu thiệt thòi; mặc dù chương trình học của các em vẫn chịu sự quản lý, định hướng từ phòng giáo dục nhưng thực tế các
“Đi học xong về nhà nó lo học bài rồi phụ cô chuẩn bị rau, bún, nhóm bếp nấu nước lèo để mai bán sớm Cô cũng mừng con cô nó biết tự lo học, cô ít chữ nghĩa lại buôn bán tối ngày nên đâu có biết gì mà dạy con học Hết học nó ra phụ
cô rồi ở trong nhà không có la cà ngoài đường” – Phụ huynh Nguyễn Thị L, nữ, 31
tuổi, phường Tân Kiểng
Trang 37Nhìn chung trẻ được tạo điều kiện để hòa nhập trong vấn đề giáo dục Nhưng mức thu học phí và những khoản chi trả ngoài học phí vẫn còn cao, là một gánh nặng cho gia đình của trẻ nghèo khi đến ngày tựu trường
* Áp dụng lý thuyết:
“Hòa nhập xã hội” nội dung của lý thuyết chỉ ra rằng các vấn đề của
xã hội phải được giải quyết bằng những giải pháp toàn diện; quan điểm của lý thuyết này nói về sự đảm bảo chắc chắn rằng tất cả trẻ em đều có chỗ đứng như nhau trong xã hội Áp dụng vào đề tài cho thấy trẻ được tạo điều kiện hỗ trợ trong việc học hành tại các trường, lớp học tình thương do trẻ chưa đủ điều kiện theo học tại các trường công lập và dân lập nhằm đảm bảo rằng trẻ có kỹ năng biết đọc, biết viết phục vụ cho cuộc sống của trẻ khi bước sang giai đoạn trưởng thành
“Xã hội hóa cá nhân”vào đề tài cho thấy học hành là nhu cầu cơ bản
của mỗi cá nhân để lĩnh hội những giá trị văn hóa, chuẩn mực và khuôn mẫu
Trang 3834
trong xã hội một cách tự nhiên Áp dụng lý thuyết vào đề tài là hợp lý vì trong giai đoạn này, trẻ em được định hướng những vị trí xã hội trong tương lai và được giao tiếp, tương tác với bạn bè của trẻ để trẻ trang bị nền móng kỹ năng giao tiếp, ứng xử khi được đưa vào những vị trí xã hội sau này
“Thang bậc nhu cầu” bậc đầu tiên trong tháp thang đo nói về nội dung
con người phải được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống Áp dụng lý thuyết vào đề tài là hợp lý vì nhu cầu chăm sóc sức khỏe là cần thiết đầu tiên với con người, nhất là trẻ em và đặc biệt hơn hết là trẻ em trong các gia đình nghèo Lý do vì như chúng ta biết trong giai đoạn này những kháng thể của trẻ chưa phát triển mạnh, toàn diện như người lớn, mà trẻ đang trong giai đoạn phát triển cả sinh lý lẫn tâm lý; trẻ em nghèo thì không có
đủ điều kiện kinh tế để được chăm lo sức khỏe toàn diện Nếu không đáp ứng nhu cầu cơ bản này sẽ có nguy cơ không bảo đảm được lực lượng vốn cho xã hội tốt nhất
2.2 Nhóm quyền được bảo vệ
2.2.1 Chiều cạnh về nhà ở
Đối với vấn đề này nhìn chung số lượng trẻ em trong diện được khảo sát đều được tạo điều kiện để có nơi ở, chỉ khác chăng là các em được tạo điều kiện ở mức độ nào theo 4 cấp độ nhà ở
Bảng 2.6 Các cấp độ về nhà ở của trẻ em nghèo đô thị (đvt %)
Cấp độ nhà ở (theo Nghị quyết 15/NQ-TW về An sinh
Nguồn số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Nhà ở cho người dân là một trong những vấn đề mà Đảng ta rất quan tâm,
cụ thể hóa điều này Đảng đã để ra chương trình hành động trong việc thực hiện
Trang 3935
Nghị quyết 15/NQ-TW về An sinh xã hội giai đoạn 2012 – 2020 với nhiệm vụ
“Tiếp tục thực hiện chương trình xóa nhà tạm giai đoạn 2013 – 2020” [8, tr.74], đây
