Để đạt được mục tiêu trên, khóa luận tiến hành nghiên cứu theo từng bước chi tiết sau: • Tìm hiểu lý thuyết về ERP và tổng quan phần mềm Odoo • Phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ th
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của đề tài: xây dựng hệ thống ERP quản lý công ty TNHH Thực Phẩm Tươi Sống, Đông Lạnh Hosana Việt Nam Để đạt được mục tiêu trên, khóa luận tiến hành nghiên cứu theo từng bước chi tiết sau:
• Tìm hiểu lý thuyết về ERP và tổng quan phần mềm Odoo
• Phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình nghiệp vụ của công ty hiện tại
• Đề xuất giải pháp ERP cho công ty, phân tích thiết kế các phân hệ cần triển khai và thực nghiệm trên phần mềm Odoo.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu là phân tích, thiết kế hệ thống dựa vào cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu
- Phương pháp thực nghiệm triển khai hệ thống trên nền tảng Odoo.
Bố cục đề tài
Bố cục đề tài được chia thành 4 chương chính:
Chương I: Tổng quan lý thuyết về ERP
Chương này đi vào tìm hiểu cơ sở lý thuyết về ERP bao gồm định nghĩa, lịch sử phát triển, lợi ích của ERP mang lại, hình thức triển khai ERP Tìm hiểu tổng quan về phần mềm Odoo Làm căn cứ và cơ sở tiến hành xây dựng và triển khai hệ thống
Chương II: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại công ty TNHH Thực Phẩm Tươi Sống, Đông Lạnh Hosana Việt Nam Ở chương này, khóa luận khảo sát và phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý quy trình kinh doanh tại doanh nghiệp Sau đó so sánh một số công nghệ triển khai ERP phổ biến hiện nay kết hợp với phần tìm hiểu về các hình thức triển khai ERP ở chương I, tiến hành chọn lựa hình thức và công nghệ triển khai phù hợp với thực trạng của công ty
Chương III: Phân tích thiết kế hệ thống ERP cho công ty TNHH Thực Phẩm Tươi Sống, Đông Lạnh Hosana Việt Nam Ở chương này, khóa luận đi vào phân tích thiết kế hệ thống và triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp Dựa kết quả phân tích thực trạng công ty ở chương II, khóa luận tiến hành nghiên cứu, xác định và phân tích các phân hệ cần triển khai phù hợp với thực trạng của công ty
Chương IV: Cài đặt và triển khai hệ thống ERP trên nền tảng Odoo Ở chương này, khóa luận tiến hành cài đặt và triển khai hệ thống ERP cho công ty trên nền tảng Odoo Hệ thống triển khai bao gồm các phân hệ đã được xác định và phân tích tại chương III
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ERP
Tổng quan về ERP
ERP viết tắt là Enterprise Resource Planning là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Hiện nay, ERP được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy vào cách hiểu, quan điểm hướng công nghệ hay quản trị, định hướng phát triển của các đơn vị khác nhau:
• “ERP viết tắt là Enterprise Resource Planning là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, là một phần mềm quản lý tổng thể tài nguyên doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp tự kiểm soát được các nguồn lực của mình Từ đó đưa ra các kế hoạch khai thác tài nguyên một các hợp lý từ các quy trình nghiệp vụ đã xây dựng trong hệ thống.” [1]
● “ERP (Enterprise Resource Planning) là phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, trong đó phần hoạch định nguồn lực là phần cơ bản Những gì quan trọng nhất trong hoạt động của doanh nghiệp đều được ERP quản lý, và với mỗi ngành nghề kinh doanh, mỗi doanh nghiệp thì kiến trúc module hay chức năng của hệ thống ERP có thể rất khác nhau.” [2]
● “ERP (Enterprise Resource Planning) là một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, hay hệ thống thông tin tác nghiệp và quản trị doanh nghiệp ERP tích hợp tất cả các chức năng của một tổ chức, doanh nghiệp vào trong một hệ thống duy nhất, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và điều phối các hoạt động then chốt hiệu quả hơn.” [3]
Mặc dù xuất hiện nhiều khái niệm, nhưng điểm chung giữa chúng đều cho rằng ERP là giải pháp quản trị tổng thể tài nguyên doanh nghiệp
1.1.2 Lịch sử phát triển của ERP
Hình 1 1: Các giai đoạn phát triển của ERP
Những năm 1960-1970: Hệ thống MRP đầu tiên xuất hiện từ sự hợp tác giữa IBM và nhà sản xuất máy kéo và máy xây dựng: JI Case Các hệ thống MRP ban đầu đã giúp các nhà sản xuất theo dõi hàng tồn kho và đối chiếu số dư, cũng như bao gồm các chức năng sản xuất, mua hàng và giao hàng rất cơ bản, mặc dù việc tạo ra chúng rất tốn kém Trong những năm 1970, ngày càng có nhiều nhà sản xuất bắt đầu áp dụng các hệ thống MRP và bản thân các hệ thống này ngày càng tinh vi hơn
Những năm 1980-1990: Các hệ thống MRP đã phát triển thành cái được gọi là MRP II hoặc Lập kế hoạch nguồn lực sản xuất Nó hỗ trợ các quy trình sản xuất ngoài việc mua sắm nguyên vật liệu và hàng tồn kho Các hệ thống MRP II này có khả năng mở rộng và có khả năng xử lý các quy trình lập kế hoạch và sản xuất tốt hơn
Những năm 1990-2000: Lần đầu tiên vào những năm 1990, Tập đoàn Gartner sử dụng thuật ngữ ERP: Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp được đặt ra Hệ thống được mở rộng
Nguyễn Thị Vân – K22HTTTA 6 để bao gồm các bộ phận và chức năng khác, chẳng hạn như kế toán, tài chính và bán hàng Các hệ thống này tích hợp nhiều quy trình và phòng ban vào một hệ thống
Những năm 2000-2010: Năm 2000, Gartner giới thiệu ý tưởng về ERP II là phần mềm hỗ trợ internet cho phép truy cập thời gian thực vào giải pháp ERP Nó cung cấp nhiều chức năng hơn ngoài tích hợp cốt lõi từ trước ra sau, như quản lý quan hệ khách hàng (CRM), kinh doanh thông minh, thương mại điện tử, quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và quản lý nguồn nhân lực (HRM)
2010 – Ngày nay: năm 1998, ERP đám mây ra đời do NetSuite cung cấp Nó có nhiều cải tiến so với các hệ thống tại chỗ (on-premises) vì các doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu kinh doanh quan trọng thông qua web từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet Các công ty không còn cần phải mua và bảo trì phần cứng, giảm nhu cầu về nhân viên CNTT và dẫn đến việc triển khai dễ dàng hơn [4]
1.1.3 Lợi ích của ERP mang lại
Hệ thống ERP khi triển khai đem lại một số lợi ích nổi bật cho tổng thể doanh nghiệp nói chung cũng như từng phòng ban nói riêng, cụ thể như:
• Nâng cao bảo mật dữ liệu doanh nghiệp: Bảo mật là một lợi ích rất quan trọng mà ERP mang lại Thông tin dữ liệu được tổng hợp thành 1 nguồn duy nhất, tăng cường bảo mật hơn so với các phần mềm riêng lẻ
• Tăng hiệu quả làm việc và giảm chi phí vận hành: Hệ thống ERP thực hiện tối đa các hành động tự động hóa từ tiếp thị, báo cáo,…Nhân viên được giải phóng thời gian vào việc nhập và kiểm tra dữ liệu thủ công, dành nhiều thời gian vào nghiệp vụ chính
• Dữ liệu tổng hợp, đồng nhất và chính xác: Dữ liệu trong hệ thống ERP sau khi được nhập thủ công từ đầu vào, sẽ được chuyển tiếp tự động sang các phân hệ liên quan và được tổng hợp thành 1 nguồn duy nhất, dẫn đến kết quả nhận được khách quan và chính xác hơn rất nhiều Các phòng ban trong công ty có sự tương tác cũng trở lên gắn kết hơn
1.1.4 Hình thức triển khai ERP
Khi lựa chọn hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP, điều đầu tiên và quản trọng nhất đó là người quản lý cần cân nhắc và lựa chọn được hình thức triển khai triển khai ERP phù
Tổng quan về phần mềm Odoo
1.3.1 Giới thiệu phần mềm Odoo
Lịch sử hình thành: “Fabien Pinckaers, người sáng lập và là CEO của Odoo SA, đã phát triển TinyERP vào năm 2005 tại Bỉ Ba năm sau, tên của TinyERP đã được đổi thành OpenERP để được công nhận và gia nhập vào một công ty lớn OpenERP được đổi tên thành Odoo và thêm các ứng dụng CRM, Trang web và Thương mại điện tử vào hệ thống vào năm 2014 Công ty tiếp tục phát triển và vào năm 2015, Odoo nằm trong danh sách một trong những công ty phát triển nhanh nhất châu Âu của Tạp chí Inc Ứng dụng Odoo có khả năng thực hiện tất cả tự động hóa của công ty, đáp ứng hầu hết các nhu cầu và quy trình doanh nghiệp tích hợp.” [5]
