1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu lao động nhập cư phi chính quy tại thành phố hồ chí minh (xét trường hợp nhóm lao động tại khu phố 6 phường linh trung quận thủ đức thành phố hồ chí minh)

123 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Chỉ đề cập đến tình hình hoạt động kinh tế của nhóm lao động nhập cư trên lĩnh vực mua bán, kinh doanh tại những địa điểm không đựơc quy hoạch chính thức tại một khu phố.. Cơ sở lý luận

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG - năm 2008

Tên đề tài:

TÌM HIỂU LAO ĐỘNG NHẬP CƯ PHI CHÍNH QUY TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Xét trường hợp: nhóm lao động tại Khu phố 6 - Phường Linh

Trung - Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh)

Chủ nhiệm đề tài:

VŨ THỊ BÍCH HỒNG

SV Khoa Nhân Học

Khoá: 2005 – 2009 Thành viên:

ĐINH THỊ LUYỆN

SV Khoa Lịch Sử

Khoá: 2004 - 2008

TP HỒ CHÍ MINH – 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đinh THị Luyện

SV Khoa: Lịch Sử

Khoá: 2004 - 2008

TP HOÀ CHÍ MINH - 2008

Trang 3

MỤC LỤC

DẪN LUẬN 1

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KHU PHỐ 6 – PHƯỜNG LINH TRUNG - THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .6

1.1 Vị trí địa lý 6

1.2 Tình hình dân cư .6

1.3 Các cơ sở đóng trên địa bàn 7

1.4 Tình hình phát triển kinh tế, hàng hóa, xã hội và an ninh quốc phòng 8

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÓM LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI KHU PHỐ 6 - PHƯỜNG LINH TRUNG - QUẬN THỦ ĐỨC- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 11

2.1 Tìm hiểu khái niệm hoạt động kinh tế phi chính quy 11

2.2 Hoạt động phi chính quy - sự tồn tại khách quan .14

2.3 Đặc điểm. 21

2.4 Động lực của lao động nhập cư. 24

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH SỐNG CỦA NHÓM LAO ĐỘNG NHẬP CƯ PHI CHÍNH THỨC TẠI KHU PHỐ 6- LINH TRUNG- THỦ ĐỨC- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 31

3.1 Tình hình cư trú 31

3.2 Đời sống kinh tế 40

3.3 Thu nhập từ việc làm và gửi tiền về quê của những người lao động nhập cư phi chính quy tại Khu phố 6 - Phường Linh Trung - Thủ Đức TP Hồ Chí Minh 48

3.4 Đời sống tinh thần 52

3.5 Những tâm tư, nguyện vọng và ước muốn 60

3.6 Những ảnh hưởng của lao động nhập cư phi chính quy đối với địa bàn cư trú 65

3.7 Những ảnh hưởng đối với các vùng nông thôn-nơi xuất cư 68

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 82

Trang 4

DẪN LUẬN

1 Tính cấp thiết của đề tài và mục đích chọn đề tài

Xã hội loài người đã đạt tới sự phân công lao động xã hội lớn, do đó sự tách rời thành thị và nông thôn ngày càng rõ rệt và việc di dân nhập cư từ nông thôn ra thành thị là một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội của nhiều quốc gia: Thành Phố Hồ Chí Minh - là một trong những đô thị lớn nhất Việt Nam, vì thế nó cũng không nằm ngoài của quy luật ấy Xét về mặt lịch sử Thành Phố Hồ Chí Minh hình thành 300 năm trở lại nay, nhưng lại thường xuyên đóng vai trò là “lực hút” quan trọng đôi với các di dân nhập cư từ nông thôn đến

Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam đang có những thay đổi to lớn, toàn diện và sâu sắc như hiện nay thì việc tìm hiểu và nhận thức đúng vấn đề di dân nhập

cư là điều hết sức cần thiết Bởi nó đã, đang và sẽ còn tác đông một cách mạnh mẽ

và lâu dài tới đời sống kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2004 theo số liệu của công an thành phố, số dân nhập cư đăng kí có thời hạn (KT3 và KT4) ở thành phố đã lên tới gần 1,4 triệu người Phần lớn họ đều sinh ra và lớn lên ở xuất thân phần nhiều từ điều kiện thấp, đặc biệt trình độ học vấn, tay nghề, thói quen, kĩ năng và kỉ luật lao động không cao Vì vậy, thử hỏi trong số này có bao nhiêu người đã tham gia vào những hoạt động kinh tế chính thức và bao nhiêu người hoạt động kinh tế phi chính thức?

Các vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý nghiên cứu và đào sâu từ nhiều khía cạnh khác nhau Trong đề tài của nhóm nghiên cứu có tên “hoạt động kinh tế phi chính thức của nhóm lao động nhập cư tại Thành Phố Hồ Chí Minh: xét trường hợp tại khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức thành phố

Hồ chí Minh” Chỉ đề cập đến tình hình hoạt động kinh tế của nhóm lao động nhập

cư trên lĩnh vực mua bán, kinh doanh tại những địa điểm không đựơc quy hoạch chính thức tại một khu phố Qua đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vì sao những

Trang 5

người nhập cư lại đến với khu phố? Hoạt động kinh tế phi chính thức chứ không phải là chính thức? Hoạt động của họ có gì đặc biệt và ảnh hưởng của họ đối với địa bàn như thế nào? Từ đó sẽ làm toát lên được bức tranh toàn cảnh của loại hình hoạt động kinh tế này tại Thành Phố Hồ Chí Minh Từ đó sẽ thấy được các chính sách hiện hành và lâu dài của Nhà Nước đối với vấn đề này như thế nào? Mặt khác thấy được những nỗ lực từ phía bản thân lao đông nhập cư phi chính quy như thế nào trong việc điều chỉnh, thích nghi với nhịp độ đô thị và tạo lập được mạng lưới xã hội thân thuộc Và cuối cùng là những chính sách, giải pháp có liên quan cần được hoạch định, sửa đổi trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần vào mục tiêu chung phát triển kinh te - xã hội của thành phố Để thực hiện được mục tiêu đó, nhóm nghiên cứu giải quyết những vấn đề như: tìm hiểu về thực trạng của việc hoạt động kinh tế phi chính thức của nhóm lao động nhập cư tại khu phố

Thực trạng hoàn cảnh sống cũng như tác động của họ đối với phát triển kinh

tế xã hội và văn hoá trên địa bàn khu phố Từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Là một công trình nghiên cứu mang tính chất khám phá ban đầu về hoạt động kinh tế phi chính thức của nhóm lao động nhập cư tại khu phố 6 phường Linh Trung- Thủ Đức Vì thế công trình góp phần giải thích thêm một số những khái niệm để chỉ các hoạt động mua bán, kinh doanh không phải ở các chợ, các địa điểm

cụ thể được quy hoạch rõ ràng, chính thức Từ đó sẽ thấy được những nhận thức và hành động của nhóm lao động nhập cư đối với loại hình kinh tế phi chính thức như thế nào? Mặt khác công trình sẽ là tài liệu tham khảo để xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế- xã hội Cũng như nhu cầu về tổ chức, quản lý, của các cơ quan quản lý dân cư và đô thị Đặc biệt đề tài sẽ làm đề tài tham khảo cho những công trình nghiên cứu sâu và rộng hơn về loại hình hoạt động kinh tế phi chính thức của những người lao động nhập cư phi chính quy, đối với những ai quan tâm đến vấn đề này trong giai đoạn hiện nay

Trang 6

Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Dân nhập cư là một đề tài phong phú và đa dạng nên đã nhiều tác giả nghiên cứu chủ đề này Nhưng mỗi công trình nghiên cứu đều có cách tiếp cận và nghiên cứu sâu ở mỗi khía cạnh khác nhau cụ thể:

+ Các tài liệu nước ngoài có sách:

-Ho Chi Minh Ville, delamigration emplon Thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề

di dân và việc làm, tác giả: Trương Phi Anh Gubry patrich; Vu Thi Hong:U uguet Jerrdd W 1996

-Construction desidentites; en situation migratare: Territoiredes hommes, territoire des femmes Xây dựng đồng nhất trong tình trạng nhập cư: lãnh thổ nam giới, lãnh thổ nữ giới, tác giả: Cathrine Quiminal, 2000

+ Trong nước:

-Di dân từ nông thôn ra thành thị với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá

ở Việt Nam, chủ nhiệm: Tống Văn Đường, 1995

-Tác động xã hội của di dân tự do vào Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời kì đổi mới, tác giả: Trần Hồng Vân, 2002

-Các hình thái di cư và phát triển kinh tế ở Việt Nam, tác giả Đặng Nguyên Anh: 1998

-Người nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh; những đặc điểm và khuynh hường cơ bản, tác giả Trần Trọng Đức, 2000

-Di dân tự do nông thôn-thành thị ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả: PTS: Nguyễn Văn Tài và cộng tác viên

Trang 7

-Đô thị hoá và vấn đề giảm nghèo lý luận và thực tiễn, nhiều tác giả: Viện nghiên cứu Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và tham khảo những công trình đi trước chúng tôi thực hiện công trình nghiên cứu “tìm hiểu hoạt động kinh tế phi chính quy tại thành phố Hồ Chí Minh” (trường hợp tại khu phố 6 phường Linh Trung quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh) Chúng tôi đã đi sâu phân tích tình hình hoạt động kinh tế phi chính thức của nhóm lao động nhập cư; điều kiện hoàn cảnh sống

và sự ảnh hưởng của đối tượng này đến vấn đề phát triển kinh tế-xã hội- văn hoá của địa bàn khu phố nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung Công trình nghiên cứu của chúng tôi là một công trình nghiên cứu hoàn toàn mới, độc lập, nghiên cứu một cách khách quan về vấn đề hoạt động kinh tế phi chính thức của nhóm lao động nhập cư trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi, giới hạn và thời gian nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu: công trình tập trung nghiên cứu những hoạt động kinh tế, buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ của lực lượng lao động nhập cư Vì năng lực nghiên cứu của mình, công trình không phân tích ở những đối tượng rộng khác -Về phạm vi nghiên cứu: công trình nghiên cứu chỉ ở khu vực, khu phố (khu phố 6) của phường Linh Trung, quận Thủ Đức-thành phố Hồ Chí Minh Nếu ta so sánh mức độ phát triển kinh tế- xã hội- văn hoá với quận 1, quận 3, quận 5 (những quận trung tâm nội thành của thành phố) là những quận có mức độ phát triển kinh

tế, và sinh hoạt xã hội cao Tuy quận Thủ Đức là quận ngoại thành nhưng về mức

độ kinh tế và hoạt động xã hội cũng không hề thấp Nơi đây có “sức hút” kì lạ đối với dân nhập cư bởi sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất Riêng địa bàn khu phố 6 của phường Linh Trung cũng đã chiếm 6 trường Đại học và 20 công

ty TNHH, các cơ quan ban ngành khác đây là địa bàn có thể nói là “ đô thị hoá nóng” của thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