là một quá trình dài hơi nhằm giúp cải thiện điều kiện ở cho trẻ đang sống trong các nhà tạm Đa phần nhà tạm mà trẻ em nghèo đang ở được gia đình các em lấn chiếm, cơi nới thêm trên kênh hay thuê các khu đất trống giá rẻ ở xa khu dân cư Ở trong những nơi cư trú này trẻ thường phải chịu nóng khi mùa khô và bị ẩm, dột, lầy lội khi mùa mưa đến; do kết cấu của nhà là mái tole, vách được ghép lại từ ván ép dễ bắt lửa, độ bền kém hay vách nhà được đóng bằng tole nên bắt nhiều nhiệt nóng; nền nhà có khi được đóng bằng gỗ tạp, độ bền kém nên nguy cơ thiếu an toàn rất cao khi trẻ bước trên sàn gỗ mục rỗng mà không biết
Hộp 2.7 Tình trạng nhà tạm của trẻ em nghèo đang ở
Nguồn số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Hệ thống kênh trong thành phố có mức độ ô nhiễm cao và thường đổi sang màu đen, bốc mùi hôi thối lúc trời nắng hay lúc thủy triều hạ xuống.Các nhà tạm ở trên kênh hoặc ở các khu đất trống chưa có hệ thống thoát nước nên khi mưa xuống hay thủy triều lên thì từ nhà đến đường đi đều ngập làm xáo trộn sinh hoạt hằng ngày; do không có hệ thống thoát nước nên nước thủy triều và nước mưa bị ứ đọng gây mùi hôi, thối các em phải sống chung với tình trạng này theo chu kỳ nêndễ mắc các bệnh viêm da, hô hấp
“Đường vô khó đi lắm chị Mấy bữa triều cường lên còn khó đi hơn nữa, nhiều khi ngập hết đường rồi tràn vô tới trong nhà”– em Nguyễn Thị L, nữ, 12 tuổi, phường Tân Hưng
Trang 4036
Hộp 2.8 Những khó khăn của trẻ ở nhà tạm
Nguồn số liệu điều tra tháng 4 năm 2016
Do hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế, điện và nước sinh hoạt của gia đình trẻ còn phải chi trả giá cao do không được mua trực tiếp từ nhà cung cấp mà phải mua lại từ hộ dân khác; có khi gia đình các em còn phải sử dụng nước sông lúc vào mùa mưa hoặc khi thủy triều lên để sử dụng cho việc tắm, giặt
Đặc điểm các hộ gia có trẻ em nghèo đang ở nhà tạm đa phần đông người,
có nhiều thế hệ ở chung trong cùng một mái nhà, đặc biệt có những hộ có 4 thế hệ ở chung trong nhà đầy đủ Lý do các em sống trong nhà tạm là do gia đình các em nghèo không đủ tiền để thuê nhà trọ hoặc nhà của gia đình trẻ nghèo đang trong diện quy hoạch, chờ giải tỏa đền bù ở tuyến Kênh Tẻ không đủ tiền sữa chữa nhà nên tự cơi nới, lấn chiếm bằng vật liệu rẻ tiền, tạm bợ nhằm tránh bị chính quyền xử phạt hành chính vì hành vi lấn chiếm và cũng để đảm bảo được diện tích sinh hoạt của nhà đông người
Tỷ lệ trẻ sống trong những ngôi nhà thiếu kiên cố, bán kiên cố cũng chịu nhiều thiệt thòi nhưng về mức độ thì có ít hơn so với trẻ sống trong các ngôi nhà tạm.Lý giải cho chuyện này là do gia đình của trẻ nghèo có thể có nguồn thu nhập
ổn định, duy trì được tiền trả nhà thuê hàng tháng hoặc nhà của trẻ nghèo là tài sản được truyền giữ từ 3 đến 4 thế hệ trước mà hiện nay vì những khó khăn về mặt kinh
tế hoặc những biến cố bất ngờ nên gia đình trẻ nghèo không có tiền để sữa chữa nhà
ở cho vững chắc Trẻ ở trong nhà thiếu kiên cố, nhà bán kiên cố cũng chịu chung tình cảnh nóng, ngập, mưa dột do nền nhà thấp hơn mức triều cường, mái nhà thấp hoặc nền nhà trát vữa thô Nhà bán kiến cố, thiếu kiên cố mà trẻ nghèo đang ở
“Ba mẹ em không có tiền xây nhà, bà nội với mấy cô chú, với bà cố nên chật lắm.Nhà lợp bằng tole, vách bằng giấy dầu nên nóng lắm chị, nhiều khi mưa lớn quá nước không thoát kịp nên ngập hết nhà” “Ở trên rạch này lâu rồi, nghe mùi hôi mỗi ngày nên quen rồi, có khi nước lớn hết hôi và sạch hơn nên hay rủ mấy đứa trong xóm ra tắm sông, về nhà chỉ xối lại nước sạch thôi”– em Nguyễn
Thị L, nữ, 12 tuổi, phường Tân Hưng