Khái niệm: “Odoo là một phần mềm quản trị doanh nghiệp sử dụng ngôn ngữ lập trình Python Odoo/OpenERP cung cấp đa dạng các lựa chọn với hơn 1000 mô-đun sẵn sàng để tải về và sử dụng Hầu hết các mô-đun có thể được lấy miễn phí Một số mô-đun có trong phần mềm Odoo, chẳng hạn như Bán hàng, Sản xuất, Mua hàng, Kho, HRD, Kế toán, Trang web và Thương mại điện tử” [5]
1.3.4 Những đặc điểm nổi bật của phần mềm Odoo
Hệ thống phần mềm Odoo có 1 kho ứng dụng với đa dạng các chức năng hỗ trợ cho các bộ phận trong công ty như kế toán, bán hàng, kho vận,…Odoo được xây dựng theo cấu trúc module, người dùng có thể vào kho ứng dụng và cài đặt các ứng dụng phù hợp với hệ thống của mình Ngoài ra, Odoo có những đặc điểm nổi bật sau:
• Giao diện sử dụng thân thiện với người dùng: Giao diện hệ thống bao gồm các module được cài đặt theo nhu cầu, được sắp xếp khoa học, thân thiện với người dùng Những thao tác trên hệ thống được thực hiện thực hiện một các dễ hiểu nhất, tối đa các thao tác tự động, giúp người dùng dễ hiểu, tiết kiệm thời gian công sức khi sử dụng phần mềm
• Tính linh hoạt cao: Các module trong kho ứng dụng được cài đặt linh hoạt phù hợp với mô hình và nhu cầu của công ty sử dụng
• Cho phép tích hợp với phần mềm thức 3: Odoo cung cấp API miễn phí, cho phép tích hợp với bất kỳ một phần mềm nào mà không giới hạn
• Chi phí hợp lý: Odoo được tạo ra hướng tới mục tiêu đầu tiên là phục vụ và cải tiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MES) sau đó mới hướng tới các doanh nghiệp lớn hơn nên phần chi phí sẽ phải phù hợp với đối tượng khách hàng hướng tới Ngoài ra, Odoo cho phép trả phí theo số lượng module đã cài đặt theo nhu cầu Chi phí Odoo bắt đầu tăng khi công ty có những tùy chỉnh thêm theo yêu cầu kinh doanh ngoài các chức năng có sẵn
• Tính phân quyền và bảo mật cao: Odoo có hệ thống phân quyền, theo dõi và kiểm soát chặt chẽ lịch sử người dùng, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm trong việc quản lý, bảo mật thông tin từ phía nội bộ của mình
1.3.3 Các phiên bản của Odoo
Odoo được chia thành 2 phiên bản chính dựa trên tiêu chí chi phí:
Odoo Community: là phiên bản miễn phí mà Odoo cung cấp dựa trên mã nguồn mở, do nhà sáng lập Odoo – Fabien Pinckaers tạo ra vào năm 2005 Phiên bản này cho phép doanh nghiệp truy cập và tùy chỉnh các chức năng phần mềm theo nhu cầu Phiên bản là miễn phí nên có một số hạn chế như khó nâng cấp phiên bản, các tính năng sử dụng bị hạn chế, có thể cài đặt thêm các tính năng nâng cao nhưng bị giới hạn thời gian sử dụng Ngoài ra, phiên bản này không hỗ trợ mobile app, chỉ có thể truy cập qua trình duyệt web trên thiết bị di động
Odoo Enterprise: được ra mắt vào năm 2015, là phiên bản mất phí của Odoo, nâng cấp từ bản Odoo Community, được cấp phép và chia sẻ Phiên bản này cung cấp tối đa các chức năng phần mềm, tiện ích đến từ Odoo Được nhà phát triển nâng cấp thường xuyên và hỗ trợ lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây từ Odoo SA Doanh nghiêp có thể sử dụng các tính năng nâng cao bên trong các module kế toán, kho vận, sản xuất,…so với bản Odoo Community Bản Enterprise chia làm 3 phiên bản nhỏ: Online Odoo, Odoo.sh và On-premise Odoo
• Online Odoo: là bản cho doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng Phiên bản được cài đặt và quản lý trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud ERP) Với phiên bản này, người dùng không được chỉnh sửa hay tùy biến chức năng
• Odoo.sh: là bản nâng cấp của Online Odoo Ở phiên bản này, người dùng có thể tùy chỉnh các tính năng của module
• On-Premise Odoo: là bản được cài đặt và quản lý dữ liệu trực tiếp trên máy chủ của công ty sử dụng hệ thống Công ty có thể truy cập và dễ dàng tùy chỉnh các tính năng theo mong muốn sử dụng.
Kết luận chương I
Ở chương này, khóa luận đã trình bày tổng quan lý thuyết về Hệ Thống Hoạch Định Nguồn Lực Doanh Nghiệp (ERP), so sánh các hình thức triển khai ERP hiện nay và chỉ ra được hình thức triển khai phổ biến nhất được dùng, cùng với đó là lý thuyết về phần mềm Odoo, những đặc điểm nổi bật và các phiên bản Odoo được sử dụng hiện nay Đây là nền tảng, cơ sở để khóa luận tiến hành xây dựng hệ thống ERP cho Công Ty TNHH Thực Phẩm Tươi Sống, Đông Lạnh Hosana Việt Nam trên phần mềm Odoo Để thực hiện được mục tiêu trên, tiếp theo chương 2 khóa luận sẽ tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại công ty, đây là cơ sở vô cùng quan trọng để tiến tới xây dựng giải pháp ERP tổng thể - mục tiêu chính mà khóa luận đề ra
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG, ĐÔNG LẠNH HOSANA VIỆT
Tổng quan về Công Ty TNHH Thực Phẩm Tươi Sống, Đông Lạnh Hosana Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu về công ty
Cuộc sống càng phát triển thì nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, chất lượng ngày càng cao Nắm bắt được tình hình thị trường, công ty TNHH Thực Phẩm Tươi Sống, Đông Lạnh Hosana Việt Nam (Hosana Food) - hệ thống cung cấp thực phẩm nông sản hữu cơ - hải sản tươi sống ra đời, với mục đích đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm tươi, sạch và đảm bảo chất lượng nhất
Tên công ty: Công Ty TNHH Thực Phẩm Tươi Sống, Đông Lạnh
Mã số thuế (Mã doanh nghiệp): 0109758426 Địa chỉ: Số 13 TT24 KĐT Văn Phú, Đường Trần Đăng Ninh kéo dài, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội Đại điện pháp luật: Hoàng Thị Kim Tuyến
Ngày nghề chính: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh Điện thoại: 1900.4531
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Đứng đầu trong cơ cấu tổ chức là Giám đốc, quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty Bên dưới là Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc điều hành công ty, hỗ trợ đàm phán và hợp tác với các đối tác Bên dưới nữa là các phòng ban bao gồm: phòng kinh doanh, phòng kho vận, phòng tổng hợp Các phòng ban tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình
2.1.3 Chức năng của từng bộ phận
Bộ phận lãnh đạo là bộ phận chủ chốt, được ví như bộ não của công ty, đưa ra các chiến lược để công ty có thể đạt được mục tiêu chung đã đề ra:
Giám đốc: Quản lý và điều hành mọi hoạt động trong công ty, tạo dựng chiến lược kinh doanh cho nội bộ công ty, đưa ra các chiến lược cạnh tranh trên thị trường Tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ tốt và đàm phán với các nhà cung cấp, nhà phân phối
Phó giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc điều hành công ty, xử lý các công việc được giám đốc ủy quyền, hỗ trợ tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ với các đối tác Quản lý, giám sát chung các nhân viên tại các bộ phận trong công ty
Phòng kinh doanh: Cập nhật thông tin hàng hóa bán hàng, bán hàng và lập báo cáo bán hàng trình lên bộ phận lãnh đạo theo định kỳ Lên kế hoạch và chiến lược cho các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, triển khai các chương trình đó Quản lý và chăm sóc khách hàng
Phòng kho vận: Quản lý sản phẩm, tồn kho, quản lý điều chuyển hàng bao gồm việc xuất/nhập, kiểm kê hàng, cập nhật các số liệu, tình trạng hàng hóa trong kho Thực hiện quy trình mua hàng, hỗ trợ vận chuyển và giao nhận hàng hóa Quản lý danh mục nhà cung cấp
Phòng tổng hợp: Bao gồm bộ phận kế toán và bộ phận nhân sự, do quy mô của công ty không quá lớn lên đã gộp hai bộ phận này vào một phòng để có thể dễ dàng quản lý
• Bộ phận kế toán: Bộ phận kế toán là bộ phận quản lý toàn bộ hoạt động thu chi của công ty, ghi chép sổ sách các giao dịch liên quan đến tài chính, cập nhật tình hình biến động tài chính của công ty, hay các chi phí phát sinh liên quan đến thu chi trong tháng Lập các loại báo cáo tài chính theo yêu cầu của ban lãnh đạo
• Bộ phận nhân sự: Bộ phận nhân sự là bộ phận quản lý các vấn đề về nhân sự bao gồm tuyển dụng nhân viên, quản lý thông tin nhân viên, hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan đến nhân sự trong công ty như xin nghỉ, chấm công, tính lương, thưởng, bảo hiểm, Ngoài ra, bộ phận này còn thực hiện tổ chức truyền thông nội bộ, quan tâm đời sống nhân viên trong công ty.