-Về thời gian: công trình tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động kinh tế phi chính thức của lao động nhập cư trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn mà quá trình

đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở thành phố Hồ Chí Minh Vì năng lực và thời gian có hạn nhóm nghiên cứu chưa có điều kiện nghiên cứu sâu ở những giai đoạn trước

Đó chính là lý do tại sao chúng tôi xác định chỉ nghiên cứu đối tượng nhỏ cho phù hợp với thời gian và nhân lực của mình

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Đề tài sử dụng những tiêu chí của lĩnh vực kinh tế phi chính quy để thấy rõ được những đặc điểm của những lao động nhập cư tại địa bàn nghiên cứu đặt cơ sở để đối chiếu với việc nhận thức, hoạt động của lao động nhập cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Phương pháp nghiên cứu: đề tài vận dụng các phương pháp điển hình trong nghiên cứu Nhân Học để thu thập dữ liệu như: quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phương pháp thu thập sử lý thông tin bằng hình ảnh,… ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu trường hợp

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài có

3 chương (14 mục)

Trang 9

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KHU PHỐ 6 –

1.1 Vị trí địa lý

Khu phố 6 được thành lập tháng 9 năm 1999, ở địa danh cuối cùng của phường Linh Trung Với diện tích đất tự nhiên là 198 ha, chủ yếu thuộc hóm đất xám, phân bố rộng khắp trên địa bàn khu phố; đât đai ở đây rất thuận lợi cho việc phát triển các công trình của một đô thị hiện đại.Khu phố 6 là địa bàn đang thu hút các nhà đầu tư để phát triển công nghệp, thương mại, dịch vụ và các khu dân cư mới…

Tứ cận của khu phố tiếp giáp với các địa bàn sau:

- Hướng Bắc giáp ấp Tân Lập -xã Đông Hòa-huyện Dĩ An - tỉnh Bình Dương

- Hướng Nam giáp đường Xuyên Á

- Hướng Đông nằm dọc theo quốc lộ 52 (xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, còn gọi

1.2 Tình hình dân cư

Trang 10

So với các khu phố khác của phường Linh Trung quận Thủ Đức thì Khu phố

6 có số dân cư tương đối đông đúc và thành phần không mấy phức tạp Với tổng số

hộ là 906 , tổng số dân là 3694 nhân khẩu Trong đó, số hộ được cấp KT1 là 176 hộ, KT2 là 216 hộ, KT3 là 514 hộ( tương ứng với số dân KT1 là 702 nhậ khẩu, KT2 là

861 và KT3 là 2131) Tuy nhiên số hộ đã được cấp sổ tương đối thấp, chỉ với 198

hộ với số dân 891 nhân khẩu.Ngoài ra, khu phố 6 còn có 3 kí túc xá với số lượng sinh viên rất lớn, lớn nhất là kí túc xá ĐHQG TP HCM; các trường Đại học, trung tâm Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và trung tâm giáo dục Quốc phòng

Về thành phần dân tộc:

Tôn giáo tại khu phố không phức tạp lắm, chỉ có hai hộ thuộc dân tộc Khơme, một hộ Tày Nùng với 10 hộ theo đạo Thiên chúa, 3 hộ theo đạo Tin Lành, còn lại là theo đạo Phật Giáo và thờ cúng ông bà tổ tiên

Toàn khu phố có 10 tổ dân phố, trong đó có 5 tổ có hộ khẩu thường trú và 5

tổ là dân nhập cư (tạm trú)

Về thành phần chính trị:

Chi bộ Đảng : 19 đảng viên ; chi hôi cựu chiến binh là 18 hội viên, chi hội phụ nữ 326 hội viên, người cao tuổi 93 hội viên, chi đoàn Thanh niên 5 chi đoàn, ban điều hành khu phố 3 thành viên, ban mặt trận 7 thành viên, ban chủ nhiệm xây dựng khu phố văn hóa 15 thành viên Ban điều hành tổ dân phố 19/10 tổ, lực lượng dân quân, dân phòng 16, chính sách hưu trí 49, đảng viên sinh hoạt 76/98 đảng viên

1.3 Các cơ sở đóng trên địa bàn

- Trường Đại học Nông Lâm

- Trường Đại học Thể dục thể thao Trung Ương 2

- Trường Đại học An Ninh

Trang 11

- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

- Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia

- Đại học Công nghệ thông tin

- Trường Đại học Tự nhiên

- Trung tâm giáo dục quốc phòng

- Khu công nghệ mới COTEC

Trong những năm vừa qua, khu phố 6 đã tham gia nhiều phong trào do Phường, Quận tổ chức như: sinh hoạt hè cho các em thiếu niên, hôi diễn văn nghệ quần chúng, tổ chức trung thu, khen thưởng, khích lệ các em học sinh ở các cấp học

Trang 12

tập, dự các giải thể thao và đề đạt kết quả tốt Do đó tình hình văn hóa xã hội ngày càng phát triển và được sự quan tâm sát sao của ban điều hành khu phố Bên cạnh

đó do địa bàn tiếp giáp với khu phố khá phức tạp, vì thế số vụ làm mất an ninh trật

tự, trộm cắp, các tệ nạn xã hội… đều được ban quản lý khu phố kiểm soát hết sức chặt chẽ Ban điều hành các tổ dân phố cũng như lực lượng dân quân, dân phòng thường xuyên kiểm tra hoạt động của các địa điểm kinh doanh, buôn bán tại khu vực, cho nên việc ngăn chặn các phi vụ trộm cắp, tệ nạn xã hội giảm nhiều so với những năm trước đây

Đặc biệt, chi bộ khu phố với chức năng là hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của khu phố, đã kịp thời đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện khá hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch của địa phương do đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây từng bước được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định và được giữ vững.Các tập thể và cá nhân của khu phố

6, hàng năm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và được biểu dương khen thưởng của Phường - Quận

Bên cạnh những mặt mạnh đó, thì khu phố 6 còn gặp phải những khó khăn

cơ bản như: đây là khu vực đang trong quá trình đô thị hóa, dân số địa phương tăng theo cơ số học ngày càng đông thành phần dân nhập cư khá phức tạp, hoạt động kinh tế đa dạng, khu phố lại thuôc đất quy hoạch của Đại học Quốc gia thành phố

Hồ Chí Minh chiếm đa số, cho nên, các vấn đề về chính sách đền bù -giải tỏa gây rất nhiều phức tạp cho việc quản lý nhân hộ khẩu, do thành phần dân kông ổn định, thành phần nhập cư ( tạm trú) của công nhân, sinh viên và lực lượng lao động sản xuất khác đang là một vấn đề nan giải cho việc xây dựng khu phố văn hóa, cũng như tình trạng mất trật tự an ninh tại khu phố Một số vụ trộm cắp vặt, đánh nhau vẫn còn xảy ra Do thành phần dân cư khá phức tạp như vậy cho nên trình độ dân trí

Trang 13

trong khu phố không đồng đều, một số cán bộ, tổ trưởng tổ dân phố trình độ và năng lực còn hạn chế vì thế hiệu quả công tác chưa cao

Đặc biệt, một vấn đề nổi cộm của khu phố là vấn đề vệ sinh môi trường, nước thải, rác, văn minh đô thị, xây dựng , buôn bán lấn chiếm lòng lề đường của nhóm lao động( cố định cũng như lưu động) hoạt động kinh tế bán hàng rong gây

ra, việc vận động, tuyên truyền thực hiện khu phố văn hóa chưa được thực hiện triệt

để

Trang 14

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÓM LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI KHU PHỐ 6 - PHƯỜNG LINH TRUNG - QUẬN THỦ ĐỨC- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Tìm hiểu khái niệm hoạt động kinh tế phi chính quy

Hoạt động kinh tế phi chính thức hay còn gọi là phi chính quy, thuật ngữ này lần đầu tiên được nhà kinh tế học người Anh Keith Hart sử dụng trong nghiên cứu của mình vào năm 1971 về hoạt động kinh tế của khu vực đô thị ở Ghana1 Thuật ngữ này được dùng để nói tới nhiều công việc làm trong những ngành nghề khác nhau với những nghề nghiệp khác nhau

Những người bán hàng rong ngoài hè phố, những xe đẩy hàng bán dạo, những người chạy xe kéo, những người thu gom phế liệu tái sinh, những người chế tác các bộ phận đồ gỗ, thợ thuộc da, khâu giày dép, hay những người bán, chế tác hàng hóa ngay tại nhà như: thợ may, thợ thêu, thợ sửa quần áo, người làm hương nhang… tất cả họ là những người lao động không có việc làm ổn định trong các nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng mang tính chất của Nhà nước hoặc liên doanh Những người làm thuê, làm mướn, trông nom nhà cửa, những người lao động thất thường hay những người có việc làm công nhật… được hưởng tiền lương bằng chính thời gian, công sức mình bỏ ra

Như vậy, vấn đề nổi bật và chiếm ưu thế trông vấn đề này nó có liên quan mật thiết đến bản chất của loại hoạt động kinh tế phi chính thức nghĩa là hoạt động

đó mang tính chất tạm thời, năng suất thấp và bất lợi thế

Những tiêu chí thường được sử dụng để định nghĩa hoạt động kinh tế phi chính thức là những hoạt động kinh tế nhỏ, lẻ dựa trên cơ sở, cá nhân hoặc hộ gia đình, những người lao động làm mướn cho gia đình riêng của người khác hay những lao động cá thể trên hè phố, nơi công cộng mang tính tạm bợ hoặc tạm thời

