Tham khảo 10 mẫu đồ án nền móng được đánh giá cao

Các đồ án nền móng là sự kết hợp hài hòa giữa cơ sở lý luận và phần thực hành chi tiết, ứng dụng kiến thức đã học đề đưa ra phương án xây dựng móng phù hợp với công trình. Vì vậy, đồ án đòi hỏi sinh viên phải hiểu hết lý thuyết, khả năng phân tích và ứng dụng tốt.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo 10 mẫu đồ án nền móng được đánh giá cao để có thể hoàn thành tốt bài báo cáo của các bạn.

I. 10 mẫu đồ án nền móng mẫu được đánh giá cao 

1. Đồ án nền móng thiết kế móng băng, móng cọc 

Mỗi một công trình, người thực hiện có thể đưa ra nhiều phương án thiết kế móng để chủ đầu tư cân nhắc và quyết định lựa chọn. Ở đồ án này, sinh viên đưa ra 2 phương án thiết kế móng đó là móng băng và móng cọc. Với nội dung trình bày 3 phần như sau: 

  • Thống kê số liệu địa chất 
  • Thiết kế móng băng 
  • Thiết kế móng cọc 

Ở từng phương án thiết kế, sinh viên cũng nêu rõ lý thuyết, cơ sở và giải thích chi tiết tại sao lựa chọn, số liệu như thế nào?

Đồ án nền móng thiết kế móng băng, móng cọc 
Đồ án nền móng thiết kế móng băng, móng cọc

Download tài liệu

2. Hướng dẫn đồ án nền móng 

Đồ án nền móng là một trong những loại đồ án ở ngành xây dựng được đánh giá là khá khó. Sinh viên cần nắm rõ được những yêu cầu phải đạt được, mục tiêu và cách triển khai. 

Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết rõ yêu cầu, chưa biết làm thế nào thì hãy đọc những thông tin hướng dẫn dưới đây. 

Hướng dẫn đồ án nền móng 
Hướng dẫn đồ án nền móng

Download tài liệu

3. Đồ án nền móng cọc đóng 

Tùy vào tính chất đất, tính chất công trình xây dựng để lựa chọn loại nền móng phù hợp. Ở đồ án này, với đề bài là những số liệu cũng như tính chất cơ lý của các lớp đất. Sinh viên tiến hành phân tích, nghiên cứu đất để quyết định lựa chọn loại móng nào cho phù hợp nhất. 

  • Sinh viên báo cáo địa chất và thủy văn công trình: phân tích tính chất đất, đặc điểm, mô tả cấu tạo địa chất 
  • Đưa ra đề xuất nền móng và lý giải 
  • Bản vẽ, thiết kế móng cọc cho công trình 
Đồ án nền móng cọc đóng 
Đồ án nền móng cọc đóng

Download tài liệu

4. Tham khảo thiết kế móng băng và móng cọc 

Trong các công trình, móng băng và móng cọc phổ biến hơn cả bởi nó phù hợp với tính chất đất đại đa số các vùng trên cả nước. 

2 phương án thiết kế móng băng và móng cọc đưa ra đều đưa ra: cơ sở lựa chọn, vật liệu sử dụng, số liệu, bản vẽ… 

Tham khảo thiết kế móng băng và móng cọc 
Tham khảo thiết kế móng băng và móng cọc

Download tài liệu

5. Đồ án nền móng thiết kế nhà ở thành phố Hồ Chí Minh 

Đồ án được thực hiện với mục đích giúp sinh viên làm quen với việc tính toán, đưa ra phương án và ứng dụng thực tế. Với tính chất công trình, sinh viên đã trình bày 2 phương án thiết kế móng là móng băng và móng cọc BTCT. Mỗi phương án đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Và người quyết định cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tối ưu kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

Đồ án nền móng thiết kế nhà ở thành phố Hồ Chí Minh 
Đồ án nền móng thiết kế nhà ở thành phố Hồ Chí Minh

Download tài liệu

6. Nghiên cứu tính chất cơ lý đất nền và đề xuất phương án nền móng phù hợp 

Đề tài của đồ án đó là: Nghiên cứu tính chất cơ lý đất nền và đề xuất phương án nền móng hợp lý phục vụ xây dựng công trình dân dụng tại các quận nội thành thành phố Hải Phòng. 

Quyết định xây dựng, lựa chọn phương án nền móng nào phụ thuộc vào đất nền. Sinh viên tiến hành nghiên cứu, đánh giá tính chất cơ lý, cấu tạo lớp đất nền tại địa bàn nghiên cứu và đề xuất phương án phù hợp nhất. 

Nghiên cứu tính chất cơ lý đất nền và đề xuất phương án nền móng phù hợp 
Nghiên cứu tính chất cơ lý đất nền và đề xuất phương án nền móng phù hợp

Download tài liệu

7. Đồ án nền móng tại đại học mở tp Hồ Chí Minh 

Sinh viên đưa ra thống kê địa chất các lớp đất tại công trình nghiên cứu và đề xuất phương án thực hiện nền móng: Móng băng và móng cọc. Mỗi phương án đưa ra đều có số liệu chi tiết, phân tích đánh giá cẩn thận và số liệu cũng như độ khả quan. 