Thực trạng ứng dụng CNTT tại Công Ty TNHH Thực Phẩm Tươi Sống, Đông Lạnh Hosana Việt Nam
Hiện tại các bộ phận của công ty đang sử dụng dụng phần mềm bán hàng Sapo và một số phần mềm khác như Excel để quản lý thông tin và thực hiện các quy trình nghiệp vụ:
❖ Một số quy trình nghiệp vụ hiện tại mà công ty đang thực hiện:
Khi khách hàng có nhu cầu mua và yêu cầu nhân viên báo giá sản phẩm muốn mua Nhân viên tạo báo giá qua excel và gửi báo giá cho khách hàng qua các hình thức khác nhau như qua email, zalo, Nếu khách hàng đồng ý với báo giá, khách hàng báo lại cho nhân viên kinh doanh Nhân viên tạo đơn bán hàng cho khách hàng trên phần mềm Sapo,
Nguyễn Thị Vân – K22HTTTA 16 nhân viên kho sau khi xuất kho sẽ vào phần mềm để xác nhận xuất kho, sau khi nhận tiền thanh toán đơn hàng từ khách hàng thì nhân viên kế toán vào phần mềm để xác nhận thanh toán đơn bán hàng
Quy trình bán hàng hiện tại:
Hình 2 2: Biểu đồ hoạt động quy trình bán hàng hiện tại
Bước Nhiệm vụ Mô tả Tác nhân
1 Yêu cầu mua hàng Khách hàng đặt yêu cầu mua hàng với nhân viên
2 Tạo báo giá Nhân viên tạo báo giá bao gồm các sản phẩm khách hàng muốn mua
3 Gửi báo giá cho khách hàng
Nhân viên gửi báo giá cho khách hàng qua email
4 Xem xét báo giá Khách hàng nhận và xem xét báo giá:
+ Nếu như đồng ý với báo giá thì thực hiện hước 5
+ Nếu không đồng ý thì kết thúc quy trình
5 Báo cho nhân viên kinh doanh
Khách hàng báo cho nhân viên kinh doanh về việc chốt báo giá
6 Tạo đơn bán hàng Nhân viên tạo đơn bán hàng từ báo giá đã chốt với khách hàng
7 Kiểm tra tồn kho Nhân viên kho kiểm tra tồn kho đối với sản phẩm đặt mua:
+ Nếu không đủ thì thực hiện bước 8 + Nếu đủ thực hiện bước 9
Nhân viên kho tiến hành quy trình mua hàng với những sản phẩm còn thiếu
9 Xuất kho Nhân viên kho đóng gói và xuất kho Nhân viên kho
10 Kiểm hàng Khách hàng nhận hàng và kiểm hàng, nếu không đạt yêu cầu thực hiện bước
10, nếu không đạt yêu cầu thực hiện bước 11
11 Quy trình trả hàng Khách hàng tiến hành quy trình trả hàng với những sản phẩm không đạt yêu cầu
12 Nhận hàng Khách hàng xác nhận nhận hàng giao đến
13 Thanh toán Khách hàng thanh toán đơn mua hàng Khách hàng
Nhân viên kế toán nhận tiền thanh toán đơn bán hàng và xác nhận thanh toán
Bảng 2 1: Mô tả các bước trong quy trình bán hàng hiện tại
Hiện nay, quy trình mua hàng của công ty đang được quản lý một phần trên phần mềm bán hàng Sapo Nhân viên kiểm kho, tạo báo giá thủ công các sản phẩm cần mua, gửi cho nhà cung cấp Khi nhà cung cấp chấp nhận báo giá và giám đốc duyệt báo giá thì nhân viên kho sẽ tạo và quản lý đơn đặt hàng trên phần mềm Sapo Khi nhà cung cấp giao hàng về kho, nhân viên kho kiểm hàng, nhập kho thủ công, vào đơn đặt hàng trên Sapo để xác nhận nhập kho, kế toán sau khi thanh toán đơn đặt hàng cho nhà cung cấp vào đơn đặt hàng để xác nhận thanh toán
Quy trình mua hàng được thể hiện qua biểu đồ hoạt động sau:
Hình 2 3: Biểu đồ hoạt động quy trình mua hàng hiện tại
Bước Nhiệm vụ Mô tả Tác nhân
1 Tạo báo giá Nhân viên tạo báo giá bao gồm các sản phẩm cần mua
2 Liên hệ với nhà cung cấp
Nhân viên liên hệ với nhà cung cấp Nhân viên kho
3 Gửi báo giá cho nhà cung cấp
Nhân viên gửi báo giá cho nhà cung cấp:
+ Nếu không chấp nhận báo giá thì kết thúc quy trình mua hàng
+ Nếu chấp nhận thì thực hiện bước 4
4 Trình báo giá cho ban quản lý
Nhân viên gửi báo giá cho giảm đốc xem xét và phê duyệt
5 Phê duyệt Ban giám đốc xem xét phê duyệt báo giá:
+ Nếu từ chối báo giá thì kết thúc quy trình mua hàng
+ Nếu chấp nhận báo giá thì thực hiện bước 6
Nhân viên tạo đơn đặt hàng dựa vào báo giá đã chốt
7 Gửi đơn đặt hàng cho nhà cung cấp
Nhân viên gửi báo giá qua email cho nhà cung cấp
8 Kiểm hàng về Nhân viên thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng hàng nhà cung cấp giao tới:
+ Nếu không đúng yêu cầu thì thực hiện bước
9 + Nếu đạt yêu cầu thì thực hiện bước 10
Nhân viên thực hiện trả hàng nhà cung cấp đối với sản phẩm không đạt yêu cầu
10 Nhập hàng Nhân viên nhập kho hàng và xác nhận nhập hàng tại đơn đặt hàng
Nhân viên thanh toán cho nhà cung cấp và xác nhận thanh toán tại đơn đặt hàng
Bảng 2 2: Mô tả các bước trong quy mua hàng hiện tại
- Một số quy trình khác:
+ Quy trình bán hàng: thực hiện vận hành quy trình bán hàng hoàn toàn trên phần mềm bán hàng Sapo Nhân viên thực hiện: quản lý thông tin khách hàng, tạo đơn bán hàng, xác nhận thanh toán đơn bán,… Phần mềm Sapo hỗ trợ khá tốt cho công ty trong việc quản lý bán hàng
+ Quản lý kế toán – tài chính: lấy thông tin đơn bán hàng, đơn nhập hàng và các phiếu thu, chi từ phần mềm Sapo, tổng hợp qua phần mềm Microsoft Excel và thực hiện nghiệp vụ vụ kế toán chuyên sâu trên một số phần khác
+ Quản lý kho vận: thực hiện quản lý kho vận hoàn toàn trên phần mềm Sapo Nhân viên thực hiện những chức năng cơ bản về kho bao gồm: quản lý nhập/xuất hàng, kiểm hàng, điều chuyển hàng,
+ Quản lý nhân sự: thực hiện các quy trình nghiệp vụ và quản lý nhân viên chủ yếu qua phần mềm Excel bao gồm việc tuyển dụng, quản lý thông tin nhân viên, nghỉ phép, tính lương,…
❖ Một số hình ảnh về các hoạt động của công ty:
Hình 2 4: Hình ảnh đơn bán hàng trên phần mềm Sapo
Hình 2 5: Hình ảnh đơn nhập hàng trên phần mềm Sapo
Hình 2 6: Hình ảnh quản lý tồn kho được thực hiện trên phần mềm Sapo
Qua việc tìm hiểu và phân tích các quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta thấy công ty TNHH Thực Phẩm Tươi Sống, Đông Lạnh Hosana Việt Nam đã ứng dụng CNTT vào các hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên, các bộ phận lại sử dụng công nghệ thông tin còn rất đơn giản trong quá trình xử lý nghiệp vụ của mình, áp dụng nhiều phần mềm khác nhau trong việc quản lý và thực hiện nghiệp vụ dẫn đến thông tin không được đồng bộ, sai sót hoặc thiếu thông tin trong quá trình chuyển giao, công việc thực hiện chưa được tối ưu Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp đang thực sự cần có một hệ thống quản lý tổng thể có thể liên kết được các quy trình đang thực hiện rời rạc, khắc phục nhược điểm đang tồn tại hiện nay của công ty.