1

Đô thị hoá và vấn đề giảm nghèo, lý luận và thực tiễn: sdd: tr 713

Trang 15

trong những điều kiện làm việc nghèo nàn, tiền lương và giờ làm việc cũng như thông lệ xác định công việc không được Nhà nước quản lý, tránh những quy định của các tổ chức xã hội dân sự So sánh đặc điểm đó để thấy được, hoạt động kinh tế chính thức thường được đặc trưng bởi quy mô và mức độ lớn, hoạt động theo quy cách, dây chuyền điều kiện làm việc tốt hơn, phù hợp với các quy định và luật kinh

tế

Hơn nữa, liên quan đến khái niệm hoạt động kinh tế phi chính thức là khái niệm hoạt động kinh tế ngầm “kinh tế đen” - nghĩa là nó mang ý niệm về hoạt động phi pháp, tội phạm và cố ý vi phạm pháp luật của Nhà nước cũng như các địa bàn tại địa phương Ngoài ra còn một số khái niệm khác như các hoạt động kinh tế tuy hợp pháp nhưng không thể chấp nhận được về mặt ý thức, tư tưởng đang diễn ra trong xã hội, xã hội chủ nghĩa, hoặc những hoạt động kinh tế phi pháp, đầu cơ, sản xuất hàng lậu và các cơ sở sản xuất ngầm khác

Để tránh nhầm tưởng với các cách hiểu sai lệch trên, theo đúng mục đích nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả có đưa ra một số đặc điểm để thấy rõ được

sự khác nhau giữa hoạt động kinh tế phi chính quy và chính quy nhưng sau: hoạt động kinh tế phi chính quy thường là những lao động từ các tỉnh lẻ di cư đến; họ là những lao động không tự nguyện, bất lợi thế, thu nhập bấp bênh, không ổn định, họ không có phúc lợi xã hội, điều kiện làm việc không đều đặn, tốc độ làm việc không cao, tiền công thấp

Thậm chí họ còn được hiểu rằng: dân nhập cư là những người nghèo, không

có trình độ hoặc có trình độ thấp, và do đó không thể duy trì được những công việc bảo đảm trong dài hạn; việc làm phi chính thức thường được gắn liền với cơ hội thu nhập bấp bênh, không đảm bảo; họ hoạt động bằng nhiều hình thức của những công việc buôn bán nhỏ, lẻ, hàng hóa thường giản đơn, dễ sử dụng và thường là những mặt hàng tiêu dùng sinh hoạt

Trang 16

Bên cạnh đó, những người nhập cư hoạt động trong lĩnh vực phi chính thức thường sống trong các lều trại, nhà ở, phòng trọ tạm bợ, nhất thời thậm chí lấn chiếm cả những khu vực công cộng không có các phương tiện như điện nước, dịch

vụ y tế Những người sống trên các vỉa hè đường phố; suốt ngày họ làm việc như những người lao động công nhật và những người bán hàng rong trên các đường hểm, thu nhập không đủ để mang đến cho họ thậm chí một nơi cư ngụ đơn sơ nhất Những hình ảnh đó thường là những bằng chứng cho một số suy nghĩ rằng; hoạt động kinh tế phi chính thức đồng nghĩa với dân nhập cư nghèo và có trình độ thấp

Trên thực tế, tác giả nghiên cứu thấy rằng: ở cấp độ tổng thể, mối tương quan giữa làm việc phi chính thức và tình trạng nghèo được bộc lộ rõ nét đó là: thu nhập bình quân trong hoạt động phi chính thức thấp hơn so với hoạt động chính thức; và

tỉ lệ rơi vào tình trạng nghèo ở hoạt đông phi chính thức thì cao hơn so với hoạt động chính thức

Thế nhưng, một số câu hỏi đặt ra là: có phải họ thiếu thốn, nghèo nàn vì họ ở trong tình trạng hoạt động phi chính thức? Hay phải chăng họ làm việc này vì họ nghèo? Mà công việc phi chính thức có thể giúp họ khá hơn được không?

Để trả lời cho những câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên thực tế hơn 30 lao động (nam, nữ) hoạt động trên lĩnh vực này; kết quả thấy rằng: khoảng

20 người trả lời họ gặp khó khăn trong kinh tế, tuổi tác, họ mới hoạt động trong công việc này; số còn lại khẳng định: đó chỉ là công việc nhất thời bù đắp cho khoảng thời gian rảnh rỗi, nông nhàn ở vùng quê họ đang sinh sống hoặc họ buộc phải làm công việc này vì đang chờ đợi một công việc chính quy (tức là hoạt động lao động chính thức), đó chỉ là một bước đệm hay là một hoạt động an toàn cho việc làm chính quy mà họ đang chờ đợi

Như vậy, từ sự phân tích trên, nhóm nghiên cứu nhìn nhận hoạt động kinh tế phi chính thức trên cơ sở: mức thu nhập, hoàn cảnh sống, phương thức hoạt động và các loại hình công việc mà cụ thể là các nhóm hoạt động như:

Trang 17

+ Buôn bán, dịch vụ ở vỉa hè, nơi công cộng

+ Buôn bán ở chợ nhưng không có sạp cố định

+ Bán hàng rong

+ May gia công, sửa chữa áo quần

+ Làm thuê, làm mướn, làm việc theo công nhật hoặc theo yêu cầu của các

hộ gia đình

2.2 Hoạt động phi chính quy - sự tồn tại khách quan

Là một quốc gia đang phát triển, gần 80% dân số sinh ra và lớn lên ở nông thôn Vì vậy phần lớn những người di chuyển từ các tỉnh lẻ trong cả nước đến thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm đến hàng trăm nghìn người, và hầu hết họ đều xuất phát

từ những điều kiện thấp Sự phân bố dân nhập cư khá đa dạng, phân bố hầu hết ở tất

cả các Quận, huyện của Thành phố chủ yếu để mưu sinh Trong đó, Quận Thủ Đức

là một trong những điểm nóng của một số bộ phận dân cư, hoạt động kinh tế với nhiều hình thức khác nhau, tiêu biểu có loại hình hoạt động kinh tế phi chính thức

Hoạt động kinh tế phi chính thức là khái niệm để chỉ các hoạt động mua bán, kinh doanh của những người dân, không được quy hoạch chính thức tại những khu dân cư, những tụ điểm trao đổi mua bán và cũng không có sự đăng ký giấy tờ lưu hành rõ ràng

Do xuất phát từ điều kiện sống khá thấp mà đặc biệt là trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng, kỷ luật lao động và thói quen không cao Cho nên, khhi đến thành phố Hồ Chí Minh nhiều người đã làm các việc mang tính chất phi chính thức để mưu sinh Trong đó, tại khu phố 6, phường Linh Trung thuộc Thủ Đức là nơi diễn

ra hoạt động kinh tế mang tính chất này khá sôi động Đặc biệt, có một bộ phận người dân đã tham gia vào những hoạt động kinh tế bán hàng rong Tại địa bàn, có

Trang 18

thể tạm chia thành hai nhóm đối tượng hoạt động chính: nhóm cố định và nhóm lưu động

Nhóm cố định: là nhóm dùng một phần mặt tiền nhà của mình kết hợp với một phần không gian công cộng để hoạt động

Nhóm lưu động: là nhóm không có mặt tiền nhà, mà dùng không gian công cộng là chủ yếu; đó là đường phố, ngõ hẻm, ngã ba… thậm chí cả những điểm có nhiều người qua lại Họ dùng những chiế xe thô sơ: xe đạp, xe đẩy các loại xe, ba gác, có cả xe máy gắn bộ phận tự chế để chồng chất các loại mặt hàng mà mình buôn bán

Thủ Đức là một Quận ngoại thành: lại đang trong quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và phức tạp Quận được phân bố thành 12 phường, trong đó Phường Linh Trung có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giáo dục, đặc biệt là nơi tập chung của khu chế xuất Linh Trung, các trường Đại học như: Đại học

an ninh, trung tâm giáo dục quốc phòng và nổi bật hơn cả là các trường đại học thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh… vì vậy hầu hết những tuyến đường, những ngõ hẻm, các khu dân cư… đều là cơ sở tạo điều kiện cực kì thuận lợi cho loại hình kinh tế, bán hàng rong hoạt động, nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn, uống, mặc của đông đảo cư dân, nhất là phục vụ cho học sinh, sinh viên tại đây

Theo kết quả khảo sát của UBND phường Linh Trung, cũng như qua quá trình phỏng vấn sâu của nhóm nghiên cứu tại các tuyến đường, ngõ hẻm, đặc biệt là khu chợ nhỏ nơi tiếp giáp giữa trường ĐHKH xã hội và Nhân văn, trường ĐH Tự Nhiên, đường xuống kí túc xá Đại Học Quốc Gia và một khu vực thuộc xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương thì hầu hết những ngươì dân hoạt động bán hàng rong (kể cả cố định và lưu động) đều đến từ các tỉnh (miền) khác nhau Tuy nhiên, số người đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh chiếm đại đa số

Trang 19

Và điều đặc biệt hơn cả trong số những người hoạt động kinh tế bán hàng rong nói chung, có trình độ học vấn không cao, hầu hết từ cấp 2 trở xuống chiếm khoảng 90% trong số họ

Với những người dân hoạt động trong lĩnh vực này, có lẽ do điều kiện và khả năng cá nhân; nhiều người chưa tha thiết với việc học nghề, học việc, mà hầu hết trong số họ đã hài lòng với công việc và những khoản thu nhập có được trong hoạt động của mình Một điều rất khách quan ở đây là: những loại hình dịch vụ và buôn bán nhỏ, lẻ dường như đã rất phù hợp với thói quen tự do về thời gian, phù hợp với năng lực, trình độ và tuổi tác của họ Với những người bán thịt, cá, rau củ quả, quần

áo, nón, giày dép… có thể ngưng lại và bắt đầu công việc bất cứ lúc nào họ thích; nhưng họ có một điểm chung đó là: xuất hiện dường như đồng thời với khoảng thời gian mà công nhân, học sinh, sinh viên ra về, khoảng từ 9-12 giờ trưa và từ 4-5g30 chiều