Đồ án nền móng tại đại học mở tp Hồ Chí Minh 
Đồ án nền móng tại đại học mở tp Hồ Chí Minh

Download tài liệu

8. Tham khảo đồ án môn học nền móng mẫu 

Với đề bài đưa ra là hình chiếu trụ cầu và số liệu thiết kế; nhiệm vụ của sinh viên là cần phải đề xuất được phương án nền móng phù hợp.

Để làm được điều đó, sinh viên tiến hành phân tích khảo sát địa chất công trình, phân tích tính chất đất… Từ đó đề xuất phương án nền phù hợp. Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu đồ án phân tích chi tiết địa chất từ những số liệu đã cho thì đây là tài liệu đáng tham khảo. 

Tham khảo đồ án môn học nền móng mẫu 
Tham khảo đồ án môn học nền móng mẫu

Download tài liệu

9. Đề tài thuyết minh đồ án nền móng

Sinh viên sau khi nghiên cứu, phân tích đất và đưa ra phương án thiết kế đã làm báo cáo để trình bày lại toàn bộ quá trình thực hiện nghiên cứu của mình. 

Đề tài thuyết minh đồ án nền móng
Đề tài thuyết minh đồ án nền móng

Download tài liệu

10. Bài mẫu đồ án nền móng 

Số liệu địa chất công trình được đưa ra chi tiết đòi hỏi sinh viên vận dụng các kiến thức đã học để đánh giá và phân tích địa chất. Từ đó mới thiết kế và đề xuất phương án nền móng phù hợp. 

Bài mẫu đồ án nền móng 
Bài mẫu đồ án nền móng

Download tài liệu

100+ Đồ án nền móng không thể bỏ qua

Đọc thêm:

Những mẫu báo cáo thực tập tại trạm y tế xã mới nhất năm 2020 không thể bỏ qua

II. Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án nền móng cho một công trình 

Như chúng tôi đã chia sẻ, tuỳ vào từng tính chất đất và các yếu tố liên quan đến lựa chọn loại móng phù hợp. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án nền móng. 

1. Tải trọng công trình

Tải trọng nền móng là yếu tố đầu tiên cần phải xem xét để lựa chọn phương án xây dựng. Tải trọng này là tổ hợp của tĩnh tải và hoạt tải tác động lên công trình. Ngoài ra, các tải trọng khá như tải trọng gió, tuyết, động đất… Cũng cần đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định. Mỗi một vị trí thì sẽ có thêm loại tải trọng cần xem xét. 

Giá trị tải trọng tùy thuộc vào loại kết cấu, số tầng nhà và loại vật liệu sử dụng. Số tầng nhà càng nhiều, tải trọng càng tăng.

Lựa chọn vật liệu xây dựng công trình chẳng hạn như bê tông cốt thép hoặc kết cấu thép cũng có tác động lên nền móng. Các công trình bê tông cốt thép có tải trọng xuống móng lớn hơn so với kết cấu thép.

Dựa trên sức chịu tải của đất và độ lớn tải trọng mà chúng ta xác định loại kết cấu nền móng cũng như diện tích đáy móng.

2. Đặc điểm đất nền

Khảo sát địa chất cần được tiến hành để tìm hiểu đặc điểm lớp đất, cao độ mực nước ngầm, loại đất, chiều dày lớp đất và khả năng chịu tải của đất theo độ sâu, nhằm phục vụ cho các công trình lớn.

Tải trong công trình truyền xuống nền đất thông qua kết cấu móng, các lớp đất có khuynh hướng cố kết và móng sẽ bị lún. Quá trình cố kết này có thể xảy ra nhanh trong trường hợp đất rời (cát) và có thể mất thời gian dài đối với loại đất khác cho quá trình cố kết này.

Độ lún dài hạn của móng trong đất cát có thể xảy ra thậm chí trước khi công trình được thi công hoàn thành. Đất có tính sét có thể giữ nước trong thời gian dài và vì vậy mà quá trình lún của nền sẽ diễn ra rất chậm, có khi đến hàng năm, đồng thời đo lượng nước khá lớn trong loại đất này mà độ lún nền sẽ lớn.

Lún của nền móng gây ra vết nứt tường, dầm, sàn.. và công trình có thể sụp đổ khi độ lún quá lớn. Khảo sát địa chất là cần thiết khi tải trọng công trình lớn và sức chịu tải của đất nền không thể ước tính được từ đặc điểm loại đất tại địa điểm xây dựng công trình.

3. Đặc điểm kết cấu móng công trình lân cận

Các công trình lân cận có tính chất đặc điểm tương tự công trình mình hay không? Dựa vào những đặc điểm đó để bạn có thêm cơ sở đánh giá mức độ khả quan cho giải pháp dự kiến của mình đang thực hiện. 

Đọc thêm:

Top 10 luận văn thạc sĩ giáo dục học không thể bỏ qua

Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về đồ án nền móng trong bài viết trên, sinh viên có thể lựa chọn được đề tài cũng như biết cách triển khai một đề tài đúng chuẩn.