Đánh giá thực trạng hệ thống quản lý hiện tại
Hầu hết các quy trình hiện tại của công ty đều được ứng dụng CNTT để quản lý, cụ thể là sử dụng phần mềm bán hàng Sapo, phần mềm Microsoft Excel Việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ quản lý kinh doanh trong công ty đã đạt được những ưu điểm nhất định:
- Mỗi bộ phận đều ứng dụng công nghệ vào việc quản lý: bán hàng và kho vận dùng phần mềm Sapo, tài chính-kế toán: kết hợp sử dụng phần mềm Sapo, Excel và một
Nguyễn Thị Vân – K22HTTTA 22 số phần mềm khác để quản lý và thực hiện nghiệp vụ, nhân sự quản lý qua phần mềm Excel
- Phần mềm Excel là phần mềm offline, được sử dụng rộng rãi, không cần thường xuyên cập nhật phiên bản như các phần mềm online Giao diện sử dụng đơn giản, người dùng có thể truy cập dễ dàng, không cần phụ thuộc vào internet
- Phần mềm bán hàng Sapo: phần mềm này quản lý khá tốt quy trình bán hàng, kiểm soát hàng hóa hỗ trợ cho bộ phận kho, cung cấp các thông tin phiếu thu, chi trong quá trình bán hàng cho bộ phận kế toán
2.3.2 Nhược điểm Đầu tiên, nằm ở quy trình mua hàng Quy trình mua hàng do bộ phận kho đảm nhận diễn ra vẫn thủ công trong khâu tương tác và gửi báo giá cho nhà cung cấp Nhân viên tạo báo giá các sản phẩm cần đặt mua trên phần mềm excel và gửi báo giá cho nhà cung cấp qua các ứng dụng bên ngoài như điện thoại, email,… Sau khi chốt mới tạo đơn đặt hàng trên phần mềm Sapo Như vậy dữ liệu đơn đặt hàng có thể xảy ra sai sót khi nhập từ báo giá lên phần mềm, thứ hai là rất khó kiểm soát được tình trạng báo giá qua phần mềm excel
Thứ hai nằm ở quản lý kho vận Quá trình nhập hàng từ nhà cung cấp chưa được tích hợp bước kiểm tra chất lượng minh bạch trên phiếu mà chỉ là kiểm tra thủ công, do đó nhà quản lý khó theo dõi và kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập kho
Thứ ba nằm ở quản lý tài chính - kế toán Bộ phận kế toán lấy các thông tin cần thiết từ phần mềm Sapo như đơn bán hàng, đơn nhập hàng, phiếu thu, phiếu chi,…Sau đấy, thực hiện tổng hợp trên Excel và tiến hành các nghiệp vụ kế toán một số phần mềm khác Việc tổng hợp dữ liệu và thực hiện công việc kế toán trên các phần mềm khác dễ gây ra sự sai lệch do dữ liệu trong quá trình chuyển giao có thể bị mất hoặc bị sửa
Thứ tư nằm ở quản lý nhân sự Quá trình quản lý nhân sự đang diễn ra thủ công và chưa đồng bộ, nhân viên quản lý và nhập tay các dữ liệu trên phần mềm Excel, gây khó khăn cho việc tổng hợp báo cáo, tính lương, thưởng cho nhân viên Nhân sự của công ty ngày càng mới và tăng lên về số lượng Đi theo đó là việc quản lý tiền lương và đào tạo nhân sự mới sẽ gây thêm khó khăn cho phòng nhân sự trong tương lai
Thứ năm công ty quản lý công việc trên phần mềm Excel Phần mềm này là cố định, chỉ làm được trên máy tại công ty, gây ra nhiều khó khăn và bất tiện khi không làm việc từ
Nguyễn Thị Vân – K22HTTTA 23 xa được như các phần mềm sử dụng online Độ bảo mật của phẩn mềm thấp, nếu máy tính không sử dụng được thì dữ liệu sẽ không thể hoặc rất khó để khôi phục.
Lựa chọn công nghệ triển khai ERP
Để khắc phục những nhược điểm trong các quy trình hiện tại, công ty cần một hệ thống ERP phù hợp để quản lý tổng thể công ty
Bước đầu tiên cần làm trong kế hoạch triển khai ERP, đó là lựa chọn hình thức triển khai hệ thống ERP phù hợp cho công ty Căn cứ vào quy mô của công ty đã phân tích ở trên, kết hợp với việc nghiên cứu, tìm hiểu về các hình thức triển khai ERP ở chương 1 Khóa luận quyết định chọn hình thức triển khai Cloud ERP cho công ty, lý do vì hiện tại quy mô công ty không quá lớn và hoàn toàn không có bộ phận CNTT riêng, nên việc thực hiện cài đặt, bảo mật và tùy chỉnh hệ thống ERP theo kiểu On-Premise ERP là không khả thi, nên quyết định triển khai theo hình thức Cloud ERP là hoàn toàn hợp lý
Hiện nay, có nhiều phần mềm Cloud ERP có thể đáp ứng được điều này, giúp các quy trình trong công ty được hoạt động trôi chảy, không bị gián đoạn Trong các phần mềm Cloud ERP hiện tại, ngoài Odoo thì Oracle và SAP chính là những giải pháp được biết đến rộng rãi nhất
“SAP là công ty công nghệ phần mềm đa quốc gia có trụ sở chính đặt tại Đức Công ty SAP (System Application Products Software) được biết đến là công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp phần mềm ERP, chuyên phát triển các giải pháp phần mềm để quản lý hoạt động kinh doanh và các mối quan hệ với khách hàng (theo Wikipedia) SAP ERP là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được phát triển bởi công ty SAP.” [6]
“Oracle là tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở chính tại Mỹ Tập đoàn Oracle được biết đến là một thương hiệu chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm về quản lý, nổi bật nhất là lĩnh vực quản lý cơ sở dữ liệu dành cho doanh nghiệp Oracle cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu trên đám mây (cloud-based), giúp doanh nghiệp quản lý chúng một cách an toàn và bảo mật nhất Oracle ERP (Enterprise Resource Planning) là phần mềm ERP dùng để quản lý doanh nghiệp do tập đoàn Oracle cung cấp dưới dạng dịch vụ (SaaS – Software as a Service).” [7]
Mỗi phần mềm đều có các đặc điểm riêng Dưới đây là phần so sánh 3 phần mềm này:
Tiêu chí Odoo SAP Oracle
Cung cấp chức năng quản lý bán hàng, mua hàng, kho vận, kế toán, sản xuất, nhân sự,…
Cung cấp Quản lý mua hàng, bán hàng, kho vận và kế toán
Không cung cấp các chức năng về quản lý phân phối, nhân sự, quản lý khách hàng và kho hàng
Tương thích với hệ điều hành Windows, Mac, đám mây và hoạt động trên các thiết bị di động Android và iOS
Tương thích với hệ điều hành Windows, Mac, đám mây và hoạt động trên các thiết bị di động Android và iOS
Chỉ tương thích với đám mây
Ngôn ngữ Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ trong đó có cả tiếng việt
Giao diện sử dụng bằng tiếng anh
Chi phí “- Chi phí triển khai Odoo khá hợp lý
- Odoo tính giá theo các phân hệ mà Doanh nghiệp sử dụng
- Dùng thử phiên bản Odoo Community miễn phí nhưng một số tính năng sẽ bị hạn chế
- Odoo Enterprise gồm nhiều ứng dụng đa dạng với chi phí từ 4$ – 24$/tháng
“- Chi phí triển khai SAP tương đối cao
Tùy thuộc vào quy mô triển khai mà sẽ có các mức giá khác nhau
- Chi phí các gói của SAP:
+ SAP Business All- in-One: 120K$ – 2M$
“Tính giá dựa trên các gói chức năng
– Kế hoạch báo cáo tài chính:
175$/tháng – Kiểm soát tài chính nâng cao: 80$ /người dùng/ tháng
– Gói điều khiển truy cập nâng cao:
- Doanh nghiệp có thể lựa chọn các ứng dụng phù hợp với giải pháp của mình.” [8]
+ SAP Business By Design: 150$/người dùng/tháng” [8]
Bảng 2 3: So sánh các phần mềm ERP
Bước tiếp theo trong kế hoạch triển khai ERP là lựa chọn công nghệ triển khai ERP cho công ty: Căn cứ vào những hoạt động của công ty đã đưa ra phía trên và dựa vào bảng so sánh các công nghệ ERP nổi tiếng hiện nay Khóa luận nhận thấy phần mềm Odoo phù hợp để triển khai cho công ty nhất vì những lý do sau:
- Có triển khai hệ thống theo hình thức Cloud ERP
- Giao diện có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng việt, dễ hiểu và dễ sử dụng