Phải nhìn nhận rằng, trong nhiều năm liên tiếp quận Thủ Đức luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là khu chế xuất, khu công nghiệp mang lại, do đó nhu cầu tuyển dụng lao động của các công ty tại địa bàn cũng rất lớn Tuy nhiên trên thực tế số người tuyển dụng được lại rất thấp so với nhu cầu, chẳng hạn: khu chế xuất và khu công nghiệp (Hepza) cần tuyển 5000 công nhân cho khu chế xuất Linh Trung nhưng chỉ tuyển được chưa đầy 2000 (năm 2006) Lý do các đơn vị không tuyển được đủ số lượng lao động cần thiết chủ yếu vì những ứng viên không đạt về trình độ học vấn, tay nghề hoặc do lương thấp: cụ thể tại khu chế xuất Linh Trung, công ty Nissei Electric Việt Nam liên tục tuyển công nhân, (cả thời vụ hoặc chính thức); vì số người nghỉ việc cứ diễn ra liên tục cộng với số người đến phỏng vấn xin việc chưa đáp ứng đúng yêu cầu của công ty như: học hết cấp 3, số tuổi tối

đa là 25, hồ sơ của khu chế xuất… hay một số công ty trong khu chế xuất Linh Trung không tuyển những người có hộ khẩu ở Thanh Hóa , Nghệ An…

Trang 20

Đó là những nguyên nhân khiến cho việc tuyển được nguồn lao động rất khó khăn và kéo theo là số lượng người có nhu cầu lao động ở Linh Trung tham gia vào hoạt động trong khu vực kinh tế chính thức không lớn Những người không trúng tuyển đương nhiên rơi vào tình trạng không có hoặc chưa có việc làm, thất nghiệp tạm thời và cùng với lực lượng lao động khá lớn không tham gia vào các đội tuyển lao động, cũng dần dần tìm đến với hoạt động kinh tế phi chính thức để mưu sinh

Với nhiều hộ hoặc cá nhân hoạt động kinh tế bán hàng rong tại địa bàn trong thời gian qua họ không phải không cảm nhận được nỗi khổ cực, nhọc nhằn khi bị lực lượng công an khu vực phạt tiền, tịch thu tài sản, cảnh cáo, rượt đuổi hoặc thường xuyên nhắc nhở, khiển trách tại nhà hay trong cuộc họp tại dân phố hoặc khu phố… thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau họ vẫn phải “tiếp tục”, “ tự thu xếp” để “bấu víu với việc buôn bán”(Phạm Thanh Thôi, Trường ĐHKH Xã hội

và Nhân văn -2003)

Trong những năm gần đây, với áp lực từ những lần giải tỏa của lực lượng công an khu vực vì tổ khu phố 6, phường Linh Trung là khu vực thuộc đất quy hoạch của ĐHQG TP Hồ Chí Minh Cho nên các hộ dân cư chú cũng như nhóm hoạt động kinh tế nhỏ, lẻ đều nhận biết rất rõ các chính sách đền bù, giải tỏa Vì vậy

đã có một số người, nhiều hộ đã tự bỏ hoạt động kinh tế buôn bán của mình tại khu chợ giáp với xã Đông Hòa (Bình Dương) Tuy nhiên, chỉ sau đó vài tháng họ lại tìm đến các tuyến đường của địa bàn để tiếp tục “ hành nghề” với mục đích để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và của cả sinh viên tại các khu nhà trọ

Theo kết quả điều tra của ban quản lý khu phố 6 (tháng 6-2006) về vấn đề liên quan đến nguyên nhân vì sao người dân lại hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi

chính thức cho thấy: nguyên nhân do ít vốn để làm ăn chiếm 69,3%; không cần

chuyên môn, trình độ chiếm 47,1%; giờ giấc thoải mái chiếm 40,7% không có nhà mặt tiền (phải ở phòng trọ) để bán lưu động chiếm 40%

Trang 21

Khu vực kinh tế phi chính thức còn là “cứu cánh” không những cho những người thiếu việc làm từ nông thôn các tỉnh (miền) khác nhau đến khu phố mà còn là hình thức cho những người mất việc làm ở các công ty, xí nghiệp, (khu vực kinh tế chính thức) ngay tại địa bàn khu phố, chẳng hạn: khi tìm hiểu thực tế cho thấy nhiều phụ nữ kiếm sống trong khu vực kinh tế phi chính thức trước đây đã từng là công nhân trong các khu công nghiệp bị mất việc do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên bị phá sản, một số chị em tự nghỉ việc do sau khi sinh con không thể đi làm, hoặc có một số chị em đi làm đã kiếm được một số vốn khá lớn rồi nghỉ ở nhà, hoặc do ở lưá tuổi 35-40 đã bị vắt kiệt sức lao động không còn đủ sức khỏe để tiếp tục công việc của chế độ làm việc căng thẳng nhiều giờ trong xí nghiệp nên họ cũng tự xin nghỉ; số tiền thâm niên và bảo hiểm xã hội của họ là số vốn tạo điều kiện cho họ mở những sạp hàng để buôn bán đủ các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu trong ngày cho những yêu cầu của người dân mà đặc biệt là hàng vạn sinh viên ( kể cả sinh viên ngoại trú và sinh viên trong KTX ĐHQG TPHCM) về nhu cầu ăn, uống, mặc, các loại vật dụng sinh hoạt…

Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại và gắn bó chặt chẽ với hoạt động kinh tế phi chính thức của người nhập cư có rất nhiều tại khu phố, mỗi người một lý do, một hoàn cảnh cụ thể khác nhau Nhưng cũng cần thấy rằng, hiện nay do nhu cầu sinh hoạt và thói quen mua hàng của người dân cũng như sinh viên ở đây rất lớn

Trên thực tế cho thấy, một số người dân do thu nhập quá thấp (sau khi trừ các chi phí sinh hoạt thiết yếu) Hàng trăm công nhân làm tại các khu chế xuất, khu công nghiệp Linh Trung tạm trú nơi đây; những người cao tuổi lương hưu; đặc biệt hàng trăm nghìn sinh viên của làng Đại học Thủ Đức đang phải tạm trú tại khu phố cần có bữa ăn, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày Tất cả họ vì điều kiện khác nhau không thể đi đến các chợ lớn, siêu thị hay những trung tâm mua bán để mua những thứ cần thiết cho cá nhân, gia đình họ Vì vậy, nhu cầu bức thiết hiện tại trong ngày khiến họ đến với dịch vụ “phi chính thức” của khu phố Và trên thực tế cho thấy, loại hình kinh tế phi chính thức - kinh tế bán hàng rong từ nhiều năm qua đã nhanh

Trang 22

chóng đáp ứng nhu cầu mua - bán nhanh, tiện lợi, có thể tại nhà, tại nơi làm việc hoặc trên đường về… với hàng loạt các loại hàng hóa giá rẻ cho họ Xung quanh khu chế xuất Linh Trung cũng như khu nhà trọ sinh viên đó là những “mảnh đất màu mỡ” để cho các hoạt động kinh tế bán hàng rong đã nảy sinh và tồn tại từ lâu trên địa bàn Những buổi họp chợ chớp nhoáng (có thể là buổi sáng, buổi trưa hoặc buổi chiều tối) với các loại mặt hàng tiêu dùng, sinh hoạt đa dạng và phong phú lại giá rẻ hơn so với các chợ lớn khác (mặc dù chất lượng không được tốt) của những người hoạt động trong lĩnh vực này cung cấp, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đông đảo người dân và sinh viên

Hơn nữa ở khu vực Linh Trung lại không có các chợ lớn như trong nội thành hay siêu thị; có chăng chỉ là Coop mart Thủ Đức hay gần đây là siêu thị Suối Tiên, hoặc các chợ nho, các shóp hàng sinh viên, các căn tin (trong các trường Đại học và

Ký túc xá) chỉ mở cửa từ 7h sáng và đóng cửa 9h đêm Cho nên ở những nơi không tiện đường, hay số lượng hàng hóa cần sắm không nhiều… thì rõ ràng sự tiện lợi và nhanh chóng cung cấp của hoạt động “hàng rong” đem lại hiệu quả là có ý nghĩa rất lớn

Bên cạnh đó, mấy năm gần đây khi mà các chi phí cho nhu cầu thiết yếu ở khu vực như thuê nhà ở, phòng trọ, tiền điện, tiền nước, y tế, tiền học phí, tiền sinh hoạt luôn biến động và tăng cao Trong khi đó mức thu nhập lại rất thấp, cho nên nhu cầu mua sắm từng bữa ăn, hàng hóa cho từng ngày với số lượng và chất lượng không cao Do vậy hoạt động này trở nên sinh động và sôi nổi rõ rệt Hàng loạt các

hộ gia đình và cá nhân vẫn ngang nhiên hoạt động ở các tuyến đường ngõ hẻm, các khoảng không gian còn sót lại trong khu dân cư để buôn bán Người bán kẻ mua hàng hóa ở đây mỗi lúc một nhiều, đặc biệt vào những giờ “cao điểm” của bữa sáng, bữa trưa, bữa tối thậm chí có lúc 10h đến 11h đêm diễn ra khá nhộn nhịp không kém gì một bức tranh của một cái chợ Mặc dù tại các tuyến đường vào khu phố công an không ngừng tăng cường lực lượng kiểm tra, thậm chí treo cả bảng

Trang 23

“cấm tụ tập mua bán” nhưng tất cả họ đều “tự thu xếp” trong một khoảnh khắc, rồi đâu lại vào đấy, đây là hiện tượng của nhóm hoạt động “lưu động”

Như nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn anh Hoà, anh đã cho biết:

NPV: Xe hàng này của anh có tính vào hàng bị hốt không ạ?

một tí đâu có sao đâu Còn nếu họ bắt được thì đưa chứng minh cho họ giữ, sau này đến nộp phạt thì lấy

NPV: Nộp phạt hả anh? Khoảng nhiều không anh?

vào đây bán là cái chợ tê (kia) đang còn rách rưới tề (kìa) Bọn anh đứng tàn lan (tràn lan), té le lên đằng trên tê tề (đường trên kia kìa)., đứng trên cái quán nước ngày xưa trên tê á vứt cả đống xe trên nứa (trên đó), cả mười mấy chiếc ba gác, bán cam rồi bán cà chua lung tung á, dưa leo dứ liếc đó…”

Còn trên địa bàn những người buôn bán “cố định” thì sử dụng đa phần mặt tiền của nhà mình kết hợp với không gian đường phố ngõ hẻm, thậm chí lấn chiếm

cả lòng đường để bày bán hàng hóa Cho nên việc tắc nghẽn trong giờ “cao điểm” vẫn thường xảy ra