- Tương thích với nhiều hệ điều hành dễ dàng triển khai, dễ dàng quản lý cả trên máy tính và thiết bị di động
- Có đầy đủ các chức năng, có chức năng quản lý nhân sự đáp ứng nhu cầu, khắc phục những nhược điểm trong các quy trình quản lý của công ty hiện tại
- Chi phí triển khai hợp lý phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có bản Odoo Community dùng thử miễn phí cho doanh nghiệp dễ dàng trải nghiệm
Kết luận chương II
Ở chương này, khóa luận đã thực hiện khảo sát và trình bày về thực trạng sử dụng công nghệ thông tin của công ty TNHH Thực Phẩm Tươi Sống, Đông Lạnh Hosana Việt Nam Nhận thấy thực trạng bên cạnh những ưu điểm còn tồn tại những nhược điểm cần được khắc phục Bên cạnh đó cũng đã phân tích, so sánh các công nghệ triển khai ERP phổ biến hiện nay, giúp công ty lựa chọn được hình thức và công nghệ triển khai ERP phù hợp dựa trên các tiêu chí: có một hệ thống hoạt động hiểu quả, ít tốn kém, các quy trình rõ ràng, dễ dàng quản lý Từ đấy, khóa luận đã lựa chọn xây dựng giải pháp ERP cho công ty trên phần mềm Odoo dựa vào những lợi ích mà Odoo mang lại
Từ thực trạng đã nêu trên kết hợp cùng với cơ sở lý thuyết ở Chương 1 là nền tảng để phân tích hệ thống và triển khai trên phần mềm Odoo được thực hiện ở Chương 3
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ERP CHO CÔNG TY
Mô tả bài toán
Căn cứ vào kết quả và quá trình phân tích thực trạng, việc quản lý các nghiệp vụ của công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên kết và đồng bộ dữ liệu, có nhu cầu tự động hóa một số quy trình thủ công, nên việc xây dựng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực ERP cho công ty là rất cần thiết, giúp giải quyết được vấn đề đồng bộ dữ liệu, tự động hóa các nghiệp vụ còn thủ công, các bộ phận có thể theo dõi thông tin và thực hiện nghiệp vụ trên cùng một hệ thống, giúp tăng hiệu quả trong hoạt động quản lý và kinh doanh Sau quá trình khảo sát và phân tích những ưu nhược điểm của các quy trình kinh doanh hiện tại của công ty, khóa luận xác định các phân hệ cần triển khai trong hệ thống ERP như sau:
- Phân hệ bán hàng: Có thể tạo báo giá, gửi báo giá cho khách hàng, tạo hóa đơn bán hàng, ngoài ra còn quản lý thông tin khách hàng, quản lý đơn bán hàng,…
- Phân hệ mua hàng: Có thể tạo báo giá, gửi báo giá cho nhà cung cấp, xác nhận đơn đặt hàng, tạo hóa đơn mua hàng, ngoài ra còn quản lý thông tin nhà cung cấp, quản lý đơn đặt hàng,…
- Phân hệ kho vận: Quản lý việc nhập, xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm khi nhập/xuất kho, số lượng sản phẩm tồn kho, phân tích và đưa ra kế hoạch trình ban lãnh đạo về việc nên nhập những mặt hàng nào bán chạy, nhằm tăng doanh thu
- Phân hệ kế toán: Dễ dàng quản lý, tổng hợp và hạch toán được luồng tiền vì trên hệ thống phân hệ kế toán được liên kết với các phân hệ khác như bán hàng, mua hàng, kho, nhân sự Dữ liệu chỉ cần nhập một lần từ các phân hệ trên sẽ tự động được chuyển sang phân hệ kế toán, tránh sai sót, dữ liệu minh bạch Báo cáo cập nhật theo thời gian thực, kế toán dễ dàng tổng hợp và xuất báo cáo nếu có yêu cầu từ ban lãnh đạo
- Quản lý nhân sự: Quản lý dễ dàng các hoạt động nhân sự bao gồm : tuyển dụng, quản lý thông tin nhân viên, hợp đồng lao động, nghỉ phép, tính lương, Mỗi một nhu cầu sẽ được cung cấp bởi các ứng dụng cụ thể
Phân tích hệ thống
Hình 3 1: Biểu đồ usecase phân hệ bán hàng
Phân hệ bán hàng gồm 5 usecase chính, hoạt động của các usecase được mô tả cụ thể qua các bảng dưới đây:
Tên ca sử dụng Đăng nhập
Tác nhân Nhân viên bán hàng
Tiền điều kiện - Tài khoản người đã đăng ký thành công
- Tài khoản người dùng đã được phân quyền
- Thiết bị người dùng đã kết nối với internet
1 Người dùng chọn button đăng nhập
2 Hệ thống hiển thị màn hình nhập tên tài khoản và mật khẩu
3 Người thực hiện nhập thông tin
4 Hệ thống kiểm tra tài khoản đăng nhập có tồn tại hay không, nếu không thì tiến hành luồng phụ 1
- Luồng phụ 1: Thông báo đăng nhập lại Kết quả trả về Đăng nhập thành công, người dùng sử dụng được các chức năng theo quyền đã được cấp
Bảng 3 1: Mô tả usecase đăng nhập
Tên ca sử dụng Tạo báo giá
Tác nhân Nhân viên bán hàng
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng Các luồng sự kiện
1 Người dùng chọn danh mục báo giá
2 Người dùng nhấn nút ‘Tạo’ để tạo mới báo giá
3 Hệ thống hiển thị màn hình tạo mới báo giá
4 Người dùng nhập đầy đủ thông tin vào báo giá mới và nhấn
5 Hệ thống kiểm tra thông tin nhập vào, nếu không hợp lệ thì thực hiện luồng phụ 1
- Luồng phụ 1: Hệ thống dừng việc đang thực hiện và thông báo lỗi cho người dùng
Kết quả trả về Tạo mới báo giá thành công
Bảng 3 2: Mô tả usecase Tạo báo giá
Tên ca sử dụng Gửi báo giá qua email
Tác nhân Nhân viên bán hàng
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng Các luồng sự kiện
1 Người dùng chọn chức năng gửi báo giá qua email
2 Hệ thống hiển thị màn hình gửi báo giá
3 Người dùng kiểm tra thông tin và nhấn ‘Gửi’
4 Hệ thống kiểm tra thông tin hợp lệ Nếu không hợp lệ thì thực hiện luồng phụ 1
- Luồng 1: Hệ thống dừng việc gửi email và thông báo lỗi cho người dùng
Kết quả trả về Hệ thống tự động gửi báo giá qua email cho khách hàng
Bảng 3 3: Mô tả usecase Gửi báo giá qua email
Tên ca sử dụng Tạo hóa đơn bán
Tác nhân Nhân viên bán hàng
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng Các luồng sự kiện
1 Tại màn hình đơn bán hàng, người dùng chọn button Tạo hóa đơn
2 Hệ thống tự động tạo hóa đơn bán lấy dữ liệu từ đơn bán hàng nếu thông tin hợp lệ, nếu không hợp lệ thì đi theo luồng 1
- Luồng 1: Sản phẩm được cấu hình theo kiểu lập hóa đơn theo số lượng đã giao thì bắt buộc phải hoàn thành phiếu giao hàng mới thực hiện được chức năng Tạo hóa đơn
Kết quả trả về Hóa đơn bán được tạo thành công ở trạng thái ‘Nháp’
Bảng 3 4: Mô tả usecase Tạo hóa đơn bán
Tên ca sử dụng Quản lý khách hàng
Tác nhân Nhân viên bán hàng
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng Các luồng sự kiện
1 Người dùng chọn danh mục khách hàng
2 Hệ thống hiển thị màn hình danh mục khách hàng với các chức năng thêm mới, sửa, xóa thông tin khách hàng
3 Người dùng chọn chức năng cần sử dụng và điền thông tin cần thiết
4 Hệ thống kiểm tra thông tin đã nhập, nếu không hợp lệ thì thực hiện luồng phụ 1
- Luồng phụ 1: Hệ thống dừng công việc thực hiện và báo lỗi cho người dùng
Kết quả trả về - Tạo mới khách hàng thành công nếu thực hiện thêm mới
- Cập nhật thông tin khách hàng đã sửa nếu thực hiện sửa
- Xóa khách hàng khỏi hệ thống nếu thực hiện xóa
Bảng 3 5: Mô tả usecase Quản lý khách hàng 3.2.1.2 Biểu đồ tuần tự
Hình 3 2: Biểu đồ tuần tự usecase Đăng nhập
Hình 3 3: Biểu đồ tuần tự usecase Tạo báo giá
Hình 3 4: Biểu đồ tuần tự usecase Gứi báo giá qua email
Hình 3 5: Biểu đồ tuần tự usecase Tạo hóa đơn bán
Hình 3 6: Biểu đồ tuần tự usecase Quản lý khách hàng
Hình 3 7: Biểu đồ hoạt động quy trình bán hàng cải tiến
Hình 3 8: Biểu đồ usecase phân hệ mua hàng
Phân hệ mua hàng gồm 6 usecase chính, trong đấy 5 usecase bao gồm: Đăng nhập, Gửi báo giá qua email, Tạo mới báo giá, Tạo hóa đơn mua hàng, Quản lý nhà cung cấp thực hiện mô tả các bước giống như các usecase tương ứng tại phân hệ bán hàng Để khóa luận không bị dài dòng, tập chung vào các nội dung chính thì tại phân
Nguyễn Thị Vân – K22HTTTA 35 hệ này khóa luận chỉ trình bày về usecase Xác nhận báo giá, hoạt động của usecase này được mô tả cụ thể dưới đây:
Tên ca sử dụng Xác nhận báo giá
Tác nhân Nhân viên kho
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
- Báo giá được nhà cung cấp chấp nhận
1 Người dùng chọn báo giá được chấp nhận
2 Hệ thống hiển thị báo giá đã chọn
3 Người dùng nhấn nút ‘Xác nhận’ tại màn hình báo giá Kết quả trả về Hệ thống tự động chuyển trạng thái báo giá sang ‘Cần phê duyệt’
Bảng 3 6: Mô tả usecase Xác nhận báo giá 3.2.2.2 Biểu đồ tuần tự
Hình 3 9: Biểu đồ tuần tự usecase Xác nhận đơn mua hàng
Hình 3 10: Biểu đồ hoạt động quy trình mua hàng cải tiến
Hình 3 11: Biểu đồ usecase phân hệ kho vận
Phân hệ kho vận gồm 7 usecase chính, hoạt động của các usecase được mô tả cụ thể qua các bảng dưới đây:
Tên ca sử dụng Quản lý hàng hóa
Tác nhân Nhân viên kho
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
1 Người dùng chọn danh mục sản phẩm
2 Hệ thống hiển thị danh sách sản phẩm đã tạo với các chức năng thêm mới, sửa, xóa
3 Người dùng chọn chức năng cần sử dụng và điền thông tin cần thiết
4 Hệ thống kiểm tra thông tin nhập vào, nếu không hợp lệ thì thực hiện luồng phụ 1
- Luồng phụ 1: Hệ thống dừng công việc thực hiện và báo lỗi cho người dùng
Kết quả trả về - Tạo mới sản phẩm thành công nếu thực hiện thêm mới
- Cập nhật thông tin sản phẩm sửa nếu thực hiện sửa
- Xóa thông tin sản phẩm khỏi hệ thống nếu thực hiện xóa
Bảng 3 7: Mô tả usecase Quản lý hàng hóa
Tên ca sử dụng Kiểm kê kho
Tác nhân Nhân viên kho
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
1 Người dùng chọn danh mục kiểm kê kho
2 Hệ thống hiển thị màn hình kiểm kê bao gồm: vị trí, tên sản phẩm, số lượng hiện có, số lượng đếm, chênh lệch,…
3 Người dùng nhấn ‘Tạo’, điền tên sản phẩm và số lượng sản phẩm muốn kiểm kê và nhấn ‘Lưu’, nếu muốn kiểm kê nhiều sản phẩm thì đi theo luồng phụ 1
4 Hệ thống tự động tính ra số lượng sản phẩm chênh lệch nếu có và lưu thông tin sản phẩm kiểm kê Luồng sự kiện khác:
1 Người dùng tích chọn tất cả các sản phẩm muốn kiểm kê và nhấn nút ‘Yêu cầu đếm’
2 Hệ thống hiển thị thông báo điền thông tin
3 Người dùng điền thông tin và nhấn ‘Lưu’
4 Người dùng điền số lượng sản phẩm kiểm kê vào cột đã đếm
5 Hệ thống tự động tính ra số lượng sản phẩm chênh lệch
6 Người dùng tích chọn hết sản phẩm và bấm ‘Áp dụng’, hệ thống hiển thị popup phiếu kiểm kho
7 Người dùng điền tên phiếu kiểm kho và nhấn ‘Áp dụng’
8 Hệ thống lưu thông tin sản phẩm đã kiểm kho Kết quả trả về Hệ thống lưu thông tin sản phẩm kiểm kê và số lượng chênh lệch
Bảng 3 8: Mô tả usecase Kiểm kê kho
Tên ca sử dụng Quản lý quy tắc tái cung ứng
Tác nhân Nhân viên kho
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
- Sản phẩm cần tái cung ứng đã được cấu hình ít nhất 1 nhà cung cấp tại mục ‘Mua hàng’
1 Người dùng truy cập vào danh mục quy tắc tái đặt hàng và chọn
2 Hệ thống hiển thị dòng tạo mới
3 Người dùng điền tên sản phẩm, số lượng tối thiểu, số lượng tối đa và nhấn ‘Lưu’
Kết quả trả về Quy tắc tái cung ứng được tạo thành công
Bảng 3 9: Mô tả usecase Quản lý quy tắc tái cung ứng
Tên ca sử dụng Quản lý kho hàng địa điểm
Tác nhân Nhân viên kho
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
1 Người dùng muốn thêm mới kho hàng chọn danh mục kho hàng, nếu muốn thêm mới địa điểm thì chọn danh mục vị trí
3 Hệ thống hiển thị màn hình tạo mới kho hàng/địa điểm
4 Người dùng điền đầy đủ thông tin
5 Hệ thống lưu thông tin kho hàng/địa điểm tạo mới Kết quả trả về Tạo mới kho hàng/địa điểm thành công
Bảng 3 10: Mô tả usecase Quản lý kho hàng địa điểm
Tên ca sử dụng Điều chuyển hàng
Tác nhân Nhân viên kho
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
- Nhập/giao hàng từ đối tác:
1 Người dùng chọn mục phiếu nhập/xuất kho và chọn phiếu nhập/xuất kho ở trạng thái ‘Sẵn sàng’
2 Người dùng điền số lượng thực tế nhập/xuất kho và nhấn nút
● Nếu hợp lệ, hệ thống cập nhật số lượng hoàn tất trên phiếu, chuyển phiếu sang trạng thái ‘Hoàn tất’ và cập nhật số lượng tồn kho cho các sản phẩm đã nhập/xuất
● Nếu thông tin không hợp lệ thì đi theo luồng phụ 1
1 Người dùng chọn mục nội bộ và chọn ‘Tạo’
2 Hệ thống hiển thị màn hình tạo mới phiếu điều chuyển
3 Người dùng chọn ví trí nguồn( vị trí xuất hàng), ví trí đích( vị trí nhập hàng), sản phẩm, số lượng sản phẩm xuất,… và nhấn nút
● Nếu hợp lệ, hệ thống chuyển trạng thái phiếu điều chuyển sang
● Nếu thông tin không hợp lệ thì đi theo luồng phụ 1 Luồng sự kiện khác:
- Luồng phụ 1: Hệ thống hiển thị lỗi cho người dùng và dừng việc điều chuyển
Kết quả trả về - Các phiếu điều chuyển được chuyển sang trạng thái ‘Hoàn tất’
- Sản phẩm tại các vị trí được điều chuyển tự động cập nhật lại số lượng
Bảng 3 11: Mô tả usecase Điều chuyển hàng
Tên ca sử dụng Quản lý báo cáo kho
Tác nhân Nhân viên kho
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
1 Người dùng chọn danh mục báo cáo
2 Người dùng chọn loại báo cáo cần dùng
3 Hệ thống hiển thị màn hình nhập điều kiện xuất báo cáo kho
4 Người dùng nhập vào điều kiện xuất báo cáo theo yêu cầu
5 Hệ thống kiểm tra sự tồn tại của điều kiện yêu cầu Nếu thông tin không hợp lệ thì thực hiện luồng phụ 1
- Luồng phụ 1: Hệ thống dừng việc truy xuất thông tin và trả về thông báo cho người dùng
Kết quả trả về Hệ thống trả về màn hình chi tiết báo cáo theo điều kiện yêu cầu
Bảng 3 12: Mô tả usecase Quản lý báo cáo kho
Hình 3 12: Biểu đồ tuần tự usecase Quản lý hàng hóa
Hình 3 13: Biểu đồ tuần tự usecase Quản lý kho hàng địa điểm
Hình 3 14: Biểu đồ tuần tự usecase Kiểm kê kho
Hình 3 15: Biểu đồ tuần tự usecase Quản lý quy tắc tái cung ứng
Hình 3 16: Biểu đồ tuần tự usecase Quản lý báo cáo kho
Hình 3 17: Biểu đồ tuần tự usecase Điều chuyển hàng
Hình 3 18: Biểu đồ usecase phân hệ kế toán
Phân hệ kế toán gồm 5 usecase chính, hoạt động của các usecase được mô tả cụ thể qua các bảng dưới đây:
Tên ca sử dụng Quản lý hóa đơn công nợ
Tác nhân Nhân viên kế toán
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng luồng sự kiện Luồng sự kiện chính:
1 Người dùng chọn danh mục khách hàng/nhà cung cấp
2 Người dùng chọn mục hóa đơn
3 Hệ thống hiển thị danh mục hóa đơn với các tình trạng nháp, đã vào sổ, đã hủy
4 Người dùng chọn hóa đơn ở trạng thái nháp
5 Hệ thống hiển thị màn hình hóa đơn đã chọn
6 Người dùng nhấn button ‘Vào sổ’
7 Hệ thống tự động vào sổ hóa đơn và sinh ra tên hóa đơn
- Ghi nhận thanh toán hóa đơn
1 Hệ thống hiển thị danh mục hóa đơn với các trạng thái chưa trả, đã trả 1 phần, thanh toán
2 Người dùng chọn hóa đơn ở trạng thái chưa trả/đã trả 1 phần và nhấn nút ‘Ghi nhận thanh toán’
3 Hệ thống hiển thị màn hình thông tin thanh toán
4 Người dùng điển thông tin và số tiền khách hàng thanh toán
5 Hệ thống ghi nhận số tiền khách hàng thanh toán và gán nhãn phù hợp với tình trạng thanh toán cho hóa đơn
Kết quả trả về - Hóa đơn đã chọn chuyển sang trạng thái đã vào sổ và sinh ra tên hóa đơn trong trường hợp xác nhận hóa đơn