Như vậy: có thể nói hoạt động kinh tế bán hàng rong trong thời gian qua tại khu phố 6, phường Linh Trung, trên đường phố, ngõ hẻm hay những điểm qua lại của đông đảo người dân, đều đã đáp ứng được những nhu cầu rất thực tế của người tiêu dùng như: tập quán tiêu dùng, tiện lợi, nhanh gọn, khả năng chi trả… Và cho

dù, các hoạt động kinh tế bán hàng rong được nhìn nhận dười góc độ nào đi chăng nữa thì đến nay nó cũng là lĩnh vực kinh tế nảy sinh và tồn tại mang tính khách quan

Trang 24

Hơn nữa nó còn được coi là “cứu cánh” đáp ứng nhu cầu mưu sinh của những người nhập cư nghèo và thu nhập thấp tại khu phố Hoạt động kinh tế bán hàng rong tại hầu hết các tuyến đường, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà trọ, ngõ hẻm của khu dân cư đã giúp cho người dân nơi đây rất tiện lợi khi chỉ cần mua một đến hai món hàng cần thiết trong giây lát, khỏi phải giữ xe, vừa tốn tiền lại tốn thời gian; khi đi qua, họ chỉ cần dừng xe, xem qua hàng hóa, ưng mua là được mang đến nơi Hay có thể do mua quen, hàng ngày người bán mang đến tận nhà cho họ…do hàng hóa ở đây chủ yếu là rau, củ, quả, thịt, cá (của nhóm lưu động), và đồ dùng sinh hoạt, tạp hóa (đối với nhóm cố định) Cho nên hoạt động bán hàng rong khu vực này đến nay đã rất thích hợp với nhu cầu ăn, uống, sinh hoạt của hàng nghìn công nhân lao động vì họ thường xuyên phải đi làm sớm, về muộn do tăng ca Những hàng rau, hàng thịt, cá chỉ tranh thủ những lúc công nhân tan ca, sinh viên tan học là chủ yếu; vào giờ điểm tâm bữa ăn sáng, ăn trưa, có khi nghẹt đường do lượng người mua hàng quá đông mà ngay cả bản thân nhưng người bán cũng không bán kịp Vì vậy tại những tuyến đường dọc ngang, những ngã ba, cổng khu công nghiệp, hay cổng trường luôn ồn ào, sôi động mỗi khi đến giờ “cao điểm” Bởi một

số bộ phận dân cư thu nhập thấp, người nghèo, sinh viên từ các tỉnh lên học…thông thường chỉ mua từng bữa ăn sau giờ lao động, giờ học…do vậy, hoạt động này ngày càng trở nên sôi động, đa dạng và phong phú hơn

2.3 Đặc điểm

2.3.1 Nguồn gốc người nhập cư

Cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ, thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Thủ Đức nói riêng, mỗi năm đã thu hút hàng trăm nghìn người xuất cư từ các tỉnh khác nhau cùng di chuyển đến nhằm thực hiện những mục đích như học hành, vui chơi, và đặc biệt nhất là vấn đề mưu sinh

Thông qua quá trình quan sát, phỏng vấn sâu, và qua hàng loạt các tư liệu cho thấy rằng nguồn gốc của nhóm lao động phi chính quy tại khu phố 6 khá đa

Trang 25

dạng Nếu như trên địa bàn thành phố có tới 64/64 tỉnh thành khác nhau trên cả nước đến nhập cư thì riêng quận Thủ Đức có tới 40/64 Trong đó chủ yếu là từ các tỉnh phía Nam, chiếm 62,36 % tổng số dân nhập cư, các tỉnh phía Bắc chiếm hơn 30% Tuy nhiên cụ thể tại khu phố 6, phường Linh Trung chủ yếu nhất lại là các đối tượng đến từ các tỉnh miền Trung như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…đó là những tỉnh thường gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh tế, cho nên vấn đề kinh tế, hay nói cách khác kinh tế là một nguyên nhân chủ yếu và cơ bản nhất khiến họ đến hoạt động tại khu phố

Xuất phát từ mục đích tìm kiếm việc làm để tăng thu hập cho gia đình cải thiện đời sống Vì thế cấu trúc giới tính, và độ tuổi tiêu biểu là những người trẻ tuổi

và nằm trong độ tuổi lao động

2.3.2 Độ tuổi, giới tính

Nếu độ tuổi lao động nói chung là từ 15 đến 59 thì toàn bộ dân nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh có đến 402.680 người (chiếm 69,88 %) Riêng Thủ Đức có

tới 58.308 người (chiếm 14,41 %) nằm trong độ tuổi này

Tập trung hoạt động kinh tế phi chính thức trên địa bàn khu phố, nhìn chung nam giới vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới Họ trong độ tuổi từ 20 đến 35, một trong

số đó chưa có gia đình và có những người đã có gia đình nhưng phần lớn gia đình ở lại quê nhà Họ chính là người Cha, người Mẹ, người con, chấp nhận cuộc sống xa quê hương, gia đình, bạn bè để đến đây hoạt động buôn bán nhỏ, lẻ, kiếm thêm thu nhập, nuôi sống không những bản thân họ mà còn cả những người thân trong gia đình họ

Độ tuổi từ 30-35 chiếm nhiều nhất trong nhóm những người hoạt động kinh

tế phi chính thức, tại phường Linh Trung Họ là lực lượng lao động chính của gia đình tại thôn quê vào thời điểm ngày mùa Còn những tháng ngày nông nhàn thì họ lại cực kì bận rộn với một loạt các mặt hàng kinh doanh mang tính nhỏ, lẻ ngoài

Trang 26

những hoạt động kinh tế mà chủ yếu là làm ruộng, nương rẫy và chăn nuôi Một số người trong số họ trả lời; trước đây có chạy xe ôm, xa 3 gác, đến mùa thì đi làm công

Nói chung, đây là bộ phận lao độngcó trình độ văn hoá thấp, là lao động giản đơn, họ có thể tìm được việc làm nhanh chóng nhưng là những việc làm không ổn định hay là những việc mang tính chất khó khăn, nguy hiểm, thu nhập thấp mà lao động tại chỗ không muốn làm Trình độ tay nghề khá thấp nên họ chỉ thích nghi với những công việc đa dạng, không đòi hỏi tay nghề cao trong các khu vực kinh tế tư nhân hoặc đơn vị tập thể Do đó, công việc buôn bán của họ cơ bản là những mặt hàng tươi sống như rau, củ, quả, các loại cá…chủ yếu là tạm thời qua ngày, giá cả bấp bênh và không thật sự ổn định

2.3.3.Về tình trạng lao động

Điều nhận thấy rất rõ khi nhóm nghiên cứu phỏng vấn với câu hỏi: “tự đánh giá về công việc của mình như thế nào?” Trong số 20 người được hỏi có tới 11 người trả lời rằng: công việc đang làm rất vất vả, (chiếm 55 %); có 7 người cho là bình thường (chiếm 35 %); và số còn lại cho là công việc đang làm khá thoải mái (chiếm 10 %)

Đối với câu hỏi: “Những khó khăn trong công việc hiện nay là gì?” Trong số

20 người, có tới 9 người trả lời khó khăn hiện đang phải đôi phó là thu nhập thấp (chiếm 45 %); có 6 người (chiếm 30%) xem khó khăn là do công việc không ổn định, có 3 người cho khó khăn là do công việc nặng nhọc (chiếm 15 %)…Ngoài ra,

họ còn cho rằng khó khăn là do giá cả bất thường và do chính sách quy hoạch, giải tán những hoạt động bán hàng rong…

Tất cả những sự phân tích trên cho thấy những lao động phi chính thức tại khu phố 6, phường Linh Trung- Quận Thủ Đức, mục đích chính của họ là tìm kế

Trang 27

sinh nhai, do đó họ chấp nhận hầu hết những công việc mà họ tìm được, họ buôn và bán nhiều thứ hàng hóa khác nhau mà nó mang lại lợi nhuận cao.

2.4 Động lực của lao động nhập cư

Thành phố Hồ chí Minh là một đô thị lớn nhất cả nước về quy mô dân số và hoạt động kinh tế Trong những năm qua thành phố đã thu hút gần hai triệu người dân nhập cư từ khắp các tỉnh thành trong cả nước đến lao động, hoc tập, định cư sinh sống Với hơn 20 quận (huyện) (cả nội thành và ngoại thành) thành phố đóng vai trò như một trung tâm đa chức năng: trung tâm kinh tế, trung tâm văn hóa-khoa học kĩ thuật, trung tâm giao dịch Quốc Tế, trong đó quận Thủ Đức cũng mang đầy

đủ những đặc điểm chung của thành phố

Thủ Đức là một quận ngoại thành nằm ở vị trí Bắc- Đông Bắc của thành phố

Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 17km, nhưng lại là một khu đô thị hóa nóng của thành phố Hồ Chí Minh

Cùng với thành phố trong những năm vừa qua, quận Thủ Đức cũng đã đón nhận hàng chục ngàn lao động nhập cư đến từ các tỉnh thành Người nhập cư đến đây với những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của mình Họ quần cư và sống bằng những ngành nghề khác nhau Hiện tượng này đã phản ánh đúng đắn một qui luật khách quan là: nơi nào có điều kiện sống tốt hơn, nguồn thu nhập cao hơn, cơ hội có nhiều việc làm và cơ hội việc làm tốt hơn…thì đó là nơi hấp dẫn thu hút một cách mạnh mẽ nguồn di dân từ các nơi đổ về mà phường Linh Trung chính là một

tụ điểm phản ánh tính đa năng như vậy

Phần lớn lao động nhập cư đều xuất phát từ nông thôn mà hiện nay theo số lượng thống kê của Viện khoa hoc- xã hội cho thấy: nông thôn nước ta nói chung không đủ đất canh tác so với mức tăng trưởng kinh tế và lao động, trong khi các ngành nghề phi nông nghiệp lại chưa phát triển Bên cạnh đó nhu cầu đang rất cần

có thu nhập và việc làm của người dân là rất lớn, đó là chưa kể hết con số 85 vạn

Trang 28

người hàng năm ra nhập lực lượng lao động nông nghiệp Trong khi mỗi năm có từ

8 – 10 nghìn hécta đất nông nghiệp bị chuyển dụng sang mục đích sử dụng khác Và vốn đầu tư vào địa bàn đất nông thôn chỉ bằng 1/10 so với khu vực thành thị Chính

vì vậy ở nông thôn sau thời vụ cấy hái người nông dân lại rơi vào tình trạng thiếu việc làm, không có nguồn thu nhập, điều này đã tạo lên sự cách biệt quá lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, điều đó đã thôi thúc người nông dân tự nguỵên rời bỏ nông thôn của mình ra thành thị kiếm việc làm, họ chấp nhận những công việc nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm, tất cả những ngành nghề để mưu sinh để kiếm

ra cái ăn cái mặc và một phần thu nhập gửi về cho gia đình

Xuất phát từ thu nhập thấp, không ổn định từ sản xuất nông nghiệp bấp bênh, quỹ đất nông nghiệp ngày càng co hẹp lại và đặc biệt những chi tiêu bắt buộc chi phí cho học hành, ốm đau rồi chi phí sản xuất, đóng góp nhân công, nghĩa vụ ma chay, cưới hỏi…tất cả đều được qui ra tiền mặt Tất cả những nguyên nhân đó đã hối thúc buộc người nông dân rời quê hương đi làm ăn xa để kiếm sống và sinh nhai, và thành thị chính là nơi “đất lành” (tạm trú) Người nhập cư đều đến đây và tìm cho mình một công việc phù hợp với trình độ năng lực và sức khỏe của mình :

có những người ở độ tuổi từ 18 đến 30 thì cố gắng tìm những công việc mang tính chất chính quy như làm trong những công ty, nhà máy, xí nghiệp …có giấy phép hoạt động rõ ràng Còn những người ở độ tuổi 30 đến 40 thậm chí có cả trẻ em ở độ tuổi vị thành niên không thể đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng lao động chính qui thì hầu hết họ đều tìm công việc ngoài, hoạt động tự do về thời gian cũng như tự do lựa chọn thời gian hoạt động những công việc phù hợp điểm chung nhất của lực lượng lao động nhập cư là “điều chỉnh” sự chênh lệch thu nhập thông qua khối lượng tiền và hàng Họ không chỉ tự lo cho cuộc sống cá nhân mà còn tiết kiệm khoản thu nhập của mình gửi về cho gia đình

Như nhóm nghiên cứu đã phỏng Chú Nguyễn Hữu Còn ( chú Đệ) năm nay

53 tuổi chú cho biết :Tại vì giờ tuổi già rồi làm thuê làm mướn biết làm cho ai

Trang 29

được,ngưòi ta thuê cũng đau có thuê mình bây giờ cái lao động của mình mình già yếu đâu có bằng tuổi trẻ, vậy cuộc sống cũng như nhờ tạm vé số đê sống vậy đó.”

Và trường hợp em Thêm, (quê ở Quảng Ngãi, năm nay 18 tuổi):

NPV: Vậy ở đây cô trả công em như thế nào?

Em Thêm: Dạ một tháng 8 trăm

NPV: Em cảm thấy số tiền đó như thế nào?

Em Thêm: Dạ đó là một sô tiền lớn đối với em

NPV: Thế em chi tiêu số tiền đó như thế nào?

Em Thêm: Thì nói chung ăn uống mọi thứ cô đều lo hết, một tháng là em còn y vậy Em đều gửi hết về cho cha mẹ, cứ hai ba tháng em gửi một lần

Theo Phó Giáo Sư, Tiến sĩ Đặng nguyên Anh (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), tiền lao động của người lao động đi làm ăn xa gửi về nhà ở nông thôn đến 60% thu nhập, rót thẳng vào nền kinh tế nông thôn Đó chính là nguồn để người dân thoát nghèo, không rơi vào ngưỡng nghèo, nó như là một nguồn an sinh xã hội với người ở lại nông thôn kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và các tư liệu sinh hoạt khác

Rõ ràng, đối với nhiều người ở thành thị có khổ (vất vả) do những công việc đặc biệt là công việc mang tính chất phi chính quy nhưng vẫn là “thiên đường” so với nông thôn Bởi vì cũng theo tiến sĩ Đặng Nguyên Anh thì số hộ gia đình nghèo vẫn chiếm 70%: ở nông thôn, là nơi có thu nhập thấp nhất, nông dân là người có cuộc sống bấp bênh nhất Do vậy lao động dư thừa trong nông nghiệp tiếp tục tràn vào các thành phố lớn, thậm chí qua biên giới nước ngoài, dưới mọi hình thức, họ bất chấp những rủi ro, khó khăn và nguy hiểm trên con đường mưu sinh của mình

Trang 30

Dẫu biết rằng nước ta là một xã hội nông nghiệp sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới thế nhưng việc làm giàu từ nông nghiệp, đi lên từ nông thôn thì quả là một bài toán khó cho người nông dân, thậm chí đó là một vấn đề đang nan giải cho mọi người Do đó, thoát li khỏi ruộng đất đi tìm kế sinh nhai để khắc phục cái đó, cái nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống là một động lực vô cùng lớn lao đối với dân nhập cư tại các trung tâm kinh tế trọng điểm

Thông qua khối lượng hàng, tiền mà người lao động mang, chuyển, gửi về cho gia đình, họ đã và đang góp phần điều chỉnh lại sự chênh lệch về thu nhập của thành thị và nông thôn, góp phần thực hiện công bắng xã hội lực lượng lao động nhập cư đã và đang trở thành nguồn nhân lực không thể thiếu được trong thị trường dịch vụ đa dạng ở đô thị, góp phần vào sự tăng trưởng của các trung tâm đô thị, khu công nghiệp và khu chế xuất Nó là một tiềm năng đóng góp chủ yếu làm giảm sức

ép lao động và việc làm ở nông thôn, tạo nguồn thu nhập và góp phần ổn định xã hội

Từ sự phân tích trên ta thấy rằng hoạt động kinh tế chính thức hay phi chính thức tại khu phố 6 phường Linh Trung- Quận Thủ Đức- TP.HCM nó đều mang đầy

đủ đặc điểm, đặc trưng của nguồn lao động nhập cư tại địa bàn Thành Phố: họ cũng xuất từ nông thôn, họ là những nông dân chính gốc, đến đây quần cư và hoạt động kinh tế với mục đích lớn nhất là kiếm ra tiền, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và nâng cao đời sống tinh thần không chỉ cho bản thân, mà còn cho cả người thân trong gia đình họ

Vậy thì, một câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại đến với địa bàn khu phố mà không phải nơi khác của thành phố?

Như trên đã phân tích: nơi nào có điều kiện tốt, nguồn thu nhập cao, cơ hội tìm kiếm việc làm nhanh, dể thích nghi môi trường sống thì nơi đó sẽ có sự hấp dẫn

và thu hút mạnh mẽ Khu phố 6 thuộc phường Linh Trung là nơi như vậy

Trang 31

Xuất phát từ đặc điểm tình hình, vị trí của khu phố: nó nằm ở địa danh cuối cùng của phường Linh Trung, được coi là “tụ điểm”, là khu vực sôi động của họat động kinh tế, văn hóa, giáo dục và an ninh trật tự Nơi đây xứng đáng được gọi là một trung tâm đa chức năng: Các mặt hướng Bắc và hướng Tây tiếp giáp với Dĩ An- Bình Dương là nơi phát triển khu công nghiệp hết sức sầm uất, mặt khác nó được bao bọc bởi tuyến đường xuyên Á và quốc lộ 52, là các mối giao thông trọng điểm có ý nghĩa to lớn của cả thành phố

Như vậy, từ việc áp dụng các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã làm cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã có hiệu quả Các chính sách đó đã tác dụng thúc đẩy quá trình di

cư - nhập cư một cách sinh động, thông qua hàng loạt các phương thức khác nhau Điều đó làm cho quá trình sản xuất nông nghiệp ngày càng được thương mại hóa và

cơ giới hóa, lao động sống được thay thế bằng vốn đầu tư đã có một tác động rất lớn trong việc giải phóng lực lượng lao động nông thôn, thúc đẩy họ rời làng quê đến thành thị với tốc độ và quy mô chưa từng thấy

Từ việc không phân biệt tình trạng cư trú, người dân không còn lệ thuộc vào

sự trợ cấp và phân phối của Nhà nước Hệ thống đăng kí nhân khẩu mặc dù còn tiếp tục tồn tại song nó không còn là điều kiện quy định về việc ăn, ở, sinh hoạt của người dân, nhất là những khu vực thành thị Ngay cả những đối tượng di cư từ ngoại tỉnh phải chịu đời sống tương đối khổ sở và chật vật cũng vẫn phát biểu rằng:

“Giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”

Chính vì dân số thành thị gia tăng cao, do tình trạng thừa lao động so vớí nhu cầu, và do sự chênh lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn, người dân phải tìm đến những nơi mà họ cho rằng điều kiện và cơ hội việc làm tốt hơn Với những lí do đó những cư dân hướng tới đô thị phản ánh một quy luật khách quan của xã hội cũng là một động lực to lớn vô cùng có ý nghĩa đối với họ

Trang 32

Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và phường Linh Trung nói riêng có một sức hút cực kì mạnh mẽ kể từ khi những chính sách đổi mới được thực thi toàn diện, mức tăng trưởng kinh tế liên tục giữ vị trí cao nhất Việt Nam Vì vậy, có thể thấy rằng mục đích của những người nhập cư tại địa bàn chủ yếu là do các yếu tố kinh tế như việc làm và thu nhập

Bên cạnh đó, xét trên bình diện quyết định của nguồn di cư, qua kết quả khảo sát tại Phường cho thấy, hầu hết việc di chuyển đến địa bàn đều xuất phát từ quyết định của bản thân người di chuyển hoặc thành viên trong gia đình (như Bố, Mẹ, các anh chị…) nhưng những quyết định nhập cư do anh chị em, bè bạn hoặc họ hàng can thiệp là không đáng kể, thực tế: chỉ chiếm khoảng 10% đối tượng di chuyển Việc chọn nơi đến cũng là một vấn đề lớn và nó có vai trò quyết định của người di

cư này Trong một cuộc phỏng vấn sâu nhóm nghiên cứu đưa ra câu hỏi: “Ông (bà )

có họ hàng sinh sống ở thành phố hoặc tại phường này trước khi chuyển đến hay không?” Kết quả cho thấy có tới 73% người được hỏi trả lời là có họ hàng hoặc

người quen trước khi đến và mối quan hệ đó là chỗ dựa cho họ về nhiều mặt kể cả vật chất và tinh thần khi họ bước chân đến mảnh đất khách này Tuy không có ảnh hưởng trực tiếp và liên quan đến quyết định việc di chuyển nhưng mạng lưới xã hội này lại đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người người di chuyển, phần nào giảm bớt chi phí đi lại, và hỗ trợ đắc lực trong thời gian đầu đến địa bàn Sự giúp đỡ

đó có thể dưới dạng là nơi tạm trú, nguồn cung cấp thông tin về việc làm hoặc cho vay vốn, hỗ trợ về mặt tinh thần rất lớn đối với người di cư đến Đây cũng chính là một lí do, một động lực giúp cho người lao động trong lĩnh vực này yên tâm hoạt động

Một khía cạnh khác khiến lao động nhập cư hoạt động một cách lâu dài là do

sự thỏa mãn tâm lí và khả năng hòa nhập ở nơi đến

Trả lời câu hỏi: “Tâm lí của ông (bà) như thế nào trong điều kiện kinh tế

hiện tại? Ý định chuyển đến nơi khác trong thời gian tới của ông (bà)?” Nhóm

Trang 33

nghiên cứu thu được 63% số người nhập cư ở tại khu phố 6 hài lòng với hoàn cảnh kinh tế của mình Và chỉ có khoảng 10% số người được hỏi là muốn chuyển đi nơi khác Hầu hết số người được khảo sát quyết định ở lại địa bàn để tiếp tục tìm kiếm thu nhập (khoảng 80%) Điều này cho thấy mức độ hài lòng với cuộc sống của người nhập cư tại đìa bàn khu phố 6 - Phường Linh Trung là rất cao Đó là động lực

cơ bản và chủ yếu cho việc thực hiện yêu cầu, nguyện vọng và mục đích của người dân tại địa bàn

Trang 34

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH SỐNG CỦA NHÓM LAO ĐỘNG NHẬP CƯ PHI CHÍNH THỨC TẠI KHU PHỐ 6- LINH TRUNG- THỦ ĐỨC- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Tình hình cư trú

Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân Phường Linh Trung thì tại khu phố 6 phân loại dân cư thành 4 loại: Trong tổng số hộ là 906 với số dân là 3.694 thì số hộ được công nhận chính thức là người địa phương ( KT1) là 176 tương ứng số dân là

702 người

Loại được công nhận chính thức là dân TP HCM, nhưng không được coi là dân địa phương ( KT2), đó là những người trước nay có lúc từng là dân địa phương của phường xã khác của thành phố) là 216 hộ, tương ứng số dân 861 người

Số hộ không được công nhận chính thức nhưng là tỉnh khác chỉ đến sinh sống dài hạn để làm ăn (KT3) là 514 hộ tương ứng với số dân là 2.131

Số hộ không được chính thức công nhận và là những người từ các tỉnh đến tạm trú ( KT4) Tại địa bàn khu phố 6- Phường Linh Trung đa phần là sinh viên của 3 KTX của các trường Đại học, trung tâm Đại học quốc gia TP.HCM và trung tâm giáo dục quốc phòng

Như vậy: ta thấy rằng cư dân tại địa bàn khu phố 6 tương đối phức tạp Cả khu phố chỉ có 198 hộ tương ứng số dân 891 người là được cấp sổ hộ khẩu Còn lại hơn 708

hộ với 2.881 người nhập cư không có hộ khẩu có đến 32,18% dân nhập cư tự mua nhà; 9,74% ở nhà thuê mướn hay phòng trọ, 32,05% ở nhà người thân quen, bạn bè;

số còn lại 26,01% thuộc các diện cư trú khác Trong đó có cả hình thức dân cư tự xây cất nhà trên những mảnh đất ẩm thấp như cạnh bãi rác, kênh rạch hay những vùng đất trống thuộc diện quy hoạch Ngoài ra, một số người dân còn chiếm ngụ bất hợp pháp trên những khu đất công và cả những khu đất tư nhân vắng chủ Tình hình

Trang 35

mua bán, sang nhượng đất đai, nhà cửa bằng giấy tay ở những nơi dân cư sinh sống tập trung khiến cho tình hình trật tự khu phố diễn ra càng phức tạp làm cho việc quản lý dân cư gặp nhiều khó khăn

Bảng 1 phản ánh tình trạng cư trú của dân nhập cư tại khu phố 6- Phường Linh Trung

Bảng 1: Hiện trạng của dân nhập cư ở khu phố 6- phường Linh Trung

Tình trạng cư trú Địa bàn Tổng số

Nguồn: Tiểu ban chỉ đạo quản lý dân nhập cư: Uỷ ban Phường Linh Trung

Qua quá trình khảo sát thực tế trong phần điều tra mẫu của nhóm nghiên cứu với 64 trường hợp được thăm dò có đến 36,8% dân nhập cư ở nhà mua, 46.5% ở nhà thuê, 9% ở phòng thuê và 4,5% ở nhờ nhà bà con bạn bè và 3,5% thuộc các diện cư trú khác

Khảo sát mật độ người cùng chung sống trong một nhà, hay nói cách khác có bao nhiêu người cùng thuê chung nhà? Qua kết quả điều tra của nhóm cho thấy: chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 4-6 người cùng chia nhau thuê nha (chiếm 67,1% tổng số), thậm chí có nhà có trên 10 người cùng thuê

Trang 36

Nếu như diện tích ở trung bình theo đầu người trong cả nước là 5,8m2, ở TPHCM là 6.3m2…( FBIC, 1999) thì tại khu phố 6, Phường Linh Trung chỉ có khoảng 2m2 trên 1 người theo kết quả khảo sát thực tế của chúng tôi tại 30 phòng,

có tới 21 phòng diện tích hơn 9m2 trên 1 phòng mà tới 4-5 người ở Nếu phòng nào

có gác xếp thì phải có đến 7 người cùng chung sống ở đây chủ yếu là người cùng quê gốc, bạn bè, cùng làm 1 công việc giống nhau…

Được hỏi, tại sao các anh (chị) lại ở đông như vậy? Thì được trả lời rằng: “ở đông cho vui, chia sẻ tình quê hương và quan trọng hơn cả là nhằm mục đích tiết kiệm chi phí ăn ở, đi lại tại Thành phố”

Chính vì mục đích tiết kiệm chi phí, tăng thêm thu nhập để gửi tiền về quê

mà hầu hết lao động nhập cư phi chính quy ở đây phải chịu ăn, ở khó khăn và điều kiện chi phí chật hẹp

3.1.1 Về chất lượng nhà

Theo kết quả điều tra thực tế của chúng tôi tại khoảng 30 phòng trọ và 10 căn nhà cho thuê nguyên căn đễ khảo sát thấy rằng : hầu hết là nhà xây, mái ngói, tôn, nền gạch men chiếm khoản 67,1%; nhà gỗ, nền xi măng, mái ngói chiếm 10%; nhà tạm bợ 9,6% và các loại phòng ngăn cách ra từ nhà nguyên căn chiếm 13,3%

3.1.2 Về nguồn nước sử dụng

Tại địa bàn khu phố 6, số lựơng dân cư sinh sống do nguồn cấp nước bằng đường ống không đủ Tỷ lệ số phòng trọ có nguồn nước cấp chính thức (có đồng hồ nước) chỉ chiếm khoảng 21% số phòng câu nhờ nước (phải trả tiền cao hơn tính trên

1 đơn vị m3 nước) chiếm 36,6%; số người phải mua nước giếng chiếm 2,8% Số còn lại họ sử dụng phổ biến các nguồn nước giếng được khai thác tại chỗ chiếm khoảng 39% mà chất lựơng nước thì không được kiểm nghiệm và đánh giá đầy đủ

Trang 37

Theo số liệu của ban đđiều hành khu phố 6: có tất cả là 10 tổ dân phố Trong

đó có đến 5 tổ là dân nhập cư (tạm trú) chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 20 phòng trọ tại tổ dân phố 2 (khu vực gần đại học an ninh) về tình trạng sử dụng nước sinh hoạt:

Trả lời câu hỏi: tại sao ông (bà) không sử dụng nước máy mà sử dụng trực tiếp nước giếng khoan? Và hàng năm nguồn nước ở đây có được kiểm nghiệm không? Số người được phỏng vấn hầu hết đều trả lời :do nguồn nước ống (máy) lên giá hàng năm, thậm chí có tháng lên đột biến, năm 2004 chỉ có 3.000đ/1m3 nhưng đến nay lên tới 8.000đ/1m3, mỗi người trung bình mỗi tháng khoảng 40.000đ đến 50.000đ/1 người; còn nước giếng thì chỉ trả chung một tháng là 10.000đ-20.000đ/1 người, sử dụng nước giếng một tháng, một phòng 5 người chỉ khoảng 50.000đ/1 phòng Do đó sử dụng nước giếng sẽ tiết kiệm nhiều hơn, không phải lo lắng nhiều cho việc vừa phải trả cả tiền phòng, tiền nước tiền điện Và nước sử dụng hàng ngày chỉ biết sử dụng chứ chưa thấy một cơ quan, tổ chức nào đến kiểm tra, đánh giá cả

Một cuộc khảo sát thực tế khác tại tổ dân phố 7 (gần trường Đại học TDTT TW2) chúng tôi được biết: phần lớn dân nhập cư ở đây hoạt động buôn bán nhỏ lẻ nhưng cố định, có nhà thuê nguyên căn, nhưng lại ngăn nhỏ ra cho người khác thuê, chỉ sử dụng phần mặt tiền để buôn bán do đó nguồn nước đa phần được sử dụng là nước ống (nước máy) nhưng với giá rất cao (10.000đ/1m3) Số người thuê trọ ở đây (chủ yếu là người buôn bán trái cây rong, hàng tiêu dùng khác) chỉ sử dụng nước máy cho việc nấu nướng, ăn uống còn nguồn nước sinh hoạt, tắm rửa lại câu nhờ nguồn nước giếng từ nơi khác “do nó rẻ cho nên sài thoải mái hơn”

3.1.3 Về nguồn cung cấp điện

Đại bộ phận các hộ tạm trú tại địa bàn Khu phố sử dụng nguồn điện câu nhờ (chiếm tới 68,9%) Số hộ có nguồn cấp điệ chính thức (có đôg hồ điện) chiếm khoảng 30,3% số còn lại sử dụng nguồn điện khác như máy tự phát điện

Trang 38

Chính vì tính chất tạm bợ của cuộc sống, nguồn cung cấp đie cho các hôn, các phòng thuê mướn câu nhờ nên đường dây điện giăng mắc khá phức tạp, khả năng chập điệ gây hiện tượng cháy nổ, cúp điẹn thường xuyên sảy ra nhất là vào các mùa mưa hàng năm Vì vậy, đây là một vấn đề nan giải và rất khó khăn trong việc quản lý nguồn cư dân này của Ban điều hành khu phố

Tự đánh giá về nơi cư trú của mình chúng tôi đượ biết qua 20 phòng trọ và 4

hộ gia đình được phỏng vấn sâu: có 20 phòng trọ với khoảng 50 người cho rằng nơi mình đang sinh sống có thể xem là tốt trong khi một số khác đông hơn cho rằng cư trud là tam đuợc, chỉ có khoảng 14 người cho là kém cần phải khắc phục

Khi trả loài câu hỏi: Anh (chị) có ý định thay đổi nơi cư trú không và nếu thay đổi thì tại đâu?: có khoảng 13,5% trả lời: có, và 78,4% trả lời: không; số còn lại không trả lời hặc chưa có quyết định gì hoặc còn phải suy nghĩ Tuy nhiên do công việc không oỏn đinịnh, thu nhập bấp bênh, chuyển nơi cư trú hay không chuyển cung phải phụ thuộc vào công việc Qua việc phỏng vấn sâu trường hợp của Chị Dung (buôn bán trái cây dạo) hiện nay đang ngụ tại tổ 4 khu phố 6:

NPV: Khi vào trong này, chị đến đâu đầu tiên ạ?

mà thấy mình con gái á, nó cực quá đi rồi cũng tính lên đây với các em, mình đi lấy rau bán nhàn hơn một chút

Hoặc trường hợp của chị Hiếu (quê ở An Giang, bán cá viên chiên):

NPV: Trước kia chị bán hàng ở đâu ạ?

NPV: Lúc đó, anh chị bán hàng gì vậy?

Trang 39

Chị Hiếu: Thì cũng bán cái này nè! (cá viên chiên)

NPV: Vậy tại sao bây giờ chị lại chuyển tới đây ạ?

nhưng mà người ta cấm nên không biết làm thế nào, đành chuyển tới đây

Về cuộc sống riêng của những cư dân tạm trú tại khu phố

Trả lời cho câu ỏi tự đánh giá sức khoẻ của mình? Trong số 20 người đựơc hỏi đâ so đề cho rằng mình khoẻ mạnh (chiếm 80%) số ít còn lại thường gặp một số các bệnh khác nhau như: đâu nhức người, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, bênh viêm xoang

Bảng 2: Tự đánh giá sức khoẻ của dân nhập cư:

Trang 40

Ngoài ra khi được hỏi: nếu mắc bệnh anh (chị) chữa như thế nào? Phần lớn câu trả lời là tự chữa lấy, bằng cách mua thuốc ở tiệm thuốc tây (chiếm 57,2%), đi khám bác sĩ tư (chiếm 12,1%), đi khám ở các trạm y tế phường (4,2%) hoặc đi chữa

ở các bệnh viện (20,4%) Số người không quan tâm tới việc chữa trị chiếm 2,3%

Và số còn lại trả lời tuỳ theo bệnh nặng hay nhẹ mới đi chữa chiếm khoảng 2,5%

Qua số liệu điều tra cho thấy, số dân nhập cư tại khu pho cuãng có ý thức trong việc bảo vệ sức khoẻ của mình, số người đã xá định đúng noaơi, đúng điểm đi khám chữa bệnh (bệngviện, trạm y tế, bác sỹ tư…) Nhưng tỷ lệ này chiếm không tuyệt đối, vẫn còn bộ phận một số người dân rất chủ quan về sức khỏe của mình, hầu như chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập và đời sống vật chất của mình Họ cho rằng đã xác địng ở lại thành phố là phải có sức khoẻ tốt, chứ nếu có bệnh thì sẽ trở ề quê- nơi xuất cư để chữa trị, khi nào khoẻ lại thì trở vào thành phố Đây chính là lý

do mà đại đa số nguồn lao động phi chính quy tại kh phố 6 hầu hết là lao động trẻ,

họ đều ở lứa tuổi 25-35 tuổi

Và khi đựơc hỏi nếu có thời gian rãnh thì anh (chị ) thường làm gì? Thì có 47,4% câu trả lời chúng tôi nhận được là dành cho việc nghỉ ngơi và hồi phục sức khoẻ, 29,9% xem ti vi, nghe đài hoặc đọc báo tại nhà Có 8,0% dành thời gian gặp

gỡ bạn bè, có thể nói chuyện làm ăn, tổ chức ăn uống, ca hát tại phòng; 5,4% dùng thời gian rãnh rỗi để đi chơi và du lịch, còn một số còn lại rất nhỏ sử dụng thời gian rãnh để sinh hoạt các đoàn thể tại địa bàn sinh sống

3.1.4 Về tình trạng khu phụ

Việc sử dụng khu phụ trong nhà là một trong những yếu tố đánh giá tình trạng cư trú của dân nhập cư nơi đây Nếu xét dưới khía cạnh hình thức nhà có xu hướng ngày càng được nâng cao thì việc cải thiện tình hình khu phụ và việc sử dụng các dịch vụ đô thị cũng tăng lên so với các năm trước Ơ Khu phố 6 dân nhập cư nói chung ngày càng có nhiều hộ sử dụng khu phụ riêng thay cho những khu phụ chung đông đúc, và tình trạng không có khu phụ ngày càng giảm Theo kết quả điều tra

Ngày đăng: 28/04/2021, 23:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Nguyên Anh, (1998). Các hình thái di cư và phát triển kinh tế ở Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Nguyên Anh, (1998
Tác giả: Đặng Nguyên Anh
Năm: 1998
3. Trương Sỹ Anh, (1996). Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hoá ở TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Sỹ Anh, (1996
Tác giả: Trương Sỹ Anh
Năm: 1996
4. H.Bình; Q.Linh, (2001). Xung quanh vấn đề người ngoại tỉnh nhập cư vào TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: H.Bình; Q.Linh, (2001)
Tác giả: H.Bình; Q.Linh
Năm: 2001
8. Trần Trọng Đức, (2000). Người nhập cư ở TP. Hồ Chí Minh: những đặc điểm và khuynh hướng cơ bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Trọng Đức, (2000)
Tác giả: Trần Trọng Đức
Năm: 2000
11. Vũ Thị Hồng, Lê Văn Thành, (2003). Những con đường về thành phố: di dân đếm TP. Hồ Chí Minh từ một vùng đồng bằng sông Cửu Long:nxb,TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Thị Hồng, Lê Văn Thành, (2003). "Những con đường về thành phố: di dân đếm TP. Hồ Chí Minh từ một vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Vũ Thị Hồng, Lê Văn Thành
Năm: 2003
12. Lê Văn Năm, (1999). TP. Hồ Chí Minh di dân nông thôn-đô thị và sự phát triển đô thị bền vững Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Năm, (1999)
Tác giả: Lê Văn Năm
Năm: 1999
14. Nguyễn Văn Phái, (2000). Nghiên cứu về di dân và đô thị hoá của Việt Nam trong nưả thập kỷ 90 qua số liệu tổng điều tra dân số 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Phái, (2000)
Tác giả: Nguyễn Văn Phái
Năm: 2000
16. Nhật Quang, (1997). Nhìn từ góc độ văn hoá và truyền thống: vấn đề dân nhập cư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Quang, (1997)
Tác giả: Nhật Quang
Năm: 1997
17. Nguyễn Văn Thiều, (1993). Quan điểm về việc điều tiết di dân vào đô thị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Thiều, (1993)
Tác giả: Nguyễn Văn Thiều
Năm: 1993
18. Phạm Đỗ Nhật Tân, (1993). Di dân tự do:nguyên nhân, xu hướng, và giải pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Đỗ Nhật Tân, (1993)
Tác giả: Phạm Đỗ Nhật Tân
Năm: 1993
19. Trần Hồng Vân, (2002). Tác động xã hội cua di cư tự do vào TP. Hồ Chí Minh tong thời kỳ đổi mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Hồng Vân, (2002)
Tác giả: Trần Hồng Vân
Năm: 2002
22. Phạm Thanh Thôi: Góp phần tìm hiểu các tác nhân văn hoá xã hội để quản lý trật tự đô thị tại TP. Hồ Chí Minh: Kỷ yếu hội thảo: xây dựng trật tự đô thị ở TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thanh Thôi
23. Nguyễn Quốc Việt: Vấn đề người nghèo trong khu vuẹc kinh tế phi chính thức ở TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quốc Việt
24. Nguyễn Thành Xương, (1998). Biến động cơ học dân số tại TP. Hồ Chí Minh. Thục trạng và giải pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thành Xương, (1998)
Tác giả: Nguyễn Thành Xương
Năm: 1998
25. Viện kinh tế TP. Hồ Chí Minh –CEPED, (2000). Di dân nông thôn- thành thị đến TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện kinh tế TP. Hồ Chí Minh –CEPED, (2000)
Tác giả: Viện kinh tế TP. Hồ Chí Minh –CEPED
Năm: 2000
26. Tổng cục thống kê và quỹ dân số LHQ: Điều tra di cư ở Việt Nam năm 2004: Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện cuộc sống. Hà Nội tháng 11 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục thống kê và quỹ dân số LHQ
27. Đô thị hoá và vấn đề giảm nghèo. Lý luận svà thực tiễn. Nxb Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị hoá và vấn đề giảm nghèo
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh
28. Chi cục phát trển nông thôn TP. Hồ Chí Minh, (2005). Hành trình hội nhập của di dân tự do vào TP. Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ kinh tế và xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi cục phát trển nông thôn TP. Hồ Chí Minh, (2005)
Tác giả: Chi cục phát trển nông thôn TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2005
29. Tạp chí cộng sản số 15 (tháng 5/2003). Di dân nhập cư và TP. Hồ Chí Minh: xu thế và cách nhìn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí cộng sản số 15 (tháng 5/2003
2. Đặng Nguyên Anh, (2001). Phân bố dân số, đô thị hoá và di cư ở Việt Nam. Thấy gì qua cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở 1999 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w