- Hệ thống gán nhãn phù hợp với tình trạng thanh toán cho hóa đơn trong trường hợp ghi nhận thanh toán
Bảng 3 13: Mô tả usecase Quản lý hóa đơn công nợ
Tên ca sử dụng Quản lý tài sản
Tác nhân Nhân viên kế toán
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
1 Người dùng chọn danh mục ‘Kế toán’ và chọn mục ‘Tài sản’
2 Người dùng nhấn ‘Tạo’ để tạo mới tài sản
3 Hệ thống hiển thị màn hình tạo mới
4 Người dùng điển đầy đủ thông tin và nhấn ‘Tính khấu hao’
5 Hệ thống tự động đưa ra mức tính khấu hao theo phương thức và thời hạn tính khấu hao người dùng đã chọn
6 Người dùng kiểm tra và nhấn ‘Xác nhận’
7 Hệ thống chuyển trạng thái sang ‘Đang chạy’ tức là tài sản bắt đầu được sử dụng và tính khấu hao
Kết quả trả về - Tạo mới tài sản thành công
- Tài sản chuyển trạng thái sang ‘Đang chạy’ và tự động tính khấu hao nếu người dùng nhấn nút ‘Xác nhận’
Bảng 3 14: Mô tả usecase Quản lý tài sản
Tên ca sử dụng Quản lý báo cáo kế toán
Tác nhân Nhân viên kế toán
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
1 Người dùng chọn danh mục báo cáo
2 Người dùng chọn loại báo cáo cần dùng
3 Hệ thống hiển thị màn hình nhập điều kiện xuất báo cáo kế toán
4 Người dùng nhập vào điều kiện xuất báo cáo
5 Hệ thống kiểm tra sự tồn tại của điều kiện yêu cầu, nếu không hợp lệ thì thực hiện luồng phụ 1
- Luồng phụ 1: Hệ thống dừng việc truy xuất thông tin và trả về thông báo cho người dùng
Kết quả trả về Hệ thống hiển thị chi tiết báo cáo kế toán theo điều kiện yêu cầu
Bảng 3 15: Mô tả usecase Quản lý báo cáo kế toán
Hình 3 19: Biểu đồ tuần tự usecase Quản lý báo cáo kế toán
Hình 3 20: Biểu đồ tuần tự usecase Quản lý hóa đơn công nợ
Hình 3 21: Biểu đồ tuần tự usecase Quản lý tài sản
Hình 3 22: Biểu đồ usecase phân hệ nhân sự
Phân hệ nhân sự gồm 6 usecase chính, hoạt động của các usecase được mô tả cụ thể qua các bảng dưới đây:
Tên ca sử dụng Quản lý tuyển dụng
Tác nhân Nhân viên nhân sự
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
- Người dùng truy cập vào module ‘Tuyển dụng’
1 Người dùng chọn danh mục vị trí công việc và nhấn tạo
2 Hệ thống hiển thị màn hình tạo mới vị trí công việc tuyển dụng
3 Người dùng điền thông tin và nhấn tạo
4 Hệ thống kiểm tra thông tin Nếu thông tin không hợp lệ thì thực hiện luồng phụ 1
5 Người dùng chọn mục ứng viên và tạo mới ứng viên
6 Hệ thống lưu thông tin thông tin ứng viên mới tạo
7 Người dùng chuyển trạng thái hồ sơ ứng viên trong quá trình tuyển dụng
- Luồng phụ 1: Hệ thống dừng việc tạo mới và trả về thông báo cho người dùng
Kết quả trả về - Tạo mới vị trí công việc cần tuyển dụng thành công
- Tạo mới ứng viên thành công
- Hệ thống cập nhật trạng thái chuyển hồ sơ ứng viên
Bảng 3 16: Mô tả usecase Quản lý tuyển dụng
Tên ca sử dụng Quản lý thông tin nhân viên
Tác nhân Nhân viên nhân sự
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
- Người dùng truy cập vào module ‘Nhân viên’
1 Người dùng chọn danh mục nhân viên
2 Hệ thống hiển thị màn hình danh mục nhân viên với các chức năng tạo mới, sửa, xóa
3 Người dùng chọn chức năng cần sử dụng và điền thông tin cần thiết
4 Hệ thống kiểm tra thông tin nhập vào nếu không hợp lệ thì thực hiện luồng phụ 1
- Luồng phụ 1: Hệ thống dừng công việc thực hiện và báo lỗi cho người dùng
Kết quả trả về - Tạo mới nhân viên thành công nếu thực hiện chức năng tạo mới
- Cập nhật thông tin nhân viên đã sửa nếu thực hiện sửa
- Xóa nhân viên khỏi hệ thống nếu thực hiện xóa
Bảng 3 17: Mô tả usecase Quản lý thông tin nhân viên
Tên ca sử dụng Quản lý nghỉ phép
Tác nhân Nhân viên nhân sự
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
- Người dùng truy cập vào module ‘Nghỉ phép’
1 Người dùng chọn mục ‘Nghỉ phép của tôi và chọn ‘Mới’
2 Hệ thống hiển thị màn hình tạo mới đơn xin nghỉ phép
3 Người dùng điền đầy đủ thông tin và nhấn nút ‘Phê duyệt’
4 Hệ thống chuyển trạng thái đơn xin nghỉ phép sang trạng thái
‘Phê duyệt’ nếu thông tin hợp lệ, nếu thông tin không hợp lệ thì thực hiện luồng phụ 1
- Luồng phụ 1: Hệ thống báo lỗi cho người dùng và dừng việc tạo đơn nghỉ phép
Kết quả trả về Đơn xin nghỉ phép được tạo thành công
Bảng 3 18: Mô tả usecase Quản lý nghỉ phép
Tên ca sử dụng Tính lương
Tác nhân Nhân viên nhân sự
Tiền điều kiện - Người dùng đã đăng nhập thành công
- Người dùng được phân quyền sử dụng
- Người dùng truy cập vào module ‘Bảng lương’
1 Người dùng chọn danh mục Phiếu lương
2 Hiển thị màn hình phiếu lương
4 Hệ thống hiển thị màn hình tạo mới phiếu lương
5 Người dùng điền đầy đủ thông tin phiếu lương và nhấn nút ‘Tính lương’
6 Hệ thống kiểm tra thông tin nếu thông tin không hợp lệ thì thực hiện luồng 1
- Luồng phụ 1: Hệ thống dừng hoạt động tính lương và thông báo lỗi cho người dùng
Kết quả trả về Hệ thống tự động tính toán lương dựa trên hợp đồng và quy tắc được cấu hình sẵn
Bảng 3 19: Mô tả usecase Tính lương
Hình 3 23: Biểu đồ tuần tự usecase Quản lý tuyển dụng
Hình 3 24: Biểu đồ tuần tự usecase Quản lý thông tin nhân viên
Hình 3 25: Biểu đồ tuần tự usecase Tính lương
Thiết kế cơ sở dữ liệu
3.3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu mức khái niệm
3.3.1.1 Xác định thực thể, thuộc tính
- Khách hàng: MaKH, TenKH, DiaChi, Email, SĐT
- Nhà cung cấp: MaNCC, TenNCC, DiaChi, Email, SĐT
- Ứng viên: MaUngVien, TenUngVien, NgaySinh, QueQuan, Email, SDT
- Nhân viên: MaNV, TenNV, NgaySinh, QueQuan, Email, SDT, ChucVu, PhongBan
- Sản phẩm: MaSP, TenSP, MoTa, DonGia, DVT, LoaiSP
Thực thể Quan hệ Thực thể
Nhân viên Bán Sản phẩm
Sản phẩm Bán Khách hàng
Nhân viên Mua Sản phẩm
Sản phẩm Mua Nhà cung cấp
Nhân viên Tuyển dụng Ứng viên
Bảng 3 20: Quan hệ giữa các thực thể
- Quan hệ bán: Bán hàng: SoHĐB, Ngayban, SoLuongBan, DongiaBan
- Quan hệ mua: Mua hàng: SoHĐN, Ngaymua, SoLuongMua, DongiaMua
- Quan hệ xuất: Xuất kho: SoPhieuXuat, SoLuongXuat, NgayXuat
- Quan hệ nhập: Nhập kho: SoPhieuNhap, SoLuongNhap, NgayNhap
- Quan hệ tuyển dụng: Tuyển dụng: SoHoSo, ViTri, NgayTuyen, KetQua, GhiChu
3.3.1.3 Sơ đồ thực thể liên kết ERD
Hình 3 26: Sơ đồ thực thể liên kết ERD
3.3.2 Thiết kế CSDL mức logic
Chuẩn hóa CSDL về dạng 3NF:
● Chuẩn hóa các thực thể:
- KhachHang (MaKH, TenKH, DiaChi, Email, SĐT)
- NhaCC (MaNCC, TenNCC, DiaChi, Email, SĐT)
- UngVien (MaUngVien, TenUngVien, NgaySinh, QueQuan, Email, SĐT)
- NhanVien (MaNV, TenNV, NgaySinh, QueQuan, Email, SĐT, MaCV, MaP)
- SanPham (MaSP, TenSP, MoTa, DonGia, DVT, MaLoai)
HĐB (SoHĐB, Ngayban, TongTien, MaKH, MaNV) CTHĐB (SoHĐB, MaSP, SoLuongBan, DongiaBan, ThanhTien)
HĐN (SoHĐN, Ngaymua, TongTien, MaNCC, MaNV) CTHĐN (SoHĐN, MaSP, SoLuongMua, DongiaMua, ThanhTien)
PhieuXuat (SoPhieuXuat, NgayXuat, MaNV, MaKho) CTPhieuXuat (SoPhieuXuat, MaSP, SoLuongXuat)
PhieuNhap (SoPhieuNhap, NgayNhap, MaNV, MaKho) CTPhieuNhap (SoPhieuNhap, MaSP, SoLuongNhap)
HoSo (SoHoSo, ViTri, NgayTuyen, GhiChu, KetQua, MaUngVien, MaNV)
Hình 3 27: Sơ đồ quan hệ
Kết luận chương III
Trong chương này, khóa luận đã xác định, phân tích và thiết kế các phân hệ cần triển khai phù hợp với bài toán đặt ra Ở chương tiếp theo, khóa luận sẽ tiến hành cài đặt và thực nghiệm hệ thống ERP cho công ty TNHH Thực Phẩm Tươi Sống, Đông Lạnh Hosana Việt Nam trên nền tảng Odoo với 5 phân hệ đã xác định và phân tích ở trên
CÀI ĐẶT VÀ THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG ERP TRÊN NỀN TẢNG ODOO
Triển khai hệ thống ERP trên nền tảng Odoo
Để sử dụng phần mềm ODOO ERP, người dùng cần có tài khoản để đăng nhập vào hệ thống Người dùng truy cập vào đường linh: https://www.odoo.com/vi_VN và nhấn nút ‘Đăng nhập’ Người dùng nhập vào email và mật khẩu tài khoản:
Hình 4 1: Giao diện đăng nhập
Giao diện của Odoo gồm có những module được cài sẵn(Thảo luận, Lịch, Dự án, ) và các module đã được cài theo nhu cầu như: Bán hàng, Mua hàng, Kế toán, Tồn kho, Nhân viên, Bảng lương, Tuyển dụng, Nghỉ phép
Hình 4 2: Màn hình giao diện Odoo Đầu tiên trong việc xây dựng và vận hành hệ thống ERP, quản trị viên sẽ phải thiết lập một số thông tin cơ bản bao gồm:
▪ Thiết lập thông tin doanh nghiệp:
Bước 1: Chọn module ‘Thiết lập’
Bước 2: Chọn danh mục ‘Người dùng & Công ty’
Bước 3: Chọn mục ‘Công ty’ và chọn ‘Mới’
Bước 3: Nhập các dữ liệu liên quan đến công ty, như vậy đã hoàn thành việc thiết lập thông tin cho doanh nghiệp trên phần mềm
Hình 4 3: Thông tin công ty
▪ Tạo mới và phân quyền người dùng:
Bước 1: Tại danh mục ‘Người dùng & Công ty’, Chọn mục ‘Người dùng’
Bước 3: Nhập các dữ liệu liên quan đến người dùng và phân quyền cho tài khoản người dùng, như vậy đã hoàn thành việc tạo mới và phân quyền người dùng trên phần mềm
Hình 4 4: Thông tin người dùng
▪ Tạo mới thông tin nhân viên tương ứng với tài khoản người dùng:
Bước 1: Truy cập module ‘Nhân viên’
Bước 2: Chọn danh mục ‘Nhân viên’
Bước 3: Chọn mục ‘Nhân viên’ và chọn nút ‘Mới’
Bước 4: Nhập dữ liệu liên quan đến nhân viên, như vậy đã hoàn thành việc tạo mới nhân viên trên phần mềm
Hình 4 5: Form thông tin nhân viên
Kho hàng là nơi lưu trữ, quản lý hàng hóa Quản lý kho hàng là một trong những hoạt động quan trọng, phải được thực hiện thường xuyên và liên tục tại doanh nghiệp Việc tính toán, điều chuyển hàng hóa cần được quản lý tốt để đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh Để quản lý kho hàng, người dùng truy cập vào module “Tồn kho” Để thực hiện các giao dịch trên hệ thống, nhân viên kho cần tạo mới một số thông tin bao gồm:
+ Tạo mới kho hàng: kho hàng là nơi chứa hàng hóa của công ty, có thể là kho tổng hoặc có thể là kho của từng chi nhánh Để tạo mới kho hàng, người dùng truy cập vào mục ‘Cấu hình’ và chọn ‘Kho hàng’ Người dùng nhấn “Tạo” và điền thông tin kho hàng mới
Hình 4 6: Form thông tin kho hàng
+ Thêm mới sản phẩm: sản phẩm các mặt hàng mà công ty đang bán Để quản lý sản phẩm, người dùng chọn danh mục “Sản phẩm”, hệ thống hiển thị ra danh sách các sản phẩm hiện có tại cửa hàng, tại đây người dùng có thể sửa hoặc xóa thông tin sản phẩm Để thêm mới, người dùng nhấn nút “Mới” và điền đầy đủ thông tin vào form tạo mới sản phẩm
Hình 4 7: Form thông tin sản phẩm
Sau khi tạo mới các thông tin cần thiết, người dùng bắt đầu xử lý các giao dịch tại phân hệ kho bao gồm việc điều chuyển hàng trong kho Người dùng chọn mục “Hoạt động”, chọn loại phiếu điều chuyển ( phiếu nhập kho, giao hàng, nội bộ) cần thực hiện và thao tác để điều chuyển
Hình 4 8: Theo dõi tổng quan về các loại điều chuyển Để xem báo cáo tồn kho, tại module ‘Tồn kho’, click vào ‘Báo cáo’ chọn ‘Tồn kho’ Hệ thống hiện thị các sản phẩm có trong kho với số lượng tồn, có thể xem theo kho hàng, theo danh mục sản phẩm
Hình 4 9: Báo cáo tồn kho
Bán hàng là hoạt động kinh doanh chính của công ty Quản lý và điều hành tốt nghiệp vụ bán hàng mang lại doanh thu lớn cho công ty Để quản lý phân hệ bán hàng, người dùng truy cập vào module “Bán hàng” để thực hiện các giao dịch liên quan đến phân hệ này Để thực hiện các giao dịch tại phân hệ bán hàng, người dùng cần thêm mới thông tin khách hàng, người dùng chọn mục danh mục “Lệnh”, chọn “Khách hàng” và thêm mới thông tin khách hàng
Hình 4 10: Form thông tin khách hàng
Khách hàng muốn mua hàng, người dùng lập báo giá gửi cho khách hàng Để quản lý báo giá, người dùng truy cập vào danh mục “Lệnh” và chọn mục “Báo giá” Người dùng tạo mới báo giá gồm các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Sau khi tạo báo giá, người dùng nhấn nút “Gửi qua email” để gửi báo giá cho khách hàng trực tiếp trên hệ thống Hệ thống tự động gửi báo giá và chuyển báo giá sang trạng thái “Đã gửi báo giá” Chức năng này giúp nhân viên quản lý được tình trạng các báo giá đã gửi
Hình 4 11: Màn hình báo giá được tạo
Khách hàng sau khi xem xét báo giá qua email, nếu như đồng ý với báo giá thì nhấn nút “Xác nhận” tại báo giá đã gửi qua email Báo giá trên hệ thống tự động chuyển trạng thái thành “Đơn bán hàng” và tự động sinh ra 1 phiếu giao hàng Người dùng cũng có thể tạo luôn hóa đơn bán bằng cách nhấn vào nút “Tạo hóa đơn”
Hình 4 12: Màn hình đơn bán hàng
Mua hàng bao hàm tất cả các khoản phải mua/thuê của công ty, từ việc mua nguyên vật liệu, tài sản, hàng hóa,…cho đến việc thuê kho bãi, vận chuyển, Phân hệ mua hàng trong Odoo nằm trong một hệ thống tổng thể ERP, hỗ trợ nhân viên tối đa các hoạt động tự động hóa trong quá trình mua hàng, luôn cập nhật dữ liệu thực, thời gian thực để người quản lý dễ dàng xem xét được tình hình mua hàng của công ty Để quản lý phân hệ mua hàng, người dùng truy cập vào module “Mua hàng” có trên hệ thống Người dùng quản lý thông tin nhà cung cấp truy cập vào danh mục “Lệnh” và chọn mục “Nhà cung cấp”, tại đây người dùng có thể tìm kiếm, sửa, xóa thông tin nhà cung cấp đã tạo Để thêm mới người dùng chọn nút “Mới” và điền thông tin của nhà cung cấp mới
Hình 4 13: Form thông tin nhà cung cấp
Sau khi tạo báo giá và chốt báo giá mua hàng với nhà cung cấp, người dùng nhấn nút “Xác nhận đơn hàng”, hệ thống sẽ kiểm tra xem báo giá này có cần qua phê duyệt không dựa vào tổng giá đơn hàng Nếu cần phê duyệt, hệ thống sẽ chuyển trạng thái báo giá sang “Cần phê duyệt” và chỉ có bộ phận được phân quyền mới có quyền duyệt
Hình 4 14: Màn hình báo giá cần được phê duyệt
Sau khi báo giá được phê duyệt, hệ thống tự động chuyển trạng thái báo giá sang
“Đơn mua hàng” và tự động sinh ra 1 phiếu nhập kho
Hình 4 15: Màn hình đơn mua hàng
Sau khi nhập hàng vào kho, người dùng nhấn nút “Tạo hóa đơn”, hệ thống tự động tạo ra một hóa đơn mua hàng lấy dữ liệu từ đơn mua hàng
Kết luận chương IV
Ở chương IV, khóa luận đã cài đặt và triển khai được hệ thống ERP trên nền tảng Odoo bao gồm 5 phân hệ: phân hệ bán hàng, phân hệ mua hàng, phân hệ tồn kho, phân hệ kế toán và quản lý nhân sự đáp ứng được cơ bản các chức năng mà bài toán đặt ra theo nhu cầu của công ty Xây dựng được một quy trình tổng thể, tối đa các hành động tự động hóa, dẫn đến giải phóng thời gian làm việc theo các thủ công, dữ liệu được chuyển tiếp tự động, đồng bộ và khách quan, có sự liên kết giữa các phòng ban Người dùng cập nhật được thông tin nhanh chóng và kịp thời, thông tin có độ chính xác cao Báo cáo tổng hợp dữ liệu theo thời gian thực, giúp ban lãnh đạo theo dõi nhanh được tình hình kinh doanh của công ty, đưa ra được những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai